Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Iran đánh mất vị thế và tặng hào quang cho Israel

Sự kiện Iran tấn công Israel cuối tuần qua là trọng tâm chú ý của báo chí Pháp, bên cạnh đó là việc cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phải hầu tòa, thủ tướng Đức thăm Trung Quốc. La Croix chạy tít "Cận Đông trước nguy cơ leo thang", tương tự với Libération "Iran-Israel : Leo thang đến đâu "? Les Echos nói về "Israel và Iran trước thách thức hạn chế leo thang", Le Figaro lo âu trước "Mối đe dọa bùng nổ sau khi Iran tấn công Israel".

vom1

Hệ thống Vòm Sắt của Israel bắn chận các hỏa tiễn từ Iran bắn sang ngày 14/04/2024. AP - Tomer Neuberg

Đêm trắng của người dân Israel

Les Echos mô tả đêm trắng của người dân Israel khi chờ đợi hàng trăm drone và hỏa tiễn từ Iran bay tới đất nước mình. Báo chí Israel dẫn lời các viên chức Mỹ đã loan báo vào tối thứ Bảy, và truyền hình thậm chí còn cho biết cả giờ giấc dự đoán. Chẳng hạn các drone phải mất 8 đến 9 tiếng đồng hồ mới đến được mục tiêu, hỏa tiễn hành trình 2 giờ còn hỏa tiễn đạn đạo chỉ 12 phút.

Nhiều người dân dán mắt vào màn hình suốt đêm dù quân đội nói rằng không phải lo sợ. Họ chỉ thở phào nhẹ nhõm vào sáng sớm Chủ nhật, khi nghe thông báo 99% đã bị bắn hạ khi đang bay bởi bốn hệ thống phòng không Israel và các phi cơ, kèm theo đó là sự tự hào về công nghệ của đất nước. Kết quả rất tuyệt vời : toàn bộ 170 drone đều bị chặn trước khi bay vào không phận Israel, 30 hỏa tiễn hành trình cũng chịu chung số phận. Chỉ có khoảng mười mấy trong tổng số 120 hỏa tiễn đạn đạo xuyên qua được bức tường phòng vệ, và duy nhất một mục tiêu bị đánh trúng là căn cứ không quân Netavim nhưng không mấy thiệt hại, các phi cơ vẫn làm nhiệm vụ bình thường.

Điều quan trọng là Nhà nước Do Thái được sự trợ giúp tối đa của một liên minh quốc tế thực sự : Mỹ, Anh, Pháp, Jordan đều tham gia bắn chặn. Một sự hãnh diện nữa là hệ thống lá chắn tên lửa thế hệ mới "Arrow 3" đã chứng tỏ hiệu quả trong điều kiện khó khăn nhất. Tuy nhiên theo kênh truyền hình được theo dõi nhiều nhất là Kênh 12, "cái giá phải trả cho vài tiếng đồng hồ "pháo bông" này vượt quá 100 triệu đô la". Chính quyền thận trọng cho các trường học ngưng hoạt động, hủy bỏ lễ hội Pessah và cấm các cuộc biểu tình trên 1.000 người cho đến khi có lệnh mới.

Chọn giải pháp táo bạo nhất, Iran thất bại nặng nề

Le Figaro nhận thấy Iran đã chọn lựa kịch bản táo bạo nhất, nhiều rủi ro nhất, và đã thất bại nặng nề. Có quốc gia nào trên thế giới đối phó được trận bão lửa khủng khiếp này với rất ít thiệt hại như Israel ? Tehran nói rằng đã kềm chế, nhưng thực ra cũng đã cố làm bão hòa "Vòm Sắt" Israel. Chính phủ Benjamin Netanyahou có thể hài lòng với chiến thắng cả về quân sự lẫn ngoại giao : không chỉ Washington mà cả Luân Đôn, Paris và Amman đều nhanh chóng trợ giúp, một sự phối hợp vượt lên cả mọi mong đợi.

Về việc Jordan bắn hạ những hỏa tiễn nhắm vào Israel, là vấn đề bảo vệ chủ quyền. Nhưng cũng cần biết rằng Iran từ nhiều tuần qua muốn gây bất ổn cho Jordan, đồng minh của phương Tây. Thứ Sáu nào cũng có những cuộc biểu tình trước đại sứ quán Israel ở Amman, và Tehran muốn vũ trang cho những người Palestine sống ở Jordan để sang tấn công Israel. Hơn nữa, kinh tế của quốc gia láng giềng với Israel cùng với Ai Cập, đang khốn đốn với cuộc chiến ở Gaza.

Dù kết quả thảm hại, vẫn là sự tuyên chiến

Libération cho rằng với hai nước đều quan tâm trước hết đến nội tình, dường như sự việc khó thể dừng lại. Iran đã đẩy Trung Đông vào một thời kỳ bất định. Tehran oanh kích trực tiếp vào Israel với quy mô chưa từng thấy, chứ không còn thông qua các lực lượng tay sai trong khu vực là Hezbollah, Houthi và Hamas. Cuộc xung đột Palestine được mở rộng thành chiến tranh khu vực dù chưa định hình.

Tuy kết quả cuộc tấn công của Iran về quân sự là thảm hại, là con số không, nhưng vẫn là sự tuyên chiến, vượt qua tầm mức "trả đũa tương xứng" vụ oanh kích lãnh sự quán ở Syria hôm 01/04. Như vậy Israel không có chọn lựa nào khác là trả đũa tương tự, nói cách khác là làm khủng hoảng sâu sắc hơn.

Libération lưu ý bối cảnh xung đột giữa Iran và Pakistan, vụ tấn công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Kerman, thêm vào đó tòa phá án Argentina tuần trước khẳng định vụ khủng bố vào đại sứ quán Israel ở Buenos Aires làm 29 người thiệt mạng năm 1992 là do Iran giựt dây. Những sự kiện này làm thêm tính chính danh cho việc Nhà nước Do Thái trả đũa. Đang sa lầy ở Gaza, ông Benjamin Netanyahou có cơ hội nhấn mạnh đến an ninh trong khi các giáo sĩ thúc đẩy dân tộc chủ nghĩa để làm quên đi khủng hoảng kinh tế và phản kháng xã hội.

Một nhân tố khác không thể đánh giá thấp là xuất khẩu vũ khí, vốn đã đạt kỷ lục trong năm ngoái của Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Iran, Israel. Hình ảnh ngoạn mục khi hệ thống Vòm Sắt tiêu diệt mấy chục hỏa tiễn đạn đạo đang bay và những cỗ máy chứa mấy chục ký chất nổ, vô cùng thuyết phục đối với những khách hàng còn do dự. Đức đã mua của Israel một hệ thống với giá 4 tỉ euro. Tương tự đối với Iran, các drone tự sát là trợ thủ đắc lực cho quân Nga ở Ukraine.

Tầm vóc quốc tế của Iran bị phá vỡ

Ông Antoine Basbous, giám đốc Đài quan sát các nước Ả rập (OPA) nhận định trên Les Echos "Israel có cơ hội phá vỡ tầm vóc quốc tế của Iran". Dù có rất nhiều lời kêu gọi kềm chế, nhưng Israel "không thể khoanh tay đứng nhìn", và vụ tấn công cuối tuần qua là "cơ hội để Tel Aviv tìm lại ưu thế trong tương quan lực lượng trước Iran".

Tại Lebanon, Hezbollah ngày càng gia tăng tấn công ; ở Gaza, xung đột với Hamas sa lầy ; phiến quân Houthi ở Yemen tiếp tục quấy nhiễu một cách có phương pháp. Và sau khi là mục tiêu của 300 drone, hỏa tiễn, Israel không thể ngồi yên. Truyện dài nhiều kỳ chưa thể chấm dứt ở đây. Iran đã chứng tỏ dám tấn công vào lãnh thổ Israel. Tehran hy vọng giữ được thể diện, và muốn dừng lại ở đây. Nhưng chính quyền Shia chỉ giữ được mặt mũi đối với dân mình, vì thực ra là một thất bại : Israel và lá chắn trong khu vực đã bắn tan tành 99% vật thể bay của Iran trước khi chúng chạm đất.

Israel có thể trả đũa cách nào ?

Về cách đáp trả, Israel sở hữu các tàu ngầm trang bị hỏa tiễn đang tuần tra ở vịnh Persian, có những hỏa tiễn đất đối đất mãnh liệt và chính xác, bom hạng nặng có thể thả xuống những địa điểm chiến lược của Iran, từ những phi cơ được tiếp tế trên không. Tuy nhiên chỉ Hoa Kỳ mới có phương tiện gây thiệt hại nặng nề cho Tehran, ngay cả làm chậm lại đáng kể chương trình nguyên tử, có điều hiện Washington muốn tránh mọi sự leo thang. Đó là vì 2024 là năm bầu cử, đang bận rộn với cuộc chiến tranh ở Ukraine, và phải đối phó với Trung Quốc.

Trả lời La Croix, nhà nghiên cứu Héloise Fayet của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp cho rằng "khó thể có việc đánh trả vào lãnh thổ Iran". Khả năng mạnh tay nhất là tấn công vào Iran bằng chiến đấu cơ và hỏa tiễn đạn đạo, có thể nhắm vào các cơ sở nguyên tử. Tuy nhiên những địa điểm này được bảo vệ rất cẩn mật, nếu thất bại sẽ phản tác dụng. Israel có thể chọn đánh vào Hezbollah hay các nhân vật quan trọng của Iran ở Lebanon, như vậy sẽ mở ra một mặt trận thứ hai tại nước này. Nhà nước Do Thái có khả năng chiến đấu trên cả hai mặt trận cùng lúc, nhất là Gaza đã bị tiêu hủy nặng nề và West Bank (Cisjordanie) vẫn chưa có biến động. Vấn đề là có chịu đựng được lâu dài hay không.

Bài học của việc leo thang 

Les Echos rút ra "Bài học đầu tiên về một cuộc leo thang đã được báo trước". Khi lần đầu tiên bắn sang lãnh thổ Israel 300 drone và hỏa tiễn, Iran đã tạo một tiền lệ nguy hiểm. Tehran đặt Hoa Kỳ vào trung tâm xung đột Trung Đông, và cho thấy chất lượng của tình báo Mỹ. Năm 2022 Washington đã không nhầm lẫn khi cảnh báo Nga sẽ xâm lăng Ukraine, và lần này cũng vậy. Mỹ muốn đứng ra xa, nhưng một mặt bị kẹt giữa Israel và Iran, mặt khác là tham vọng đế quốc của Putin, Hoa Kỳ không thể tập trung vào việc đối đầu với địch thủ Trung Quốc.

Với vụ tấn công này, Tehran không chỉ khiến Hoa Kỳ phải đóng vai trò trung tâm, mà còn giúp Israel ra khỏi tình trạng cô lập về ngoại giao. Những nước rất khác nhau như Hoa Kỳ, Jordan, Anh và gián tiếp là Pháp, đều hoàn toàn đứng về phía Israel. Cuộc chiến tranh Gaza khiến Israel bị coi là kẻ tấn công, dù là nạn nhân của vụ khủng bố vô cùng dã man hôm 07/10. Từ đêm thứ Bảy, vị trí đã đảo lộn : Tehran mới là kẻ hiếu chiến. Iran cũng làm cho thế giới thấy được ưu thế công nghệ áp đảo của Nhà nước Do Thái và đồng minh chính là Hoa Kỳ.

Các giáo sĩ Iran cũng khinh địch như Putin ?

Tại sao Iran lại bộc lộ điểm yếu thay vì điểm mạnh của mình ? Tại sao chỉ phản ứng yếu ớt sau vụ nước Mỹ của Donald Trump tiêu diệt tướng Soleimani tháng 1/2020, nay Tehran lại chọn lựa leo thang vào tháng 4/2024 ? Có thể nghĩ rằng cũng như Putin, các giáo sĩ Hồi giáo đã tự đánh giá quá cao và coi thường đối thủ. Từ 2020 đến 2024, thăng bằng khu vực đã thay đổi. Kabul sụp đổ, Israel trong ngõ cụt ở Gaza, Iran coi đây là cơ hội, nhất là Tehran đang yếu đi từ bên trong do bất tài và tham nhũng. Được các chế độ độc tài khác từ Moskva đến Bắc Kinh ủng hộ, nhất là "các nước phương Nam", Iran cho rằng không nên bỏ qua dịp may.

Hiệu quả hầu như toàn bộ của Vòm Sắt khiến Kiev cũng mơ đến. Nhưng Israel chỉ lớn bằng vài tỉnh của Pháp, còn Ukraine rộng bằng cả nước Pháp. Những gì diễn ra đêm 13 rạng 14/04 chứng minh Nga chỉ mạnh vì phương Tây yếu đuối, đặc biệt là sự tê liệt của Hạ Viện Mỹ. Đoàn kết trong việc bảo vệ Israel, phương Tây có thể áp đặt được sự kềm chế của Jerusalem chăng ? Hamas, Hezbollah, Houthis không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ về chính trị, tài chánh và quân sự của Iran. Phá hủy những nhà máy sản xuất các drone đã gây nhiều thiệt hại cho Ukraine sẽ rất hữu ích cho sự ổn định của thế giới chứ không chỉ Trung Đông, nhưng đánh vào được các cơ sở nguyên tử của Iran đặt sâu dưới lòng đất lại là chuyện khác.

Trong khi chờ đợi, Biden vừa ủng hộ mạnh mẽ Israel trước kẻ tấn công, nhưng đồng thời gây áp lực để tránh Benjamin Netanyahou dấn tới. Les Echos nhắc nhở, vào lúc Israel và Iran đang bên bờ vực một cuộc chiến tranh trực diện, hai nước đã đối đầu trên mạng ảo. Số vụ tin tặc Iran tấn công đã tăng gấp ba kể từ đầu chiến dịch Gaza.

Thụy My

Published in Quốc tế

Iran đánh mất vị thế và tặng hào quang cho Israel

Sự kiện Iran tấn công Israel cuối tuần qua là trọng tâm chú ý của báo chí Pháp, bên cạnh đó là việc cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phải hầu tòa, thủ tướng Đức thăm Trung Quốc. La Croix chạy tít "Cận Đông trước nguy cơ leo thang", tương tự với Libération "Iran-Israel : Leo thang đến đâu "? Les Echos nói về "Israel và Iran trước thách thức hạn chế leo thang", Le Figaro lo âu trước "Mối đe dọa bùng nổ sau khi Iran tấn công Israel".

vom1

Hệ thống Vòm Sắt của Israel bắn chận các hỏa tiễn từ Iran bắn sang ngày 14/04/2024. AP - Tomer Neuberg

Đêm trắng của người dân Israel

Les Echos mô tả đêm trắng của người dân Israel khi chờ đợi hàng trăm drone và hỏa tiễn từ Iran bay tới đất nước mình. Báo chí Israel dẫn lời các viên chức Mỹ đã loan báo vào tối thứ Bảy, và truyền hình thậm chí còn cho biết cả giờ giấc dự đoán. Chẳng hạn các drone phải mất 8 đến 9 tiếng đồng hồ mới đến được mục tiêu, hỏa tiễn hành trình 2 giờ còn hỏa tiễn đạn đạo chỉ 12 phút.

Nhiều người dân dán mắt vào màn hình suốt đêm dù quân đội nói rằng không phải lo sợ. Họ chỉ thở phào nhẹ nhõm vào sáng sớm Chủ nhật, khi nghe thông báo 99% đã bị bắn hạ khi đang bay bởi bốn hệ thống phòng không Israel và các phi cơ, kèm theo đó là sự tự hào về công nghệ của đất nước. Kết quả rất tuyệt vời : toàn bộ 170 drone đều bị chặn trước khi bay vào không phận Israel, 30 hỏa tiễn hành trình cũng chịu chung số phận. Chỉ có khoảng mười mấy trong tổng số 120 hỏa tiễn đạn đạo xuyên qua được bức tường phòng vệ, và duy nhất một mục tiêu bị đánh trúng là căn cứ không quân Netavim nhưng không mấy thiệt hại, các phi cơ vẫn làm nhiệm vụ bình thường.

Điều quan trọng là Nhà nước Do Thái được sự trợ giúp tối đa của một liên minh quốc tế thực sự : Mỹ, Anh, Pháp, Jordan đều tham gia bắn chặn. Một sự hãnh diện nữa là hệ thống lá chắn tên lửa thế hệ mới "Arrow 3" đã chứng tỏ hiệu quả trong điều kiện khó khăn nhất. Tuy nhiên theo kênh truyền hình được theo dõi nhiều nhất là Kênh 12, "cái giá phải trả cho vài tiếng đồng hồ "pháo bông" này vượt quá 100 triệu đô la". Chính quyền thận trọng cho các trường học ngưng hoạt động, hủy bỏ lễ hội Pessah và cấm các cuộc biểu tình trên 1.000 người cho đến khi có lệnh mới.

Chọn giải pháp táo bạo nhất, Iran thất bại nặng nề

Le Figaro nhận thấy Iran đã chọn lựa kịch bản táo bạo nhất, nhiều rủi ro nhất, và đã thất bại nặng nề. Có quốc gia nào trên thế giới đối phó được trận bão lửa khủng khiếp này với rất ít thiệt hại như Israel ? Tehran nói rằng đã kềm chế, nhưng thực ra cũng đã cố làm bão hòa "Vòm Sắt" Israel. Chính phủ Benjamin Netanyahou có thể hài lòng với chiến thắng cả về quân sự lẫn ngoại giao : không chỉ Washington mà cả Luân Đôn, Paris và Amman đều nhanh chóng trợ giúp, một sự phối hợp vượt lên cả mọi mong đợi.

Về việc Jordan bắn hạ những hỏa tiễn nhắm vào Israel, là vấn đề bảo vệ chủ quyền. Nhưng cũng cần biết rằng Iran từ nhiều tuần qua muốn gây bất ổn cho Jordan, đồng minh của phương Tây. Thứ Sáu nào cũng có những cuộc biểu tình trước đại sứ quán Israel ở Amman, và Tehran muốn vũ trang cho những người Palestine sống ở Jordan để sang tấn công Israel. Hơn nữa, kinh tế của quốc gia láng giềng với Israel cùng với Ai Cập, đang khốn đốn với cuộc chiến ở Gaza.

Dù kết quả thảm hại, vẫn là sự tuyên chiến

Libération cho rằng với hai nước đều quan tâm trước hết đến nội tình, dường như sự việc khó thể dừng lại. Iran đã đẩy Trung Đông vào một thời kỳ bất định. Tehran oanh kích trực tiếp vào Israel với quy mô chưa từng thấy, chứ không còn thông qua các lực lượng tay sai trong khu vực là Hezbollah, Houthi và Hamas. Cuộc xung đột Palestine được mở rộng thành chiến tranh khu vực dù chưa định hình.

Tuy kết quả cuộc tấn công của Iran về quân sự là thảm hại, là con số không, nhưng vẫn là sự tuyên chiến, vượt qua tầm mức "trả đũa tương xứng" vụ oanh kích lãnh sự quán ở Syria hôm 01/04. Như vậy Israel không có chọn lựa nào khác là trả đũa tương tự, nói cách khác là làm khủng hoảng sâu sắc hơn.

Libération lưu ý bối cảnh xung đột giữa Iran và Pakistan, vụ tấn công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Kerman, thêm vào đó tòa phá án Argentina tuần trước khẳng định vụ khủng bố vào đại sứ quán Israel ở Buenos Aires làm 29 người thiệt mạng năm 1992 là do Iran giựt dây. Những sự kiện này làm thêm tính chính danh cho việc Nhà nước Do Thái trả đũa. Đang sa lầy ở Gaza, ông Benjamin Netanyahou có cơ hội nhấn mạnh đến an ninh trong khi các giáo sĩ thúc đẩy dân tộc chủ nghĩa để làm quên đi khủng hoảng kinh tế và phản kháng xã hội.

Một nhân tố khác không thể đánh giá thấp là xuất khẩu vũ khí, vốn đã đạt kỷ lục trong năm ngoái của Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Iran, Israel. Hình ảnh ngoạn mục khi hệ thống Vòm Sắt tiêu diệt mấy chục hỏa tiễn đạn đạo đang bay và những cỗ máy chứa mấy chục ký chất nổ, vô cùng thuyết phục đối với những khách hàng còn do dự. Đức đã mua của Israel một hệ thống với giá 4 tỉ euro. Tương tự đối với Iran, các drone tự sát là trợ thủ đắc lực cho quân Nga ở Ukraine.

Tầm vóc quốc tế của Iran bị phá vỡ

Ông Antoine Basbous, giám đốc Đài quan sát các nước Ả rập (OPA) nhận định trên Les Echos "Israel có cơ hội phá vỡ tầm vóc quốc tế của Iran". Dù có rất nhiều lời kêu gọi kềm chế, nhưng Israel "không thể khoanh tay đứng nhìn", và vụ tấn công cuối tuần qua là "cơ hội để Tel Aviv tìm lại ưu thế trong tương quan lực lượng trước Iran".

Tại Lebanon, Hezbollah ngày càng gia tăng tấn công ; ở Gaza, xung đột với Hamas sa lầy ; phiến quân Houthi ở Yemen tiếp tục quấy nhiễu một cách có phương pháp. Và sau khi là mục tiêu của 300 drone, hỏa tiễn, Israel không thể ngồi yên. Truyện dài nhiều kỳ chưa thể chấm dứt ở đây. Iran đã chứng tỏ dám tấn công vào lãnh thổ Israel. Tehran hy vọng giữ được thể diện, và muốn dừng lại ở đây. Nhưng chính quyền Shia chỉ giữ được mặt mũi đối với dân mình, vì thực ra là một thất bại : Israel và lá chắn trong khu vực đã bắn tan tành 99% vật thể bay của Iran trước khi chúng chạm đất.

Israel có thể trả đũa cách nào ?

Về cách đáp trả, Israel sở hữu các tàu ngầm trang bị hỏa tiễn đang tuần tra ở vịnh Persian, có những hỏa tiễn đất đối đất mãnh liệt và chính xác, bom hạng nặng có thể thả xuống những địa điểm chiến lược của Iran, từ những phi cơ được tiếp tế trên không. Tuy nhiên chỉ Hoa Kỳ mới có phương tiện gây thiệt hại nặng nề cho Tehran, ngay cả làm chậm lại đáng kể chương trình nguyên tử, có điều hiện Washington muốn tránh mọi sự leo thang. Đó là vì 2024 là năm bầu cử, đang bận rộn với cuộc chiến tranh ở Ukraine, và phải đối phó với Trung Quốc.

Trả lời La Croix, nhà nghiên cứu Héloise Fayet của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp cho rằng "khó thể có việc đánh trả vào lãnh thổ Iran". Khả năng mạnh tay nhất là tấn công vào Iran bằng chiến đấu cơ và hỏa tiễn đạn đạo, có thể nhắm vào các cơ sở nguyên tử. Tuy nhiên những địa điểm này được bảo vệ rất cẩn mật, nếu thất bại sẽ phản tác dụng. Israel có thể chọn đánh vào Hezbollah hay các nhân vật quan trọng của Iran ở Lebanon, như vậy sẽ mở ra một mặt trận thứ hai tại nước này. Nhà nước Do Thái có khả năng chiến đấu trên cả hai mặt trận cùng lúc, nhất là Gaza đã bị tiêu hủy nặng nề và West Bank (Cisjordanie) vẫn chưa có biến động. Vấn đề là có chịu đựng được lâu dài hay không.

Bài học của việc leo thang 

Les Echos rút ra "Bài học đầu tiên về một cuộc leo thang đã được báo trước". Khi lần đầu tiên bắn sang lãnh thổ Israel 300 drone và hỏa tiễn, Iran đã tạo một tiền lệ nguy hiểm. Tehran đặt Hoa Kỳ vào trung tâm xung đột Trung Đông, và cho thấy chất lượng của tình báo Mỹ. Năm 2022 Washington đã không nhầm lẫn khi cảnh báo Nga sẽ xâm lăng Ukraine, và lần này cũng vậy. Mỹ muốn đứng ra xa, nhưng một mặt bị kẹt giữa Israel và Iran, mặt khác là tham vọng đế quốc của Putin, Hoa Kỳ không thể tập trung vào việc đối đầu với địch thủ Trung Quốc.

Với vụ tấn công này, Tehran không chỉ khiến Hoa Kỳ phải đóng vai trò trung tâm, mà còn giúp Israel ra khỏi tình trạng cô lập về ngoại giao. Những nước rất khác nhau như Hoa Kỳ, Jordan, Anh và gián tiếp là Pháp, đều hoàn toàn đứng về phía Israel. Cuộc chiến tranh Gaza khiến Israel bị coi là kẻ tấn công, dù là nạn nhân của vụ khủng bố vô cùng dã man hôm 07/10. Từ đêm thứ Bảy, vị trí đã đảo lộn : Tehran mới là kẻ hiếu chiến. Iran cũng làm cho thế giới thấy được ưu thế công nghệ áp đảo của Nhà nước Do Thái và đồng minh chính là Hoa Kỳ.

Các giáo sĩ Iran cũng khinh địch như Putin ?

Tại sao Iran lại bộc lộ điểm yếu thay vì điểm mạnh của mình ? Tại sao chỉ phản ứng yếu ớt sau vụ nước Mỹ của Donald Trump tiêu diệt tướng Soleimani tháng 1/2020, nay Tehran lại chọn lựa leo thang vào tháng 4/2024 ? Có thể nghĩ rằng cũng như Putin, các giáo sĩ Hồi giáo đã tự đánh giá quá cao và coi thường đối thủ. Từ 2020 đến 2024, thăng bằng khu vực đã thay đổi. Kabul sụp đổ, Israel trong ngõ cụt ở Gaza, Iran coi đây là cơ hội, nhất là Tehran đang yếu đi từ bên trong do bất tài và tham nhũng. Được các chế độ độc tài khác từ Moskva đến Bắc Kinh ủng hộ, nhất là "các nước phương Nam", Iran cho rằng không nên bỏ qua dịp may.

Hiệu quả hầu như toàn bộ của Vòm Sắt khiến Kiev cũng mơ đến. Nhưng Israel chỉ lớn bằng vài tỉnh của Pháp, còn Ukraine rộng bằng cả nước Pháp. Những gì diễn ra đêm 13 rạng 14/04 chứng minh Nga chỉ mạnh vì phương Tây yếu đuối, đặc biệt là sự tê liệt của Hạ Viện Mỹ. Đoàn kết trong việc bảo vệ Israel, phương Tây có thể áp đặt được sự kềm chế của Jerusalem chăng ? Hamas, Hezbollah, Houthis không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ về chính trị, tài chánh và quân sự của Iran. Phá hủy những nhà máy sản xuất các drone đã gây nhiều thiệt hại cho Ukraine sẽ rất hữu ích cho sự ổn định của thế giới chứ không chỉ Trung Đông, nhưng đánh vào được các cơ sở nguyên tử của Iran đặt sâu dưới lòng đất lại là chuyện khác.

Trong khi chờ đợi, Biden vừa ủng hộ mạnh mẽ Israel trước kẻ tấn công, nhưng đồng thời gây áp lực để tránh Benjamin Netanyahou dấn tới. Les Echos nhắc nhở, vào lúc Israel và Iran đang bên bờ vực một cuộc chiến tranh trực diện, hai nước đã đối đầu trên mạng ảo. Số vụ tin tặc Iran tấn công đã tăng gấp ba kể từ đầu chiến dịch Gaza.

Thụy My

Published in Quốc tế

Israel lần đầu tấn công cơ sở ngoại giao, Iran lâm vào thế bí

Trung Đông chiếm nhiều giấy mực của báo chí hôm nay, 03/04/2024. Le Monde chạy tít "Gaza, Iran : Chiến lược của Israel gây lo ngại", Le Figaro nói về "Luật của kẻ mạnh nhất". Bệnh viện Al-Shifa ở Gaza đổ nát hoàn toàn sau khi Israel rút đi và vụ 7 nhà hoạt động nhân đạo thiệt mạng gây xúc động mạnh, nhưng sự kiện được tất cả các báo chú ý là việc ba tướng lãnh của Iran tử thương ở Syria trong một vụ tấn công được cho là của Israel.

israel1

Ảnh của tướng Qassem Soleimani tại tòa nhà lãnh sự quán Iran ở Damas (Syria) sau vụ oanh kích được cho là của Israel ngày 01/04/2024. Reuters - Firas Makdesi

Ba tướng Vệ binh Cách mạng chết trong vụ oanh kích : Đòn đau cho Iran

Tel Aviv vẫn thường oanh kích các đoàn xe chở vũ khí của Iran, nhưng chưa bao giờ nhắm vào một cơ sở ngoại giao của Tehran. Cuộc tập kích này có thể thay đổi tính chất của sự đối đầu,  cuộc chiến trong bóng tối trở thành trực diện.

Hôm thứ Hai vào lúc 17 giờ 45 Paris, sáu hỏa tiễn do các phi cơ tiêm kích F-35 bắn ra đã phá hủy toàn bộ lãnh sự quán Iran ở Damascus tại khu Mazzé. Mohammad Reza Zahedi, viên tướng  65 tuổi giàu kinh nghiệm, nhân vật số hai của lực lượng Vệ binh Cách mạng phụ trách Syria và Lebanon, đã tử thương trong vụ này. Đây là thiệt hại lớn nhất cho Iran kể từ sau vụ sát hại tướng Qasem Soleimani tháng Giêng 2020 tại Bagdadh.

Tổng cộng 13 người chết, trong đó có hai tướng lãnh khác của al-Qods cùng với bốn sĩ quan của lực lượng này chuyên phối hợp các hoạt động của các đồng minh Iran trong "trục kháng chiến" với Israel và Mỹ. Họ dự một cuộc họp bí mật giữa các chỉ huy Iran và Thánh chiến Hồi giáo - một tổ chức nhỏ của Palestine dưới trướng Tehran, cùng với Hamas đối đầu với Israel ở Gaza.

Vụ này còn là thất bại của tình báo Iran, khi Israel xuyên thủng được màn bí mật của những cuộc gặp gỡ loại này, có lẽ nhờ xâm nhập được đến cấp cao nhất của Vệ binh Cách mạng. Iran từng đắc chí khi tình báo Israel bị bất ngờ trong vụ khủng bố ngày 07/10, và Mossad đã trả thù. Còn sắp tới thì sao ? Trong đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba, Hội đồng An ninh Tối cao Iran đã họp khẩn, nhưng không tiết lộ gì thêm. Cùng lúc đó một "thông điệp quan trọng" đã được chuyển cho Hoa Kỳ thông qua đại sứ quán Thụy Sĩ, vốn đại diện cho quyền lợi Mỹ ở Iran. Giáo sĩ Ali Khamenei hứa hẹn trừng phạt "chế độ si-ô-nít".

Thế lưỡng nan của Tehran

Nhưng Le Monde, Le Figaro  Les Echos đều cùng cho rằng Iran đang đứng trước thế lưỡng nan. Tehran muốn tránh một cuộc chiến tranh tổng lực với Israel, nhưng lại không thể không tỏ ra cứng rắn trước sự leo thang này. Chuyên gia Ali Vaez của International Crisis Group nhận định, không làm gì cả hoặc đáp trả nhẹ nhàng sẽ bị coi là bất lực, mời gọi Israel tiếp tục. Nhưng nếu trả đũa mạnh tay thì có nguy cơ dẫn đến những hành động dữ dội hơn từ Israel. Phe cứng rắn của chế độ kêu gọi trả thù, coi vụ tập kích trên là "tuyên chiến", đòi tấn công một cơ sở ngoại giao của Israel.

Nhà nghiên cứu Hamidreza Azizi ở Đức cho rằng Nhà nước Do Thái đã thay đổi quy luật cuộc chơi, nhắm vào những "con cá lớn" trong Vệ binh Cách mạng. Với cuộc oanh kích lần thứ năm chỉ trong vòng 8 ngày tại Syria, Israel cho thấy mọi vụ tấn công của các tay sai Iran tại Trung Đông từ nay sẽ bị trả đũa trực tiếp vào Iran. Ông Azizi ghi nhận vụ tập kích vừa qua diễn ra chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi dân quân Iraq thân Iran cho drone đánh vào cảng Eilat ở miền nam Israel.

Israel chấp nhận không đánh vào Rafah mà thay bằng ám sát ?

Về phía Mỹ nhanh chóng cho hay không hề phối hợp trong vụ này. Phải chăng Benyamin Netanyahou tìm cách phá nỗ lực làm giảm căng thẳng của chính quyền Biden? Trong hậu trường, Hoa Kỳ tìm cách xoa dịu ; tại Tehran, nhiều quan chức kêu gọi không rơi vào chiếc bẫy leo thang của Israel.

Trước mắt, theo Le Figaro, những vụ tấn công của phiến quân Houthi và các phe dân quân Shia khác ở Yemen và Iraq có thể gia tăng. Đối với nhà báo Christophe Ayad được La Croix trích dẫn, Iran có thể trả đũa bằng khủng bố, hay tấn công các tàu phương Tây đi qua eo biển Ormuz và về lâu về dài là trận chiến tình báo của các bên. Đây là vụ tấn công có tính toán của Israel, tuy nguy hiểm, nhưng Tel-Aviv biết rằng có thể được sức mạnh quân sự Mỹ trong khu vực bảo vệ.

Libération thì chú ý đến thông tin Washington và Tel Aviv đang đàm phán về một lượng lớn chiến đấu cơ F-16 sẽ giao cho Israel, bên cạnh đó là những nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia nhân dịp cố vấn an ninh Jake Sullivan thăm Riyadh tuần này. Bấy nhiêu là củ cà rốt từ Washington để Tel Aviv từ bỏ kế hoạch tấn công vào Rafah, nơi hàng triệu người Palestine đang tị nạn gần biên giới Ai Cập. Nhật báo thiên tả dẫn lời nhà phân tích Mounir Rabih cho rằng có thể Israel đã chấp nhận không tấn công trên bộ vào Rafah, thay vào đó là những vụ ám sát vào các mục tiêu cụ thể và các chiến dịch quân sự và an ninh không liên tục.

Ukraine thiếu phương tiện xây dựng chiến lũy kiên cố

Trên chiến trường Ukraine, La Croix cho biết "Quân đội Ukraine đào hầm dọc theo tiền tuyến". Từ đầu năm, Kiev xây các chiến lũy dọc biên giới để chuẩn bị đối phó với những đợt tấn công sắp tới của quân Nga, một công trường khổng lồ trong khi quân đội Kiev thiếu thốn mọi phương tiện.

Đặc phái viên của tờ báo tại Sumy mô tả những chiến hào mới lập còn vương mùi gỗ thông, những lớp bê-tông cốt thép, cửa sắt chống đạn dưới những lớp đất dày, mà một quân nhân cho rằng có thể chống chọi được trước những quả bom 500 ký của Nga. Năm ngoái vẫn yên tĩnh, Sumy từ ba tuần qua bị Nga oanh kích ồ ạt, có thể là hậu quả của những vụ các đơn vị người Nga thân Ukraine xâm nhập vào vùng Kursk và Belgorod trong tháng 3.

Không có một bộ quân phục nào trong số những người đang đào đắp, vì đó là công nhân một công ty xây dựng. Kiev đã quyết định trễ tràng sau khi mất Avdiivka vào tháng 2 vì thiếu đạn pháo. Riêng tại Sumy, có biên giới với Nga dài đến 500 kilomet, đang có mười mấy chiến lũy được xây lên. Tuyết tan và mưa dầm khiến đất đen phì nhiêu của Ukraine biến thành một thứ keo, những công sự vừa đào xong lại có nguy cơ sụp đổ. Không có máy đào, họ huy động thêm hai xe máy cày của nông dân trong vùng.

Trong khi Moskva có công binh hẳn hoi, Kiev rất thiếu nhân sự, nên các chiến sĩ phải vừa chiến đấu vừa tự đào công sự, dưới mưa đạn pháo của Nga, tình hình này không chỉ ở Sumy mà dọc dài theo chiến tuyến từ Donbass cho đến miền nam. Nguồn tiền mà các đơn vị quân đội Ukraine huy động được nay không chỉ dành cho việc mua drone, kính hồng ngoại, xe chở quân, mà còn để mua máy đào và các máy công cụ. Đã làm hết sức mình, quân đội Ukraine nay phải trú ẩn trong các hầm hào để chờ đợi những cuộc tấn công mới của quân Nga trên chiến tuyến dài 1.500 kilomet.

NATO 75 tuổi, dịp kỷ niệm ý nghĩa

Tại Bruxelles, Le Figaro nhận thấy NATO kỷ niệm 75 năm thành lập trong không khí bất định, với khả năng Donald Trump quay lại Nhà Trắng, sẽ ảnh hưởng đến sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine. Các đồng minh quyết định gây dấu ấn mạnh mẽ hơn bình thường (nếu Nga không xâm lược Ukraine). Ngoại trưởng các nước đã có mặt tại Bruxelles, ngày mai sẽ mừng 75 năm ký kết Hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Nhân dịp này, văn bản gốc từ hôm qua đã rời Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đi qua Đại Tây Dương để được trưng bày tại trụ sở NATO ở Bruxelles cho đến thứ Sáu rồi mới quay lại Washington. Đây là lần đầu tiên bản hiệp ước gốc ra khỏi nước Mỹ.

Cuộc họp cũng là dịp mừng những đợt mở rộng sang Đông Âu : 25 năm ngày Ba Lan, Cộng hòa Czech và Hungary gia nhập NATO, 20 năm đối với các nước Baltic, Slovakia, Romania, Slovenia, Bulgari, và 15 năm với Croatia, Albania. Cách đây 75 năm, NATO chỉ có 12 thành viên và nay lên đến 32, trong đó có Thụy Điển lần đầu tham dự với tư cách quốc gia thành viên thay vì khách mời.

Tuy nhiên, người kế nhiệm tổng thư ký Jens Stoltenberg vẫn chưa chọn được. Mỹ, Đức, Anh, Pháp chính thức ủng hộ thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, nhưng Hungary phản đối, Thổ Nhĩ Kỳ ra điều kiện và lại bất ngờ có tổng thống Romania Klaus Iohannis ứng cử dù không có mấy cơ may thành công. Một bóng mây mờ khác là giả thuyết Donald Trump tái đắc cử. Theo Bloomberg, NATO dự kiến lập một kế hoạch viện trợ quân sự cho Ukraine lên đến 100 tỉ đô la trong 5 năm, để tránh cho Kiev khỏi phải đối phó với những thay đổi chính trị.

Bắc Triều Tiên xích lại gần Nga, Trung Quốc lo âu

Nhìn sang Châu Á, Le Figaro lo ngại trước việc "Kim Jong-un đe dọa quân sự hóa không gian với sự hỗ trợ của Putin". Bắc Triều Tiên dự định phóng "nhiều vệ tinh do thám" trong năm nay, sau khi đưa lên quỹ đạo vệ tinh Malluyong 1 cuối năm ngoái, bất chấp lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc.

Bóng dáng của Vladimir Putin phía sau khiến cho không chỉ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, mà Trung Quốc cũng lo lắng theo dõi. Ngày 29/03, Nga đã phủ quyết việc thay mới các chuyên gia phụ trách việc áp dụng các biện pháp trừng phạt. Đại sứ Hàn Quốc tại Liên Hiệp Quốc Hwang Joon-kook giận dữ nói như vậy chẳng khác nào "phá hủy một camera giám sát để không bị bắt quả tang đang ăn trộm".

Bắc Triều Tiên cung cấp 10.000 container khí tài cho Moskva, và có thể đã giao đến 3 triệu quả đạn pháo, để đổi lấy công nghệ của Moskva. Những quả đạn này thường có chất lượng tệ hại, nhưng với số lượng nhiều cũng tạo tác động. Giám đốc cơ quan phản gián Nga Sergei Narichkin đã thăm Bình Nhưỡng từ 25 đến 27/03, và sắp tới có thể là Vladimir Putin, "người bạn tốt nhất của nhân dân Triều Tiên".

Tờ báo nhận thấy trong khi đó "Bắc Kinh hậm hực theo dõi sự xích lại gần nhau giữa Moskva và Bình Nhưỡng". Liệu Putin có thăm Trung Quốc trước khi đến Bắc Triều Tiên hay không ? Theo nhà Trung Quốc học Lee Dong-gyu ở Seoul, "Vladimir Putin sẽ phải đến Bắc Kinh trước, vì đang hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Nếu ông ta đến Bình Nhưỡng trước, có nghĩa là có vấn đề trầm trọng trong quan hệ Nga-Trung". Giữ im lặng, nhưng Bắc Kinh rất lo trước ảnh hưởng của Nga tại Bắc Triều Tiên - "vùng đệm" thiết yếu cho an ninh Trung Quốc trước 28.000 GI đóng ở phía nam vĩ tuyến 38 - Bắc Kinh sợ sẽ phải trả giá nếu xảy ra khủng hoảng ở bán đảo.

Thụy My

Published in Quốc tế

Israel đồng loạt oanh kích 50 vị trí của lực lượng Iran ở Syria (RFI, 10/05/2018)

Trong đêm hôm 09/05 rạng sáng hôm 10/05/2018, quân đội Israel đã bắn hỏa tiễn vào toàn bộ các vị trí của lực lượng Iran al-Qods tại Syria, lấy lý do là lực lượng Iran đã pháo kích vào khu vực Israel chiếm đóng ở cao nguyên Golan, vùng biên giới với Israel. Nhiều tiếng nổ đã được nghe thấy tại Damas. Phòng không Syria đã ngăn chặn được một số hỏa tiễn Israel.

golan1

Hệ thống chống hỏa tiễn Vòm Sắt của Israel tại Golan, gần biên giới Syria, 09/05/2018. Reuters/Amir Cohen

Tuy nhiên phát ngôn viên quân đội quốc gia Do Thái hôm nay khẳng định là Israel không muốn leo thang quân sự với Iran.

Thông tín viên RFI, Michel Paul, tại Jerusalem cho biết thêm chi tiết :

Phía Israel khẳng định là hàng chục vị trí của lực lượng Iran tại Syria đã bị nhắm trúng. Phát ngôn viên quân đội Israel cho biết là lực lượng lượng al-Qods của Vệ Binh Cách Mạng Iran đóng ở Syria đã bị tổn thất nặng nề, và Iran phải mất nhiều thời gian để "hồi phục".

Nguồn tin quân đội còn cho biết trong số 20 quả đạn pháo Iran bắn vào Golan, không một quả nào rơi xuống lãnh thổ Israel ở bên kia biên giới, và 4 quả đã bị chặn lại. Vẫn theo nguồn tin trên, quân đội Israel đã tấn công 50 mục tiêu ở Syria.

Ở Israel, người ta còn cho biết là Nga được thông báo trước về cuộc tấn công quy mô này. Hôm qua, thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu đến Matxcơva, hội đàm với tổng thống Nga Putin.

Đây là lần đầu tiên người ta chứng kiến cuộc đối đầu trực diện kiểu này giữa Israel và Iran từ khi bùng lên cuộc chiến tại Syria.

Israel đã cho mở những khu trú ẩn ở khu vực Golan mà họ quản lý, và cấm các vụ tụ tập hơn 1.000 người. Sáng nay, các trường học vẫn mở cửa đón học sinh.

Mai Vân

************************

Israel bắn trả đũa vào mục tiêu Iran ở Syria (BBC, 10/05/2018)

Israel cho biết lực lượng của họ đã tấn công gần như tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự của Iran tại Syria, đáp trả cuộc tấn công tên lửa của Iran trên cao nguyên Golan bị chiếm đóng.

golan2

Lực lượng Israel ở vùng Cao nguyên Golan bị chiếm đóng ở phía tây nam Syria

Quân đội Israel nói Vệ binh Cách mạng Iran đã bắn 20 quả tên lửa trong đêm.

Israel trả đũa bằng cách nhắm vào những gì được cho là kho vũ khí của Iran, các khu vực hậu cần và các trung tâm tình báo.

Không có bình luận ngay lập tức từ phía Iran, nước đã gửi quân tới Syria để ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad.

Truyền thông nhà nước Syria đưa tin rằng không quân của họ đã đẩy lùi một "cuộc xâm lược của Israel" vào lãnh thổ Syria, bắn hạ nhiều tên lửa.

Nhưng một nguồn tin quân sự nói với hãng tin Sana rằng một số tên lửa đã bắn trúng các tiểu đoàn phòng không, radar và một kho đạn dược.

Chính phủ Israel thề sẽ ngăn chặn cái gọi là "lực lượng cố thủ " của kẻ thù Iran ở Syria, và người ta cho rằng Israel đã tiến hành một số cuộc tấn công vào các cơ sở của Iran.

Đã có dự đoán về một cuộc tấn công trả đũa của Iran hoặc các lực lượng đại diện của nước này ở Syria sau khi bảy người của lực lượng Vệ binh Cách mạng bị giết trong một cuộc tấn công của Israel vào căn cứ không quân hồi tháng Tư.

Điều gì đã xảy ra ở Golan ?

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết họ đã nhắm mục tiêu không kích vào hàng chục cơ sở của Iran để trả đũa vụ tấn công, mà Iran chưa xác nhận.

Lực lượng này cho biết các kho vũ khí, bệ phóng tên lửa và các cơ sở tình báo đều là mục tiêu của hàng loạt cuộc tấn công trong đêm.

golan3

Israel nay nói họ không muốn 'làm căng thẳng thêm' tình hình sau đợt oanh kích đầu

Cơ quan thông tấn nhà nước Syria Sana cho biết tên lửa của Israel đã bị bắn hạ ở phía nam Homs, nhưng hãng tin này cũng báo cáo rằng một kho vũ khí và hệ thống radar đã bị bắn trúng.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman cảnh báo Iran một cách mạnh mẽ vào sáng thứ Năm.

"Nếu trời mưa ở Israel, nó sẽ đổ vào Iran", ông nói.

Nhưng ông Lieberman cũng nói thêm rằng đây không phải là khởi đầu của một cuộc đối đầu lớn.

"Tôi hy vọng chúng ta đã kết thúc giai đoạn này và mọi người đều nhận được thông điệp", Bộ trưởng nói.

Cuộc đối đầu mới nhất nổ ra sau vụ tấn công tên lửa của Israel vào một tiền đồn quân sự nằm ở phía nam thủ đô Damascus của Syria hôm thứ Ba.

Sana đưa tin rằng hai tên lửa đã bị bắn hạ trong khu vực Kiswah và hai thường dân bị giết trong một vụ nổ.

Nhưng Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, một nhóm hoạt động có trụ sở tại Anh, cho biết các tên lửa đã bắn trúng một kho vũ khí của Iran, giết chết 15 chiến binh ủng hộ chính phủ.

golan4

Đầu tuần này, cảnh quay truyền hình của nhà nước Syria cho thấy tên lửa Israel phóng xuống gần Damascus

Tám thành viên của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran và một số công dân không phải người Syria đã bị chết, tổ chức này cho hay.

Israel đã chiếm hầu hết cao nguyên Golan của Syria trong chiến tranh Trung Đông 1967 và sau đó sáp nhập khu vực này trong một động thái không được quốc tế công nhận.

Tại sao Israelđánh vào lợi ích của Iran ?

Iran là kẻ thù của Israel và đã nhiều lần kêu gọi chấm dứt sự tồn tại của nhà nước Do Thái.

Iran là đồng minh lớn của Syria và đã triển khai hàng trăm quân lính tới nước này. Họ là những cố vấn quân sự cho Syria.

Hàng ngàn dân quân vũ trang, được đào tạo và tài trợ bởi Iran - chủ yếu từ phong trào Hezbollah của Li Băng, và cả Iraq, Afghanistan và Yemen - cũng đang chiến đấu bên cạnh quân đội Syria.

Iran ngày càng tăng cường hiện diện quân sự ở Syria, điều mà Israel coi là mối đe dọa trực tiếp.

Israel thề sẽ ngăn chặn Iran xâm nhập và đã nhắm mục tiêu, hoặc được cho là đã nhắm mục tiêu vào tài sản và các vị trí của Iran, ngày càng tăng trong những tháng gần đây.

golan5

Bản đồ khu vực Golan giữa Israel, Lebanon, Jordan và Syria

Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói Israel có thể sẽ chiến tranh với Iran "sớm còn hơn là muộn" để ngăn chặn nước này tấn công Israel.

Ông Netanyahu đã có công cụ thúc giục ông Trump chấm dứt ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Tuần trước, ông tiết lộ những gì ông nói là các tài liệu của Iran chứng minh nước này nó không ngừng nỗ lực xây dựng vũ khí hạt nhân, bất chấp thỏa thuận này.

Ông Netanyahu đã ở Moscow tuần này, thông báo cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng minh của Iran và Syria, về những phát hiện này.

Published in Quốc tế