Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Căng thẳng vùng Vịnh, Moskva lo ngại (RFI, 11/06/2017)

Trước nguy cơ khủng hoảng Qatar kéo dài, Nga đề nghị làm trung gian hòa giải giữa các nước vùng Vịnh. Hôm thứ Bảy 10/06/2017, năm ngày sau khi Saudi Arabia và các đồng minh Shia cắt đứt quan hệ với Doha và phong tỏa Qatar, ngoại trưởng Qatar bay sang Moskva cầu cứu.

golfe1

Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim al-Thani (trái) gặp đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov tại Moskva ngày 11/06/2017 - Yuri KADOBNOV / AFP

Từ Moskva, thông tín viên Jean-Didier Revoin phân tích :

Khi gặp đồng nhiệm Qatar, ngoại trưởng Sergey Lavrov nhắc lại là nước Nga có một nguyên tắc là không can thiệp vào nội bộ nước ngoài, không nhúng tay vào quan hệ song phương của các nước khác. Tuy nhiên, ngoại trưởng Nga nhấn mạnh là Moskva không vui thích gì khi thấy bang giao giữa các đối tác của Nga bị suy thoái. 

Nhân tiếp ngoại trưởng Qatar, Mohamed ben Abderrahmane al-Thani, Moskva không bỏ lỡ cơ hội để khẳng định vai trò đại cường không thể thiếu trong việc giải quyết một vấn đề hệ trọng trên trường quốc tế.

Hơn thế nữa, căng thẳng đang gây chấn động các vương triều vùng Vịnh có thể sẽ tác động đến cuộc khủng hoảng tại Syria, nơi mà Nga đang đứng bên cạnh chế độ Bachar al-Assad dấn thân vào cuộc chiến quyết định chống Daesh.

Moskva lo ngại cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh sẽ vượt ra khỏi biên giới các nước liên can và lan đến Trung Đông. Vì lý do này mà ngoại trưởng Sergey Lavrov tuyên bố muốn các nước vùng Vịnh giải quyết xung khắc bằng con đường đàm phán và Nga sẵn sàng hành động "với sự đồng ý và trong quyền lợi của mỗi bên liên can" qua một giải pháp ngoại giao.

Iran tiếp viện Qatar chống đỡ phong tỏa

Chủ nhật 11/06/2017, phát ngôn viên hãng hàng không Iran Air cho biết đã sử dụng năm chuyến bay, mỗi chuyến 90 tấn, tiếp tế rau quả cho Qatar để tránh tình trạng thiếu thực phẩm. Hãng thông tấn Tasnim đưa tin là có ba tàu biển chuẩn bị chở sang Doha "350 tấn thực phẩm".

Theo AFP, tuy lãnh thổ bị phong tỏa, kiều dân bị trục xuất nhưng Doha không sử dụng biện pháp tương tự, trả đũa các nước vùng Vịnh và Ai Cập, trục xuất 11.000 kiều dân các nước này.

Tú Anh

********************

Washington can thiệp vào khủng hoảng vùng Vịnh (RFI, 10/06/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 09/06/2017, đã thúc giục Qatar "ngưng ngay lập tức việc tài trợ cho khủng bố", đồng thời kêu gọi quốc gia đang bị Saudi Arabia và các đồng minh phong tỏa chống lại các phong trào cực đoan.

vungvinh1

Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al Thani hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Ryad ngày 21/05/2017. REUTERS/Jonathan Ernst/File Photo

Nhà Trắng, bộ Ngoại Giao Mỹ rồi đến Lầu Năm Góc lần lượt đưa ra những tuyên bố nhằm can thiệp vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy tại vùng Vịnh, sau nhiều ngày tỏ thái độ nhập nhằng, thậm chí mâu thuẫn nhau.

Ông Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng tuyên bố : "Rất tiếc là Qatar luôn tài trợ cho khủng bố". Ngoại trưởng Rex Tillerson tỏ ra khoan dung hơn với Qatar, kêu gọi có những tiến triển mới trong chống khủng bố. Đặc biệt ông Tillerson đề nghị các nước liên quan hãy giảm bớt phong tỏa Qatar, nêu ra các hậu quả nhân đạo đối với người dân, nhấn mạnh những trở ngại trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daesh, IS).

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis quan tâm đến Al Udeid, căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ đặt tại Qatar, với 10.000 quân nhân đồn trú. Ông nhận xét : "Tuy các hoạt động tại căn cứ Al Udeid không bị ngưng lại hoặc giảm sút, nhưng tình hình hiện nay gây trở ngại cho việc vạch ra các chiến dịch quân sự lâu dài. Qatar rất quan trọng cho các phi vụ của liên minh để chống Daesh trong khu vực".

Về phía Qatar hôm qua tìm kiếm sự ủng hộ của các nước. Ngoại trưởng Mohamed Ben Abderrahmane đã bất ngờ sang Đức, rồi sáng nay đến Matxcơva để gặp đồng nhiệm Serguei Lavrov, và điện đàm với ngoại trưởng Mỹ. Phía Đức xác nhận đang diễn ra những cuộc thảo luận với Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực. Ngoại trưởng Qatar khẳng định với AFP là cuộc khủng hoảng hiện nay không thể biến thành xung đột vũ trang.

Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrein, Ai Cập và Yemen hôm thứ Hai 5/6 đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, ngưng các liên lạc hàng không, hàng hải và đường bộ, với lý do vương quốc dầu lửa nhỏ bé này "ủng hộ khủng bố". Cơn địa chấn ngoại giao vùng Vịnh xảy ra chỉ 15 ngày sau khi tổng thống Donald Trump thăm Ryad, và đề nghị các nước Hồi giáo kiên quyết chống lại xu hướng cực đoan.

Tối thứ Năm rạng sáng thứ Sáu 9/6, các nước trên đã công bố một danh sách "khủng bố" mà theo họ là được Doha ủng hộ, gồm 59 cá nhân và tổ chức. Doha tố cáo những cáo buộc trên là "vô căn cứ". Saudi Arabia và các đồng minh Hồi giáo Sunni cũng chỉ trích Qatar gần gũi với Iran theo hệ phái Shia. Về phía Iran cho biết sẵn sàng tiếp tế cho Qatar bằng đường biển.

***********************

Saudi Arabia công bố danh sách các tổ chức "khủng bố" được Qatar hậu thuẫn (RFI, 09/06/2017)

vungvinh2

Vua Saudi Arabia Salman Al Saud (P) tiếp Quốc vương Bahrein Hamad al Khalifa, tại Jeddah, ngày 07/06/2017 REUTERS

Theo AFP, hôm nay, 09/06/2017, Saudi Arabia và ba quốc gia vùng Vịnh, đã công bố một danh sách bao gồm 12 tổ chức và 59 cá nhân bị coi là "khủng bố", được Qatar ủng hộ.

Bốn quốc gia vùng Vịnh ra một thông cáo chung khẳng định là Qatar đã thi hành một chính sách hai mặt, vừa tuyên bố chống khủng bố, lại vừa hậu thuẫn về mặt tài chính và kể cả cho phép nhiều tổ chức khủng bố sử dụng lãnh thổ của mình. Trong danh sách nói trên có nhiều tổ chức có nguồn gốc Ai Cập, Libya và Bahren.

Danh sách cá nhân và tổ chức khủng bố nói trên là một diễn biến mới trong cuộc khủng hoảng giữa Qatar và nhóm các nước Ả Rập do Saudi Arabia đứng đầu. Các nước này cáo buộc Qatar liên minh với Iran, vốn là một đối thủ chính của Saudi Arabia trong khu vực.

Ngay sau khi danh sách trên được công bố, Qatar thông báo bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc. Ngoại trưởng Qatar lên án chính sách cấm vận, phong tỏa của các quốc gia vùng Vịnh, và khẳng định đang tiến hành các nỗ lực ngoại giao, phối hợp với các "quốc gia bạn hữu", để hạn chế tác hại của khủng hoảng, "dỡ bỏ cuộc phong tỏa bất công", và "khởi sự đàm phán".

Vẫn về Qatar, hôm qua, theo báo Le Monde, kênh truyền hình Al-Zazeera thông báo bị tin tặc tấn công trên quy mô lớn. Al-Zazeera là một hãng truyền thông lớn, do chính phủ Qatar thành lập năm 1996, có gần 80 văn phòng trên khắp thế giới, và sử dụng nhiều thứ tiếng. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới lên án vụ tấn công, và khẳng định kênh này là "nạn nhân" của chiến dịch tấn công chống lại Doha, do Saudi Arabia đạo diễn.

Về quan hệ Pháp – Ai Cập, hôm nay, ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian có chuyến công du Cairo, với trọng tâm là siết chặt hợp tác về an ninh chống khủng bố, đặc biệt là tại Libya.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Sáu nước cắt quan hệ ngoại giao với Qatar (BBC, 05/06/2017)

Sáu nước Ả-rập trong đó có Saudi Arabia và Ai Cập cắt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc nước này làm mất ổn định khu vực.

qatar1

Chính phủ Qatar nói họ tin rằng hành động của các nước láng giềng là "không thỏa đáng"

Các quốc gia nêu trên nói rằng Qatar đang trợ giúp các nhóm khủng bố, gồm cả tổ chức xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda, điều mà Qatar bác bỏ.

Hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia cho biết Riyadh đóng cửa biên giới, cắt đứt liên lạc đường bộ, đường biển và trên không với bán đảo Qatar nhỏ bé nhưng có trữ lượng dầu lửa lớn.

Qatar gọi quyết định trên là "không thỏa đáng" và "không có căn cứ trên thực tế".

Diễn biến không tiền khoáng hậu này được coi như sự phân rẽ to lớn giữa các quốc gia Vùng Vịnh Ba Tư đầy quyền lực, vốn cũng là các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ.

Việc cắt đứt quan hệ diễn ra giữa lúc căng thẳng dâng cao giữa các nước vùng Vịnh với quốc gia láng giềng gần đó, Iran.

Tuyên bố của Saudi Arabia cáo buộc Qatar cộng tác với "các nhóm khủng bố do Iran hậu thuẫn" trong khu vực Qatif ở miền đông và tại Bahrain.

qatar2

Tổng thống Donald Trump gặp Tổng thống Ai Cập Sisi và Quốc vương Saudi Arabia Salman tại Saudi Arabia hồi hai tuần trước và đặt tay lên trái cầu cùng cam kết chống chủ nghĩa cực đoan

Việc rút đại diện ngoại giao đầu tiên do Bahrain thực hiện, rồi tiếp đến là Saudi Arabia vào đầu giờ sáng thứ Hai.

Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Yemen và Libya sau đó cũng có hành động tương tự.

SPA dẫn lời giới chức nói rằng nước này đang "bảo vệ an ninh quốc gia trước mối nguy của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan".

Saudi Arabia, UAE và Bahrain cho toàn bộ các du khách và người Qatar thường trú hai tuần để ra khỏi lãnh thổ.

Các diễn biến mới nhất :

UAE yêu cầu quan chức ngoại giao Qatar rời đi trong vòng 48 giờ. Các hãng hàng không của UAE gồm Etihad Airways, Emirates và Flydubai nói sẽ ngưng toàn bộ các chuyến đi và đến thủ đô Doha của Qatar kể từ đầu giờ sáng thứ Ba 6/6, giờ địa phương.

Các đồng minh vùng Vịnh nói đã đóng cửa không phận đối với hãng hàng không của Qatar là Qatar Airways, là hãng đã ngưng toàn bộ các chuyến bay tới Saudi Arabia.

Hãng thông tấn nhà nước của Bahrain nói nước này cắt quan hệ ngoại giao bởi Qatar đã "gây xáo trộn an ninh và sự ổn định, và can thiệp vào công việc nội bộ của Bahrain".

Khối liên minh Ả-rập do Saudi Arabia dẫn đầu đang chiến đấu chống lại các phiến quân Houthi tại Yemen cũng trục xuất Qatar ra do nước này có "hoạt động nhằm củng cố chủ nghĩa khủng bố" và hỗ trợ cho các nhóm cực đoan.

*******************

Saudi Arabia và các đồng minh tố Qatar "ủng hộ khủng bố" và cắt đứt quan hệ ngoại giao (RFI, 05/06/2017)

Bão tố ngoại giao ở Trung Đông : ngày 05/06/2017 Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrain và Yemen đã cắt đứt quan hệ với Qatar với lý do nước này "ủng hộ khủng bố".

qatar3

Một cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh. Ảnh minh họa. AFP PHOTO/YASSER AL-ZAYYAT

Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từ khi Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (CCG) được thành lập năm 1981, gồm Saudi Arabia, Bahrain, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE-United Arab Emirates), Koweit, Oman và Qatar. Ba trong số các nước này cùng với Ai Cập và Yemen từ sáng sớm hôm nay đã lần lượt loan báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì "ủng hộ khủng bố", như al-Qaeda, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daesh, IS) và Huynh đệ Hồi giáo.

Ryad cho đóng cửa các biên giới trên đất liền, đường không và đường biển với Qatar để "bảo vệ an ninh quốc gia và mối nguy khủng bố". Cairo cũng đóng các biên giới với Qatar vì nước này "kích thích thái độ thù địch với Ai Cập". Sáu công ty hàng không vùng Vịnh ngưng tất cả các chuyến bay đến Doha. Các nhà ngoại giao Qatar có 14 ngày để rời bốn nước vùng Vịnh trên, riêng Ai Cập hạn định 48 giờ, còn công dân các nước này bị cấm đến Qatar.

Qatar vốn tự hào đóng vai trò đáng kể trong khu vực và được chọn làm nước chủ nhà Cúp bóng đá thế giới 2022, cũng bị loại ra khỏi liên minh quân sự Ả Rập chống lại phe nổi dậy thân Iran ở Yemen.

Sự kiện này diễn ra 15 ngày sau chuyến thăm của tổng thống Mỹ, trong dịp đó ông Donald Trump đã kêu gọi các quốc gia Hồi giáo tham gia chống chủ nghĩa cực đoan. Trước khoảng 50 lãnh đạo Hồi giáo, ông Trump chỉ đích danh Iran là kẻ thù, nguồn gốc của khủng bố.

Đây là sự ủng hộ công khai chính sách của Saudi Arabia và các đồng minh vốn cứng rắn với Iran theo Hồi giáo Shia, trong khi Qatar luôn giữ quan hệ tốt với Iran, cho những người phe Huynh Đệ Hồi giáo và Hamas từ các nước láng giềng tị nạn.

Sau khi tổng thống Mỹ rời đi, mọi sự diễn biến rất nhanh. Báo chí vùng Vịnh đăng tải các phát biểu được cho là của quốc vương Qatar ca ngợi Hamas và coi Iran là một nhân tố ổn định cho Trung Đông. Qatar cải chính, và chuẩn bị trục xuất các thành viên Hamas, nhưng không làm giảm được căng thẳng.

Doha tố cáo các láng giềng vùng Vịnh muốn đặt Qatar dưới quyền giám hộ, cho rằng việc cắt đứt quan hệ ngoại giao là "bất hợp lý" và "vô căn cứ". Đồng thời, chính quyền Qatar cũng thông báo cấm các chuyến bay thương mại giữa Doha và các nước nói trên.

Từ Sydney, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson kêu gọi các nước vùng Vịnh giải quyết bất đồng và đoàn kết với nhau. Phía Iran cho rằng "việc cắt quan hệ và đóng cửa biên giới không phải là cách giải quyết khủng hoảng".

Theo thông tín viên RFI ở Ai Cập, cuộc khủng hoảng này làm Qatar bị cô lập không chỉ về ngoại giao, mà cả về địa lý. Quốc gia này là một bán đảo, biên giới đất liền duy nhất là với Saudi Arabia. Về lâu về dài, căn cứ quân sự quy mô của Mỹ tại Qatar có thể bị ảnh hưởng, nhưng Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, vốn có sẵn một căn cứ của Pháp, có lẽ sẽ hài lòng nếu Hoa Kỳ di chuyển căn cứ quân sự đến nước mình.

Thụy My

************************

Hàng loạt quốc gia cắt đứt quan hệ với Qatar vì 'chứa chấp khủng bố' (VOA, 06/06/2017)

qatar4

Bảng ch đường ti đi s quán Qatar Manama, Bahrain, ngày 5/6/2017. Bahrain là mt trong nhng nước tuyên b ct đt quan h vi Qatar.

Saudi Arabia, Bahrain, Các tiu vương quc Rp thng nht và Ai Cp đã tuyên b ct đt quan h ngoi giao vi Qatar, cáo buc nước này h tr khng b.

Đây là động thái riêng bit trong mt chui liên tiếp các bin pháp gn đây ca các quc gia trên.

4 quốc gia nói h s rút nhân viên ngoi giao khi Qatar và ct giao thông đường hàng không và đường bin đến quc gia này.

Các hãng hàng không trong khu vực, bao gm Saudi, Emirates và Etihad, đu cho biết s tm dng các chuyến bay ti Qatar, trong khi Qatar Airways thông báo ngừng hot đng đi vi các chuyến bay ti Saudi Arabia.

Yemen sau đó cũng tham gia vào việc ct đt quan h vi Qatar.

Phát biểu t chuyến công tác ngoi giao ti Sydney, Australia, cùng vi B trưởng quc phòng M James Mattis, Ngoi trưởng M Rex Tillerson kêu gi các quc gia hãy đ m các kênh thông tin.

"Chúng tôi chắc chn khuyến khích các bên ngi li vi nhau và gii quyết các khác bit. Chúng tôi s làm bt c điu gì đ giúp h gii quyết vn đ, nhưng chúng tôi cho rng điu quan trọng là GCC (Hi đng hp tác vùng Vnh) phi hp nht. Tôi mong rng điu này không gây tác đng đáng k, nếu như có bt kỳ tác đng nào, đi vi s hp nht, cuc chiến hp nht chng khng b trong khu vc hoc trên toàn cu".

Saudi Arabia, dn đu liên minh các quốc gia chiến đu ng h chính ph Yemen, cho biết các lc lượng ca Qatar s b rút ra khi cuc chiến đó.

Hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia, SPA, nói Qatar "cha chp nhiu nhóm khng b và các nhóm phe phái sc tc nhm gây bt n trong khu vực, bao gm nhóm Huynh đ Hi giáo, ISIS và al-Qaida, và c xúy cho thông đip và kế hoch ca các nhóm này thông qua truyn thông".

Bộ Ngoi giao Qatar nói các bin pháp trên là "vô căn c và ch da trên các cáo buc thiếu cơ s và vô căn c".

Published in Quốc tế