Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ lật tẩy chiến dịch tin tặc và chiêu ăn cắp sở hữu trí tuệ dưới vỏ bọc yêu nước của Trung Quốc

Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh xung quanh đại dịch virus corona tiếp tục leo thang khi mới đây Mỹ chính thức phát cảnh báo Trung Quốc tấn công mạng, âm mưu ăn cắp nghiên cứu vắc xin Covid-19 đồng thời Hoa Kỳ cũng liên tiếp bắt giữ các nhà khoa học gốc Hoa vì che giấu mối quan hệ với Chính phủ Trung Quốc trong lúc tham gia các dự án nhạy cảm ở Mỹ.

ancap1

Thông báo dịch vụ công của FBI và DHS ngày 13/5 về tin tặc Trung Quốc

Nhà chức trách Mỹ ngày 13/5 (giờ địa phương) cảnh báo các tin tặc liên quan tới Trung Quốc đã tấn công vào hệ thống của các tổ chức Mỹ đang nghiên cứu về ứng phó dịch Covid-19.

Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) và Cục điều tra liên bang (FBI) ngày 13/5 đã ban hành một "Thông báo dịch vụ công", cảnh báo rằng Trung Quốc nhiều khả năng đang phát động các cuộc tấn công mạng nhằm đánh cắp dữ liệu về virus corona mới (SARS-Cov-2) có liên quan đến phát triển vắc xin và điều trị Covid-19 của các tổ chức nghiên cứu và công ty dược phẩm.

Thông báo gọi đây là "mối đe dọa đáng kể". Theo đó, "các tổ chức nghiên cứu về Covid-19 nhiều khả năng đang trở thành mục tiêu tấn công mạng từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

DHS và FBI cảnh báo các cơ quan, tổ chức về y tế, dược phẩm và nghiên cứu liên quan đến ứng phó Covid-19 "cần nhận thức rằng họ là mục tiêu chính của hoạt động [tấn công mạng] và thực thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ hệ thống của mình".

Trong một thời gian dài, FBI và DHS đã tập trung theo dõi các vụ tấn công của tin tặc và những hoạt động của "các thế lực phi truyền thống", mà theo chính quyền Tổng thống Trump là nhóm các nhà nghiên cứu và giới sinh viên đang âm mưu đánh cắp dữ liệu trong nội bộ các phòng thí nghiệm đại học và tư nhân.

Giới chức chính quyền Washington trước đây và hiện tại cho hay quyết định đưa ra cáo buộc cụ thể nhằm vào các nhóm tin tặc mà Mỹ cho rằng được chính quyền Bắc Kinh bảo trợ là một phần của chiến lược lớn hơn có sự tham gia của Bộ chỉ huy Tác chiến không gian mạng và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.

Cách đây gần 2 năm, Tổng thống Donald Trump đã trao quyền để các cơ quan trên xâm nhập sâu hơn vào các hệ thống mạng máy tính của Trung Quốc và các thế lực khác.

Cáo buộc của FBI và DHS cũng là động thái mới nhất trong một loạt các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm quy kết trách nhiệm cho Trung Quốc là nguồn bùng phát dịch Covid-19 và khai thác dịch bệnh vì lợi ích riêng sau đó.

Trước đó, ngày 10/5, Đài Fox News dẫn lời thượng nghị sĩ Tom Cotton lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể vận dụng các thủ thuật và chiến lược tình báo để đánh cắp kỹ thuật điều trị hoặc điều chế vắc xin chống Covid-19 của Mỹ.

"Trung Quốc đang vận dụng các chiêu trò từng áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất chất bán dẫn hoặc công nghệ chip máy tính của Mỹ nhằm thực thi âm mưu tranh đoạt các kiến thức vượt trội của chúng ta, bao gồm thông tin về Covid-19", theo thượng nghị sĩ Cotton.

Quan chức an ninh quốc gia Mỹ có thông tin trực tiếp về các vụ tấn công mạng tiết lộ với CNN rằng các bệnh viện, phòng thí nghiệm, nhà cung cấp y tế và doanh nghiệp dược phẩm đều bị nhắm tới. Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS) thậm chí bị tấn công mạng ở tần suất hàng ngày.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phủ nhận cáo buộc nước này đứng sau các cuộc tấn công mạng. Ông Triệu khẳng định Trung Quốc "đang dẫn đầu thế giới trong nghiên cứu biện pháp điều trị và vắc xin phòng Covid-19". Tờ Thời báo Hoàn Cầu hôm 11/5 cũng tuyên bố Trung Quốc "không cần đi ăn cắp" khi đang dẫn đầu trong cuộc đua phát triển vắc xin.

ancap2

Thượng nghị sĩ Tom Cotton

Sau thông báo của DHS và FBI, ngày 15/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên án các nỗ lực của tin tặc có liên quan chính phủ Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản trí tuệ và dữ liệu y tế công cộng của Mỹ về nghiên cứu vắc xin phòng chống Covid-19.

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh : "Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hoạt động gây hại này".

Phát biểu trên Fox News hồi tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ đã cảnh báo : "Mối đe dọa lớn nhất không phải là khả năng làm việc với Trung Quốc về an ninh mạng, mà là bảo đảm chúng ta có đủ nguồn lực sẵn sàng để bảo vệ chính mình trước các cuộc tấn công mạng từ người Trung Quốc".

Trong quá khứ, giới chức tình báo cũng từng cáo buộc Trung Quốc sử dụng một lực lượng tin tặc chuyên ăn cắp công nghệ của các công ty Mỹ.

Bill Evanina, Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh quốc gia Hoa Kỳ, cho biết hoạt động trộm cắp tài sản trí tuệ do Trung Quốc thực hiện nhằm vào nước Mỹ có giá trị tới khoảng 400 tỷ đô la mỗi năm.

Vào ngày 5/5, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo chung rất chi tiết về các quốc gia khác đang hoạt động đánh cắp nghiên cứu khoa học.

Họ không chính thức nêu tên các quốc gia bị cáo buộc nhưng các nguồn tin cho biết Trung Quốc, Nga và Iran nằm trong số đó.

Giờ đây, Hoa Kỳ đã quyết định nêu đích danh Trung Quốc trong tuyên bố mới của mình.

Cho đến nay, Anh vẫn chưa phụ họa với Mỹ trong cáo buộc này và cảnh báo mới cũng không chứa bất kỳ chi tiết mới nào về những gì đã thực sự diễn ra.

Có thể hiểu bước đi này của Mỹ vừa nhằm đưa ra thông điệp với công chúng trong nước, vừa gia tăng áp lực lên Trung Quốc như một phần của những căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh.

Không dừng lại ở đó, liên tiếp trong vài ngày, nhà chức trách Mỹ đã bắt giữ các nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa tại nước này.

Hôm 11/5 truyền thông đưa tin Giáo sư Simon Saw-Teong Ang của Đại học Arkansas đã bị bắt vì che giấu mối quan hệ với Chính phủ Trung Quốc và các trường đại học Trung Quốc trong lúc tham gia các dự án do NASA tài trợ.

Ông Simon Saw-Teong Ang (63 tuổi), đến từ Malaysia, là giáo sư ngành kỹ thuật điện tại Đại học Arkansas-Fayetteville từ năm 1988, đã bị khởi tố tội lừa đảo.

Cụ thể, giới chức Mỹ cáo buộc ông Ang lừa đảo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Đại học Arkansas-Fayetteville bằng cách "không tiết lộ việc ông giữ nhiều chức vụ ở một trường đại học và các công ty tại Trung Quốc", từ đó vi phạm các chính sách về xung đột lợi ích của Mỹ.

"Ông Ang đã khai báo sai sự thật và không thông báo các công việc bên ngoài với Đại học Arkansas-Fayetteville, vốn cho phép ông làm việc tại trường này, đồng thời nhận ngân sách nghiên cứu của chính phủ Mỹ", theo bản khai được trình lên tòa án Arkansas.

Giới chức Mỹ cho biết ông Ang đã nhận được tiền tài trợ và hợp đồng từ các cơ quan liên bang Mỹ, trong đó có hợp đồng trị giá hơn 500.000 USD từ NASA.

Cũng theo giới chức Mỹ, nếu vị giáo sư này khai báo ông có mối liên hệ với Trung Quốc, ông sẽ không được nhận các khoản tiền từ chính phủ Mỹ.

Đại diện Đại học Arkansas-Fayetteville cho biết ông Ang vừa bị đình chỉ công tác và trường đang hợp tác với chính quyền sở tại.

Thời báo Arkansas (bang Arkansas, Mỹ) hôm thứ Ba đưa tin, chứng cứ mạnh mẽ nhất đối với cáo buộc nhắm vào ông này là một bức thư điện tử mà ông gửi cho nhân viên nghiên cứu Trung Quốc, bức thư điện tử này được một nhân viên của thư viện vô tình phát hiện. Truyền thông quốc tế trích dẫn nội dung thư, trong đó nói : "Bạn có thể lên mạng tiếng Trung tìm xem nước Mỹ đối đãi thế nào với học giả ‘kế hoạch ngàn nhân tài’. Nơi này rất ít người biết rằng tôi là một trong số đó, nhưng nếu thông tin này tiết lộ ra, thì công việc của tôi sẽ có phiền phức vô cùng".

Đài CNN dẫn lời giới chức liên bang Mỹ cho hay nếu bị kết tội, Giáo sư Ang có thể lãnh mức án tối đa 20 năm tù.

Trong ngày 11/5, Li Xiaojiang, nhà thần kinh học người Mỹ gốc Hoa, đã nhận tội che giấu các khoản tiền nhận được từ Chính phủ Trung Quốc và chấp nhận bản án 1 năm quản chế.

Li và vợ đã là công dân Mỹ vào thời điểm bị phát giác. Cả hai đang điều hành một phòng thí nghiệm thuộc Đại học Y khoa Emory (Mỹ). Phòng thí nghiệm này đã bị đóng cửa sau khi Li và vợ bị sa thải. Cả hai lập tức chuyển đến Đại học Tế Nam ở Quảng Châu nhưng Li bị giữ lại Mỹ kể từ tháng 11/2019 đến nay.

Các bản cáo trạng cho biết ông Li tin rằng mọi việc sẽ không bị phát hiện và ông có thể sống hai vai : Giáo sư Li của Đại học Emory và nhà nghiên cứu Li của Viện Di truyền học và sinh học phát triển thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Theo báo South China Morning Post của Hong Kong, Giáo sư Li là tài năng hải ngoại được "chiêu hồi" theo đề án "Ngàn nhân tài" của Chính phủ Trung Quốc. Theo đó, các nhà khoa học và chuyên gia gốc Hoa khi trở về Trung Quốc làm việc sẽ nhận được tiền tài trợ cùng mức lương hậu hĩnh.

Trong khi Bắc Kinh xem đây là chuyện đương nhiên như "lá rụng về cội", Washington xem đó là chiêu ăn cắp sở hữu trí tuệ dưới vỏ bọc yêu nước.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, chương trình Ngàn nhân tài là một chương trình của Chính phủ Trung Quốc nhằm tuyển dụng các cá nhân có quyền tiếp cận các công nghệ và tài sản sở hữu trí tuệ nước ngoài.

Một học giả khác của chương trình "Ngàn nhân tài" cũng bị Mỹ bắt giữ cách đây vài hôm là Tiến sĩ Vương Thanh (Qing Wang).

Theo thông báo đăng trên trang web của Bộ Tư pháp Mỹ ngày 14/5 (giờ Mỹ), tiến sĩ Vương Thanh - từng là nhân viên của Tổ chức Bệnh viện Cleveland (CCF) tại thành phố Cleveland (bang Ohio) và là giảng viên di truyền học phân tử của Đại học Case Western - cũng bị khởi tố tội lừa đảo vì vi phạm các chính sách về xung đột lợi ích của Mỹ.

Trong thời gian làm việc tại tổ chức CCF, ông Vương Thanh đã được Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) tài trợ hơn 3,6 triệu USD cho những công trình nghiên cứu khoa học do ông và các cộng sự thực hiện, theo Bộ Tư pháp Mỹ.

Tuy nhiên vào thời điểm hợp tác với NIH, ông Vương cũng giữ chức Hiệu trưởng Cao đẳng Công nghệ và Khoa học Đời sống thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Trung Quốc), đồng thời nhận được kinh phí từ Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc cho một số công trình nghiên cứu khoa học vốn cũng được phía Mỹ tài trợ, theo Bộ Tư pháp Mỹ.

Ông Vương sinh ra tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, nhận học vị Tiến sĩ tại Đại học Cornell, năm 2001 làm chủ nhiệm Trung tâm Di truyền Tim mạch của Phòng khám Cleveland.

Theo Wikipedia, Phòng khám Cleveland nằm ở bang Ohio, Mỹ, là một trong những cơ quan điều trị y tế nổi tiếng thế giới, bao gồm 3 mảng điều trị y tế, nghiên cứu và giáo dục. Đây là một cơ quan phi lợi nhuận cung cấp điều trị y tế chuyên nghiệp và phương án điều trị y tế mới nhất.

Dường như, Mỹ đã quyết tâm làm cho ra trắng đen bộ mặt không tử tế của Trung Quốc, một đất nước đang tham vọng vươn mình lên siêu cường thế giới cùng với chế độ cộng sản ưu việt nhưng lại đi lên bằng những thành quả khoa học ăn cắp từ các nền dân chủ.

Hải Yến

Nguồn : Thoibao.de, 18/05/2020

Published in Diễn đàn

Tổng thống Trump bỏ ra 1 tỷ đô-la, cố mua công ty Đức nghiên cứu vắc-xin chống virus Vũ Hán (Thoibao.de, 16/03/2020)

Công ty CureVac có trụ sở tại Tübingen - Đức đang khẩn trương nghiên cứu một loại vắc-xin chống virus Corona. Theo tin tức của tờ báo Đức Welt am Sonntag, chính phủ Mỹ đang tìm cách sở hữu độc quyền thành quả này, nhưng Chính phủ liên bang Đức đang cố gắng ngăn chặn.

duc1

Công ty CureVac có trụ sở tại Tübingen - Đức đang khẩn trương nghiên cứu một loại vắc-xin chống virus Corona.

Mỹ và Đức đang phải đối mặt với một tranh chấp kinh tế - chính trị, tuy gián tiếp nhưng mãnh liệt, liên quan đến cuộc khủng hoảng dịch bệnh Corona. Lý do : Bằng cách tài trợ một số tiền lớn, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như cố gắng lôi kéo các nhà khoa học Đức đang nghiên cứu một loại vắc-xin mà có tiềm năng chống virus corona đi sang Mỹ, mục đích để giữ loại vắc xin này cho riêng nước ông. Tờ Welt am Sonntag biết được tin này từ giới chức chính phủ Đức.

Tâm điểm của tranh chấp giữa Đức và Mỹ là công ty CureVac có trụ sở tại Tübingen, công ty này đang hợp tác với Viện Paul Ehrlich của Đức (viện này chuyên về vắc-xin và thuốc y sinh) để sản xuất vắc-xin chống lại vi-rút Sars-CoV-2.

Ông Daniel Menichella, người đứng đầu công ty CureVac cho đến thứ Tư tuần trước, đã tham dự một cuộc họp của các nhà quản lý (manager) dược phẩm với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 2/3 vừa qua. (Xem ảnh chụp đính kèm)

Tổng thống Mỹ hình như đề nghị tài trợ một số tiền lớn cho công ty Đức để đảm bảo công việc của mình. Giới chức Berlin nói là một tỷ đô la. Đặc biệt có vấn đề : Trump làm mọi cách để có được vắc-xin này cho Mỹ. "Nhưng chỉ dành cho Mỹ mà thôi", một giới chức Chính phủ Đức nói.

Chính phủ Đức phản kháng

Chính phủ Đức hiện đang cố gắng ngăn chặn hành động của Trump. Nếu đó chỉ là về công việc nghiên cứu của Viện Paul Ehrlich, thì Chính phủ Liên bang Đức sẽ không khó thực hiện. Bởi vì viện này thuộc về nhà nước, cho nên Chính phủ Đức có thể cấm bán bất cứ lúc nào. Nhưng CureVac là một công ty tư nhân. Một lệnh cấm bán công ty chỉ có thể thực hiện trong các điều kiện đặc biệt.

Chính phủ liên bang hiện đang đi một con đường khác : đại diện của Bộ Y tế và Bộ Kinh tế đang đàm phán với công ty CureVac. "Chính phủ Liên bang Đức rất quan tâm đến vắc-xin này và các dược chất chống lại vi-rút corona chủng mới mà cũng đang được nghiên cứu ở Đức và Châu Âu", người phát ngôn của Bộ Y tế Đức cho biết. "Về vấn đề này, chính phủ Đức đang trao đổi ráo riết với công ty CureVac".

Theo tin từ giới chức ở Berlin cho biết, Đức đang cố gắng giữ chân công ty với các đề nghị tài chính. Tuy nhiên cho đến chiều thứ Sáu vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Công ty CureVac từ chối trả lời câu hỏi của tờ báo.

Đây là một vấn đề về an ninh quốc gia

Theo quan điểm của các quan chức chính phủ Đức, tranh chấp trong trường hợp cụ thể này là vượt xa hơn mức độ bình thường. Bán một công ty với một loại thuốc quan trọng là một vấn đề an ninh quốc gia, căn cứ theo theo Bộ luật Biên giới Schengen, chương 6 áp dụng cho các trường hợp cực kỳ đặc biệt.

Trong đó nói : "Kiểm soát biên giới sẽ giúp chống lại việc nhập cư bất hợp pháp và buôn người cũng như ngăn chặn mọi mối đe dọa đối với an ninh nội địa, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia thành viên".

Trên thực tế tại một số Bộ, một sự di cư của các nhà khoa học hoặc thuyên chuyển kết quả nghiên cứu hiện được đánh giá là một vấn đề thuộc trật tự công cộng. Theo Luật Ngoại thương cũng không thể loại trừ lệnh cấm bán các công ty một khi có nguy cơ về trật tự công cộng hoặc an ninh.

Tuy rằng các công ty khác cũng đang nghiên cứu một loại vắc-xin chống corona, nhưng số lượng người nhiễm bệnh ngày càng tăng sẽ làm tăng áp lực lên Chính phủ Liên bang Đức trong việc giữ chân công ty CureVac với vắc-xin ở lại Đức.

Hiếu Bá Linh

Nguồn : https://amp.welt.de/wirtschaft/article206555143/Corona-USA-will-Zugriff-auf-deutsche-Impfstoff-Firma.html

***********************

Đức chặn Mỹ lôi kéo công ty nghiên cứu vaccine chống virus Corona (VOA, 15/03/2020)

Berlin đang tìm cách ngăn chặn Washington thuyết phc mt công ty Đc đang nghiên cu vaccine chng virus Corona chuyn sang M, theo Reuters.

duc1

Tổng thống Trump muốn mua độc quyền vắcxin Đức vì lỡ hứa ‘vài tháng sẽ có’ ?

Hãng tin Anh dẫn li các chính tr gia Đc nói rng không mt nước nào nên đc quyn v bt kỳ mt loi vaccine nào trong tương lai.

Các nguồn tin trong chính ph Đc hôm 15/3 nói vi Reuters rng chính quyn M đang tìm cách tiếp cn mt loi vaccine tim năng chống Covid-19 mà công ty CureVac ca Đc đang nghiên cu.

Trước đó, t Welt am Sonntag ca Đc đưa tin rng Tng thng Trump đã đ ngh cp vn đ thuyết phc CureVac chuyn sang M, và chính ph Đc sau đó cũng đã có đ xut v tài chính đ thuyết phc công ty này ở li Đc.

Tờ Welt am Sonntag cũng dn li mt ngun tin giu tên ca Đc nói rng ông Trump mun đc quyn tiếp cn vaccine tr virus Corona cho M và "ch cho riêng M".

Một phát ngôn viên B Kinh tế Đc nói rng Berlin "rt quan tâm" ti việc sản xut vaccines Đc và Châu Âu, theo Reuters.

*****************

Iran trên hai mặt trận : Rượu lậu pha trộn và virus corona (RFI, 16/03/2020)

Iran hiện là nước thứ 3 trên thế giới với số ca tử vong lên đến 724 người, và ca nhiễm gần 14.000 trường hợp. Tuy đà lây nhiễm có vẻ chậm lại trong những ngày qua, nhưng quốc gia này lại gặp một nạn khác : rượu pha chất tẩy javel, đã làm 126 người chết những ngày qua.

duc2

Ảnh minh họa : Cảnh sát tịch thu rượu ở Tehran, ngày 22/07/2009. AFP PHOTO/FARZIN NEMATI

Thông tín viên RFI Siavosh Ghazi tường thuật từ Tehran :

"Đây là một hậu quả gián tiếp của dịch virus corona. Trên các mạng xã hội những kẻ lừa đảo đã đăng tải thông tin, theo đó rượu có thể giúp chống virus.

Chỉ cần pha nước javel vào cồn công nghiệp để tạo màu sắc trắng rồi bán đi như là rượu sản xuất thủ công tại chỗ.

Ngoài số người chết, có hơn ngàn người khác bị trúng độc ở khắp Iran, một số trong tình trạng nghiêm trọng ở các bệnh viện.

Chính quyền đã bắt nhiều người đã bán loại "rượu pha trộn" này và cảnh báo người dân về việc tiêu thụ những sản phẩm đó.

Việc chế tạo rượu đã bị cấm ở Iran từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Nhưng nhiều người dân vẫn tiêu thụ rượu làm tại chỗ : một loại vodka rất giống với rượu arak Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo giới y tế số nạn nhân của loại rượu pha trộn này sẽ còn gia tăng trong những ngày tới".

Thành viên của hội đồng bổ nhiệm giáo chủ chết vì Covid-19

Tâm dịch số ba trên thế giới, danh sách nạn nhân Iran tăng cao trong hai ngày cuối tuần. Tổng cộng là 724 người chết, 13.938 ca lây nhiễm, theo số liệu chính thức. Trong số người tử vong hôm Chủ Nhật, có ayatollah Hachem Bathayi Golpayégani, 78 tuổi, một nhân vật cao cấp, thành viên của Hội đồng chuyên gia có vai trò bổ nhiệm và giám sát giáo chủ tối cao.

Mai Vân

Published in Quốc tế

Trump cho phép điều tra thương mại Trung Quốc (VOA, 15/08/2017)

Tổng thng M Donald Trump ngày 14/8 va ký văn kin cho phép điu tra nn Trung Quc đánh cp tài sn trí tu ca Mtuyên bố rng đây là ‘mt bước ln.’

tqhk1

Tổng thng Donald Trump giơ bn ghi nh đã ký cho phép điu tra thương mi Trung Quốc ngày 14/8/17.

Lệnh ca Tng thng ch đo Đi din Thương mi M Robert Lighthizer quyết đnh nên hay không nên điu tra các hành x thương mi ca Trung Quc xem Bc Kinh có buc doanh nghip M hot đng Trung Quc phi chuyn giao sở hu trí tu cho Trung Quc hay không.

"Đại s Lighthizer, ông được quyn xem xét mi phương án có th", Tng thng Trump tuyên b trước khi ký vào bn ghi nh.

"Đây mới ch là bước khi đu", ông Trump nhn mnh.

Trước đó, truyn thông nhà nước Trung Quốc nói vic Tng thng M Donald Trump ra lnh điu tra cách làm ăn ‘không công bng’ ca Trung Quc, có th du đc các quan h song phương.

Động thái có th dn ti vic M tăng mnh thuế quan đánh trên hàng hóa Trung Quc được đưa ra trong bi cnh ông Trump đang hối thúc Trung Quc phi làm nhiu hơn na đ kim hãm chương trình tên la đn đo và ht nhân ca Bc Triu Tiên, và ông đe da có th có hành đng quân s chng li Bình Nhưỡng.

Ông Trump trước đây t ý ông sn sàng nh tay hơn vi Bc Kinh nếu Trung Quc hành đng quyết lit hơn đ kim hãm Bc Triu Tiên.

Trong một bài xã lun, t China Daily, t báo chính thc ca Trung Quc, nói rng điu quan trng thiết yếu là chính quyn Trump ch hành đng vi vã đ mà hi tiếc sau này.

Một gii chức chính phủ M nhn mnh gii pháp ngoi giao đi vi vn đ Bc Triu Tiên và cuc điu tra v cách làm ăn ca Trung Quc mà phía M có th tiến hành, "hoàn toàn không có liên h gì vi nhau", và cuc điu tra này không phi là mt chiến thut đ tăng sc ép đối vi Bc Kinh.

****************

Trung Quốc dọa trả đũa do bị Mỹ điều tra về sở hữu trí tuệ (RFI, 15/08/2017)

Hôm 15/08/2017, Bắc Kinh dọa trả đũa Hoa Kỳ sau khi Washington thông báo mở điều tra nhằm vào Trung Quốc trong hồ sơ sở hữu trí tuệ.

intel1

Thỏa thuận thương mại chống hàng giả ACTA (Accord Commercial Anti Contrefaçon), phương tiện bảo vệ sở hữu trí tuệ toàn cầu - Getty Images/Caroline Purser

Hôm qua, tổng thống Donald Trump đã ký lệnh cho đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer mở cuộc điều tra để xác định xem chính sách thương mại của Trung Quốc có gây tác hại cho các công ty Mỹ về mặt sở hữu trí tuệ hay không.

Chủ yếu Washington lo ngại về cơ chế liên doanh mà Bắc Kinh áp đặt lên các công ty Mỹ : đổi lấy việc thâm nhập thị trường Trung Quốc, các công ty này phải chấp nhận chia sẻ một phần kỹ năng công nghệ của họ cho các đối tác Trung Quốc.

Hôm nay, bộ Thương Mại Trung Quốc ra thông cáo đe dọa sẽ trả đũa Hoa Kỳ. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt gởi về bài tường trình :

"Tổng thống Mỹ Donald Trump gieo gió và có nguy cơ sẽ gặt bão. Bộ Thương Mại Trung Quốc đã cho biết là nước này sẽ không khoanh tay ngồi yên nếu Hoa Kỳ gây tổn hại đến quan hệ thương mại giữa hai nước.

Trước đó, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, cũng đã tuyên bố rằng, "một cuộc chiến tranh thương mại sẽ chẳng đi đến đâu, sẽ chẳng có bên nào thắng, mà bên nào cũng sẽ thua".

Không phải vô cớ mà ông Donald Trump chọn thời điểm này để cáo buộc các công ty Trung Quốc ăn cắp kỹ năng của Mỹ. Bắc Kinh đã cảnh cáo Washington : "Vấn đề bán đảo Triều Tiên và thương mại Mỹ-Trung không có liên quan gì đến nhau. Không nên dùng vấn đề này để gây áp lực trên vấn đề kia".

Đây phải là sự trùng hợp thời điểm hay thật sự là một lời cảnh cáo ? Sáng nay, nhật báo China Daily viết rằng không có nước nào trên thế giới đưa nhiều du khách đến Mỹ như là Trung Quốc. Ba triệu du khách Trung Quốc năm ngoái đã tiêu xài 28 tỷ euro khi đến Hoa Kỳ. Nếu du khách Trung Quốc tẩy chay, đây sẽ là một vố rất đau cho ngành du lịch Mỹ".

Thanh Phương

**********************

Donald Trump gia tăng sức ép trên Trung Quốc về sở hữu trí tuệ (RFI, 13/08/2017)

Theo một số quan chức chính phủ Mỹ ẩn danh, được AFP trích dẫn, tổng thống Donald Trump ngày 14/08/2017 sẽ yêu cầu Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer mở điều tra về các vụ chuyển giao sở hữu trí tuệ mà chính quyền Trung Quốc áp đặt đối với các doanh nghiệp Mỹ. Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên đã khiến quan hệ Trung-Mỹ thêm căng thẳng.

intel2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình tại Palm Beach, ngày 07/04/2017. REUTERS/Carlos Barria/File Photo

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt cho biết phản ứng của Trung Quốc :

"Hai chiếc găng đấu quyền Anh bằng da mầu đỏ, với hình cờ Trung Quốc bên tay trái và cờ Mỹ bên tay phải. Với hình ảnh cắt ghép này, tờ Nhân Dân Nhật Báo phản ứng về lời đe dọa của Mỹ cùng thông điệp : Trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc sẵn sàng so găng.

Bộ Thương Mại Trung Quốc bắn tiếng rằng tốt hơn hết Hoa Kỳ nên tuân theo thủ tục của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Thực vậy, khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã giành được quyền hạn chế các công ty nước ngoài thâm nhập vào các lĩnh vực trọng điểm như sản xuất ô tô hoặc viễn thông. Cách duy nhất để hoạt động tại Trung Quốc là thành lập các công ty liên doanh với các doanh nghiệp Nhà nước. Dĩ nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc có thể tận dụng được kiến thức, kĩ năng của phương Tây.

Trên trang China Daily, một chuyên gia khác cho rằng : "Từ 20 năm nay, Hoa Kỳ điều tra về các công ty của chúng ta nhưng điều này không ngăn cản được nền kinh tế Trung Quốc phát triển".

Thông báo của Mỹ không khiến Bắc Kinh ngạc nhiên nhưng lại được đưa ra vào thời điểm rất nhạy cảm do cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên. Donald Trump tìm mọi cách buộc Bắc Kinh "làm hơn nữa" để thuyết phục Bình Nhưỡng".

Thu Hằng

Published in Quốc tế