Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cuc trao đi trc tuyến đu tiên

Tng thng M Joe Biden và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đã có cuc hp trc tuyến đu tiên đ tho lun nhiu vn đ đang tn ti trong quan h M-Trung.

thuongdinh1

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh hai nước (trực tuyến) hôm 15/11/2021 - Reuters

Hi ngh bt đu vào khong 20h00 ti ngày 15/11 Washington, vài gi sau khi Biden ký ban hành lut cơ s h tng, và kéo dài hơn ba gi đng h. Theo truyn thông Trung Quc, phái đoàn Trung Quc tham gia hi đàm trc tuyến gm Ch tch Tp Cn Bình, Phó Th tướng Lưu Hc, B trưởng Ngoi giao Vương Ngh, Th trưởng Ngoi giao T Phong và y viên B Chính tr Đinh Tiết Tường. Còn phái đoàn M gm Tng thng Joe Biden, B trưởng Tài chính Janet Yellen, Ngoi trưởng Antony Blinken và C vn An ninh Quc gia Jake Sullivan.

Đài truyn hình trung ương Trung Quc (CCTV) cho biết hai nhà lãnh đo đã "tiến hành trao đi sâu rng và toàn din v các vn đ mang tính chiến lược, toàn din và nn tng", nhưng không cung cp thêm chi tiết.

Sao h li gp nhau lúc này ?

K t nhng năm 1980, tt c các đi tng thng M đu gp nhà lãnh đo cp cao nht ca Trung Quc ngay trong năm đu cm quyn. Thông l này được cho là s tiếp tc dưới thi Tng thng Joe Biden. Trên thc tế, chính quyn ca ông mi đây đã công b kế hoch t chc cuc gp trc tuyến đu tiên gia lãnh đo hai nước. Ngoài hai cuc đin đàm hi tháng 2 và tháng 9/2021, Biden và Tp Cn Bình hu như chưa có bt k cuc đi thoi trc tiếp nào k t khi Nhà Trng có ch nhân mi - mc dù c hai nhà lãnh đo đã có cuc gp vi nhng người đng cp Châu Âu, Châu Á và các khu vc khác. Trong bi cnh căng thng trong quan h M-Trung ngày càng gia tăng, hai nước cn tăng cường hiu qu thông tin liên lc, đc bit là cp cao nht.

Cuc cnh tranh giành v trí s mt thế gii đã khiến mi quan h M-Trung ngày càng tr nên căng thng. Trong 10 năm gn đây, Washington có lp trường ngày càng cng rn hơn đi vi Bc Kinh, mà đnh đim là nhng năm cm quyn ca Tng thng Donald Trump. T đó ti nay, c hai đã lao vào cuc chiến"trường k" trên mi mt trn, t quân s đến thương mi, và " quy mô ln hơn bt k cuc đi đu quc tế khác trong lch s đương đi, k c Chiến tranh Lnh".

V thương mi, các quan chc M đánh giá Trung Quc là đi th cnh tranh nguy him. Theo các nhà phân tích, đến cui năm 2021, GDP ca Trung Quc s đt gn 71% GDP ca M (1), trong khi vào thi Chiến tranh Lnh năm 1983, GDP ca Liên Xô ch tương đương 55% GDP M (2). Trung Quc cũng chiếm v trí s mt ca M trong vic thu hút nhiu đu tư nước ngoài nht.

Chính vì vy mà cho dù t khi Tng thng Joe Biden lên ngôi, dù li l ca M mang tính ngoi giao hơn so vi thi ca người tin nhim Donald Trump, nhưng lp trường cng rn vi Trung Quc vn được gi nguyên. Trong Hướng dn chiến lược tm thi v an ninh quc gia được ban hành đu tháng 3/2021 (gii thiu nhng đường li đu tiên v tm nhìn chiến lược), chính quyn Biden tiếp tc coi Trung Quc là i th tim năng duy nht có kh năng kết hp sc mnh kinh tế, ngoi giao, quân s và công ngh đ thách thc mt cách lâu dài h thng quc tế n đnh và m" (3).

Trong báo cáo thường niên được công b đu tháng 11/2021, B Quc phòng M nhn đnh Trung Quc s có lc lượng hi quân hùng hu nht thế gii t nay đến năm 2030, vi 460 tàu chiến các loi. Trong vòng 10 năm, Bc Kinh đã tăng gp đôi ngân sách quân s, hin lên đến 208 t euro (nhưng vn kém ba ln ngân sách ca M, hin là 643 t USD) và tp trung nâng cao năng lc không quân và hi quân(4). 

thuongdinh2

Lc lượng hải quân trong mt bui l Đi Liên, tnh Liêu Ninh, Trung Quc hôm 16/4/2021. Reuters

Ngoài ra, t đây đến năm 2030, Bc Kinh s có khong 1.000 đu đn ht nhân, cao gp hai ln so vi con s ước tính do B Quc phòng M đưa ra năm 2020. Ông Danny Russel - Phó Ch tch v An ninh Quc tế và Đi ngoi, Vin Chính sách Xã hi Châu Á - cho rng vi đà tăng tc ngon mc này cùng vi quy mô đu tư trong h thng"b ba ht nhân", rõ ràng Trung Quc đang chuyn t chính sách răn đe ht nhân sang tn công ht nhân (5).

Chính s cnh tranh gay gt gia hai bên đã dn ti cuc gp này. Mi bên đu có nhng lý do chiến lược riêng đ thúc đy cuc gp gia hai nhà lãnh đo. Chính quyn Biden cho rng vic lãnh đo ca hai quc gia hùng mnh nht thế gii không t chc các cuc hi đàm chuyên sâu trong sut mt năm là điu khó có th chp nhn. Mc dù Chính quyn M tìm cách dn đu bng cnh tranh trong mi quan h vi Trung Quc, như li hai quan chc hàng đu ca M đã viết trước khi vào Nhà Trng, nhưng h không có ý đnh t chi các cuc đi thoi và hot đng ngoi giao vi Chính quyn Trung Quc.

V phn mình, Tp Cn Bình đang bước vào mt năm quan trng đi vi s nghip chính tr ca ông, thi đim mà ông hy vng có th phá v quy ước đ tiếp tc gi chc ch tch nước trong nhim k th ba ti Đi hi đi biu nhân dân toàn quc ln th XX ca Đng Cng sn Trung Quc. Trước thm s kin này, Tp Cn Bình s tp trung nhiu vào vic cng c vai trò lãnh đo ca mình trong nước và hn chế nhng gián đon trong quan h quc tế, k c nhng gián đon có th xut hin trong mi quan h M-Trung.

Vn đ Biển Đông và toan tính ca Vit Nam

Thông báo ca Nhà Trng v cuc gp trc tuyến ca hai nhà lãnh đo này đã cho biết :

"Tng thng Biden nêu quan ngi v các hot đng ca Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tân Cương, Tây Tng và Hng Kông, cũng như nhân quyn trên phm vi rng hơn. Ông nói rõ v s cn thiết phi bo v người lao đng và các ngành công nghip M khi các hot đng kinh tế và thương mi không công bng ca Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ông cũng tho lun v tm quan trng ca mt n Đ Dương - Thái Bình Dương t do và rng m, đng thi th hin quyết tâm tiếp tc ca Hoa K trong vic duy trì các cam kết ca Hoa K trong khu vc. Tng thng Biden nhc li tm quan trng ca t do hàng hi và an toàn hàng không đi vi s thnh vượng ca khu vc. V Đài Loan, Tng thng Biden nhn mnh rng Hoa K vn cam kết vi chính sách "mt Trung Quc", được hướng dn bi Đo lut Quan h Đài Loan, ba Thông cáo chung và Sáu đm bo, như ng Hoa K phn đi mnh m các n lc đơn phương nhm thay đi hin trng hoc phá hoi hòa bình và n đnh trên eo bin Đài Loan" (6).

Như vy, vn đ Bin Đông cũng đã được phía M nhc ti, dù không trc tiếp, nhưng được th hin thông qua cm t "t do hàng hi và an toàn hàng không".

Mt hc gi Campuchia trên mt bài báo mi đây thì cho rng, vic cân bng quan h gia M và Trung Quc trong bi cnh cnh tranh quyết lit gia hai cường quc này, đã khiến Vit Nam hưởng li.

"Xu hướng quan h kinh tế Vit - Trung dường như cho thy Vit Nam s tiếp tc được hưởng li v kinh tế t Trung Quc chng nào nước này vn duy trì dáng v không hp lc vi M. Mi ý đnh chng đi Trung Quc s làm gián đon quan h kinh tế gia hai nước, dn đến thit hi kinh tế cho Vit Nam, nước có nn kinh tế ph thuc nhiu vào Trung Quc" (7).

Đây cũng chính là suy nghĩ ca rt nhiu nhà hoch đnh chính sách đi ngoi ca Vit Nam. H mun c gng né tránh đi đu vi hai cường quc này và mun được hưởng li t s đi đu này.

Tuy nhiên, mi vic dường như không d dàng như và đơn gin như vy. Trong quan h Vit - Trung thì vn đ Bin Đông luôn là "cc xương khó gm".

thuongdinh3

Hình chp hôm 27/3/2021 ca Lc lượng đc bit Philippines cho thy tàu Trung Quc Đá Ba Đu, qun đo Trường Sa. AFP

Trung Quc không d gì mà t b tham vng đc chiếm Bin Đông ca h. Trung Quc sn sàng dùng sc mnh đ đe do vic các quc gia khu vc Bin Đông thăm dò và khai thác du khí trên EEZ ca h, vi lý do "nm trong đường lưỡi bò" ca h. Cho dù, ường lưỡi bò" này không có cơ s nào trong lut pháp quc tế và đã b Toà trng tài trong v Philippines kin Trung Quc bác b nó.

Trang Sáng kiến Minh bch Hàng hi cho biết : "Trong vòng bn tháng qua, các tàu Trung Quc đã tranh giành và thách thc các hot đng khai thác du m và khí đt ca Indonesia và Malaysia ti Bin Đông, nhng din biến dường như đã quá quen thuc". (8)

Mi đây nht, tàu Trung Quc li tiếp tc quy phá hot đng thăm dò ca Malaysia trên vùng bin ca h (9), mc dù Malaysia c gng thân thiết vi Trung Quc, đến mc Ngoi trưởng Malaysia còn gi Ngoi trưởng Vương Ngh là "anh c". Nhưng s thân thiết đó cũng không ngăn cn được vic Trung Quc tiếp tc ln ti trên Bin Đông.

Chính vì vy, nếu quc gia nào cũng tính "khôn li" như Vit Nam, ch mong "trc li" mà không có nhng s đoàn kết, nht trí vi các quc gia Bin Đông khác, thì sm mun gì Vit Nam cũng s b lp li các s kin như Trung Quc đã tng làm vi Vit Nam trên Bin Đông, trong đó có s kin Giàn khoan năm 2014.

Trần Hồng Diễm

Nguồn : RFA, 16/11/2021

Additional Info

  • Author Trần Hồng Diễm
Published in Diễn đàn

Thượng đỉnh Mỹ - Trung và chiếc "la bàn chiến lược" của Liên Hiệp Châu Âu

Cuộc đối thoại qua vidéo hội nghị giữa tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong đêm thứ Hai, 15/11/2021 theo giờ ở Washington, tức sáng sớm ở Bắc Kinh hôm nay, nên các báo Pháp chưa kịp loan tin. Tuy nhiên, nhật báo Le Monde, ấn bản cho hôm nay, ra chiều tối hôm trước, trong bài viết có tựa đề "Hoa Kỳ và Trung Quốc : Từ đối đầu cho đến "cạnh tranh khốc liệt" nhận thấy Washington có sự thay đổi trong lời lẽ đối với Bắc Kinh.

 1111111111111111111111

            Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp phó tổng thống Mỹ Joe Biden, Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 04/12/2013. AP - Lintao Zhang

Le Monde nhắc lại cuộc gặp này với lãnh đạo Trung Quốc, diễn ra sau cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ ngày 09/09 và đã được các cố vấn tổ chuẩn bị trước đó trong nhiều tuần lễ. Cuộc đối thoại giữa hai bên dự trù là kéo dài nhiều giờ, nhằm đặt ra một cách rõ ràng những nền tảng cơ bản cho quan hệ song phương, để không có những "lời qua tiếng lại" quá đáng.

Kể từ sau vụ "to tiếng" nhau trong cuộc họp giữa chính quyền Biden và đại diện Trung Quốc ở Anchorage (Alaska) hồi tháng Ba năm nay, Washington không còn gọi Bắc Kinh là "đối thủ có hệ thống" nữa, thay vào đó là "cạnh tranh khốc liệt". Thuật ngữ này được cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan lần đầu tiên nhắc đến trong một bài phát biểu trước Lowy Institut ở Sydney (Úc) hôm 11/11, khi nói về chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ.

"Thay vào đó, chúng tôi chọn tiến lên trong khuôn khổ mà tổng thống Biden gọi là cạnh tranh khốc liệt. Ở đó, chúng tôi sẽ cạnh tranh mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, kể cả kinh tế và công nghệ. Ở đó, chúng tôi sẽ kiên định bảo vệ các giá trị của mình. Và ở đó, chúng tôi cũng phải nhìn nhận rằng trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ là một tác nhân trong hệ thống quốc tế."

Theo nhận định của Le Monde, sự chuyển đổi về ngôn từ này cho thấy có một ý muốn xác định với Trung Quốc những tiêu chí cho cuộc cạnh tranh, nhằm tránh sự hiểu lầm hay leo thang căng thẳng tiềm tàng. Việc ông Tập Cận Bình thâu tóm mọi quyền hành trong tay, việc ông từ chối công du nước ngoài trong giai đoạn dịch bệnh đang làm gia tăng rủi ro hiểu lầm lẫn nhau. Trong chiều ngược lại, Mỹ thiếu điểm cung cấp thông tin bảo đảm để hiểu được nội tình Trung Quốc, một hệ thống chính trị dày đặc, không rõ ràng.  

Còn phía Bắc Kinh thì sao ? Chính quyền Trung Quốc dường như đang hạ thấp tầm cỡ cuộc nói chuyện, cho đấy chỉ là một "cuộc gặp" chứ chưa phải là "cuộc họp thượng đỉnh", trong khi theo quan điểm của tờ báo, đây thực sự là "thượng đỉnh trực tuyến" như ông Tập Cận Bình đã dành cho thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 05/7/2021.

Nếu như Bắc Kinh tỏ ra không mấy gì lạc quan cho kết quả cuộc họp, đó là vì về mặt chính thức, giới lãnh đạo Trung Quốc đánh giá rằng quả bóng giờ ở trên sân Hoa Kỳ. Từ nhiều tháng nay Bắc Kinh không ngừng lên án "tư tưởng chiến tranh lạnh" của Mỹ. Tờ China Daily, ngay trước cuộc họp nói rằng cuộc họp trực tuyến lần này cho thấy Washington biết rõ là "điều đó chẳng đi đến đâu".

Nếu như trong cuộc họp trù bị với đồng nhiệm Mỹ, ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố "đôi bên có lẽ nên làm việc theo cùng một hướng", thì thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng hôm thứ Bảy 14/11 lại nhấn mạnh đến vấn đề Đài Loan.

Vương Nghị "long trọng" nhắc lại "lập trường" của Trung Quốc và nói rõ rằng Hoa Kỳ nên "thực hiện" chính sách "một nước Trung Hoa duy nhất" và "chấm dứt gởi những tín hiệu sai đến các thế lực đòi độc lập của Đài Loan".

Liên Hiệp Châu Âu sắp có "la bàn chiến lược" ?

Đây chính là tên một dự án an ninh và phòng thủ Châu Âu, được ông Josep Borrell – lãnh đạo ngành ngoại Châu Âu trình bày tại cuộc họp các ngoại trưởng khối 27 nước thành viên hôm thứ Hai 15/11, trong bối cảnh đồng minh lớn Hoa Kỳ dồn hết mọi sự chú ý vào cuộc đọ sức với Trung Quốc, Nga cùng với Belarus gia tăng các hành động quấy nhiễu Liên Hiệp Châu Âu ở sườn phía đông.

Trong tình cảnh này, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp cho rằng Châu Âu cần phải có một định hướng chung, một năng lực tự chủ triển khai nhanh để có thể tự mình ứng phó với những mối đe dọa trực tiếp. Chiến lược này được ông Borrell tóm gọn với báo Le Monde như sau : "Dấn thân ra bên ngoài, đoàn kết ở bên trong, bảo vệ người dân Châu Âu".

Theo ông Borrell, đã đến lúc Liên Hiệp phải chuyển sang chiến lược "hard power", bởi vì "Châu Âu đang lâm nguy", và đang đối mặt với nhiều mối đe dọa : Từ cuộc khủng hoảng di dân giữa Belarus với các nước Ba Lan, Litva và Latvia, những quốc gia biên giới phía đông của Liên Hiệp Châu Âu, căng thẳng với Nga về việc cung cấp khí đốt.

Rồi còn có nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa Nga với Ukraina, cạnh tranh Nga - Pháp ở Mali, tình hình căng thẳng ở vùng Balkan phía Tây. Đó là còn chưa kể đến Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi nước một cách, cũng đang tìm cách kích hoạt những chiếc đòn bẩy của mình tại Châu Âu.

Liên Hiệp Châu Âu còn phải đối mặt với một môi trường địa chính trị thế giới nhiều biến động, vào lúc Hoa Kỳ dồn hết mọi sự quan tâm vào cuộc đọ sức với Trung Quốc. Liên Hiệp Châu Âu hẳn chưa quên hai bài học kinh nghiệm đau đớn gần đây nhất : Việc Hoa Kỳ tổ chức rút quân khỏi Afghanistan mà không tham vấn các đồng minh của NATO và Hiệp ước chiến lược AUKUS, tập hợp ba nước Anh, Úc và Mỹ tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, gây thiệt hại cho nước Pháp. Và trong viễn cảnh đen tối xa hơn là nguy cơ Donald Trump hay một người thân cận nào đó của ông trở lại Nhà Trắng vào năm 2024.

Vẫn theo ông Borrell, vụ việc AUKUS là một "thời khắc", một cơ hội mà Ủy Ban Châu Âu muốn nắm lấy. Tổng thống Mỹ Joe Biden sau cuộc gặp với nguyên thủ Pháp đã nhìn nhận "tầm quan trọng của một nền quốc phòng chung Châu Âu mạnh mẽ hơn". Bởi vì, cho đến lúc này, Mỹ vẫn cho rằng vấn đề quốc phòng xuyên Đại Tây Dương chỉ gói ghém trong khuôn khổ NATO, chứ không phải là Liên Hiệp Châu Âu.

Do đó, theo người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp, sắp tới đây, EU và Mỹ sẽ phải mở các cuộc đàm phán về những dự án quốc phòng chung, để không còn khả năng Hoa Kỳ ngăn chặn việc phát triển ngành công nghiệp Châu Âu bằng cách cản trở xuất khẩu linh kiện.

Một dự án đầy tham vọng. NATO sẽ nghĩ gì ? Nhất là vị tổng thư ký Jens Stoltenberg sẽ có phản ứng ra sao ? Nước Pháp – quốc gia vận động chính cho dự án quốc phòng chung Châu Âu tỏ ra hoài nghi hơn bao giờ hết khi nhìn vào sức ì của các thủ tục trong lòng khối EU. Làm thế nào thuyết phục được các nước thành viên khi mà giữa các nước thành viên, ở Bắc, Nam, Đông và Tây của EU lại không có cùng một cách diễn giải về các mối đe dọa ?

Belarus sắp hứng thêm đòn phạt thứ năm

Liên quan đến cuộc khủng hoảng di dân, báo chí Pháp hôm nay đồng loạt cho biết Liên Hiệp Châu Âu sắp ra loạt trừng phạt thứ năm nhắm vào Belarus. Cụ thể, đó là những đòn phạt gì ?

Đúng vậy, "Liên Hiệp Châu Âu gia tăng các đòn phạt nhắm vào Minsk", như thông báo của Le Figaro. Trong tầm ngắm là những vật và các thực thể Belarus cũng như là các thực thể nước ngoài đồng lõa đưa di dân sang Belarus như các hãng lữ hành, hãng hàng không hay sân bay, thậm chí cả các hãng bảo trì, tu dưỡng máy bay… Danh sách dài ít nhất 30 tên sẽ được công bố trong những ngày sắp tới. Một biện pháp trừng phạt chưa từng có của EU.

Cho đến lúc này, các biện pháp trừng phạt của EU đã nhằm vào 166 nhân vật và 15 thực thể Belarus, trong đó có ông Alexander Lukashenko, con trai ông và cũng là cố vấn an ninh quốc gia, Viktor Lukashenko, cũng như là nhiều nhân vật chủ chốt khác của chế độ, các thành viên của hệ thống tư pháp và các tác nhân kinh tế.

La Croix trong một bài giải mã, nhắc lại những biện pháp hạn chế đầu tiên nhắm vào các nhân vật Belarus bắt đầu từ tháng 9/2004. Tháng 8/2020, EU mới đưa ra những biện pháp trừng phạt thật sự (phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào EU), do những cuộc trấn áp đối lập sau cuộc bầu cử tổng thống. Đến tháng 5/2021, EU gia tăng trừng phạt sau vụ cưỡng ép hạ cánh một chuyến bay Ryanair xuống Minsk để bắt nhà đối lập chính trị Roman Protasevich và vợ sắp cưới của anh, Sofia Sapega.

Trong cuộc khủng hoảng di dân lần này, EU tố cáo chính quyền Belarus cố tình lôi kéo di dân bằng cách cấp visa du lịch qua trung gian của hãng lữ hành nhà nước Belarus là Tsentrkurort. Hãng hàng không quốc gia Belavia tăng số chuyến nối các tuyến giữa Trung Đông và Minsk. Trong vụ việc này còn có sự đồng lõa của nhiều hãng hàng không khác, đưa di dân đi từ Istanbul, Beyrut, Damascus, Tehran, Cairo, Dubai, Doha đến Minsk.

Do vậy, theo Les Echos, chuỗi trừng phạt thứ năm này còn là một lời cảnh cáo của khối 27 nước dành cho những nước nào đang "mơ nghĩ" đến việc dùng dòng di dân như là một công cụ chính trị để gây bất ổn biên giới EU, như Maroc chẳng hạn sau vụ mở cửa cho di dân ùa sang Ceuta hồi tháng 5/2021, sau việc Madrid đón nhận lãnh đạo phong trào đối lập Front Polisario.

Cuối cùng, Le Figaro cho biết thêm là, một số nước thành viên nghi ngờ rằng đòn tấn công này của Belarus, được Nga che chở, còn nhằm mục tiêu đánh lạc hướng những gì đang diễn ra hiện nay ở biên giới Ukraina : Cả một đạo quân hùng hậu ấn tượng đã được Nga điều đến nơi này. Paris và Luân Đôn hôm qua kêu gọi Moskva nên "kềm chế".

Covid lại "đánh" Châu Âu, mỗi nơi một kiểu

Virus corona lại lây lan mạnh lên trên toàn Châu Âu, với những hệ quả không giống nhau giữa các nước. Hiện tại, nước Pháp và một số nước Nam Âu, vùng Địa Trung Hải tạm thời không bị tác động nặng. "Vì sao dịch bệnh lại bùng phát ở Châu Âu ?"

Đây chính là thắc mắc trên trang nhất Le Figaro. Tờ báo cũng tự hỏi : Liệu đây cũng là một tín hiệu báo động ? Bởi vì theo quan sát, dịch Covid-19 lan mạnh trở lại chủ yếu ở các nước Trung, Đông và Bắc Âu. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu nhận thấy tình hình dịch bệnh lần này là "đáng lo", thậm chí là "rất đáng lo", do đặc tính "lây lan nhanh và số ca nhiễm mới là lớn".

Giới chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân để giải thích. Thứ nhất, tại các nước Đông – Trung Âu, tỷ lệ được tiêm đầy đủ là rất thấp chỉ ở mức 20-30% dân số. Cách biệt về tỷ lệ tiêm ngừa giữa Đông Âu với các nước Nam – Tây Âu có khi lên đến 10 điểm. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự giữa Đông và Tây Đức, cho thấy rõ mức độ nghiêm trọng khác nhau giữa hai nửa đất nước.

Thứ hai là do khí hậu. Thời tiết ở Châu Âu đang đổi mùa, chuẩn bị bước vào mùa đông, điều này đang tạo thuận lợi cho việc "duy trì hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể mang mầm virus". Và như vậy Covid đi theo làn gió lạnh thổi từ đông sang tây và đến tận nước Pháp.

Lý giải thứ ba là do mức độ nghiêm khắc của các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Khi quan sát chỉ số nghiêm khắc (stringency index), được thiết lập dựa trên 9 chỉ dẫn (đóng cửa trường học, nơi làm việc, hạn chế đi lại…), và bảng xếp hạng các nước dựa trên bậc thang từ 0-100, giáo sư Pierre Parneix nhận thấy, trong giai đoạn trung tuần tháng 10 đến trung tuần tháng 11/2021, chỉ số nghiêm khắc chẳng hạn tại Pháp và Ý cao hơn tại Đức, Ba Lan, và nhiều nước Đông – Bắc Âu khác. Những nước kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt hơn dường như ít bị tác động hơn lần này.

Cuối cùng, Le Figaro cho rằng, việc tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội cũng góp phần ngăn chặn đà lây lan của virus corona. Một nghiên cứu của Ifof hồi tháng 10/2021 cho thấy mức độ tuân thủ quy định về việc rửa tay là rất thấp tại các nước Bắc Âu (Đức, Anh). Ông Alix Roumagnac, giám đốc Predict Service lưu ý, trong những tuần sắp tới "việc phủ vac-xin, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang hơn bao giờ hết là những biện pháp thiết yếu để hạn chế tác động của khí hậu đối với việc truyền bệnh".

Minh Anh

Additional Info

  • Author Minh Anh
Published in Quốc tế

Hội đàm Trump - Tập : Nói gì về thương mại ? (BBC, 06/04/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói thương lượng về thương mại với Trung Quốc sẽ "rất khó khăn" khi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Florida, hôm thứ Năm.

hoidam1

Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc hội kiến tại Florida

Thương mại sẽ là một trong hai vấn đề chính, cùng với Bắc Hàn.

Vấn đề cho quan hệ thương mại Mỹ - Trung là nó rất mất cân bằng và xảy ra từ lâu.

Riêng trong 2016, Mỹ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 480 tỉ đôla từ Trung Quốc.

Hàng nhập khẩu giúp giữ giá thấp cho người tiêu dùng Mỹ.

Mỹ chỉ bán được 170 tỉ đôla hàng xuất khẩu cho Trung Quốc như máy bay, và mặt hàng nông nghiệp như đậu nành.

Mỹ cũng kiếm tiền từ dịch vụ như đào tạo khoảng 350.000 sinh viên Trung Quốc tại Mỹ.

Trung Quốc là nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ. Trong năm 2016, Trung Quốc chiếm khoảng 60% trong tổng thâm hụt 500 tỉ đôla.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump thường nói ông muốn đưa việc làm sản xuất về lại Mỹ.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ tăng đột biến, được giới kinh tế học gọi là "cú sốc Trung Quốc".

Từ 2000 đến 2007, việc làm sản xuất của Mỹ giảm mạnh, từ 16,9 xuống còn 13,6 triệu. Khủng hoảng tài chính 2008 còn giảm tiếp số lượng, còn 11,2 triệu, mặc dù kể từ đó, con số này trở nên khá ổn định.

Những người làm may mặc và điện tử thuộc số bị ảnh hưởng nặng nhất.

Một số nhà kinh tế cho rằng 40% trong số mất việc thuộc các ngành này có thể liên quan hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Tuy vậy, lượng hàng rẻ cũng tạo ra các việc làm phi sản xuất ở Mỹ, vì người tiêu dùng có thêm tiền để chi các việc khác. Nó giúp cho y tế, giải trí, du lịch. Nên ta có thể nói thâm hụt thương mại hủy hoại một số việc làm mà cũng tạo ra thêm việc làm.

Vậy Tổng thống Trump có thể làm gì ?

Khi là ứng viên tổng thống, ông Trump đe dọa các biện pháp bảo hộ gắt gao như đánh thuế 45% lên hàng Trung Quốc. Nhưng lịch sử chứng tỏ bảo hộ không làm giảm thâm hụt mậu dịch.

Ông cũng dọa nêu tên Trung Quốc là "thao túng tiền tệ".

Suốt nhiều năm, Trung Quốc đã can thiệp để giữ tỉ giá quy đổi thấp, điều này giúp giảm giá hàng hóa và tăng thâm hụt với Mỹ. Nhưng gần đây, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giữ giá tiền cao, khiến xuất khẩu đắt hơn. Mỹ sẽ có lợi nếu khuyến khích xu hướng này.

Lựa chọn hứa hẹn nhất cho Tổng thống Trump là thương lượng để Mỹ tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc thuận lợi hơn.

Trung Quốc có nhiều hạn chế về nhập khẩu, ví dụ đánh thuế ô tô 25%.

Có lẽ quan trọng nhất cho Mỹ là các dịch vụ hiện đại như tài chính, mạng xã hội, viễn thông, y tế, giao thông nói chung đóng cửa trước nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

Đến nay có ít tiến bộ, nhưng việc mở cửa thị trường Trung Quốc sẽ đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Trung Quốc và giúp duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.

Liệu sẽ có chiến tranh thương mại ?

Có lẽ là không, vì các biện pháp bảo hộ sẽ làm hại kinh tế Mỹ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc có đại hội quan trọng vào cuối năm, và sẽ khó để ông Tập Cận Bình có thể làm điều gì cứng rắn trước đó.

Ngay cả sau đó nữa, Trung Quốc chắc sẽ mở cửa thị trường rất chậm.

************************

Bắc Triều Tiên và thương mại phủ bóng thượng đỉnh Trung - Mỹ (RFI, 06/04/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 06/04/2017 tại khu biệt thự Mar-a-Lago sang trọng ở Florida. Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên thủ được đánh giá "rất quan trọng" cho tương lai quan hệ song phương.

hoidam2

Quang cảnh khách sạn Eau Palm Beach, nơi ông Tập Cận Bình nghỉ tại Manalapan, Florida trong thời gian thăm Mỹ từ 05/ 04/2017. REUTERS/Joe Skipper Download Picture

Trả lời thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio, ông Christopher Ruddy, tổng giám đốc trang Newsmax và là bạn lâu năm của tổng thống Donald Trump, nhận định đây là "chuyến viếng thăm mấu chốt", vì thế, chủ tịch Trung Quốc được mời đến Mar-a-Lago.

Trong hai ngày, ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình sẽ đề cập đến nhiều chủ đề như tranh chấp ở Biển Đông, một nước Trung Hoa duy nhất… Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ được hai nhà lãnh đạo đặc biệt lưu ý trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa bắn tên lửa ra biển Nhật Bản (ngày 05/04) dường như để thách thức cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Trong chuyến công du Châu Á vào tháng 03/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng tuyên bố "Thời gian cho mọi lời phát biểu đã hết". "Ưu tiên tuyệt đối" của Hoa Kỳ là "Trung Quốc gây áp lực với Bình Nhưỡng", theo nhận định của bà Susan Thornton, phụ trách khu vực Châu Á tại bộ Ngoại Giao Mỹ.

Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của chế độ Kim Jong-un và được Hoa Kỳ coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh rất cân nhắc về các biện pháp gây sức ép của đối với nước láng giềng vì lo ngại hệ quả địa-chính trị trong trường hợp chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ.

Vấn đề thương mại là một chủ đề quan trọng khác trên bàn đàm phán giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình. Nhà Trắng muốn giảm bớt rào cản của Trung Quốc đối với lĩnh vực đầu tư và tự do trao đổi mậu dịch. Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 350 tỉ đô la. Bắc Kinh áp đặt mức thuế 25% đối với xe hơi nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu nông phẩm, trong đó có thịt bò và lợn.

Trong khi đó, các vấn đề như khí hậu và nhân quyền sẽ không được đề cập trong thượng đỉnh lần này.

Thu Hằng

************************

Động thái bất ngờ của Nhà Trắng khó qua mắt Trung Nam Hải (GDVN, 06/04/2017)

Trump và cộng sự càng mạnh miệng về Biển Đông, Bắc Triều Tiên hay Đài Loan bao nhiêu để rồi sau đó im lặng bấy nhiêu trước Trung Quốc, chỉ càng làm cho...

Những động thái bất ngờ

South China Morning Post, Hồng Kông ngày 6/4 đưa tin, Mỹ đang xây dựng một "liên minh toàn cầu" để chinh phục Bắc Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung ở Florida.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Mỹ Susan Thornton đưa ra phát biểu này sau vụ phóng tên lửa mới nhất mà Bắc Triều Tiên tiến hành sáng hôm qua 5/4. Ông Thornton nói :

"Sự kiên nhẫn đã cơ bản chấm dứt. Chúng tôi đang tìm kiếm một cách tiếp cận kết quả theo định hướng hành động tập trung.

Chúng tôi sẽ cố gắng hợp tác với các đồng minh và đối tác trong một liên minh toàn cầu, để giải quyết vấn đề cấp bách mà trước đây chúng ta chưa thực sự chú tâm".

Nhà nghiên cứu Richard Bush từ Viện Brookings bình luận : 

"Nếu bạn đang chỉ dựa vào biện pháp trừng phạt và tăng cường răn đe Bắc Triều Tiên, điều này phải được tiến hành một cách đa phương và toàn diện, bạn không thể để một mình Trung Quốc phá hoại những nỗ lực ấy".

Trung Quốc đang chịu sức ép ngày càng tăng về quan hệ của mình với Bình Nhưỡng, bởi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Bắc Triều Tiên, đặc biệt là than [1].

Trong một động thái bất ngờ khác có liên quan đến quan hệ Trung - Mỹ, cũng tờ South China Morning Post hôm nay cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã buộc phải loại bỏ cố vấn chiến lược Steve Bannon khỏi Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ ngay trước hội nghị thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình.

hoidam3

Tổng thống Donald Trump và cố vấn Steve Bannon. Ảnh : SCMP.

Sự thay đổi này được xác nhận bởi một quan chức Nhà Trắng cũng như Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford và Dan Coats - Giám đốc Tình báo quốc gia, đứng đầu 17 cơ quan tình báo Mỹ.

Các quan chức này nói rằng, sự thay đổi này giúp Hội đồng An ninh quốc gia quay trở lại chức năng cốt lõi của những gì nó phải làm.

Động thái này đảo ngược hoàn toàn quyết định gây tranh cãi của ông Trump hồi đầu năm, bằng việc giành một ghế quan trọng trong Hội đồng cho một cố vấn chính trị, điều chưa từng có tiền lệ.

Hội đồng An ninh quốc gia bao gồm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và các trợ lý cấp cao khác, bao gồm Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry, người chịu trách nhiệm giám sát kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Nhà Trắng phải vật lộn với đấu đá nội bộ kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức.

Những người chỉ trích vai trò của Steve Bannon trong Hội đồng An ninh quốc gia cho rằng, ông có quá nhiều trọng lượng trong việc ra quyết định với những vấn đề mình thiếu kinh nghiệm [2].

Sở dĩ đây sẽ là điều gây chú ý đặc biệt với Bắc Kinh là bởi, tháng 3/2016, ông Steve Bannon phát biểu trên truyền thông rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc tất yếu sẽ đối đầu trực diện ở Biển Đông trong khoảng 5 đến 10 năm tới. 

Bannon là một trong những trợ lý thân cận của Donald Trump được dư luận cho là có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh.

Trump khó qua mặt Trung Nam Hải

Cá nhân người viết cho rằng, dù có tính toán hay có liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Donald Trump - Tập Cận Bình, thì tác động ảnh hưởng của những tuyên bố và quyết sách nêu trên đến quan hệ Mỹ - Trung không lớn.

Thứ nhất, vấn đề Bắc Triều Tiên không có cách nào giải quyết ổn thỏa mà lại thiếu vai trò và sự tham dự của Trung Quốc, kể cả trong trường hợp động binh như tuyên bố của Ngoại trưởng Rex Tillerson.

Đây rõ ràng vẫn là một chiêu võ mồm trước đàm phán. Tiếc rằng có lẽ Bắc Kinh đã nắm được thóp Washington trong chuyện này, nên với họ không có gì đáng lo.

Thứ hai, việc cố vấn Steve Bannon bị loại khỏi Hội đồng An ninh quốc gia cho thấy nội bộ Nhà Trắng còn quá nhiều vấn đề chưa yên sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền.

Ý định thay đổi của vị Tổng thống thứ 45 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trong một loạt vấn đề đối nội cho đến nay đều dậm chân tại chỗ, hoặc bị công khai gạt bỏ bởi các nhánh quyền lực tư pháp, lập pháp Mỹ.

Nội bộ Hoa Kỳ bất ổn sẽ là một thời cơ tuyệt vời cho Trung Quốc. Nhưng theo người viết, khó có khả năng Bắc Kinh chọn các hành động leo thang mang tính đột biến để Mỹ phải phản ứng mạnh.

Ngược lại, chiến lược tàm thực hay "tằm ăn dâu" đã chứng minh được tính hiệu quả sẽ được Bắc Kinh tiếp tục triển khai trên nhiều cấp độ, từng bước đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ và mở rộng địa bàn cho mình.

Chính cách từng bước độc chiếm Biển Đông đồng thời giữ cho cục diện bán đảo Triều Tiên tiếp tục duy trì trạng thái hiện nay để luôn luôn có con bài mặc cả sẽ làm suy yếu vị thế và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực.

Thứ ba, người viết cho rằng Trung Quốc ý thức rõ đòn bẩy của họ nằm ở sức mạnh kinh tế và thị trường trong cuộc đua quyền lực với Hoa Kỳ trên phạm vi toàn cầu, chứ không riêng khu vực.

Nếu như năm 2014 Quỹ Tiền tệ Quốc tế thông báo rằng Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được đo bằng sức mua, thì hiện nay Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với 43 quốc gia trên thế giới.

Trong khi Mỹ là thị trường lớn nhất đối với 32 quốc gia. Năm nay, Đức vừa tuyên bố Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ [3].

Rõ ràng những mối quan hệ kinh tế này cung cấp cho Bắc Kinh một đòn bẩy thực sự mà Trung Quốc đã cho thấy họ ngày càng thích sử dụng nó vào các vấn đề đối ngoại với Hoa Kỳ cũng như với láng giềng hòng tìm kiếm các lợi ích địa chiến lược

Trung Quốc đang lấn Mỹ từng bước ở Châu Á

Không chỉ đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á - Philippines đã thực hiện chính sách "xoay trục sang Trung Quốc" kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên cầm quyền.

Ngay cả đồng minh chiến lược và thân cận của Mỹ như Australia cũng đang cảm thấy sức nóng từ Trung Nam Hải.

Trong chuyến thăm chính thức nước này vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cảnh báo Úc không được chọn bên trong các tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đó là một sự can thiệp đáng kể trong bối cảnh Australia là đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ trong 2 cuộc Chiến tranh Thế giới cũng như Chiến tranh Triều Tiên hay chiến tranh Việt Nam.

Không có nhiệm kỳ chính phủ nào của Australia đủ khả năng bỏ qua thị trường Trung Quốc, cũng như vai trò đối tác về thương mại và đầu tư của quốc gia này.

Hàn Quốc thời gian qua cũng phải tìm mọi cách xoay sở, đối phó với các thủ đoạn trừng phạt kinh tế ngầm mà Bắc Kinh sử dụng để chống lại các doanh nghiệp và nền kinh tế nước này vì vụ lắp hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn.

Đáng lẽ trong bối cảnh ấy, Mỹ nên chứng tỏ vai trò "chiếc ô an ninh" và đồng minh chiến lược, nhưng chính sách bảo hộ thương mại của Donald Trump không chỉ nhằm vào Trung Quốc, ngay cả các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, ông Donald Trump và cộng sự càng mạnh miệng về Biển Đông, Bắc Triều Tiên hay Đài Loan bao nhiêu để rồi sau đó im lặng bấy nhiêu trước Trung Quốc, chỉ càng làm cho đồng minh và đối tác thêm nghi ngờ và chán nản, chỉ Bắc Kinh là đắc chí, đắc lợi.

Hồng Thủy

Tài liệu tham khảo :

[1] http://www.scmp.com/news/china/policies-politics/article/2085258/us-says-building-global-coalition-subdue-north-korea

[2] http://www.scmp.com/news/world/united-states-canada/article/2085193/trumps-chief-strategist-dumped-us-national-security

[3] http://www.straitstimes.com/opinion/how-trump-can-solve-his-chinese-puzzle

*********************

Việt Nam bị nêu trong danh sách 'gian lận thương mại' của Trump (BBC, 4/04/2017)

Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia 'gian lận thương mại' vừa bị Tổng thống Hoa Kỳ ký lệnh hành pháp hôm 31/03.

hoidam4

Một xưởng may tại Hà Nội

Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, các quốc gia trong danh sách này còn có Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Mexico, Ireland, Ý, Canada.

Lệnh của ông Donald Trump nhằm xem xét lại "lý do và thủ phạm" gây thâm hụt thương mại lên tới hơn 500 tỷ USD mỗi năm với 16 quốc gia, trong đó lớn nhất là Trung Quốc.

Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa Tổng thống Hoa Kỳ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida tuần này.

Nhiều nhà quan sát đánh giá đây là dấu hiệu cảnh báo Bắc Kinh, dù Washington nhấn mạnh lệnh của Tổng thống Trump không tập trung cụ thể vào bất kỳ một quốc gia nào.

Bản thân ông Trump không tiếc lời chỉ trích các nền kinh tế nói trên.

"Họ là những kẻ lừa đảo. Từ giờ trở đi, những ai phá luật sẽ phải chịu hậu quả và sẽ có những hậu quả nghiêm trọng", Tổng thống Trump nói mà không nhắc tên bất kỳ nước nào.

Phát biểu tại Phòng Bầu Dục hôm 31/03/2017 sau khi ký sắc lệnh, ông nói :

"Hàng nghìn nhà máy bị đánh cắp đi khỏi đất nước chúng ta, nhưng những người Mỹ không có tiếng nói nay đã có tiếng nói của họ trong Tòa Bạch Ốc. Chính quyền của tôi sẽ chấm dứt các vụ trộm cắp sự thịnh vượng của Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ bảo vệ nền công nghiệp của mình và tạo ra sân chơi bình đẳng cho người lao động Mỹ".

Lệnh này cũng sẽ khởi động cuộc điều tra "từng quốc gia một, từng sản phẩm một" trong 90 ngày, theo Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.

Điều tra sẽ truy tìm chứng cứ cho thấy có "lừa đảo", các hành vi sai phạm, thỏa thuận thương mại không đúng cam kết, thi hành lỏng lẻo, sai lệch về tiền tệ và "những giới hạn gây phiền nhiễu của Tổ chức Thương mại Quốc tế", trang Investvine dẫn lời.

'Bán phá giá'

Trang USA Today trích lời ông Peter Navarro, cố vấn thương mại cao cấp của tổng thống, nói đây là phần "cực điểm" trong lời hứa mang lại công việc cho người Mỹ được đưa ra từ chiến dịch tranh cử của ông Trump.

"Hôm nay, đây là khởi đầu của việc thực hiện những lời hứa đó một cách vĩ đại", tiến sỹ Navarro nói.

Thư ký báo chí Nhà Trắng, Sean Spicer nói nhiều quốc gia "bán phá giá hàng hóa giá trị thấp" vào thị trường Hoa Kỳ, khiến doanh nghiệp nội địa "không thể" cạnh tranh với mức "giá rẻ giả tạo".

"Vấn đề này đặc biệt xuất hiện ở những quốc gia mà chính quyền trợ cấp xuất khẩu hàng hóa sang đất nước chúng ta. Vậy, để ngăn cách làm này, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ có cơ chế đánh giá cách giao dịch kiểu này và áp dụng hình phạt tài chính, được gọi là thuế chống trợ cấp, khi cơ quan này xác định có xảy ra tình trạng bán phá giá độc hại", Financial Time dẫn lời ông Spicer nói.

Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ lớn nhất với Trung Quốc (347 tỷ USD), Nhật Bản 68,9 tỷ USD ; với Việt Nam, con số này là 32 tỷ USD.

Bộ trưởng Wilbur Ross giải thích thêm, con số thâm hụt thương mại không hoàn toàn do các thỏa thuận thiếu công bằng hay gian lận mà còn do lượng nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ, hoặc việc buộc phải nhập khẩu một số sản phẩm Hoa Kỳ không sản xuất, Investvine viết.

Dự kiến vấn đề này cũng sẽ được đưa vào lịch trình trong cuộc gặp Donald Trump - Tập Cận Bình ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida sắp tới.

Published in Quốc tế