Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không quân Trung Quốc đang luyện tập để tấn công vào các mục tiêu của Hoa Kỳ (RFA, 19/08/2018)

Không quân Trung Quốc đang mở rộng vùng hoạt động của máy bay ném bom, tích luy kinh nghiệm và có thể đang luyện tập để nhắm vào các mục tiêu của Hoa Kỳ và đồng minh.

tq1

Chiến đấu cơ Su-35, Su-35 bay cùng máy bay ném bom H-6K trong một cuộc tập trận của Trung Quốc. Reuters

Một báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gửi cho Quốc hội hôm 16/8 đã đưa ra nhận định như vậy.

Theo báo cáo, "trong vòng 3 năm qua, quân đội Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay ném bom trên mặt nước, tích luy kinh nghiệm ở những vùng biển có tầm quan trọng và có thể đang luyện tập để tấn công nhắm vào các mục tiêu của Hoa Kỳ và đồng minh".

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập đến máy bay ném bom H-6K được Trung Quốc đưa vào hoạt động từ năm 2013 và có gắn tên lửa hành trình khiến cho loại máy bay này có khả năng nhắm bắn đến những mục tiêu xa như Australia và đảo Guam.

Máy bay H-6K cũng đã được Trung Quốc cho triển khai trong các cuộc tập trận gần Đài Loan thời gian qua.

Hồi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc cũng cho biết nước này đã cho triển khai máy bay H-6K ra khu vực Biển Đông. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, máy bay H-6K đã hạ và cất cánh từ đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 17/8 lên tiếng phản đối báo cáo mới của Lầu Năm Góc, gọi đây là một phỏng đoán thuần túy.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết "Trung Quốc đang trên đường phát triển hòa bình và theo đuổi một chiến lược phòng vệ quốc gia, và luôn là một bên đóng góp vào hòa bình, bảo vệ trật tự toàn cầu". Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng khẳng định "việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc là để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và các lợi ích phát triển, cũng như hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới".

****************

Quan hệ an ninh Việt – Mỹ ‘phát triển nhanh chóng’ (VOA, 19/08/2018)

Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ mới ra tuyên bố nói rằng "mối quan hệ an ninh của Mỹ với Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây", và rằng "hai nước chia sẻ một tầm nhìn chung về tương lai của một khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

tq2

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert.

"Mối quan hệ đối tác an ninh mạnh mẽ của chúng tôi dựa trên sự cam kết chung nhằm làm sâu sắc quan hệ quốc phòng và quyết tâm chung để xử lý các thách thức an ninh khu vực", tuyên bố hôm 16/8 có đoạn.

Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng tầm nhìn chung này đã được nêu lên trong tuyên bố chung Mỹ - Việt nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump hồi tháng 11 năm 2017, cũng như trong các chuyến công du sau đó của quan chức quốc phòng và ngoại giao Hoa Kỳ.

Tuyên bố trên được công bố đúng dịp bà Andrea L. Thompson, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, thăm Việt Nam trong chuyến công du ba nước.

Trên Twitter chính thức, bà Thompson cho biết đã gặp quan chức ngoại giao và quốc phòng Việt Nam để bàn về nhiều vấn đề, trong đó có an ninh hàng hải.

Nữ quan chức ngoại giao Mỹ cho biết bà còn tới thăm nhà tù Hoa Lò, và đó là "một sự nhắc nhớ đầy xúc động về quá khứ chung của chúng ta" cũng như cho thấy một chặng đường dài "hai nước đã trải qua".

Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố về mối quan hệ hợp tác an ninh song phương ít ngày sau khi một quan chức Mỹ cho VOA Việt Ngữ biết rằng Hà Nội có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới hàng chục triệu đôla.

Tuyên bố cũng nhắc tới việc Bộ Ngoại giao Mỹ cho phép các vụ mua bán cho Việt Nam trị giá 25 triệu đôla trong chương trình Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS) từ năm 2012 tới năm 2017.

DCS là một trong hai chương trình chính để Hoa Kỳ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác. Chương trình kia là Mua bán Quân sự Nước ngoài (FMS).

Ngoài ra, theo phía Mỹ, cũng trong khoảng thời gian trên, "Việt Nam đã nhận hơn 55 triệu đôla hỗ trợ an ninh do Bộ Ngoại giao Mỹ cấp theo chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF)".

"FMF hỗ trợ tài chính cho việc chuyển giao và nâng cấp một tàu cũ của Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho Việt Nam theo chương trình cung cấp Thiết bị Quốc phòng Dư thừa (EDA)", tuyên bố viết tiếp.

"Đây là việc chuyển giao quốc phòng lớn đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam, và hiện là con tàu lớn nhất trong kho quân sự của Việt Nam".

tq3

Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, và Chuẩn đô đốc Tuần duyên Hoa Kỳ Michael J. Haycock, trợ lý tham mưu trưởng về quân dụng và cán bộ chuyên trách quân dụng, tại lễ chuyển giao tàu tuần duyên trọng tải cao ở Honolulu, Hawaii, tháng Năm năm ngoái.

Theo Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, EDA là chương trình "cung cấp thiết bị quân sự dư thừa cho đối tác Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh để hỗ trợ cho các nỗ lực hiện đại hoa an ninh và quân đội của họ".

"FMF cho Việt Nam còn bao gồm một khoản 10,25 triệu đôla trong năm tài khoa 2017 theo Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á nhằm củng cố nhận thức trong lĩnh vực hàng hải, gia tăng sự hiện diện của các nước đối tác trong lãnh hải của họ cũng như giúp họ duy trì các quyền và quyền tự do theo luật hàng hải quốc tế", Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Tuyên bố về hợp tác an ninh Mỹ - Việt được công bố đúng ngày Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng quân đội Trung Quốc "đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của các máy bay ném bom trên các vùng biển" và "nhiều khả năng đang huấn luyện để tấn công các mục tiêu của Mỹ và các đồng minh". Hai ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã "kiên quyết phản đối" nhận định này.

Trong một tuyên bố cho thấy nhân quyền vẫn là một vấn đề gai góc trong quan hệ Việt - Mỹ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 17/8 cho biết "hết sức quan ngại" về vụ kết án nhà hoạt động Lê Đình Lượng 20 năm tù giam và 5 năm quản chế, coi "xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và các án tù khắc nghiệt đối với các nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam là điều đáng lo ngại".

Viễn Đông

********************

Bóng dáng Việt Nam trong luật quốc phòng Mỹ (VOA, 16/08/2018)

Luật quốc phòng của Mỹ, mới được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký ban hành, có nhiều điểm được cho là cứng rắn hơn với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tức giận, nhưng lại giúp Việt Nam "hưởng lợi".

tq4

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký ban hành Luật Chính sách Quốc phòng Mỹ tại một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở New York hôm 13/8.

Luật Chính sách Quốc phòng 2019, được đặt kèm theo tên của thượng nghị sĩ nhiều duyên nợ với Việt Nam, ông John McCain, đề ra mức chi tiêu quốc phòng 716 tỷ đôla mà nguyên thủ Mỹ nói là "khoản đầu tư đáng kể nhất vào quân sự và các binh sĩ trong lịch sử hiện đại".

Ông Murray Hiebert, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở thủ đô Washington, nói với VOA tiếng Việt rằng luật "có một số điều khoản mới liên quan tới các hành động củng cố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông".

tq5

Luật Chính sách Quốc phòng Mỹ 2019 được đặt kèm theo tên của Thượng nghị sĩ John McCain.

Nhà nghiên cứu này nói thêm : "Luật này yêu cầu Bộ Quốc phòng phải đệ trình một báo cáo lên Quốc hội cũng như công bố cho công chúng biết bất cứ khi nào Lầu Năm Góc phát hiện sự gia tăng đáng kể các hành động quân sự mang tính cưỡng chế hay các hoạt động bồi lấp đảo và xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Biển Đông. Mục tiêu là soi chiếu hành vi của Trung Quốc với hy vọng rằng nguy cơ gây tổn hại tới danh tiếng sẽ buộc Bắc Kinh phải thay đổi hành vi của mình".

Ngoài ra, theo ông Hiebert, "luật mới đề ra yêu cầu rất cao đối với Trung Quốc nếu nước này muốn trở lại tham dự cuộc Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) mà năm nay Bắc Kinh lần đầu tiên bị cấm tham gia. Trung Quốc bị cấm dự cuộc thao dượt RIMPAC cho tới khi nào nước này ngưng mọi hành động bồi lấp đảo nhân tạo ở Biển Đông, dỡ bỏ mọi vũ khí tại các nơi bồi đắp và thiết lập hồ sơ theo dõi bốn năm, cho thấy nước này có các bước đi nhằm ổn định Biển Đông và khu vực kế cận".

Hồi tháng Năm, Hải quân Mỹ mời Việt Nam tham dự sự kiện quy mô lớn với sự hiện diện của 47 tàu chiến, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25 nghìn quân nhân của 26 quốc gia.

tq6

Một tàu chiến Mỹ tham dự RIMPAC.

Theo quan sát của phóng viên Voa tiếng Việt, Luật Chính sách Quốc phòng của Mỹ còn đổi tên "Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á" thành "Sáng kiến An ninh Hàng hải Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương", theo đúng như đường lối chính sách ngoại giao dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Đầu tháng Tám, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo rằng Mỹ cam kết cung cấp gần 300 triệu đôla nhằm "thúc đẩy an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Khoản tiền được dùng nhằm "củng cố an ninh hàng hải" và "chống lại các mối đe doa xuyên quốc gia" sẽ được trao cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Nhà nghiên cứu Hiebert nói rằng Việt Nam có thể "hưởng lợi" từ Luật về chính sách quốc phòng 2019 của Mỹ.

Chuyên gia về Đông Nam Á của CSIS nói thêm : "Luật mới tạo cơ sở cho Hoa Kỳ giúp đỡ các nước láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia bằng cách thúc đẩy nhận thức về lĩnh vực hàng hải để các nước này có thể nắm rõ hơn về những gì Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông. Chiến lược của Mỹ phần lớn dựa trên các hoạt động tự do hàng hải và việc củng cố khả năng cho các nước láng giềng của Trung Quốc".

Tuy nhiên, ông Hiebert nói thêm rằng "điều không có trong luật này đó là đưa ra một chiến lược toàn diện, rộng hơn về cách thức Hoa Kỳ cùng các quốc gia bạn hữu và đồng minh như Nhật, Australia, Ấn Độ và Liên hiệp châu Âu thách thức các hành động tiếp tục củng cố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông".

Luật về quốc phòng 2019 của Mỹ còn nhắc đích danh Việt Nam trong phần nói tới các hoạt động tẩy độc dioxin ở sân bay Biên Hoa với việc "không chuyển quá 15 triệu đôla trong năm tài khoa 2019" cho nỗ lực này.

Dự luật Chính sách Quốc phòng của Mỹ được ký thành luật đúng thời gian Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, bà Andrea L. Thompson, công du ba nước trong đó có Việt Nam.

Trên Facebook hôm 16/8, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viết : "Tôi rất vui mừng được gặp gỡ Thứ trưởng Hoa Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Andrea Thompson để chia sẻ những nỗ lực của Đại sứ quán nhằm hỗ trợ việc phát triển một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập góp phần vào an ninh quốc tế, tham gia vào thương mại tự do, công bằng và có đi có lại, đồng thời tôn trọng nhân quyền và pháp quyền".

Viễn Đông

*****************

‘Tàu cứu nạn’ ở Trường Sa : Vỏ bọc của Trung Quốc ? (VOA, 19/08/2018)

Bắc Kinh đã lần đầu tiên đặt vĩnh viễn một tàu nghiên cứu và cứu nạn ở Biển Đông, và bước đi gây quan ngại các quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp này bị coi là một "vỏ bọc" của Trung Quốc.

tq7

Tàu và trực thăng Trung Quốc tham gia "cứu hộ" ở Biển Đông.

Bộ Giao thông Trung Quốc mới đây đã đưa con tàu mà Tân Hoa Xã nói là có thể chống đỡ sóng cao tới 6 mét tới Trường Sa. Con tàu có tên Cứu hộ Biển Nam 115 còn có bãi đáp trực thăng.

Quan chức của Bộ này được trích lời nói rằng Trung Quốc sẽ "liên tục cải thiện khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu nạn hàng hải ở Biển Đông theo các thoa thuận quốc tế".

Các chuyên gia nhận định với Voa rằng Trung Quốc có thể đã triển khai tàu và quảng bá hình ảnh tốt đẹp về nước mình quanh nỗ lực cứu nạn, sau khi khiến nhiều quốc gia láng giềng tức giận vì các hoạt động quân sự hoa ở vùng biển tranh chấp với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Ông Jonathan Spangler, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Biển Đông ở Đài Bắc, Đài Loan, nhận định với Voa : "Toàn bộ chuyện rầm rộ thông báo một hoạt động mang tính nhân đạo như vậy nhằm để che đậy việc quân sự hoa rõ ràng và tẩy não bằng một vỏ bọc thân thiện".

Những năm gần đây, Trung Quốc đã cấp tập xây cất các đảo nhân tạo trên Biển Đông, và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị từng tuyên bố rằng Bắc Kinh làm vậy để "tự vệ" trước "áp lực từ Hoa Kỳ".

tq8

Công trình xây dựng của Trung Quốc trên một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.

"Trung Quốc có thể tìm cách để làm dịu sức nóng từ các hành động quân sự bằng cách công bố các hoạt động cứu nạn, nhưng tôi không nghĩ rằng nó sẽ giúp thay đổi nhận thức", ông Euan Graham, Giám đốc An ninh Quốc tế tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney, nhận định với VOA.

"Nó giống như đang có một cuộc chiến PR [quan hệ công chúng], nhưng tôi nghĩ rằng khả năng giành chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc chiến về quan hệ công chúng này kém hơn vài năm trước vì tôi nghĩ rằng yếu tố quân sự [ở Biển Đông] ngày càng trở nên lộ rõ, khó có thể che giấu".

Ông Graham nói rằng các tàu và máy bay quân sự Trung Quốc đã được triển khai ra Biển Đông trước cả tàu cứu nạn.

Các nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh có thể đang hy vọng sẽ đuổi kịp chính phủ các nước khác bằng việc đưa tàu cứu hộ ra vùng biển tranh chấp.

Đài Loan, đối thủ chính trị của Trung Quốc, đã thực hiện công tác nghiên cứu và cứu hộ tại Thái Bình mà Việt Nam gọi là Ba Bình, hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa.

Một quan chức tuần duyên Đài Loan nói hồi năm 2015 rằng cơ quan của ông đã cứu các ngư dân không phải là Đài Loan khỏi các cơn bão ở Trường Sa.

Năm ngoái, các binh sĩ Australia đã tham gia một cuộc diễn tập cứu hộ với lực lượng Philippines ở một vịnh gần Biển Đông.

Bà Maria Ela Atienza, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Philippines Diliman, cho rằng các nhà lập pháp Philippines có thể coi tàu cứu hộ của Trung Quốc với một thái độ "ngờ vực".

Published in Quốc tế

Trường Sa : Trung Quốc biến đá Chữ Thập thành căn cứ không quân (RFI, 06/01/2018)

Trung Quốc đã xây dựng và gia cố nhiều công trình trên đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), thuộc cụm đảo Nam Yết của quần đảo Trường Sa, và biến thực thể này thành một căn cứ không quân vững chắc.

truongsa1

Không ảnh vệ tinh của CSIS chụp ngày 16/06/2017 cho thấy nhiều công trình quân sự được Trung Quốc xây dựng trên đảo Đá Chữ Thập. CSIS/Reuters

Ngày 05/01/2018, trang Philstar đăng lại không ảnh đá Chữ Thập được chiếu trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, cho thấy một khu căn cứ không quân có diện tích 2,8 km2 trên đảo này.

Đường băng được xây trên đá Chữ Thập đủ dài để máy bay ném bom chiến lược H-6K có thể hạ cánh. Ngoài ra, trên thực thể này còn có một bệnh viện và nhiều công trình quân sự khác.

Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền đối với đá Chữ Thập nhưng thực thể này bị Trung Quốc kiểm soát từ năm 1988.

Trong một thông cáo được Philstar trích dẫn, bộ Ngoại Giao Philippines tuyên bố Manila "tiếp tục đối thoại hữu nghị nhưng thẳng thắn với các bên có liên quan về vấn đề Biển Đông qua các diễn đàn song phương và đa phương".

Philippines tái khẳng định sẽ không từ bỏ lãnh thổ của mình ở Biển Đông, như phát biểu trước đó của thư ký bộ Ngoại Giao Alan Peter Cayetano.

Ngày 03/01/2018, tổng thống Philippines Duterte đã tái bổ nhiệm năm đặc sứ về vấn đề Trung Quốc để "thúc đẩy quan hệ chặt chẽ" với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Nhiệm kỳ mới của họ kéo dài từ 01 tháng Giêng đến 30/06/2018.

Thu Hằng

********************

Trung Quốc phóng nhiều vệ tinh, tăng cường kiểm soát biển (VOA, 06/01/2018)

Một tnh ca Trung Quc có kế hoch bt đu vào năm ti s phóng 10 v tinh bên trên vùng bin đang có tranh chp. Kế hoch này s giúp Trung Quc tìm các ngun tài nguyên thiên nhiên quan trng cũng như phn ng nhanh vi bt kỳ đng thái nào ca tàu nước ngoài, nó cũng thúc đy Trung Quc đi đu so vi 5 chính ph Châu Á khác.

tq1

Một cuc phóng v tinh ca Trung Quc tnh Thim Tây, Trung Quc, 21/11/2017.

Học vin Vin thám Tam Á ca tnh đo Hi Nam, Trung Quc, d đnh phóng các v tinh t năm 2019 đến năm 2021, Tân Hoa Xã đưa tin hi tháng 12/2017. Hãng thông tn nói vic phóng v tinh s giúp "ph sóng vin thám" trên Bin Đông và chp các hình nh "suốt ngày đêm".

Trung Quốc hy vng tìm được nhng đàn cá ln trên vùng bin rng 3,5 triu kilomet vuông trước khi nước khác tìm được. H cũng có th s dng các v tinh đ phát hin và nhanh chóng theo dõi nhng gì các nước khác làm trên bin. Mt kh năng khác là sử dng đ tr giúp cho quân đi.

Trung Quốc đòi ch quyn đi vi khong 90% vùng bin, da vào tài liu lch s.

Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia và Philippines cũng tuyên b ch quyn đi vi trên Bin Đông, đi chi li tuyên b ca Trung Quốc.

Trong số các v tinh được trin khai t tnh Hi Nam, 6 v tinh quang hc s s dng ánh sáng trong không gian trng đ truyn d liu không dây ti các mng vin thông hoc các mng máy tính. Hai chiếc là v tinh siêu ph, có th phân tích tng đim nh trong mt hình nh phc tp đ tìm các vt th hoc phát hin các din biến. Hai v tinh khác là radar khu đ tng hp (SAR), thường có th to ra hình nh ba chiu ca cnh quan.

n Đ đã lên kế hoch vào năm 2016 cung cp cho Vit Nam mt trm x hình ảnh đ có th tiếp cn các hình nh t v tinh quan trc ca n Đ.

Các chuyên gia nói rằng các nước khác có tuyên b ch quyn đi vi Bin Đông không có gì so ni vi kế hoch ca Trung Quc.

*******************

Trung Quốc sắp đưa thêm tàu chiến vào biển Đông và Ấn Độ Dương (RFA, 05/01/2018)

Một khu trục hạm mới sắp được đưa vào hoạt động chính thức và một tàu sân bay thứ ba đã bắt đầu được chế tạo là tin mà truyền thông chính thức của Trung Quốc loan đi trong hai ngày 4 và 5 tháng giêng năm 2018.

tq2

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ở Hong Kong hôm 7/7/2017 - AFP

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời một chuyên gia Hải Quân Trung Quốc vào ngày 5 tháng giêng rằng dự kiến chiếc khu trục hạm do chính Trung Quốc đóng sẽ được đưa vào hoạt động tại Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Trong khi đó theo Nhật báo Giải Phóng Quân Trung Quốc thì hiện tại công nhân đang thực hiện việc lắp đặt các đường ống dẫn cáp cho chiếc khu trục hạm đang trong giai đoạn hoàn thiện thân tàu tại Nhà máy Giang Nam ở Thượng Hải.

Ngoài ra cũng theo Nhật báo Giải Phóng Quân Trung Hoa thì chiếc khu trục hạm sẽ được trang bị các hệ thống hiện đại phòng không, chống tên lửa, chống hạm cũng như các loại vũ khí chống tàu ngầm.

Khả năng đa dạng của chiếc khu trục hạm hàm nghĩa nó có thể thực hiện những nhiệm vụ độc lập tại những vùng khơi xa. Ngoài ra theo các chuyên gia Hải quân Trung Quốc thì chiếc khu trục hạm này còn có thể tham gia phối hợp trong đội hình của một hàng không mẫu hạm.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo còn cho biết sau khi ghi nhận ý kiến của các quan chức quân sự cũng như binh sĩ, nhóm thiết kế khu trục hạm đã thay đổi bản vẽ ban đầu dành cho trực thăng trên chiến hạm này, nâng độ cao của các cabin trên tàu… Một công nghệ mới cũng được nghiên cứu để dùng trong việc hàn thân khu trục hạm. Vật liệu đóng thân chiến hạm này cũng là một loại vật liệu mới.

Những chất liệu chống sốc, chống ồn và giúp lưu thông không khí trong khu sinh hoạt của thủy thủ đoàn cũng là những loại mới.

Vào ngày 4 tháng giêng, mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan tin Trung Quốc đã bắt đầu công tác đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba của nước này. Điều đáng chú ý là chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ có hệ thống tân tiến giúp máy bay cất cánh nhanh hơn.

Những nguồn tin thân cận với Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc cho Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng biết như thế và nói rõ địa điểm thực hiện cũng tại Nhà máy Đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải.

Công tác được xúc tiến sau khi lãnh đạo quân đội Trung Quốc gặp nhau tại Bắc Kinh sau kỳ họp thường niên Quốc Hội và cơ quan lãnh đạo tư vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc.

Vì việc đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba phức tạp và có nhiều thử thách hơn hai chiếc vừa qua, cho nên có thể phải mất chừng hai năm Trung Quốc mới hoàn tất phần thân hàng không mẫu hạm này.

Hải Quân Trung Quốc cho biết các chuyên gia, kỹ sư đóng tàu từ Thượng Hải và Đại Liên được cử tham gia công việc. Tổng số nhân sự tham gia còn được chủ tịch Tập Đoàn Đóng Tàu Nhà nước Trung Quốc, Hồ Văn Minh, nói là 5 ngàn người.

Chi tiết kỹ thuật được tiết lộ là chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba được bắt đầu đóng có lượng giản nước hơn chiếc Liêu Ninh từ 80 ngàn đến 100 ngàn tấn.

Liêu Ninh là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc. Chiếc tàu được tân trang từ chiếc do Liên Xô đóng và Trung Quốc mua lại của Ukarine. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh được đưa vào hoạt động từ năm 2012.

Cho đến nay tất cả mọi nguồn tin đều cho rằng còn quá sớm để có thể đưa ra thời điểm chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba của Trung Quốc được hạ thủy. Trong khi đó giới chuyên gia hải quân cho biết Bắc Kinh lên kế hoạch có 4 nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm hoạt động vào năm 2030.

Chiếc hàng không mẫu hạm thứ nhất do chính Trung Quốc thiết kế và đóng dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2018.

Nhật báo Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc cũng loan tin Hải quân nước này cũng vừa bắt đầu công tác huấn luyện cho đội ngũ phi công lái chiến đấu cơ thuộc hàng không mẫu hạm ; thay vì tuyển từ lực lượng khộng quân như lâu nay.

*********************

Trung Quốc bắt đầu đóng tàu sân bay thứ ba (VOA, 06/01/2018)

Trung Quốc bt đu đóng tàu sân bay th ba vi h thng phóng máy bay công ngh cao, t South China Morning Post đt Hng Kông đưa tin hôm 5/1, dn li các quan chc Gii phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA).

tq3

Tàu sân bay thứ hai ca Trung Quc được h thy Đi Liên, tnh Liêu Ninh, 26/4/2017.

Tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc đã h thy tàu sân bay đu tiên do h t đóng. Song nó cũng là tàu sân bay th hai trong lc lượng hi quân ca nước này.

Nhà máy đóng tàu ở Thượng Hi hin đang lp phn thân ca chiếc tàu th ba, d kiến s mất khong hai năm.

"Việc đóng tàu sân bay mi s phc tp và khó khăn hơn hai tàu kia", mt quan chc PLA được trích li cho hay.

Trung Quốc lâu nay c xây dng lc lượng hi quân "bin xa", h dành ưu tiên cho hi quân vì h nhm đến m rng nh hưởng của Trung Quốc tm toàn cu.

Trung Quốc cũng đã thiết kế mt loi máy bay hot đng t boong tàu sân bay và hin đang đào to các phi công.

Các nguồn tin cho biết vn còn quá sm đ nói khi nào chiếc tàu th ba được đưa vào s dng.

Trung Quốc có kế hoch đưa bn nhóm tàu sân bay chiến đu vào hot đng mun nht là vào năm 2030, theo South China Morning Post.

(theo outlookindia.com, thestatesman.com)

Published in Châu Á

"Chúng tôi không thể ngăn chặn được những việc làm của Trung Quốc". Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phát biểu như thế hôm Chủ nhật 19/03/2017. Vị tổng thống ăn sóng nói gió của Philippines bỗng nhu mì hẳn khi nói về kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một "trạm quan trắc môi trường" trên bãi cạn Panatag của nước mình tại Biển Đông.

chientranh1

Các tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough ở cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Ảnh chụp ngày 10/04/2012. REUTERS/Philippines Army Handout

Panatag, được biết đến nhiều hơn với tên Scarborough, đơn thuần là một tập hợp những hòn đá chỉ nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Có vẻ như không đáng chú ý, nhưng theo tạp chí Forbes của Mỹ, thực thể này là nơi mà Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải vạch ra những giới hạn, để có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực chặn đứng sự xâm lăng của Trung Quốc.

Thứ Hai tuần trước, tờ báo chính thức Hải Nam nhật báo đã dẫn lời Tiêu Kiệt (Xiao Jie), bí thư thành ủy Tam Sa (Sansha), nói rằng trong năm nay Trung Quốc có kế hoạch chuẩn bị xây dựng các trạm quan trắc trên sáu thực thể ở Biển Đông, gồm năm trạm ở quần đảo Hoàng Sa và một trên bãi cạn Scarborough.

chientranh2

Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý và cách đất liền gần nhất của Trung Quốc là đảo Hải Nam đến 550 hải lý. Trung Quốc xâm lăng Scarborough của Manila vào năm 2012, dùng các tàu lao lên chiếm bãi cạn này và đuổi ngư dân Philippines đi. Nay Bắc Kinh đã cho phép ngư dân Philippines quay lại đánh cá, nhưng duy trì việc kiểm soát khu vực.

Thái độ có vẻ "hào hiệp" này của Bắc Kinh tại Scarborough rõ ràng do phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hôm 12/06/2016. Tòa án chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã tuyên bố Bắc Kinh vi phạm quyền đánh cá truyền thống của Philippines xung quanh Scarborough.

Hơn nữa, tòa án La Haye dù không quyết định về vấn đề chủ quyền, nhưng đã tuyên vô hiệu yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, không chỉ tại Scarborough mà còn hầu như trên toàn Biển Đông. Bản đồ do Trung Quốc tự vẽ với đường lưỡi bò chín đoạn bao trùm lên 85% vùng biển chiến lược này, và Bắc Kinh duy trì đòi hỏi chủ quyền trên mỗi hòn đảo, bãi cạn, đá ngầm và rạn san hô trong đó, kể cả Scarborough.

Phán quyết của Tòa Trọng tài khẳng định vùng biển xung quanh Scarborough không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc (EEZ, là vùng biển cách thểm lục địa của một quốc gia từ 12 đến 200 hải lý, là nơi nước đó có đặc quyền đánh cá và khai thác khoáng sản).

chientranh3

Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa xâm chiếm vĩnh viễn bãi cạn Scarborough với việc đổ cát và xi-măng bồi đắp, như họ đã làm trên nhiều hòn đảo ở Trường Sa.

Việc xây dựng một trạm quan trắc trên bãi cạn Scarborough, dưới cái nhìn của các nhà phân tích quân sự, có thể là khúc dạo đầu cho yêu sách chủ quyền toàn bộ thực thể này.

Tổng thống Mỹ Obama đã từng có ít nhất một cơ hội, hồi tháng Ba năm ngoái, cảnh cáo người đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình là sẽ gặp phải "những hậu quả nghiêm trọng" nếu bồi đắp Scarborough. Trước cảnh báo này, Bắc Kinh đành cho rút đi các tàu cuốc.

Bài báo trên tờ Hải Nam nhật báo tuần trước cho thấy với sự ra đi của ông Barack Obama, Bắc Kinh đang thử dò xét phản ứng của tân tổng thống Donald Trump về vấn đề này.

Hồ sơ Scarborough mang tính chiến lược. Hồi tháng 6/2012, ông Obama đã yêu cầu cả Trung Quốc lẫn Philippines rút các tàu khỏi khu vực bãi cạn này. Nhưng chỉ có Manila nghe theo, khiến Bắc Kinh sau đó kiểm soát được toàn bộ thực thể.

Washington đã quyết định không phản ứng trước việc Trung Quốc chiếm Scarborough, cho rằng vấn đề này không đáng để đối đầu. Đó là một sai lầm, và ít lâu sau đã thấy ngay. Các nhân tố hiếu chiến nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc, sau khi thấy hành động hung hăng có kết quả, càng leo thang thêm.

Trong nhiều tháng sau khi chiếm được Scarborough, Bắc Kinh nhanh chóng gia tăng các vụ xâm nhập quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông, bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền nhưng đang do Nhật Bản quản lý. Đồng thời Bắc Kinh tăng cường áp lực lên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa, đang do Manila kiểm soát.

Nếu Trung Quốc chiếm hẳn Scarborough, họ có thể thống trị Biển Đông. Ông Antonio Carpio, chuyên gia tư pháp Philippines tuần trước khẳng định : "Một trạm radar đặt trên Scarborough sẽ giúp hoàn chỉnh ngay lập tức hệ thống radar Trung Quốc bao trùm lên toàn bộ Biển Đông. Bắc Kinh nhờ đó có thể áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông".

Và đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Nếu không có nước nào phản ứng trước yêu sách này, Bắc Kinh hầu như chắc chắn gây áp lực được với Nhật Bản phải trả lại đảo Okinawa và phần còn lại của chuỗi đảo Ryukyu (Cửu Châu). Các định chế nhà nước Trung Quốc, được báo chí chính thức hỗ trợ, đã kêu gọi Bắc Kinh lên tiếng đòi hỏi chủ quyền tại các hòn đảo chiến lược này của Nhật Bản.

Tác giả Gordon G. Chang nhận định, đáng buồn thay, tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh càng lúc càng tăng lên. Mức độ bành trướng trên biển của Trung Quốc hiện nay cũng tương đương với quân Nhật hay quân Đức trong thập niên 30. Nói như vậy không có nghĩa là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đế quốc Nhật hay Đệ tam Quốc xã Đức, nhưng cung cách xâm lược ngày nay của Bắc Kinh cũng giống với những sự kiện đã dẫn đến cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trước đây.

Tuy vậy người Mỹ dường như đã quên mất bài học quan trọng. "Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ để cho nước Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột chỉ vì cá và vài hòn đá" - một quan chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ đã nói với tờ Washington Post như thế, vào lúc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough. "Không cho phép các đồng minh mà chúng tôi có ký hiệp ước hỗ tương kéo chúng tôi vào tình thế tranh chấp các đá ngầm, là điều mà tôi nghĩ là khá đồng thuận".

Hoa Kỳ, như lời bình luận trên cho thấy, không muốn thực hiện hiệp ước hỗ tương với Philippines, nhưng theo tác giả, không thể tránh được một cuộc đối đầu với Trung Quốc. Washington chỉ hoãn cuộc xung đột được một thời gian. Bắc Kinh sẽ không dừng lại cho tới khi nào bị chặn đứng.

Forbeskết luận, Trung Quốc sẽ phải bị chặn lại ở nơi nào đó. Nơi đấy chính là Scarborough, và bây giờ là lúc phải hành động !

Thụy My

Nguồn : RFI, 20/03/2017

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Diễn đàn