Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bc Kinh khó có th giúp Washington phá v hp tác quân s gia Triu Tiên vi Nga vì Trung Quc coi hành đng đó là t hy hoi chính mình mà cng c cho các mc tiêu ca M Châu Âu và Châu Á, theo gii phân tích.

trieutien1

Đc phái viên ca Trung Quc v các vn đ Bán đo Triu Tiên, Lưu Hiu Minh.

Ông Daniel DePetris, mt thành viên ti t chc Các Ưu tiên Quc phòng, nhn xét : "Vi chính sách ca M Châu Á và n lc không ngng ca Washington nhm kim chế sc mnh ca Trung Quc trong khu vc, Bc Kinh không có lý do gì đ h tr M, thm chí là gián tiếp, v mt trong nhng ưu tiên chính sách đi ngoi hàng đu ca M tht bi ca Nga Ukraine".

Ông DePetris nói vi VOA hôm 27/2 : i vi Trung Quc, Triu Tiên không phi là mt vn đ phi gii quyết mà là mt quân bài trong cuc cnh tranh vi Washington".

Hoa Kỳ quay sang Trung Quc đ kim chế các hot đng phi đn ca Triu Tiên hin đã m rng ra ngoài Đông Á đến Châu Âu, nơi cuc chiến ca Nga Ukraine đã kéo sang năm th ba.

Cơ quan An ninh Ukraine ngày 22/2 cho biết phi đn ca Triu Tiên đã giết chết và làm b thương dân thường các thành ph Zaporizhzhia, Kyiv, Donetsk và Kharkiv ca Ukraine k t tháng 12 năm ngoái.

Ngày hôm sau, B Ngoi giao M thông báo rng quan chc cp cao ca h v Triu Tiên, Jung Pak, đã hi đàm vi đc phái viên ca Trung Quc v các vn đ Bán đo Triu Tiên, Lưu Hiu Minh.

Tuyên b ca M cho biết, hai bên đã tho lun v "hành vi leo thang và gây bt n ngày càng tăng ca Triu Tiên cũng như s hp tác quân s ngày càng sâu rng vi Nga" vào ngày 21/2 thông qua hi ngh trc tuyến.

M nói Triu Tiên đã gi hơn 10.000 container vũ khí ti Nga k t tháng 9 năm ngoái khi Washington công b gói chế tài nhm vào Moscow vào ngày 23/2.

Cuc hi đàm Pak-Hiu Minh din ra sau cuc tho lun ca Ngoi trưởng M Antony Blinken v Triu Tiên vi Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh bên l Hi ngh An ninh Munich ngày 16/2.

Đáp li cuc đàm phán tun trước, ông Lưu Bng Vũ, phát ngôn viên ca Tòa đi s Trung Quc ti Washington, nói vi VOA hôm 28/2 qua email rng "Trung Quc không có ý đnh can thip vào s hp tác gia hai quc gia có ch quyn" là Triu Tiên và Nga. Ông gi hai nước là "láng ging thân thin ca Trung Quc".

Ông Lưu Bng Vũ nói tiếp : "Chúng tôi hy vng Hoa K s đóng vai trò tích cc và mang tính xây dng trong vic duy trì hòa bình và n đnh trên Bán đo Triu Tiên".

Triu Tiên dường như đã tăng tc chuyn giao vũ khí đ b sung vũ khí mà Nga cn đ chng li Ukraine k t khi nhà lãnh đo Kim Jong-un đến thăm Nga và gp Tng thng Nga Vladimir Putin vào tháng 9/2023. Đi li, ông Kim đang tìm kiếm công ngh ca Nga đ ci tiến vũ khí ca mình.

Bà Susan Thornton, mt thành viên cao cp ti Trung tâm Trung Quc Paul Tsai ca Đi hc Yale, người tng gi chc ph tá b trưởng v các vn đ Đông Á và Thái Bình Dương trong chính quyn Trump, cho biết Bc Kinh có th sn sàng thuyết phc Moscow ct đt quan h vi Bình Nhưỡng mt khi cuc chiến Ukraine kết thúc.

Nhưng ngay c khi đó, "Trung Quc s không sn lòng giúp đ" nếu "mi quan h ca nước này vi M vn đang xu đi", bà nói qua email hôm 27/2.

Trung Quc coi Triu Tiên, quc gia nm sát biên gii ca mình, là vùng đm chng li M và chng li các căn c quân s ca M vi 28.500 quân Hàn Quc. Bc Kinh mong mun Bình Nhưỡng vn n đnh đ tiếp tc thc hin vai trò đó.

Trung Quc đã cung cp vin tr kinh tế đ duy trì Triu Tiên b trng pht nng n và b cô lp k t nhng năm 1990.

Ông Robert Maning, mt thành viên cp cao thuc D án Đi chiến lược Tái lp Hình nh ca Hoa K ti Trung tâm Stimson, cho biết, mc dù Bc Kinh "rt khó chu" khi mt đòn by trước Bình Nhưỡng vì Moscow hin cung cp các ngun thc phm và nhiên liu thay thế, nhưng s mt mát rõ ràng đó được bù đp bng nhng li ích mà Bc Kinh thu được t s ph thuc ca Moscow vào nn kinh tế Trung Quc.

Nga đã phi đi mt vi các lnh trng pht nng n k t khi xâm chiếm Ukraine vào tháng 2/2022.

Ông Maning nói : "Trung Quc là phao cu sinh kinh tế cho Nga, tăng cường quan h năng lượng, lp đy th trường Nga bng ô tô và hàng tiêu dùng". Bc Kinh s không thay đi lp trường ca mình v mi quan h Bình Nhưỡng-Moscow vì nước này nhìn chung tiếp tc "phi hp phn ln chính sách đi ngoi ca h vi Nga, nơi Bc Kinh phn đi chính sách ca M", ông nói qua email hôm 28/2.

Tuy nhiên, ông Michael Swaine, nhà nghiên cu cp cao ti Vin Qun lý Nhà nước có trách nhim Quincy, nói : "Hp tác tích cc vi Moscow và Bình Nhưỡng đ chng li M s gây ra nhng ri ro nht đnh cho Bc Kinh".

Ông Swaine cho biết qua email hôm 28/2 rng "Ngay bây gi, h mun duy trì mi quan h kh thi vi Washington ch không phi làm xu đi mi quan h đó. Bc Kinh phi đi mt vi nhng vn đ nghiêm trng trong nước và đòi hi mt môi trường bên ngoài tương đi n đnh".

Nguồn : VOA, 04/03/2024

Published in Châu Á

Hoa Kỳ và cả Trung Quốc cùng "quan ngại" trước mối quan hệ thắm thiết giữa Nga và Bắc Triều Tiên ? Hợp tác quân sự và chiến lược giữa Moskva và Bình Nhưỡng, hai đồng minh của Bắc Kinh, có thể là một thách thức mới đối với ông Tập Cận Bình, nếu như đây là cái cớ để Đông Bắc Á lao vào một cuộc chạy đua vũ trang và tạo cơ hội để Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Châu Á Thái Bình Dương.

kim1

Kim Jong-un và Vladimir Putin trong cuộc gặp tại sân bay vũ trụ Vostochny, ngày 13/09/2023. AP

Nhưng cũng có thể Washington bị chia trí về bán đảo Triều Tiên, đây cũng là thời cơ cho phép Bắc Kinh thôn tính Đài Loan ?

Nhiều nhà quan sát phương Tây nói đến "bộ ba Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên" bắt tay nhau để đương đầu với phương Tây, nhưng nhìn từ Châu Á, một số nhà phân tích cho rằng chưa chắc ông Tập Cận Bình thực sự thoải mái khi thấy hai đồng mình sát cạnh liên kết để phát triển quân sự.

Trong bài viết mang tựa đề "Putin-Kim, một vấn đề đối với Trung Quốc", nhà báo Micah McCartney đặc trách về quan hệ Mỹ-Trung, về an ninh Đông Á và Đông Nam Á của tuần báo tuần báo Mỹ Newsweek (ngày 07/02/2024) ghi nhận, Tập Cận Bình đang lúng túng trước liên minh chặt chẽ Vladimir Putin -Kim Jong-un.

Báo Hồng Kông South China Morning Post (25/12/2023) nhấn mạnh đến thái độ "thận trọng" của Bắc Kinh trước quan hệ "nồng thắm" của trục Moskva - Bình Nhưỡng. Báo Nhật Bản The Diplomat tháng 11/2023 phân tích những "được, thua" nhìn từ Trung Quốc qua thỏa thuận "đổi kỹ thuật chế tạo tên lửa lấy đạn dược" để phục vụ chiến trường Ukraine.

Từ năm ngoái,  các hoạt động ngoại giao giữa Nga và Bắc Triều Tiên đã dồn dập, mà đỉnh điểm là cuộc hội ngộ giữa tổng thống Putin và lãnh đạo họ Kim ở vùng Viễn đông Nga hôm 13/09/2023. Trong chuyến công du dài ngày ở Liên Bang Nga, chủ tịch Bắc Triều Tiên đã dành nhiều thời gian để tham quan các các nhà máy vũ khí của nước láng giềng sát cạnh.

Trước đó, bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu đã dự lễ duyệt binh tại Bình Nhưỡng, đánh dấu điểm khởi đầu đôi bên "nâng quan hệ song phương lên một tầm cao mới".

Theo thẩm định của chính quyền Mỹ, Bình Nhưỡng đã gửi hơn 1.000 contener thiết bị quân sự sang Nga trong giai đoạn 07/09/2023-01//10/2023.

Trong thông cáo chung ngày 09/01/2024, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cùng với các đồng cấp đại diện cho "hơn 40 quốc gia" mạnh mẽ lên án Bình Nhưỡng tiếp tay Moskva đánh Ukraine.

Từ nửa cuối 2023, Bình Nhưỡng liên tục thử nghiệm tên lửa tầm trung, tầm xa. Ông Kim Jong-un ra lệnh sửa đổi Hiến Pháp, xem Hàn Quốc là "kẻ thù chính" của chế độ. Bình Nhưỡng lần lượt cắt đứt những kênh liên lạc còn rất mong manh với Seoul, gần đây nhất là quyết định hủy bỏ mọi hợp tác kinh tế với nước láng giềng phương nam.

Những hành động nói trên buộc Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục phối hợp với Hoa Kỳ để tìm cách "đối phó". 

Mỹ, Nhật, Hàn trong tình trạng"báo động" 

Chính quyền Biden thực sự "quan ngại" về liên hệ chặt chẽ giữa Nga và Bắc Triều Tiên, về những "ý đồ của Kim Jong-un". Đây cũng là một trong hai hồ sơ lớn mà Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan đã thảo luận với ngoại trưởng Vương Nghị trong cuộc họp ở Bangkok, Thái Lan, hai ngày 26-27/01/2024.

Nếu như với sự yểm trợ của Nga, kỹ thuật phóng vệ tinh, tên lửa và các chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên được cải thiện, điều đó sẽ có lợi cho Trung Quốc hay không ? Nhiều nhà qua sát trả lời là không, bởi tính toán của ông Kim Jong-un đẩy Đông Bắc Á vào một cuộc chạy đua vũ trang. 

Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Nga, Châu Âu và Châu Á, bà Theresa Fallon, được tuần báo Mỹ Newsweek trích dẫn, xem mối quan hệ nồng thắm gần đây giữa tổng thống Putin và lãnh đạo họ Kim chứng tỏ "Putin không là chư hầu của Tập". Điểm mạnh của chủ nhân điện Kremlin là "khả năng gây rối và Tập Cận Bình có thể bị đau đầu vì Vladimir Putin".

Những nước cờ của tổng thống Nga buộc Trung Quốc phải "suy nghĩ", vì theo bà Fallon, "chương trình đổi vũ khí đạn dược lấy công nghệ đạn đạo và tên lửa khiến Nhật Bản và Hàn Quốc vô cùng lo lắng". Hai quốc gia Đông Bắc Á này sẽ phải tăng chi phí quân sự, nâng cao khả năng phòng thủ. Tokyo chủ trương "nâng ngân sách quốc phòng lên tới 2 % GDP vào lúc mà Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp chủ quyền ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư".

Tại Seoul, ngày càng có nhiều người đòi Hàn Quốc cũng được trang bị vũ khí nguyên tử để tự vệ. Nhật, Hàn tăng cường khả năng quân sự không phải là kịch bản tối ưu đối với Bắc Kinh.

Khả năng Mỹ can thiệp

Bên cạnh đó, tình hình trên bán đảo Triều Tiên mà càng bất ổn thì Hoa Kỳ lại càng có lý do để "tăng cường hiện diện quân sự trên bán đảo Triều Tiên" như đánh giá của nhà phân tích Ken Gause, Thuộc Viện Nghiên Cứu Hải Quân Mỹ. Đó là điều hiển nhiên khi Washington phải bảo vệ lực lượng hơn 28.000 quân đang đồn trú tại Hàn Quốc. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích lời một chuyên gia Trung Quốc đánh giá liên minh chặt chẽ Mỹ-Nhật- Hàn trước mối đe dọa Bắc Triều Tiên khiến tình hình trong khu vực trở nên "cực kỳ nguy hiểm". 

Ngoài ra còn nhiều câu hỏi khác chưa thể giải đáp, chẳn hạn như viễn cảnh Bắc Triều Tiên trở thành một cường quốc hạt nhân, làm chủ công nghệ chế tạo tên lửa có phải là điều mà Trung Quốc mong muốn hay không ? Moskva và Bình Nhưỡng thân thiện với nhau quá cũng có thể là bài toán trắc nghiệm về ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với hai "đối tác" quan trọng này.

Thách thức hay cơ hội ?

Bên cạnh những đánh giá Nga và Bắc Triều Tiên quá thân thiện bất lợi cho Trung Quốc, cũng có những nhà quan sát cho rằng biết đâu Kim Jong-un lại phục vụ lợi ích của ông Tập Cận Bình trong lúc này. Cũng tuần báo Newsweek của Mỹ giải thích : Với điểm tựa quân sự là Nga, Bắc Triều Tiên thừa thắng xông lên và khi đã trở thành một mối đe dọa thực sự thì bắt buộc Washington phải chú ý đến quốc gia khép kín này, qua đó giảm bớt mức độ "tập trung" của Mỹ nhắm vào Trung Quốc.

 Xung đột ở bán đảo Triều Tiên "có thể là cơ hội để Bắc Kinh khẳng định chủ quyền với Đài Loan". Chuyên gia về Châu Á, Sean King điều hành một văn phòng tư vấn của Mỹ tại New York, Park Strategies, nhận định : Rất có thể, theo quan điểm của ông Tập Cận Bình, trục Nga-Bắc Triều Tiên bất lợi cho Hoa Kỳ, mà tất cả những gì không tốt cho nước Mỹ đều là điềm lành với Bắc Kinh. 

Bên cạnh đó, theo nhà quan sát này, "xác suất hai cuộc chiến xảy ra cùng một lúc trên bán đảo Triều Tiên và ở eo biển Đài Loan là rất thấp". Tuy nhiên "Bắc Kinh cũng có vẻ nóng lòng chờ xem hỏa lực của Bắc Triều Tiên lợi hại đến mức độ nào, nếu như quốc gia này phải đọ sức với các đồng minh của Mỹ trong khu vực là Nhật và Hàn Quốc".

Cuối cùng, đành rằng tất cả các chuyên gia về Trung Quốc và kể cả các giới chức quân sự của Mỹ đều đánh giá Bắc Kinh trước mắt không có kế hoạch thôn tính Đài Loan bằng vũ lực, nhưng biết đâu ông Tập Cận Bình lại chẳng thừa nước đục thả câu, nếu Hoa Kỳ bị chi phối bởi tình hình bán đảo Triều Tiên ?

Một chuyên gia được báo South China Morning Post trích dẫn khẳng định : Trung Quốc không trực tiếp khuấy động thêm tình hình để xảy chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên ngay sát cạnh, vì một cuộc xung đột quân sự không có lợi gì cho Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình chỉ muốn duy trì mối đe dọa Bắc Triều Tiên để mặc cả với Mỹ. 

Thanh Hà

Published in Diễn đàn

Trung Quốc cam kết tăng cường các liên lạc về chiến lược "ở mọi cấp" với Bắc Triều Tiên và khẳng định "lập trường không thay đổi" trong việc siết chặt quan hệ song phương. Trên đây là nội dung chính của cuộc gặp giữa thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Wei-dong) và người đồng cấp Bắc Triều Tiên Choe Son-hui tại Bình Nhưỡng hôm 26/01/2024, theo Reuters.

bactrieutien0

Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông và người đồng cấp Bắc Triều Tiên Choe Son-hui tại Bình Nhưỡng. Ảnh ngày 27/01/2024 AP - Cha Song-ho

Hãng tin Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA, cho biết thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đến Bình Nhưỡng từ hôm thứ Năm, 25/01 qua cửa khẩu Sinuiju. Hai phái đoàn ngoại giao Trung Quốc và Bắc Triều Tiên họp tại Cung Văn hóa Nhân dân, Bình Nhưỡng hôm qua, 26/01. Theo KCNA, trong cuộc họp này, hai bên đã thỏa thuận "tiếp tục tăng cường các hợp tác về mặt chiến thuật và tiếp tục cùng nhau bảo vệ các lợi ích chung có ý nghĩa nền tảng, tùy theo nhịp độ của mỗi bên".

Chuyến đi của thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivans có kế hoạch gặp lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) trong hai ngày hôm qua 26 và hôm nay 27/01, tại Thái Lan. Theo giới quan sát, tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á dự kiến là trọng tâm của cuộc đối thoại. Trung Quốc và Nga là các đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên, quan hệ quân sự giữa Bình Nhưỡng và Moskva được siết chặt hồi năm ngoái, đã bị Washington lên án là "nguy hiểm". Trước đó, Hoa Kỳ đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc - nhà tài trợ kinh tế quan trọng nhất với Bình Nhưỡng - kiềm chế Bắc Triều Tiên.

Đầu năm 2024, Bắc Triều Tiên sửa đổi Hiến pháp, từ bỏ mục tiêu tái thống nhất, coi Hàn Quốc là "quốc gia thù địch". Ngược lại, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẽ đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc.

Vẫn về Bắc Triều Tiên, theo Yonhap, Bộ Thống nhất của Hàn Quốc (phụ trách quan hệ giữa hai miền) hôm qua nhấn mạnh đến bất bình đẳng gia tăng giữa thủ đô Bình Nhưỡng và phần còn lại của miền Bắc. Theo một phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, bất bình đẳng gia tăng về thực phẩm cũng như trong các lĩnh vực nhà ở, giáo dục, y tế… Trong một cuộc họp của đảng cầm quyền Bắc Triều Tiên tuần này, lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng thừa nhận tình trạng nhu yếu phẩm thiếu trầm trọng tại nhiều vùng của đất nước là một "vấn đề chính trị nghiêm trọng".

Trọng Thành

Published in Châu Á

Bình Nhưỡng sợ Donald Trump "lẩm cẩm" gây chiến (RFI, 06/12/2019)

Bình Nhưỡng lại dùng lời lẽ thóa mạ tổng thống Mỹ sau khi bị trả đũa. Thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên Choe Son Hui cho là những lời đe dọa của tổng thống Donald Trump tấn công Bắc Triều Tiên là một "thách thức rất nguy hiểm" do "bệnh già lú lẫn".

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong Un tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm, Hàn Quốc, ngày 30/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque/

Liệu quan hệ Mỹ - Triều có đứng trước viễn cảnh trở lại thời kỳ đấu khẩu và thóa mạ tiền thượng đỉnh Singapore 2017 hay không ?

Theo KCNA, trong một phản ứng tức giận hôm thứ Năm 05/12/2019, thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên Choe Son Hui cáo buộc tổng thống Donald Trump "thiếu kính trọng lãnh đạo tối cao" khi nhắc lại biệt danh "kẻ thích bấm nút" mà chủ nhân Nhà Trắng từng gán cho chủ tịch Bắc Triều Tiên.

Một ngày trước đó, Bình Nhưỡng đặt điều kiện buộc Washington đến "trước cuối năm nay", phải quyết định nhượng bộ nếu muốn Bắc Triều Tiên đàm phán về hạt nhân.

Tham dự thượng đỉnh NATO tại Luân Đôn, tổng thống Donald Trump kêu gọi Bắc Triều Tiên và lãnh đạo Kim Jong Un "tôn trọng lời cam kết phi hạt nhân hóa, nếu không Washington có thể dùng vũ lực nếu cần". Ông tuyên bố thêm : rõ ràng Kim là người thích phóng tên lửa cho nên tôi gọi là "rocket man".

Tuyên bố trên đây làm Bình Nhưỡng phẫn nộ. Theo AFP, tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên Park Jong Chon lên tiếng đầu tiên, đe dọa "sẽ dùng biện pháp mạnh đáp trả tương xứng". Tiếp theo là lời lăng nhục của thứ trưởng Ngoại Giao Choe Son Hui khi bà ám chỉ tuổi già của vị tổng thống 73 tuổi.

Tuy nhiên, theo phân tích của hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, thứ trưởng Bắc Triều Tiên dường như vẫn muốn duy trì đối thoại khi lưu ý tổng thống Mỹ : lãnh đạo Kim không bao giờ dùng lời lẽ nặng nề như thế với tổng thống Donald Trump.

Tú Anh

*****************

'Trump là 'món quà chiến lược' và 'tài sản lớn nhất' của Bắc Kinh ? (BBC, 05/12/2019)

Ông Trump quảng cáo mình là tổng thống Mỹ đầu tiên có thái độ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi nhiều học giả và phân tích gia lại cho rằng tính cách và chính sách của ông rất có lợi cho Bắc Kinh.

qua0

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc gặp gỡ bên ngoài Đại Lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh năm 2017

Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, nhận định trong bài "Trump is a strategic gift for Beijing" :

"Trump là một món quà chiến lược cho Bắc Kinh. Ông đang làm suy yếu vị thế quốc tế và sự đoàn kết của Hoa Kỳ vào thời điểm quan trọng, khi nước này rất cần tập trung vào các thách thức chính, trong đó có thách thức Trung Quốc".

Tác giả Adam Ni lập luận rằng "trong khi Trump thách thức an ninh kinh tế và lợi ích khu vực của Trung Quốc, ông đã thất bại trong việc đưa ra một chiến lược hiệu quả để cạnh tranh lâu dài với nước này".

'Món quà chiến lược'

qua2

Ông Trump phát biểu trước binh lính Hàn Quốc tại căn cứ quân sự ở nam Seoul 30/6/2019.

Theo Adam Ni ông Trump tạo lợi thế chiến lược cho Bắc Kinh trong bốn lãnh vực : An ninh khu vực, thương mại, cạnh tranh chiến lược và hệ thống chính trị.

"Về an ninh khu vực, cách tiếp cận hẹp hòi và hẹp lòng "Nước Mỹ trên hết" của chính quyền Trump đối với các vấn đề quốc tế đang làm xói mòn vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ, mở ra không gian cho Bắc Kinh". Adam Ni bình luận.

"Các quyết định như triển khai tên lửa mới tới Châu Á và giúp Đài Loan hỗ trợ nhiều hơn khiến Bắc Kinh lo lắng. Nhưng Trump cũng đang làm suy yếu hệ thống liên minh và uy tín của Mỹ trong khu vực, bằng cách gây sức ép buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả nhiều tiền hơn cho quân đội Mỹ đóng tại các quốc gia này và nhắm vào các đồng minh này trong các biện pháp bảo hộ thương mại. Những điều này gây hậu quả sâu sắc trong khả năng cạnh tranh với Trung Quốc của Mỹ trong những năm tới".

Về thương mại, Adam Ni vạch ra ràng nhiều thành phần quan trọng trong nước Mỹ (như nông dân) đang phải vật lộn với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Áp lực chính trị từ quá trình luận tội làm tăng thêm áp lực cho Trump phải tìm lấy một thỏa thuận với Bắc Kinh và tuyên bố "chiến thắng".

Về cạnh tranh chiến lược dài hạn, tác giả Adam Ni viết :

"Các chính sách của Mỹ, bao gồm với Iran, Nga và Triều Tiên, đang tạo ra tiềm năng cho sự chuyển hướng chiến lược. Cuộc phiêu lưu của Hoa Kỳ ở Trung Đông sau biến cố 911 là một bước ngoặt chiến lược tạo nhiều bất lợi. Hoa Kỳ không thể có thêm hớ hênh khác khi đối mặt với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Chắc chắn một điều là Trump đã không cho thấy ông có khả năng lãnh đạo và trí tưởng tượng cần có để giải quyết thách thức Trung Quốc, và một kế hoạch hiệu quả cho cạnh tranh chiến lược vẫn chưa thành hiện thực".

Mặt khác, phân hóa chính trị trầm trọng tại Mỹ dưới thời ông Trump được Adam Ni đánh giá là đã cho Bắc Kinh một cơ hội bằng vàng :

"Ở một mức độ sâu sắc hơn, vượt ra khỏi lợi ích trước mắt, quy trình luận tội và rối loạn của hệ thống chính trị Hoa Kỳ được các nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc xem là thất bại của nền dân chủ kiểu phương Tây. Các giá trị tự do, kiểm tra và cân bằng, và phương tiện truyền thông tự do được coi là nguồn bất ổn hơn là sức mạnh. Từ quan điểm của Bắc Kinh, các cuộc biểu tình chống chính phủ hàng loạt đang diễn ra ở Hong Kong là một sự khẳng định sống động về điều này".

'Tài sản tốt nhất'

Trang Foreign Policy, trong khi đó, trích lời Yan Xuetong, một trong những nhà tư tưởng chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc trong bài xã luận "Trump is Beijing's best asset" :

"Ông Trump, qua việc phân cực chính trị nội địa Hoa Kỳ, làm tổn hại uy tín quốc tế và tư thế lãnh đạo toàn cầu từ trước đến giờ của Washington, và phá hoại các thỏa thuận liên minh lâu dài, tạo cho cho Bắc Kinh một cơ hội chiến lược lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh".

Dĩ nhiên không phải ai cũng đồng ý với nhận xét của nhà tư tưởng Yan Xuetong.

Giới ủng hộ Trump sẽ nói rằng ông Trump đã khơi mào một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, cấm Huawei được vào mạng 5G của Hoa Kỳ và gần đây đã hạn chế visa cho các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến việc tống giam hàng triệu người Hồi giáo ở Tân Cương.

Ho sẽ lập luận rằng đây rõ ràng là những thái độ hết sức cứng rắn với Bắc Kinh. Vậy tại sao những chuyên gia này lại cho rằng sự hiện diện của Donald Trump tại Nhà Trắng là điều có lợi Trung Quốc ?

Paul Haenle và Sam Bresnick, đồng tác giả của bài xã luận trên Foreign Policy, giải thích :

"Đối với Bắc Kinh, nhược điểm của Trump quan trọng hơn những hành động phô trương của ông. Trong nhiều cuộc thảo luận riêng với các quan chức chính phủ và học giả Trung Quốc, chúng tôi thấy rằng ngày càng nhiều người trong số họ đang mong cho Trump tái đắc cử năm tới".

"Vào thời điểm ảnh hưởng chính trị và khả năng quân sự của Trung Quốc đang tăng lên, những người này cho rằng bất kể những tuyên bố hung hăng, Trump đã dành cho Bắc Kinh một không gian để mở rộng ảnh hưởng trên khắp Châu Á. Quan trọng hơn nữa là Trump đã làm suy yếu một cách toàn diện thế lãnh đạo toàn cầu của Washington. Nhiều người trong giới trí thức Trung Quốc kết luận rằng các chính sách của Trump là chiến lược rất tốt cho Trung Quốc về lâu về dài.'

Viết rằng "những nhà tư tưởng Trung Quốc coi Trump là một con chó sủa to nhưng ít cắn", hai tác giả Paul Haenle và Sam Bresnick nhắc lại việc ngay sau cuộc bầu cử năm 2016 ông Trump đã thử thách sự kiên nhẫn của Bắc Kinh khi có cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-Wen, việc mà Bắc Kinh cho là vi phạm chính sách của 'Một Trung Quốc' :

"'Lúc ấy Trump công khai đặt câu hỏi liệu ông có nên tuân thủ chính sách này không. Thế nhưng ngay sau đó ông cũng nói sẽ phải hội ý với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi có cuộc gọi điện khác với Tsai. Hiện giờ, mặc dù chính quyền Mỹ đã bật đèn xanh việc bán một số vũ khí cho Đài Loan, nhưng việc Trump có hỗ trợ Đài Loan khi Bắc Kinh tấn công hay không là điều vẫn còn đáng nghi ngờ, đặc biệt là với thái độ hám lợi của ông đối với sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ".

Paul Haenle và Sam Bresnick khẳng định rằng Trump gây nhiều tổn hại cho các thể chế và cơ chế quản trị toàn cầu đã giúp Hoa Kỳ trở thành siêu cường ưu việt của thế giới :

"Bắc Kinh đã được lợi đáng kể từ nhiệm kỳ của Trump. Chính quyền Trump đã bỏ việc sử dụng các tòa án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc kiện tụng các khiếu nại thương mại và đã chặn các cuộc bổ nhiệm vào Cơ quan phúc thẩm của tổ chức".

"Những hành động này không chỉ cản trở hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại quan trọng nhất của thế giới mà còn thúc đẩy các quốc gia khác xem thường luật pháp quốc tế".

"Trong khi Trump đang hủy bỏ các hiệp định thương mại hợp tác vốn là trung tâm của chính sách kinh tế quốc tế của Hoa Kỳ thì Bắc Kinh đang trong giai đoạn đàm phán cuối cho Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, một thỏa thuận sẽ ràng buộc Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mới Zealand, và 10 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành một khối thương mại lớn nhất thế giới". Paul Haenle và Sam Bresnick viết.

Họ kết luận :

"Nếu thỏa thuận này được ký kết, Hoa Kỳ sẽ bị loại khỏi hai thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất toàn cầu, một là Thỏa thuận Toàn diện và Tiến bộ về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được đàm phán giữa 11 quốc gia tham gia đàm phán thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương ban đầu".

Nếu học giả Bắc Kinh mong cho Donald Trump được tái đắc cử, vì cho rằng sự có mặt của ông trong Nhà Trắng có lợi cho Trung Quốc, thì giới ủng hộ Trump cũng mong ông được trị vị thêm bốn năm nữa, nhưng với một lý do hoàn toàn trái ngược.

Những người ủng hộ Trump tin rằng chỉ ông mới "trị được" Trung Quốc, và ông là vị tổng thống thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước này.

Sự thật không phải như vậy.

Thái độ của Hoa Ký về Trung Quốc đã có một sự thay đổi tiêu cực rất rõ rệt tại Mỹ từ cuối năm 2015, và điều quan trọng không phải ai cũng nhận ra là sự thay đổi này có từ trước khi ông Trump đến Nhà Trắng.

Daniel Kliman, cựu cố vấn cấp cao của bộ quốc phòng Mỹ, được tác giả David Grossman, trong bài "Mỹ muốn gì từ Trung Quốc ? Và thế cờ chót của Mỹ là gì ?" nói :

"Tôi nghĩ rằng nếu bà Hillary Clinton, hoặc một thành viên đảng Dân chủ khác, hoặc đảng Cộng hòa khác lên làm tổng thống vào năm 2016, bạn sẽ thấy bước ngoặt sắc nét này.'

Không phải học giả Trung Quốc nào cũng mong Donald Trump tái đắc cử.

"Phải nói cho rõ, không phải mọi học giả hay quan chức Trung Quốc mà chúng tôi đã tiếp xúc đều muốn thấy Trump tại chức thêm bốn năm nữa. Một số người, chẳng hạn như giáo sư Đại học Quan hệ Quốc tế Da Wei, lập luận rằng Trump làm hại cho cả lợi ích của Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ và có thể dẫn đến một trật tự quốc tế bị xâm phạm sâu sắc cũng như làm sự trỗi dậy của Bắc Kinh phức tạp thêm". Paul Haenle và Sam Bresnick viết.

****************

Bình Nhưỡng cảnh cáo Mỹ đưa hồ sơ nhân quyền Bắc Triều Tiên ra trước Liên Hiệp Quốc (RFI, 05/12/2019)

Chính quyền Bình Nhưỡng vào hôm 04/12/2019 đã cảnh cáo là căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ gia tăng và tình hình sẽ trở nên tồi tệ trở lại nếu Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền tại Bắc Triều Tiên.

qua3

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (áo trắng) thăm vị trí phòng thủ ở Changrindo, biên giới phía tây Bắc Triều Tiên, ngày 25/11/2019. KCNA via Reuters

Trong một lá thư gửi 14 thành viên khác trong Hội đồng Bảo an, đại sứ Bắc Triều Tiên bên cạnh Liên Hiệp Quốc Kim Song, đã cho biết là Bình Nhưỡng sẽ coi bất kỳ một cuộc họp nào của Hội đồng Bảo an về nhân quyền Bắc Triều Tiên là một "hành vi khiêu khích nghiêm trọng khác" bắt nguồn từ "chính sách thù địch" của Hoa Kỳ.

Theo ông Kim Song, Bắc Triều Tiên "sẽ đáp trả mạnh mẽ cho đến cùng", và Mỹ cũng như các nước có liên can "sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn".

Hoa Kỳ giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng này, và theo các nhà ngoại giao, chính quyền Trump đang lên kế hoạch cho một cuộc họp bàn về tình hình nhân quyền của Bắc Triều Tiên, có thể là vào ngày 10 tháng 12.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc từng thảo luận về tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên từ 2014 đến 2017, nhưng đã không đề cập đến vấn đề này vào năm 2018.

Liên Hiệp Quốc lo ngại về tình hình bán đảo Triều Tiên

Liên Hiệp Quốc đang rất quan ngại về tình hình Bắc Triều Tiên trong tháng 12 này vì cánh cửa đối thoại Washington – Bình Nhưỡng mở ra từ cuộc họp thượng đỉnh tháng 6/2018 sẽ khép lại vào tháng này. Từ New York, Carrie Nooten phân tích :

Căng thẳng tăng lên ở bán đảo Triều Tiên. Kim Jong-un đã cho thấy điều đó ngay từ thứ Năm tuần trước nhân ngày lễ Tạ Ơn – Thanksgiving- ở Mỹ, khi cho bắn hỏa tiễn đạn đạo. Đó là lần bắn thứ 13 kể từ tháng Năm, vi phạm hoàn toàn nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Hôm thứ Ba vừa qua, Bình Nhưỡng lại tiếp tục làm căng, thông báo là Mỹ nên tự quyết định "chọn quà Giáng Sinh của mình", một lời đe dọa khá rõ ràng.

Đại diện Anh Quốc tại Liên Hiệp Quốc, Karen Pierce, đã mỉa mai : Món quà Giáng Sinh tốt, là tất cả các hành động đều phải tiến đến việc phi hạt nhân hóa thật sự và kiểm chứng được. Nhưng tôi thấy là thái độ của Bắc Triều Tiên cho đến giờ được biểu hiện bằng việc gia tăng bắn hỏa tiễn và vi phạm (nghị quyết Liên Hiệp Quốc).

Sáu quốc gia Châu Âu ở Hội đồng Bảo an đã lên án thái độ khiêu khích của Bắc Triều Tiên với các vụ liên tục bắn hỏa tiễn đạn đạo. Họ nhấn mạnh là Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân và e ngại là bế tắc hiện nay giữa Washington và Bình Nhưỡng khiến Bắc Triều Tiên lại bị cô lập với khả năng nước này tiếp tục thử nghiệm hạt nhân hay thử tên lửa tầm xa.

Bình Nhưỡng dọa sẵn sàng đáp trả Mỹ về quân sự

Không chỉ làm căng với Mỹ trên vấn đề nhân quyền, Bình Nhưỡng lại có tuyên bố hung hăng trong lãnh vực quân sự. Hôm qua, một viên tướng Bắc Triều Tiên đã cảnh cáo rằng nếu Mỹ dùng sức mạnh quân sự đối với Bình Nhưỡng, thì sẽ gặp phải một phản ứng đáp trả "tương ứng ở mọi cấp độ".

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 03/12 đã cho biết là khả năng dùng biện pháp quân sự đối với Bắc Triều Tiên vẫn hiện hữu. Một hôm sau, theo hãng tin KCNA, tướng Pak Jong-chon, tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên cho biết ông "rất thất vọng" trước những bình luận của ông Trump, và nói thêm rằng :

"Việc sử dụng lực lượng vũ trang không phải là đặc quyền của riêng Mỹ… Nếu Mỹ sử dụng bất kỳ lực lượng vũ trang nào chống lại Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên, chúng tôi cũng sẽ có những hành động tương ứng kịp thời ở mọi cấp độ".

Mai Vân

*****************

Bắc Triều Tiên họp hội nghị bất thường cuối tháng 12 (RFI, 04/12/2019)

Kim Jong-un cưỡi ngựa lên núi thiêng Paektu hôm 04/12/2019, cùng lúc với việc chế độ Bắc Triều Tiên quyết định họp hội nghị đảng Lao Động vào cuối tháng 12. Nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ thay đổi chính sách với Mỹ trong đàm phán giải trừ hạt nhân.

qua4

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (đi đầu) cưỡi ngựa lên núi thiêng Paektu, Ryanggang. (Ảnh do KCNA công bố ngày 04/12/2019) KCNA via Reuters

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn lại truyền thông miền Bắc, theo đó, đảng Lao Động cầm quyền sẽ họp hội nghị trung ương thứ 5, khóa VII, để "thảo luận và quyết định một số vấn đề hệ trọng". Theo giới quan sát, cuộc họp đầu tiên kể từ 8 tháng đến nay sẽ phải tập trung vào việc điều chỉnh chiến lược của Bình Nhưỡng trong lúc các đàm phán với Hoa Kỳ về hồ sơ hạt nhân, rơi vào bế tắc, đặc biệt kể từ sau thất bại tại thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, cuối tháng 2/2019.

Trong phiên họp của đảng cầm quyền Bắc Triều Tiên hồi tháng 4/2019, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã hối thúc Mỹ đề ra các giải pháp khả thi, trước cuối năm nay và đe dọa sẽ chọn "một con đường khác", nếu Washington không thực hiện việc này.

Sau cuộc gặp bất ngờ Trump – Kim tại Bàn Môn Điếm hồi tháng 6, hai bên nối lại đàm phán ở cấp thấp vào tháng 10, nhưng một lần nữa không thu hẹp được bất đồng.

Hãng tin Reuters chú ý đến việc ông Kim Jong-un lên núi thiêng Paektu (còn gọi là núi Trường Bạch) lần thứ hai trong vòng hơn hai tuần lễ, lần này cùng với các thành viên ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Hãng tin Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA khẳng định chuyến đi nhằm thổi bùng lên "tinh thần cách mạng" của nhân dân.

Hôm qua, tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh quân sự chống lại chế độ Bình Nhưỡng, sau khi Bắc Triều Tiên cảnh báo thời điểm "tối hậu thư" đang đến gần. Bình Nhưỡng có nhiều khả năng nối lại việc thử tên lửa liên lục địa hoặc bom nguyên tử, như trước đây. Các vụ thử từng khiến căng thẳng khu vực dâng cao, dẫn đến nhiều trừng phạt nghiêm khắc của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Trọng Thành

Published in Quốc tế