Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc : Vô địch về đầu tư, bitcoin và cả kiểm duyệt thông tin

Le Mondetrong bài "Đế quốc Trung Hoa, thế giới câm lặng", coi sự cố ở nhà máy điện nguyên tử Đài Sơn (Taishan) vừa qua là ví dụ mới nhất cho một Trung Quốc độc đảng luôn bóp nghẹt mọi thông tin.

bitcoin1

Nhà máy điện nguyên tử Đài Sơn (Taishan) ở Quảng Đông, Ảnh chụp ngày 17/06/2021.  AP

Đài Sơn không phải Tchernobyl hay Fukushima, và sự cố tại nhà máy điện nguyên tử - với lò phản ứng nước áp lực (EPR) do tập đoàn điện lực Pháp EDF giúp xây dựng – cũng không dẫn đến việc phóng xạ thoát ra không khí. Nhưng vì sao người ta lo ngại đến thế trước một vụ rò rỉ thậm chí không được xếp vào thang bậc quốc tế các sự kiện hạt nhân (INES) ? Chính là vì đó là vấn đề nguyên tử, sự kiện diễn ra tại Trung Quốc, thế giới của câm lặng, và tính minh bạch chỉ có trong mơ.

Sự cố được CNN tiết lộ, và đối tác Trung Quốc của EDF là China General Nuclear Power Group (CGN) khẳng định tình hình quanh nhà máy vẫn "bình thường", nhưng không cung cấp những dữ liệu mà phía Pháp đòi hỏi. Một tuần lễ sau khi có tin rò rỉ khí hiếm trong hệ thống làm lạnh lò phản ứng, EDF vẫn phải chờ đợi cuộc họp khẩn cấp của hội đồng quản trị. Dù chiếm 30% vốn, tập đoàn Pháp chừng như vẫn không được coi là đối tác ngang hàng.

Nhà nước độc đảng của Tập Cận Bình luôn kiểm soát mọi thông tin. Các nhà điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không hề có được những dữ liệu mong muốn khi đi điều tra ở Vũ Hán. Liệu một ngày nào đó sẽ biết được toàn bộ về vụ nổ ở cảng Thiên Tân (Tianjin) tháng 8/2015 mà theo số liệu chính thức đã làm 173 người chết và 800 người bị thương ?

Trong lãnh vực nhạy cảm như nguyên tử, sự mập mờ nuôi dưỡng thuyết âm mưu. Thế nhưng không ai phản đối vì sợ mất thị trường khổng lồ Trung Quốc. EDF hy vọng bán hai lò EPR cùng với Orano, một nhà máy xử lý chất thải hạt nhân lên đến 10 tỉ euro. Các tập đoàn đa quốc gia cũng có sự thận trọng tương tự : H&M, Nike bị "ném đá", bị tẩy chay vì từ chối sử dụng nguyên liệu từ Tân Cương, còn Apple chấp nhận để dữ liệu khách hàng Trung Quốc đặt tại máy chủ do Nhà nước kiểm soát.

Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất thế giới năm 2020

Sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh được Les Echos chọn làm tựa trang nhất hôm nay "Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong năm 2020" với 133 tỉ đô la, qua mặt Nhật và Đức do đại dịch, mà tờ báo gọi là một nhà vô địch gần như tình cờ.

Vị trí hàng đầu này giành được trong lúc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới giảm 35% trong năm 2020, còn 1.000 tỉ đô la. Tuy nhiên đầu tư của Trung Quốc vào Châu Âu và Anh quốc lại thấp nhất kể từ 10 năm qua, giảm đến 45%. Đó là do các thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) tỏ ra thận trọng hơn trước Bắc Kinh.

Đại dịch xuất phát từ Vũ Hán khiến người ta nghi ngờ các công ty Trung Quốc ra khỏi khủng hoảng sớm hơn sẽ ồ ạt mua vào cổ phiếu của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Rốt cuộc nỗi lo này không thành sự thực, một phần vì sự bất định do Covid gây ra khiến phía Trung Quốc có phần do dự, Bắc Kinh kiểm soát chặt luồng vốn, nhưng nhất là các nước EU nay xem xét kỹ càng các dự án, đặc biệt trong các lãnh vực thiết yếu.

Mười bốn quốc gia EU trong đó có Ý, Pháp, Ba Lan đã áp dụng cơ chế thanh lọc FDI, nhiều công ty được Trung Quốc mua lại đã bị các nước thành viên ngăn chặn. Hầu hết đầu tư của Trung Quốc tập trung vào ba nước lớn Đức, Anh, Pháp, riêng Litva đã chủ động rút khỏi nhóm "17+1" (gồm Trung Quốc và Trung Âu, Đông Âu) trong bối cảnh quan hệ giữa EU và Bắc Kinh ngày càng xấu đi.

Thống trị về đào tiền ảo, Bắc Kinh trấn áp làm bitcoin sụt mất nửa giá

Cũng về kinh tế, Les Echos quan tâm đến việc Trung Quốc gia tăng cuộc chiến chống đồng tiền kỹ thuật số bitcoin. Bốn khu vực "đào" tiền ảo lớn nhất nước đều tung ra các biện pháp hạn chế, hệ quả là giá bitcoin đã sụt đến 50% chỉ trong hai tháng : Trung Quốc chiếm đến 65% sản lượng bitcoin trên thế giới.

Cuối tuần trước, chính quyền Tứ Xuyên, tỉnh lớn thứ nhì trong lãnh vực tiền ảo ra lệnh đóng cửa lập tức 26 công ty chuyên "đào" bitcoin. Trước đó Tân Cương, Nội Mông, Thanh Hải và Vân Nam đã có những biện pháp trấn áp tương tự. Theo Global Times, 90% đơn vị sản xuất bitcoin ở Hoa lục đã đóng cửa trong tuần rồi.

Bắc Kinh tấn công vào các "mỏ" tiền ảo với lý do hoạt động này gây ô nhiễm, ngốn mất nhiều năng lượng cần thiết dành cho các nhà máy điện chạy bằng than. Nhưng lệnh cấm của Tứ Xuyên mới đây cho thấy không chỉ là vấn đề sinh thái, bằng chứng là ngân hàng trung ương đòi hỏi các ngân hàng lớn và các nền tảng chi trả trực tuyến như Alipay "điều tra và nhận diện" những tài khoản buôn bán tiền ảo, ngăn chặn mọi giao dịch liên quan. Bắc Kinh muốn công dân sử dụng e-yuan, đồng nhân dân tệ ảo đang được thử nghiệm với quy mô lớn.

Chế độ thần quyền Iran tăng cường quyền lực

Nhìn sang Trung Đông, tác giả Renaud Girard nhận định trên Le Figaro "Tại Iran, chế độ thần quyền được củng cố" qua kỳ bầu tổng thống ngày 18/06/2021, cuộc bầu cử mất dân chủ nhất trong lịch sử Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Sau khi mở rộng được ảnh hưởng sang bốn thủ đô Ả Rập khác (Baghdad, Damascus, Beyrut, Sanaa), chế độ thần quyền Shia ở Iran củng cố quyền lực. Không có ứng cử viên nữ nào được Hội đồng Vệ binh chấp nhận. Phó tổng thống cải cách mãn nhiệm Eshaq Djahanguiri và ứng viên cánh trung nhiều hy vọng Ali Laridjani, cựu chủ tịch Quốc hội cũng không được ra tranh cử. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi tỉ lệ cử tri đi bầu giảm mạnh, chỉ có 30% đến phòng phiếu. Ebrahim Raisi, nhân vật cực kỳ bảo thủ từng thất bại năm 2017, đắc cử chỉ với 2 triệu phiếu cao hơn lần trước.

Raisi đi vào lịch sử Trung Đông không chỉ với tư cách một tổng thống Iran với chiến thắng không lấy gì làm vẻ vang. Là người đứng đầu ngành tư pháp, ông ta ghi dấu ấn qua việc đàn áp dã man những người biểu tình ôn hòa tháng 11/2019, và hồi năm 1988 từng là thành viên "Ủy ban tử thần" đã tàn sát hàng ngàn tù nhân chính trị trong các trại giam Evin và Gohardasht ở Tehran.

Tân tổng thống Iran rộng tay hơn trong hồ sơ nguyên tử

Nhưng trong chế độ thần quyền Iran, Raisi có lợi thế : là một seyyed, tức dòng dõi của nhà tiên tri Mahomet, được phép quấn vành khăn đen trên đầu. Ông ta là đệ tử trung thành, được đại giáo chủ Ali Khamenei tin cẩn. Ở Iran, tổng thống không có được một quyết định chiến lược nào : chiến tranh hay hòa bình, chính sách đối ngoại, nguyên tử đều nằm trong tay giáo chủ. Điều quan trọng là Raisi có thể thay thế đại giáo chủ đã 82 tuổi, một khi ông này qua đời.

Giới trẻ có học ở Tehran, nói tiếng Anh, lướt mạng, quen thuộc với văn hóa phương Tây tất nhiên bất mãn, nhưng về mặt chính trị, họ không có tiếng nói trong hệ thống. Trên toàn thế giới Ả rập, các đền thờ Hồi giáo Tehran là nơi vắng tín đồ nhất trong những buổi lễ chiều thứ Sáu. Dân chúng tẩy chay để phản đối các lãnh đạo Hồi giáo tham nhũng liên can đến đủ mọi dạng buôn lậu.

Phải chăng sẽ là hồi kết của đàm phán nguyên tử tại Vienna ? Theo tác giả, thì không. Bởi vì giáo chủ và đệ tử Raisi hiểu rằng, cần cải thiện tình hình kinh tế để cứu vãn chế độ thần quyền, có nghĩa là được xuất khẩu dầu trở lại sau thời gian bị Donald Trump trừng phạt. Hôm qua 21/06, tổng thống tân cử Raisi tuyên bố ủng hộ đàm phán, lợi thế của ông ta là không bị phe bảo thủ chỉ trích.

Về phía chính quyền Biden không còn coi Iran là mối đe dọa quân sự nguy hiểm. Bằng chứng là việc rút hết các thiết bị phòng không tại Trung Đông, có lẽ để triển khai tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đối với phía Mỹ, việc ngăn chặn các chế độ độc tài Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga không thiết yếu bằng chặn bước Trung Quốc.

Anh em Castro đã ra đi, Cuba vẫn bị Biden bỏ quên

Còn tại Châu Mỹ la-tinh, Le Mondecho rằng "Cuba bị Joe Biden bỏ quên trong khi đã lật sang trang Castro". Từ ngày 19/04/2021, Raul Castro đã nhường chỗ cho nhà lãnh đạo dân sự đầu tiên Miguel Diaz-Canel, và đa số ủy viên thuộc thế hệ cách mạng 1959 đã ra khỏi Bộ Chính trị. Một loạt cải cách đã diễn ra, như kết thúc hệ thống hai đồng tiền song hành từ 30 năm qua, và cho phép tư nhân làm ăn trong hầu hết lãnh vực kinh tế.

Khi tranh cử, ông Joe Biden luôn chỉ trích "chính sách thất bại của Donald Trump làm thiệt hại cho người dân Cuba", nhấn mạnh đến việc cho phép công dân Mỹ đến đảo quốc vì họ là "các đại sứ tốt nhất cho tự do". Nhưng từ khi Biden nhậm chức cho đến nay, Nhà Trắng không hề động đậy, lời kêu gọi "đối thoại với sự tôn trọng lẫn nhau" của Raul Castro bị rơi vào khoảng không, chính quyền mới lịch sự nói rằng quan hệ với Cuba không phải là ưu tiên. Tập trung vào cuộc đối đầu quan trọng với Trung Quốc, Joe Biden muốn tránh một số hồ sơ quốc tế như ở Cận Đông gần đây.

Bầu cử cấp vùng Pháp : Đảng cầm quyền thất bại, tổng thống vẫn phải cải tổ

Kết quả cuộc bầu cử vừa qua vẫn được báo chí Paris tiếp tục bàn tán.Le Mondechạy tựa "Bầu cử khu vực : Nước Pháp dửng dưng" với nhận định : cánh hữu dẫn đầu, cực hữu thụt lùi trong vòng đầu được ghi dấu bởi tỉ lệ vắng mặt lịch sử. Ảnh bìa củaLa Croixlà những phòng phiếu vắng người, với câu hỏi "Vắng mặt, tình cờ hay định mệnh ?". Libérationđăng ảnh bà Marine Le Pen và tổng thống Emmanuel Macron mặt đối mặt, với dòng tựa "2022 : Nếu không phải là họ ?". Cũng với ảnh hai chính khách được cho là đối thủ trong kỳ bầu cử tổng thống 2022, Le Figaroghi nhận "Sau thất bại, đảng của bà Le Pen và ông Macron dưới cú sốc".

Tờ báo thiên tảLibération cho rằng tỉ lệ vắng mặt là "phản ứng lành mạnh" của người Pháp, vì đi bỏ phiếu là sự ủng hộ một đường hướng, trong khi những tuần lễ qua chỉ xoay quanh hai khuôn mặt nổi bật trong kỳ bầu cử tổng thống sang năm là nguyên thủ đương nhiệm và chủ tịch đảng cực hữu Marine Le Pen.

Theo nhật báo cánh hữu Le Figaro, đảng cầm quyền được coi là hiện thân của Macron, đây là điểm yếu đồng thời là điểm mạnh của tổng thống trẻ. Bài học rõ ràng là do đảng mới không bắt rễ được vào công chúng, và vì vậy Emmanuel Macron lại càng phải đặt dấu ấn cá nhân nhiều hơn nữa trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ.

Les Echos nhận định, Emmanuel Macron và đảng của tổng thống bị yếu đi sau cuộc bầu cử khu vực, nhưng ông buộc phải cải cách cho đến cùng. Phải chăng từ nay đến 2022 Macron chỉ nên tập trung cho việc ra khỏi khủng hoảng kinh tế và dịch tễ, với lý do người dân phản đối cải cách ? Tờ báo kinh tế cho rằng thái độ bất động là không hay đối với nước Pháp cũng như với một tổng thống được bầu lên để cải tổ, cho dù tỉ lệ tín nhiệm có bị sụt giảm.

Thụy My

Published in Châu Á

Non nước Cao Bằng được công nhận là công viên địa chất toàn cầu (RFA, 13/04/2018)

UNESCO vào ngày 12 tháng 4 chính thức thông qua nghị quyết công nhận non nước Cao Bằng là công viên địa chất toàn cầu thứ hai ở Việt Nam, sau cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang.

caobang1

Thác Ban Giốc nằm trên khu vực biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thuộc huyện Trung Khánh, tỉnh Cao Bằng của Việt Nam vào ngày 12 tháng 3 năm 2017. AFP

Mạng báo Thanh Niên dẫn lời Tiến sĩ Trần Tân Văn, Viện trưởng viện Khoa học, địa chất và khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên – Môi trường, cho biết trong hồ sơ gửi đến UNESCO, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đã nhấn mạnh : Non nước Cao Bằng là miền đất hiếm có, nơi có thể tìm hiểu lịch sử 500 triệu năm của trái đất qua các dấu tích còn lại như hóa thách, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản. Đặc biệt, cảnh quan đá vôi là minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa của địa cầu.

Ông Văn cũng nói thêm, để được công nhận, UNESCO đã yêu cầu Việt Nam phải chứng minh được sự khác biệt giữa Non nước Cao Bằng và Cao nguyên đá Đồng Văn, vì nhìn sơ qua cũng chỉ là những vùng đá vôi.

Non nước Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 300 kilomet, có diện tích hơn 3 ngàn m2, là nơi sinh sống của các dân tộc ít người chủ yếu là đồng bào Tày, Nùng.

Về mặt sinh học, non nước Cao Bằng có độ che phủ rừng lớn cùng các hệ sinh thái rừng rêu, rừng lùn. Địa hình đá vôi ở đây điển hình cho giai đoạn cuối của chu trình tiến hóa Karst cùng hệ thống các hang động, nhũ đá, và hệ thống sông hồ, hang ngầm phong phú.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tính đến kỳ này, UNESCO công nhận trên thế giới có 127 công viên địa chất toàn cầu ở 35 quốc gia.

Công viên địa chất toàn cầu được đánh giá bởi các di sản địa chất tầm cỡ quốc tế có giá trị khoa học, giáo dục, thẩm mỹ ; cùng các minh chứng về sinh học, khảo cổ học, lịch sử, văn hóa – xã hội. Một công viên địa chất toàn cầu cần có tác động đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

**************

Vụ lừa tiền ảo 15 nghìn tỷ : "Người Việt Nam hay bị lừa vì lòng tham" (VOA, 13/04/2018)

Với 15.000 t đng và 32.000 nn nhân, v la đo tin o ln nht t trước ti nay đang buc chính ph Vit Nam phi vào cuc.

ao1

Người dân biu tình bên ngoài tòa nhà nơi đt văn phòng Công ty Modern Tech qun 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này được cho là đã la đo hơn 15.000 t đng ca người đu tư t vic bán tin o iFan và Pincoin. (nh chp màn hình Phap Luat Plus)

Phó thủ tướng Vương Đình Hu hôm 11/4 đã yêu cu 6 b, ngành - trong đó có B Công an và Ngân hàng Nhà nước - x lý v la đo tin o hơn 15.000 t đng thành ph H Chí Minh.

Trước đó Th tướng Nguyn Xuân Phúc ra ch th yêu cu tăng cường giám sát các hoạt đng giao dch và đu tư bng tin o. Mi loi hình tin o và các giao dch bng tin o đu không hp pháp Vit Nam, theo người đng đu chính ph.

Công ty cổ phần Modern Tech có tr s qun 1, thành ph Hồ Chí Minh, b hàng chc nghìn người dân cáo buc la đo 15.000 t đng (658 triu USD) t vic bán tin o iFan và Pincoin.

Cuối tun qua, hàng chc người dân t tp bên ngoài tòa nhà nơi đt tr s ca Modern Tech trên đường Nguyn Hu đ biu tình. H căng băng rôn gi đây là v "tin o - la đo đa cp ln nht lch s". Tuy nhiên, theo ghi nhn ca Bloomberg, người qun lý tòa nhà cho biết công ty Modern Tech đã gii th và chm dt thuê văn phòng mt tháng trước đó.

"Vụ sp by này không phi là v đu tiên, mt trò la đo vi hình thc rt xưa cũ, rt ‘kinh đin’ bng lãi sut cao bt hp lý nhưng người dân vn mc la", theo nhận đnh ca Lut sư Trương Thanh Đc ca Đoàn Lut sư TP Hà Ni vi báo Pháp lut Thành phố Hồ Chí Minh.

ao2

Tiền o và bt kỳ giao dch nào liên quan điến tin o b cm Vit Nam.

Luật sư Trn Thu Nam, cũng ca Đoàn Lut sư Hà Ni, nói vi VOA rng nhiu người Vit Nam b la vì "lòng tham" và "thiếu hiu biết".

"Người dân Vit Nam rt hay b la, b các đi tượng li dng vào lòng tham, ví d như kinh doanh đa cp và đánh bc", theo Luật sư Nam. Người Vit Nam ham li nhun và ít suy nghĩ, ít hiu biết cho nên hay b lôi kéo, hay b la đo".

Modern Tech kêu gọi nhà đu tư mua tin o vi lãi sut hàng tháng lên ti 40%, theo truyn thông trong nước. Tuy nhiên, theo ghi nhận ca Tui Tr, người dân không th rút tin mt t lãi xut. Còn VTV cho biết h cũng mt luôn c tin đu tư.

Tuy chưa được pháp lut công nhn nhưng các loi tin o, đc bit là Bitcoin, phát trin rt mnh Vit Nam và được các cá nhân và các tổ chc trong nước đu cơ hoc "đào", theo ZingNews.

Cuối năm 2017, mt s lượng ln máy "đào" tin o Bitcoin đã được nhp v Vit Nam và cùng vi đó, trào lưu mua bán, giao dch, đu cơ tin o cũng n r.

Luật sư Kim Ron Tha của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rng v lừa đảo ca Modern Tech là mt "câu chuyn pháp lý rt hay vì Vit Nam không coi tin o là tài sn" và hot đng kinh doanh này không được tha nhn Vit Nam. Do đó, theo Luật sư Kim nói vi báo Pháp Lut Thành phố Hồ Chí Minh "nhng người tham gia vào quan h pháp lut b cm thì s không phi là ch th được pháp lut bo v".

ao3

Việt Nam đang xem xét khung pháp lý đ qun lý bitcoin và các giao dch liên quan.

Luật sư Trần Thu Nam cho rng nhng nhà đu tư tin o ca d án Modern Tech có th s "mt trng" s tin đu tư ca mình.

"Việc này không có khung pháp lý thì nếu xy ra ri ro anh s b mt s tin đó vì khó đòi. Ví d đi tượng đã tiêu xài hết s tin đó ri thì nếu có tuyên tr thì ch là tuyên tr trên giy thôi còn v mt thc tin thì h khó có th ly li s tin đó. Tôi nghĩ rằng 99% là có th mt trng".

Năm ngoái, chính phủ Vit Nam đã phê duyt mt đ án có th đưa ti vic chính thc công nhn tin o bitcoin như mt hình thc thanh toán. Cũng trong năm ngoái, chính ph Vit Nam cho biết s hoàn thin khung pháp lý để qun lý và x lý đi vi các loi tài sn o, tin đin t và tin o.

Đã có nhiều ý kiến tranh lun v vic có nên hp pháp hóa các hot đng kinh doanh tin o Vit Nam hay không trong khi nhiu ca hàng trong nước đã chp nhn thanh toán bng Bitcoin. Tuy nhiên Luật sư Nam cho rằng không nên làm điu đó ti thi đim này.

"Quản lý nhà nước v nhng vic này rt là khó. H chưa có đ trình đ và cơ s pháp lý và hiu biết ca người dân v nhng vn đ này còn đang hn chế. Ngay bây gi mà hp pháp hóa các giao dịch tin o thì rt là khó và không qun lý được. Nó s là li bt cp hi".

Theo luật sư Nam, các cơ quan qun lý đáng l ra đã phi giám sát và điu tra nhm tránh đ xy ra nhng v la đo tương t như hành đng la gt ca Modern Tech. Theo ông, muốn bo v người dân, phi nâng cao s hiu biết ca h v hot đng b cm này và hu qu khôn lường ca nó.

Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết khong 32.000 người đã tr thành nn nhân ca "d án tin o đa cp" ca Modern Tech.

*********************

Việt Nam yêu cầu điều tra nghi án lừa đảo tiền ảo (RFA, 12/04/2018)

Thủ tướng Việt Nam vừa có chỉ thị yêu cầu các bộ ngành và cơ quan chức năng tăng cường điều tra một vụ lừa đảo tiền ảo lên tới mấy trăm triệu đô la được xem lớn nhất từ trước đến nay.

ao4

Giao dịch tiền ảo Bitcoin. (Ảnh minh họa) - AFP

Chỉ thị của Thủ tướng được ban hành hôm 10/4 và được truyền thông loan đi hôm 11/4.

Thủ tướng Việt nam ông Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ công an và các cơ quan chức năng điều tra và giám sát các hoạt động giao dịch và đầu tư bằng tiền ảo, sau khi có cáo buộc của người dân về việc lừa đảo mua bán tiền ảo.

Thông báo được truyền thông loan đi sau khi các lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ quan điều tra làm rõ những cáo buộc nhắm vào Công ty cổ phần Modern Tech, bị buộc tội lừa đảo với số tiền lên tới hơn 650 triệu đô la tức khoản hơn 15.000 tỷ đồng Việt Nam.

Qui định Việt Nam hiện nay việc giao dịch tiền ảo là bất hợp pháp và các hợp đồng giao dịch đều không được công nhận là chính đáng. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có các qui định về luật rõ ràng trong việc sở hữu các loại tiền ảo như Bitcoin và Ethereum.

Hồi năm 2017, Chính phủ Việt Nam cũng cho biết sẽ xem xét và xây dựng một khuôn khổ về pháp lý để quản lý chặt chẻ các tài khoản cũng như các giao dịch bằng tiền ảo ngày càng phát triển tại Việt Nam.

*******************

Thủ tướng Việt Nam muốn siết chặt quản lý tiền ảo (VOA, 11/04/2018)

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc va yêu cu các b ngành và đa phương trong c nước tăng cường giám sát các hot đng giao dch và đu tư bng tin o trong lúc có yêu cu điu tra mt v la đo tin o ln nht t trước ti nay.

ao5

Người đng đu chính ph Vit Nam, Nguyn Xuân Phúc, va đưa ra ch th tăng cường qun lý các hot đng mua bán tin o sau khi có cáo buc t người dân v v la đo 15.000 t đng t vic mua bán tin o.

Theo chỉ th 10/CT-TTg ban hành ngày 10/4, người đng đu chính ph Vit Nam yêu cu Ngân hàng Nhà nước, B Công an và các b ngành khác tht cht "qun lý các hot đng liên quan ti Bitcoin và tin o", theo ghi nhn ca truyn thông trong nước.

"Hoạt đng đu tư, mua bán tin o, huy động vn qua phát hành tin o, đc bit là hot đng s dng tin o đ huy đng vn theo phương thc đa cp ngày càng din biến phc tp", theo thông cáo đăng trên trang web chính thc ca chính ph Vit Nam hôm 11/4.

Những din biến này có "nguy cơ ảnh hưởng đến s n đnh ca th trường tài chính, trt t xã hi và có th gây ri ro rt ln đi vi t chc, cá nhân tham gia, theo thông cáo ca chính ph.

Thông cáo này được đưa ra sau khi Thông Tn Xã Vit Nam đưa tin rng các lãnh đo thành ph H Chí Minh đã yêu cu cơ quan công an điu tra nhng cáo buc nhm vào công ty Modern Tech JSC được cho là đã la người dân hàng chc nghìn t đng t vic bán tiền ảo iFan và Pincoin.

Yêu cầu điu tra được đưa ra sau khi hàng chc người dân biu tình trước tr s ca Công ty cổ phần Modern Tech qun 1, thành ph Hồ Chí Minh, vào cui tun sau cáo buc công ty này la đo 15.000 t đng (658 triu USD).

Theo VTV, Modern Tech kêu gọi nhà đu tư mua tin o vi lãi sut cc cao nhưng sau đó người dân không nhng không nhn được li nhun mà còn mt tin đu tư.

Reuters tìm cách liên lạc vi giám đc công ty Modern Tech, H Xuân Văn, hôm 10/4 nhưng đin thoi ca ông tt máy. Reuters cho biết h cũng không th tìm ra s đin thoi ca bt kỳ ai khác trong công ty này đ xin bình lun v v vic.

"Mọi loi hình tin o và các giao dch bng tin o đu không hp pháp Vit Nam", giám đc Công an thành ph Hồ Chí Minh Lê Đông Phong nói với Reuters.

"Chúng tôi đang thu thập thông tin v v vic này nhưng chúng tôi chưa chính thc tiến hành điu tra cho ti khi nhn được nhng cáo buc t bt kỳ nn nhân nào được báo cáo", người đng đu cơ quan công an thành ph nói nhưng t chi đưa ra thêm chi tiết.

Published in Việt Nam

Bitcoin đã bắt đầu giao dịch trên một sàn lớn lần đầu tiên.

Bitcoin được đưa lên sàn giao dịch hợp đồng tương lai CBOE (future) ở Chicago vào lúc 23 :00 GMT hôm Chủ nhật, tạo điều kiện để các nhà đầu tư đặt cược vào việc giá Bitcoin sẽ tăng hay giảm.

bitcoin1

Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư đặt cược vào giá của cái gì đó vào một ngày trong tương lai.

Trong thời gian trước khi có sự ra mắt cho giao dịch tương lai, giá trị của đồng tiền số này đã tăng lên.

Việc đưa Bitcoin ra giao dịch tại CBOE đã được một số người xem như một bước tiến tới việc hợp pháp hóa đồng tiền.

Người ta dự kiến vào tuần tới cũng sẽ có bước tương tự tại một sàn đối thủ là Chicago Mercantile Exchange.

Giao dịch CBOE cho thấy hợp đồng tương lai của Bitcoin hết hạn vào tháng Một tăng 17% từ 15.000 USD lên quá 18.000 USD.

Bitcoin là gì ?

  • Đó là loại tiền số "thay thế" mà phần lớn tồn tại trực tuyến và không được in hoặc điều chỉnh bởi các ngân hàng trung ương
  • Bitcoin được tạo ra thông qua một quá trình phức tạp được gọi là "đào mỏ" và sau đó được giám sát bởi một mạng máy tính toàn cầu
  • Khoảng 3.600 Bitcoins mới được tạo ra mỗi ngày, với khoảng 16.5 triệu đồng đang lưu hành
  • Giống như tất cả các loại tiền tệ, giá trị của Bitcoins được xác định bằng việc người ta muốn mua và bán nó ở mức giá nào
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hồi tháng 10/2017 nói việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

bitcoin2

Giá Bitcoin biến động mạnh trong những ngày qua.

Văn bản của Ngân hàng Nhà nước gửi cơ quan báo chí hôm 28/10 khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Tuy nhiên việc giao dịch bitcoin trên thị trường "chợ đen" (thông qua môi giới) đã và đang diễn ra tại Việt Nam, theo một nhà quan sát muốn ẩn danh nói với BBC.

Được biết các "cò bitcoin" có tài khoản mua bán trên thị trường thế giới kinh doanh dựa vào ăn chênh lệch tỉ giá giữa bitcoin/usd trên các sàn thế giới với "tỉ giá chợ đen" dựa vào nhu cầu mua bán bitcoin của nhà đầu tư tại Việt Nam.

Hiện chưa rõ có làn sóng "chốt lời" chứng khoán tại Việt Nam, vốn tăng điểm mạnh trong năm 2017, để chuyển qua buôn bán bitcoin hay không.

Hợp đồng tương lai là gì ?

Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư đặt cược vào giá của cái gì đó vào một ngày trong tương lai.

Các nhà đầu tư nay có thể đặt cược vào Bitcoin tăng hoặc giảm giá mà không thực sự sở hữu chúng.

Hợp đồng tương lai thường dựa trên giá của một loại hàng hóa thực sự - chẳng hạn như dầu.

Một trong những khía cạnh gây tranh cãi của Bitcoin là một số người không coi đây là một "thứ gì đó".

Mặc dù được gọi là đồng tiền, nhưng người ta vẫn tranh luận là đó có phải là một tài sản, hoặc hàng hóa, mà không có bất kỳ việc sử dụng thực tế hoặc giá trị có thế đánh giá được.

Một người trong cuộc cho biết việc ra mắt bắt đầu với mức điểm thấp mà không "không có rượu sâm banh" ăn mừng. Tuy nhiên, CBOE nhắn trên twitter cảnh báo rằng trang web của sàn này chạy chậm và có thể tạm thời không truy cập được.

bitcoin3

Bitcoin tăng giá hơn 6000 USD chỉ trong một tuần từ 02-08 tháng 12.

Việc dự báo sự có mặt của bitcoin ở dạng niêm yết mua bán chính thống đầu tiên đã giúp đồng tiền gây tranh cãi tăng vọt lên quá mức 10.000 USD và sau đó là hơn 17.000 USD vào thứ Năm trước khi giảm xuống. Theo Coindesk.com, giá của Bitcoin đứng ở mức 16.600 USD vào thứ Hai.

Nick Colas, từ hãng nghiên cứu Data Trek, cho biết việc niêm yết hợp đồng tương lai đã cho Bitcoin "tính hợp pháp và công nhận rằng đây là một tài sản người ta có thể buôn bán".

Chris Ralph, giám đốc đầu tư tại St James's Place nói với chương trình Today của BBC rằng ông vẫn cẩn trọng về đồng tiền này.

"Tôi không muốn dùng từ hợp pháp, nhưng có thể nó đã chuyển từ bóng tối ra ánh sáng", ông nói.

"Nhưng điều tôi nghĩ là diễn biến này có nghĩa là sẽ nhiều người hơ đang làm việc trong thị trường ngân hàng đầu tư sẽ để mắt tới Bitcoin.

"Nó đã từng được mô tả như là loại tài sản cho năm 2017, nhưng khi bước vào năm 2017 thì không ai gọi đó là một loại tài sản cả".

Việc ra mắt Bitcoin tại CBOE và CME đã được thực hiện sau khi được Ủy ban Giao dịch Tương lai (CFTC) và Hàng hóa Mỹ phê duyệt.

Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo các nhà đầu tư về "mức độ biến động và rủi ro cao trong kinh doanh và giao dịch các hợp đồng này".

Published in Quốc tế

Tuần qua tại Việt Nam, ngoài chuyện tuần lễ cấp cao APEC sắp diễn ra tại thành phố biển Đà Nẵng được nhiều giới quan tâm, chuyện đồng Bitcoin bị cấm lưu hành tại Việt Nam và lời đồn thổi sắp có đổi tiền tại Việt Nam cũng là một trong các thông tin gây sóng dư luận. Như vậy, vấn đề cần đặt ra ở đây là tại sao Việt Nam không cho dùng đồng Bitcoin ? Và khả năng đổi tiền có thật hay không ?

bitcoin1

Hình ảnh đồng Bitcoin và đồng đô la Mỹ được chiếu trên màn hình khi các đại biểu lắng nghe các diễn giả tại Hội nghị Interpol Quốc tế tổ chức ở Singapore hôm 4/7/2017. AFP

Ở vấn đề thứ nhất, vì sao Bitcoin không được dùng tại Việt Nam ? Điều này không khó hiểu, bởi chỉ trong vòng chưa đầy mười lăm năm, kể từ khi đồng đô la Mỹ xuất hiện trên thị trường Việt Nam một cách rộng rãi thì tuy bản thân đồng đô la không hề có cuộc cạnh tranh nào với đồng Hồ Chí Minh nhưng đồng Hồ Chí Minh ngày càng rớt giá và khả năng tích lũy bằng đồng Hồ Chí Minh nhét ống tre, cất trong tủ, ký gởi ngân hàng đều bị thay thế bằng việc tích lũy vàng và đô la. Điều này nhanh chóng đẩy chính phủ xuống chỗ không còn uy tín trong nhân dân.

Cũng xin nhấn mạnh là ở đây, đồng đô la Mỹ phát triển một cách bình thường trong rổ tiền tệ quốc tế, thậm chí có phần tuột dốc trong giai đoạn 2009 – 2010 khi nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng. Nhưng tại Việt Nam, nó vẫn đủ khả năng "dìm hàng" đồng Hồ Chí Minh. Vì sao ?

Vì bản thân đồng Hồ Chí Minh (còn gọi là Việt Nam đồng) là một đồng tiền độc tài. Sự độc tài của nó nằm ở sự liên tục rớt giá một cách có chủ ý. Và mỗi lần đồng Hồ Chí Minh rớt giá là một lần đảng và chính phủ cộng sản Việt Nam tự xóa bỏ một đống nợ đối với nhân dân. Ví dụ, những năm đầu sau 30 tháng 4 năm 1975, đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa là đồng tiền có định giá quốc tế, chính quyền cộng sản Việt Nam đã cho đổi với tỉ lệ 1 đồng Hồ Chí Minh lúc đó lấy 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa. Nghĩa là một đồng Hồ Chí Minh tương đương 1 đô la Mỹ. Với số lượng tiền thu về, khi mà ngân hàng Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn hữu dụng ở một số quốc gia, nhà nước cộng sản có thể thương lượng, đổi chác, mang về một số tư bản không hề nhỏ.

Và để có một đồng Hồ Chí Minh, người ta mất ít nhất một chỉ vàng. Nhưng đến năm 1985, thêm một lần đổi tiền mới, tỉ lệ 10 đồng cũ ăn 1 đồng mới. Sau khi đổi tiền, nếu hoán đổi ra vàng, trước đây người ta bán 1 lượng vàng để có chừng 10 đồng, sau vài năm, 10 đồng mua chưa được một chỉ vàng. Cứ như vậy, đến thời điểm hiện tại, tờ bạc mệnh giá lớn nhất là 500,000 đồng chưa mua được 1/6 chỉ vàng. Giả sử lúc mới đổi tiền, người ta bán hàng chục lượng vàng để gởi tiết kiệm, mua công trái, trái phiếu chính phủ, thì hiện tại, số tiền cả lãi lẫn gốc của công trái, trái phiếu cũng chừng 500,000 đồng và mua chưa được 1/6 chỉ vàng. Cũng xin nói thêm, điểm cuối mà vàng trong nhân dân phải về chính là cái nơi phát hành tờ giấy bạc, không ai khác ngoài kho bạc nhà nước và ngân hàng nhà nước.

Chỉ bằng một động tác đơn giản, thả rông đồng tiền trượt giá, chính phủ và Đảng cộng sản Việt Nam đã quỵt được hàng khối nợ với nhân dân. Bởi bản chất của tiền tệ là nhà nước nợ nhân dân, nhà nước in ra một tờ giấy nợ gọi là tiền và áp đặt người dân phải dùng tờ giấy nợ đó để trao đổi, giao thương. Để có tờ giấy nợ đó, người dân phải bỏ ra tài sản từ vàng bạc đến heo gà, trâu bò… và cả sức lao động. Nhưng muốn xóa nợ, nhà nước chỉ cần thu hẹp giá trị của nó lại là xong. Chính vì bản chất quỵt nợ của dân mà ngân hàng và kho bạc nhà nước rất sợ những đồng tiền mang giá trị phổ quát. Đồng Bitcoin là một ví dụ.

Bởi một khi các trường học, xí nghiệp, công sở chấp nhận dùng đồng Bitcoin để thanh toán, điều đó cũng đồng nghĩa với các luồng thanh khoản tự linh động và nới rộng biên độ, thanh khoản Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn của thanh khoản quốc tế, ngân hàng nhà nước và kho bạc nhà nước không còn giữ được vai trò độc quyền quản lý (mà có muốn quản lý cũng không được nữa), trở thành cơ quan đổi tiền lẻ để mua bán trên thị thị trường nhỏ lẻ. Ví dụ như người ta đổi từ Bitcoin hay USD ra tiền Việt để mua cá ngoài chợ, mua con vịt, con gà ở quê. Hệ quả của việc này là nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ đánh mất quyền lực độc tài. Bởi một khi không làm chủ, khộng kiểm soát và điều tiết được dòng chảy tiền tệ thì chắc chắn sẽ rất khó để nắm vững quyền lực chính trị.

Nhìn thì đơn giản như vậy nhưng thực tế, đồng Bitcoin và đồng USD đang lấy dần quyền lực độc tài của đảng cộng sản. Chính vì thấy được điều này nên nhà nước cộng sản Việt Nam buộc phải cấm cửa tuyệt đối đồng Bitcoin như họ từng cấm tư nhân mua bán, trao đổi đồng USD cách đây vài năm. Nhưng có một sai lầm mà đảng cộng sản, chính phủ cộng sản mắc phải, đó là thay vì đổi mới bản thân, đổi mới cơ chế để đuổi kịp dòng chảy thời đại thì người ta lại đắp đập, ngăn dòng chảy thời đại để nó ngưng tụ trong cái ao cơ chế của họ. Liệu họ đắp đập, ngăn dòng chảy này được bao lâu ? Và khi đập bị vỡ thì họ sẽ ứng xử như thế nào ? Thật khó để đoán định được hậu quả của hành vi này !

Và cuộc chơi này, rất có thể đảng và chính phủ cộng sản sẽ thua nếu họ tiếp tục chọn cách chơi đắp đập, ngăn chặn trong khi còn nhiều cách chơi khác vừa có lợi cho đảng, chính phủ cộng sản lại vừa có lợi, tạo lực đẩy cho dân tộc. Chặn đồng Bitcoin là một lựa chọn sai lầm mà Thống đốc ngân hàng Việt Nam cùng với bộ sậu của ông ta đã quyết định bởi không nghĩ ra được cách gì hay hơn. Và giả sử tiếp tục chọn đổi tiền, thì không ai khác, chính đội ngũ các chuyên gia của chính quyền cộng sản đã phản phé, đã đánh úp chủ nhân của họ. Nhưng mọi việc cũng còn quá sớm để đoán định bất kỳ chuyện gì.

Nhưng có một thực tế mà Đảng cộng sản Việt Nam đang mắc phải, đó là quá trình phát triển đất nước, phát triển sức mạnh của đảng lại gắn liền với quá trình trương nở những kẻ ăn hại. Thường thì những kẻ ăn hại bao giờ cũng tỏ ra năng nỗ, nhiệt tình, trung thành, vì cái chung… Họ tìm cách thể hiện mọi cái tốt để chờ thời cơ. Khi thời cơ đến, họ sẵn sàng đánh úp và trở cờ, miễn sao có lợi nhất cho họ. Và những biểu hiện đấu tố, hung hăng của các đội cờ đỏ, dư luận viên trong lúc nhà nước ra sức kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc hoặc những chuyên gia cổ xúy độc quyền, độc tài tiền tệ trong lúc nhà nước, chính phủ đang cố gắng bước vào sân chơi thương mại khu vực và quốc tế… Đó không phải là lũ ăn hại của đảng, của chính phủ thì chẳng biết gọi chúng là gì ? !

Rất tiếc là đám ăn hại này lại đang lớn mạnh đến mức có thể tấn công vào hệ thống chính trị cộng sản Việt Nam bằng những mũi dùi kinh tế chính trị có bọc kẹo đường "bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ". Và những viên kẹo cũng đang ngấm dần vào cơ thể đảng, nhà nước cộng sản. Điều này hoàn toàn bất lợi cho quốc gia, dân tộc. Bởi một khi chúng đủ lớn mạnh và lật đổ chế độ, sẽ có một loại độc tài mới, gian manh và độc ác gấp nhiều lần những gì đang nhìn thấy, đang có.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 30/10/2017

Published in Diễn đàn

Tin tặc tấn công trên toàn cầu, trên 100 nước bị ảnh hưởng (RFI, 13/05/2017)

Chính phủ Hoa Kỳ và Anh từ hôm qua, 12/05/2017, đã cảnh báo một đợt tấn công tin học đại quy mô tại hàng loạt quốc gia trên thế giới nhằm tống tiền, và khuyến cáo không nên trả tiền theo đòi hỏi của tin tặc. Đến nay đã có trên 100 nước bị ảnh hưởng.

hacker1

Tin tặc tấn công hệ thống y tế Anh ngày 12/05/2017. Trong ảnh, bên ngoài một cơ sở cấp cứu của bệnh viên St Thomas, Luân Đôn, 12/05/2017. REUTERS/Stefan Wermuth

Đến 20 giờ tối qua, công ty an ninh mạng Avast ghi nhận trên 75.000 vụ tấn công tại 99 nước. Sau đó, F-Secure cho biết : "Đây là vụ tấn công lớn nhất thuộc loại này trong lịch sử, với 130.000 hệ thống tại trên 100 nước bị xâm nhập". Nhiều tổ chức ở Tây Ban Nha, Úc, Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Mexico, Việt Nam… đã trở thành nạn nhân. Tập đoàn chuyển phát nhanh FedEx của Mỹ, tập đoàn Renault của Pháp hôm nay xác nhận bị tin tặc tấn công, còn bộ Nội Vụ Nga cho biết khoảng 1.000 máy tính bị ảnh hưởng.

Cảnh sát Châu Âu Europol nhận định, vụ tấn công "có mức độ chưa từng thấy, cần có cuộc điều tra quốc tế phức tạp để nhận diện các thủ phạm". Các Bộ trưởng tài chính G7 họp tại Bari, Ý hôm nay cam kết có nỗ lực chung để chống lại mối đe dọa tin tặc. Riêng Viện Công tố Paris từ hôm qua đã mở điều tra.

Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) cho biết tin tặc có thể đã khai thác một kẽ hở trong hệ điều hành Windows, lấy từ các tài liệu bị đánh cắp của NSA, và khuyên nên cập nhật các phần mềm chống virus. Loại virus này lan truyền từ máy này sang máy khác, không cần phải thông qua email. Tin tặc đóng các tập tin trên máy, đòi người sử dụng phải trả tiền dưới dạng tiền ảo bitcoin, nếu không sẽ xóa hết dữ liệu. Nhưng theo một cựu hacker nay làm việc cho Telefonica, đến tối thứ Bảy "chỉ mới có 6.000 đô la tiền chuộc được trả".

Cũng như tại các nước Châu Âu khác, Anh Quốc từ hôm qua 12/05/2017 đã là mục tiêu bị tin tặc tấn công với quy mô lớn, chủ yếu đánh vào các bệnh viện và cơ quan y tế Anh. Virus đã gây ra xáo trộn nghiêm trọng tại 25 cơ sở của NHS, cơ quan y tế Anh quốc. Đây là tổ chức có số nhân viên lớn thứ năm thế giới, với 1,7 triệu người. Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình :

"Tấn công tin học loại này chưa bao giờ xảy ra tại Anh, và chính quyền quyết định kích hoạt kế hoạch đối phó sự cố nghiêm trọng ở tầm quốc gia.

Các bệnh viện, phòng khám và một số nhà thuốc tây trên toàn quốc là mục tiêu bị tấn công. Các máy tính bị nhiễm virus ngay lập tức, dẫn đến một sự hỗn loạn khắp nơi và nhiều công việc bị trễ. Do không thể truy cập hồ sơ bệnh nhân, các bác sĩ đành phải hủy bỏ việc khám bệnh và giải phẫu, trong khi nhiều xe cấp cứu bị hướng về các bệnh viện khác đối với các trường hợp khẩn cấp.

Nguyên nhân của sự hỗn loạn này là một virus ngăn chặn không cho truy cập các tập tin trong máy tính, nếu khổ chủ không trả tiền chuộc. Chính phủ cho biết theo dõi sát sao diễn biến vụ tấn công tin học đại quy mô này, và nhiều cơ quan tin học khác nhau đang cố gắng giải quyết vấn đề.

Nhưng nhiều chuyên gia nhấn mạnh, NHS vốn dễ bị tổn thương do không đầu tư để đảm bảo an ninh cho hệ thống tin học của mình. Đa số bệnh viện sử dụng những máy tính đời cũ, và nếu không nhanh chóng thay đổi thì cơ quan y tế Anh sẽ còn tiếp tục phải chịu đựng các vụ tấn công tai hại".

Thụy My

*********************

Phần mềm mạng tấn công đòi tiền chuộc từ 99 nước (BBC, 13/05/2017)

Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn, dường như sử dụng công cụ đánh cắp của Cơ quan An ninh Nội vụ Hoa Kỳ (NSA) đã đột nhập vào các tổ chức trên thế giới.

hacker2

Các nhóm tin tặc đã tấn công 75.000 máy tính trên 99 nước

Máy tính trên hàng ngàn địa điểm đã bị khóa bởi một chương trình yêu cầu chủ sở hữu phải chi trả 300 đô la tiền ảo Bitcoin để khôi phục dữ liệu.

Vào tháng tư, một số tin tặc được biết đến với cái tên The Shadow Brokers tuyên bố họ đã đánh cắp các công cụ của NSA và công bố trên mạng.

Microsoft đã phát hành công cụ vá lỗ hổng bảo mật này vào tháng ba, nhưng nhiều hệ thống vẫn chưa được cập nhật.

Cuộc tấn công lớn đến đâu ?

Các báo cáo cho biết đã có 99 quốc gia bị ảnh hưởng, bao gồm Anh Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Ý và Đài Loan.

hacker3

Một phần mềm tấn công tên là WannaCry đã tấn công vào nhiều máy tính

Hãng công nghệ an ninh mạng Avast nói đã phát hiện ra 75.000 vụ tấn công tống tiền mạng được gọi là WannaCry và các biến thể của tên gọi này trên thế giới.

"Vụ việc này rất nghiêm trọng," Jakub Kroustek tại Avast nói.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những vụ tấn công này có dấu hiệu liên quan nhưng nó có thể không chủ đích nhắm vào một số đối tượng.

Trong khi đó số tiền ảo trong tài khoản Bitcoin liên quan đến vụ việc này bắt đầu tăng lên.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (NHS) đã bị tấn công và màn hình máy tính bị WannaCry mã hóa được các nhân viên chụp lại.

Các bệnh viện và các ca phẫu thuật phải từ chối bệnh nhân. Một nhân viên của NHS nói với BBC rằng các bệnh nhân "gần như chắc chắn sẽ chịu đựng thiệt hại."

hacker4

Các tin tặc đòi tiền chuộc 300 đô la tiền ảo Bitcoin để khôi phục dữ liệu

Một số báo cáo cho rằng Nga bị nhiều ca tấn công hơn các nước khác. Bộ trưởng bộ nội vụ Nga cho biết đã "định vị được vi rút" và đang theo dõi "một cuộc tấn công trên các máy tính cá nhân sử dụng hệ điều hành Windows".

Ai là người đứng sau vụ tấn công ?

Một số chuyên gia cho rằng cuộc tấn công đã được sử dụng để khai thác lỗ hổng trong hệ thống Microsoft mà đã được Cơ quan An ninh Nội địa (NSA) phát hiện dưới cái tên EternalBlue.

Các công cụ của NSA đã bị đánh cắp bởi nhóm tin tặc The Shadow Brokers. Nhóm này ban đầu dự tính đấu giá công cụ này trên mạng nhưng sau đó lại công cố miễn phí.

Các tin tặc nói rằng họ công bố mật khẩu công cụ như một cách để "phản đối" Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

**********************

Mã độc tống tiền Wanna Crypt0r đã lây lan đến Việt Nam (Người Lao Động, 13/05/2017)

Mã độc tống tiền Wanna Crypt0r đang hoành hành trên toàn cầu cũng đã lây lan đến Việt Nam.

hacker5

Cửa sổ hiện ra yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc dữ liệu bằng bitcoin

Như thông tin đã đưa, mã độc tống tiền (ransomware) Wanna Crypt0r chỉ trong vài giờ qua đã lây nhiễm hơn 100 ngàn máy tính tại 74 quốc gia trên thế giới. Ngay trong sáng thứ Bảy ngày 13-5-2017, hệ thống giám sát virus của công ty an ninh mạng Bkav bước đầu ghi nhận đã có những trường hợp lây nhiễm mã độc này tại Việt Nam. Con số này có thể tiếp tục tăng vì hôm nay vẫn đang là ngày nghỉ, nhiều máy tính không bật. Virus có thể bùng phát vào đầu tuần tới, khi mọi người đi làm trở lại, đại diện Bkav cho biết.

Wanna Crypt0r tấn công vào máy nạn nhận qua file đính kèm email hoặc link độc hại, như các dòng ransomware khác. Tuy nhiên, mã độc này được bổ sung khả năng lây nhiễm trên các máy tính ngang hàng (LAN). Cụ thể, Wanna Crypt0r sẽ quét toàn bộ các máy tính trong cùng mạng để tìm kiếm thiết bị chứa lỗ hổng EternalBlue của dịch vụ SMB (trên hệ điều hành Windows). Từ đó, mã độc có thể lây lan vào các máy có lỗ hổng mà không cần người dùng phải thao tác trực tiếp với file đính kèm hay link độc hại. Hiện tại, máy tính ở hàng ngàn địa điểm khác nhau trên thế giới đã bị khóa bởi WannaCryp0t và các nạn nhân được yêu cầu nộp số tiền chuộc là 300 tiền ảo Bitcoin để mở khóa. Nạn nhân chỉ có 3 ngày để nộp tiền chuộc, sau 3 ngày giá tiền sẽ tăng gấp đôi, còn sau 7 ngày nếu vẫn không trả tiền, các dữ liệu đó sẽ vĩnh viễn không thể phục hồi nữa.

Theo các chuyên gia Bkav, đã lâu rồi mới lại xuất hiện loại virus phát tán rộng qua Internet, kết hợp với khai thác lỗ hổng để lây trong mạng LAN. Các virus tương tự trước đây chủ yếu được hacker sử dụng để "ghi điểm" chứ không mang tính chất phá hoại, kiếm tiền trực tiếp. Wanna Crypt0r có thể xếp vào mức nguy hiểm cao nhất vì vừa lây lan nhanh vừa có tính phá hoại nặng nề.

Thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav trong năm 2016 cho thấy, có tới 16% lượng email lưu chuyển phát tán mã độc tống tiền. 

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc (Anti Malware) của Bkav cho biết : "Kiểu lây nhiễm của mã độc Wanna Cprypt0r tuy không mới, nhưng cho thấy xu hướng tận dụng các lỗ hổng mới để tấn công, kiếm tiền sẽ còn được hacker sử dụng nhiều trong thời gian tới, đặc biệt là các lỗ hổng của hệ điều hành".

Hiện thời Bkav khuyến cáo người dùng Việt Nam nên nhanh chóng cập nhật bản vá càng sớm càng tốt, bằng cách vào Windows Update và chọn Check for updates để kiểm tra các bản vá mới nhất. Cần khẩn trương backup các dữ liệu quan trọng trên máy tính. Nên mở các file văn bản nhận từ Internet trong môi trường cách ly Safe Run và cài phần mềm diệt virus thường trực trên máy tính để được bảo vệ tự động.

Chánh Trung

*********************

Việt Nam và 98 quốc gia đồng loạt bị tấn công mạng đòi tiền chuộc (VietnamNet, 13/05/2017)

Các hãng thông tấn lớn đồng loạt đưa tin, hiện có tới 99 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đang phải đối mặt với một cuộc tấn công mạng đòi tiền chuộc quy mô cực lớn.

hacker6

Thông báo đòi tiền chuộc của hacker sau khi đã mã hóa các dữ liệu quan trọng trên máy tính nạn nhân. Ảnh : CNET.

Theo hãng tin CNN, vụ tấn công mạng quy mô toàn cầu bắt đầu lên đến đỉnh điểm từ đêm qua, 12/5. Công ty an ninh mạng Avast tuyên bố đã phát hiện hơn 75.000 cuộc tấn công của hacker nhắm vào các ngân hàng, bệnh viện và công ty viễn thông ở gần 100 nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Nga, Tây ban Nha, Italia và Việt Nam.

Các hacker đã sử dụng phần mềm tấn công đòi tiền chuộc (ransomware), có tên WannaCrypt để khóa tất cả các tệp trên máy tính bị nhiễm và yêu cầu quản trị viên phải trả một khoản tiền ảo bitcoin tương đương 300 - 600 USD để lấy lại quyền kiểm soát. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, ngay cả khi nạn nhân chấp nhận trả tiền chuộc, chưa chắc họ đã có thể lấy lại các dữ liệu của mình. Các hacker có thể dùng ransomware tiếp tục mã hóa dữ liệu để đòi thêm tiền chuộc hoặc xóa dữ liệu nếu không được đáp ứng yêu sách.

hacker7

Phạm vi các vụ tấn công của ransomware có tên WanaCrypt trải rộng khắp toàn cầu.

Ước tính hiện có hơn 70.000 máy tính khắp thế giới đã bị lây nhiễm mã độc WannaCrypt. Theo các chuyên gia, mã độc này lan truyền nhờ khai thác một lỗ hổng trên Windows, từng được hãng Microsoft "vá lỗi" hồi tháng 3 vừa qua. Những máy tính không cập nhật phiên bản vá lỗi đối mặt với nguy cơ bị tấn công cao nhất.

Nhóm hacker có tên Shadow Brokers được cho là thủ phạm phát tán WannaCrypt từ ngày 14/4. Trong đó, Shadow Brokers được tin đã phát triển mã độc tống tiền từ công cụ hack "Eternal Blue" của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Bản thân nhóm hacker này từng tuyên bố đã đánh cắp thành công một số công cụ thuộc chương trình "Vũ khí không gian mạng" của của NSA hồi năm ngoái.

Nước Anh là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ tấn công nói trên. Nhiều bệnh viện thuộc Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) của nước này đang trong tình trạng báo động khẩn cấp sau khi hệ thống thông tin lưu trữ hình ảnh X-quang, kết quả xét nghiệm bệnh lý hay hệ thống quản lý bệnh nhân đều bị "khóa". Các máy tính bị tấn công sau đó cũng tự ý từ chối nhận và hủy các cuộc hẹn với bệnh nhân.

Nga cũng là một nước bị hacker "dội bom" quy mô lớn. Hãng thông tấn Interfax ước tính có khoảng 1.000 máy tính ở nước này bị nhiễm mã độc, trong đó có các thiết bị thuộc Bộ Nội vụ Nga và công ty viễn thông Megafon - nhà mạng lớn thứ hai của Nga.

Cuối ngày 12/5, Bộ Nội vụ Mỹ cho biết đã nhận được báo cáo về các vụ tấn công. Cơ quan này tuyên bố đang tiến hành chia sẻ thông tin với các đối tác trong và ngoài nước cũng như sẵn sàng trợ giúp về mặt kỹ thuật.

Tuấn Anh

(Theo CNET, Reuters, The Next Web)

*******************

Mã độc tống tiền lan tới Việt Nam (VOA, 14/05/2017)

hacker8

Theo chuyên gia của Bkav, "xu hướng tn dng các l hng mi đ tn công, kiếm tin s còn được hacker s dng nhiu trong thi gian ti".

Một tp đoàn cung cp phn mm chng virus ca Vit Nam hôm 13/5 thông báo đã ghi nhn "các trường hp lây nhim" mã đc đòi tin chuc có tên Wanna Crypt0r hay còn được nhiu người biết ti vi tên gi WannaCry (mun khóc).

Trước đó, các chuyên gia của công ty thiết kế phn mm bo mt Avast ca Cng hòa Séc được các hãng truyn thông quc tế dn li nói rng h đã phát hin hơn 120 nghìn trường hp b lây nhim mã đc hơn 100 nước, trong đó có Vit Nam.

Thông cáo đăng trên trang web của Bkav có đon : "Ngay trong sáng th 7 (13/5), H thng giám sát virus của Bkav bước đu ghi nhn, đã có nhng trường hp lây nhim mã đc này ti Vit Nam. Con s này có th tiếp tc tăng vì hôm nay vn đang là ngày ngh, nhiu máy tính không bt. Virus có th bùng phát vào đu tun ti, khi mi người đi làm tr li".

Theo tập đoàn chuyên v các sn phm bo mt ca Vit Nam, "Wanna Crypt0r tn công vào máy nn nhn qua file đính kèm email hoc link đc hi" cũng như "có th lây lan vào các máy có l hng mà không cn người dùng phi thao tác trc tiếp vi file đính kèm hay link độc hi".

Mã độc đòi tin chuc mã khóa các d liu trên máy tính ca nn nhân ri đòi tin chuc t 300 ti 600 đôla tin đin t bitcoin đ khôi phc li quyn tiếp cn d liu này.

Sau 3 ngày, mức tin chuc s tăng lên gp đôi và hết thi hn 7 ngày nhưng chưa thanh toán thì d liu ca người dùng s b mt.

Mã độc "mun khóc" ghi đy đ thông tin thanh toán, đếm lùi thi gian và được th hin bng nhiu ngôn ng, trong đó có tiếng Vit.

hacker9

Màn hình máy tính bị nhim mã đc trong h thng bnh vin ca Anh.

Hãng Reuters đưa rng các nhà nghiên cu đang chy đua vi thi gian đ mã khóa các máy tính b nhim mã đc và khôi phc các file ca nn nhân trước khi hết hn đòi tin chuc ca mã đc.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó ch tch ph trách mng Chng mã đc ca Bkav nói trong thông cáo : "Kiu lây nhim ca mã đc Wanna Cprypt0r tuy không mi, nhưng cho thy xu hướng tn dng các l hng mi đ tn công, kiếm tin sẽ còn được hacker s dng nhiu trong thi gian ti, đc bit là các l hng ca h điu hành".

Tập đoàn này khuyến cáo người s dng "cn cp nht bn vá càng sm càng tt", "cn khn trương backup các d liu quan trng trên máy tính" và "nên m các file văn bn nhn t Internet trong môi trường cách ly Safe Run và cài phần mm dit virus thường trc trên máy tính đ được bo v t đng".

Một lot các t chc và tp đoàn trên thế gii đã b tn công, trong đó có B Ni v Nga, các bnh vin Anh, Indonesia, các trường hc Philippines và Trung Quc hay hãng chuyn phát nhanh FedEx của M, theo Reuters.

Tin cho hay, các tay tin tặc, hin chưa rõ là ai và t nước nào, đã "tn dng các thiết b do thám được cho là phát trin bi Cơ quan An ninh Quc gia Hoa Kỳ".

Theo Reuters, 60% các máy bị nhim là Nga, và tiếp theo là Ukraina và Đài Loan.

Viễn Đông

*******************

Lỗ hổng an ninh của NSA gây ra vụ tấn công mạng quy mô toàn cầu (Tin Tức, 13/05/2017)

Các lỗ hổng trong các tài liệu bị rò rỉ được cho là của NSA hồi tháng trước là căn nguyên của vụ tấn công mạng đang lan rộng khắp Châu Âu và nhiều khu vực khác.

hacker10

Theo dõi về vụ tấn công mạng trên quy mô toàn cầu ở Trung tâm kiểm soát an ninh mạng thành phố Tagajo, miền đông bắc Nhật Bản ngày 13/5. Ảnh : Kyodo/TTXVN

Vụ tấn công mạng quy mô toàn cầu xảy ra ngày 12/5 đã làm dấy lên quan ngại về khả năng Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), cũng như các cơ quan tình báo của các nước khác, lợi dụng các lỗ hổng phần mềm cho mục đích do thám đối phương, thay vì báo cho các công ty công nghệ về những sự cố này.

Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng các lỗ hổng trong các tài liệu bị rò rỉ được cho là của NSA hồi tháng trước là căn nguyên của vụ tấn công mạng đang lan rộng khắp Châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới. Theo các chuyên gia, vụ tấn công mạng nói trên cho thấy cách tiếp cận sai lầm của Mỹ trong việc khai thác các lỗ hổng an ninh mạng cho mục đích tấn công, thay vì phòng vệ. Việc làm này có thể gây mất an ninh mạng do các tin tặc cũng có thể lợi dụng và khai thác các lỗ hổng.

Theo giới chức tình báo cấp cao Mỹ, 90% tổng chi tiêu cho các chương trình an ninh mạng của nước này phục vụ mục đích do thám, bao gồm xâm nhập hệ thống máy tính của đối phương, phát triển các phương tiện nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu cơ sở hạ tầng...

Các công ty an ninh mạng tư nhân cho biết virus gây ra vụ tấn công mạng nói trên là loại mã độc "tống tiền" WannaCry - có khả năng tự phát tán trên quy mô lớn bằng cách lợi dụng một lỗi phần mềm trong hệ điều hành Windows của Microsoft Corp. Một chuyên gia an ninh mạng thông báo dường như đã phát hiện cách thức ngăn chặn sự phát tán của WannaCry, bằng cách đăng ký một tên miền được sử dụng bởi mã độc này. Tuy nhiên, chuyên gia này khuyến cáo vẫn cần nâng cấp hệ thống càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị tấn công mạng.

Vụ tấn công mạng đang lan rộng với 57.000 -75.000 lượt tấn công ở khoảng 100 nước trên toàn thế giới, trong đó có Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Nga và Bồ Đào Nha... Các vụ tấn công mạng này xuất hiện dưới dạng "tống tiền" - theo đó người sử dụng mạng sẽ không thể truy cập dữ liệu trừ phi họ trả cho tin tặc một khoản tiền ảo Bitcoin.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Nga là nước bị lây nhiễm nặng nhất, nguy hiểm hơn khi rất nhiều hệ thống máy tính của các cơ quan nhà nước như Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Ngân hàng Tiết kiệm, công ty máy tính Megafone cũng bị tấn công. Hãng sản xuất và phân phối phần mềm bảo mật hàng đầu thế giới của Nga Laboratory Kaspersky cho biết, virus WannaCry tấn công máy tính thông qua lỗ hổng mạng Microsoft Security Bulletin MS17-010, sau đó thu thập các script cho chương trình bị lây nhiễm để tin tặc có thể phát tán chương trình mã hóa. Sau đó để được giải mã các thông tin đã bị mã hóa, chúng yêu cầu trả tiền ảo bitcoin tương đương 600 USD.

Laboratory Kaspersky đã phát hiện được các phần mềm mã độc như MEM:Trojan.Win64.EquationDrug.gen. Ngoài ra còn phát hiện các chương trình mã hóa được sử dụng trong cuộc tấn công toàn cầu hôm 12/5 như Trojan-Ransom.Win32.Scatter.uf ; Trojan-Ransom.Win32.Fury.fr ; PDM:Trojan.Win32.Generic. Hiện các chuyên gia của hãng đã phân tích các mẫu phần mềm độc hại để tìm kiếm khả năng giải mã các thông tin. Theo họ, để giảm nguy cơ bị lây nhiễm các công ty nên cài đặt bản vá lỗi riêng của Microsoft, bật các giải pháp an ninh tại tất cả các nút mạng, cũng như tiến hành quét các vùng quan trọng trong giải pháp an ninh.

Tin Tức

Published in Quốc tế