Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lãnh đạo Việt Nam đi họp Liên Hiệp Quốc, vận động cho ‘ghế’ không thường trực ở Hội động Bảo an (VOA, 28/09/2018)

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc ti 26/9 đã ti M cùng vi phái đoàn lãnh đo Vit Nam đ tham d phiên tho lun chung ti cuc hp Đi hi đng Liên Hip Quc New York, M, đng thi vn đng các nước ng h cho Vit Nam ng c vào v trí y viên không thường trc Hi đng Bo an Liên Hip Quc nhim kỳ 2020-2021, truyn thông Vit Nam dn ngun tin t B Ngoi giao cho biết.

hdba1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Maria Fernanda Espinosa Garces. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

"Việc ng c vào Hội động Bảo an th hin đường li đi ngoi hòa bình, đc lp, t ch, cũng như mong mun ca Vit Nam được đóng góp vào n lc chung ca cng đng quc tế", trang mng ca chính ph Vit Nam dn phát biu ca Phó Th tướng Phm Bình Minh trong cuc họp vn đng cho chiếc ghế ti Hội động Bảo an ln th hai.

10 năm trước, Vit Nam ln đu tiên được chn gi v trí không thường trc Hội động Bảo an Liên Hiệp Quốc trong nhim kỳ 2008-2009. Trong thi gian gi vai trò này, Vit Nam đã "giúp" cho Myanmar tránh được mt lnh cm vn, t đó dẫn đến mi quan h gia hai bên phát trin "rt tt", kéo theo vic Vietnam Airlines m đường bay sang Myanmar và các doanh nghip Vit Nam sang làm ăn ti nước này sau đó, theo tiết l ca TS. Trn Vit Thái, Phó Vin trưởng Vin Nghiên cu Chiến lược, thuộc Hc vin Ngoi giao-B Ngoi giao Vit Nam, vi báo Đu tư hi tháng 6.

Theo nhà nghiên cứu này, vic Vit Nam ng c vào Hội động Bảo an Liên Hip Quc "vô cùng quan trng" bi vì nó giúp mang li "li thế rt ln v mt chính tr", cho Vit Nam cơ hi tiếp cận vi các nước ln, nh khi được giao nhim v làm ch tch luân phiên hay ch trì các s kin ln.

Việt Nam giành được đ c vào v trí này trong cuc hp vi các nước nhóm Châu Á-Thái Bình Dương ti Liên Hip Quc vào ngày 25/5.

Kể t đu năm nay, Vit Nam đã có các bước nhm vn đng cho vic ng c vào chiếc ghế không thường trc ti Hội động Bảo an như t chc hi tho quc tế, thông tin vn đng trên truyn thông...

Chuyên gia Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cu Chiến lược Quc tế M (CSIS) nhn đnh rng "những năm gn đây, Vit Nam ngày càng ch đng trong vic tham gia vào các đnh chế quc tế, trong Liên Hip Quc, ASEAN, WTO", và "theo đui các li ích riêng ca Vit Nam gn vi theo đui li ích chung ca cng đng quc tế".

Ông cho rằng lý do các nước Châu Á-Thái Bình Dương chn Vit Nam làm ng c viên cho v trí này là "vì h biết rng Vit Nam rt năng đng, tích cc và có kh năng đ phn ánh quan đim ca cng đng Châu Á-Thái Bình Dương ti Liên Hip Quc".

Theo nhà phân tích chuyên về Châu Á này, trong thời gian qua, Vit Nam tp trung vào vic đưa nhng vn đ xy ra trên Bin Đông ra trước cng đng quc tế, như nhng yêu sách ch quyn và các hot đng ca Trung Quc, nên "có th Vit Nam s tn dng cơ hi này, không nht thiết là đ đánh trc tiếp Trung Quc nhưng đ nêu nhng vn đ như an ninh hàng hi, t do hàng hi…".

"Việt Nam cũng cn quc tế giúp gii quyết nhng vn đ như tranh chp gia Trung Quc và các quc gia láng ging, trong đó có Vit Nam, Bin Đông", ông Hierbert nói.

Hội động Bảo an Liên Hiệp Quốc có 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trc và 10 thành viên không thường trc được bu vi nhim kỳ 2 năm. D kiến, cuc hp biu quyết cho v trí mà Vit Nam ng c s din ra vào tháng 6/2019.

*******************

Thủ tướng Việt Nam cam kết bảo vệ nhân quyền và môi trường trước Liên Hiệp Quốc (VOA, 28/09/2018)

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc hôm 27/9 nói trước các đi biu ca Liên Hp Quc rng Vit Nam phn đu thc hin cam kết ca mình đi vi t chc này trong vic bo đm nhân quyn và môi trường sng.

hdba2

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc phát biểu phiên hp thường niên th 73 ca Đi hi đng Liên Hp Quc New York hôm 27/9.

Một nhà hoạt động trong nước cho VOA biết ông hy vng người đng đu chính ph Vit Nam không nói suông trước mt cng đng quc tế.

Phát biểu ti mt phiên hp toàn th ca Đi hi đng Liên Hp Quc chiu ngày 27/9, ông Phúc nói "Vit Nam đã đng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao c ca Liên Hp Quc trong hơn 70 năm qua" trong đó có "đm bo quyn con người".

Trong bài phát biểu ti hi trường tr s Liên Hiệp Quốc New York, ông Phúc cho biết Vit Nam "đang n lc phn đu hơn na cho công bng" và "bo v tt môi trường" cũng nhưm đo quyn cho mi người dân".

Thành tích nhân quyền ca Vit Nam luôn b cng đng quc tế ch trích và ô nhim môi trường đã tr thành mt vn nn gây bc xúc trong xã hi Vit Nam đc bit trong nhng năm gn đây, nht là t thm ha Formosa.

Từ Hà Ni, Tiến sĩ Nguyn Quang A nói hôm 28/9 ông được nghe bài phát biu ca ông Phúc ti Liên Hiệp Quốc qua truyền hình Vit Nam VTV trong đó "ông y nói nhiu v thành tích ca Vit Nam, v cam kết nhân quyn và phát trin".

Vị tiến sĩ và nhà hot đng vì dân ch này cho rng nếu nhng gì ông Phúc nói New York là cam kết ca chính ông Phúc và chính ph thì "đó là một điu rt tt".

"Tôi mong rằng cam kết y s tr thành hin thc Vit Nam, vi vic các ông y s dng đàn áp nhng người bo v nhân quyn, ngng b tù nhng người bt đng chính kiến và ngăn chn nhng tai ha môi trường như trường hp đã xy ra vi Formosa, vi rt nhiều các nhà máy nhit đin đang gây ô nhim môi trường rt nghiêm trng Vit Nam".

hdba3

Nhiều người dân đã xung đường phn đi thm ha môi trường bin min Trung do nhà máy thép Formosa ca Đài Loan Hà Tĩnh gây ra trong năm 2016.

Bảo v quyn con người là mt trong ba tr ct chính bên cnh hòa bình-an ninh và hp tác-phát trin ca Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là mt thành viên. Trong khi đó, đm bo s bn vng ca môi trường là mt trong nhng mc tiêu phát trin thiên niên k ca Liên Hiệp Quốc mà Vit Nam đã tham gia và cam kết thc hin.

TS Quang A cho rằng nếu tình hình s vn din ra như thi gian va qua thì lời nói ca ông Phúc ti Đi hi đng Liên Hiệp Quốc ch là "li nói gió bay cho vui mà thôi".

Đầu tháng này, chính quyn Hà Ni đã b cng đng quc tế ch trích vì ngăn cn hai nhà lãnh đo ca các t chc nhân quyn quc tế không cho h nhp cnh vào Vit Nam để tham gia Din đàn Kinh tế Thế gii v ASEAN mà Vit Nam là nước ch nhà.

Chính quyền Vit Nam trong nhng tháng gn đây cũng tăng cường bt gi nhiu nhà hot đng, bloggers, nhà báo và nhng người dùng mng xã hi vi các cáo buc "âm mưu lt đ chính quyền nhân dân" hay "li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích nhà nước".

hdba4

Ông Trần Văn Huỳnh và hai bà m Vit Nam điu trn trước Quc hi Hoa Kỳ v nhân quyn Vit Nam.

Theo Tổ chc Theo dõi Nhân quyn (HRW), hàng trăm người b bt gi bt hp pháp trong chiến dch đàn áp rng khp Việt Nam vào tháng 6 khi người dân phn đi các d Lut Đc khu và An ninh mng.

Nhiều cuc biu tình cũng din ra trong c nước vào năm 2016 khi thm ha ô nhim bin do cht thi ca nhà máy Formosa ca Đài Loan Hà Tĩnh làm cá chết hàng lot trên bin miền Trung.

Theo thống kê ca T chc Ân xá Quc tế, có gn 100 nhà hot đng đang chu án tù Vit Nam nơi không có truyn thông đc lp và các cuc biu tình ca dân chúng b coi là bt hp pháp.

Vào tháng 4 năm nay, các chuyên gia nhân quyền ca Liên Hiệp Quốc đã thúc giục Vit Nam ngng đàn áp xã hi dân s và nhng tiếng nói bt đng ch vì h thc hành các quyn t do biu đt và t hp trong ôn hòa. Theo h, điu đó vi phm các nghĩa v và cam kết ca Vit Nam đi vi lut nhân quyn quc tế.

TS Quang A, người từng tham gia các cuc biu tình trong nước, cho rng nếu cam kết ca ông Phúc hôm 27/9 không tr thành hin thc thì người dân s yêu cu gii trình ti sao ông đưa ra tuyên b đó trước quc tế.

"Chúng tôi sẽ bng mi cách áp lc bt các ông y phi thc hiện. Bi vì có mt s cam kết như thế là tt và nó là cơ s đ cho người dân Vit Nam đu tranh buc h phi thc hin nhng cam kết mà h nêu ra".

Published in Việt Nam

Làm cách nào để bịt miệng người bảo vệ môi trường ?

Đức tròng trành, Châu Âu nghiêng ngửa, Daesh diệt đạo Hồi, Hun Sen mua phiếu đối lập, dương tính với HIV ở thế kỷ 21 là những chủ đề lớn của các tuần báo Pháp. Riêng Courrier International phối hợp với Ân Xá Quốc Tế trình bày "cái giá phải trả" của những nhà tranh đấu vì nhân quyền và môi trường trên khắp nẻo địa cầu.

bit1

2,9 triệu người trên thế giởi tử vong vì ô nhiễm môi trường. Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới năm 2013. Clément GUILLAUME/Getty Images

Gương mặt xinh xắn của bé gái chừng một tuổi, âu lo, trước mũi kim tiêm được L’Express đưa lên trang bìa kèm với tựa : Sự thật về thuốc chủng ngừa. Luật y tế thay đổi : Kể từ 01/01/2018 , 11 kháng nguyên (cuả 11 loại bệnh truyền nhiễm) được pha chung trong một mũi tiêm. Tài liệu y tế của L’Express giải thích vì sao cha mẹ không nên lo ngại. Ngày quốc tế chống bệnh liệt kháng SIDA/AIDS, mồng 1 tháng 12, là hồ sơ y tế thứ hai trong tuần, được L’Obs, dành nhiều trang giới thiệu và phỏng vấn các nhân chứng.

Nhân quyền : Từ phiên tòa dàn dựng…

Về thời sự quốc tế, tuần báo Courrier International, gửi đến độc giả hai hồ sơ nóng : Nguy cơ Châu Âu rạn nứt vì khủng hoảng chính trị tại Đức và cái giá mà các nhà tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới phải trả.

Hồ sơ 12 trang được tổ chức Ân Xá Quốc Tế công bố trên Courrier International gồm các bài tường thuật, phân tích và phỏng vấn nhân chứng, những người chấp nhận tù đày, tra tấn chỉ vì tâm nguyện "bảo vệ môi trường và quyền sống con người không phải là tội ác". Trước hết là trường hợp Trung Quốc :

Trong phần dẫn nhập, sự kiện luật sư Giang Thiên Dũng (Jiang Tian Yong) phải lãnh án 2 năm tù với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền", sau một phiên tòa giả hiệu, một lần nữa cho thấy chế độ Tập Cận Bình siết chặt bàn tay sắt.

Nhưng không phải chỉ ở Trung Quốc không gian tự do mới bị thu hẹp. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, 11 nhà hoạt động nhân quyền trong đó có giám đốc Ân Xá Quốc Tế bản địa vừa ra khỏi nhà giam, hoặc Taner Kilic, chủ tịch một tổ chức Phi chính phủ, đang chờ lãnh án có thể lên đến 15 năm tù, là một sự bất công làm uất nghẹn. Ân Xá Quốc Tế tung chiến dịch "10 ngày vận động chữ ký" kể từ 01 tháng 12 để chứng tỏ "bảo vệ nhân quyền không phải là tội ác".

... cho đến vu khống trắng trợn

Không phải chỉ những nhà họat động đơn lẽ bị đàm áp mà ngay bản thân của đại diện Ân Xá Quốc Tế cũng trả giá nặng. Trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy mức độ tàn nhẫn của chế độ, cho dù thâm tâm kẻ thừa hành cũng biết chính nghĩa nằm trong tay người bị tra tấn.

Các chế độ độc đoán bịt miệng các nhà đấu tranh như thế nào ? Idil Eser, một phụ nữ lớn tuổi, giám đốc Ân Xá Quốc Tế ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa được thả vào ngày 25 tháng 10 sau 4 tháng tù cho biết "tội"của bà như sau : tham dự một cuộc hội thảo do một hiệp hội nhân quyền "Cương lĩnh công dân" tổ chức về chống căng thẳng thần kinh, huấn luyện cho các nhà họat động nhân quyền. Bởi vì khi lắng nghe lời kể của nạn nhân bị đàn áp, người nghe cũng bị "stress lây lan". Do vậy phải học cách hóa giải. Thế mà an ninh Thổ Nhĩ Kỳ buộc tội bà và những người tham gia hội thảo là "gián điệp". Vấn đề là công an biết rõ sự thật không phải vậy và gọi bà là "bà nội khủng bố". Điều làm cho chế độ này lo sợ là có người tìm hiểu về những vi phạm nhân quyền.

Thấp cổ nhưng không bé miệng thì… đi tù

Trường hợp ông nông dân tên Raleva ở Madagascar rất đáng được suy gẫm. Lên tiếng đòi một công ty Trung Quốc khai thác vàng trình giấy phép khai thác trên đất của mình trong một buổi họp vào tháng 9, nhà nông 62 tuổi này bị viên quận trưởng bắt nhốt và cho đến ngày 26/10 bị kết án 2 năm tù với tội danh "lạm dụng danh nghĩa quận trưởng".

Theo Ân Xá Quốc Tế, nhiều nhà họat động bảo vệ môi trường ở Madagascar chịu chung số phận trong những năm trở lại đây : bảo vệ động vật hoang dã, gỗ quý thì bị các con buôn Trung Quốc dùng tiền mua chuộc quan chức địa phương kết tội ngược lại là "vi phạm luật bảo vệ môi trường, buôn lậu động vật thực vật quý hiếm".

Bị giam vì "đe dọa hòa bình"

Còn ở Trung Đông, trường hợp của Issa Amro, một nhà hoạt động Palestine chỉ biết kêu trời nếu không có một nhật báo Israel Ha Aret, báo động : chỉ vì tham gia phong trào bất bạo động chống Israel chiếm đất mà Issa Amro có thể bị kêu án 10 năm tù. Vấn đề là trước đó, nhà tranh đấu này đã bị chính quyền Palestine tống giam với tội danh "có hành động đe dọa hòa bình.

Đồng tiền của thủ tướng Cam Bốt

Courrier International không quên thời sự Cam Bốt. Trong những tuần qua, chính quyền Hun Sen từng bước tiêu diệt đối lập và các tổ chức dân sự bị xem là nguy hiểm cho đảng cần quyền. Người hùng liên tục cai trị xứ Chùa Tháp từ 32 năm nay mạnh hay yếu, thủ đoạn ra sao ?

Bài gốc của Asia Times Online "Thủ tướng Cam Bốt mua phiếu đối lập". Sau khi cáo buộc đối lập tiến hành một cuộc "cách mạng màu" và lấy cớ để giải tán đảng Cứu Nguy Dân Tộc, đảng Nhân Dân của ông Hun Sen tung đòn mua phiếu cử tri đối lập với hai biện pháp mềm : tăng lương và cho tiền. Trung tuần tháng 11, thủ tướng Hun Sen tặng cho công nhân một hãng dệt mỗi người một phong bì số tiền tương đương với 2 đôla kèm theo lời hứa giảm thuế cho công nhân viên mà lương tháng dưới 250 đôla. Đổi lại, Hun Sen kêu gọi bỏ phiếu cho đảng của ông trong cuộc bầu cử 2018.

Vì sao, sau 32 năm cầm quyền liên tục, người hùng Cam Bốt sử dụng thủ đoạn mua phiếu trắng trợn ? Về mặt chính thức, đảng Nhân Dân là đảng lớn mạnh nhất xứ Chùa Tháp với 5,3 triệu đảng viên. Thế nhưng trong cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 6/2017, đảng Nhân Dân chỉ thu được 3,5 triệu phiếu trên tổng số 9,8 triệu cử tri, cho dù đã có "dấu hiệu bất bình thường", tức gian lận, như lời tố cáo của đối lập, nhiều tổ chức phi chính phủ. Theo dự báo của giới phân tích, nếu bầu cử 2018 diễn ra bình thường, Hun Sen sẽ mất đa số ở Quốc hội và do vậy chiếc ghế thủ tướng sẽ vào tay đối lập.

Berlin hắt hơi, thế giới cảm cúm

Trở lại thời sự Châu Âu. Bên cạnh bức hí họa thủ tướng Angela Merkel ôm vỉ trứng, mỗi quả trứng là một thành viên Liên Hiệp Châu Âu, chân trượt vỏ chuối, Courrier International tóm lược nhận định chung của giới chuyên gia : bị kẹt không lập được nội các, thủ tướng Đức mất vai vế lãnh đạo Châu Âu và hệ quả của vận xui này.

Macron, Merkel hai nhà lãnh đạo Pháp Đức tràn ngập các trang báo tuần. Nhìn từ Luân Đôn, The Spectator, ủng hộ Brexit nhận định : Không có Merkel, Liên Hiệp Châu Âu có nguy cơ tan rã". Cả báo chi Đức cũng bi quan : "Khi Berlin hắt hơi, thế giới cảm cúm, tựa của Süddeutsche Zeitung, bản tiếng Pháp trên Courrier International.

Tuy nhiên, không phải nhà bình luận nào cũng bi quan : "Đã đến phiên ông đó, Macron ạ !" Der Tagesspiegel thấy trong cái rủi có cái may : Thất bại của bà Merkel không lập được nội các liên hiệp với đảng Tự Do là vận hội tốt cho Pháp và dự án tái cấu trúc Liên Hiệp Châu theo hướng dân chủ hơn do tổng thống Macron đề nghị. Bởi vì, đảng Tự Do (kể cả lúc chủ tịch gốc Việt Phillip Rosler làm phó cho bà Merkel trong chính phủ) luôn ngăn chặn mọi dự án dân chủ hóa Liên Hiệp Châu Âu sao cho gần gũi với nguyện vọng của người dân mỗi nước, tức là thêm quyền hạn cho nghị viện quốc gia.

Nhìn từ Paris, tuần báo L’Express tin tưởng Angela Merkel "luôn đứng vững" nhưng phải đối đầu với cuộc thử thách lơn nhất cuộc đời chính trị. Cuộc khủng hoảng hiện nay còn cho thấy trong đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo thiếu người kế nghiệp có tầm cỡ.

Hồi giáo là nạn nhân của đạo hữu u mê

Nhìn sang Trung Cận Đông, với tựa "Daesh muốn tiêu diệt tâm linh Hồi giáo", trên tuần báo L’Obs, chuyên gia Eric Geoffroy giải thích vì sao tổ chức Nhà Nước Hồi giáo tấn công thảm sát tín đồ Soufi ở Ai Cập. Lý do chỉ vì hệ phái đạo Hồi chủ trương phát triển tâm linh hòa bình và tình yêu nhân loại. Cũng cùng chủ đề, bài xã luận của Le Point phân tích hiện tượng người Hồi giáo là nạn nhân của Hồi giáo chính trị. Chính xác thì tín đồ hệ phái Shia là nạn nhân của thành phần cực đoan trong hệ phái Sunni. Hệ phái này do Saudi Arabia làm lãnh tụ. Le Point đặt câu hỏi, liệu thái tử nối ngôi của Saudi Arabia, Mohamad Ben Salman, có thể cùng tổng thống Ai Cập al Sissi, cứu được đạo Hồi thoát khỏi kẻ thù là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan hay không ? Hay tiếp tục đắm chìm trong trận thế lừa đảo vừa chống khủng bố vừa dung dưỡng những Ben Laden và thừa kế.

SIDA : phẫn nộ và hy vọng

Ngày 01 tháng 12 hàng năm là ngày Quốc Tế Chống Sida. Mang bệnh liệt kháng ở năm 2017 này, có phương thuốc cầm cự, nhưng đời sống xã hội của người bị dương tính với HIV có thay đổi gì không ?

L’Obs giới thiệu quyển sách mà nhân chứng là một nhóm nạn nhân của HIV, từ tuổi đôi mươi cho đến hơn 60 trong đó có một người gốc Việt 62 tuổi muốn phát biểu tâm trạng.

Tất cả đều có một nhận xét chung : bị vướng HIV từ lâu nhưng ở năm 2017 này vẫn còn phải che dấu mọi người. Cho dù y khoa tiến triển nhanh, tìm ra phương thuốc hiệu nghiệm virus, cho phép nạn nhân hy vọng nhìn về tương lai, nhưng Sida vẫn tiếp tục bị xem là " chuyện cấm kỵ" ngay đối với chính nạn nhân.

Florence, 51 tuổi, nhiễm siêu vi từ năm 1996 tâm sự : "Nhờ phương thức trị liệu phối hợp, sức khỏe tôi bình thường. Tuy nhiên , trong cái nhìn của người ngoài thì "không bình thường chút nào".

Còn ông Phong, 62 tuổi, không có vẻ gì đau ốm cho biết : "Rời Việt nam năm 1975, mất tất cả. Tại Pháp, tôi thấy một số bạn bè tôi lần lượt bị đốn ngã. Trong nỗi tang tóc này, đến phiên tôi bị HIV. Ngày nay, sức khỏe phục hồi nhờ thuốc hiệu nghiệm, tôi tranh đấu để bảo vệ ký ức của mọi nạn nhân".

Xin kết thúc bài điểm tuần báo với niềm hy vọng này. Đối với độc giả ham học, Le Point giới thiệu loạt bài tìm hiểu về thông minh nhân tạo, về phương pháp mà mục tiêu dạy toán của Singapore. Trong khi đó L’Express cho biết, vì thiếu tiền, tham vọng chinh phục không gian của nhân loại với "trạm sao hỏa" tạm đình hoãn. Nói cách khác, chúng ta sẽ chứng kiến con người quay trở lại mặt trăng.

Cũng như thông lệ, các tuần báo Pháp tràn ngập phần giải trí cuối tuần : Trong số sách được điểm của quyển Le sympathisant - Cảm tình viên, của tác giả Mỹ gốc Việt Nguyễn Việt Thanh được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp. Còn độc giả thích món ngon giản dị có thể nếm món cá rô phi chiên, rán, của đầu bếp Nhật Bản Kei Kobayashi ở quận Một, Paris. L’Express, trang thể thao chú ý tới chi phí Cúp Bóng Đá Thế Giới 2018 tại Nga sẽ tốn kém kỷ lục với 10,1 tỷ đôla và nguy cơ thua lỗ không tránh khỏi.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Cơ sở y tế xả thải thẳng ra môi trường (RFA, 04/04/2017)

Việt Nam có 13.000 cơ sở y tế trên toàn quốc, chừng 40% trong số này chưa có hệ thống xứ lý chất thải đạt chuẩn. Đây là vấn đề đáng ngại vì liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.

xathai1

Một cơ sở y tế ở Đà Nẵng cấp cứu những nạn nhân sống sót sau trận bão Chanchu ngày 23 tháng 5 năm 2006. AFP photo

Hàng loạt cơ sở y tế xả thải ra môi trường mà không qua qui trình xử lý đúng mức. Theo thống kê chính Bộ Y tế Việt Nam đưa ra vào cuối tháng Ba vừa qua là gần một nửa các cơ sở y tế trên cả nước chưa được trang bị máy móc hoặc hệ thống xử lý nước thải y tế bảo đảm an toàn vệ sinh.

Thống kê được bà Nguyễn Thị Liên Hương, cục trưởng Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế nêu ra tại buổi hội thảo hôm thứ Năm ngày 30 tháng 3 vừa qua. Đây là buổi hội thảo góp ý việc thuê dịch vụ xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện công lập theo quyết định của thủ tướng chính phủ.

Theo thứ trưởng Bộ Y Tế, ông Nguyễn Thanh Long, việc xử lý chất thải y tế không bảo đảm và không an toàn là do thiếu kinh phí cũng như thiếu kiến thức chuyên môn mà hậu quả là những tác động rõ ràng đến môi trường cũng như sức khỏe con người.

Bác sĩ Phạm Nhật An, nguyên trưởng Khoa Truyền Nhiễm Bệnh Viên Nhi Trung Ương, hiện là phó chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam, nói rằng trên nguyên tắc chung thì :

Tôi chắc đồng chí thứ trưởng muốn nói là chưa bảo đảm chất lượng, chắc là không đạt chuẩn thôi, chứ còn theo qui định thì nếu không có phương án xử lý chất thải y tế thì họ sẽ không cho hoạt động. Về mặt Luật, đã xây dựng bệnh viện là phải có hệ thống xử lý, chỉ có điều thực hiện chắc là chưa đúng lắm. Vẫn có kiểm tra hàng năm và vẫn xếp loại như thế.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Huy Du, chuyên gia y tế của UNICEF Vietnam tại Hà Nội, rác y tế là chất độc hai, chứa đầy vi khuẩn và mầm bệnh, đặc biệt rác thải từ các bệnh viện chuyên về bệnh truyền nhiễm. Nếu nhà nước không đầu tư vào công tác xử lý thì các bệnh viện cũng không đủ lực để làm, ông nói :

Rác y tế gồm chất thải lỏng và chất thải rắn. Chất thải lỏng còn gọi là nước thải y tế, phát sinh từ các bệnh viện khám bênh chữa bệnh, các cơ sở dự phòng, các cơ sở nghiên cứu đào tạo. Trong nước thải đấy có yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, chất bản khoáng, các vi khuẩn gây bệnh, thậm chí các đồng vị phóng xạ sử dụng trong chẩn đoán trị bệnh chữa bệnh hoặc là kể cả chất dịch của bệnh nhân. Loại thứ hai ví dụ như kim tiêm, các dụng cụ kim loại, bông, băng... được xếp vào loại chất thải rắn. Chất thải nước thì có qui trình xử lý còn chất thải rắn thì qua lò đốt của các cơ sở y tế.

Trên thực tế thì Bộ Y Tế cũng đã đưa ra những qui chuẩn trong quản lý các chất thải mà các bệnh viện phải tuân thủ. Nhìn chung thì ai cũng biết chất thải y tế mà không được quản lý và không được xử lý tốt thì đương nhiên là ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe.

Vẫn theo lời cục trưởng Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế Nguyễn Thị Liên Hương, trong số hơn 13.000 cơ sở y tế trên toàn quốc thì khoảng 5.200 cơ sở bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Chính vì vậy, bà nói tiếp, mỗi ngày một lượng lớn nước thải y tế được xả thẳng ra môi trường.

VIETNAM-HEALTH-FLU-HOSPITAL

Viện quốc gia về các bệnh nhiễm khuẩn và nhiệt đới tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 25 tháng 5 năm 2007. AFP photo

Con số vừa nêu được nhiều người cho là ‘đáng báo động’. Chuyên gia môi trưởng Lê Anh Tuấn, Viện Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên thuộc Đại Học Cần Thơ, có ý kiến :

Con số 40% có thể hợp lý vì ngay cả Đồng Bằng Sông Cửu Long số bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế tốt chắc cũng khoảng một nửa thôi, tức khoảng 40 hay 50%. Còn lại những cơ sở nhỏ như bệnh xá thì không thể nào xây dựng một nhà máy xử lý nước thải hay chất thải rắn đầy đủ mà thường họ phải thuê một công ty xử lý môi trường tới nhận và đem đến chỗ xử lý tập trung nào đó.

Nếu tất cả bệnh viện lớn nhỏ hay các bệnh xá nhỏ nếu làm theo đúng qui trình và tiêu chuẩn thì rất đắt tiền, bệnh viện cấp huyện cấp xã thì không thể nào làm nổi. Cái cần lưu ý và đáng báo động ở chỗ là chỉ có hơn một nửa bệnh viện có nhà máy xử lý riêng hay tập trung về một chỗ nào đó. Thường những bệnh viện khoảng 500 giường trở lên thì hệ thống xử lý đều có, số còn lại rơi vào những bệnh viện nhỏ hoặc bệnh viện cấp huyện cấp xã với hệ thống xử lý không đầy đủ. Tất nhiên khi ra môi trường thì nó gây ảnh hưởng nhất định rồi.

Thực ra một số bệnh viện là của chính phủ thì do chính phủ bỏ ra, một số bệnh viên tư nhân họ bỏ ra. Tuy chưa có số liệu đầy đủ về khả năng xử lý của họ tới mức nào, có thể họ chỉ tập trung vào rác thải mà có mang bệnh phẩm thì họ xử lý kỹ vì ngay cả bản thân họ cũng sợ lây bênh, còn những loại rác thải khác thì họ đưa qua bãi rác mà xử lý thông thường là đốt hay chôn lấp. Qua trao đổi với một số anh em làm môi trường thì họ cũng nói chỉ khoảng một nửa các cơ sở y tế là có trang bị các hệ thống xử lý rác y tế đầy đủ.

Cũng tại buổi hội thảo vừa nêu vào ngày 30 tháng 3, thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh rằng đầu tư vào lãnh vực xử lý rác thải y tế cần nguồn kinh phí lớn trong lúc nguồn lực và sự quan tâm vào lãnh vực này chưa được như mong đợi.

Nhằm đạt mục tiêu 100% cơ sở y tế được trang bị và thực hiện việc xả thải đúng tiêu chuẩn vệ sinh chung, Bộ Y Tế Việt Nam đề nghị một cơ chế đặc thù qua đó các bệnh viện công lập được phép thuê dịch vụ xử lý nước thải theo nhiều hình thức. Phí tổn do bệnh viện chi trả sẽ được tính vào tiền khám chữa bênh.

Vấn đề xử lý chất thải y tế của các bệnh viện tại Việt Nam gây quan ngại trong dư luận vì ngoài chuyện không đạt chuẩn, còn có tình trạng nhiều loại chất thải rắn thải ra từ y tế được thu gom bán đi để làm những vật dụng khác như trường hợp ống tiêm nhựa được nấu chảy làm ra các loại đồ dùng bằng nhựa mà truyền thông trong nước từng phát hiện.

Các chuyên gia sức khỏe và chuyên gia môi trường trong nước đều cho rằng 100% an toàn từ các chất thải y tế là chuyện phải thực hiện từ lâu vì đó là quyền mà người dân được hưởng.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

********************

Bảo vệ môi trường : Phát biểu của lãnh đạo và thực tế ! (RFA, 04/04/2017)

xathai3

Người dân vùng biển Phan Thiết chụp hôm 22/3/2017. AFP photo

Quân bình giữa hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường là mục tiêu được lãnh đạo Việt Nam nhắc đến rất nhiều lâu nay. Tuy nhiên trong thực tế chính quyền Việt Nam làm được đến đâu ?

Sự cố hay tác động ?

Báo Vietnamnet hôm 3 tháng Tư trích dẫn lời Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trong buổi họp báo chính phủ thường kỳ tháng Ba nói về nhà máy thép Formosa từng gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển cách đây tròn một năm rằng "Nếu không đảm bảo an toàn về môi trường, để xảy ra sự cố tương tự như năm ngoái thì yêu cầu phải tiếp tục đóng cửa."

Qua ghi nhận của người dân địa phương tại khu vực nhà máy Formosa ở Vũng Áng, Hà Tình thì từ khi xảy ra vấn nạn ô nhiễm môi trường biển đến nay, Formosa chưa một ngày ngưng hoạt động. Cho nên, phát ngôn của ông Mai Tiến Dũng khi nói Formosa "phải tiếp tục đóng cửa" có thể sẽ gây nhiều thắc mắc cho nhiều người.

Cũng trong ngày 3 tháng Tư, báo trong nước trích dẫn lời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) : "Phải chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ chất thải, lắp đặt bổ sung hệ thống quan trắc, hoàn nguyên các khu vực đã khai thác, tuyệt đối không để xảy ra sự cố môi trường."

Phát ngôn của văn phòng chính phủ và các quan chức cấp cao đều cho thấy những vấn nạn ô nhiễm môi trường mà người dân đang chịu từ các nhà máy công nghiệp đều được xem là "sự cố" chứ không phải hậu quả từ hoạt gây tác động đến môi trường.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam giải thích rõ về điểm này :

"Tác động môi trường hay chúng tôi thường gọi là đánh giá tác động môi trường là tìm hiểu xem dự án cụ thể nào đó có những ảnh hưởng gì mà chủ yếu là ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Từ đó đề xuất ra biện pháp xử lý chất thải của cơ sở đó gây ra.

Còn sự cố môi trường là điều không mong muốn. Trong xã hội Việt Nam gần đây, nhất là trong sự cố rất lớn xảy ra, người dân rất quan tâm đến vấn đề làm sao anh được đánh giá tác động môi trường tốt, xây dựng những công trình xử lý chất thải đúng qui định."

Cụ thể hơn, theo ông Nguyễn Ngọc Sinh, đánh giá tác động môi trường để đề xuất những giải pháp tránh không xảy ra sự cố môi trường. Sự cố có thể xảy ra do những công trình hay con người gây ra, nhưng cũng có những lý do bất khả kháng. Do đó, người chủ đầu tư phải hiểu rõ những vấn đề đó để có những phòng ngừa nhất định, giảm thiểu thiệt hại không để xảy ra sự cố môi trường.

Người dân Việt Nam chưa thể quên bản báo cáo tác động môi trường của Formosa đưa ra năm 2016 được các chuyên gia đánh giá là sơ sài, giản lược và không dùng được. Truyền thông trong nước lúc đó đăng tải cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Kinh, người ký phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Formosa, chia sẻ các lý do vì sao bản đánh giá sơ sài nhưng vẫn được phê duyệt.

Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An có nhận định khách quan.

"Nói chung đã làm công nghiệp thì phải chịu tác động của môi trường. Nhưng vì sao các nước phương Tây chịu tác động ít ? Là vì người ta có cách phát triển công nghiệp, có cách bảo vệ môi trường, và có những ràng buộc. Ta phải ràng buộc Formosa, bắt buộc họ phải theo đúng tiêu chuẩn, quy luật tự nhiên. Formosa phải cam kết xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam."

Cứ không an toàn thì đóng cửa ?

VIETNAM-TAIWAN-FISHING-ENVIRONMENT-COMPANY

Nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chụp hôm 3/12/2015. AFP photo

Tháng 7 năm 2016, Bộ Tài nguyên- Môi trường từng tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Lee & Man sau khi có nhiều lo ngại rằng nhà máy này sẽ bức tử sông Hậu, vì sau khi hoạt động sẽ xả khoảng 28.500 tấn xút ra sông Hậu. Thế nhưng, nhiều người dân sinh sống ở khu vực đó phải gửi đơn kêu cứu về tình trạng ô nhiễm mùi hôi và tiếng ồn kể từ khi nhà máy này bắt đầu chạy thử vào đầu tháng 3 vừa qua.

Những lá đơn kêu cứu được phản hồi bằng cuộc đối thoại trực tiếp giữa ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, nhà máy giấy Lee&Man và người dân diễn ra ngày 3 tháng Tư, tại UBND thị trấn Mái Dầm, Hậu Giang.

Tại buổi hội thoại, ông Trần Phong, Cục trưởng cục Môi trường miền Nam, thuộc Bộ tài nguyên và môi trường xác nhận có bốn khu vực trong nhà máy phát sinh mùi hôi.

Sau khi nghe nhiều người dân phản ảnh về thực trạng môi trường và nêu câu hỏi về mức độ an toàn của nhà máy đối với cuộc sống của người dân, ông Trần Ngọc giải đáp : "Khi nhà máy hoạt động, bắt buộc có cam kết trong quá trình vận hành như chất thải, tiếng ồn… phải đạt cực chuẩn".

Chính ông Trần Phong cũng khẳng định với người dân tại buổi nói chuyện : "Nếu nhà máy vẫn còn thải mùi hôi vài tháng nữa thì không thể hoạt động được."

Hậu quả

VIETNAM-ENVIRONMENT-POLLUTION-FISH-DEATH

Cá chết ở Hồ Tây ngày 3 tháng 10 năm 2016. AFP photo

Tuy rất nhiều phát ngôn được đưa ra theo chiều hướng như thế, vấn nạn ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra đến nay vẫn là cơn ác mộng cho ngư dân miền Trung nói riêng và toàn thể người dân Việt Nam nói chung.

Cho dù Formosa đã hứa sẽ ngừng xả thải, nhưng theo các nhà khoa học, điều đó không thể trả lại môi trường biển sạch cho người dân, chính vì cái gọi là tác động tích luỹ. Lý do là từ tháng 4 năm 2016 đến nay vẫn để lại ảnh hưởng vô cùng to lớn cho đời sống của người dân và môi trường biển. Theo giới chuyên gia khoa học thì đó là ô nhiễm công nghiệp mang tính tích luỹ.

Nguyên nhân là do chiến lược phát triển kinh tế công nghiệp không đi cùng với những điều khoản ràng buộc về bảo vệ môi trường.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng viện Hải dương học Nha Trang khuyến cáo về chiến lược phát triển công nghiệp.

"Phát triển công nghiệp rất cần, nhưng nó phải quy hoạch, phải có công nghệ hỗ trợ để xử lý an toàn môi trường. Còn nếu phát triển theo kiểu quy hoạch thì nó sẽ chịu hậu quả lâu dài."

Tiến sĩ Nguyễn Tác An khẳng định điều đó :

"Dù Formosa có thải tiếp tục hay không thải tiếp tục thì tác động vẫn rất lâu dài."

Ngày 24 tháng 8 năm ngoái, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường cùng các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng là người chủ trì cuộc hội nghị đã nhấn mạnh : "Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của nhân dân".

Tuy nhiên, phát biểu của lãnh đạo và thực tế đến nay vẫn còn một khoảng cách khá xa mà người dân trong nước ai cũng nhìn thấy rõ!

Cát Linh, phóng viên RFA

Published in Việt Nam

Người dân phát hiện một công ty Trung Quốc đổ thải ra sông (RFA, 13/02/2017)

xathai1

Nguồn nước thải đem ngòm, đặc quánh váng dầu mỡ chảy ra mương, ảnh minh họa. Courtesy of dantri.com.vn

Truyền thông Việt Nam hôm nay loan tin người dân địa phương tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương tố cáo nhà máy Công ty dệt Trung Quốc đầu tư tại địa phương lâu nay lén lút xả nước thải độc hại ra môi trường.

Tin cho biết từ tháng 12 năm ngoái, dân chúng sống gần Khu Công Nghiệp Lai Vu phải hứng chịu mùi hắc, hôi thối. Họ tự tìm hiểu và sau một tháng phát hiện nguồn nước thải có màu đen và hôi thối từ đường ống của công ty Pacific Crystal trong khu công nghiệp Lai Vu thải ra và báo với cơ quan chức năng.

Kết quả cho thấy chất thải của nhà máy dệt này thải ra môi trường có 5 thông số vượt qui chuẩn kỹ thuật.

Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Lai Vu cho báo giới biết trong khu vực từng xảy ra tình trạng cá chết nhưng không thể tiến hành kiểm tra được vì cấp xã không có thẩm quyền ; trong khi công ty xả thải lại là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Thông tin cho biết thêm, chất thải nhà máy công ty Pacific Crystal đổ ra Sông Rạng, đây là nơi cung cấp nước cho nhà máy nước phục vụ hằng ngàn hộ dân tại 3 xã Cộng Hòa, Lai Vu, Ái Quốc thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

********************

Dầu vón cục dạt vào bờ biển Quảng Nam (RFA, 13/02/2017)

xathai2

Dầu vón cục dạt vào gần 7km bờ biển ở huyện Núi Thành, Quảng Nam - Photo tuoitre.vn

Bảy kilomet bờ biển tỉnh Quảng Nam bị ô nhiễm bởi dầu vón cục và chai lọ có chữ Trung Quốc.

Truyền thông trong nước trích dẫn báo cáo của Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Quảng Nam thuộc trung trung bộ Việt Nam cho biết từ ngày 6 tháng 2 vừa qua, cơ quan này nhận được thông báo dầu hắc ín dạt vào đầy bãi tắm từ xã Tam Quang đến xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành thuộc tỉnh này.

Dân chúng địa phương thì nói tình trạng này xảy ra từ trước tết âm lịch tức trong tháng giêng.

Cơ quan này đã đến tìm hiểu và nhận thấy dầu vón cục có màu đen với kích cỡ từ 0,5 đến 1 centimet xuất hiện dọc đoạn chiều dài bờ biển chừng 7 cây số. Số dầu vón cục như thế còn bám trên rác gồm bao ny long, chai lọ, hộp đồ uống… với chữ cho thấy xuất xứ từ Hong Kong, Trung Quốc.

Hôm nay chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Núi Thành, ông Nguyễn Văn Mau cho biết Phòng Tài nguyên- Môi trường của huyện đang phối hợp cùng Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quảng Nam khảo sát khu vực bờ biển có dầu vón cục và rác thải tấp vào để đưa ra biện pháp thu gom.

***********************

Chính quyền thông báo biển miền Trung an toàn (RFA, 13/02/2217)

xathai3

Làng chài Đại Lãnh hôm 19/3/2016. AFP photo

Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam vừa ra công văn yêu cầu ủy ban nhân dân 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế thông báo với người dân là môi trường biển đã an toàn.

Truyền thông trong nước loan tin cho biết hôm nay văn phòng ủy ban nhân dân 4 tỉnh vừa nêu nêu rõ chỉ thị nội dung Công Văn số 380 do ông thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ký. Ông này là người chủ trì cuộc họp báo sau khi xảy ra thảm họa môi trường biển ở khu vực biển miền Trung Việt Nam và đưa ra nguyên nhân cá và hải sản chết là bởi thủy triều đỏ.

Mặc dù có thông báo của cơ quan phụ trách môi trường từ trung ương đến địa phương khẳng định môi trường biển đã sạch ; tuy nhiên nhiều người dân địa phương vẫn lo ngại khi tiêu thụ hải sản. Giá cả mặt hàng này giảm sút đáng kể khiến đời sống ngư dân bị ảnh hưởng nặng nề.

*********************

Mức chi bảo vệ môi trường quá thấp so với mức thu (RFA, 13/02/2017)

xathai4

Công nhân môi trường đô thị sử dụng hóa chất để làm sạch một hồ nước bị ô nhiễm ở Hà Nội hôm 19/5/2016. AFP photo

Khoản thu từ nguồn thuế bảo vệ môi trường tăng gấp 4 lần trong 5 năm qua ; thế nhưng mức chi cho việc bảo vệ môi trường tăng chưa đến 1,4 lần.

Đây là thông tin do Bộ Tài Chính Hà Nội loan đi trong báo cáo về tình hình thực hiện Luật Thuế Bảo vệ Môi trường trong năm năm qua ở Việt Nam.

Theo báo cáo thì vào năm 2012, số thu từ thuế bảo vệ môi trường là hơn 11 ngàn tỷ đồng ; đến năm ngoái tăng lên mức hơn 42 ngàn tỷ đồng ; tức tương đương tăng 4 lần trong vòng 5 năm.

Trong khi đó số chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường vào năm 2012 là 9 ngàn tỷ ; đến năm 2016 số này là hơn 12 ngàn tỷ.

Vừa qua Bộ Tài Chính còn đề nghị tăng thuế môi trường đánh vào các mặt hàng xăng tăng thêm từ 3 ngàn đến 8 ngàn đồng một lít. Đề nghị này bị chính các bộ khác gồm tư pháp, ngoại giao phản đối với lý do sẽ tác động mạnh đến doanh giới và nền kinh tế vào thời điểm được đánh giá là khó khăn hiện nay.

**********************

Giáo dân Song Ngọc tiếp tục kiện Formosa (RFA, 13/02/2017)

xathai5

Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc. Photo courtesy of vnnew.net

Nạn nhân thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh gây nên và cũng là giáo dân xứ Song Ngọc, thuộc địa bàn 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vào ngày mai sẽ tiếp tục đến cơ quan chức năng nộp đơn kiện thủ phạm xả hóa chất độc hại làm ô nhiễm biển khiến nguồn sống của ngư dân và nhiều thành phần khác bị tác động nghiêm trọng.

Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc cho biết như vừa nêu. Ông còn nói thêm bản thân ông sẽ đồng hành cùng hơn 600 hộ dân thuộc giáo xứ mà ông đang phụ trách đi nộp đơn kiện.

Vào tháng 10 năm ngoái, giáo dân xứ Song Ngọc đã có đơn gửi đến chính phủ, quốc hội, ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu về việc bồi thường thiệt hại cho những đối tượng chịu tác động ; thế nhưng cho đến nay các cấp từ trung ương đến địa phương đều chưa phản hồi đơn mà giáo dân kiện hồi tháng 10 năm ngoái.

Nhà máy thép của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tại Vũng Áng thừa nhận xả hóa chất ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt kể từ đầu tháng tư năm ngoái. Công ty này bồi thường 500 triệu đô la và giao cho nhà cầm quyền Việt Nam để chi trả cho nạn nhân và khắc phục môi trường.

Tuy nhiên theo quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam thì chỉ có 7 đối tượng tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế được bồi thường ; tuy nhiên nhiều người ở Nghệ An giáp với Hà Tĩnh cho biết họ chịu tác động nặng nề và mất kế mưu sinh nên yêu cầu phải được bồi thường.

******************

Người lên tiếng vụ Formosa bị hành hung (RFA, 13/02/2017)

xathai6

Chị Nguyễn Thị Thái Lai bị hành hung. Photo : facebook

Một người tham gia lên tiếng về thảm họa môi trường do Formosa gây nên tại khu vực miền trung Việt Nam lại bị hành hung.

Tối hôm qua 12/02, chị Nguyễn Thị Thái Lai bị 4 người đàn ông lao vào hành hung đến ngất đi khi chị đang đi ăn cùng một người bạn tại khu vực phường Vạn Thạnh (Nha Trang - Khánh Hòa). Vào chiều hôm nay 13 tháng 2 chị cho Đài Á Châu Tự Do biết :

Chị bây giờ vẫn còn đau, bị nó đá nó đấm từ trên mặt nó đá xuống người, cho nên bây giờ vẫn con đau và ê ẩm. Đây không phải là lần đầu tiên, năm ngoái chị cũng bị tụi nó đạp xe rồi. Bị triệu tập ra đồn chỉ có vấn đề là vì chị phản đối Trung Quốc và phản đối Formosa, chị xuống đường và viết bài. Bất kỳ ai ở xa tới mà chị đi gặp thì người ta sẽ đi theo và gây khó dễ. Bây giờ mình chỉ có tố cáo cái tội ác của họ cho công chúng thôi, còn họ bao che cho nhau, chị gọi điện trực tiếp cho công an tỉnh thì họ nó họ không biết và không làm việc này.

Sau khi sự việc xảy ra, chị có đến trụ sở công an phường Vạn Thạnh để trình báo thì nhìn thấy những người đánh đập chị đang đi lại trong ở và nói chuyện trao đổi gì đó với những người mặc trang phục công an. Chị Thái Lai cũng cho đài RFA biết đây là lần thứ 4 chị bị côn đồ hành hung.

Chị Nguyễn Thị Thái Lai là một trong những người tại Nha Trang đã cùng blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lên tiếng phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc và yêu cầu đóng cửa Formosa, nhà máy xả hóa chất độc hại xuống biển khiến hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh Bắc Trung bộ, làm người dân địa phương mất sinh kế.

*********************

Cá lại chết tại Hà Tĩnh, người dân biểu tình phản đối Fomosa (RFA, 13/02/2017)

xathai7

Cá lại chết hàng loạt trên một con sông là sông Quyền ở tĩnh Hà Tĩnh, miền Bắc Trung Bộ Việt Nam. Courtesy of antoangiaothong.gov.vn

Theo những thông tin được truyền đi trên mạng xã hội mà chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng thì vào chiều 12/2 có khoảng 30 ngư dân mang cá chết đi biểu tình trước ủy ban phường Kỳ Thịnh, thị xã kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Những ngư dân này cho rằng chính công ty gang thép Formosa đóng tại Vũng Áng, Hà Tĩnh đã xả chất độc làm cá bị chết trên sông Quyền.

Nhưng theo trang báo điện tử của tỉnh Hà Tĩnh thì các viên chức địa phương nói rằng nguyên nhân làm cá chết trên sông Quyền có thể là do người dân tháo nước từ trong ruộng lúa ra sông. Trang báo mạng này cũng nói là sông Quyền không chảy ngang qua khu vực nhà máy thép Formosa, và tất cả hệ thống xả nước thải của Formosa không chảy ra sông Quyền.

Xin nhắc lại là nhà máy thép Formosa do người Đài Loan làm chủ đóng tại Vũng Áng, thị xã Hà Tĩnh đã xả nước thải ra biển hồi tháng tư năm ngoái làm cá biển chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung : Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Formosa đã thừa nhận mình là thủ phạm và đồng ý đền bù một món tiền là 500 triệu đô la Mỹ. Đây được xem là một thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử phát triển kinh tế tại Việt Nam.

***********************

Người dân xã Nhân Thọ xuống đường biểu tình  (RFA, 11/02/2017)

xathai8

Người dân xã Nhân Thọ xuống đường biểu tình đòi bồi thường thiệt hại trong vụ Formosa xả thải

Vào khoảng 9 giờ sáng hôm nay 11 tháng 2 năm 2017 bà con giáo dân giáo xứ Nhân Thọ thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đã kéo nhau xuống quốc lộ biểu tình nhằm tỏ thái độ trước việc nhà nước không chi trả tiền bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra.

Chính quyền và công an tại địa phương đã có mặt nhằm giải tỏa những yêu cầu của giáo dân nhưng phía người biểu tình không nhượng bộ và giáo dân vẫn tiếp tục đội mưa bày tỏ quyết tâm của họ.

Đã có hàng chục vụ biểu tình diễn ra trong hai tháng qua khi chính quyền chi trả tiền của Formosa nộp cho chính phủ để bồi thường thiệt hại cho nạn nhân 4 tỉnh miền Trung một cách tùy tiện và rất nhiều hộ tuy thiệt hại trong công việc lẫn sức khỏe nhưng không được chính quyền bồi thường thỏa đáng như lời hứa.

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2