Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trump lo lắng mậu dịch khiếm hụt (Người Việt, 06/03/2018)

Tổng thống Donald Trump đã "tuýt" mấy lời giải thích sau khi tuyên bố sẽ đánh thuế nhập cảng thép, nhôm, và xe hơi : Ông than phiền tình trạng khiếm hụt mậu dịch của nước Mỹ. Ông quả quyết : "Chúng ta mất,… 800 tỷ đô la một năm. Không phải nửa triệu đô la, không phải 12 cents đâu. Chúng ta mất 800 tỷ đô la vì mậu dịch". (We lost $800 billion a year on trade). Ông nhấn mạnh đến nước Tàu, Mỹ "mất 500 tỷ đô la" về khiếm hụt mậu dịch với Trung Quốc".

omc00

Donald Trump : "Chúng ta mất 800 tỷ đô la vì mậu dịch" - CNN Money

"Mất hàng tỷ đô la" nghĩa là gì ? Khi nào thì mình "mất" một tỷ đô la ?

Nếu một tỷ đô la của quý vị chuyển qua tay người khác, mà quý vị chẳng nhận được cái gì cả, như vậy là "mất," mất thật. Thí dụ như trong sòng bài. Thua một tỷ đô la là mất, mất biến luôn. Nhưng nếu quý vị đưa một tỷ đô la ra rồi được đổi lại bằng hàng hóa, dịch vụ, mà giá trị cũng bằng một tỷ, thì không thể nói là "mất". Trong những lời chống khiếm hụt mậu dịch, ông Trump nói "mất" là theo ngôn ngữ sòng bài.

Trong đời sống kinh tế, không phải như vậy.

Nhưng Tổng thống Trump không chú ý đến những chuyện nhỏ nhặt, ngay cả các con số do ông nêu ra. Ông nói, và nhắc lại nhiều lần, rằng cán cân thương mại nước Mỹ hụt 800 tỷ USD một năm. Nhưng trong năm đầu tiên ông Trump làm tổng thống, cán cân ngoại thương Mỹ chỉ thâm thủng khoảng 550 tỷ USD ; năm trước 2016 chỉ hụt cỡ 500 tỷ USD. Với Trung Quốc cũng vậy, ông Trump cho con số 500 tỷ USD, nhưng lần đếm sau cùng, năm 2017, Mỹ chỉ bị hụt 375 tỷ USD khi mua bán với nước Tàu, và đó là con số cao nhất xưa nay, tăng 8% so với năm trước.

Khi một nước mua hàng ngoại quốc, trả tiền nhiều hơn số tiền nhận được khi bán cho nước ngoài, số tiền "khiếm hụt mậu dịch" đó chạy đi đâu ?

Nếu mỗi năm người Mỹ chi ra 500 tỷ Mỹ kim, cứ như vậy trong 10 năm sẽ thành 5 ngàn tỷ. Năm này qua năm khác, đô la của Mỹ chạy qua nước khác ! Không ai lại dại dột cất đô la dưới gậm giường hoặc chất đống trong "kho". Những đồng tiền này sẽ tìm đường kiếm lợi. Và một con đường an toàn nhất là đem cho nước Mỹ vay. Chính số tiền cho vay đó giúp cho dân Mỹ tiếp tục tiêu thụ hàng hóa nước khác.

Có nhiều lý do gây nên khiếm hụt mậu dịch, nhưng một nguyên nhân căn bản là người dân thích tiêu thụ hơn tiết kiệm. Dân Mỹ tiết kiệm ít nhất, so với các nước kinh tế tiến bộ khác. Tiêu biểu là cách chi tiêu của chính phủ Mỹ. Ngân sách nước Mỹ luôn luôn thu ít, chi nhiều. Làm cách nào họ có thể cứ chi nhiều hơn thu như vậy ? Vay nợ !

Chính phủ Mỹ đi vay bằng các bán công khố phiếu, ai muốn cho vay thì mua. Thế giới kéo nhau tới mua công trái Mỹ, tức là mua đô la Mỹ cho chính phủ Mỹ vay. Bởi vì họ nhiều tiền quá, cần gửi vào một chỗ an toàn, ít rủi ro nhất. Tại sao họ nhiều tiền dư dả như vậy ? Vì họ bán được nhiều hàng hóa cho các nước khác, trong đó có nước Mỹ.

Một quốc gia không thể nào kéo dài cảnh khiếm hụt mậu dịch nếu không vay nợ từ nước ngoài. Người ta có thể cứ tiếp tục đi vay như thế nếu những người cho vay không kéo đến đòi nợ cùng một lúc (và lãi suất thấp) ! Cũng giống như một ngân hàng, họ đều "vay tiền" từ các trương chủ. Các ngân hàng mắc nợ những người gửi tiền. Nếu người ta cứ tiếp tục mang tiền tới gửi, không kéo nhau đến rút tiền ra cùng một lúc, thì ngân hàng còn tiếp tục "đi vay" cả bàn dân thiên hạ mãi mãi.

Nước Mỹ được lợi thế nhờ địa vị của đồng đô la, đang được dùng như đồng tiền chung của cả thế giới. Mỗi đồng đô la chúng ta cầm trong tay, đó là một "giấy nợ" của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Khi cả thế giới dùng đô la mua bán với nhau, họ đang cho nước Mỹ vay nợ !

Năm 2017, Tổng thống Trump thường khoe rằng nhờ có ông nên kinh tế tiến bộ, nhiều người có việc làm, tỷ số thất nghiệp giảm. Nhưng cũng trong năm đó, số khiếm hụt mậu dịch tăng thêm gần 10% ! Có ai than phiền về cảnh phát triển kèm theo khiếm hụt không ? Ngược lại, khi nào kinh tế Mỹ lâm cảnh suy thoái, thì lúc đó cán cân mậu dịch tự động bớt thâm thủng. Như trong mấy năm liền sau 2008. Không người dân Mỹ nào muốn thấy lại cảnh đó !

Trong năm 2016, số khiếm hụt mậu dịch của Mỹ lớn bằng 2,7% Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP). Qua năm 2017, tỷ số tăng lên, bằng 2,9% GDP – nên nhớ GDP năm 2017 cũng cao hơn năm trước. Nếu bây giờ, năm 2018, chính phủ Mỹ cắt bớt được số thâm thủng mậu dịch, thì kinh tế Mỹ có nhờ thế mà phát triển hơn hay chăng ?

Không chắc. Có thể ngược lại.

Thí dụ, sau khi Tổng thống Trump đánh thuế cao hơn trên các món hàng nhập cảng, như thép, nhôm, xe hơi, như ông Trump đã hứa, số khiếm hụt mậu dịch của Mỹ đang từ 2,9% GDP (năm 2017) tụt xuống chỉ còn 0,9% GDP. Nói cách khác, nước Mỹ bớt nhập càng hàng ngoại, bớt được tới số lượng lớn bằng 2% GDP !

Câu hỏi là : Khi giảm bớt hàng nhập cảng lớn tới 2% GDP, thì số hàng sản xuất trong nước Mỹ có tăng lên một số tương đương, ít nhất cũng bằng 2% GDP hay không ?

Giả thiết rằng các phương tiện sản xuất trong nước Mỹ (nhà máy, nguyên liệu, nhiên liệu, phương tiện vận chuyển, vân vân) hiện đang dư, chưa xài hết, muốn sản xuất thêm bao nhiêu cũng được. Khi đó, chỉ còn một vấn đề phụ : Phải có thêm người làm việc, để gia tăng số sản xuất bù vào lỗ trống vì bớt nhập cảng. Kiếm người ở đâu ra ? Hiện nay kinh tế đang bước vào tình trạng "toàn dụng" (full employment), tức là rất khó kiếm ra thêm người làm việc. Tỷ lệ 4% thất nghiệp là con số bình thường khi kinh tế toàn dụng, vì lúc nào cũng có nhiều người đang tìm việc khi công việc thay đổi.

Một hậu quả là các xí nghiệp phải cạnh tranh đi tuyển người, giới lao động đòi tăng lương họ cũng phải chịu. Hơn nữa, khi hàng nhập cảng, như xe hơi, bị đánh thuế cao hơn, giá cả sẽ tăng lên ít nhất bằng số thuế bị đánh. Các nhà sản xuất nội địa sẽ có cơ hội tăng giá, ít nhất cũng gần bằng giá mới của hàng ngoại. Lương bổng tăng, giá cả tăng, lạm phát sẽ lên cao. Trước khi để chuyện đó xảy ra, Ngân hàng Trung ương sẽ phải tăng lãi suất. Lãi suất lên sẽ kìm hãm các hoạt động kinh doanh đồng thời đẩy giá trị đồng đô la Mỹ lên cao. Giá đô la tăng sẽ khiến hàng xuất cảng của Mỹ cũng tăng giá. Xuất cảng xuống sẽ khiến việc giảm khiếm hụt mậu dịch khó hơn.

Đó là chúng ta chưa nói đến phản ứng của các nước khác khi hàng hóa của họ bị Mỹ đánh thêm thuế nhập cảng. Họ sẽ trả đũa. Chiến tranh mậu dịch sẽ diễn ra. Nước Mỹ xuất cảng khó hơn. Thời 1930, chiến tranh mậu dịch đã kéo cả thế giới vào cơn đại khủng hoảng.

Trong khi đó thì số khiếm hụt mậu dịch không phải là thước đo kinh tế của một quốc gia mạnh hay yếu. Mà nếu muốn giảm bớt khiếm hụt mậu dịch, thì đánh thuế trên hàng nhập cảng không phải cách tốt nhất.

Khi nào nước Mỹ còn chi nhiều hơn thu, thì hậu quả tất nhiên là mậu dịch thâm thủng. Muốn mậu dịch bớt khiếm hụt, dân Mỹ phải để dành, tiết kiệm nhiều hơn. Muốn làm gương, biện pháp đầu tiên là chính phủ Mỹ giảm bớt thâm thủng ngân sách.

Điều này khó làm. Đạo luật cắt thuế mà Tổng thống Trump mới ký sẽ làm tăng số khiếm hụt ngân sách thêm 1.000 tỷ Mỹ kim trong mười năm tới – nếu kinh tế phát triển tốt suốt 10 năm ! 

Ngô Nhân Dụng

***********************

EU cảnh báo Trump về chiến tranh thương mại, Trung Quốc nêu lo ngại với WTO (VOA, 08/03/2018)

Châu Âu và IMF hôm thứ Tư thúc gic Tng thng Donald Trump lùi bước khi ming h chiến tranh thương mi, mt ngày sau khi c vn kinh tế hàng đu ca ông loan báo s t chc, và điu này càng khiến nhng người khuyến khích ông xúc tiến áp thuế lên thép và nhôm nhập khu thêm phn bo dn.

omc1

y viên y hi Châu Âu Cecilia Malmstrom t chc hp báo Brussels, B, ngày 7 tháng 3, 2018.

Sự ra đi ca ông Gary Cohn, được xem là người chng li quan đim dân tc ch nghĩa v kinh tế ca ông Trump, đã nh hưởng ti giá c phiếu, du và đng đôla, trong khi các nhà đu tư d liu nguy cơ ln dn ca nhng bin pháp thương mi tr đũa qua li s kìm hãm tăng trưởng toàn cu.

Ông Trump dự kiến s áp thuế 25 phn trăm đi vi thép và 10 phn trăm đi vi nhôm đ chng li hàng nhp khu giá r, đc bit là t Trung Quc, mà ông nói là đang làm suy yếu ngành công nghiệp và vic làm ca M.

Nhưng hành đng này có nguy cơ b các nước áp thuế tr đũa, đc bit là Canada và Châu Âu, và làm phc tp thêm các cuc đàm phán v Hip đnh Thương mi T do Bc M (NAFTA).

"Trong điều gi là chiến tranh thương mi... không ai giành chiến thng c, thường c hai bên đu thua," Tng giám đc Qu Tin t Quc tế Christine Lagarde nói hôm th Tư, và nói thêm rng mt cuc chiến tranh thương mi s đ li h qu "đáng s" lên tăng trưởng kinh tế toàn cu.

Tại Geneva, Trung Quc nêu lên mi lo ngi ca mình ti T chc Thương mi Thế gii (WTO), nơi mà 17 thành viên khác cũng bày t lo ngi.

"Nhiều nước nói h lo s vic tr đũa qua li có th nhanh chóng vượt khi tm kim soát, gây tn hi đến nn kinh tế toàn cầu và h thng thương mi đa phương," phát ngôn viên WTO Keith Rockwell nói.

Một quan chc thương mi dn li đi s WTO ca Canada nói : "Chúng tôi s M có l đang m Chiếc hp Pandora ra mà không th đóng li được," ý nói ti mt vic có th làm nảy sinh nhiều vn đ rc ri không gii quyết được.

Trong dòng tweet đầu tiên hôm th Tư, ông Trump không cho thy du hiu ông s lùi bước, nói rng M đã mt hơn 55.000 công xưởng và 6 triu vic làm trong ngành sn xut và đ thâm ht thương mi tăng lên từ chính quyn Bush đu tiên.

"Chính sách và sự lãnh đo ti. Phi thng tr li !" ông viết trên Twitter, mt ngày sau khi ông nói ông không s chiến tranh thương mi.

"Khi chúng ta thua sút tất c các nước, chiến tranh thương mi đâu đến ni nào," ông nói với các phóng viên.

omc2

Các cuộn thép ri nhà máy Duisburg, Đc, ngày 2 tháng 3, 2018.

Nhưng Ch tch y hi Châu Âu Donald Tusk, người s ch trì mt hi ngh thượng đnh vào ngày 22 và 23 tháng 3, nơi mà các nhà lãnh đạo EU s tho lun v mi đe da t "tranh chp thương mi nghiêm trng," nói quan đim ca ông Trump rng chiến tranh thương mi là tt và d thng là sai lm.

"Sự tht hoàn toàn ngược li. Chiến tranh thương mi là xu và d thua," ông Tusk nói với các phóng viên.

Ông phát biểu sau khi hi hp đ tho lun v mt danh sách sn phm ca M tr 2,8 t euro (3,5 t đôla) - t rượu bourbon đến xe môtô Harley Davidson - mà Châu Âu có th áp mc thuế 25 phn trăm lên nếu ông Trump xúc tiến kế hoch của mình.

"Chúng tôi không hề mong mun leo thang chuyn này," y viên thương mi EU Cecilia Malmstrom nói.

"Chúng tôi không muốn chuyn này đi quá đà nhưng... nếu nó xy ra, chúng tôi s phi thc hin các bin pháp đ bo v vic làm ca Châu Âu".

****************

Tổng thống Trump vẫn cương quyết tăng thuế thép và nhôm, cảnh báo Châu Âu (CaliToday, 06/03/2018)

Hôm thứ ba 6/3 Tổng thống Trump lập lại kế hoạch tăng thuế nhập cảng lớn lao vào thép và nhôm vào Hoa Kỳ và cảnh báo Châu Âu sẽ phải đối phó với ‘thuế tăng mạnh’ vì trước đây đã không công bằng với Mỹ trong vấn đề mậu dịch.

Trong cuộc họp báo với Thủ Tướng Thụy Điển Stefan Lofven, Tổng thống Trump nói : "Họ khiến Hoa Kỳ gần như không sao buôn bán được với họ và lại còn bán xe cộ và đủ thứ hàng hóa khác sang thị trường Hoa Kỳ, họ đã lợi dụng kiếm chác trong chuyện mậu dịch với Mỹ"

Nhưng ông thêm như sau : "Họ có muốn làm gì thì cứ làm, nhưng nếu họ làm như thế, chúng ta sẽ áp đặt thuế gia tăng đến 25% vào xe hơi của họ làm ra nhập vào thị trường Mỹ, hãy tin tôi, họ sẽ không dám làm lâu chuyện không công bằng như thế nữa đâu"

Chẳng những các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ quyết định cho tăng thuế lên 25% đánh vào thép và 10% đánh vào nhôm nhập cảng vào Mỹ mà nhiều đối tác làm ăn trên thế giới với Mỹ cũng lên tiếng kêu ca.

omc3

Tổng thống Trump cảnh báo Châu Âu sẽ phải đối phó với ‘thuế tăng mạnh’. Photo Credit : Reuters

Nhiều chuyên gia kinh tế, trong số này có cả cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, đã cảnh báo là việc làm của Tổng thống Trump có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh mậu dịch toàn cầu và kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị thiệt thòi.

Nhưng Tổng thống Trump lập lại niềm tin của ông là trong lúc mức thâm thủng mậu dịch của Mỹ tăng cao như thế thì nếu chiến tranh mậu dịch xảy ra, Mỹ sẽ chiến thắng. Ông nói với các ký giả tại Tòa Bạch Ốc như sau : "Khi Hoa kỳ đứng phía sau tất cả các xứ khác trong giao dịch buôn bán thì chiến tranh mậu dịch cũng không tồi lắm đâu"

Còn về phần minh, Thủ Tướng Thụy Điển Lofven tuyên bố như sau : "Tôi tin chắc là gia tăng giá biểu thuế quan như thế này sẽ làm tổn hại cho tất cả chúng ta trên đường dài"

Đào Nguyên

*******************

Không còn tiếng nói ôn hòa về kinh tế ở Tòa Bạch Ốc khi Gary Cohn ra đi (CaliToday, 07/03/2018)

Sự ra đi của cố vấn kinh tế Gary Cohn khỏi Tòa Bạch Ốc là chiến thắng của những người theo chủ trương bảo hộ mậu dịch và cứng rắn về di dân ở Tòa Bạch Ốc, vốn luôn tìm cách thúc giục Tổng thống Trump thỏa mãn lập trường của họ.

Cựu Chủ tịch công ty Goldman Sach Group Inc. Cohn hôm qua cho hay ông từ chức sau khi có những tranh cãi nội bộ vì lệnh gia tăng thuế đánh vào thép và nhôm của Tổng thống Trump, một quyết định chấm dứt nguyên tắc tự do mậu dịch bao lâu nay ngự trị ở Hoa Thịnh Đốn.

Ông Cohn, vốn là một người Dân Chủ, được xem là một trong số ít ỏi nhà chính trị ôn hòa thân cận với Tổng thống Trump. Sự vắng mặt của ông sẽ khiến tiếng nói của Bộ Trưởng Thương Mại Wilbur Ross và cố vấn mậu dịch Peter Navarro thêm có trọng lượng, vì họ luôn ủng hộ chuyện đưa chiến tranh mậu dịch lên toàn thế giới.

Cohn cũng là đối trọng của các nhân vật khác như cố vấn Stephen Miller và Đổng lý văn phòng John Kelly, vốn luôn thúc đẩy Tổng thống Trump phải nghiêng về cánh hữu trong vấn đề di dân.

Sự ra đi của Cohn càng làm cho rối rắm ở phần nhân sự của West Wing thêm nặng nề, sau khi Rob Porter, Thư ký văn phòng Tổng thống đã phải từ chức vì bị hai bà vợ cũ tố cáo bạo hành và Giám Đốc truyền thông Hope Hicks cũng ra đi.

omc4

Cố vấn kinh tế Gary Cohn. Photo Credit : Bloomberg

Cố vấn an ninh quốc gia H.R.McMaster cũng bày tỏ ý định muốn quay về Bộ Quốc Phòng vì ông là một quân nhân. Thậm chí con rể của Tổng thống Trump là Jared Kushner cũng thấy vai trò của mình bị giảm bớt vì chưa được thông qua về kiểm tra an ninh một cách rốt ráo.

Cùng với H.R.Mcmaster, ông Cohn luôn chống lại việc tăng thuế kim loại nhập cảng vì ông cho là chuyện này sẽ khiến mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh thân cận căng thẳng và nhất là sẽ xóa đi các lợi ích do luật cải cách thuế mới ban hành có thể mang lại cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

Trần Vũ

Published in Quốc tế

Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và thế giới nổ ra (RFI, 04/03/2018)

Nếu nổ ra một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với một phần còn lại của thế giới, ai được, ai thua ? Đó có phải là một cuộc chiến vừa "tốt, vừa dễ thắng" cho Hoa Kỳ như lời tổng thống Trump đã khẳng định hay không ?

war1

Khi nổ ra một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với một phần còn lại của thế giới, kinh tế toàn cầu sẽ ra sao ? ? Reuters

Nguyên nhân chiến tranh thương mại ?

Từ một tuần qua, chính quyền Trump đơn phương thông báo kế hoạch đánh thuế 25 % và 10 % nhắm vào thép và nhôm bán sang Mỹ. Tất cả các đối tác thương mại của Washington đều phẫn nộ. Nhiều bên đòi kiện Hoa Kỳ ra trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Liên Hiệp Châu Âu báo trước, "đáp trả một cách tương xứng" và đã chuẩn bị danh sách một loạt các mặt hàng của Mỹ nhập sang Châu Âu sẽ bị áp thuế. Trung Quốc nhấn mạnh sẽ có "những biện pháp cần thiết để bảo vệ lĩnh vực xuất khẩu" của nước này.

Chiến tranh thương mại ảnh hưởng gì đến kinh tế toàn cầu ?

Một phần lớn tăng trưởng của thế giới tùy thuộc vào các hoạt động giao thương. Tổng thống Trump lên cầm quyền vào tháng 1/2017, rút nước Mỹ ra khỏi hiệp định TPP đòi xét lại một loạt các thỏa thuận tự do mâu dịch với các đồng minh thân thiết nhất như Canada, Hàn Quốc …

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế liên tục khuyến cáo Nhà Trắng tránh dùng các biện pháp bảo hộ làm phương hại tới tăng trưởng của toàn cầu và của bản thân nước Mỹ. Tân thống đốc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ ông Jerome Powell bằng một ngôn ngữ rất ngoại giao cho rằng "tăng thuế nhập khẩu không là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ kinh tế Mỹ".

Chính sách bảo hộ gây thiệt hại cho người tiêu dùng

Tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm đẩy giá thành các sản phẩm cần sử dụng hai loại nguyên liệu này lên cao. Hãng xe Nhật Toyota báo trước : các nhà máy của Toyota tại Mỹ mà phải mua nhôm và thép đắt hơn, giá thành của mỗi chiếc xe bán ra trên thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng cao, bất lợi cho người Mỹ. Giá cả đắt đỏ hơn, người tiêu dùng nản lòng. Không có tiêu thụ, tăng trưởng của Mỹ qua đó bị tác hại lây.

Bảo hộ, biện pháp "tốt đối với nước Mỹ" ?

Ngày 02/03/2018 để biện minh cho quyết định tăng thuế nhập khẩu đánh vào thép và nhôm, Donald Trump trên Twitter viết : "Chúng ta cần bảo vệ đất nước và người lao động Mỹ". Đây là một "cuộc chiến vừa tốt, vừa dễ giành thắng lợi".

Tại Hoa Kỳ, năm 2016 có khoảng 83.000 người làm việc trong các nhà máy sản xuất thép và nhôm. Trong khi đó, những ngành công nghệ và công nghiệp sử dụng nhôm và thép bảo đảm công việc làm cho 6,5 triệu người lao động Mỹ. Ai được, ai thua ?

Tổng thống Trump chưa chính thức ban hành sắc lệnh về thuế nhập khẩu nhôm, thép, Hiệp hội nông gia Mỹ than phiền, Nhà Trắng muốn bảo vệ các nhà máy nhôm, thép mà quên mất rằng các đối tác thương mại của Hoa Kỳ có thể trả đũa, ngưng mua vào nông phẩm made in USA hay đánh thuế lúa mì, thịt bò, ngũ cốc … của Mỹ. Trung Quốc là thị trường lớn nhất mua vào đậu tương của Mỹ.

Trong thời gian từ tháng 3/2002 đến cuối 2013, trong 18 tháng, chính quyền Bush tăng thuế đánh vào thép bán cho Mỹ. Hậu quả là 200.000 người lao động Hoa Kỳ bị vạ lây, theo như nghiên cứu của Viện kinh tế Oxford.

Đàm phán lại NAFTA : Bài toán thêm nan giải

Từ tháng 8/2017, Hoa Kỳ và Canada-Mexico đàm phán lại Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ NAFTA vốn có hiệu lực từ 1994. Các bên đã trải qua sáu vòng đàm phán gay go mà kết quả vẫn chưa đi tới đâu. Vào lúc các bên họp lại lần thứ 7 ở Mexico, phái đoàn Mỹ đang đau đầu vì nhiệm vụ của họ càng khó được hoàn thành khi mà tổng thống Trump tuyên chiến trên mặt trận nhôm và thép với Canada và cả Mexico. Canada là nguồn cung cấp số 1 cho nước Mỹ còn Mexico đứng hàng thứ tư.

Thanh Hà

*********************

Trung Quốc cảnh báo "chiến tranh thương mại" với Mỹ (RFI, 04/03/2018)

Bắc Kinh không muốn lao vào một cuộc chiến thương mại với Washington nhưng sẽ "không khoanh tay ngồi nhìn" nếu như quyền lợi của Trung Quốc bị đe dọa. Phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc, Trương Nghiệp Toái (Zhang Zesui) tuyên bố như trên vào hôm nay, 04/03/2018, một ngày trước lễ khai mạc kỳ họp đầu tiên trong năm của Quốc hội khóa 13.

war2

Nhôm thép của thế giới trong tầm ngắm bảo hộ mậu dịch của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh : Một xưởng chế biến nhôm tấm tại Đức. TOBIAS SCHWARZ / AFP

Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp Trung Quốc lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ muốn áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, áp thuế nhôm và thép, cho dù là trên cả hai thị trường này, Trung Quốc không là một nguồn cung cấp quan trọng của Mỹ.

Trả lời báo chí, ông Trương Nghiệp Toái nhấn mạnh, Trung Quốc không muốn "nổ ra chiến tranh thương mại" tuy nhiên "những quyết định dựa trên những giả thuyết hay do việc đánh giá tình hình sai lệch có thể đem lại những hậu quả mà không một bên nào mong muốn".

Theo giới quan sát lời lẽ này phản ánh quan điểm từng được Bắc Kinh liên tục đưa ra từ nhiều tháng qua đó là Trung Quốc không khơi mào một cuộc chiến thương mại nhưng trong trường hợp "cần thiết" sẽ có những biện pháp thỏa đáng để bảo vệ các doanh nghiệp của nước này trước chính sách bảo hộ của chính quyền Trump.

Theo Tân Hoa Xã, cố vấn kinh tế của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là ông Lưu Hà (Liu He), đang có mặt tại Washington, cho biết qua các cuộc trao đổi với phía Hoa Kỳ, đôi bên đồng ý là nên giải quyết các tranh chấp thương mại bằng con đường "hợp tác hơn là đối đầu".

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, hôm 03/03/2018 cho rằng Mỹ viện cớ "an ninh quốc gia" để giới hạn thép và nhôm nhập vào Hoa Kỳ là một quyết định "không có cơ sở"

Úc là một trong những nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho Hoa Kỳ cũng cho rằng "chiến tranh thương mại sẽ làm suy yếu đà tăng trưởng của toàn cầu".

Hiệp hội các tập đoàn luyện kim của Hàn Quốc cho biết đang đàm phán để nhôm và thép của họ xuất sang thị trường Hoa Kỳ được miễn trừ thuế nhập khẩu.

Thanh Hà

*********************

Trump dọa đánh thuế xe hơi Châu Âu, leo thang khẩu chiến thương mại (VOA, 04/03/2018)

Tổng thng M Donald Trump gia tăng áp lc lên các đi tác thương mi hôm th By, đe da áp thuế nhp khu lên các nhà sn xut xe hơi ca Châu Âu nếu EU tr đũa kế hoch ca ông đnh áp thuế lên nhôm và thép.

war3

Phát biểu mi nht ca tng thng M cho thy ông không chu lùi bước trước các li ích kinh doanh ca M và các đi tác thương mi lo lng v vin cnh mt cuc chiến tranh thương mi.

Dòng tweet của ông Trump cho thy ông không chịu lùi bước trước các li ích kinh doanh ca M và các đi tác thương mi lo lng v vin cnh mt cuc chiến tranh thương mi, vn đã làm kinh đng th trường tài chính trong tun này.

"Nếu EU mun tăng thêm thuế nhp khu đã hết sc to ln ca h và các rào cản đi vi các công ty M làm ăn đó, thì chúng ta s ch cn áp thuế lên xe hơi ca h đang t đ vào th trường M", ông Trump viết trên Twitter. "H làm xe hơi ca chúng (và nhng th khác na) không bán được đó. Bt bình đng thương mi ln !".

Đe dọa ca ông Trump được đưa ra gia lúc căng thng bùng lên hai b Đi Tây Dương v thương mi.

Hôm thứ Năm, ông Trump nói M s áp mc thuế 25 phn trăm đi vi thép nhp khu và 10 phn trăm đi vi nhôm nhp khu đ bo v các nhà sn xut trong nước.

Ngày hôm sau, Chủ tch y hi Châu Âu Jean-Claude Juncker nói trên truyn hình Đc rng "Chúng tôi s áp thuế lên Harley-Davidson (xe môtô), rượu bourbon và qun jean xanh ca Levi’s".

Canada cũng nói rằng h s tr đũa bt kỳ mc thuế nhp khu nào ca Mỹ đi vi thép và nhôm.

Ông Trump hôm thứ Sáu tweet rng chiến tranh thương mi là điu tt và "d thng". Th trường tài chính M chao đo ngay sau đó.

Vào tháng 1 năm 2017, ông Trump đã cảnh báo các công ty sn xut xe hơi ca Đc rng ông s áp đt một khon thuế biên gii 35 phn trăm lên xe nhp khu vào th trường Mỹ.

Published in Quốc tế