Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khảo sát : Rủi ro chiến tranh tăng cao trong năm 2018 (VOA, 18/01/2018)

Nguy cơ đi đu v chính tr và kinh tế gia các cường quc ln ca thế gii, bao gm xung đt quân s trc tiếp, đang tăng cao, theo mt cuc kho sát ca Din đàn Kinh tế Thế gii (WEF) được công b vài ngày trước hi ngh hàng năm ti Davos.

coree1

Báo cáo Rủ ro Toàn cu 2018 đ cp ti quyết đnh ca ông Trump rút khi tha thun khí hu Paris và tha thun thương mi TPP và li đe da ca ông rút khi mt tha thun gia các cường quc phương Tây vi Iran nhm ngăn chn chương trình ht nhân ca nước này.

Báo cáo Rủi ro Toàn cu nêu bt mt s ri ro hàng đu cho năm 2018, bao gm nhng mi đe da môi trường t thi tiết và nhit đ khc nghit, nhng bt bình đng v kinh tế và các v tn công trên không gian mng.

Nhưng đáng chú ý nht là lo ngi đa chính tr đã tăng mnh sau mt năm Tng thng M Donald Trump và lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un ‘đp chát’ qua li mà nhiu người cho là đã đy thế gii tiến gn ti mt cuc xung đột ht nhân hơn so vi nhiu thp niên trước.

Ông Trump dự kiến s có bài din văn vào ngày cui cùng ca WEF, mt s kin hàng năm được t chc trên dãy núi Alps Thy Sĩ din ra t ngày 23 ti 26 tháng 4 và s thu hút 70 nguyên th và người đng đu chính ph cũng như nhng người ni tiếng, các CEO và các nhà qun lý ngân hàng hàng đu.

Cuộc kho sát gn 1.000 chuyên gia t chính ph, doanh nghip, gii hc thut và các t chc phi chính ph cho thy 93 phn trăm nhng người được hi cho rng nhng cuộc đi đu v chính tr hoc kinh tế s trm trng hơn gia các cường quc trong năm 2018, trong đó 40 phn trăm tin rng nhng ri ro này đã tăng lên đáng k.

Khoảng 79 phn trăm nhn thy nguy cơ xung đt quân s gia nhà nước vi nhà nước tăng lên. Ngoài mối đe da xung đt trên bán đo Triu Tiên, báo cáo còn ch ra nguy cơ v nhng cuc đi đu quân s mi Trung Đông.

Báo cáo đề cp ti quyết đnh ca ông Trump rút khi tha thun khí hu Paris và tha thun thương mi TPP và li đe da ca ông rút khỏi mt tha thun gia các cường quc phương Tây vi Iran nhm ngăn chn chương trình ht nhân ca nước này.

Với tăng trưởng toàn cu đang phc hi, nhng lo ngi v kinh tế đã gim mnh. Tuy nhiên, báo cáo mô t s bt bình đng v thu nhp là "vn đề gây xói mòn" ở nhiu quc gia và cnh báo v s t mãn v môi trường kinh tế trong khi mc n cao, t l tiết kim thp và các điu khon lương hưu không đáp ng đủ.

*********************

Mỹ ‘nghiêm túc’ huấn luyện cho trường hợp xung đột với Triều Tiên (VOA, 18/01/2018)

Quân đội M đang tiến hành hun luyn "rt nghiêm túc" cho mt cuc xung đt có th xy ra vi Triu Tiên, mt nhà lp pháp hàng đu ca Đng Cng hòa phát biu hôm th Ba, dù ông nói ông hy vng s chun b như vy s không bao gi được đem ra s dng.

coree2

Dân biểu Mac Thornberry, Ch tch y ban Quân v H vin, cho biết chính quyn ca Tng thng Donald Trump đang nghiên cu k lưỡng các la chn ca mình - bao gm xung đt vũ trang với Triều Tiên.

Dân biểu Mac Thornberry, Ch tch y ban Quân v H vin, cho biết chính quyn ca Tng thng Donald Trump đang nghiên cu k lưỡng các la chn ca mình - bao gm xung đt vũ trang.

"Chính quyền đang xem xét rt nghiêm túc s la chn quân s s bao gm những gì khi nói tới Triu Tiên", ông Thornberry nói vi mt nhóm các phóng viên.

Những n lc hun luyn đang din ra "rt nghiêm túc", ông nói thêm.

"Quân đội đang chun b và hy vng s không cn ti nhng s chun b này".

Bộ trưởng Quc phòng Jim Mattis đã nhiều ln nhn mnh rng các n lc đ gii quyết cuc khng hong Triu Tiên cn được dn đu bng ngoi giao, dù ông nói rng Lu Năm Góc luôn có kế hoch cho bt kỳ tình hung nào.

Căng thẳng trên bán đo Triu Tiên và gia Bình Nhưỡng và Washington đã tr nên trm trng trong nhng tháng qua, sau khi lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un liên tc bn th phi đn có kh năng mang đu đn ht nhân và vươn ti M.

Ông Kim năm ngoái cũng cho tiến hành v ht nhân mnh nht ca Triu Tiên tính ti thi đim này.

Mặc dù quân đi M thường xuyên din tp trên bán đo Triu Tiên vi đng minh Hàn Quc, báo The New York Times hôm Ch nht đưa tin mt lot các cuc tp trn M cho thy mt s tp trung mới vào vic chun b quân đi cho mt cuc xung đt vi Triu Tiên.

************************

Quốc tế đồng ý tăng mức cấm vận với Bắc Hàn (RFA, 17/01/2018)

Hai mươi quốc gia tham dự hội nghị quốc tế về Bắc Hàn tổ chức tại Vancouver đồng ý với đề nghị tăng mức độ cấm vận đối với chính phủ Bình Nhưỡng, đồng thời Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson lên tiếng cảnh báo chiến tranh có thể xảy ra nếu Bắc Hàn không ngưng chương trình chế tạo võ khí hạt nhân.

coree3

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland (trái) và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson trong cuộc họp báo ở Vancouver về Bắc Hàn hôm 16/1/2018 - AFP

Trong bản thông cáo chung phổ biến chiều ngày 16 tháng Một, các nước tham dự hội nghị quốc tế Vancouver nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phải gây áp lực ngoại giao và kinh tế đối với Bình Nhưỡng. Thông cáo ghi rõ là áp lực với Bắc Hàn phải mạnh, cứng rắn hơn những quy định đã được Hội Đồng Bảo An thông qua hồi năm ngoái, sau khi Bắc Hàn nổ thử nghiệm hạt nhân và phóng một loạt hỏa tiễn.

Phát biểu tại hội nghị, Nữ Ngoại trưởng Nam Hàn Kang Kyung-Wha nói rằng một mặt chính phủ Seoul hy vọng sẽ tiếp tục thảo luận với Bắc Hàn để giảm bớt căng thẳng đang xảy ra giữa hai quốc gia, nhưng mặt khác Nam Hàn tán thành ý kiến phải tăng áp lực đối với Bình Nhưỡng.

Ý kiến của Nam Hàn được sự ủng hộ của Nhật Bản. Ngoại trưởng Nhật Taro Kono nói với đại ý rằng lý do khiến Bình Nhưỡng phải nói chuyện với Seoul là vì Bắc Hàn không thể chịu đựng áp lực của cộng đồng quốc tế. Vì thế, Ngoại trưởng Nhật Bản kêu gọi mọi quốc gia tiếp tục gây áp lực với Bắc Hàn về ngoại giao cũng như về kinh tế, bảo thêm rằng phải làm mạnh hơn nữa, để buộc Bình Nhưỡng phải chấm dứt những hành động mang tính gây hấn, tạo bất ổn cho hòa bình thế giới.

Về phía Hoa Kỳ, một viên chức hành pháp Mỹ tiết lộ ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis trình bày với các quốc gia tham dự hội nghị Vancouver rằng Washington mong muốn vấn đề Bắc Hàn sẽ được giải quyết bằng thương thuyết ngoại giao, nhưng người điều hành Lầu Năm Góc cũng nói thêm là ngay trong lúc này, giải pháp quân sự vẫn là một trong những giải pháp được Hoa Kỳ cân nhắc.

Điều này được Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trình bày rõ hơn trong cuộc họp báo kết thúc hội nghị, cho hay mức đe dọa do Bắc Hàn gây nên ngày một cao hơn, nhấn mạnh chiến tranh có thể xảy ra nếu Bình Nhưỡng không chịu ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhắc lại thương thuyết chính là giải pháp tốt nhất cho Bình Nhưỡng, trước khi đưa ra lời cảnh báo nếu giải pháp quân sự được áp dụng, lúc đó Bắc Hàn sẽ là quốc gia lãnh hậu quả.

Ngoại trưởng Tillerson cũng nhắc lại là trước khi bắt đầu thương thuyết, Bắc Hàn phải chứng tỏ thật tâm muốn giải quyết vấn đề, tức phải ngưng mọi kế hoạch chế tạo võ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Trong khi đó, vào sáng ngày 17 tháng một, trong cuộc thảo luận ở Seoul, Bình Nhưỡng đã đề nghị gửi đoàn cổ vũ hơn 200 người sang miền Nam dự Thế Vận Hội Mùa Đông.

Đầu tuần này trong cuộc thảo luận cũng diễn ra ở Seoul, đoàn đàm phán Bắc Hàn đưa ý kiến muốn gửi dàn nhạc giao hưởng cả trăm người sang miền Nam trình diễn trong dịp Thế Vận Hội diễn ra tại thành phố Pyeongchang từ ngày mùng 9 đến ngày 25 tháng Hai 2018.

Về đoàn vận động viên đại diện cho Bắc Hàn, các viên chức thể thao 2 nước đang bàn thảo với Ủy Ban Olympic Quốc Tế, vì hầu hết lực sĩ Bắc Hàn không hội đủ điều kiện để tranh tài và đã quá thời hạn ghi tên tham dự.

Cho đến lúc này Bắc Hàn vẫn chưa trả lời hai đề nghị của miền Nam, là liệu đoàn vận động viên 2 nước sẽ diễn hành chung trong buổi lễ khai mạc, và hai quốc gia có thành lập chung đội tranh tài môn hockey nữ hay không.

Published in Quốc tế

Bộ trưởng Mattis : Mỹ không theo đuổi mục tiêu "chiến tranh" với Bắc Triều Tiên (RFI, 27/10/2017)

Có mặt tại Khu Vực Phi Quân Sự, DMZ, sát biên giới hai nước Triều Tiên, ngày 27/10/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis tuyên bố "hành động khiêu khích của chế độ Kim Jong Un là một mối đe dọa đối với an ninh khu vực", tuy nhiên Hoa Kỳ không theo đuổi mục đích chiến tranh mà vẫn thiên về giải pháp ngoại giao.

btt1

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis và đồng nhiệm Hàn Quốc Song Young Moo tại Khu Vực Phi Quân Sự, DMZ, biên giới hai nước Triều Tiên, ngày 27/10/2017. Reuters/Phil Stewart

Lần đầu tiên có mặt tại vùng DMZ với tư cách bộ trưởng Quốc Phòng, tướng Mattis nhấn mạnh đến quyết tâm của Washington bảo đảm an ninh cho đồng minh lâu đời là Hàn Quốc và mục tiêu của Mỹ luôn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Sau khi dự hội nghị an ninh tại Philippines với các đồng nhiệm Đông Nam Á hôm đầu tuần, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Seoul trong khuôn khổ cuộc họp thường niên với đồng cấp Hàn Quốc, Song Yong Moo, mở ra vào thứ Bảy 28/10.

Sự có mặt của bộ trưởng Mattis tại Seoul diễn ra trong bối cảnh tuần tới tổng thống Donald Trump chính thức công du Hàn Quốc trong hai ngày 7 và 8/11/2017.

Về phía Seoul, theo tiết lộ của nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal, một lần nữa chính quyền Hàn Quốc đòi được quyền tự định đoạt về mặt quân sự trong trường hợp nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng theo nhiều quan chức Hoa Kỳ, Washington cho rằng Seoul còn chưa "sẵn sàng". Hiện vẫn có hơn 28.000 lính Mỹ hiện diện trên bán đảo Triều Tiên.

Thêm 7 quan chức Bắc Triều Tiên bị Mỹ trừng phạt

Cũng về Mỹ và Bắc Triều Tiên, bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin, ngày 26/10, thông báo vừa ban hành thêm các biện pháp trừng phạt nhắm vào 7 quan chức và ba doanh nghiệp Bắc Triều Tiên với lý do "vi phạm trắng trợn" nhân quyền.

Tất cả bị Washington quy trách nhiệm trong các vụ sát hại, tra tấn và cưỡng bức lao động một số người Bắc Triều Tiên đào thoát khỏi chế độ Bình Nhưỡng và xin tị nạn ở nước ngoài.

Trong số những người bị chính quyền Mỹ trừng phạt bao gồm các quan chức trong quân đội, hay các tay môi giới tài chính của chế độ Bình Nhưỡng.

Thanh Hà

*******************

Mỹ sẽ cho 3 tàu sân bay cùng phối hợp tập trận tại Châu Á (RFI, 27/10/2017)

Trong một động thái phô trương lực lượng rõ nét, Hải Quân Mỹ đang lên kế hoạch tổ chức ngay vào tháng 11 tới đây một cuộc tập trận hiếm thấy, huy động đồng thời ba chiếc hàng không mẫu hạm cùng hải đội tác chiến đi kèm theo, đang hiện diện tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Một quan chức Mỹ cao cấp đã tiết lộ tin trên ngày hôm qua, 26/10/2017, nhân một cuộc họp tại Lầu Năm Góc ở Washington.

btt2

Tầu sân bay USS Ronald Reagan và khu trục hạm USS Stethemare tập trận cùng với chiến hạm Hải Quân Hàn Quốc tại vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên, ngày 18/10/2017. Courtesy Kenneth Abbate/U.S. Navy/Handout via Reuters

Trung tướng Kenneth McKenzie, lãnh đạo Ban Tham Mưu Liên Quân Mỹ, đã gợi lên khả năng ba chiếc tàu sân bay hợp đồng tác chiến, tại một thời điểm nào đó, nhưng ông không cho biết chi tiết cụ thể, chỉ nêu bật sự kiện là lần gần đây nhất mà ba hàng không mẫu hạm Mỹ phối hợp hành động là vào năm 2007, nhân một cuộc tập trận hải quân ở ngoài khởi đảo Guam.

Theo hãng tin Mỹ AP, một quan chức Mỹ xin giấu tên đã xác nhận việc Hải Quân đã lên xong kế hoạch tập trận, nhưng không tiết lộ thời gian và địa điểm cụ thể của sự kiện này, nhưng các nhà quan sát cho rằng cuộc tập trận có thể diễn ra vào cùng thời điểm mà tổng thống Mỹ Donald Trump công du khu vực, trong đó các chuyến thăm Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ba chiếc tàu sân bay Mỹ hiện diện trên vùng biển Châu Á gồm các chiếc USS Nimitz, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan, mỗi chiếc đều chở theo một phi đoàn khoảng 75 chiến đấu cơ và các loại máy bay quân sự khác. Cả ba chiếc tàu sân bay đều được một hải đội tác chiến đi theo hộ tống, mỗi hải đội có thể có từ 6 đến 10 chiến hạm, trong đó có tàu tuần dương, tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường.

Hải đội tác chiến với tàu sân bay là một biểu tượng của sức mạnh quân sự Mỹ, nhưng mục tiêu phô trương uy lực lần này không được nói ra một cách rõ ràng. Tuy vậy, ngày 26/10, khi được hỏi về sự kiên ba tàu sân bay được triển khai đồng thời tại Châu Á, tướng McKenzie xác định rằng việc ba chiếc hàng không mẫu hạm có mặt đồng thời trong Hạm Đội 7 "cho thấy năng lực hùng mạnh có một không hai của Hải Quân Mỹ, và có tác dụng đáng kể trong việc trấn an các đồng minh trong khu vực tây Thái Bình Dương".

Mỹ đã và đang tăng cường áp lực ngoại giao và kinh tế trên Bắc Triều Tiên, nhằm chống lại chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Chính quyền Trump đã nói rõ rằng Mỹ sẵn sàng hành động quân sự nếu Bắc Triều Tiên không ngừng phát triển tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể bắn tới Hoa Kỳ.

Trọng Nghĩa

********************

Một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ II sẽ gây ra tử vong khủng khiếp ! (RFI, 7/10/2017)

Vào lúc tình hình trên bán đảo Triều Tiên càng lúc càng nóng bỏng trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay, bóng ma chiến tranh đã quay trở lại và các nhà quan sát đã liên tiếp báo động về thảm họa của một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai. Giới chuyên gia đã cho rằng, ngay cả trong trường hợp một cuộc chiến tranh thông thường, hàng chục nghìn người dân Hàn Quốc sẽ bị thiệt mạng ngay trong ngày đầu tiên của một cuộc xung đột vũ trang mới với Bình Nhưỡng.

btt3

Một cuộc diễn tập quân sự kỷ niệm 85 năm thành lập Quân Đội Nhân Dân Triều Tiên (KPA). Ảnh do KCNA cung cấp ngày 26/04/2017. KCNA via Reuters

Mọi người đều nhớ lại rằng trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), khi miền Bắc được Trung Quốc hỗ trợ lao xuống tấn công miền Nam, đã có hàng triệu người ở hai miền thiệt mạng, riêng miền Nam đã bị tàn phá nặng nề, còn Seoul đã bị đổi chủ 4 lần.

Hiện nay, thủ đô Hàn Quốc đã trở thành một thành phố công nghệ và văn hóa lớn với 10 triệu dân sống ở cả trong nội thành lẫn ngoại thành. Con số 10 triệu dân này sẽ là mồi ngon cho lực lượng pháo binh hùng hậu của Bắc Triều Tiên đồn trú phía bên kia khu phi quân sự.

Theo ước tính, Bắc Triều Tiên đã dàn trải khoảng 10.000 khẩu đại pháo và 500 quả tên lửa tầm ngắn dọc theo biên giới, đa phần được che giấu trong các hang động đường hầm hay bunker. Ngoài ra, theo phía Hàn Quốc, lực lượng bộ binh của Bắc Triều Tiên lên đến 1,1 triệu người, trong đó 70% đồn trú trong phạm vi 100 km tính từ biên giới với miền Nam.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia lo ngại rằng Bình Nhưỡng, vốn luôn đe dọa biến Seoul thành biển lửa, có thể sẽ áp dụng chiến thuật giết càng nhiều người càng tốt trong những giờ khắc đầu tiên của cuộc chiến.

Theo viện Nghiên Cứu Nautilus ở California, 65.000 người dân Seoul sẽ chết trong ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh thông thường, hầu hết trong ba giờ đầu. Trong vòng một tuần sẽ có 80.000 người chết.

Chuyên gia Roger Cavazos của Viện Nautilus cho rằng chiến thuật của Bắc Triều Tiên là "giết hàng chục ngàn người, bắt đầu một cuộc chiến dài hơi, gây nên những thiệt hại to lớn trước khi chế độ bị đánh gục".

Trong trường hợp nổ ra xung đột, phản ứng của Mỹ và Hàn Quốc sẽ gần như tức thời, sau khoảng một vài phút, điều đó sẽ làm giảm tác hại của pháo binh Bắc Triều Tiên và số lượng thương vong ở miền Nam. Nhiều thường dân sẽ nhanh chóng tìm nơi ẩn náu tại hàng ngàn nhà tạm trú ở Seoul.

Theo kịch bản này, cuộc phản công sẽ hủy hoại 1% pháo binh Bắc Triều Tiên trong mỗi tiếng đồng hồ giờ, hoặc gần một phần tư ngày đầu tiên. Và phần lớn cuộc chiến sẽ kết thúc trong bốn ngày.

Các tài liệu chính thức của Hàn Quốc từ năm 2016 cho thấy là Washington sẽ huy động đến 690.000 binh lính, 160 tàu và 2.000 máy bay vào cuộc, bổ sung cho 28.500 quân Mỹ trú đóng tại Hàn Quốc, và đạo quân của Hàn Quốc gồm 625.000 quân.

Lợi thế như vậy sẽ nghiêng về phía Mỹ và Hàn Quốc, và kịch bản nào cũng kết thúc bằng thất bại của Bắc Triều Tiên. Vấn đề khiến nhiều người lo ngại, tuy nhiên lại là kho vũ khí nguyên tử mà Bình Nhưỡng nắm trong tay.

Trang web Nukemap, chuyên ước tính thiệt hại của các vụ tấn công hạt nhân, cho rằng nếu Bình Nhưỡng cho nổ một quả bom cỡ như trái bom thử đầu tháng 09/2017 ở độ cao 1.500 mét trên Seoul, thì sẽ có 660.000 người thiệt mạng. Trong trường hợp Mỹ dùng một quả bom tương tự đánh Bình Nhưỡng, thì số người chết sẽ lên đến 820.000 người.

Trọng Nghĩa

*****************

Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mỹ đe dọa, Hàn Quốc trả tiền (RFI, 27/10/2017)

Từ tầu sân bay đến tầu ngầm nguyên tử, từ máy bay ném bom chiến lược đến chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, Hoa Kỳ đã điều động một khối lượng kinh ngạc các loại vũ khí tối tân đến gần bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chi vài tỉ đô la để kìm hãm "Rocket Man" Kim Jong Un chừng nào Bắc Triều Tiên còn "chưa hành xử phải phép" theo nhà lãnh đạo Mỹ.

btt4

Một máy bay ném bom B-1B Lancer xuất phát từ căn cứ không quân Andersen, tại Guam, để diễn tập chung với chiến đấu cơ Nhật Bản, Hàn Quốc tại khu vực gần biển Nhật Bản, ngày 10/10/2017. Joshua Smoot/U.S. Air Force/Handout via Reuters

Theo trang mạng Sputnik tiếng Pháp của Nga (24/10/2017), không phải nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên phải thanh toán những chi phí này, mà chính là nước láng giềng Hàn Quốc. Sự bảo vệ của Washington đáng giá bao nhiêu ? Và Hoa Kỳ tìm cách khai thác tài chính cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên như thế nào ? Đây là những câu hỏi được Sputnik đặt ra trong bài viết : "Đe dọa Bình Nhưỡng : Với giá nào ? Và ai thanh toán ?". RFI tiếng Việt xin giới thiệu quan điểm của trang Sputnik.

*

Trước hết, trang Sputnik nêu con số thẩm định của tạp chí kinh tế Hàn Quốc Hanguk Kyongje, theo đó, các loại vũ khí của Hoa Kỳ tham gia vào loạt tập trận trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 10/2017 có giá trị khoảng 13 tỉ đô la. Nếu tính cả số trang thiết bị được sử dụng, nhưng không được nhắc đến vì lý do an ninh, con số này còn có thể lên đến 17 tỉ đô la. Chỉ tính riêng một tầu sân bay lớp Nimitz đã có giá gần 4,5 tỉ đô la, trong khi đó, có đến hai tầu sân bay tham gia các cuộc tập trận trên : Tầu Ronald Reagan (CVN-76), vừa kết thúc vào thứ Sáu 20/10 giai đoạn tập trận tích cực trong vùng biển Triều Tiên ; và tầu Theodore Roosevelt (CVN-71) sắp sửa lên đường đến Trung Đông. Ngoài ra, chi phí cho mỗi ngày di chuyển của một chiếc tầu sân bay tiêu tốn khoảng 2,5 triệu đô la trong Ngân Khố Hoa Kỳ, tương đương với 10 chiếc xe Mercedes-Benz lớp S-classe.

Theo các nhà phân tích Hàn Quốc, sự tập trung khối lượng trang thiết bị quân sự như vậy dĩ nhiên gây được tác động răn đe đối với Bắc Triều Tiên. Đúng là kho vũ khí của Mỹ là một mối đe dọa chết người đối với Bình Nhưỡng trong trường hợp bùng nổ hoạt động quân sự. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump đã đồng thuận triển khai luân phiên các trang thiết bị vũ khí chiến lược của Mỹ tại Hàn Quốc. Từ nay đến cuối năm 2017, nhiều chiến đấu cơ F-22 (trị giá khoảng 170 triệu đô la/chiếc) và F-35B (trị giá ít nhất 85 triệu đô la/chiếc) sẽ cất cánh từ các căn cứ quân sự Nhật Bản. Tương tự, máy bay ném bom B-1B (300 triệu đô la/chiếc) sẽ bay thường xuyên hơn, so với khoảng 2 lần mỗi tháng đã được tiến hành từ mùa hè này. Các bên liên quan cũng dự kiến tăng thêm số lần cập cảng của các tầu sân bay và tầu ngầm nguyên tử (có giá từ 1,3-1,7 tỉ đô la/chiếc).

Tất cả đều có vẻ rất tốn kém. Nhưng đây không phải là vấn đề của Hoa Kỳ vì, theo trang Sputnik, Washington biết phải gửi hóa đơn thanh toán cho ai.

Seoul sẽ phải mở hầu bao

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, nhà tỉ phú Donald Trump đã định rõ lập trường liên quan đến việc các nước đồng minh của Mỹ phải tăng chi phí quốc phòng. Dù còn hơn một năm nữa mới hết hạn thỏa thuận hiện hành về việc chia sẻ chi phí, nhưng tổng thống Donald Trump dường như không có ý định chờ đợi và vấn đề này sẽ được nêu ra trong thượng đỉnh Mỹ-Hàn diễn ra vào ngày 07 và 08/11/2017.

Theo các thỏa thuận còn hiệu lực, Hàn Quốc đóng góp gần 840 triệu đô la để duy trì các đội quân Mỹ trong năm 2017. Năm 2018, khoản tiền này chỉ có thể tăng thêm theo tỉ lệ lạm phát được dự báo, có nghĩa là sẽ không vượt thêm quá 2%. Nhưng con số này chắc chắn không phù hợp với những yêu cầu từ phía Mỹ.

Vào cuối tháng 04/2017, ông Donald Trump từng tuyên bố muốn nhận được 1 tỉ đô la từ phía Hàn Quốc để triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Một tháng sau, ông Dick Durbin, người giám sát ngân sách quốc phòng của Thượng Viện Mỹ, đã gặp tổng thống Moon Jae In và không úp mở nói rằng nên triển khai thêm nhiều hệ thống THAAD để bảo đảm hoàn toàn an ninh cho Hàn Quốc. Hiện giờ thêm vào danh sách vũ khí đạn đạo mà "Seoul phải thanh toán" còn có một gói vũ khí chiến lược mới trị giá vài chục tỉ đô la.

Tuy nhiên, theo thỏa thuận còn hiệu lực, số tiền đóng góp của Seoul chỉ có thể được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết, cung cấp đạn dược và lương thực, cũng như chi phí cho nhân sự Hàn Quốc làm việc tại các căn cứ của Mỹ. Còn tất cả những chi phí khác dành cho việc duy trì đội quân Mỹ tại Hàn Quốc là do Washington chịu trách nhiệm.

Việc chia sẻ chi phí từng được Hoa Kỳ đưa ra thảo luận lại dưới thời tổng thống Barack Obama. Tổng thống đương nhiệm Donald Trump cũng yêu cầu xem xét lại "thỏa thuận tồi"này, đồng thời đe dọa giảm bớt cam kết từ phía Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho đồng minh Châu Á trong trường hợp ngược lại.

Thanh toán hay là thua

Về mặt chính thức, theo thỏa thuận được các nhà lãnh đạo hai nước ký vào năm 2008, lực lượng quân sự Mỹ đóng tại Hàn Quốc có 28.500 người. Và nếu Seoul hoàn toàn từ chối thanh toán, Washington có thể giảm bớt các đội quân của mình. Một vài trường hợp đã xảy ra trong quá khứ.

Khi lên nắm quyền ở Mỹ, các tổng thống Nixon và Carter từng hứa hẹn đưa quân Mỹ từ Hàn Quốc về. Sau đó, cả hai đều từ bỏ ý định rút quân hoàn toàn. Tuy nhiên, dưới thời Nixon đã có một đợt rút quân đáng kể : Đó là vào năm 1971, sư đoàn lục quân 7 của Mỹ gồm khoảng 20.000 người đã trở về Hoa Kỳ. Đáp lại phản đối của tổng thống Hàn Quốc lúc đó là Park Chung Hee, cáo buộc Washington vi phạm thỏa thuận về quốc phòng hỗ tương, Hoa Kỳ vẫn chấp nhận cấp cho Hàn Quốc một khoản hỗ trợ quân sự và các khoản vay để phát triển quân đội quốc gia với tổng số tiền là 1,5 tỉ đô la (tương đương với 9,1 tỉ đô la theo trị giá năm 2017). Tuy nhiên, đến thời tổng thống George H. W. Bush, trong hai năm 1991-1992, quân số Mỹ tại Hàn Quốc bị rút xuống còn 13.000 người. Lần này, Seoul chẳng nhận được gì và thậm chí còn cam kết chịu trách nhiệm một phần chi phí cho việc duy trì số quân còn lại.

Dù Hàn Quốc mạnh gấp 30 lần so với Bắc Triều Tiên về mặt kinh tế và sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại hơn, nhưng vẫn khó tin rằng Seoul sẽ nhanh chóng thắng được Bình Nhưỡng nếu không có sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ. Và nếu Hàn Quốc không đồng ý với Nhà Trắng về việc triển khai hệ thống THAAD và một số biện pháp đòi hỏi nhằm đảm bảo an ninh cho Mỹ và các đội quân Mỹ đồn trú trong vùng, tổng thống Donald Trump có thể sẽ đưa ra những phản kháng quyết định. Căn cứ theo kinh nghiệm ở miền Nam Việt Nam, lập trường của nhà lãnh đạo Mỹ có nguy cơ gây ra tổn thất nặng nề.

Dù sao, một kịch bản như vậy cũng không phải là điều Hoa Kỳ muốn, vì thế Washington chắc chắn sẽ sử dụng những biện pháp khác để bù cho các tổn thất, ví dụ một thương vụ mua vũ khí nửa tình nguyện nửa ép buộc.

Cái giá của phòng thủ

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc Tế tại Stockholm (SIPRI), Hàn Quốc nằm trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới năm 2016 với 36,8 tỉ đô la. Là nước xuất khẩu vũ khí lớn (năm 2016, Hàn Quốc thậm chí đã vượt qua Ukraina để đứng vị trí thứ 9 trong danh sách của SIPRI), Hàn Quốc cũng xuất hiện trong số các nước nhập khẩu lớn nhất, chỉ đứng sau Ai Cập, Irak, Ấn Độ, Algeria và Saudi Arabia. Và dĩ nhiên, phần lớn vũ khí mà Hàn Quốc mua từ nước ngoài đều có xuất xứ từ Hoa Kỳ.

Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, trong 10 năm gần đây, Seoul đã chi 32 tỉ đô la để mua vũ khí của Mỹ. Chỉ riêng năm 2014, Hàn Quốc đã ký một hợp đồng mua 40 chiến đấu cơ F-35A với giá trị kỷ lục là 6,5 tỉ đô la (160 triệu đô la/chiếc). Tổng thống Moon Jae In đang tính đến việc tự đóng tầu ngầm nguyên tử, điều này không chỉ cần đến sự tham gia của các công ty Mỹ, mà còn cần sự cho phép chính thức của Washington để xử lý nhiên liệu hạt nhân dành cho các động cơ tầu ngầm nguyên tử.

Hiện tại, Hoa Kỳ bỏ qua khả năng đưa vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ trở lại Hàn Quốc, điều mà theo đối lập với chính quyền tổng thống Moon, lẽ ra là một yếu tố răn đe đáng tin cậy trước Bắc Triều Tiên và ít tốn kém hơn. Tương tự, Hoa Kỳ cũng không nghiên cứu những giải pháp ngoại giao thực sự để giải quyết các vấn đề tích trữ lâu nay thông qua con đường đàm phán.

Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sắp tới với Hoa Kỳ về vấn đề chi phí cho quốc phòng. Hiện tại, người ta vẫn chưa biết Washington sẽ đề xuất kế hoạch nào và Seoul sẽ sẵn sàng chấp nhận kế hoạch đó ở chừng mực nào, nhưng một điều rõ ràng là các cuộc đàm phán sẽ không dễ dàng gì. Vì Kim Jong Un, bị dồn vào chân tường, có thể sẽ trở nên quá tốn kém cho các nước đồng minh.

RFI tiếng Việt

********************

Nga huy động cả ba lực lượng tấn công hạt nhân thử nghiệm tên lửa (RFI, 27/10/2017)

Ngày 26/10/2017, bộ Quốc Phòng Nga loan báo đã huy động cả ba lực lượng tấn công hạt nhân vào việc thử nghiệm một loạt tên lửa bắn từ trên không, từ dưới đáy biển và từ đất liền. Loạt thử nghiệm này nằm trong khuôn khổ chương trình hạt nhân chiến lược của Nga.

btt5

Tổ hợp tên lửa địa đối không S-400 Triumph của Nga trong lễ diễu binh kỷ niệm chấm dứt Thế Chiến II, trên Quảng Trường Đỏ tại Moskva, ngày 09/05/2015.RIA Novosti via REUTER

Theo hãng tin Pháp AFP, bộ Quốc Phòng Nga cho biết chi tiết là một hỏa tiễn liên lục đia "Topol" đã được bắn đi từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở miền tây bắc Nga, trong lúc 3 hỏa tiễn đạn đạo được phóng lên từ 2 tàu ngầm nguyên tử ở Biển Okhotsk, phía bắc Nhật Bản và ở Biển Barents, vùng Bắc Cực.

Cùng lúc, các oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 và Tu-22M3, cất cánh từ một số sân bay, đã bắn thử tên lửa hành trình nhắm vào những mục tiêu trên đất liền ở Kamchatka, phía đông Nga, ở Cộng Hòa Komi, phía bắc và ở bãi tập quân sự Nga ở Kazakhstan.

Trong một thông cáo, bộ Quốc Phòng Nga giải thích rằng các vụ bắn thử đều là "bài tập của các lực lượng hạt nhân chiến lược", và tất cả đều đạt kết quả tốt đẹp.

Các hoạt động quân sự của Nga như bắn thử tên lửa hay tập trận thường gây phản ứng quan ngại nơi các quốc gia láng giềng và khối NATO. Cuộc tập trận có quy mô lớn mang tên Zapad của Nga với Belarus vào tháng 09/2017 đã gây lo ngại cho Ba Lan và các quốc gia Baltic.

Vào ngày 26/10, tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, trả lời báo chí sau cuộc họp Hội Đồng Nga-NATO, phê phán Moskva là đã thông báo không đúng về số quân tham gia cũng như hình thức bài tập như lúc đưa ra chính thức ban đầu.

Theo NATO, cuộc tập trận Zapad đã huy động đến hơn 40.000 quân, trong lúc phía Nga chỉ nêu lên con số 12.700 người.

Mai Vân

Published in Châu Á

Mỹ : Donald Trump hứa "giải quyết" khủng hoảng Bắc Triều Tiên (RFI, 27/09/2017)

Hoa Kỳ gia tăng áp lực lên Bắc Triều Tiên với việc ban hành những biện pháp trừng phạt mới và đưa ra những lời cáo buộc mới, tuy Washington khẳng định vẫn muốn tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hạt nhân.

myhan1

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) họp báo chung với Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tại Vườn Hồng Nhà Trắng,Washington ngày 26/09/2017. Reuters/Jonathan Ernst

Hôm qua, 26/07/2017, trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Tây Ban Nha tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump một lần nữa tuyên bố là Hoa Kỳ "hoàn toàn sẵn sàng" cho việc sử dụng "phương án quân sự", cho dù "đây không phải là phương án ưu tiên của chúng tôi".

Tổng thống Hoa Kỳ chỉ trích những người tiền nhiệm của ông đã không giải quyết khủng hoảng này cách đây vài năm, khi còn "rất dễ". Ông Trump hứa : " Nhưng tôi sẽ giải quyết chuyện đó". Về phần mình, Ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố là Washington sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao và hy vọng con đường này sẽ giúp chấm dứt khủng hoảng.

Tuy nhiên, hôm qua (26/09), trên mạng Twitter, tổng thống Trump lại cáo buộc chế độ Bình Nhưỡng đã "tra tấn tàn bạo quá sức tưởng tượng" sinh viên Mỹ Otto Warmbier. Bị bắt giam ở Bắc Triều Tiên từ tháng 01/2016, sinh viên 22 tuổi này đã qua đời tháng 6 vừa qua, một tuần sau khi được trả về Mỹ trong tình trạng hôn mê.

Bên cạnh đó, bộ Tài Chính Mỹ hôm qua loan báo những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào 8 ngân hàng Bắc Triều Tiên và 26 công dân Bắc Triều Tiên, bị xem là tham gia vào việc tài trợ cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đó là những ngân hàng và cá nhân hoạt động ở Trung Quốc, Nga, Libya và Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập.

Những biện pháp nói trên được ban hành trong khuôn khổ sắc lệnh mà tổng thống Trump ký vào tuần trước tại New York vào lúc đang diễn ra kỳ họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, trước một ủy ban Thượng Viện Mỹ hôm qua, tướng Joseph Dunford, tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, cho rằng chẳng bao lâu nữa, Bắc Triều Tiên sẽ có tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng như vậy, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ đến Bắc Kinh vào cuối tuần này để chủ yếu thảo luận về khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên. Sau khi cáo buộc Trung Quốc đã không gây đủ áp lực lên đồng minh Bình Nhưỡng, hôm qua, tổng thống Trump đã khen ngợi Bắc Kinh về việc đã cắt đứt mọi quan hệ về ngân hàng với Bắc Triều Tiên, một điều "không ai dám nghĩ tới" chỉ cách đây hai tháng.

Thanh Phương

************************

Căng thẳng Triều Tiên - Mỹ đáng lo ngại ở mức nào ? (BBC, 26/09/2017)

Tổng thống Mỹ đã đe đọa sẽ "phá hủy hoàn toàn" Triều Tiên nếu đất nước của ông bị dồn vào thế buộc phải bảo vệ nước mình hoặc các đồng minh.

myhan2

Liệu chiến tranh với Triều Tiên có thể xảy ra ?

Triều Tiên đã thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6, đe dọa sẽ phóng tên lửa tới đảo Guam thuộc chủ quyền của Mỹ, đồng thời cho biết có thể sẽ thử bom hydro tại Thái Bình Dương.

Và tất cả những điều này thể hiện rằng Bình Nhưỡng có thể cuối cùng đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ để đưa vào một tên lửa xuyên lục địa - một viễn cảnh đáng sợ đối với Mỹ và các đồng minh Châu Á.

Đây có phải điềm báo về một bất đồng quân sự ?

Các chuyên gia cho rằng chưa có gì đáng lo ngại vì những lý do sau đây :

1. Không ai muốn chiến tranh

Đây là một trong những điều quan trọng nhất cần lưu ý. Chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên không phục vụ mục đích của ai.

Mục tiêu chính của chính phủ Bắc Hàn là tồn tại - và đối đầu trực tiếp với Mỹ là một điều nguy hiểm. Phóng viên quốc phòng của BBC Jonathan Marcus cho rằng bất kì cuộc tấn công nào của Triều Tiên hướng tới Mỹ hoặc các đồng minh của nước này trong hoàn cảnh hiện tại đều có thể gây ra một cuộc chiến lớn - và chúng ta cần cho rằng chính quyền Kim Jong-un không phải một chính quyền cảm tử.

Thực tế, đây là lý do vì sao Triều Tiên cố gắng hết sức để trở thành đất nước sở hữu hạt nhân. Sức mạnh này, theo lý do Triều Tiên đưa ra, có thể bảo vệ chính phủ bằng cách tăng chi phí để có thể lật đổ kế hoạch. Kim Jong-un không muốn đi vào vết xe đổ của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi hay cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein.

Andrei Lankov từ Đại học Kookmin từ Seoul cho biết "có rất ít khả năng xảy ra xung đột" nhưng Triều Tiên đồng thời vẫn "không có hứng thú ngoại giao" ở thời điểm này.

"Họ muốn đạt được khả năng xóa sổ Chicago khỏi bản đồ đầu tiên, và sau đó mới nghĩ đến các giải pháp ngoại giao", ông Lankov nói.

Về việc Mỹ tấn công trước ?

Mỹ biết rằng một cuộc tấn công lên Triều Tiên sẽ buộc chính phủ nước này phải trả đũa lên các đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Việc này sẽ dẫn đến một cuộc thảm sát, bao gồm sự thiệt mạng của hàng ngàn người Mỹ - quân nhân và dân thường.

Bên cạnh đó, Washington không muốn mạo hiểm để bất kì tên lửa đạn đạo nào phóng vào nội địa Mỹ.

Cuối cùng, Trung Quốc - đồng minh duy nhất của Bình Nhưỡng - đã giúp kiềm chế chính phủ Triều Tiên vì sự sụp đổ của nước này có thể gây ra thiệt hại chiến lược. Quân đội Mỹ và Hàn Quốc có mặt tại biên giới nước này không phải là điều Bắc Kinh muốn xảy ra - và đây là điều chiến tranh sẽ mang lại.

2. Những gì chúng ta thấy là những câu từ, không phải hành động cụ thể

Tổng thống Trump đã đe dọa Triều Tiên với ngôn ngữ khác thường đối với một Tổng thống Mỹ nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ đang chủ động nhúng tay vào cuộc chiến.

Một cán bộ quân đội Mỹ nói với Reuters vào tháng 8 vừa rồi : "Chỉ một vài câu nói không có nghĩa là vị thế của chúng tôi thay đổi".

Phóng viên Max Fisher của tờ New York Times đồng tình, bình luận : "Điều quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế là các tín hiệu cụ thể, không phải là những bình luận bất chợt của một lãnh đạo".

myhan3

Trong tình hình căng thẳng hiện tại, chỉ một sự hiểu lầm cũng có thể dẫn tới chiến tranh

Hơn nữa, sau lần thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên vào đầu tháng 9 vừa rồi và những lần thử tên lửa qua Nhật Bản, Mỹ đã quay lại với kế hoạch an toàn : ép Bình Nhưỡng bằng Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và các cấm vận quốc tế.

Và các nhà ngoại giao của Mỹ vẫn đang tiếp tục lên tiếng hi vọng có thể trở lại bàn đàm phán - với sự hỗ trợ từ Trung Quốc và Nga.

Những điều này gửi tín hiệu mâu thuẫn tới Bình Nhưỡng nhưng đồng thời làm giảm ảnh hưởng từ những phát ngôn mạnh bạo của tổng thống Trump.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng một bước đi bị hiểu sai ý trong tình hình căng thẳng hiện nay có thể gây ra một cuộc chiến không đáng có.

"Có thể xảy ra trường hợp Bắc Hàn thiếu nhiên liệu, dẫn đến một lỗi sai bị hiểu lầm là nỗ lực gây chiến", Daryl Kimball từ Hiệp hội Kiểm soát quân sự Mỹ nói với BBC.

"Mỹ có thể mắc lỗi sai tại [vùng phi quân sự], Vì vậy có nhiều cách có thể khiến các bên tính toán sai khiến tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát".

Một điểm đáng lưu ý là các máy bay đánh bom của Mỹ đã bay tới gần Bắc Hàn trong thời gian gần đây trong một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự.

Những ngày sau đó, Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên nói rằng Bình Nhưỡng có quyền bắn hạ các máy bay ném bom của Mỹ vì Tổng thống Trump đã "khiêu chiến" với Bắc Hàn - trích dẫn một bài viết trên trang Twitter của ông Trump.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên cáo buộc Mỹ khiêu chiến với nước này.

3. Đã từng có trường hợp như thế này xảy ra

Cựu Trợ lý Thư kí ngoại truởng PJ Crowley chỉ ra rằng Mỹ và Triều Tiên đã tiến gần tới xung đột quân sự vào năm 1994, khi Bình Nhưỡng từ chối để các thanh tra nước ngoài tới các khu phát triển hạt nhân. Ngoại giao đã chiến thắng.

Sau nhiều năm, Triều Tiên vẫn thường xuyên cố ý đe dọa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhiều lần đe dọa sẽ biến Seoul thành "biển lửa".

Và những lời nói của ông Trump - về nội dung hay cách nói - cũng không hẳn là chưa từng có đối với một vị Tổng thống Mỹ.

"Với nhiều cách diễn đạt khác nhau, dù không đa sắc bằng, nhưng Mỹ vẫn luôn luôn nói rằng nếu Triều Tiên có bao giờ tấn công, chính quyền của họ cũng sẽ khó mà tồn tại", ông Crowley viết.

Sự khác nhau lần này, ông bổ sung, là Tổng thống Mỹ đã thể hiện ông có thể sẽ là người khởi xướng cuộc chiến (mặc dù Ngoại trưởng Rex Tillerson đã phủ nhận điều này.)

Phát ngôn khó đoán và hiếu chiến từ Nhà Trắng như thế này là điều hiếm khi xảy ra và khiến mọi người lo lắng, các nhà phân tích cho biết.

Hàn Quốc - nước đồng minh sẽ chịu tổn hại lớn nhất khi đối mặt với Triều Tiên - đã kêu gọi kiềm chế từ cả Bình Nhưỡng và Nhà Trắng.

Không ai muốn Kim Jong-un nghĩ rằng một cuộc tấn công sẽ xảy ra.

*******************

Giải mã "nụ cười" của Kim Jong-un (RFI, 26/09/2017)

Bắc Triều Tiên càng bắn nhiều tên lửa chừng nào, nụ cười của Kim Jong-un càng rạng rỡ chừng nấy. Từ một tân lãnh đạo trẻ tuổi với vóc dáng vụng về, "mặt búng ra sữa", trong chưa đầy sáu năm, sau một loạt các vụ thử nguyên tử và tên lửa đạn đạo, cháu nội của cha đẻ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đang bắt cả thế giới phải "nể mặt".

myhan4

Kim Jong-un và nụ cười khó hiểu. KCNA via Reuters

Olivier Guillard, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp trên trang mạng tờ báo Asialyst, tìm cách giải mã "nụ cười có phần gượng gạo" của lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Tác giả bài báo nhắc lại : Ngày 04/07/2017, đúng vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ, bốn ngày trước sinh nhật lần thứ 105 cố lãnh tụ Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), Bình Nhưỡng bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa. Mới chỉ cuối 2011, sau cái chết đột ngột của Kim Jong-il (Kim Chính Ân), những hình ảnh chính thức đầu tiên của "tân lãnh đạo tối cao" Bắc Triều Tiên cho thấy một Kim Jong-un, còn rất trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm và không được chuẩn bị để nhận lấy trách nhiệm trọng đại của một nguyên thủ quốc gia.

Sáu năm sau, Kim Jong-un đưa ra một hình ảnh khác hẳn. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên giờ đây đầy vẻ tự tin. Dù đang bị cô lập trên thế giới, cháu nội của Kim Nhật Thành thách thức cộng đồng quốc tế và đang mở cánh cửa của câu lạc bộ rất khép kín giữa các nước có trang bị vũ khí hạt nhân.

Vậy làm thế nào để giải thích sự thay đổi đó ở một nhà lãnh đạo, mà cho tới khi lên cầm quyền thay cha, thế giới hầu như không biết gì nhiều về ông ta ?

Trong hai năm đầu ở đỉnh cao quyền lực tại Bình Nhưỡng, mỗi lần xuất hiện trước công chúng, Kim Jong-un luôn có dáng điệu vụng về, lạc lõng. Nhưng từng bước, nét mặt của nhà lãnh đạo trẻ tuổi này thanh thản hơn. Kim Jong-un tự tin hơn với một nụ cười dù có phần gượng gạo. Nụ cười đó luôn gắn liền với gương mặt bầu bĩnh của Kim Jong-un trên mỗi tấm hình.

Nụ cười đó ẩn chứa những gì ?

Một nhà quan sát từng đưa ra nhận định : Trong chưa đầy sáu năm cầm quyền, Kim Jong-un bắn tên lửa đạn đạo và thử hạt nhân nhiều hơn cả so với những gì thân phụ ông đã làm trong suốt cuộc đời.

Chuyên gia về Châu Á, Olivier Guillard, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp nhận định, Liên Hiệp Quốc đã ban hành khoảng một chục nghị quyết cấm vận Bắc Triều Tiên. Tất cả đều vô ích. Chỉ bốn ngày sau nghị quyết 2375 của Hội Đồng Bảo An, được ban hành hôm 11/09/2017, Bình Nhưỡng lại bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung. Trong đợt thử nghiệm gần đây nhất, hôm 15/09/2017, tên lửa của Bắc Triều Tiên bay ngang qua Nhật Bản trên một hành trình dài 3.700 cây số. Điều đáng nói là các quốc gia trong vùng, từ Nhật Bản đến Hàn Quốc và kể cả Hoa Kỳ đều lặng yên, không một ai dám bắn chặn tên lửa của Bình Nhưỡng.

Cả Tokyo lẫn Washington cùng tìm cách biện minh cho thái độ thụ động đó và giải thích là vụ thử nghiệm lần này "không mang tính đe dọa". Hành trình của tên lửa Bắc Triều Tiên không nhắm vào các khu vực đông người của Nhật Bản, hay vào các căn cứ quân sự của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, như là đảo Guam chẳng hạn. Tác giả bài viết đưa ra một giả thuyết đơn giản hơn : Có lẽ Nhật Mỹ và cả Hàn Quốc đều không dám phản ứng vì sợ chế độ Bắc Triều Tiên trả đũa.

Hãng thông tấn KCNA của Bắc Triều Tiên công bố hơn hai chục bức ảnh cho thấy Kim Jong-un tươi cười, đứng giữa một rừng sao của các vị tướng lĩnh Bắc Triều Tiên. Số này cũng hỉ hả vui sướng không kém. Chắc chắn là họ cảm thấy an tâm khi hoàn thành sứ mạng và được trông thấy nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của vị "lãnh tụ tối cao". Nào là hình ảnh Kim Jong-un mở tiệc khoản đãi các nhà khoa học Bắc Triều Tiên góp phần cho thành tích của các chương trình tên lửa và hạt nhân Nước nhà. Nào là hình ảnh các chuyên gia đang giới thiệu với chủ tịch Quân ủy trung ương, vị nguyên soái Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, đầu đạn bom nhiệt hạch có thể được trang bị cho tên lửa hành trình.

Với chuyên gia Pháp, Olivier Guillard, đây là một "màn trình diễn" của chế độ Bình Nhưỡng. Trong một vài tháng trở lại đây, mỗi lần cộng đồng quốc tế ra một quyết định cô lập chế độ Bắc Triều Tiên, thì tại Bình Nhưỡng, những hình ảnh một ông Kim Jong-un "rạng ngời" và đầy tự tin, lại càng nở rộ. Người dân nước này vui sướng "đến điên cuồng". Những người chung quanh Kim Jong-un theo dõi từng cử chỉ, như uống từng lời nói, lắng nghe từng lời khuyên của "lãnh tụ".

Ở phía nam vĩ tuyến 38, không khí tại Seoul không được hoan hỉ như vậy

Nhật, Mỹ, Hàn và kể cả Trung Quốc đều thận trọng và chờ xem họ Kim còn khiêu khích tới đâu. Với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, sau bốn tháng cầm quyền, mỗi đòn khiêu khích của Kim Jong-un là một cú tát tai giáng vào chính sách chìa bàn tay thân thiện của Seoul.

Lãnh đạo Hàn Quốc lại càng trong thế khó xử, khi mà liên minh Seoul–Washington có dấu hiệu rạn nứt. Chính sách của Nhà Trắng đối với một đồng minh lâu đời như Hàn Quốc trong tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến quân sự đều khiến tổng thống Moon Jae-in hoang mang.

Ngay từ tháng 11/2016, khi nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, Seoul sau giây phút ngỡ ngàng đã ý thức được rằng trục Mỹ - Hàn có nguy cơ bị lung lay, căng thẳng và bất ổn tăng cao trên bán đảo Triều Tiên.

Gần một năm qua, lo ngại đó không hề được xua tan.

Vậy phải làm gì để nụ cười biến mất khỏi gương mặt bầu bĩnh và còn "thơm mùi sữa" của Kim Jong-un mỗi lần ông ta khiêu khích cộng đồng quốc tế ?

Việt Nam, rồi Mexico hay Koweit có trục xuất các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên vẫn không dập tắt nụ cười của lãnh đạo họ Kim. Tổng thống Trump càng "bắn" đi những tin nhắn trên Twitter với lời lẽ hung hăng chừng nào, thì ở Bình Nhưỡng "chàng" Kim lại càng hỉ hả chừng nấy. Kể cả khi cộng đồng quốc tế "đồng thanh" lên án Bình Nhưỡng bắn tên lửa và ban hành nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un vẫn tiếp tục cười.

Đó là nụ cười khoái trá của một người làm ngơ trước không biết bao nhiêu rào cản mà quốc tế đã đặt ra cho Bình Nhưỡng trong suốt hai thập niên qua ? Hay đấy là nụ cười của một nhà lãnh đạo tự mãn khi thấy đất nước mình đang trở thành một "cường quốc" không sợ bị bất kỳ một ai đe dọa nhờ có được hậu thuẫn của cả phía Bắc Kinh lẫn Moskva ? Phải chăng đấy là nụ cười đắc thắng của một quốc gia đang tiến gần đến đích, sắp có vũ khí hạt nhân trong tay để "cân bằng lực lượng" với Mỹ ?

Theo tính toán của Bình Nhưỡng lá bài "cân bằng lực lượng" với Mỹ bảo đảm cho chế độ được tồn tại. Nhưng cũng có lẽ là Bắc Triều Tiên còn nhìn xa hơn đến giai đoạn thống nhất bán đảo Triều Tiên ?

Olivier Guillard, chuyên gia về Châu Á Viện IRIS của Pháp cho là Paris, Luân Đôn, Bruxelles, Washington hay New York đều không dám nghĩ tới những kịch bản đó. Chỉ biết là sau những thành công cả về mặt quân sự lẫn khoa học gần đây, có lẽ những suy nghĩ của Bình Nhưỡng đã khác.

Thanh Hà

******************

Bắc Hàn cáo buộc Hoa Kỳ tuyên chiến (BBC, 26/09/2017)

Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn cáo buộc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên chiến với nước này và nói Bình Nhưỡng có quyền bắn hạ các máy bay ném bom của Hoa Kỳ.

myhan5

Hàng chục ngàn người tại Bình Nhưỡng tham gia biểu tình tập thể trước biểu ngữ : "Chúng ta hãy đánh bại các chế tài của đế quốc với sự tự cường tiến bộ" để ca ngợi lời tuyên cáo của lãnh đạo Kim Jong-Un về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Ông Ri Yong-ho cho biết điều này có thể tiến hành ngay cả khi máy bay chiến đấu không ở trong không phận Bắc Hàn.

Nhà Trắng nói tuyên bố này "vô lý". Lầu Năm Góc cảnh báo Bình Nhưỡng ngừng các sự khiêu khích.

Một phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc nói rằng những trao đổi nóng nảy có thể dẫn đến những hiểu lầm chết người.

Bình luận của ông Ri là sự đáp trả cho dòng tin trên Twitter của ông Trump rằng lãnh đạo Bắc Hàn sẽ không "ở đây lâu nữa".

"Toàn thế giới nên nhớ rõ rằng chính Hoa Kỳ là nước đầu tiên tuyên chiến với đất nước chúng tôi", ông Ri nói với các phóng viên khi ông rời khỏi New York, nơi ông đã phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Bảy.

myhan6

Hàng chục ngàn người biểu tình chống Hoa Kỳ tại Bình Nhưỡng hôm 23/9

"Kể từ khi Hoa Kỳ tuyên chiến với đất nước của chúng tôi, chúng tôi sẽ có mọi quyền để tiến hành các biện pháp phản công, bao gồm quyền bắn hạ các máy bay ném bom chiến lược Hoa Kỳ ngay cả khi họ không nằm trong biên giới quốc gia chúng tôi".

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Hàn sử dụng cụm từ "tuyên bố chiến tranh" liên quan đến Hoa Kỳ. Phát biểu của ông Ri là cuộc khẩu chiến mới đây nhất giữa hai nước.

Ông Ri đưa ra tuyên bố trên hai ngày sau khi máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ bay gần bờ biển Bắc Hàn để phô trương lực lượng.

Người phát ngôn Lầu Năm góc Đại tá Robert Manning đã phản ứng bằng cách nói rằng : "Nếu Bắc Hàn không ngừng các hành động khiêu khích, chúng tôi sẽ đảm bảo chúng tôi sẽ đưa ra các lựa chọn cho Tổng thống để đối phó với Bắc Hàn".

myhan7

Hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Hàn đã có những lời qua tiếng lại ăn miếng trả miếng với nhau

Phản ứng trước lời phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn hôm thứ Hai, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lưu Kết Nhất nói với Reuters ngôn từ leo thang giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ đang trở nên quá nguy hiểm và giải pháp duy nhất là đàm phán.

"Chúng tôi muốn mọi thứ bình tĩnh lại. Sự việc trở nên quá nguy hiểm và chẳng ai có lợi cả", ông Lưu Kết Nhất nói với Reuters. "Chúng tôi hy vọng rằng (Hoa Kỳ và Bắc Hàn) sẽ thấy rằng không có cách nào khác ngoài đàm phán để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên ... Giải pháp thay thế khác là một thảm hoạ".

Stéphane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, cho hay : "Những cuộc đối thoại nóng nảy có thể dẫn đến những hiểu lầm chết người".

Ông nói thêm : "Giải pháp duy nhất cho vấn đề này là một giải pháp chính trị".

Published in Quốc tế