Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ đầu tư 9 tỷ đô la để hiện đại hóa các nhà máy điện nguyên tử. Công luận Nhật sau cú sốc tai nạn nhà máy điện Fukushima tin tưởng trở lại vào năng lượng hạt nhân. Nga biến khí đốt thành vũ khí tấn công kinh tế toàn khối Liên Hiệp Châu Âu khiến Đức trả giá đắt về quyết định khai tử năng lượng hạt nhân. Trước Thụy Điển, Phần Lan, Pháp đã công bố kế hoạch "đầy tham vọng" để khôi phục lại điện hạt nhân, tự chủ về năng lượng.

nangluong1

Nhà máy điện hạt nhân tại Nogent-sur-Seine, vùng Grand Est, đông bắc nước Pháp, do tập đoàn điện lực quốc gia EDF quản lý. Ảnh chụp ngày 27/11/2019. AFP/François Nascimbeni

Một trong những tác động ngoài mong đợi từ khi điện Kremlin đưa quân xâm chiếm Ukraine là ngành công nghiệp điện hạt nhân trên thế giới, nhất là tại Châu Âu, đang thực sự hồi sinh.

Putin, lực đẩy cho ngành năng lượng hạt nhân Châu Âu

Là một trong những điểm tựa mạnh mẽ nhất của Kiev cả về quân sự lẫn ngoại giao và nhất là về mặt nhân đạo, Ba Lan là một trong những khách hàng đầu tiên bị Nga "cắt" nguồn cung cấp năng lượng ngay từ những ngày đầu chiến tranh. Tám tháng sau, Warszawa chính thức hóa hợp đồng với Westinghouse của Mỹ để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Ba Lan, với 6 lò phản ứng. Nhà máy Choczewo, gần biển Baltic, ở phía bắc Ba Lan, dự trù sẽ đi vào hoạt động từ năm 2033.

Giữa tháng 10/2022, tân chính phủ liên minh cánh hữu và cực hữu tại Thụy Điển thông báo kế hoạch xây dựng "nhiều lò phản ứng" để thích nghi với nhu cầu tiêu thụ điện trên toàn quốc và mục tiêu giảm khí thải carbon. Giới trong ngành nói đến một "bước ngoặt" về chính sách năng lượng của quốc gia Bắc Âu này.

Hiện tại, 6 lò phản ứng cung cấp điện hạt nhân bảo đảm 30% nhu cầu điện lực trên toàn quốc. Từ thập niên 1980, công luận Thụy Điển thiên về giải pháp từng bước thay thế năng lượng hạt nhân. Chính quyền mãn nhiệm thậm chí còn đề ra mục tiêu "100% năng lượng tái tạo vào ngưỡng 2040". Nhưng từ tháng 7/2022, Vattenfall, con chim đầu đàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Thụy Điển, thông báo "đầu tư vào các công nghệ mới", tập trung vào công nghệ thiết kế các lò phản ứng nhỏ Modul SMR. Song song với các dự án mới, Stockholm cũng đầu tư để nâng cấp, hoặc cho hoạt động trở lại các lò phản ứng vừa đóng cửa trong thời gian gần đây.

Về phía Phần Lan, quốc gia có đường biên giới với Nga, Helsinki phấn khởi trước việc nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới EPR Olkiluoto-3 đã bắt đầu hoạt động sau nhiều năm mong đợi. Dù Olkiluoto-3 bị chậm trễ mất 12 năm, song Phần Lan kỳ vọng từ nay đến cuối 2022, nhà máy lớn thứ ba trên thế giới này sẽ bảo đảm đến 40% nhu cầu trên toàn quốc. Với công suất 1.600 mégawatt, nhà máy điện này thừa sức lấp vào chỗ trống mà các nhà cung cấp Nga để lại. Năm 2021, Phần Lan phải nhập vào 20% điện tiêu thụ trên toàn quốc và một nửa trong số đó là năng lượng của Nga, tương đương với 1.300 megawatt. Nhưng từ tháng 5/2022, tương tự như nhiều khách hàng Châu Âu khác, Phần Lan không còn có thể trông chờ vào khí đốt của Nga.

Chính sách phát triển hạt nhân dân sự của Phần Lan không chỉ dừng lại ở đó. Tập đoàn Fortum đã lao vào cuộc chạy đua xây dựng các lò phản ứng SMR cả tại Phần Lan lẫn Thụy Điển. Đối với tập đoàn điện lực Bắc Âu này, chiến tranh Ukraine là một "cơ hội", nhất là khi mà có tới 60% công luận Phần Lan tán đồng việc sử dụng điện hạt nhân.

Đức tiến thoái lưỡng nan

Nhìn sang Đức, không dám khẳng định chôn vùi mục tiêu hoàn toàn khai tử điện hạt nhân trước ngưỡng 2030, nhưng hôm 17/10/2022, thủ tướng Olaf Scholz thông báo kéo dài tuổi thọ ba nhà máy điện nguyên tử cuối cùng còn đang hoạt động. Berlin dưới thời thủ tướng tiền nhiệm Angela Merkel cam kết đóng cửa nhà máy điện nguyên tử cuối cùng trước ngày 31/12/2022. Olaf Scholz rụt rè hoãn lại thời hạn đó đến tháng 4/2023 và mặc dù điện hạt nhân chỉ bảo đảm có 6% nhu cầu tiêu thụ quốc gia, nhưng quyết định vừa qua của chính phủ Đức gây nhiều sóng gió trong nội bộ chính phủ liên minh. Đảng Xã hội Dân chủ của ông bị kẹt giữa một bên là đảng Xanh chủ trương chống năng lượng hạt nhân và bên kia là đảng FDP tự do dân chủ thì lại muốn đẩy mạnh năng lượng nguyên tử để thay cho than đá và nhất là thay vào các nguồn cung cấp dầu khí của Nga đã cạn dần từ tháng 2/2022 khi chiến tranh Ukraine bắt đầu.

Thiếu điện cho các nhà máy, Đức có nguy cơ mất luôn vai trò đầu tàu công nghiệp trong toàn khối Liên Hiệp Châu Âu.

Pháp chạy nước rút để giành lại hào quang đã mất

Riêng tại Pháp, tháng 2/2022, tổng thống Emmanuel Macron, khi chuẩn bị tái tranh cử thêm một nhiệm kỳ, đã công bố kế hoạch "đầy tham vọng", đánh cược vào các lò phản ứng modul nhỏ SMR. Bên cạnh đó, Paris đề ra mục tiêu xây dựng 6 lò phản ứng nguyên tử thế hệ mới EPR, nghiên cứu khả năng trang bị thêm 8 đơn vị nữa từ nay đến năm 2050 (tổng cộng là 14 EPR) để khôi phục lại điện hạt nhân. Tổng thống Macron muốn bằng mọi giá tránh để căng thẳng về địa chính trị đe dọa trực tiếp đến cỗ máy sản xuất, đến nền kinh tế Pháp, đến mãi lực của 66 triệu dân Pháp.

Năng lượng hạt nhân hiện bảo đảm 70% nhu cầu điện lực của Pháp. Với 56 lò phản ứng, tất cả do tập đoàn điện lực quốc gia EDF quản lý, Pháp là nguồn sản xuất điện hạt nhân thứ nhì của thế giới và là nguồn cung cấp cho nhiều khách hàng khác tại Châu Âu, đứng đầu là Đức. Nhưng tính đến ngày 30/09/2022, 36 trong số 56 lò phản ứng trên toàn quốc phải tạm ngừng hoạt động để kiểm tra về mức độ an toàn. Khả năng cung ứng bị giảm đi mất hơn 25% so với bình thường.

Ngay trong những tháng hè nóng nực nhất vừa qua, chính phủ và các phương tiện truyền thông cảnh báo trước nguy cơ "một mùa đông buốt giá" vì thiếu điện để sưởi, thiếu điện cho các nhà máy hoạt động. Dân chúng được liên tục nhắc nhở "điều độ" trong cuộc sống hàng ngày để tiết kiệm năng lượng.

Trên đài truyền hình Arte, giáo sư kinh tế Elie Cohen, chuyên gia công nghiệp Pháp, nhắc tới một nghịch lý : Pháp là nhà máy điện hạt nhân lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau có Hoa Kỳ, nhưng đã đánh mất hào quang :

"Năng lượng hạt nhân Pháp là một thí dụ về sự thành công mỹ mãn của chủ nghĩa mang tên Colbert (đặc trách về tài chính thời vùa Louis 14), là con chim đầu đàn của chính sách công nghiệp với sự can thiệp của Nhà nước. Đây là một thành công rực rỡ về nhiều mặt, từ chính sách phát triển năng lượng hạt nhân, đến khâu thực hiện và thể thức vận hành tại các nhà máy… Thế nhưng, giờ đây Pháp lại lo không có đủ điện để vượt qua được mùa đông này.

Không biết rằng tập đoàn điện lực quốc gia EDF có đủ khả năng xây dựng những nhà máy điện nguyên tử nữa hay không. Làm sao ra nông nỗi này ? Sau những nỗ lực to lớn để xây dựng cả một mảng công nghệ hạt nhân để có được các nhà máy, các lò phản ứng… những cố gắng đó đã chựng lại. Pháp buông lơi trong 30 năm, không xây thêm nhà máy, không kiến thiết thêm các lò phản ứng. Những kỹ thuật, những kiến thức qua đó bị mai một. Những kiến thức cơ bản của nền công nghiệp điện hạt nhân mất dần. Thí dụ như bây giờ rất khó để tìm được một nhà sản xuất những đường ống dẫn với những chuẩn mực rất đặc biệt sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân.

Khi chính phủ đòi EDF khởi động lại mảng này, đương nhiên là có một sự chậm trễ. Đấy là chưa kể, bản thân chính phủ cũng đã nhiều lần do dự, muốn giảm mức độ lệ thuộc vào điện hạt nhân, chuyển sang dùng năng lượng tái tạo. Năm 2012, tổng thống François Hollande quyết định giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào năng lượng hạt nhân, đang từ 70% xuống còn 50%. 50% còn lại được dành cho năng lượng tái tạo. Năm 2012 cũng là thời điểm bên đảng Xã hội thỏa thuận với đảng Xanh để cùng quay lưng lại với năng lượng hạt nhân".

Tham vọng xây dựng 6, rồi thêm 8 nhà máy điện hạt nhân đời mới EPR cho nước Pháp đã bị chỉ trích nặng nề khi biết rằng, tuy làm chủ công nghệ, tập đoàn điện lực quốc gia Pháp EDF đã "bán" công nghệ đó cho Trung Quốc. Dự án ở Thái Sơn được khởi công năm 2009 và đến 2018 hai nhà máy EPR đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động và đó là một nhà máy của Trung Quốc mà EDF chỉ là một đối tác (30% vốn đầu tư).

EDF liên tục thông báo chậm trễ trong các dự án ở Hinkley Point - Anh Quốc, và nhất là ở Flamanville, vùng Normandie miền bắc nước Pháp. May mắn thay cho EDF, vừa qua, Olkiluoto của Phần Lan đã bắt sản xuất điện cho quốc gia Bắc Âu này, cho dù là chậm trễ đến 12 năm so với dự tính ban đầu và phí tổn (12 tỷ euro), cao gấp 3 lần so với dự kiến.

Trong khi đó tại Flamanville, đúng ra phải hoạt động từ 2012, lò phản ứng EPR thế hệ duy nhất tại Pháp cho đến nay vẫn chưa được hoàn tất, may ra thì mới bước vào giai đoạn "hoạt động thử" vào năm 2023. Giá thành của nhà máy dự trù sẽ lên tới gần 20 tỷ euro thay vì 3,7 như thỏa thuận thông qua hồi 2006/2007 khi dự án vừa được khởi công.

Trong bối cảnh đó, trên đài RFI tiếng Việt hồi tháng 2/2022 giáo sư Benjamin Coriat, từng giảng dạy tại Đại học Paris Sorbonne 13 và cũng là thành viên tập hợp Les Economistes Atterrés - bao gồm các chuyên gia, các nhà trí thức thiên tả, xem việc tổng thống Macron thông báo chương trình xây dựng 14 lò phản ứng sử dụng công nghệ mới trước năm 2050 là một nước cờ mạo hiểm.

Elie Cohen, chuyên nghiên cứu về các mảng công nghiệp Pháp nhìn vấn đề dưới góc độ rộng hơn. Theo ông, trước hết những khó khăn trong ngành năng lượng hạt nhân dân sự Pháp xuất phát từ những sai lầm về chính sách phát triển điện hạt nhân : 2012 là một cột mốc quan trọng như ông vừa giải thích. Đó cũng là thời điểm thế giới vẫn còn bàng hoàng và chưa đo lường được tác động sau tai nạn hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, hồi tháng 3/2011. Đấy cũng là dấu mốc kỷ niệm 25 năm thảm họa Tchernobyl, Ukraine.

Nhưng bên cạnh sự thiển cận của tập đoàn điện lực quốc gia về kỹ thuật, về các chương trình đầu tư trong lĩnh vực điện hạt nhân, đáng chê trách không kém là trong suốt thập niên qua, Pháp đã chậm trễ phát triển các loại nặng lượng mới để thay thế cho điện hạt nhân. Cùng lúc, chính Emmanuel Macron ở cương vị phó văn phòng của phủ tổng thống Pháp François Hollande, đặc trách về tài chính và kinh tế, rồi ở cương vị bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật số, đã quyết định đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fessenheim, vùng Alsace, đông bắc nước Pháp. Để rồi tháng 2/2022 tổng thống Macron tránh né, không còn đả động đến chương trình đóng cửa 14 lò phản ứng từ nay đến 2035. Giáo sư Elie Cohen nói đến một chính sách năng lượng khó hiểu của nước Pháp :

"Nhà nước hô hào đẩy mạnh năng lượng tái tạo lên thành 50-50, có nghĩa là năng lượng sạch sẽ bảo đảm đến 50% nhu cầu điện lực của toàn quốc. Nhưng lời nói không đi đôi với việc làm. Trong 10 năm qua, năng lượng tái tạo vẫn chưa cất cánh để thay thế vào khoảng trống mà năng lượng nguyên tử để lại. Cùng lúc đó, các nhà máy điện hạt nhân, các lò phản ứng của Pháp cần phải được trùng tu. Các cơ sở đời mới thì chưa hoàn tất. Pháp cần đầu tư vào một thế hệ cơ sở hạ tầng mới. Trên cả hai phương diện này, đều đã có những sự chậm trễ. Có một sự bất cập giữa ý chí chính trị với thực tế".

Yếu tố địa chính trị

Trong hoàn cảnh đó, việc Ba Lan hôm 28/10/2022 thông báo chọn tập đoàn điện lực Mỹ Westinghouse, thay vì EDF của Pháp để thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên cho quốc gia Đông Âu này là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, ngoài những yếu tố thuần túy về kỹ thuật và tài chính, mọi kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử đều gắn liền với vế an ninh và địa chính trị. Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố Hoa Kỳ "tự hào trở thành đối tác mạnh mẽ của Ba Lan về năng lượng và an ninh". Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm nói đến một "bước tiến rất dài củng cố quan hệ song phương cho các thế hệ tương lai". Bà không quên nhấn mạnh "đây còn là một thông điệp rõ ràng gửi đến nước Nga (…) : NATO đoàn kết để đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng và cưỡng lại chính sách của Moskvaa dùng năng lượng như một loại vũ khí". Theo nhiều nguồn tin, hợp đồng với Ba Lan trị giá ít nhất 40 tỷ đô la !

Chính quyền Biden năm ngoái đã dễ dàng thuyết phục Ba Lan mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ, giờ đây Washington bán nhà máy điện hạt nhân cho Warszawa là kết quả đã được biết trước, nhất là khi xe thiết giáp, tên lửa của Nga và gót giầy của binh sĩ Nga đang vang rền trên lãnh thổ Ukraine, sát cạnh Ba Lan.

Thanh Hà

Published in Diễn đàn

Pháp vẫn cần đến năng lượng hạt nhân

Đảo chính quân sự ở Sudan, nước Pháp trước sự lựa chọn chiến lược năng lượng, chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Pháp tiếp diễn... là những chủ đề chính của các báo Pháp ngày 26/10/2021.

hatnhan1

Một nhà máy điện hạt nhân của Pháp. Reuters – Benoit Tessier

Hầu hết các báo đều đưa lên trang nhất cuộc đảo chính quân sự nổ ra ngày 25/10 tại Sudan, quốc gia Châu Phi đã từng ghi nhận liên tục các cuộc đảo chính quân sự từ hàng thập kỷ qua. Le Figaro chạy tựa "Biểu tình ở Sudan sau đảo chính quân sự". Libération dành toàn bộ trang bìa cho sự kiện với hàng tựa lớn : "Sudan : nhân dân đối mặt với quân đội của mình". Các báo cho biết, sau khi phe quân sự cướp chính quyền, bắt giữ chính phủ dân sự ngày hôm qua, người dân Sudan đã đổ ra đường đòi duy trì tiến trình chuyển tiếp dân chủ. Quân đội đã nổ súng vào người biểu tình làm nhiều người thương vong. Cuộc đảo chính quân sự ngay lập tức đã bị cộng đồng quốc tế lên án và đe dọa sẽ có những biện pháp trừng phạt giới tướng lĩnh. Việc Sudan một lần nữa trở lại với chế độ độc tài quân sự khiến dư luận quốc tế không khỏi lo lắng.

Pháp : Năng lượng hạt nhân, sự lựa chọn chiến lược

Pháp đang đứng trước sự lựa chọn chiến lược về năng lượng. Đây là hồ sơ chính của nhật báo Le Monde. Trong bối cảnh giá năng lượng ở Pháp, điện, khí đốt, xăng dầu gần đây đang tăng liên tục, hôm 25/10, cơ quan quản lý lưới điện quốc gia Pháp (RTE) công bố một báo cáo sâu rộng nhằm xác định tương lai cho hệ thống điện của Pháp. Báo cáo đưa ra những kịch bản phát triển năng lượng của Pháp đến năm 2050, trong đó tập trung vào năng lượng tái tạo và không thể bỏ qua được năng lượng hạt nhân.

Mục đích của báo cáo là giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng một chiến lược phát triển năng lượng điện, vừa bảo đảm an ninh năng lượng cho nước Pháp, mà không bỏ qua cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong mối quan tâm bảo vệ bầu khí hậu chung. Theo báo cáo, hiện 63% năng lượng tiêu thụ ở Pháp bắt nguồn từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch, điều này có nghĩa là lượng phát thải khí CO2 sẽ còn cao.

Với mục tiêu đến năm 2050 trung hòa về khí thải cacbon, báo cáo khẳng định, Pháp cần phải đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, kết hợp với năng lượng nguyên tử. Trong khi đó, báo cáo cũng cho biết đến năm 2050, nhu cầu điện của Pháp sẽ tăng thêm 35%. Các báo Pháp khi đề cập đến báo cáo trên đều có chung một nhận định là, Pháp sẽ không thể từ bỏ năng lượng hạt nhân mà còn phải khởi động phát triển trở lại. 

Bản báo cáo trên sẽ là chủ đề bàn luận lớn ở nước Pháp, đặc biệt vào giữa chiến dịch tranh cử tổng thống hiện nay.

Phát thải khí ô nhiễm tăng kỷ lục trong năm đại dịch

Nhân sự kiện hội nghị khí hậu toàn cầu COP 26 sắp diễn ra tháng 11 tới tại Anh, chủ đề môi trường khí hậu được nhiều báo quan tâm. Báo kinh tế Les Echos có bài : Khí gây hiệu ứng nhà kính : Liên Hiệp Quốc gióng chuông báo động. Theo các chuyên gia của Tổ Chức Thời tiết Thế giới, mức độ tập trung các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển đã đạt mức kỷ lục trong năm 2020 và tiếp tục có xu hướng tăng trong năm nay, mặc dù trong hai năm qua thế giới phải trải qua trận đại dịch lớn, các hoạt động của con người bị giảm đi rõ rệt.

Năm 2020, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển cao hơn 140% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học cảnh báo với nhịp độ tăng như hiện nay, mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu đến cuối thế kỷ sẽ vượt xa mục tiêu mà Thỏa thuận Paris đã ấn định, tức là duy trì mức tăng từ 1,5°C đến 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trung Quốc chờ thời cơ để thôn tính Đài Loan

Liên quan đến Châu Á, trang mục dư luận của nhật báo Le Figaro có bài viết đáng chú ý "Đài Loan : Bóp nghẹt từ từ kiểu Trung Quốc". Hòn đảo gần đây đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế vì đang trở thành trung tâm của những căng thẳng giữa Trung Quốc - Đài Loan - Mỹ.

Tác giả bài viết nhắc lại một sự việc : Hôm 21/10/2021, khi được hỏi trước công chúng về vấn đề Đài Loan, tổng thống Mỹ đã không còn mập mờ như những người tiền nhiệm của ông, tất cả họ đều đã chính thức công nhận Trung Quốc và nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất từ năm 1979. Ông Joe Biden khẳng định, nếu quân đội Trung Quốc tấn công Đài Loan, nước Mỹ sẽ đến cứu hòn đảo dân chủ nhỏ bé này.

Tác giả bài viết nhấn mạnh : Không một quốc gia phương Tây hay Châu Á nào chấp nhận việc Trung Quốc chiếm đoạt vùng eo biển Đài Loan, như đang có mưu đồ bành trướng khắp vùng Biển Đông. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc thay đổi chiến lược, hung hăng hơn, phát triển mạnh vũ khí, quân đội hiện đại để có khả năng răn đe cả các cường quốc khác. Mới đây họ cho thử cả vũ khí siêu thanh trên quỹ đạo...

Tác giả đặt câu hỏi : Liệu trong thập niên này chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc hải chiến giữa Trung Quốc và Mỹ ? Rất có thể với Tập Cận Bình, một người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và quyết tâm đưa đảo Đài Loan về với Hoa lục. Tuy nhiên, tác giả không tin Trung Quốc sẽ đổ quân ồ ạt vào chiếm đảo. "Chiến lược của Trung Quốc là hăm dọa để buộc đối phương khuất phục. Tức là chiến lược bóp nghẹt từ từ. Trung Quốc sẽ dần dần phong tỏa hòn đảo bằng hải quân, không quân, tận dụng mọi thời điểm chiến lược vắng mặt nước Mỹ, như vì khủng hoảng ở nơi khác, bầu cử quá căng thẳng, hay xảy ra các bê bối như kiểu vụ Watergate". Chính nhờ vụ bê bối này mà năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa quân vào chiếm bắc đảo Cyprus. Nước Mỹ khi đó qua bận bịu với công việc nội bộ nên đã không phản ứng gì, tác giả bài viết nhắc lại.

Mỹ : Vụ án gián điệp kỳ lạ

Trở lại với nhật báo Le Monde. Tờ báo đề cập đến vụ án một cặp vợ chồng người Mỹ làm gián điệp, bán tài liệu bí mật quân sự của tàu ngầm hạt nhân mà mới đây Mỹ thỏa thuận trang bị cho Úc. Bài báo có tiêu đề : "Vụ việc kỳ lạ của một cặp vợ chồng gián điệp Mỹ". Cặp vợ chồng bình thường sống trong một ngôi nhà ở ngoại ô Annapolis, bang Maryland, Hoa Kỳ cùng với 2 con nhỏ 11 và 15 tuổi. Cặp vợ chồng Jonathan và Diana Toebbe bị cáo buộc đã bán cho một cường quốc nước ngoài các bí mật quân sự về động cơ hạt nhân của loại tàu ngầm sắp tới được trang bị cho Úc. Hai nghi can vụ án bị bắt ngày 9/10 và đã bị tòa án buộc tội gián điệp hôm 19/10.

Vụ án với nhiều tình tiết lạ, khó hiểu, được Le Monde thuật lại. Vụ việc bắt đầu từ tháng 12 năm 2020, một cường quốc nước ngoài (nước bạn của Mỹ) đã báo cho FBI về việc có người muốn bán các bí mật hải quân của Mỹ. Số tiền là hơn chục nghìn đô la. Động cơ làm gián điệp của vợ chồng này cũng khó hiểu. Người chồng Jonathan Toebbe là kỹ sư hạt nhân, làm việc cho bộ Quốc Phòng Mỹ, có lương cao. Vợ ông là một giáo viên. Kinh tế gia đình không gặp khó khăn gì. Ngoài ra danh tính quốc gia nước ngoài liên quan cũng là một bí mật. Không phải là nước nói tiếng Anh. Người ta khó tưởng tượng được đó là Trung Quốc hay Nga lại có thể hợp tác với FBI. Nhiều tờ báo ở Mỹ đoán đó là Pháp. Nhưng ngay lập tức phát ngôn viên sứ quán Pháp tại Washington đã lên tiếng phủ nhận không phải nước Pháp.

Một tuần đầy rủi ro của Facebook

Tuần này mở ra cho tập đoàn cung cấp dịch vụ mạng xã hội hàng đầu thế giới Facebook với đầy những rủi ro và khó khăn, nhật báo Le Figaro ghi nhận. Facebook đang bị một loạt các điều tra báo chí quốc tế soi mói và có thể sẽ lại bị đưa lên trang nhất thời sự của các báo bất cứ lúc nào. Trong khi đó tối qua, tập đoàn của Mark Zuckerberg đã công bố kết quả tài chính trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 vừa qua : Thâm hụt 9 tỷ đô la tiền lãi, trên doanh thu 29 tỷ đô la. Từ sau vụ cựu nhân viên Frances Haugen rời khỏi Facebook cùng những tài liệu nội bộ và lên tiếng tố cáo cung cách làm ăn và quản lý điều hành mạng xã hội này, uy tín của Facebook đã giảm đi rõ rệt, qua việc cổ phiếu của tập đoàn đã mất đi 15% giá trị.

Đại địch đẩy hơn 200 nghìn trẻ em Mexico vào cảnh mồ côi

Le Figaro cho biết, hồi tháng 7 vừa qua, một nghiên cứu thông kê của tạp chí y khoa của Anh The Lancet đã đưa ra tính toán đất nước Bắc Mỹ này có thể giữ kỷ lục về trẻ mồ côi vì đại dịch Covid 19, vượt trên cả những nước đông dân và bị dịch nặng nề khác như Ấn Độ hay Brazil. Theo Viện nghiên cứu Belisario Dominguez, một cơ quan điều tra thuộc Thượng Viện Mexico, có khoảng 250 nghìn trẻ em nước này đã mất cha hoặc mẹ, hay ông bà, tức là ít nhất một người sống cùng dưới một mái nhà. Bài báo cho biết, Mexico vốn đã bị tác động lớn của khủng hoảng dịch, hệ thống an sinh, trợ giúp cho trẻ em giờ cũng gặp nhiều khó khăn để có thể đón tiếp và nuôi dưỡng trẻ mồ côi. 

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Trung tâm EPR Đài Sơn : Giữa tham vọng hạt nhân của Trung Quốc và công nghệ Pháp

Anh Vũ, RFI, 16/06/2021

Trung tâm điện hạt nhân Đài Sơn của Trung Quốc với hệ thống lò phản thế hệ thứ 3 EPR duy nhất đang hoạt động trên thế giới, do Pháp thiết kế xây dựng bị sự cố rò rỉ khí phóng xạ. Sự cố này là một vố đau đối với tham vọng hạt nhân của Trung Quốc cũng như với Công ty Điện lực Quốc gia Pháp (EDF), nhà cung cấp độc quyền công nghệ lò phản ứng EPR.

hatnhan1

Trên công trường xây dựng lò phản ứng hạt nhân EPR Đài Sơn, liên doanh giữa Pháp và Trung Quốc, ngày 17/10/2013.  AP - Bobby Yip

Hai lò phản ứng hạt nhân EPR của nhà máy điện Đài Sơn được đặt bên bờ sông Châu Giang trong tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Trung tâm điện hạt nhân này được khánh thành năm 2018 để cung cấp điện cho cho hoạt động công nghiệp tập trung rất đông trong tỉnh Quảng Động. Hôm thứ Hai (14/06) vừa qua, kênh truyền hình Mỹ CNN loan tin một số lượng bất thường khí nhiễm xạ đã thoát ra từ quy trình làm lạnh của lò phản ứng số 1, khiến hoạt động của trung tâm Đài Sơn bị gián đoạn từ nhiều tuần nay. Thông tin này ngay lập tức đã thú hút sự chú ý của giới chuyên môn hạt nhân cũng như làm dấy lên các nghi hoặc về độ tin cậy của lò EPR, một tinh hoa của ngành công nghiệp hạt nhân Pháp.

Hôm qua (15/06), bộ Môi Trường và Cơ quan An toàn hạt nhân đã phải ra thông cáo giải thích nguyên nhân sự cố. Đó là do có một số lượng nhỏ các thanh nhiên liệu ( khoảng 5 thanh) bị hư hại dẫn đến hiện tượng tích tụ khí phóng xạ tăng bất thường tại trung tâm Đài Sơn. Thông cáo đồng thời giảm thiểu mức độ nguy hiểm của hiện tượng, khẳng định không có phóng xạ thoát ra ngoài môi trường cũng như không phải ngừng hoạt động của lò phản ứng.

Tập đoàn điện lực Pháp EDF không phải là chủ khai thác trung tâm Đài Sơn, nhưng là nhà cung cấp công nghệ lò EPR, đồng thời là cổ đông góp 30% vốn vào trung tâm điện hạt nhân này cùng các tập đoàn năng lượng lớn của Trung Quốc. EDF cho biết đã được thông báo về hiện tượng từ tháng 10 nắm ngoái, nhưng khẳng định không có chuyện thoát khi nhiễm xạ ra ngoài không khí và đây là những trục trặc thông thường trong vận hành lò phản ứng. Trong khi đó theo tiêu chuẩn an toàn hạt nhân tại Pháp, một trục trặc tương tự chắc chắn sẽ dẫn đến ngừng hoạt động lò phản ứng.

Lò phản ứng EPR : trục trặc từ trên công trường xây dựng

Lò phản ứng hạt nhân EPR thuộc độc quyền công nghệ của Pháp được đánh giá là an toàn nhất và quyết định tương lai của điện hạt nhân. Liên doanh hợp tác với EDF, Trung Quốc đã khánh thành đưa vào vận hành 2 lò phản ứng EPR đầu tiên của trung tâm Đài Sơn cách đây 3 năm. Đây cũng là những lò EPR duy nhất đã đi vào hoạt động trên thế giới.

Trong những năm qua, EDF liên tục gặp các trục trặc rắc rối từ trên công trình xây dựng lò phản ứng EPR. Hai công trình khởi công trước trung tâm Đài Sơn, một ở Phần Lan và một ở Pháp vẫn chưa thể đi vào hoạt động sau 15 năm khởi công do các vấn đề về kỹ thuật cũng như tài chính.

Sự cố ở Đài Sơn được phát hiện vào lúc mà EDF đang cố gắng hoàn tất công trình duy nhất tại Pháp, trung tâm Flamanville (Normandie) đồng thời hy vọng sẽ được xây dựng thêm nhiều trung tâm nữa ở trong nước. Chính phủ Pháp vẫn thận trọng muốn chờ khởi động trung tâm EPR đầu tiên, trong điều thuận lợi nhất có thể vào cuối năm 2022, rồi mới ra quyết định có xây thêm hay không sáu lò EPR.

Bên cạnh đó, EDF cũng đang tiến hành đàm phán với nhiều nước Châu Âu như Ba Lan, Cộng Hòa Séc về các dự án EPR. Anh Quốc, nơi có 2 lò EPR đang trong quá trình xây dựng, cam kết sẽ đặt hàng thêm hai lò. Tập đoàn Pháp cũng đang tiến hành thương lượng với Ấn Độ để lắp đặt tại nước này một trung tâm điện hạt nhân khổng lồ với 6 lò phản ứng EPR tại Jaitapur.

Các lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 3 EPR siêu hiện đại được đánh giá là bàn đạp để thực hiện chiến lược chuyển tiếp năng lượng sạch trong khi mà năng lượng mặt trời hay điện gió chưa thực sự thuyết phục. Nước Đức tuyên bố từ bỏ điện hạt nhân lại xây dựng quá trình chuyển tiếp năng lượng bằng cách quay lại than. Pháp cũng như Trung Quốc và Mỹ, những cường quốc hạt nhân dân sự đều đặt kỳ vọng vào nguyên tử.

Với công nghệ độc quyền lò EPR, tập đoàn Pháp có thể cạnh tranh dễ dàng trên trường quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân dân sự với Nga hay với chính Trung Quốc, nước cũng đang phát triển các lò hạt nhân riêng. Phần đông các chuyên gia nhận định sự cố gặp phải tại trung tâm Đài Sơn sẽ đặt ra vấn đề về độ tin cậy của thế hệ lò phản ứng EPR.

Trung Quốc : Tham vọng trở thành cường quốc hạt nhân số 1 thế giới

Theo ông Nicolas Mazzucchi, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến Lược Pháp, "vẫn còn quá sớm để rút ra bất cứ kết luận nào" nhưng "trên thực tế, đó là một tin rất xấu đối với lĩnh vực hạt nhân Trung Quốc trên bình diện quốc tế". Vấn đề nảy sinh ở Đài Sơn đặt ra câu hỏi cho tương lai của hạt nhân Trung Quốc. Sự phát triển hạt nhân diễn ra mạnh mẽ ở đất nước này, nhưng vẫn còn giới hạn trong quy mô cả nước vì những thận trọng sau thảm họa Fukushima năm 2011.

Trung tâm EPR Đài Sơn được coi như là chiếc tủ kính trưng bày chính sách hạt nhân dài hạn của Bắc Kinh. Phát triển năng lượng hạt nhân càng trở nên cấp bách do cuộc chạy đua kinh tế phi các bon đang được ông Tập Cận Bình phát động. Năm ngoái, lãnh đạo Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2060, nước này sẽ đạt mức trung hòa các bon. Như vậy từ nay đến đó, công xưởng thế giới Trung Quốc sẽ phải cắt giảm rất mạnh sự lệ thuộc của vào năng lượng hóa thạch, hiện chiếm 69% sản xuất điện, trong đó chủ yếu là than đá. Trong khi đó năng lượng nguyên tử mới chỉ chiếm tỷ trọng 3% sản lượng điện.

Với khoảng năm chục lò phản ứng đang hoạt động và 18 lò đang xây dựng, Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ 3 thế giới về số lượng lò phản ứng hạt nhân, chỉ sau Hoa Kỳ và Pháp. Xu hướng phát triển năng lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ còn tăng nhiều nữa theo kế hoạch 5 năm (2021-2025) vừa công bố hồi tháng Ba năm nay.

Về lâu dài, mở rộng hợp tác với ngước ngoài, Bắc Kinh muốn dần dần làm chủ lĩnh vực hạt nhân. Trung Quốc có tham vọng trở thành nhà xuất khẩu công nghệ hạt nhân hàng đầu thế giới nhằm chủ yếu vào các loại lò phản ứng giá thành rẻ để có thể cạnh tranh với Pháp và Mỹ.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 16/06/2021

******************

Trung Quc nói không có rò r phóng x nhà máy đin ht nhân

VOA, 16/06/2021

Trung Quc hôm 16/6 nói rng không có rò r ti nhà máy đin ht nhân Đài Sơn và h đã không nâng mc phóng x cho phép gn nhà máy, đáp li tin tc mà CNN đã loan báo hi đu tun này.

hatnhan2

Nhà máy ht nhân Đài Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc.

CNN hôm 14/6 đưa tin rng Framatome, công ty Pháp thiết kế các lò phn ng (cho Trung Quc), cho biết cơ quan qun lý an toàn ht nhân ca Trung Quc đã nâng gii hn v mc đ bc x cho phép bên ngoài nhà máy tnh Qung Đông đ tránh phi đóng ca.

B Sinh thái và Môi trường Trung Quc, b ch qun ca cơ quan giám sát an toàn ht nhân ca nước này, hôm 16/6 nói rng cáo buc nêu trên hoàn toàn "sai".

B này cho biết Cc Qun lý An toàn Ht nhân Quc gia (NNSA) đã xem xét các thông s k thut cho các loi khí trơ được s dng trong cht làm mát lò phn ng ti Đài Sơn, nhưng điu này "không liên quan gì đến vic phát hin bc x bên ngoài nhà máy ht nhân".

Theo B này, h đã phát hin thy s gia tăng mc bc x trong mch chính ca lò phn ng t máy s 1 ca Đài Sơn, nhưng nó nm trong gii hn v thông s hot đng an toàn.

S gia tăng là do hư hng lp bc ca mt s ít thanh nhiên liu, mt điu bình thường trong quá trình sn xut, vn chuyn và np nhiên liu, B cho biết trên tài khon mng xã hi Wechat.

B này nói rng "vic rà soát môi trường khu vc lân cn nhà máy Đài Sơn không phát hin thông s bt thường nào... cho thy không có rò r nào xy ra".

Theo B này cho biết, khong 5 trong s hơn 60.000 thanh nhiên liu lõi ca lò phn ng T máy s 1 ước tính đã b hư hi, chiếm dưới 0,01% trong tng s, thp hơn nhiu so vi mc thiết kế ti đa là 0,25%.

B còn cho biết h s giám sát cht ch mc đ phóng x ti lò phn ng, đng thi duy trì liên lc vi Cơ quan Năng lượng Nguyên t Quc tế cũng như cơ quan giám sát an toàn ht nhân ca Pháp.

Hôm 14/6, Framatome cho biết h đang đánh giá tình hình ti nhà máy Đài Sơn, nơi mà công ty này nói là đang hot đng nm trong các thông s an toàn theo d liu có sn.

D án Đài Sơn, tnh Qung Đông, cách Hong Kong khong 200km, là mt liên doanh gia Tng Công ty Đin Ht nhân Trung Quc vi Tp đoàn Đin lc Pháp (EDF). D án được hoàn thành vào năm 2019 và bao gm hai lò phn ng thế h th ba do Pháp thiết kế.

Trung Quc hin có 49 lò phn ng ht nhân đang hot đng toàn công sut, nhiu th ba trên thế gii sau M và Pháp.

Cơ quan Năng lượng Nguyên t Quc tế xếp hng các s c an toàn ht nhân theo thang đim t 1 đến 7. Trung Quc cho biết các nhà máy ca h chưa bao gi tri qua bt k s c nào cao hơn mc 2. C thm ha Fukushima ln Chernobyl đu là mc 7.

Cơ quan Qun lý Năng lượng Quc gia Trung Quc đã đưa ra các hướng dn cht lượng mi cho lĩnh vc này vào cui năm ngoái.

Trong mt tuyên b được đưa ra sau khi các hướng dn được công b, cơ quan này cho biết "các vn đ cht lượng" đã xut hin trong quá trình xây dng các lò phn ng trong nhng năm gn đây.

Cơ quan này còn cho biết quá trình mua sm thiết b tp trung quá nhiu vào vic gim thiu chi phí và quá trình thiết kế thường không đy đ. Tuy nhiên, cơ quan qun lý không nêu tên c th ca bt k lò phn ng nào.

Theo Reuters

Published in Diễn đàn