Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Triều Tiên bắn một loạt tên lửa về phía Biển Nhật Bản (RFI, 04/05/2019)

Quân đội Hàn Quốc cho biết, từ Hodo, sát thành phố biển Wonsan, Bắc Triều Tiên đã cho bắn thử tên lửa vào quãng 9 giờ sáng giờ địa phương ngày 04/05/2019. Đầu đạn có tầm bắn từ 70 đến 200 km, bay ngang Biển Nhật Bản. Quan hệ Bình Nhưỡng và Washington có nguy cơ thêm căng thẳng, và vụ thử nghiệm lần này đe dọa tiến trình đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên.

tenlua1

Người dân Nhật theo dõi tin Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa qua màn hình TV ngoài phố tại Tokyo ngày 04/05/2019. Reuters/Kim Kyung-Hoon

Thông tín viên đài RFI từ Seoul Frédéric Ojardias phân tích :

Nhiều đầu đạn đã được bắn đi vào sáng nay, khoảng từ 9 giờ 9 phút đến 9 giờ 27 phút, xuất phát gần cảng Wonsan, bờ biển phía đông Bắc Triều Tiên. Tầm bay khoảng từ 70 đến 200 km hướng về Biển Nhật Bản. Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết như trên, nhưng tránh dùng cụm từ "tên lửa" khi nói về đợt bắn thử sáng nay. Điều này cho thấy có khả năng là Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm một hệ thống phóng nhiều hỏa tiễn cùng lúc.

Đây là đợt thử nghiệm vũ khí quy mô lớn đầu tiên sau vụ Bình Nhưỡng cho bắn thử tên lửa Hwasong 15 hồi tháng 11/2017. Trên lý thuyết, loại vũ khí này có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.

Về mặt kỹ thuật, chế độ Bắc Triều Tiên không vi phạm cam kết ngừng bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa nhưng vụ thử nghiệm sáng nay là một hành động khiêu khích.

Lãnh đạo Kim Jong-un tìm cách gia tăng áp lực với Mỹ, buộc Washington phải mềm dẻo hơn trong tiến trình đàm phán hạt nhân. Đối thoại bị gián đoạn từ sau thất bại của thượng đỉnh Hà Nội hồi tháng 2/2019.Tuy nhiên, đợt bắn thử lần này có nguy cơ chọc giận Donald Trump và càng khiến viễn cảnh Mỹ- Bắc Triều Tiên nối lại đối thoại thêm xa vời.

Kế hoạch gửi hàng viện trợ nhân đạo đến Bắc Triều Tiên cũng trở nên khó khăn hơn. Hôm qua Liên Hiệp Quốc vừa cho biết, vụ mùa thu hoạch năm ngoái tại Bắc Triều Tiên tồi tệ nhất kể từ một chục năm qua và 10 triệu dân Bắc Triều Tiên đang cần trợ cấp lương thực.

Hàn Quốc lo ngại

Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết thêm loạt bắn thử sáng nay được tiến hành từ bãi Hodo. Đây là nơi từ hàng chục năm qua Bình Nhưỡng đã nhiều lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo theo như phân tích của trung tâm nghiên cứu về tình hình Bắc Triều Tiên, 38 North trụ sở tại Hoa Kỳ. Tháng trước Bắc Triều Tiên đã thông báo cho thử một loại "vũ khí chiến thuật mới".

Về phản ứng quốc tế, trước mắt, Hàn Quốc bày tỏ "lo ngại sâu sắc" trước hành vi nói trên của nước láng giềng phương bắc. Seoul xem vụ thử nghiệm sáng nay là một sự "vi phạm thỏa thuận liên triều nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên".

Tại Tokyo, bộ quốc phòng Nhật ghi nhận, "an ninh nước này không bị đe dọa". Vũ khí của Bắc Triều Tiên không thâm nhập hải phận và không phận Nhật Bản. Ngoại trưởng Nhật và đồng sự Mỹ đã có một cuộc điện đàm về sự kiện nói trên ngay sáng nay.

Từ Washington phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết, Hoa Kỳ "tiếp tục theo dõi sát tình hình". Ngoại trưởng Mỹ và Hàn Quốc chủ trương "thận trọng" trước hành vi của chế độ Kim Jong-un.

Thanh Hà

*****************

Bình Nhưỡng phóng hỏa tiễn tầm ngắn thử nghiệm (BBC, 04/05/2019)

Bắc Hàn đã thử nghiệm một số hỏa tiễn tầm ngắn, theo các nguồn tin từ Hàn Quốc, trong lúc người phát ngôn Nhà Trắng nói Mỹ biết về hành động này và đang tiếp tục theo dõi.

tenlua2

Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nói Mỹ đang theo dõi hành động của Bắc Hàn

Các hỏa tiễn đã được phóng từ bán đảo Hodo ở phía đông đất nước, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết hôm thứ Bảy.

Nếu được xác nhận, đây sẽ là vụ phóng hỏa tiễn đầu tiên kể từ khi Bình Nhưỡng thử tên hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa vào tháng 11/2017.

Hồi tháng trước, Bình Nhưỡng cho biết đã thử nghiệm điều được mô tả là "vũ khí dẫn đường chiến thuật" mới.

tenlua3

Ông Kim Jong-un vẫn chỉ đạo các hoạt động quân sự bên cạnh tiến hành các chiến dịch ngoại giao với các cường quốc quốc tế và khu vực

Đó là vụ thử đầu tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam giữa nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, sự kiện đã kết thúc mà không có thỏa thuận.

Tổng thống Trump đã khước từ kí kết vào những gì ông mô tả là một thỏa thuận tồi tệ được ông Kim Jong-un đưa ra tại Hà Nội vào tháng 2/2019.

Phóng một hỏa tiễn tầm ngắn sẽ không vi phạm lời hứa của Triều Tiên rằng sẽ không thử hỏa tiễn tầm xa hoặc hạt nhân.

Nhưng Bình Nhưỡng dường như đang trở nên thiếu kiên nhẫn với sự nhấn mạnh của Washington rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đầy đủ vẫn còn cho đến khi ông Kim thực hiện các bước nghiêm túc để phá bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình, theo Laura Bicker của BBC.

tenlua4

Mỹ cho hay đã biết và đang theo dõi các chuyển động, hành động của Bắc Hàn

"Chúng tôi biết về hành động của Bắc Hàn tối nay", phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói. "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi khi cần thiết".

'Cam kết ngừng các vụ thử'

Triều Tiên "bắn một số hỏa tiễn tầm ngắn từ bán đảo Hodo gần thị trấn bờ biển phía đông Wonsan theo hướng đông bắc từ 09g06 (00:06 GMT) đến 09g27 giờ địa phương", Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nói trong một tuyên bố.

Các hỏa tiễn bay với tầm từ 70km và 200km trước khi hạ cánh tại vùng biển Nhật Bản, giới chức Hàn Quốc nói thêm.

tenlua5

Cuộc gặp Thượng đỉnh Trump - Kim tại Hà Nội đã thất bại với hai bên không ký được thỏa thuận nào, cũng như không ra được tuyên bố chung

Hodo đã được sử dụng trong quá khứ để phóng hỏa tiễn hành trình và thử nghiệm pháo binh tầm xa.

Theo hãng tin nhà nước của Bắc Hàn (KCNA), cuộc thử nghiệm tháng 4/2019 về một "vũ khí dẫn đường chiến thuật" mới đã được chính ông Kim giám sát. Họ cho biết cuộc thử nghiệm được "tiến hành ở nhiều chế độ bắn vào các mục tiêu khác nhau".

Các nhà phân tích tin rằng vũ khí có thể được phóng từ trên bộ, trên biển hoặc trên không.

Không rõ liệu vũ khí đó có phải là hỏa tiễn hay không, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều đồng ý rằng nó có thể là vũ khí tầm ngắn.

tenlua6

Các vụ phóng thử nghiệm hỏa tiễn mới diễn ra ở Wonsan, mạn đông nam Bắc Hàn

Năm ngoái, ông Kim nói sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân và sẽ không phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nữa.

Tuy nhiên, hoạt động hạt nhân dường như vẫn đang tiếp tục và hình ảnh vệ tinh của địa điểm hạt nhân chính của Triều Tiên vào tháng 4/2019 cho thấy có sự chuyển động, cho thấy nước này có thể tái xử lý chất phóng xạ thành nhiên liệu chế biến bom.

Bắc Hàn tuyên bố họ đã phát triển một trái bom hạt nhân đủ nhỏ để phù hợp với phi đạn tầm xa, cũng như hỏa tiễn đạn đạo có khả năng vươn tới phần lãnh thổ lục địa của Mỹ.

*******************

Liên Triều : Mỹ thao dượt THAAD, Bình Nhưỡng nhắc nhở Seoul thận trọng (RFI, 03/05/2019)

Hôm 24/04/2019, lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc thông báo thao dượt hệ thống tên lửa chống tên lửa THAAD với đầu đạn giả dùng để huấn luyện tại căn cứ Pyeongtaek, một tuần trước đó.Trang mạng tuyên truyền của Bắc Triều Tiên, Uriminzokkiri, trong bản tin 03/05 công kích hành động "khiêu khích" của Mỹ và cùng lúc kêu gọi Hàn Quốc "thận trọng".

tenlua7

Một bế phóng tên lửa bắn chặn THAAD (phải) tại Seongju, Hàn Quốc. Ảnh chụp ngày 26/04/2017. Reuters

Trang mạng tuyên truyền của Bình Nhưỡng mô tả cuộc thao dượt của trung đoàn pháo 35 phòng không của Mỹ là hành động "khiêu khích quân sự" nhằm "phá hoại không khí hoà bình, tiến hành âm mưu áp đặt tham vọng bằng sức mạnh". Uriminzokkiri khuyến cáo Hàn Quốc, nếu không thận trọng, nếu vẫn ủng hộ các hành động thù địch Mỹ thì coi chừng "hệ quả xấu".

Một trang mạng tuyên truyền khác, Meari, cũng cáo buộc "áp lực quân Mỹ ngày một gia tăng».

Theo nhận định của Yonhap, Bắc Triều Tiên tỏ thái độ bực bội trên đây vào lúc Mỹ-Hàn tăng tốc nâng cao khả năng quân sự trong bối cảnh đàm phán Mỹ-Triều về vũ khí hạt nhân vẫn còn bế tắt. Bố trí tên lửa THAAD nằm trong chương trình nâng cấp khả năng chống tên lửa tầm trung-cao đến từ Bắc Triều Tiên.

Tú Anh

Published in Châu Á

Ảnh vệ tinh : Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng một tên lửa (RFI, 09/03/2019)

Hãng tin Bloomberg, ngày 09/03/2019, cho biết Bắc Triều Tiên có thể đang chuẩn bị bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc một tên lửa phóng vệ tinh, theo các hình ảnh vệ tinh mà đài phát thanh công NPR của Mỹ được cung cấp.

tenlua1

Ảnh vệ tinh : Bãi phóng tên lửa Sohae của Bắc Triều Tiên.Distribution Airbus DS/Handout via Reuters

Các ảnh vệ tinh này được công ty Digital Globe chụp vào ngày 22/02, tức là trước khi diễn ra thượng đỉnh Hà Nội, tại bãi phóng Sanumdong, gần thủ đô Bình Nhưỡng, nơi mà Bắc Triều Tiên đã lắp ráp các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa phóng vệ tinh.

Trả lời đài NPR, ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Dự án Phi hạt nhân hóa Đông Á, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho rằng các ảnh vệ tinh nói trên cho thấy dường như Bắc Triều Tiên đang trong tiến trình lắp ráp một tên lửa. Tuy nhiên, theo ông Lewis, không thể nào biết được là Bình Nhưỡng đang chuẩn bị bắn một tên lửa quân sự hay một tên lửa phóng vệ tinh.

Dựa trên các ảnh vệ tinh mới, các chuyên gia Mỹ ngày 07/03 cũng nhận thấy là bãi phóng tên lửa Sohae của Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng được xây lại, mặc dù việc tháo dỡ bãi phóng này là một trong những cam kết của chủ tịch Kim Jong-un với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Sau nhiều ngày im lặng, ngày 08/03/2019, hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA lên tiếng cho rằng chính Hoa Kỳ đã khiến thượng đỉnh Donald Trump –Kim Jong-un diễn ra cuối tháng 2/2019 ở Hà Nội không đạt được một thỏa thuận nào.

Dù vậy, tổng thống Trump hôm qua bảo đảm là quan hệ giữa ông với lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng vẫn "rất tốt". Theo nhận định của hãng tin AFP, cho dù thượng đỉnh Hà Nội thất bại, tổng thống Mỹ vẫn bám vào chiến lược của ông, đó là "được ăn cả, ngã về không". Vấn đề là, theo chuyên gia Jenny Town, trang mạng 38 North, chiến lược này luôn gặp thất bại do việc cả hai lãnh đạo đều thiếu sự tin tưởng lẫn nhau.

Về phần Joseph Yun, nguyên là đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên, ông nhận định rằng rất khó mà chứng minh là chính quyền Trump không còn thái độ thù địch với Bắc Triều Tiên. Điều này khiến tình hình rơi vào bế tắc và chính vì vậy mà phía Bình Nhưỡng muốn tiến từng bước để tạo sự tin cậy.

Thanh Phương

***************

Bắc Hàn sắp phóng hỏa tiễn để thử phản ứng của Mỹ ? (BBC, 09/03/2019)

Hình ảnh vệ tinh chụp một cơ sở gần Bình Nhưỡng cho thấy Bắc Hàn có thể đang chuẩn bị phóng hỏa tiễn hoặc vệ tinh.

tenlua2

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho hay ông sẽ rất thất vọng nếu thấy Bắc Hàn phóng thử hỏa tiễn trở lại

Dường như có sự gia tăng hoạt động xung quanh một địa điểm được gọi là Sanumdong, nơi Bắc Hàn lắp ráp hầu hết các hỏa tiễn đạn đạo và thông thường.

Diễn biến xuất hiện sau khi có các tin tức đầu tuần này rằng địa điểm phóng hỏa tiễn chính của Bắc Hàn tại Sohae đã được xây dựng lại.

Công việc tháo dỡ Sohae bắt đầu vào năm ngoái nhưng đã dừng lại khi các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ bị đình trệ.

Hôm thứ Sáu 08/3/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ thất vọng nếu Bắc Hàn tái thử nghiệm vũ khí.

"Tôi sẽ ngạc nhiên theo cách tiêu cực nếu ông ấy làm bất cứ điều gì không theo sự hiểu biết của chúng tôi. Nhưng chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra", ông nói.

"Tôi sẽ rất thất vọng nếu tôi thấy có thử hỏa tiễn".

Các nhà phân tích tin rằng nhiều khả năng trong giai đoạn này, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị phóng một vệ tinh thay vì thử hỏa tiễn.

Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố hồi đầu tuần rằng điều này vẫn sẽ không phù hợp với các cam kết mà nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã đưa ra với Tổng thống Trump.

Thử phản ứng Mỹ ?

tenlua3

Sohae là điểm phóng vệ tinh gây tranh cãi của Bắc Hàn

Các xe cộ lớn đã được nhìn thấy di chuyển xung quanh Sanumdong, hoạt động từng xảy ra trong quá khứ cho thấy Bắc Hàn ít nhất đang chuẩn bị di chuyển một loại hỏa tiễn hoặc phi đạn đến khu vực phóng.

Những hình ảnh vệ tinh đã được mạng truyền thông NPR của Mỹ công bố.

Phóng viên tại Seoul của BBC Laura Bicker nói rằng Bắc Hàn có thể đang thử phản ứng của Mỹ sau khi các cuộc đàm phán tại Hà Nội giữa Donald Trump và Kim Jong-un đổ vỡ, hy vọng rằng Mỹ sẽ đưa ra một thỏa thuận tốt hơn để tránh một vụ phóng hỏa tiễn.

Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng giới chuyên gia cho rằng các hỏa tiễn dùng để phóng vệ tinh thường không phù hợp để sử dụng làm tên lửa tầm xa.

tenlua4

Các hoạt động dường như gia tăng ở một khu vực nghi là cơ sở bãi phóng hỏa tiễn hoặc vệ tinh mà Bắc Hàn mới tái thiết thời gian quan

Một cuộc họp được dự đoán trước giữa hai nhà lãnh đạo ở thủ đô của Việt Nam tuần trước đã kết thúc mà không có thỏa thuận nào đối với những khác biệt về việc Bắc Hàn sẵn sàng hạn chế chương trình hạt nhân của mình ra sao, trước khi một số lệnh trừng phạt có thể được gỡ bỏ.

Cơ sở phóng hỏa tiễn Sohae tại địa điểm Tongchang-ri đã được sử dụng để phóng vệ tinh và thử nghiệm động cơ nhưng không bao giờ được dùng cho các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo.

Hình ảnh vệ tinh tuần này, đến từ một số viện nghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ và lời chứng từ cơ quan tình báo Hàn Quốc, dường như cho thấy tiến bộ nhanh chóng đã đạt được trong việc tái thiết các cấu trúc trên bệ phóng hỏa tiễn.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói Bắc Hàn vẫn có thể phải đối diện với nhiều lệnh trừng phạt hơn nếu không có tiến triển phi hạt nhân hóa.

Một cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử giữa ông Trump và ông Kim vào năm 2018 tại Singapore đã tạo ra một thỏa thuận mơ hồ về "phi hạt nhân hóa" nhưng ít tiến triển.

***************

Hoa Kỳ vẫn lạc quan dù có tin Bắc Triều Tiên xây lại bãi phóng tên lửa (RFI, 08/03/2019)

Hôm 07/03/2019, Hoa Kỳ tỏ thái độ lạc quan mặc dù có tin là Bình Nhưỡng đã xây lại một bãi phóng tên lửa sau thất bại của thượng đỉnh Hà Nội. Washington thậm chí còn khẳng định có thể đạt được phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên từ nay đến đầu năm 2021.

tenlua5

Ảnh chụp từ vệ tinh bãi phóng tên lửa Sohae của Bắc Triều Tiên, tại Tongchang-ri, ngày 02/03/2019. CSIS/Beyond Parallel/DigitalGlobe 2019 via Reuters

Dựa trên ảnh vệ tinh mới, các chuyên gia Mỹ hôm qua cho biết là bãi phóng tên lửa Sohae đã nhanh chóng được xây lại và kể từ nay trở lại quy chế hoạt động bình thường. Việc tháo dỡ bãi phóng này là một trong những cam kết của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hôm thứ Tư 06/03, sau khi các chuyên gia báo động là Bình Nhưỡng đã bắt đầu cho xây lại bãi phóng tên lửa Sohae, ông Donald Trump tuyên bố là ông sẽ "rất, rất thất vọng" về Kim Jong-un, nếu thông tin nói trên được xác nhận. Nhưng hôm qua, theo hãng tin AFP, ông Donald Trump lại có vẻ muốn giảm nhẹ tầm mức của vấn đề, khi trả lời : "Chúngtôi sẽ xem. Chúng tôi sẽ nói với quý vị trong một năm nữa".

Trong khi đó, tuy không bác bỏ thông tin về bãi phóng Sohae, một quan chức cao cấp của bộ Ngoại Giao Mỹ, xin giấu tên, tuyên bố với báo chí là chính quyền Trump chưa có một "kết luận chính xác" về những gì diễn ra tại đó. Nhà ngoại giao này còn tỏ vẻ lạc quan, cho dù cuộc họp thượng đỉnh thứ hai giữa tổng thống Donald Trump với chủ tịch Kim Jong-un tại Hà Nội cuối tháng 2 vừa qua đã không đạt được thỏa thuận nào. Ông khẳng định là có thể đạt được phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên "một cách vĩnh viễn và hoàn toàn có thể kiểm chứng được" trong thời gian ông Trump làm tổng thống. Nhiệm kỳ của Donald Trump sẽ kết thúc vào đầu năm 2021.

Cũng trong ngày hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Robert Palladino tuyên bố là Washington sẵn sàng nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng. Nhưng ông Palladino từ chối cho biết là kể từ sau thất bại của thượng đỉnh Hà Nội hai bên có trao đổi gì hay không.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng không nói gì về việc xây lại bãi phóng tên lửa Sohae, nhưng hôm qua, hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA lại lên án của cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc với Hoa Kỳ hiện đang diễn ra, cho dù tầm mức của các cuộc tập trận đã giảm đáng kể, từ khi tổng thống Trump quyết định chấm dứt các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn quy mô lớn để thúc đẩy tiến trình hòa dịu với chế độ Kim Jong-un.

Thanh Phương

*******************

Mỹ thận trọng trước thông tin Bắc Triều Tiên xây lại một bãi phóng tên lửa (RFI, 07/03/2019)

Sau khi một trung tâm nghiên cứu của Mỹ dựa trên các hình ảnh vệ tinh cho rằng Bình Nhưỡng dường như đang xây lại một bãi phóng tên lửa, ngày 06/03/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump và giới phân tích phản ứng khá thận trọng.

tenlua6

Ảnh chụp từ vệ tinh bãi phóng tên lửa Sohae của Bắc Triều Tiên, tại Tongchang-ri, ngày 02/03/2019. CSIS/Beyond Parallel/DigitalGlobe 2019 via Reuters

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

"Khi được hỏi về việc Bắc Triều Tiên khởi động lại hoạt động tại bãi phóng tên lửa, tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu : "Tôi sẽ rất thất vọng nếu mọi chuyện diễn ra như vậy… Các báo cáo hiện vẫn là quá sớm, nhưng tôi sẽ rất, rất thất vọng về lãnh đạo Kim Jong-un. Chúng ta sẽ xem mọi chuyện diễn ra như thế nào".

Bãi phóng có thể sẽ phục vụ cho cả vệ tinh và các hoạt động thử nghiệm tên lửa đạn đạo. Hiện giờ, giới chuyên gia đang đặt câu hỏi về tín hiệu mà Bình Nhưỡng gửi đi.

Ông Robert Einhorn, từng là cố vấn của bộ Ngoại Giao Mỹ về vấn đề không phổ biến hạt nhân dưới thời ngoại trưởng Hillary Clinton nói : Họ biết rằng chúng ta nhìn thấy những điều đó. Liệu có phải họ đang đánh tín hiệu để nói rằng Hoa Kỳ cần phải tỏ ra mềm dẻo hơn về các lệnh trừng phạt, nếu không Bắc Triều Tiên sẽ tái khởi động các vụ thử tên lửa ? Đó là một khả năng. Nhưng chúng ta cần chờ đợi thêm trước khi rút ra kết luận.

Dẫu sao thì thất bại của thượng đỉnh Hà Nội cũng cho phép Bắc Triều Tiên hành động mà không vi phạm các cam kết. Đó là đánh giá của bà Kathleen Stephens, cựu đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc. Bà phát biểu : Tôi nghĩ rằng chừng nào chưa đạt được thỏa thuận thì Bắc Triều Tiên vẫn chưa cảm thấy có liên quan. Lãnh đạo Kim Jong-un đã nói rằng ông ấy sẵn sàng nhượng bộ, nhưng không một thỏa thuận nào được ký kết. Vì thế, tôi nghĩ là Bình Nhưỡng cho rằng họ không phản bội các cam kết. Tôi nghĩ quan điểm của họ là như vậy.

Tuy nhiên, khi làm như vậy, Bắc Triều Tiên phải đối mặt với nguy cơ Mỹ sẽ thắt chặt các lệnh trừng phạt. Không hề giấu diếm, ông John Bolton, cố vấn quốc gia về an ninh, đã nói đến khả năng trên, ngay từ trước khi các hình ảnh về việc Bình Nhưỡng khởi động lại hoạt động tại bãi thử tên lửa nhạy cảm này được công bố".

Trong khi đó, ngày 07/03, hãng tin Hàn Quốc Yonhap loan tin là ông Suh Hoon, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc gia NIS, tiết lộ dường như Bình Nhưỡng vẫn cho các cơ sở làm giàu uranium ở khu phức hợp Yongbyon vận hành bình thường, ngay cả trước khi diễn ra thượng đỉnh Trump-Kim lần hai tại Hà Nội hồi cuối tháng 02/2019.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa có tầm bắn tới thủ đô Mỹ (RFI, 29/11/2017)

Sau hai tháng lắng dịu, Bắc Triều Tiên lại tiến hành bắn thử tên lửa đạn đạo vào lúc 3 giờ 17 phút, giờ địa phương ngày 29/11/2017. Đây là vụ thử tên lửa thứ 20 trong năm nay của Bình Nhưỡng. Tên lửa liên lục địa lần này được phóng đi từ một căn cứ phía bắc thủ đô Bắc Triều Tiên, đạt độ cao 4500 km, bay xa 960 km trước khi rớt xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Tầm bắn của tên lửa có thể tới lãnh thổ Mỹ.

btt1

Người dân Hàn Quốc xem thông tin về tên lửa Bắc Triều Tiên trên đài truyền hình ngày 29/11/2017. Reuters

Theo AFP, hôm nay, đài truyền hình Bắc Triều Tiên đã phát đi thông báo về thành công của vụ thử tên lửa, đồng thời dẫn lời lãnh đạo Kim Jong-un tự hào tuyên bố rằng Bắc Triều Tiên đã trở thành một quốc gia hạt nhân thực thụ và nước này vừa thực hiện một "sự nghiệp vĩ đại lịch sử, hoàn thành sức mạnh hạt nhân của một Nhà nước, triển khai sức mạnh tên lửa đạn đạo".

Báo chí chính thức Bắc Triều Tiên cho biết tên lửa vừa được phóng thử có tên gọi Hỏa Tinh-15 (Hwasong), loại tên lửa liên lục địa hiện đại nhất từ trước đến nay của nước này, có khả năng mang đầu đạn cỡ lớn. Điều đáng lo ngại là Hỏa Tinh-15 có khả năng đe dọa bất kỳ thành phố nào của nước Mỹ.

Phản ứng đầu tiên đến từ láng giềng Hàn Quốc. Thông tín viên RFI, Frédéric Ojardias tại Seoul tường trình :

"Trước tiên, Hàn Quốc đã đáp lại bằng hành động quân sự. Chỉ 5 phút sau khi Bắc Triều Tiên bắn tên lửa, quân đội Hàn Quốc đã khai hỏa 2 tên lửa ra phía biển Nhật Bản, gần hải phận với Bắc Triều Tiên.

Sau cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng An Ninh, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đánh giá vụ thử tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên là "sự khiêu khích liều lĩnh". Ông hứa tiếp tục chính sách trừng phạt, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng trở lại đối thoại.

Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng bắn tên lửa liên lục địa vào giữa đêm. Một điểm mới khác, đó là chưa bao giờ tên lửa của Bắc Triều Tiên đạt độ cao tới 4500 km. Quỹ đạo của tên lửa theo hướng thẳng đứng là để tránh bay qua Nhật Bản. Nhưng theo các đánh giá đầu tiên, nếu được phóng đi ở góc bắn bình thường, tên lửa này có thể đạt tầm xa 13.000 km, tức là đủ để bắn tới Washington.

Dù tên lửa đã được giảm bớt trọng lượng vì không mang đầu đạn, thì vụ bắn thử này vẫn cho thấy chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng tiếp tục tiến bộ".

Nhật Bản thì đã được đặt trong tình trạng báo động từ 24 giờ trước khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa. Thủ tướng Shinzo Abe lên án "hành động bạo lực không thể dung thứ được" của Bình Nhưỡng và hy vọng Bắc Kinh sẽ "tiếp tục gây sức ép".

Về phần Trung Quốc, trong cuộc họp báo sáng nay, một phát ngôn viên bộ ngoại giao cho biết Bắc Kinh "rất lo ngại" và kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng "đàm phán".

Theo yêu cầu của Washington, Tokyo và Seoul, một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An được triệu tập vào 21 giờ 30 đêm nay, 29/11/2017, giờ New York. Hoa Kỳ sẽ đề nghị nới rộng biện pháp cấm tàu biển chuyên chở hàng hóa xuất nhập Bắc Triều Tiên.

Phản ứng chừng mực của Trump

Sau hơn hai tháng yên ắng, vụ bắn hỏa tiễn liên lục địa mạnh nhất từ trước đến nay, có thể đe dọa các thành phố lớn của Hoa Kỳ, là một thách thức mới cho tổng thống Mỹ, vốn từng tuyên bố là Bình Nhưỡng sẽ không làm nổi.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết phản ứng của phía Hoa Kỳ :

"Không trực tiếp đả kích Kim Jong Un, cũng không đe dọa tiêu hủy Bắc Triều Tiên với bão lửa và cuồng nộ như trước đây, mà là một Donald Trump chừng mực, thậm chí khá hòa dịu, khi phản ứng lại việc Bình Nhưỡng bắn hỏa tiễn.

Tổng thống Mỹ tuyên bố : "Tôi chỉ nói rằng sẽ lo việc này. Tướng Mattis đang ở đây, và chúng tôi đã thảo luận rất lâu về chủ đề trên. Đó là một tình hình mà chúng ta sẽ xử trí".

Với vụ bắn hỏa tiễn lần này, Bắc Triều Tiên chứng tỏ vẫn tiếp tục phát triển vũ khí liên lục địa. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis, đây là sự kiện chưa từng có. Ông nói : "Rõ ràng hỏa tiễn đã đạt đến độ cao nhất so với tất cả các vụ bắn trước đây. Bắc Triều Tiên vẫn nỗ lực nghiên cứu và phát triển để chế tạo các loại hỏa tiễn có thể đe dọa bất kỳ khu vực nào trên thế giới".

Bộ Ngoại Giao Mỹ đã ra một thông cáo. Ngoại trưởng Rex Tillerson đòi hỏi phải trừng phạt thêm Bình Nhưỡng. Ông cho biết : "Các giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ" và kết luận "Hoa Kỳ vẫn luôn tìm kiếm một giải pháp hòa bình để chấm dứt các hành động hiếu chiến của Bắc Triều Tiên".

*****************

Tên lửa mới của Bắc Hàn có gì đặc biệt ? (BBC, 29/11/2017)

Sau hai tháng không thử tên lửa, Bắc Hàn vừa phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm cao nhất từ trước tới nay và được các chuyên gia cho rằng có thể dễ dàng vươn tới nước Mỹ.

btt2

Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên hồi tháng Bảy

Kim Jong-un gọi lần phòng tên lửa này là "tuyệt hảo" và là "đột phá", nhưng cộng đồng quốc tế lên án vụ thử tên lửa này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhà Trắng cho biết. Ông Trump giục ông Tập "sử dụng tất cả các đối trọng có thể để thuyết phục Bắc Hàn chấm dứt khiêu khích và quay trở lại con đường phi hạt nhân hóa".

Bắc Hàn nói đây là một tên lửa mới, được gọi là Hwasong-15. Chúng ta có thể nhận xét gì về tên lửa này sau cuộc thử mới nhất ?

Bắc Hàn nói gì ?

Bắc Hàn nói tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) này là tên lửa mạnh nhất mà Bắc Hàn từng có và làm hoàn chỉnh "việc phát triển hệ thống vũ khí tên lửa" của nước này.

Họ nói tên lửa này có "đầu đạn cỡ đại cực nặng" có khả năng chạm tới bất kỳ nơi nào trên đại lục Mỹ. Tên lửa này đạt được độ cao lớn nhất trong số các tên lửa Bắc Hàn đã từng phóng thử.

btt3

Các loại tên lửa của Bắc Hàn với tầm bắn ước tính bằng km

Các chuyên gia nói gì về tầm bắn của tên lửa này ?

Tháng Bảy vừa rồi, Bắc Hàn thử tên lửa Hwasong-14, đạt độ cao 3000 km, nhưng vẫn có nhiều ý kiến nghi ngờ về tầm xa của tên lửa này nếu có gắn đầu đạn.

Lần thử vừa rồi cho thấy những bước tiến rõ rệt, mặc dù các chuyên gia nói họ cần biết thêm chi tiết để có thể nói chắc chắn.

Có đồn đoán rằng tên lửa Hwasong-15 được đốt cháy ở vị trí nằm ngang, trước khi đặt lên một bệ phóng, tờ the New York Times viết. Điều này sẽ làm cho tên lửa của Bắc Hàn khó bị nhắm hơn nếu Mỹ có một cuộc tấn công 'phủ đầu' trước.

Bắc Hàn nói tên lửa này đã lên độ cao 4.475km, có nghĩa là tầm bắn của nó trên một quỹ đạo thông thường - thay vì theo quỹ đạo được cố ý bắn cao - sẽ là 13.000 km.

Ông Vipin Narang, ở trường đại học MIT, nói với BBC tầm bắn này "là thừa đủ để vươn tới đại lục Mỹ, phụ thuộc vào trọng lượng của đầu đạn giả được gắn vào tên lửa".

"Có những người nghi ngờ về tầm bắn trong hai lần bắn thử trước của Bình Nhưỡng - vậy là họ cải thiện tầm bắn", ông nói thêm.

"Họ đã tăng tầm bắn để chứng tỏ khó ai tranh cãi được Bắc Hàn không thể đưa vùng bờ đông nước Mỹ trong tầm bắn".

Điều duy nhất chưa rõ là trọng lượng của đầu đạn. Ông David Wright tại Hiệp đoàn Các nhà khoa học Quan ngại (Union of Concerned Scientists) viết trong blog của mình rằng tên lửa này rất nhiều khả năng được gắn một đầu đạn giả rất nhẹ, và điều đó "có nghĩa tên lửa này không thể chở một đầu đạn hạt nhân với tầm bắn xa như vậy, vì đầu đạn hạt nhân sẽ nặng hơn nhiều".

btt4

Ước tính tầm xa các tên lửa của Bắc Hàn

Ông Narang nói thêm vụ thử mới nhất này cho thấy chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng đang ngày một cải thiện, và họ đang tìm cách khắc phục những sai sót từ các vụ thử trước.

"Đạt được tầm bắn xa như vậy trong một khoảng thời gian ngắn là rất ấn tượng. Họ đã tăng tầm bắn từ 9.500km lên 13.000km - một chiến công về kỹ thuật".

Vì sao thử vào ban đêm ?

Vụ thử tên lửa này khác thường vì nó diễn ra khi cả vùng Châu Á đang tối đen nhưng có nhiều lợi thế rõ rệt cho Bình Nhưỡng để nắm vững cách phóng tên lửa ban đêm.

"Nếu anh lo ngại nước Mỹ cố nhắm vào các tên lửa của anh, phóng thử vào ban đêm cho anh có một chút lợi thế. Vào ban đêm, anh có thể che giấu và di chuyển dễ dàng hơn".

Ngoài ra, các tên lửa cũng khó bị phát hiện hơn vào ban đêm.

"Trong đêm, có một số giai đoạn trong chặng bay của đầu đạn hạt nhân không phản chiếu ánh mặt trời như ban ngày, nên khó bị phát hiện hơn", ông Narang nói thêm.

Thông điệp là gì ?

Từ lâu Bắc Hàn đã tuyên bố tham vọng phát triển thành công dàn vũ khí hạt nhân và có thể đưa đại lục Mỹ vào tầm bắn.

Lần phóng tên lửa này là tuyên bố của Bắc Hàn với thế giới là họ tin rằng họ đã đạt được cả hai mục tiêu này, theo ông Narang.

Có những người nghi ngờ liệu Bắc Hàn có thể làm một đầu đạn không. Và nước này vẫn chưa chứng tỏ được họ có kỹ thuật để đưa một đầu đạn trở qua bầu khí quyển của trái đất.

Nhưng ông Narang cảnh báo rằng những nghi ngờ lại làm Bắc Hàn tăng quyết tâm.

"Tôi lo lắng rằng chúng ta đang thách thức Kim Jong-un thực hiện cuộc thử hạt nhân khí quyển - một cuộc thử hết sức nguy hiểm".

*********************

Bắc Hàn phóng tên lửa, thách thức Mỹ (BBC, 29/11/2017)

Bắc Hàn đã lại phóng thêm một tên lửa đạn đạo, bất chấp căng thẳng gia tăng với Mỹ và các nước láng giềng.

bachan1

Hồi tháng Bảy, Bắc Hàn lần đầu thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Lần phóng gần nhất của Bình Nhưỡng là hồi tháng Chín.

Lầu Năm Góc tin rằng tên lửa mới nhất đã bay khoảng 1.000 cây số và rơi xuống Biển Nhật Bản. Mỹ nói vụ thử xảy ra khoảng lúc 03 :30 giờ địa phương.

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap nói tên lửa phóng đi từ Pyongsong, tỉnh Pyongan Nam.

Nhà Trắng nói Tổng thống Donald Trump được báo cáo trong lúc tên lửa còn đang ở trên không.

Bình Nhưỡng được cho rằng đang tìm cách làm tên lửa tầm xa có khả năng bắn tới đất liền của Hoa Kỳ.

Tuần trước, Mỹ áp đặt thêm trừng phạt với Bắc Hàn vì chương trình hạt nhân, nhắm cả vào các công ty Trung Quốc làm ăn với Bình Nhưỡng.

********************

Bắc Hàn bắn tên lửa : Trung Quốc 'quan ngại nghiêm trọng' (BBC, 29/11/2017)

Trung Quốc nói họ "quan ngại nghiêm trọng" và kêu gọi các bên phải thận trọng sau vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng.

bachan2

Cuộc chiến với Bắc Hàn sẽ như thế nào ?

Động thái của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được cho là sự khiển trách khác thường của nước láng giềng và là đồng minh chính yếu của Bắc Hàn.

Ông Cảnh Sảng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết nước này hy vọng "tất cả các bên sẽ hành động thận trọng để duy trì hòa bình và ổn định", theo Reuters.

bachan3

Người dẫn chương trình kỳ cựu của Bình Nhưỡng, Ri Chun-hee, đọc bản tin của Thông tấn xã KCNA về vụ phóng mới nhất

Bình luận này được ra sau khi Bắc Hàn bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà họ tuyên bố có khả năng phóng đến cả nước Mỹ.

Vài giờ trước đó, Bắc Hàn tuyên bố đã thử thành công loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới có thể bắn đến toàn bộ nước Mỹ.

Kênh truyền hình nhà nước tuyên bố rằng Bình Nhưỡng nay đã đạt được sứ mệnh trở thành một quốc gia hạt nhân.

Bắc Hàn đã bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cao nhất và gây ra một mối đe dọa toàn cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói.

Tên lửa, phóng lên vào rạng sáng thứ Tư, đã đáp xuống vùng biển Nhật Bản.

Nó đạt độ cao 4.500km và bay xa 960km, theo quân đội của Hàn Quốc.

Đây là vụ thử mới nhất trong hàng loạt các vụ thử vũ khí gây ra căng thẳng. Bình Nhưỡng cũng bắn thử một tên lửa đạn đạo vào tháng Chín.

Cũng vào tháng đó, Bắc Hàn tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Triều Tiên đã tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa mặc dù bị lên án và trừng phạt toàn cầu.

Hội đồng Bảo an LHQ sẽ triệu tập một phiên họp khẩn cấp để thảo luận về vụ bắn thử mới nhất này.

bachan4

Hoa Kỳ coi Bắc Hàn là quốc gia tài trợ cho khủng bố

Ông Mattis cho hay, vụ phóng thử tên lửa này "bay cao hơn bất kỳ loại tên lửa nào mà họ bắn thử trước đây".

Phía Bắc Hàn đang thiết lập "các tên lửa đạn đạo đe dọa khắp nơi trên thế giới", ông nói thêm.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã được báo cáo trong khi tên lửa vẫn còn trong không khí, Nhà Trắng nói. Sau đó ông Trump nói : "Chúng ta sẽ giải quyết nó".

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes nói rằng các ước tính của các chuyên gia Nhật Bản và Mỹ cho thấy nếu bắn vào quỹ đạo bình thường thì tên lửa này có thể đã tới Washington DC.

Điều đó có nghĩa là Bắc Hàn hiện đang rất gần để đạt được mục tiêu là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoạt động, có thể tấn công bất cứ nơi nào ở lục địa Hoa Kỳ, phóng viên của BBC nói.

bachan5

Ước lượng tầm bao phủ của các tên lửa của Bắc Hàn

Tên lửa thứ tư được bắn ra từ Pyongsong, thuộc tỉnh Nam Pyongan, đã thông báo với hãng tin Yonhap của Hàn Quốc.

Các quan chức Nhật Bản cho hay tên lửa bay khoảng 50 phút nhưng không bay qua Nhật Bản như một số tên lửa trước đây và rơi xuống khu vực các bờ biển phía bắc Nhật Bản khoảng 250 km.

Nhật Bản cũng nói sẽ "không bao giờ chấp nhận hành vi khiêu khích liên tục của Bắc Hàn", trong khi Nam Hàn lên án việc phóng tên lửa và đáp trả bằng một cú phóng tên lửa riêng.

EU đã gọi vụ phóng này là "vi phạm không thể chấp nhận được" trên nghĩa vụ quốc tế của Bắc Hàn, trong khi Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc gọi đó là "một hành động liều lĩnh".

Các vụ thử tên lửa chính của Bắc Hàn năm 2017 :

Bắc Hàn đã tiến hành nhiều cuộc thử tên lửa trong năm nay. Một số trong số này đã phát nổ ngay sau khi được phóng, nhưng một số bay hàng trăm dặm trước khi rơi xuống biển. Dưới đây là một số vụ phóng tên lửa được báo cáo cho đến nay :

Ngày 12 tháng 2 - Một tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ căn cứ không quân Banghyon gần bờ biển phía tây. Tên lửa bay về phía đông biển Nhật Bản khoảng 500km.

Ngày 5 tháng 4 - Một tên lửa đạn đạo tầm trung bắn từ cảng Sinpo phía đông xuống biển Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, tên lửa đã bay khoảng 60km.

Ngày 4 tháng 7 - Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thành công lần đầu tiên. Các quan chức cho biết, nó đã đạt đến độ cao 2.802 km và bay trong 39 phút.

Ngày 29 tháng 8 - Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo đầu tiên có vũ khí hạt nhân qua vùng trời Nhật Bản. Nó được phóng gần Bình Nhưỡng và đạt đến độ cao khoảng 550km.

Ngày 15 tháng 9 - Một quả tên lửa đạn đạo đã được bắn bay qua Nhật Bản lần thứ hai và đổ bộ xuống biển ngoài khơi Hokkaido. Nó đạt đến độ cao khoảng 770 km và đi được 3.700 km.

Ngày 29 tháng 11 - Tên lửa đạn đạo bay cao nhất của Bắc Hàn từ trước đến nay, đạt độ cao 4.500km và bay xa 960km, và bay trong 50 phút trước khi rơi xuống phía bắc vùng biển Nhật Bản.

******************

Mỹ kêu gọi tăng thêm hành động với Triều Tiên (VOA, 29/11/2017)

Phản ng v v phóng th phi đn mi nht ca Triu Tiên, Tng thng M Donald Trump ngày 28/11 tuyên b : ‘Đây là tình hung mà chúng ta s x lý.’

bachan6

Lãnh tụ Triu Tiên Kim Jong-un

Nhà lãnh đạo M cho biết hành đng ca Bình Nhưỡng hôm nay không làm thay đi phương án ca M đi vi vn đ Triu Tiên. Tun trước, ông Trump đưa tên nước cng sn này tr li danh sách các quc gia h tr khng b.

Ngoại trưởng M, Rex Tillerson cùng ngày mạnh m lên án v phóng phi đn ca Triu Tiên và kêu gi cng đng quc tế có thêm hành đng mi áp lc Bình Nhưỡng ngưng phát trin võ khí ht nhân.

"Ngoài việc thc thi tt c các bin pháp trng pht ca Liên hip quc hin nay, cng đng quc tế phi có thêm bin pháp tăng cường an ninh hàng hi, k c quyn cm ch lưu thông hàng hi" ti Triu Tiên, Ngoi trưởng Tillerson nhn mnh.

Ông Tillerson cũng cho biết thêm rng M và Canada s triu tp mt cuc hp gia các nước trong Liên hip quc, k cả Hàn Quc, Nht Bn và các nước b nh hưởng đ tho lun phương cách cng đng quc tế có th đi phó vi đe da Triu Tiên ra sao

Phi đạn Triu Tiên mi phóng rơi xung gn Nht Bn hôm 29/11 (gi đa phương, tc chiu ngày 28/11 gi min Đông Hoa Kỳ).

Theo Ngũ Giác Đài, đánh giá sơ khi cho thy Bình Nhưỡng phóng th mt phi đn đn đo xuyên lc đa ICBM t Sain Ni, phi đn bay được khong 1000 cây s trước khi rơi xung Bin Nht Bn. Ngũ Giác Đài nói phi đn này không đ ra mi đe da cho lãnh th ca M và các đng minh.

chính phủ Nht ước tính phi đn va k bay được 50 phút và rt xung vùng bin thuc vùng đc quyn kinh tế ca Nht, theo đài NHK.

Phi đạn trước đó Triu Tiên phóng th hôm 29/8 bay được 14 phút ngang qua Nht Bn.

Bộ Tng Tham mưu Liên quân của Hàn Quc nói phi đn mi phóng ca Triu Tiên xut phát t Pyongsong, mt thành ph thuc tnh Nam Pyongan bay ngang vùng bin gia Hàn Quc vi Nht Bn.

Chỉ vài phút sau khi Triu Tiên phóng phi đn, quân đi Hàn Quc tiến hành bn th phi đạn đáp tr, theo tin t quân đi Hàn Quc.

Hãng tin Kyodo của Nht dn ngun t B Quc phòng cho hay chưa có báo cáo thit hi.

Triều Tiên nói các chương trình võ khí ca h là cn thiết đ phòng v trước kế hoch xâm lăng ca M.

Sau chiến tranh Triu Tiên 1950-1953, Mỹ hin duy trì 28.500 binh sĩ Hàn Quc.

Theo Reuters

********************

Triều Tiên phóng thêm phi đạn (VOA, 29/11/2017)

Triều Tiên va phóng thêm mt phi đn đn đo hôm 29/11 (gi đa phương), theo hai ngun tin t chính ph Hoa Kỳ. Hành đng này din ra mt tun sau khi Tng thng Donald Trump đưa Triu Tiên tr li danh sách các nước bo tr khng b.

bachan7

Lãnh tụ Triu Tiên Kim Jong-un quan sát vic phóng phi đn Hwasong-12. nh do hãng tin Triu Tiên KCNA công b ngày 18/9/2017.

Ngũ Giác Đài xác nhận phát hin mt v phóng phi đn "kh dĩ" t Triu Tiên.

Đại tá Robert Manning, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, nói vi báo gii : "Chúng tôi phát hin mt v phóng phi đn có th t Triu Tiên. Chúng tôi đang trong tiến trình đánh giá tình hình và s cung cấp thêm chi tiết nếu có".

Ông cho hay vụ phóng này được phát hin vào lúc 1 gi rưỡi chiu, gi min Đông nước M (1830 GMT).

Phi đạn bay v phía đông và quân đi Hàn Quc đang cùng M phân tích các chi tiết v phóng này, theo tin thông tn xã Hàn Quc Yonhap dẫn ngun t Ban Tham mưu Hn hp.

Đài truyền hình NHK ti Nht Bn, trích tin t B Quc phòng Nht cho biết phi đn có th đã rơi xung vùng bin đc quyn kinh tế ca Nht Bn.

Tờ Asahi Shimbun ti Nht cũng loan tin Triu Tiên va phóng mt phi đn đạn đo sáng sm ngày th Tư 29/11.

***********************

Bắc Hàn tiếp tục bắn tên lửa đạn đạo (RFA, 28/11/2017)

Bộ Tổng Tham Mưu Nam Hàn cho hay Bắc Hàn vừa bắn tên lửa đạn đạo.

bachan9

Đợt phóng thử tên lửa vào ngày 15 tháng 9 năm 2017.  AFP

Vẫn chưa rõ đây là tên lửa loại gì, có tầm hoạt động là bao nhiêu. Bản tin sơ khởi do hãng thông tấn Yonhap phổ biến nói rằng tên lửa của Bắc Hàn rời dàn phóng lúc 03 giờ 17 phút sáng thứ tư, 29 tháng 11 năm 2017 (giờ địa phương). Hiện các chuyên gia quân sự Nam Hàn và Hoa Kỳ đang thu thập thêm chi tiết để phân tích.

Mới hôm qua, Bộ Trưởng Bộ Thống Nhất của Nam Hàn là ông Cho Myoung-gyon tiết lộ tin tình báo cho thấy Bình Nhưỡng đang gia tăng nỗ lực để hoàn tất chương trình chế tạo võ khí hạt nhân, và chính phủ Seoul đang thu thập thêm tài liệu để xem Bình Nhưỡng có phóng thử tên lửa hoặc nổ thử nghiệm hạt nhân trong thời gian tới hay không.

Ông Bộ Trưởng Bộ Thống Nhất của Nam Hàn cũng cảnh báo rằng mặc dù phần đông các chuyên gia dự đoán Bình Nhưỡng phải mất ít nhất 2 hoặc ba năm nữa mới chế tạo được võ khí hạt nhân, nhưng chính phủ Nam Hàn không loại trừ khả năng Bắc Hàn hoàn tất chương trình này chỉ trong vòng 1 năm nữa.

Cùng ngày, hãng thông tấn Kyodo trích dẫn lời một viên chức chính phủ Nhật Bản cho hay có thể Bắc Hàn sẽ phóng thử tên lửa trong một vài tuần tới.

*******************

Triều Tiên phóng phi đạn, Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn (VOA, 29/11/2017)


Hội đng Bo an Liên hip quc hp khn sau khi Triu Tiên phóng th thêm mt phi đn đn đo.

bachan9

Lãnh tụ Triu Tiên, Kim Jong-un

Italy đang làm chủ tịch Hi đng và phát ngôn nhân ca Italy cho biết cuc hp chiu ngày 28/11 được triu tp khn th theo đ ngh ca Nht, M, Hàn.

Sau 10 tuần tm ngưng các đt th nghim võ khí, Triu Tiên bt cht phóng thêm mt phi đn na vào chiu ngày 28/11 (gi Hoa Kỳ).

Ngũ Giác Đài cho biết đó là mt phi đn đn đo xuyên lc đa.

Hội đng Bo an đã ban hành các bin pháp trng pht mnh tay nht t trước đến nay lên chính ph ca ông Kim Jong-un vì các chương trình phi đn đn đo và ht nhân leo thang ca Triều Tiên.

Mỹ và Nht có phn chc s vn đng thêm các bin pháp mnh tay hơn.

Theo AP

Published in Quốc tế

Mỹ khẳng định đủ khả năng ngăn chận tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI, 14/02/2017)

Một ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đạn đạo ra biển Nhật Bản, Lầu Năm Góc xác quyết là Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Á có khả năng "bắn hạ" bất kỳ loại hỏa tiễn nào của Bắc Triều Tiên.

trieutien1

Tên lửa của Bắc Triều Tiên phóng ngày ngày 12/02/2017. ( Ảnh do hãng tin Bắc Triều Tiên KCNN phát hành) - KCNA/REUTERSrs

Hôm thứ Hai 13/02/2017, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ Jeff David thẩm định Bắc Triều Tiên không che dấu tham vọng đạt trình độ chế tạo tên lửa đạn đạo và Hoa Kỳ cũng có khả năng bắn hạ bất kỳ tên lửa nào.

Bình luận về vụ thử nghiệm của Bình Nhưỡng ngày Chủ Nhật vừa qua, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết là tên lửa được đặt trên dàn phóng di động nên dễ thực hiện một cách kín đáo. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cùng các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, với hệ thống phòng chống tên lửa "tích hợp nhiều chức năng" đủ sức tự vệ và đập tan mối đe dọa này, theo phát ngôn viên Jeff David.

Theo AFP, hiện nay lá chắn chống tên lửa của Mỹ và hai đồng minh Nhật-Hàn tại Châu Á gồm có hệ thống AEGIS, tên lửa chống tên lửa Patriot và ra-đa cực mạnh . Washington và Seoul cũng bắt đầu kế hoạch bố trí hệ thống THAAD, chống tên lửa tầm trung-cao ở Hàn Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết là sáng nay (14/02/2017), bộ Quốc Phòng ba nước Mỹ-Nhật-Hàn đã có một cuộc tham khảo trực tuyến tay ba, chia sẻ thông tin và hợp tác đối phó với Bình Nhưỡng. Tên lửa phóng ra biển Nhật Bản hôm Chủ nhật có tầm bay hơn 2000 km.

Tú Anh

*********************

Hội Đồng Bảo An lên án Bắc Triều Tiên thử tên lửa (RFI, 14/02/2017)

trieutien2

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, trước các nhà báo, ngày 27/01/2017 - REUTERS/Mike Segar

Một ngày sau khi Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, vào hôm qua, 13/02/2017, đã họp khẩn cấp theo đề nghị của Washington, Tokyo và Seoul.

Tất cả 15 thành viên Hội Đồng Bảo An, trong đó có Trung Quốc, đã nhất trí hoàn toàn thông qua văn kiện lên án vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, đồng thời đề nghị các nước thành viên tăng cường gấp bội nỗ lực thực thi triệt để các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.

Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau gửi về bài tường trình :

Cho dù thông điệp của Hội Đồng Bảo An được nhất trí hoàn toàn, nhưng các nhà ngoại giao vẫn có những khác biệt về cách thức đòi áp dụng triệt để các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng vốn đã được thông qua.

Đại diện Mỹ Nikki Haley đã gửi một thông cáo ngắn gọn sau cuộc họp, trong đó bà khẳng định : Đã đến lúc phải quy trách nhiệm cho Bắc Triều Tiên không phải trên lời nói mà bằng hành động và Bình Nhưỡng cũng như các nước ủng hộ họ phải hiểu rằng các vụ thử như thế là không thể chấp nhận được. Đây là thông điệp rất rõ ràng gửi tới Bắc Kinh.

Trước đó trong ngày, Donald Trump đã hứa đáp trả mạnh mẽ vụ bắn thử tên lửa mới này của Bắc Triều Tiên. Đại sứ Nhật Bản, thì cam đoan là Tokyo không tìm kiếm giải pháp quân sự.

Bắc Kinh, đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng cũng chính thức lên án vụ bắn thử tên lửa đồng thời bày tỏ nguyện vọng không muốn làm trầm trọng thêm căng thăng trên bán đảo Triều Tiên.

Tới đây Liên Hiệp Quốc sẽ ra một báo cáo thẩm định liệu Trung Quốc có áp dụng thực sự các trừng phạt. Thái độ nhún nhường của Bắc Kinh hôm thứ Hai có thể là một tín hiệu tốt nhất từ trước tới nay.

Anh Vũ

****************************

Phản ứng của TT Trump về Bắc Hàn 'khó hiểu' (VOA, 14/02/2017)

trieutien3

Các nhà phân tích nói rằng v phóng tên la ca Bc Triu Tiên hi cui tun là một thách thc mà Bình Nhưỡng gi cho tân tng thng M.

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump hôm Ch nht lên án v phóng tên la ca Bc Triu Tiên bng nhng ngôn t thn trng khiến dư lun không rõ tân tng thng M s theo đui chính sách nào để kìm chế chương trình ht nhân ca Bình Nhưỡng. T Seoul, thông tín viên Brian Padden ca đài VOA gi v bài tường trình.

Xuất hin cùng Th tướng Nht Bn Shinzo Abe -- người tuyên b hành đng phóng tên la ca Bc Triu Tiên là "hoàn toàn không th tha th" -- Tng thng Trump nói "Hoa Kỳ hu thun Nht Bn, đng minh ln ca M, 100 phn trăm".

Trong cuộc gp thượng đnh cuối tun, trong đó hai nhà lãnh đo đã đi chơi gôn vi nhau khu ngh mát Mar-a-Largo ca ông Trump Florida, Th tướng Abe đã mưu tìm và nhn được s đm bo ca Tng thng Trump rng Hoa Kỳ duy trì quan h đng minh quân s đã có t lâu nay vi Nht Bn.

Các nhà phân tích nói rằng v phóng tên la ca Bc Triu Tiên hi cui tun là mt thách thc mà Bình Nhưỡng gi cho tân tng thng M.

Ông Daniel Pinkston, giáo sư môn quan h quc tế ti Đi hc Troy Seoul, nói thông đip đó là : "Chúng tôi không chịu cưỡng ép, bt c v tn công nào nhm vào chúng tôi s nhn lãnh hu qu. Chúng tôi có cách ca chúng tôi đ đáp tr và trng pht li M và các đng minh ca M trong khu vc".

Kể t khi nhm chc tng thng, ông Trump và B trưởng Quc phòng Jim Mattis đã nhấn mnh rng Washington tiếp tc cam kết ng h các đng minh ca M Châu Á chng li mi đe da ht nhân đang ngày càng tăng ca Bc Triu Tiên. Chuyến công du nước ngoài đu tiên ca B trưởng Mattis là đến Á Châu.

Thiếu sót ngoi giao

Tuy nhiên những phát biu ca ông Trump v Trung Quc và các đng minh trong khu vc đã gây ra nhng ng vc rng tân chính quyn M có th s làm vic vi các nước khác đ tăng áp lc lên Bc Triu Tiên hu hiu hơn.

Cụ th là trong tuyên b mnh m ng h Nht Bn, ông Trump đã không đ cp đến Nam Triu Tiên.

Ông Bong Young-shik của khoa nghiên cu Bc Triu Tiên Vin Đi hc Yonsei ca Seoul nói : "Không đ cp đến Bc Triu Tiên trong phát biu v quan h đng minh này cho thy s tương phn vi chiến lược tái cân bng Châu Á-Thái Bình Dương ca chính quyn Obama, ct lõi ca chính sách mà đường li hu hiu nht đ đt đến mc tiêu tùy thuc vào kết cu vng mnh ca mi quan h đi tác an ninh tay ba gia M, Nht Bn và Nam Triu Tiên.

Ông Bong phân tích rằng cho dù nếu đó ch là mt thiếu sót ngoi giao ca tân chính quyn M, sơ sót đó đã khiến Seoul lo ngi rng Washington ưu tiên cho Tokyo, ngay vào thi đim mà căng thng gia Nht Bn và Nam Triu Tiên đang tăng cao liên quan đến nhng ti ác tàn bạo xy ra hi Thế chiến th II.

Không chọn hành đng quân s

Phản ng ca Tng thng Trump đã làm cho nhiu nước an tâm khi ông tc tc viết trên Twitter hi tháng 1 rng "Chuyn đó s không xy ra !" đ đáp li thông đip đu năm ca lãnh t Kim Jong-un rằng Bc Triu Tiên chun b phóng th phi đn đn đo liên lc đa.

Trong khi một s người bo th Washington đã gi ý rng chính quyn ca ông Trump nên cân nhc đến mt cuc tn công "ph đu" đ ngăn Bc Triu Tiên phóng th phi đn liên lc đa, v phóng th phi đn mi đây cho thy điu đó khó như thế nào. Tin nói phi đn được phóng đi t mt dàn phóng di đng có th di chuyn đ tránh b v tinh phát hin.

Bất c mt cuc tn công quân s nào ca M nhm vào Bc Triu Tiên s có th khích đng tr đũa đ máu và có th m ra xung đt ln hơn và thm chí mt cuc chiến ht nhân.

Ông Harry Kazianis, chuyên gia về quc phòng ca mt trung nghiên cu Washington, nói : "Hãy nhìn vào thc tế, Bc Triu Tiên có vũ khí ht nhân. Do đó s không có vic tiến quân vào để lt đ chế đ ging như Iraq".

Ông Kazianis nói rằng nhng chn la ca M dưới chính quyn ca ông Trump do vy s ging như nhng gì dưới chính quyn ca Tng thng Obama, đó là tăng cường răn đe quân s bng vũ khí quy ước đ t v và để đáp lại kh năng ht nhân đang tăng ca Bc Triu Tiên, và tăng áp lc lên chế đ Kim Jong-un bng nhng lnh chế tài và cô lp ngoi giao.

Washington và Seoul cam kết s nhanh chóng trin khai h thng phòng th phi đn THAAD đã khiến Trung Quc phn đi vì cho rằng h thng rada ti tân ca THAAD có th được dùng đ theo dõi các nước trong khu vc. Kế hoch này cũng gp phi s chng đi ngay bên trong Nam Triu Tiên.

Trung Quốc và các bin pháp chế tài

ng h ca Bc Kinh đi vi các bin pháp chế tài quốc tế là hết sc quan trng bi vì 90% lưu chuyn thương mi ca Bc Triu Tiên có đim đến là Trung Quc hoc thông qua Trung Quc. Thế nhưng Bc Kinh min cưỡng thc thi nghiêm ngt các bin pháp chế tài vì lo rng nó s gây ra tình trng bt n ln biên gii hoc dn đến vic Bc Triu Tiên sp đ, nơi được xem là khu vc trái đn đ ngăn s gia tăng nh hưởng ca ca M và Nam Triu Tiên.

Trong quá trình vận đng tranh c, ông Trump nói rng ông s yêu cu Bc Kinh kim soát Bc Triu Tiên. Đng trừng pht kinh tế lên Bình Nhưỡng, M có th tăng trng pht đi vi các doanh nghip ca Trung Quc làm ăn vi Bc Triu Tiên. Nhưng nhng hành đng như vy có th khiến Bc Kinh tr đũa kinh tế.

*********************

Trump có rất ít lựa chọn trước thách thức tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI, 13/02/2017)

trieutien4

Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa Pukguksong-2. (Ảnh KCNA công bố ngày 13/02/2017) - KCNA/Handout via Reuters

Bắc Triều Tiên thử tên lửa lần đầu tiên kể từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Vụ thử xảy ra ngay sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố liên minh với Nhật Bản là "trụ cột của hòa bình và ổn định trong vùng", ngày 11/02/2017, nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Shinzo Abe.

Những phản ứng đầu tiên của ông Trump về vụ Bình Nhưỡng thử tên lửa được đánh giá là hết sức chừng mực. Theo các nhà quan sát, chính quyền Trump dường như không có nhiều lựa chọn trước Bắc Triều Tiên, vốn coi sở hữu vũ khí hạt nhân như điều kiện sống còn của chế độ, và trong lúc Trung Quốc không từ bỏ các hậu thuẫn dành cho đồng minh Đông Bắc Á.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trước các nhà báo tại Florida, với sự có mặt của thủ tướng Nhật Shinzo Abe : "Tôi chỉ muốn tất cả mọi người biết và hiểu thực sự rằng Hoa Kỳ đứng sau Nhật Bản 100%". Giới chuyên gia so sánh với tuyên bố của ông Trump sau khi Iran thử tên lửa mới đây. Lần này, tổng thống Mỹ nói hết sức ngắn gọn, không hề trực tiếp nhắc đến Bình Nhưỡng, khác hẳn với trường hợp Teheran. Chính quyền Mỹ nhìn chung rất kiệm lời trước thách thức mới từ Bắc Triều Tiên.

Bà Bonnie Glaser, giám đốc dự án China Power, thuộc CISI – Trung Tâm Chiến Lược và Quốc Tế, một viện tư vấn có trụ sở tại Washington, được Reuters trích dẫn,cho rằng "các lựa chọn của ông Trump là rất giới hạn", cho dù trong quá trình tranh cử tổng thống, Donald Trump tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với chế độ Bắc Triều Tiên.

Theo một giới chức chính quyền Mỹ, các chính sách với Bình Nhưỡng của tân tổng thống sẽ không khác biệt đáng kể với cuốn cẩm nang ứng xử, đã được hoạch định dưới thời Barack Obama. Chiến lược gia tăng trừng phạt, đồng thời mở cửa cho Bắc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán sáu bên, trên thực tế đã không làm thay đổi được quyết tâm sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Bình Nhưỡng, có khả năng tấn công Hoa Kỳ.

Vẫn theo Reuters, các cộng sự của tổng thống Mỹ tuyên bố Washington sẽ hoạch định một chiến lược cứng rắn hơn chính sách thời Obama, vốn được mệnh danh là "sự kiên nhẫn về chiến lược". Một quan chức Hoa Kỳ xin ẩn danh cho biết là chính quyền Trump đang chờ đợi Bình Nhưỡng "khiêu khích" như thế nào và sẽ xem xét một loạt các biện pháp đối phó. Nhìn chung các hành động cũng vẫn sẽ vừa đủ ở mức thể hiện là Mỹ rất cương quyết, nhưng tránh mọi động thái khiến căng thẳng leo thang.

Cụ thể là, để răn đe Bình Nhưỡng, Mỹ có thể tiếp tục xiết chặt các kiểm soát về tài chính theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, tăng cường hiện diện của hải quân và không quân, gia tăng tập trận phối hợp xung quanh vùng biển Triều Tiên, đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mới THAAD tại Hàn Quốc, không kể đến việc tăng cường sức mạnh quân sự nói chung.

Chính quyền Trump vừa nhậm chức đang lúng túng trong hàng loạt vấn đề quốc tế. Tân ngoại trưởng Rex Tillerson mới tuyên thệ nhậm chức ngày 01/02, hiện chưa có người phó, cũng như một ê kíp cố vấn thực thụ. Một số người không loại trừ khả năng tổng thống Trump sẽ một lần nữa sử dụng Twitter để thể hiện lập trường mạnh mẽ làm bình phong, vào lúc chiến lược mới với Bắc Triều Tiên đang trong giai đoạn xây dựng.

Trung Quốc là một ẩn số chủ yếu trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Rất nhiều chính trị gia cho rằng Bắc Kinh có vai trò quyết định trong các chính sách của cộng đồng quốc tế đối với Bình Nhưỡng, do mối quan hệ mật thiết về kinh tế và chính trị của Trung Quốc với đàn em Đông Bắc Á. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cũng giống như tiền nhiệm Obama, tân tổng thống Mỹ rất ít có khả năng thuyết phục được Bắc Kinh xiết chặt gọng kìm với Bình Nhưỡng hơn nữa, bởi Trung Quốc sợ các ảnh hưởng dây chuyền nếu chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ (do cấm vận hoặc do bán đảo Triều Tiên thống nhất). Câu hỏi đặt ra là : Liệu tân chính quyền Trump có tính đến việc gia tăng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các doanh nghiệp và cơ sở trợ giúp chương trình tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mà khá nhiều trong số đó nằm tại Trung Quốc ?

Trọng Thành

********************

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên "rất hài lòng" về vụ thử hỏa tiễn (RFI, 13/02/2017)

trieutien5

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un 'hài lòng' sau vụ thử hỏa tiễn Pukguksong-2. Ảnh công bố ngày 13/02/2017. KCNA/Handout via Reuters

Một ngày sau vụ thử tên lửa tầm trung, hôm nay 13/02/2017, hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA thông báo vụ thử nghiệm "thành công" và lãnh đạo Kim Jong-un "rất hài lòng". Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp khẩn ngay trong hôm nay, để bàn về vấn đề này. Theo chuyên gia quân sự Hàn Quốc, công nghệ vừa được sử dụng khiến các vụ phóng hỏa tiễn từ Bắc Triều Tiên trong tương lai rất khó bị phát hiện.

Theo KCNA, lãnh đạo số một Bắc Triều Tiên "đã trực tiếp ra lệnh" tiến hành vụ thử "một tên lửa đất đối đất (…) Pukguksong-2", thuộc "hệ thống vũ khí chiến lược mới mang phong cách riêng của Bắc Triều Tiên". Ông Kim Jong-un "đã tỏ ra rất hài lòng về việc có được một phương tiện tấn công hạt nhân hùng hậu". Hãng thông tấn AFP cho hay, trong các bức ảnh được KCNA công bố, có cảnh tên lửa phóng lên trời, lãnh đạo Bắc Triều Tiên cười thỏa mãn trong không khí hồ hởi của hàng chục binh sĩ và chuyên gia cùng chứng kiến.

Đây là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên nói đến tên lửa Pukguksong-2. Hồi tháng 8 năm ngoái, Bình Nhưỡng tuyên bố bắn thử tên lửa Pukguksong-1 từ một tàu ngầm. Theo một giới chức thuộc Bộ Tổng Tham Mưu của quân đội Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên dường như đã sử dụng công nghệ "phóng lạnh" (cold eject), từng được dùng trong vụ thử tên lửa đạn đạo chiến lược (MSBS) hải-đối-địa hồi 2016. Công nghệ này có độ an toàn cao hơn và khó bị phát hiện hơn.

Ngay trong hôm qua, người phát ngôn của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc thông báo "Mỹ, cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, đã yêu cầu tham vấn khẩn cấp về vụ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên thử tên lửa ngày 12/02". Hội Đồng Bảo An sẽ họp vào chiều nay theo giờ địa phương, vào lúc 22 giờ, giờ quốc tế.

Như thường lệ, bộ Ngoại Giao Trung Quốc - quốc gia đồng minh trụ cột của Bắc Triều Tiên - ra tuyên bố phản đối vụ thử tên lửa, và kêu gọi kìm chế. Về phần mình, Nga bày tỏ quan ngại, và kêu gọi các bên bình tĩnh, tránh mọi hành động có thể làm căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

Trong những năm vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã ra nhiều nghị quyết cấm Bắc Triều Tiên thử hạt nhân và tên lửa, nhưng không cản nổi tham vọng của Bình Nhưỡng. Hồi tháng 11/2016, Hội Đồng Bảo An ra thêm loạt trừng phạt thứ sáu kể từ năm 2006.

Theo Seoul, vụ bắn tên lửa hôm qua của Bắc Triều Tiên nhằm thử phản ứng của tân tổng thống Donald Trump. Đây là vụ thử đầu tiên kể từ khi ông Trump chính thức nhậm chức ngày 20/01/2017.

Trọng Thành

Published in Châu Á