Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ và đồng minh có gì để phòng vệ trước tên lửa mới của Bắc Triều Tiên (RFI, 30/11/2017)

Ngay sau vụ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 29/11, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis nhận định giờ đây Bắc Triều Tiên có khả năng tấn công "khắp nơi trên thế giới". Với Hoa Kỳ, tên lửa liên lục địa này của Bắc Triều Tiên đặt ra thách thức mới cho khả năng phòng thủ chống tên lửa để bảo vệ lãnh thổ Mỹ cũng như của các đồng minh.

btt1

Tên lửa liên lục địa Hỏa Tinh 15 (Hwasong-15) của Bắc Triều Tiên rời bệ phóng thử trong đêm rạng sáng 29/11/2017. Ảnh do KCNA thống tấn xã BTT cung cấp ngày 30/11/2017. Reuters/KCNA

Vấn đề trước tiên được đặt ra là tầm cao của tên lửa

Giới quân sự Mỹ và các chuyên gia rất quan tâm phân tích tầm cao của các tên lửa mà Bình Nhưỡng phóng thử. Chưa bao giờ tên lửa Bắc Triều Tiên đạt được độ cao như lần thử hôm qua. Tên lửa phóng thử hôm 4/7 mà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un gọi là quà tặng cho chính quyền Trump mới chỉ đạt độ cao ước tính 2802 km và bắn xa được 933km.

Ông David Wrigh, chuyên gia thuộc Union of Corcerned Scientist, cho biết nếu Bắc Triều Tiên có thể nâng tầm bay cao lên tới 4 500 km thì bán kính hoạt động của tên lửa sẽ vô cùng lớn. Theo chuyên gia David Wrigh, "Nếu các số liệu trên chính xác, với góc bắn bình thường thì loại tên lửa này có thể đạt tầm bắn xa 13 000 km", tức là tên lửa có thể bắn tới tận Washington D.C và như vậy cũng có nghĩa là tên lửa có thể được bắn tới bất kỳ nơi nào trên lục địa Mỹ.

Sau vụ thử tên lửa đạn đạo hôm 04/07, các chuyên gia nhận định vùng Alaska của Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa Bắc Triều Tiên. Nếu như tầm cao 4 500 km của tên lửa thử hôm thứ Tư 29/11 được xác nhận, thì chứng tỏ chế độ Bình Nhưỡng đã có bước tiến nhanh chóng trong công nghệ chế tạo tên lửa.

Mối lo sợ lớn nhất của Washington và đồng minh là Bắc Triều Tiên có thể một ngày nào đó gắn được đầu đạn hạt nhân lên trên tên lửa.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ có đủ tin cậy ?

Mỹ đã chi hàng tỷ đô là để phát triển công nghệ để phòng thủ có hiệu quả trước các loại tên lửa đạn đạo. Người Mỹ vẫn tin tưởng hiệu quả của hệ thống phòng thủ đó của họ.

Ít giờ sau khi Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa hôm qua, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Mỹ, đại tá Rob Manning tuyên bố : "Liên minh giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn tin tưởng vào khả năng tự vệ trước các đe dọa từ Bắc Triều Tiên".

Mỹ và đồng minh quả thực vẫn nắm trong tay một hệ thống công nghệ hiện đại nhưng không phải là tất cả đều hoàn hảo, bảo đảm tuyệt đối.

Để đối phó với tên lửa liên lục địa, Mỹ đã có hệ thống GMD ( Ground-based Midcourse Defense), đặt tại Fort Greely, cách Fairbank (Alaska) 160 km và một hệ thống tương tự khác đặt tại Vandenberg, California. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa chủ chốt này của Mỹ đã được thử nghiệm thành công hồi tháng 5 vừa qua tại California. Tuy nhiên hệ thống này cũng bộc lộ một số điểm yếu, đó là có thể sẽ bị quá tải trong trường hợp bị tấn công ồ ạt.

Mỹ còn cách phòng thủ nào khác để tự vệ và bảo vệ đồng minh ?

Ngoài hệ thống GDM nói trên, Hoa Kỳ và các đồng minh còn được trang bị hệ thống AEGIS – Aegis Ballistic Defense System. Đó là hệ thống được lắp đặt trên trên các chiến hạm bao gồm các radar và các bộ phận bắt sóng cực kỳ nhạy để có thể cung cấp các thông tin cho hệ thống chống tên lửa liên lục địa GDM đặt tại Alaska và California. Đồng thời, AEGIS còn có riêng khả năng đánh chặn các tên lửa tầm ngắn.

Bên cạnh đó, mới đây Hoa kỳ đã bắt đầu triển khai tại Hàn Quốc hệ thống THAAD (Teminal High Altitude Area Defense) có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa tầm ngắn và trung ở cuối hành trình bay. Tuy nhiên, kế hoạch triển khai hệ thống này đã khiến Trung Quốc bực tức vì Bắc Kinh cho rằng lắp đặt hệ thống sẽ chỉ góp phần làm mất ổn định thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Tiến độ lắp đặt hệ thống đang gặp nhiều khó khăn.

Cuối cùng Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể trông cậy vào dàn tên lửa Patriot Advenced Capability-3. Hệ thống này chủ yếu nhằm đối phó với các đe dọa trong vùng nên hiệu quả cũng hạn chế đối với các loại tên lửa liên lục địa.

Tại Châu Âu, các đồng minh của Mỹ cũng được trang bị các hệ thống chống tên lửa, nhưng hệ thống này chỉ tập trung đối phó với các loại vũ khí tầm ngắn từ phía Nga hay Trung Đông.

Bắc Triều Tiên, "thành viên mới" của Câu lạc bộ vũ khí hạt nhân

Sau khi khoe phóng thành công tên lửa liên lục địa hôm 29/11, Bắc Triều Tiên nghiễm nhiên tuyên bố trở thành quốc gia hạt nhân, ngang hàng với một số rất nhỏ các nước trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Câu lạc bộ hạn hẹp của các nước có trong tay thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt này gồm những ai ?

Có tên lửa liên lục địa có khả năng bắn tới bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ, lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng, Kim Jong-un huênh hoang tuyên bố Bắc Triều Tiên đã trở thành một quốc gia hạt nhân thực thụ. Cho đến giờ trên thế giới mới chỉ có 8 quốc gia được xếp trong danh sách những nước có trang bị hạt nhân quân sự, nhưng chỉ có 5 nước được thừa nhận chính thức.

Theo thẩm định của Liên đoàn các nhà Khoa học Mỹ (FAS), trên tổng số 15 nghìn đầu đạn hạt nhân thống kê được trên toàn thế giới thì có khoảng 4 nghìn hiện đã được triển khai sẵn sàng sử dụng. Trong kho vũ khí hạt nhân khổng lồ đủ để tiêu hủy toàn bộ sự sống trên trái đất đó, riêng Mỹ và Nga sở hữu tới 90% .

Trong lịch sử thế giới đến giờ, Hoa Kỳ là nước duy nhất đã sử dụng vũ khí nguyên tử. Đó là hai quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ đã vội vã ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki Nhật Bản ngày 6 và 09/08/1945, trước giờ kết thúc cuộc Đại Chiến Thế Giới thứ 2. Hai quả bom nguyên tử thời kỳ sơ khai đó đã sát hại hơn 200 nghìn người ngay tại chỗ và tiếp tục để lại những di chứng thảm thương cho dân Nhật đến tận bây giờ chưa hết.

Điều nghịch lý là sau thảm họa hạt nhân đó, thế giới Đông – Tây lại lao vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân điên rồ làm cho kho vũ khí hạt nhân trên địa cầu cứ lớn dần lên. Ý thức được mối đe dọa hủy diệt khôn lường của vũ khí hạt nhân, Hiệp ước không phổ biến hạt nhân TNP đã được ký năm 1968 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970.

Hiệp ước chỉ công nhận 5 quốc gia chính thức được sở hữu bom nguyên tử : Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc. Các nước này phải cam kết không chuyển giao công nghệ hạt nhân quân sự cho nước khác. TNP còn cấm tất cả các nước không có vũ khí hạt nhân tìm cách chế tạo, mua sắm vũ khí hạt nhân.

Ngay từ khi Hiệp ước được ký, nhiều nước đã tự nguyện tuyên bố chối bỏ chương trình phát triển hạt nhân quân sự, đó là : Thụy Điển (1968), Thụy Sĩ (1969), Nam Phi (1991) và các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn có 4 quốc gia, không ký Hiệp ước, vẫn theo đuổi trang bị bom hạt nhân một cách không chính thức. Đó là Pakistan, Ấn Độ, Israel. Gần đây là Bắc Triều Tiên, năm 2003 đã rút khỏi TNP để theo đuổi con đường hạt nhân quân sự của họ.

Tại sao công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn được phổ biến bất chấp Hiệp ước TNP ? Câu hỏi này chưa bao giờ được giải đáp đầy đủ. Người ta mới chỉ biết đến một cá nhân. Đó là nhà khoa học người Pakistan, Abdul Qadeer Khan. Ông này bị tố cáo là một trong số các nhà khoa học đã tham gia phổ biến hạt nhân.

Năm 2004, ông thú nhận đã bán các bí mật hạt nhân cho Iran, Libya và Bắc Triều Tiên. Sau nhiều năm bị quản thúc tại gia, nhà khoa học này đã rút lại thú nhận trên. Tuy vậy, ở Pakistan, Abdul Qadeer Khan vẫn được coi như người hùng đã giúp thế giới Hồi giáo có được quả bom nguyên tử đầu tiên.

Trong số các nước phát triển hạt nhân quân sự, Iran là một trường hợp đặc biệt. Bị cộng đồng quốc tế nghi ngờ phát triển vũ khí hạt nhân trong những năm 2000, cuối cùng tháng 7/2015, Teheran đã ký được với các cường quốc một thỏa thuận hạt nhân, cam kết chỉ phát triển hạt nhân dân sự để đổi lại việc gỡ bỏ trong vòng 10 năm các trừng phạt của quốc tế. Có điều, thỏa thuận này giờ đang bị tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa rút khỏi bất kỳ lúc nào.

(Tổng hợp từ AFP)

********************

Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Vũ khí răn đe hạt nhân của Mỹ đáng tin cậy ? (RFI, 30/11/2017)

Tại diễn đàn an ninh quốc tế Halifax diễn ra từ ngày 17-19/11/2017 ở Canada, tướng Hyten, lãnh đạo kho vũ khí chiến lược của Mỹ khẳng định sẽ không tuân thủ "một cách mù quáng" mệnh lệnh của tổng thống Donald Trump nếu ông thấy đó là "bất hợp pháp". Tuyên bố này đang làm dấy lên một tranh luận về độ tin cậy vũ khí răn đe hạt nhân của Mỹ.

btt2

Honest John, được chế tạo năm 1953, tên lửa đầu tiên của Hoa Kỳ có thể mang đầu đạn hạt nhân.Wikimedia Commons

Báo Le Monde (22/11/2017) trong bài viết đề tựa "Đối mặt với Bắc Triều Tiên, vũ khí răn đe hạt nhân của Mỹ cần xét lại" trước hết nhận định phát biểu trên của tướng Hyten vô hình chung đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trong nước về khả năng điều hành đất nước của tổng thống Donald Trump.

Hồi tháng 8 năm nay, nguyên thủ Mỹ đe dọa "một cơn bão lửa và phẫn nộ chưa từng có" trút xuống Bắc Triều Tiên. Hậu quả là tại Quốc Hội, các nghị sĩ đảng Dân Chủ muốn giới hạn quyền hành của vị tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa này, vốn có ý định dùng vũ khí hạt nhân đánh phủ đầu Kim Jong-un.

Tướng Hyten, đến tham dự diễn đàn Halifax giải thích rằng có lẽ ông sẽ không áp dụng một cách mù quáng quyết định có thể gây ra ngày tận thế. Vị tướng này cũng cho biết vẫn phải tuân theo nguyên tắc quyền chiến tranh : tính cần thiết sử dụng vũ khí nguyên tử, mức độ đáp trả, phân biệt các mục tiêu, hạn chế thiệt hại thường dân.

Gánh nặng leo thang

Ngoài việc nói đến tính khí thất thường của ông Trump, những nguyên nhân sâu xa nhất, có liên quan đến độ tin cậy của sức mạnh răn đe hạt nhân Mỹ có thể giải thích phần nào việc dấy lên một số tranh luận về hạt nhân tại Mỹ.

Tướng Hyten còn thuật lại yêu cầu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis, "tạo điều kiện sao cho ngành ngoại giao vận hành, sao cho mọi thứ đều sẵn sàng, mỗi phút, mỗi ngày để đáp trả mọi hành động tấn công từ Bắc Triều Tiên". Theo ông Hyten, việc bảo đảm rằng điều đó có thể mang lại "một kết cục tồi" cho Kim Jong-un "là một yếu tố răn đe rất rõ ràng".

Hoa Kỳ có một kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí nguyên tử trị giá 1 500 tỷ đô la trong vòng 30 năm. Được đưa ra dưới thời tổng thống Barack Obama, kế hoạch này đã được chính quyền Donald Trump thông qua bất chấp các chỉ trích về chi phí.

Về điểm này, Le Monde trích đánh giá của một chỉ huy quân đội Mỹ cho rằng : "Người ta đã quên khái niệm răn đe là gì." Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, khái niệm này rất rõ ràng. Nhưng "vào thế kỷ XXI, khái niệm này trở nên bao quát hơn. Răn đe bắt đầu bằng các loại vũ khí hạt nhân nhưng bao hàm cả những hoạt động không gian, mạng và vũ khí quy ước".

Chuyên gia Corentin Brustlein, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) trong một bài phân tích đăng ngày 24/11/2017 (La Guerre nucléaire limitée : un renouveau stratégique américain - Chiến tranh hạt nhân hạn chế : Một sự đổi mới chiến lược của Mỹ) có lưu ý là từ lâu học thuyết quân sự của Mỹ đã coi trọng cả việc xử lý những tình huống leo thang có thể qua việc dựa vào khả năng sử dụng có hạn chế vũ khí hạt nhân.

Thế nhưng Hoa Kỳ đã phải thích ứng vị thế của mình trước các kịch bản quân sự do Bắc Triều Tiên và Nga đặt ra, cũng như là các loại vũ khí "chống xâm nhập" (deni d’accès)(sức mạnh của hệ thống phòng không). Do đó, trong tương lai, kho vũ khí hạt nhân sẽ bao gồm cả các loại vũ khí "linh hoạt" hơn, nghĩa là công năng có thể thay đổi hay song song (quy ước và hạt nhân).

Vẫn theo giải thích của ông Brustlein, "ngày nay xác suất ngưỡng hạt nhân bị vượt bởi chính các đối thủ của Mỹ lớn hơn là chính từ Mỹ hay từ NATO. Tuy nhiên, gánh nặng leo thang dường như là không mấy nhẹ". Dưới thời Obama, ưu tiên "tối đa hiệu quả răn đe khởi đầu, nghĩa là đánh chặn ngay từ đầu ý định sử dụng vũ khí hạt nhân hơn là chứng tỏ khả năng đi theo mỗi nấc của một cuộc leo thang". Các kế hoạch quân sự cũng bao gồm cả năng lực quy ước, mạng và không gian.

"Kế hoạch B"

Tổng thống Trump sẽ thông qua một học thuyết hạt nhân mới vào đầu năm 2018. Do đó, theo quan điểm của IFRI, trong khi chờ đợi, "Lầu Năm Góc buộc phải quay trở lại với những học thuyết cơ bản, nhất là các nguyên tắc 'ngoại giao vũ lực' theo như lý thuyết do Thomas Schelling đưa ra, nhắc lại việc đi đôi đe dọa (đáp trả hay cấm đoán) và cam kết kềm chế nếu như bên tấn công từ bỏ các tham vọng là cần thiết."

Các bên tham gia diễn đàn Halifax có nêu ra câu hỏi : Liệu chúng ta có thể sống chung với một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân hay không ? Tướng Hyten đáp rằng : "Câu trả lời là có. Đúng hơn hết câu hỏi phải là : Liệu chúng ta có muốn điều đó hay không".

Còn theo cựu bộ trưởng Quốc Phòng Israel, Moshe Yaalon, "Chúng ta nên nhìn nhận là chiến lược được tiến hành chống lại Bắc Triều Tiên là một thất bại". Hơn nữa với ông Moshe Yaalon, Iran mới là mối đe dọa chính.

Giới quan chức quân sự Mỹ thì tỏ ra thận trọng, nhưng một số người nghĩ rằng cần phải tấn công, theo như thổ lộ của ông Eliot Cohen, giáo sư đại học Johns Hopkins tại Washington với báo Le Monde. "Bởi vì một bộ phận quân đội Hàn Quốc nghĩ rằng nên chọn giải pháp chiến tranh hơn là bị đặt dưới quyền bảo hộ của Mỹ suốt đời".

Tuy nhiên, ông Sung-Han Kim, Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Ilmin tại Seoul lưu ý là mối đe dọa Bắc Triều Tiên đang tác động đến "hệ thống liên minh của Hoa Kỳ, bởi vì Hàn Quốc và Nhật Bản không hoàn toàn tin tưởng vào lá chắn tên lửa Mỹ". Vẫn theo vị chuyên gia này, Seoul nên có một kế hoạch dự phòng do các nỗ lực ngoại giao đã thất bại.

Ông Kim cho rằng Seoul có ba chọn lựa : "Hoàn tất hệ thống lá chắn tên lửa của Hoa Kỳ ; tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ; và Hàn Quốc tự phát triển vũ khí cho chính mình". Tuy nhiên, về chọn lựa cuối cùng, tướng Hyten đã có câu trả lời dứt khoát là "Không".

RFI tiếng Việt

**********************

Mỹ kêu gọi quốc tế cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên (RFI, 30/11/2017)

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn hôm qua 29/11/2017 để lên án vụ bắn hỏa tiễn mới nhất của Bắc Triều Tiên, mà theo các chuyên gia có thể tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn, cảnh báo chế độ Bắc Triều Tiên sẽ bị "hủy diệt" trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên không có biện pháp trừng phạt mới nào được đưa ra. Mỹ kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc cô lập Bình Nhưỡng.

btt3

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley trong phiên họp Hội Đồng Bảo An về vụ thử tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên, tại New York ngày 29/11/2017. Reuters/Lucas Jackson

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :

Sau tám lần trừng phạt vẫn chưa có được kết quả như mong muốn, nay Mỹ muốn ra tay mạnh hơn : tất cả các Nhà nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Bình Nhưỡng.

Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng nên đối xử với Bắc Triều Tiên như một quốc gia bị tẩy chay, đồng thời tỏ ý tiếc rằng, mặc dù đã có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục xuất khẩu được than đá.

Và trước sự lì lợm của Bình Nhưỡng, bà Nikki Haley hối thúc Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên, hãy chứng tỏ vị thế của mình qua việc ngưng hẳn cung ứng dầu lửa. Đó là lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh luôn từ chối vượt qua, để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Nhưng đối với Washington, đây là một cách để khởi đầu thương lượng, nhằm cố gắng tìm ra một thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới cứng rắn hơn, và ngăn lại chương trình đạn đạo Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ cảnh báo, nếu cơ hội thương thảo bị thu nhỏ mỗi lần hỏa tiễn được bắn đi, thì nguy cơ xảy ra chiến tranh lại đến gần hơn.

Bắc Kinh vẫn lên án và tỏ quan ngại như thông lệ

Về phía Bắc Kinh, như thường lệ, đã lên án sự khiêu khích của Bình Nhưỡng. Tối qua tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện điện thoại với Tập Cận Bình, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ mạnh tay hơn. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt :

Việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, duy trì hòa bình và ổn định vẫn là mục tiêu không lay chuyển của Trung Quốc…Đó là những gì mà chủ tịch Tập Cận Bình có thể đã nói với đồng nhiệm Mỹ. Không có chuyện Bắc Kinh sẽ cứng rắn hơn trước Bình Nhưỡng, trong cuộc điện đàm với tổng thống Donald Trump - được Tân Hoa Xã đưa tin.

Lý lẽ của Bắc Kinh không thay đổi lấy một ly một tí nào. Cứ mỗi lần nước láng giềng hay gây rắc rối bắn hỏa tiễn, Trung Quốc lại ra tuyên bố lên án.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, ông Cảnh Sảng nói : "Chúng tôi phản đối và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên tôn trọng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngưng mọi hành động gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan phản ứng với sự thận trọng, và phối hợp với nhau vì hòa bình và ổn định khu vực".

Bài xã luận trên Hoàn cầu Thời báo sáng nay viết : "Chắc chắn các hoạt động ngoại giao của Mỹ chỉ là một thất bại to lớn. Bây giờ là lúc để Hoa Kỳ nhận ra rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ không có tác động như mong muốn".

Tại Hàn Quốc, một bộ trưởng hôm nay bày tỏ lo ngại nếu Bắc Triều Tiên lại có hành động khiêu khích vào thời điểm diễn ra Olympic mùa đông tại Pyeongchang (từ ngày 09 đến 25/02/2017) thì sẽ là một đòn nặng cho Thế vận hội.

Thụy My

*********************

Mỹ dọa ‘triệt hạ’ giới lãnh đạo Bắc Hàn (VOA, 30/11/2017)

Hoa Kỳ cảnh báo rng gii lãnh đo Bc Hàn s b "tiêu dit hoàn toàn" nếu chiến tranh bùng ra, theo Reuters.

btt4

Đại s M ti Liên Hip Quc Nikki Haley phát biểu tai cuc hp ca Hi đng Bo an hôm 29/11.

Lời đe da này xut hin sau khi Bình Nhưỡng phóng th tên la ti tân nht, bt chp các ngh quyết ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc và đt lc đa M vào tm ngm.

Chính quyền ca Tng thng Trump đã nhiu ln tuyên b rng đang đ ng mi gii pháp, trong đó có quân sự, nhm đi phó vi chương trình vũ khí ht nhân và tên la ca Bc Hàn, nhưng nói thêm rng M vn thích gii pháp ngoi giao hơn, theo Reuters.

Phát biểu ti phiên hp khn ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc hôm 29/11, đi s M Nikki Haley nói rằng Hoa Kỳ chưa bao gi tìm cách gây chiến vi Bc Hàn.

"Nhưng nếu chiến tranh bùng ra, đó là bi vì các hành đng gây hn liên tiếp như chúng ta đã chng kiến hôm qua", bà Nikki nói. "… và nếu chiến tranh bùng ra, không còn nghi ng gì na, chế đ Bc Hàn s b tiêu dit hoàn toàn".

Bà Haley nói thêm rằng Hoa Kỳ đã kêu gi Trung Quc, nước láng ging và là đi tác thương mi ln duy nht ca Bình Nhưỡng, ct đt ngun cung ng du cho Bc Hàn. Đây là điu Bc Kinh lưỡng l bt lâu nay. Tng thng Trump và Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình trước đó đã đin đàm.

Theo Reuters, nhiều đi tng thng M đã không th ngăn chn Bc Hàn phát trin vũ khí ht nhân và chương trình tên la tinh vi. Tng thng Trump hin cũng cht vt khng chế Bình Nhưỡng k từ lên nhậm chc tháng Mt năm ngoái.

Ông Trump từng tuyên b rng nếu cn, Hoa Kỳ s "hy dit" Bc Hàn đ bo v mình cũng như các đng minh khi mi đe da ht nhân.

**********************

Macron : "Tôi tin vào vai trò Trung Quốc và Nga" trong hồ sơ Bắc Triều Tiên (RFI, 30/11/2017)

Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho RFI và France 24, ngày 29/11/2017, bên lề thượng đỉnh Âu-Phi, ở Abidjan, Côte d’Ivoire, tổng thống Pháp Emmanuel đã đề cập đến các hồ sơ quốc tế quan trọng, nạn buôn người như nô lệ tại Libya, và quan hệ giữa Pháp và Châu Phi…

btt5

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời phỏng vấn các phóng viên truyền hình France 24 Roselyne Fevre (trái) và Christophe Boibouvier (phải) của đài RFI bên lề thượng đỉnh Âu-Phi tại Abidjan, Côte d'Ivoire ngày 29/11/2017. Reuters/Ludovic Marin/Pool

Bắc Triều Tiên : "Tôi tin vào vai trò của Trung Quốc và Nga"

Về vụ chế độ Bình Nhưỡng, ngày 29/11, lại bắn tên lửa đạn đạo, tổng thống Emmanuel đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường trừng phạt. Ông nói : " Tôi rất tin vào vai trò của Trung Quốc và Nga, để đưa ra những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất, hiệu quả nhất nhắm vào Bắc Triều Tiên".

"Tôi sẽ công du Iran vào thời điểm thích hợp"

Vào lúc quan hệ giữa Iran và Pháp đang có những dấu hiệu căng thẳng, trong cuộc trả lời phỏng vấn, Emmanuel Macron cho biết : "Như tôi đã nói, tôi sẽ đi Iran vào thời điểm thích hợp". Ông nhấn mạnh : "Cần phải chuẩn bị cho chuyến đi này, trong khuôn khổ điều mà tôi đã nói : Iran không phải là một đối tác, chúng ta (Pháp và Iran) có một mối quan hệ thông qua thỏa thuận hạt nhân".

Lật qua trang sử "gia trưởng" và "chống thực dân"

Khi thừa nhận là tại Châu Phi, có một sự thiếu tin tưởng đối với pháp và Liên Hiệp Châu Âu, tổng thống Emmanuel Macron nhấn mạnh tới cách tiếp cận "không mặc cảm" đối với Châu Phi. Ông tuyên bố : "Tôi biết tất cả những sai lầm của quá khứ", đồng thời bác bỏ kiểu quan hệ "gia trưởng" của Pháp cũng như tư duy "chống thực dân" của Châu Phi.

"Những gì xẩy ra tại Libya, đó là tội ác chống nhân loại"

Ngay trước khi tham dự cuộc họp khẩn cấp đấu tranh chống những kẻ buôn bán người nhập cư như nô lệ tại Libya, ông Macron cho rằng cần có một hành động mang tính cảnh sát tại Libya. Ông nói : "Chúng ta cần đưa ra một sáng kiến cụ thể về quân sự và cảnh sát trên thực địa. Cũng cần phải có những biện pháp trừng phạt".

Pháp, Đức, Nigeria, Tchat, Maro, Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Phi và Liên Hiệp Châu Âu đã tham dự cuộc họp khẩn cấp vào tối thứ Tư 29/11. Vụ bán đấu giá những người nhập cư như nô lệ tại Libya là một trong những chủ để chính của thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Phi- Liên Hiệp Châu Âu lần thứ 5 được tổ chức tại Côte d’Ivoire.

Trả lời phỏng vấn RFI và France 24, tổng thống Pháp nhấn mạnh : "Những gì xẩy ra tại Libya, đó là tội ác chống nhân loại.Chúng ta cần phải tố cáo và hành động. Chúng ta phải cùng nhau tấn công vào các mạng lưới những kẻ buôn người".

Nguyên thủ Pháp nói : "Tôi cũng mong muốn là chúng ta có thể tiến hành trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, các biện pháp trừng phạt nhắm vào những kẻ buôn người. Những kẻ buôn người đó có dính líu đến mạng lưới khủng bố".

RFI tiếng Việt

*********************

Tổng Thống Mỹ thảo luận với Chủ Tịch Trung Quốc về tình hình Triều Tiên (RFA, 29/11/2017)

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gọi điện thoại nói chuyện với Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình, để cùng bàn thảo về tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên và việc Bắc Hàn mới phóng thử thành công tên lửa đạn đạo có tầm hoạt động xa nhất và mạnh nhất.

btt6

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 9/11/2017. (Ảnh minh họa) - AFP

Tin từ Nhà Trắng cho hay trong cuộc thảo luận, Tổng Thống Trump kêu gọi Trung Quốc nỗ lực hơn nữa, sử dụng tất cả mọi thế lực đang có đối với Bắc Hàn, để buộc Bình Nhưỡng phải đình chỉ tức khắc chương trình võ khí hạt nhân, không tiếp tục có những hành động gây bất ổn.

Trước đó, Tổng Thống Hoa Kỳ đã nói chuyện với Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản và Tổng Thống Moon Jea-In của Nam Hàn. Vẫn theo Nhà Trắng, cả 3 nhà lãnh đạo cũng nhắc lại lời cam kết sẽ cùng hợp tác để chống lại mọi nguy cơ đến từ Bắc Hàn.

Published in Quốc tế

Quốc tế kêu gọi thả Mẹ Nấm, Việt Nam khẳng định 'đúng luật' (VOA, 30/06/2017)

Tại bui hp báo ca B Ngoi giao Hoa Kỳ th đô Washington chiu ngày 29/6, phát ngôn viên Heather Nauert kêu gi Vit Nam tr t do ngay lp tc cho Blogger M Nm, bà nói chính ph M "quan ngi sâu sc" v tình trng gia tăng bt gi và kết án nhng người lên tiếng ôn hòa.

menam1

Blogger Mẹ Nm trong phiên tòa ngày 29/6/2017.

"Hoa Kỳ kêu gọi Vit Nam tr t do ngay lp tc cho M Nm và tt c các tù nhân lương tâm, đng thi cho phép tt c mi người dân Vit Nam được bày t quan đim t do và ôn hòa mà không s b trng pht. Chúng tôi thy có mt s bước tích cc v vn đ nhân quyn Vit Nam trong vài năm qua. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng bt b và kết án nhng người phn đi ôn hòa t đu năm 2016 là điu rt đáng lo ngi".

Đại din ca B Ngoi giao Hoa Kỳ nói thêm rng "Tiến b v nhân quyn s cho phép mối quan h đi tác M - Vit đt được tim năng to ln nht".

Blogger Mẹ Nm, tên tht là Nguyn Ngc Như Quỳnh, va b Tòa án Nhân dân tnh Khánh Hòa kết án 10 năm tù vào ngày 29/6 v ti "tuyên truyn chng nhà nước" theo Điu 88 ca B Lut Hình sự Vit Nam.

Ngay sau khi tòa tuyên án, Cao ủy Nhân quyn Liên Hip Quc, Liên hip châu Âu và nhiu quc gia, t chc quc tế đng lot ra tuyên b, đòi Vit Nam lp tc tr t do cho bà.

Trưởng Cao y Nhân quyn Liên Hiệp Quốc, ông Zeid Ra'ad Al Hussein, trong tuyên bố hôm th Sáu 30/6 bày t quan ngi v tình trng đàn áp ngày càng tăng ca chính quyn Vit Nam đi vi các nhà hot đng nhân quyn, trong đó có vic bt gi và kết án M Nm.

Ông Zeid nói : "Điều 88 rt hiu qu trong vic biến thành ti phm bất kỳ công dân Vit Nam nào thc thi các quyn t do căn bn như bày t quan đim, tho lun hoc thc mc v chính quyn hay các chính sách. Phm vi quá rng và mơ h ca điu lut này to điu kin đ nhà cm quyn d dàng ngăn chn bt kỳ quan đim bt đồng nào, và bt gi nhng cá nhân dám phê phán các chính sách ca chính ph".

Blogger Mẹ Nm b chính quyn tnh Khánh Hòa bt vào tháng 10/2016. Trong sut thi gian t khi b bt cho đến vài ngày trước khi ra tòa, bà không được tiếp xúc vi gia đình hay luật sư. Luật sư Võ An Đôn, mt trong 3 lut sư bào cha cho M Nm, còn cho VOA biết rng tri giam thm chí không cho M Nm mc đ lót và dùng băng v sinh.

Đại din ca Liên Hiệp Quốc nói giam gi và cm người b giam cm tiếp xúc vi người thân trong mt thi gian dài như vy có th được coi là mt hình thc tra tn, vi phm Công ước chng tra tn (CAT) mà Vit Nam đã ký kết vào tháng 2 năm 2015.

Ông Zeid Ra'ad Al Hussein nói :

"Tôi kêu gọi chính ph Vit Nam tuân th các nghĩa v ca mình theo lut nhân quyn, hy cáo trạng đi vi bà Quỳnh và tr t do cho bà ngay lp tc".

Đại din Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam cũng khng đnh vic bt gi M Nm là "đi ngược li các cam kết v quyn con người ca Vit Nam vi quc tế và trong nước", theo Reuters.

Nhiều lut sư ti Vit Nam cũng lên tiếng ch trích bn án đi vi M Nm là quá nng và không công bng.

Các luật sư, gii quan sát và hot đng dân ch ti Vit Nam nói bn án 10 năm cho thy s s hãi ca chính quyn. Mt s ý kiến khác cho rng bn án nhm đ "mc cả" và "đổi chác" sau này cho nhng mc đích chính tr và trao đi nhân quyn.

Luật sư Lê Công Định viết trên trang Facebook cá nhân :

"Bản án 10 năm tù tht bt ng vi tôi. Không phi vì tính cht phi nhân tàn bo ca nhà cm quyn đi vi mt bà m tr đơn thân, mà bởi tôi không ng đng cm quyn hong lon đến mc như vy".

Bà Tuyết Lan, m Blogger M Nm, cũng bày t quan đim tương t và nói bn án là mt "đòn thù" đi vi con gái và gia đình bà.

"Họ s hãi con tôi, s cái cng hưởng lan rng, được nhiu người hưởng ng, nên h phi bóp c, bóp ming con tôi".

Trong khi đó, tại bui hp báo thường kỳ ca B Ngoi giao Vit Nam vào chiu 29/6, người phát ngôn Lê Th Thu Hng khng đnh : "Phiên tòa xét x Nguyn Ngc Như Quỳnh đang din ra công khai đúng theo các quy định pháp lut Vit Nam".

Bà nói : "Như ti các nước khác trên thế gii thì ti Vit Nam, mi hành vi vi phm pháp lut đu b x lý nghiêm theo đúng các quy đnh ca pháp lut Vit Nam".

Bà Nguyễn Ngc Như Quỳnh nhn được nhiu gii thưởng quc tế, nh nhiu bài viết trên mng xã hi v các vn đ chính tr xã hi như trưng thu đt đai, công an bo hành, bo v ch quyn, môi trường và các hot đng c xúy cho t do ngôn lun, dân ch, nhân quyền ti Vit Nam.

Gần đây nht, vào tháng 3/2017, M Nm được Đ nht Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump vinh danh vi "Gii Ph n Can đm Quc tế". Trước đó, bà được trao gii Người Bo v Quyn Dân s ca t chc Người bo v Quyn Dân s năm 2015, và gii Hellman/Hammett ca T chc Theo dõi Nhân quyn năm 2010.

Khánh An

**************************

Giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ : ‘Dân chủ Việt Nam hiện trong tình trạng báo động’ (RFA, 30/06/2017)

menam2

Nhân Ngày Vận động Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 7, giới chức ngoại giao, những nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam và những người quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam đã lên tiếng về việc Việt Nam tuyên án tù với Blogger Mẹ Nấm. RFA

Mỹ cần áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền

Nhân Ngày Vận động Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 7, giới chức ngoại giao, những nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam và những người quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam đã lên tiếng về việc Việt Nam tuyên án tù với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, về tình hình nhân quyền của Việt Nam hiện nay và những áp lực Hoa Kỳ có thể tạo cho Việt Nam nhằm thay đổi tình hình đó.

Chúng tôi đã nhận được báo cáo sáng nay về việc Việt Nam tuyên án 10 năm tù với một nữ hoạt động nhân quyền ôn hòa, một người đoạt giải Phụ nữ quả cảm quốc tế 2017, mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chúng tôi đã kêu gọi Việt Nam ngay lập tức phải thả tự do cho mẹ Nấm cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác và cho phép mọi công dân Việt Nam có quyền được bày tỏ ý kiến một cách tự do, ôn hòa mà không phải sợ bị trả thù.

Đó là phát biểu của bà Virgina Bennett, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về việc Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa tuyên án 10 năm tù cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 29/6.

Bà Virgina Bennett cũng là trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại cuộc Đối thoại Nhân Quyền Hoa Kỳ - Việt Nam diễn ra cuối tháng 5 vừa qua. Bà cho biết qua buổi đối thoại hai bên đã cùng nhau nhìn nhận nhiều vấn đề về nhân quyền còn tồn tại ở Việt Nam và phía Hoa Kỳ rất kỳ vọng vào những thay đổi của Chính phủ Hà Nội sau buổi đối thoại. Tuy nhiên bà cho biết phía Hoa Kỳ chưa dừng lại ở đó mà sẽ còn tiếp tục lên tiếng đấu tranh cho quyền con người của người dân Việt Nam :

Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về những trường hợp cần được quan tâm đặc biệt, những trường hợp bị đàn áp, hành hung dã man, những trường hợp công an đàn áp người dân chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục các giới chức chính quyền giải quyết các vụ chanh chấp đất đai và những vụ bị cướp đất vì lý do tôn giáo. Và chúng tôi sẽ lên tiếng yêu cầu những nhóm tôn giáo phải được quyền thực thi tôn giáo của họ mà không bị hạch sách các thủ tục dài dòng. Tổng thống Donald Trump sẽ sang Việt Nam vào tháng 11 năm nay để dự hội nghị thượng đỉnh APEC và chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng những tiến triển về nhân quyền của Việt Nam rất quan trọng để mối quan hệ của hai nước đạt được tiềm năng tối ưu và chúng tôi dự tính sẽ lồng chuyện nhân quyền vào mọi vấn đề quan hệ song Phuong với Việt Nam.

menam3

Giới chức ngoại giao, những nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam và những người quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam đã lên tiếng về việc Việt Nam tuyên án tù với Mẹ Nấm. RFA

Trả lời phỏng vấn đài RFA về bản án 10 năm tù Việt Nam vừa tuyên phạt Mẹ Nấm, ông Grover Joseph Rec - Cựu đại sứ Mỹ ở Đông Timor nói rằng bản thân ông rất buồn khi nhận được thông tin này nhưng ông không lấy đó làm điều ngạc nhiên là vì :

Thật không may là mẹ Nấm chỉ là một trong số rất nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Họ ban hành hàng loạt các điều luật nào là xâm phạm lợi ích quốc gia, nào là tuyên truyền chống nhà nước, rồi thì thông đồng với kẻ thù của Việt Nam. Nếu bạn ủng hộ tự do, dân chủ, nếu bạn chỉ trích chính sách của nhà cầm quyền, bạn có thể dễ dàng vi phạm những điều luật đó. Thậm chí có những người chỉ vô tình nói sai một điều gì đó cũng phải ngồi tù.

Nói về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, ông Rec cho rằng tự do, dân chủ của Việt Nam hiện đang trong tình trạng đáng báo động, nói thêm rằng đây là bản chất của chế độ :

Nếu bạn là một blogger và bạn muốn đăng bài nói rằng Việt Nam cần dân chủ hóa và cần đa nguyên đa đảng, khả năng lớn bạn sẽ phải lãnh kết cục trong tù. Họ nói là họ có tự do tôn giáo nhưng nếu người dân dùng quyền tự do tôn giáo đó để xâm phạm lợi ích quốc gia là phạm luật và họ bỏ tù rất nhiều người dân vì tội danh đó. Bạn muốn đi lễ ở nhà thờ thì phải lễ ở những nhà thờ do Nhà nước lập ra và quản lý. Nhiều người theo đạo Thiên chúa, Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài họ không muốn làm như vậy, họ muốn được thờ tự tại những nơi có giáo lý chân truyền của họ nhưng cũng vì vậy họ bị cho là phạm pháp.

Lên tiếng từ Việt Nam

Ngày Vận động Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 7 năm nay cũng có sự góp tiếng từ Việt Nam của một số nhà hoạt động xã hội dân sự. Cô Huỳnh Thục Vy, Chủ tịch Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cho biết về hoạt động của hội :

Công việc của chúng tôi là sát cánh với những phụ nữ dân oan, với những người nữ bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền mà là nữ giới, những cộng đồng bị ngược đãi như cộng đồng người thượng ở Tây Nguyên, đạo Cao Đài, nhóm Ân Đàn Đại Đạo. Chúng tôi không chỉ hỗ trợ về công việc, mà còn trợ giúp nhân đạo và huấn luyện các chị em trong các chị em trong các cộng đồng đó về nhân quyền, bảo vệ nhân quyền. Chúng tôi cũng viết báo cáo về nhân quyền, làm hồ sơ xin trợ cấp cho các trường hợp tù nhân lương tâm hay những trường hợp bị đàn áp, tra tấn cần trợ giúp khẩn cấp.

Nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển thì bày tỏ mong muốn được các tín đồ phật giáo Hòa Hảo ở Hoa Kỳ cũng kết nối, hỗ trợ các tín đồ trong nước trước tình trạng đàn áp ngày càng ráo riết của nhà cầm quyền :

Đặc biệt mong các vị làm việc chặt chẽ với dân biểu Alan Lowenthal để vận động, buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, tôn trọng quyền tự do tôn giáo của Phật giáo Hòa Hảo và các tín đồ Phật giáo khác. Tất cả các cộng đồng tôn giáo đều chịu sự đàn áp rất khắc nghiệt của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bởi vì họ không ghi danh, không chịu sự kiểm soát của ban trị sự do nhà nước dựng lên.

Ngay sau khi nhận được tin về bản án 10 năm tuyên cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một số tổ chức quốc tế khác như Ủy ban Bảo vệ Ký giả, Văn Bút Quốc tế… cũng lên án cho rằng đó là một bản án quá khắc nghiệt và những tiếng nói quốc tế tiếp tục kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho người chỉ ôn hòa bày tỏ quan điểm như blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

*********************

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả ngay 'Mẹ Nấm' (BBC, 30/06/2017)

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ "vô cùng quan ngại" về việc Việt Nam kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.

menam4

Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu Việt Nam thả Mẹ Nấm ngay lập tức

Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sáng 29/6, người phát ngôn Heather Nauert nói với báo giới Hoa Kỳ, "Quỳnh đã bị tuyên án 10 năm với một bản án mơ hồ về tội chống phá nhà nước. Cách đây không lâu, cô đã được vinh danh Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm bởi Phu nhân Tổng thống Melania Trump".

Bà Nauert kêu gọi Việt Nam "thả Mẹ Nấm và tất cả những tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và cho phép các cá nhân Việt Nam quyền tự do biểu đạt và hội họp mà không sợ bị trả đũa".

Bà Nauert nói mặc dù "Việt Nam đã có một số bước tiến tích cực về nhân quyền thì xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và kết tội những người biểu tình ôn hòa từ đầu 2016 rất đáng quan ngại".

"Tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp mối quan hệ song phương Mỹ-Việt đat được tiềm năng tối đa", bà nói.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại Washington (CPJ) thì nói "cách đối xử tàn nhẫn của Việt Nam với những nhà báo như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nỗi xấu hổ cho các nhà cầm quyền".

"Quỳnh đáng ra không phải chịu một ngày nào sau song sắt. Tuyên án 10 năm tù chỉ vì những bài viết của cô là sự bất công đáng kinh tởm".

menam5

Hoa Kỳ vinh danh Blogger Mẹ Nấm là phụ nữ quả cảm

Phản ứng trước bản án, bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm, nói bản án này là một "đòn thù" và gia đình sẽ kháng án.

Nói với BBC từ Bangkok hôm 30/06, bà Tuyết Lan kể lại gia cảnh và trao đổi ngắn với con gái trước phiên xử :

"Khoảng không trước mắt tôi mênh mông u ám lắm…An ninh Khánh Hòa tới nhà tôi nói vô thăm Quỳnh, đầu giờ chiều tôi dẫn Nấm đi.

Gấu đang bị tốn thương quá nhiều. Đi học về không thấy mẹ. Về nhà nó cứ đi tìm mẹ, nếu không thấy nó rất hoảng sợ... Quỳnh dặn Nấm là phải chăm học, phải viết nhật ký hàng ngày".

Tôi đi cho dù bị giết bị đánh đập. Khi tới cổng thì họ xô tôi ra, tôi hất tay tôi đi vô. Tôi đi vào phòng sát bên. Tôi không được ngồi chung với con tôi. Tôi chỉ thấy Quỳnh qua màn hình. Cuối giờ xử, tôi có nói hãy cho tôi ra gặp con tôi một chút, họ không cho. Họ đi hết, tôi là người ra sau cùng của cái phòng đó.

Nấm về Nấm buồn lắm... Hôm qua đi xử Quỳnh về, Nấm hỏi rồi ra sao rồi bà. Tôi mới nói 'Khi con học đại học, ra trường mẹ con với bà cháu mình mới sống với nhau'. Nấm mới nói, thôi bây giờ con sẽ đi nhà thờ, cầu nguyện riêng cho mẹ, rồi Nấm đi...".

Ở trong nước, một số cá nhân là luật sư, nhà hoạt động và người dân thường cũng đã lên tiếng phản ứng trước bản án của Mẹ Nấm.

Luật sư Vũ Văn Hải nói ông "khâm phục và ngưỡng mộ" Mẹ Nấm.

"Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị toà sơ thẩm kết án 10 năm tù, quá bất nhẫn đối với người mẹ đơn thân có hai con nhỏ. Mặc dù đối mặt với bản án nặng nề, nhưng Mẹ Nấm vẫn ngẩng đầu, khẳng định mình đã lựa chọn hành động đúng vì tương lai nước Việt, trong đó có tương lai hai con chị. Rất nhiều người Việt, trong đó có tôi khâm phục và ngưỡng mộ chị", luật sư Hải viết trên Facebook.

Còn luật sư Lê Công Định, cũng là một cựu tù nhân lương tâm thì bình luận :

"Bản án 10 năm tù thật bất ngờ với tôi. Không phải vì tính chất phi nhân tàn bạo của nhà cầm quyền đối với một bà mẹ trẻ đơn thân, mà bởi tôi không ngờ đảng cầm quyền hoảng loạn đến mức như vậy. Có vẻ càng ngày nhịp độ hoảng loạn càng gia tăng.

"Tuy nhiên, có một điều quan trọng, không phải chế độ này có thể tồn tại thêm ít nhất 9 năm nữa để có thể giam cầm chị Mẹ Nấm hay không, mà chắc chắn trong cuộc đời của mình, chị sẽ có dịp nhìn thấy sự cáo chung của chế độ đã kết án chị".

Một số độc giả cũng bình luận trong bài đăng trên Facebook "Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù" của BBC :

Một số người thì cho rằng bản án này là thỏa đáng :

Truyền thông chính thống nói gì ?

Báo chí tại Việt Nam cũng dẫn lại cáo trạng. Báo Vietnamnet viết :

"Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng facebook cá nhân soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;"

"Xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc ; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước ; tuyên truyền, kích động chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội".

Trước phiên xử, báo Nhân Dân có bài với tựa Vì sao Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị đưa ra xét xử. Bài này cáo buộc Như Quỳnh làm điều mà họ gọi là "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ và nhiều bài viết trong đó có nội dung sai sự thật, đả kích, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó tác động, làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước".

Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Công an tỉnh Khánh Hòa khi bắt bà Quỳnh cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ; bôi nhọ các cá nhân…".

Trước đó bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan trong vụ việc cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức "Người Việt yêu nước" và "Tuyên bố công dân tự do".

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.

Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Giải thưởng Của Năm.

Tháng Ba năm 2017, bà được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.

********************

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger "Mẹ Nấm" (RFI, 30/06/2017)

Hôm 29/06/2017, ngay sau khi một tòa án sơ thẩm ở Việt Nam kết án 10 năm tù với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, biệt danh "Mẹ Nấm", trong một phiên xử kín, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho nhà tranh đấu nhân quyền.

menam6

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, "Mẹ Nấm", trước tòa án Nha Trang, ngày 29/06/2017.STR / Vietnam News Agency / AFP

Thông cáo của người phát ngôn bộ Ngoại Giao Heather Nauert bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tòa án Việt Nam kết án tù đối với blogger tranh đấu ôn hòa, người được trao tặng Giải thưởng Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm. Bộ Ngoại Giao Mỹ kêu gọi Việt Nam "trả tự do ngay lập tức cho "Mẹ Nấm" và tất cả các tù nhân lương tâm khác, và để cho bất kể ai tại Việt Nam cũng có quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tập hợp một cách ôn hòa, mà không sợ bị đàn áp".

Theo Washington, trong những năm gần đây, chính quyền Việt Nam đã đạt được "một số bước tiến trong lĩnh vực nhân quyền", tuy nhiên, xu hướng gia tăng các bắt bớ và án phạt đối với những người phản kháng ôn hòa kể từ đầu năm 2016 gây "lo ngại sâu sắc". Bộ Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh là "tiến bộ trong lĩnh vực quyền con người mới cho phép quan hệ đối tác Mỹ-Việt phát triển hết tiềm năng".

Về phía Việt Nam, cũng hôm qua, trả lời báo giới trước khi phiên tòa kết thúc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : "Phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh diễn ra công khai, đúng theo các quy định của pháp luật Việt Nam".

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh năm 1979 là một người hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Từ 2009 đến 2016, Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, phản đối dự án bô-xít có vốn đầu tư Trung Quốc đe dọa môi trường Tây Nguyên, phản đối công ty Formosa Đài Loan gây thảm họa cá chết tại miền trung.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam và là người nỗ lực đưa các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam ra quốc tế.

Ngày 10/10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt tại nhà riêng ở Nha Trang. Cơ quan công an Việt Nam quyết định khởi tố bà căn cứ trên 400 bài viết trên Facebook cá nhân (gồm 1.180 trang) và tập tài liệu "Stop police killing civilians" do bà Quỳnh biên tập, in ấn, tổng hợp 31 trường hợp người dân bị chết sau khi đến cơ quan công an, đã được đăng tải trên các báo điện tử, trang thông tin điện tử trong nước.

Trọng Thành

****************

Phiên tòa Mẹ Nấm : Lời cuối của mẹ và con gái (BBC, 30/06/2017)

Bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chia sẻ lời tâm trạng về người con gái 'bất khuất' của mình.

menam7

Buổi gặp ngắn ngủi trước tòa đã thành buổi gặp cuối cùng trước khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (phải) bị đưa đi

"Quỳnh hồi nhỏ là một học sinh giỏi, vốn đã rất bản lĩnh rồi".

"Ban đầu nó có công ty du lịch riêng, xong rồi bị phá sản. Nó làm thuê cho công ty khác, rồi cũng bị đuổi. Nó còn bán nước mía, làm cá khô bán qua mạng. Đủ nghề hết !"

'Mẹ luôn đồng hành với con đi hết cuộc đời này'

Bà Lan kể lại một ngày trước khi phiên tòa diễn ra, công an Khánh Hòa nói bà có thể đến thăm con gái. Đầu giờ chiều, bà dắt cháu gái theo gặp mẹ.

Đó là cuộc gặp sau tám tháng trời không biết gì về tung tích của con, và cũng là cuộc gặp cuối cùng giữa Quỳnh và mẹ, theo lời bà kể với phóng viên BBC từ Bangkok qua mạng.

"Quỳnh nói : 'Mẹ ơi con xin lỗi mẹ. Nếu làm từ đầu con sẽ vẫn đi con đường này mẹ à. Con vẫn đi con đường để con đấu tranh cho tự do dân chủ.'

"Tôi mới nói : Mẹ chưa bao giờ oán trách con điều gì. Con không làm điều gì sai cả và mẹ luôn đồng hành với con đi hết cuộc đời này".

Sau khi gặp con, bà Lan cho biết, bà đã gặp ông Trương Minh Quang, trưởng phòng an ninh điều tra.

"Ổng nói, 'tôi nói luôn cho bà biết ngày mai bà không được dự phiên tòa'. Tôi cũng nói, tôi cũng nói luôn cho ông biết ngày mai tôi vẫn cứ đi !"

"Tôi nói tôi sẽ đi cho dù bị giết bị đánh đập. Khi tới cổng thì họ xô tôi ra, tôi hất tay tôi đi vô".

"Cuối giờ xử, tôi có nói hãy cho tôi ra gặp con tôi một chút, họ không cho. Họ đi hết, tôi là người ra sau cùng của cái phòng đó".

"Tôi về nhà, Nấm buồn lắm. Nấm hỏi, 'Bà ơi sao rồi bà'. Tôi mới nói 'Khi con học đại học, ra trường mẹ con với bà cháu mình mới sống với nhau.'"

"Nấm mới nói, thôi bây giờ con sẽ đi nhà thờ, cầu nguyện riêng cho mẹ, rồi Nấm đi".

Còn về con trai của blogger Như Quỳnh, bà Lan nói "Gấu đang bị tổn thương quá nhiều. Đi học cứ tìm mẹ mà không thấy mẹ, nó rất hoảng sợ".

'Một xã hội không bình thường'

Về cách giáo dục trong gia đình, là một người Bắc gốc 54, bà Lan cho biết :

"Thiệt ra tôi lớn lên ở một xã hội khác, một nền giáo dục khác, nên những chuyện con tôi tôi coi đó là cái chuyện bình thường.

"Khi xã hội không tốt ở mặt này mặt nọ, chúng ta phải lên tiếng để người lãnh đạo họ xem xét. Tôi nuôi dạy con tôi bằng điều đó.

"Nhưng con tôi làm điều bình thường ở cái xã hội bất bình thường nên phải trả giá bằng tù đày, bằng các đòn thù".

Bà Tuyết Lan cho biết gia đình sẽ tìm cách kháng án.

Về tương lai, bà Tuyết Lan nói :

"Thiệt ra trước mắt tôi một khoảng tối rất là mênh mông.. Tôi cũng không biết làm sao… trước mắt hiện nay nhiều người kêu gọi ủng hộ tôi. Nói thật trước mắt tôi cũng hoang mang chưa biết làm sao. Trước mắt tôi là một khoảng đêm đen rất dài".

Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù tại phiên tòa hôm 29/6.

Sau Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nay đến Liên Hiệp Quốc cũng vừa lên tiếng ngày 30/06 yêu cầu chính phủ Việt Nam thả tự do cho bà.

Báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam thì viết rằng bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã có những bài viết "xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó tác động, làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước".

****************

Blogger Mẹ Nấm ‘không khuất tất giải thưởng’ (BBC, 30/06/2017)

Tổ chức Civil Rights Defenders khẳng định với BBC 'hoàn toàn ủng hộ' bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được họ trao giải thưởng nhân quyền hồi năm 2015.

menam8

 Mẹ Nấm đã không thể có mặt để nhận giải Phụ nữ Quốc tế Quả cảm do Đệ nhất Phu Nhân Melania Trump trao tặng hồi tháng 5

Trả lời cho BBC đưa ra hôm 29/6, cùng ngày khi Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh năm 1979.

Bản án liên quan tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Tổ chức Civil Rights Defenders, đặt ở Stockholm, là một trong các tổ chức đã phê phán bản án.

Đây cũng là nơi từng trao giải Người Bảo Vệ Nhân Quyền 2015 cho bà Như Quỳnh.

Trong cáo trạng, được tiết lộ trên mạng, có chi tiết ghi rằng giải thưởng nhân quyền này, trị giá 50.000 euro, "thuộc về tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam", nhưng bà Như Quỳnh "đã sử dụng vào mục đích cá nhân".

Khi được BBC đặt vấn đề về việc sử dụng số tiền giải thưởng, tổ chức Civil Rights Defenders trả lời :

"Chúng tôi không muốn bình luận về các chi tiết của cáo trạng".

"Nhưng chúng tôi có thể xác nhận giải thưởng 2015 được trao cho bà Như Quỳnh vì công tác nhân quyền quan trọng của bà, và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và tin tưởng bà".

Một thông cáo riêng rẽ của Civil Rights Defenders nói bản án cho thấy "gương mặt đàn áp của Việt Nam và sự thiếu tôn trọng nhân quyền của giới chức".

Trước phiên tòa, Civil Rights Defenders cùng một nhóm nhân quyền khác, Ân xá Quốc tế, ra thông cáo chung kêu gọi Việt Nam thả bà Như Quỳnh.

Mạng lưới Blogger Việt Nam hôm 29/6 cũng ra thông cáo nói qua bản án, Việt Nam "đã xem thường dư luận quốc tế, tiếp tục vi phạm những hiệp ước ký kết với quốc tế về nhân quyền".

Ra đời tháng 12/2013, Mạng lưới Blogger Việt Nam nói họ muốn "góp phần phát huy nhân quyền, tranh đấu cho tự do, bảo vệ phẩm cách và giá trị của con người".

Cáo trạng của Viện Kiểm sát

- Sử dụng Facebook để đăng tải thông tin được cho là "tuyên truyền xuyên tạc chống phá nhà nước"

- Thu thập thông tin và viết báo cáo về 31 trường hợp người dân chết sau khi làm việc với công an

- Nhận tiền thưởng từ tổ chức dân sự Civil Rights Defenders sau khi được nhận giải Người bảo vệ nhân quyền

- Khởi xướng chiến dịch vận động nhân quyền năm 2015

- Trả lời báo chí quốc tế

- Lưu giữ tập thơ Bài thơ một vần của Bùi Chát và CD nhạc Về ngư dân Việt Nam của nhạc sĩ Tuấn Khanh

Mẹ Nấm là ai ?

Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Công an tỉnh Khánh Hòa khi bắt bà Quỳnh cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ; bôi nhọ các cá nhân."..

Trước đó bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan trong vụ việc cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức "Người Việt yêu nước" và "Tuyên bố công dân tự do".

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.

Tháng Ba năm 2017, cô được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.

Published in Việt Nam