Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

30/11/2017

Bắc Triều Tiên cứ bắn tên lửa, Thế giới đứng nhìn ?

Tổng hợp

Mỹ và đồng minh có gì để phòng vệ trước tên lửa mới của Bắc Triều Tiên (RFI, 30/11/2017)

Ngay sau vụ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 29/11, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis nhận định giờ đây Bắc Triều Tiên có khả năng tấn công "khắp nơi trên thế giới". Với Hoa Kỳ, tên lửa liên lục địa này của Bắc Triều Tiên đặt ra thách thức mới cho khả năng phòng thủ chống tên lửa để bảo vệ lãnh thổ Mỹ cũng như của các đồng minh.

btt1

Tên lửa liên lục địa Hỏa Tinh 15 (Hwasong-15) của Bắc Triều Tiên rời bệ phóng thử trong đêm rạng sáng 29/11/2017. Ảnh do KCNA thống tấn xã BTT cung cấp ngày 30/11/2017. Reuters/KCNA

Vấn đề trước tiên được đặt ra là tầm cao của tên lửa

Giới quân sự Mỹ và các chuyên gia rất quan tâm phân tích tầm cao của các tên lửa mà Bình Nhưỡng phóng thử. Chưa bao giờ tên lửa Bắc Triều Tiên đạt được độ cao như lần thử hôm qua. Tên lửa phóng thử hôm 4/7 mà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un gọi là quà tặng cho chính quyền Trump mới chỉ đạt độ cao ước tính 2802 km và bắn xa được 933km.

Ông David Wrigh, chuyên gia thuộc Union of Corcerned Scientist, cho biết nếu Bắc Triều Tiên có thể nâng tầm bay cao lên tới 4 500 km thì bán kính hoạt động của tên lửa sẽ vô cùng lớn. Theo chuyên gia David Wrigh, "Nếu các số liệu trên chính xác, với góc bắn bình thường thì loại tên lửa này có thể đạt tầm bắn xa 13 000 km", tức là tên lửa có thể bắn tới tận Washington D.C và như vậy cũng có nghĩa là tên lửa có thể được bắn tới bất kỳ nơi nào trên lục địa Mỹ.

Sau vụ thử tên lửa đạn đạo hôm 04/07, các chuyên gia nhận định vùng Alaska của Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa Bắc Triều Tiên. Nếu như tầm cao 4 500 km của tên lửa thử hôm thứ Tư 29/11 được xác nhận, thì chứng tỏ chế độ Bình Nhưỡng đã có bước tiến nhanh chóng trong công nghệ chế tạo tên lửa.

Mối lo sợ lớn nhất của Washington và đồng minh là Bắc Triều Tiên có thể một ngày nào đó gắn được đầu đạn hạt nhân lên trên tên lửa.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ có đủ tin cậy ?

Mỹ đã chi hàng tỷ đô là để phát triển công nghệ để phòng thủ có hiệu quả trước các loại tên lửa đạn đạo. Người Mỹ vẫn tin tưởng hiệu quả của hệ thống phòng thủ đó của họ.

Ít giờ sau khi Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa hôm qua, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Mỹ, đại tá Rob Manning tuyên bố : "Liên minh giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn tin tưởng vào khả năng tự vệ trước các đe dọa từ Bắc Triều Tiên".

Mỹ và đồng minh quả thực vẫn nắm trong tay một hệ thống công nghệ hiện đại nhưng không phải là tất cả đều hoàn hảo, bảo đảm tuyệt đối.

Để đối phó với tên lửa liên lục địa, Mỹ đã có hệ thống GMD ( Ground-based Midcourse Defense), đặt tại Fort Greely, cách Fairbank (Alaska) 160 km và một hệ thống tương tự khác đặt tại Vandenberg, California. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa chủ chốt này của Mỹ đã được thử nghiệm thành công hồi tháng 5 vừa qua tại California. Tuy nhiên hệ thống này cũng bộc lộ một số điểm yếu, đó là có thể sẽ bị quá tải trong trường hợp bị tấn công ồ ạt.

Mỹ còn cách phòng thủ nào khác để tự vệ và bảo vệ đồng minh ?

Ngoài hệ thống GDM nói trên, Hoa Kỳ và các đồng minh còn được trang bị hệ thống AEGIS – Aegis Ballistic Defense System. Đó là hệ thống được lắp đặt trên trên các chiến hạm bao gồm các radar và các bộ phận bắt sóng cực kỳ nhạy để có thể cung cấp các thông tin cho hệ thống chống tên lửa liên lục địa GDM đặt tại Alaska và California. Đồng thời, AEGIS còn có riêng khả năng đánh chặn các tên lửa tầm ngắn.

Bên cạnh đó, mới đây Hoa kỳ đã bắt đầu triển khai tại Hàn Quốc hệ thống THAAD (Teminal High Altitude Area Defense) có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa tầm ngắn và trung ở cuối hành trình bay. Tuy nhiên, kế hoạch triển khai hệ thống này đã khiến Trung Quốc bực tức vì Bắc Kinh cho rằng lắp đặt hệ thống sẽ chỉ góp phần làm mất ổn định thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Tiến độ lắp đặt hệ thống đang gặp nhiều khó khăn.

Cuối cùng Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể trông cậy vào dàn tên lửa Patriot Advenced Capability-3. Hệ thống này chủ yếu nhằm đối phó với các đe dọa trong vùng nên hiệu quả cũng hạn chế đối với các loại tên lửa liên lục địa.

Tại Châu Âu, các đồng minh của Mỹ cũng được trang bị các hệ thống chống tên lửa, nhưng hệ thống này chỉ tập trung đối phó với các loại vũ khí tầm ngắn từ phía Nga hay Trung Đông.

Bắc Triều Tiên, "thành viên mới" của Câu lạc bộ vũ khí hạt nhân

Sau khi khoe phóng thành công tên lửa liên lục địa hôm 29/11, Bắc Triều Tiên nghiễm nhiên tuyên bố trở thành quốc gia hạt nhân, ngang hàng với một số rất nhỏ các nước trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Câu lạc bộ hạn hẹp của các nước có trong tay thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt này gồm những ai ?

Có tên lửa liên lục địa có khả năng bắn tới bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ, lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng, Kim Jong-un huênh hoang tuyên bố Bắc Triều Tiên đã trở thành một quốc gia hạt nhân thực thụ. Cho đến giờ trên thế giới mới chỉ có 8 quốc gia được xếp trong danh sách những nước có trang bị hạt nhân quân sự, nhưng chỉ có 5 nước được thừa nhận chính thức.

Theo thẩm định của Liên đoàn các nhà Khoa học Mỹ (FAS), trên tổng số 15 nghìn đầu đạn hạt nhân thống kê được trên toàn thế giới thì có khoảng 4 nghìn hiện đã được triển khai sẵn sàng sử dụng. Trong kho vũ khí hạt nhân khổng lồ đủ để tiêu hủy toàn bộ sự sống trên trái đất đó, riêng Mỹ và Nga sở hữu tới 90% .

Trong lịch sử thế giới đến giờ, Hoa Kỳ là nước duy nhất đã sử dụng vũ khí nguyên tử. Đó là hai quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ đã vội vã ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki Nhật Bản ngày 6 và 09/08/1945, trước giờ kết thúc cuộc Đại Chiến Thế Giới thứ 2. Hai quả bom nguyên tử thời kỳ sơ khai đó đã sát hại hơn 200 nghìn người ngay tại chỗ và tiếp tục để lại những di chứng thảm thương cho dân Nhật đến tận bây giờ chưa hết.

Điều nghịch lý là sau thảm họa hạt nhân đó, thế giới Đông – Tây lại lao vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân điên rồ làm cho kho vũ khí hạt nhân trên địa cầu cứ lớn dần lên. Ý thức được mối đe dọa hủy diệt khôn lường của vũ khí hạt nhân, Hiệp ước không phổ biến hạt nhân TNP đã được ký năm 1968 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970.

Hiệp ước chỉ công nhận 5 quốc gia chính thức được sở hữu bom nguyên tử : Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc. Các nước này phải cam kết không chuyển giao công nghệ hạt nhân quân sự cho nước khác. TNP còn cấm tất cả các nước không có vũ khí hạt nhân tìm cách chế tạo, mua sắm vũ khí hạt nhân.

Ngay từ khi Hiệp ước được ký, nhiều nước đã tự nguyện tuyên bố chối bỏ chương trình phát triển hạt nhân quân sự, đó là : Thụy Điển (1968), Thụy Sĩ (1969), Nam Phi (1991) và các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn có 4 quốc gia, không ký Hiệp ước, vẫn theo đuổi trang bị bom hạt nhân một cách không chính thức. Đó là Pakistan, Ấn Độ, Israel. Gần đây là Bắc Triều Tiên, năm 2003 đã rút khỏi TNP để theo đuổi con đường hạt nhân quân sự của họ.

Tại sao công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn được phổ biến bất chấp Hiệp ước TNP ? Câu hỏi này chưa bao giờ được giải đáp đầy đủ. Người ta mới chỉ biết đến một cá nhân. Đó là nhà khoa học người Pakistan, Abdul Qadeer Khan. Ông này bị tố cáo là một trong số các nhà khoa học đã tham gia phổ biến hạt nhân.

Năm 2004, ông thú nhận đã bán các bí mật hạt nhân cho Iran, Libya và Bắc Triều Tiên. Sau nhiều năm bị quản thúc tại gia, nhà khoa học này đã rút lại thú nhận trên. Tuy vậy, ở Pakistan, Abdul Qadeer Khan vẫn được coi như người hùng đã giúp thế giới Hồi giáo có được quả bom nguyên tử đầu tiên.

Trong số các nước phát triển hạt nhân quân sự, Iran là một trường hợp đặc biệt. Bị cộng đồng quốc tế nghi ngờ phát triển vũ khí hạt nhân trong những năm 2000, cuối cùng tháng 7/2015, Teheran đã ký được với các cường quốc một thỏa thuận hạt nhân, cam kết chỉ phát triển hạt nhân dân sự để đổi lại việc gỡ bỏ trong vòng 10 năm các trừng phạt của quốc tế. Có điều, thỏa thuận này giờ đang bị tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa rút khỏi bất kỳ lúc nào.

(Tổng hợp từ AFP)

********************

Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Vũ khí răn đe hạt nhân của Mỹ đáng tin cậy ? (RFI, 30/11/2017)

Tại diễn đàn an ninh quốc tế Halifax diễn ra từ ngày 17-19/11/2017 ở Canada, tướng Hyten, lãnh đạo kho vũ khí chiến lược của Mỹ khẳng định sẽ không tuân thủ "một cách mù quáng" mệnh lệnh của tổng thống Donald Trump nếu ông thấy đó là "bất hợp pháp". Tuyên bố này đang làm dấy lên một tranh luận về độ tin cậy vũ khí răn đe hạt nhân của Mỹ.

btt2

Honest John, được chế tạo năm 1953, tên lửa đầu tiên của Hoa Kỳ có thể mang đầu đạn hạt nhân.Wikimedia Commons

Báo Le Monde (22/11/2017) trong bài viết đề tựa "Đối mặt với Bắc Triều Tiên, vũ khí răn đe hạt nhân của Mỹ cần xét lại" trước hết nhận định phát biểu trên của tướng Hyten vô hình chung đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trong nước về khả năng điều hành đất nước của tổng thống Donald Trump.

Hồi tháng 8 năm nay, nguyên thủ Mỹ đe dọa "một cơn bão lửa và phẫn nộ chưa từng có" trút xuống Bắc Triều Tiên. Hậu quả là tại Quốc Hội, các nghị sĩ đảng Dân Chủ muốn giới hạn quyền hành của vị tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa này, vốn có ý định dùng vũ khí hạt nhân đánh phủ đầu Kim Jong-un.

Tướng Hyten, đến tham dự diễn đàn Halifax giải thích rằng có lẽ ông sẽ không áp dụng một cách mù quáng quyết định có thể gây ra ngày tận thế. Vị tướng này cũng cho biết vẫn phải tuân theo nguyên tắc quyền chiến tranh : tính cần thiết sử dụng vũ khí nguyên tử, mức độ đáp trả, phân biệt các mục tiêu, hạn chế thiệt hại thường dân.

Gánh nặng leo thang

Ngoài việc nói đến tính khí thất thường của ông Trump, những nguyên nhân sâu xa nhất, có liên quan đến độ tin cậy của sức mạnh răn đe hạt nhân Mỹ có thể giải thích phần nào việc dấy lên một số tranh luận về hạt nhân tại Mỹ.

Tướng Hyten còn thuật lại yêu cầu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis, "tạo điều kiện sao cho ngành ngoại giao vận hành, sao cho mọi thứ đều sẵn sàng, mỗi phút, mỗi ngày để đáp trả mọi hành động tấn công từ Bắc Triều Tiên". Theo ông Hyten, việc bảo đảm rằng điều đó có thể mang lại "một kết cục tồi" cho Kim Jong-un "là một yếu tố răn đe rất rõ ràng".

Hoa Kỳ có một kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí nguyên tử trị giá 1 500 tỷ đô la trong vòng 30 năm. Được đưa ra dưới thời tổng thống Barack Obama, kế hoạch này đã được chính quyền Donald Trump thông qua bất chấp các chỉ trích về chi phí.

Về điểm này, Le Monde trích đánh giá của một chỉ huy quân đội Mỹ cho rằng : "Người ta đã quên khái niệm răn đe là gì." Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, khái niệm này rất rõ ràng. Nhưng "vào thế kỷ XXI, khái niệm này trở nên bao quát hơn. Răn đe bắt đầu bằng các loại vũ khí hạt nhân nhưng bao hàm cả những hoạt động không gian, mạng và vũ khí quy ước".

Chuyên gia Corentin Brustlein, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) trong một bài phân tích đăng ngày 24/11/2017 (La Guerre nucléaire limitée : un renouveau stratégique américain - Chiến tranh hạt nhân hạn chế : Một sự đổi mới chiến lược của Mỹ) có lưu ý là từ lâu học thuyết quân sự của Mỹ đã coi trọng cả việc xử lý những tình huống leo thang có thể qua việc dựa vào khả năng sử dụng có hạn chế vũ khí hạt nhân.

Thế nhưng Hoa Kỳ đã phải thích ứng vị thế của mình trước các kịch bản quân sự do Bắc Triều Tiên và Nga đặt ra, cũng như là các loại vũ khí "chống xâm nhập" (deni d’accès)(sức mạnh của hệ thống phòng không). Do đó, trong tương lai, kho vũ khí hạt nhân sẽ bao gồm cả các loại vũ khí "linh hoạt" hơn, nghĩa là công năng có thể thay đổi hay song song (quy ước và hạt nhân).

Vẫn theo giải thích của ông Brustlein, "ngày nay xác suất ngưỡng hạt nhân bị vượt bởi chính các đối thủ của Mỹ lớn hơn là chính từ Mỹ hay từ NATO. Tuy nhiên, gánh nặng leo thang dường như là không mấy nhẹ". Dưới thời Obama, ưu tiên "tối đa hiệu quả răn đe khởi đầu, nghĩa là đánh chặn ngay từ đầu ý định sử dụng vũ khí hạt nhân hơn là chứng tỏ khả năng đi theo mỗi nấc của một cuộc leo thang". Các kế hoạch quân sự cũng bao gồm cả năng lực quy ước, mạng và không gian.

"Kế hoạch B"

Tổng thống Trump sẽ thông qua một học thuyết hạt nhân mới vào đầu năm 2018. Do đó, theo quan điểm của IFRI, trong khi chờ đợi, "Lầu Năm Góc buộc phải quay trở lại với những học thuyết cơ bản, nhất là các nguyên tắc 'ngoại giao vũ lực' theo như lý thuyết do Thomas Schelling đưa ra, nhắc lại việc đi đôi đe dọa (đáp trả hay cấm đoán) và cam kết kềm chế nếu như bên tấn công từ bỏ các tham vọng là cần thiết."

Các bên tham gia diễn đàn Halifax có nêu ra câu hỏi : Liệu chúng ta có thể sống chung với một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân hay không ? Tướng Hyten đáp rằng : "Câu trả lời là có. Đúng hơn hết câu hỏi phải là : Liệu chúng ta có muốn điều đó hay không".

Còn theo cựu bộ trưởng Quốc Phòng Israel, Moshe Yaalon, "Chúng ta nên nhìn nhận là chiến lược được tiến hành chống lại Bắc Triều Tiên là một thất bại". Hơn nữa với ông Moshe Yaalon, Iran mới là mối đe dọa chính.

Giới quan chức quân sự Mỹ thì tỏ ra thận trọng, nhưng một số người nghĩ rằng cần phải tấn công, theo như thổ lộ của ông Eliot Cohen, giáo sư đại học Johns Hopkins tại Washington với báo Le Monde. "Bởi vì một bộ phận quân đội Hàn Quốc nghĩ rằng nên chọn giải pháp chiến tranh hơn là bị đặt dưới quyền bảo hộ của Mỹ suốt đời".

Tuy nhiên, ông Sung-Han Kim, Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Ilmin tại Seoul lưu ý là mối đe dọa Bắc Triều Tiên đang tác động đến "hệ thống liên minh của Hoa Kỳ, bởi vì Hàn Quốc và Nhật Bản không hoàn toàn tin tưởng vào lá chắn tên lửa Mỹ". Vẫn theo vị chuyên gia này, Seoul nên có một kế hoạch dự phòng do các nỗ lực ngoại giao đã thất bại.

Ông Kim cho rằng Seoul có ba chọn lựa : "Hoàn tất hệ thống lá chắn tên lửa của Hoa Kỳ ; tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ; và Hàn Quốc tự phát triển vũ khí cho chính mình". Tuy nhiên, về chọn lựa cuối cùng, tướng Hyten đã có câu trả lời dứt khoát là "Không".

RFI tiếng Việt

**********************

Mỹ kêu gọi quốc tế cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên (RFI, 30/11/2017)

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn hôm qua 29/11/2017 để lên án vụ bắn hỏa tiễn mới nhất của Bắc Triều Tiên, mà theo các chuyên gia có thể tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn, cảnh báo chế độ Bắc Triều Tiên sẽ bị "hủy diệt" trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên không có biện pháp trừng phạt mới nào được đưa ra. Mỹ kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc cô lập Bình Nhưỡng.

btt3

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley trong phiên họp Hội Đồng Bảo An về vụ thử tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên, tại New York ngày 29/11/2017. Reuters/Lucas Jackson

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :

Sau tám lần trừng phạt vẫn chưa có được kết quả như mong muốn, nay Mỹ muốn ra tay mạnh hơn : tất cả các Nhà nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Bình Nhưỡng.

Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng nên đối xử với Bắc Triều Tiên như một quốc gia bị tẩy chay, đồng thời tỏ ý tiếc rằng, mặc dù đã có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục xuất khẩu được than đá.

Và trước sự lì lợm của Bình Nhưỡng, bà Nikki Haley hối thúc Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên, hãy chứng tỏ vị thế của mình qua việc ngưng hẳn cung ứng dầu lửa. Đó là lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh luôn từ chối vượt qua, để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Nhưng đối với Washington, đây là một cách để khởi đầu thương lượng, nhằm cố gắng tìm ra một thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới cứng rắn hơn, và ngăn lại chương trình đạn đạo Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ cảnh báo, nếu cơ hội thương thảo bị thu nhỏ mỗi lần hỏa tiễn được bắn đi, thì nguy cơ xảy ra chiến tranh lại đến gần hơn.

Bắc Kinh vẫn lên án và tỏ quan ngại như thông lệ

Về phía Bắc Kinh, như thường lệ, đã lên án sự khiêu khích của Bình Nhưỡng. Tối qua tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện điện thoại với Tập Cận Bình, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ mạnh tay hơn. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt :

Việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, duy trì hòa bình và ổn định vẫn là mục tiêu không lay chuyển của Trung Quốc…Đó là những gì mà chủ tịch Tập Cận Bình có thể đã nói với đồng nhiệm Mỹ. Không có chuyện Bắc Kinh sẽ cứng rắn hơn trước Bình Nhưỡng, trong cuộc điện đàm với tổng thống Donald Trump - được Tân Hoa Xã đưa tin.

Lý lẽ của Bắc Kinh không thay đổi lấy một ly một tí nào. Cứ mỗi lần nước láng giềng hay gây rắc rối bắn hỏa tiễn, Trung Quốc lại ra tuyên bố lên án.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, ông Cảnh Sảng nói : "Chúng tôi phản đối và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên tôn trọng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngưng mọi hành động gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan phản ứng với sự thận trọng, và phối hợp với nhau vì hòa bình và ổn định khu vực".

Bài xã luận trên Hoàn cầu Thời báo sáng nay viết : "Chắc chắn các hoạt động ngoại giao của Mỹ chỉ là một thất bại to lớn. Bây giờ là lúc để Hoa Kỳ nhận ra rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ không có tác động như mong muốn".

Tại Hàn Quốc, một bộ trưởng hôm nay bày tỏ lo ngại nếu Bắc Triều Tiên lại có hành động khiêu khích vào thời điểm diễn ra Olympic mùa đông tại Pyeongchang (từ ngày 09 đến 25/02/2017) thì sẽ là một đòn nặng cho Thế vận hội.

Thụy My

*********************

Mỹ dọa ‘triệt hạ’ giới lãnh đạo Bắc Hàn (VOA, 30/11/2017)

Hoa Kỳ cảnh báo rng gii lãnh đo Bc Hàn s b "tiêu dit hoàn toàn" nếu chiến tranh bùng ra, theo Reuters.

btt4

Đại s M ti Liên Hip Quc Nikki Haley phát biểu tai cuc hp ca Hi đng Bo an hôm 29/11.

Lời đe da này xut hin sau khi Bình Nhưỡng phóng th tên la ti tân nht, bt chp các ngh quyết ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc và đt lc đa M vào tm ngm.

Chính quyền ca Tng thng Trump đã nhiu ln tuyên b rng đang đ ng mi gii pháp, trong đó có quân sự, nhm đi phó vi chương trình vũ khí ht nhân và tên la ca Bc Hàn, nhưng nói thêm rng M vn thích gii pháp ngoi giao hơn, theo Reuters.

Phát biểu ti phiên hp khn ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc hôm 29/11, đi s M Nikki Haley nói rằng Hoa Kỳ chưa bao gi tìm cách gây chiến vi Bc Hàn.

"Nhưng nếu chiến tranh bùng ra, đó là bi vì các hành đng gây hn liên tiếp như chúng ta đã chng kiến hôm qua", bà Nikki nói. "… và nếu chiến tranh bùng ra, không còn nghi ng gì na, chế đ Bc Hàn s b tiêu dit hoàn toàn".

Bà Haley nói thêm rằng Hoa Kỳ đã kêu gi Trung Quc, nước láng ging và là đi tác thương mi ln duy nht ca Bình Nhưỡng, ct đt ngun cung ng du cho Bc Hàn. Đây là điu Bc Kinh lưỡng l bt lâu nay. Tng thng Trump và Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình trước đó đã đin đàm.

Theo Reuters, nhiều đi tng thng M đã không th ngăn chn Bc Hàn phát trin vũ khí ht nhân và chương trình tên la tinh vi. Tng thng Trump hin cũng cht vt khng chế Bình Nhưỡng k từ lên nhậm chc tháng Mt năm ngoái.

Ông Trump từng tuyên b rng nếu cn, Hoa Kỳ s "hy dit" Bc Hàn đ bo v mình cũng như các đng minh khi mi đe da ht nhân.

**********************

Macron : "Tôi tin vào vai trò Trung Quốc và Nga" trong hồ sơ Bắc Triều Tiên (RFI, 30/11/2017)

Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho RFI và France 24, ngày 29/11/2017, bên lề thượng đỉnh Âu-Phi, ở Abidjan, Côte d’Ivoire, tổng thống Pháp Emmanuel đã đề cập đến các hồ sơ quốc tế quan trọng, nạn buôn người như nô lệ tại Libya, và quan hệ giữa Pháp và Châu Phi…

btt5

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời phỏng vấn các phóng viên truyền hình France 24 Roselyne Fevre (trái) và Christophe Boibouvier (phải) của đài RFI bên lề thượng đỉnh Âu-Phi tại Abidjan, Côte d'Ivoire ngày 29/11/2017. Reuters/Ludovic Marin/Pool

Bắc Triều Tiên : "Tôi tin vào vai trò của Trung Quốc và Nga"

Về vụ chế độ Bình Nhưỡng, ngày 29/11, lại bắn tên lửa đạn đạo, tổng thống Emmanuel đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường trừng phạt. Ông nói : " Tôi rất tin vào vai trò của Trung Quốc và Nga, để đưa ra những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất, hiệu quả nhất nhắm vào Bắc Triều Tiên".

"Tôi sẽ công du Iran vào thời điểm thích hợp"

Vào lúc quan hệ giữa Iran và Pháp đang có những dấu hiệu căng thẳng, trong cuộc trả lời phỏng vấn, Emmanuel Macron cho biết : "Như tôi đã nói, tôi sẽ đi Iran vào thời điểm thích hợp". Ông nhấn mạnh : "Cần phải chuẩn bị cho chuyến đi này, trong khuôn khổ điều mà tôi đã nói : Iran không phải là một đối tác, chúng ta (Pháp và Iran) có một mối quan hệ thông qua thỏa thuận hạt nhân".

Lật qua trang sử "gia trưởng" và "chống thực dân"

Khi thừa nhận là tại Châu Phi, có một sự thiếu tin tưởng đối với pháp và Liên Hiệp Châu Âu, tổng thống Emmanuel Macron nhấn mạnh tới cách tiếp cận "không mặc cảm" đối với Châu Phi. Ông tuyên bố : "Tôi biết tất cả những sai lầm của quá khứ", đồng thời bác bỏ kiểu quan hệ "gia trưởng" của Pháp cũng như tư duy "chống thực dân" của Châu Phi.

"Những gì xẩy ra tại Libya, đó là tội ác chống nhân loại"

Ngay trước khi tham dự cuộc họp khẩn cấp đấu tranh chống những kẻ buôn bán người nhập cư như nô lệ tại Libya, ông Macron cho rằng cần có một hành động mang tính cảnh sát tại Libya. Ông nói : "Chúng ta cần đưa ra một sáng kiến cụ thể về quân sự và cảnh sát trên thực địa. Cũng cần phải có những biện pháp trừng phạt".

Pháp, Đức, Nigeria, Tchat, Maro, Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Phi và Liên Hiệp Châu Âu đã tham dự cuộc họp khẩn cấp vào tối thứ Tư 29/11. Vụ bán đấu giá những người nhập cư như nô lệ tại Libya là một trong những chủ để chính của thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Phi- Liên Hiệp Châu Âu lần thứ 5 được tổ chức tại Côte d’Ivoire.

Trả lời phỏng vấn RFI và France 24, tổng thống Pháp nhấn mạnh : "Những gì xẩy ra tại Libya, đó là tội ác chống nhân loại.Chúng ta cần phải tố cáo và hành động. Chúng ta phải cùng nhau tấn công vào các mạng lưới những kẻ buôn người".

Nguyên thủ Pháp nói : "Tôi cũng mong muốn là chúng ta có thể tiến hành trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, các biện pháp trừng phạt nhắm vào những kẻ buôn người. Những kẻ buôn người đó có dính líu đến mạng lưới khủng bố".

RFI tiếng Việt

*********************

Tổng Thống Mỹ thảo luận với Chủ Tịch Trung Quốc về tình hình Triều Tiên (RFA, 29/11/2017)

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gọi điện thoại nói chuyện với Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình, để cùng bàn thảo về tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên và việc Bắc Hàn mới phóng thử thành công tên lửa đạn đạo có tầm hoạt động xa nhất và mạnh nhất.

btt6

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 9/11/2017. (Ảnh minh họa) - AFP

Tin từ Nhà Trắng cho hay trong cuộc thảo luận, Tổng Thống Trump kêu gọi Trung Quốc nỗ lực hơn nữa, sử dụng tất cả mọi thế lực đang có đối với Bắc Hàn, để buộc Bình Nhưỡng phải đình chỉ tức khắc chương trình võ khí hạt nhân, không tiếp tục có những hành động gây bất ổn.

Trước đó, Tổng Thống Hoa Kỳ đã nói chuyện với Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản và Tổng Thống Moon Jea-In của Nam Hàn. Vẫn theo Nhà Trắng, cả 3 nhà lãnh đạo cũng nhắc lại lời cam kết sẽ cùng hợp tác để chống lại mọi nguy cơ đến từ Bắc Hàn.

Quay lại trang chủ
Read 652 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)