Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 21/6 vừa qua, trang mng ca Đài Á Châu T Do (RFA) đăng bài "Căng thng Vit - Trung", trong đó có đon : "Chuyên gia quc tế lo ngi s có đng đ xy ra trên bin Đông gia Vit Nam và Trung Quc gn bãi Tư Chính, nơi tàu Trung Quc ct cáp tàu Vit Nam vào năm 2011. Đây là lô dầu 136/03 mà Vit Nam mi đây bt đu cho thc hin các hot đng khai thác du. Giáo sư Carl Thayer, thuc Hc vin Quc phòng Úc cho biết đã có thông tin v vic Trung Quc đã trin khai khong 40 tàu và máy bay vn ti Y-8 đến khu vc khai thác ca Vit Nam".

vi1

Trong một cuc biu tình ti Đng Nai.

Đây không phải là ln đu Trung Quc có đng thái hăm do Vit Nam. Trong quá kh, Bc Kinh đã không ít ln hành x như vy, k c vic điu đng quân đi, và đó là nhng din biến hết sc nhy cm mà truyn thông chính thống ca c hai bên không bao gi đưa tin. K t năm 1990 đến nay, gia Vit Nam và Trung Quc không xy ra thêm mt v đng đ quân s nào. Vì thế, người ta cũng không bao gi biết được đy đ thông tin v nhng ln Bc Kinh "đng binh" đe da Hà Ni, mà chỉ nghe phong phanh qua nhng thông tin rò r, hoc qua nhng kênh thông tin không chính thc, trong bi cnh ngay t năm 2008, Trung Quc đã son tho kế hoch xâm ln Vit Nam 31 ngày (*) mt cách bài bn và chi tiết.

Tại sao Trung Quc hay đe da Việt Nam ?

Mặc dù bi cnh din ra các v căng thng ngoi giao khác nhau trong tng trường hp c th nhưng bn cht ca chúng thì gn như không thay đi : Vit Nam mun bo v ch quyn hay li ích quc gia hp pháp ca mình trước s c hiếp quá đáng ca Trung Quốc. Chng hn, trong v căng thng đang thu hút s chú ý đc bit ca dư lun trong và ngoài nước nói trên, Vit Nam t trước ti nay luôn khng đnh khu vc bãi Tư Chính nm trong thm lc đa ca mình, không thuc khu vc tranh chp vi bt kỳ quc gia nào. Ngược li, phía Trung Quc thì cho rng khu vc đó nm trong đường lưỡi bò, vn do h tưởng tượng ra và bao trùm phn ln Bin Đông, vì thế đó là khu vc tranh chp, cn "thương lượng, đàm phán" đ "phân đnh".

Việc Bc Kinh ln này li gi th đoạn đe dọa quân s vi Vit Nam là bng chng cho thy đây là "ngón võ" ưa thích ca h, thường đem li kết qu có li cho h. Bi ch cn mt ln b đe da mà đi phương không t ra nao núng thì k hăm da đã cm thy ê ch, còn đi tượng b hăm do thì li càng trở nên khinh nhn, cng đu.

Tại sao Trung Quc li thường thành công vi th đon đe da s dng bo lc vi Vit Nam, và ti sao dù hai bên đã không ít ln xy ra căng thng nhưng k t năm 1990 đến nay chưa mt v đng đ quân s nào gia hai bên được ghi nhn ?

Xin thưa, lý do rt đơn gin. Trong ban lãnh đo Vit Nam luôn tn ti ba xu hướng quan đim – đó là xu hướng "thân Tàu", xu hướng "thân M, phương Tây" và xu hướng trung dung (không theo Tàu mà cũng chng theo Tây). Trong ba xu hướng quan điểm này, xu hướng "thân Tàu" hu như luôn chiếm ưu thế, bng chng là k t sau Đi hi VI đến nay, các v Tng Bí thư luôn th hin lp trường đó, trong khi đt nước thì ngày càng rơi vào vòng cương ta ca Bc Kinh.

Dĩ nhiên, những người có lp trường "thân Tàu" thì luôn sẵn sàng nhượng b các ông ch Trung Nam Hi, hoc ít nht là không phn đi trước nhng yêu sách ca h. Quan trng hơn, Trung Quc không ch là ch da ca phái "thân Tàu", mà còn là ch da ca c chế đ cng sn Vit Nam. Vì thế, nếu Bắc Kinh phát đng tn công quân s Vit Nam thì cng sn Vit Nam gn như chc chn s sp đ. Trước vin cnh đó, vic Trung Quc đe do tn công còn tác đng đến tâm lý và làm lung lay lp trường ca các thành viên có quan đim trung dung, thm chí c những người có xu hướng cp tiến trong b máy, bi cho dù có căm ghét người láng ging phương bc "to xác, xu bng" đến my đi na thì nhng ông "vua không ngai" này cũng không mun chế đ sp đ đ ri mi quyn lc, bng lc bng chc "mt đi không tr lại".

"Thấu hiu" tâm lý đó nên mi khi căng thng xy ra, Trung Quc thường hăm da tn công Vit Nam, và kết qu là h gn như luôn đt được điu mình mong mun trong nhng ln đe da "đng binh", tiến thêm mt bước đến mc tiêu hin thc hóa gic mơ thôn tính Việt Nam vn cháy bng trong tâm can sut hàng ngàn năm nay.

Vậy nếu Hà Ni không chu không chu lùi bước thì Trung Quc có dám đánh Vit Nam hay không ?

Những yêu sách ca Trung Quc trên Bin Đông là hoàn toàn phi pháp, bt chp c bng chng lch sử ln lut pháp quc tế. Vì vy, Trung Quc luôn yếu thế v mt lý l, và sc mnh đáng k nht ca h chính là quân s. Mc dù vy, bn thân Bc Kinh cũng rt ngi phi dùng ti sc mnh này. Bi l nếu h đánh Vit Nam thì Hà Ni buc phi ng sang M và phương Tây đ bo v ch quyn và li ích quc gia, đng thi ci t h thng và dân ch hóa đt nước đ t cường dân tc, nếu không mun b dân chúng vùng lên lt đ trong mt cuc cách mng bo lc. Còn M và đng minh, cho dù không mun b cun vào mt cuc chiến trc din kéo theo nhiu hu qu khó lường vi Trung Quc, cũng s vì li ích thiết thân ca mình mà ng h Vit Nam trong kh năng có th. Ch chng đó thôi đã cho thy đây là mt cuc chiến đy ri ro vi Bc Kinh, chưa k phn ng ca các quốc gia trong khu vc và cng đng quc tế.

Tóm lại, chng nào ban lãnh đo Vit Nam còn trùm lên đu dân tc cái vòng kim cô mang tên Marx-Lenin, chng đó các gng kìm chính tr - kinh tế - quân s mang nhãn hiu Đi Hán vn dn siết cht di đt hình ch S, và khi đó thì Trung Quc chng di gì mà li mun "dy cho Vit Nam mt bài hc".

Bất lun thế nào, khi đi tượng b do dm c im lng chu đng mt cách hèn nhát, bc nhược đ ri đi ti đu hàng, nhượng b theo cách này hay cách khác thì qu thc là "ngu gì mà không doạ".

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 23/06/2017

(*) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/China-InvasdionPlans-and-who-was-behind-the-scene-to-mastermind-MLam-09092008134943.html

Published in Diễn đàn

Bắc Kinh tức giận vì Hà Nội xích lại gần với Tokyo và Washington ? (RFI, 22/06/2017)

Tranh cãi đã nổ ra trong cuộc họp kín khiến Trung Quốc đột ngột hủy cuộc họp quân sự cấp cao với Việt Nam. Giới phân tích đưa ra hai nguyên nhân làm cho Trung Quốc giận dữ dẫn đến việc hủy bỏ cuộc gặp giữa các giới chức quân sự này.

vn1

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng, Washington, ngày 31/05/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Thứ nhất, trong chuyến công du Hà Nội tuần này, tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch quân ủy trung ương, đã tỏ ra tức giận trước các nỗ lực gần đây của Việt Nam thúc đẩy hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trong một thời gian ngắn, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có hai chuyến công du đến Washington và Tokyo. Bên cạnh đó, hồi tuần trước, lực lượng tuần duyên Việt Nam và Nhật Bản còn tiến hành các cuộc thao dượt chung trên Biển Đông với chủ đề ngăn chận đánh bắt bất hợp pháp.

Nguyên nhân thứ hai, cũng có lẽ là lý do chính khiến Trung Quốc bực bội, Việt Nam rất có thể đã từ chối từ bỏ việc thăm dò và khai thác dầu khí tại một số khu vực trên Biển Đông mà cả hai bên đều có yêu sách chủ quyền.

Đòi hỏi này của Bắc Kinh có thể liên quan đến một dự án gọi là Blue Whale (Cá Voi Xanh), một dự án thăm dò dầu khí chung trên Biển Đông giữa tập đoàn Nhà nước PetroVietnam với Exxon Mobil, mà ngoại trưởng Mỹ hiện nay, Rex Tillerson từng là lãnh đạo. Thỏa thuận khai thác khí ga này được ký kết dưới thời ngoại trưởng John Kerry.

Khu vực khai thác này, dự kiến để sản xuất khí cho nhà máy phát điện thế hệ mới vào năm 2030, lại sát với quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp và gần với "đường chín đoạn" mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, chiếm gần hết diện tích vùng Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn tờ New York Times, ông Alexander L.Vuving, chuyên gia về Việt Nam thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về An Ninh Châu Á Thái Bình Dương Daniel K.Inouye, tại Hawai, nhận định dự án này dường như đang tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm cho chiến lược Biển Đông của Trung Quốc".

Dẫu sao thì Việt Nam và Trung Quốc rồi cũng sẽ phải "sớm giải quyết vấn đề này vì cả hai bên đều mong muốn sự ổn định" như nhận định của ông Hứa Lợi Bình (Xu Liping), chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á, thuộc Học Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc.

Một quan điểm cũng được ông Lê Hồng Hiệp, thuộc Iseas Yusof Ishak Institute tại Singapore đồng chia sẻ. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cảnh báo là trong ngắn hạn có nguy cơ xảy ra nhiều căng thẳng mới. Trung Quốc dường như đang gia tăng nỗ lực ngăn chận Việt Nam xích lại gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trả lời New York Times qua thư điện tử, ông viết : "Vì Việt Nam muốn đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nước này đang có kế hoạch khai thác dầu khí nhiều hơn trên vùng Biển Đông. Vì vậy, rủi ro đối đầu trên biển cũng tăng theo".

Minh Anh

**********************

Trung Quốc đột ngột hủy cuộc họp quân sự với Việt Nam (RFI, 22/06/2017)

Báo Mỹ New York Times ngày 21/06/2017 cho biết cuộc họp cấp cao quân sự để bàn về tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã đột ngột bị hủy vào giờ chót. Theo giới chuyên gia, dường như đã nổ ra tranh cãi giữa Trung Quốc và Việt Nam trong một cuộc họp kín trước đó.

vn2

Tàu hải cảnh Trung Quốc (P) sử dụng vòi rồng tấn công tầu hải cảnh Việt Nam trên Biển Đông, gần quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 03/05/2014. Reuters/Vietnam Marine Guard

Cuộc gặp giữa các giới chức quân sự Việt Nam và Trung Quốc được dự kiến vào thứ Ba, 20/06. Tuy nhiên, sự kiện này đã bị hủy bỏ và cùng ngày, bộ Quốc Phòng Trung Quốc ra thông cáo ngắn gọn cho biết lý do là vì điều kiện "sắp xếp công việc".

Thông báo này được đưa ra sau khi tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch quân ủy trung ương, đã rút ngắn chuyến công du Việt Nam.

Giới quan sát đưa ra nhiều giả thuyết như Trung Quốc tức giận về việc Việt Nam thúc đẩy hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Và dường như Bắc Kinh không thuyết phục được Hà Nội từ bỏ dự án khai thác dầu khí trên Biển Đông.

Trên nguyên tắc, cuộc họp giữa các giới chức quân sự này được tổ chức trong khuôn khổ Chương Trình Trao Đổi Hữu Nghị Biên Giới Quốc Phòng Việt – Trung, được bắt đầu từ năm 2014, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.

Trước đó, truyền thông Nhà nước Trung Quốc và Việt Nam đã loan báo rộng rãi cuộc họp lần này, dự kiến được tổ chức tại một điểm nằm dọc theo vùng biên giới, nơi từng xảy ra cuộc chiến biên giới đẫm máu 1979.

Minh Anh

******************

Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’ ?  (BBC, 22/06/2017)

Báo Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo, hôm 21/6 đã xác nhận giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc bị hủy bỏ.

vn3

Thượng tướng Phạm Trường Long (trái) là Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương của Giải Phóng Quân

Tờ báo cũng xác nhận Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam tuần này.

Tuy vậy, tờ báo không nói có hay không mâu thuẫn giữa hai nước, mà chỉ nói nguyên do vì "sự sắp xếp công việc".

Rút ngắn hay bị mời về ?

"Phía Trung Quốc quyết định hủy cuộc gặp quốc phòng ở biên giới vì nguyên do liên quan sự sắp xếp công việc", tờ báo dẫn lời một viên chức thông tin của bộ quốc phòng Trung Quốc.

Hoàn cầu Thời báo nói phái đoàn Thượng tướng Phạm Trường Long, rời Bắc Kinh hôm 12/6, thăm Tây Ban Nha, Phần Lan rồi đến Việt Nam.

Tờ báo hoàn toàn không nhắc có mâu thuẫn gì dẫn đến việc cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam.

vn4

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội hôm 18/06

Trả lời thảo luận trên Facebook Live của BBC Tiếng Việt hôm 22/06, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu người Việt ở Singapore nói theo ông biết thì "phía Việt Nam đã mời Thượng tướng Trung Quốc về" vì các phát biểu của ông ta.

Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng nói tuyên bố của Tướng Phạm "như một lời đe dọa quân sự" đối với Việt Nam.

Trong khi đó, ngày 22/6, tờ báo lớn đặt tại Hong Kong, South China Morning Post, cũng dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc về sự việc.

Theo giới quan sát Trung Quốc, việc hủy giao lưu dường như thể hiện bất mãn của Bắc Kinh về việc Việt Nam định khai thác dầu khí ở Biển Đông, và nỗ lực gần hơn với Nhật.

Hồi tháng Giêng, Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với hai đối tác Việt Nam.

Hôm 13/6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng.

Nhân dân không thích nhau

Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải đặt tại Trung Quốc, nói với South China Morning Post :

"Một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể là vì Bắc Kinh xem Việt Nam nuốt lời hứa không khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải".

Ông này nói : "Việt Nam gần đây cũng quan hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật".

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã thăm liên tiếp Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trong khi đó, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói với Diễn đàn Bàn tròn của BBC hôm 22/06 :

"Điểm khai thác ExxonMobil ký với Việt Nam nằm trong thềm lục địa của Việt Nam nên không phải là vùng tranh chấp".

Ông Trương Minh Lượng, chuyên gia từ Đại học Tế Nam, nói quan hệ hai nước có thể sẽ xấu đi.

vn5

Phái đoàn quân sự Trung Quốc gồm các tư lệnh, phó tư lệnh của Tham mưu, Hải lục không quân đến Hà Nội hội đàm với Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 18/06. Người mặc đồ dân sự là đại sứ Hồng Tiểu Dũng.

"Trung Quốc và Việt Nam đang ở trong thế nghịch lý".

"Về chính thức, hai chính phủ nỗ lực xây dựng quan hệ tốt hơn nhưng ở phía không chính thức, nhân dân hai nước đang có thái độ ngày càng tiêu cực về nhau".

**********************

Diễn biến mới vụ tướng Trung Quốc ‘đột ngột bỏ về’ (VOA, 22/06/2017)

Việc ông Phm Trường Long, quan chc quân s đy quyn lc ca quc gia láng ging phương Bc, mi đt ngt ct ngn chuyến thăm "quc gia cộng sn anh em" tiếp tc gây ra nhiu đn đoán.

vn6

Phó Chủ tch Quân y trung ương Trung Quc Phm Trường Long

Ông Nguyễn Vinh Quang, cu Phó đi s Vit Nam ti Trung Quc, nói vi VOA Vit Ng rng đây là mt chuyn "chưa tng có" : "Chưa có trường hp tin l. Tôi cũng cm thy đt ngt v chuyn này".

Bộ Quc phòng Trung Quc đã ra thông cáo ngn gn, trong đó nói rng v tướng ca h phi hy s kin giao lưu trên biên gii vi phía Vit Nam vì lý do "sp xếp lch làm vic".

Tuy nhiên, ông Trần Công Trc, Cu Trưởng ban Biên gii Chính ph, cho rng gc r ca vn đ có th xut phát t chuyn tranh chp lãnh hi.

Ông nhận đnh tiếp : "Vi mt chuyến đi như vy, phi t chc, sp xếp t trước, có th hàng năm tri ri, nhưng mà bây giờ thay đi thì chc nó có vn đ nào đó trong quá trình trao đi gia hai bên. Cũng có th liên quan đến ý kiến khác nhau ca hai bên v Bin Đông, mt trong nhng vn đ căng thng và phc tp".

vn7

Phát ngôn viên Cảnh Sng hôm 22/6 tr li câu hi v v ông Phm Trường Long.

Khi được hi liu có th xác nhn rng vic Phó Ch tch Quân y trung ương Trung Quc Phm Trường Long ct ngn chuyến đi vì bt đng v Bin Đông, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc hôm 22/6 không tr li thng vào câu hi.

Ông Cảnh Sng nói : "Vi n lc chung ca Trung Quc và các nước trong khu vc, tình hình Bin Đông đang ngui đi và tiến trin theo chiu hướng tích cc. Đó là mt thành tu đt được sau nhiu n lc và nên được tt c các bên trân trng".

"Các nước liên quan cn phi kim chế không có các hành đng đơn phương có th làm phc tp tình hình ti vùng bin tranh chp. Chúng tôi kêu gi các bên liên quan cùng làm vic vi Trung Quc đ cùng duy trì quan h song phương và bo v hòa bình và ổn định ca khu vc", người phát ngôn Trung Quc nói.

Trong khi đó, tờ Bưu đin Hoa Nam Bui sáng Hong Kong hôm 22/6 dn li ông Ngô Sĩ Tn, ch tch Vin Nghiên cu Nam Hi ca Trung Quc nói rng "mt lý do trc tiếp dn ti vic ct ngn chuyến thăm của ông Phạm có th vì Bc Kinh cho rng Vit Nam đã phá v cam kết không khai thác du ti các vùng tranh chp Nam Hi (Bin Đông). Vit Nam gn đây cũng đã liên h nhiu hơn vi M và Nht". Đu năm nay, tập đoàn du khí ExxonMobil ca M đã ký tha thuận khung phát trin và bán khí đt t m Cá Voi Xanh Bin Đông vi Việt Nam.

vn8

Tin nói ông Phạm Trường Long nói vi B trưởng Quc phòng Ngô Xuân Lch (nh) rng Bin Đông là "lãnh th Trung Quc t thi xa xưa".

Tới ngày 22/6, B Ngoi giao Vit Nam vn chưa hi đáp email ca VOA Vit Ng v thông tin mà v tướng ch đng sau Ch tịch Tập Cn Bình trong Quân y trung ương Trung Quc tuyên b trước B trưởng Quc phòng Vit Nam Ngô Xuân Lch rng Bin Đông là "lãnh th Trung Quc t thi xa xưa".

Tiến sĩ Trc cho rng tuyên b như vy tng được Trung Quc nêu ra, nhưng đáng chú ý là nó phát ra từ ông Phm Trường Long, trong cuc gp vi quan chc cp cao ca nước ch nhà.

Cựu quan chc tng x lý vn đ biên gii ca Vit Nam nói thêm : "Trong cuc gp vi các lãnh đo Vit Nam, ông ta là người đi din cho Trung Quc nêu ra chuyn này, thì rõ ràng, mt ln na th hin lp trường hết sc cng rn ca Trung Quc".

Ông nói tiếp : "Trong quá trình hai bên đàm phán vi nhau, vic mi bên th hin lp trường ca mình là chuyn bình thường đ ri t đó hai bên bàn bc vi nhau đ có được tha thun cn thiết. Nhng người có thin chí, có ý mun rõ ràng cùng nhau ngồi đàm phán gii quyết tranh chp thì không vì quan đim khác nhau đó mà t ái, hay có thái đ bt bình thường".

Tới ti ngày 22/6, báo chí do nhà nước kim soát ca Vit Nam không đưa bt kỳ thông tin nào v vic ông Phm ct ngn chuyến công du, cũng như không có li gii thích t phía Hà Ni.

vn9

Trong cuộc gp vi ông Ashton Carter năm 2015 Lu Năm Góc, ông Phm cũng tuyên b rng Nam Hi (Bin Đông) thuc v Trung Quc t thi xa xưa.

Mt s nhà phân tích cho rng vic Vit Nam xích li gn vi Hoa Kỳ và Nht, nht là chuyến thăm mi đây ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc, vi các tuyên b v Bin Đông sau đó, đã làm mếch lòng Trung Quc.

Bản thân tướng Phm Trường Long, trong cuc gp vi người đng đu B Quc phòng M năm 2015, đã thúc gic quân đi Hoa Kỳ "gim bt các hot đng hi quân và không quân Bin Đông cũng như duy trì quan đim không đng v phía nào trong cuc tranh chp ti đó nhm duy trì hòa bình và n đnh trong khu vc".

Trong cuộc gp vi ông Ashton Carter khi đó, ông Phm cũng tuyên b rng Nam Hi (Bin Đông) thuc v Trung Quc t thi xa xưa, cũng như tuyên b rng Bc Kinh có quyn xây dng và thiết lp các cơ s quân s trên đó, theo B Quc phòng Trung Quc.

Bộ này năm ngoái cũng đưa tin rng Phó Ch tch Quân y Phm Trường Long đã ti qun đo Nam Sa, tc Trường Sa, và đã gp các sĩ quan cũng như binh sĩ đn trú trên đó. Tin cho hay, quan chc quân s này cũng đã được cp nht v tiến đ xây dng đo.

Viễn Đông

************************

Năm điều cần biết về Thượng tướng 70 tuổi họ Phạm của Trung Quốc (BBC, 22/06/2017)

Chuyến thăm bị rút ngắn của tướng ba sao Phạm Trường Long (Fan Changlong 长龙) sang Hà Nội hôm 18/06/2016 tiếp tục là đề tài bình luận của báo chí khu vực.

vn8

Thượng tướng Phạm Trường Long lên làm Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương năm 2012, khi đã 65 tuổi

BBC Tiếng Việt giới thiệu năm điều nổi bật về Thượng tướng 70 tuổi, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, cơ quan kiểm soát các lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

1. Tuổi đã cao vẫn thăng chức

Năm 2012, trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, ông Phạm Trường Long khi đó đã vào tuổi 65 mới là Tư lệnh Quân khu Tế Nam.

Tuy thế, cơ hội lên nhanh chóng của ông đã được một số nhà bình luận Trung Quốc nêu ra vào tháng 10 năm đó.

Dù chưa từng là ủy viên Quân ủy trung ương, ông đã vào thẳng Bộ Chính trị và được phong vượt hai cấp, trở thành một trong ba Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương.

Xuất thân từ bộ binh nhưng sau tốt nghiệp Học viện Quân sự Pháo binh, ông cũng từng giữ các chức vụ trong quân khu ở Thẩm Dương trước khi về Tế Nam.

Năm 2008, sau khi xảy ra trận động đất Tứ Xuyên, ông là một trong những tướng lĩnh đầu tiên xuất hiện tại hiện trường và đã trực tiếp điều động hàng nghìn quân từ Tế Nam đến cứu trợ nạn nhân thiên tai.

Điều này đã có tác động tích cực rất lớn đến hình ảnh của quân đội Trung Quốc trong con mắt dư luận.

Các mạng xã hội Trung Quốc phê phán quan chức Tứ Xuyên, nhất là cán bộ ngành xây dựng sau vụ một trường học xây ẩu bị sụp vì động đất, vùi chết nhiều học sinh, nhưng ca ngợi quân đội đã cứu dân.

2. Ngoại giao quân sự

Quốc tế biết đến ông Phạm Trường Long như nhân vật hàng đầu về ngoại giao quân sự của Trung Quốc.

vn9

Tướng Phạm Trường Long đón Cố vấn an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ, bà Susan Rice tại Bắc Kinh tháng 9/2014

Vì Trung Quốc không còn phong đại tướng, ông Phạm là người có quân hàm và chức vụ Đảng cao nhất để tiếp các khách quốc tế.

Về độ gần cận với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tướng Phạm có vị trí tương ứng với Cố vấn an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ, và đã đón bà Susan Rice, người giữ chức vụ đó của Mỹ sang thăm Bắc Kinh tháng 9/2014.

Trong các cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng nước khác, báo chí Trung Quốc gọi ông Phạm là "người tương nhiệm" (counterpart), coi như có quyền như bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc.

Nhưng với quy định của Trung Quốc, ông Phạm Trường Long còn có chức vụ cao hơn Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, người không phải là Ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Phạm cũng đã thăm Thuỵ Sĩ, Pakistan và các nước Đông Nam Á để hội đàm về an ninh và quân sự.

Chuyến công tác của ông đến Hà Nội "bị rút ngắn" hoặc có ý kiến nói là "bị mời về" vẫn được dư luận quan tâm.

3. Sẵn sàng tỏ thái độ

Tướng họ Phạm nổi tiếng là người sẵn sàng nói thẳng với khách, kể cả khách Hoa Kỳ về các vấn đề Trung Quốc cho là quan trọng.

Hồi tháng 4/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã "nhận gáo nước lạnh" từ chính Tướng Phạm Trường Long khi sang thăm Bắc Kinh.

Trước khi đến, ông Hagel đã nói "không nước nào có thể tự ý đi khắp thế giới rồi sửa lại biên giới, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác bằng vũ lực, áp chế và đe dọa, dù cho đó là chuyện mấy hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương hay chuyện các quốc gia lớn tại châu Âu".

Trong lúc gặp ông Hagel, Tướng Phạm nói "nhân dân Trung Quốc gồm cả tôi, rất bất bình với những lời lẽ như vậy của ngài".

Tuy thế, chuyến thăm của ông Hagel cũng đạt được đồng thuận 7 điểm với Tướng Phạm, chủ yếu để hai bên Mỹ-Trung thông báo cho nhau về các hoạt động quân sự quan trọng.

vn12

Vị tướng họ Phạm đã nói thẳng cho Bộ trưởng Chuck Hagel thái độ của 'nhân dân Trung Quốc'

4. Được tin cậy và 'nói theo lãnh tụ'

Là người báo cáo trực tiếp lên Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình, ông Phạm có quyền lực lớn.

Năm 2014, ông được ông Tập Cận Bình giao nhiệm vụ chủ trì một nhóm nghiên cứu chiến lược để cải tổ các lực lượng vũ trang Trung Quốc, chuyển trọng tâm từ bộ binh sang tên lửa, hỏa tiễn, hải quân và không quân tầm xa.

Các phát biểu của ông Phạm cũng phản ánh sự thay đổi thái độ của Trung Quốc không còn còn muốn ẩn mình, tránh phô trương sức mạnh theo nguyên tắc 'thao quang dưỡng hối' của Đặng Tiểu Bình.

Từ thời của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc bộc lộ quyết tâm đại cường và ông Phạm thể hiện điều đó qua nhiều phát biểu và gần nhất là tại Hà Nội.

Bình luận hồi 2014 về sự kiện ông Phạm "nói cứng" với Bộ trưởng Mỹ Chuck Hagel, Dingding Chen viết trên trang The Diplomat rằng thái độ cá nhân của Chủ tịch Tập đã ảnh hưởng đến phát ngôn của tướng lĩnh Trung Quốc.

"Với ông Tập nay là lãnh đạo có quyền lực cao nhất, phong cách của ông ta có thể đã ảnh hưởng đến Quân Giải phóng và các tướng Trung Quốc".

5. Từ miền Bắc giá lạnh ra hải đảo

Sinh năm 1947 ở Liêu Ninh, ông Phạm nhập ngũ và vào Đảng Cộng sản năm 1969 để phục vụ tại Quân khu Thẩm Dương ở vùng Bắc Trung Quốc.

Lên làm sỹ quan, ông từng viết bài về cuộc chiến Trung - Xô và tranh chấp sông Ussuri River.

Bài học ông Phạm rút ra là "quân nhân phải hy sinh cho tổ quốc vì thân thể họ, một khi đã vào quân đội, không còn của riêng họ nữa".

Vai trò của ông Phạm cũng tăng dần với xu hướng vươn ra các đảo và biển nước xanh của Trung Quốc.

vn13

Trung Quốc khai trương hàng không mẫu hạm hoàn toàn tự chế ở Đại Liên tháng 4/2017

Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Chuck Hagel được Tướng Phạm dẫn ra xem chiếc hàng không mẫu hạm đang đóng của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh.

Sang tháng 4/2017, ông lại đại diện cho Đảng cộng sản và Quân Giải phóng đến cảng Đại Liên khai trương chiếc hàng không mẫu hạm thứ nhì (chưa đặt tên) hoàn toàn do Trung Quốc chế tạo.

Hồi tháng 4/2016, báo chí Trung Quốc thông báo ông ra "các đảo ở Nam Hải" để thăm quân sĩ nhưng không nói rõ đảo nào.

Hãng tin Reuters trong bài từ Bắc Kinh hôm 15/04 tin rằng phái đoàn do Tướng Phạm Trường Long dẫn đầu không chỉ ra các đảo và còn "thanh tra cả công tác xây dựng tôn tạo" tại các bãi đá (reefs) ở Biển Đông.

Điều này gợi ý có thể ông Phạm đã đưa đoàn tướng tá Trung Quốc ra chính Bãi Đá Chữ Thập mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử, được kiến tạo mới để làm sân bay quân sự, trong vùng quần đảo Trường Sa.

Published in Việt Nam

Học giả Lê Hồng Hiệp mới trả lời phỏng vấn trên BBC. Theo tôi, cái gì cũng đổ thừa cho ASEAN và Trung Quốc là không đúng.

duday1

Việt Nam, qua các bản tuyên bố chung ký kết với Trung Quốc từ 1991 đến nay, cho thấy họ đã đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của đất nước. Ảnh minh họa

Lãnh đạo Trung Quốc, cũng như những lãnh đạo các nước trong ASEAN, đều có những vận động riêng của họ, phục vụ cho lợi ích của đất nước họ. Điều này không ai có thể phản đối.

Vấn đề là, trong hồ sơ Biển Đông, lãnh đạo Việt Nam luôn "xé lẻ", "đi đêm" với Trung Quốc, không thèm đếm xỉa gì tới khối ASEAN.

Bằng chứng là bản Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông (DOC), ký kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002 thường xuyên bị Việt Nam "bỏ xó".

Lãnh đạo Việt Nam, qua các bản tuyên bố chung ký kết với Trung Quốc từ 1991 đến nay, cho thấy họ đã đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của đất nước. Và cũng từ những bản tuyên bố này ta thấy phía Việt Nam, một bên của khối ASEAN, chủ động đàm phán riêng với Trung Quốc về Biển Đông, ký kết những thỏa thuận đi ngược lại tinh thần DOC.

Dĩ nhiên các việc này tiềm tàng những nguy cơ, không chỉ cho Việt Nam (về toàn vẹn lãnh thổ) mà còn làm cho khối ASEAN bị phân rẽ sâu sắc.

Bây giờ Việt Nam bị "lép về" trước Trung Quốc, "học giả" trách khối ASEAN không có tiếng nói chung về Biển Đông.

Theo tôi, tiên trách kỷ hậu trách nhân. Sự việc (nếu tồi tệ xảy ra) hoàn toàn là do đảng CSVN gây ra. Qui trách nhiệm cho khối ASEAN là việc làm thiếu tự trọng của một người làm công tác khoa học.

Bằng chứng Việt Nam "xé lẻ", bỏ qua ASEAN để đi đêm với Trung Quốc :

Xét Tuyên bố Việt Nam-Trung Quốc 2008, giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào :

"Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động cùng khảo sát ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình Biển Ðông ; tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được ; đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp".

Xét thêm Tuyên bố chung 2011, giữa Nguyễn Phú Trọng và Hồ cẩm Đào :

"Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước ký kết "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" ; cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này."

Câu hỏi đặt ra (cho ông Nông Đức Mạnh và bộ sậu Bộ chính trị cùng thời), từ đâu có cái gọi là "nhận thức chung của lãnh đạo về Biển Đông" ? Những "nhận thức" này là gì ?

Và cho Nguyẽn Phú Trọng và bộ sậu Bộ chính trị, vì sao Việt Nam ký kết riêng với Trung Quốc về cái gọi là "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" ?

"Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" gồm có những thứ gì ?

Đã có DOC rồi, làm gì thì cũng dựa theo tinh thần đó mà làm. Điều này cho thấy Việt Nam đã không coi ASEAN và DOC ra cái gì.

Còn về phán quyết của tòa CPA về vụ kiện Phi-Trung Quốc. Nhà "học giả" cũng không thể qui trách nhiệm cho Phi, hay cho nước nào đó trong ASEAN.

Từ lâu, ngay cả trên BBC, tôi có viết rằng phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực (PCA), về "pháp thể" của các đá ở Trường Sa cũng như hiệu lực biển các đá này, là "LUẬT".

Lý ra Việt Nam phải vận động hết mình để phán quyết (luật) này được áp dụng cho Biển Đông. Không, Việt Nam lại "đi đêm", hết với Trung Quốc đến Mỹ ; hết Phi lại đến Nhật.

Chuyện của mình mà mình không lo. Lại "đổ thừa" cho nước này nước nọ làm cản trở. Theo tôi, việc này nặng về tính cách tuyên truyền hơn là một "học thuật".

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/06/2017

***************

Trung Quốc đang lặp lại vụ Crestone từ năm 1992

Vụ này đại khái Trung Quốc ký giấy phép cho công ty Crestone của Mỹ được phép khai thác dầu khi tại vùng mà Trung Quốc gọi là "Vạn An Bắc 21", có diện tích 10.000 hải lý vuông. Bãi này có tên Việt Nam là Tư Chính, chỉ cách bờ biển Việt Nam 160 hải lý trong khi cách bờ đảo Hải Nam đến 600 hải lý.

duday2

Trung Quốc ký giấy phép cho công ty Crestone của Mỹ được phép khai thác dầu khi tại vùng mà Trung Quốc gọi là "Vạn An Bắc 21"

Một bản đồ "tin hành lang" được đưa lên net, cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc đang có mặt đông đảo trong một khu vực rộng lớn. Tiếp theo tin tức do học giả Carle Thayer tiết lộ trên báo chí, Trung Quốc điều khoảng 40 chiếc tàu vào khu vực, ta có thể kết luận rằng "nguồn tin hành lang" là có cơ sở.

Giả sử rằng vị trí tàu hải giám của Trung Quốc ghi trên bản đồ là chính xác, thì ta thấy tàu hải giám của Trung Quốc đã không chỉ có mặt ở Tư chính (tức Vạn an bắc 21 của Trung Quốc) mà còn (có thể) cũng có mặt ở các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Hải Thạch, Rồng đôi..., thuộc "bồn trũng Côn sơn", cận bờ Việt Nam hơn, mà Việt Nam đã khai thác các mỏ này từ năm 1994. Các hệ thống ống dẫn từ các mỏ này về các nhà máy (Gò dầu, Mỹ xuân) trong lục địa cũng đã đặt từ lâu.

Với sự việc ngoại bang xâm phạm chủ quyền trầm trọng như vậy mà báo chí trong nước im xo. Ngay cả các "tòa" báo Nhân dân xuất bản ở Luân Đôn, ở Paris, ở Washington... cũng "đói tin". Có báo phải xào nấu tin tức của Tân hoa xã. Có báo thì "nghe nồi chõ" hoặc "tin hành lang".

Cái loa tuyên truyền của Việt Nam, hàng ngày vốn phát ra rất mạnh mẽ, thì nay đã bị ông tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc "giao thiệp nghiêm khắc" làm cho im miệng. Ngay cả Trọng lú, Quang độc, Phúc niểng... sau khi diện kiến với "thái thú" của thiên triều, cũng đều ngậm thẻ qua đèo. Đéo ai dám hó hé điều gì.

Chuyện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa tháng giêng 1974, sau đó các bãi đá ở Trường Sa tháng ba 1988, nhờ ơn "đảng và nhà nước" nên đã được xem như "chuyện đã rồi". Cho tới năm 2013, khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo "hoành tráng" trên các bãi đá chiếm được của Việt Nam bằng vũ lực năm 1988, sau đó biến chúng thành những căn cứ quân sự quan trọng đe dọa an ninh quốc phòng của Việt Nam, thì (cũng nhờ ơn đảng và nhà nước), chúng đã trở thành "chuyện đã rồi". Riêng vùng biển Trường sa (rộng lớn), bao gồm các bãi Tư chính, Vũng mây, Thanh long, Bạch hổ, Mộc tinh, Lan tây, Lan đỏ, Sư tử vàng, sư tử trắng... thì (cũng nhờ ơn đảng và nhà nước), được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhìn nhận là "có tranh chấp" với Trung Quốc. Vụ này phía Trung Quốc đề nghị từ năm 1994.

Đéo mẹ (ai chửi tui nghe), chuyện của đất nước mà tụi chó đẻ xem như là chuyện "anh em trong nhà" (lời của Phùng đại tướng, sic !). Tụi nó đóng cửa giải quyết với nhau. Dân chúng, đứa nào léng phéng biểu tình, phản đối nọ kia thì bỏ tù rục xương. Còn thằng nào ở nước ngoài hó hé, cấm tiệt không cho chúng về nước.

Bây giờ chuyện đã sắp "công khai". Con giun xéo mãi cũng oằn. Huống chi mấy cái mỏ dầu khí là "tài nguyên" của đảng.

Nhưng vấn đề là đảng không biết lấy đâu ra người để biểu tình, bày tỏ uy thế ủng hộ "đảng và nhà nước" như thời điểm giàn khoan 981.

Người bỏ tù hết, còn đâu ?

Mà ngay cả khi "có chiến tranh", chắc cũng không có người nào sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ quyền lợi của đảng.

Ai chửi tui nghe, không chừng để cho bọn Trung Quốc "quậy tưng" mấy cái mỏ Mộc tinh, Lan Tây, Thanh long, Bạch hổ, Đại hùng... không chừng lại "tốt" cho dân tộc Việt Nam.

Bọn Trung Quốc có thể "quậy nát bét", nhưng không thể khai thác được những mỏ dầu khí này. Còn đảng cộng sản Việt Nam mà không có mấy cái mỏ này thì sụp.

Không có tiền trả lương bọn chó săn thì phải sụp thôi.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/06/2017

************

Nghe nói Trung Quốc đang chuyển giàn khoan tới lô 136 trên thềm lục địa của Việt Nam để khai thác dầu. Không biết giàn khoan này là giàn khoan nào ? Giàn khoan (nổi tiếng) 981 thì hiện đang cắm ở cửa vịnh Bắc Việt.

Lô 136 thuộc các bãi Tư Chính và Vũng Mây (cũng như các lô 133,134 và 135). Theo các bản đồ đã công bố (của PetroVN), yêu sách thềm lục địa của Indonesia có chồng lấn ở chỏm tây nam, thuộc lô 136. Dĩ nhiên các bãi này nằm lọt thỏm trong đường chín đoạn của Trung Quốc.

Nếu tin này đúng thì Trung Quốc đang lặp lại chiêu trò từ nhiều năm trước, như vụ cắt cáp tàu Bình Minh hay vụ cho hãng Cresstone của Mỹ khai thác ở bãi Vạn an bắc.

Việc này (và vụ giàn khoan 981 đang cắm ở cửa vịnh Bắc Việt) xảy ra vừa khi (hay đang lúc ?) ông tướng Phạm Trường Long, phó Chủ tịch Quân ủy trung ương của Trung Quốc họp với tứ trụ Việt Nam ở Hà nội. Cũng nghe nói ông Long rời Hà nội trong giận dỗi.

Nghe lời bình loạn của các "học giả" Việt Nam thì vụ này (Trung Quốc làm dữ) đến từ chuyến đi Mỹ, sau đó đi Nhật của ông Phúc. Việt Nam được Nhật hứa hẹn trợ giúp tăng cường khả năng phòng thủ biển.

Tôi thì nghĩ khác.

Ông Long tới gặp tam trụ Trọng lú, Quang độc và Phúc niểng, có dặn dò mấy ông này rằng các đảo ở Nam Hải (Nam hải chư đảo), tức các đảo ở biển Đông, thuộc về Trung Quốc từ thời thuợng cổ. Dĩ nhiên ông Long đưa bằng chứng cho tứ trụ Việt Nam coi.

Vụ này hơi bị kẹt. Bằng chứng của ông Long đã được "bác" Hồ phê chuẩn (qua công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng). Viên chức Việt Nam trước kia cũng chia sẻ quan điểm lịch sử của Trung Quốc : Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Tống.

Gần đây, lãnh tụ của "ta", ông Lê Khả Phiêu cũng cam kết rằng vùng biển Trường Sa của Việt Nam có "tranh chấp" với Trung Quốc.

Thì việc làm của các giàn khoan của Trung Quốc, hoạt động ở thềm lục địa Việt Nam trong vùng Vịnh Bắc Việt, hay ở lô 136, chỉ thể hiện quan điểm của lãnh đạo "ta".

Thật là lưỡng nan. Nếu không dựa vào bọn "ngụy" Việt Nam Cộng Hòa thì lấy gì làm bằng chứng chủ quyền của Việt Nam bây giờ ?

Mà dựa vào thì cũng kẹt.

Những người chuyên nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ đất nước, như cá nhân tôi, thì bị "cấm visa", chỉ vì nguồn gốc xuất thân từ Việt Nam Cộng Hòa. Nhà nưóc Việt Nam còn "truất quốc tịch" của những người Việt Nam, chỉ vì họ có ý kiến khác.

Bây giờ nhà nước Việt Nam lấy tư cách gì để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam tại Biển Đông ?

Lý lẽ không có. Ngoại trừ những lý lẽ mà phía Trung Quốc đã lấy làm bằng chứng chống lại Việt Nam. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ còn cách đem máu xương Việt Nam để "bảo vệ đất nước". Mà thực ra là lấy xương máu của dân lành để che đậy cái lật lọng của mình.

Bổn cũ (sắp) lặp lại. Cụ Trần Trọng Kim có phê phán ông Hồ như vầy : "Để sửa chữa cái sai lầm của mình, ông Hồ đã đưa cả nước vào biển máu". Sai lầm ở đây là vụ ông Hồ ký hiệp định sơ bộ với Pháp.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 21/06/2017

Published in Diễn đàn

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Changlong) đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến này 19 tháng 6 năm 2017. Ông cũng có kế hoạch cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch chủ trì các hoạt động giao lưu biên giới giữa quân đội hai nước được tổ chức ở hai tỉnh Lai Châu và Vân Nam từ ngày 20 đến 22 tháng 6. Tuy nhiên, Tướng Phạm đã cắt ngắn chuyến thăm và bất ngờ rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6 mà không công bố nguyên nhân. Quyết định bất ngờ của ông có thể là chỉ dấu cho thấy sóng gió dường như đang tích tụ trong quan hệ Việt – Trung.

cang1

Hình : Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Tướng Phạm Trường Long. Nguồn : Dân Trí.

Kể từ sau khủng hoảng giàn khoan năm 2014, quan hệ Việt – Trung đã có những bước cải thiện đáng kể. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam vào tháng 11/2015, và ba nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam cũng đã thăm Trung Quốc trong chín tháng qua. Hai nước cũng tăng cường quan hệ kinh tế, với việc Việt Nam tích cực ủng hộ Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á do Trung Quốc dẫn dắt cũng như Sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này.

Tuy nhiên, trong khi phục hồi quan hệ với Trung Quốc thì Việt Nam cũng tăng cường quan hệ với các đối thủ chiến lược của nước này, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ví dụ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo khối ASEAN đầu tiên thăm Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump vào cuối tháng 5/2017. Không lâu sau đó, ông lại có một chuyến thăm cấp cao tới Nhật Bản, trong đó các thỏa thuận trị giá tới hơn 22 tỉ đô la Mỹ đã được ký kết.

Quan trọng hơn, các sáng kiến hợp tác quốc phòng chi tiết giữa Việt Nam và hai cường quốc cũng đã được nêu bật trong các tuyên bố chung của hai chuyến thăm. Các tuyên bố này cũng nhấn mạnh lập trường chung của Việt Nam với hai cường quốc về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, Washington và Tokyo cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tàu Cảnh sát Biển và xuồng tuần tra nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải.

Những diễn tiến này chắc chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu. Ví dụ, vào ngày 18/06/2017, tờ Hoàn Cầu Thời báo đã cho đăng một xã luận chỉ trích các bước đi ngoại giao này của Việt Nam. Bài viết cho rằng "tham vọng của Việt Nam" có thể "khuấy động đối đầu" và làm bất ổn khu vực, và rằng "việc Việt Nam thường xuyên trao đổi với Hoa Kỳ và Nhật Bản về vấn đề Biển Đông không nên được coi là việc làm tử tế".

Mặc dù hai bên chưa đưa ra lời giải thích cho quyết định của tướng Phạm,nhưng những diễn tiến này có thể đã đóng một vai trò nào đó.

Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương. Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 21/06/2017

Published in Diễn đàn

Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Quốc vào ngày 18 tháng 6 được đại tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đón nhân chuyến thăm chính thức trong hai ngày 18 và 19 tháng 6.

vn1

Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Quốc Phạm Trường Long (phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch. AFP photo

Tin cho biết trong lần gặp này, hai phía ký kết Thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa Bộ quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Hai phía cũng thống nhất biện pháp hợp tác trong thời gian tới nhằm triển khai Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025 mà hai phía mới ký kết vào tháng giêng năm nay.

Sau hai ngày thăm chính thức Việt Nam, ông Phạm Trường Long sẽ cùng người đứng đầu ngành quốc phòng Việt Nam chủ trì các hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam- Trung Quốc lần thứ tư tại Lai Châu- Việt Nam và Vân Nam- Trung Quốc từ ngày 20 đến 22 tháng 6.

Hai nước cùng theo hệ tư tưởng cộng sản nhưng đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc hoàn tất việc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 ; hiện nay Trung Quốc tiến hành quân sự hóa những đảo nhân tạo tại Trường Sa ; trong đó có những đảo chiếm của Việt Nam vào năm 1988.

Published in Việt Nam

Đánh giá lại cuộc xâm lăng Biên giới Việt Nam 1979-1989 mà Trung Quốc tiến hành, cần đặt nó vào khung pháp lý quốc tế để xác định nguyên nhân, tìm ra bài học.

Ngày này cách đây 38 năm, 17/2/1979, tiếng súng đã vang lên trên bầu trời biên giới, Trung Quốc tung 60 vạn quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, gây ra cuộc chiến vô cùng tàn khốc.

38 năm qua đi, hai nước đã bình thường hóa quan hệ 26 năm, nhưng nỗi ám ảnh từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979 và những xung đột quân sự suốt 10 năm sau đó vẫn còn dai dẳng. 

Không ai hiểu rõ hơn những người dân Việt Nam sống dọc tuyến biên giới với Trung Quốc, không ai hiểu hơn những gia đình liệt sĩ, những thương bệnh binh và cựu chiến binh từng có mặt ở tuyến đầu lửa đạn để giữ vững biên cương, lãnh thổ của Tổ quốc.

Trên tinh thần khách quan, khoa học, cầu thị, bài viết này tiếp cận một sự kiện lịch sử từ góc độ khoa học, tôi hy vọng góp thêm tiếng nói để làm sao nước nhà giữ được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tránh được chiến tranh.

Hơn ai hết, chúng ta đã đủ thấm thía nỗi đau của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Thiếu đánh giá một cách khoa học, khách quan và cầu thị về cuộc chiến, hậu quả khôn lường

Có lẽ do tính chất thảm khốc và những hệ lụy to lớn của cuộc chiến, nên ngay sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ, Trung Quốc và Việt Nam đã xác định : "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai".

Vì vậy những năm đầu sau bình thường hóa, thực hiện chủ trương này, cả hai nước hầu như "khép lại", không nhắc gì đến cuộc chiến này, chỉ tập trung thúc đẩy các hoạt động hợp tác, hữu nghị.

Đây là cách ứng xử của chúng ta không chỉ với Trung Quốc, và với cả Hoa Kỳ. Tuy nhiên hiểu như thế nào về việc "khép lại quá khứ" hay chỉ "gác lại quá khứ" cũng là vấn đề cần được bàn bạc thấu đáo. 

Nếu như hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược và thống nhất Tổ quốc đã được đúc kết thành nhiều công trình, bài học, được tái hiện khá cụ thể trong sách giáo khoa, thì còn 4 cuộc chiến / trận chiến khác chưa được mổ xẻ để rút ra bài học :

Ngoài cuộc chiến bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979-1989 chống Trung Quốc xâm lược, còn cuộc chiến bảo vệ Biên giới Tây Nam chống bọn diệt chủng Khmer Đỏ ;

1 cuộc tấn công do Trung Quốc tính toán tổ chức thực hiện vào tháng Giêng năm 1974 để xâm chiếm nốt nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một cuộc thảm sát để chiếm đoạt một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.

quakhu1

Nghĩa trang liệt sĩ Trà Lĩnh (Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sĩ cuộc chiến Bảo vệ Biên giới phía Bắc năm 1979

Ôn lại các sự kiện lịch sử này với cái nhìn khoa học, khách quan, cầu thị trên tinh thần tôn trọng sự thật để rút ra những bài học cho tương lai, làm sao bảo vệ được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, làm sao để tránh tối đa nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Thiết nghĩ đó chính là việc làm cần thiết và hoàn toàn phù hợp với chủ trương "gác lại quá khứ" thay vì "khép lại quá khứ" đã từng tồn tại trong nhận thức và chi phối hành vi ứng xử của chúng ta trong mấy thập kỷ qua.

Thiết nghĩ đó cũng là những việc hết sức hệ trọng và cấp bách, khoa học và tiến bộ, vì lợi ích của chính dân tộc Việt Nam cũng như dân tộc Trung Quốc để tránh vết xe đổ của chiến tranh.

Chỉ có như vậy mới có thể xây dựng tình hữu nghị, hợp tác lâu dài, hướng tới tương lai.

Lâu nay chính sự khép lại, im lặng đã khiến những vết thương chưa lành trong dân chúng, trong các cựu chiến binh từ cả hai phía, khi không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ mưng mủ, tác hại khôn lường. 

Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi những tranh chấp phức tạp ở Biển Đông đang leo thang trước các hành động phiêu lưu, quân sự hóa từ phía Trung Quốc, bóng ma của cuộc chiến năm xưa đang dần trở lại trong tâm trí nhiều người.

Chính điều này sẽ là những nhân tố tiềm tàng bất ổn trong lòng xã hội, nó có thể bùng phát thành những diễn biến khó lường như những mặt trái mà chúng ta chứng kiến, trả giá trong cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014.

Lòng yêu nước của người dân nếu không được dẫn dắt bởi chính sự hiểu biết thấu đáo về lịch sử nước nhà, sẽ là nơi nuôi dưỡng mầm mống cực đoan và bất ổn.

Nhiều người lo, nhiều người phàn nàn về việc chúng ta chỉ đưa có "11 dòng" vào sách giáo khoa lịch sử về cuộc chiến bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979 - 1989.

Nhưng theo tôi, quan trọng hơn là chúng ta tiếp cận như thế nào, dạy như thế nào về giai đoạn lịch sử này.

Sách giáo khoa không dạy, thì người dân quan tâm vẫn có thể tìm đọc trên Internet từ nhiều nguồn khác nhau. Trước những tài liệu thiếu nguồn kiểm chứng, nhưng lại thừa những miêu tả và từ ngữ thể hiện cảm xúc mạnh, tác hại của nó thật khó lường.

Không phải ai cũng đủ tỉnh táo để tiếp cận một cách đa chiều, nhìn nhận một cách khách quan, đánh giá theo hướng rút ra những bài học để tránh chiến tranh và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nếu các nhà chức trách, đội ngũ trí thức không nhận lãnh lấy trọng trách này.

Là một người nghiên cứu luật pháp quốc tế về biên giới lãnh thổ, và từng trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Campuchia, Lào... chúng tôi cũng có không ít những trải nghiệm, gặp không ít vấn đề do cách nhận thức của chúng ta về những sự kiện này.

Vì vậy, xin nêu lên một số bài học mà chúng tôi cho là có thể có ích cho những công trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp về những sự thật nói trên để vận dụng cho tương lai.

Bài học thứ nhất : tháo ngòi nổ xung đột

Cho đến nay, phía Trung Quốc vẫn tuyên truyền với người dân của họ và dư luận quốc tế rằng quân đội Trung Quốc đã tấn công sang toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và kéo dài đến năm 1989 chỉ là cuộc "phản kích tự vệ", chứ không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược. 

Sự thật về hành động và mức độ dã man của cái gọi là "phản kích tự vệ" mà Trung Quốc gây ra với Việt Nam năm 1979 - 1989 không thể biện minh bằng bất cứ lý do nào.

quakhu2

Nghĩa trang Vị Xuyên, mảnh đất bi hùng khiến trong lịch sử dân tộc.

Đó đích thực là một cuộc "xâm lược biên giới", chứ không phải là cuộc chiến tranh biên giới, càng không phải là một cuộc "phản kích tự vệ". 

Tuy nhiên, tại sao nó diễn ra và có cơ hội nào để tránh chiến tranh hay không là điều chúng ta cần làm rõ.

Hiện tại do phần lớn tài liệu về cuộc chiến hai bên đều chưa giải mật, nhưng đặt trong bối cảnh địa chính trị khu vực Đông Dương và cục diện quan hệ quốc tế thời bấy giờ, có thể nhận thấy những cơ hội tháo ngòi xung đột đã bị bỏ lỡ.

Thứ nhất là cuộc chiến ý thức hệ giữa phe xã hội chủ nghĩa với phe tư bản chủ nghĩa đã dần biến thành cuộc chiến tranh giành ngôi bá chủ giữa 3 siêu cường Mỹ - Trung - Xô, đã đẩy các nước nhỏ trở thành nạn nhân của các nước lớn.

Việt Nam đã trở thành đối tượng tranh giành ảnh hưởng gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô trong cuộc đua trở thành "lãnh tụ cách mạng toàn cầu", đứng hẳn về bên nào cũng có thể khiến Việt Nam trở thành kẻ thù của bên còn lại.

Thứ hai, việc Việt Nam tấn công đánh trả các hành động chiến tranh đánh phá biên giới Tây Nam của bè lũ diệt chủng Khmer Đỏ và sau đó giúp nhân dân Campuchia loại bỏ bè lũ diệt chủng man rợ ấy là việc làm cần thiết, chính đáng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Campuchia. 

Nhưng trong bối cảnh đất nước Chùa Tháp vừa mới thoát khỏi cơn ác mộng diệt chủng, tàn dư Khmer Đỏ với sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy phá, tìm cách lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ… lực lượng quân tình nguyện Việt Nam buộc phải duy trì sự hiện diện của mình thêm một thời gian cần thiết.

Chính hoàn cảnh này đã một mặt gây bất lợi vì tạo ra những hiểu lầm trong dư luận quốc tế và một bộ phận người Khmer, một mặt tạo cớ để Trung Quốc gây hấn.

Thứ ba, cho dù Trung Quốc thường nói rằng họ theo chủ nghĩa Mác - Lenin, nhưng thực chất tư tưởng coi mình là "trung tâm thiên hạ", tham vọng bành trướng xuống Đông Nam Á vẫn âm ỷ trong một bộ phận lãnh đạo cấp cao nước này qua nhiều thế hệ.

Chính vì thế, mọi động thái của họ trong quan hệ quốc tế luôn luôn có những tính toán phục vụ cho lợi ích và ý đồ chiến lược của họ là trên hết.

Chúng ta không bao giờ được quên và phủ nhận những đóng góp to lớn của Trung Quốc đã giúp Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, không phải vì thế mà quên rằng Việt Nam là cửa ngõ là phên dậu chống lại "phe tư bản chủ nghĩa" từ phía Nam dưới con mắt của một số chiến lược gia Trung Quốc.

Việt Nam là nước nhỏ, nhưng lại bị nhiều siêu cường nhòm ngó. Nếu ứng xử không khéo léo, không tìm cách tháo ngòi nổ xung đột, thì nguy cơ trở thành nạn nhân của những cuộc chiến tranh xâm lược là điều khó tránh khỏi.

Trong tình hình hiện nay, khi Biển Đông căng thẳng, đã có không ít quan điểm cho rằng Việt Nam phải liên minh với nước này, dựa vào nước kia để chống Trung Quốc.

Nếu điều đó xảy ra, thì một cuộc chiến bảo vệ Biên giới 1979 - 1989 có nguy cơ lặp lại.

Vì vậy, bên cạnh sự tự lực tự cường, việc đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại là hết sức cần thiết, không liên minh nước này để chống nước kia là lựa chọn sống còn đối với Việt Nam. 

Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tìm cách đối thoại, tháo ngòi xung đột. Còn đương nhiên khi "cây muốn lặng mà gió chẳng đừng", thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

Nghiên cứu về cuộc chiến đấu bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979-1989 mà không đặt vào bối cảnh địa chính trị khu vực, quốc tế thời kỳ đó để tìm cách tháo ngòi nổ xung đột, thì nguy cơ chiến tranh sẽ vẫn còn treo lủng lẳng trên đầu chúng ta.

Bài học thứ hai : chính sách đối ngoại cần dựa trên luật pháp quốc tế

Khách quan nhìn lại cách ứng xử của chúng ta trong quan hệ bang giao với các nước, đặc biệt là với Trung Quốc, qua cách nhìn đối với cuộc chiến bảo vệ Biên giới phía Bắc, có thể thấy rõ đã có lúc màu sắc của cảm xúc, tuyên truyền và các mục tiêu chính trị thường lấn lướt các nguyên tắc pháp lý trong bang giao quốc tế.

Có lẽ tình cảm yêu - ghét mãnh liệt đến cực đoan trong chúng ta đã dẫn đến những phản ứng còn mang nặng cảm xúc hơn lý trí trong quan hệ bang giao với một nước lớn đầy tham vọng và toan tính như Trung Quốc.

Những năm quan hệ nồng ấm chúng ta đã hết lời ca ngợi, nhiều khi thái quá.

Nhưng khi "cơm không lành, canh không ngọt", "anh cả Liên Xô" và "anh hai Trung Quốc" mâu thuẫn nhau, đẩy Việt Nam vào thế phải lựa chọn, rồi đến khi mâu thuẫn lợi ích lên đến cao trào, chúng ta chỉ trích không tiếc lời, thậm chí đưa cả vào những văn kiện chính thức.

Không cuộc chiến nào kéo dài mãi, không mâu thuẫn nào không có điểm dừng, đến khi bình thường hóa quan hệ, chính chúng ta rơi vào thế bí vì những tuyên bố giàu cảm xúc, lập trường chính trị ấy.

Thậm chí có những văn kiện chúng ta ban hành gây bất lợi cho chính chúng ta sau này trong đàm phán phân định biên giới với Trung Quốc bởi những câu chuyện đẫm mùi tuyên truyền mà thiếu tính khoa học, thiếu tính kiểm chứng.

Nó gây chia rẽ trong chính nội bộ của ta, và là đề tài cho các thế lực chính trị chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Đó là hạn chế của thời cuộc bởi dấu ấn của cuộc chiến ý thức hệ suốt mấy chục năm không dễ gì gột rửa. Nhưng nay thế thời đã thay đổi, quan hệ bang giao giữa các quốc gia là quan hệ giữa nhà nước với nhà nước, dựa trên luật pháp quốc tế và được thế giới thừa nhận.

Mọi mối quan hệ thân mật về chính trị chỉ có ý nghĩa tạo môi trường thuận lợi, tạo nhiều kênh đối thoại để giải quyết các tồn tại cũng như thúc đẩy hợp tác song phương.

Chính trị không thay thế được pháp lý, mà làm nền tảng cho pháp lý.

Vì vậy, đánh giá lại các sự kiện lịch sử như cuộc chiến bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979-1989, cuộc chiến bảo vệ Biên giới Tây Nam, cuộc xâm chiếm Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 rất cần một lăng kính khoa học, một thái độ khách quan, một cách tiếp cận cầu thị và bình tĩnh.

Mọi đánh giá áp đặt một chiều đều có mặt mạnh của nó trong những tình huống, hoàn cảnh nhất định để phục vụ một ý đồ nhất định, giúp đạt mục tiêu nhanh hơn. Nhưng về lâu dài, tác hại của nó lớn hơn rất nhiều, khó lường hết được.

Trong nội bộ dư luận Việt Nam có không ít quan điểm băn khoăn, hoài nghi về Hội nghị Thành Đô mà thực chất chỉ là những thỏa thuận chính trị giữa lãnh đạo hai Đảng để tạo nền tảng cho bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Còn mọi văn kiện hợp tác, ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ có ý nghĩa pháp lý dưới ánh sáng công pháp quốc tế, nếu nó được chính thức ký kết và thông qua bởi cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền của hai nước.

quakhu3

Hơn một nửa thác Bản Giốc của Việt Nam đã lọt vào tay Trung Quốc sau cuộc chiến tháng 2/1979

Những câu chuyện về thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, núi Đất - Hà Giang vẫn âm ỷ trong lòng xã hội Việt Nam cho dù hiệp định phân định biên giới đã được ký kết sau quá trình đàm phán hết sức nghiêm túc, khách quan và thượng tôn pháp luật.

Bởi lẽ những tài liệu tuyên truyền của ta trong cuộc chiến bảo vệ Biên giới 1979 - 1989 có những nội dung không chính xác, nhưng lại không được giải ảo, giải mật mà xếp vào kho bí mật, nhạy cảm.

Cái thời của phe xã hội chủ nghĩa với phe tư bản chủ nghĩa đã qua, cái "thế giới đại đồng" hay còn được gọi bởi tên mới "cộng đồng chung vận mệnh" đã được chứng minh là một ảo mộng.

Thực tiễn khu vực và quốc tế hiện nay, nhất là sau Brexit và bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cho thấy, chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc là không thể xóa nhòa. Ngược lại, nó sẽ được củng cố và hoàn thiện trong một sân chơi toàn cầu được bảo đảm bởi luật pháp quốc tế.

Chính vì vậy, khi đánh giá lại cuộc xâm lăng Biên giới Việt Nam 1979-1989 mà Trung Quốc tiến hành, cần đặt nó vào khung pháp lý quốc tế để xác định nguyên nhân, tìm ra bài học thay vì đứng trên lập trường chính trị, quan điểm chính trị.

Chỉ có như thế mới giúp hai đất nước, hai dân tộc thực sự hợp tác trên tinh thần "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai".

Đây cũng chính là bài học quan trọng để giúp hai bên giải quyết các tranh chấp bất đồng trên Biển Đông hiện nay, nhất là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như việc ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982, chứ không phải niềm tin chính trị.

Bài học thứ ba : đề cao cảnh giác, tự lực tự cường

Đây là bài học muôn thủa trong hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của cha ông ta. Bài học Mỵ Châu - Trọng Thủy cần được thấm nhuần trong mọi hoạt động bang giao, đối ngoại của Việt Nam với các nước chứ không riêng gì Trung Quốc.

Chúng ta không phủ nhận vai trò và ý nghĩa của ngoại lực - sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nhưng tinh thần tự lực tự cường, đề cao cảnh giác vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Người Mỹ đã từng rút ra bài học mà chính chúng ta cũng đã từng nếm trải : miếng ăn miễn phí chỉ có trên bẫy chuột !

Trước khi nổ ra cuộc xâm lăng Biên giới phía Bắc 1979-1989, quan hệ Việt - Trung đã liên tục xấu đi và biểu hiện rõ bởi hoạt động "cắt viện trợ". Thực tiễn ấy cho thấy, mọi viện trợ đều có những tính toán chiến lược đằng sau nó.

Chúng ta nhận và nhận đến đâu, nhận như thế nào là một bài toán cần có một lời giải nghiêm túc.

Câu chuyện vay vốn ODA ngày nay cũng vậy, quan trọng không nằm ở chỗ vay được bao nhiêu tiền, mà là sử dụng đồng vốn vay thế nào cho hiệu quả nhất, ít thất thoát nhất mà không đánh đổi những lợi ích chiến lược.

Tháng Tư năm nay, Trung Quốc sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế để quảng bá sáng kiến "một vành đai, một con đường" của họ và mời lãnh đạo nhiều nước tham dự, trong đó có Việt Nam.

Chúng ta nên chủ động tiếp cận trên tinh thần dùng luật pháp quốc tế soi sáng mục đích, ý nghĩa và cách thức vận hành của dự án "con đường, vành đai" này.

Những gì có thể hợp tác cùng có lợi thì nên triển khai, nhưng những gì cần bảo lưu về mặt chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc thì không thể không tính đến.

Hợp tác và cạnh tranh đan xen nhau là một xu thế khách quan của lịch sử hiện đại. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hay với các nước khác đều không nằm ngoài xu thế ấy.

Sẽ có những cuộc chiến không tiếng súng, nhưng tác hại và hệ lụy của nó không kém gì chiến tranh nếu mất cảnh giác, trông chờ vào những nguồn vốn giá rẻ đi kèm công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường và một đội quân lao động tay chân tràn qua biên giới đến những địa bàn xung yếu của đất nước để làm ăn, kết hôn, sinh con đẻ cái.

Những ngày qua, báo chí cũng đã ôn lại sự kiện này như nén hương tưởng nhớ, tri ân những người ngã xuống và nhắc nhở thế hệ mai sau : đừng bao giờ "khép lại quá khứ", ngoảnh mặt với lịch sử, và đừng quên quá khứ, dù quá khứ ấy có cả những chuyện vui, chuyện buồn.

Người con đất Việt trong hay ngoài nước vẫn hướng về cuộc chiến vệ quốc vĩ đại bằng nhiều cách khác nhau. Những tiếng nói cần đưa vào trường học, vào sách giáo khoa bài học cụ thể về cuộc chiến ngày một nhiều.

Cá nhân người viết cũng chung tâm trạng ấy, mong muốn ấy. Trong khuôn khổ bài viết này, xin không nhắc lại những con số thương vong, những nỗi đau kéo dài theo năm tháng.

Chỉ xin tổng kết lại một số bài học từ cuộc chiến vệ quốc vĩ đại mà khốc liệt ấy, nhìn thẳng quá khứ để thấy rõ tương lai và vì vậy, chỉ có thể "gác lại quá khứ" chứ không được phép "khép lại quá khứ" !

TS Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 178/02/2017

Published in Diễn đàn
jeudi, 19 janvier 2017 21:11

Không buông, còn ôm chặt

Tổng Bí thư Nguyn Phú Trng m đu năm 2017 bng cuc sang chu Bc Triu ca Tp Cn Bình để nhn ch th mi.

om1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội đàm tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 1 năm 2017.  AFP photo

Bốn ngày, 10 cuc gp vi hu hết quan chc trong Ban Thường y, 15 văn bn ký kết, 1 Thông cáo chung. Đó là ni dung ca các cuc hi đàm Vit - Trung m đu năm 2017. Có gì đc bit hay mi m trong cuc hi đàm này ?

Có thể nói ngay nó rất cũ. Vn nhc đến "16 ch vàng" và "4 Tt". Tuy nhiên, cũng có vài điu mi, đáng chú ý. Phía Trung Quc đ ra "tam đng" - "đng cm, đng thun, đng tâm" - đ tht cht hơn tình nghĩa cng sn anh em, vì h lo s s bt đng, s phân tâm vào lúc này. Có một t mi na là "nht quán", c 2 bên đu dùng, vi cái nghĩa là "mt mc như trước, không thay đi chút nào". Hai ch này nói lên nim lo âu, ch s người b ch, người lo ch trng pht, c hai đu lo s thay lòng đi d khi tình hình thế gii và khu vc đang có thay đi ln.

Đâu là những nét mi na ? Trước hết đây là các văn kin gn bó nhiu mt nht, sâu đm nht gia 2 đng, 2 nhà nước cng sn t trước đến nay. Các t "chân thành, thng thn" được nhc đi nhc li nói lên s lo ngi, nghi kỵ nhau, khi thế gii đang biến đng.

Các văn kiện nêu lên vic giúp nhau đào to cán b cp cao, cùng nhau nghiên cu lý lun chính tr, hp tác trong an ninh biên gii, an ninh quc phòng, quan h ngoi giao, đu tư phát trin công nghip, giao thông vn ti, khai khoáng, thương mi, ngân hàng tín dụng, xut nhp khu và vin tr, an toàn thc phm, truyn thông, truyn thanh truyn hình, xut bn và du lch...

Nét nổi bt ca chuyến đi Trung Quc ca ông Trng kỳ này là ông và B Chính tr đã b ngoài tai mi ý kiến đóng góp, can ngăn ca đông đảo nhân dân, ca mt b phn đông đo đng viên, trong đó có nhiu đng viên cao cp, tng là y viên B Chính tr, Phó th tướng, Ch tch Quc hi, B trưởng, hàng trăm Giáo sư Tiến sĩ, các nguyên c vn ca th tướng và hàng ngàn công dân nam n đy thiện chí trong hơn ba chc t chc dân s và hàng trăm bloggers t do.

Ý kiến chung ca s công dân yêu nước, sáng sut và dũng cm này là : lúc này hơn lúc nào hết cn da trên tư duy đc lp và quyn t quyết dân tc, lãnh đo đng và Nhà nước phi công khai hóa nội dung cuc mt đàm Thành Đô, dt khoát t b si dây trói buc "16 ch vàng" và "4 Tt" la m, xem xét li c th các mi quan h, các d án kinh tế, công nghip, xây dng, buôn bán vi Trung Quc, lai b mi ký kết bt bình đng, có thit hi ln cho phía Vit Nam, xem xét s người Hoa trên đt Vit Nam, tr v nhng người không đ giy t hp l.

Mong rằng Ban Tuyên hun trung ương s tiến hành mt cuc điu tra dư lun trung thc đ xem nhân dân, trí thc, đng viên cng sn, đoàn viên cng sản còn có bao nhiêu phn trăm còn tin ch nghĩa Mác-Lênin, ch nghĩa xã hi Mác-xít và chế đ đc đng ?

Tình hình nội b Trung Quc hin nay là khó khăn, nguy him nht - kinh tế mt đà, đng nguyên mt giá, n nn chng cht, d tr ngoi t vơi đi tng ngày ; Đài Loan t ra cng ci t tin ; Hng Kông ra mt thách thc, t coi mình tiến b, văn minh hơn lc đa.

Cả Ngoi trưởng mi Rex Tillerson ln B trưởng Quc phòng mi James Mattis ca Hoa Kỳ dưới thi Donald Trump sp ti đu xem Trung Quc là đối tượng cn ngăn chn, trng pht, cô lp, còn nghiêm khc cnh cáo Trung Cng không được xây dng thêm các đo nhân to Bin Đông và không được quân s hóa, thm chí không được phép s dng các đo này, theo như kết lun ca Tòa án Quc tế. Đây là mt điểm nhc nh cho phe nhóm giáo điu cc đoan ca ông Trng hãy sáng sut, kp thi tách xa khi Bc Kinh. Nếu chưa tách xa thì cũng phi buông lng ra tng bước, khi Trung Quc đang trong tình trng b cô lp và đe da, không còn đáng s na. Thi cơ ln đ "thoát Trung" trong khi vn gi quan h hòa bình hp tác bình đng vi Trung Quc là lúc này. Hãy nêu cao tinh thn đc lp t ch, gn bó vi thi đi, t tin ni lc dân tc. Lúc này cũng là dp tt nht đ Đng Cng sn thc hin đi đòan kết dân tộc.

Chuyến đi Bc Kinh ca ông Trng rt tai hi vì nó trái l phi, trái ý dân, phn dân tc, đi ngược li các bước đi ngoi thc thi, tiến b gn đây ca Vit Nam gn bó thêm vi Liên Âu, Nht Bn, n Đ, Đài Loan, Indonesia và Malaysia...

Cho nên vào lúc lẽ ra phi buông lng mi quan h ph thuc vi Trung Cng đ tng bước tht cht hơn mi quan h vi các nước dân ch quc tế, thì ông Trng và B Chính tr li lao sâu hơn vào cái cũi Thành Đô, đi ngược li mong mun ca tuyt đi đa s nhân dân Vit Nam cũng như ca đông đo bn bè quc tế.

Thật là đáng bun cho nhng ngày Tết Đinh Du sp đến cho nhân dân ta. Chuyến đi ca ông Tng Trng như mt bóng đen ph kín bu tri Vit Nam, dù cho đt bao nhiêu pháo bông ca không ta sáng ni.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 19/01/2017

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh (RFA, 12/01/2017)

npt1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Bắc Kinh hôm 12/1/2017. Photo courtesy of tuoitre.vn

Ông tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng, nhân vật lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam, chiều hôm nay đến Bắc Kinh trong chuyến công du lân bang Trung Quốc kéo dài 4 ngày.

Chuyến đi được truyền thông chính phủ Hà Nội nói là ‘định hướng phát triển lành mạnh, lâu dài cho quan hệ Việt- Trung, củng cố cục diện ổn định, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.’

Thông tấn xã Việt Nam loan tin sau cuộc hội đàm diễn ra ngay chiều nay tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa hai nước. Trong đó có tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa hai Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc đến năm 2025.

Ngay trước khi ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc lần này, tờ Hoàn Cầu Thời báo - cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản ở Hoa Lục hôm qua có bài bình luận về thông tin Việt Nam và Ấn Độ đang bàn thảo việc New Dehli bán tên lửa địa không Akash cho Hà Nội.

Nội dung bài bình luận nêu quan ngại của Bắc Kinh đối với việc New Dehli muốn tăng cường quan hệ quân sự với Hà Nội, cho rằng bất cứ biện pháp nào của Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác quân sự với Việt Nam để chống lại Trung Quốc đều gây ‘rối loạn’ cho khu vực và Bắc Kinh sẽ không khoanh tay ngồi yên.

Chiều nay, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khi được phóng viên hãng thông tấn Reuters hỏi về tin mua hỏa tiễn Akash của Ấn Độ, ông này nói sẽ chuyển câu hỏi đến cơ quan chức năng, đồng thời nhắc lại chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ của Hà Nội và việc mua sắm vũ khí là bình thường để bảo vệ đất nước.

RFA tiếng Việt

********************

Lãnh đạo Việt-Trung uống trà bàn 'định hướng lớn' (BBC, 12/01/2017)

Bas du formulaire

npt2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng uống trà tại Bắc Kinh cùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm đầu năm 2017

Lãnh đạo hai nước trao đổi các định hướng lớn về quan hệ hợp tác và phát triển 'lành mạnh, ổn định' và nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa lãnh đạo hai đảng, hai nước, truyền thông Việt Nam loan tin về cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cuộc gặp diễn ra ngay trong ngày đầu tiên của chuyến thăm chính thức kéo dài bốn hôm, 12-15/1/2017, của ông Nguyễn Phú Trọng.

Hai vị đứng đầu đảng cộng sản hai nước "vui mừng về đà phát triển lành mạnh" giữa hai đảng, hai nước, và "sự phát triển ổn định và những thành tựu mà Việt Nam và Trung Quốc đạt được có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân dân hai nước" trong bối cảnh thế giới xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng và bất ổn, báo Tin tức tường thuật.

Nội dung trao đổi giữa hai Tổng bí thư bao gồm việc bàn về "các định hướng lớn" trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả việc "duy trì hòa bình, ổn định trên biển", Thông tấn xã Việt Nam nói.

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Trung Quốc 'sẽ làm hết sức mình' ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017, trong khi phía Việt Nam bày tỏ ủng hộ Trung Quốc tổ chức thành công Diễn đàn thượng đỉnh hợp tác quốc tế về "Một vành đai, một con đường" trong năm 2017.

Kiểm soát bất đồng trên biển

npt3

Hai nhà lãnh đạo đảng Việt Nam và Trung Quốc nhấn mạnh việc 'tuân thủ nhận thức chung' giữa lãnh đạo cao cấp hai bên trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Các nhà phân tích trông đợi rằng chuyến đi của ông Trọng sẽ làm tốt đẹp trở lại quan hệ song phương vốn bị tác động bởi những tranh chấp ở Biển Đông vào thời điểm chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực trong thời gian tới đây chưa biết sẽ ra sao.

Căng thẳng đã leo thang tại vùng châu Á - Thái Bình Dương từ hai tháng nay, điều sẽ ảnh hưởng mạnh tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc với Hoa Kỳ cũng như các nước khác ở vùng Đông Nam Á, ông Trang Quốc Thổ, trưởng khoa Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc nói.

Hai Tổng bí thư cùng cho rằng chủ đề trên biển là vấn đề tồn tại chủ yếu của quan hệ Việt-Trung, không chỉ có tác động lớn tới quan hệ chính trị song phương mà còn ảnh hưởng tới cục diện và tình hình khu vực, thế giới.

"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý ; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC)," VietnamNet đưa tin.

Cũng hôm thứ Năm, báo Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam tường trình cuộc Hội đàm và dẫn nguồn Thông tấn xã Việt Nam cho biết trong buổi gặp mặt, ông Tập Cận Bình đã nhận lời mời sang thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017.

Lễ tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Sảnh Bắc của Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, sau đó, buổi trao đổi diễn ra bên trong Đại Lễ Đường.

Kết thúc buộc trao đổi, hai nhà lãnh đạo đã cùng dự lễ ký kết một số văn bản hợp tác.

Tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng, phía Trung Quốc ngoài Chủ tịch Tập Cận Bình còn có các ủy viên Bộ Chính trị Vương Hỗ Ninh, Lưu Kỳ Bảo, Lật Chiến Thư, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, và Bộ trưởng Công an Quách Thanh Côn.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng kể sau khi tái đắc cử chức vụ Tổng bí thư đảng sau Đại hội lần thứ 12.

Published in Việt Nam

trong1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông tới thăm Việt Nam tháng 11/2015. Ảnh: Minh Hoàng.

Nhân dịp Xuân Đinh Dậu - 2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài khá dài, trả lời phỏng vấn TTXVN. Có lẽ ông vừa muốn lên gân cho toàn đảng của ông, toàn xã hội, nhưng có thể chỉ tự cố lên dây cót cho chính mình, vì hoảng sợ tương lai, giống như người tự hò hét khi đi ngang nghĩa địa một mình.

Ông khẳng định lập trường trung thành trước sau như một với chủ nghĩa quốc tế vô sản, với chủ nghĩa Mác-Lênin- Mao Trạch Đông, trước chuyến đi "thăm" do triệu tập đột ngột (gọi là mời) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong bài trả lời phỏng vấn này, có một điều đáng chú mà ông nhấn mạnh, rằng :

"Trước đây, khi nói đến nguy cơ đối với sự tồn vong của Đảng, của chế độ, thường nói đến âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch ; đến Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống ; và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã thẳng thắn chỉ rõ, phân tích sâu sắc tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ", "tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty... có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc".

Đây là một nhận thức hoàn toàn mới của đảng, có nghĩa là của Bộ chính trị, Trung ương đảng, hay của chính bản thân ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Diễn biến hòa bình không phải do âm nưu của thế lực thù địch, cũng không còn phải là suy thoái tư tưởng đạo đức, mà đã thành tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, và có khả năng đã biểu hiện thành một bộ phận nằm ngay trong các cơ quan trung ương của đảng̣. Không có kẻ địch nào phá từ bên ngoài, chỉ là do "chính ta đánh ta", sự mục ruỗng từ trong ra.

"Cái mới của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) là đưa ra nhận diện thế nào là suy thoái về tư tưởng chính trị, thế nào là tự diễn biến, tự chuyển hóa".

"Không phải từ bên ngoài", đây là lực lượng tự chuyển hóa nhận thức, chuyển hóa lập trường, chuyển hóa lòng tin vào chủ nghĩa, là sự xác nhận rằng chủ ngĩa Mác-Lênin, nền tảng tư tưởng chế độ đã không còn giá trị thống soái, đã mất vai trò độc tôn, cũng là thừa nhận đang tồn tại hay bắt đầu xuất hiện tình trạng giành giật chân lý giữa lý thuyết Mác-Lênin và các xu hướng tư tưởng dân chủ khác. Điều mà chưa bao giờ trong lịch sử 30 năm đổi mới, đảng cộng sản chịu thừa nhận.

"...Trong đó nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng..".. Hình như ông nói tới hiện tượng đa đảng ngay trong chính nội bộ đảng ?!

Nhưng nếu ông đánh giá sự thay đổi bắt đầu có hơi hướng về chất, thì các nhóm giải pháp mà nghị quyết 4 lần này đề ra lại vẫn không có gì mới. Vẫn là bốn nhóm, và vẫn "cơ bản, chủ yếu, quyết định là nhóm công tác tư tưởng".

Nghị quyết 4 viết thế này :

"1. Về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình : Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh"...

2. Về cơ chế, chính sách

3. Về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng

4. Về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội".

Và vì không có gì mới, khác với bốn nhóm giải pháp cổ điển này, thì đương nhiên là :

- Suốt 30 năm, suốt 6 nhiệm kỳ đại hội liên tiếp nhau "sợi dây kinh nghiệm rút hoài không hết" và "...tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên không bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, mức độ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trầm trọng hơn .."..

Và điểm cuối cùng tất yếu sẽ đến là sự tan rã không tránh khỏi của đảng và sụp đổ tan tành của chế độ.

Cứu cánh duy nhất của chế độ, cũng là bấu víu cuối cùng chính danh cầm quyền còn lại của đảng là tăng trưởng kinh tế, là sự tìm kiếm từ tăng trưởng một cách lôi kéo lạc hướng sự tức giận của quần chúng nghèo đói vào sự khốc liệt của cuộc săn tìm sinh kế.

Ông Trọng biết rõ rằng, "trước hết phải có đời sống no đủ thì người dân mới yên tâm, tin tưởng được, đất nước có bình yên thì mới phát triển được". Và "vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa làm cho tổ chức đảng và bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, vừa phát triển được kinh tế ; xã hội ổn định ; đất nước không ngừng phát triển đi lên".

Nhưng cái khó khăn cũng rất "cơ bản" là tầng lớp lãnh đạo của đảng hiện rất thiếu kiến thức cơ bản về khoa học kinh tế. Bản thân tổng bí thư chỉ biết lý thuyết xây dựng đảng và thực tiễn kinh qua duy nhất của ông là viết và biên soạn lý thuyết xây đựng đảng. Đứng đầu chính phủ là một người, nếu không kể tới 5 năm bổ túc công nông khi tập kết ra Bắc lúc 13 tuổi, thì bằng cử nhân kinh tế của ông chỉ đi lên từ trình độ lớp ba phổ thông. Đứng đầu thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, người kế cận tổng bí thư đảng, lại là nhân vật leo vào lãnh đạo chỉ vì từng là chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, vào bộ chính trị chỉ nhờ câu trả lời các nhà báo Ấn độ rằng "Việt Nam chưa có nhu cầu và không có nhu cầu đa đảng". Những người này không làm cải cách kinh tế được, vì họ không biết gì nhiều lắm về kinh tế, nhất là kinh tế thị trường. Mà không làm cải cách thì không có tăng trưởng.

Thực tế sẽ không có tăng trưởng và sẽ không còn tăng trưởng nữa.

Ngày 17/10/2016, chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc buộc phải trình Quốc hội xin rút chỉ tiêu vì "không thể đạt được mức tăng trưởng 6,7%. Chính phủ sẽ quyết tâm đạt 6,3-6,5%" :

Cuối cùng, báo cáo cuối năm cuả Bộ tài chính, tăng trưởng chỉ đạt 6,21%, trong khi, sự thật, theo Ngân hàng thế giới thì chỉ đạt 6,1%.

Điều này phản ánh nền kinh tế đã không còn động lực, bắt đầu chuỗi suy thoái.

Nhưng một nghịch lý khó hiểu là ngày 16/12/2016 Chính phủ giao chỉ tiêu năm 2017 tăng trưởng 6,7%. Nó kỳ lạ giống như cái bằng cử nhân kinh tế của ngài Thủ tướng vậy.

Theo tập quán, kế hoạch của năm sau dựa trên các số liệu thống kê vào cuối quý ba của năm trước. Con số 6,7% này căn cứ trên các tính toán dựa vào con số các doanh nghiệp mới đăng ký trong năm 2016, và số vốn đăng ký kinh doanh được dự kiến tăng vọt, đặc biệt từ khu vực đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI), cùng với các chỉ tiêu đăng ký kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu từ giưã quý ba năm 2016. Những dự kiến kế hoạch này là kết quả tác động bởi chiến lược đón đầu TPP, dự kiến sẽ được phê chuẩn chậm nhất vào quý một năm 2017, đem lại khả năng xuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 28%.

Báo VTV điện tử ngày 24/09/2016 : "Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 9 tháng vừa qua, cả nước có gần 81.500 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng vốn đăng ký 630.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước. Dự kiến, năm nay sẽ có hơn 100.000 doanh nghiệp thành lập mới. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử nước ta".

Tất cả đều là các con số dự kiển và trên thực tế đang trở thành các con số ảo, vì triển vọng sẽ phá sản cùng với sự ra đi của tổng thống Obama. Cả Thượng và Hạ viện Mỹ đều đã quyết định không thông qua TPP, và tất cả các hiệp định thương mại song phương cũng sẽ được xem xét lại theo hướng bảo hộ nền kinh tế Mỹ.

Các rào cản kinh tế sẽ có thể thay đổi, thuế nhập khẩu vào Mỹ sẽ tăng vọt, các tiêu chí chống phá giá với các nền kinh tế chưa được gọi là thị trường, như nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam sẽ rất gay gắt. Tất cả những điều này sớm hay muộn sẽ tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt nam không chỉ vào thị trường Mỹ, mà cả trên thị trường châu Âu và tất cả các thị trường tiềm năng khác.

Tại Việt Nam, vốn đầu tư FDI sẽ dừng lại, hoặc ít nhất cũng sẽ chậm lại, nghe ngóng, thăm dò. Vốn huy động của các doanh nghiệp nội địa sẽ không có lối thoát vì thiếu hụt ngân sách, và nhất là nếu thị trường xuất khẩu bế tắc, thì sản xuất sẽ buộc phải chậm lại, lao động sẽ dư thừa, kéo theo hàng loạt những hệ lụy khác, tín dụng giảm, giá thị trường giảm, lạm phát xuống thấp kỷ lục.

Theo bá́o Dân Trí 24/12/2016 : "số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 19.917 doanh nghiệp, tăng 4.268 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước (27,3%). Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không thời hạn hoặc chờ giải thể của cả nước là 40.750 doanh nghiệp, giảm gần 15.000 doanh nghiệp so với cùng kỳ (giảm 26,9%)". Trung Quốc cũng sẽ chịu ảnh hưởng rất xấu do đối phó với các chính sách kinh tế mang nhiều mầu sắc chủ nghĩa dân tộc của Trump. Dự kiến nền kinh tế Trung Quốc năm 2017 sẽ giảm sâu xuống dưới 5,5-5,7%. Khả năng hấp thụ của nền kinh tế khổng lồ này giảm trầm trọng, ảnh hưởng lớn tới mức tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi, khu vực ASEAN và đặc biệt Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam trong khoảng hai quý đầu năm 2017 có thể vẫn giữ được mức sản xuất, nhưng sẽ mất đà và trượt sâu từ giữa quý ba, và sẽ suy giảm vào cuối năm. Chỉ tiêu tăng trưởng có thể chỉ đạt được không quá 5,5%. Những khó khăn bắt đầu từ cuối năm 2017 sẽ tăng mức trầm trọng vào năm 2018, khởi đầu cho chuỗi năm suy giảm, không thể khắc phục vào những năm tiếp theo.

Rõ ràng, duy trì tăng trưởng không thề chờ đợi những cú hích từ bên ngoài. Tính cạnh tranh của nền kinh tế không thể trông chờ vào chính sách can thiệp phản thị trường của Nhà nước thông qua các chỉ thị, các nghị quyết của Đảng, dù là cả của Bộ chính trị. Tính cạnh tranh phải có xuất xứ từ năng suất lao động, từ trình độ tiên tiến cuả công nghệ, từ hàm lượng chất xám trong sản phẩm, không bằng sự hy sinh môi trường, hy sinh quyền lợi của người lao động, của phúc lợi xã hội.

Giải pháp cấp bách có hiệu quả trực tiếp là giải phóng khối tài sản khổng lồ đang thuộc hệ thống các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty quốc doanh. Gần 70% tổng tài sản quốc gia do hệ thống này nắm giữ từ 30 năm nay không sinh lợi, năng suất lao động không những không tăng mà giảm dần, trong khi tài sản công biến dần vào trong tay các cá nhân, làm giàu bất chính cho các quan chức được đảng giao quyền thay phiên nhau thao túng.

Nếu đảng cộng sản vẫn kiên trì chủ trương kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã phát triển thành lực lượng kinh tế quyết định, không chỉ dừng ở mức nắm giữ trên 70% tổng tài sản quốc gia như hiện nay, thúc đẩy lộ trình hoàn thành thời kỳ qúa độ xây dựng cơ sở vật chất cho một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, bắt đầu vào giữa thế kỷ XXI, thì nguy cơ nền kinh tế phá sản hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chệ́ độ là không thể tránh khỏi.

Mâu thuẫn giữa tính hiệu quả của quản trị kinh tế theo nguyên tắc Chính phủ nhẹ với chủ trương tập trung tuyệt đối hóa quyền lãnh đạo và kiểm soát kinh tế vào trong tay Đảng, đang tạo ra sự giẫm đạt, chồng chéo giữa hai hệ thống, khoét sâu vết nứt bắt đầu xuất hiện giữa ông Phúc và ông Trọng. Ông Trương Hòa Bình, một thứ cảnh sát mật vụ của đảng cài vào Chính phủ đang gây rối và gây hàng loạt khó chịu cho ông Phúc.

Trung Quốc lo sợ ông Trump, và chính phủ của chế độ cộng sản Việt Nam lo sợ trước những gì ông Trump có thể sẽ làm. Cả hai nền kinh tế độc đảng này có một hệ thống doanh nghiệp quốc doanh chiếm trên dưới 70% tổng tài sản quốc dân, một ngân hàng trung ương không độc lập, trợ giá và in tiền theo lệnh đảng chính trị cầm quyền. Cả hai sẽ phải bị xét lại bởi chính sách kinh tế mang mầu sắc bảo hộ thị trường của tân Tổng thống Mỹ.

Cả hai nền kinh tế có hàm lượng tham nhũng nhất nhì hành tinh. Cả hai chế độ chính trị có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. Cả hai hệ thống cai trị mà tỷ lệ tham nhũng và vi phạm nhân quyền trong hàng ngũ các quan chức cao cấp là cao nhất, theo Luật Nhân quyền Magnitsky toàn cầu mà Quốc hội Mỹ vừa phê chuẩn ngày 8/12/2016, sẽ là hai quốc gia có số lượng các hàng ngũ lãnh đạo cao cấp rơi vào đối tượng bị Chính phủ Mỹ cấm vận và phong tỏa tài sản. Sẽ khó có những chuyến thăm cao cấp diễn ra giữa Mỹ và hai quốc gia này. Sẽ không còn những chuyến thăm nhằm "nâng cấp quan hệ" giữa hai quốc gia này với Mỹ, ít nhất trong một vài năm tới. Đây là đòn đánh tệ hại nhất mà chế độ độc đảng cộng sản Việt nam, xưa nay vẫn khư khư giữ chính sách ngoại giao "đi giây", buộc phải ngậm đắng nuốt cay.

Ngày 20/01/2017 tới đây, ngày mà tổng thống mới của Mỹ, ông Donald Trump chính thức chấp chính, có thể bắt đầu chuỗi ngày cay đắng nhất đối với hai cái chế độ lươn lẹo nhất hành tinh, chống lại quyền con người.

Một "équipe Obama- Kerry" là cơ hội ngàn năm để thoát Trung cho Việt Nam, nhưng đã bị cái đầu óc tăm tối của ông Trọng và đảng cộng sản bỏ lỡ. Dưới con mắt chiếu yêu của Donald Trump, Trung Quốc và Việt Nam cộng sản trở lại nguyên hình là những con yêu quái. Quy luật ngàn đời, "Quái nhân tất hữu Quái nhân Trị".

Điều có thể dự đoán là Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng sẽ bàn bạc những gì để đối phó với Mỹ, trong chuyến thăm đột ngột của ông Trọng tới Bắc Kinh trong tháng Một này. Sẽ gác lại xung đột và tranh chấp biển Đông, làm ngơ quyền chủ quyền, liên kết chặt chẽ để giữ vững hệ thống ý thức hệ vô sản và chủ nghĩa Mác-Lênin-MaoTrạch Đông "vô địch" chống lại "chủ chĩa đế quốc Mỹ" mới (?!).

Việt Nam sẽ một lần nữa bị trói chặt vào sợi dây ý thức hệ cộng sản để trở thành con rối trong tay Bắc Kinh.

Nhưng ông Trọng sẽ có thể làm được gì, nếu, tới đây, Mỹ sẽ không thừa nhận cái thể chế Đảng nằm trên Nhà nước, một thứ thể chế mà bên trên nguyên thủ, bên trên lập pháp lại tồn tại một kẻ vô danh không tương ứng với bất cứ ai trong hệ thống chính trị thông thường của loài người tiến bộ. Nếu loài người có một thứ Hiến Pháp chung, thì cái đảng của ông là một đảng vi hiến, một loại đảng chống lại pháp luật nhân loại. Nếu có thể tồn tại một Tòa án toàn cầu, theo Hiến pháp toàn cầu, thì cả 4,5 triệu đảng viên của ông sẽ phải vào tù.

Sẽ không có ai trên thế giới tiếp ông công khai nữa, ngoài Trung Quốc.

John Kerry, trước khi rời khỏi chính trường, dành cho Việt Nam chuyến tâm sự cuối cùng, trong chuyến thăm sắp tới. Ông sẽ nói, "Good bye the government by political parties".

John McCain là người trình Quốc hội phê chuẩn đạo luật Magnisky, chính là thông điệp cuối cùng với chế độ cộng sản gian trá và lươn lẹo, đã tước đi của ông những thiện chí cuối cùng.

Hai đạo luật cuối cùng mà ông Obama ký phê chuẩn trước khi rời ghế tổng thống Mỹ (Luật nhân quyền Magnysky ký ngày 8/12/2016 và Luật chống tuyên truyền và thông tin sai lệch ký ngày 23/12/2016) là hai đạo luật chống lại những chế độ và những cá nhân vi phạm nhân quyền, cũng là những thông điệp cuối cùng đối với chế độc đảng cộng sản, mà trước hết là Việt Nam.

Những người Mỹ cuối cùng hy vọng ở sự tự cải cách lương thiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn đủ kiên nhẫn. Họ đã buộc phải làm những điều cần làm và đáng lẽ phải làm từ sớm hơn.

Ông Trọng buộc phải đi Trung Quốc ngay từ đầu năm, và ngay trước khi ông Donald Trump lên cầm quyền là chuyện không khó giải thích. Vì ông còn có thể đi đâu, kiếm những hạt thóc thừa rơi vãi ở chỗ nào nữa. Ông là con gà què rồi. Quanh quẩn cái cối xay, mà chính nó cũng đã sắp mục ruỗng.

Paris, 11/01/2017

Bùi Quang Vơm

Published in Quan điểm
Trang 3 đến 3