Học giả Lê Hồng Hiệp mới trả lời phỏng vấn trên BBC. Theo tôi, cái gì cũng đổ thừa cho ASEAN và Trung Quốc là không đúng.
Việt Nam, qua các bản tuyên bố chung ký kết với Trung Quốc từ 1991 đến nay, cho thấy họ đã đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của đất nước. Ảnh minh họa
Lãnh đạo Trung Quốc, cũng như những lãnh đạo các nước trong ASEAN, đều có những vận động riêng của họ, phục vụ cho lợi ích của đất nước họ. Điều này không ai có thể phản đối.
Vấn đề là, trong hồ sơ Biển Đông, lãnh đạo Việt Nam luôn "xé lẻ", "đi đêm" với Trung Quốc, không thèm đếm xỉa gì tới khối ASEAN.
Bằng chứng là bản Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông (DOC), ký kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002 thường xuyên bị Việt Nam "bỏ xó".
Lãnh đạo Việt Nam, qua các bản tuyên bố chung ký kết với Trung Quốc từ 1991 đến nay, cho thấy họ đã đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của đất nước. Và cũng từ những bản tuyên bố này ta thấy phía Việt Nam, một bên của khối ASEAN, chủ động đàm phán riêng với Trung Quốc về Biển Đông, ký kết những thỏa thuận đi ngược lại tinh thần DOC.
Dĩ nhiên các việc này tiềm tàng những nguy cơ, không chỉ cho Việt Nam (về toàn vẹn lãnh thổ) mà còn làm cho khối ASEAN bị phân rẽ sâu sắc.
Bây giờ Việt Nam bị "lép về" trước Trung Quốc, "học giả" trách khối ASEAN không có tiếng nói chung về Biển Đông.
Theo tôi, tiên trách kỷ hậu trách nhân. Sự việc (nếu tồi tệ xảy ra) hoàn toàn là do đảng CSVN gây ra. Qui trách nhiệm cho khối ASEAN là việc làm thiếu tự trọng của một người làm công tác khoa học.
Bằng chứng Việt Nam "xé lẻ", bỏ qua ASEAN để đi đêm với Trung Quốc :
Xét Tuyên bố Việt Nam-Trung Quốc 2008, giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào :
"Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động cùng khảo sát ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình Biển Ðông ; tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được ; đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp".
Xét thêm Tuyên bố chung 2011, giữa Nguyễn Phú Trọng và Hồ cẩm Đào :
"Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước ký kết "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" ; cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này."
Câu hỏi đặt ra (cho ông Nông Đức Mạnh và bộ sậu Bộ chính trị cùng thời), từ đâu có cái gọi là "nhận thức chung của lãnh đạo về Biển Đông" ? Những "nhận thức" này là gì ?
Và cho Nguyẽn Phú Trọng và bộ sậu Bộ chính trị, vì sao Việt Nam ký kết riêng với Trung Quốc về cái gọi là "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" ?
"Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" gồm có những thứ gì ?
Đã có DOC rồi, làm gì thì cũng dựa theo tinh thần đó mà làm. Điều này cho thấy Việt Nam đã không coi ASEAN và DOC ra cái gì.
Còn về phán quyết của tòa CPA về vụ kiện Phi-Trung Quốc. Nhà "học giả" cũng không thể qui trách nhiệm cho Phi, hay cho nước nào đó trong ASEAN.
Từ lâu, ngay cả trên BBC, tôi có viết rằng phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực (PCA), về "pháp thể" của các đá ở Trường Sa cũng như hiệu lực biển các đá này, là "LUẬT".
Lý ra Việt Nam phải vận động hết mình để phán quyết (luật) này được áp dụng cho Biển Đông. Không, Việt Nam lại "đi đêm", hết với Trung Quốc đến Mỹ ; hết Phi lại đến Nhật.
Chuyện của mình mà mình không lo. Lại "đổ thừa" cho nước này nước nọ làm cản trở. Theo tôi, việc này nặng về tính cách tuyên truyền hơn là một "học thuật".
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/06/2017
***************
Trung Quốc đang lặp lại vụ Crestone từ năm 1992
Vụ này đại khái Trung Quốc ký giấy phép cho công ty Crestone của Mỹ được phép khai thác dầu khi tại vùng mà Trung Quốc gọi là "Vạn An Bắc 21", có diện tích 10.000 hải lý vuông. Bãi này có tên Việt Nam là Tư Chính, chỉ cách bờ biển Việt Nam 160 hải lý trong khi cách bờ đảo Hải Nam đến 600 hải lý.
Trung Quốc ký giấy phép cho công ty Crestone của Mỹ được phép khai thác dầu khi tại vùng mà Trung Quốc gọi là "Vạn An Bắc 21"
Một bản đồ "tin hành lang" được đưa lên net, cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc đang có mặt đông đảo trong một khu vực rộng lớn. Tiếp theo tin tức do học giả Carle Thayer tiết lộ trên báo chí, Trung Quốc điều khoảng 40 chiếc tàu vào khu vực, ta có thể kết luận rằng "nguồn tin hành lang" là có cơ sở.
Giả sử rằng vị trí tàu hải giám của Trung Quốc ghi trên bản đồ là chính xác, thì ta thấy tàu hải giám của Trung Quốc đã không chỉ có mặt ở Tư chính (tức Vạn an bắc 21 của Trung Quốc) mà còn (có thể) cũng có mặt ở các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Hải Thạch, Rồng đôi..., thuộc "bồn trũng Côn sơn", cận bờ Việt Nam hơn, mà Việt Nam đã khai thác các mỏ này từ năm 1994. Các hệ thống ống dẫn từ các mỏ này về các nhà máy (Gò dầu, Mỹ xuân) trong lục địa cũng đã đặt từ lâu.
Với sự việc ngoại bang xâm phạm chủ quyền trầm trọng như vậy mà báo chí trong nước im xo. Ngay cả các "tòa" báo Nhân dân xuất bản ở Luân Đôn, ở Paris, ở Washington... cũng "đói tin". Có báo phải xào nấu tin tức của Tân hoa xã. Có báo thì "nghe nồi chõ" hoặc "tin hành lang".
Cái loa tuyên truyền của Việt Nam, hàng ngày vốn phát ra rất mạnh mẽ, thì nay đã bị ông tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc "giao thiệp nghiêm khắc" làm cho im miệng. Ngay cả Trọng lú, Quang độc, Phúc niểng... sau khi diện kiến với "thái thú" của thiên triều, cũng đều ngậm thẻ qua đèo. Đéo ai dám hó hé điều gì.
Chuyện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa tháng giêng 1974, sau đó các bãi đá ở Trường Sa tháng ba 1988, nhờ ơn "đảng và nhà nước" nên đã được xem như "chuyện đã rồi". Cho tới năm 2013, khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo "hoành tráng" trên các bãi đá chiếm được của Việt Nam bằng vũ lực năm 1988, sau đó biến chúng thành những căn cứ quân sự quan trọng đe dọa an ninh quốc phòng của Việt Nam, thì (cũng nhờ ơn đảng và nhà nước), chúng đã trở thành "chuyện đã rồi". Riêng vùng biển Trường sa (rộng lớn), bao gồm các bãi Tư chính, Vũng mây, Thanh long, Bạch hổ, Mộc tinh, Lan tây, Lan đỏ, Sư tử vàng, sư tử trắng... thì (cũng nhờ ơn đảng và nhà nước), được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhìn nhận là "có tranh chấp" với Trung Quốc. Vụ này phía Trung Quốc đề nghị từ năm 1994.
Đéo mẹ (ai chửi tui nghe), chuyện của đất nước mà tụi chó đẻ xem như là chuyện "anh em trong nhà" (lời của Phùng đại tướng, sic !). Tụi nó đóng cửa giải quyết với nhau. Dân chúng, đứa nào léng phéng biểu tình, phản đối nọ kia thì bỏ tù rục xương. Còn thằng nào ở nước ngoài hó hé, cấm tiệt không cho chúng về nước.
Bây giờ chuyện đã sắp "công khai". Con giun xéo mãi cũng oằn. Huống chi mấy cái mỏ dầu khí là "tài nguyên" của đảng.
Nhưng vấn đề là đảng không biết lấy đâu ra người để biểu tình, bày tỏ uy thế ủng hộ "đảng và nhà nước" như thời điểm giàn khoan 981.
Người bỏ tù hết, còn đâu ?
Mà ngay cả khi "có chiến tranh", chắc cũng không có người nào sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ quyền lợi của đảng.
Ai chửi tui nghe, không chừng để cho bọn Trung Quốc "quậy tưng" mấy cái mỏ Mộc tinh, Lan Tây, Thanh long, Bạch hổ, Đại hùng... không chừng lại "tốt" cho dân tộc Việt Nam.
Bọn Trung Quốc có thể "quậy nát bét", nhưng không thể khai thác được những mỏ dầu khí này. Còn đảng cộng sản Việt Nam mà không có mấy cái mỏ này thì sụp.
Không có tiền trả lương bọn chó săn thì phải sụp thôi.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/06/2017
************
Nghe nói Trung Quốc đang chuyển giàn khoan tới lô 136 trên thềm lục địa của Việt Nam để khai thác dầu. Không biết giàn khoan này là giàn khoan nào ? Giàn khoan (nổi tiếng) 981 thì hiện đang cắm ở cửa vịnh Bắc Việt.
Lô 136 thuộc các bãi Tư Chính và Vũng Mây (cũng như các lô 133,134 và 135). Theo các bản đồ đã công bố (của PetroVN), yêu sách thềm lục địa của Indonesia có chồng lấn ở chỏm tây nam, thuộc lô 136. Dĩ nhiên các bãi này nằm lọt thỏm trong đường chín đoạn của Trung Quốc.
Nếu tin này đúng thì Trung Quốc đang lặp lại chiêu trò từ nhiều năm trước, như vụ cắt cáp tàu Bình Minh hay vụ cho hãng Cresstone của Mỹ khai thác ở bãi Vạn an bắc.
Việc này (và vụ giàn khoan 981 đang cắm ở cửa vịnh Bắc Việt) xảy ra vừa khi (hay đang lúc ?) ông tướng Phạm Trường Long, phó Chủ tịch Quân ủy trung ương của Trung Quốc họp với tứ trụ Việt Nam ở Hà nội. Cũng nghe nói ông Long rời Hà nội trong giận dỗi.
Nghe lời bình loạn của các "học giả" Việt Nam thì vụ này (Trung Quốc làm dữ) đến từ chuyến đi Mỹ, sau đó đi Nhật của ông Phúc. Việt Nam được Nhật hứa hẹn trợ giúp tăng cường khả năng phòng thủ biển.
Tôi thì nghĩ khác.
Ông Long tới gặp tam trụ Trọng lú, Quang độc và Phúc niểng, có dặn dò mấy ông này rằng các đảo ở Nam Hải (Nam hải chư đảo), tức các đảo ở biển Đông, thuộc về Trung Quốc từ thời thuợng cổ. Dĩ nhiên ông Long đưa bằng chứng cho tứ trụ Việt Nam coi.
Vụ này hơi bị kẹt. Bằng chứng của ông Long đã được "bác" Hồ phê chuẩn (qua công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng). Viên chức Việt Nam trước kia cũng chia sẻ quan điểm lịch sử của Trung Quốc : Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Tống.
Gần đây, lãnh tụ của "ta", ông Lê Khả Phiêu cũng cam kết rằng vùng biển Trường Sa của Việt Nam có "tranh chấp" với Trung Quốc.
Thì việc làm của các giàn khoan của Trung Quốc, hoạt động ở thềm lục địa Việt Nam trong vùng Vịnh Bắc Việt, hay ở lô 136, chỉ thể hiện quan điểm của lãnh đạo "ta".
Thật là lưỡng nan. Nếu không dựa vào bọn "ngụy" Việt Nam Cộng Hòa thì lấy gì làm bằng chứng chủ quyền của Việt Nam bây giờ ?
Mà dựa vào thì cũng kẹt.
Những người chuyên nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ đất nước, như cá nhân tôi, thì bị "cấm visa", chỉ vì nguồn gốc xuất thân từ Việt Nam Cộng Hòa. Nhà nưóc Việt Nam còn "truất quốc tịch" của những người Việt Nam, chỉ vì họ có ý kiến khác.
Bây giờ nhà nước Việt Nam lấy tư cách gì để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam tại Biển Đông ?
Lý lẽ không có. Ngoại trừ những lý lẽ mà phía Trung Quốc đã lấy làm bằng chứng chống lại Việt Nam. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ còn cách đem máu xương Việt Nam để "bảo vệ đất nước". Mà thực ra là lấy xương máu của dân lành để che đậy cái lật lọng của mình.
Bổn cũ (sắp) lặp lại. Cụ Trần Trọng Kim có phê phán ông Hồ như vầy : "Để sửa chữa cái sai lầm của mình, ông Hồ đã đưa cả nước vào biển máu". Sai lầm ở đây là vụ ông Hồ ký hiệp định sơ bộ với Pháp.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 21/06/2017