Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Covid-19 : Tổng thống Mỹ Biden và kế hoạch kiềm chế tham vọng của Trung Quốc

Kế hoạch của tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc là đề tài được báo Pháp thiên hữu Le Figaro đặc biệt quan tâm. Thách thức đầu tiên mà chính quyền Biden đặt ra cho Trung Quốc liên quan đến lĩnh vực phân phối vac-xin ngừa Covid-19.

my1

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp thượng đỉnh với ba lãnh đạo Ấn Độ, Úc, Nhật Bản trong Bộ Tứ - Quad từ Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 12/03/2021.  AP - Alex Brandon

Thông qua việc công bố vào hôm thứ Sáu 12/03/2021 một chương trình đầy tham vọng - sản xuất và phân phối một tỷ liều vac-xin ngừa Covid-19 ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương - với sự hợp tác của Ấn Độ, Nhật Bản và Úc (các thành viên bộ Tứ QUAD), tân tổng thống Joe Biden đã chọn dùng vũ khí riêng của Mỹ để đối phó với các tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực : biến phân phối vac-xin thành một phần của chính sách gây ảnh hưởng ở nước ngoài.

Trong chiến tranh lạnh mới giữa Washington và Bắc Kinh, kế hoạch vac-xin lần này có một số điểm tương đồng với Kế hoạch Marshall nhằm giúp Châu Âu tái thiết sau Đệ Nhị Thế Chiến. Nhưng thay vì chỉ là một chiều, kế hoạch vac-xin dựa trên khả năng của từng đối tác. Mỹ cung cấp một phần kinh phí, nhưng trên hết là kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực phát triển vac-xin. Ấn Độ, với ngành công nghiệp dược phẩm hùng mạnh, sẽ chịu trách nhiệm sản xuất vac-xin với số lượng lớn. Nhật Bản sẽ đóng góp tài chính cho hoạt động sản xuất và phụ trách hệ thống làm mát cần thiết để bảo quản vac-xin. Còn Úc sẽ chi 77 tỷ đô la cho việc phân phối vac-xin, đặc biệt là cho 19 quốc đảo ở Thái Bình Dương, những nước có tuyến vận chuyển nối với Úc và có quan hệ chặt chẽ với quân đội Úc.

Le Figaro nhận định sau khi đã để cho Bắc Kinh tiến hành một chính sách ngoại giao hiếu chiến trong năm 2020, với các nhà ngoại giao "chiến binh sói" nêu bật thành công của Trung Quốc trong việc quản lý đại dịch, nhưng phủ nhận mọi trách nhiệm về việc để đại dịch bùng phát, các chế độ dân chủ trong khu vực bắt đầu ngăn chặn các âm mưu của Bắc Kinh.

Liên quan đến cuộc gặp sắp tới giữa ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, Jake Sullivan, với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, Le Figaro nhấn mạnh giờ không còn là lúc Mỹ có thể nhượng bộ Trung Quốc. Những sáng kiến đầu tiên của chính quyền Biden cho thấy có sự thay đổi kép trong chiến lược của Washington với Bắc Kinh. Đoạn tuyệt với chính sách ngoại giao cá nhân của Donald Trump, phương pháp ngoại giao của Biden truyền thống hơn, dựa vào các đồng minh trong khu vực, nhưng không hẳn là hồi sinh chính sách của Barack Obama và Hillary Clinton, mà theo Le Figaro, sự mù quáng, yếu đuối và tự mãn đã khiến Bắc Kinh được tự do hành động.

Năm đại dịch cũng là năm người Mỹ thức tỉnh trước Trung Quốc. Cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa Mỹ sẽ đều đồng ý về mối nguy hiểm từ đối thủ chiến lược Trung Quốc. Dù hiện vẫn chưa có học thuyết Biden như Mỹ từng có học thuyết Truman khi chiến tranh lạnh bắt đầu, nhưng tân tổng thống Mỹ Biden đã chứng tỏ ông không muốn ở thế bị động khi đối mặt với cường quốc mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Thế kẹt của ASEAN

Trên trận địa vac-xin Mỹ - Trung, Le Figaro chú ý đến thế kẹt của các quốc gia Đông Nam Á và nhận định "Bắc Kinh hay Washington ? Các nước Châu Á từ chối chọn lựa". ASEAN nay đã trở thành chiến trường then chốt trong cuộc đấu địa chính trị Le Figaro giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Nhưng theo, các quốc gia Đông Nam Á rất thực dụng, không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. Họ muốn duy trì các mối quan hệ quan trọng sống còn với gã khổng lồ Trung Quốc - thường là đối tác thương mại hàng đầu của các quốc gia này - nhưng vẫn mong chờ sự trở lại của Mỹ. Chẳng hạn, trả lời phỏng vấn báo Le Figaro, ngoại trưởng Singapore tái khẳng định sự cần thiết của vai trò lãnh đạo của Mỹ, nhưng cũng rất chú ý đến các mối liên hệ với Bắc Kinh.

Nga - Trung : "Mặt trận kép" của Mỹ trong không gian mạng

Vẫn liên quan tới Mỹ, Le Monde quan tâm đến căng thẳng trong không gian mạng giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc. Điều gì đang xảy ra trong không gian mạng ? Chúng ta đang chứng kiến ​​mt bước ngot trong vic s dụng mạng làm phương tiện và tác động của việc này trong lĩnh vực ngoại giao ? Theo báo Le Monde, đây là điều mà ngày càng nhiều nhà quan sát đang tìm hiểu.

Sau một cuộc tấn công mạng lớn đầu tiên, chính thức được quy tội cho Nga và được tiết lộ vào tháng 12/2020, đến đầu tháng 03/2021, Hoa Kỳ lại phải đối phó với hậu quả của một chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn nhắm vào Microsoft, một trong những công ty hàng đầu của Mỹ về công nghệ thông tin. Theo một số chuyên gia, vụ tấn công mạng này có lẽ liên quan đến Trung Quốc.

Căng thẳng gần đây nhất xảy ra vào ngày 10/03 : quyền truy cập vào một số trang web chính thức của Nga bị chặn bất thường trong vài giờ, nhất là cổng thông tin của Hạ Viện Duma, điện Kremlin, thậm chí là cổng thông tin của Roskomnadzor, cơ quan An ninh Hệ thống Thông tin và Quản lý Truyền thông Điện tử của Nga. Moskva chưa chính thức phản ứng, nhưng nhiều chuyên gia xem là có liên quan đến vụ tấn công mạng cùng ngày của Nga nhằm làm chậm mạng xã hội Twitter. Nhưng một số chuyên gia khác lại xem đó là vụ đáp trả đầu tiên từ Mỹ.

Phản công mạng - hack back

Bài báo trên New York Times hôm 07/03 trích dẫn một số quan chức Mỹ, thông báo hàng loạt vụ trừng phạt trong vòng ba tuần và nhận định các hành động bất hợp pháp thông qua các mạng lưới của Nga, được cho là hiển nhiên với Vladimir Putin, chứ không phải với phần còn lại của thế giới.

Mong muốn phản công mạng - "hack back" - được coi như một biện pháp đáp trả hoạt động "gián điệp mạng" tinh vi nhắm vào SolarWinds, được tiết lộ hồi cuối năm 2020. Trong nhiều tháng trời, có thể là từ tháng 03/2020, tin tặc Nga đã đột nhập thành công vào hệ thống tin học của hàng chục ngàn khách hàng của công ty phần mềm tại bang Texas, trong đó có nhiều doanh nghiệp có tên trong bảng xếp hạng 500 công ty hàng đầu của Mỹ theo quy mô doanh thu, cũng như các cơ quan liên bang quan trọng của Mỹ, kể cả bộ An Ninh Nội Địa và Lầu Năm Góc.

Cho dù bài báo với giọng điệu bất thường New York Times đã bị thông tín viên đài CNBC tại Washington bác bỏ phần nào, một nguồn tin chính thức giấu tên từ Nhà Trắng phủ nhận là có một vụ phản ứng dưới hình thức "tấn công mạng". Nhưng Le Monde nhận định dù sao thì sự rự rò rỉ thông tin nói trên cho thấy đang có sự phân vân, do dự của chính quyền Biden trong khi hồi đầu tháng 3, Nhà Trắng đã thừa nhận một mặt trận khác vừa mở ra trong không gian mạng, với một cuộc tấn công khi đó nhắm vào Microsoft Exchange, ứng dụng nhắn tin rất phổ biến.

Đến nay, chính quyền Mỹ vẫn tránh quy kết trách nhiệm vụ tấn công này, cho dù nhiều chuyên gia an ninh mạng và chính ban lãnh đạo của Microsoft cho biết đã xác định phương thức hoạt động của tin tặc có liên quan đến Trung Quốc

Con đường nào cho Biden ?

Cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã thể hiện sự kiềm chế tương đối trong lĩnh vực mạng. Nhưng dưới thời người kế nhiệm Donald Trump, những vụ quy kết trách nhiệm đã tăng lên gấp bội, đặc biệt với việc quy tội cho 12 nhân viên tình báo Nga hồi năm 2018, song song với các biện pháp trừng phạt kinh tế. Giờ đây tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chọn con đường nào ?

Trong lĩnh vực chiến tranh thông thường, tân tổng thống Mỹ đã bắt đầu vạch ra lộ trình. Còn về không gian mạng, Hoa Kỳ đã ký một hiệp ước không tấn công mạng với Trung Quốc vào năm 2015. Nhưng theo nhiều nhà quan sát, hiệp ước đã thất bại. Ngay từ đầu, thỏa thuận đồng thuận tối thiểu này đã không tính đến cuộc tấn công của các tổ chức phi nhà nước nhắm vào các công ty tư nhân, chẳng hạn trường hợp của Microsoft. Kể từ vụ tiết lộ về các cuộc xâm nhập gần đây nhất, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), quản lý cả các hành động tấn công và phòng thủ mạng, đã nhận thấy cần xem xét lại hiệp ước.

10 năm Syria : Tro bụi, máu và nước mắt

Một đề tài quốc tế khác được các báo Pháp hôm nay quan tâm là hồ sơ 10 năm cuộc chiến Syria. Báo thiên tả Libération dành hai trang giới thiệu phóng sự của đặc phái viên Wilson Fache : "Raqqa, thành phố của tro bụi, máu và nước mắt". Còn báo kinh tế Les Echos phân tích "10 năm nội chiến Syria, thảm kịch đương đại khủng khiếp nhất".

Trong suốt 10 năm qua, Syria không chỉ trải qua cuộc nội chiến tồi tệ nhất của thế kỷ 21 mà còn là nơi diễn ra sự đối đầu giữa các cường quốc thế giới và khu vực. Hy vọng hòa bình vẫn ngoài tầm tay. Không thể tính hết số nạn nhân ở một số vùng, nhưng theo thống kê, có khoảng 450.000 người thiệt mạng, một nửa dân số Syria đã phải bỏ nhà bỏ cửa đi sơ tán (tỉ lệ vô song trên thế giới). Các chỉ số phát triển (sức khỏe, dinh dưỡng, tuổi thọ, xóa mù chữ …) tụt hậu nhiều thập niên.

Les Echos trích dẫn tổ chức phi chính phủ Handicap International gọi đây là vụ khủng hoảng thế giới khủng khiếp nhất tính từ năm 1945. Lương thực khan hiếm, giá cả sinh hoạt tăng gấp 30 lần so với trước khi xảy ra cuộc chiến, đồng tiền Syria mất giá tới 98%. Nhiều khu vực ở thành phố Aleppo, từng là lá phổi kinh tế và công nghiệp của Syria, đã bị san phẳng hoàn toàn.

Les Echos nhấn mạnh, trừ Trung Quốc, hầu hết các cường quốc thế giới và khu vực đều trực tiếp hay gián tiếp can dự vào cuộc xung đột Syria : Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Israel. Nghịch lý là chế độ Syria của tổng thống Bachar al Assad không thể tham gia, nhưng cũng không thể tồn tại tách rời khỏi hệ thống quốc tế.

2020 : Dân Pháp vẫn hào phóng với các chương trình quyên góp

Trong lĩnh vực xã hội, báo công giáo La Croix cho biết các khoản quyên góp đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2020, chủ yếu dành cho nghiên cứu y khoa và cứu trợ khẩn cấp. Hầu như tất cả các tổ chức thiện nguyện lớn đều ghi nhận tình đoàn kết, tương ái của người Pháp tăng cao chưa từng có trong "năm đặc biệt" Covid-19. Trong bối cảnh dịch bệnh, các cuộc tiếp xúc trực tiếp và các chương trình biểu diễn gây quỹ bị hạn chế, các hiệp hội, tổ chức thiện nguyện cũng đã tiến hành cải cáchphương thức gây quỹ, mở các quỹ quyên góp trên mạng internet, mạng xã hội như Facebook, TikTok để tiếp cận được nhóm người hiến quyên tặng trẻ tuổi hơn.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Thùy Dương
Published in Quốc tế

Trump muốn triệt tham vọng của Bắc Kinh thống lĩnh công nghệ thế giới

"Nga-Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, ba bố già của Syria" đã họp thượng đỉnh ở Ankara để tìm kiếm hòa bình cho cuộc xung đột đã kéo dài này, nhưng "không đạt tiến bộ". "Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang". Gần một nửa các trường đại học Pháp, bị sinh viên chiếm đóng, trong lúc chính phủ thông báo kế hoạch cải tổ cách hoạt động của Thượng và Hạ Viện là những chủ đề trải rộng trên các báo Paris ngày 05/04/2018.

thamvong1

Công nhân làm việc trong một phân xưởng sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD), tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 8/5/2013. Reuters/China Daily/File

Dùng vũ khí hạng nặng, nhưng... cuộc chiến chưa khai mào

Báo Le Figaro chạy tựa Trung Quốc tung "vũ khí hạng nặng" đáp trả Hoa Kỳ áp thuế. Chỉ vài giờ sau khi Washington công bố danh sách những sản phẩm của Trung Quốc sẽ bị đánh thuế, Bắc Kinh đáp trả một cách tương xứng. Mỹ phạt Trung Quốc 60 tỷ đô la, Bắc Kinh phạt lại Washington 50 tỷ, tăng thuế 25 % nhắm vào những lĩnh vực mà thị trường Trung Quốc là khách hàng quan trọng bậc nhất của các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Đậu nành, xe hơi, máy bay... Bắc Kinh đánh trúng "tâm điểm" của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Trong đợt phản công thứ nhì lần này, những tập đoàn Mỹ làm ăn nhiều nhất với Trung Quốc như Apple và kể cả ông khổng lồ Boeing không còn được bình yên. Theo tính toán của tờ báo, những mặt hàng trong tầm ngắm của cả đôi bên chiếm 17 % tổng trao đổi mậu dịch hai chiều. Căng thẳng thương mại leo thang, nhưng liệu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thực sự "đã mở màn" ?

Les Echos trong bài xã luận nhận định "dao có nhọn, nhưng chích không đau", bởi cả Washington lẫn Bắc Kinh đều mới chỉ trưng ra những vũ khí để dọa nhau, mà tránh tuyên bố là khi nào các biện pháp đó sẽ được áp dụng. Les Echos ví von : chính quyền Trump như thể đã dàn sẵn một loạt máy bay ném bom B52 khi nhắm vào 1.300 mặt hàng của Trung Quốc nhưng "Nhà Trắng chưa ra lệnh cho những chiếc B52 đó cất cánh".

Còn Bắc Kinh thì chắc chắn là sẽ án binh bất động, bởi "Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ số 1 của thế giới, và GDP của Trung Quốc lệ thuộc vào khối lượng hàng hóa bán cho người tiêu dùng ở Mỹ đến gấp 5 lần so với mức độ lệ thuộc của Mỹ vào thị trường Trung Quốc".

Mỹ muốn tiêu diệt kế hoạch chinh phục công nghệ mới của Trung Quốc

Mở ra một cuộc chiến để giảm thâm thủng cán cân thương mại với bạn hàng Trung Quốc thực ra chỉ là một trong hai mục tiêu mà Nhà Trắng hướng tới, như ghi nhận của thông tín viên báo Les Echos tại Bắc Kinh.

Mục tiêu thực sự của tổng thống Trump là "ngăn cản Trung Quốc cất cánh" trở thành nền công nghiệp cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ. Kế hoạch đó mang tên "Made in China 2025" đã được Trung Quốc công bố năm 2015.

Trong báo cáo dài 215 trang của Mỹ về tham vọng của Trung Quốc này, kế hoạch "Made in China 2025" đã được nhắc đến 126 lần.

Bắc Kinh đề rõ mục tiêu từ một "công xưởng của thế giới", nước này phải vươn lên thành "một cường quốc công nghiệp" làm chủ các khâu từ nghiên cứu, đến sản xuất các mặt hàng có trị giá gia tăng cao. Trung Quốc có tham vọng trở thành một "con chim đầu đàn của nền công nghệ mới", nắm giữ chìa khóa công nghệ để không còn cần đến nước ngoài.

Bên cạnh kế hoạch "Made in China 2025", năm ngoái Bắc Kinh khẳng định quyết tâm trở thành nhà vô địch trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Tác giả bài báo cho rằng, tổng thống Trump ít có khả năng phá vỡ kế hoạch đó của Trung Quốc. Nước cờ mà chủ nhân Nhà Trắng đang đi, có nguy cơ càng thúc đẩy Bắc Kinh nhanh chóng thực hiện mục tiêu đầy tham vọng đã đề ra.

Ba bố già của Syria

Hồ sơ quốc tế thứ nhì thu hút báo chí Pháp là thượng đỉnh ba bên tại Ankara để tìm kiếm hòa bình cho Syria. Le Figaro trên trang nhất đăng ảnh ba nguyên thủ Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bên cạnh hàng tựa "ba bố già của Syria", thế nhưng các ông Rohani, Erdogan và Putin vẫn "không tìm ra đồng thuận chính trị để giải quyết một cuộc xung đột kéo dài từ bảy năm qua".

Tờ báo không quên nhấn mạnh rằng thượng đỉnh ba bên mở ra tại Ankara ngày 04/04/2018 mang ý nghĩa đặc biệt đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Từ trước tới nay, nếu như Iran và Nga luôn ủng hộ chính quyền Damascus, thì ngược lại nước Thổ Nhĩ Kỳ của ông Erdogan lại yểm trợ phe nổi dậy. Nhưng tình thế đã đổi thay : Ankara đã mở mặt trận ở Afrin miền bắc Syria, sát với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào lực lượng dân quân Kurdistan. Sau thắng lợi ở Afrin, tổng thống Erdogan dự trù hướng tới một thành trì quan trọng khác là Manbij, gần thành phố Aleppo. Trong chiến lược này, Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh thân thiết của phương Tây, cần có sự trợ giúp của Nga.

Chính vì thế mà tổng thống Vladimir Putin đã được tiếp đón như một vị thượng khách, như ghi nhận của nhật báo Le Monde trong bài viết mang tựa đề "để đối phó với người Kurdistan, Erdogan trông cậy vào Putin".

Trong khi đó ở Washington, Donald Trump vẫn "mập mờ" về kế hoạch thoái lui khỏi mặt trận Syria. Nếu như Le Monde cho rằng những tuyên bố của tổng thống Mỹ luôn trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, thì Le Figaro xem tuyên bố "đưa con em chúng ta trở về nhà" của chủ nhân Nhà Trắng như chuyện "ván đã đóng thuyền". Tờ báo này tiếc là những tính toán địa chiến lược "chẳng quan trọng gì trong mắt ông Trump". Ngay từ khi lên cầm quyền, tổng thống Mỹ đã chẳng che giấu là trên hồ sơ Syria, ông sẵn sàng "nhường sân chơi" cho nước Nga của Vladimir Putin.

Medvedev sắp mất ghế thủ tướng ?

Về nội tình nước Nga, Les Echos có bài báo ngắn đập vào mắt độc giả : "Thủ tướng Dmitri Medvedev sắp mất ghế". Hai tuần lễ sau khi Putin tái đắc cử, ở hậu trường, nhiều người đánh cuộc là thủ tướng Medvedev sẽ bị cách chức trước ngày 07/05/2018, khi Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức thêm một nhiệm kỳ thứ tư. Lý do là chung quanh ông Putin, hai phe diều hâu và cải tổ đang đánh nhau tơi tả, để gài người vào chính quyền sắp tới.

Trên bàn cờ chính trị đó, Dmitri Medvedev đang bị suy yếu. Dù rất trung thành với Putin, nhưng tuần qua một nhân vật rất thân tín với ông Medvedev là nhà tỷ phú Ziavoudine Magomedov đã bị bắt với tội danh biển thủ công quỹ 35 triệu đô la trong một dự án xây dựng sân vận động ở Kalinigrad, nơi diễn ra các trận đấu nhân mùa Cúp Bóng Đá Thế Giới 2018. Có điều, World Cup đã cận kề, mà công trình vẫn chưa hoàn tất !

Pháp, trăm mối ngổn ngang

Về thời sự Pháp, Libération dành trang nhất nói về dự luật nhập cư vừa được bộ trưởng nội vụ Gérard Collomb trình bày. La Croix chú ý đến phiên xử một đường dây khủng bố cắm rễ ở thị trấn Lunel, miền nam nước Pháp.

Trong số 5 người phải trình diện tại tòa đại hình Paris hôm nay, hai thanh niên từng sang Syria tham chiến, ba người còn lại bị xử vì tội "giúp đưa người sang Syria". Tờ báo đặt câu hỏi tại sao một thị trấn bình yên với 26.000 dân cư này lại có thể trở thành "ổ thánh chiến" của nước Pháp ? Tới nay khoảng 20 người dân ở Lunel đã sang Trung Đông chiến đấu trong hàng ngũ của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

Câu trả lời được tìm thấy trên các trang báo Le Figaro : khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp, thanh niên không trông thấy tương lai, khiến Lunel trở thành một "Djihad City" (thành phố thánh chiến), một biệt danh không mấy hay ho gì mà các phương tiện truyền thông ngoại quốc đã dành tặng cho Lunel.

Charles Perrault, ông là ai ?

Mọi người thuộc nằm lòng những câu chuyện, cổ tích như là Công Chúa Ngủ Trong Rừng, Cô Bé Lọ Lem hay Chú Mèo Đi Hia, Con Yêu Râu Xanh, nhưng chúng ta biết những gì về tác giả của chúng, nhà văn Charles Perrault (1628-1703) ?

Cuốn tiểu sử đầu tiên về tác giả này vừa được ấn hành. Trong đó tác giả bà Patricia Bouchenot Déchin nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của ông trên văn đàn Pháp thế kỷ thứ 17-18 và tựa như nhân vật chính trong Cậu Bé Tí Hon, ông đã từng bước đặt những viên đá nhỏ để cho các anh em cùng thăng tiến trên con đường danh vọng.

Là bác sĩ hay kỹ sư, luật sư hay tu sĩ, trong thế giới âm nhạc hội họa hay văn chương 5 người con trai của dòng họ Perrault đều rất danh giá. Riêng Charles, ông không ngừng cọ sát tư tưởng với những cây bút nổi tiếng thời đó, bất luận đấy là những Boileau La Fontaine, hay Racine....

Còn trong mắt nhà văn nữ Amélie Nothomb, cùng thời viết truyện cổ tích, Charles Perrault hơn hẳn hai anh em nhà Grimm hay Andersen, bởi theo bà, chỉ có Perrault mới có thể "kể được những điều kinh khủng nhất với văn phong bay bổng, nhẹ nhàng nhất". Ông không viết chuyện để ru ngủ trẻ con, không giấu diếm những mặt trái của tính người, đó là điều độc giả đã nhận thấy chỉ cần đọc qua Công Chúa Da Lừa. Sự độc ác, tham lam và những gì xấu xa nhất trong bản tính con người dưới ngòi bút của Charles Perrault như gió thoảng qua.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Trung Quốc dịu giọng với Đài Loan giữa căng thẳng về dự luật của Mỹ (VOA, 03/03/2018)

Trung Quốc mun tht cht tình hu ngh vi Đài Loan, nhân vt cao cp th tư ca Đảng cộng sản Trung Quc phát biu, mt ngày sau khi truyn thông nhà nước cnh báo Trung Quc có th đi đến chiến tranh vi Đài Loan nếu mt d lut ca M thúc đy quan h gần gũi hơn vi hòn đo này tr thành lut.

dailoan1

Du Chính Thanh, chủ tch Hi ngh Hip thương Chính tr Nhân dân Trung Quc (CPPCC), phát biu trong phiên khai mạc ti Đi l đường Nhân dân Bc Kinh, Trung Quc, ngày 3/3/2018.

Trung Quốc đã phn n v d lut này, nói vi Đài Loan hôm th Sáu rng hòn đo này s ch rước ha vào thân nếu tìm cách da vào nước ngoài, trong khi truyn thông nhà nước thì cnh báo v nguy cơ chiến tranh.

Dự lut này, gi ch cn ch kí ca Tng thng Donald Trump đ tr thành lut, nói rng M cn có chính sách cho phép quan chc các cp được đến Đài Loan đ gp g nhng người tương nhim Đài Loan, cho phép quan chc cao cp ca Đài Loan được nhp cnh M "dưới các điu kin th hin s tôn trng" và gp g các quan chc M.

Du Chính Thanh, quan chức cao cp th tư ca Đảng cộng sản, đưa ra nhng phát biu hòa du hơn trong phiên khai mc Hi ngh Hip thương Chính tr Nhân dân Trung Quc mà ông làm ch tch, và ông không nhắc gì đến d lut này.

"Chúng ta sẽ làm sâu sc hơn tình đoàn kết và tình hu ngh vi đng bào ca chúng ta Hong Kong, Macau và Đài Loan cũng như người Hoa nước ngoài", ông Du phát biu trước khong 2000 đi biu đến d hi ngh Bc Kinh.

quan này s "huy đng mi người con ca đt nước Trung Hoa đ cùng phn đu vì nhng li ích quc gia ln hơn và hin thc hóa gic mơ Trung Hoa", ông Du nói thêm, nhc ti khát vng ca Ch tch Tp Cn Bình là đưa mt nước Trung Quc cường thnh về đa v đúng đn ca mình trên trường quc tế.

Hong Kong là một vn đ gây phin não cho gii lãnh đo Trung Quc, đc bit là sau khi hc sinh sinh viên t chc các cuc biu tình phn đi kéo dài hàng tun vào cui năm 2014 đ thúc đy dân ch trn vn.

Các nhà hoạt đng tr Hong Kong và Đài Loan đã khiến Bc Kinh bc tc trong nhng năm gn đây bằng việc thúc đy quyn t tr ln hơn hoc thm chí đc lp, và bng vic t chc các cuc biu tình chng li nh hưởng ca Trung Quc.

dailoan2

Những thành viên ca mt nhóm ng h Đài Loan đc lp tun hành cùng vi những người ng h Trung Quc trong mt cuc tp hp, 6 ngày trước l nhm chc ca Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn Đài Bc, Đài Loan, ngày 14/05/2016.

Hong Kong và Macau trước đây là nhng tin đn thuc đa ca Châu Âu và đã được trao li cho Trung Quc cai qun t những năm 1990.

Thái độ thù đch ca Trung Quc đi vi Đài Loan đã gia tăng k t khi bà Thái Anh Văn, ng c viên Đng Dân Tiến ch trương ng h đc lp, đc c tng thng vào năm 2016.

Trung Quốc nghi ng bà Thái mun thúc đy đc lp chính thc, vượt qua lằn ranh đ đi vi các nhà lãnh đo Đảng cộng sản Bc Kinh, dù nhà lãnh đo Đài Loan đã nói rng bà mun duy trì hin trng và cam kết đm bo hòa bình.

Bắc Kinh coi đo Đài Loan dân ch là mt tnh li khai và mt phn không th tách ri ca "Mt nước Trung Hoa" nên không đủ tư cách theo đui quan h nhà nước vi nhà nước, và chưa bao gi t b vic s dng vũ lc đ quy phc hòn đo này v dưới quyn kim soát ca mình.

*******************

Trung Quốc tiếp tục chỉ trích Hoa Kỳ nới lỏng luật với Đài Loan (RFA, 02/03/2018)

Trung Quốc vào ngày 2 tháng 3 tiếp tục lên tiếng cho rằng Hoa Kỳ vi phạm nguyên tắc một nước Trung Quốc khi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật mang tên Du lịch Đài Loan, cho phép các viên chức Mỹ gặp gỡ những người đồng cấp trong Chính phủ Đài Bắc, và những quan chức Đài Loan có thể đến Mỹ gặp gỡ một cách thỏai mái những viên chức Mỹ ở Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng.

dailoan1

Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan, bị Bắc Kinh chỉ trích là muốn cho Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc. 4/1/2018. AFP

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, trích tuyên bố như trên của phát ngôn nhân văn phòng phụ trách các vấn đề Đài Loan của Hoa Lục, ông An Phụng Sơn. Ông An cũng cảnh cáo Đài Loan là đừng dựa vào những thế lực nước ngoài mà mang vạ vào thân.

Xin nhắc lại là từ năm 1979, Hoa Kỳ chỉ chính thức công nhận một nước Trung Quốc là Trung Hoa Lục địa, nhưng những quan hệ kinh tế và quân sự với Đài Bắc vẫn được duy trì.

Trung Quốc thì coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và có thể thu hồi bằng võ lực nếu cần thiết. Vào năm 2016, Đài Loan có một vị Tổng thống mới là bà Thái Anh Văn có khuynh hướng đại diện cho những người Đài Loan muốn lãnh thổ này độc lập với Bắc Kinh.

Tờ Trung Hoa Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết vào hôm thứ Sáu 2/3/2018 rằng dự luật Du lịch Đài Loan của Mỹ sẽ khuyến khích bà Thái theo đuổi mục tiêu độc lập như thế.

********************

Trung Quốc cảnh báo Đài Loan sẽ rước họa khi xích lại gần Mỹ (VOA, 03/03/2018)

Trung Quốc ngày 2/3 cnh báo Đài Loan rng hòn đo này s rước ha vào thân nếu tìm cách da vào nước ngoài. Cnh báo này b sung cho mt lot các cnh báo t truyn thông nhà nước da rng Trung Quc có th đi đến chiến tranh vi Đài Loan nếu M ban hành luật thúc đy quan h gn gũi hơn vi Đài Loan.

dailoan1

Đài Loan đã hoan nghênh một d lut ca M kêu gi ban hành chính sách cho phép quan chc M các cp được đến Đài Loan đ gp g nhng người tương nhim.

Dự lut va được Quc hi thông qua, nay cn ch kí ca Tng thng Donald Trump đ tr thành lut, nói rng nên có chính sách cho phép quan chc các cp được đến Đài Loan đ gp g nhng người tương nhim, cho phép quan chức cao cp ca Đài Loan được nhp cnh M "dưới các điu kin th hin s tôn trng" và gp g các quan chc M.

Bắc Kinh coi đo Đài Loan dân ch là mt tnh li khai và mt phn không th tách ri ca "Mt nước Trung Hoa" nên không đ tư cách theo đuổi quan h nhà nước vi nhà nước. Bc Kinh chưa bao gi t b vic s dng vũ lc đ quy phc hòn đo này v dưới quyn kim soát ca h.

Văn phòng Sự v Đài Loan ca Trung Quc nói d lut này là mt s vi phm nghiêm trng nguyên tc "Mt nước Trung Hoa".

"Chúng tôi cũng nghiêm khắc cnh báo Đài Loan : ch da vào nước ngoài đ vươn dy, nếu không h s ch rước ha vào thân mà thôi", văn phòng này nói trong mt tuyên b ngn.

Trong một bài xã lun vi ngôn t mnh m, t Nhân Dân Nht Báo nói nếu dự lut ca M tr thành lut, thì nó s ch khuyến khích Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn khng đnh ch quyn ca hòn đo này thêm na.

"Nếu bà ta vn nht quyết thì s dn đến hu qu tt yếu là Trung Quc kích hot Lut Chng Li khai cho phép Bc Kinh sử dng vũ lc đ ngăn chn hòn đo này li khai", t báo nói, nhc ti mt đo lut ca Trung Quc được thông qua vào năm 2005.

dailoan2

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn phát biu trong mt bui l mng Ngày Quc Khánh Đài Bc, Đài Loan, ngày 10 tháng 10, 2017.

Thái độ thù đch ca Trung Quc đi vi Đài Loan đã gia tăng k t khi bà Thái, ng c viên ca Đng Dân Tiến ch trương ng h đc lp, đc c Tng thng vào năm 2016.

Trung Quốc nghi ng bà Thái mun thúc đy đc lp chính thc, vượt qua ln ranh đ đi vi các nhà lãnh đo Đng Cng sn Bc Kinh, dù nhà lãnh đo Đài Loan đã nói rng bà mun duy trì hiện trng và cam kết đm bo hòa bình.

Đài Loan hoan nghênh dự lut này ca M.

Phát biểu vi các phóng viên ti Đài Bc hôm th Sáu, Th tướng Li Thanh Đc nói rng M là mt "đng minh vng chc" ca Đài Loan và bày t s cm kích sâu sc ca ông đối vi d lut.

"Chúng tôi hết lòng trông đi lut này có th nâng tm mi quan h thc cht gia Đài Loan và Hoa Kỳ trong tương lai", ông Li nói.

Trong một bài xã lun th hai, t Hoàn Cu Thi Báo ca nhà nước có lượng đc gi ln viết rng Trung Quốc có thể "thc hin các bin pháp nhm mc tiêu chng li các lc lượng ng h đc lp Đài Loan".

"Về mt quân s, sc mnh ca Quân đi Gii phóng Nhân dân đã đã thay đi mt cách căn bn tình hình quân s và chính tr bên kia Eo bin Đài Loan", bài báo nói.

"Nhờ s tăng trưởng nhanh chóng này, Trung Quc đi lc gi có kh năng ch đng chiến lược không sánh được xuyên Eo bin Đài Loan".

Trung Quốc đã gia tăng đáng k s hin din quân s quanh Đài Loan. Không quân Trung Quc đã tiến hành 16 đt din tập gần Đài Loan trong năm qua hoc lâu hơn, B Quc phòng Đài Loan cho biết vào cui tháng 12, cnh báo rng mi đe da quân s ca Trung Quc đang tăng lên tng ngày.

Mỹ không có quan h chính thc vi Đài Loan nhưng b ràng buc bi lut quy đnh phi giúp Đài Loan tự v và là ngun cung cp vũ khí chính ca hòn đo này. Trung Quc thường xuyên nói Đài Loan là vn đ nhy cm nht trong quan h ca h vi Washington.

************************

Trung Quốc phản đối Mỹ thông qua luật cổ vũ quan hệ với Đài Loan (RFI, 01/03/2018)

Trung Quốc hôm nay 01/03/2018 bày tỏ sự "bất bình tột độ" sau khi Thượng viện Mỹ thông qua một đạo luật nhằm tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, hòn đảo độc lập trên thực tế, nhưng luôn bị Bắc Kinh coi là một tỉnh của mình.

taiwan1

Ảnh minh họa : Một số người đến ủng hộ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lúc quá cảnh tại Burlingame, California, 14/01/2017. Reuters/Stephen Lam

Đạo luật mang tên "Taiwan Travel Act" được bỏ phiếu hôm qua, chủ yếu khuyến khích các nhà lãnh đạo Đài Loan đến Hoa Kỳ và gặp gỡ các quan chức cao cấp Mỹ.

Mặc cho Bắc Kinh phản đối mọi cuộc tiếp xúc chính thức giữa Đài Bắc và một nước thứ ba, dự luật đã được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua. Trước đó hồi tháng Giêng, văn bản này cũng đã được Hạ Viện Mỹ chấp thuận.

Tổng thống Donald Trump còn phải phê chuẩn để luật mới có hiệu lực. Tuy nhiên do đạo luật đã được toàn bộ Quốc hội nhất trí, ông Trump khó thể phản đối được.

Hôm nay phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết : "Trung Quốc bày tỏ sự bất bình cao độ và kiên quyết phản đối. Chúng tôi đã trao kháng thư cho Hoa Kỳ".

Trung Quốc cấm tất cả các quốc gia nào có quan hệ ngoại giao chính thức với mình duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Bắc Kinh không ngừng tìm cách cô lập hòn đảo này bằng cách khuyến dụ những nước nhỏ cuối cùng còn giữ quan hệ với Đài Bắc, qua những món viện trợ, đầu tư.

Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính phủ Đài Bắc năm 1979, công nhận chế độ cộng sản Bắc Kinh ở Hoa lục là chính quyền hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tiếp tục quan hệ thương mại và bán vũ khí cho Đài Loan.

Bản thân tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng khiến Bắc Kinh cay cú khi chấp nhận nói chuyện điện thoại với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, sau khi vừa đắc cử. Mùa hè 2017, ông lại duyệt cho bán thêm 1,3 tỉ đô la vũ khí cho Đài Loan.

Thụy My

*******************

Trung Quốc phản đối Mỹ về dự luật tăng cường quan hệ với Đài Loan (RFA, 01/03/2018)

Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng Hai thông qua một dự luật thúc đẩy quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan, khiến cho Trung Quốc nổi giận.

taiwan2

Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. AFP

Luật Du lịch Đài Loan, được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua hồi tháng Giêng, nhằm khuyến khích việc thăm viếng "ở mọi cấp" giữa Đài Loan và Mỹ. Dự luật này được thêm vào điều khoản có thể chính sách của Hoa Kỳ cho phép giới chức cấp cao của Đài Loan đến Mỹ để tiếp xúc với giới chức Hoa Kỳ và giao dịch thương mại giữa hai quốc gia.

Dự luật này chỉ chờ Tổng thống Donald Trump ký ban hành thành luật và được đánh giá rằng sẽ không gặp trở ngại nào, vì lưỡng viện đã nhất trí thông qua.

Một ngày sau khi Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật vừa nêu, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chính thức phản đối rằng Bắc Kinh rất không hài lòng về điều đó.

Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, vào hôm thứ Năm, ngày 1 tháng Ba nói trong cuộc họp báo thường nhật rằng Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ phải giải quyết vấn đề liên quan một cách đúng đắn và thận trọng, nhằm tránh gây ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Trung.

Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng dự luật liên quan đến Đài Loan mà Thượng viện Hoa Kỳ vừa thông qua không có ràng buộc hợp pháp và vi phạm nghiêm trọng chính sách "một nướcTrung Hoa". Bà Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngưng các hoạt động trao đổi chính thức với Đài Loan.

**********************

Tàu tuần tra Trung Quốc bị phát hiện gần đảo Thị Tứ (RFA, 01/03/2018)

Một trong những tàu tuần duyên được trang bị vũ khí đầy đủ của Trung Quốc bị phát hiện gần Đá Hoài Ân, tiếng Anh là Sandy Cay. Đá này cách đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa chừng 6,5 kilomet về phía tây.

taiwan3

Tàu Trung Quốc được phát hiện tại vùng biển phía Tây của Philippines - Philstar.com

Mạng báo philstar.com của Philippines loan tin vào ngày 28 tháng 2 dẫn phát biểu của phó giáo sư Ryan Martinson thuộc Viện Nghiên Cứu Hàng Hải Trung Quốc rằng chiếc tuần duyên CCG46301 của Bắc Kinh bị phát hiện tại vị trí vừa nêu vào ngày 25 tháng 2.

Chiếc tàu tuần duyên này có thể đe dọa các tàu nước ngoài nhỏ hơn trong vùng biển tranh chấp hiện nay.

Mạng báo philstar.com nêu rõ trong những tháng qua các tàu cá Trung Quốc, tàu tuần duyên và tàu chiến của chính phủ Bắc Kinh vẫn duy trì sự hiện diện gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa.

Tin nói thêm tàu Trung Quốc còn có thể neo đậu gần khu vực đó ; đặc biệt ở Đá Subi. Đây là một trong ba đảo nhân tạo lớn nhất tại Trường Sa mà Trung Quốc bồi lấp nên trong thời gian qua và tiến hành xây dựng căn cứ quân sự trên đó.

Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như trọng Biển Đông trong đường đứt khúc chín đoạn do Trung Quốc vạch ra. Vào tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế PCA ở La Haye ra phán quyết đường do Trung Quốc vạch ra như thế không có giá trị cả về pháp lý lẫn lịch sử.

Published in Châu Á