Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ván bài Trung Quốc ở Biển Đông chưa ngã ngũ

Tuần báo Anh The Economist số ghi ngày 12/05/2018 là tờ tuần báo hiếm hoi quan tâm đến Biển Đông với một bài phân tích của phóng viên tại Washington mang tựa đề khá châm biếm : "Quậy phá : Trung Quốc đã bố trí tên lửa trên các đảo ở Biển Đông". Điểm đáng chú ý là tác giả bài báo đã có một cái nhìn khác với xu hướng hiện nay theo đó Mỹ đã để mất Biển Đông vào tay Trung Quốc. Đối với The Economist, mọi sự chưa hẳn đã được an bài.

bd1

Ảnh chụp Đá Xu Bi (Trường Sa, Biển Đông), nơi Trung Quốc đã xây dựng 1 phi đạo cùng nhiều cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự. Ảnh chụp ngày 21/04/2017 - Reuters/Erik de Castro

Bài báo mở đầu bằng lời báo động vào tháng Tư (2018) vừa qua của đô đốc Philip Davidson, người được tổng thống Donald Trump đề cử lãnh đạo lực lượng vũ trang Mỹ ở Thái Bình Dương.

Theo viên tướng này, sau gần 5 năm nạo vét và bồi đắp các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Philippines, Malaysia và Việt Nam, "Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống ngoại trừ một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ".

Đô đốc Davidson đã nêu bật việc Trung Quốc đã đưa lên các thực thể đủ loại thiết bị quân sự, điều duy nhất chưa thấy là "lực lượng đồn trú". Theo viên tướng Mỹ, một khi lực lượng này được triển khai, các tiền đồn của Trung Quốc sẽ có thể thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và "áp đảo dễ dàng" các đối thủ Châu Á đòi chủ quyền trên các vùng biển đó.

Vào đầu tháng Năm, toàn cảnh mà đô đốc Davidson vẽ ra đã được tình báo Mỹ chi tiết hóa bằng thông tin, theo đó Bắc Kinh dường như đã triển khai tên lửa trên ba thực thể - Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef) - từ các loại tên lửa hành trình diệt hạm YJ-12B với tầm bắn 295 hải lý (545km), đến tên lửa địa đối không HQ-9B có thể tiêu diệt phi cơ có người lái và không người lái trong phạm vi 160 hải lý.

Khi được hỏi về điều này, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders khẳng định rằng chính quyền Trump "biết rất rõ về hoạt động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc" và đe dọa Bắc Kinh về "những hậu quả" phải gánh chịu.

Đối với The Economist, cho đến những năm cuối nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama, nhiều sĩ quan quân đội và quan chức Nhà Trắng đã xem nhẹ việc Trung Quốc cải tạo các rạn san hô đang tranh chấp. Theo họ, các căn cứ mà Bắc Kinh bồi đắp không có gì đáng ngại, và có thể bị tiêu diệt nhanh chóng trong một cuộc xung đột thực thụ.

Theo chuyên gia Andrew Erickson thuộc trường Hải Chiến Mỹ, ngay cả vào lúc này, các cơ sở đó cũng không đáng sợ hơn bao nhiêu, thế nhưng mục tiêu của Trung Quốc không phải là khởi động một cuộc chiến tranh với Mỹ, mà là giữ thế thượng phong trong thời bình, hoặc trong các cuộc khủng hoảng ở trong "vùng xám", giữa hòa bình và chiến tranh. Trung Quốc muốn nói rõ với những láng giềng nhỏ và yếu hơn rằng họ sẽ phải "trả giá khủng khiếp nếu cố chống lại Trung Quốc ở Biển Đông"…

Tuy vậy, đối với chuyên gia Erickson, Biển Đông chưa bị mất. Mỹ đã cho đến nay đã ngăn cản được, không cho Trung Quốc phát triển khu vực bãi Scarborough, một rạn san hô ngoài khơi Philippines, đang bị Bắc Kinh kiểm soát. Nếu biến được nơi này thành tiền đồn, Trung Quốc sẽ hoàn thành được mục tiêu khống chế hoàn toàn Biển Đông.

Một dấu hiệu khác : Từ lúc ông Trump lên làm tổng thống, chưa thấy Trung Quốc có hành động khiêu khích trắng trợn nào nhắm vào tàu Mỹ hoạt động hợp pháp trong vùng.

Đồng thuận chống Trung Quốc ngày càng tăng tại Mỹ

Khi nói về các hậu quả mà Trung Quốc sẽ phải gánh chịu, chính quyền Trump có vẻ rất mơ hồ. Nhưng điều đó phù hợp với đồng thuận ngày càng tăng giữa các tướng lĩnh Mỹ, đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ trong Quốc Hội, và ngày càng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp.

Hầu như tuần nào cũng có, hoặc là điều trần tại Quốc Hội, hoặc là những hội thảo của các trung tâm tham vấn, để tranh luận về cách thức – chứ không còn là nên hay không nên - đẩy lùi Trung Quốc. Chủ đề có lúc là sức mạnh quân sự đang phát triển nhanh chóng của Bắc Kinh, có lúc khác lại là những hành vi thù địch ngấm ngầm của Trung Quốc, chẳng hạn như hành vi trộm cắp hoặc buộc các doanh nghiệp Mỹ phải chuyển giao công nghệ…

Quy mô ngày càng lớn của các quan ngại của Mỹ về Trung Quốc giúp giải thích sự thiếu tiến bộ khi một phái đoàn chính phủ do bộ trưởng tài chánh Steven Mnuchin dẫn đầu, đến thăm Bắc Kinh vào ngày 3-4/05. Yêu cầu của Mỹ đi từ việc đòi Trung Quốc giảm thâm hụt thương mại song phương xuống 200 tỷ đô la một năm vào năm 2020, đến việc muốn Bắc Kinh giảm bớt việc ép buộc chuyển giao công nghệ, và ngừng trợ cấp cho các doanh nghiệp công nghệ cao mà Bắc Kinh muốn ủng hộ trong kế hoạch công nghiệp "Made in China 2025" của họ.

Ở Trung Quốc, chính quyền Trump bị buộc tội là thiếu nhất quán và không biết mình muốn gì. Nhưng nhìn từ Washington, Trung Quốc đang tấn công hay thách thức trên nhiều mặt trận, khiến cho Mỹ phải nghĩ đến việc "đẩy lùi toàn diện". Các nhà hoạch định chính sách Mỹ không cần đến một đô đốc để nói với họ rằng bão tố đang chờ ở phía trước.

Nên chăng viết lại Thánh Kinh và Kinh Coran

Về trang nhất các tuần báo Pháp, L’Obs tuần này đã chạy một tựa đề rất khiêu khích : "Kinh Thánh (Thiên Chúa giáo) – Kinh Coran (Hồi giáo) - Nên chăng viết lại hai bộ kinh này ?".

Trong một hồ sơ dài 12 trang, L’Obs đã nêu bật sự kiện là trước sự xuất hiện của nhiều hành vi bài Do Thái, trong đó có cả vụ hai bà cụ người Do Thái bị sát hại dã man, mà thủ phạm rõ ràng thuộc phần tử Hồi giáo quá khích, mới đây đã xuất hiện hai bản tuyên ngôn (hay kiến nghị) kêu gọi chống lại hiện tượng "bài Do Thái mới".

Một bản do 300 nhân vật ký tên, đã gắn liền "chủ nghĩa bài Do Thái mới" đó với ngôn từ trong chính bộ kinh Coran của đạo Hồi, và đề nghị "đánh dấu là lạc hậu" tất cả những đoạn bị cho là kích động bạo lực dữ dội nhất.

Bên cạnh đó, có một bản thứ hai, do 30 tu sĩ Hồi giáo (imam) ký tên, thì cho rằng các hành vi bạo lực bài Do Thái chỉ là kết quả độc hại của việc một thiểu số tội phạm ngu dốt đã hiểu sai những điều tinh tế mang tính chất lịch sử được ghi lại trong bộ kinh. Họ đề nghị là phải giải thích rõ, lồng những đoạn kinh đó vào bối cảnh lịch sử, và giữ khoảng cách với những gì được nêu.

Theo tuần báo L’Obs, những lời kêu gọi xét lại kinh Coran dĩ nhiên đã gặp phải những phản ứng dữ dội, và kéo theo những lời cáo buộc là quyển thánh kinh của Thiên Chúa giáo cũng có những đoạn kích động bạo lực tương tự, vì "Kinh Coran không phải là quyển kinh thánh duy nhất kêu gọi chiến đấu chống kẻ khác".

Đối với L’Obs, việc kêu gọi "gạn lọc" các bộ kinh không phải là điều mới lạ, đó là một ước muốn không tưởng, bị mọi nhà nghiên cứu cho là vô hiệu. Thế nhưng, lời kêu gọi "viết lại" kinh Hồi giáo của 300 nhân sĩ mới đây đã cho phép giải tỏa một cấm kỵ, cho phép nói lên rằng việc đề cập đến kinh Coran không phải là một điều bị cấm, và việc chỉ trích đạo Hồi không phải là một âm mưu thóa mạ đến từ phương Tây.

Chống tệ nạn sách nhiễu nữ sinh trong trường trung học

Vào lúc phong trào chống sách nhiễu tình dục phụ nữ đang sôi nổi ngoại xã hội, đặc biệt là tại Liên Hoan Điện Ảnh Cannes vừa khai mạc, tuần báo Pháp L’Express đã dành hồ sơ trang nhất cho tệ nạn sách nhiễu nữ sinh trong các trường trung học Pháp.

Trong một hồ sơ dài 12 trang, tuần báo Pháp đã nêu bật ví dụ về Hajar và Shanley, hai nữ sinh tại trường trung học Camille Pissarro ở Pontoise vùng Val d'Oise, ngoại ô Paris, mà hình ảnh chiếm trọn trang bìa với câu hỏi lớn "Phải chăng chúng ta đã bỏ rơi các cô gái ?".

Theo L’Express, vì quá mệt mỏi trước các hành vi đe dọa, những câu chửi rủa và thậm chí là các vụ hành hung, xâm phạm thể chất mà họ phải thường xuyên chứng kiến hoặc là nạn nhân - mà thủ phạm là các học sinh nam trong trường - vào tháng 12 năm ngoái 2017, hai nữ sinh này đã huy động bạn bè cùng trường biểu tình chống lại.

Và họ đã thành công : Đã có đến 300 học sinh trung học, nam cũng như nữ, tập trung trước cổng trường để nói lên thái độ bất bình của mình và biểu lộ tình đoàn kết với các nạn nhân.

Vào khi ấy, họ đã thu hút được mối quan tâm của các phương tiện truyền thông, nhưng chỉ trong chốc lát mà thôi. Lần này, hai nữ sinh đã dũng cảm lộ diện trên trang bìa tuần báo L’Express, để đánh động dư luận một lần nữa, để mọi người đừng bỏ rơi các em, và nhất là để được các phụ huynh, các bậc đàn anh, đàn chị của họ lắng nghe.

L’Express không ngần ngại lên tiếng cảnh báo là không nên làm ngơ trước tệ nạn này. Tờ báo viết : "Nếu cứ để cho một bộ phận thanh thiếu niên của chúng ta (tức là thủ phạm các vụ sách nhiễu trong trường học) phá vỡ một giá trị căn bản trong xã hội chúng ta - sự bình đẳng giữa nam nữ - chúng ta dọn đường cho điều tồi tệ nhất".

Bí quyết học nhanh và tốt cho mọi lứa tuổi

Như thông lệ, trang bìa tuần báo Pháp Le Point lại được dành cho một đề tài phổ quát : "Làm sao học được nhanh và tốt ?" để phát triển năng lực cá nhân.

Tính chất phổ quát của đề tài này đã được Le Point nhấn mạnh với hàng ghi chú nhỏ dưới tựa lớn : "từ 7 đến 97 tuổi", mô phỏng và vượt qua một khẩu hiệu nổi tiếng của tuần báo truyện tranh Tintin, từng khẳng định là được dành cho độc giả từ 7 đến 77 tuổi.

Hồ sơ cũng dài 12 trang của Le Point giới thiệu những khám phá của giáo sư Stanislas Dehaene được tờ báo mệnh danh là "Đức giáo hoàng của não – Le Pape du cerveau", nói theo tiếng Việt là "Bậc Thầy của não".

Ảnh của giáo sư Dehaene ngồi đằng sau bàn làm việc tại trung tâm nghiên cứu NeuroSpin-CEA đã được Le Point giới thiệu ở trang bìa. Đáng chú ý là trên bàn có đặt một mô hình bộ não của chính ông.

Là giáo sư tại Học Viện Pháp Quốc Collège de France, viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp, ông Stanislas Dehaene hiện là Chủ tịch Hội đồng giáo dục khoa học Pháp. Theo Le Point, ông là người hiểu rõ nhất bộ óc của con người, và đương kim bộ trưởng giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer đang kỳ vọng vào ông để tối ưu hóa các phương pháp giảng dạy tại Pháp.

Ba sai lầm của Macron trong chính sách Châu Âu

Đánh giá kết quả một năm đầu cầm quyền của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, mọi người đều cho rằng ông rất thành công về đối ngoại. Tuy nhiên, trong một bài xã luận của mình, Le Point tuần này đã nghiêm khắc ghi nhận rằng trên hồ sơ Châu Âu, vị tổng thống rất ủng hộ Châu Âu này chưa đạt được kết quả khả quan nào, vì đã mắc phải ba sai lầm.

Đối với Le Point, đúng là tổng thống Pháp đã nhận được giải thưởng Charlemagne 2018, giải cao quý nhất dành cho những người có công phát huy Liên Hiệp Châu Âu. Thế nhưng đó chỉ là giải an ủi cho quyết tâm của ông, chứ còn trong thực tế, tất cả các đề xuất cải tiến Châu Âu của ông đều gặp khó khăn.

Tuần báo Pháp đã liệt kê một danh sách dài về những ước muốn chưa thành : Đề nghị của ông Macron về một Nghị Viện hay một Bộ Trưởng cho khối sử dụng đồng Euro đã bị chỉnh lý ; mong muốn của ông về một sắc thuế trên các đại gia kỹ thuật số của Mỹ vẫn ở dạng ý định ; dự án mà ông rất tâm đắc là một liên danh đa quốc gia trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu tới đây đã bị Berlin bắn chìm…

Ngoài ra còn có một loạt ý kiến khác cũng bị gác qua một bên chờ một ngày mai tươi đẹp hơn. Lý do khiến cho tổng thống Macron không thành công, theo Le Point, xuất phát từ ba sai lầm cơ bản mà ông cần rút tỉa kinh nghiệm.

Trước tiên là tính toán chiến lược sai lầm. Tổng thống Pháp đã đặt cược hoàn toàn vào thủ tướng Đức Angela Merkel, nhưng không thể ngờ được là sau một thời gian dài ngự trị, bà đã bị suy yếu đáng kể về mặt chính trị, bất lực trong việc thành lập nhanh chóng một chính phủ liên minh, bị cạnh tranh trong nội bộ Liên minh Dân Chủ-Thiên Chúa Giáo của mình. Trong tình thế đó, thủ tướng Đức đã không thể đáp ứng các đề nghị của Paris.

Kế đến là sai lầm về mặt phương pháp. Cách tiếp cận theo chiều dọc từ trên áp đặt xuống dưới có thể thành công ở Pháp, trong nội bộ một quốc gia, nhưng không có tác động trong Liên Hiệp Châu Âu, nơi mà phương pháp phải là nhẫn nại thương thảo, tìm kiếm thỏa hiệp, dù phải mất thời gian. Và trong cách tiếp cận theo chiều ngang đó, Pháp phải có những đồng minh, sẵn sàng truyền tải các ý kiến. Tổng thống Pháp đã không có được những điểm tiếp nối đó : Ủy Ban Châu Âu thì đang trên đà rệu rã, Ý rơi vào tình thế bế tắc Chính trị từ cuộc bầu cử ngày 04 tháng 3, Tây Ban Nha đang bị sa lầy trong các cuộc tranh cãi nội bộ, Anh thì chuẩn bị rút khỏi Liên Âu, các nước Trung Âu thì bát bình trước thái độ bị coi là ngạo mạn của Pháp. Và những người ở Bắc Âu, rất hà tiện, đã bất ngờ phản công chống ông Macron.

Sai lầm sau cùng là thiếu nhạy bén về thời gian tính. Phát biểu của ông tại đại học Sorbonne vào cuối tháng Chín 2017, vào lúc bà Merkel không có chính phủ, đã bị Đức cảm nhận như là một nỗ lực để trói tay Berlin. Còn từ giờ trở đi, với cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào tháng 5 năm 2019 đã gần kề, mọi ý định "cải tổ" lại Châu Âu đều bị cho là phù phiếm.

Hai khối Bảo thủ châu âu hay Dân chủ xã hội, vốn thay phiên nhau nắm giữ những chúc vụ then chốt ở Châu Âu trong nhiều năm qua, sẽ không dại gì mà dễ dãi với tổng thống Pháp vốn muốn làm đảo lộn cục diện Nghị Viện Châu Âu vào năm tới.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sắp công khai quân sự hóa Biển Đông (RFI, 01/02/2018)

Mỹ chỉ vừa thông báo sẽ cho tàu sân bay Carl Vinson ghé thăm hữu nghị cảng Đà Nẵng ở Việt Nam, Hà Nội chưa có câu trả lời chung cuộc, thì Bắc Kinh đã có ngay phản ứng, đặc biệt là mượn cái loa Hoàn Cầu Thời Báo ngày 29/01/2018 để khuyến cáo Washington và Hà Nội là "không nên vượt làn ranh đỏ"… Theo giới phân tích, động thái này của Trung Quốc nằm trong một loạt những dấu hiệu cho thấy là Bắc Kinh đang tiến gần đến việc công khai thừa nhận hành động quân sự hóa Biển Đông mà không cần che đậy như trước.

bd1

Ảnh vệ tinh chụp ngày 29/03/2017 : Tiêm kích Trung Quốc J-11 trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Biển Đông. Sắp tới đây sẽ là Trường Sa ?(Internet)

Trong một bài phân tích trên tờ The Diplomat cuối tuần qua (25/01/2018), chuyên gia Mỹ về Hải Quân Steven Stashwick, đã không ngần ngại cho rằng "Trung Quốc đang báo hiệu là họ có thể chính thức ‘quân sự hóa’ Biển Đông". Theo chuyên gia này, các phản ứng của Bắc Kinh gần đây trước việc chiến hạm Mỹ đi ngang vùng 12 hải lý quanh các thực thể mà Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông cho thấy cái cớ mà Bắc Kinh vin vào để triển khai quân đội tại các căn cứ ở Trường Sa.

Trung Quốc viện cớ tàu Mỹ qua lại để quân sự hóa các đảo

Đối với chuyên gia Stashwick, Trung Quốc có lẽ đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc công khai "quân sự hóa" các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở Biển Đông. Sau nhiều năm tố cáo ngược lại là chính Mỹ đã quân sự hóa vùng này, còn các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng chỉ là "những phương tiện phòng vệ cần thiết", các quan chức Trung Quốc đang lấy lý do tàu chiến Mỹ qua lại gần các đảo Bắc Kinh đòi chủ quyền để làm cớ cho triển khai các lực lượng viễn chinh thực thụ ở những tiền đồn này.

Một ví dụ cụ thể : Bộ ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng khẳng định rằng một khu trục hạm Mỹ (chiếc USS Hopper) đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở bãi Scarborough khi cắt ngang vùng 12 hải lý của bãi này vào trung tuần tháng Giêng (17/01/2018). Trong một động thái bất thường, Trung Quốc là bên đầu tiên đã tiết lộ sự kiện, và có thể sử dụng việc này để báo hiệu về những hành động triển khai quân sự sắp tới đến các căn cứ mà họ đã xây dựng trên các đảo được bồi đắp ở Trường Sa.

Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho là việc tàu chiến Mỹ đi qua khu vực đã đe dọa nghiêm trọng sự an toàn của tàu thuyền và nhân viên Trung Quốc trong vùng, và cảnh báo là Trung Quốc sẽ đưa ra "những biện pháp cần thiết" để bảo vệ chủ quyền của mình.

Tạm gác ý đồ bồi đắp Scarborough vì áp lực của Mỹ

Bãi Scarborough là thực thể ở Biển Đông mà cả Trung Quốc lẫn Philippines đều tuyên bố chủ quyền. Thế nhưng từ năm 2012, Trung Quốc đã mặc nhiên chiếm đóng bãi này, sử dụng tàu Hải Cảnh và tàu của dân quân biển để xua đuổi tàu cá Philippines ra khỏi khu vực này.

Vào đầu năm 2016, Hoa Kỳ có vẻ như đã nhận thấy rằng Trung Quốc có thể tìm cách bồi đắp bãi Scarborough, làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở quân sự trên đó như ở Trường Sa, và tư lệnh Hải Quân Mỹ, trong một động thái hiếm hoi, đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về hành vi của Trung Quốc.

Theo giới phân tích tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS, ý đồ bồi đắp bãi Scarborough của Trung Quốc chỉ bị tạm gác sau những áp lực ngoại giao mạnh mẽ trong hậu trường, và những tín hiệu răn đe (của Mỹ).

Về lời đe dọa của Bộ ngoại giao Trung Quốc, do việc Bắc Kinh không có cơ sở trên bãi Scarborough để hỗ trợ cho việc triển khai lực lượng và thiết bị quân sự, trừ phi họ cố xây dựng một đảo nhân tạo tại đấy- thì những "biện pháp cần thiết" mà ông Lục Khảng nhắc đến có lẽ ám chỉ một sự hiện diện rầm rộ hơn của lực lượng Trung Quốc ở khu vực này.

Mặt khác phát biểu của phía Trung Quốc cho thấy khả năng Bắc Kinh sử dụng chuyến tuần tra của khu trục hạm Hopper vừa qua làm một cái cớ để quân sự hóa những nơi khác ở Biển Đông.

Trung Quốc đổi giọng, không còn tìm cách che đậy ý đồ

Theo chuyên gia Steven Stashwick, quân sự hóa là một vấn đề rất nhạy cảm trong vùng Biển Đông chiến lược, và trong những năm trước đây, giới lãnh đạo Trung Quốc luôn tìm cách trấn an rằng những gì họ xây dựng trên các đảo chỉ là những "cơ sở phòng thủ cần thiết" chứ không phải là việc quân sự hóa, cho dù Bắc Kinh đã xây dựng trên đó từ phi đạo đến bunker kiên cố để chứa đạn dược.

Vào đầu năm 2016, tình báo Mỹ khẳng định là các căn cứ Trung Quốc ở Trường Sa có khả năng đón chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, tên lửa chống hạm và đối địa tầm xa, có năng lực tấn công vượt rất xa các phương tiện phòng thủ thông thường. Tuy nhiên, cho đến giờ, Trung Quốc chỉ mới triển khai hỏa tiễn tầm ngắn và vũ khí phòng thủ, không có khả năng kiểm soát vùng biển hay không phận chung quanh các đảo. Điều này cho phép các quan chức Trung Quốc cho là Bắc Kinh vẫn tôn trọng lời hứa ông Tập Cận Bình đưa ra năm 2015 tại Nhà Trắng là không quân sự hóa các đảo.

Nhưng hiện nay, theo tác giả bài phân tích, giọng điệu của Trung Quốc đã đổi khác. Họ đã có những phát biểu theo chiều hướng tạo nền tảng cho việc triển khai một lực lượng quân sự hùng hậu hơn khi cho rằng tình hình Biển Đông sẽ buộc Trung Quốc là phải triển khai những phương tiện hùng mạnh hơn trên các căn cứ ở Trường Sa, vốn đã được thiết kế để có thể tiếp nhận các loại vũ khí như vậy.

Ngay từ năm 2016, giới lãnh đạo Trung Quốc đã từng ám chỉ rằng chính Mỹ đã buộc họ phải gia tăng việc triển khai các phương tiện "phòng thủ" ở Biển Đông. Một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc vào lúc đó, khi bình luận về một báo cáo tiết lộ việc Bắc Kinh đưa thêm vũ khí đến Trường Sa, đã hỏi ngược lai : "Nếu một ai đó đến ra oai trước cửa nhà bạn, bộ bạn không thể bắn trả, ngay cả bằng một cái ná hay sao ?".

Theo Steven Stashwick, những tuyên bố gần đây của Trung Quốc cho thấy là việc triển khai quân sự xuống Biển Đông có thể sắp diễn ra.

Tiếp theo tuyên bố của Bộ ngoại giao, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đã có một bài xã luận cho rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ "bị chận đứng" và cảnh báo rằng các hoạt động của Hoa Kỳ sẽ buộc Trung Quốc phải "củng cố và đẩy nhanh" việc triển khai các lực lượng quân sự ở Biển Đông để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Một bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo thậm chí còn tuyên bố thẳng thừng hơn là Trung Quốc đã tự kiềm chế trong phản ứng của họ trước sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông và rốt cuộc thì Trung Quốc sẽ "quân sự hóa các hòn đảo".

Đối với chuyên gia Stashwick, lập luận cho rằng việc Mỹ hành xử quyền tự do hàng hải là một mối đe dọa đối với các hòn đảo "của" Trung Quốc đúng ra là một cái cớ để cho Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa khu vực.

Do Hoa Kỳ rất giỏi trong việc tấn công từ rất xa, từ những nơi mà đối phương không thể phản công dễ dàng, sử dụng tên lửa tầm xa để bắn đến mục tiêu. Nếu muốn tấn công các cơ sở Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ cần gì phải cho chiến hạm hoặc oanh tạc cơ của họ đến sát các hòn đảo ?

Ông Stashwick nhận thấy là dẫu sao thì chuyến tuần tra mới đây của khu trục hạm Hopper khó có thể có tác động đến kế hoạch của Trung Quốc. Bắc Kinh đã củng cố năng lực quân sự của các hòn đảo từ khá lâu, và việc bố trí lực lượng tại các căn cứ đó có lẽ chỉ bị kềm hãm vì muốn giảm nhẹ phản ứng tức giận từ Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực.

Cũng có thể là các đánh giá của tình báo Mỹ vào năm 2016 về khả năng sẵn sàng tiếp nhận các phương tiện hạng nặng của các hòn đảo quá lạc quan đối với thực tế. Cơ quan Sáng Kiến ​​Minh Bạch Hàng Hải Châu Á gần đây đã công bố một báo cáo cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng và cải tiến cơ sở mới trên hơn 70 mẫu đất tại các căn cứ của họ ở Biển Đông vào năm ngoái.

Các phương tiện thông tin chính thức của Trung Quốc gần đây đã loan tin về các cơ sở hạ tầng đặc biệt và các bước chuẩn bị cần thiết để hỗ trợ cho việc triển khai chiến đấu cơ tới đảo Hoàng Sa vào năm ngoái. Các thông tin chi tiết liên quan đến các cơ sở đặc biệt mà quân đội Trung Quốc phải có để đối phó các điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Biển Đông - như những nhà chứa máy bay được đặc biệt niêm kín, có điều hòa nhiệt độ - cho thấy là các căn cứ của Bắc Kinh ở Trường Sa chỉ gần đây thôi mới đạt đến mức độ hoàn thiện để có thể đón nhận các lực lượng chiến đấu tiên tiến.

Trong tình hình đó, chuyên gia Stashwick kết luận : Tất cả những gì Trung Quốc cần bây giờ là một cái cớ để biện minh cho việc triển khai lực lượng quân sự xuống Trường Sa.

Mai Vân

*********************

Đài Loan : Đường bay mới của TQ quyết định quan hệ tương lai (VOA, 01/02/2018)

Tranh cãi với Trung Quc v vic m các tuyến bay mi gn Đài Loan s quyết đnh các quan h tương lai gia Đài Bc và Bc Kinh, Reuters dn ngun chính ph Đài Loan cho biết như vy hôm 1/2, trong bi cnh có bt đng sâu sc gia hai bên có th khiến cho hàng ngàn người b kt li trong kỳ ngh Tết Âm lch sp ti.

bd2

Bản đ các đường bay (màu đ) Trung Quc mi m gn Đài Loan. nh : CNA.

Vụ tranh cãi đang càng lúc càng gay gt hơn khi c hai bên liên tc t cáo ln nhau sau khi hai hãng hàng không Trung Quc hy các chuyến bay b sung ti Đài Loan trong dp Tết Âm lch, dn đến tình trạng hàng ngàn người Đài Loan có th s không có vé đ v nước.

Hội đng các vn đ Đi lc, cơ quan ph trách v chính sách Trung Quc ca Đài Loan, nói trong tuyên b đưa ra vào cui ngày th Tư : "Con mt ca người dân rt sc bén. Vn đ tranh cãi này có thể được gii quyết hay không là mt ch du quan trng cho thy cái nhìn ca người dân Đài Loan v đường hướng tương lai ca mi quan h gia hai bên eo bin Đài Loan s như thế nào".

"Một ln na, chúng tôi kêu gi phía Trung Quc hãy trân quý mi quan h hòa bình và n đnh gia hai bên. Trung Quc cn thc hin các bin pháp đ chuc li thiếu sót này, hu tránh cho vn đ tiếp tc xu đi".

Đài Loan nói các đường bay mi, gn hai nhóm đo mà Đài Loan kim soát nm gn Trung Quc, là mi đe da đối vi an toàn hàng không, và Trung Quc đã m các tuyến bay này mà không có s chp thun ca Đài Loan, và như vy là vi phm các tha thun trước đó gia hai bên.

Trung Quốc lâu nay vn coi Đài Loan là mt tnh ly khai, và các mi quan h gia hai bên đã trở nên ngui lnh k t khi bà Thái Anh Văn ca Đng Dân Tiến lên nhm chc Tng thng vào năm 2016.

************************

Australia thắt chặt quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài vì lo ngại Trung Quốc (RFA, 01/02/2018)

Australia ngày 1/2 thông báo thắt chặt quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài mua đất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng điện lực tại nước này. Quy định được đưa ra vào khi quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc lên chính quyền Canberra ngày càng gia tăng.

bd3

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull (trái) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Hàng Châu, Trung Quốc hôm 4/9/2016.  AFP

Theo quy định, khi mua đất nông nghiệp có giá trị hơn 15 triệu AUD (12 triệu USD), các nhà đầu tư nước ngoài cần chứng minh bất động sản này trước đó đã được rao bán rộng rãi cho người dân Australia trong một tháng, cho phép họ có đủ cơ hội để mua.

Hãng AFP dẫn lời Bộ trưởng Ngân khố Australia Scott Morrison khẳng định Australia vẫn tiếp tục chào đón đầu tư nước ngoài vào đất nông nghiệp của nước này nhưng với điều kiện hoạt động này không đi ngược lại lợi ích quốc gia của Australia.

Chính phủ Australia cũng sẽ tiến hành thắt chặt kiểm soát hoạt động nhà đầu tư nước ngoài mua cơ sở hạ tầng điện, thông qua việc thực thi hàng loạt biện pháp hạn chế mới.

Bộ trưởng Morrison nói thêm rằng hạ tầng phân phối và truyền tải điện là tài sản quan trọng của quốc gia và chuyện ai sở hữu tài sản này là một vấn đề an ninh chủ chốt của Úc. Ông Morrison cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ Australia cam kết thực thi một chế độ đầu tư nước ngoài mở, cân bằng giữa quản lý các nguy cơ an ninh quốc gia với thúc đẩy các cơ hội việc làm và tạo điều kiện để kinh tế tăng trưởng.

Published in Châu Á

Biển Đông : Trung Quốc xây các cấu trúc cho tên lửa ở Trường Sa (RFI, 22/02/2017)

bk1

Nhà chứa máy bay được Trung Quốc xây trên đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 22/07/2016. REUTERS/CSIS

Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa.

Những cấu trúc nói trên, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự. Theo lời các giới chức Mỹ nói với Reuters, việc xây dựng này không phải là một mối đe dọa lớn về quân sự đối với lực lượng Mỹ trong khu vực, nhưng là một hành động nhằm trắc nghiệm phản ứng của chính quyền tổng thống Donald Trump, vốn đã tỏ ra rất cứng rắn trên hồ sơ Biển Đông.

Trước mắt, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuyên bố là Hoa Kỳ vẫn chủ trương "không quân sự hóa vùng Biển Đông" và kêu gọi các bên tranh chấp nên có những hành động theo đúng luật pháp quốc tế.

Hôm qua, tại cuộc họp ở Philippines, các ngoại trưởng ASEAN cũng đã bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc đặt vũ khí trên các đảo nhân tạo và kêu gọi đối thoại để chấm dứt leo thang ở Biển Đông.

Reuters nhắc lại rằng, một chuyên gia về Biển Đông thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, trong một báo cáo ra tháng 12 vừa qua, cho biết là Trung Quốc dường như đã đặt các vũ khí, bao gồm các giàn súng phòng không và giàn tên lửa trên toàn bộ 7 đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.

Trong khi đó, hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảnh (Geng Shuang) một lần nữa tuyên bố chống lại việc cụm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson của Mỹ đến tuần tra ở Biển Đông, xem đây là một hành động đe dọa chủ quyền của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm với ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện đặc trách đối ngoại của Trung Quốc, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một mối quan hệ Mỹ-Trung mang tính xây dựng. Theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ, hai ông Rex Tillerson và Dương Khiết Trì cũng đã đồng ý là cần phải ngăn chận mối đe dọa Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

*******************

Trung Quốc xây cất ở Biển Đông để thiết đặt võ khí (VOA, 22/02/2017)

bk2

Hình ảnh v tinh cho thy các công trình b nghi là h thng phòng không được Trung Quc xây dng trên đo nhân tạo Subi, thuc qun đo Trường Sa.

Trung Quốc sp hoàn tt xây dng gn hai chc công trình trên các đo nhân to Bin Đông mà dường như nhm đ to điu kin cho nhng phi đn đt đi không tm xa, Reuters ngày 21/2 dẫn ngun tin t hai quan chc Hoa Kỳ cho biết.

Diễn tiến này có phn chc đt ra câu hi liu Hoa Kỳ có phn ng hay không và phn ng như thế nào bi M đã cam kết có quan đim cng rn vi Trung Quc Bin Đông.

Xây dựng kết cu bê tông trên Đá Subi, Đá Ch thp, và Đá Vành Khăn thuc qun đo Trường Sa (nơi Trung Quc đã có các đường băng đ din tích phc v cho mc đích quân s) có th được coi là mt s leo thang quân s, các quan chc M không mun nêu tên cho biết.

Một phát ngôn viên ca Ngũ Giác Đài cho biết M gi vng cam kết "phi quân s hóa Bin Đông" và kêu gi tt c các bên hành đng phù hp vi lut pháp quc tế.

Đại s quán Trung Quc ti Washington không hi đáp yêu cu bình lun.

Trong buổi điu trần được Thượng vin chun nhn đ nhm chc hi tháng trước, Ngoi trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson khiến Trung Quc tc gin khi tuyên b ch nên cho phép Bc Kinh tiếp cn các đo nhân to mà Trung Quc đang xây dng trên Bin Đông.

Ông Tillerson sau đó dịu giọng. Tiếp đó, Tng thng Trump gim căng thng bng cách cam kết tôn trng chính sách lâu dài ca Hoa Kỳ v "Mt nước Trung Hoa" nhân cuc đin đàm vi Ch tch Tp Cn Bình hôm 10/2.

Ông Greg poling, một chuyên gia v Bin Đông ti Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quc tế Washington, trong phúc trình cui năm ngoái tng khuyến cáo Trung Quc dường như đã cài đt võ khí, trong đó có các h thng chng phi đn và chng máy bay, trên tt c by hòn đo nhân to Bin Đông.

Các quan chức va được Reuters dẫn ngun tin cho hay các cu trúc mi này có kh năng phc v cho vic thiết đt các phi đn đt đi không giúp m rng kh năng quc phòng ca Trung Quc ti các đo này. H không cho biết theo h khi nào thì Trung Quc s trin khai phi đn lên đo.

Ngày 21/2, Philippines tuyên bố các nước Đông Nam Á xem vic Trung Quc lp đt võ khí trên Bin Đông là "hết sc đáng ngi" và kêu gi đi thoi đ ngăn chn leo thang các din tiến gn đây.

Ngoại trưởng Philippines, Perfecto Yasay, nói Hip hi ASEAN hy vọng Trung Quc và Hoa Kỳ s đm bo hòa bình - n đnh khu vc.

*************************

Trung Quốc sửa luật để tăng cường kiểm soát Biển Đông (RFI, 21/02/2017)

bk3

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016. REUTERS/Stringer

Trung Quốc có thể cấm tàu ngầm nước ngoài đi vào vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, đó là bài nhận định được đăng hôm nay, 21/02/2017, trên trang thông tin news.com.au của Úc.

Bài viết trở lại thông tin trên báo chí chính thức Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh đang tiến hành sửa đổi Luật An toàn Giao thông Hàng hải 1984. Dự luật sửa đổi, theo dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ năm 2020, cho phép hải quân Trung Quốc và lực lượng tuần duyên nước này được quyền ngăn chận những tàu nào bị xem là "vi phạm an toàn hàng hải" hoạt động trong các vùng biển của Trung Quốc, kể cả vùng nội thủy và vùng đặc quyền kinh tế.

Nhưng điểm gây ngạc nhiên là dự luật này đặc biệt nhắm vào các tàu ngầm. Dự luật nói trên không nói gì đến Biển Đông, nhưng gần như chắc chắn là nó có liên quan đến vụ hải quân Trung Quốc tháng 12 năm ngoái thu giữ một tàu ngầm không người lái của hải quân Mỹ ở Biển Đông và sau đó trả lại phía Hoa Kỳ.

Dự luật quy định là các tàu ngầm của nước ngoài khi đi ngang qua vùng biển của Trung Quốc phải di chuyển trên mặt nước, treo quốc kỳ và thông báo cho các cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc trước khi đi vào vùng biển này.

Luật sửa đổi cũng ghi rõ là nhà chức trách Trung Quốc có thể khoanh một số vùng đặc biệt và có thể cấm các tàu của ngoại quốc đi qua những vùng này dựa theo đánh giá của họ về mức độ an toàn giao thông hàng hải của những tàu đó. Chiếu theo luật mới, những tàu nào bị xem là vi phạm luật Trung Quốc sẽ bị đuổi ra khỏi vùng biển của Trung Quốc.

Dự luật này được xem xét vào lúc Trung Quốc gần hoàn tất việc xảy dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở vùng biển này.

Một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Đông, trực thuộc chính phủ Trung Quốc, cho biết là Bắc Kinh đang cố cải thiện việc quản lý an ninh hàng hải bằng cách đưa vào luật những chi tiết mới, đặc biệt là những chi tiết liên quan đến "những mối đe dọa ngày càng tăng của việc nước ngoài giám sát quá chặt chẽ (vùng biển của Trung Quốc)".

Trang news.com.au nhắc lại rằng cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Tranparency Initiative) vào tháng 12 vừa qua công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã đặt thêm các dàn súng phòng không và dàn tên lửa tại các phi đạo và hải cảng trên các đảo nhân tạo.

Việc quân sự hóa các cơ sở này (mà trước đây Bắc Kinh khẳng định là được xây dựng chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải) khiến giới quan sát lo ngại là Trung Quốc chuẩn bị thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Việc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không có nghĩa là mọi phi cơ bay ngang qua không phận vùng này đều phải xin phép Bắc Kinh. Như vậy, Trung Quốc áp đặt sự kiểm soát của quốc gia lên một vùng biển cho tới nay quốc tế có thể được sử dụng.

Đầu tháng 7 năm ngoái, Tòa Trọng tài Thường trực đã ra phán quyết bác bỏ "quyền lịch sử" mà Trung Quốc vẫn dùng để đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, thể hiện qua bản đồ "đường lưỡi bò".

Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn cho rằng các vùng biển phía nam và phía đông Trung Quốc là những vùng biển quốc tế và đã thường xuyên có những hành động nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải tại vùng biển này. Kể từ tháng 10/2015 đến nay, các chiến hạm của hải quân Mỹ đã bốn lần đến sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ, bất chấp khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các đảo này.

Cũng chính là nhằm khẳng định quyền của quốc tế được tự do lưu thông ở vùng này mà hải quân Hoa Kỳ trong tuần này đã điều cụm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson đến tuần tra ở Trường Sa. Cụm tàu này, mà gần như chắc chắn sẽ bao gồm cả tàu ngầm, theo dự kiến sẽ "trắc nghiệm" phản ứng của Bắc Kinh bằng cách đi vào phạm vi 12 hải lý chung quanh một hoặc nhiều đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Đây là khoảng cách được luật pháp quốc tế công nhận là ranh giới vùng biển hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của một quốc gia. Hiện giờ luật pháp quốc tế không công nhận các đảo nhân tạo của Trung Quốc là lãnh thổ quốc gia của nước này, mặc dù Bắc Kinh vẫn khẳng định như thế. Bây giờ nếu Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, đây sẽ là một hành động khiến nguy cơ xung đột với Mỹ gia tăng.

Đợt tuần tra của cụm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson sẽ là đợt tuần tra đầu tiên của hải quân Mỹ ở vùng Biển Đông kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Sau khi nghe thông tin về đợt tuần tra sắp tới của tàu Mỹ, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh vẫn tôn trọng quyền tự do hàng hải chiếu theo luật quốc tế, nhưng yêu cầu Hoa Kỳ "không được có bất kỳ hành động nào thách thức chủ quyền và an ninh của Trung Quốc" và "phải tôn trọng nỗ lực của các nước khu vực duy trì hòa bình và ổn định ở biển Hoa Nam (Biển Đông)".

Chính phủ Bắc Kinh khẳng định luật An toàn Giao thông Hàng hải được sửa đổi dựa trên các quyền của Trung Quốc trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Nhưng trên thực tế dự luật trái với UNCLOS, vì công ước này bảo đảm quyền "đi lại vô hại" (innocent passage), cho phép tàu dân sự và quân sự được đi qua vùng lãnh hải các nước mà không bị ngăn chận, trừ phi các tàu này có một số hoạt động không được phép.

Dự luật nói trên sẽ được áp dụng như thế nào là còn tùy thuộc vào việc Bắc Kinh diễn giải khái niệm "vùng biển Trung Quốc" rộng đến đâu. Cho tới nay, thật sự thì Bắc Kinh vẫn chưa nói rõ là đối với họ, toàn bộ vùng nằm trong đường "lưỡi bò", chiếm khoảng 85% diện tích Biển Đông, là thuộc chủ quyền Trung Quốc hay không.

Một điều chắc chắn là Hoa Kỳ và các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc sẽ không chấp nhận luật sửa đổi với những nội dung như trên. Nhất là đối với Washington, tự do hàng hải ở Biển Đông là "tuyệt đối", dù là đối với tàu dân sự hay tàu quân sự, như bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nhắc lại vào ngày 04/02 vừa qua.

RFI tiếng Việt

************************

Trung Quốc phản đối Mỹ tuần tra Biển Đông (VOA, 21/02/2017)

bk4

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng.

Chính quyền Bc Kinh hôm 21/2 cho biết phn đi bt kỳ hành đng ca các nước dưới "chiêu bài tun tra t do hàng hi", đe da ch quyn ca nước này, sau khi Hoa Kỳ trin khai hàng không mu hm ti vùng bin tranh chp vi nhiu nước, trong đó có Vit Nam.

Trước đó, hải quân M nói rng lc lượng ca M, gm hàng không mu hm, bt đu các hot đng thường l Bin Đông hôm 18/2, gia bi cnh có nhiu lo ngi rng vùng bin tranh chp này s tr thành mt đim nóng dưới thi kỳ nm quyn ca Tng thng Donald Trump.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói hôm 21/2 : "Trung Quc luôn tôn trng quyn t do hàng hi và bay ngang mà tt c các quc gia được hưởng theo lut quc tế. Nhưng chúng tôi luôn phn đi các nước liên quan đe da và gây tn hi tới chủ quyn và an ninh ca các nước ven bin dưới chiêu bài t do hàng hi và bay ngang qua".

Chỉ huy ca đi tàu chiến Hoa Kỳ tun tra trên Bin Đông, thiếu tướng James Kilby, nói rng nhiu tun l din tp Thái Bình Dương trước đó đã ci thin kh năng hoạt đng hiu qu cũng như s sn sàng ca đi tàu này.

Ông Kilby được dn li nói rng "chúng tôi nóng lòng mun chng t nhng kh năng đó trong khi gây dng mi quan h vng mnh sn có vi các đng minh, đi tác và nhng người bn khu vc n Đ Dương và Châu Á – Thái Bình Dương".

Thông tin về hot đng tun tra ca hàng không mu hm M xut hin mt ngày sau khi Trung Quc thông báo kết thúc các cuc tp trn Bin Đông.

Trước đó, B Ngoi giao Trung Quc cũng cnh báo Washington không nên thách thức ch quyn ca Trung Quc ti vùng bin tranh chp này.

Hoa Kỳ từng ch trích vic Bc Kinh xây các đo nhân to cũng như các cơ s quân s trên Bin Đông. Hi quân M tng tiến hành mt s đt tun tra "t do hàng hi" qua vùng bin này.

Trong khi công du Châu Á đầu tháng này, B trưởng Quc phòng M hôm 4/2 tuyên b rng Hoa Kỳ chưa cn phi có nhng bước đi quân s bin Đông nhm ngăn chn hành đng mnh m khng đnh ch quyn ca Trung Quc, dù ch trích Bc Kinh làm xói mòn lòng tin ca các quc gia trong khu vực.

Published in Châu Á