Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phe Cộng hòa tố đảng Dân chủ hối hả truất phế Tổng thống Trump, bất chấp nguy cơ chia rẽ đất nước

Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị tiến hành thủ tục trừng phạt đến hai lần trong nhiệm kỳ, với mức độ cao nhất trong Hiến pháp. Ông Trump cũng là tổng thống đầu tiên bị luận tội một cách hết sức chóng vánh, ngay tại nơi xảy ra sự kiện.

impeach1

Quân cảnh Mỹ triển khai tại Thượng Viện trong lúc Hạ Viện bỏ phiếu truất phế tổng thống Donald Trump ngày 14/01/2021.  Reuters – Joshua Roberts

Le Figarohôm nay chạy tựa "Vac-xin : Ủy Ban Châu Âu dưới áp lực". Le Mondecảnh báo "Covid : Chính quyền đứng trước nguy cơ các biến chủng". Libération coi "Biến thể của Covid-19 : Những kẻ xâm lăng". Nhật báo công giáo La Croixnói về việc Ailen tưởng niệm hàng ngàn trẻ em đã chết từ 1922 đến 1998 tại các ngôi nhà dành cho những bà mẹ đơn thân do chính quyền và tôn giáo quản lý, còn tờ báo kinh tế Les Echos quan tâm đến việc Nhà nước Pháp ngăn chặn việc mua lại chuỗi siêu thị Carrefour.

Ở các trang trong, bên cạnh chủ đề dịch Covid, sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với một tiến trình truất phế lịch sử được tất cả các báo đề cập đến.

Tổng thống Mỹ đầu tiên bị đưa ra truất phế hai lần trong nhiệm kỳ

Hạ Viện ngày 13/01 đã thông qua việc truất phế tổng thống Trump vì "xúi giục nổi dậy" với 232/197, trong đó có 10 phiếu thuận của Cộng hòa. Le Figaro nhận định ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị đưa ra trừng phạt hai lần với mức độ cao nhất trong Hiến pháp.

Donald Trump cũng là tổng thống đầu tiên bị luận tội nhanh chóng như thế, ngay tại nơi xảy ra sự kiện. Phe Dân chủ cho rằng không cần thiết phải lắng nghe các nhân chứng hay được các chuyên gia giải thích thế nào là khinh tội hay trọng tội. Một tuần trước đó, họ có mặt trong gian phòng họp mà những người biểu tình toan phá cửa. Dân biểu Dân chủ Jim McGovern nói : "Chúng tôi tranh luận về biện pháp lịch sử này ngay tại hiện trường vụ án".

Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng, người ta sợ lại bạo động vào lúc nhiệm kỳ ông Donald Trump sắp kết thúc. Điện Capitol biến thành chiến hào với những đội ngũ vũ trang bao quanh và bên trong tòa nhà Quốc hội, những người lính cắm trại ngay trong các hành lang. Các dân biểu, nghị sĩ cũng phải đi qua hàng rào kiểm tra an ninh. Vệ binh Quốc gia được lệnh mang vũ khí, một điều hiếm khi xảy ra. Tổng cộng có 20.000 quân nhân hiện diện trong thành phố để phục vụ lễ nhậm chức của Joe Biden.

Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi nhấn mạnh tổng thống Donald Trump là mối nguy hiểm cho quốc gia, phải ra đi lập tức. Theo Le Figaro, bên cạnh đối lập chính trị với ông Trump, bà còn có thù oán cá nhân. Pelosi đã khởi động vụ truất phế hồi năm 2019, văn phòng bà bị người biểu tình xâm nhập. Bà tố cáo "những kẻ khủng bố trong nước được tổng thống xúi giục và gởi đến".

Con dao hai lưỡi cho đảng Dân chủ

Lần trước không có nghị sĩ Cộng hòa nào bỏ phiếu truất phế ông Trump, nhưng kỳ này có 10 người đứng về phía Dân chủ trong đó có Liz Cheney, con gái cựu phó tổng thống Cộng hòa Dick Cheney. Tuy nhiên đa số đại biểu Cộng hòa không ủng hộ một tiến trình vội vã, có nguy cơ gây phẫn nộ tại một đất nước vốn đã chia rẽ.

Dân biểu Tom McClintock của California cảnh báo việc áp dụng biện pháp nặng nề nhất "một cách khẩn cấp, không có điều trần, chỉ một tuần trước khi tân tổng thống nhậm chức". Nhiều người nhấn mạnh khía cạnh đảng phái. Dân biểu Tom Cole của Oklahoma tố cáo : "Họ cố gắng thanh toán ân oán thay vì hòa giải". Dân biểu Louie Gohmert của Texas nói với phe Dân chủ : "Các vị dùng việc phế truất làm vũ khí, điều này rất nguy hiểm".

Libération cho rằng đây là con dao hai lưỡi đối với đảng Dân chủ. Nếu bị truất phế, Donald Trump sẽ bị mất tất cả mọi lợi tức dành cho cựu tổng thống, và không thể giữ bất kỳ chức vụ nào trong chính quyền liên bang. Nhưng khi độc chiếm những cuộc họp Thượng Viện, thủ tục này có nguy cơ cản trở những hoạt động của hành pháp vào đầu nhiệm kỳ Biden.

Về vụ xâm nhập Điện Capitol,Le Monde cho biết Bộ Tư pháp đã hứa hẹn trừng phạt nghiêm khắc. Trên 170 cuộc điều tra hình sự đã được mở ra, gần 70 người bị khởi tố, trong đó có một người ở Alabama vì mang theo 11 bom xăng và 5 khẩu súng. FBI kêu gọi cung cấp chứng cứ để nhận diện những kẻ bạo động, đã nhận được trên 100.000 tấm hình và video. Một số cảnh sát tỏ ra có cảm tình với ông Donald Trump như chụp hình chung với người biểu tình, đội nón "Make America Great Again"… đã bị đình chỉ công tác.

Anh Quốc mạnh dạn tố cáo "sự man rợ" của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ

Liên quan đến Châu Á, Le Figaro ca ngợi sự can đảm của Anh Quốc khi tố cáo cách đối xử dã man của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Khác với các nhà lãnh đạo Châu Âu khác, thủ tướng Boris Johnson không sợ làm mất lòng Bắc Kinh. Luân Đôn hôm qua đã công bố các biện pháp nhằm cấm các mặt hàng được lao động bị cưỡng bức ở Tân Cương sản xuất.

Ngoại trưởng Anh không hề lựa lời khi tuyên bố "Đó là một sự man rợ tưởng chừng đã được xóa bỏ trong quá khứ, nay lại diễn ra". Trước các nghị sĩ, ông nêu ra hiện trạng "bắt giam bừa bãi, buộc đi cải tạo, lao động cưỡng bức, tra tấn, buộc triệt sản" người Duy Ngô Nhĩ, với mức độ công nghiệp.

Việc xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ bị cấm. Một mặt, "các công ty Anh không tham gia các chuỗi cung ứng dẫn đến cổng các trại cải tạo Tân Cương", mặt khác "các sản phẩm do vi phạm nhân quyền không thể có mặt trong siêu thị". Tuần trước, chuỗi cửa hàng Marks & Spencer đã cam kết quần áo bán ra không được dệt từ sợi bông Tân Cương, trở thành công ty lớn nhất của Anh hưởng ứng lời kêu gọi của 300 tổ chức phi chính phủ.

Các nghị sĩ bảo thủ còn muốn chính phủ đi xa hơn, với việc trừng phạt các quan chức Trung Quốc kiểu như luật Magnitsky. Hôm thứ Ba 12/01, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun) yêu cầu Anh "ngưng can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc". Nhưng Canada đã theo chân Luân Đôn. Trong khi Liên Hiệp Châu Âu vừa ký một thỏa thuận về đầu tư gây tranh cãi, hành động can đảm của Anh được coi là biểu hiện cho chính sách đối ngoại độc lập sau Brexit. Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định vẫn muốn có mối quan hệ mang tính xây dựng với Bắc Kinh, "nhưng không thể hy sinh các giá trị và sự an ninh" của mình.

Nỗi lo trước virus corona biến thể

Về đại dịch Covid, Libération nhận định những biến thể Anh, Nam Phi, Brazil… của con virus corona, lây nhiễm mạnh hơn và khó phát hiện hơn, khiến các nhà nghiên cứu lo ngại vac-xin không tác động được nơi một số virus. Trong bài xã luận, tờ báo chỉ trích sự trễ tràng của Pháp trong việc giải mã trình tự gien của con virus, sau khi đã chậm chân trong việc cung ứng khẩu trang, làm xét nghiệm, tiêm chủng.

Tại Pháp, đáng lo nhất là biến chủng Anh B.1.1.7. vốn lây lan rất mạnh, chiếm 1% số ca dương tính. Hội đồng khoa học đề nghị làm xét nghiệm rộng rãi trong hàng ngũ giáo viên và đóng cửa các lớp học thậm chí cả trường ngay khi phát hiện biến chủng này. B.1.1.7. có đến 20 biến thể trong ARN, trong đó có N501Y giúp virus sống sót và lây lan. Chỉ trong ba tháng, B.1.1.7. là thủ phạm phân nửa số ca dương tính ở Anh và nay hiện diện tại 45 nước. May mắn là con virus biến thể này không gây ra những dạng Covid nặng, và N501Y không ảnh hưởng đến vac-xin Pfizer cũng như kháng thể của các bệnh nhân đã khỏi.

Đại dịch từ Vũ Hán làm toàn nhân loại khốn đốn chưa từng thấy

Nhân kỷ niệm một năm kể từ khi đại dịch Covid bắt đầu, Les Echos ghi nhận cuộc sống hàng ngày tại khắp nơi trên thế giới đều bị đảo lộn. Con virus đến từ Vũ Hán đã làm nhân loại khốn đốn không thua những đại họa trước đây trong lịch sử, từ chiến tranh cho đến dịch bệnh.

Phong tỏa, xét nghiệm, làm việc từ nhà, khẩu trang, giới nghiêm, đi đâu phải mang theo tờ khai, rửa tay thường xuyên… Một năm qua, cuộc sống thường nhật của người dân toàn cầu bị ảnh hưởng chưa từng thấy. Chưa bao giờ có trận dịch nào và cả đại chiến thế giới lại áp đặt những giới hạn ngặt nghèo như thế đối với những hoạt động của cả nhân loại, và trải rộng như thế về địa lý.

Khoảng 60 nước với khoảng phân nửa dân số thế giới vào tháng Ba, tháng Tư đã buộc người dân không được ra khỏi nhà trừ khi đi chợ, đi khám bệnh và phải mang theo giấy chứng nhận. Chỉ trong vài ngày người dân trên năm châu lục phải từ biệt các rạp xi-nê, không còn được đi nghe nhạc, du ngoạn, thậm chí uống một ly nước trong quán ; đa số trẻ em phải ở nhà trong nhiều tháng vì trường học đóng cửa.

Sau một năm, kinh tế suy sụp chưa từng thấy trong lịch sử, kể từ cuộc đại khủng hoảng thập niên 30. Riêng khu vực đồng euro phải trả giá nhiều nhất với GDP bị thụt lùi 7,5% và phải đợi đến ít nhất năm 2022 mới có thể khởi sắc.

Lebanon phong tỏa ngặt nghèo trong bối cảnh khủng hoảng

Riêng ở vùng Cận Đông,Le Mondemô tả "Phong tỏa toàn bộ tại một nước Lebanon đang lâm vào đường cùng". Từ đầu tuần, người dân đổ xô đến các siêu thị ở Lebanon để mua thực phẩm dự trữ. Lệnh phong tỏa toàn quốc có hiệu lực kể từ hôm nay 14/01 đến 25/01 để chống Covid đang lan tràn.

Đông đảo khách hàng chen chúc trước lối vào, chen lấn ở các quầy hàng, kẹt cứng ở quầy tính tiền… Từ khi xâm nhập vào Lebanon hồi tháng Hai, con virus đã tấn công 226.000 người trong đó có 30.000 người bị lây nhiễm chỉ trong vòng một tuần qua. Tờ báo địa phương Al Akhbar chạy tít lớn "Địa ngục". Một địa ngục với hai cuộc khủng hoảng cùng lúc : đồng lira sụt giá khiến hơn phân nửa dân số bị rơi xuống dưới ngưỡng nghèo khó, và hậu quả vụ nổ kinh hoàng ở cảng Beirut hôm 04/08/2020.

Trong vòng 10 ngày tới, dân Lebanon không được ra khỏi nhà dù để đi làm, đi chợ, tập thể dục hoặc dắt chó đi dạo. Những gia đình nào không trữ đủ thức ăn sẽ được giao hàng tại nhà. Chỉ có một số nghề nghiệp thiết yếu mới được tiếp tục như tiệm bánh mì, tiệm thuốc tây, những người làm việc trong ngành y tế và thực phẩm.

Việc dỡ bỏ các hạn chế trong dịp lễ Noel và Tết dương lịch đã khiến chỉ trong vài ngày, số người bị lây nhiễm hàng ngày từ 1.500 vọt lên 4.500. Các khoa hồi sức có tỉ lệ giường bệnh lấp đầy đến 95%. Mới đây nhân viên Hồng Thập Tự phải bỏ lại bệnh nhân trước cửa một bệnh viện vì không còn chỗ, còn tại một bệnh viện khác, nhân viên y tế phải chữa trị ngay trong xe. Một trở ngại nữa là thiếu nhân sự : nhiều y tá, bác sĩ đã ra nước ngoài kiếm sống, hoặc ngã bệnh.

Các dưỡng đường tư nhân vốn chiếm 80% trong lãnh vực, ngần ngại không muốn gia tăng số giường cho bệnh nhân Covid vì Nhà nước đang nợ ngập đầu, khó thể thanh toán chi phí sớm. Chính phủ lâm thời thiếu tính chính danh, đang phải đơn độc xoay sở. Hai bệnh viện dã chiến có tổng cộng 1.000 giường do Qatar viện trợ từ tháng 11 đến nay vẫn chưa hoạt động được. Phong tỏa, giải tỏa rồi lại phong tỏa, một cái vòng lẩn quẩn chết người mà Lebanon chưa thể nào thoát khỏi được.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Phe Dân chủ sẽ đọc lời mở đầu phiên xử luận tội Tổng thống Trump (VOA, 23/01/2020)

Thượng vin Hoa Kỳ do đng Cng hòa kim soát s nghe li m đu phiên x lun ti Tng thng Donald Trump hôm nay 22/1, bt đu các cuc thuyết trình có th dài ti sáu ngày v vic liu ông Trump có nên b phế trut hay không.

impeach1

Phiên xử lun ti Tng thng Donald Trump Thượng Vin M (nh tư liu ngày 21/1/2020)

Sau những tranh lun quyết liệt kéo dài đến đu gi sáng th Tư 22/1 v các quy tc ca phiên x, các thượng ngh sĩ đã biu quyết vi t l 53/47 đ thông qua b quy tc được sa đi vi vàng do Lãnh đo khi đa s Thượng vin Mitch McConnell đưa ra, cho phép đến 48 gi tranh lun lời m đu phiên x - 24 gi cho mi bên – trong sáu ngày.

Tổng thng Trump b H vin do đng Dân ch kim soát hi tháng trước cáo buc ti lm quyn và cn tr Quc hi vì đã gây áp lc buc Ukraine phi điu tra cu Phó Tng thng Dân ch Joe Biden, một đối th chính tr ca ông, và cn tr cuc điu tra v vn đ này.

Tổng thng Trump ph nhn mi cáo buc.

Phiên xử Thượng vin -- phiên tòa lun ti tng thng th ba trong lch s Hoa Kỳ -- s tiếp tc vào lúc 1 gi chiu. 22/1 Washington (1800 GMT), một ngày sau khi phe Dân ch lp lun cn thêm nhân chng và h sơ vì chính quyn Trump đã không tuân th các yêu cu cung cp tài liu và ra lnh cho các quan chc trong chính quyn ca ông không tham gia cuc điu tra.

Trong cuộc tranh lun sut 13 gi kể t lúc bt đu cho đến gn 2 gi sáng (07 :00 GMT) vào th Tư 22/1, các thượng ngh sĩ đã biu quyết theo đúng t l phân r gia hai đng là 53/47 bác b bn đ ngh ca lãnh đo khi Dân ch Chuck Schumer đòi Nhà Trng, B Ngoi giao, B Quc phòng và Văn phòng Quản lý và Ngân sách trình các tài liu liên quan đến tha thun ca Tng thng Trump vi Ukraine.

Cùng tỉ l biu quyết đó, các thượng ngh sĩ cũng t chi yêu cu trát đòi Chánh văn phòng Nhà Trng Mick Mulvaney, Tr lý Nhà Trng Robert Blair và giới chc ngân sách Nhà Trng Michael Duffey điu trn.

Một tr lý lãnh đo cp cao bên đng Cng hòa nói rng theo các quy tc, lut sư ca Tng thng Trump có th sm tiến hành th tc yêu cu các thượng ngh sĩ bác b mi cáo buc, nhưng có phn chc s thiếu s phiếu cn thiết đ được chp thun.

Ngay cả trong trường hp đó, Tng thng Trump vn gn như chc chn s được Thượng vin vi 100 ngh sĩ do phe Cng hòa chiếm đa s tha bng, bi vì phi cn đa s hai phn ba mi có th kết ti và phế trut tng thng.

Tuy nhiên ảnh hưởng ca phiên lun ti này đi vi vic tái tranh c ca ông Trump vào tháng 11 thì chưa được rõ.

Phiên xử lun ti Thượng vin theo d kiến s din ra liên tc tc sáu ngày mt tun, t th Hai đến th By, cho đến ít nht là cuối tháng Mt.

Theo Reuters

******************

Truất phế Tổng thống Mỹ : Luật sư của ông Trump yêu cầu Thượng Viện tha bổng (RFI, 21/01/2020)

Việc xét xử vụ truất phế tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức bắt đầu hôm nay, 21/01/2020 tại Thượng Viện Hoa Kỳ, với Hạ Viện Mỹ trong tay đảng Dân chủ đòi truất phế tổng thống đã phạm hai tội danh : lạm quyền và cản trở công việc điều tra của Hạ Viện, và bên kia là đảng Cộng hòa muốn đóng lại hồ sơ càng nhanh càng tốt.

impeach2

Bản cáo trạng tổng thống Donald Trump được chuyển cho thư ký Thượng Viện tại Washington ngày 15/01/2020. Jose Luis Magana/ Pool via Reuters

Các luật sư của ông Trump ngay từ hôm qua đã có quyết định đánh phủ đầu. Họ đã yêu cầu Thượng Viện tuyên bố "tha bổng" ngay lập tức thân chủ của họ : với lý do là cáo trạng do Hạ Viện thông qua đi ngược lại với thể chế "dân chủ".

Thông tín viên RFI tại Hoa Kỳ, Eric de Salve phân tích :

"Quả đúng là bản luận tội này là một sự sỉ nhục đối với Hiến Pháp, đối với các định chế dân chủ, cho nên Thượng Viện phải bác bỏ ngay lập tức. Đây là những điều mà luật sư của ông Trump đã viết trong hồ sơ biện hộ mà họ đã chuyển vào hôm qua cho các thượng nghị sĩ, nhằm đáp trả hồ sơ luận tội của 7 dân biểu đảng Dân chủ đã được đề cử làm công tố viên.

Luật sư của ông Trump tố cáo thẳng thừng là bản luận tội rõ ràng không có cơ sở, là kết quả của một tiến trình gian lận, không chính đáng, cho nên việc xét xử là vô ích. Các luật sư đã nhắc lại quan điểm của ông Trump và của đảng Cộng hòa ngay từ ban đầu, theo đó tiến trình luận tội để truất phế tổng thống là một hành động chính trị trơ trẽn.

Một cách cụ thể, phiên tòa xét xử mở ra hôm nay do thẩm phán cao cấp nhất nước Mỹ chủ trì : Chánh án Tòa Án Tối Cao, còn các thượng nghị sĩ mà đa số là thuộc đảng Cộng hòa, có vai trò hội thẩm, và sẽ quyết định với đa số 2/3 là tổng thống có lạm quyền hay không.

Vào tuần trước họ đã tuyên thệ là sẽ xét xử ông Trump một cách không thiên vị, đúng theo quy định của Hiến Pháp. Trong thực tế thì phiên tòa cũng sẽ không có gì gay cấn lắm, vì đa số đảng Cộng hòa luôn đứng sau hậu thuẫn cho ông Trump.

Theo chương trình được dự kiến, trong ngày đầu tiên hôm nay, phiên tòa sẽ nêu rõ những quy định chi tiết của việc xét xử. Các thượng nghị sĩ sẽ quyết định về thời gian dành cho bên luận tội và bên bảo vệ, cũng như thời gian dành cho câu hỏi của các thượng nghị sĩ.

Một quyết định quan trọng khác là có triệu tập thêm nhân chứng hay không. Phía Dân chủ muốn thẩm vấn những cố vấn thân cận của tổng thống, điều mà ông Trump đã từ chối lúc Hạ Viện điều tra. Nếu không hỏi thêm nhân chứng, thì việc xét xử sẽ sớm kết thúc, chỉ kéo dài độ hai tuần. Còn nếu có nhân chứng thì phải tính đến một tháng.

Để truất phế ông Trump, phe Dân chủ phải lôi kéo được 20 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, điều rất khó xẩy ra. Tổng thống Trump kể như nắm chắc phần thắng trong tay, và hôm qua đã bay qua Thụy Sĩ tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Davos, khai mạc hôm nay.

Mai Vân

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế

Phiên tòa truất phế Tổng thống Trump : "Lịch sử, nhưng kết quả đã an bài"

Trên báo chí Pháp ra ngày hôm nay, 21/01/2020, có hai chủ đề được bình luận rộng rãi : Phiên tòa truất phế tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức được tiến hành tại Thượng Viện Hoa Kỳ, và nguy cơ lan rộng của virus viêm phổi chết người xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài hai hồ sơ quốc tế đó, các báo tiếp tục quan tâm đến phong trào chống cải tổ hưu bổng tại Pháp vẫn chưa dứt hẳn.

truatphe1

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi trong cuộc bỏ phiếu ngày 18/12/2019 tại Washington về việc tiến hành phế truất tổng thống Donald Trump. SAUL LOEB / AFP

Phiên tòa xét xử việc truất phế tổng thống Mỹ đã được nhật báo cánh hữu Le Figaro dành cho một hồ sơ dài, kèm theo một bài xã luận. Đối với tờ báo Pháp, để chống lại đảng Dân chủ muốn truất phế ông, "Tổng thống Trump dùng dư luận chống lại những người tố cáo", tựa lớn ngay trên trang nhất.

Le Figaro ghi nhận thực tế là chính nhờ vận động được dư luận, mà phiên tòa mở ra tại Thượng Viện để xem xét việc truất phế tổng thống đã bị những người ủng hộ ông Trump coi là một âm mưu thanh toán chính trị do đảng Dân chủ tiến hành.

Trong bài "Truất phế : Một phiên tòa lịch sử nhưng kết quả được an bài trước", tờ báo công nhận rằng phiên tòa dự trù kéo dài khoảng một tháng bắt đầu từ hôm nay quả là một sự kiện "hiếm thấy", nếu không muốn nói là lịch sử vì ông Trump chỉ là tổng thống Mỹ thứ ba phải ra trước Thượng Viện vì phạm "trọng tội".

Có điều là, theo Le Figaro, dù lịch sử nhưng kết quả phiên tòa đã được thấy trước vì ông Trump chắc chắn sẽ không bị hề hấn gì. Lý do rất đơn giản : "Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa, lại được Thượng Viện với đa số trong tay đảng Cộng hòa xét xử, do đó gần như không có bất kỳ nguy cơ bị kết án nào".

Tiến trình truất phế mang tính chính trị hơn là pháp lý

Theo Le Figaro, vụ truất phế này thực ra mang tính chất chính trị nhiều hơn là pháp lý. Đảng Dân chủ muốn thông qua tiến trình truất phế, tấn công vào toàn bộ những gì họ cho là sai trái nơi ông Trump, bị cho là đã "hạ thấp vai trò" của tổng thống và làm suy yếu nhà nước pháp quyền.

Ngược lại, khi chống lại việc truất phế, đảng Cộng hòa bảo vệ những gì mà ông Trump đã làm, giúp kinh tế thành công lâu dài, cắt giảm thuế, hành động quyết đoán, thậm chí tàn bạo, chống nhập cư, bổ nhiệm hàng loạt các thẩm phán bảo thủ...

Đối với Le Figaro, phiên tòa truất phế sẽ không khiến bất kỳ ai ở Mỹ thay đổi ý kiến. Nó sẽ không làm cho ông Trump bị suy yếu về uy tín chính trị, nhưng cũng sẽ không đảm bảo một trăm phần trăm khả năng được bầu lại của người tự cho mình là "nạn nhân".

Một chi tiết được cả Le Figaro lẫn đồng nghiệp Libération chú ý là dù chắc chắn là mình sẽ thắng, ông Trump vẫn cố tìm cách bảo vệ danh dự khi thuê hai luật sư sừng sỏ làm người biện hộ cho mình : Luật sư chuyên về luật Hiến Pháp Alan Dershowitz, từng bào chữa cho những tội phạm nổi tiếng, và cựu công tố viên bang Texas, Kenneth Starr, người đã điều tra để luận tội cựu tổng thống Bill Clinton trước đây trong vụ Monica Lewinsky.

Đối với Libération, thực ra, vai trò của hai luật sư sừng sỏ này không phải là để bảo vệ ông Trump trước Tòa Án ở Thượng Viện, mà là để đảm trách vấn đề truyền thông ngoài tòa, chắc chắn sẽ nổi sóng trong thời gian diễn ra phiên xét xử.

Virus 2019-nCoV bí ẩn nhưng chết người gây lo ngại

Hồ sơ lớn thứ hai được tất cả các báo lưu ý dù không đưa lên thành tựa lớn trang nhất là nguy cơ lây lan của con virus gây ra bệnh viêm phổi lạ nhưng chết người xuất phát từ thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc.

Nhật báo Le Monde đã nhấn mạnh nguyên nhân lo ngại chủ chốt trong hàng tựa chẳng khác gì tiếng chuông báo động : "Việc lây lan từ người sang người của con virus bí ẩn đến từ Trung Quốc có dấu hiệu được xác nhận".

Le Monde nhắc lại rằng Tổ chức Y Tế Thế Giới (OMS, WHO) sẽ phải họp khẩn vào ngày 22/01/2020 để xem xét khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế cấp quốc tế hay không.

Nhật báo Pháp Le Figaro cũng dành cho mối lo âu về mặt y tế này một tựa quan trọng trên trang nhất dù không phải là tựa chính : "2019-nCoV : Virus mới tại Trung Quốc đang khiến thế giới lo lắng".

Tờ báo giải thích rằng 2019-nCoV là tên gọi hiện thời được đặt ra cho con virus đang có tốc độ lây lan nhanh chóng vừa mới xuất hiện ở Vũ Hán, và đã lan ra các thành phố lớn của Trung Quốc. Le Figaro cũng không quên nhắc lại rằng rốt cuộc một chuyên gia giầu kinh nghiệm của Trung Quốc đã thừa nhận rằng căn bệnh này đã có thể truyền từ người sang người, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Nhật báo Libération thì đã chú ý đến phản ứng của Trung Quốc, vừa đề cao cảnh giác, vừa hết sức lo ngại trước nguy cơ dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng, đặc biệt trong bối cảnh hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu người Trung Quốc chuẩn bị lên đường về quê hay đi du lịch nhân dịp Tết, làm tăng khả năng lây nhiễm.

Điều được Libération cảm thấy an ủi là so với dịch viêm phổi cấp tính SARS vào năm 2003, chính quyền Trung Quốc lần này có dấu hiệu được chuẩn bị tốt hơn và minh bạch hơn, hợp tác chặt chẽ hơn với các các cơ quan quốc tế, chứ không còn giấu diếm như trước đây để cho tình hình biến thành thê thảm.

Một trong những chi tiết mà theo Libération có thể khiến Trung Quốc mạnh tay chống dịch hơn là "lệnh" mà ông Tập Cận Bình đã đưa ra, đòi phải "kiên quyết" chặn đứng con coronavirus mới này.

Như nói ở trên, thời sự Pháp tiếp tục là chủ đề thu hút các báo Pháp, đặc biệt là hai tờ LibérationLes Echos đã giành tựa lớn trang nhất cho vấn đề cải tổ hưu bổng.

Kế hoạch cải tổ hưu bổng tác động mạnh đến mức lương cao

Trang nhất nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa : "Hưu bổng : Một vụ (thay đổi lớn như vụ nổ) Big Bang cho những mức lương cao". Theo tờ báo, những người có thu nhập hơn 120.000 euro mỗi năm sẽ phải chuyển sang chế độ tích vốn để bổ sung cho tiền hưu bổng của mình, và chính quyền sẵn sàng giảm nhẹ các quy định để tạo thuận lợi cho việc tiết kiệm để về hưu.

CFDT trước nguy cơ bị chia rẽ vì thỏa hiệp với chính phủ

Libération thì chú ý đến chủ trương thỏa hiệp với chính phủ của công đoàn CFDT trong vấn đề cải cách hưu bổng. Chủ trương tương nhượng với chính quyền đang đẩy công đoàn này vào thế bị người đình công đả kích, trong đó có cả những người trong công đoàn này tại các cơ sở.

Libération lưu ý là việc chấp nhận thảo luận với chính phủ về kế hoạch cải cách hưu bổng khiến CFDT có nguy cơ bị chia đôi như năm 1995, hay bị mất thành viên như năm 2003. Nhưng tổng thư ký của CFDT tin chắc rằng khi phối hợp với chính quyền, ông đang tham gia vào việc tạo ra một hệ thống công bằng.

Đã đến lúc Châu Âu bớt thờ ơ về Libya

Tình hình Libya, với tín hiệu tích cực đến từ hội nghị thượng đỉnh Berlin đã được Le Monde ghi nhận trong bài xã luận.

Tại cửa ngõ Châu Âu, thùng thuốc súng Libya có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột quốc tế và một thảm họa cho con người tương đương với Syria. Đã đến lúc cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là Châu Âu bớt thờ ơ, họp lại với nhau để đề ra sáng kiến nhằm cố gắng ngăn chặn vòng xoáy chiến tranh nguy hiểm.

Theo Le Monde, việc 11 lãnh đạo của các quốc gia liên quan, thậm chí can dự vào sự hỗn loạn của Libya, đã gặp nhau tại Berlin dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc hôm 19/01 là một diễn biến tích cực.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Hoa Kỳ : Đảng Dân chủ vẫn chia rẽ trước việc truất phế tổng thống (RFI, 11/05/2019)

Một số nghị sĩ Dân chủ cương quyết muốn truất phế tổng thống và hôm thứ Năm 09/05/2019 đã đệ trình một kiến nghị tập hợp được hơn 10 triệu chữ ký. Tuy nhiên, giới lãnh đạo trong đảng không tán thành việc khởi động thủ tục này, cho dù rất bực tức và nói đến tình trạng “khủng hoảng về hiến pháp” vì Nhà Trắng không đáp ứng các yêu cầu của Hạ Viện đòi có được toàn bộ báo cáo của công tố viên đặc biệt Mueller, cũng như muốn nghe điều trần của ông Mueller và cựu luật sư Nhà Trắng Don McGahn.

trump1

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi không tán đồng việc truất phế tổng thống vì sẽ gây nhiều chia rẽ.. Reuters/Yuri Gripas

Thông tín viên RFI, Anne Corpet, tường thuật từ Washington :

“Chính ông Trump đã buộc chúng ta phải truất phế ông ấy”. Cho dù tuyên bố như trên, nhưng bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện cũng nói thêm : “Đây là một hướng đi gây ra rất, rất nhiều chia rẽ”. Lãnh đạo đảng Dân chủ ở Hạ Viện Mỹ không tán đồng chút nào việc truất phế khó thành công này.

Phe đối lập Dân chủ chiếm đa số ở Hạ Viện, nhưng tại Thượng Viện, để có được phiếu của 20 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cần thiết cho việc truất phế không phải dễ. Hơn nữa, thủ tục truất phế sẽ tạo cho tổng thống Mỹ hình ảnh ông là nạn nhân bị phe đối lập truy bức.

Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ Dân chủ, vì rất bực tức trước thái độ của chủ nhân Nhà Trắng, đã công khai vận động cho việc truất phế. Theo họ, ít ra là thủ tục này cho phép họ có được những tài liệu mà Nhà Trắng dứt khoát không chịu đưa ra.

Dư luận dân chúng cũng bắt đầu có thay đổi : Một kiến nghị truất phế tổng thống đã được đưa lên Quốc hội hôm thứ Năm 09/05 với 10 triệu chữ ký. Theo một cuộc thăm dò dư luận mới nhất, thì 45% người Mỹ tán đồng việc truất phế tổng thống. Tuy vẫn là thiểu số, nhưng tỷ lệ này đã tăng 5% so với kết quả thăm dò hồi tháng Tư vừa qua.

RFI tiếng Việt

****************

Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng (BBC, 10/05/2019)

Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng thêm 5% lên 45% so với kết quả khảo sát trước đó, theo khảo sát mới công bố của Reuters và Ipsos.

trump2

Tổng thống Donald Trump đón tiếp đội bóng rổ nữ Baylor nữ vô địch NCAA tại Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng ngày 29/4/2019

Cũng theo kết quả khảo sát này, hơn một nửa số người được hỏi cho rằng có nhiều cuộc điều tra của Quốc hội gây cản trở cho các công chuyện quan trọng của chính phủ.

Cuộc thăm dò này được thực hiện hôm thứ Hai 6/5, không nói rõ người Mỹ muốn Hạ viện, vốn do đảng Dân chủ kiểm soát, rút lại các cuộc điều tra hay khẩn trương tiến hành và thực hiện luận tội ngay.

Đây cũng là một câu hỏi hóc búa đối với các nhà lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện, những người đang vật lộn xem có nên tiến hành các thủ tục luận tội hay không, bất chấp những thách thức từ Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi một lần nữa nhấn mạnh rằng các lãnh đạo Ủy ban Điều tra của Hạ viện đang thực hiện cách tiếp cận từng bước từng bước một.

"Đây là một phương pháp rất hay, nó có nguồn gốc từ Hiến pháp, theo bà Pel Pelosi. Chúng tôi không đi nhanh hơn cũng chẳng chậm hơn so với những gì mà thực tế đưa đẩy chúng tôi".

Ngoài con số 45% ủng hộ luận tội, cuộc thăm dò hôm thứ Hai cho thấy 42% người Mỹ cho rằng ông Trump không nên bị luận tội. Phần còn lại cho biết họ không có ý kiến..

Trước đó, một cuộc khảo sát khác từ 18-19/4 cho thấy 40% người Mỹ muốn luận tội ông Trump.

Cuộc thăm dò mới nhất của Reuters và Ipsos cho thấy có sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ những thành viên đảng Dân chủ và phe trung lập với việc luận tội Tổng thống.

Nó cũng cho thấy 57% người trưởng thành cho rằng việc tiếp tục điều tra về Trump sẽ cản trở các hoạt động quan trọng của chính phủ. Con số này gồm khoảng một nửa thành viên đảng Dân chủ và 3/4 của đảng Cộng hòa.

Sau cuộc điều tra gần hai năm của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về Trump và cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ, Đảng Dân chủ vẫn đang tìm cách đòi câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi về Tổng thống Trump, gia đình và lợi ích kinh doanh của ông.

trump3

Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng, theo cuộc thăm dò mới công bố của Reuters và Ipsos.

Ông Trump đang lờ đi ít nhất một nửa số câu hỏi đó, từ chối tiết lộ hồ sơ khai thuế của mình, viện dẫn đặc quyền hành pháp để ngăn cản việc công khai toàn bộ báo cáo điều tra của Mueller và đâm nhiều đơn kiện để ngăn chặn các nhà điều tra của Hạ viện lấy được các thông tin tài chính của ông.

"Có nhiều điều quan trọng hơn mà đất nước cần chú ý vào lúc này", Fatima Alsrogy, 36 tuổi, một nhà thiết kế áo phông đến từ Dallas, người tham gia cuộc khảo sát, nói.

Alsrogy, một người trung lập, cho rằng Trump nên bị luận tội. Tuy nhiên, cô cũng mong muốn các nhà lập pháp sẽ thúc đẩy để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe cho những người lao động độc lập như cô.

"Tôi đã mua bảo hiểm (sức khỏe) cho mình trên một sàn giao dịch Obamacare, cô nói. Đây là một khoản chi rất lớn, và tôi còn không biết Obamacare sẽ được sửa đổi hay bị xóa bỏ. Rất mệt mỏi".

Cuộc thăm dò cũng cho thấy 32% cho rằng Quốc hội đối xử công bằng với báo cáo của Mueller, trong khi 47% không đồng tình với ý kiến này.

Độ tín nhiệm của ông Trump không thay đổi so với cuộc thăm dò tương tự diễn ra vào tuần trước - 39% người trưởng thành cho biết họ tín nhiệm Trump, trong khi 55% cho biết họ không tín nhiệm.

Cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos được tiến hành trực tuyến bằng tiếng Anh, trên khắp Hoa Kỳ, thu thập các câu trả lời từ 1.006 người trưởng thành.

*********************

New York Times : Trump bị lỗ hơn 1 tỉ đô la trong vòng 1 thập niên (RFI, 08/05/2019)

Tờ New York Times hôm qua 07/05/2019 đã tiết lộ các bản khai thuế cũ của ông Donald Trump. Các tài liệu mà tổng thống Mỹ luôn từ chối công bố đã được tờ báo nghiên cứu tỉ mỉ, cho thấy ông Trump từng bị lỗ đến 1,2 tỉ đô la trong vòng 10 năm, khác xa với những hình ảnh thành công trên thương trường mà ông chủ Nhà Trắng vẫn tô vẽ.

trump4

Trước cửa vào tòa Tháp Trump (Trump Tower) trong khu Manhattan, New York, Hoa Kỳ, biểu tượng của đế chế kinh doanh nhà Trump. Ảnh chụp ngày 18/04/2019. Reuters/Caitlin Ochs

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Những món nợ khổng lồ, thiệt mất trên 1 tỉ đô la trong vòng một thập niên, các vụ làm ăn thất bại, một cuộc sống xa hoa từ tiền vay ngân hàng và gia tài của người cha. Đó là chân dung của đế chế Trump, kết quả nghiên cứu các bản khai thuế từ năm 1985 đến 1994.

Nhà tỉ phú địa ốc đã bị lỗ lã rất nhiều tiền vào thời kỳ đó, khiến ông không phải trả thuế thu nhập trong vòng tám năm. Một hình ảnh hoàn toàn tương phản với những gì mà tổng thống thường khoe khoang.

Ông Donald Trump luôn tự giới thiệu là một tỉ phú đã đạt được vô số thành công, nhất là với cuốn sách tô đậm tài năng thương lượng của ông. Nhà kinh doanh địa ốc đúng là đã thắng trong một số thương vụ tài chính lớn, nhưng vào thời kỳ được tờ báo xem xét, số tiền lời của Donald Trump luôn bị những lỗ lã của doanh nghiệp nhấn chìm.

Luật sư của tổng thống Mỹ khi được New York Times liên lạc đã cho rằng các bản khai thuế không thể cung cấp một hình ảnh đúng đắn về tình hình của thân chủ mình vào thời kỳ đó.

Thụy My

Published in Quốc tế