Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nga : Án nặng chưa từng thấy cho những nhà đối lập cuối cùng

Các báo hôm nay đều chú ý đến sự kiện nhà đấu tranh Vladimir Kara-Mourza hôm qua bị tuyên án 25 năm tù - bản án nặng nề nhất dành cho một nhân vật bất đồng chính kiến tại Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Les Echos nhận thấy "phương Tây phẫn nộ", Le Figaro gọi là "bản án kiểu Stalin".

antu1

Nhà đối lập Nga Vladimir Kara-Mourza trong phiên tòa ở Moscow City Court

"Những kẻ gây chiến mới là tội phạm"

Những tiếng nói hiếm hoi chỉ trích cuộc xâm lăng Ukraine biết những gì đang chờ đợi họ. Cựu nhà báo Vladimir Kara-Mourza, 41 tuổi, là một trong những nhà đối lập cuối cùng vẫn chưa ở sau song sắt nhà tù, đi lưu vong hoặc ra nghĩa địa. Sau phiên xử kín, tòa tuyên bố bị cáo "phản quốc", đưa tin "sai lạc" về quân đội Nga và làm việc cho một tổ chức "không tốt". Ông sẽ bị tù khổ sai. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Pháp, Đức, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đều kịch liệt phản đối bản án.

Hôm 11/04/2022, trên CNN, ông Kara-Mourza đã lên án việc Nga xâm lược Ukraine, và đoán rằng chế độ Putin sẽ sụp đổ vì cuộc chiến tranh này. Ông bị bắt ngay trong ngày hôm đó ! Vladimir Kara-Mourza tuyên bố : "Tôi biết rằng đến một ngày, bóng tối đang bao phủ đất nước chúng ta sẽ tan đi, khi những ai khởi động cuộc chiến này sẽ bị coi là tội phạm, chứ không phải những người cố gắng ngăn nó lại".

Thẩm phán có tên trong danh sách bị trừng phạt

Nhà hoạt động này là người thân cận của cựu phó thủ tướng Boris Nemtsov, bị ám sát năm 2015. Bản án được tuyên bởi thẩm phán Sergey Podoprigorov, người hoàn toàn có lý do để nặng tay với Kara-Mourza. Chính ông Podoprigorov hồi tháng 11/2008 đã ra lệnh bắt Sergey Magnitski, vị luật sư đã tiết lộ một xì-căng-đan tham nhũng rất lớn của chính quyền Nga. Một năm sau, Magnitski qua đời trong nhà tù Moskva do bị ngược đãi và tra tấn.

Cùng với Boris Nemtsov, Kara-Mourza đấu tranh ở Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu, nhờ đó luật "Magnitski" đã ra đời năm 2012. Thế nhưng, trong "danh sách Magnitski" trừng phạt khoảng 30 người liên can đến cái chết của luật sư trên, có cả… thẩm phán Podoprigorov. Vladimir Kara-Mourza bị bắt vào mùa xuân 2022 sau khi trở về Nga, như Alexei Navalny.

Và cũng như Navalny, ông suýt chết sau hai lần bị đầu độc, bị hôn mê. Trước đó, dân biểu đối lập Ilya Yashin bị 8 năm tù vì tố cáo trên YouTube việc sát hại thường dân Ukraine ở Bucha. Yevgeny Roizman, cựu thị trưởng Yekaterinburg, thành phố lớn thứ tư ở Nga, sắp tới cũng có nguy cơ lãnh án 10 năm tù vì nói về "cuộc xâm lăng Ukraine", thay vì dùng từ ngữ chính thức "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Xe tăng "đồ cổ" trên chiến địa

Trên chiến trường Ukraine, Les Echos cho biết "ở miền đông, những chiến binh Ukraine chờ đợi các xe tăng phương Tây". Đặc phái viên tờ báo đến thăm lữ đoàn xe tăng số 3. Những chiếc xe tăng của họ chủ yếu là T-72, ra đời từ năm 1972. Có chiếc còn mang dấu vết một trận đánh mới đây : đại bác bị pháo vát đi một mảng. Sĩ quan phụ trách báo chí của lữ đoàn cho xem video môt xe tăng T-84 Oplot đang hoạt động. Đây là phiên bản hiếm hoi của T-84 Liên Xô, chỉ mới xuất xưởng có 10 chiếc từ nhà máy Malishev ở Kharkiv. Một số lượng rõ ràng không hề đủ để thay đổi chiều hướng cuộc chiến. Đạn 125 ly cũng không có đủ, và đã quá đát từ lâu.

Quân Nga cũng chẳng hơn gì : một bức ảnh đăng hôm 14/04 cho thấy một chiếc T-55 vừa đến Zaporizhzhia. Kiểu xe tăng này được sản xuất từ năm 1958, đã bị Hồng quân loại biên từ thập niên 80. Theo chuyên trang Oryx, Nga đã bị mất gần 2.000 xe tăng kể từ đầu cuộc chiến, số thiệt hại của Ukraine chỉ bằng 1/4. Kiev đang nóng lòng chờ đợi 150 xe tăng hạng nặng của phương Tây, được coi là điều kiện cần thiết để phản công thắng lợi.

Người hùng Ukraine trẻ tuổi diệt địch bằng drone

Đặc phái viên Le Monde mô tả "tại Donbass, một bậc thầy về drone tiêu diệt quân Nga". Andri Skyba, "người bắn tỉa" trên không chiến đấu ở sát bên trận địa với những cỗ máy đã được cải tiến. Mới 23 tuổi, nhưng Skyba đã được đồng đội coi là "con ách" trong ván bài, một mình lấp đầy một nghĩa trang và nhiều bệnh viện quân đội Nga : khoảng 600 quân địch đã bị tử thương vì những quả bom và lựu đạn từ drone của anh thả xuống. Trước đây là công nhân một nhà máy luyện kim, anh phục vụ cho quân đội chưa đầy một năm, và đã có những sáng kiến để chế các drone bình thường của Trung Quốc thành những quả bom bay gây kinh hoàng cho quân xâm lược.

Andri Skyba nay là mục tiêu hàng đầu của quân Nga. Khi phát hiện những người điều khiển drone, Nga lập tức trùm hỏa lực lên họ bằng rốc-kết đa nòng Uragan hay điều chiến đấu cơ đến. Skyba kể, một hôm, Nga bắn sang hai hỏa tiễn đạn đạo Iskander (loại có thể mang theo nửa tấn thuốc nổ), một quả rơi cách anh chỉ 30 mét. Lúc đó đang trong chiến hào kiên cố, nhưng Skyba vẫn bị hất tung sang nơi khác. Người chiến binh này suýt chết nhiều lần nhưng luôn phải chiến đấu cách tiền tuyến 700-800 mét.

Sudan loạn lạc vì hai tập đoàn quân sự quyết chiến

Nhìn sang Châu Phi, các báo cho biết Sudan có nguy cơ hỗn loạn vì sự đối địch giữa hai phe trong tập đoàn quân sự. Những trận đánh dữ dội từ ba ngày qua đã chấm dứt tiến trình chuyển đổi dân chủ, đe dọa việc cung cấp thực phẩm và dịch vụ thiết yếu cho 45 triệu dân của quốc gia thuộc hạng nghèo nhất thế giới.

Những vụ đụng độ giữa quân đội chính quy và lực lượng dân quân, cho đến nay vẫn là đồng minh, đã làm hơn 100 thường dân thiệt mạng. Các loạt súng, vụ nổ liên tục làm rung chuyển thủ đô Khartum. Điện bình thường vốn chỉ có vài tiếng đồng hồ mỗi ngày, từ thứ Bảy tuần trước đã bị cúp tại một số khu phố và nước cũng vậy. Những tiệm thực phẩm hiếm hoi còn mở cửa báo động chỉ còn dự trữ cho vài ngày, nếu các xe tải chở hàng không vào được thủ đô.

Các bệnh viện quá tải người bị thương, hai bệnh viện phải sơ tán vì rốc-kết và đạn ghim đầy trên tường, bác sĩ không đủ máu để truyền và dụng cụ để chăm sóc bệnh nhân. Phi trường do Lực lượng Hỗ trợ nhanh (FSR), tức dân quân của tướng Hemedti, kiểm soát đã đóng cửa, nhiều phi cơ dân sự và quân sự bị đốt. Trong lúc 1/3 dân chúng đang cần viện trợ nhân đạo, Chương trình Lương thực Thế giới (PAM hay WFP) hôm Chủ nhật đã ngưng hoạt động sau khi ba nhân viên thiệt mạng vì trận đánh ở Darfur.

Khartum đầy mùi thuốc súng, dân chúng đóng chặt cửa nhà, những cột khói đen khổng lồ vẫn bốc lên ở trung tâm thủ đô, nơi có trụ sở các định chế chính trị và quân sự. Trên màn ảnh truyền hình mà cả hai phe đều nói rằng đang kiểm soát, chỉ có những bài ca ái quốc được phát, như hồi đảo chánh tháng 10/2021 do quân đội và FSR cùng tiến hành. Hai phe này nay trở thành thù địch vì bất đồng về điều kiện sáp nhập dân quân vào quân chính quy, tình hình rối loạn này gây bất ổn cho khu vực Tây Phi.

Trung Quốc "đả hổ" tài chánh, "tẩy não" Hồng Kông

Tại Châu Á, Les Echos nhận thấy "Ngành tài chánh Trung Quốc bị rung chuyển vì chiến dịch chống tham nhũng". Từ cuối tháng Ba, Bắc Kinh đã tung ra một loạt cuộc thanh tra nhắm vào 30 công ty quốc doanh, trong đó có năm định chế tài chánh. Phạm Nhất Phi (Fan Yifei), phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân rồi đến Lưu Liên Khả (Liu Liange), chủ tịch Ngân hàng Trung ương ; Lý Hiểu Bằng (Li Xiaopeng), chủ tịch ngân hàng quốc doanh Everbright chuyên quản lý tài sản, lần lượt bị đặt trong vòng điều tra. Bao Phàm (Bao Fan), người sáng lập ngân hàng đầu tư China Renaissance thì mất tích bí ẩn từ tháng Hai, và nay được biết là đang "hợp tác" với nhà chức trách.

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde cho biết chính quyền Hồng Kông áp đặt các chiến dịch tuyên truyền trong ngành giáo dục để bóp chết mọi tiếng nói chỉ trích. Tại trường đại học Hồng Kông (HKU) nổi tiếng, không còn dòng chữ "minzhuqiang" (Dân Chủ Tường) và chú thích "Democracy Wall" (bức tường dân chủ) ở phía dưới. Khung kiếng từ nhiều thập niên được dán lên những bài thơ, khẩu hiệu, biếm họa nay trống rỗng, thay vào đó là những camera giám sát. Ở CityU, "bức tường dân chủ" bị chắn bằng những khối nhựa lớn. Sinh viên bị buộc phải coi đến hết một video tuyên truyền dài 10 tiếng đồng hồ mới được đi thi.

"Đa cực" : Chiêu bài của độc tài để tấn công phương Tây

Trên bình diện địa chính trị, Le Monde nói về "Trung Quốc, Nga và sự tai ác của một thế giới đa cực". Giáo sư Jean-Sylvestre Mongrenier của Viện Thomas-More tố cáo những hạn chế của khái niệm "đa cực" mà ngoại giao Pháp theo đuổi, vì Trung Quốc và Nga đang lợi dụng để làm yếu đi phương Tây.

Chuyến đi thất bại của ông Emmanuel Macron đã chôn vùi ý tưởng Trung Quốc là nhà kiến tạo hòa bình cho Ukraine. Còn lại vấn đề đa cực. Dựa vào Đức, Pháp hy vọng sẽ lãnh đạo một "Châu Âu hùng mạnh" để làm đối trọng với Hoa Kỳ. Cựu tổng thống Jacques Chirac từng bênh vực Nga và đề nghị dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Trung Quốc.

Thế nhưng nay hai nước độc tài này đang giương ngọn cờ "đa cực" trong việc Nga-Trung liên minh - tuy không chính thức, cộng thêm Iran. Cả ba tin rằng thời cơ đã đến, thế giới sẽ ngả sang Châu Á. Trong viễn cảnh này, Đài Loan không có lý do để hiện hữu. Cũng không thể đánh giá thấp khả năng phá hoại của Bắc Triều Tiên, là công cụ nhằm tiêu diệt các liên minh của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng quan điểm về một thế giới đa cực thăng bằng, chừng mực và ổn định chỉ là ảo tưởng.

Thương mại : Mỹ quay sang Đông Nam Á, Châu Âu vẫn lệ thuộc Trung Quốc

Cũng về địa chính trị, Les Echos nhận thấy "Liên Hiệp Châu Âu kêu ca, còn Hoa Kỳ tổ chức để đối phó với Trung Quốc". Trong khi Mỹ giảm hẳn lệ thuộc thương mại vào Bắc Kinh, Châu Âu vẫn ở thế yếu, dễ dàng bị Trung Quốc lợi dụng. Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu vừa cảnh báo Bắc Kinh về việc ủng hộ Nga, hung hăng với láng giềng, độc tài, muốn thay đổi trật tự quốc tế, vi phạm nhân quyền. Những tuyên bố này sẽ có trọng lượng hơn nếu Châu Âu biết cách giảm dần thâm hụt trong giao thương với Trung Quốc.

Hoa Kỳ hành động rất hiệu quả : không chỉ giới hạn buôn bán với Bắc Kinh mà còn phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia Châu Á khác. Từ khi khởi động thương chiến, nhập khẩu từ các nước Châu Á, chủ yếu là Đông Nam Á vào Mỹ đã tăng 64%, còn từ Trung Quốc chỉ tăng có 6%. Việt Nam, Thái Lan và Malaysia là ba nước dẫn đầu. Ngược lại, Châu Âu từ 5 năm qua lệ thuộc nhiều hơn vào hàng Trung Quốc. Chính sách hợp tác tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đề ra năm 2022 vẫn chưa đủ, thương mại đã bị bỏ quên trong chiến lược đối phó với Bắc Kinh.

Libération và nửa thế kỷ làm báo

Trang nhất của Le Figaro, Le Monde  Les Echos cùng đăng ảnh tổng thống Pháp Macron : trong bài nói chuyện tối qua ông tự dành cho mình 100 ngày để tái thúc đẩy những năm còn lại của nhiệm kỳ. La Croix quan tâm đến tiền lương của giáo chức, riêng Libération ra số đặc biệt kỷ niệm 50 năm thành lập tờ báo. Những gì đã diễn ra trong nửa thế kỷ tồn tại khó thể gói gọn trong một số báo, với những buồn vui theo cùng năm tháng, những sự kiện nổi bật…

Chẳng hạn tối 13/11/2015 tòa soạn Libération tổ chức lễ hội để hôm sau dọn sang trụ sở mới. Khách mời lần lượt đến từ 21 giờ, nhưng không ai ngờ tại những quán ăn cách đó chỉ 900 mét, bọn khủng bố Hồi giáo đang tàn sát người vô tội bằng những tràng kalashnikov. Tin tức bắt đầu rộ lên, các nhà báo chạy đến chỉ 15 phút sau vụ thảm sát, rồi đến nhà hát Bataclan... Các phóng viên báo bạn đến dự cuộc vui cố nén cảm xúc, vội vàng viết bài trên máy tính tòa soạn cho mượn. Lần đầu tiên những tờ báo lẽ ra sáng hôm sau phát hành trở thành giấy vụn để nhường cho ấn bản mới. Tối hôm đó có 13 người chết tại hai quán bar mà nhiều thế hệ Libération vẫn quen thuộc ; tổng cộng 131 người thiệt mạng, 400 người bị thương. Một trong những sự kiện không thể quên trong đời người làm báo.

Thụy My

Published in Quốc tế

Phe đối lập Nga bị dồn vào chân tường

Liên Hiệp Châu Âu đã kêu gọi Moskva cho điều trị cho nhà đối lập Alexei Navalny, người đã tuyệt thực trong tù và sức khỏe đang nguy kịch. Trong khi đó, những người ủng hộ ông Navalny đã thông báo tổ chức cuộc biểu tình vào thứ Tư 21/04.

doilap1

Tổng thống Nga Vladimir Putin ở điện Kremlin, ngày 05/04/2021.  © Alexei Druzhinin/AP/SIPA

Báo công giáo La Croix trong bài viết "Phe đối lập Nga bị dồn đến chân tường" nhắc lại cuộc đối đầu kéo dài từ vài năm qua hiện giờ vẫn đang diễn ra như lệ thường : Phe của nhà đối lập Alexei Navalny có những đoạn video gây rúng động về sự tham nhũng của giới thượng lưu Nga và tổ chức nhiều cuộc biểu tình, ông Navalny được cho là nhà đối lập duy nhất ở Nga có khả năng đưa hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người xuống đường tuần hành. Trong khi đó, điện Kremlin không ngừng gây áp lực bằng cách sử dụng vũ lực và án tù nhắm vào các nhà tranh đấu.

Tuy nhiên, La Croix lo ngại là Văn phòng công tố Nga tuyên bố Quỹ chống tham nhũng - tổ chức do ông Navalny lập ra - và các chi nhánh khu vực của tổ chức này là "cực đoan, quá khích", với lý do là "với các khẩu hiệu đòi tự do, các tổ chức này đang tạo điều kiện gây bất ổn chính trị và xã hội". Điều này sẽ mở đường cho việc cấm tổ chức này hoạt động và dẫn đến các thủ tục tố tụng hình sự chống lại các thành viên của tổ chức.

Liên quan đến tình hình sức khỏe của nhà đối lập, các bác sĩ thân tín của Vanalny cho là ông có thể bị ngừng tim bất cứ lúc nào. Vấn đề về sức khỏe của nhà đối lập Nga đã được đưa vào chương trình nghị sự trong một cuộc họp của các ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu vào hôm qua 19/04. Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà tù Nga thông báo rằng họ đã chuyển Alexei Navalny đến một nhà tù khác, nơi có bệnh viện, và khẳng định sức khỏe của ông vẫn "ổn định". Ivan Zhdanov, giám đốc Quy chống tham nhũng do Navalny lập ra, nhận định "sức khỏe của Navalny đã xấu đi đến mức ngay cả những kẻ tra tấn ông cũng phải nhận ra".

Các nhà lãnh đạo phong trào đối lập từ vài tuần qua đã thu thập chữ ký của những người sẵn sàng xuống đường yêu cầu chính quyền trả tự do cho ông Alexei Navalny, lên kế hoạch công bố ngày biểu tình sau khi đạt 500.000 chữ ký. Thế nhưng, tình trạng sức khỏe của nhà đối lập ngày càng xấu đi đã khiến họ phải thay đổi chương trình. Người được coi là "cánh tay phải" của Alexei Navalny, Leonid Volkov, hiện đang sống lưu vong ở Đức, trong chương trình hàng tuần phát trên YouTube, nhấn mạnh : "Chúng tôi hiểu rằng không ai giúp đỡ chúng tôi ngoại trừ chính mình và tình hình đang xấu đi rất nhiều, chúng tôi phải hành động nhanh chóng".

Tatiana Kastouéva-Jean, người đứng đầu trung tâm Nga tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp IFRI, nhận định đó là "nỗ lực để cứu những gì còn có thể cứu", trước khi có thể xảy ra một cuộc đàn áp quy mô lớn. Bởi vì ngày mà tổ chức của Navalny gọi là "trận chiến cuối cùng giữa cái thiện và tính trung lập" không được chọn ngẫu nhiên : thứ Tư 21/04 cũng là ngày tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu truyền thống tại Quốc hội. La Croix kết luận, bị dồn vào chân tường, phe đối lập muốn đối mặt với tổng thống Nga.

Ukraine : Avdiivka và một cuộc chiến không thể tránh khỏi

Căng thẳng Nga - Ukraine ở thành phố Avdiivka, thuộc vùng Donbass, là đề tài quốc tế được báo Libération quan tâm, với bài phóng sự của đặc phái viên Stéphane Siohan từ Avdiivka. Sau 7 năm chiến tranh, Avdiivka là tiền đồn cuối cùng của vùng Donbass, hiện đang trong tâm điểm căng thẳng, hứng chịu những đợt tấn công bằng đạn pháo, thiết bị bay không người lái và những tay súng bắn tỉa thiện xạ của Nga.

doilap2

Avdiivka một lần nữa lại trở thành một trong 3 chốt chặn cho Donbass. Năm 2020, nhờ lệnh ngừng bắn đầu tiên, Ukraine đã hạn chế tổn thất xuống còn 50 binh sĩ thiệt mạng và 338 người bị thương. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, quân đội Ukraine đã có hơn 30 người chết và 100 người bị thương. Các binh sĩ Ukraine đôi khi gọi Avdiivka là pháo đài Alamo.

Một người dân tên là Oleksiy vẫn chưa có kế hoạch rời Avdiivka cho dù áp lực đang gia tăng. Ông cho đặc phái viên báo Libération biết nếu quân đội Nga xâm lược, người dân Avdiivka biết sẽ đi đâu lánh nạn : họ đã chuẩn bị kế hoạch B. Còn ông Serhiy, 59 tuổi, nhận định chiến lược của kẻ thù bây giờ là thường xuyên dùng các đội lính bắn tỉa thiện xạ và cho thiết bị bay tự động thả mìn hoặc lựu đạn xuống Avdiivka.

Trừ khi có mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng binh lính, quân đội Ukraine không có quyền trả đũa. Đó là nguyên tắc của Kiev. Sau 7 năm, chiến lược phòng thủ của nhà nước Ukraine đã khiến quân đội ở tiền tuyến rất thất vọng. Trên thực tế, quyết định đôi khi được đưa ra trên thực địa và người Ukraine sẽ nổ súng vào kẻ thù nếu lính bắn tỉa bắn vào họ hoặc nếu đạn pháo rơi xuống.

Ông Serhiy cũng không còn tin tưởng vào vài trò trung gian hòa giải của quốc tế. Ông nhấn mạnh người dân Ukraine chỉ muốn giành lại quyền kiểm soát biên giới phía đông đất nước, cắm cờ Ukraine và tự nhủ với bản thân rằng họ đã làm được điều đó. Thế nhưng, phó chỉ huy các lực lượng miền đông Ukraine, Viktor Ganushchak, dự báo trong những ngày tới, các hành động khiêu khích sẽ tiếp tục, bởi các nhà lãnh đạo Nga hiện nay ưu tiên giải pháp quân sự. Chiến lược của Moskva sẽ là gây tổn thất nhân lực tối đa vùng này với sự yểm trợ của các tay súng bắn tỉa thiện xạ của Nga.

Miến Điện : Thà chết còn hơn sống dưới sự cai trị của giới tướng lĩnh quân sự

Nhìn sang Châu Á, báo Le Monde quan tâm đến số phận và cuộc đấu tranh của những người phản đối cuộc đảo chính của quân đội qua bài phóng sự của đặc phái viên Bruno Philip từ Lay Wah.

Đã 10 tuần kể từ khi tập đoàn quân sự đảo chính lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi, hơn 700 người đã bị quân đội sát hại, hơn 3.000 người bị bắt. Đó là chưa kể đến những người bị thương, bị tra tấn hay còn đang mất tích. Trong số những người tham gia phong trào đấu tranh và may mắn còn sống sót, nhiều người phải tạm lánh khỏi các thành phố lớn như Rangoon, Mandalay, cho dù nếu bị bắt trên đường rời thành phố họ có thể phải ngồi tù hoặc mất mạng. 

Nhưng đối với những người này, thà trốn chạy và sống trong bất trắc còn hơn là chết một cách "ngốc ngếch" ở thành phố để rồi không thể đấu tranh được nữa. Một số người tìm cách bỏ trốn sang Thái Lan cho dù không được chào đón ở quốc gia láng giềng này, một số khác thì sẵn sàng cầm vũ khí tiếp tục chống giới quân sự, khẳng định không buông bỏ, không sợ hãi mà tạm lánh để chuẩn bị phương tiện chiến đấu tiếp trên mọi mặt trận.

Một số người gia nhập nhóm vũ trang của các sắc tộc thiểu số, hình thành "quân đội Miến Điện trong bóng tối". Một người cho đặc phái viên Le Monde biết điều khẩn thiết nhất giờ đây là các nhóm vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số phải đoàn kết lại để chống quân đội Tatmadaw. Có người quả quyết sẽ đánh bom cảm tử ở trạm gác quân đội, để giết được càng nhiều binh sĩ càng tốt, bởi họ "thà chết còn hơn sống dưới sự cai trị của giới tướng lĩnh Miến Điện".

Ấn Độ : New Delhi và cơn ác mộng Covid-19

Vẫn liên quan đến Châu Á, nhưng về dịch Covid-19, Le Monde nói về "cơn ác mộng" ở New Delhi. Virus corona đang lây lan với tốc độ khủng khiếp ở thủ đô Ấn Độ, không từ một tầng lớp xã hội nào. Với tỉ lệ xét nghiệm dương tính lên tới 30%, New Delhi là thành phố dịch bệnh lây lan mạnh nhất trong cả nước. Các trung tâm xét nghiệm, bệnh viện và cả các cơ sở hỏa táng đều bị quá tải. Thông tín viên Sophie Landrin ví cứ như thể ở New Delhi đang xảy ra "một vụ tàn sát".

Người ta không thể đếm hết số văn phòng, hộ gia đình, tòa nhà trong đó tất cả mọi người đều nhiễm Covid-19. Nhiều hiệu thuốc không còn thuốc cho các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Thành phố 25 triệu dân chỉ có 4.212 giường chăm sóc hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19 nặng và số giường trống hiện chỉ là 49. Trong số 178.000 giường cho các ca nặng vừa phải, cũng chỉ còn 3.000 chỗ. Không những vậy, các bệnh viện đều thiếu nghiêm trọng khí oxygène và phải nhờ cậy các bang khác tiếp sức. Tuy nhiên, nhiều bang như Maharashtra, Madhya Pradesh và Uttah Pradesh cũng đang phải chạy đua với thời gian để có khí oxyène cho các bệnh viện của họ.

Nhìn rộng ra cả nước Ấn Độ, thông tín viên Le Monde nhận định nếu không có biện pháp phong tỏa, Ấn Độ sẽ không thể phá vỡ dây chuyền dây nhiễm virus corona : dân số là 1,3 tỉ người, nhưng mới chỉ có 122 triệu liều vac-xin được tiêm. Cho đến nay, mới chỉ có 9% dân số Ấn Độ được tiêm ngừa Covid-19, so với con số 63% của Anh Quốc. 

B.1.617 : Kẻ thù số 1 của Ấn Độ

Vẫn về làn sóng dịch thứ hai đang bùng phát dữ dội tại Ấn Độ, Le Figaro nói đến chủng mới B.1.671 của virus corona, chứa hai biến thể E484Q (có trong virus biến thể California) và L542R (có trong biến thể Anh Quốc và Brazil). Thực ra biến chủng B.1.671 đã được các nhà khoa học phát hiện tại Ấn Độ từ năm ngoái, nhưng bây giờ mới được nói đến nhiều. Các chuyên gia cho rằng biến chủng này chính là thủ phạm khiến Ấn Độ trở thành tâm dịch mới lần này. Tại một số quận ở Maharashtra, khu vực dịch hoành hành dữ dội nhất, 63% mẫu xét nghiệm cho ra kết quả có B.1.671.

Cũng như Le Monde, Le Figaro chỉ trích các biện pháp đầy mâu thuẫn của nhà chức trách, đặc biệt là thái độ của thủ tướng Modi, người đang tích cực vận động tranh cử và tỏ ra vui mừng vì "chưa bao giờ thấy có đông người đến như vậy" đến dự mit-tinh, bất chấp dịch bệnh đang căng thẳng và nhiều bang đang phải áp dụng biện pháp phong tỏa chống Covid-19.

Philippines : Covid-19 và bước nhảy vọt của lĩnh vực khai thác quặng mỏ nickel

Về kinh tế, công nghiệp khai khoáng, báo Les Echos lưu ý đến quyết định của tổng thống Philippines Duterte về việc dỡ bỏ lệnh cấm các dự án khai khoáng mới mà Manila đưa ra hồi năm 2012, để có các nguồn thu mới trong bối cảnh Philippines gặp nhiều khó khăn tài chính do tác động của đại dịch Covid-19.

Les Echos nhắc lại Philippines rất giàu nguồn tài nguyên đồng và vàng, nhưng đặc biệt là nickel. Trên thực tế, Philippines là nhà sản xuất nickel lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Indonesia. Một nửa lượng quặng nickel Trung Quốc nhập khẩu là từ Philippines.

Tổng thống Rodrigo Duterte tin tưởng vào lĩnh vực khai thác mỏ có thể mang lại "lợi ích kinh tế đáng kể cho đất nước". Quyết định của chính phủ đương nhiên đã được giới khai thác quặng mỏ hoan nghênh. Cơ quan quản lý việc khai thác mỏ Philippines ước tính rằng dự án sẽ khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra nguồn thu mới cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho hàng ngàn, hàng chục ngàn người Philippines.

Ngược lại, các hiệp hội bảo vệ môi trường cho rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm là một thảm họa. Les Echos nhấn mạnh việc khai thác nickel tác động rất nhiều đến môi trường, chẳng hạn các chất thải từ mỏ gây ô nhiễm nặng nề và tàn phá đa dạng sinh học biển khi chúng được thải ra đại dương.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Navalny đang được cha tr Đc, trong tình trng 'đáng lo ngi'

VOA, 22/08/2020

Nhà hot đng thường xuyên ch trích Đin Kremlin ca Nga, Alexei Navalny, được nói là đang trong tình trng "rt đáng lo ngi" sau khi ông được đưa khi Siberia đến Đc ngày th By đ chy cha vì ngã bnh nng.

nga1

Ng ườ i sáng l p t ch c "Cinema for Peace" Jaka Bizilj nói chuy n v i các nhà báo bên ngoài khu ph c h p b nh vi n Charite Mitte, n ơ i Alexei Navalny đ ang đ ượ c đi u tr Berlin, Đ c, ngày 22/08/2020.

Là đi th lâu năm ca Tng thng Vladimir Putin và là nhà vn đng chng tham nhũng, ông Navalny đ gc trên máy bay hôm th Năm sau khi ung trà mà các đng minh ca ông tin là b tm đc.

Nhân viên y tế ti bnh vin thành ph Omsk ti ngày th Sáu nói, sau khi bnh vin chp thun cho ông Navalny ra ngoài, rng ông được đưa vào tình trng hôn mê và tính mng ca ông ta không gp nguy him ngay tc thì.

Máy bay cp cu, do T chc Cinema for Peace thu xếp, đã bay đến sân bay Tegel Berlin vào sáng sm ngày th By và ông Navalny, 44 tui, được gp rút đến khu phc hp bnh vin Charite, Reuters đưa tin.

Bnh vin nói trong mt phát biu rng h s cung cp thông tin cp nht v tình trng ca ông và vic cha tr thêm sau khi hoàn tt các xét nghim và sau khi tham kho ý kiến ca gia đình ông. Bnh vin nói thêm có th s mt mt khong thi gian, theo Reuters.

"Tình trng sc khe ca ông y rt đáng lo ngi", Jaka Bizilj, người sáng lp Cinema for Peace, nói vi các phóng viên bên ngoài bnh vin.

"Chúng tôi nhn được thông đip rt rõ ràng t các bác sĩ rng nếu máy bay không h cánh khn cp Omsk, ông y l ra đã chết", ông Bizilj nói, nói thêm rng các bác sĩ và gia đình ông Navalny s cung cp thêm thông tin v tình trng ca ông.

Bizilj, mt nhà hot đng và nhà làm phim người gc Slovenia, trước đó đã được t Bild dn li nói rng tình trng ca ông Navalny n đnh trong sut chuyến bay và sau khi máy bay h cánh.

Hai năm trước, Pyotr Verzilov, mt nhà hot đng chng Đin Kremlin khác và là thành viên ca nhóm ngh thut Pussy Riot, đã được điu tr ti bnh vin Charite sau khi ông b đu đc Moscow.

Ông Navalny là mt cái gai đi vi Đin Kremlin trong hơn mt thp niên qua, phơi bày điu mà ông nói là tình trng tham nhũng trong gii chóp bu và huy đng nhng đám đông người biu tình tr tui.

Ông đã nhiu ln b bt giam vì t chc các cuc gp g và tp hp công khai và b kin v các cuc điu tra tham nhũng ca ông. Ông b cm tranh c trong cuc bu c tng thng vào năm 2018.

***********************

Nhà đối lập Nga Navalny được đưa sang Đức để chữa trị

RFI, 22/08/2020

Theo hãng tin AFP, chiếc máy bay chở nhà đối lập Nga Alexei Navalny, hiện đang bị hôn mê, sáng nay, 22/08/2020, đã đáp xuống sân bây Tegel của Berlin, nơi mà ông sẽ được điều trị. Theo những người thân cận, ông Navlany đã bị đầu độc.

nga01

Chiếc chuyên cơ y tế cất cách rời sân bay Omsk, Nga chuyển nhà đối lập Alexei Navalny, nghi bị đầu độc, về Đức điều trị, ngày 22/08/2020.Reuters – Alexey Malgavko

Chiếc máy bay được trang bị đầy đủ thiết bị y tế, do một tổ chức phi chính phủ thuê, đã cất cánh từ thành phố Omsk vùng Siberia sau nhiều giờ mặc cả gay go với phía Nga. Ngay khi vừa đáp xuống Berlin, nhà đối lập 44 tuổi, đang trong tình trạng nguy kịch, đã được đưa ngay đến một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất Châu Âu.

Navalny đã được sang Đức nhờ nỗ lực của những người thân cận, dứt khoát đòi các bác sĩ ở Omsk phải cho ông được ra nước ngoài để chữa trị, vì nếu tiếp tục ở bệnh viện tại đây thì sẽ khó mà bảo toàn tính mạng nhà đối lập Nga. Mãi đến tối qua, bệnh viện Omsk mới bật đèn xanh cho việc chuyển Navalny sang Đức, cho rằng tình trạng của ông đã "ổn định". Các bác sĩ Đức cũng đã được khám nhà đối lập Nga, để bảo đảm là có thể đưa ông bằng máy bay sang Berlin.

Là một trong những người chống đối chính quyền tổng thống Putin quyết liệt nhất, nhà đối lập Navalny đã bị ngất khi đang trên máy bay từ Tomsk đến Moskva hôm thứ năm. Phi cơ đã phải đáp khẩn cấp xuống Osmk, miền tây Siberia, nơi mà ông đã được đến bệnh viện cấp cứu và hôn mê cho đến nay.

Từ Moskva, thông tín viên Etienne Bouche gởi về bài tường trình :

"Phải nói là ngay từ đầu, những người thân cận của ông đã trải qua nhiều thử thách cam go. Những người có mặt ở Omsk đã lên án tình trạng bưng bít thông tin tại chỗ : các thông cáo có nội dung trái ngược nhau, bên trong bệnh viện có những nhân vật không rõ danh tính. Trên các mạng xã hội, họ đã cho thấy là những kẻ khả nghi đó đã cố ngăn chặn các bác sĩ Đức đến bệnh viện.

Trong những điều kiện như thế, những người thân cận của Alexei Navalny đã cố làm hết sức : gởi thư cho tổng thống Vladimir Putin, nhờ can thiệp của Tòa Nhân quyền Châu Âu…

Trên mạng Twitter, họ đã cung cấp đầy đủ thông tin và chia sẽ các thông tin đó, để đánh động dư luận quốc tế. Kết quả là họ đã nhận được sự ủng hộ từ thủ tướng Đức Merkel, tổng thống Pháp Macron cho đến các nghị sĩ Anh Quốc.

Đối với nhà hoạt động Vladimir Milov, "Putin đã hiểu rằng mưu toan của ông nhằm mô tả Navalny như là một blogger chẳng mấy ai quan tâm cuối cùng đã thất bại thảm hại.

Dĩ nhiên êkíp của Navalny cho rằng họ đã bị mất quá nhiều thời gian. Nên nhớ rằng chiếc máy bay trang bị đầy đủ thiết bị y tế bay từ Nuremberg đến đã đậu sẵn ở sân bay từ sáng hôm qua, nhưng cuối cùng sự huy động này đã đạt kết quả. Tuy vậy, họ vẫn tỏ ra lạc quan một cách thận trọng, vì Alexei Navalny vẫn đang trong tình trạng nguy kịch".

Thanh Phương

*******************

Nga : Các bác sĩ từ chối chuyển nhà đối lập Navalny ra nước ngoài

RFI, 21/08/2020

Các bác sĩ điều trị nhà đối lập Nga Alexei Navalny, hiện đang nằm trong phòng hồi sức sau khi dường như bị đầu độc, đã từ chối chuyển ông ra nước ngoài, với lý do là tình trạng của bệnh nhân "không ổn định". Theo AFP, khi thông báo tin trên hôm nay, 21/08/2020, những người thân cận của Navalny lên án một quyết định "đe dọa đến tính mạng" của nhà đối lập này.

nga02

Alexander Murakhovsky, trưởng khoa của bệnh viện đang cấp cứu Alexei Navalny, trả lời báo chí tại Omsk, Nga, ngày 21/08/2020.  Reuters – Alexey Malgavko

Trên mạng xã hội Twitter, Kira Larmych, phát ngôn viên của Navalny, cho rằng "sẽ là nguy hiểm chết người nếu vẫn để ông trong một bệnh viện thiếu máy móc thiết bị tại Omsk (miền tây Siberia), trong khi bệnh tình của ông vẫn chưa được chẩn đoán đầy đủ". Cũng trên mạng Twitter, Leonid Volkov, một nhân vật được xem là cánh tay phải của Navalny, lên án "một quyết định mang tính chính trị, chứ không phải vì lý do y tế". Theo ông Volkov, "họ chỉ chờ chất độc được thải ra khỏi cơ thể đến mức không thể được phát hiện. Không hề có chẩn đoán hay phân tích. Tính mạng của Alexei đang bị đe dọa nghiêm trọng".

Theo tin mới nhất, một trong những bác sĩ của bệnh viện ở Omsk vừa khẳng định là "không có chất độc nào" được tìm thấy trong cơ thể của nhà đối lập Nga.

Là một trong những người chống đối chính quyền tổng thống Putin quyết liệt nhất, nhà đối lập Navalny đã bị choáng váng khi đang trên máy bay từ Tomsk đến Moskva. Phi cơ đã phải đáp khẩn cấp xuống Osmk, miền tây Siberia. Ông đã được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện ở đây và hiện đang nằm trong phòng hồi sức, với máy trợ thở. Những người thân cận của Navalny khẳng định là nhà đối lập đã bị "cố tình đầu độc".

Điện Kremlin đã ra thông cáo chúc ông Navlany, "như đối với bất kỳ công dân Nga nào", chóng bình phục, đồng thời khẳng định cáo buộc đầu độc hiện chỉ là một sự "suy đoán".

Hãng tin AFP nhắc lại là nhiều nhà đối lập ở Nga đã là nạn nhân các vụ đầu độc trong những năm gần đây. Hôm qua (20/08), cả tổng thống Pháp Emmanuel Macron lẫn thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ quan ngại về vụ này, đồng thời yêu cầu minh bạch thông tin về tình trạng sức khỏe của ông Navalny. Paris và Berlin cũng đã đề nghị trợ giúp y tế để cứu chữa ông Navalny. Đêm qua, một chiếc máy bay có trang bị đầy đủ thiết bị y tế, do một tổ chức phi chính phủ thuê, đã bay từ Đức đến Omsk nhằm đưa nhà đối lập Nga về Đức để điều trị.

Thanh Phương

*********************

Nhà đối lập Nga Navalny cấp cứu, nghi bị đầu độc

RFI, 20/08/2020

Nhà đối lập Nga Alexei Navalny hôm nay 20/08/2020 được cấp cứu tại một bệnh viện ở Siberia trong tình trạng trầm trọng, sau khi cảm thấy sức khỏe bỗng suy sụp trên một chuyến bay. Những người thân cận của ông Navalny tố cáo ông bị đầu độc.

nga03

Nhà đối lập Nga Navalny nổi tiếng vì các chiến dịch chống tham nhũng ở Nga và chỉ trích tổng thống Vladimir Putin. Ảnh minh họa.  AFP/File

Phát ngôn viên của ông Navalny, Kira Iarmych cho biết chiếc máy bay chở nhà đối lập đi từ Tomsk đến Moskva, đã phải hạ cánh khẩn cấp. Bà Iarmych tố cáo ông Navalny đã bị "cố tình đầu độc", và được đưa vào cấp cứu hồi sức tại khoa chống độc của bệnh viện số 1 Omsk.

Bác sĩ giám đốc bệnh viện nói với hãng tin TASS là tình trạng của nhà đối lập 44 tuổi "rất trầm trọng".Bà Iarmych viết trên Twitter : "Alexei vẫn hôn mê, được cho thở máy. Bệnh viện đã gọi cảnh sát theo yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng Alexei đã bị đầu độc bằng thứ gì đó bỏ vào tách trà, ông không hề uống gì khác sáng nay. Các bác sĩ nói rằng chất độc nhanh chóng ngấm vào thức uống nóng".

Cũng theo bà Iarmych, ông Alexei Navalny vẫn rất khỏe khi gặp luật sư ở Tomsk sáng 20/08. Ông chỉ uống trà ở sân bay, và lập tức sau khi phi cơ cất cánh, ông bị bất tỉnh. Kênh truyền hình Nga Life công bố một video nghiệp dư cho thấy các nhân viên cấp cứu đi về phía cuối máy bay, nơi một người đàn ông chừng như nằm gục vì đau đớn. Kênh Telegram 112 đưa một video khác, trong đó ông Navalny được chuyển bằng cáng từ máy bay sang một xe cứu thương.

Là nhà đối lập chủ chốt với điện Kremlin, các tài liệu tố cáo tham nhũng trong giới cầm quyền Nga được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, Alexei Navalny đã từng nhiều lần bị tấn công. Tổ chức Quỹ đấu tranh chống tham nhũng của ông bị phong tỏa tài khoản, bị khám xét.

Năm 2017, ông bị tạt thuốc sát trùng vào mắt khi vừa ra khỏi văn phòng ở Moskva. Tháng 7/2019 khi đang ở tù, Navalny tố cáo "bị đầu độc bằng một chất hóa học chưa rõ", và được đưa vào bệnh viện. Chính quyền nói rằng đó chỉ là do dị ứng. Bà Kira Iarmych hôm 20/08 khẳng định đó là những triệu chứng khác hẳn với dị ứng, ông đã bị đầu độc trong tù.

Một nhà đối lập khác là Piotr Verzilov đã phải nhập viện tháng 9/2018 sau một phiên xử ở Moskva, và được đưa sang Berlin trong tình trạng "trầm trọng".

Thụy My

Published in Quốc tế

Nga : Nhà đối lập Navalny không được tranh cử tổng thống 2018 (RFI, 24/06/2017)

Ủy ban Bầu cử Nga, trong thông cáo ngày 23/06/2017, cho biết : "Hiện tại", blogger Alexei Navalny, 41 tuổi, không đủ tư cách để trở thành tổng thống Nga. Lý do đưa ra là năm 2013, ông Navalny lãnh án treo 5 năm vì tội biển thủ công quỹ.

nga1

Nhà đối lập Alexei Navalny trong phiên tòa ngày 16/06/2017. REUTERS/Tatyana Makeyeva

Nhà đối lập Nga, người thường xuyên tố cáo chính quyền Moskva tham nhũng, bị cáo buộc biển thủ 400.000 đô la từ hồi năm 2009.

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Nga, Elle Pamfilova, nói thêm, vì bản án nói trên tuyên hồi năm 2013, Alexei Navalny không "có hy vọng được ghi tên vào danh sách các ứng cử viên tổng thống". Nga bầu lại tổng thống vào năm 2018 cho một nhiệm kỳ 5 năm.

Về phía ông Navalny, phe này xem quyết định của Ủy ban Bầu cử là một thủ đoạn để ngăn cản mọi hoạt động chính trị của một tiếng nói đối lập.

Ngày 12/06/2017 Alexei Navalny kêu gọi và tham gia cuộc xuống đường chống chính quyền Moskva. Ông bị bắt giữ cùng hàng trăm người biểu tình và lãnh án tù 25 ngày. Trên nguyên tắc đến này ngày 07/07/2017 Alexei Navalny mới được trả tự do.

Thanh Hà

*******************

Nga khởi công lắp đặt đường ống dẫn khí TurkStream dưới Biển Đen (RFI, 24/06/2017)

Ngày 23/06/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin đã khởi công hạng mục thi công trong vùng nước sâu của dự án TurkStream lắp đặt đường ống dẫn khí đốt đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là giai đoạn quan trọng của công trình biểu tượng cho sự hòa giải gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Moskva cũng muốn hệ thống dẫn khí này thành là nguồn mới đưa khí đốt của Nga vào Châu Âu.

nga2

Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ 2 từ phải) chứng kiến khởi công công trình đặt ông dẫn khí TurkStream, ngày 26/06/2017 trên con tàu lắp ống Pioneering Spirit ngoài khơi Biển Đen. Ảnh : Sputnik/Mikhail Klimentyev cung cấp cho REUTERS

Từ Moskva, thông tín viên RFI Muriel Pompone :

Tổng thống Nga đã tham dự lễ khởi công dự án ngoài khơi biển Đen, trên một con tầu có khả năng thi công đặt ống dưới độ sâu 2km. Ông Putin đã gọi điện cho đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để hoan nghênh tiến độ nhanh của công trình.

Tổng thống Nga nhận xét : "Trong khi với nhiều nước khác, chúng tôi mất vài năm để đưa ra các thỏa thuận về mặt hành chính, với Thổ Nhĩ Kỳ chúng tôi chỉ cần vài tháng". Ông muốn ám chỉ đến những khó khăn mà Nga gặp phải về dự án một số đường ống dẫn khí khác đến Châu Âu.

Dự án năng lượng quan trọng này được công bố từ cuối năm 2014, vào thời điểm hệ thống South Stream đi qua Biển Đen và Bulgari bị Liên Hiệp Châu Âu đình lại do cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Sau đó, dự án TurkStream còn bị hoãn lại vì khủng hoảng Nga-Thổ sau sự kiện một oanh tạc cơ của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vào tháng 11/2015. Hiện hai nước đã giải hòa và liên minh với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Dự án TurkStream nhằm mục đích tăng khối lượng khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng biến quốc gia này làm trạm trung chuyển đưa khí đốt đến Liên Hiệp Châu Âu thay cho Ukraina như trước đây. Tuy nhiên, viễn cảnh vẫn chưa chắc chắn vì Bruxelles tỏ ra nghi ngờ về các dự án đường ống dẫn khí của Nga.

Trong buổi tiếp đón tổng giám đốc tập đoàn Shell vào tuần này, tổng thống Vladmir Putin trấn an rằng phải "bình tĩnh giải thích rằng dự án này không nhằm chống nước nào hết" mà "chỉ hoàn toàn mang tính thương mại".

Lượng dầu xuất khẩu sang Châu Âu đã đạt mức kỷ lục vào năm 2016 dù Liên Hiệp tỏ rõ ý định giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga .

Thu Hằng

Published in Quốc tế