Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

23/09/2019

Dùng mạng xã hội 'Made in Vietnam' như tự sắm dây trói mình

Võ Ngọc Ánh

Tuân thủ luật pháp Việt Nam, phục vụ cho đường lối của đảng cộng sản, các mạng xã hội do các công ty Việt Nam phát triển sẽ không thể có tự do thông tin, bày tỏ chính kiến, suy nghĩ…

Một trang mạng xã hội muốn thành công phải tạo dựng được sự tin tưởng của người dùng. Muốn vậy, đảm bảo về bảo mật, tự do thông tin, phát biểu suy nghĩ... Dưới sự cai trị của đảng cộng sản các trang mạng xã hội do Việt Nam làm chủ khó đảm bảo được điều này.

mang1

Các mạng xã hội do các công ty Việt Nam phát triển sẽ không thể có tự do thông tin, bày tỏ chính kiến, suy nghĩ…

Mạng xã hội đâu phải là nơi "bế quan tỏa cảng" !

Phát biểu tại buổi lễ ra mắt Mạng xã hội Lotus, vào ngày 16/9 vừa rồi, ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc của Vccorp nói : "Thông tin trên mạng xã hội mà ông đọc được trong 10 năm trở lại đây không đem lại cho ông cảm giác thỏa mái. Do đó, Mạng xã hội Lotus chỉ hướng tới sự tích cực, tạo ra điều tích cực". 

Làm sao có thể chỉ nói đến những điều tích cực khi thực tế tại Việt Nam đang có quá nhiều bất công, lẽ phải bị chà đạp, luật pháp bị xem thường, giá trị cơ bản của con người không được tôn trọng ?

Ông Tân chắc có ước muốn Mạng xã hội Lotus không cần chia sẻ suy nghĩ thật, ở đó chỉ có thái độ trốn tránh thực tại. Một nơi như thế chắc chỉ sẽ là nơi rất thích hợp để ‘bò đỏ’ tự rống, họ với nhau.

Nhận xét về Mạng xã hội Lotus, Chi Giao, một cô gái có bằng thạc sĩ truyền thông ở Úc, hiện đang làm việc tại thành phố Đà Nẵng cảm nhận : "Mới dùng lần đầu nhưng email được báo đã được dùng để đăng ký tài khoản. Điều này khiến mình rất lùng bùng về việc mấy người phát triển của Lotus đã sử dụng dữ liệu người dùng internet tùy tiện. Việc đăng ký rất dễ dãi, mức độ dễ dãi này đồng nghĩa với sự thiếu chuyên nghiệp và kém bảo mật. News feed toàn tin bài nhảm nhí! Người dùng không thể tự chọn lọc nội dung : Sự hấp dẫn của Mạng xã hội Lotus do các nhà sáng tạo nội dung. Trong tương lai thì chưa biết thế nào, chứ hiện tại 500 nhà sáng tạo nội dung mà Lotus đề cập chỉ thấy toàn tin báo (nhiều báo lá cải), chưa thấy cái gì đặc sắc. Chưa kể một lô một lốc các hội trai xinh gái đẹp nhìn rất trẻ trâu nhảm nhí (bullshit). Vậy mà Lotus lại rất hạn chế các tùy chọn để lọc news feed. Người dùng không thể thiết kế news feed theo chủ ý, mà phải chấp nhận lắm thứ ngớ ngẩn. Không thể xóa được tài khoản: Giờ lỡ tạo tài khoản rồi mà thấy ghét bỏ, muốn xóa cũng không có lựa chọn !".

Thực tế, khi đọc điều khoản sử dụng các trang Mạng xã hội do các công ty Việt Nam làm chủ không thể có được sự tự do bày tỏ thông tin. Để tuân thủ nó người dùng phải cực kỳ ngoan ngoãn. Mạng xã hội Zalo còn cấm người dùng : "Tuyệt đối không bàn luận về các vấn đề chính trị".

Mạng xã hội là sản phẩm của tự do, trí tuệ, thông tin, kết nối, dân chủ, văn minh chứ không thể là sản phẩm của kiểm duyệt kiểu cộng sản, độc quyền, không thể chơi trò ‘bế quan tỏa cảng’. Nếu muốn thành công phải đảm bảo được những điều cơ bản trên.

Nhà nước cộng sản Việt Nam luôn cay cú với những thông tin mà người dùng Facebook, Youtube đưa lên. Họ luôn tìm cách để cản trở, gỡ bỏ và tạo ra đội ngũ báo cáo giả để khiếu nại. Chính quyền Việt Nam đã dùng nhiều cách, thủ đoạn, ngay cả Luật An ninh mạng để ‘trói’ Facebook, Youtube... Do đó, chắc chắn một mạng xã hội trong nước không thể có tự do thông tin.

Quá lạc quan

Tại buổi lễ ra mắt, Lotus đặt mục tiêu sẽ có bốn triệu người dùng sau một năm đưa vào vận hành. Trước đó, vào tháng 6 năm nay, Mạng xã hội hahalolo khi đưa vào vận hành kỳ vọng đạt hai tỷ người dùng vào năm 2024, lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 2025 và cạnh tranh trực tiếp với Facebook. Một tháng sau đó, Mạng xã hội Gapo ra đời và đặt mục tiêu 50 triệu người dùng sau hai năm.

 Khi mới nhậm chức ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông đã đặt mục tiêu đến năm 2022, người Việt dùng Mạng xã hội do Việt Nam làm chủ sẽ bằng hoặc hơn số tài khoản Facebook tại Việt Nam (hiện FB đang có khoảng 58 triệu tài khoản tại Việt Nam) và chiếm 60 - 70% thị phần.

Không phải đến thời ông Nguyễn Mạnh Hùng, các đời bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông trước đó Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son luôn mong mỏi có được Mạng xã hội do Việt Nam làm chủ, được người dùng tin tưởng để có thể cạnh tranh, thay thế được Mạng xã hội từ bên ngoài.

Thực tế đã có rất nhiều trang mạng xã hội do chính quyền hậu thuẫn Tamtay, Yume, Yobanbe... nổi bật hơn có Zingme. Tất cả đều đã bị thất bại. Nguyên nhân chưa hẳn ở nền tảng kỹ thuật, mà nguyên nhân chính ở việc không tạo được sự tin tưởng của người dùng, đảm bảo được sự tự do bày tỏ suy nghĩ.

Tuy nhiên, việc Việt Nam giới thiệu hàng loạt các Mạng xã hội mới trong thời gian gần đây không phải không có những cảnh báo. Anh Hoàng Dũng, một nhà hoạt động xã hội nhận định: "Cứ tặc lưỡi xài. Nghĩ có sao đâu, vì tao chẳng có gì bí mật. Tao chỉ cài vào thôi chứ không dùng. Nên nhớ, khi Lotus bắt đầu có chỗ đứng, vài triệu người dùng thường xuyên thì chiến dịch giết Facebook sẽ bắt đầu.

Chặn Facebook từ từ theo nguyên tắc lùa gà. Bạn không thể cấm người ta lên mạng, dùng mạng xã hội để chửi đảng, để thể hiện bản thân thì bạn phải tạo ra sân chơi cho nó. Xây được chuồng mới (Lotus) rồi, thì mới dần phá chuồng cũ (chặn Facebook). Các nhà phản động đừng đùa. Đừng nghĩ rằng tao đéo qua thì làm gì được tao. Ơ kìa. Hát thì phải có khán giả. Nó lùa hết khán giả sang Lotus rồi thì cho bọn phản động ở lại Facebook làm được gì. Đảng càng mừng".

Hắn mong mỏi người Việt có được những sản phẩm tốt, đảm bảo được các tiêu văn minh, tiến bộKhông chỉ hắn mà nhiều người sẽ dùng mạng xã hội "made in Việt Nam" khi ở đó sự bảo mật được đảm bảo, tự do thông tin, bày tỏ suy nghĩ, tôn trọng chính kiến…

Võ Ngọc Ánh

(23/9/2019)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Võ Ngọc Ánh
Read 1018 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)