Chris Hedges là một học giả có tiếng của nước Mỹ. Ông viết rất nhiều sách với chủ đề chính là đời sống chính trị Mỹ đang dần bị xói mòn bởi sự thống trị của đồng tiền (corporate capitalism), văn hóa người nổi tiếng (celebrity culture) và chủ nghĩa trọng người thành đạt (meritocracy). Ông cho rằng nước Mỹ đang dần tiến tới một trạng thái ảo giác, xa rời khỏi thực tại. Số lượng người Mỹ không đi đến nhà thờ ngày càng giảm nhưng không có nghĩa họ là những người vô thần (atheist). Trái lại, người dân đang bị gây nghiện và đam mê bởi những thứ văn hóa đại chúng định hình bởi những người nổi tiếng xuất hiện trong hầu hết thời gian giải trí của họ. Người dân Mỹ đang dần theo thuyết đa thần, mà những người nổi tiếng là hình mẫu ẩn sâu trong khao khát của họ.
Chris Hedges là một học giả có tiếng của nước Mỹ.
Những người nổi tiếng này là những người tích cực cổ súy cho chủ nghĩa trọng người thành đạt. Theo đó, bất kể thực tại của bạn như nào, chỉ cần bạn cố gắng thì bạn sẽ đạt đến trạng thái hạnh phúc. Những câu chuyện điển hình thành công, hiểu theo nghĩa là danh vọng và sự thành đạt, đều có thể đạt được bất kể xuất thân của bạn là ai. Nếu bạn không đạt được thì có là do bạn chưa đủ cố gắng hoặc bạn không đủ tốt.
Các ý niệm liên đới, các giá trị đạo đức bị bỏ qua bởi thứ văn hóa này, thay vào đó người ta chỉ có thể đánh giá qua lăng kính một người thành công hay không dựa vào sự giàu sang, thành đạt, hay mức độ nổi tiếng của người đó. Chắc hẳn nhiều bạn không lạ gì các chương trình truyền hình thực tế, trong đó những người tham gia một thử thách sẵn sàng dùng đủ mưu mẹo, đâm chọt sau lưng nhau dù có thể trước đó họ xem nhau như bạn bè để chiến thắng ? Giải thưởng là một vé đi vào đại lộ danh vọng giống như những người giám khảo đang đứng trước họ và phán xét họ. Không làm gì có tình yêu, sự bao dung, liên đới, tình bạn hay lòng thủy chung ? Đó là những thứ làm cho con người yếu ớt, chỉ có sự nổi tiếng, là trung tâm của sự chú ý mới đáng xem trọng. Nghĩa là cái tôi phải được thả nổi ? Tôi không quan tâm đến người khác nghĩ gì, tôi sống và theo đuổi những gì mình cho là đúng để đạt được sự thành công.
Dần dần xã hội Mỹ đi vào trạng thái ảo giác và chia rẽ hơn lúc nào hết. Những người nổi tiếng chính là hình mẫu của họ. Chính trị dần chuyển thành một màn trình diễn mà trong đó những mưu mẹo, sự thao túng, đâm lén đồng đội sau lưng được ca tụng và được xem như phẩm chất cần có của một người lãnh đạo. Lãnh đạo dần dần nhường chỗ cho quyền lực thuần túy. Sự liên đới hay ý niệm đồng bào dần dần bị lấn át bởi một thứ chủ nghĩa bộ lạc. Người ta sẽ chia ra thành những nhóm người ủng hộ đồng tính, phá thai, công giáo cực hữu… Các cuộc thảo luận chính trị tại Mỹ ở trình độ cao nhất dần dần chuyển sang những cuộc tranh cãi, tấn công lẫn nhau.
Giải thích nào ?
Chủ nghĩa cá nhân đang dần bị bóp méo sang chủ nghĩa vị kỉ. Cái tôi là cái cần được khai sáng thì lại được nâng lên thành một vẻ đẹp thuần khiết, mà mỗi người phải giữ gìn lấy nó. Có lẽ nước Mỹ là bài học lớn cho những nước khác vì bao năm qua đã để thả nổi bản năng tự do của con người một cách quá đáng, để rồi ảnh hưởng sang cả đời sống chính trị Mỹ.
Tôi nghĩ về trường hợp của Việt Nam hiện tại, người dân bị xao nhãng và quá chú tâm đến những chương trình giải trí mà quên đi thực tại là chúng ta vẫn đang bị kìm kẹp và thống trị bởi một chế độ độc tài tai hại. Nhưng tại sao đến giờ chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi nó ?
Văn hóa nhân sĩ cũng có nhiều cái độc hại giống như văn hóa người nổi tiếng. Các giải pháp luôn đến từ bên trong, ví dụ như cố gắng nâng cao dân trí ? Chỉ cần bạn cố gắng thì bạn sẽ tốt hơn, và nếu nhiều người cố gắng thì xã hội Việt Nam sẽ đi đến thay đổi. Đây là một ảo giác tách con người khỏi hiện tại, nhất là khi chúng ta đều đồng ý với nhau rằng Đảng cộng sản đang độc quyền và kiểm soát phần lớn các phương tiện trong xã hội. Làm sao mà một người bình thường có thể tốt lên nếu hàng ngày, hàng giờ bị mê hoặc bởi những thông tin của Đảng cộng sản, những chương trình giải trí, phim ảnh… Và tại sao lại đòi hỏi nhiều người cố gắng để đạt đến trạng thái như mình ? Có phải nguyên nhân sâu xa là vì người nhân sĩ xem mình ở vị trí trung tâm của sự thay đổi chứ không phải là họ đang đóng góp một phần vào tiến trình thay đổi ?
Mấy chục năm đã trôi qua, Việt Nam hiện đang có một bối cảnh rất thuận lợi để chuyển hóa về dân chủ trong hòa bình. Đảng cộng sản cũng không còn là một đảng độc tài tư tưởng nữa, họ chỉ thuần túy là một tập đoàn cầm quyền khư khư giữ quyền lực vì lợi ích vật chất cho bản thân họ.
Nếu từ bỏ được văn hóa nhân sĩ để dồn năng lực vào một cố gắng chung, tức vào việc phát triển một tổ chức chính trị nghiêm túc thì nhất định họ, Đảng cộng sản Việt Nam, sẽ phải chuyển giao quyền lực khi chính họ phải tự bắt buộc làm tác nhân thay đổi.
Việt Dân
(7/3/2020)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=285172792462115&set=gm.1154182044926617&type=3&theater&ifg=1