Như đã được thông tin tràn lan trên báo đài nhà nước và trên các trang mạng xã hội không phải của nhà nước, ngày thứ Hai 14/9 sẽ là ngày Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án tội ‘giết người’ và tội ‘chống người thi hành công vụ’ cho 29 nông dân xã Đồng Tâm. Không ai nghi ngờ bản án đã được quyết định trước từ Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Công an trước khi cho khai diễn phiên xử bắt đầu từ ngày 7/9. Nó là trò hề công lý của nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa được trình diễn nghiêm chỉnh trong vòng bao vây chặt chẽ của công an và truyền thông cộng sản. Sự khác thường là cộng sản Việt Nam dường như đã bị ép buộc phải trình diễn một trò hề trơ trẽn trong hy vọng lấy được lòng khán giả mà không ý thức được chính họ mới là những thằng hề. Nói là bị ép buộc vì không đưa ra án không được, hủy bỏ bản án không xong, còn dây dưa kéo dài không có lợi. Nó trở thành cái gân gà Đồng Tâm. Ngày 14/9 là ngày cộng sản biểu diễn màn ăn gân gà cho mọi người xem.
Cuộc tấn công vào làng Đồng Tâm hôm 9/1/2020 giết chết cụ Lê Đình Kình đã được lên kế hoạch chi tiết từ Bộ công an.
Trò hề pháp quyền xã hội chủ nghĩa? Như đã diễn ra, cuộc tấn công nửa đêm về sáng ngày 9/1/2020 của từ 1000- 3000 công an được trang bị tận răng và xe cơ giới vào làng Đồng Tâm mà mục tiêu là gia cư của cụ Lê Đình Kình, đã được lên kế hoạch từ Bộ công an và được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ bộ công an. Nửa đêm về sáng ngày 9/1/2020 là thời điểm xuất phát cuộc tấn công. Nhưng tòa án nhân dân lại xử nạn nhân tội tấn công công an!
Giết cụ Kình đã là chiến tích lẫy lừng của cuộc tấn công. Có đến 3 công an được tưởng thưởng huân công té giếng hạng nhất trong trận đánh này. Nhưng sự mổ bụng cụ Kình ngay sau đó hoàn toàn không phải. Việc gì phải mổ bụng nạn nhân sau khi chết? Xem ra chỉ có cấp chỉ huy kế hoạch mới biết nhưng họ sẽ không bao giờ trả lời trước quốc hội và trước công luận cái lý do bí ẩn này. Thậm chí họ còn liệt nó vào dạng ‘tối mật’ khiến cho chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị lãnh tội tiết lộ bí mật nhà nước. Xét vì mọi chuyện liên quan đến tranh chấp đất đai giữa dân và nhà cầm quyền đều bị liệt vào hạng ‘tối mật’ nên mọi người có quyền tự do suy diễn.
Có phần chắc là toán xung kích vào nhà cụ Kình trong ‘đêm ấy đêm gì’ và còn trở lại lục tung nhà cụ Kình 3 ngày sau vụ thảm sát, là để tìm tài liệu tranh chấp đất đai giữa dân làng Đồng Tâm mà cụ Kình đã nắm giữ những văn bản gốc chính thức xác định phân giới rõ rệt giữa đất làng và đất quân đội. Đây là tài liệu làm cơ sở vững chắc cho cụ Kình sự can đảm chống lại mọi sự đe dọa, trấn áp, cướp cạn và cả tấn công giết người của công an. Vì thế phía công an phải lên kế hoạch chiếm đoạt cho bằng được tài liệu này mới mong ăn đất nuốt trôi ruộng rẫy của dân làng. Sự mổ bụng cụ Kình ít được công luận chú ý nhưng nó là vô cùng quan trọng đối với quân cướp ngày. Phải chăng công an đã nghi ngờ hoặc được ‘đặc tình’ cho biết tài liệu đã được cụ Kình thu lại trong một microchip hoặc USB được cụ nuốt vào bụng khi hữu sự. Người ta chỉ có thể nuốt rất nhanh một vật nhỏ vào bụng nhưng cả một xấp tài liệu thì không thể. Nó giải thích được việc công an mổ bụng nạn nhân ngay sau khi bắn nạn nhân chết.
Sự mổ bụng cụ Kình ít được công luận chú ý nhưng nó là vô cùng quan trọng đối với quân cướp ngày. Phải chăng công an đã nghi ngờ hoặc được ‘đặc tình’ cho biết tài liệu đã được cụ Kình thu lại trong một microchip hoặc USB được cụ nuốt vào bụng khi hữu sự.
Phiên xử 29 nông dân Đồng Tâm là một trò hề nhại công lý (travesty of justice) không hơn không kém. Kẻ giết người đã lấy nón của mình đội lên đầu nạn nhân và xử nạn nhân về tội giết người! Bộ công an đã lên kế hoạch tấn công xã Đồng Tâm có phối hợp qui mô với nhiều đơn vị chuyên ngành nhưng lại xử nạn nhân tội chuẩn bị kế hoạch tấn công lực lượng công an. Nửa đêm bất thần đồng loạt nổ súng giết người và cướp tài liệu thì lại xử nạn nhân chống người thi hành công vụ. Tội của công an nhưng nạn nhân phải chịu trách nhiệm. Cuối cùng, một tòa án nhân dân cấp cao của nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa lại tuyên xử hoàn toàn dựa vào những lời cáo buộc chứ không phải chứng cớ. Chỉ trong chế độ công an trị, các tòa án mới có thể ung dung dùng lời cáo buộc của công an làm chứng cớ tử hình nạn nhân. Nó biểu diễn sự trâng tráo đến độ trơ trẽn của một chế độ ‘mạnh vì xạo, bạo vì xiềng’.
Diễn biến mới đây nhất cho biết hai người con trai của nạn nhân Lê Đình Kình đã xin tòa án ‘khoan hồng cho chuyển tội ‘giết người’ (án tử hình) sang tội ‘chống người thi hành công vụ’ (án chung thân). Diễn tiến này hoàn toàn do công an đạo diễn. Kể cả đạo diễn cho thân nhân của 3 công an té giếng chết xin khoan hồng cho những kẻ ‘giết người’ được ‘hưởng’ án chung thân. Khép hai người con trai mà cha đã bị công an giết chết vào tội ‘giết người’ là công an tự vả vào mặt của chế độ. Cái lưng của chế độ đã đầy thẹo từ khi cướp được chính quyền đến nay đã không còn một chỗ nào lành lặn để nói lên cái chính nghĩa của chế độ. Công an phải đạo diễn sự thú tội của nạn nhân và chính nạn nhân phải xin được ‘hưởng’ án chung thân cho thấy sự nham hiểm của một chế độ đã phủ nhận mọi giá trị đạo đức của con người trong xã hội.
Những người nông dân Đông Tâm không có tội. Họ là nạn nhân chứ không phải thủ phạm…
Phía hai anh Lê Đình Công và Lê Đình Chức hoàn toàn thông cảm được khi diễn theo kịch bản của công an. Họ phải làm thế vì không còn lựa chọn nào khác. Nếu đẩy được ngày bị hành quyết xa thêm một ngày thì đấy là thêm một ngày hy vọng phép lạ có thể xảy ra. Các anh không có lỗi, cháu Lê Đình Doanh không có lỗi và 26 nông dân không có lỗi khi xin được ‘hưởng’ án tù tổng cộng trên 100 năm. Nó giống như một người đành phải uống thuộc độc cho đỡ khát. Chính bọn người đã đưa thuốc độc cho nạn nhân nhân danh sự khoan hồng mới là tội đồ đáng khinh bỉ nguyền rủa. Công an đã nham hiểm gài nạn nhân vào thế hóa giải tội ác cho công an. Khi nạn nhân xin được xử từ tội danh ‘giết người’ sang dạng ‘chống người thi hành công vụ’ các nạn nhân đã trực tiếp nhìn nhận họ có tội. Thế là công an đã chiến thắng. 3 công an té giếng chết thảm là anh hùng xứng đáng với huân chương hạng nhất. Lực lượng công an tấn công và giết cụ Kình có sự chính đáng. Các lời cáo buộc của công an là những chứng cớ đã buộc được nạn nhân phải nhận tội. Kịch bản chạy tội giết dân của công an thành công vì đã gài được nạn nhân thế thân lãnh tội cho họ.
Ban nhạc Bee Gees mà rất nhiều người trẻ trước năm 75 và ngay cả những người trẻ trong thời đại hiện nay 2020 biết đến bản nhạc top hit ‘I Started A Joke’ (*) trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Trò hề Vụ án Đồng tâm làm nhớ đến ca từ của bản nhạc này. Chỉ cần thay đổi chủ thể [I] thành đảng cộng sản Việt Nam và đối tượng [the whole world] là người Việt Nam thì bài hát ứng nghiệm kỳ lạ vào thời sự.
Trong ngữ cảnh ấy thì đảng cộng sản làm trò hề Đồng Tâm nhưng đã không biết đấy là trò hề nói về đảng. Rằng đảng mới chính là một trò hề. Cho đến khi ý thức ra đảng là một trò hề thì khi đảng khóc sẽ làm mọi người Việt Nam cười vui.
"Đảng cộng sản, cuối cùng, phải chết đi thì người Việt Nam mới được sống".
Sơn Dương
(12/09/2020)
(1) 'I Started a Joke', The Bee Gees, 1968
I started a joke which started the whole world crying
But I didn't see that the joke was on me oh no
I started to cry which started the whole world laughing
Oh If I'd only seen that the joke was on me
I looked at the skies running my hands over my eyes
And I fell out of bed hurting my head from things that I said
'Till I finally died which started the whole world living…