Hiện tại
Sau khi biết mình đã sai lầm tai hại về cả đạo đức và quyền lợi sau khi bỏ phiếu trắng trong lần biểu quyết chống hay không chống cuộc xâm lược của Putin thì Đảng cộng sản không để cho ai đứng ra phát biểu xằng bậy về cuộc chiến này nữa, tuy nhiên vẫn để dư luận viên của mình lèo lái dư luận nhằm tao ra hình ảnh một nước Nga đáng thương bằng những lý lẽ gượng gao và yếu ớt : Mỹ và NATO cũng đi đánh nước khác được thì Nga cũng đi đánh nước khác được. Nga đánh Ukraine vì do Ukraine gần lại với Mỹ và Âu Châu thì sẽ là mối đe dọa cho Nga.
Điều này là một sự so sánh khập khiễng.
Nga đánh Ukraine vì do Ukraine gần lại với Mỹ và Âu Châu thì sẽ là mối đe dọa cho Nga.
Trước tới nay những chế độ bị Mỹ và Nato tấn công thường là những chế độ diệt chủng, những chế độ đã sử dụng vũ khí hóa học hoặc là đã làm sào huyệt cho những lực lượng khủng bố... nói chung đều là những chế độ hung bạo, khủng bố. Khi Mỹ và Nato tấn công một nước không bao giờ kèm theo ý định sáp nhập nước đó hay áp đặt một chính quyền tùy thuộc mình mà chỉ là những cố gắng để giúp xây dựng những chế độ dân chủ. Ukraine thì suốt dòng lịch sử luôn là nạn nhân của Nga. Ukraine không sử dụng vũ khí hóa học, Ukraine không diệt chủng, Ukraine không chứa chấp khủng bố… Nga không có một lý do nào để tấn công Ukraine cả.
Có lẽ người Việt Nam mình chưa ý thức được cuộc chiến Ukraine-Nga rất quan trọng. Cuộc chiến này làm gia tốc tiến trình dân chủ toàn cầu đàng nào cũng phải đến bởi vì con người đã thay đổi, ý thức về quyền đã tiến hóa. Con người trở thành đôi tượng để phục vụ chứ không phải là đối tượng để khai thác và bóc lột. Từ xưa tới nay không gì mạnh bằng dòng chảy thay đổi văn hóa. Nhưng tại sao người Việt tới bây giờ chưa chịu nhìn thấy hay cố gắng phản kháng ?
Vì đâu ?
Nếu có một điều gì đó ở nước Nga và nước Việt Nam mà người Việt Nam cảm thấy gần gũi, không đơn giản chỉ vì cùng chung ý thức hệ mà là tâm lý chiến tranh. Cả hai đều là tù nhân của chiến tranh.
Lịch sử thế giới đã minh chứng : những đất nước thường xuyên chiến tranh thì đều có tâm lý sợ chiến tranh nhưng tôn thờ bạo lực. Khi đất nước chiến tranh liên miên thì sự còi cọc thể chất là thường niên và người ta không còn thời giờ để thảo luận với nhau và bị những vấn đề trước mắt tha đi. Sự nghèo khổ tuy không phải là một khuyết tật của bản ngã mà là nguyên nhân của nhiều khuyết tật ứng xử vì sự nghèo khổ khiến người ta rối loạn tâm thần và dồn hết mọi cố gắng để giải quyết nhu cầu trước mắt, do đó không thể nhìn xa.
Nhìn lại và hy vọng
Một điều thực ra không khác của Nga và Việt Nam đó là luôn tìm mọi cố gắng để chống lại văn hóa Phương Tây (đại diện lớn nhất của thời kỳ này phong trào Cần Vương) nhưng chúng ta may mắn hơn nước Nga vì chúng ta yếu nên bị thực dân Pháp túm cổ lôi vào thế giới văn minh. Suốt 80 năm Pháp thuộc chúng ta đã học hỏi được người Pháp rất nhiều : hội họa, văn học, kiến trúc… và cũng từ Pháp chúng ta hình thành được ý thức Quốc gia vì sự tủi nhục khi bị ngoại bang thống trị. Chúng ta bắt đầu ý thức được Đất nước là của chung của mọi người vào lúc khái niêm Quốc gia còn đang rất mới.
Trong khi nước Nga có sức kháng cự lớn nên chỉ đã có những chế độ bạo ngược, chỉ học được những vẻ bề ngoài của thế giới văn minh như xây cất, làm nhạc cụ, làm tranh,… chứ không tiếp thu được những giá trị khác nên không thể khai phóng đươc tinh thần, ý nghĩa của nó. Nước Nga không có được một kỹ nghệ nào đáng kể, không có sản phẩm nào đặc biệt,… ngoại trừ kỹ nghệ giết người, những công trình xây cất hào nhoáng chỉ chứng tỏ nó chỉ là một sự đồng thuận về bạo ngược và tham nhũng.
Một may mắn của nước ta, tuy không thể so sánh được với những quốc gia khác, những cũng là một may mắn rất lớn so với nước Nga, đó là : Trong suốt dòng lịch sử chúng ta chỉ có một trăm năm mươi năm yên ổn dưới thời Lý, gần một thế kỷ dưới thời Trần, tám mươi năm dưới thời Hậu Lê, xấp xỉ bảy mươi năm (1672- 1739) tại miền Bắc trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh (dưới thời các chúa Trịnh Tạc, Trịnh Cán, Trịnh Cương). Và sáu mươi năm dưới thời Pháp thuộc, nhưng lại là hòa bình trong ngoại thuộc. Xét ra, trong hai ngàn năm trăm năm lịch sử của ta, tới nay chúng ta chỉ có được khoảng hơn bốn trăm năm vừa có độc lập vừa có hòa bình tương đối nhưng chúng ta lại may mắn hơn nước Nga vì nước Nga chỉ có chiến tranh, khi hòa bình thì đi xâm lược, khi yếu thì bị xâm lấn chưa bao giờ có hòa bình.
Cũng từ Pháp chúng ta hình thành được ý thức Quốc gia vì sự tủi nhục khi bị ngoại bang thống trị. Chúng ta bắt đầu ý thức được Đất nước là của chung vào lúc khái niêm Quốc gia còn đang rất mới.
Mộng ước của mọi người Việt Nam hôm nay là đổi hướng đi của lịch sử và mở ra một kỷ nguyên của tiến bộ và hạnh phúc. Đó là một cuộc đổi đời rất lớn. Nhưng có cuộc đổi đời nào không đòi hỏi một thay đổi lớn về tâm lý ? Nếu biết nhỏ lệ xót thương cho số phận của đất nước, biết dứt khoát tiêu diệt cái bản năng chiến tranh trong con người của mỗi chúng ta, biết lấy đối thoại, tương kính, tương nhượng làm căn bản dựng nước mới là chúng ta đã rút được bài học lịch sử quí giá nhất và đã vượt được trở ngại kinh khủng nhất.
Chúng có quyền hy vọng và được phép hy vọng vì giờ đây một tầng lớp trí thức mới đã nhập cuộc, những con người hiểu được tất cả đều trong một số phận chung và có một bản phác thảo rõ ràng cho tương lai- một tương lai mà tất cả mọi người Việt Nam sẽ vượt qua được sự tự ti vì sự thua kém. Mỗi con người sẽ được tôn trọng hơn, được sống tiện nghi và thoải mái hơn, không bị những gánh nặng không đáng có bào mòn khả năng và ước mơ.
Trần Khánh Ân
(30/03/2022)