Xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Trong tất cả các giai đoạn phát triển đó, đã có rất nhiều những phát triển về khoa học kỹ thuật, về các hình thái tổ chức xã hội. Tất cả sự phát triển đều trải qua những cuộc đấu tranh. Điển hình nhất cho các cuộc đấu tranh là đấu tranh vì tự do của con người và chính kết quả của cuộc đấu tranh vì tự do của con người đã mang lại những sự phát triển ngoạn mục của các lĩnh vực khác. Càng tự do, con người càng sáng tạo hơn, càng phát triển được được tài năng của bản thân mình, đồng thời tạo được sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển của xã hội.
Càng tự do, con người càng sáng tạo hơn, càng phát triển được được tài năng của bản thân mình
Nói chung, con người ở những kiểu xã hội đầu tiên hoàn toàn không có tự do, đúng là một thân phận nô lệ. Tuy nhiên, con người đã liên tục đấu tranh anh dũng để đòi tự do và quyền con người. Tất cả các cuộc đấu tranh đó đều là các cuộc đấu tranh với những kẻ thống trị, những kẻ cầm quyền.
Nói một cách tổng quát, kể từ ngày có xã hội loài người, mức độ tự do mà con người được hưởng phát triển theo tốc độ nhanh dần đều cho đến khi xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản. Bắt đầu từ giai đoạn này, thế giới chia thành hai phe :
1. Phe tư bản chủ nghĩa có cuộc sống tự do, và mức độ tự do này phát triển và tăng dần theo thời gian.
2. Phe cộng sản chủ nghĩa có cuộc sống chỉ huy, sinh hoạt trong khuôn khổ đã định sẵn, mức độ tự do cá nhân và tập thể phát triển theo chiều ngược lại, nghĩa là bị kềm hãm và teo dần với thời gian.
Tự nhiên, tự do trở thành tiêu chí điển hình nhất của hai hình thái chế độ xã hội đối kháng này.
Chủ nghĩa tư bản không thể không có tự do, trong khi chủ nghĩa chủ nghĩa cộng sản sẽ sụp đổ khi có tự do.
Con người đã liên tục đấu tranh anh dũng để đòi tự do và quyền con người. Ảnh minh họa
Để tránh sụp đổ, trước áp lực càng ngày càng mạnh của tự do, các nước cộng sản đã càng ngày càng phải tăng cường các biện pháp đàn áp tự do. Tốc độ hưởng tự do cứ phát triển chậm dần đều cho đến một ngày xã hội đó không thể chịu đựng nữa và sẽ bùng nổ, dẫn đến sự sụp đổ của nó.
Ngược lại, ở các nước văn minh phát triển, con người ngày càng được tự do hơn, có nhiều sáng kiến hơn, nhiều quyền hơn và cuộc sống cũng được no đủ hơn. Từ đó chúng ta mới thấy trong các xã hội tự do là biểu tình, bãi công triền miên và với bất cứ lý do nào, kể cả các những lý do rất vô lý. Tự do hơn thì đương nhiên và đôi khi cũng dễ dẫn đến xô xát nhiều hơn, bạo động dễ hơn… gây ra một số bất ổn trong xã hội. Tuy nhiên, những xáo trộn này chưa bao giờ làm sụp đổ một chế độ tự do, một nhà nước bao dung. Tôi đã từng nói đến vấn đề này trong bài "Bạo loạn ở Pháp" và đã so sánh hiện tượng này với sự dao động của một quả lắc đồng hồ, một loại cân bằng bền.
Lợi dụng những sự kiện này, các nước "cộng sản" thoi thóp, cộng sản trá hình, chỉ trích các nước phương tây, thổi phồng các sự kiện, gây cảm giác là các nước phương tây sắp vỡ ra từng mảnh. Rất tiếc rằng trò bịp bợm tuyên truyền của các nước công sản vẫn còn có tác dụng rất lớn. Hàng trăm triệu con người, thậm chí hàng tỷ vẫn còn tin vào những luận điệu đó. Cùng với các biện pháp tuyên truyền bịp bợm, các nước này vẫn liên tục tăng cường đàn áp tự do, bắt bớ, bỏ tù, đàn áp, thậm chí giết hại hoặc thủ tiêu những người bất đồng chính kiến.
Ở các nước độc tài này, những người đấu tranh cho dân chủ rơi rụng như lá mùa thu. Đại bộ phận dân chúng vẫn mắc lừa chính quyền, tin chính quyền, không ủng hộ các nhà đấu tranh cho nhân quyền. Những người đấu tranh cho nhân quyền bị coi là lập dị, dở hơi… Xã hội thờ ơ với tất cả các vấn đề đấu tranh cho tự do dân chủ.
Điều tệ hại đối với tự do dân chủ là dân chúng trong các quốc gia độc tài hay cộng sản không hiểu biết gì về tự do dân chủ nên không muốn tranh đấu để có.
Không có hay chưa có tự do dân chủ vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Những cái gì chúng ta chưa có, hoặc ngay cả những cái chúng ta đã mất, bằng quyết tâm và lòng mong muốn, chúng ta vẫn có thế có được hoặc lấy lại được.
Điều tệ hại đối với tự do dân chủ là dân chúng trong các quốc gia độc tài hay cộng sản không hiểu biết gì về tự do dân chủ nên không muốn tranh đấu để có.
Dân tộc nào có những biểu hiện này là dân tộc đó không có tương lai.
Cho đến bây giờ, đấu tranh cho quyền lợi của chính bản thân mình, ở bất cứ nước nào, kể cả các nước tiên tiến phương tây, đều là những cuộc đấu tranh với chính quyền để có, chứ không phải im lặng, ngoan ngoãn nghe theo và tin chờ chính quyền ban cho.
Hoàng Quốc Dũng
(02/04/2024)