Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

17/01/2017

Thử đoán xem ông Trọng và ông Tập nói gì với nhau

Bùi Quang Vơm

Đương nhiên, với hai nhà lãnh đạo của hai cái chế độ mà hàm lượng sự thật có thể đọc được qua bề nổi của chính sách và các phát ngôn công khai là thấp nhất trong các nguyên thủ quốc gia, thì chuyện đoán xem họ có thể nói thầm, nói vụng với nhau những gì là chuyện hoàn toàn bất khả thi.

binhtrong2

Tập Cận Bình đón tiếp Nguyễn Phú Trọng ngày 120/01/2017 tại Bắc Kinh 

Nhưng nếu với một mức độ khó đoán nhất của Tổng thống Mỹ vừa đắc cư,̉ mà vẫn có không ít nhà phân tích uy tín tốn không ít bút mực và thời gian để mò mẫm, phán đoán, thì biết rằng, dẫu những phỏng đoán đó ít và khó xác định nhất, nó có thể vẫn có tác dụng, và đem lại ít nhiều ích lợi.

Không rõ ông Tập nảy ra ý định mời ông Trọng sang thăm Trung Quốc từ bao giờ, nhưng chỉ xét bối cảnh gấp gáp ngay trước ngày Têt́ cổ truyền, vốn được coi là dịp chỉ dành cho những chuyện hiếu hỉ, chỉ giành cho những cuộc hộ ngộ giữa những người thân, không ai bàn chuyện quan trọng và nghiêm túc vào những ngày này, thì có thể đóan rằng, chuyện không phải là chuyện thường tình. Và vì vậy mà những chuyện đăng công khai trên mặt báo, chẳng hạn như việc bày ra chuyện bắn 21 phát đại bác, rồi lại long trọng ra tuyên bố chung, thực ra chỉ là việc vớ vẩn, diễn tuồng.

Bởi vì chuyến đi thăm không vào một cái dịp có ý nghĩa chính trị hay ngoại giao nào, không phải năm chăñ Năm hay chẵn Chục, cũng chẳng có lý do cụ thể gì, không theo một chương trình có sắp đặt trước nào. Vả lại, giữa hai nước không có diễn biến gì đặc biệt kể từ khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức hồi tháng 9/2016, tức là chỉ mới có bốn tháng, chẳng có lý do gì để cả hai nhà nước phải thăm nhau tới cấp Nguyên thủ.

Ban Đối ngoại trung ương ngày 9/1 ra thông báo, thì ngày 11/01/2017, ông Trọng đã lên đường đi thăm Trung Quốc 3 ngày. Chuyện lạ hiếm có. Một chuyêń thăm của một tổng bí thư nguyên thủ, chỉ cho công luận biết trước có 2 ngaỳ. Chắc chắn chuyện làm gì, đọc gì, sẽ không kịp có nghị quyết của bộ chính trị như tập quán.

Không có lý do gì cụ thể nhưng lại có nghi lễ 21 phát đại bác.

Đọc bản Tuyên bố chung lần này, nếu đem nó so sánh với tuyên bố chung trong chuyến thăm của ông Thủ tướng Phúc hồi tháng 9/2016, và với bản tuyên bố chung của chính ông Trọng thăm Trung Quốc tháng 4 năm 2015, thì thấy ro,̃ rằng, người ta đã chép lại chính những văn bản này, và chỉ sửa có một vài điều. Những Hiêp định hay những Ghi nhớ chỉ là sự tiếp tục hay kết quả của các bản ghi nhớ hay những dự thảo có từ những tuyên bố chung lần trước, có lẽ đã bị bỏ bê do sự hờn dỗi của Trung Quốc sau những vụ ầm ĩ về sự xích lại gần Mỹ của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2016 vừa qua. Có vẻ như Trung Cộng làm lành, lại có vẻ như ông Trọng đi tìm sự che chở.

Những điều mà bản tuyên bố chung lần này, dù không mới, nhưng được nhắc lại và được nhấn mạnh hơn so hai bản nêu trên kia, đó là :

- Nhắc lại quan hệ hai nước là tài sản vô giá do Hồ Chủ tịch và cố Chủ tịch Mao vun đắp.

- Nhắc lại quy tắc 16 chữ vàng và quan hệ Bốn tốt.

- Tiếp tục làm tốt Hội thảo lý luận hàng năm.

- Xúc tiến chương trình đào tạo cán bộ lý luận và quản lý cao cấp.

Sở dĩ có hai điểm cần phải "nhắc lại" trong Tuyên bố, có lẽ vì sau chuyến thăm của Tổng Trọng sang Mỹ, sau vụ cá chết trên biển miền Trung do Formosa, nhưng có gốc tích từ âm mưu phá quan hệ Việt Mỹ của Trung Quốc, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ sang Việt Nam, và sau tuyên bố Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, có vẻ như, Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai nhạt tình anh em với Trung Quốc.

Hội thảo lý luận tổ chức luân phiên hàng năm giữa hai đảng là công cụ níu kéo, trói chặt Đảng Cộng sản Việt Nam vào với đảng đàn anh Trung Quốc bằng sợi dây chủ nghĩa Mác. Hội thảo này, kết thúc tại Thượng Hải tháng 5/2015, nhưng gần như bị bỏ lơ suốt cả năm 2016. Cho đến tận 23/12/2016, không biết do sức ép từ đâu và từ ai, mới tổ chức lại tại Hà Nội, nhưng lại không do ông Đinh Thế Huynh, đương kim Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, hay ông Võ văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo dẫn đầu như thông lệ, mà lại do ông Phạm Minh Chính, trưởng ban Tổ chức trung ương làm trưởng đoàn.

Điều này lại được nhấn mạnh trở lại trong bản Tuyên bố chung Trọng - Tập là một sự tự gán ghép của ông Trọng vào Trung Quốc, hay là áp lực trói buộc như một điều kiện mà ông Tập đưa ra, trước khi bố thí gì đó cho ông Trọng hay cho chế độ của ông Trọng ?!

Cùng với sự trói buộc này là Chương trình đào tạo cán bộ lý luận và quản trị cao cấp. Đây là điều kiện thứ hai, và là điều kiện sinh tồn của đảng cộng sản Việt Nam. Vì không khó khăn để hiểu rằng, đào tạo là là khuôn đúc. Những người sẽ nắm những chức vụ quan trọng trong guồng máy lãnh đạo của Việt Nam sẽ là những người theo khuôn Trung Quốc, có kiến thức của Trung Quốc, mang tư tưởng theo hệ thống tư tưởng Trung Quốc, sẽ phải chịu những ràng buộc thông qua hệ thống liên lạc được thiết lập kín, trói buộc họ với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những cán bộ cốt cán này sẽ bị mua chuộc, bị cài bãy, phải trải qua các thử thách để tạo dựng hồ sơ cá nhân. Họ bị ép buộc trung thành với Trung Quốc. Chưa kể họ sẽ được huấn luyện để trở thành gián điệp cho Trung Quốc, hay một lực lượng chuẩn bị cho bất cứ một cuộc khủng hoảng chế độ nào.v.v. tóm lại trong tương lai, bộ máy Việt Nam sẽ do Trung Quốc kiểm soát.

Ông Trọng từng có kinh nghiệm này, từng dùng thủ đoạn này và có lẽ ông đã từng tìm cách từ chối nó.

Vậy tại sao có chuyến đi vội vàng và bí ẩn này. Nếu đọc kỹ cả những hiệp định hợp tác giao thông, cả kinh tế, cả quốc phòng, an ninh, cả văn hóa, gíao dục, thì có cảm giác như Việt Nam đã là một bộ phận, một địa phương thuộc Trung quốc. Và một câu hỏi đặt ra là, nếu ông Trọng và Đảng Cộng sản Việt Nam không chính thức bán nước, thì vì lý do gì ông Trọng chấp nhận những trói buộc trên ?

Chuyện này chỉ có thể giải thích bằng sự ra đời chính thức của Luật Nhân quyền Magnitski do chính Tổng thống Obama vừa ký phê chuẩn ngày 2/12/2016, và do chính tay Thượng nghị sĩ John McCain trình lên Quốc hội. Nếu kết hợp với chuyến thăm cuối cùng trước khi rời chức vụ tại Nhà Trắng của Bộ trưởng ngoại giao John Kerry, thì có thể giải thích thông điệp này như sau :

Cùng một lúc, cả bộ Ba Obama, Kerry và McCain đã mất cả bốn năm để làm chuyển hóa chế độ cộng sản Việt Nam theo hướng dân chủ hóa trong trật tự, hòa bình, như cố gắng cuối cùng, đã bị ông Trọng và Đảng Cộng sản Việt Nam lợi dụng và phản bội. Họ đã trở thành một lá bài trong trò chơi thể chế chính trị của ông Trọng và của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công sức và những cố gắng của họ đã đổ xuống biển và biến họ thành những thằng ngốc tốt bụng. John Kerry đến lần cuối để nói lời vĩnh biệt chế độ đảng trị và để lại thông điệp rằng, những người Việt, nên tiên trách kỵ̉, hậu trách nhân. "Những thằng ngu thường tưởng rằng mình khôn hơn người khác".

Khi Magnitski chính thức có hiệu lực và phát huy tác dụng, thì ngay Nguyễn Phú Trọng có thể cũng bị quy kết vi phạm nhân quyền. Trong bộ máy chính quyền của Việt Nam, sẽ không ít hơn một phần ba số lãnh đạo chóp bu hoặc dính tội vi phạm luật nhân quyền, hoặc phạm tội tham nhũng, hoặc phạm tội cả hai. Và nghiêm trọng hơn, cái thể chế chính trị độc đảng phản dân chủ có bản chất vi phạm nhân quyền và nuôi dưỡng tham nhũng của Việt Nam sẽ không được công nhận là một thể chế chính danh theo pháp luật truyền thống quốc tế, có thể không được hưởng các quy chế đang áp dụng cho các chế độ thông thường.

Nếu chính phủ Việt Nam và Trung Quốc tới đây bị quy liệt vào danh sách quốc gia phân biệt và đàn áp nhân quyền, phân biệt và đàn áp tôn giáo và dung dưỡng tham nhũng hệ thống, cả hai sẽ không được hưởng các quyền tự do thương mại và các quyền tự do kinh tế khác. Tất cả các hiệp định đã ký kết có thể sẽ bị xét lại và sẽ bị siết chặt lại. Không phải vô tình khi Trump nói rằng ngay cả tư cách thành viên WTO của Trung Quốc cũng cần phải xem lại.

Hệ thống chính trị tương đồng duy nhất với chế độ độc đảng cầm quyền của Việt Nam, trên mặt Địa cầu chỉ còn lại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nhà nước duy nhất trên trái đất thừa nhận tính chính danh của Tổng bí thư như Nguyên thủ quốc gia chỉ còn lại duy nhất là Nhà nước Trung Quốc. Chỉ còn duy nhất Tập Cận Bình có thể bắn đại bác để đón tiếp ông Trọng. Bắc Triều tiên là một ngoại lệ bệnh tật. Cuba là người bạn cuối cùng đã ra đi nốt. Chỉ còn Trung Quốc, dẫu đất nước Việt có thể mất, sông núi, biển trời Việt có thể mất, nhưng chế độ thì không và cái chức Tổng bí thư của ông sẽ còn cớ lý để sống sót. Trung Quốc sẽ giúp ông ngồi vững trên ghế, để ông cùng họ chống lại Mỹ.

Trên trái đất, người Tàu chỉ còn Việt Nam cộng sản của ông Trọng được gọi là đồng chí. Người Tàu không có bạn, chưa bao giờ có bạn, sẽ không bao giờ có bạn. Những kẻ đi với họ chỉ là những con mồi mà họ sẽ ăn thịt vào lúc khẩn cấp, là những thằng ngốc mà vừa đá vào đít vừa nhét kẹo vào mồm. Họ chỉ nuôi ông để thí mạng ông khi cần bảo toàn cho sinh mệnh của họ.

Hai con người này gặp nhau vội vã sẽ có thể nói những gì ? Không, chẳng có gì cả, chỉ là hai thằng người ôm lấy nhau mà khóc để cùng cảm thấy bớt cô đơn, để cố che đậy sự lo sợ. Chúng sẽ bỏ Biển Đông lại, vì "nếu chỉ vì Biển Đông mà bị tách ra cho Mỹ diệt từng thằng thì cả hai cùng chết. Tàu phải sống, vì nếu Tàu chết, thì Việt Nam cộng sản không thể sống. Biển Đông là tiểu tiết, phải lấy Đại cục làm trọng".

Đấy là điều duy nhất họ nói với nhau, và chỉ giữa họ với nhau. Họ nói thầm và nói vụng với nhau. Người ngoài chỉ nghe thấy 21 phát đại bác.

Paris, 17/01/2017

Bùi Quang Vơm 

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Bùi Quang Vơm
Read 954 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)