Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

20/02/2018

Có nên đi theo con đường của Mẹ Nấm và Thúy Nga ?

Hồng Việt

Đầu năm mới, một số người đấu tranh đã cùng ký tên trong một bức thư ngỏ gửi đến hai tù nhân lương tâm là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, và Trần Thị Nga, tức Thúy Nga.

menam1

Bà Trần Thị Nga tại phiên sơ thẩm

Nội dung chính của bức thư là khuyên hai người phụ nữ hãy chấp nhận đi tị nạn ở nước ngoài (dù chưa biết là quốc gia nào sẽ tiếp nhận họ, cũng như có đề nghị nào từ phía chính quyền cộng sản không). Bức thư đã hiện tình cảm sâu sắc của những người đấu tranh dành cho hai người phụ nữ can đảm đang bị mắc nạn nhưng có một số nội dung trong đó làm tôi cảm thấy rất băn khoăn :

"Hơn bao giờ hết, chúng tôi ý thức được sự hy sinh của hai chị – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Thúy Nga – cho tự do của người dân Việt Nam thế hệ này và các thế hệ sau, cho một Việt Nam tươi đẹp hơn. Nhưng nói một cách cụ thể, không sâu xa đến thế, thì sự dấn thân hết mình và hy sinh của hai chị là cho phong trào dân chủ Việt Nam, cho chính chúng tôi hiện nay, còn được tự do và tinh thần để tiếp tục đấu tranh".

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga là hai người phụ nữ xứng đáng được tôn vinh vì đã dũng cảm đấu tranh cho dân chủ, khi bị bắt thì kiên quyết không "nhận tội" đ xin khoan hồng.

Tuy nhiên, dường như chúng ta quá đ cao sự hy sinh, coi đó là công trạng lớn nhất mà không tự hỏi xem sự hy sinh này có ích lợi gì cho phong trào dân chủ hay không ?

Muốn biết thước đo nào đ đánh giá công lao của một người đối với phong trào dân chủ thì trước hết phải biết điều kiện quan trọng nhất đ giành thắng lợi cho dân chủ là gì. Ngày hôm nay, (có lẽ) tất cả chúng ta đều đồng ý rằng, phong trào dân chủ chỉ có thể thành công nếu xây dựng được một tổ chức dân chủ mạnh. Vậy làm thế nào để xây dựng được một tổ chức mạnh? Câu trả lời là phải có tư tưởng và một dự án chính trị để tạo nên sự đồng thuận và gắn bó giữa các thành viên. Vậy thì những người nào có đóng góp về mặt tư tưởng hoặc góp phần xây dựng một tổ chức chính trị thì họ chính là những người có công lao với phong trào dân chủ Việt Nam. John Locke đã chết trước khi nước Mỹ giành được độc lập gần 80 năm nhưng tư tưởng của ông đã dẫn đường cho cuộc cách mạng Mỹ. Nói John Locke là người có công giúp nước Mỹ giành độc lập thì cũng không có người Mỹ nào phản đối.

Những công tác chính để phát triển tổ chức là làm truyền thông và kết nạp thành viên mới. Vì lẽ đó mà một người dân chủ ở ngoài sẽ làm được nhiều việc hơn một người dân chủ ở tù. Ngay cả một người dù không ở tù nhưng bị công an theo dõi ngày đêm, đi đâu, gặp ai, làm gì cũng bị chính quyền cản trở thì cũng coi như cũng bị vô hiệu hóa. Nếu ai cũng đấu tranh theo kiểu "hy sinh" như thế này thì sẽ không bao giờ xây dựng được tổ chức.

"Ý thức được điều đó, chúng tôi hiểu rằng bây giờ là lúc mỗi cá nhân, tổ chức trong phong trào dân chủ phải chủ động hơn nữa để nhận lấy trách nhiệm đấu tranh, chấm dứt việc trông chờ vào một số gương mặt, cũng như phải chấm dứt tâm lý đòi hỏi hai người phụ nữ yêu quý của chúng tôi gồng mình lên "vì sự nghiệp chung" để gìn giữ, phát triển phong trào".

Đồng ý với những người khởi xướng bức thư là mọi người đều có trách nhiệm phải đấu tranh nhưng vấn đề ở đây là đấu tranh như thế nào cho hiệu quả. Cũng không làm gì có chuyện "trông chờ vào một số gương mặt" vì như tôi đã nói ở trên, phần lớn những người này đã bị vô hiệu hóa. Đoạn này cũng thể hiện tâm lý nhân sĩ của những người soạn thảo bức thư khi nghĩ rằng những cá nhân nổi tiếng có thể làm nên chuyện.

"Chúng tôi không có quyền và không có tư cách đòi hỏi các chị tiếp tục cuộc đấu tranh ngay cả trong nhà tù và tiếp tục hy sinh không chỉ tự do mà cả gia đình của mình, tương lai con cái mình.

Vì những lý do đó, chúng tôi xin được thiết tha và mạnh mẽ đề nghị hai chị chấp nhận việc bắt đầu sống cho riêng mình, sống cuộc sống của mình kể từ nay, và nếu có cơ hội đến một quốc gia tự do, xin hãy đón nhận nó".

Chính trị nghĩa là làm việc nước, làm việc vì cái chung. Khuyên một người đấu tranh sống cho riêng mình đồng nghĩa với khuyên họ bỏ cuộc. Nhưng một khi được đi tị nạn, thoát khỏi sự đàn áp của chính quyền cộng sản thì tại sao phải bỏ cuộc? Tại sao không tận dụng cơ hội đó để vừa chăm sóc con cái vừa tham gia sinh hoạt tổ chức ? Mà cũng có ai bắt những người dân chủ phải hy sinh đâu ? Những người tranh đấu đều tự nguyện dấn thân, vì lương tâm thôi thúc chứ làm gì có ai bắt được họ phải như thế.

Dù ở trong nước hay hải ngoại cũng đều có thể đấu tranh. Nhưng vấn đề là một khi đã ra nước ngoài, thoát khỏi sự đàn áp của chính quyền cộng sản thì việc hăng hái đi biểu tình không còn gây được tiếng vang nữa. Chỉ còn lại cách đấu tranh bằng tư tưởng, tức là lời nói hoặc viết. Đã có nhiều người đấu tranh trong nước rất nổi tiếng nhưng khi ra nước ngoài thì dần chìm vào quên lãng chỉ vì không có gì để nói và viết.

"Xin coi việc rời nhà tù cộng sản để đến một quốc gia tự do, dân chủ là một cách để các chị giúp phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay trưởng thành: Chúng tôi nợ các chị quá nhiều, và việc đi tiếp con đường các chị đã đi, làm tiếp những gì các chị đã làm, là cách để chúng tôi trả ơn các chị".

Có nên đi tiếp con đường mà Mẹ Nấm và Thúy Nga đã đi và làm tiếp những gì họ đã làm không ? Giả sử họ làm theo đề nghị trong bức thư thì con đường của họ có thể nói một cách ngắn gọn là "đấu tranh, đi tù và bỏ cuộc". Ngay cả khi họ không chấp nhận bỏ cuộc thì đó cũng là một con đường dẫn đến bế tắc và ngục tù.

Con đường duy nhất để chúng ta đi đến thắng lợi là phải kết hợp với nhau thành một tổ chức mạnh. Ngoài ra không còn con đường nào khác. Đấu tranh tất nhiên là phải có rủi ro nhưng vấn đề là phải làm sao để đấu tranh có hiệu quả nhất và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất. Nếu như đã làm hết khả năng mà không may bị mắc nạn thì sự hi sinh đó cũng không vô ích.

Tôi cũng đồng ý với những người viết ra bức thư là phong trào dân chủ cần phải trưởng thành. Nhưng trưởng thành về mặt nào ?

Theo tôi thì phong trào dân chủ cần trưởng thành về mặt tư tưởng, cũng như người ta đánh giá sự trưởng thành của một con người qua nhận thức. Sự rệu rã hiện nay của phong trào dân chủ xuất phát từ sự thiếu hụt về mặt tư tưởng. Một khi chúng ta thấy được tầm quan trọng của một dự án chính trị và một tổ chức dân chủ mạnh thì cục diện sẽ thay đổi nhanh chóng.

Hồng Việt

20/2/2018)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hồng Việt
Read 1485 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)