Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

M và các nước Châu Âu trong khi NATO đã kết hp, to thế đi nghch. Australia, Canada, và New Zealand vn liên minh vi Anh, M. Các nước Á Đông, Nht Bn, Nam Hàn, Đài Loan đng cùng vi M.

lanh1

Tổng thống Joe Biden (đến Âu Chu d thượng đnh v vn đ Ukraine, 24 tháng Ba.

Chiến Tranh Lnh mi đã bt đu trên mt trn kinh tế, trước khi cuc chiến Ukraine kết thúc. Mt bên, Nga có ít nht 7 đng minh. Kazakhstan, Belarus đóng vai chư hu Nga. Trung Cng không chng li cuc xâm lăng Ukraine ca Nga, kéo thêm Cambodia và Lào. Syria đng hn v phía Nga, đang gi quân qua giúp Putin. Đi s Bc Hàn Sin Hong Chol gp th trưởng ngoi giao Nga Igor Morgulov, có th gi lính sang Ukraine cho Putin.

Bên kia, M và các nước Châu Âu trong khi NATO đã kết hp, to thế đi nghch. Australia, Canada, và New Zealand vn liên minh vi Anh, M. Các nước Á Đông, Nht Bn, Nam Hàn, Đài Loan đng cùng vi M.

Nga vi mt nn kinh tế ch bng hơn mt na Anh hay Pháp, đã b cô lp hóa. Trung Cng s b phong ta kinh tế dn dn nếu tiếp tc liên kết vi Nga. Nhưng thế gii đã chia thành hai phe rõ rt, M và đng minh đang chiếm li thế. Trong Tng Sn Lượng (GDP) c thế gii, khong $92 ngàn t m kim, Trung Quc chiếm 18%. Cng thêm Nga và my nước ph thuc s lên được 20%. Riêng nước M đã chiếm 24% GDP c thế gii, cùng vi các đng minh s lên 59%. Thế chênh lch này khó thay đi t nay đến cui thế k.

Sc mnh kinh tế ca Nga nm dưới mt đt, vi nhng qung m khng l. Nga tùy thuc Tây phương ngay trong vic khai thác qung m. Mun biến khí đt thành cht lng đ xut cng, Nga da vào k thut ca các công ty Pháp, Na Uy, và Italy. Nga cung cp khí đt, du la, kn (nickel) và palladium, mt cht cn thiết đ tr khói đc t xe hơi thi ra, s bt quan trng khi mi người dùng xe chy đin.

Trung Quc nh đông dân đã đóng vai nhà máy sn xut đ th hàng hóa cho thế gii t ba chc năm nay nhưng hai bên sn xut và tiêu th tùy thuc ln nhau. Thế cân bng này không thay đi ch đến khi dân s Trung Quc gim, s người làm vic s gim xung rt nhanh. Công nghip thế gii đang thay thế sc người bng robots và sn xut t đng hóa, Trung Quc s mt mt li thế.

Đi nghch vi Nga và Trung Quc là nhng nước mnh nht v kinh tế tri thc.

Nga và Trung Cng yếu nht trong ngành đin t và tin hc, là nn tng ca tương lai kinh tế. Hai nước b M và đng minh vượt xa trong vic s dng cht bán dn và sn xut các chíp dùng trong máy vi tính, trong các ng dng vào internet. Nga và Trung Cng đi chm khong 15 năm, mà khi đui kp thì các nước kia đã vượt xa hơn ri.

Vic sn xut chíp đi qua nhiu giai đon rt phc tp. Các công ty Nvidia, Intel, Qualcomm, AMD M và ARM ca Anh quc dn đu trong ngh thiết kế chíp (chip design) tân tiến nht. Công vic sn xut chíp nm trong tay các công ty Intel M, TSMC Đài Loan và Samsung Nam Hàn. Các công ty Applied Materials và Lam Research M, ASML Hòa Lan và Tokyo Electron ca Nht đng đu trong vic cung cp k thut và b phn.

Vũ khí và h thng thông tin trong quân đi đu cn đến cht bán dn. TSMC ca Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co.) sn xut hơn mt na s chíp dùng trên thế gii, ri ti Samsung ca Nam Hàn đng đu v các chíp lưu gi (memory-chip). C hai công ty đu đã ngưng bán hàng cho Nga ; vì s không được phép mua các thiết kế và các b phn ca M, nếu không tuân hành lnh phong ta.

Các công ty Nga như Elbrus và Baikal chế các máy vi tính (computers) và máy ch (servers), đu dùng nhng chíp mi do TSMC và Samsung cung cp. Công ty Nga ln nht, Mikron Group, ch có th chế to nhng chíp kích thước 65 nano-mét, trong khi các công ty M, Nht, Đài Loan, Nam Hàn sn xut nhng loi chíp tinh vi t 6 đến 9 nano-mét (mt phn t ca mt mét).

Trung Quc mnh hơn Nga trong ngành cht bán dn, đng hàng đu là công ty quc doanh SMIC (Semiconductor Manufacturing International Co.). Nhưng SMIC cũng cn mua b phn t TSMC ca Đài Loan, mà TSMC b cm không được bán các k thut mi cho Trung Cng nếu dùng đ giúp Nga.

Trên lý thuyết Trung Cng có th giúp Nga chế to chíp mi, nhưng mun lp cơ s sn xut cn ít nht mt năm. Hơn na, bt c nước nào mun sn xut các cht bán dn tân tiến đu phi mua các khí c ca ASML, mà chính công ty Hòa Lan này cũng b cm bán cho Nga, vì h dùng các k thut sáng chế M. Các công ty Trung Cng mun giúp Nga sn xut chíp vi các k thut cũ cũng s b cm vn, t nay không được mua và s dng các k thut mi ca M, Nht, Nam Hàn, Đài Loan và Châu Âu na.

Nga là mt siêu cường nh năng lượng cha dưới mt đt, Đài Loan, Nam Hàn là nhng siêu cường trong công nghip cht bán dn, da trên b óc con người. Các nước có th mua du, khí t nơi này hoc nơi khác, như Đc, Pháp đang mun chm dt không l thuc vào Nga na. Mun thay thế ngun cung cp cht bán dn khó hơn nhiu. Đó là mt đim đc bit trong cuc tranh hùng kinh tế gia hai khi t do và đc tài.

Sc mnh quân s ca mt nước tùy thuc vào kh năng kinh tế. Các công ty Trung Cng đi sau M, Nht Bn, Đài Loan, Nam Hàn và Châu Âu trong vic sn xut các máy vi tính mi. Hu qu là Trung Cng và Nga s chm tr trong các ngành cn dùng nhng chíp cao cp nht, như internet thế h th 5 (5G) và máy móc t đng (robotics). Phát trin kinh tế tùy thuc vào kh năng đu tư liên tc trong hot đng nghiên cu. Trung Quc và Nga có khong 2.5 triu các nhà nghiên cu khoa hc, M và các nước đng minh có 5.2 triu người. Năm 2019 Nga và Trung Cng đu tư tng cng $570 t m kim vào vic nghiên cu, R&D. M và khi t do đu tư $1.5 ngàn t, theo thng kê ca OECD, t chc cng tác và phát trin.

Trung Cng đang n lc đào to nhân tài, s sinh viên tt nghip c nhân v khoa hc và k thut nhiu bng tt c các nước M, Anh, Pháp, Đc, Nht Bn và Nam Hàn cng li. Đó là mt lc lượng ch yếu giúp các công nghip sn xut Trung Quc, trong khi các k sư ra trường M không thích làm trong các cơ xưởng.

Nhưng các nước t do dân ch chiếm mt ưu đim là thu hút được nhân tài t khp thế gii. Mt cuc nghiên cu ca mt đi hc Bc Kinh cho biết trong s các chuyên viên cao cp Trung Hoa v Trí khôn Nhân to (artificial intelligence), hơn mt na, 56% đang làm vic M, ch có 34% làm vic Trung Quc, theo nht báoThe Wall Street Journal ngày 18 tháng Ba, 2022. Lý do vì "môi trường nghiên cu khoa hc M thoi mái và kích đng tìm tòi đã lôi cun các tài năng v khoa hc, k thut". Sng t do và có cơ hi làm giàu là đng cơ thúc đy các doanh nhân trong nhng ngành k thut. Nước M có đy đ hai th đó, bên Trung Quc, bên Nga thì không.

Khi t do dân ch phi phi hp đ vn dng các ưu đim ca mình trong cuc chiến tranh lnh mi. M, Châu Âu, và các nước Á Đông đang tiến v hướng đó. Trước đây, khi chính ph M dùng các bin pháp cm bán k thut mi cho Trung Quc, phi ép buc Đài Loan mi chu theo. Nhưng bây gi Đài Loan nhanh chóng tuân th các bin pháp cm vn nn kinh tế Nga nhân v xâm lăng Ukraine.

Khi t do cho thy h có th đoàn kết trong hành đng c th. M và Liên hip Châu Âu đã gii quyết các xung khc v tr cp các công ty Boeing và Airbus và đng ý mt chính sách trong ngành sn xut máy bay cùng áp dng đi vi các "nn kinh tế ch huy", tc là Nga và Trung Cng.

Các nước Đc và Italy đã đưa ra các điu kin nghiêm ngt đi vi các cuc đu tư vào Trung Quc đ ngăn nga vic chuyn giao k thut cho h. Nht Bn đã ban hành đo lut an toàn kinh tế, không đu tư vào các ngành k thut cao nước ngoài, nhm vào Trung Quc. Nhiu công ty k thut đã gim hot đng lc đa Trung Hoa, chuyn sang các nước khác. TSMC ca Đài Loan đã m các nhà máy Nht Bn và Arizona bên M. Intel lp các nhà máy cht bán dn mi Pháp, Đc, Italy và Ohio.

Cu th tướng Australia, ông Kevin Rudd mi lên tiếng kêu gi chính ph M quay tr li vi TPP, tha ước hp tác Á Châu Thái Bình Dương và tiến đến các tha ước tương t vi các nước Châu Âu.

Tha ước TTP ra đi thi Tng thng Obama trong kế hoch chuyn trc v Á Châu ; nhm cô lp Trung Cng, mt nước không được mi tham d. Khi Tng thng Trump rút ra, 11 nước còn li vn tiếp tc giao kết. Tng thng Joe Biden không t ý quan tâm đến đ ngh này. Ông đã tăng cường các hp tác quân s vi các đng minh Âu và Á Châu nhưng không đưa ra mt mt trn liên kết kinh tế. Trong khi đó, Tp Cn Bình tìm cách m rng nh hưởng kinh tế qua kế hoch Nht Đi Nht L và đã ng ý mun tham d tha ước TTP mi nhưng b 11 nước t chi.

Chính ph Biden cn lng nghe li khuyên ca ông Kevin Rudd, rng li thế chiến lược ca nước M là nh "thương mi t do, m ca cho các ngun vn lưu chuyn". Theo nht báoWall Street Journal ngày 19 tháng 3 năm 2022, ông Rudd nhn mnh, "Nếu các nước dân ch t do theo mt chiến lược trước sau như mt, chúng ta s có mt li thế khng l trên nhng mt trn tài chánh, kinh tế và k thut tân tiến". Phe t do s thng trong cuc Chiến Tranh Lnh mi.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 25/03/2022

Published in Diễn đàn

Ấn Độ-Thái Bình Dương trong chiến tranh lạnh thế kỷ 21 với Trung Quốc

"Chiến tranh lạnh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương", đó là tựa đề bài xã luận của Nicolas Baverez trên Le Point. Tác giả nhận định trục chính này của thế kỷ 21 sẽ giúp thế giới tránh khỏi chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc, với điều kiện phải thỏa thuận được với nhau xung quanh một chiến lược thực sự.

adtbd1

Các trực thăng hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm trong cuộc tập trận Malabar của Hải quân các nước Bộ Tứ (Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc) ngày 17/11/2020, trong khuôn khổ sáng kiến khu vực nhằm chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. AP

Nếu Đại Tây Dương từng là trung tâm của thế kỷ 20 và hai cuộc đại chiến thế giới, thì Ấn Độ-Thái Bình Dương đóng vai trò hàng đầu trong thế kỷ 21. Khái niệm này không mang tính địa lý – có nhiều định nghĩa khác nhau về phạm vi khu vực từ Ấn Độ đến Djibouti – nhưng về địa chính trị.

Ấn Độ-Thái Bình Dương, thành trì đối phó Trung Quốc

Ấn Độ-Thái Bình Dương đã thay thế cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong những năm 2010, với ba sự thay đổi. Đó là cán cân dân số và kinh tế đã nghiêng sang một khu vực chiếm 60% dân số, 40% sản xuất và 30% thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó là một Trung Quốc phát triển vượt bậc, hướng tới mục tiêu thống trị thế giới vào khoảng năm 2049, còn phương Tây đã yếu đi cần phải phối hợp với Ấn Độ và Nhật Bản để ngăn chận Bắc Kinh.

Trên thực tế, chính Tập Cận Bình đã khiến phải sinh ra khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương. Từ khi "lên ngôi" tháng 11/2012, ông ta thúc đẩy sùng bái lãnh tụ, ý thức hệ mao-ít, muốn trị vì trọn đời, bành trướng khắp mọi nơi để áp đặt sự thống trị của Trung Quốc – như đã nhắc đến nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng cộng sản vừa qua.

Chính sách này đi kèm theo sức mạnh quân sự đáng ngại, với việc siết chặt bàn tay sắt ở Hồng Kông bất chấp các cam kết lúc được trao trả, và xây dựng một "Vạn lý Trường thành" trên Biển Đông, đe dọa Đài Loan, tấn công Ấn Độ ở Ladakh. Bắc Kinh cũng lập ra khu vực tự do mậu dịch rộng lớn giúp xuất khẩu các tiêu chí và công nghệ Trung Quốc. Kèm theo đó là một mạng lưới hạ tầng quan trọng với việc chiếm lĩnh, thậm chí kiểm soát các cơ sở này, thông qua bẫy nợ với các nước như Cam Bốt, Sri Lanka, Montenegro, nhằm bao vây phương Tây.

Bắc Kinh là nguyên nhân của chiến tranh lạnh mới

Trung Quốc trong thời Tập Cận Bình là mối đe dọa mang tính hệ thống cho dân chủ, nguy hiểm hơn cả Liên Xô cũ vì đang đóng vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị kỹ nghệ và ngấp nghé ngoi lên trong các công nghệ hàng đầu : kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, y sinh học. Bắc Kinh là nguyên nhân của cuộc chiến tranh lạnh mới trong đó sân khấu không còn là Châu Âu mà là Ấn Độ-Thái Bình Dương, nơi tập trung nguồn lực tăng trưởng cùng với nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, tấn công tin học, Hồi giáo cực đoan, biến đổi khí hậu.

Thế nên Ấn Độ-Thái Bình Dương là ưu tiên của các đại cường, và từ năm 2019 là nơi hoạt động chính của lực lượng Mỹ trước khi trở thành trung tâm chiến lược của Biden : tái cam kết với các đồng minh Châu Á và thực dụng với Nga để tách khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Theo tác giả Baverez, sự quay lại của Hoa Kỳ được Nhật Bản của ông Shinzo Abe chuẩn bị qua việc xích gần lại với Ấn Độ.

Với dân số sẽ vượt qua Trung Quốc vào năm 2027 và tiềm năng kinh tế, Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc ngăn chận Trung Quốc. Dù muốn độc lập với phương Tây, nhưng bị Bắc Kinh bao vây bằng Con đường tơ lụa mới và tấn công ở Himalaya, thủ tướng Narendra Modi bèn xích lại gần Washington. Nay Ấn Độ tham gia Đối thoại an ninh của Bộ Tứ (Quad) và các hoạt động tự do hàng hải.

Châu Âu tỉnh thức sau nhiều thập niên mù quáng

Liên Hiệp Châu Âu (EU) sau nhiều thập niên mù quáng, qua đại dịch Covid đã mở mắt thấy rằng quá lệ thuộc vào Bắc Kinh trong các mặt hàng thiết yếu, và ảnh hưởng của Trung Quốc lên các thành viên như Hungary. Tuy vậy, EU vẫn bị chia rẽ, đặc biệt do chính sách con buôn của Đức và phương tiện hạn chế để có thể tham gia vào vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Khu vực này có thể ngăn chận được sự bành trướng của tư bản toàn trị Trung Quốc, nhưng còn phải nỗ lực nhiều để biến ý tưởng thành chiến lược hiệu quả. Sự phối hợp giữa Hoa Kỳ, Châu Âu và các quốc gia dân chủ Châu Á không thể chỉ dựa trên sự tái cam kết của Mỹ như hồi năm 1945, mà mục tiêu là tránh xung đột vũ trang với Bắc Kinh, chủ yếu qua việc làm cho Trung Quốc phải trả cái giá thật đắt nếu xâm lăng Đài Loan. Đồng thời duy trì thế thượng phong về quân sự, công nghệ, bảo vệ luật pháp quốc tế, đa dạng hóa các chuỗi giá trị, đối thoại với xã hội dân sự Trung Quốc.

Tác giả kết luận, sự sống còn của phương Tây được quyết định tại Ấn Độ-Thái Bình Dương nhưng thành công còn tùy thuộc vào khả năng sáng tạo, việc giữ lời hứa và bảo vệ những giá trị của các nền dân chủ.

"Giáo chủ" Tập Cận Bình của Trung Quốc tư bản toàn trị

Cũng về Trung Quốc, giáo sư Chloé Froissart khi trả lời L’Express nhận định, đảng cộng sản được đưa lên ngang tầm tôn giáo, tuy nhiên thực tế trong một Trung Quốc rất bất bình đẳng lại ngược hẳn với các khẩu hiệu xã hội chủ nghĩa.

Nhà nghiên cứu nhận thấy có đến trên 80 khẩu hiệu được tuôn ra liên tục hàng ngày trong dịp kỷ niệm hoành tráng. Đảng cộng sản khoe khoang thành tích, đồng thời chối bỏ những vết nhơ trong quá khứ. Tất cả những cách nhìn khác với tuyên truyền của đảng đều là cấm kỵ, thậm chí dùng đến biện pháp khó tin là mở đường dây nóng để tố cáo những ai có quan điểm "sai lạc" về lịch sử đảng. Như vậy, đảng được nâng lên tầm tín ngưỡng, trong đó Tập Cận Bình là nhà tiên tri dẫn đường.

Giáo sư luật Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), người chỉ trích việc ông Tập hủy bỏ quy định hai nhiệm kỳ, đã bị mất chức và đang bị quản thúc. Vào lúc khởi đầu đại dịch corona, cũng đã có những tiếng nói đòi Tập Cận Bình từ chức.

Khi muốn tại vị tiếp nhiệm kỳ thứ ba, "Tập gia gia" đối mặt với vấn đề mà tất cả các nhà độc tài đều gặp phải. Ông ta đã tống quá nhiều người vào tù, tạo ra quá nhiều kẻ thù, nên nếu mất quyền sẽ là thảm họa cho ông. Một điểm yếu khác của chế độ là Trung Quốc đã trở thành một nước tư bản quá bất bình đẳng, vô số người nghèo khổ sống bên lề xã hội. Chính thủ tướng Lý Khắc Cường năm ngoái nhìn nhận có đến 600 triệu người, tức gần phân nửa dân số Trung Quốc, sống với 1.000 nhân dân tệ (125 euro) một tháng.

Vac-xin Trung Quốc kém hiệu quả khiến Mông Cổ lao đao

Trên lãnh vực y tế,L’Express nói về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc với Mông Cổ, đặc biệt trong việc cung cấp vac-xin chống Covid. Đất nước có 3,2 triệu dân nằm giữa Nga và Trung Quốc, từng là vệ tinh của Liên bang Xô viết nên thân Moskva hơn là Bắc Kinh. Khi đại dịch Covid tràn đến, Mông Cổ tìm mua 1 triệu liều vac-xin Sputnik V, nhưng chỉ được giao có 60.000 liều, bèn quay sang Trung Quốc. Bắc Kinh không bỏ lỡ cơ hội gây ảnh hưởng với cái giá không đáng bao nhiêu : dân số cả nước Mông Cổ chỉ bằng một thành phố nhỏ của Trung Quốc. Nhờ đó, quốc gia Trung Á này nay nằm trong số hiếm hoi các nước đã tiêm chủng ít nhất một liều cho trên 60% dân số (gồm Canada, Israel, Anh).

Nhưng than ôi, từ giữa tháng Năm, một đợt dịch thứ ba đã diễn ra trên toàn quốc và trong tháng Sáu thêm 1.800 ca nhiễm virus corona, mỗi ngày trung bình có 9 người tử vong. Nhà virus học Jin Dongyan ở trường đại học Hồng Kông nhấn mạnh, vac-xin Sinopharm chỉ hiệu quả 50%, thua xa của phương Tây nên không đủ để chặn dịch. Người dân cho rằng chính phủ nên dùng nguồn tiền từ quặng mỏ để mua các vac-xin tốt hơn. Ý thức được điều này, Ulan Bator gần đây đã ký hợp đồng mua 2,5 triệu liều của Pfizer nhờ tài trợ của Nhật, một cách để thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc.

Xuất xứ Covid : Tình báo Mỹ gặp khó khăn ở Hoa lục

Điểm qua một loạt các cơ quan tình báo quan trọng trên thế giới, Le Pointnhận định tình báo Trung Quốc là nỗi đau đầu của CIA, trong khi Châu Âu vẫn quá mất cảnh giác trước Bắc Kinh.

Ông Joe Biden hôm 28/05 yêu cầu cơ quan tình báo điều tra nguồn gốc con virus ở Vũ Hán trong vòng ba tháng khiến mọi người ngạc nhiên. Sam Wyman, từng làm việc cho CIA suốt 31 năm ở Châu Phi, Châu Âu và Cận Đông CIA cho rằng chỉ để trấn an dư luận. Để điều tra, cần phải tiếp cận phòng thí nghiệm Vũ Hán càng sớm càng tốt, dò xét những người đang làm việc, tìm ra những điểm yếu của họ và tuyển mộ, rồi kiểm tra những thông tin của người đó bằng phương tiện kỹ thuật. Việc này phải mất nhiều năm trời chứ không phải 90 ngày.

Nhưng tại sao CIA chưa từng thực hiện ? Đó là do rất khó dọ thám tại Hoa lục. Bắc Kinh xâm nhập được mạng lưới liên lạc của các nhân viên, có nguồn lực gần như vô tận về nhân sự và điện tử. Grant Newsham, cựu sĩ quan tình báo Hải quân Mỹ cho rằng còn khó khăn hơn cả điều tra ở Liên Xô cũ thời chiến tranh lạnh, vì tính chất độc tài của chế độ.

Chuyên gia Matthew Crosston nhận định : "FBI và CIA không nghi ngờ gì là Covid-19 xuất xứ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, có thể do không áp dụng đúng quy định an toàn. Nhưng họ nghĩ rằng người Mỹ có thể hoảng loạn nếu nói ra như vậy, dù có nhấn mạnh là Trung Quốc không chủ định dùng làm vũ khí tấn công thế giới". Vấn đề không phải là bảo vệ thông tin mật, mà là những điều họ tin người Mỹ không thể tiêu hóa nổi.

Bắc Kinh nghe lén các định chế Châu Âu

Trong bài "Và Bắc Kinh đặt Bruxelles trong tầm nghe lén", Le Point nhận thấy Trung Quốc từ lâu đã lợi dụng sự ngây thơ của Châu Âu để sắp đặt những quân cờ.

Tháng 10/2019, Bỉ đã phải cấm cửa giám đốc Viện Khổng Tử Tống Tân Ninh (Song Xinning) do tuyển điềm chỉ viên trong số sinh viên và cộng đồng người Hoa. Nhưng lợi dụng các lỗ hổng trong luật pháp Châu Âu, đến tháng 4/2020 ông ta kháng cáo thành công và tự do đi vào không gian Schengen !

Một tháng sau, tháng 5/2020 báo Le Monde tiết lộ rằng tình báo Anh và Bỉ nghi ngờ đại sứ quán Malta ở Bruxelles là nơi tình báo Trung Quốc đặt thiết bị nghe lén các định chế Châu Âu. Từ 2007, ngoại giao đoàn Malta đóng tại một tòa nhà đối diện với Ủy Ban Châu Âu, và địa điểm quý giá này được chỉnh trang hoàn toàn bằng tiền của Bắc Kinh, ít nhất 21 triệu euro, và như vậy dễ dàng cài các tai nghe điện tử để dọ thám Liên Hiệp Châu Âu (EU). Cáo buộc này rơi vào khoảng không vì không thể khám xét một đại sứ quán.

Tháng 6/2020, Châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh với Trung Quốc cực lực tố cáo việc tấn công tin học vào các bệnh viện EU. Rồi đến tháng 10/2020, an ninh Bỉ mở điều tra về Fraser Cameron, nhà vận động hành lang là cựu nhân viên MI6 vì có những tiếp xúc với tình báo Trung Quốc. Ngày 01/12/2020, nhóm hữu nghị Trung Quốc-EU bị ngưng hoạt động do tiết lộ của Politico : cộng sự người Trung Quốc Gai Lin của dân biểu Cộng hòa Sec Jan Zahradil đã giấu không khai báo là thành viên một tổ chức do Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ đạo.

Lo ngại gián điệp kinh tế Trung Quốc, EU nay hiểu rằng bản thân nền dân chủ đang bị nhắm đến. Bắc Kinh dùng "tình báo chính trị" để biết được các ý định của Bruxelles nhằm phá hoại. Do tình báo và quốc phòng thuộc về quyền hạn của các Nhà nước thành viên, các định chế Châu Âu trở thành gót chân Achilles.

Có đến 250 nhân viên tình báo Trung Quốc tại Bruxelles !

L’Express tả lại một cảnh trước khi xảy ra đại dịch, lúc mà các khách mời được đón tiếp thoải mái ở Nghị Viện Châu Âu. Trong cuộc họp của tiểu ban an ninh quốc phòng về chủ đề 5G, một nhóm công dân Trung Quốc bí ẩn chiếm góc cuối phòng họp. Họ tự giới thiệu là sinh viên trong khi đều là những người ở tuổi 50 ! Bà Nathalie Loiseau, chủ tịch tiểu ban an ninh quốc phòng của Nghị Viện Châu Âu cảnh báo, đây là nghị viện rộng mở nhất thế giới với hàng ngàn sự kiện và vô số khách mời hàng năm, nên rất dễ xâm nhập.

Theo ước tính, có khoảng 250 nhân viên tình báo Trung Quốc tại Bruxelles, trong khi EU lại không có khả năng chống gián điệp. Ông Nigel Inkster, từng là người đứng đầu MI6 tại Bắc Kinh và nay là nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận xét : "Trung Quốc không phải là một Nhà nước có các cơ quan tình báo, mà là Nhà nước gián điệp".

Ngoài các nhân viên tình báo, có cả 91 triệu đảng viên, và bên ngoài đảng còn có hệ thống Mặt trận Thống nhất, các đại sứ quán, lãnh sự quán, các mạng lưới cộng đồng người Hoa, các công ty nhà nước và truyền thông đặt dưới sự chỉ đạo của đảng. Công dân và định chế Trung Quốc không có chọn lựa nào khác ngoài việc hợp tác với tình báo, một đạo luật năm 2017 đã quy định rõ.

Ở Bỉ, tập đoàn Alibaba sắp mở một trung tâm logistic rộng đến 220.000 mét vuông ở sân bay Liège, đầu tư 100 triệu euro, được thủ tướng Bỉ Charles Michel, nay là chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, trải thảm đỏ chào đón hồi năm 2018. Theo luật tình báo 2017 nói trên, các công ty Trung Quốc phải mở cửa cho gián điệp, trong khi Liège nằm gần Bruxelles, Ủy Ban Châu Âu và NATO. Bất chấp tranh cãi, Alibaba ở Liège bắt đầu tuyển mộ nhân viên.

Hungary : 97% dân Budapest chống dự án đại học Phục Đán của Trung Quốc

Tại Hungary, L’Express nói về "Gergely Karácsony, đô trưởng Budapest thách thức Orban và Trung Quốc". Là nhà đối lập chính của thủ tướng Hungary, ông Karácsony từ chối việc đất nước mình trở thành cửa ngõ để Bắc Kinh xâm nhập Châu Âu. Đối với đô trưởng Budapest, không thể chấp nhận dự án đại học Phục Đán trị giá 1,5 tỉ euro được Bắc Kinh cho vay. Tham gia cuộc biểu tình hôm 05/06/2021 của người dân thủ đô Hungary chống lại dự án này, ông tuyên bố không chỉ phản đối trường đại học cộng sản Trung Quốc mà cả việc đánh cắp hàng tỉ đồng forint của công quỹ và từ bỏ chủ quyền đất nước.

Ba ngày trước đó, vị đô trưởng ở lứa tuổi 40 cùng với quận trưởng quận 9, quấn khăn choàng Tây Tạng, đã khai trương bốn bảng tên đường mới : "Đường Đạt Lai Lạt Ma", "Đường những người tử đạo Duy Ngô Nhĩ", "Đường Hồng Kông tự do"  "Đường Tạ Sĩ Quang" (tức vị giám mục bị bức hại Xie Shiguang). Bốn con đường này bao bọc khuôn viên trường đại học Phục Đán tương lai. Chính quyền thủ đô từ ngày 4 đến 13/06 đã tham khảo ý kiến người dân, kết quả là có đến 97% chống lại dự án trường đại học của Trung Quốc tại Hungary.  

Hồ sơ các tuần báo Pháp

Tuần báo L’Obs bắt đầu mùa hè sớm nhất bằng hình bìa tươi mát : một cô gái đạp xe, chú chó chạy tung tăng phía trước, bờ cỏ xanh bên đường… với hàng tựa "Một mùa hè tại Pháp". Chiếc xe đạp cũng hiện diện trên trang bìa Courrier International, nhưng hồ sơ của tờ báo phân tích khía cạnh kinh tế : vì sao cung lại không theo kịp cầu, khi đại dịch Covid đã làm nhu cầu xe đạp bùng nổ trên thế giới. 

L’Expressđiều tra về mạng lưới gây ảnh hưởng trong quân đội Pháp, còn hồ sơ của Le Point gồm một loạt bài nói về "CIA, DGSE, Mossad, Guanbu, FSB : Các cơ quan tình báo nhìn thấy tương lai của chúng ta như thế nào".

Thụy My

Published in Châu Á

Báo cáo Quốc phòng Mỹ : Trung Quốc muốn tăng gấp đôi kho vũ khí hạt nhân

Anh Vũ, RFI, 02/09/2020

AFP dẫn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ ra hôm 01/09/2020, khẳng định Trung Quốc dự tính trong thập kỷ tới tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân và hoàn thiện khả năng bắn các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân từ mặt đất, trên biển và trên không.

alliedsky1

Tên lửa xuyên lục địa DF-41, có thể mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc trong cuộc diễu binh tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 01/10/2019  AFP – Greg baker

Theo tài liệu trên, quân đội Trung Quốc đã đuổi kịp hoặc vượt Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong đóng tầu chiến, chế tạo tên lửa hành trình hay hệ thống phòng thủ tên lửa.

Báo cáo của Quốc phòng Mỹ cho biết, hiện Trung Quốc có "khoảng 200" đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên các nhà phân tích độc lập cho ước tính con số trên phải là 300.

Con số trên sẽ được nhân lên gấp 2 lần trong vòng 10 năm tới. Trung Quốc đã có khả năng bắn tên lửa hạt nhân từ mặt đất hay trên biển, hiện đang phát triển khả năng bắn từ trên không.

Báo cáo của Lầu Năm Góc viết : "Rất có thể Bắc Kinh đang tìm cách từ nay đến giữa thế kỷ này phát triển khả năng quân sự bằng hoặc cao hơn Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực". Nếu như Trung Quốc đạt được mục đích đó thì "sẽ có tác động nghiêm trong đến lợi ích quốc gia của Mỹ và an toàn trật tự quốc tế", báo cáo nhấn mạnh.

Bản báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Trung Quốc quyết tâm xây dựng từ nay đến năm 2049 một quân đội tầm cỡ thế giới có khả năng tiến hành các chiến dịch trên toàn cầu.

Một trong những mục tiêu chủ chốt của kế hoạch này là tiếp tục phát triển, hiện đại hóa hải quân. Về số lượng, hiện tại lực lượng hải quân Trung Quốc đã có 350 tàu chiến, trong khi Mỹ có 293 tàu.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 02/09/2020

********************

Không lực Mỹ - NATO phô trương uy thế, Nga đáp trả cứng rắn ở Biển Đen

Trọng Nghĩa, RFI, 01/09/2020

Trong một động thái biểu dương sức mạnh hiếm thấy, ngày 28/08/2020 vừa qua, Không Quân Mỹ cùng các đồng minh trong khối Bắc Đại Tây Dương NATO đã thực hiện một chiến dịch phối hợp hành động trên bầu trời 30 quốc gia thành viên, huy động đến 6 oanh tạc cơ chiến lược B-52H của Mỹ và 80 máy bay khác của các nước NATO.

alliedsky2

Chiến đấu cơ Mirage của Pháp và Typhoon của Ý tháp tùng chiếc B-52H của Mỹ trong chiến dịch Allied Sky ngày 28/08/2020 trên không phận 30 quốc gia NATO. Nguồn : Bộ Quốc Phòng Mỹ.  © 1st Combat Camera Squadron - Senior Airman Xavier Navarro

Dù không nói ra, nhưng đối tượng mà hành động thị uy này của không lực Mỹ và NATO nhắm tới rõ ràng là Nga, và Matxcơva đã không ngần ngại có phản ứng cứng rắn.

Mang tên là Allied Sky (Bầu trời đồng minh), chiến dịch của không lực Mỹ và NATO có hình thức rất đơn giản : cho 6 oanh tạc cơ B-52H của Mỹ liên tục bay qua không phận của toàn bộ 30 nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, chỉ trong một ngày.

Do việc NATO bao gồm hai khu vực địa lý tách biệt nhau là Châu Âu và Bắc Mỹ, chiến dịch được chia thành hai vế : 4 chiếc B-52 xuất phát từ căn cứ không quân Fairford, hạt Gloucestershire (Anh Quốc) đảm trách việc bao phủ Châu Âu, và 2 oanh tạc cơ chiến lược khác cất cánh từ căn cứ không quân Minot, bang Dakota (Hoa Kỳ) phụ trách vùng Bắc Mỹ.

80 chiến đấu cơ NATO phối hợp với 6 oanh tạc cơ chiến lươc Mỹ B-52H

Dưới hình thức thoạt nhìn đơn giản như trên, chiến dịch Allied Sky rất phức tạp ở khâu thực hiện vì ở mỗi chặng, phi đội B-52 của Mỹ đều được chiến đấu cơ các nước sở tại tháp tùng và máy bay chở dầu tiếp tế nhiên liệu ngay trên không.

Đây là những thao tác đòi hỏi tính chính xác cao và sự phối hợp nhuần nhuyễn do xuất xứ khác nhau và mẫu mã khác nhau của các đội phi cơ.

Một thông cáo ngày 28/08 của NATO xác nhận là có khoảng 80 chiến đấu cơ của khối sẽ tham gia chiến dịch phối hợp với oanh tạc cơ Mỹ, bao gồm Anh, Bỉ, Bulgari, Croatia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Slovakia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Canada.

Một ví dụ đơn giản : Phối hợp với đội oanh tạc cơ B-52, ngoài các chiến đấu cơ Mỹ loại F-35 của Không Quân Anh, Na Uy, F-16 của Không Quân Ba Lan, CF-18 của Không Quân Canada, còn có máy bay chiến đấu do các nước khác chế tạo như Gripens của Thụy Điển trang bị cho Không Quân Séc và Hungary, tiêm kích Typhoon của Anh, Mirage 2000 của Pháp, thậm chí các kiểu phi cơ Nga như MiG-21 Lancer của Không Quân Rumani và Croatia, hay MiG-29 của Không Quân Bulgari.

Đó là chưa kể đến vấn đề phối hợp với các lực lượng khác trên bộ và trên biển tại các quốc gia mà đội máy bay đi ngang qua.

Trong một thông cáo công bố ngày 28/08, Bộ Tư Lệnh Châu Âu của Mỹ (EUCOM), đã nhấn mạnh rằng ngoài việc thể hiện sự đoàn kết trong khối NATO, chiến dịch Allied Sky còn nhằm "nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và cung cấp các cơ hội huấn luyện để tăng cường năng lực tương tác cho tất cả phi hành đoàn tham gia từ Mỹ và các đồng minh NATO".

Gởi thông điệp cứng rắn đến Nga

Theo giới quan sát, ngoài mục tiêu huấn luyện thuần túy, chiến dịch Allied Sky, với quy mô rầm rộ như trên, rõ ràng là còn có muc tiêu phô trương uy lực của Không Quân Mỹ và NATO, gởi đi thông điệp răn đe tới các đối thủ mà đứng đầu danh sách là Nga.

Trong một bài phân tích hôm 28/08, trang mạng Mỹ The Drive, chuyên theo dõi các vấn đề không quân đã cho rằng chiến dịch Allied Sky chứng tỏ được năng lực tương tác giữa các lực lượng không quân của NATO, cũng như hiệu quả của các quy trình chỉ huy và kiểm soát. Những khả năng này rất hữu ích trong một cuộc xung đột lớn ở Châu Âu hoặc nơi khác, nơi mà các thành viên liên minh cần phối hợp hành động trên quy mô lớn.

Theo The Drive, cho dù Bộ Tư Lệnh Châu Âu của Mỹ đã xác định rằng các hoạt động phối hợp với đội oanh tạc cơ B-52 đã "được lên kế hoạch từ lâu và không nhằm phản ứng với bất kỳ sự kiện chính trị hiện tại nào xảy ra ở Châu Âu", nhưng rõ ràng là chiến dịch Allied Sky đã diễn ra vào thời điểm quan hệ Nga – phương Tây đặc biệt căng thẳng.

Ngoài khơi Na Uy, trong thời gian gần đây, đã có nhiều vụ phi cơ do thám Na Uy, Pháp, Anh bị chiến đấu cơ Nga ngăn chặn khi đến hoạt động gần vùng biên giới với Nga trên biển Barents và Biển Đen. Trong khi đó thì kể từ khi được biệt phái qua Châu Âu, các máy bay B-52 của Mỹ đã tham gia nhiều cuộc tập trận với Không Quân Na Uy, trên vùng biển ngoài khơi nước này.

Điểm nóng thứ hai là tình hình ở Belarus, với việc tổng thống Lukashenko của nước này cầu viện sự giúp đỡ của Nga để bảo đảm an ninh quốc gia mà ông cho là đang bị NATO đe dọa từ các căn cứ đặt tại Ba Lan, nơi Không Quân Mỹ đang tham gia huấn luyện song phương với Không Quân Ba Lan.

Nga tung Su-27 lên dằn mặt B-52 trên Biển Đen

Thông điệp của Mỹ và NATO như đã được Nga tiếp nhận đầy đủ, và hôm 28/08, đúng vào lúc một chiếc B-52 di chuyển ngang vùng Biển Đen, hai chiến đấu cơ Su-27 của Nga đã bay lên ngăn chặn bằng những thao tác bị phía Mỹ đánh giá là không an toàn.

Trong một thông cáo được CNN ngày 30/08 trích dẫn, bộ chỉ huy lực lượng Không Quân Mỹ tại Châu Âu tố cáo phi cơ Nga là đã cản đường một chiếc B-52 của Mỹ một cách "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp" trên không phận Biển Đen và các vùng biển quốc tế.

Theo bản thông cáo, phi cơ Su-27 Nga đã bay ngang qua mũi chiếc máy bay B-52 nhiều lần ở khoảng cách chỉ 100 feet (30m) gây nhiễu loạn không khí và tạo nguy hiểm cho phi cơ Mỹ.

Phía Nga dĩ nhiên đã bác bỏ cáo buộc của Không Quân Mỹ. Trang mạng báo Nga Sputnik ngày 28/08 đã trích thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định rằng hai chiếc Su-27 đều "tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách an toàn" và đã "hoàn toàn tuân thủ quy tắc quốc tề về sử dụng không phận".

Lập luận của Nga đã bị một video do Lầu Năm Góc công bố hôm 28/08 phản bác hoàn toàn. Video quay từ buồng lái chiếc B-52 cho thấy chiếc SU-27 từ phía sau bên trái, bay vọt lên phía trước, lách qua trước mặt oanh tạc cơ Mỹ. Thao tác cắt mũi khiến chiếc B-52H bị rơi ngay vào vùng không khí nhiễu và rung chuyển mạnh.

Đối với phía Mỹ, qua lời tướng Jeff Harrigian, tư lệnh Không Quân Mỹ ở Châu Âu và Châu Phi thì đó là những hành động "làm gia tăng nguy cơ va chạm trên không, không cần thiết và không phù hợp với kỹ thuật bay an toàn và quy định bay quốc tế".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 01/09/2020

*********************

NATO bất lực trước các hành vi khiêu khích của thành viên Thổ Nhĩ Kỳ ?

Trọng Nghĩa, RFI, 02/09/2020

Là một thành viên khối NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và tổng thống Erdogan ngày càng tỏ ra coi thường cả khối cũng như một số đồng minh, và kiên quyết thúc đẩy các lợi ích quốc gia, bất chấp quyền lợi chung. Vấn đề là do vị trí chiến lược trọng yếu của nước này, mà cho đến nay NATO vẫn chưa tìm ra được cách đối phó.

alliedsky3

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đọc thông điệp gửi quốc dân, Istanbul, ngày 21/08/2020  via Reuters – Murat Cet Nmuhurdar/Ppo

Trong thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có thêm những hành vi không xem khối NATO ra gì, mà gần đây nhất là hành động được xem là phá hoại chiến dịch biểu dương lực lượng không quân NATO hôm 28/08/2020. Vào hôm ấy, theo kế hoạch dự kiến, các pháo đài bay B-52 của Mỹ lần lượt bay qua các nước thành viên, và ở mỗi chặng, đều có phối hợp với không quân các nước sở tại.

Tuy nhiên, ở chặng Hy Lạp, khi chiến đấu cơ Hy Lạp bay lên để tháp tùng và phối hợp với oanh tạc cơ Mỹ, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã cho hai máy bay tiêm kích của họ xâm nhập không phận Hy Lạp. Hành động của Ankara đã lập tức bị Athens tố cáo là "khiêu khích"", nhưng sự cố này đã làm sứt mẻ hình ảnh đoàn kết mà NATO muốn phô trương khi tổ chức chiến dịch được mệnh danh là Allied Sky (Bầu trời đồng minh).

Hành động nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong một loạt những động thái coi thường NATO, mà nổi cộm hơn cả là quyết định mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, trên nguyên tắc là đối thủ của NATO, hay là những hành vi sách nhiễu gần đây nhắm vào chiến hạm Pháp và Hy Lạp trên Địa Trung Hải, và việc cho chiến hạm hộ tống tàu khảo sát dầu khí tiến vào hải phận các nước láng giềng như Hy Lạp hay đảo Cyprus…

Các hành vi khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn diễn ra bất chấp những phản ứng bất bình từ phía giới lãnh đạo NATO cũng như lãnh đạo một số thành viên trong liên minh.

Theo các nhà quan sát, NATO hiện chưa tìm ra được giải pháp thỏa đáng nào trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục làm theo ý mình.

Khả năng trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi khối là điều không thể làm được vì hiệp ước NATO không quy định bất kỳ thủ tục đình chỉ hoặc khai trừ nào.

Ngoài ra, trong khối NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có một vị trí chiến lược quan trọng, vừa hùng mạnh, vừa có mặt trên hầu hết các địa bàn trọng yếu của NATO, đặc biệt là ở vùng Cận Đông.

Trên lãnh thổ nước này, hiện có nhiều cơ sở quân sự quan trọng phục vụ cho NATO, từ hệ thống radar báo động khẩn cấp của Liên Minh ở Kureçik, miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, một công cụ then chốt trong trường hợp xung đột với Iran hay giữa Iran và Israel. Cho đến căn cứ phi cơ do thám AWACS ở Konia ở miền trung, không kể đến căn cứ không quân Incirlik, gần bờ Địa Trung Hải, nơi tiếp nhận máy bay của không quân Mỹ.

Có lẽ chính vì vậy mà giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không ngần ngại công khai chống lại những lời chỉ trích của NATO.

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Pháp Ismail Hakki Musa, ngày 01/07/2020 vừa qua, khi bị chất vấn trước Quốc hội Pháp về "chủ nghĩa đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ" và việc đặt NATO vào vòng "nguy hiểm", đã nói thẳng : "Hãy tưởng tượng NATO không có Thổ Nhĩ Kỳ ! Quý vị sẽ không còn NATO nữa ! Sẽ không còn NATO nếu không có Thổ Nhĩ Kỳ ! Quý vị sẽ không biết xử lý thế nào các hồ sơ như Iran, Iraq, Syria, Nam Địa Trung Hải, Kafkaz, Libya, Ai Cập".

Vị đại sứ còn nhấn mạnh thêm : "Thổ Nhĩ Kỳ không phải một quốc gia tầm thường trong NATO" và nêu bật trọng lượng dân số và quân sự. "Chúng tôi đã giữ sườn phía nam và đông trong thời kỳ chiến tranh lạnh với rất nhiều cố gắng, và đôi khi bất chấp sự thịnh vượng của quốc gia, của nhân dân chúng tôi".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 02/09/2020

Published in Diễn đàn

Một liên minh quốc tế dân chủ mới sẽ hình thành trong đó sẽ không cần vai trò lãnh đạo áp đảo. Các quyết định chung sẽ không khó khi đã có đồng thuận cao trên những giá trị nền tảng. Liên minh này sẽ đặt ra và bảo đảm một trật tự dân chủ mới. Áp lực dân chủ hóa trên các chế độ độc tài còn lại sẽ rất mãnh liệt, mọi kháng cự đều sẽ vô ích và tuyệt vọng.

tratu1

Tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) ngày 24/05/2020, ngoại trưởng Vương Nghị đã lên tiếng cảnh báo rằng Mỹ và Trung Quốc đang đứng bên bờ một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Ngày 24/05/2020, tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội), ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng cảnh báo rằng Mỹ và Trung Quốc đang đứng bên bờ một cuộc chiến tranh lạnh mới. Vương Nghị đã chỉ lặp lại một cách long trọng và nghiêm trọng điều mà rất nhiều chính trị gia, nhà bình luận và nhà báo đã liên tục nói đến từ nhiều tháng nay, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Vài ngày sau đến lượt Tập Cận Bình đến Quốc hội Trung Quốc dẫn đầu phái đoàn quân đội, như để nhắc nhở rằng ông trước hết là một tổng tư lệnh trong một tình trạng nghiêm trọng để tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc cần được tăng cường. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc được dự trù tăng thêm 7,5% dù kinh tế Trung Quốc đang nguy ngập. Người ta càng có lý do để tin rằng sắp có một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng có thực như vậy không ?

Không thể có chiến tranh dù nóng hay lạnh

Câu hỏi đầu tiên cần được đặt ra là tại sao lại "chiến tranh lạnh" thay vì "chiến tranh nóng", nghĩa là chiến tranh Mỹ Trung thực sự ? Câu trả lời là vì cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều là những siêu cường nguyên tử và một cuộc chiến tranh nóng có mọi nguy cơ biến thành chiến tranh nguyên tử với hậu quả là thế giới bị tiêu diệt. Như vậy tối đa chỉ có thể có chiến tranh lạnh.

Nhưng chiến tranh lạnh là gì ? Đó là một thuật ngữ được chế tạo ra sau Thế chiến II để chỉ cuộc xung đột ý thức hệ giữa hai phe tư bản và cộng sản. Nó gồm hai thành tố. Thứ nhất là một tranh đua tuyên truyền và thuyết phục trong đó mỗi phe đề cao lý tưởng chính trị của mình đồng thời tố giác những sai lầm và tội ác của đối phương. Thứ hai, cụ thể và quan trọng hơn, là một loạt những cuộc nội chiến khốc liệt diễn ra trong một số quốc gia giữa các lực lượng cộng sản và chống cộng. Hai nước quan thày Mỹ và Liên Xô (với Trung Quốc phần nào đứng đàng sau) không trực tiếp giao chiến mà chỉ giao chiến qua trung gian các đàn em mà họ hỗ trợ. Đó là chiến tranh ủy nhiệm. Hai bên giành nhau từng nước một. Các cuộc nội chiến dai dẳng đã diễn ra tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines, Afghanistan, Nepal, Angola, Ethiopia, Colombia, Bolivia, Nicaragua và nhiều nước khác. Tại Indonesia năm 1965 cuộc đảo chính của quân đội -tiếp theo và phản công lại cuộc đảo chính của Đảng cộng sản- đã khiến gần một triệu đảng viên cộng sản bị tàn sát trong vòng không đầy một tháng. Trong các quốc gia xấu số này, chiến tranh không lạnh chút nào mà rất nóng. Người Việt Nam chúng ta biết rõ hơn mọi dân tộc khác tai họa của của cuộc "chiến tranh lạnh" này. Cuộc nội chiến Việt Nam đã là cuộc nội chiến dài nhất -30 năm- với sáu triệu người chết và một lượng bom đạn được sử dụng tương đương với toàn bộ Thế chiến II.

Hiểu như vậy thì không thể có chiến tranh lạnh trong bối cảnh thế giới hiện nay.

Trước hết là vì không hề có chiến tranh ý thức hệ. Trung Quốc chỉ gượng gạo tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin vì không tìm ra một lý do thuyết phục nào khác để biện minh cho chế độ độc đảng chứ hoàn toàn không có ý định truyền bá nó sang bất cứ nước nào. Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa biết chủ nghĩa cộng sản vừa sai vừa độc hại nhưng họ không thể vất bỏ nó mà không làm Trung Quốc tan vỡ. Điều quan trọng nhất cần biết về Trung Quốc là nó không phải là một quốc gia mà là một đế quốc, mỗi tỉnh của Trung Quốc trên thực tế là một nước. Cho tới nay, trong suốt dòng lịch sử hơn 2.200 năm, sự thống nhất của Trung Quốc đã chỉ được duy trì, hoặc phục hồi, bằng bạo lực. Khổng giáo và văn bản tân trang của nó, chủ nghĩa cộng sản, đã là ý thức hệ biện minh cho bạo lực đó. Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản đồng nghĩa với từ bỏ bạo lực như là phương thức bảo đảm sự thống nhất với hậu quả gần như chắc chắn là Trung Quốc sẽ tan vỡ thành nhiều khối. Bắc Kinh chưa dám bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin chứ không phải không muốn bỏ (có lúc họ đã muốn mượn danh nghĩa phục hồi Khổng giáo để đẩy dần chủ nghĩa cộng sản vào quên lãng) nên họ không còn lý do nào để muốn truyền bá nó.

tratu2

Sự lao đầu cuồng nhiệt vào chủ nghĩa tân phóng khoáng đã khiến nền dân chủ Mỹ tích lũy mâu thuẫn để dần dần mất nội dung.

Ngược lại, Hoa Kỳ cũng không còn tham vọng giành thắng lợi cho cho dân chủ trên thế giới. Kể từ 1992, khi Bill Clinton lên cầm quyền với khẩu hiệu Economy, stupid ! (chỉ làm kinh tế !), đấu tranh cho dân chủ không còn là quan tâm của Mỹ.

Sự lao đầu cuồng nhiệt vào chủ nghĩa tân phóng khoáng (neoliberalism) đã khiến nền dân chủ Mỹ tích lũy mâu thuẫn để dần dần mất nội dung. Theo chính các thống kê của Mỹ, trong 30 năm qua số 1% người giầu nhất đã giầu thêm 21.000 tỷ USD trong khi 50% những người Mỹ thuộc "nửa dưới" đã nghèo đi 900 tỷ USD ; thu nhập của 20% những người giầu nhất hiện đã gần bằng 9 lần thu nhập của 20% nghèo nhất và đang tiếp tục tăng lên. Chênh lệch giầu nghèo quá lố đã đẻ ra vô số tật bệnh.

Một trong những tiến bộ lớn nhất về tư tưởng của thế giới văn minh là nhận thức rằng, bắt đầu từ một mức độ phát triển nào đó, sức khỏe của một quốc gia không chỉ đơn thuần là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số chứng khoán mà còn tùy thuộc nhiều tiêu chuẩn khác, như chênh lệch giầu nghèo, giáo dục cho tuổi trẻ, tuổi thọ trung bình, khả năng thăng tiến trong một xã hội linh động, sự tin tưởng lẫn nhau giữa những con người, tỷ lệ người tự tử, tỷ lệ người phạm pháp, tỷ lệ người có vấn đề sức khỏe hoặc tâm thần v.v. Trên tất cả những tiêu chuẩn này, Mỹ đứng cuối bảng trong số các nước phát triển.

Đồng tiền đang khóa tay tự do, tài chính đang thống trị dân chủ. Không một người nào có thể trở thành tổng thống Mỹ nếu không phải là tỷ phú hay được các thế lực tài chính yểm trợ. Thí dụ gần đây nhất là ba ngày trước đây, ngày 18/06/2020, ban vận động tranh cử của ông Joe Biden đã cho chiếu trên một số đài truyền hình tại sáu Swing States, nghĩa là các bang cởi mở có thể bầu cho bất cứ ứng cử viên tổng thống nào hợp ý mình dù thuộc đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ, một video dài đúng một phút. Họ đã phải trả 15 triệu USD. Họ sẽ còn phải phổ biến hàng chục video như vậy trong 50 bang. Joe Biden không phải là tỷ phú cũng không phải là triệu phú, nhưng ông đã có thể tranh cử vì được tài trợ. Các nghị sĩ và dân biểu cũng chỉ có thể đắc cử hoặc tái đắc cử nếu được tài trợ và họ dành 2/3 thời giờ làm việc cho các công ty và ngân hàng.

Chế độ dân chủ Mỹ không còn là một nền dân chủ đúng nghĩa. Gọi nó là mà một chế độ "dân chủ tài phiệt" cũng không quá đáng. Chưa đến nỗi "đảng cử dân bầu" như trong các chế độ cộng sản nhưng, trừ một vài ngoại lệ, cũng là "tài phiệt có chọn dân mới được bầu". Ngay trong lúc này việc một người da đen, George Floyd, bị chết vì hành động hung bạo dã man của một toán cảnh sát đã chỉ có thể làm nổ bùng hàng trăm cuộc biểu tình phản đối khắp nơi bởi vì xã hội Mỹ cần được xét lại. George Floyd chỉ là giọt nước làm tràn ly. Nền dân chủ của Mỹ đang quá bệnh hoạn để có thể được lấy làm một mẫu mực, quá bối rối để có thể có tham vọng xuất khẩu sang các nước khác.

Trên thế giới hiện nay cũng không hề có một cuộc nội chiến ý thức hệ nào, chỉ có những cuộc chiến khủng bố của một vài phần tử Hồi giáo quá khích mà cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều lên án.

Mặt khác, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều không hề có một cố gắng nào để tranh thủ đồng minh và mở rộng ảnh hưởng để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu. Donald Trump gây sự với tất cả các đồng minh truyền thống và còn bị khinh ghét hơn cả Tập Cận Bình ngay trong các nước dân chủ. Mỹ không những không tranh giành mà còn từ chối vai trò lãnh đạo thế giới qua những hành động co cụm như rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, Thỏa ước Hợp tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Thỏa ước Khí hậu COP21 v.v. Mỹ rút lui ngay cả khỏi những địa bàn chiến lược rất quan trọng đã giành được và không tốn kém bao nhiêu để duy trì như Iraq, Afghanistan và ngay cả Châu Âu. Mỹ hoàn toàn không còn tham vọng mở rộng ảnh hưởng. Donald Trump chỉ là thành quả của một khuynh hướng co cụm lại của Mỹ đã khá rõ rệt từ lâu. Economy, stupid cũng không khác America first về nội dung.

tratu3

Trung Quốc đang có dấu hiệu co cụm lại để cố thủ - Ảnh minh họa Vạn Lý Trường Thành

Còn Trung Quốc ? Một cách có vẻ rất vô lý, chính quyền Tập Cận Bình tự nhiên trắng trợn thách thức thế giới bằng cách tung ra luật an ninh mới cho Hồng Kông, phủ nhận cam kết cho Hồng Kông hưởng quy chế "một quốc gia hai chế độ" đồng thời gia tăng đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa. Thái độ ngoại giao của Trung Quốc cũng đột ngột thay đổi. Các nhà ngoại giao Trung Quốc bỗng nhiên trở thành hung hăng, đồng loạt đưa ra những lời tuyên bố khiêu khích xấc xược gần như với tất cả mọi nước. Nếu Trung Quốc thực sự muốn giành ngôi vị số 1 của Mỹ, họ đã không ứng xử như vậy. Đây là dấu hiệu của của chính sách co cụm lại để cố thủ, không khác một người chửi tất cả hàng xóm trước khi đóng cửa lại. Trong một số bài viết về Trung Quốc trước Covid-19, tôi đã nhận định rằng Bắc Kinh không có chọn lựa nào khác. Mô hình kinh tế xã hội của Trung Quốc đã tích lũy đủ mâu thuẫn và đã đến lúc sắp phá sản (1). Đại dịch Covid-19 đã chỉ giáng một đòn ân huệ trên một bệnh nhân đã kiệt quệ.

tratu4

Điều mà nhiều người cho là một nguy cơ chiến tranh lạnh mới sẽ chỉ chủ yếu là một cuộc chiến tranh ngôn ngữ, hay nói một cách nôm na là một cuộc đấu võ mồm giữa hai ê-kíp Donald Trump và Tập Cận Bình.

Tuy vậy tình trạng căng thẳng Mỹ Trung là có thực. Lý do là vì cả Donald Trump và Tập Cận Bình đều đang rất cần một kẻ thù bên ngoài để xoa dịu những nhức nhối bên trong.

Tại Mỹ hy vọng tái đắc cử của Donald Trump gần như không còn gì ; ông đã tự lố bịch hóa trong cách quản lý dịch Covid-19 sau một chuỗi những sai phạm phơi bày một con người vô học vừa bất tài vừa bất lương. Chống Trung Quốc là lá bài duy nhất còn lại để cố bám lấy một hy vọng tái đắc cử rất mỏng manh.

Tại Trung Quốc, chính sách kinh tế phiêu lưu và giấc mộng vĩ cuồng sau khi giúp Tập Cận Bình trèo lên tột đỉnh của quyền lực đã dần dần phơi bày sự tuyệt vọng ngay trước cả dịch Covid-19. Sự chống đối ngày càng mạnh lên, Tập Cận Bình cũng rất cần một kẻ thù bên ngoài để đoàn kết bên trong.

Sự căng thẳng này sẽ đưa đến hậu quả nào ? Một cuộc chiến tranh nóng toàn diện và thực sự thì dĩ nhiên là không vì sẽ đưa đến chiến tranh nguyên tử mà cả hai bên đều không muốn và không dám. Một cuộc chiến tranh giới hạn trong vũ khí quy ước ? Cũng không, bởi vì đó sẽ chỉ có thể là cuộc đụng độ giữa hải quân và không quân, nhưng trong cả hai binh chủng này so sánh lực lương quá chênh lệch. Mỹ mạnh hơn hẳn nhưng không muốn, bằng cớ là đã rút lui ngay cả khỏi các mặt trận dễ dàng hơn nhiều như Syria, Iraq và Afghanistan. Còn Trung Quốc thì dĩ nhiên là không dám. Cùng lắm là một vài khiêu khích trên Biển Đông. Cuộc đấu Mỹ Trung thực sự đáng nói là cuộc đấu để tranh giành khách hàng cho mạng Internet 5G, trong đó Trung Quốc không có hy vọng nào.

Như thế, điều mà nhiều người cho là một nguy cơ chiến tranh lạnh mới sẽ chỉ chủ yếu là một cuộc chiến tranh ngôn ngữ, hay nói một cách nôm na là một cuộc đấu võ mồm giữa hai ê-kíp Donald Trump và Tập Cận Bình. Nó sẽ không kéo dài bởi vì có mọi triển vọng Donald Trump sẽ rời Nhà Trắng trong vài tháng nữa và Tập Cận Bình cũng bắt đầu chao đảo. Muốn chửi nhau phải có hai người, ở đây một người sắp ra đi và một người đang đóng cửa để rút vào trong nhà.

Tiến tới một trật tự dân chủ mới

Cuộc khẩu chiến chắc chắn sẽ bớt ồn ào cuối năm nay cùng với giai đoạn Donald Trump nhưng không phải vì thế mà hai bên bớt kình địch. Giai đoạn hợp tác hậu chiến tranh lạnh đã cáo chung. Mỹ, Châu Âu, Nhật và các nước dân chủ nói chung đều đã nhận ra rằng sự kiện Trung Quốc mạnh lên trong khi vẫn duy trì chế độ độc tài đảng trị -và hơn thế nữa còn liên tục tăng cường quân lực- là một đe dọa lớn cho hòa bình thế giới. Các công ty đã bắt đầu rời các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc từ năm 2013 với nhịp độ ngày càng gia tăng. Cùng một thời điểm, chính quyền Obama đã "chuyển trục" về Châu Á và thúc đẩy việc thành lập Khối Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà mục đích không giấu giếm là để cô lập Trung Quốc.

Joe Biden không phải là một thiên tài nhưng là một chính trị gia đầy kinh nghiệm vươn lên từ giai cấp trung lưu. Ông hiểu xã hội Mỹ và đặc biệt là cũng hiểu biết tình hình thế giới sau mười năm làm chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng Viện và tám năm làm phó tổng thống, khác với mọi tổng thống Mỹ từ trước đến nay. Ông hiểu là nước Mỹ cần hòa giải với thế giới dân chủ song song với một cố gắng lớn để hòa giải người Mỹ với nhau sau những đổ vỡ lớn do Donald Trump gây ra. Hiện tượng Donald Trump đã báo động rằng mô hình chính trị và xã hội Mỹ có rất nhiều tật bệnh cần được chữa trị để nền dân chủ lành mạnh và chân chính hơn, trong một thế giới văn minh hơn. Thực tế đang chứng tỏ nước Mỹ đã hiểu phải làm gì.

tratu5

Liên đới xã hội và khả năng thành công đồng đều cho mọi người phải được nâng lên thành những giá trị nền tảng nhất.

Đó là bắt đầu ngay một cách quả quyết cố gắng liên tục mà các nước Tây Âu và Bắc Âu đã làm từ ba phần tư thế kỷ nay và vẫn tiếp tục làm. Đã đến lúc Mỹ và các nước dân chủ khác cũng phải làm và làm mạnh hơn. Để dân chủ có một nội dung phong phú hơn, ngang tầm với đòi hỏi của một chặng đường văn minh mới. Người dân không phải chỉ cần có quyền mà còn cần phải có phương tiện để hành xử quyền, không phải chỉ có những quyền không bị mà phải có ngày càng nhiều hơn những quyền được có trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ cập. Chủ nghĩa phóng khoáng (liberalism) phải khiêm tốn hơn, chênh lệch giầu nghèo phải bị giảm bớt. Liên đới xã hội và khả năng thành công đồng đều cho mọi người phải được nâng lên thành những giá trị nền tảng nhất. Sự thành công của một quốc gia không thể chỉ được đánh giá qua tỷ lệ tăng trưởng và chỉ số chứng khoán.

Trên đồng thuận dân chủ mới đó, một liên minh quốc tế dân chủ mới sẽ hình thành trong đó sẽ không cần vai trò lãnh đạo áp đảo. Các quyết định chung sẽ không khó khi đã có đồng thuận cao trên những giá trị nền tảng. Liên minh này sẽ đặt ra và bảo đảm một trật tự dân chủ mới. Áp lực dân chủ hóa trên các chế độ độc tài còn lại sẽ rất mãnh liệt, mọi kháng cự đều sẽ vô ích và tuyệt vọng. Đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền sẽ không cần sự bảo trợ của một cường quốc nào mà sẽ là vấn đề riêng của mỗi dân tộc được sự thúc đẩy của cả một làn sóng dân chủ toàn cầu mới, làn sóng dân chủ thứ tư trong lịch sử thế giới.

Trung Quốc sẽ không thể và cũng không dám chống lại trật tự dân chủ mới này. Chính sách co cụm lại để cố thủ cũng sẽ nhanh chóng mất hiệu lực trong một thế giới mà bất cứ biến cố nào xảy ra ở nơi nào cũng lập tức được biết bởi mọi người. Trung Quốc không phải là một quốc gia mà là một đế quốc và một đế quốc chỉ tồn tại được trên một ý thức hệ chung. Ý thức hệ cộng sản không còn lý do tồn tại thì Trung Quốc cũng không thể tồn tại với lãnh thổ và dân số hiện nay. Trật tự dân chủ mới này sẽ khiến chế độ cộng sản Trung Quốc sụp đổ mà không cần chiến tranh và Trung Quốc sẽ tự nhiên tách thành một vài liên bang, mỗi liên bang quy tụ một số tỉnh.

Việt Nam sẽ ra sao trong trật tự thế giới mới này ?

Ban lãnh đạo cộng sản đã lấy một chọn lựa đúng khi quyết định tách khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc để sáp lại với thế giới dân chủ, bởi vì Trung Quốc không còn là một chỗ dựa mà còn có thể là một vạ lây, nhưng họ lại không đủ sáng suốt để nhìn ra tương lai tất yếu và tìm ra giải pháp dân chủ hóa. Những thảo luận về Đại hội đảng thứ 13 sắp tới cho thấy trí tưởng tượng của họ chỉ dừng lại ở sự tìm kiếm một phương thức để kéo dài cơn hấp hối của chế độ. Chính do sự tăm tối đó mà sẽ không có một tương lai nào cho Đảng cộng sản.

Ngược lại vẫn có tương lai cho mọi người cộng sản, bởi vì hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ phải là chính sách cốt lõi và triệt để của đất nước trong giai đoạn sắp tới. Mọi người Việt Nam yêu nước và sáng suốt đều đã hiểu rằng phải hàn gắn những vết thương cũ mà không gây ra những vết thương mới, phải động viên mọi khối óc và mọi cánh tay của mọi người Việt Nam bình đẳng và anh em trong cố gắng chung để đất nước vươn lên.

Nguyễn Gia Kiểng

(21/06/2020)

----------------------------

(1) Hồ sơ về sự sụp đổ của Trung Quốc

Published in Quan điểm

Tăng ngân sách quốc phòng : Tổng thống Trump phát động trở lại "cuộc chiến giữa các vì sao" ? (RFI, 14/03/2019)

Ngày 11/03/2019, chính quyền Donald Trump trình dự thảo ngân sách cho năm 2020. Ngân sách dành cho an ninh quốc gia tăng 5%, đạt mức 750 tỷ đô la. Đặc biệt, trong dự thảo ngân sách lần này, bộ Quốc Phòng Mỹ muốn dành 14,1 tỷ cho các chiến dịch không gian. Giới quan sát nhận định, ngân sách quốc phòng 2020 đi theo hướng chiến lược an ninh mới mà tổng thống Mỹ công bố năm 2018.

ngamy1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, Washington, ngày 13/03/2019.Reuters

Trong dự thảo ngân sách quốc phòng cho năm 2020, bộ Quốc Phòng đề nghị 104 tỷ cho việc nghiên cứu và phát triển chủ yếu các loại vũ khí siêu thanh (tên lửa và chiến đấu cơ), trí thông minh nhân tạo và "các công nghệ không gian".

Đặc biệt, trong lĩnh vực không gian – một mặt trận mới giữa các cường quốc như nhận xét của giới chuyên gia – Mỹ muốn dành 72,4 triệu để xây trụ sở cho "Lực lượng Không gian Mỹ". Mức chi này tuy chỉ chiếm có 0,01% trong số 718 tỷ đô la dự thảo ngân sách quốc phòng, nhưng một lần nữa khẳng định đường lối chiến lược quốc phòng mới của chính quyền Donald Trump.

Ngày 11/10/2018, phó tổng thống Mỹ Mike Pence thông báo thành lập "Lực lượng Không gian" - một đạo quân thứ sáu, hoạt động độc lập với Không quân Mỹ như mong muốn của tổng thống Mỹ. Ông cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ cần khẩn cấp thành lập đạo quân này.

Do vậy, theo giải thích lãnh đạo Không quân Mỹ, ông David Goldfein, được kênh truyền hình CNBC trích dẫn, ít nhất khoảng 1,6 tỷ dành để phát triển các loại vệ tinh cảnh báo tên lửa không gian, một mắt xích còn thiếu trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Quả thật, trong vài năm gần đây, quân đội Mỹ nhận thấy các vệ tinh mà Hoa Kỳ sử dụng rất nhiều cho các chiến dịch quân sự đang trở thành các mục tiêu tấn công.

Trong lĩnh vực này, chính quyền Donald Trump cho rằng hai nước Nga và Trung Quốc vẫn là những mối đe dọa chính cho an ninh quốc gia. Tuy nhiên, theo phân tích của ông Xavier Pasco, giám đốc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS, chuyên gia về chính sách không gian Mỹ trên đài RFI, chính việc Trung Quốc năm 2007 là quốc gia đầu tiên trên thế giới phá hủy thành công vệ tinh của mình bằng tên lửa đã khiến cho Washington thật sự lo lắng. Chính từ đó, Hoa Kỳ ngày càng củng cố hơn nữa các chiến lược quốc phòng của mình.

Câu hỏi đặt ra : Phải chăng tổng thống Trump có đang phát động một "cuộc chiến giữa các vì sao" phiên bản 2.0 ? Liệu rằng cuộc chiến lần này sẽ có cùng một kết cục như cuộc đua giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, do cố tổng thống Mỹ, Ronald Reagan phát động hồi năm 1983, đã làm cho nền kinh tế Liên Xô suy sụp ?

Về điểm này, ông Xavier Pasco cho rằng khác với cuộc chiến Mỹ - Liên Xô năm xưa, nhằm bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ trước các vụ tấn công tên lửa hạt nhân tiềm tàng từ Moskva, cuộc đua không gian lần này có mục đích bảo vệ các thiết bị vệ tinh, vốn rất hữu ích cho các hoạt động dọ thám.

Chuyên gia Xavier Pasco lưu ý thêm là công nghệ không gian gần giống với công nghệ tên lửa đạn đạo. Phải chăng đây cũng chính là lý do để Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung INF ?

Minh Anh

*********************

Đối đầu Mỹ-Trung và sự quay lại với thế giới lưỡng cực (RFI, 13/03/2019)

Theo Financial Times, thế giới lưỡng cực đã quay lại với sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ; và công nghệ chứ không phải sức mạnh quân sự đang là cốt lõi của tình trạng chia rẽ này trên toàn cầu.

ngamy2

Dự án khổng lồ "Một vành đai, Một con đường" của Trung Quốc được giới thiệu tại Diễn đàn Tài chính Châu Á ở Hồng Kông ngày 08/01/2016. Reuters/Bobby Yip/File Photo

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, thế giới chia làm hai khối "Phương Đông" và "Phương Tây", được định nghĩa là các quốc gia đứng về phía Moskva hay Washington.

Ngày nay, gần 30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, căng thẳng tăng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tái tạo một ranh giới cho sự chia rẽ về địa chính trị. Các nước ngày càng được đòi hỏi phải tỏ rõ thái độ, hoặc đứng về phía Washington, hoặc ủng hộ Bắc Kinh.

Từ việc Ý tham gia "Một vành đai, Một con đường"…

Ví dụ mới nhất là thông tin trong tuần qua, rằng Ý sắp sửa trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 ký bản ghi nhớ về việc tham gia dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc, được biết với tên gọi "Sáng kiến Một vành đai, Một con đường" (BRI) hay "Nhất đới, nhất lộ", "Con đường tơ lụa mới".

Trong nhiều tiếng đồng hồ, một phát ngôn viên Nhà Trắng chỉ trích dự án này là "do Trung Quốc tạo nên vì Trung Quốc", cho rằng sẽ không mang lại lợi lộc gì cho nước Ý. Ngoại trưởng Trung Quốc phản bác, nhắc nhở người Mỹ rằng Ý là một quốc gia độc lập. Chủ tịch Tập Cận Bình chuẩn bị thăm nước Ý vào cuối tháng này để ký kết thỏa thuận.

Cuộc đấu khẩu dữ dội về việc Ý tham gia BRI chứng tỏ sự cạnh tranh Mỹ-Trung nay mang tính toàn cầu. Sức hút kinh tế và chính trị của Trung Quốc đã vượt ra ngoài "sân sau" là Châu Á, vươn vòi đến tận Châu Mỹ la-tinh và Tây Âu, những khu vực mà xưa nay vẫn được coi là nằm trong vòng ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Trận song đấu Mỹ-Trung càng ngày càng công nhiên. Quyết định khởi động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc của chính quyền Donald Trump đã kết thúc kỷ nguyên trong đó cả hai bên có thể nhấn mạnh rằng thương mại và đầu tư là lãnh vực trung lập, cần được tách rời khỏi cạnh tranh chiến lược.

…Đến sự bành trướng của Trung Quốc về hải cảng, viễn thông

Cùng lúc đó, tham vọng lớn lao của dự án "Một vành đai, một con đường" càng gây thêm lo ngại cho Washington, rằng Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới với mục tiêu tiến lên hàng siêu cường. Nếu "Một vành đai, một con đường" thành công, thì toàn bộ hai lục địa Á-Âu sẽ trở nên gần gũi hơn với Bắc Kinh, có thể làm phương hại đến mối quan hệ thiết yếu lâu nay giữa hai bên bờ Đại Tây Dương.

Tại Washington, các dự án đầu tư lớn của Trung Quốc nay đều được xem xét kỹ lưỡng về tầm ảnh hưởng chiến lược. Việc các công ty Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào các hải cảng trên thế giới được nhìn qua lăng kính một địch thủ của Mỹ đang trỗi dậy trên biển. Và sự bành trướng quốc tế của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) đã trở thành một phần của cuộc đấu tranh rộng lớn hơn để giành thế thượng phong trong công nghệ và hoạt động gián điệp.

Các quan chức Mỹ trong những tháng gần đây không ngớt thúc giục những đồng minh của mình không nên cho phép Hoa Vi thiết lập mạng lưới 5G, khẳng định rằng đó là mối nguy hiểm không thể chấp nhận được về mặt an ninh.

Nhiều nước đồng minh của Hoa Kỳ, trong đó có Nhật Bản và Úc, đã đứng hẳn về phía Mỹ trong vụ Hoa Vi. Nhưng một số nước khác như Anh thì vẫn đang cân nhắc. Nếu Luân Đôn cho phép Hoa Vi hoạt động tại thị trường của mình, sẽ gánh lấy rủi ro về an ninh, có thể tác hại đến thỏa thuận quý báu về trao đổi tin tức tình báo với Mỹ. Nhưng nếu cấm cản Hoa Vi, hy vọng của Anh về tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư với Trung Quốc sau khi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, sẽ trở nên rất mong manh.

Trong thế kẹt giữa cuộc đối đầu Mỹ-Trung

Thật không dễ chịu chút nào khi ở trong thế mắc kẹt giữa Washington và Bắc Kinh. Sau khi Canada tuân theo đòi hỏi bắt giữ và dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của Hoa Vi, phản ứng của Trung Quốc hết sức dữ dội. Chỉ vài ngày sau, ba công dân Canada bị Bắc Kinh bắt giam, và nay các nhà quản trị Canada rất ngại sang Trung Quốc.

Tương tự, khi Seoul chấp nhận yêu cầu của Hoa Kỳ về việc triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD, đã bị trả đũa bằng việc khách du lịch Trung Quốc không còn đến Hàn Quốc, và các cửa hàng thuộc hệ thống Lotte của Hàn Quốc tại Hoa lục đành phải đóng cửa sau khi kiểm tra "không đạt tiêu chuẩn an toàn".

Việc Trung Quốc sẵn sàng gây áp lực trực tiếp lên các đồng minh có ký hiệp ước với Hoa Kỳ chứng tỏ Bắc Kinh ngày càng tự tin hơn. Điều này phản ánh một sự cách biệt về năng lực kinh tế. Khi các nước nằm dọc theo "Một vành đai, Một con đường" đang cân nhắc xem có nên chấp nhận các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc hay không, thì phía Mỹ hầu như không đưa ra đề nghị nào để thay thế. Cũng không có một công ty Mỹ nào giới thiệu giải pháp cạnh tranh với công nghệ 5G của Hoa Vi.

Trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc, thế mạnh của Hoa Kỳ thường về an ninh hơn là thương mại. Nhiều nước trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc nay buôn bán với Trung Quốc nhiều hơn là với Hoa Kỳ ; tuy nhiên những nước này vẫn trông cậy vào sự bảo vệ về quân sự của Mỹ.

Ưu thế an ninh, thương mại và thế giới lưỡng cực mới

Hoa Kỳ có thể tự làm hại đến ưu thế về an ninh nếu tổng thống Donald Trump cứ luôn đòi các đồng minh phải chia sẻ gánh nặng chi phí quân sự. Nhưng hiện nay Trung Quốc chưa có đề nghị bảo đảm an ninh nào cho các đối tác. Kết quả là một thế giới lưỡng cực khó thể được hình thành trên cơ sở các liên minh quân sự đối địch như trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, khi khối Hiệp ước Vacxava đối đầu với khối NATO.

Thay vào đó, công nghệ có thể trở thành cơ sở cho một sự chia rẽ mới của toàn cầu. Đã từ lâu, Trung Quốc cấm cửa Google và Facebook, còn nay thì Hoa Kỳ đang vất vả trong việc ngăn chận Hoa Vi. Với mối quan ngại ngày càng tăng về việc kiểm soát và truyền dữ liệu qua biên giới, áp lực sẽ tăng lên đối với các nước. Họ phải chọn lựa giữa môi trường công nghệ Mỹ và Trung Quốc, và có thể nhận ra rằng cả hai đang ngày càng tách biệt.

Tuy nhiên theo Financial Times, một sự chia rẽ được khởi đầu bằng công nghệ, sẽ không dừng lại ở đây. Ngày nay dữ liệu và thông tin là cơ sở cho hầu hết các dạng thức kinh doanh và hoạt động quân sự.

Thế giới lưỡng cực Hoa Kỳ-Liên Xô của chiến tranh lạnh trước đây đã bị thay thế bằng kỷ nguyên toàn cầu hóa. Và nay bản thân quá trình toàn cầu hóa đang bị đe dọa bởi sự tái xuất hiện của một thế giới lưỡng cực mới : Hoa Kỳ-Trung Quốc.

Thụy My

Published in Quốc tế

Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh lạnh với Donald Trump

"Đối phó với Trump, Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh lạnh", đó là tựa đề bài phân tích của thông tín viên nhật báo Les Echos tại Bắc Kinh. Bị bất ngờ trước chiến tranh thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng, nay Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc xung đột trường kỳ và đa dạng.

lanh1

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung, ai sẽ thắng ai ? ( Ảnh mang tính minh họa) Reuters/Thomas Peter/File Photo

Les Echos nhắc lại, mùa hè vừa qua ông Tập Cận Bình vốn xuất hiện thường xuyên trên báo chí, bỗng biến mất trong suốt hai tuần lễ. Nhà lãnh đạo mà mức độ tôn sùng cá nhân tương đương với thời kỳ Mao Trạch Đông, bận dự hội nghị Bắc Đới Hà. Một hội nghị về mặt chính thức không hiện hữu, nhưng mọi người đều biết rằng các đường hướng kinh tế, chính trị quan trọng được vạch ra tại đây. Tuy không có gì được tiết lộ, nhưng chắc chắn chương trình thảo luận tập trung cho cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.

Bắc Kinh ngỡ rằng đã "dỗ dành" được Donald Trump với lời hứa sẽ mua hàng tỉ đô la hàng hóa của Mỹ, nhưng nay đành phải từ bỏ hy vọng nhanh chóng kết thúc xung đột. Ngược lại, cuộc chiến tranh thương mại sẽ còn leo thang trong những ngày tới : Washington cho biết muốn đánh thuế thêm 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc.

Cho dù Bắc Kinh dọa sẽ ăn miếng trả miếng, đây là một đòn nặng cho người khổng lồ Châu Á. Vẫn rất lệ thuộc vào xuất khẩu, Trung Quốc thiệt thòi nhiều trong trò chơi đánh thuế qua lại hàng hóa của nhau. Lý do hết sức đơn giản : lượng hàng nhập từ Mỹ chỉ bằng một phần tư so với số 506 tỉ đô la hàng Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ hàng năm, và ông Donald Trump không loại trừ khả năng đánh thuế toàn bộ.

Thị trường tài chính hoang mang, đồng nhân dân tệ sụt giá, Bắc Kinh đành phải thay đổi chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng. Mục tiêu chống rủi ro tài chính đành trở thành thứ yếu, và một số nhà quan sát lo ngại nền kinh tế Trung Quốc sẽ nóng lên trở lại, khi nợ nần đã vượt quá 260% GDP.

Ban đầu bị bất ngờ trước quyết tâm của Donald Trump, nay Trung Quốc chấp nhận một cuộc chiến lâu dài và mở rộng với Hoa Kỳ. Báo chí nhà nước Trung Quốc lâu nay vẫn đắc chí xỏ xiên sự bất nhất, tự làm hại mình của tổng thống Mỹ ; nay coi sự tấn công của Washington không chỉ có mục đích làm giảm thâm hụt thương mại, mà nằm trong một chiến lược tổng thể nhằm ngăn chặn đà tiến của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Long Quốc Cường (Long Guoqiang), một trong những nhà kinh tế nhiều ảnh hưởng nhất, trong một bài viết đăng trên Nhân dân Nhật báo nhận định Hoa Kỳ coi Trung Quốc là người "cạnh tranh chiến lược", như trước đây từng chận bước Liên Xô. Bắc Kinh nay cho rằng xung đột thương mại chỉ là cái cớ, đây là tiền đề của một cuộc chiến tranh lạnh mới mà Trung Quốc phải đối phó và không thể nhường bước. Cơ quan tư vấn Trivium ở Bắc Kinh nhận xét : "Các lãnh đạo không còn coi đây là cuộc đấu đá thương mại, mà là sự tấn công vào mô hình kinh tế chính trị Trung Quốc".

Kế hoạch Made in China 2025 nhằm nâng Trung Quốc lên hàng đầu thế giới về công nghệ mới, bị Washington coi là biểu tượng của tham vọng hất cẳng Thung lũng Silicon. Và bao trùm lên tất cả : trong khi Donald Trump hứa làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, thì Tập Cận Bình khẳng định "giấc mơ Trung Hoa" và mục tiêu "đại phục hưng". Ông Tập liên tục nhấn mạnh ngôi vị hàng đầu thế giới của Trung Quốc, trong lúc quyền lực cá nhân của ông đã được tăng cường.

Giờ đây tại Trung Quốc đã có một số tiếng nói cho rằng sự huênh hoang về sức mạnh kinh tế và địa chính trị chỉ làm Hoa Kỳ thêm nghi ngại. Báo chí Hoa lục đã được chỉ thị không nhắc đến kế hoạch Made in China 2025 – một động thái mà theo Les Echos là chưa đủ để làm dịu bớt căng thẳng với Mỹ.

Tập Cận Bình ra sức dụ dỗ Châu Phi

Cũng về Trung Quốc, Le Monde nói về "Chiến dịch khuyến dụ Châu Phi của Tập Cận Bình". Các nhà lãnh đạo Châu Phi vừa được Bắc Kinh tiếp đón như những ông hoàng, để tỏ ra khác biệt với phương Tây. Và nhất là với tổng thống Mỹ, người mà hồi tháng Giêng đã gây sốc khi gọi là các nước này là "thối tha".

Tại thượng đỉnh Trung-Phi lần thứ ba diễn ra trong ngày 3 và 4/9, 53 nhà lãnh đạo Châu Phi cùng với các bà phu nhân được tiếp đãi long trọng, trong đó có dạ yến khoản đãi của ông Tập Cận Bình với phần trình diễn văn nghệ. Chủ tịch Trung Quốc đọc một bài diễn văn nghe rất êm tai : "Chúng tôi luôn theo đuổi chính sách ‘năm không’ trong quan hệ với Châu Phi. Đó là không can dự vào nỗ lực phát triển của từng nước cũng như công việc nội bộ Châu Phi, không áp đặt ý định, không đặt điều kiện khi cấp viện trợ, không theo đuổi những lợi ích chính trị ích kỷ".

Kèm theo đó là lời hứa viện trợ 60 tỉ đô la trong ba năm tới, và đối với những nước Châu Phi nghèo nhất, Trung Quốc hứa xóa nợ, liên quan đến những món cho vay không lãi sắp phải thanh toán từ cuối 2018. Theo Viện nghiên cứu Trung Quốc-Châu Phi thuộc đại học John-Hopkins, đó là ba nước Cộng hòa Congo, Zambia và Djibouti. Djibouti cũng chính là nơi mà Bắc Kinh thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài. Le Monde đặt câu hỏi, đến bao giờ nơi này không còn là căn cứ ở ngoại quốc duy nhất của Trung Quốc ?

eSwatini, khách Châu Phi duy nhất không được mời

Trong bài "eSwatini, đồng minh cuối cùng của Đài Loan tại Châu Phi", Le Monde ghi nhận ông Tập Cận Bình đã thành công trong việc mời được toàn bộ lãnh đạo Châu lục này đến dự hội nghị thượng đỉnh, ngoại trừ đất nước nhỏ bé nằm giữa Mozambique và Nam Phi, tên cũ là Swaziland.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đến thăm eSwatini hồi tháng Tư. Tại đây, Đài Bắc đã tài trợ xây dựng một bệnh viện và một sân bay mới. Hai đồng minh cũ của Đài Loan là Sao Tomé và nhất là Burkina Faso đã cắt đứt thâm tình để bắt tay với Trung Quốc.

Đài Bắc chỉ còn biết phê phán nước đồng minh từ 24 năm qua đã "chạy theo chính sách ngoại giao đô la", bên cạnh đó nhiều chính khách Burkina Faso cũng công khai chỉ trích đề nghị viện trợ của Bắc Kinh, cao gấp bốn lần GDP của nước này. Tuy nhiên sự trung thành của eSwatini cũng khiến Đài Loan bối rối đôi chút, vì đó là một vương quốc không cho phép bất kỳ đảng chính trị nào được hiện diện.

Trung Quốc âm thầm chiếm vũ đài

Nhìn từ góc độ Châu Âu, cây bút bình luận Sylvie Kauffmann nhận định, viện trợ của Pháp không thể so sánh nổi với 60 tỉ đô la mà ông Tập Cận Bình hứa hẹn cho Châu Phi, nhưng phải đặt trong tổng thể Liên Hiệp Châu Âu cung cấp đến 55% viện trợ phát triển trên thế giới. Điểm khác biệt lớn là Trung Quốc bất chấp vấn đề nhân quyền, Nhà nước pháp quyền, dân chủ… Business is business.

Trước những hồ sơ lớn về địa chính trị, Trung Quốc im lặng, nhưng tích cực hành động có lợi cho mình. Các doanh nghiệp ở Hoa lục sẵn sàng nhảy vào tái thiết Syria. Tại các định chế quốc tế mà Donald Trump muốn rút lui, Bắc Kinh triển khai nhân sự có trình độ và gia tăng đóng góp vào ngân quỹ. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tuy là sân khấu đối đầu Nga-Mỹ, nhưng trên thực tế đã dần dà trở thành sân chơi Nga-Trung, và Bắc Kinh đã qua mặt Moskva.

"Con đường tơ lụa mới" giúp ảnh hưởng Trung Quốc trải rộng lên phân nửa số quốc gia trên hành tinh, đến tận Đông Âu. Con đường tơ lụa thế kỷ 21 không chỉ bao trùm trên đất liền và trên biển, mà cả trên internet. Một cách muộn màng, Châu Âu bắt đầu tìm cách bảo vệ những lãnh vực chiến lược. Nhưng cú đòn nặng nhất lại từ Malaysia : thủ tướng 93 tuổi vừa quay lại nắm quyền đã hủy ngay các dự án 23 tỉ đô la của Bắc Kinh, tố cáo chủ nghĩa thực dân mới. Pakistan và Miến Điện cũng đã nhận ra rằng nguy cơ Trung Quốc làm bá chủ là hiển hiện.

"Truyền hình Putin" chiếm giờ vàng

Nhìn sang nước Nga, Le Monde cho biết "Truyền hình Putin xuất hiện trong giờ vàng hàng tuần". Khán giả Nga kể từ Chủ nhật 02/09/2018 được thưởng thức một chương trình mới với tên gọi không thể rõ ràng hơn : "Moskva. Kremlin. Putin", hoàn toàn dành riêng cho các hoạt động – tất nhiên là rất ấn tượng – của tổng thống.

Ông Vladimir Putin vốn đã xuất hiện thường xuyên trong chương trình thời sự của nhiều kênh khác nhau, nay hoạt động hàng tuần của ông được tường thuật lại trên kênh truyền hình công Rossia-1. Chương trình đầu tiên do nhà báo vơ-đét Vladimir Soloviev dẫn chuyện, kéo dài một tiếng đồng hồ, nói về kỳ nghỉ hè của Putin ở Siberie, với những "hình ảnh độc quyền".

Vẫn giữ truyền thống dàn dựng một tổng thống khỏe mạnh, trong bối cảnh hoang dã, nhưng được nhấn mạnh với những lời chứng. Tuy ông Putin nói đây chỉ là một cuộc tập thể dục bình thường, một trong những người đồng hành với ông trên 8 kilomet đường núi phàn nàn rằng đôi chân "vẫn còn đau nhiều ngày sau đó".

Trong lúc các hình ảnh của tổng thống Nga trên truyền thanh, truyền hình đã bão hòa, chương trình "Moskva. Kremlin. Putin" xuất hiện vào một thời điểm tế nhị. Cải cách hưu bổng, được loan báo sơ sài đúng vào ngày khai mạc Cúp bóng đá thế giới, đã làm tỉ lệ tín nhiệm của tổng thống Putin sụt xuống mức thấp nhất kể từ bốn năm qua.

Thách thức bầu cử giữa kỳ của ông Trump : Hồ sơ chính báo Pháp

Về chính trị nước Pháp, Le Monde nhận xét "Macron xáo trộn lại bộ máy chính phủ nhưng không thay đổi mục tiêu". Trên lãnh vực xã hội, Libération chơi chữ "Y khoa : Numerus claurus terminus ?" : chính phủ Pháp đang cân nhắc có nên hủy bỏ kỳ thi cuối năm thứ nhất của sinh viên khoa Y với tỉ lệ bị loại rất cao, một kỳ thi mà tờ báo cho là bất công và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống y tế. Về kinh tế, nhật báo Les Echos giải thích "Đánh thuế các tập đoàn internet : Vì sao Châu Âu do dự".

La Croixhôm nay 06/09/2018 chạy tựa "Trump trước thách thức của cuộc bầu cử". Tương tự, Le Figaro nhấn mạnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6/11 tới mang tính quyết định đối với tổng thống Mỹ. Trong bài xã luận mang tựa đề "Một cuộc trưng cầu dân ý Mỹ", Le Figaro nhận định cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 tới sẽ giúp đo lường hiện tượng Donald Trump. Trong giới bảo thủ, uy tín ông Trump không hề suy suyển, trong bối cảnh kinh tế đang màu hồng, tuy nhiên bầu cử giữa nhiệm kỳ lại thường bất lợi cho đảng cầm quyền.

Thụy My

Published in Quốc tế

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu tháng Tư ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau :

lanh1

Hàng không mẫu hạm Carl Vinson ghé thăm Đà Nẵng - Ảnh minh họa

Tình hình Hoa Kỳ :

- AP ngày 3/4/2018 : Sau khi đoàn 12.000 người từ Trung Mỹ, vượt qua Mễ Tây Cơ, mong tiến tới biên giới Hoa Kỳ để chờ cơ hội vào nước Mỹ, "Tổng thống Donald Trump nói rằng ông muốn sử dụng quân đội để bảo vệ an ninh biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ cho đến khi thực hiện xong lời hứa xây tường.

Nói chuyện tại bữa ăn trưa với các lãnh đạo vùng Baltic, ông Trump nói rằng ông đã thảo luận ý kiến này với Bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis rằng chúng ta sẽ bảo vệ biên giới bằng quân đội và đó là một bước lớn". Tin tức ngày 4/4/2018 cho biết Tổng thống Donald Trump đang làm việc với các tiểu bang có biên giới với Mễ Tây Cơ để gửi quân tới giữ an ninh, có thể được triển khai vào chiều ngày hôm nay.

Trốn chạy một vùng đang bị áp bức hoặc bỏ nước nhà nghèo đói để tìm tới một nước giàu có hơn… dù nguyên do nào đi nữa cũng gây xáo trộn và hệ quả lâu dài cho quốc gia tiếp nhận. Di dân đang là vấn nạn toàn cầu. Theo tôi, ai tiếp nhận được thì cứ tiếp nhận nhưng đừng lên án, chỉ trích các quốc gia không có khả năng tiếp nhận hay không muốn tiếp nhận. Nhà ông giàu có thể nuôi cả chục em bé nhà nghèo chạy tới ăn xin. Nhưng nhà tôi nghèo, cơm không đủ ăn sao có thể nuôi con hàng xóm ? Ngoài ra, nhà tôi giàu nhưng không thể tiếp nhận thêm trẻ ăn xin nữa vì đã nuôi cả trăm đứa rồi. Xin ông đừng lên án hay ép buộc tôi.

Tình hình thế giới :

- AFP Video ngày 1/4/2018 (giờ địa phương) : "Tổng thống Abbas của Palestine kêu gọi quốc tế bảo vệ người dân Palestines sau khi ít nhất 16 người chết dưới tay binh sĩ Do Thái và hơn 1400 người bị thương trong cuộc biểu tình tại biên giới Gaza-DoThái".

Theo The Telegraph, mặc dù Do Thái bênh vực cách hành động của quân đội nhưng các máy thu hình cho thấy dường như những người biểu tình không có vũ khí đã bị các tay bắn tỉa sát hại. Do Thái đã cho bố trí 100 sát thủ bắn tỉa dọc theo biên giới trước cuộc biểu tình.

Ngoại trưởng Ba Tư đã lên án cuộc giết hại này và chế riễu rằng vụ giết người là để tưởng niệm ngày lễ Passover của người Do Thái. Theo yêu cầu của Kuwait, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã mở phiên họp khẩn cấp để bàn về việc này. Riêng Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi Thủ tướng Do Thái Netanyahu là quân khủng bố. Còn Saudi Arabia đang đứng ở ngã ba đường. Một mặt muốn liên kết với Do Thái để chống Ba Tư, một mặt muốn lãnh đạo thế giới Hồi giáo. Sau khi thái tử thừa kế ngôi vua nói rằng Do Thái có quyền sống yên ổn trên đất nước của mình, Vua Salman đã ra tuyên bố ủng hộ cho việc thành lập quốc gia Palestines và đã điện đàm với Tổng thống Donald Trump để nhấn mạnh tới việc tiến hành tiến trình hòa bình.

- Reuters ngày 2/4/2018 : "Hoa Lục vừa tăng 25% thuế nhập cảng trên 128 mặt hàng của Hoa Kỳ từ thịt heo đông lạnh, rượu vang tới một vài loại trái cây và quả hạt khiến cuộc đối đầu thương mại gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới để đáp trả việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập cảng nhôm và sắt. Thuế xuất mới được Bộ tài chính loan báo và có hiệu lực từ thứ Hai 2/4/2018 và ngang bằng với con số 3 tỉ Mỹ Kim sản phẩm của Hoa Kỳ. Sau khi tin được loan đi, bài xã luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo cảnh cáo rằng nếu Hoa Kỳ nghĩ rằng Trung Quốc không trả đũa hay chỉ ban hành biện pháp tượng trưng… thì nên từ bỏ ảo tưởng đó". Thế nhưng theo AP ngày 10/4/2018, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc hứa sẽ cắt giảm thuế nhập cảng xe hơi và cải thiện việc bảo vệ sở hữu trí tuệ như một sự nhượng bộ để tháo gỡ việc đối đầu tệ hại với Hoa Thịnh Đốn về thương mại, kỹ thuật khiến gây lo ngại cho việc phục hồi kinh tế toàn cầu.

- Chicago Tribune ngày 2/4/2018 : "Mối liên hệ giữa Nga và Thổ trở nên gần gũi hơn khi Nga lâm vào cuộc đổ vỡ ngoại giao vì mang tai mang tiếng trong vụ đầu độc gián điệp, còn bang giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Phương (Mỹ và NATO) trở nên tồi tệ vì những vấn đề nhân quyền và cuộc tấn công vào khu vực người Kurd bên trong Syria của Thổ. Tổng thống Putin sẽ trở lại Thổ vào ngày mai để cùng với Tổng thống Erdogan tham dự lễ khởi công một nhà máy điện nguyên tử do Nga xây dựng cho Thổ ở Akkyuy nằm ờ bờ Địa Trung Hải. Vào ngày 4/4/2018, Tổng thống Ba Tư Hassan Rouhani và các ông Putin, Erdogan sẽ họp tại thủ đô Ankara về tương lai của Syria. tháng 12/2017 Nga và Thổ đã chung kết thỏa thuận Nga bán cho Thổ hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 tối tân nhất khiến các đồng minh trong khối NATO vô cùng khó chịu".

- AFP ngày 4/4/2018 : "Tháng này, Hoa Lục khánh thành một cầu bắc trên biển dài nhất thế giới nối liền Hongkong-Macao tới thành phố Zhuhai nằm ở phía nam, dài 34 dặm. Tổng số thép sử dụng có thể xây 60 Tháp Eiffel".

- UPI ngày 4/4/2018 : "Quân đội Trung Quốc báo cáo rằng họ đã đạt được dấu mốc lịch sử trong việc phát triển một loại ra-đa mới có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng các khoa học gia vừa phát triển một loại ra-đa quân sự có thể nhận dạng các oanh tạc cơ và máy bay chiến đấu ở Thái Bình Dương - ngoài biên giới Trung Hoa".

Với loại ra đa mới này, các pháo đài bay B-52, B-2 chưa bay tới Trung Quốc đã bị phát hiện rồi và hỏa tiễn phòng không có thể khai hỏa. Thế nhưng kỹ thuật thì lại có kỹ thuật khắc chế. Mỹ có thể chế ra một loại làm "mù mắt ra-đa" tức gây nhiễu loạn, khiến B-52 và B-2 có thể an toàn "trải thảm bom". Chạy đua vũ trang ngày nay là cuộc chạy đua siêu kỹ thuật. Chất xám yếu, khảo cứu không có, tiền không có, kém thông minh là thua.

- AP ngày 10/4/2018 : "Úc Châu và Tân Tây Lan cảnh báo Hoa Lục về việc xây dựng một căn cứ quân sự tại Nam Thái Bình Dương sau khi có tin Bắc Kinh vừa đề nghị với cựu thuộc địa của Pháp xây dựng một căn cứ quân sự thường trực tại quần đảo Vanuatu. Đảo quốc này nằm cách xa Úc Châu 1.750 km về phía đông bắc với dân số 280.000 trong những năm gần đây đã nhận nhiều tài trợ của Hoa Lục cho những dự án hạ tầng cơ sở. Vanatu đã lên tiếng phủ nhận tin này".

Úc Châu cho Mỹ đóng quân tại Darwin để chặn con đường tiến vào Thái Bình Dương, nay Hoa Lục tung tiền để thiết lập một căn cứ quân sự tại Vanuatu. Nếu đúng vậy thì Úc và Tân Tây Lan sẽ "mệt cầm canh" và Hoa Lục sẽ tranh giành quyền bá chủ Thái Bình Dương với Hoa Kỳ. Chuyện này theo các chuyên viên quân sự Nga, từ từ nó sẽ tới mà không một sức mạnh nào ngăn cản được, ngoại trừ ngay bây giờ Mỹ mở cuộc chiến tranh nguyên tử tiêu diệt Trung Hoa.

Tình hình Trung Đông :

- Reuters ngày 4/4/2018 : "Tổng thống Donald đảo ngược quyết định rút quân mau lẹ ra khỏi Syria bằng cách cho quân Mỹ lưu lại một thời gian không định rõ sau phiên họp của Hội đồng An ninh quốc gia". Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy ? Có hai lý do :

- Ông Trump bốc đồng tuyên bố mà không tham khảo ý kiến Hội đồng An ninh quốc gia.

- Ông Trump có tham khảo với Hội đồng An ninh quốc gia nhưng đóng góp của Hội đồng An ninh quốc gia quá tệ. Nay thấy dư luận bất lợi cho nên phải rút lại quyết định.

Dù thế nào đi nữa thì thế giới không thể tin tưởng vào nước Mỹ khi ông tổng thống vừa tuyên bố điều gì, chỉ vài ngày sau lại nói và làm ngược lại.

- ABC News ngày 7/4/2018 : "Thủ tướng Hồi Quốc nói rằng A Phú Hãn đã chấp nhận đề nghị của ông nối lại những cuộc đối thoại hòa bình với Taliban. Ông Shahid Khaqan Abbasi nói rằng chiến tranh không phải là giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên tại A Phú Hãn. Lời tuyên bố của ông được đưa ra một ngày sau cuộc viếng thăm Kabul, gặp gỡ nhà lãnh đạo A Phú Hãn. Hồi Quốc ca ngợi Tổng thống Ashraf Ghani về cuộc đàm phán với Taliban trong đó ông đề nghị công nhận Taliban là một chính đảng".

- Tổng Hợp ngày 8/4/2018 : Tình hình Syria bỗng rẽ vào khúc quanh nguy hiểm khi các nhân viên thiện nguyện tại Douma, Syria nói rằng một số trẻ em và đàn bà chết vì vũ khí hóa học của chính quyền Syria. Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống Assad là "quân thú vật" và đe dọa Syria sẽ phải trả giá đắt (big price to pay) và Nga cũng như Ba Tư phải chịu trách nhiệm về hành động này. Còn Nga thì "cảnh cáo rằng một hành động can thiệp quân sự vào Syria của Hoa Kỳ do tin đồn về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học chống lại thường dân là không thể chấp nhận được và sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bộ ngoại giao Nga cũng nói rằng sự kiện này do phe phiến quân ngụy tạo rồi được cơ quan phi chính phủ "Mũ An Toàn Trắng" (White Helmet) có trụ sở tại Anh và Hoa Kỳ làm ầm lên".

Theo AP ngày 9/4/2018, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức, Tổng thống Nga Putin yêu cầu nên phản ứng một cách thận trọng trước tin sử dụng vũ khí hóa học tại Gouma và Đức đã đứng ngoài ý định không kích. Cơ quan Cấm vũ khí hóa học (Organization for the Prohibition of Chemical Weapons) sẽ tiến hành cuộc điều tra trong tuần này để xem có việc sử dụng vũ khí hóa học hay không. Ngoại trưởng Lavrov nói rằng Nga đã gửi chuyên viên tới bệnh viện Gouma và không hề thấy dấu vết của vũ khí hóa học tại đây. Còn giới chức quân sự Nga nói rằng sự kiện do tình báo Anh đạo diễn. Và kết quả phân tích của một phòng thí nghiệm Thụy Sĩ cho thấy hóa chất do Tây Phương chế ra. Ông Lavrov còn nói thêm, "Thượng Đế ngăn cấm một cuộc phiêu lưu ở Syria giống như ở Libya (do ông Obama) và Iraq (do ông Bush con). (God forbid anything adventurous will be done in Syria following the Libyan and Iraqi experience.)

Theo The Daily Beast ngày 10/2/2018, Nga đã gây nhiễu loạn các máy bay không người lái và ngăn chặn hệ thống Định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ tại Syria khiến việc phát đi các tín hiệu bị sai lạc hầu ngăn chặn một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Mỹ vào Syria. Rồi một phi cơ chiến đấu Nga trang bị đầy đủ vũ khí bay trên đầu một chiến hạm Pháp với cao độ thấp ở Địa Trung Hải. Bộ tổng tham mưu Nga vừa ra lệnh cho các đơn vị phòng không Nga tại Syria túc trực, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc không kích nếu có.

Đại sứ Nga tại Libya nói rằng Nga sẽ bắn hạ những hỏa tiễn tấn công vào Syria và nơi xuất phát (các chiến hạm) cũng sẽ là mục tiêu của Nga. Còn quân đội Syria đã được đặt trong tình trạng báo động và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại các căn cứ, các khu vực quân sự trên khắp đất nước.

Ông Trump đã hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh Nam Mỹ để tham khảo với Anh, Pháp về một cuộc tấn công trên quy mô đồng minh. Pháp, Saudi Arabia thì rất hăng hái, nếu Mỹ tấn công thì Pháp sẽ khai hỏa. Anh đã được phép của nội các và đã gửi tàu ngầm tới vùng Địa Trung Hải. Còn Trung Quốc nói rằng mọi chuyện nên giải quyết theo phương thức ngoại giao và nên cho Syria một cơ hội để giải thích.

Còn dư luận bên trong Syria, theo The National Interest, "Điều thú vị là hầu hết những người Syria Thiên Chúa Giáo đều chống lại những cuộc oanh kích của Hoa Kỳ vào xứ sở của họ vì nó chỉ kéo dài thêm cuộc nội chiến khủng khiếp". (Interesting that most Syrian Christians are overwhelmingly against more US airstrikes in their country and believe they’ll prolong this horrific civil war".

Còn ở Hoa Kỳ, hầu hết các hãng truyền hình và truyền thông bảo thủ, các người ủng hộ nòng cốt của Đảng Cộng Hòa trước đây đã hết lòng bênh vực Tổng thống Donald Trump, nay kịch liệt chống lại ý định oanh kích Syria với lý do Syria không phải là quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ và khi Hoa Kỳ lún sâu vào cuộc chiến Syria sẽ xa rời lý tưởng "America First".

Theo tôi, nếu cố tình gây chiến thì không cần bằng chứng hoặc sẽ ngụy tạo bằng chứng. Nhưng nếu đã nhân danh công lý và nhân đạo để hành động thì cho dù chính quyền Syria có dùng vũ khí hóa học để giết hại thường dân đi nữa thì cũng phải có bằng chứng của Liên Hiệp Quốc, rồi sau đó mới quyết định hành động.

Luật pháp Mỹ có câu tục dao, "Benefit of the doubt" tức "Nghi ngờ coi như vô tội". Một đại cường văn minh và đứng đầu thế giới về tình báo như Hoa Kỳ không thể căn cứ vào khúc phim của nhân viên thiện nguyện tại một bệnh viện do phiến quân kiểm soát để hành động. Cuộc nội chiến Syria là cuộc chiến vô cùng tàn bạo. Chính phủ, phe phiến quân cũng như nhóm Nhà nước Hồi giáo đều có vũ khí hóa học. Trong tình thế đang trên đà chiến thắng, ông Assad không dại gì dùng vũ khí hóa học để "lãnh cái búa tạ" của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ chỉ trực chờ một hành động ngu dại của ông Assad để có chính nghĩa ra tay tiêu diệt ông. Tôi cho rằng đây lại là một vụ bịa đặt, dựng đứng của phe phiến quân mà ông Trump chưa tham khảo với các viên chức tình báo, ngoại giao, đã tuyên bố nảy lửa khiến gây náo loạn cả thế giới.

Nữ điệp viên Nga Anna Chapman người được Mỹ phóng thích năm 2010 do trao đổi điệp viên nhị trùng Sergei Skripal nói rằng, "Dầu đổ vào lửa trong cuộc chạm trán Nga-Mỹ ngày nay là do một "ông" người Anh có bộ tóc rối tung màu vàng và một "bà" có giấc mơ trở thành Bà Thép/Thiết Phu Nhân Margaret Thatcher… Ý muốn ám chỉ Bộ trưởng ngoại giao Boris Johson và Thủ tướng Theresa May. Và Nga nên dùng thủy lôi đánh chìm hàng không mẫu hạm tối tân nhất của Anh trị giá 8,5 tỉ đô-la mới vừa hạ thủy". (Newsweek)

Ngày 11/4/2018, trên Twitter, Tổng thống Donald Trump nhắn nhủ Nga hãy sẵn sàng vì hỏa tiễn "rất đẹp, rất mới và rất thông minh" sẽ bay tới. Nếu như Nga bắn hạ các hỏa tiễn của Mỹ và tấn công các chiến hạm Mỹ bỏ neo ở Địa Trung Hải, do tự ái, cuộc chiến Syria sẽ biến thành đại chiến. Tình hình rất nguy hiểm. Kiểm soát không lưu Âu Châu đã cảnh báo các hãng hàng không dân sự bay trên bầu trời Địa Trung Hải. Thế nhưng trên Twitter ngày 12/4/2108, ông Trump lại nói rằng "chưa cần tiến hành không kích ngay" (an airstrike was not necessarily imminent). Không biết ông Trump tính sao bởi vì chỉ một, hai giờ sáng hôm sau, ngủ không được, ông lại "Tweet" và nói ngược lại những gì ông mới nói đêm qua… thì thế giới sẽ lên cơn điên mà chết.

Con người thật lạ. Thấy yếu thì bắt nạt, nhưng đánh nhau lỗ đầu mà không thắng thì sau đó có thể là bạn. Cũng nên có cuộc tỉ thí võ công giữa Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần để xem ai cao thấp. Nếu Nga thua, Mỹ xứng đáng là "Võ Lâm Chí Tôn", Nga phải quỳ gối. Nếu Nga ngang bằng với Mỹ, thì Nga vẫn chưa phải là "Võ Lâm Chí Tôn" nhưng vị trí của Nga trên trường quốc tế dâng cao. Cuộc tỉ thí võ công này sẽ quyết định vận mệnh của thế giới chứ không phải chuyện đùa. Xem ông Trump và Bộ tham mưu của ông tính sao trong tình hình mà các con "diều hâu" trong Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều "khích tướng" chế riễu và đẩy ông Trump xung trận, thay vì có lời khuyên phải thận trọng.

Con "cáo già" ngoại giao Henry Kissinger mới đây nói rằng trong đời ông ta đã chứng kiến bốn cuộc chiến. Mới đầu ai cũng là "diều hâu" hăng máu, nhưng sau một thời gian kéo dài, thiệt hại nhân mạng và của cải… không biết giải quyết thế nào lại biến thành "bồ câu" phản chiến. Cả những ông được tặng thưởng huy chương cũng sẽ quăng trả huy chương vào Tòa Bạch Ốc để ra ứng cử tổng thống và sẽ đắc cử. Khi dân muốn đánh nhau, ông "diều hâu" là tổng thống. Khi dân chán chiến tranh thì ông "bồ câu" sẽ là tổng thống. Nước Mỹ là như vậy. Xin đừng thắc mắc vì đó là bản tính của con người.

Ngày 13/4/2018, đại sứ Bolivia tại Liên Hiệp Quốc- một thành viên của Hội Đồng Bảo An nói rằng cần có sự tham khảo kín của giới chức cao cấp Liên Hiệp Quốc về tình hình tại Syria và một sự đơn phương tấn công một quốc gia khác là vi phạm và đi ngược với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng dường như một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn sắp xảy ra. Mỹ đã điều động thêm chiến hạm có trang bị hỏa tiễn hành trình vào Địa Trung Hải và tiến vào tầm có thể bắn phá các mục tiêu trong lãnh thổ Syria. Thế nhưng chín dân biểu Hạ Viện đều là cựu chiến binh quở trách Tổng thống Donald Trump "Đã dùng phương tiện truyền thông (không phải của chính phủ) mà là của nhóm cá nhân (Twitter) để chuyển đi những đe dọa sẽ tấn công Syria và cảnh báo rằng sự "thiếu cẩn trọng" và "lởi lẽ chế riễu" sẽ làm nguy hại tới binh sĩ Hoa Kỳ. (Washington - AFP : Several Democratic lawmakers upbraided President Donald Trump on Friday for using social media to telegraph potential attacks against Syria, warning that his "reckless" and "taunting" language endangers American troops).

Và vào lúc 9 giờ đêm (giờ Hoa Thịnh Đốn) ngày 13/4/2018, phối hợp cùng với lực lượng Anh, Pháp, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh phóng hỏa tiễn vào Thủ đô Damascus và những mục tiêu nghi ngờ tàng trữ vũ khí hóa hoạc ở Syria. Truyền hình Syria cho biết phòng không Syria đã đáp trả cuộc xâm lăng, ba thường dân tại Homs bị thương, một tòa nhà của Trung tâm Khảo cứu khoa học bị phá hủy nhưng không có thiệt hại nhân mạng. 13 hỏa tiễn đã bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không thời Sô-viết chứ không phải Liên bang Nga. Bộ quốc phòng Nga cho biết 103 hỏa tiễn đã khai hỏa nhưng không đi vào tầm phòng không của Nga và Nga đã tự chế không bắn trả để tránh đụng độ với các siêu cường và tránh đổ vỡ cho cuộc họp thượng đỉnh Nga-Mỹ có thể diễn ra. Đề nghị của Nga lên án Anh, Pháp, Mỹ đã bị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bác bỏ. Tổng thống Nga Putin đang nghiên cứu việc cung cấp hỏa tiễn phòng không S-300 cho Syria.

Theo tôi, cuộc bắn phá bằng hỏa tiễn của Hoa Kỳ và Anh, Pháp chỉ có tính cách thị uy hay biện minh cho việc tố cáo Syria sử dụng vũ khí hóa học chứ không làm thay đổi cục diện Syria. Ngày 14/4/2018, đại sứ Hoa Kỳ tại Nga nói rằng việc không kích vào Syria không phải là cuộc xung đột giữa các siêu cường. Câu nói này có mục đích trấn an Nga. Tại Hoa Thịnh Đốn và Los Angeles đã nổ ra những cuộc biểu tình chống đối cuộc oanh kích và mở rộng chiến tranh Syria. Còn dân Syria, chỉ vài giờ sau cuộc không kích đã đổ ra đường phất cờ, ca hát, nhảy múa, phản đối Hoa Kỳ, Anh, Pháp. Sinh hoạt của Thủ Đô Damascus trở lại bình thường.

- Reuters ngày 9/4/2018 : "Syria cáo buộc Do Thái đã tiến hành một cuộc không kích ban đêm vào phi trường T4 gần Homs của Syria và nghi ngờ Mỹ đứng đằng sau vụ này. Nga, một đồng minh của Syria nói rằng hai chiếc F-15 của Do Thái đã bay vào từ không phận Libya và phòng không của Syria đã bắn rơi năm trong số tám hỏa tiễn". Còn theo Fox News, 14 người trong đó là Ba Tư và lực lượng thân Ba Tư đã chết trong cuộc không kích này.

Tình hình Biển Đông :

- AFP ngày 1/4/2018 : "Trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Vương Nghị cam kết duy trì hòa bình tại Biển Đông. Hai bên sẽ tuân thủ những nguyên tắc căn bản để giải quyết những vấn đề trên biển. Cả hai nên tránh những biện pháp đơn phương khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Hoa Lục tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ khu vực giàu trữ lượng dầu hỏa và khí đốt, đồng thời là hải lộ chiến lược thương mại và quân sự. Hoa Lục cũng đã biến cải một số bãi đá ngầm thành đảo và quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo này".

Theo tôi, Hoa Lục đã quá lời, quá thành công ở Biển Đông mà Việt Nam, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc cũng chẳng làm được gì cả. Tất cả chỉ "cầu xin" giữ được nguyên trạng mà thôi. Sự hiện hiện hải quân của Hoa Kỳ ở Biển Đông chỉ có mục đích "cân bằng lực lượng" chứ không thể ngăn và cũng không có quyền ngăn Hoa Lục tiến chiếm thêm một số hòn đảo, khai thác trái phép tài nguyên ở vùng này. Ở Biển Đông không có luật pháp quốc tế, mà tất cả dựa trên sức mạnh quân sự. Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế Về Luật Biển giống như một mớ giấy lộn. Do đó Việt Nam "đàm" thì cứ "đàm" nhưng phải chuẩn bị chiến tranh.

Theo UPI ngày 3/4/2018, Hoa Kỳ có thể tiến hành một cuộc tập trận gần Biển Đông để lấy lại uy thế sau cuộc tập trận khổng lồ của Hoa Lục. Nhưng chưa biết Hoa Kỳ sẽ tập trận một mình hay với liên minh Úc Châu, Nhật Bản ? Một số nhà bình luận cho rằng cuộc tập trận sẽ chọc giận Hoa Lục. Nhưng theo tôi, Hoa Kỳ nên tiến hành một cuộc tập trận lớn ở đây để gửi một tín hiệu mạnh mẽ cho Bắc Kinh. Cũng theo UPI ngày 5/4/2018, trong khi Hoa Lục triển khai hàng không mẫu hạm vào gần đảo Hải Nam thì Hoa Kỳ đưa nhóm tấn công của hàng không mẫu hạm Roosevelt vào Biển Đông.

- Washington Post (Kuala Lumpur) ngày 3/4/2018 : "Các giới chức Mã Lai đã chặn một chiếc thuyền chở 56 người mà người ta cho rằng là những người tỵ nạn Hồi giáo Rohingya trốn chạy khỏi Miến Điện, đã đưa chiếc thuyền và những người này lên bờ. Tư lệnh Hải quân Ahmad Badaruddin nói rằng chiếc thuyền này bị ngăn chặn sau khi tiến vào hải phận Mã Lai, hiện được giữ tại ngoài khơi của đảo Langkawi là khu nghỉ mát.

- Newsweek ngày 5/4/2018 : "Nga đã đồng ý về một lộ trình hợp tác quân sự với Việt Nam khiến có thể đẩy Mạc Tư Khoa đối đầu với Hoa Kỳ và Hoa Lục tại Biển Đông. Thỏa hiệp được ký kết giữa Bộ trưởng Sergei Shoigu và Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhân dịp Việt Nam tham dự Hội nghị An ninh quốc tế lần thứ VII tại Mạc Tư Khoa. Thỏa hiệp quy định những chi tiết của việc hợp tác quân sự giữa hai bên từ 2018-2020 mà ông Ngô Xuân Lịch nói rằng là những bước gia tăng phối hợp quân sự giữa hai bên. Trong một phần của thỏa hiệp, Nga sẽ triển khai tàu cứu cấp tách ra từ Hạm Đội Thái Bình Dương, sẽ tiến hành các cuộc tìm kiếm và cứu cấp trong vùng. Nga cũng sẽ gửi một phái đoàn quân sự tới Việt Nam tiếp tục làm việc về thỏa hiệp giúp Việt Nam tìm và cứu các tàu ngầm bị tai nạn".

Vào ngày 5/3/2018, hàng không mẫu hạm Carl Vinson ghé Đà Nẵng bằng một cuộc tiếp đón nhộn nhịp. Thủy thủ Hoa Kỳ hát "Nối vòng tay lớn" cho dân chúng nghe khiến một số nhà bình luận cho rằng Việt Nam đã "ngả vào tay Mỹ" rồi. Thế nhưng chỉ một tháng sau, Việt Nam ký kết một thỏa hiệp hợp tác quân sự với Nga, rất cụ thể và mạnh mẽ. Thế này là thế nào ? Theo tôi, việc hàng không mẫu hạm Carl Vinson ghé Việt Nam chỉ là một hình thức cho thấy "Việt Nam rất thân thiện với Hoa Kỳ nhưng không phải là đồng minh". Chính vì thế mà Trung Quốc tuy bực bội nhưng không quan tâm lắm đến chuyến viếng thăm này.

Thoát thai từ lịch sử, đồng minh chiến lược của Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai là Nga chứ không phải Mỹ, Nhật Bản, Úc Châu hay Ấn Độ. Điều này do kinh nghiệm nhưng cũng vì yếu tố địa lý chính trị. Nếu Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ thì số phận của Việt Nam cũng giống như Việt Nam Cộng Hòa, tức nằm trong lòng bàn tay Mỹ. Hơn thế nữa, nếu liên minh quân sự với Mỹ thì lập tức an ninh của Trung Quốc bị đe dọa và một cuộc chiến với Bắc Kinh sẽ nổ ra. Cho nên nếu phải liên minh quân sự thì liên minh với Nga an toàn hơn. Chúng ta hãy nghe Bộ trưởng quốc phòng Nga nói, "Chúng tôi coi quý quốc là đồng minh chiến lược, người bạn lâu dài và tin cậy. Việt Nam là một trong những đối tác hợp tác quan trọng nhất của chúng tôi trên phương diện bảo đảm an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" (Sputnik News).

Dĩ nhiên Mỹ cũng rất khó chịu với chuyển động này của Việt Nam. Thế nhưng các chiến lược gia Hoa Kỳ đã liệu trước và không quá kỳ vọng (high expectation) để rồi thất vọng. Một Việt Nam không hùa theo Hoa Lục và không chống đối sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông đã là một thành công lớn của Mỹ rồi. Chiến lược khôn ngoan chỉ tính đến như vậy thôi. Các chiến lược gia Việt Nam bây giờ giống như những người đu dây trong gánh xiếc. Đẹp mắt thì có đẹp mắt nhưng vô cùng nguy hiểm, lơ mơ mất mạng như chơi.

- CNN ngày 12/4/2108 : "Hoa Lục vừa tiến hành một cuộc tập trận lớn tại vùng tranh chấp ở Biển Đông dưới sự giám sát của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tối thiểu 10.000 binh sĩ tham gia cuộc tập trận với 48 tàu chiến, 76 phi cơ chiến đấu, cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh phô diễn tiêm kích J-15. Trong bộ đồ rằn ri, ông Tập Cận Bình kêu gọi hiện đại hóa hải quân Trung Hoa mạnh hơn nữa để lên tầm mức quốc tế và nhấn mạnh rằng Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ lãnh đạo quân đội (chứ không có kiểu quân đội đứng trung lập)".

Giữa tình hình Biển Đông căng thẳng như thế và chuyện Bắc Hàn chưa yên, mà ông Trump lại muốn mở một cuộc chiến với Nga tại Syria thì đúng là sách lược quân sự của Trương Phi chứ không phải của Khổng Minh. Dũng cảm là đức tính tốt. Nhưng dũng cảm mà không mưu trí là tự sát và tự hủy diệt mình.

Trong cái thế giới Ta Bà này, từng giây từng phút cả tỷ chuyện đúng-sai cùng xảy ra một lúc. Dù là Thần Linh Tối Thượng đi nữa cũng không thể can thiệp hoặc giải quyết được. Người lúc nào cũng muốn can thiệp vào mọi chuyện - một là điên, hai là sẽ rước vạ vào thân. Nhiều chuyện mình cũng phải nhắm mắt làm ngơ và chỉ nhắm vào chuyện trọng đại nhất. Thế mới là đại trí. Trương Phi, Lữ Bố lúc nào cũng muốn đánh nhau. Còn Khổng Minh ngồi trong trướng phủ phe phẩy quạt và lượng định tình thế : Cái nào dùng mưu, cái nào dùng kế, cái nào dùng ba tấc lưỡi và đôi khi cứ ngồi yên xem thiên hạ quần nhau rồi tính. Làm tổng thống mà thấy dư luận phê bình, áp lực rồi vội vã làm theo thì không phải là tổng thống. Tổng thống phải có sách lược cho năm, mười năm và bộ tham mưu tài cán, hết lòng với đất nước phò tá. Như thế mới là tổng thống.

he Week ngày 12/4/2018 đã đi một bài viết nhan đề "Nước Mỹ gieo rắc hỗn loạn" (America sows chaos) trong đó có đoạn, "Đối thủ tiềm tàng nhất của Hoa Kỳ là Hoa Lục đã nhìn việc Hoa Kỳ can thiệp vào Trung Đông như là một sự sao lãng chú ý tới tây Thái Bình Dương (Biển Đông) và làm khô cạn tài nguyên quốc gia". Không nhìn thấy Hoa Lục là thảm họa lớn mà chỉ nhìn thấy Syria là chuyện vĩ đại… thì cũng giống như "Sợi lông tơ ban đêm thì thấy. Ban ngày trái núi trước mặt thì không thấy".

- ABS-CBN News ngày 11/4/2018 : "Tổng thống Phi Luật Tân Duterte đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Diễn Đàn Châu Á Bác Ngao ở Hải Nam. Một vài thỏa hiệp song phương đã được ký kết trong đó có kinh tế, hợp tác kỹ thuật và cho vay để tiến hành dự án Dẫn thủy nhập điền của sông Chico tất cả trị giá 180 tỉ Mỹ kim". Theo CNN, ông Duterte còn nói ông "yêu" ông Tập Cận Bình và, "Số phận của chúng tôi nằm ở Á Châu, không phải ở Trung Đông nhưng họ bận rộn đánh nhau và họ không có tiền. Nếu ông không có tiền, ông không phải là bạn của tôi. Chính vì thế mà tôi đi Trung Quốc. Rất nhiều tiền".

Ông Duterte ăn nói tuy lỗ mãng nhưng lại là sự thực. Theo Mỹ 51 năm chỉ được bảo vệ an ninh trước sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản trước 1975, ngày nay là Hoa Lục… nhưng nghèo đói và không được gì cả. Nay theo ông Trung Quốc thì có tiền để phát triển đất nước. Một đồng minh chí cốt của Mỹ nay bỏ Mỹ ra đi. Không biết các chính trị gia và các lý thuyết gia Mỹ có biết điều này không ? Hay là tiếp tục "chính sách cây gậy", dùng hỏa tiễn, cấm vận, bao vây, bảo vệ nhân quyền, đem quân lật đổ… cuối cùng đất nước nghèo đói và mất hết bè bạn. (Người dân thành phố Cựu Kim Sơn bỏ đi ồ ạt (exodus) vì đời sống và giá nhà lên cao kinh khủng và nạn vô gia cư ở Los Angeles và Anaheim ở Nam California.)

- AP ngày 12/4/2108 : "Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các viên chức phụ trách ngoại thương thăm dò về khả năng Hoa Kỳ tái tham dự thỏa hiệp Hợp tác xuyên Thái Bình Dương mà ông đã rút lui để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ "America First". Thế nhưng Nhật Bản nói rằng dường như khó có thể "xóa bài làm lại" để thương thảo theo ý của Hoa Kỳ, rồi sau đó ông Trump hoặc quốc hội không phê chuẩn thì 11 quốc gia kia chỉ có nước ôm mặt khóc ròng. Ở nước Mỹ, ít khi quốc hội và tổng thống đồng nhất về quan điểm chính trị và chính sách. Ngay trong cùng một đảng cũng chống đối nhau. Ngoài ra chính trường Hoa Kỳ luôn bị chi phối bởi các tập đoàn tư bản.

Nhận định :

Theo The Hill ngày 21/8/2015, "Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đồng ý với sự đánh giá của các giới chức quân sự cao cấp rằng Nga là mối đe dọa… rất, rất đáng kể (very, very significant threat) đối với Hoa Kỳ". Rồi The Value Walk ngày 21/8/2015 với bài viết nhan đề, "Trung Quốc đe dọa địa vị quân sự siêu việt của Hoa Kỳ" (China Threatens U.S. Military Superiority) tác giả Polina Tikhonova nói rằng, "Theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc liên tục gia tăng số lượng và nâng cao khả năng của lực lượng hỏa tiễn khiến Hoa Kỳ phải duyệt lại chiến lược an ninh và thay đổi cách để bảo vệ lực lượng Mỹ triển khai ở Tây Thái Bình Dương hầu đối đầu với đe dọa gia tăng từ Bắc Kinh".

Rồi tờ Washington Post ngày 3/4/2018 đưa tin, "Tân Bộ trưởng quốc phòng Ngụy Phương Hòa tới Nga để tham dự Hội thảo Lần thứ VII về An ninh thế giới tại Mạc Tư Khoa đã nói việc ông viếng thăm Nga đã gửi một tín hiệu cho Hoa Kỳ thấy sự gia tăng liên hệ giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa. Ông còn nói rằng ông chọn Nga là chuyến xuất ngoại đầu tiên để cho thế giới thấy sự phát triển ở mức độ cao của mối liên hệ song phương và quyết tâm của quân đội Trung Quốc củng cố mối liên hệ này". Cuộc hội thảo quy tụ khoảng 100 phái đoàn đến từ khắp nơi trên thế giới, phần lớn là các tổng tham mưu trưởng quân đội và bộ trưởng quốc phòng.

Trong cuộc hội thảo, Bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu nói rằng Tây Phương khích động Chiến tranh lạnh mới để lấy lại ảnh hưởng toàn cầu đã sói mòn và Nga sẽ dùng mọi phương tiện sẵn có trong tay để tự vệ. (Russia’s Foreign Minister Sergei Lavrov says Moscow will defend itself by using the "the whole arsenal of means at our disposal".

Chiến tranh lạnh mới đã thực sự trở lại. Hoa Kỳ đang đối đầu với liên minh Nga-Hoa giống như thời kỳ sau Đệ II Thế chiến. Mới đây Bộ trưởng James Mattis nói huỵch toẹt rằng Hoa Kỳ không còn đặt ưu tiên vào việc chống khủng bố nữa mà tập trung nỗ lực đối phó với Nga và Trung Quốc. (Terrorism no longer the military’s top priority, Mattis says.) Thế nhưng Chiến tranh lạnh mở ra trong bối cảnh mới, Nga và Hoa Lục đứng chung một tuyến để đối đầu với Mỹ.

Với Nga, Hoa Kỳ và NATO đã và đang mở chiến dịch cấm vận và cô lập ngoại giao. Còn với Hoa Lục, Mỹ chưa có chiến lược nào dứt khoát mà vẫn là "vừa hợp tác vừa canh chừng". Có thể nói, sự sụp đổ của Liên Bang Sô-viết năm 1991 chỉ giải phóng các quốc gia Đông Âu và Baltic. Sau 27 năm, cục diện trở lại nguyên như cũ với một nước Trung Hoa mạnh lên gấp bội và với một nước Nga vũ khí cũng tối tân gấp bội. Một số nhà bình luận đã mỉa mai rằng, ông Kissinger hợp tác với Tàu để làm tan rã khối Sô-viết. Nay ông Obama và ông Trump lại giúp cho Nga-Tàu đoàn kết lại để đối phó với chính mình.

Cuộc Chiến tranh lạnh mới trở nên vô cùng nguy hiểm khi hai bên đề cập tới việc sử dụng vũ khí nguyên tử. Theo Reuters ngày 1/3/2018, Tổng thống Putin nói rằng Nga coi việc tấn công nguyên tử vào đồng minh của Nga như tấn công vào chính nước Nga và sẽ trả đũa tức thì". (President Vladimir Putin said on Thursday that Moscow would regard a nuclear attack on its allies as a nuclear attack on Russia itself and would immediately respond)". Thế nhưng Nga không nói rõ quốc gia nào là đồng minh, có thể là Hoa Lục, Ba Tư, Bắc Hàn, Cuba, Syria, Belarus chăng ?

Khi Liên Bang Xô-viết xụp đổ, xã hội hỗn loạn, Hoa Lục vẫn còn nghèo đói và loay hoay với kế hoạch chuyển đổi qua kinh tế thị trường. Hai quốc gia này "yếu như con sên", lúc đó Hoa Kỳ trở thành "Độc Cô Cầu Bại" và cả thế giới sống dưới cái gậy chỉ huy của Mỹ. Nhưng 27 năm sau, Nga phục hồi lại sức mạnh, Hoa Lục vươn lên thành siêu cường quân sự lẫn kinh tế thì… cục diện thế giới thay đổi là lẽ đương nhiên. Hiện nó đang thay đổi. Và thay đổi như thế nào ?

- Mỹ chấp nhận "Tam Phân Thiên Hạ" tức chấp nhận quyền lợi cũng như ảnh hưởng của Nga, Hoa Lục trên vũ đài chính trị. Điều này khó quá vì lúc nào Mỹ cũng phải là "number one", rớt xuống "number two" là chết liền. Trong cuộc tỉ thí võ công, nếu Đông Phương Bất Bại thua Lệnh Hồ Sung thì Đông Phương Bất Bại sẽ phải tự sát chết vì không thể chấp nhận đứng thứ nhì trong thiên hạ.

- Tạm thời hòa hoãn với Hoa Lục theo sách lược "Tái Cân Bằng Lực Lượng" để mua thời gian khi diệt được Nga sẽ "tính sổ" Trung Quốc. Thế nhưng lại khó hòa hoãn với Hoa Lục khi Bắc Kinh đang lấn chiếm Biển Đông và bành trướng ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu.

- Dùng Chiến tranh lạnh o ép, cấm vận, cô lập Nga, đem quân NATO áp sát vào biên giới Nga… cho tới lúc kinh tế Nga sụp đổ và phải quỳ gối và chấp nhận dưới trướng của Tây Phương. Các chiến lược gia Hoa Kỳ và Âu Châu (Anh, Pháp, Đức) đang theo đuổi sách lược này. Ngày 6/4/2018, ngoài những cấm vật ngặt nghèo sẵn có, Hoa Kỳ loan báo trừng phạt thêm 38 giới chức và công ty Nga, trong đó có vệ sĩ của ông Putin, con rể, người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia và cựu thủ tướng Nga.

Thế nhưng cuộc Hội thảo An ninh toàn cầu lần thứ VII tại Mạc Tư Khoa vừa rồi với 100 quốc gia tham dự cho thấy Nga không bị cô lập như Tây Phương kỳ vọng. Nga đang mở rộng ảnh hưởng kinh tế, quân sự ở Trung Đông, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Cho nên đối phó với Nga không dễ như người ta tưởng. Mỹ đang cố giữ ngôi vị "Võ Lâm Chí Tôn" của mình bằng môn võ công "Quỳ Hoa Bảo Điển" trong khi Nga đã có "Độc Cô Cửu Kiếm" và Hoa Lục đã có "Tịch Tà Kiếm Phổ".

Đào Văn Bình

(California ngày 15/4/2018)

Nguồn : Nhật ký Biển Đông, CaliToday, 15/04/2018

Published in Quốc tế