Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Tiền là Tiên là Phật". Chẳng ai phản đối câu nói dân dã này của người Việt Nam. Nói tóm lại kinh tế quyết định tất cả. Sự thành bại của một cá nhân, của một quốc gia phụ thuộc vào kinh tế.

nobel1

Giải Nobel Kinh tế năm 2024 đã được trao cho Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson vì những nghiên cứu của họ về tầm quan trọng của các thể chế đối với sự thịnh vượng của các quốc gia - Ảnh : Nobel Prize

Nhưng cái gì quyết định cho sự thành bại của kinh tế ?

Câu trả lời nằm trong giải Nobel Kinh tế 2024.

Giải Nobel Kinh tế năm 2024 đã được trao cho Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson vì những nghiên cứu của họ về tầm quan trọng của các thể chế đối với sự thịnh vượng của các quốc gia. Họ chỉ ra rằng các thể chế dân chủ, bảo vệ quyền sở hữu và hạn chế lạm dụng quyền lực, giúp thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế lâu dài. Ngược lại, các thể chế chiếm đoạt, tập trung quyền lực và tài sản vào một số người nào nào đó thường kìm hãm sự phát triển kinh tế. Những nghiên cứu của họ được thể hiện trong cuốn sách "The origins of Power, Prosperity, and Poverty : Why Nations Fail" (Những nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo khó : Vì sao các quốc gia thất bại).

nobel2

Tôi không muốn đi sâu vào các chi tiết của cuốn sách, chỉ biết rằng cuốn sách này đã được xuất bản từ năm 2012 được dịch ra hơn 30 thứ tiếng (kể cả tiếng Việt). Cuốn sách đã có một ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và phát triển.

Đã có biết bao nhiêu bài báo, sách vở chỉ trích chế độ độc tài, nguyên nhân của sự nghèo đói và kém phát triển. Nhưng cuốn sách này là một cuốn nghiên cứu sâu rộng, khoa học với các dẫn chứng cụ thể và nó đã xứng đáng đạt giải Nobel. Như vậy, giải Nobel cũng đã chính thức vạch mặt chỉ tên độc tài.

Sự sụp đổ không thể tránh khỏi của các chế độ độc tài

Các chế độ độc tài, dù có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài, cuối cùng cũng có xu hướng sụp đổ vì nhiều lý do mang tính cấu trúc.

Về bản chất, các chế độ này không ổn định, giống như một thứ cân bằng không bền, mà đã có lần tôi đã dùng đến trong một bài viết trước đây. (Người đi trên dây là một thí dụ cân bằng không bền. Quả lắc đồng hồ là một thí dụ về cân bằng bền). Lịch sử của nhân loại đã cho chúng ta nhiều thí dụ về tính không ổn định và sự sụp đổ không tránh khỏi của các chế độ độc tài.

Một cách ngắn gọn nhất, các chế độ độc tài sụp đổ vì :

1. Điểm yếu đầu tiên là nó thiếu tính chính danh từ nhân dân, tính chính danh dân chủ. Khác với các chế độ dân chủ, các chế độ độc tài thường cướp chính quyền và duy trì quyền lực bằng bạo lực và đàn áp. Đây là những nguyên nhân gây ra bất mãn và các phong trào phản kháng của nhân dân. Khi những bất mãn này đạt đến đỉnh điểm, chế độ sẽ sụp đổ dưới áp lực của các cuộc đấu tranh, biểu tình của nhân dân.

2. Điểm yếu thứ hai của chế độ độc tài là nó tập trung quyền lực vào tay của một cá nhân hay một nhóm người. Điều này dẫn đến lạm dụng quyền lực và tham nhũng tràn lan. Thiếu sự kiểm soát và đối trọng, các chế độ này trở nên mục nát từ bên trong vì không còn ai có thể kiểm soát được ai, cho đến một lúc nào đó không còn có thể nào cứu vãn được nữa.

3. Điểm yếu thứ ba chính là điều mà giải thưởng Nobel kinh tế 2024 đã nói đến : Kinh tế kém hiệu quả. Các chế độ độc tài không thể đảm bảo được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Tự do cá nhân bị bóp nghẹt, tự do sáng tạo sẽ bị hạn chế. Tham nhũng làm bộ máy kinh tế không thể nào hoạt động một cách bình thường.

Sự phồn thịnh hay đói nghèo của một đất nước hay một dân tộc không phụ thuộc vào vị trí địa lý, chủng tộc, tôn giáo hay sự ngắn dài của lịch sử mà là kết quả của thể chế chính trị. Nước Mỹ chỉ có hơn 200 năm lịch sử, nước ta trên 4.000 năm… nhưng cả là hai phương trời cách biệt !

Kinh tế Việt Nam có thể cứu vãn được không ?

Trong thực tế, một số đặc điểm riêng của Việt Nam (văn hóa, lịch sử, xã hội…) đã làm cho chế độ cộng sản có thể bám rễ lâu hơn so với các chế độ độc tài khác. Tôi mạo muội đưa ra một số đặc điểm sau :

1. Chế độ cộng sản không coi trọng cá nhân (trong nhân dân) và luôn luôn đề cao tính tập thể. Đặc điểm này có vẻ như hợp với người Việt Nam. Từ ngàn đời, người Việt Nam ta có truyền thống sống trong các làng xã nhỏ bé, nơi mà mọi người biết rõ nhau, thậm chí có quan hệ huyết thống với nhau và cùng hỗ trợ nhau để tồn tại. Sự đoàn kết chặt chẽ này giúp hình thành tinh thần tập thể mạnh mẽ và dễ đồng nhất với tư tưởng cộng sản, vốn coi trọng tập thể và cộng đồng hơn cá nhân. Chế độ cộng sản đã khéo léo khai thác đặc tính này, sử dụng nó như một công cụ để duy trì sự thống nhất và kiểm soát xã hội.

2. Tinh thần yêu nước và chống ngoại xâm. Người Việt Nam có truyền thống yêu nước, có lịch sử lâu dài chống lại thành công các cuộc xâm lược từ Trung Quốc. Chính quyền cộng sản đã rất thành công trong việc động viên, kích động nhân dân trong các cuộc chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ. Họ khéo léo gắn kết những thành công đó với tư tưởng cộng sản, khiến nhiều người dân tin rằng Đảng với tư tưởng cộng sản là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ đất nước trước sự đe dọa của ngoại bang. Yêu nước trở thành yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam tự nhiên trở thành một yếu tố quan trọng củng cố tính chính danh của chế độ, hóa giải được điểm yếu chí mạng của một chế độ độc tài (xem Yếu tố số 1 nêu trên).

3. Chấp nhận quyền lực từ trên xuống dưới. Nước ta là một nước nông nghiệp, phong kiến lạc hậu. Người Việt Nam quen với việc chấp nhận quyền lực từ trên xuống dưới. Ngày xưa có vua, bây giờ thì có đảng. Trong cấu trúc xã hội Việt Nam, sự tuân thủ và tôn trọng quyền lực đã trở thành một phần của văn hóa. Chính quyền cộng sản đã kế thừa và khai thác mô hình quyền lực này, áp đặt quyền lực mạnh mẽ từ trung ương đến địa phương. Điều này khiến cho người dân có xu hướng dễ chấp nhận và ít chống đối sự cai trị từ trên.

4. Tính linh hoạt, khôn lỏi và thích nghi với hoàn cảnh. Trên đây là tôi tạm thời liệt kê một vài yếu tố có tính chất xã hội, cộng đồng, nói chung. Còn về cá nhân, người Việt có tính khôn lỏi rất cao để thích nghi với hoàn cảnh. Họ có thể chấp nhận điều chỉnh cuộc sống của mình dưới bất kỳ chế độ nào, luồn lách, tìm cái lợi riêng trong một thể chế chung tồi tệ. Người ta có thể nhắm mắt làm ngơ trước những bất công của xã hội, miễn là mình còn có lợi. Hơn nữa, trong xã hội Việt Nam, gia đình là một yếu tố hạch nhân trung tâm rất quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân. Nhiều người tìm cách sống khôn lỏi, an phận để bảo vệ an toàn cho mình và gia đình. Chế độ cộng sản cũng khéo léo lợi dụng yếu tố này để duy trì sự ổn định, thậm chí khuyến khích việc giám sát lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội.

5. Tính kiên nhẫn và sức chịu đựng. Chắc chắn chúng ta là một dân tộc có tính kiên nhẫn và chịu đựng rất cao. Nói một cách dân dã "thà đói khổ nằm nhà còn hơn là đi đấu tranh đòi hỏi một cái gì đó chống lại chính quyền".

nobel3

Bức tường Berlin, bểu tượng của độc tài và chuyên chính, sụp đổ ngày 9/11/1989 - Ảnh minh họa

6. Dân trí. Dưới đây là một đoạn trích trong báo Tiền Phong, Cơ quan trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh : "Tản Đà đã chỉ ra một vấn nạn vô cùng nặng nề và dai dẳng của dân tộc : ấy là mối quan hệ giữa dân trí với nạn quan lại tham nhũng :

Thật có hay là mắc tiếng oan

Kém năm trăm nữa đủ ba ngàn !

Hơi đồng đã sạch mồm ông lớn

Mặt sắt còn bia miệng thề gian

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn

Cho nên quân nó dễ làm quan

Đào mà đào được nên đào mãi

Mềm cứng bây giờ đất Vĩnh An ?

(Tản Đà gợi ý cho Ngô Tiếp là nhân viên của tòa soạn "An Nam tạp chí" viết lại truyện này lấy tên là "Tờ chúc thư")

Rõ ràng dân trí của chúng ta vẫn đang là một vấn nạn khổng lồ của ngày hôm nay. Xã hội chỉ thay đổi được trước những đòi hỏi mãnh liệt của quần chúng nhân dân.

Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, nhưng dân trí của ta có thể vẫn ở mức độ cách đây vài trăm năm của Châu Âu.

Chế độ độc tài nào rồi cũng phải sụp đổ nhưng nếu dân trí không khá hơn thì chúng ta vẫn tiếp tục "xứng đáng được hưởng" những "thành quả" của chủ nghĩa xã hội và tiếp tục tiến tới chủ nghĩa cộng sản thiên đường.

Giải thưởng Nobel là giải thưởng quốc tế danh giá nhất dành cho những công trình nghiên cứu có những đóng góp lớn lao trong việc làm cho xã hội loài người tốt hơn. Phủ nhận các giải thưởng Nobel đồng nghĩa với phủ nhận sự tiến bộ của nhân loại.

Hoàng Quốc Dũng

(16/10/2024)

Additional Info

  • Author Hoàng Quốc Dũng
Published in Quan điểm

Mong Việt Nam có Nobel Văn chương : Phát ngôn bi hài ‘mở hàng’ năm 2022 ?

RFA, 11/01/2022

Tại buổi lễ phát động Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi và trao giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sáng 9 tháng 1 năm 2022, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu : "Tôi luôn mong ước một ngày không xa Việt Nam sẽ có nhà văn đạt giải thưởng Nobel Văn chương, mang đến niềm tự hào cho đất nước". Trong buổi lễ còn có Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

nobel1

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc - AFP

Câu nói của ông Phúc bị cư dân mạng xã hội cười cợt, cho rằng đây là một câu nói ngô nghê, ngớ ngẩn của một quan chức ‘mở hàng’ cho năm 2022.

Anh Hoàng Nhơn, kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh, nêu suy nghĩ của mình với RFA sáng 11 tháng 1 :

"Theo tôi thì phải có tự do tư tưởng cái đã. Không có tự do tư tưởng thì làm sao mà viết hết những gì trong ruột, trong dạ người ta suy nghĩ. Làm sao mà chạm tới những hiện tượng xã hội, chạm tới con tim người dân trong xã hội mà đoạt giải được ?

Ổng nói thì cứ nói vì trước giờ ổng vẫn vậy mà. Nói chung là hay vẽ vời, với lại họ nói với cái Hội nhà văn của họ thôi. Cái hội này cũng của nhà nước nên cũng phải theo chỉ thị, định hướng từ trên. Trên thả thì dưới mới dám làm".

Nhà báo tự do Thiện Nhân viết trên danh khoản Facebook cá nhân của mình :

"Xét ra, cái mong ước đó rất chân thành và cũng chính đáng, nhưng ông chủ tịch đã không hiểu rằng nó khó thực hiện trong điều kiện xã hội, chính trị, văn hoá của đất nước do ông và các đồng sự đang điều hành hiện nay ; và nó vừa hài hước vừa tội nghiệp, cho ông, và cho cả chúng ta - những thành viên của cộng đồng. Đồng thời, dường như cái mong ước của lãnh đạo cũng là lời nhắn gởi, nhắc nhở, như một thứ nhiệm vụ trao cho những cán bộ lãnh lương để làm công tác văn chương : Hội Nhà Văn".

Từ nhiều năm qua, hiện tượng các quan chức phát ngôn khiến dân bật cười nén tiếng thở dài không còn là chuyện lạ. Từ phát ngôn của ông Nguyễn Phú Trọng năm 2013 tại phiên họp tổ của Quốc hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 : "Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa…" ; phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng năm 2014 : "Công tác đấu tranh của riêng Quản lý thị trường đã cố gắng nhưng phương tiện công cụ vừa yếu, vừa thiếu. Một câu chuyện có thật là, ở nhiều nơi thanh kiểm tra, anh em cán bộ phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón !" ; đến phát ngôn của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường năm 2015 : "Ùn tắc là xe phải đứng im trong 30 phút, còn các vụ việc kẹt xe kéo dài ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là ùn ứ vì xe vẫn có thể nhúc nhích được"…

Với ông Nguyễn Xuân Phúc, có lẽ câu nói khiến ông bị dân cười nhiều nhất trong năm 2021 là câu : "Trước đây, sau năm 1975 một thời gian dài, người ta nói nếu cái cột điện biết đi thì chạy sang Mỹ hết. Còn bây giờ, thực tại nước Mỹ những tháng qua và nhiều nước khác thì nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam".

Quay lại với phát biểu của ông Phúc về giải Nobel Văn chương cho Việt Nam một ngày không xa, nhà văn Trần Ngọc Tuấn hiện ở Cộng hòa Séc bật cười, nói với RFA quan điểm của mình :

"Tôi thấy nó rất hài hước. Nó hài hước ở chỗ chỉ khi nào các nhà văn và người nghệ sĩ được tự do sáng tạo trong môi trường tự do thì tài năng mới phát triển được. Tôi biết rất nhiều tác phẩm của những người bạn tôi viết rất hay nhưng không thể in ra được mà chỉ là những tác phẩm ‘giấu trong ngăn kéo’.

Tôi nghĩ cái thể chế chính trị nó quyết định. Cái thể chế không có tự do sáng tạo nó kìm hãm sự phát triển của văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật muốn đoạt được những giải thưởng cao, đi vào lòng người đọc là phải có tự do sáng tạo. Việt Nam thiếu môi trường học thuật và tự do sáng tạo thì không bao giờ có giải thưởng như thế mặc dù ông ấy mong. Để thay đổi tận gốc thì trước hết cho tự do sáng tác đi, cho tự do ngôn luận đi, cho tự do báo chí đi. Tôi nghĩ Việt Nam không thiếu những nhà văn có tài".

Từ 1901 đến 2021, Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã có 114 lần trao giải Nobel Văn chương cho 118 người. Người đầu tiên nhận giải này năm 1901 là nhà văn người Pháp Sully Prudhomme. Người đoạt giải Nobel Văn chương năm 2021 là nhà văn Abdulrazak Gurnah, Cộng hòa Thống nhất Tanzania thuộc Châu Phi.

Tuy mong ước Việt Nam sớm có giải Nobel Văn chương và bày tỏ niềm tin vào tất cả các nhà văn, các tác giả trẻ, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng không quên chỉ đạo các cơ quan chức năng ‘cần tạo ra không gian sáng tạo để các nhà văn sáng tạo, nhưng không được làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, dân tộc và của đảng đã xây dựng’.

Chỉ đạo của ông Phúc không khác với những gì mà Ban Tuyên giáo đang làm, tức là vẫn kiểm tra, giám sát tất cả các lĩnh vực sáng tác theo tiêu chí của Đảng ; định hướng hoạt động báo chí, xuất bản. Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa từng nhấn mạnh, mỗi cơ quan báo chí Nhà nước phải là pháo đài chính trị tư tưởng vững chắc trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân, thế hệ trẻ có sức đề kháng, sức miễn dịch tốt trước các thông tin xấu độc.

Với cách quản lý như vậy thì ước mong của Chủ tịch Việt Nam về một giải Nobel Văn chương sẽ mãi chỉ là mơ ước mà thôi !

Nguồn : RFA tiếng Việt, 12/01/2022

**********************

Giải Nobel nào dành cho Việt Nam ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 11/01/2022

Trang Nobel Prize hiện vẫn lưu giữ mục riêng ghi danh ông Lê Đức Thọ, tức Phan Đình Khả (1911 – 1990) là người được trao nhưng từ chối nhận giải.

nobel2

"Tôi luôn mong ước một ngày không xa Việt Nam sẽ có nhà văn đạt giải thưởng Nobel văn chương, mang đến niềm tự hào cho đất nước".

Đó là mơ mộng của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi dự lễ phát động Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi và trao giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sáng 9/1/2022 tại trụ sở hội.

Người soạn diễn văn cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rất khéo nịnh khi dẫn lại lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua : "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn…", qua đó diễn văn chấp những lời có cánh cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, rằng dân tộc ta có thể trường tồn trong một thế giới đa dạng và hội nhập phong cách như ngày nay đòi hỏi văn hóa phát triển mạnh mẽ hơn trên cái hồn cốt của dân tộcCác nhà văn là những người bền bỉ hết thế hệ này đến thế hệ khác đi gieo những hạt giống nhân văn, nhân ái trên cánh đồng nhân cách con người… Các nhà văn Việt Nam, toàn xã hội hãy vì tương lai của con em mình mà dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em.

Người chấp bút diễn văn cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc càng khéo hơn khi hiểu thói quen ‘đao to búa lớn’ của cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi viết kiểu ‘gửi gắm’ mang tính chỉ đạo rất quen thuộc trong diễn văn chính khách : "Tôi luôn mong ước một ngày không xa Việt Nam sẽ có nhà văn đạt giải thưởng Nobel văn chương, mang đến niềm tự hào cho đất nước. Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào tất cả các nhà văn, tác giả trẻ hôm nay".

Và đoạn sau đây càng cho thấy tài của người chấp bút soạn diễn văn này, khi thòng thêm câu của mô thức "chỉ đạo định hướng", là "cần tạo ra không gian sáng tạo để các nhà văn sáng tạo nhưng không được làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, dân tộc và của Đảng đã xây dựng".

Văn mình, vợ người. Xin tạm không lạm bàn chuyện tài năng, chỉ xoay quanh yêu cầu "không được làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, dân tộc và của Đảng đã xây dựng", cho thấy ở Việt Nam cũng rất khó khi muốn nối lại giấc mơ dang dở về Nobel Hòa bình, khi mà trang Nobel Prize hiện vẫn lưu giữ mục riêng ghi danh ông Lê Đức Thọ, tức Phan Đình Khả (1911 – 1990) như người được trao nhưng từ chối nhận giải.

Hôm 8/10/2021, AAP đưa tin hai nhà báo có tác phẩm điều tra thu hút sự quan tâm lớn của dư luận tại Nga và Philippines đã được trao giải Nobel Hòa bình, trong động thái nhằm tôn vinh quyền tự do ngôn luận mà ủy ban trao giải mô tả là đang bị đe dọa trên toàn cầu.

Maria Ressa và Dmitry Muratov đã được trao giải thưởng "vì sự dũng cảm đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Philippines và Nga" – Chủ tịch Berit Reiss-Andersen của Ủy ban Nobel Na Uy phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 8/10. "Đồng thời, họ là đại diện của tất cả các nhà báo đứng lên vì lý tưởng này trong một thế giới mà dân chủ và tự do báo chí phải đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" – bà nói thêm.

Giải thưởng này là giải thưởng đầu tiên dành cho các nhà báo kể từ khi Carl von Ossietzky người Đức giành được nó vào năm 1935 vì tiết lộ chương trình tái vũ trang bí mật của đất nước ông sau chiến tranh.

Reiss-Andersen nói : "Báo chí tự do, độc lập và dựa trên sự thật nhằm bảo vệ chống lại sự lạm quyền, dối trá và tuyên truyền chiến tranh".

Muratov là tổng biên tập của tờ báo điều tra Nga Novaya Gazeta, tờ báo đã có điều tra về hành vi sai trái và tham nhũng, đồng thời đưa tin rộng rãi về cuộc xung đột ở Ukraine. Ông là người Nga đầu tiên đoạt giải Nobel Hòa bình kể từ sau nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev năm 1990.

Ressa đứng đầu Rappler, một công ty truyền thông kỹ thuật số do bà đồng sáng lập vào năm 2012, và đã trở nên nổi bật nhờ báo cáo điều tra, bao gồm cả những vụ giết người quy mô lớn trong chiến dịch chống ma túy ở Philippines.

Vào tháng 8 năm ngoái, một tòa án Philippines đã bác bỏ vụ kiện bôi nhọ đối với Ressa. Nhà báo này nói rằng bà đã bị nhắm mục tiêu vì các bài báo chỉ trích trên trang tin tức của bà.

Hoàn cảnh của Ressa, một trong số nhà báo được Tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm vào năm 2018 vì chống lại sự đe dọa của giới truyền thông, đã làm dấy lên lo ngại quốc tế về hành vi quấy rối truyền thông ở Philippines, quốc gia từng được coi là tiêu chuẩn cho tự do báo chí ở châu Á.

Còn với Việt Nam, chỉ cần nhìn từ Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là có thể hình dung về thế nào là tự do báo chí. Theo đó, vì muốn thực hiện quyền tự do báo chí không phải chịu sự định hướng của Tuyên giáo Đảng, ngày 4 tháng 7 năm 2014 một nhóm ký giả, phóng viên, nhà văn đã đứng ra thành lập một hiệp hội chính thức mang tên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Mục đích của hội là "nhằm thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí". Trong số người chủ trương là nhà báo Phạm Chí Dũng và linh mục Lê Ngọc Thanh, cả hai đều là người được trao giải "Anh hùng thông tin" của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) hồi tháng 5 năm 2014.

Bản tin trên VOA hôm 06/01/2022, có đoạn viết : Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập và blogger của VOA, là một trong số 2 nhà báo duy nhất trên thế giới, theo thống kê của RSF, bị tuyên án nặng nhất với 15 năm tù trong năm 2021. Người cũng nhận bản án dài tương tự trong năm vừa qua là nhà báo Ả-rập Xê-út gốc Yemen, Ali Abulohom.

Theo RSF, việc ông Dũng lập ra Hội Nhà báo Độc lập "là một sự bất thường trong một đất nước mà tất cả các phương tiện truyền thông được cho là phải tuân theo đường lối của Ban Tuyên giáo", và án tù nặng cho nhà báo Phạm Chí Dũng cho thấy "lập trường cứng rắn hơn của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện tại ở Hà Nội".

… Trong bối cảnh như trên, liệu giấc mơ giải thưởng Nobel văn chương trao cho tác giả nào đó của Việt Nam có hiện thực với yêu cầu thỏa mãn tiêu chí "không được làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, dân tộc và của Đảng đã xây dựng" ?

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 10/01/2022

***********************

Ch tch Nhà nước và khát vng mt tri mc hướng Tây !

Trân Văn, VOA, 10/01/2022

Ai cũng biết mt tri luôn mc hướng Đông nhưng ông Nguyn Xuân Phúc, Ch tch Nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam va th l mt khát vng mà đem khát vng y đi chiếu vi đường li, ch trương ca Đảng cộng sản Việt Nam, cũng như cách qun tr, điu hành x s t trước đến nay ca quc hi, nhà nước, chính ph Vit Nam thì mong mun "mt ngày không xa Vit Nam s có nhà văn đt gii thưởng Nobel Văn chương, mang đến nim t hào cho đt nước" (1) chng khác gì mơ ước mt tri mc hướng Tây !

phuc1

Ước mơ ca ông Nguyn Xuân Phúc : "Mt ngày không xa Vit Nam s có nhà văn đt gii thưởng Nobel Văn chương, mang đến nim t hào cho đt nước". Hình minh ha.

***

T 1901 đến 2021, Vin Hàn lâm Khoa hc Thy Đin đã có 114 ln trao gii Nobel Văn chương cho 118 người.

Cho dù trước nay, Nobel Văn chương không có tiêu chí chung nên luôn là gii thưởng khó d đoán nht trong s sáu loi gii Nobel được trao hàng năm (Năm loi gii Nobel còn li có ba được Vin Hàn lâm Khoa hc Hoàng gia Thy Đin chn trao cho các lĩnh vc : Vt lý, Hóa hc, Kinh tế. Hai gii Nobel v Sinh hc, Y hc do Hi Nobel Vin Karolinska quyết đnh. Riêng gii Nobel Hòa bình thuc thm quyn xét tng ca y ban Noel Na Uy).

tuy nhiên nếu chu khó xem gii thích ca Vin Hàn lâm Khoa hc Thy Đin v lý do h chn nhà văn nào đó đ trao gii Nobel Văn chương (2), có th thy, Nobel Văn chương ch được trao cho nhng nhà văn hoc có đt phá v văn phong, tr thành nhân vt tiên phong v phương thc din đt, hoc tác phm có s khai phá v tư tưởng, khơi gi đ đc gi ngm nghĩ v nhng vn đ có liên quan đến thi đi, đến nhân loi và nhng nhà văn này thường được xem là dũng cm vì dám gt b nhng th mà h cho là cũ k...

Liu người Vit có kh năng đó không ? Chc chn là có ! Vn đ nm ch, dưới ách ca Đảng cộng sản Việt Nam, Vit Nam có phi đt lành cho nhng nhà văn như thế ?

***

Dường như ông Phúc đ cp tiNobel Văn chươngch vì tin ming khi tham dL phát đng Cuc vn đng sáng tác văn hc v đ tài thiếu nhi và trao gii thưởng ‘Tác gi tr Ln th nht ! Nếu y viên B Chính tr đang gi vai trò Ch tch Nhà nước quan tâm ti văn chương và thc s mong mun "mt ngày không xa Vit Nam s có nhà văn đt gii thưởng Nobel Văn chương, mang đến nim t hào cho đt nước", ti sao ông li cùng đng ca ông đ cho nhà nước ca ông chng "t din biến, t chuyn hóa" ?

Xem "t din biến, t chuyn hóa" v tư tưởng, nhn thc là "thù đch", phi"đào tn gc, trc tn r" như Đảng cộng sản Việt Nam va nhai đi, nhai li, va thng tay trit h như đã và đang thy thì chc chn không nhà văn có đ tư cht tranh Nobel Văn chương nào tn ti được. Bao nhiêu người Vit mun th đt phá v tư tưởng, nhn thc khi h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam không h ngn ngi trong vic s dng h thng tư pháp như công c đ trng pht cái gi là "li dng t do, dân ch" ?

Trong mt xã hi có bi cnh như đã biết, ai dám nâng niu, nơi nào dám công b, phát hành nhng tác phm ca các nhà văn dám khai phá tư tưởng, nhn thc ?

Khi đ cp đến khát vng "mt ngày không xa Vit Nam s có nhà văn đt gii thưởng Nobel Văn chương, mang đến nim t hào cho đt nước", Ch tch Nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam vô tình làm người ta "sn gai c" vì s phn bi thm ca nhng văn ngh sĩ dính líu đến phong trào "Nhân văn Giai phm" trong ba năm t 1955 đến 1958 min Bc Vit Nam (3) vn còn hn sâu trong ký c nhiu người, vn còn là vết nhơ mà h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam không thèm gt ra.

Đến nay, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam vn chưa có bt k li xin li nào gi đến nhng văn ngh sĩ hi đó b quy kết là… munph nhn s lãnh đo ca đng trong lĩnh vc văn hóa văn ngh, ph nhn quyn lãnh đo chính tr và nhà nước duy nht ca đng, gây phương hi đến s nghip đu tranh gii phóng dân tc, thng nht đt nước và gia đình ca h, trong đó có nhng người như ông Đng Đình Hưng s dĩ "ngóc đu" lên được sau hai thp niên b nhn xung bùn là nh con trai.

Nếu năm 1980, Đng Thái Sơn không đot gii Nht Cuc thi piano Chopin ln th 10, chc chn ông Đng Đình Hưng đã "chết b, chết bi" t đu thp niên 1980 sau mt thi gian dài phi chăn bò Nông trường Chí Linh (4). Gii Nht y không ch giúp Đng Thái Sơn - mt công dân b ht hi, tham d cuc thi vi tư cách thí sinh t do được trao tng danh hiu Ngh sĩ Nhân dân (5) mà còn khiến đng gt b cáo buc "Tên đ t" dành cho Đng Đình Hưng, ri năm ngoái, vinh danh ông là "kỳ nhân" (6).

***

Trong s các giai thoi v Pushkin, đi thi hào người Nga (1799 1837) có chuyn, thu còn thơ, khi đng môn theo yêu cu ca thy giáo làm mt mt bài thơ t cnh mt tri mc, p úng bt ra Mt tri mc phương Tây khiến mi người cười , Pushkin đã đng dy, ng tác thêm ba câu na :Thiên h ngc nhiên chuyn l này. Ngơ ngác nhìn nhau và t hi thc dy hay là ng na đây ? Ai tin khát vng ca ông Phúc là đ ngh các nhà văn hãy thc dy đ lên đường tìm Nobel Văn chương ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/01/2022

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/chu-tich-nuoc-mong-mot-ngay-khong-xa-viet-nam-co-nha-van-doat-giai-nobel-20220109134103037.htm

(2) https://www.nobelprize.org/prizes/lists/all-nobel-prizes-in-literature/

(3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_trào_Nhân_Văn_–_Giai_Phm

(4) https://kontumquetoi.com/2017/04/10/cay-dang-no-hoa-truyen-the-giang/

(5) https://viettudomunich.org/2020/06/02/chuyen-dang-thai-son-doat-giai-chopin-o-varsovie/

(6) https://tienphong.vn/ky-nhan-ang-inh-hung-post1307337.tpo

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, Trần Dzạ Dzũng, Trân Văn
Published in Diễn đàn