Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giữa đêm 17 rạng sáng 18/10 tôi mở smartphone xem tin tức và chợt thấy hàng tin nóng "Mẹ Nấm được phóng thích và trên đường sang Mỹ".

Rồi tôi thấy hình ảnh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được đoàn tụ với hai cháu nhỏ trên máy bay trên đường đi Texas, làm tôi rưng rưng cảm động.

vi1

Mẹ Nấm cùng gia đình và những người ủng hộ tại sân bay Houston hôm 17/10 giờ địa phương

Vốn thường chỉ chú ý đến các tin tức kinh tế tài chính và những con số khô khan, tôi không ngờ mình có thể xúc động đến thế.

Giọt nước mắt chân thành có lẽ phải cho ra từ nhiều ngày kính phục người đàn bà tranh đấu này, nhất là các bồi hồi mong đợi từ ngày xem phim "Mẹ Vắng Nhà" về trường hợp Mẹ Nấm trong tù từ nhiều tháng ngày, bỏ lại hai đứa con bơ vơ ở nhà chờ Mẹ về, dù có bà ngoại chăm sóc thay hàng ngày - cũng lại thêm một bà mẹ có tuổi cô đơn nhẫn nhục, chịu đựng vì mong ước tự do dân chủ của con gái mình trong lao tù.

Thôi thì cứ để những giọt nước mắt đó của một người đàn ông già khó trào ra dễ dàng , trong phút vui mừng cảm động của một hoàn cảnh "rất người", rất thật !

Xin chào mừng Mẹ Nấm cùng hai con đến với bến bờ tự do trong một hành trình mới của kiếp người, dù bà có thể chen lẫn chút ngậm ngùi phải đi vào kiếp tha hương lưu đày của một chiến sĩ dân chủ như một số người khác ?

Nhưng cùng tin Mẹ Nấm này, tôi lại cũng muốn vinh danh một người đàn bà im lặng quả cảm khác, dù đó là một người rất nổi tiếng : bà Melania Trump.

Bà là phu nhân của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ, người chiếm các "headlines" trên truyền hình và báo chí mỗi ngày.

Bà Melania cũng liên hệ đến, tuy trong im lặng và gián tiếp, trường hợp Mẹ Nấm.

Cách đây nhiều tháng trước chuyến đi của Tổng thống Donald Trump sang Việt Nam vào tháng 11/2017 để dự hội nghị APEC và chính thức thăm Việt Nam lần đầu, bà Melania đã trao giải thưởng nhân quyền vắng mặt cho Mẹ Nấm (vắng mặt) trong một buổi lễ ở Toà Bạch Ốc.

Rồi trong chuyến du hành 11 ngày nổi tiếng đó sang Á Châu của ông Trump, bà Melania đã đi cùng chồng trong chặng đầu công du sang Trung Quốc, với nhiều hình ảnh tin tức tất nhiên được truyền hình đầy đủ.

Nhưng bất ngờ lớn nhất cho tôi lúc theo dõi các bản tin của phái đoàn Mỹ sang Đà Nẵng rồi chính thức ra thăm Hà Nội, là tin bà Melania không đi cùng ông Trump nữa mà ở lại Trung Quốc ít ngày rồi quay về Mỹ, để trên đường về ghé thăm một căn cứ quân sự Hoa Kỳ.

Bất ngờ vì theo nghi lễ, bà Melania được kỳ vọng lúc đó sẽ tiếp tục đi Việt Nam vì có rất nhiều nguyên thủ quốc gia cùng các phu nhân hay phu quân đến Đà Nẵng tham dự kỳ hội nghị quan trọng APEC.

Nhưng sau đó dò hỏi các tin tức trong vòng bán chính thức của giới lân cận, bà Melania sau khi trao giải nhân quyền cho Mẹ Nấm đã không muốn có mặt ở Việt Nam vì biết Tổng thống Trump do lý do ngoại giao chính trị sẽ không đề cập đến vấn đề nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam (đã làm nhiều người thất vọng) là nước chủ nhà, đừng nói gì chuyện trực tiếp can thiệp để đòi thả Mẹ Nấm và số đông hàng trăm các 'tù nhân lương tâm' khác.

candam1

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump tại lễ trao giải Phụ nữ Quả cảm 2017

Theo nguồn tin này, bà khó có thể vui vẻ bên yến tiệc đãi đằng của nước chủ nhà khi còn đông những người tranh đấu như Mẹ Nấm trong lao tù.

Bên cạnh ông chồng luôn sôi nổi tuyên bố trên các kênh truyền thông hàng ngày, nét mặt đẹp có phần lạnh lùng nhưng lại chứa đựng sự im lặng quả cảm tranh đấu cho quyền tự do con người của bà Melania, người đến từ quốc gia cựu cộng sản Slovenia, đã làm tôi âm thầm quí mến và kính phục.

Mới đây nhất trên TV và báo chí lại um xùm các tin đồn về đời sống cá nhân cũ của ông Trump, lần này thì bà Melania nổi tiếng với câu tuyên bố chính thức :

"Tôi yêu ông Trump và bỏ ngoài tai các chuyện đàm tiếu không quan trọng, vì tôi còn nhiều chuyện có ý nghĩa phải làm".

Bà lại cho tôi lần nữa niềm kính phục cá nhân.

Nhưng tin trong đêm về Mẹ Nấm được thả mới làm tôi nghĩ lại câu chuyện ít người biết trên của bà Melania để vinh danh bà một cách xứng đáng hơn qua truyền thông.

Tôi thầm mong có ngày gần đây bà Melania sẽ gặp Mẹ Nấm, và chúng ta được dịp vinh danh cả hai người đàn bà đáng kính phục đó.

Đỗ Quang Huy

Nguồn : BBC, 19/10/2018

Tác giả Đỗ Quang Huy, hiện sống tại Orlando, Florida.

Published in Diễn đàn
lundi, 09 juillet 2018 07:54

'Quỳnh ơi, Em phải sống !'

Khi Mẹ Nấm tuyệt thực vì bị đối xử bất công trong trại giam, nếu gắn nó với sự thúc đẩy dân chủ - nhân quyền tại Việt nam, người viết nghĩ về cái gọi là 'quyền đấu tranh'.

quynh1

Ảnh: Facebook Nguyễn Ngọc Lụa

Tuyệt thực là 'quyền tự quyết'

Không ai muốn tự hủy hoại bản thân mình, nhất là sự tự hủy hoại đó phía sau là cả một gia đình gồm mẹ và hai con nhỏ. Nhưng khi lựa chọn giữa sống vinh hay chết nhục, giữa bị nhục mạ hay đứng lên để thay đổi thì Mẹ Nấm lựa chọn sự đứng lên - bằng con đường tuyệt thực.

Vũ Đông Hà, tác giả trên trang Danlambao đã đúng khi thốt lên : Quỳnh ơi, Em phải sống !

Có hàng trăm lý do để Mẹ Nấm cần phải sống, hai trong số đó là vì người mẹ già và vì hai đứa con nhỏ. Nhưng cũng vì cần sống, nên Mẹ Nấm càng phải tuyệt thực, bởi sự nén nhịn 10 năm tù đày không đồng nghĩa với việc nhẫn nhịn trước những thủ đoạn hèn hạ nhằm khủng bố tinh thần trong cuộc sống trại giam.

Tuyệt thực là 'quyền tự quyết', tuyệt thực từng được coi là 'hình thái văn hóa được tổ chức để kiếm tìm công lý trong thế kỷ 20' [*] khi những nhà đấu tranh đòi cải thiện vấn đề nhân quyền từ trong lao tù, và tuyệt thực gần đây là nhằm đấu tranh cho quyền sống như con người trong lao tù. 

Nhà đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng khi bị giam giữ và đối diện với những trò khủng bố trong trại giam đã đạp mạnh vào cửa trại và hét lên : "Đây là trại giam hay là trại súc vật !".

Và nay, nhà đấu tranh Mẹ Nấm bằng hành động bất tuân dân sự, cắt đứt đường ăn uống để đưa 'trại súc vật' về lại trại giam dành cho con người.

Ủng hộ hay phản đối

Mẹ Nấm phải sống, nhưng người viết cũng ủng hộ quá trình tuyệt thực của Mẹ Nấm. Bởi cuộc chiến này là cuộc chiến dài, nhưng khi trong trại giam tiếp tục đối mặt với sự khủng bố và bôi nhọ về danh dự, nhân phẩm thì nó là 'trận chiến cuối cùng' về mặt phẩm giá. Cũng giống như những con cá nằm trên thớt, nằm yên là chết, quẫy là sống. Cuộc chiến của những nhà tù nhân lương tâm luôn là cuộc chiến sống-còn, là giữa trạng thái bị động – chủ động; là trạng thái của sự khuất phục và bất phục.

Tuyệt thực không phải là lựa chọn mang tính tối ưu, nhưng nó là biểu tượng của sự bất phục, bởi nó nằm sát yếu tố tự sát. Tuy nhiên, cận tự sát là để chống lại cái chết về tinh thần, và như vậy, tuyệt thực chính là một cách thức để duy trì thế đứng của sự sống và công bằng về sự sống.

Không ai quyết định một người tuyệt thực hay không trừ chính họ. Nhưng khi lựa chọn được đưa ra, thì đồng nghĩa họ nhận thức những tiêu cực sẽ diễn ra khi thực hiện về hành vi đó ; về mặt tư tưởng thì những giá trị về mặt đấu tranh tiếp tục được nâng cao, và những tù nhân lương tâm đã biến những nhà tù trở thành một trường học về sự bất tuân dân sự ; lòng kiên cường; giữ gìn phẩm giá của một con người ;... và vô vàng những ý nghĩa khác mà ngoài đời không thể kiểm đếm được.

Việt nam là vậy, các nước khác thì sao ?

Không phải chỉ tại trại giam ở Việt nam mới xuất hiện tình trạng tuyệt thực, mà tuyệt thực hiện diện ở những nơi mà người bị giam cảm thấy bất công, và phi lý. Tất nhiên, góc nhìn lẫn nhu cầu (về vật chất, lẫn tinh thần) của người bị giam ở các nước tiên tiến có phần khác Việt nam.

Tại bang California (Mỹ), vào năm 2013, cũng diễn ra cuộc tuyệt thực tại nhà tù  Susanville (nhà tù giam giữ các phạm nhân cấp độ IV) để yêu cầu ' cơ sở giam giữ sạch hơn, thức ăn tốt hơn và tiếp cận tốt hơn với thư viện'. Tất nhiên, cuộc tuyệt thực này khiến các nhà lập pháp Mỹ đi tới sự đồng ý tổ chức phiên điều trần công khai về các điều kiện trong các nhà tù an ninh (có mức độ an ninh cao) của bang California.

Vào tháng 5/1972, những tù nhân thuộc nhóm Vũ trang Cộng hòa IRA (Bắc Ireland) - bị áp tội danh 'khủng bố' đã tuyệt thực để đòi quyền đối xử như 'tù nhân chiến tranh', trong cuộc tuyệt thực đầu, các tù nhân đã yêu cầu : quyền mặc quần áo của mình ; quyền không làm công việc nhà tù ; quyền tự do hiệp hội ; quyền tổ chức các hoạt động giải trí của riêng mình ; và quyền khôi phục quyền giảm án. 

Như vậy, trong khi các loại tội phạm nghiêm trọng ở các nước đòi hỏi nâng cao quyền được tiếp cận nhà tù tốt hơn ; thì ở Việt nam - các tù nhân chính trị tiếp tục trong cuộc chiến gian khổ trong đòi quyền được giam với nhu cầu tối thiểu, trong đó có quyền được bảo vệ mạng sống bằng chính... mạng sống của mình. 

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 09/07/2018

Chú thích :

[*] Tuyệt thực có ý nghĩa gì trong thế giới hiện đại ?

Published in Diễn đàn

Sau Đại hội đảng khóa 12, Đảng cộng sản Việt Nam bắt tay ngay vào một chiến dịch trấn áp khổng lồ với những người đấu tranh cho quyền con người và quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Trong vòng một năm, từ 2016 đến 2017, con số những nhà đấu tranh, hoạt động bị bắt giữ lên tới hơn 30 người. Đặc biệt lần đàn áp này còn có những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, họ bị những phiên tòa một chiều không cho tranh luận, kết những mức án tù khủng khiếp từ 9 đến 10 năm, như trường hợp của Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

chuyen1

Con của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau khi biết tin mẹ đã được chuyển đi Thanh Hóa

Điều rất lạ là ở những năm trước, giới đấu tranh dân chủ thường nêu tên tuổi của những kẻ chủ mưu trấn áp phong trào dân chủ thì lần này, mặc dù con số bị bắt quá khủng khiếp, nhưng hầu hết không ai nói ra đích danh kẻ nào là tác giả. Những kẻ chủ mưu tội ác được đứng trong bóng tối, vì thế chúng không có gì phải e ngại. Những vị trí trước kia mỗi khi có đàn áp bị lôi ra cáo buộc trách nhiệm như thủ tướng, bộ trưởng công an thì ngày nay, chẳng thấy lời nào kết tội cho những kẻ đương nhiệm này. Nhiều nhà dân chủ còn bày tỏ thủ tướng đương nhiệm là người hiền lành, giản dị và dễ gần và cả tổng bí thư cũng vậy.

Nếu tổng bí thư, thủ tướng hiền lành, chủ tịch nước và bộ trưởng công an không có thực quyền, vậy kẻ nào là tác giả của những vụ bắt bớ tràn làn trong hai năm vừa qua ?

Thủ tướng, tổng bí thư đọc báo đều, đọc tin trên mạng cũng đều. Từ chiếc xe biển xanh ở tỉnh lẻ đến quán cà phê nhỏ ở một thành phố kia, có chuyện lên báo, lên mạng xã hội tổng bí thư, thủ tướng đều biết cả. Duy có hàng chục người hoạt động vì quyền con người bị bắt là các vị ấy không biết. Mặc dù mạng xã hội và các hãng truyền thông quốc tế liên tiếp đưa những hình ảnh đau thương của những đứa trẻ nhỏ do mẹ chúng bị bắt tù như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng chẳng vị lãnh đạo nào biết đến, làn sóng trấn áp với mức độ dã man và tinh vi càng lớn hơn.

Sau án tù 9 năm và 10 năm dành cho hai phụ nữ đang nuôi con nhỏ này, chưa thỏa mãn sự tàn bạo mang tính trả thù đê tiện, chế độ cộng sản đi bước kế tiếp, vô nhân đạo hơn và dã man hơn, đó là chuyển những người phụ nữ này đến những trại giam cách xa nhà của họ hàng trăm hàng ngàn cây số.

chuyen2

Trần Thị Nga và hai con thơ

Như trường hợp Trần Thị Nga, nhà ở miền Bắc bị chuyển vào trại tù ở miền Nam. Còn với trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà ở miền Nam thì chuyển ra trại tù phía Bắc.

Chuyển phạm nhân như vậy khiến cho gia đình đi thăm gặp, tiếp tế thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Những người tù nếu chỉ trông chờ vào lương thực của trại tù phát sẽ không đủ dinh dưỡng để chống lại những mầm bệnh có trong trại tù, có vô số những căn bệnh tiềm ẩn trong trại tù, chỉ cần sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược sẽ bị chúng tấn công vào cơ thể biến thành bệnh nan y.

Đây là cách mà trước đây chế độ cộng sản Việt Nam từng làm để thủ tiêu một cách tinh vi những tù nhân chính trị khi đưa họ vào những vùng núi rừng sâu thẳm phía Bắc, không hợp với khí hậu, lao động khổ sai, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh, ăn uống thiếu thốn là nguyên nhân khiến nhiều tù nhân phải bỏ mạng. Ông Kiều Duy Vĩnh một tù nhân trong thời gian này kể đội tù ông có hơn 70 người, số người chết trong tù vừa tròn 70.

Ngày nay với điều kiện đi lại và thăm gặp đối với những trại xa được cải thiện, nhưng nó vẫn là những khó khăn với những người tù và thân nhân họ, đặc biệt là những người phụ nữ có mức án tù dài. Đây thực sự là một ý đồ thâm độc, được triển khai có bài bản từ cấp cao nhất trong Bộ chính trị chứ không phải là một ý đồ từ trong bộ công an.

Những tù nhân hình sự dù án chung thân, phạm tội nhiều lần cũng không bị chuyển đi xa nhà như vậy, chỉ duy nhất tù chính trị là bị áp dụng biện pháp này.

Ai là tác giả của những vụ bắt bớ và hành hạ đê tiện với những người hoạt động nhân quyền như vậy ?

Trên thế giới có 2 lãnh tụ độc tài nổi tiếng trong chuyện dùng nhà tù, trại tập trung và các thủ đoạn áp dụng trong nhà tù để bảo vệ chế độ đó là Hitler và Stalin. Cả hai đều có tuổi thơ nghèo khó, đều có những cảm hứng về nghệ thuật như thơ ca và họa. Cả hai đều đi lên và chiếm được quyền lực bằng những thủ đoạn lẻo mép. Đồng thời cả hai đều nắm vững lực lượng công an trong tay mình.

Việt Nam hiện nay kẻ có những tương đồng với hai tên diệt chủng kia, không ai khác ngoài chính đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà năm 2016 đã nhảy vào đảng ủy Bộ Công An kiểm soát bộ này, để rồi từ đó những vụ bắt bớ, trấn áp những người bất đồng chính kiến, những người đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, ngôn luận ngày càng dã man hơn.

Là người cuồng tín chủ nghĩa cộng sản độc tài và chuyên ngành xây dựng chế độ độc tài, với những kiến thức mà Trọng thu nạp thời thanh niên là thời kỳ của sự cuồng tín, sùng bái cộng sản cao nhất. Trọng ít nhiều bị tổn thương khi thấy lúc uy tín của chế độ cộng sản bị suy giảm và ảnh hưởng của những người đối kháng chế độ cộng sản dâng cao. Với bản chất đê hèn và một tâm hồn què quặt mà người ta thường thấy ở những tên độc tài khát máu, Nguyễn Phú Trọng đã khuyến khích bộ công an phải dùng những thủ đoạn thâm độc và xảo trá để trả thù những người đấu tranh, đồng thời y cũng đẻ ra những tổ chức cờ đỏ như hồng vệ binh để cỗ vũ cho sự cuồng tín cộng sản. Tuy nhiên Nguyễn Phú Trọng khéo léo hơn là y biết giữ sao cho dư luận không đổ được trách nhiệm những vụ trấn áp lên đầu y, bằng cách dùng tay chân cài trong hàng ngũ những nhà đấu tranh để đánh lạc hướng dư luận vào những vụ việc khác.

Trước sau gì những tội ác của Nguyễn Phú Trọng dù được che giấu tinh vi đến đâu, cũng sẽ có ngày bị chính những đồng chí của y tố cáo. Làng Lại Đà nơi sinh ra Nguyễn Phú Trọng không những chẳng được vinh quang gì, mà khi rở thành mảnh đất ô nhục khi sinh ra một tên tội phạm sát nhân đang tâm bách hại đàn bà, con gái vì trái với lý tưởng cộng sản mà y tôn thờ.

Nếu còn chút lương tri, Nguyễn Phú Trọng nên có ngay chỉ thị cho Bộ công an chấm dứt hành vi đê hèn trả thù những phụ nữ như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 12/03/2018

Published in Diễn đàn

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến như là blogger Mẹ Nấm đã bị chuyển một cách bí mật tới một nhà tù cách xa 915 km và bị giam giữ trong điều kiện trại giam rất tồi và xa gia đình của cô. Tình trạng sức khoẻ của cô đang xấu đi trong khi thực hiện án tù giam 10 năm.

menam1

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hai đứa con nhỏ.

Mẹ Nấm đã bị chuyển từ một nhà tù ở tỉnh Khánh Hòa, là nơi gia đình cô đang ở, đến Trại giam số 5, một nhà tù khắc nghiệt ở tỉnh Thanh Hoá. Nhà chức trách đã không thông báo việc chuyển cô cho mẹ của cô, người đã đến thăm cô trong trại giam một tuần trước đó.

Mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nêu quan ngại nghiêm trọng về tình trạng sức khoẻ yếu của cô : mặt cô bị sưng phồng do phản ứng với việc sử dụng thuốc không đúng, nhiều ngón tay và ngón chân của cô bị đau trong khi nhà chức trách không cho phép mẹ của cô chuyển thuốc cho cô kể từ khi cô bị bắt giam vào tháng 10 năm 2016.

Việc chuyển nơi giam giữ xa gia đình sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thăm và tiếp tế cho cô. Một số thành viên trong gia đình bị theo dõi hàng ngày bởi lực lượng an ninh địa phương, và từng bị cảnh sát đánh đập nhiều lần khi cùng nhiều nhà hoạt động khác đòi trả tự do cho cô.

Ngày 17/11/2017, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Đà Nẵng đã giữ nguyên mức án tù 10 năm mà Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt Mẹ Nấm vì tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 chỉ vì cô đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và biểu tình. Theo cáo trạng, cô bị buộc tội chia sẻ nhiều bài viết trực tuyến và đã tham gia vào nhiều ở nơi cuộc biểu tình công cộng về nhiều vấn đề, bao gồm sự tàn bạo của lực lượng công an.

Cơ quan chức năng của Việt Nam thường xuyên bí mật chuyển tù nhân tới những nhà tù có điều kiện giam giữ khắc nghiệt và cách xa gia đình họ hàng trăm cây số, như một biện pháp trừng phạt. Nhà tù cũng từ chối cung cấp điều trị y tế cho tù nhân để buộc họ phải thú nhận hoặc đơn giản dùng biện pháp này như là một hình phạt cho các hoạt động ôn hòa cũng như những chỉ trích của họ đối với chính phủ Việt Nam.

Hãy viết ngay bằng tiếng Việt, Anh hoặc bằng tiếng mẹ đẻ của bạn để kêu gọi chính quyền Việt Nam :

Trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức và vô điều kiện khi cô là một tù nhân lương tâm bị giam giữ chỉ vì thực hiện các hoạt động ôn hòa nhằm bảo vệ và quảng bá nhân quyền ;

Chấm dứt việc chuyển nhà tù như một biện pháp trừng phạt và đảm bảo rằng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có quyền tiếp cận luật sư và các thành viên trong gia đình cũng như được chăm sóc y tế thích hợp tại Trại giam số 5 ;

Đảm bảo rằng cho đến khi cô ấy được trả tự do, Trại giam số 5 đối xử với cô đúng theo Các Nguyên tắc Tối thiểu theo Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về Đối xử với Tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và đặc biệt không bắt cô phải chịu sự tra tấn hoặc ngược đãi, bao gồm đến các điều kiện giam giữ ngặt nghèo.

Vui lòng gửi kiến nghị trước ngày 10/4/2018 tới

1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Văn phòng Thủ tướng Chính phủ

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

2. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội,

3. Bộ trưởng Ngoại giao và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

1 Tôn Thất Đạm, Ba Đình Hà Nội, Viet Nam

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Đồng thời gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại nước bạn.

Thông tin bổ sung

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người đồng sáng lập tổ chức độc lập Mạng lưới Bloggers Việt Nam vào tháng 12 năm 2013 và thường tham gia vào các sự kiện quảng bá nhân quyền qua việc viết blog, đăng và chia sẻ các bài viết và video. Các vấn đề mà đề cập bao gồm sự minh bạch của chính phủ, trách nhiệm giải trình của nhà nước về vi phạm nhân quyền, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các quyền quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát. Cô đã nhiều lần bị quấy rối, bắt giữ và thẩm vấn về các hoạt động ôn hòa của cô, và đã bị ngăn cản ra nước ngoài. Cô là mẹ độc thân với hai con nhỏ và người mẹ cùng bà ngoại 90 tuổi. Vào năm 2015, Civil Rights Defenders đã trao giải thưởng Người bảo vệ quyền dân sự trong năm. Năm 2017, Quỳnh được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh vắng mặt như là một trong 13 phụ nữ được giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế.

Ngày 10/10/2016, Quỳnh bị bắt tại quê hương cô ở tỉnh Khánh Hòa trong khi cô đi cùng mẹ của một nhà hoạt động đi thăm người này trong một nhà tù địa phương. Một tiếng rưỡi sau khi bị bắt, lực lượng an ninh đã đưa cô về nhà và tiến hành khám xét, tịch thu máy tính của cô và nhiều thiết bị điện tử khác cũng như băng rôn biểu tình. Cô bị biệt giam trước khi xét xử cho đến ngày 20/6/2017, ngày cô được tiếp cận luật sư lần đầu tiên trước ngày xét xử 9 ngày.

Ngày 29/6/2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã kết án cô mười năm tù giam về cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và luật sư của cô bị ngăn cản trong khi trình bày bào chữa. Các cáo buộc chống lại cô liên quan đến các hoạt động của cô trên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác, bao gồm viết, tải lên và chia sẻ nhiều bài báo và video có nội dung chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ ; sản xuất, biên tập và chia sẻ một báo cáo có tựa đề "Stop Police Kiling" với hồ sơ cáo buộc cảnh sát gây ra cái chết cho 31 người trong đồn công anh, nhiều bài trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài "bóp méo" tình hình ở Việt Nam ; và sở hữu bộ sưu tập thơ và nhiều bản ghi đĩa compact được coi là chỉ trích Đảng Cộng sản và Nhà nước.

Điều kiện nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, thiếu lương thực và chăm sóc y tế, thiếu các tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Quy tắc Tối thiểu của Liên Hợp quốc về Đối xử với Tù nhân (Nelson Mandela Rules) và các tiêu chuẩn quốc tế khác về nhà tù. Việc các tù nhân lương tâm bị giam trong một khoảng thời gian dài có thể coi như là hình thức tra tấn hoặc hành vi ngược đãi khác theo Quy tắc Nelson Mandela. Họ cũng bị tra tấn hoặc ngược đãi khác, bao gồm bị đánh đập bởi quản giáo và tù nhân khác mà quản giáo không can thiệp. Một hình thức đối xử ngược đãi mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nói với luật sư của cô rằng cô không được cung cấp đồ lót và băng vệ sinh trong quá trình bị giam giữ.

Nhiều tù nhân lương tâm đã bị chuyển một cách bí mật đến nhà tù xa gia đình, và nhà tù không cung cấp việc chuyển tù nhân cho gia đình họ.

Nhiều tù nhân lương tâm, bao gồm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã thực hiện nhiều cuộc tuyệt thực để phản đối việc đối xử tàn bạo và điều kiện giam giữ tồi tàn.

Amnesty International

Nguyên tác : Urgent Action - Maximum prison sentence for anti-Formosa activist, 01/03/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 02/03/2018

Published in Diễn đàn
mardi, 04 juillet 2017 14:20

Em là Sự Thật !

Ngày người Việt yêu nước Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiên ngang nhận bản án 10 năm tù của tòa án nhà nước sợ Sự Thật.

suthat00

 

Một nhà nước tồn tại bằng dối lừa bịp bợm

Sợ Sự Thật như cú cáo sợ mặt trời

 

Em là Sự Thật

Sự Thật của nhân dân khổ đau suốt gần một thế kỉ bởi học thuyết máu Mác – Lê – Mao

Ba mươi tám tuổi đời em đã có ba mươi tám năm mất quyền làm người, mất quyền yêu nước

Phải sống bơ vơ, lạc loài, lưu vong ngay trên chính quê hương máu thịt của mình

Sự Thật đời em là Sự Thật của cả dân tộc Việt Nam những năm tháng khổ đau bị tước đoạt những giá trị làm người.

 

Em là Sự Thật

Sự Thật của đất nước bốn ngàn năm oai hùng thắng giặc phương Bắc để tồn tại

Nay tủi nhục trở về thời nô lệ Bắc thuộc từ cuộc đi đêm bán nước ở Thành Đô.

Nhượng địa Tàu ở Tây Nguyên, tô giới Tàu ở Vũng Áng

Cấm người Việt không được lai vãng 

Những làng xóm Tàu, khu phố Tàu như những mụn ghẻ Tàu loang lổ trên khắp cơ thể Việt Nam

Tay cầm băng chữ lên án giặc Tàu xâm lược

Em cầm trong tay Sự Thật nỗi phẫn nộ trong lòng chín mươi triệu người dân đất Việt.

 

viet2

29/06/2017, ngày người Việt yêu nước Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiên ngang nhận bản án 10 năm tù của tòa án nhà nước sợ Sự Thật.

 

Em là Sự Thật

Sự Thật của tâm hồn Việt khi em thét : Formosa cút đi.

Những kẻ chỉ biết có ý thức hệ máu Mác – Lê – Mao

Cùng những kẻ chỉ biết có đồng tiền tanh tưởi đã thậm thụt rước đại họa Formosa về đầu độc biển quê ta

Như năm xưa Lê Chiêu Thống rước quân Thanh về dày xéo mồ mả ông cha

 

suthat1

Con đường em đi là con đường của cả dân tộc.

Em là Sự Thật

Em làm hồ sơ về những cái chết bầm dập, chết tức tưởi trong đồn công an

Em làm hồ sơ Sự Thật về một thời nhà nước đảng trị và xã hội công an trị

Con đẻ của dân, ăn cơm dân nuôi, mặc áo dân may mà công an như hung thần với dân

Vì công an chỉ biết còn đảng còn mình

Sự Thật về một thời đất nước là một nhà tù lớn nhốt chín mươi triệu dân oan

 

Em là Sự Thật

Sự Thật của những phiên tòa ô nhục

Coi nhân dân, coi lòng yêu nước là thế lực thù địch 

Những phiên tòa luận tội lòng yêu nước của nhân dân

 

Phạm Đình Trọng

Sài Gòn, 29/06/2017

Ngày người Việt yêu nước Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiên ngang nhận bản án 10 năm tù của tòa án nhà nước sợ Sự Thật.

Published in Quan điểm

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 02/07/2017

Published in Video

Bà Nguyễn Tuyết Lan, m ca nhà hot đng nhân quyn Nguyn Ngc Như Quỳnh - người va b Tòa án "nhân dân" Khánh Hòa x đến 10 năm tù trong mt phiên tòa được tuyên truyn là "công khai" - không nên quá xúc động khi tht lên vi cháu mình : "Khi con 21 tui con mi được gp m !".

quynh1

Mẹ Nm - Nguyn Ngc Như Quỳnh và hai con

Bởi mt ln na trong bao ln ca lch s, nước Vit đang bước vào thi đon "cùng tc biến".


Chỉ
là nhng con s

Vào giờ phút này, ở vào tình thế 5 mối nguy mất nước "Trẻ không kính già, Trò không trọng thầy, Tham nhũng tràn lan, Binh kiêu tướng thoái, Sĩ phu ngoảnh mặt với thời cuộc" mà cổ nhân Lê Quý Đôn đã đúc kết, 10 hay 20 hoặc cả 30 năm tù cũng chỉ là những con số. Những con số ấy có thể đột ngột rút ngắn tuổi thọ của chúng một cách đáng kể theo đà sóng lừng dồn đến sóng thần của biển cả dân tộc.

Nhớ li năm 2012, v Câu lc b Nhà báo t do b đem ra xét x. Nhng nhà đu tranh cho t do báo chí là Điếu Cày Nguyn Văn Hi và T Phong Tn đã b chính quyn x án ln lượt đến 12 năm và 10 năm tù. Nhng viên công an đanh ác h hê trước Tn : "C thế cho đ 10 năm đy !".

Nhưng ch 2 năm sau, Điếu Cày đã được t do bi nguyên c chính quyn Vit Nam khi đó tràn tr hy vng được Hoa Kỳ chp nhn cho tham gia vào Hiệp định TPP. Mt năm sau đó, T Phong Tn cũng được t do.

Song đó là chuyện cũ. Chuyn "đi tù nhân lương tâm ly li ích thương mi" đã ăn vào bn cht ca chính quyn Vit Nam.

Còn 2017 - năm xử án Nguyn Ngc Như Quỳnh - li khác xa bi cnh năm 2012. Câu chuyện ca nhng người như Quỳnh cũng s khác.

Nếu năm 2012, tình hình kinh tế mi dm chân vào suy thoái, ni b đng còn chưa phân hóa mnh dù bt đu xy ra mâu thun đ ln "Trng - Dũng", còn xã hi chưa đến mc hn lon dù đã bùng n "người nông dân ni dy" Đoàn Văn Vươn Tiên Lãng…, thì t đó đến năm 2017 đã có hàng lot bng chng không th che giu v mt cơn khng hong kinh tế đang p ti, kéo theo rt nhiu du hiu cho thy ngân sách đang cn kit vi gia tc nhanh hơn hn, hàng lot du hiu hin hin v phân hóa và phân rã trong đng, và đặc bit là nhng cái tên sôi sc như Formosa, Đng Tâm…

Bầu không khí xã hi và chế đ đã tr nên kích nén, bn lon, khn cp lm ri !

Cả đt nước như mt lò la không ch còn âm .

Bức nén và bn lon đến mc ngay c mt nhân vt nguyên th trưởng B công an là ông Võ Viết Thanh còn phi p ao ước có được "đi lp xây dng" trong đng Cng sn. Bc bi kìm nén đến mc nhiu trí thc, cu quan chc và c quan chc đang vn đng đ đng cm quyn tr v tên đng Lao Đng thi H Chí Minh, cho dù mt số chủ nhân ông ca kế hoch đó vn thm thì vi nhau "ch là thay áo thôi mà"…

Với mt bu không khí d kích n đến thế, ly đâu ra cơ s lun chng đ gii bo th trong đng cm quyn tưởng tượng v "tm nhìn đến năm 2030" cùng các kế hoch cho s tn ti của đng trong hàng chc năm na ?

Nhà tù nhỏ và nhà tù ln

Năm 1986, tình hình Liên Xô trước khi tan rã vn có v n đnh vào. K c đến năm 1988 vn chưa có gì xáo đng ln, ít ra trên b mt xã hi. Nhưng ch mt vài năm sau, bc tường Berlin bt thn sụp đ trước làn sóng khng l ca người dân Đông Đc, còn 20 triu đng viên cùng vài triu binh sĩ và công an xô viết đã tr nên tê lit trước hình nh chm dt đc quyn ca đng cng sn ngay ti đt nước này.

Mọi chuyn cũng có th din biến nhanh, thậm chí rt nhanh Vit Nam. Dân ch và quyn dân đã b dn vào chân tường đ luôn có th bt ra, bùng lên bt c lúc nào. Cái gi là "dân ch ni b" cũng nght th. Tưởng chng sau Đi hi 12 vào du năm 2016, chính trường s "thng nht". Nhưng ngược li là đng khác, bu không khí chính tr như tr v thi tin Mười hai s quân. Nhanh đến phát s, ngày càng ni lên nn cát c quyn lc và s quân đa phương. Hng hc và mê mui như thiêu thân, các nhóm li ích móc cht cùng các nhóm thân hu trong chính quyền và trong đng đua nhau lao theo "chuyến tàu vét". Xung đt tràn lan và tàn nhn t đa phương đến trung ương, tht như thi Lê mt.

Nhưng xung đt ghê gm không kém là gia mt bên là ch nghĩa Mác - Lê vi bên kia là thuyết kim tin.

Kể t thi Liên Xô tan vỡ và khng hong Đông Âu vào đu thp k 90 ca thế k 20, chưa bao gi có na năm đu đy biến đng hn tp c v chính tr, kinh tế, xã hi và đi ngoi như năm 2017 này. Tt c c như b siết nght trong mt cái áo quá cht hp, nhng đường chỉ ch ch chc nt tung. Sau tt c các cuc xung đt trin miên, phn đông đang nhìn thy mt cơn sóng thn lng lng xô đến. Nhưng bi kch thay, tt c vn còn nguyên trong vòng lun qun. Tt c vn còn nguyên bế tc.

Nếu nhng người như Như Quỳnh b giam hãm trong nhà tù nhỏ, chc chn nhng k cm quyn cũng chng sung sướng gì : h đang nm trong mt nhà tù ln.

Lối thoát

Nhưng kém may mn hơn Như Quỳnh rt nhiu, nhng k cm quyn không có nhân dân bên cnh. Xung quanh h và trong h ch là mt sự cô độc mênh mông, mt s cô đơn t nguyn ra.

Chẳng có gì ngc nhiên khi mt b phn đng viên và mt s thế lc trong đng đang ngày càng nhiu hơn nhng biu hin mun "t ci cách" đ thoát khi con tàu sp đm… Đây mi chính là tác nhân ln nht, hiện thực nht và kh thi nht dn đến mt cuc đo ln và bt buc phi dân ch hóa chính th trong nhng năm ti, ch không ch là tác đng t yếu t đi ngoi và cng đng nhân quyn quc tế.

Thời gian không còn nhiu na. Mà li tht ngn ngi cho nhng cá nhân cầm quyn mun tìm li thoát. Có l na cui năm 2017 s chng kiến nhng bùng n xung đt cùng nhng chuyn đng không nhng "thay da" mà còn phi dn "đi tht" cho năm 2018 và nhng năm sau đó.

Không hẳn ging vi kch bn mt Miến Đin chuyn tiếp dân ch t năm 2012 khi có đến vài trăm tù nhân chính tr được tr t do theo l trình, nhưng Vit Nam cũng phi chuyn biến theo cách đó, không khác hơn được. Nếu không, chế đ và c đt nước này s b cô lp như mt c đo gia đi dương cun cun sóng dữ.

Cũng không thể khác hơn, nhng người đu tranh nhân quyn b x án tù thi đim này đu có hy vng s phi được tr t do sm. 10, 20 hay c 30 năm tù đu ch là nhng con s t huyn hoc v o tưởng sc mnh ca bui ch chiu chính th.

Là một cu đng viên đng cng sn và có l đã quá hiu cái đng này, tôi tin chc rng nhng người đu tranh vì nhân quyn, vì nhân dân như Nguyn Ngc Như Quỳnh s không phi th hết cái án tù 10 năm. Thm chí ngay c mt na hay mt phn ba ca con s đó squá bội thc đi vi gii cm quyn đã nht giam Như Quỳnh.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 01/07/2017

Additional Info

  • Author Phạm Chí Dũng
Published in Diễn đàn

Việt Nam : Blogger "Mẹ Nấm" bị tuyên án 10 năm tù (RFI, 29/06/2017)

Theo báo chí trong nước, ngày 29/06/2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên tòa xét xử và tuyên án 10 năm tù đối với blogger Mẹ Nấm, tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

nhu1

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, "Mẹ Nấm", ra tòa ở Nha Trang, ngày 29/06/2017. STR / Vietnam News Agency / AFP

Theo cáo trạng, từ năm 2010 đến tháng 10/2016, blogger Mẹ Nấm đã sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải chia sẻ "nhiều bài viết sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền đả kích đường lối" của đảng Cộng Sản Việt Nam, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam...

Cáo trạng cũng khẳng định là bà Quỳnh đã nhiều lần trả lời báo đài nước ngoài để xuyên tạc tình hình trong nước.

AFP bị cấm tham dự phiên tòa tại tỉnh Khánh Hòa. Các bức ảnh trên Facebook cho thấy tòa án được cảnh sát canh giữ cẩn thận.

Blogger "Mẹ Nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt vào tháng 10/2016 vì các bài viết trên Facebook về chính trị và môi trường. Theo luật sư Nguyễn Khả Thành, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tòa án xét xử với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước", chiếu theo điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Còn luật sư Lê Văn Luân cho AFP biết các công tố viên đã đề xuất án tù 8 đến 10 năm cho bà Quỳnh.

Các tổ chức nhân quyền, trong đó có Human Rights Watch của Mỹ (HRW) gọi cáo buộc của tư pháp Việt Nam là "quá đáng" và yêu cầu thả Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức. Hôm qua tổ chức bảo vệ nhà báo Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) của Pháp kêu gọi Việt Nam hủy bỏ phiên tòa và trả tự do vô điều kiện cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. RSF cũng kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ngưng sử dụng điều 88 bộ Luật Hình Sự để ngăn cản mọi lời chỉ trích chính quyền.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được nhận giải thưởng Những Người Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hồi tháng 03/2017. Tuy nhiên, Việt Nam đánh giá là giải thưởng trao cho bà Quỳnh "không phù hợp và không có lợi cho sự phát triển quan hệ của hai quốc gia".

RFI tiếng Việt

**********************

"Nhà cầm quyn s dùng bn án cho M Nm đ mc c sau này" (VOA, 29/06/2017)

Phiên tòa xét sử Nguyn Ngc Như Quỳnh, tc M Nm, mt blogger có nhiu hot đng tranh đu cho ch quyn bin đo và môi trường. Tòa án nhân dân tnh Khánh Hòa tuyên án bà 10 năm tù giam nhưng các nhà tranh đu trong nước đu không coi trng bn án này.

Các nhà tranh đấu trong nước không ngc nhiên vi mc án 10 năm tù giành cho Nguyn Ngc Như Quỳnh, hay blogger M Nm, nhưng gi đây là mt bn án "b i, "vô nhân đo"và "tàn bo".

Họ cho rng chính quyn Cng sn sẽ dùng bn án này đ "mc c"và "đi chác"sau này cho nhng mc đích chính tr và trao đi nhân quyn.

Ngay sau khi tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra phán quyết 10 năm tù đi vi blogger M Nm, VOA-Vit ng tiếp xúc vi các nhà hot đng tranh đu vì dân ch và nhân quyn trong nước đ tìm hiu phn ng v mc án này.

Nguyễn Chí Tuyến, mt nhà tranh đu nhân quyền t Hà Ni, nói trong khi nhiu người t ý thương xót và có người phn n trước bn án này, thì cá nhân anh thy "lnh băng không phi vì tôi vô cm mà vì quá hiu bn cht ca nhà cm quyn Cng Sn".

"Tôi nghĩ rằng đây là mt chiến thut trong thời đim hin nay. H s li tiếp tc s dng M Nm cũng như đi vi mt s nhà đu tranh ni bt khác như Cù Huy Hà Vũ hay Điếu Cày chng hn", anh Tuyến nói. "H s dùng M Nm như mt món hàng – tc là Cng Sn s s dng công dân ca mình như nhng món hàng để mang ra cho mc đích tha thun đ ‘mc c’ vi các nước khác như M và EU trong nhng vn đ gi là 'trao đi nhân quyn' đ ly nhng li lc mang v cho gii cm quyn Vit Nam".

nhu2

Bên ngoài phiên tòa xử Blogger M Nm ngày 29/6/2017 ti Khánh Hòa.

Theo ông Tuyến, Hà ni đang ‘ve vãn’ chính quyn ca Tng thng Trump, và s dùng điu mà anh gi là "nhng món hàng là nhng con người đ trao đi, đi chác vi phương Tây trong vn đ nhân quyn".

Đồng tình vi nhn đnh này, mt nhà hot đng khác t Hà Ni, Lã Việt Dũng, nói mc án gt gao ca tòa sơ thm có th s được thay đi tòa phúc thm, tùy vào nhng s mc c gia chính quyn Vit Nam vi cng đng quc tế.

"Nếu sc ép ln ca cng đng quc tế hoc h mc c - ví d như vi M chng hn – khi ký kết với Vit Nam có nhng điu khon buc phi th tù nhân lương tâm như M Nm thì (chính quyn Vit Nam) ly cái điu kin đó đ mc c vi h", theo ông Dũng.

nhu3

(Từ trái) Nhà hot đng Nguyn Chí Tuyến, Lê M Hnh và Lã Vit Dũng đu cho rng bn án cho M Nm s được chính quyn Hà Ni dùng đ mc c trong các vn đ v nhân quyn.

Lê Mỹ Hnh, người tng b hành hung vì b cáo buc đã tham gia các t chc dân s và đi biu tình, cũng chung nhn đnh, nói rng nhà cm quyn Vit Nam s s dng bn án này như mt s "giao giá".

"Tôi nghĩ vấn đ sâu sa là s có mt s giao giá cho v án x M Nấm 10 năm", bà Hạnh nói. "Vi nhng người đu tranh vì dân ch nhân quyn, h s đưa ra bt c mt tha thun nào vi bt c mt t chc nào k c M hay Châu Âu. H s dùng con bài bt c khi nào phù hp".

Ông Dũng dùng từ "b i"đ mô t bn án đi vi bà Như Quỳnh, và lưu ý rng điu 88 ca B Lut Hình s Vit Nam rt mơ h và phiên tòa din ra không công bng. Theo dõi t Hà Ni qua mng xã hi Facebook, ông Dũng nói đây là mt phiên tòa x kín "mc dù h nói là công khai".

"Người nhà không được tham d, lut sư nhiu người b chn không được vào và không ai được nói gì. Ch ta lúc nào cũng nhăm nhe theo cái ch quan duy ý chí ca Đng Cng sn. B cáo như M Nm và lut sư bào cha không có quyn cãi li".

Nhà đấu tranh Nguyn Chí Tuyến vin hoàn cnh của Như Quỳnh, mt người m đơn thân có 2 con nh và mt m già, cho rng đây là mt bn án "vô nhân đo"và "tàn bo".

"Họ mun dùng s tàn bo này đ dn mt không phi ch M Nm mà h mun ly chuyn ca M Nm ra. Nó th hin tính tàn bo trong đó là vì để b gy ý chí ca cô y đ tr thù vì tôi biết M Nm rt cương quyết, không tha nhn vic làm ca mình là sai trái".

Trong 9 tháng trước khi b bt giam, bà Như Quỳnh chu tranh ôn hòa cho quyn li ca người dân"và đó là trách nhim ca bt cứ người dân yêu nước nào, theo ông Tuyến.

Theo bà Hạnh, bn án dành cho blogger M Nm và nhng hành đng đàn áp ca nhà cm quyn Vit Nam s không làm nht chí ca nhng người tranh đu trong nước.

"Những anh ch em đã đu tranh, đã dn thân thì vic đi din nhng bn án như thế này hay nng hơn na hoc không bn án nào như nhng người đu tranh trong nước đang phi đi din v đe da tính mng, như bn thân tôi đang phi đi din, cũng s không làm nht chí anh ch em đang dn thân".

Blogger Mẹ Nm là 1 trong 13 phụ n được trao "Gii Ph n Can đm Quc tế"năm 2017 ca Ngoi trưởng Hoa Kỳ hôm 29/3 ti Bộ ngoại giao M. Đ nht phu nhân Melania Trump là người trao gii nhưng bà Như Quỳnh đã không th có mt đ nhn gii.

**********************

Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù (BBC, 29/06/2017)

Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa tuyên án 10 năm tù cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 29/6.

Me_nam1

Phiên tòa ngày 29/6

Luật sư Võ An Đôn, một trong ba luật sư có mặt tại phiên tòa, cho BBC hay bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày.

Theo ông Đôn, gia đình bà Quỳnh và nhiều người đã biết trước từ cách đây hai tuần bản án sẽ là 10 năm tù.

"Những vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia thì luật sư có cũng như không. Chỉ nói mà chẳng ai nghe hết", ông nói với BBC.

Tại cuộc họp báo trong khi phiên tòa đang diễn ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang diễn ra công khai, đúng theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

'Bản án mang tính chất răn đe'

Về bản án 10 năm tù mà bà Quỳnh phải nhận, luật sư Đôn cho rằng "bản án này mang tính chất răn đe rất là mạnh đối với những người có quan điểm trái ngược với chính quyền".

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh yêu cầu 5 luật sư bào chữa, nhưng có mặt tại tòa chỉ có ba luật sư.

Các luật sư đã yêu cầu hoãn phiên tòa để luật sư phối hợp bào chữa nhưng hội đồng xét xử không chấp thuận.

Trước phiên tòa, luật sư Đôn nói ông đã viết đơn yêu cầu được gặp bị cáo nhưng yêu cầu này bị hội đồng xét xử từ chối.

Luật sư Võ An Đôn cho BBC biết tại phiên tòa, "các luật sư bào chữa đều chứng minh rằng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là không có tội".

"Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ viết bài trên Facebook thể hiện quan điểm cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam quy định tại Điều 25 trong hiến pháp cũng như những công ước mà Việt Nam ký kết".

Trong vòng 15 ngày tới, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có quyền kháng cáo. Nếu bà kháng cáo, tòa án sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm, mà theo luật là trong vòng hai tháng, ra tòa án Nhân dân cấp cao tỉnh Đà Nẵng xét xử.

Ông Đôn cho biết sau khi tòa tuyên án, ông đã khuyên bà Quỳnh "phải kháng cáo".

Greg Rushford, một nhà báo độc lập người Mỹ, nhận xét với BBC sau phiên tòa :

"Điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam, hình sự hóa tự do ngôn luận, đã là vi phạm các ràng buộc pháp luật quốc tế của Việt Nam".

"Bộ Ngoại giao Mỹ và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump đã từng tôn vinh blogger Mẹ Nấm vì là người phụ nữ dũng cảm".

"Tôi thấy Tổng thống Donald Trump cũng nên phát biểu phản đối sự bất công này".

Me_nam2

Ảnh minh họa

Gia đình không được tham dự

Sáng ngày 26/9. bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói với BBC bà không được trực tiếp tham dự phiên tòa mà phải theo dõi qua tivi ở một phòng riêng.

Bà mô tả rằng "trong phần tranh luận họ không cho Quỳnh trình bày hết ý".

"Họ quy chụp giáo điều. Trong bản cáo trạng thì họ ghi vậy nhưng lúc xét xử họ lấy mọi thứ ra để nói.

"Họ nói con tôi lợi dụng Hoàng Sa, Trường Sa, nói con tôi chống Trung Quốc làm ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế hai bên. Đó là nói láo!"

"Họ nói con tôi tuyên truyền không đúng về Formosa làm ảnh hưởng đến người dân. Và truy tố con tôi vì tàng trữ bài thơ của Bùi Chát và bài hát của nhạc sĩ Tuấn Khanh"

Me_nam3

Hàng rào dựng chắn đường vào trụ sở tòa án tỉnh Khánh Hòa

Bà Lan cũng cho biết phiên tòa vừa kết thúc thì bà được tin cháu gái, em họ của bà Quỳnh bị bắt lên phường vì chụp ảnh cổng tòa án. Bà phải vội lên phường yêu cầu công an thả cháu mình.

Trịnh Kim Tiến, cũng là một blogger thân thiết với blogger Mẹ Nấm, người cùng bà Lan đến phiên tòa sáng nay cho BBC biết:

"Thực sự đây là một mức án quá gây bức xúc, sự phi luân, đốn mạt. Đây là sự thù hằn theo kiểu riêng tư chứ không phải lợi dụng chức quyền để bức tù người phụ nữ đơn thân.

"Không có bằng chứng xác thực, vô cùng mơ hồ, vô lý. Đây là một mức án quá kinh khủng cho một người phụ nữ đơn thân với hai con nhỏ.

"Họ coi thường dư luận, coi thường người dân, như thể ý kiến người dân không có gía trị gì hết. Nếu như chị Quỳnh mà bị tuyên án tám đến 10 năm thì bất kì ai cũng bị đi tù chỉ vì nói lên sự thật.

"Mức án này là mức án hành vi vô nhân đạo," Trịnh Kim Tiến nói thêm.

Me_nam4

Tổng Lãnh sự Mỹ bà Mary Tarnowka và ông Charles Sellers Trưởng phòng Tham tán chính trị thăm bà Nguyễn Tuyết Lan tháng 11/2016

Mẹ Nấm là ai ?

Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Công an tỉnh Khánh Hòa khi bắt bà Quỳnh cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..".

Trước đó bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan trong vụ việc cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức "Người Việt yêu nước" và "Tuyên bố công dân tự do".

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.

Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho cô Giải thưởng Của Năm. Tháng Ba năm 2017, cô được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát :

  • Sử dụng Facebook để đăng tải thông tin được cho là "tuyên truyền xuyên tạc chống phá nhà nước"

  • Thu thập thông tin và viết báo cáo về 31 trường hợp người dân chết sau khi làm việc với công an

  • Nhận tiền thưởng từ tổ chức dân sự Civil Rights Defenders sau khi được nhận giải Người bảo vệ nhân quyền

  • Khởi xướng chiến dịch vận động nhân quyền năm 2015

  • Trả lời báo chí quốc tế

  • Lưu giữ tập thơ Bài thơ một vần của Bùi Chát và CD nhạc Về ngư dân Việt Nam của nhạc sĩ Tuấn Khanh

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói với các nhà báo hôm 30/3 năm nay :

"Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước".

Published in Việt Nam

Tất cả những người có mặt trong buổi lễ trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm sáng ngày 29 tháng 3 năm 2017 đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách Chính trị sự vụ, ông Thomas Shannon, xướng tên Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam, cũng là người duy nhất không thể có mặt tại buổi lễ.

awards1

Bà Melania Trump trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm cho một phụ nữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29/3/2017. Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không có mặt vì đang bị giam cầm ở Việt Nam. AFP photo

Không phải vì lý do địa lý hay sức khoẻ, mà vì cô đang bị giam cầm trong nhà tù Việt Nam, vì tội dám "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam từ tháng 10 năm 2016.

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người phụ nữ thứ hai của Việt Nam được vinh danh giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Năm 2013, giải thưởng thuộc về nhà đấu tranh Tạ Phong Tần. Thời điểm đó, bà cũng đang trong thời gian thụ án, một "điều kiện" hoàn toàn giống như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của năm nay.

Từ thành phố California, nơi bà bắt đầu cuộc sống lưu vong cho đến ngày hôm nay, Tạ Phong Tần nói rằng, ngoài ý nghĩa cá nhân, bà xem giải thưởng này là lời động viên chung cho tất cả mọi người.

"Tất cả người dân Việt Nam, trừ bọn cộng sản hoặc bè lũ phe cánh hãy vui mừng lên vì cuộc đấu tranh đòi dân quyền chống độc tài cộng sản của chúng ta không đơn độc. Hãy tin vào tương lai tươi sáng, một ngày không xa nước Việt Nam chúng ta không còn chế độ độc tài cộng sản".

Cuộc đấu tranh chính nghĩa

Vụ bắt giữ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức đã làm dấy lên sự phẫn nộ của của người đấu tranh cho nhân quyền và cả các cộng đồng quốc tế.

Chỉ một ngày sau khi blogger Mẹ Nấm bị bắt, ông Bruno Angelet - Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đưa ra tuyên bố về việc bắt giữ này và yêu cầu nhà chức trách Việt Nam thả Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức.

Sau đó, Civil Rights Defenders, trụ sở chính tại Thụy Điển, nhân ngày những người bảo vệ quyền phụ nữ quốc tế, 29 tháng 11 năm 2016, lên tiếng kêu gọi cộng động quốc tế tiếp tục gây sức ép đòi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Blogger Mẹ Nấm.

Thế nhưng, cho đến 11 giờ sáng, giờ Washington D.C. ngày 29 tháng 3, gia đình của Mẹ Nấm vẫn không biết được tin tức của cô. Hai đứa trẻ thơ, Nấm và Gấu vẫn chưa một lần được gặp lại mẹ.

awards2

Bà Tạ Phong Tần (giữa) đến phi trường Los Angeles hôm 19/9/2015. RFA screenshot

Có thể cũng như Tạ Phong Tần 5 năm trước, qua sáng ngày mai, Mẹ Nấm sẽ biết được tin này qua một tờ báo chính thống trong nước cùng với lời phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam như đã từng diễn ra với Tạ Phong Tần.

Có lẽ vì những thực tế đó, bên cạnh những lời vui mừng, tự hào gửi đến cho Mẹ Nấm, cũng có nhiều ý kiến từ những người yêu thương cô, cho rằng giải thưởng này chỉ là một hình thức, không thể bù đắp lại những mất mát hai đứa trẻ Nấm và Gấu đang phải chịu. Có người đặt câu hỏi rằng "Liệu giải thưởng này có giải quyết được vấn đề đang được mong chờ, đó là tự do cho Quỳnh ?"

Rất hiểu những tâm trạng và cảm xúc ấy, Tạ Phong Tần đưa ra chia sẻ.

"Cái đó chẳng qua là những người có ý kiến tiêu cực. Thời buổi bây giờ luật pháp quốc tế chú trọng đến vấn đề hoà bình. Để đấu tranh chống độc tài không có quốc gia nào được mang quân đội hay dung vũ lực tấn công một chính phủ hợp pháp ở một quốc gia khác. Việt Nam hiện nay là một chính phủ hợp pháp được Liên Hiệp Quốc công nhận. Người ta chỉ có thể đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao. Điều này Bộ Ngoại giao Mỹ muốn cho người dân Việt Nam biết rằng cuộc đấu tranh của người dân Việt Nam chống độc tài cộng sản hiện nay, đó là chính nghĩa và được thế giới ủng hộ".

Đấu tranh không vì giải thưởng

Chia sẻ thêm về những bày tỏ của mình, Tạ Phong Tần nhắc lại giải thưởng ấy là một vinh quang, một niềm tự hào cho cá nhân người đoạt giải và cho một dân tộc có những người dám tranh đấu cho tiếng nói nhân quyền, cho khát vọng tự do dân chủ.

Tuy nhiên, để đổi lấy vinh quang ấy với những tháng ngày lao tù, những mất mát không lấy lại được, là điều không ai mong muốn, người đấu tranh càng không :

"Không có người đấu tranh nào mà đặt ra mục tiêu đấu tranh để đoạt giải thưởng. Chưa ai như thế và sau này cũng vậy. Khi người ta đấu tranh không vì một lý tưởng, không vì một chân lý, chỉ vì quyền lợi riêng, chạy theo danh vọng, thì một ngày nào họ gặp khó khăn, nhất là sự khủng bố của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì sẽ đầu hàng ngay lập tức".

Nếu chính quyền Việt Nam kết án tù giam Mẹ Nấm do những gì cô đã làm, thì chính những điều đó đã mang đến cho cô Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm. Mặc dù thế, Tạ Phong Tần nhận định rằng chính quyền Việt Nam sẽ không cảm thấy lo sợ, nhưng :

"Họ có thể hiểu rằng cả thế giới đang nhìn vào họ. Bây giờ tình hình Việt Nam đang bị khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, tất cả mọi mặt. Họ đang muốn bấu víu vào thế giới văn minh. Nếu họ bị Mỹ hay các nước liên minh Châu Âu cấm vận hay những biện pháp chế tài khác thì đó là một việc hết sức khó khăn trong con đường tìm kiếm tiếp tục tồn tại".

Không ai biết khi nào thì Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ được cầm trên tay giải thưởng vinh quang Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm 2013, nhưng qua những gì cựu tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, cũng như những gì mẹ của Quỳnh đã chia sẻ, thì nếu cô được sống trong một xã hội tự do có nhân quyền dân chủ, cô sẽ không là người được xướng tên trong buổi lễ vinh danh.

Cát Linh, phóng viên RFA

Published in Việt Nam