"Lạy ông-cơ-chế lạy bà-tư-duy
Xin đừng hót những lời chim chóc mãi
Ðừng lớn lối khi dân lành ốm đói
Vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn…" (1).
Phải chăng "đoạn trường tân thanh" – tiếng kêu mới xé lòng đứt ruột – của nhà thơ Nguyễn Duy suýt soát bốn thập kỷ là tiền đề cho hồi kèn xung trận "rất đời" của Bí thư Nguyễn Văn Nên ?
Trẻ em chơi trước tượng Hồ Chí Minh ở Sài Gòn hôm 1/12/2021 - Nhac NGUYEN / AFP
-------------------------------
Từ lâu là nạn nhân của cơ chế
Việc Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên khẳng định rằng "nếu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, thành phố, lợi ích người dân lên trên, mọi nỗi lo của bản thân sẽ nhẹ nhàng, có thể vượt qua được" trong Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 34 không chỉ là lời kêu gọi, mà còn là hồi kèn xung trận quyết liệt cần có để thực hiện cuộc cách mạng tinh giản bộ máy hành chính (2). Chủ trương này không mới, nhưng trong bối cảnh hiện nay, nó đòi hỏi một sự cam kết sâu sắc, không chỉ từ cá nhân từng nhà lãnh đạo, mà còn từ toàn bộ hệ thống chính trị.
Theo thống kê, hiện nay, đến 70% ngân sách nhà nước chi cho việc duy trì bộ máy hành chính, một con số khổng lồ trong bối cảnh các nguồn lực quốc gia còn hạn hẹp. Theo nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, ở Việt Nam 9 – 10 người dân "nuôi" một công chức, trong khi ở Trung Quốc là 170, Nga 200, Mỹ 400, Nhật Bản 700 (3). Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng lớp trung gian không chỉ gây lãng phí mà còn làm giảm hiệu quả hoạt động, đặc biệt tăng gánh nặng cho người dân, những người phải trực tiếp đối mặt với các thủ tục rườm rà, phức tạp.
Đại bộ phận người dân Thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành nạn nhân của cơ chế "hành là chính" trong thời gian dài. Hơn ai hết, họ hiểu rõ rằng cải cách là cần thiết, và nhiều người ủng hộ quyết tâm tinh giản bộ máy. Tuy nhiên, sự ủng hộ này không phải là tuyệt đối, mà gắn liền với điều kiện tiên quyết là cuộc cải cách phải thực chất, không chỉ là khẩu hiệu hay phong trào. Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra chủ trương tinh giản bộ máy. Nghị quyết 18 của Trung ương đảng năm 2017 từng đề ra mục tiêu tương tự, nhưng kết quả đạt được lại hạn chế (4). Sự thất bại của các nỗ lực trước đó chủ yếu đến từ những rào cản trong nội bộ hệ thống. Những người trực tiếp chịu ảnh hưởng – cán bộ, công chức – thường là những người phản đối mạnh mẽ nhất, bởi lo ngại về quyền lợi cá nhân, về việc mất vị trí, quyền lực và thậm chí là mất đi sự an toàn trong công việc.
Cải cách tức không được "bàn lùi"
Những công chức "sáng xách ô đi, tối xách ô về" mà cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đây và nay là đương kim Bí thư thành Hồ Nguyễn Văn Nên nhắc đến không phải là hình ảnh hiếm gặp (5). Đây chính là biểu tượng của một bộ phận cán bộ thụ động, không gắn bó với công việc, chỉ làm cho qua chuyện mà không đặt lợi ích của người dân lên trên. Để thay đổi được thói quen, tư duy này không phải là điều dễ dàng. Như Bí thư Nguyễn Văn Nên thẳng thắn thừa nhận, bên cạnh những ý kiến đồng tình, vẫn còn những ý kiến lo ngại về việc sáp nhập, tinh giản có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực và kết quả đã đạt được của một số cơ quan, đơn vị.
Những băn khoăn nói trên không phải không có cơ sở, bởi việc cắt giảm bộ máy hành chính, nếu không được thực hiện cẩn trọng và có lộ trình rõ ràng, có thể dẫn đến sự gián đoạn trong các hoạt động quản lý và điều hành, nhất là tại một đô thị lớn và phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, nếu cứ tiếp tục "bàn lùi", không dám đối diện với thực tế, thì bộ máy sẽ mãi đứng yên. Bí thư Nguyễn Văn Nên đã đúng khi nhấn mạnh : "Tìm mọi cách để bàn làm, không bàn lùi" (6). Tư duy này cần được quán triệt ở mọi cấp, mọi ngành, bởi đây không chỉ là một cuộc cách mạng về cơ cấu tổ chức, mà còn là cuộc cách mạng về tư duy lãnh đạo.
Để cuộc cải cách thành công, cần có những biện pháp cụ thể và quyết liệt. Trước hết, việc tinh giản bộ máy không phải là chỉ dừng lại ở việc giảm số lượng cơ quan, đơn vị, mà cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng hoạt động (7). Bộ máy sau tinh giản phải thực sự hiệu quả, minh bạch và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Thứ hai, phải xây dựng cơ chế bảo vệ và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi cải cách, nhất là những cán bộ, công chức thực sự có năng lực, nhưng rơi vào diện bị tinh giản do cơ cấu tổ chức thay đổi. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sự phản kháng, mà còn tạo ra niềm tin vào sự công bằng và minh bạch trong quá trình cải cách (8). Cuối cùng, sự đồng thuận của người dân là yếu tố không thể thiếu. Những quyết sách phải được công khai, minh bạch, và đi kèm với những lời giải thích rõ ràng để người dân hiểu rằng đây không chỉ là một biện pháp hành chính, mà là một nỗ lực cải thiện cuộc sống của chính họ (9).
Tư duy mới – Cơ chế quản trị mới
Để cuộc cải cách tinh giản bộ máy không rơi vào lối mòn của những nghị quyết trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh cần thay đổi triệt để không chỉ trong cách tổ chức mà còn phải có bước chuyển căn bản trong tư duy mới và cơ chế quản trị mới. Một bộ máy hành chính hiện đại không thể vận hành hiệu quả, nếu vẫn duy trì cách quản lý theo lối cũ, dựa nhiều vào mệnh lệnh hành chính, thiếu trách nhiệm giải trình và còn mang tính cục bộ, chia phần giữa các đơn vị. Với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, mô hình quản lý tập trung, quan liêu đã không còn phù hợp. Thành phố Hồ Chí Minh cần áp dụng các mô hình quản trị dựa trên kết quả, nơi các cơ quan, đơn vị phải cam kết và chịu trách nhiệm về mục tiêu cụ thể. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất mà còn khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo trong từng cơ quan. Việc tinh giản bộ máy không chỉ dừng ở cắt giảm số lượng người mà còn phải đi đôi với việc áp dụng công nghệ để thay thế các quy trình thủ công, phức tạp. Thành phố Hồ Chí Minh, với vị thế là trung tâm kinh tế và công nghệ, hoàn toàn có thể đi đầu trong việc xây dựng một chính quyền số thực chất. Điều này không chỉ giúp tăng hiệu quả hoạt động mà còn giảm thiểu cơ hội cho tham nhũng, nhũng nhiễu – vốn là mối quan tâm lớn nhất của người dân.
Tất cả các quyết định cải cách cần được xây dựng trên nguyên tắc "phục vụ tốt hơn". Bộ máy dù tinh giản nhưng nếu không cải thiện được chất lượng dịch vụ công thì cũng không có ý nghĩa gì. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần coi người dân là "khách hàng" mà mình phục vụ, từ đó thiết kế lại các quy trình hành chính một cách đơn giản, minh bạch, dễ tiếp cận nhất. Một bộ máy tinh gọn và hiệu quả sẽ không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp mà còn tạo ra những hệ quả tích cực trên quy mô lớn hơn. Hiện nay, chi phí để duy trì bộ máy hành chính cồng kềnh là một gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước. Khi giảm được số lượng cán bộ không cần thiết và tối ưu hóa hoạt động, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiết kiệm được một phần lớn nguồn lực, từ đó dành nhiều hơn cho các lĩnh vực thiết yếu như y tế, giáo dục, hạ tầng (10).
Đặt cược lòng tin vào chính quyền
Khi cải cách được thực hiện một cách công khai, minh bạch và mang lại kết quả thực tế, niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước sẽ được củng cố. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi sự hoài nghi và mất niềm tin đang trở thành một thách thức lớn đối với hệ thống chính trị. Đặt cược lòng tin vào chính quyền sẽ tạo tiền đề cho những cải cách lớn hơn (11). Một cuộc cách mạng tinh giản thành công không chỉ có giá trị ở phạm vi hành chính, mà còn tạo động lực để có thể tiến hành các cải cách lớn hơn trong các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, hay công nghiệp hóa. Thành phố Hồ Chí Minh, với vai trò tiên phong, có thể trở thành hình mẫu để các địa phương khác noi theo.
Ngược lại, nếu thất bại, niềm tin sẽ mất đi mãi mãi một khi cải cách lần này tiếp tục đi vào vết xe đổ của những nghị quyết trước, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Không chỉ làm lãng phí thêm thời gian và nguồn lực, mà còn khiến người dân hoàn toàn mất niềm tin vào khả năng tự đổi mới của hệ thống. Những lời hứa hẹn sẽ không còn giá trị, và sự hoài nghi sẽ lan rộng, gây ảnh hưởng xấu đến mọi mặt đời sống xã hội. Thành công hay thất bại, vì vậy, phụ thuộc vào sự quyết tâm của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Bí thư Nguyễn Văn Nên, với vai trò là người dẫn dắt, cần tiếp tục giữ vững lập trường "không được bàn lùi" và kiên quyết loại bỏ những lợi ích nhóm, những lực cản nội tại ngay trong bộ máy (12).
Trần Hiếu Chân
Nguồn : RFA, 09/12/2024
Tham khảo :
(1) https://nxbphunu.com.vn/san-pham/nhin-tu-xa-to-quoc/#:~:text=
(3) https://vnexpress.net/ong-le-doan-hop-9-10-nguoi-dan-nuoi-mot-nguoi-huong-luong-ngan-sach-4824367.html
(4) https://www.vietnamplus.vn/tong-ket-nghi-quyet-so-18-nqtw-dieu-chinh-thoi-gian-thuc-hien-mot-so-noi-dung-post999311.vnp
(5) https://www.sggp.org.vn/ngan-sach-co-no-nhu-noi-com-thach-sanh-cung-kho-nuoi-du-bo-may-nhu-hien-nay-post454888.html
(6) https://tuoitre.vn/bi-thu-nguyen-van-nen-can-bo-nghi-den-loi-ich-chung-se-vuot-qua-noi-lo-tinh-gon-bo-may-20241204163604088.htm
(7) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bo-may-moi-phai-tot-hon-bo-may-cu-di-vao-hoat-dong-ngay-khong-de-ngat-quang-cong-viec-119241201101651859.htm
(8) https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/02/10/xay-dung-khung-nang-luc-so-cua-can-bo-cong-chuc-dap-ung-yeu-cau-phat-trien-chinh-phu-so/
(9) https://thitruongtaichinhtiente.vn/thuc-day-van-hoa-minh-bach-trong-viec-cong-khai-ngan-sach-o-cac-cap-49783.html
(10) https://dangcongsan.vn/tam-nhin-moi-muc-tieu-moi-phat-trien-6-vung-chien-luoc/dong-nam-bo/chuyen-doi-so-chinh-la-chia-khoa-de-tp-ho-chi-minh-dong-hanh-cung-dan-toc-buoc-vao-ky-nguyen-moi-685761.html
(11) https://vov.vn/chinh-tri/suc-manh-cua-dang-nam-o-long-tin-cua-nhan-dan-post999545.vov
(12) https://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-khong-de-co-quan-nha-nuoc-la-vung-tru-an-toan-cho-can-bo-yeu-kem-post998440.vnp
Cuối năm con mèo, có một sự kiện hay. Dù không được báo chí lề phải đăng tin nhưng tầm phủ sóng của nó cũng khá rộng qua stt BIẾT NGHE SỰ THẬT KHÓ HƠN của Lưu Trọng Văn, một KOLs đình đám với gần 120.000 người theo dõi. Đó là việc bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên gặp gỡ một số trí thức văn nghệ sĩ theo lời mời của Viện Nghiên cứu Phương Đông.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh : Phan Anh
Theo tường thuật của ông Văn, mở đầu cuộc gặp ông Nên chân thành và mộc mạc nói : "Hôm nay coi tờ lịch ngày 28/1/2024 có dòng chữ : "Những tình yêu chân thành thường không bằng phẳng". Có nghĩa là tình yêu chân thành thường gặp chuyện này, chuyện khác. Chúng ta cũng vậy. Yêu nước, yêu quê hương, yêu nghề chắc chắn gặp bao gập ghềnh không bằng phẳng. Hôm nay gặp các anh chị tôi chỉ muốn nghe, kể cả những điều không bằng phẳng" (1).
Lãnh đạo cộng sản thường hay trình diễn màn lắng nghe. Thành phố Hồ Chí Minh từng có chương trình "Nói và làm" và hiện đang có chương trình "Dân hỏi- Chính quyền trả lời" phát hàng tháng trên HTV. Nhưng cũng giống như màn trình diễn đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri, tất cả đều nằm trong kịch bản của người tổ chức nhằm tuyên truyền cho bộ mặt dân chủ của nhà nước toàn trị. Hỏi chuyện không đâu và trả lời chung chung theo nghị quyết.
Riêng với ông Nguyễn Văn Nên, trong chừng mực nào đó ông biết lắng nghe. Ngay trong những ngày căng thẳng của đại dịch Covid-19, khí thế chống dịch như chống giặc, đem xe tăng hỗ trợ dân mua thực phẩm, lấy kẽm gai, rào sắt xây pháo đài ngăn virus, ngoáy mũi tìm F0, F1, F2 để đưa vào trại tập trung mang tên bệnh viện dã chiến đang hừng hực khí thế, ông Nên đã gặp gỡ các nhà khoa học để lắng nghe, trong số khách mời có cả người không chống dịch như chống giặc. Từ sau cuộc gặp ấy, giải pháp chống dịch của TP từng bước cởi mở, mềm mại hơn.
Cuộc gặp này có thể là cơ hội để các nhà trí thức, văn nghệ sĩ nói lên những sự thật nhức nhối đã và đang đè nặng lên số phận người dân Thành phố và cả nước nói chung. Có thể trong tầm giải quyết của ông Nên, cũng có thể ngoài tầm nhưng ít nhiều chuyển đến ông "sự thật không bằng phẳng".
Vậy các trí thức văn nghệ sĩ đã nói gì ? Theo tường thuật của ông Lưu Trọng Văn, Đạo diễn Xuân Phượng và chính ông Văn đã lý luận về giá trị sự thật và khen ông Nên biết nghe sự thật. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đọc thơ "Tổ quốc và Tình yêu", kể chuyện đời xưa không bị bắt nhờ Võ Văn Kiệt. Nhà thơ Nguyễn Duy đọc bài thơ "Đánh thức tiềm lực" nói về sự dối trá, xu nịnh, về những sự ru ngủ dẫn đến tiềm lực bị ngủ yên. Những bài thơ ấy rất hay nhưng rất tiếc, hàng chục năm trước đã từng được Bí thư Thành ủyy Võ Văn Kiệt lắng nghe, đã xuất bản, chắc hẳn ông Nên cũng từng được biết.
Giá như nhà thơ Trần Mạnh Hảo giới thiệu thêm với ông Nên người và chuyện có liên quan đến mình là nhà báo, nhà văn Võ Đắc Danh. Năm 2003, Võ Đắc Danh bị kỷ luật thu thẻ nhà báo vì phiếm luận "Kính thưa nhà thơ Trần Mạnh Hảo" đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ (2).
Nhà báo, nhà văn Võ Đắc Danh - Ảnh : Báo Pháp luật.
Bài phiếm luận được đng nghiệp trêu đùa là một cái huyệt chôn 4 tay bộ trưởng. "Sự thật không bằng phẳng" là sau bản án nặng nề ấy Võ Đắc Danh vẫn là người nông dân cầm bút và tiếp tục viết nhiều bút ký gai góc, trong đó nổi bật nhất, thời sự nhất với Thành phố Hồ Chí Minh là bút ký "Đất Thủ Thiêm". Sự thật xúc động này chưa được phép xuất bản chính thức ở Việt Nam nhưng lan truyền thu hút hàng triệu người đọc trên mạng xã hội (3).
Đó là số phận hàng ngàn người dân tan nhà nát cửa màn trời chiếu đất đi kiếu kiện hàng chục năm qua, là định chế bất công cướp đất của dân là tiền đề cho tham nhũng sinh sôi nảy nở.
Trong cuộc gặp, ông Nguyễn Văn Nên đã phát biểu "Nhà văn Bích Ngân vừa nhắc chuyện tôi tặng ông đại sứ Mỹ cuốn "Thời xa vắng" của Lê Lựu. Tại sao tôi chọn tặng ông đại sứ cuốn tiểu thuyết đó ? Tôi đọc "Thời xa vắng", phải đọc ba lần tôi mới hiểu được sự thật nhà văn muốn nói : Nửa đời đầu yêu cái người khác yêu. Nửa đời sau yêu cái mình không có. Vậy là hết… mẹ đời rồi. Cuối cùng mới trở về cái mình có… Đó ông nhà văn ám chỉ đất nước mình đó, rồi cũng nhận ra mình, đi lên, thì quá chậm rồi. Tôi bảo ông đại sứ, đọc cuốn này ông sẽ hiểu hành trình của đất nước tôi".
"Thời xa vắng" quả là tiểu thuyết hay, nhưng vấn đề của nó là quan niệm hủ lậu về hôn nhân, tình yêu, đề tài muôn thuở. Tiếc là nhà văn Bích Ngân không nhắc với ông Nên một sự thật khác gần gũi, bức xúc hơn nhiều. Đó là sự kiện chính quyền cưỡng chế trái pháp luật, đập phá, tháo dỡ 503 căn nhà, chiếm giữ hơn 48.000m2 đất thổ cư và thổ vườn, hủy hoại và chiếm đoạt tài sản ước tính hơn 100 tỷ đồng của 124 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản và tổn thất tinh thần hết sức nặng nề, khiến cho người dân mất nhà, mất đất, mất tài sản và mất nguồn sống ngay vào thời điểm giáp tết như hiện nay. Sự việc man rợ, phi pháp ấy không phải ở đâu xa mà chính tại Vườn Rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh rực rở tên vàng này. Nhà văn Bích Ngân không thể không biết bản chất của sự việc vì em ruột bà, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc là một trong 5 luật sư hỗ trợ pháp lý cho dân oan Vườn Rau Lộc Hưng. Fb của nhà văn Bích Ngân và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc thường xuyên tương tác. Trên fb luật sư Trịnh Vĩnh Phúc tràn ngập hình ảnh, bài viết, đơn thư khiếu nại tố cáo. Trong đó, luật sư từng có stt phẫn nộ lên án rằng "Sự kiện Vườn rau Lộc Hưng sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ của chính quyền, là minh chứng điển hình cho chính sách sai lầm về đất đai ở Việt Nam hiện nay" (4).
Chính quyền cưỡng chế trái pháp luật, đập phá, tháo dỡ 503 căn nhà trong Vườn rau Lộc Hưng
Chính quyền đã tạo dựng nhiều màn trình diễn để che lấp sự thật trong đó nổi bật mà ngày 18/8/2022, UBND Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tiếp công dân liên quan đến khu "vườn rau Lộc Hưng" nhằm lắng nghe và trao đổi các vấn đề mà người dân quan tâm (5).
Nhưng thực chất đây chỉ là màn trình diễn để đọc cho người dân nghe bài diễn văn viết sẵn của chính quyền. Ngày 24/10/2022 người dân vườn rau Lộc Hưng đã có đơn khiếu nại tố cáo khẩn cấp Trong đó yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tiếp công dân đối với người dân Vườn rau Lộc Hưng về các yêu cầu, khiếu nại, tố cáo. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cùng các đồng nghiệp đã ký tên trong đơn này (6).
Viết đến đây, chợt nhớ đến chuyện tiếu lâm chính trị. Hai công dân Mỹ và Nga tranh nhau về nền dân chủ của nước mình. Anh Mỹ khoe, ở xứ tôi, ai cũng có thể gặp Tổng thống Truman phê phán những sai lầm của ông ta. Anh Nga phản pháo, nước tôi cũng vậy, ai cũng có thể gặp đồng chí Brenhep để phê phán sai lầm của ông Truman.
Sự thật không bằng phẳng mà các trí thức văn nghệ sĩ nói với ông Nguyễn Văn Nên là sự thật của thời xa lắc, ở nơi không xác định. Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng là vết thương mưng mủ tiêu biểu cho căn bệnh ung thư tham nhũng của xã hội hiện nay. Không riêng của Sài Gòn mà cả nước. Có lẽ quá gay góc nên nó thành bằng phẳng.
Tiếc cho ông Nên, trong số những nghệ sĩ, trí thức mà ông được chọn để nghe sự thật không có đứa trẻ hồn nhiên thắc mắc "nhà vua không mặc quần" như chuyện ngụ ngôn phương Tây. Sự thật không bằng phẳng vẫn chỉ là món hàng xa xỉ ở xứ "thiên đường"
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 29/01/2024
2. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/JournalistVoDacDanhPart1_MThuy-20070930.html
3. https://www.google.com/search?q=%C4%90%E1%BA%A5t+th%E1%BB%A7+thi%C3%AAm+...
4. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02hTtoonPVMZ8RtbZ...
6. https://vietnamthoibao.org/vntb-nguoi-dan-vuon-rau-loc-hung-tiep-tuc-khieu-nai-va-to-cao-khan-cap/
An ninh mạng đang ‘tự diễn biến’ ?
Mục Đồng, VNTB, 04/09/2022
Dường như nội bộ đảng đang mất đoàn kết nội bộ !
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tham dự nghi lễ cúng giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt.
Sáng 26/8, tại Di tích lịch sử văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ giỗ lần thứ 190 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt.
Lễ giỗ có sự tham dự của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu, cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan, đơn vị khác.
Một bài viết không tên (Đời Lính@qdndvnnet
"Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đã có nhiều động thái tri ân Lê Văn Duyệt, vị đại thần triều Nguyễn, người có công lớn (cùng với Lê Văn Thành) giúp Nguyễn Ánh thắng quân Tây Sơn, thành lập vương triều nhà Nguyễn.
Lịch sử cần có cái nhìn khách quan, trung thực, không vì bất kỳ sự tác động nào để làm méo mó và lệch lạc bản chất vốn có của nó. Xưa nay, nhân vật Lê Văn Duyệt gây ra nhiều tranh cãi giữa công và tội, từ các sử gia triều Nguyễn cho đến thời ngụy Sài Gòn và cả thời kỳ sau 30/4/1975" (*).
Cùng với giọng điệu, lập luận sau đó của bài viết, mang hơi hướng kêu Ông là Nguỵ, là rước voi về giày mả tổ ?
"…LÊ VĂN DUYỆT CÓ TỘI VỚI DÂN TỘC KHÔNG ?
Xin thưa là có, thứ nhất, Lê Văn Duyệt theo Nguyễn Ánh từ những ngày đầu. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh chạy sang thần phục Xiêm La từ 1783-1785, Lê Văn Duyệt cũng có hai lần cùng Nguyễn Ánh sang Xiêm, quỳ mọp, phủ phục dưới gót chân của vua Xiêm. Nguyễn Ánh cầu Xiêm mang quân đánh Tây Sơn nhưng khi quân Xiêm vào miền Nam lại cướp bóc, hãm hiếp, trước khi bị vua Quang Trung tiêu diệt ở Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785…".
Vẫn chưa hết, theo bài viết này thì :
"…VÌ SAO TRƯỚC NĂM 1975, NGỤY SÀI GÒN VINH DANH LÊ VĂN DUYỆT, NHƯ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG.
Cổ nhân dạy "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Gia Long, Lê Văn Duyệt cầu ngoại bang và ngụy Sài Gòn cũng là sản phẩm của người Pháp, Mỹ đẻ ra. Nghĩa là giữa họ có nét tương đồng là đều bán nước, làm tay sai cho ngoại bang, cỏng rắn cắn gà nhà.
Vậy nên đồng bệnh tương lân, đồng khí tương cầu. Bán nước ca ngợi bán nước là lẽ thường, ngụy tôn vinh Gia Long, Lê Văn Duyệt là tự mình rửa mặt cho mình. Thế nên, Sài Gòn và Gia Định trước năm 1975 có tới hai đại lộ mang tên Lê Văn Duyệt. Đại lộ Lê Văn Duyệt của Đô Thành Sài Gòn hiện nay là đường Cách Mạng Tháng Tám, còn đại lộ Lê Văn Duyệt của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Đinh Tiên Hoàng…".
Cũng xin được nói thêm, ông Nguyễn Văn Nên, được giới thiệu là một nhà chính trị người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng ủy Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Phan Văn Mãi (sinh ngày 25 tháng 2 năm 1973 tại Bến Tre) là một chính khách người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh khoá XV.
Sáng 25/8, UBND quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội Khai Hạ – Cầu An tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt" do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận.
Bên cạnh đó, ngày tiên của Giỗ Ông, nhiều chính khách của Thành phố Hồ Chí Minh tham dự với sự cung kính với tiền nhân, thì việc nói xấu chính quyền một cách công khai, thậm chí có tài khoản tên Lê Kim Thực, phần giới thiệu làm việc tại Hà Nội, đến từ Hà Nội còn công khai bình luận : "Lãnh đạo thành phố không phải ai cũng biết lịch sử dân tộc đâu. Chỉ ăn thôi. Nên mới cắm đầu phủ phục tôn vinh thằng bán nước", vậy có khác gì đang nói xấu chính quyền, đang bôi nhọ tư cách của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng ?
Nếu đúng như bài viết không rõ tên và tài khoản facebook đó bình luận, vậy thì một Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, một Bí thư Thành ủy, cùng nhiều quan chức, chính khách khác của thành phố và dàn báo chí, truyền thông của Việt Nam tham dự lễ Giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt cùng nhiều người dân miền Nam khác đều bị "dắt mũi" ? Rồi cả Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nữa…
Cũng mong rằng, an ninh mạng sẽ làm đúng vai trò, chức trách của mình với những bài viết, bình luận mang tính chất xuyên tạc lịch sử, nhất là xoay quanh vấn đề Giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt cũng như việc những chính khách của thành phố tham dự lễ Giỗ Ông này.
Miền Nam có câu, người dân không thờ sai ai bao giờ. Xin nhớ giùm như vậy…
Mục Đồng
Nguồn : VNTB, 04/09/2022
(*) Facebook : Đời Lính@qdndvnnet, 29/08/2022
Bí thư Nên đang "tạo phản" và "suy thoái đạo đức", ông Trọng tính sao ?
Trân Anh, Thoibao.de, 04/09/2022
Ông Nguyễn Văn Nên vào Sài Gòn trong lúc ông Nguyễn Thiện Nhân đang vô dụng, dung túng cho Tất Thành Cang nhởn nhơ dù sai phạm đầy mình. Có Nguyễn Thiện Nhân, nhóm Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua kê cao gối ngủ mà không sợ ai phải động tới mình. Thế rồi ông Nguyễn Phú Trọng đưa Nguyễn Văn Nên về thành phố trong lúc ông Nên chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng.
Ông Nguyễn Văn Nên hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng ủy Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Khi về thành phố, Công an Thành Phố Hồ Chí Minh đã tóm Tất Thành Cang, đấy xem như là dấu ấn của Nguyễn Văn Nên "dâng lên ông tổng" Nguyễn Phú Trọng. Và sau đó là ghế Ủy viên Bộ Chính Trị dành cho ông Nên. Nói chung, những gì ông Nên làm từ năm 2020 đến 2021 đều làm cho ông Tổng khá hài lòng, tuy nhiên, việc nắm thành phố giàu nhất nước cũng tạo ra cho người lãnh đạo nơi đây một tâm lý rất bất lợi cho Trung ương, đó là tâm lý vua một cõi.
Lê Thanh Hải khi còn là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, lẽ ra ông Hải bị bứng khỏi thành phố này để đưa ông Nguyễn Sinh Hùng về thay thế. Tuy nhiên, dựa vào thế lực gia tộc Lê Trương và vây cánh Miền Nam của ông ta nên Lê Thanh Hải lúc đó quyết "không nhường ngôi" và cuối cùng, Nguyễn Sinh Hùng phải nhận giải an ủi "chủ tịch Quốc hội".
Lê Thanh Hải xây dựng đế chế của ông ta mạnh đến mức, sau khi về hưu đã 6 năm mà ông Tổng Trọng vẫn không làm gì được. Ông Lê Thanh Hải dân gốc Tiền Giang cũng giáp Thành phố Hồ Chí Minh, ông ta đã xây dựng vây cánh mạnh như thế nào chắc ông Nguyễn Văn Nên cũng biết. Ông Nên là dân gốc Tây Ninh, cũng là dân Miền Nam sát thành phố, ông Nên về thành phố dễ bắt rễ hơn những con người nói tiếng Bắc. Vì thế khi về thành phố này khó lòng ông Nên không muốn xây dựng một đế chế riêng.
Dù là cộng sản, nhưng Miền Nam vẫn có tư tưởng tiến bộ hơn cộng sản Miền Bắc. Ông Nguyễn Phú Trọng là thế hệ sau nhưng tư duy không thoáng bằng ông Võ Văn Kiệt hay ông Phan Văn Khải thuộc lớp lớn tuổi hơn. Đó là thực tế.
Theo như những gì chúng tôi nắm được thì ông Nguyễn Văn Nên được lòng quan chức Miền Nam trong Bộ máy Chính quyền thành phố hơn ông Đinh La Thăng. Một phần cũng vì ông Nên là người Miền Nam dễ hòa nhập với văn hóa công chức bộ máy Chính quyền thành phố hơn, phần vì ông Nguyễn Văn Nên khôn ngoan hơn ông Đinh La Thăng.
Ông Nên tát vào mặt nền giáo dục xã hội chủ nghĩa
Đã 3 năm, thời gian đủ lâu để ông Nguyễn Văn Nên lập đế chế riêng. Những gì ông Lê Thanh Hải từng làm thì ông Nguyễn Văn Nên cũng có thể làm được. Gần đây có nhiều dấu hiệu lạ cho thấy ông Nên có vẻ như đang đi chệch quỹ đạo cộng sản, mà đặc biệt là đi ngược quan điểm bảo thủ của ông Tổng bí thu Nguyễn Phú Trọng.
Bắt đầu từ quyết định trả lại lư hương tượng Đức Thánh Trần, lập kế hoạch khôi phục lại tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành, khôi phục lại bùng binh cây liễu trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố. Đặc biệt là câu nói "Dạy các cháu trung thực các đồng chí à" như là gáo nước lạnh dội vào niềm kiêu hãnh của Đảng cộng sản mà ông Nguyễn Phú Trọng vung vén bấy lâu nay. Nói như thế chẳng khác nào thừa nhận nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là nền giáo dục dối trá.
Đặc biệt là ông Nguyễn Văn Nên đi dự lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt. Đây là danh nhân được Việt Nam Cộng Hòa xem là người có công với đất nước, tuy nhiên Chính quyền cộng sản lâu nay vẫn phủ nhận công lao của vị tướng này.
Nguyễn Văn Nên thắp hương mộ Tả quân Lê Văn Duyệt
Nói tóm lại là con đường xây dựng thanh thế cho mình, ông Nguyễn Văn Nên đã nắm được sự mong muốn của dân Miền Nam và cả các thuộc hạ ông trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, hành động này chẳng khác nào ông Nên "phản bội" lại tư tưởng bảo thủ của ông Tổng Trọng. Nguyễn Văn Nên rõ ràng đang "suy thoái đạo đức" theo tiêu chuẩn của ông Tổng Trọng.
Trân Anh (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 04/09/2022
*************************
Ông bí thư Nên đang có ý "ly khai" khỏi thế lực Miền Bắc ? Lành ít dữ nhiều !
Bảo Trâm, Thoibao.de, 04/09/2022
Như bản tin trước Thobao.de đã đưa về những hành động rất khác những ngày gần đây của ông Bí thư Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh. Theo một số nhà bình luận đánh giá thì hành động ấy của Nguyễn Văn Nên được đánh giá là bản lĩnh. Bởi ông đang làm Chính trị với một cách khác thường, đặc biệt là khác với đường lối bấy lâu nay mà Đảng cộng sản đề ra.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Nguyễn Văn Nên tiến về Trung ương là nhờ bàn tay ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rồi ông được phân bổ về địa phương cũng nhờ bàn tay ông Tổng. Theo lẽ thông thường, nhiều quan chức sẽ rập khuôn những gì ông Tổng đưa ra, tuy nhiên khi ông Nên về Thành phố Hồ Chí Minh thì không còn đi theo cái khuôn ấy. Trước mắt, ông Nên đang rất được lòng giới quan chức Thành phố và cả những người dân cả nước. Tuy nhiên, bước đi này được nhiều người đánh giá là khá mạo hiểm bởi ông Tổng bí thư là người rất khó lường. Tín nhiệm đó, triệt hạ đó nên ai cũng sợ.
Thành phần Miền Nam trong Tứ Trụ luôn có tư tưởng tiến bộ hơn so với thành phần Miền Bắc. Người Miền Nam gần đây nhất có tầm ảnh hưởng lớn trong Tứ Trụ là ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng là con người tai tiếng nhiều về tham nhũng, tuy nhiên về tư tưởng chính trị thì ông Dũng cởi mở hơn rất nhiều so với các quan chức Miền Bắc. Ông Dũng mạnh dạn cho con đi du học các nước Tư bản Phương Tây, ông mạnh dạn gả con gái cho con của một cựu quan chức Việt Nam Cộng Hòa mang quốc tịch Mỹ. Từ khi ông Dũng tháo cùm bảo thủ trong Đảng, thì sau đó hàng loạt quan chức công khai cho con cái du học các nước tư bản.
Ông Trọng thì ngược hoàn toàn với ông Dũng, nếu ông Dũng tai tiếng tham nhũng thì ông Trọng không có tai tiếng gì nhiều. Nếu ông Trọng bảo thủ thì ông Dũng cởi mở. Và như tin chúng tôi nắm được, có vẻ như ông Trọng đang cố loại người Miền Nam ra khỏi vị trí người đứng đầu Đảng bằng quy định "phải người Miền Bắc có lí luận". Và Đại hội 13 vừa rồi, chính ông cũng đá bay cánh Miền Nam ra khỏi Tứ Trụ và chỉ giữ lại người Miền Nam nào phục tùng ông. Hiện nay cánh Miền Nam chỉ có 3 ủy viên Bộ Chính Trị, đó là Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Văn Nên và Võ Văn Thưởng. Trong đó Trần Thanh Mẫn và Võ Văn Thưởng là người hiền từ dễ bảo thì Nguyễn Văn Nên được đánh giá là người không chịu an phận thủ thường.
Hai ông Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Phú Trọng
Ông Nguyễn Văn Nên được đánh giá là người có tố chất làm chính trị nhưng làm chính trị theo cách hành động chứ không theo cách xu nịnh. Tuy nhiên, trong môi trường chính trị của Đảng cộng sản mà đi chệch hướng thì rất dễ quy vào tội "li khai" và bị triệt hạ. Bản thân ông Nguyễn Văn Nên đanh có tham vọng vào Tứ Trụ trong 3 năm tới và ông đã chọn con đường đi khác người, đó là lấy lòng cánh Miền Nam. Nếu ông Trọng không trở cờ thì ông Nên sẽ có 2 thế lực ủng hộ, đó là cánh Miền Nam lẫn cánh Miền Bắc, tuy nhiên, không biết trong 3 năm tới, ông Tổng Trọng có cho rằng, cách làm như thế là làm sống dậy tưởng cởi mở của cánh Miền Nam hay không ?
Nhiều người thân cận ông Tổng Trọng, từng là niềm hy vọng kế vị nhưng bị ông Tổng loại không thương tiếc, đó là ông Đinh Thế Huynh và ông Trần Quốc Vượng. Cho nên không có gì đảm bảo để ông Nguyễn Văn Nên không bị ông Tổng lật kèo.
Có người ví gần ông Tổng Trọng như "chơi với cọp dữ" là bạn đó nhưng bị thịt đó là chuyện bình thường. Với ông Nguyễn Văn Nên, có lẽ cách tối ưu nhất để làm ông Tổng không phật lòng là làm mạnh hơn nữa vấn đề Thủ Thiêm, làm sao đưa Bộ Tam ăn đất là Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua thì sẽ làm hài lòng ông Tổng, và lúc đó những nước cờ chính trị mà ông đã đi ngược lại với quan niệm bảo thủ của ông Trọng sẽ được lơ đi. Có lẽ, đó là cách hay nhất để ông Nên vào Tứ Trụ.
Bảo Trâm (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 04/09/2022
Bích Ngọc, Thoibao.de, 19/05/2021
Ngày 4/5 ông Trần Lưu Quang được chuyển ra Hải Phòng làm bí thư thành ủy thành phố này. Như Thoibao.de đã trình bày ở nhiều bản tin trước, Trần Lưu Quang có 2 nhiệm vụ rất lớn, đó là làm sao cho thuộc hạ cũ của Lê Văn Thành phải thuần phục và nhiệm vụ thứ hai là làm sao đối phó với con mắt giám sát của Vương Đình Huệ. Hai nhiệm vụ trên đều rất khó khăn. Xưa nay người Bắc vào Nam nắm các tỉnh phía Nam là bình thường, nhưng người Miền Nam ra Bắc nắm một thành phố lớn hay một tỉnh thì xưa nay hiếm. Ngoại trừ bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì trước đây chưa ai làm được việc đó.
Ông Trần Lưu Quang nhận quyết định điều động, phân công từ Bộ Chính trị.
Ông Nguyễn Phú trọng thuyên chuyển Trần Lưu Quang ra Hải Phòng thì ắt ông Trọng muốn xử lý một ung nhọt gì đó của thành phố này. Cũng như trước đây, ông Trọng điều Trần Lưu Quang đến thành phố Hồ Chí Minh là ông muốn ném đá dò đường để sau đó điều Nguyễn Văn Nên về thành phố này xử Tất Thành Cang. Việc Nguyễn Văn Nên phá được Tất Thành Cang được giới thạo tin đánh giá là có bàn tay của Trần Lưu Quang.
Lần này ông Nguyễn Phú Trọng đưa Trần Lưu Quang ra Hải Phòng theo giới thạo tin thì sứ mệnh cũng như đã được phân công ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ở Thành phố Hồ Chí Minh ông Quang chỉ là cấp phó, ông chỉ lên danh sách đen để cấp trưởng xử lý còn ở thành phố Hải Phòng thì ông Quang phải tự xử lí những ung nhọt chứ không có ai trợ giúp.
Trần Lưu Quang nhận chức bí thư Hải Phòng ngày 4/5
Như vậy ông Nguyễn Phú Trọng dùng con bài Trần Lưu Quang vì mục đích gì thì đã rõ. Ông Trần Lưu Quang như lính tiên phong của ông Trọng trong việc thực hiện việc thanh lọc các dây mơ rễ má của thế lực chính trị đối thủ.
Nếu ông Trần Lưu Quang làm tốt thì cửa vào Bộ Chính Trị rất cao, nếu ông làm không tốt thì ông có thể kết thúc sự nghiệp. Nói chung vai trò của người lính tiên phong là không dễ, không phải người lính tiên phong nào cũng đánh trăm trận trăm thắng được.
Trần Lưu Quang lấy điểm với Trung ương
Vấn đề chỉ đạo dập dịch tốt là một điểm cộng cho sự nghiệp. Được biết, nếu Vũ Đức Đam không nhờ kết quả dập dịch thì ông ta đã bị đẩy ra khỏi ủy viên trung ương khóa 13 rồi. Chính vì vậy, dập dịch tốt là vốn chính trị không hề nhỏ. Nếu để dịch lan mạnh ở Hải Phòng, Trần Lưu Quang sẽ thành tội đồ chứ không phải là kẻ tiên phong nữa.
Ngày 18/5 trên báo Thanh Niên có bài viết "Bí thư thành ủy Hải Phòng : ‘Điều đáng sợ nhất là chưa tìm ra F0 !’" (1). Bài báo cho biết ông Trần Lưu Quang vào việc công tác dập dịch rất quyết liệt.
Trần Lưu Quang cho dập dịch lấy điểm với Trung ương
Ông Trần Lưu Quang nói rằng, khi chưa tìm ra nguồn lây bệnh thì phải coi như F0 đang ở xung quanh để mà sợ và không lơ là, chủ quan.
Được biết, theo báo cáo của Sở Y tế Thành phố Hải Phòng, vào tối 17/5, tại thành phố này đã phát hiện 1 ca nhiễm Covid-19. Tuy chỉ mới là 1 ca nhưng cả thành phố này tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao. Theo tổ phản ứng nhanh phòng chống Covid-19 ở Hải Phòng cho biết, sẽ phải phân tích gen mẫu bệnh phẩm của bà N. để xác định virus SARS-CoV-2 của bệnh nhân này thuộc chủng nào, qua đó khoanh vùng nguồn lây bệnh. Sở Y tế Hải Phòng không loại trừ, F0 của bà N. có liên quan đến các ca nhiễm ở quán karaoke New KTV.
Trước diễn biến của dịch Covid-19, ông Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhận định : "Đến giờ này chúng ta vẫn chưa rõ được nguồn lây bệnh của ca mới phát sinh, có nghĩa là chưa biết F0 ở đâu, cái đó đáng sợ nhất. Vậy thì hãy coi như F0 vẫn ở quanh ta, để chúng ta phải sợ, không chủ quan, lơ là với bất kỳ hình thức nào !".
Ông Trần Lưu Quang đồng ý với đề xuất sẽ tăng cường các hoạt động chống dịch của UBND Thành phố Hải Phòng như : dừng việc bán đồ tại chỗ của các cửa hàng ăn uống, chỉ cho bán mang về ; dừng các phòng khám nha khoa ; hạn chế người dân ra ngoài vào ban đêm ; tăng cường xử phạt các vi phạm chống dịch.
Ông Trần Lưu Quang cũng yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương thực hiện việc kiểm tra giám sát nhiều công tác chống dịch bằng nhiều hình thức. "Nơi nào có hoạt động nhạy cảm đã bị cấm mà vẫn hoạt động thì lãnh đạo địa phương sẽ bị kiểm điểm", Bí thư Thành ủy Hải Phòng lưu ý.
Như vậy là hình ảnh ban đầu của ông Trần Lưu Quang là khá đẹp, có vẻ như ông đã hành động kịp thời. Ông Trần Lưu Quang là chính trị gia khá tinh ý, ông ta nhận biết những hành động đâu là cần thiết để lấy điểm trung ương và theo đó thực hiện.
Trần Lưu Quang mới ra Hải Phòng có hai tuần mà đã thay trưởng công an Đồ Sơn
Ngày 4/5 ông Trần Lưu Quang nhậm chức thí thư thành ủy thành phố Hải Phòng thì 13 ngày sau ông đã cho thay Trưởng Công an quận Đồ Sơn.
Việc Đại tá Trần Tiến Quang là một thuộc hạ của ông Lê Văn Thành. Khi ông Lê Văn Thành còn làm bí thư thì những tiêu cực ông này không bị bùng mạnh như bây giờ. Ông Lê Văn Thành là một người thuộc phe cánh Phạm Minh Chính, từ bí thư thành phố mà ông Chính đã kéo về Chính phủ làm phó thủ tướng. Tuy nhiên ông Thành không thể đưa đàn em của mình trám vào ghế do ông để lại mà chiếc ghế này lại bị ông Nguyễn Phú Trọng điều Trần Lưu Quang từ Thành phố Hồ Chí Minh ra trám vào đấy.
Hiện nay ông Trần Lưu Quang cho phép ông Trần Tiến Quang tạm nghỉ để đi chữa bệnh "theo nguyện vọng cá nhân" diễn ra ngay sau khi một số thuộc cấp của ông vào ngày 10/5 bị khởi tố bị can, bắt tạm giam vì hành vi "làm sai lệch hồ sơ vụ án".
Với tân bí thư Trần Lưu Quang, trưởng công an quận Đồ Sơn ngửi thấy điều chẳng lành
Ba Công an quận Đồ Sơn này gồm : Trung tá Đinh Đình Việt (Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự – kinh tế – ma túy) ; Thượng úy Đỗ Hữu Dũng (Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) và Thượng úy Nguyễn Viết Công (Cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội).
Trước đó khoảng 4 tháng, vào ngày 20/1/2021, người đầu tiên bị bắt, khởi tố bị can theo cùng cáo buộc vụ án này là Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Đội phó Đội điều tra tổng hợp Công an quận Đồ Sơn.
Việc ông Trần Tiến Quang xin nghỉ phép chữa bệnh mang màu sắc giống như Trịnh Xuân Thanh trước đây. Khi đánh hơi điều chẳng lành xảy ra đối với mình, ông Trịnh Xuan Thanh khi đó là phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đã "xin nghỉ phép chữa bệnh" và từ đó ông Thanh trốn tại Đức và xin tị nạn chính trị tại đây. Việc sơ suất này đã làm cho ông Nguyễn Phú Trọng phải vất vả cử Tô Lâm sang tận Berlin mai phục nhiều ngày bắt cóc Trịnh Xuân Thanh man về nước quy án. Nếu ông Trần Lưu Quang để diễn ra sai lầm này một lần nữa thì rất có thể ông Quang sẽ không được ưu ái trên con đường sự nghiệp chính trị của ông. Nắm bí thư thành ủy Hải Phòng là một thử thách rất lớn đối với Trần Lưu Quang.
Trần Lưu Quang là mối nguy cho Lê Văn Thành và thuộc hạ của Lê Văn Thành là mối họa của Trần Lưu Quang
Nếu ông Trọng vì muốn dọn những ung nhọt tại Hải Phòng mà đưa Trần Lưu Quang ra xứ này thì đây là thử thách rất khó vượt qua. Để khắc chế được thuộc hạ của người tiền nhiệm, cách tốt nhất là dùng đức trị, còn dùng pháp trị là rất động chạm. Việc ông Trần Lưu Quang đến Thành phố Hồ Chí Minh làm công việc lên sổ đen đàn em của Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua và Tất Thành Cang để Nguyễn Văn Nên đã làm động chạm thế lực này rất nhiều. Ông Trần Lưu Quang ngồi lâu tại Thành phố Hồ Chí Minh thì cũng rất khó làm được gì vì lỡ bứt dây động rừng. Nay ông Trần Lưu Quang ra Hải Phong cũng làm công tác y như vậy, chắc rằng những người chưa bị bắt sẽ liện kết lại và tấn công ngược lại thế lực Trần Lưu Quang, đấy là điều khó tránh khỏi.
Lê Văn Thành cần cẩn thận với Trần Lưu Quang
Đến Hải Phòng thực hiện "dọn cỏ" cho ông Trọng sẽ là mối đe dọa đối với Lê Văn Thành. Nói gì thì nói, thế Lực Lê Văn Thành đã bám rễ tại Hải Phòng thì khó mà nhổ hết được. Nếu làm mạnh tay, Trần Lưu Quang có thể gặp sự bất hợp tác của thuộc cấp thì lúc đó, Trần Lưu Quang khó mà làm gì được.
Hiện nay mối quan hệ đan xen làm ông Trần Lưu Quang rất khó xử lí. Ông Nguyễn Phú Trọng đã giao cho Trần Lưu Quang một bài toán quá khó, liệu Trần Lưu Quang có xử lí được không ? Hãy chờ xem.
Bích Ngọc (Tổng hợp)
(1) F là viết tắt của từ Filia (tiếng Ba Lan) có nghĩa là thế hệ con, nhánh sau. Áp dụng với dịch bệnh F được hiểu là thế hệ đầu dương tính với Covid-19 hay còn gọi là F0.
F0 tức là người dương tính với Covid-19. Những người này được điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cách ly tại bệnh viện, cố gắng tự phục vụ để hạn chế lây nhiễm chéo và tự báo cho người tiếp xúc gần về tình trạng của mình.
Trần Lưu Quang đối đầu Vương Đình Huệ, cửa thua rộng mở ?
Minh Tú, Thoibao.de, 18/05/2021
Trần Lưu Quang đã về Hải Phòng và nắm chức Bí thư thành ủy. Trần Lưu Quang là người thứ hai Bắc tiến liệu rằng ông Quang có thành công như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay không ? Ông Trần Lưu Quang được thuyên chuyển tới làm lãnh đạo những thành phố lớn, điều đó cho thấy ông Trần Lưu Quang còn tiến xa nữa. Hiện tại ông Trần Lưu Quang là đại biểu quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, sắp tới ông Quang sẽ làm đại biểu cho đơn vị Hải Phòng. Nếu ông Vương Đình Huệ không làm đại biểu đại diện cho Hải Phòng thì ắt hẳn ông Trần Lưu Quang là người lãnh đạo nhóm đại biểu quốc hội thành phố này. Tuy nhiên, nơi đây đã bị ông Vương Đình Huệ xí phần nên chắc chắn ông Vương Đình Huệ sẽ là người lãnh đạo đoàn đại biểu Hải Phòng chứ không ai khác.
Hai ông Trần Lưu Quang (trái) và ông Vương Đình Huệ
Từ xưa đến nay, cầu nối giữ trung ương với địa phương thường là thông qua những đại biểu quốc hội mà trung ương bổ về. Ông Nguyễn Phú Trọng thì đang nhắm đến Trần Lưu Quang và muốn cơ cấu cho ông này ở ghế cao hơn nữa. Sự nghiệp của Trần Lưu Quang có thể sán lạn nếu không có cái bóng quá lớn của ông Vương Đình Huệ đè lên. Nói về mối thâm tình thì Vương Đình Huệ gần gũi với Nguyễn Phú Trọng hơn, như vậy số phận của Trần Lưu Quang thăng hoa hay lụn bại nó hoàn toàn phụ thuộc vào Vương Đình Huệ.
Trước đây bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm bí thư tỉnh Hưng Yên không nổi bậc cũng không tai tiếng. Và bà đã tiến được vào tứ trụ, tuy nhiên đó là trường hợp phụ nữ, còn nam giới thì hoàn toàn khác. Nam giới gặp kháng cự nhiều hơn phụ nữ. Ông Trần Lưu Quan là người đàn ông đầu tiên bắc tiến nên có thể nói "lành ít dữ nhiều". Để điều khiển được bộ máy mà hoàn toàn không có thuộc hạ cũ là rất khó, không biết ông Trần Lưu Quang sẽ phải đối phó ra sao ?
Ngoài Bắc, tính địa phương rất mạnh, liệu rằng ông Trần Lưu Quang sẽ khóa giải được đặc tính này hay không ?
Ông Trần Lưu Quang về Hải Phòng
Vương Đình Huệ, một con người thâm trầm và đầy nguy hiểm
Vương Đình Huệ là nhân vật được ông Nguyễn Phú Trọng trọng dụng cùng với Nguyễn Bá Thanh, nhưng cuối cùng ông Thanh thì "tử trận" còn Vương Đình Huệ thì giờ lên được chức chủ tịch quốc hội. Ông Huệ là con người biết lựa phần ngon về mình đẩy khó khăn về người khác, và cứ thế ông tiến thân bất kể đồng chí gần gũi với ông đều phải trả giá rất đắc.
Việc ông Vương Đình Huệ về làm đại biểu quốc hội Hải Phòng là rủi cho Trần Lưu Quang hơn là may mắn. Đối với nội bộ, có thể ông Trần Lưu Quang không kiểm soát nổi, khi đó bên ngoài mà Vương Đình Huệ không tín nhiệm thì xem như Trần Lưu Quang khó mà tiến xa.
Ông Vương Đình Huệ thuộc nhóm lợi ích Nghệ An. Hiện nay Nghệ An là nhóm lợi ích mạnh nhất, đến 14 ủy viên trung ương đảng trong đó có 3 ủy viên bộ chính trị. Là người Nghệ An nên ông Huệ chỉ nâng đỡ đồng hương, còn những người không phải đồng hương thì ông thường thí tốt.
Hiện nay ông Vương Đình Huệ và các ứng cử viên Đại Biểu quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 3, Tp.Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Bảo, huyện An Lão. Dù đại diện cho đơn vị bầu cử nào của thành phố, ông Huệ vẫn là người có tiếng nói lớn nhất trong đoàn đại biểu quốc hội Hải Phòng.
Trần Lưu Quang là một ẩn số, là người có lai lịch bất minh như Võ Văn Thưởng. Cha mẹ của ông Quang được báo chí nói là cán bộ tập kết ra Bắc và giờ ông Quang được cơ cấu để ra trung ương. Tuy nhiên nếu ông Quang được luân chuyển quanh quẩn các tỉnh miền nam thì rủi ro mà ông Quang gặp phải ít hơn nhiều. Hiện nay miền bắc và bắc trung bộ đang áp đảo miền nam về só lượng ủy viên trung ương đảng và ủy viên bộ chính trị, trong đó Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa nổi lên như những nhóm lợi ích địa phương mạnh. Những địa phương này luôn muốn giữ trật tự này nên họ không muốn nâng đỡ một người miền nam như ông Trần Lưu Quang. Đó là điều dễ hiểu. Vì vậy việc ông Vương Đình Huệ bổng trở thành sếp của Trần Lưu Quang trong đoàn đại biểu quốc hội Hải Phòng thì Trần Lưu Quang khó mà có cơ hội.
Vương Đình Huệ làm đại biểu quốc hội Hải Phòng
Có thể nào Vương Đình Huệ và Trần Lưu Quang là đồng đội không ?
Theo nguyên tắc đồng đội thì giúp đỡ nhau, tuy nhiên đó là đồng đội đồng lòng đồng chí hướng. Còn nếu không đồng lòng thì đồng đội cũng choảng nhau như thường.
Vượng Đình Huệ phò Nguyễn Phú Trọng, Trần Lưu Quang cũng phò Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên việc Vương Đình Huệ và Trần Lưu Quang có hợp nhau hay không là chuyện khác. Nếu hợp thì tương lai của Trần Lưu Quang sẽ tiến rất nhanh vì lúc đó ông Quang không những được ông Trọng đỡ đầu mà cả Vương Đình Huệ cũng đỡ đầu. Tuy nhiên, đó là từ nếu. Khả năng này không cao.
Ông Nguyễn Phú Trọng có tham vọng cầm quyền suốt đời, trong hoàn cảnh bệnh tật không thể lãnh đạo được thì ông Nguyễn Phú trọng sẽ chọn người kế vị và ông Vương Đình Huệ đang hy vọng rằng ông là người chiếm vị trí số một trong lựa chọn của ông Trọng. Tuy nhiên, ông Trọng lập người dự phòng không bao giờ lập một người mà là lập ít nhất là 2 người.
Còn nhớ trước đây, ông Nguyễn Phú Trọng xem Đinh Thế Huynh là người kế thừa nhưng cuối cùng ông Huynh không những không được kế thừa mà còn bị loại bằng một căn bệnh bí ẩn. Ông Trần Quốc Vượng cũng được chọn lựa nhưng cuối cùng ông Vượng không trụ lại được chiếc ghế thường trực ban bí thư chứ nói gì đến ghế tổng bí thư. Nhìn những người đi trước ắt ông Vương Đình Huệ cũng hiểu ông là ứng cử viên cho chức tổng bí thư sau này nhưng không hề chắc chắn.
Để lên được chức tổng bí thư sau này, ông Vương Đình Huệ cần có kế hoạch dự phòng nếu ông Trọng lật kèo, và phương án dự phòng khả dĩ của ông Huệ là gì ? Đó là chuyển hướng sang liên kết chặc chẽ đồng hương Nghệ An, nếu đồng hương Nghệ An không đủ thì liên kết với Hà Tình thì ông Huệ sẽ có lực lượng hùng hậu ủng hộ ông nếu ông Trọng lật kèo. Mà như đã nói khi Vương Đình Huệ mà cậy hoàn toàn vào thế lực địa phương thì Trần Lưu Quang là người đầu tiên mà ông Vương Đình Huệ muốn đánh bật ra để đưa đồng hương của ông về đấy thay thế.
Để tiến thân trong Đảng cộng sản thì hoặc là người đó phải có thế lực rất mạnh bên trên đỡ đầu, hoặc phải có thế lực đông đảo ủng hộ.
Trần Lưu Quang khó hoàn thành sứ mệnh khi bị Vương Đình huệ kèm
Người trong cuộc mới hiểu, những hoạt động của trong 5 năm tới của ông Trần Lưu Quang tại Hải Phòng sẽ không qua mắt được Vương Đình Huệ. Rồi từ từ, những yếu kém và những tiêu cực của ông Quang cũng sẽ nằm trong tay ông Huệ hết.
Ông Vương Đình Huệ không lãnh đạo thành phố hải phòng nhưng làm đại biểu quốc hội cho thành phố này. Nghĩa là ông Vương Đình Huệ chỉ giám sát mà không thi hành. Trong khi quyền lực của ông Huệ rất lớn so với ông Trần Lưu Quang mà ông lại thực hiện quyền giám sát thì nhất cử nhất động của Trần Lưu Quang đều nằm trong sổ đen của ông chủ tịch quốc hội.
Ông Vương Đình Huệ là mẫu người chỉ biết cậy nhờ người khác chứ khó có ai mà cậy nhờ ông được. Khi vào Bộ Tài Chính, ông Vương Đình Huệ cậy nhờ thế lực của Nguyễn Sinh Hùng. Khi thấy Nguyễn Sinh Hùng bị đẩy vào chức chủ tịch quốc hội không mấy quyền lực thì ông Vương Đình Huệ lại cậy nhờ ông Trọng. Trong lúc ông Trọng cần chiến binh thì ông Huệ trốn ở ban kinh tế trung ương đẩy Nguyễn Bá Thanh ra trận để ông Thanh lãnh đạn. Sau khi ông Thanh chết thì Vương Đình Huệ tiến thân nhanh chóng nhờ bàn tay của ông Nguyễn Phú Trọng. Điều đáng nói là khi vào thế sát cánh Nguyễn Phú Trọng, là ứng cử viên số một kế vị chức tổng bí thư về sau thì ông Huệ đã xây dựng lên thế lực Nghệ An hùng mạnh để làm chỗ dựa nếu ông Trọng lật kèo. Suốt sự nghiệp chính trị của ông Huệ không thấy ông giúp người nào ngoài quê hương ông.
Với con người ông Huệ như vậy, khả năng Trần Lưu Quang tiến xa là rất khó, không biết chừng hiện nay ông Vương Đình Huệ đang muốn dùng người Nghệ An thay thế Trần Lưu Quang.
Làm lãnh đạo mà gần mặt trời thì khó tính toán được gì, mà mặt trời đó lại là Vương Đình Huệ thì xem ra Trần Lưu Quang khó có cơ hội bứt phá.
Minh Tú (Tổng hợp)
Hương Nhung, Thoibao.de, 15/05/2021
Từ nhiều năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương bị Hà Nội bóc lột nhiều nhất với 83% ngân sách phải nộp về trung ương, còn lại 17% cho chính quyền thành phố. Đây là hành động bóc lột trắng trợn công sức lao động của 10 triệu dân thành phố lớn nhất nước.
Ông Phạm Minh Chính làm việc với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh
Dù đóng góp lớn như vậy nhưng trung ương luôn không cho dân chính gốc thành phố này đứng đầu chính quyền. Ông Nguyễn Văn Linh quê ở Hải Dương, ông Võ Văn Kiệt quê Bên Tre, ông Võ Trần Chí quê ở Long An, ông Trương Tấn Sang quê ở Long An, ông Nguyễn Minh Triết quê ở Bình Dương, ông Lê Thanh Hải quê ở Tiền Giang, ông Đinh La Thăng quê Nam Định, ông Nguyễn Thiện Nhân quê ở Trà Vinh và giờ ông Nguyễn Văn Nên là bí thư thành ủy nhưng là người Tây Ninh. Lãnh đạo người thành phố không có chỗ đứng trong vị trí lãnh đạo thành phố mặc dù thành phố này phải đóng thuế nhiều nhất cho trung ương.
Đã nhiều năm, trung ương bóc lột thành phố, và thành phố kiến nghị được tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại nhưng bất thành. Có lẽ là vì những con người lãnh đạo thành phố chỉ lo phục vụ cho trung ương để mưu cầu chính trị. Rất nhiều lần các bộ ban ngành yêu cầu bí thư thành ủy kiến nghị lên trung ương nhưng do thỉa thuận giữa trung ương và người đứng đầu thành phố nên mọi kiến nghị bất thành.
Hôm ngày 13/5 báo chí cho biết ông thủ tướng Phạm Minh Chính đã chấp nhận để cho Thành phố Hồ Chí Minh giữ lại 23% tiền thuế thay vì chỉ giữ lại 17% như trước đây.
Với báo chí thì thường nói bằng ngôn từ trau chuốt thì nói rằng "Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ủng hộ kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại lên mức 23% (bằng mức giai đoạn 2011 – 2016)". Thực ra đây là quá trình đấu tranh giữa trung ương với địa phương chứ không phải dễ gì mà ông Phạm Minh Chính chấp nhận. Không một ông thủ tướng nào muốn chính phủ của mình thất thu ngân sách.
Vì sao có sự chấp nhận như vậy ?
Hiện nay ông Nguyễn Văn Nên đang bất lực với thế lực Lê Thanh Hải, tuy nhiên trong lần họp đầu tiên trên cương vị mới của ông Phạm Minh Chính với thành phố thì kết quả ông Phạm Minh Chính đã phải nhượng bộ. Đây là điều rất đáng chú ý. Bởi bản thân ông Phạm Minh Chính được đánh giá là có năng lực hơn ông Nguyễn Xuân Phúc nhưng ông Chính đã lùi bước. Vậy thì có thể nói, ông Nên được chống lưng bởi ông Trọng hoàn toàn có thể trở thành một thế lực mà trung ương phải kiên nể như lê Thanh Hải trước đây,.
Trong thế yếu, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đành phải ủng hộ nhiều đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có việc tăng tỷ lệ ngân sách để lại lên 23%.
Ông Chính khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đầu tàu của cả nước, thể hiện ở quy mô dân số, đóng góp GDP vào tổng ngân sách trung ương. Mất một phần nguồn thu ông Phạm Minh Chính sẽ điều hành chính phủ khó khăn hơn, tuy nhiên vì không còn cách vào giữ được mức thu cũ nên ông Chính đành phải chấp nhận việc điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách giai đoạn 2022 – 2025 của Thành phố lên bằng mức giai đoạn 2011 – 2016, là 23%.
Ngoài sự ủng hộ đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Thành phố đẩy mạnh cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Thành phố cần định hướng phát triển thành phố Thủ Đức thành một cực tăng trưởng, chú trọng đổi mới kinh tế số để đảm bảo đóng góp 25% GDP.
Ông Phạm Minh Chính phải nhường bước trước đề nghị của phía ông Nên
Ông Phạm Minh Chính không phải là người miền nam, quê thanh hóa của ông là nơi cần ngân sách trung ương hỗ trợ nhiều. Như vậy ông phải rất cần thu đậm ngân sách thành phố chứ sao ông lại nhượng bộ ? Ông Chính nhượng bộ thì đó là dấu hiệu của kẻ thua cuộc.
Ngoài ra chấp nhận tỷ lệ đóng thuế về trung ương như thế, ông Phạm Minh Chính còn đồng ý một loạt những đề xuất của người đứng đầu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh như phân cấp, phân quyền cho Thành phố ; giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 54 ; đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ; quản lý đô thị… cũng được Chính phủ xem xét.
Theo ông Phạm Minh Chính, sau khi nhận được 15 đề xuất của thành phố, từ ngày 29/4 đến 11/5, Thường trực Chính phủ, các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và Thủ tướng có nhiều cuộc họp xem xét, thảo luận và cơ bản đồng tình với những kiến nghị của Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất dữ ?
Trong đó, đối với kiến nghị "phân cấp phân quyền" cho Thành phố quyết định một số vấn đề thuộc quyền của Trung ương, các lãnh đạo thành phố đòi hỏi rằng việc gì Thành phố Hồ Chí Minh làm tốt hơn thì Chính phủ cần bàn giao cho Thành phố làm. Và ông Phạm Minh Chính đã phải nhượng bộ. Ông Chính nói "Cái gì biết mới quản, cái gì không biết dứt khoát phải giao cho người biết để quản lý".
Trước đây ông Lê Thanh Hải không có sự ủng hộ của ông tổng bí thư, nhưng nhờ sức mạnh kinh tế của thành phố, ông Hải đã xây dựng một thế lực rất mạnh tại thành phố này. Mạnh đến nỗi bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng có muốn đưa ông Hải vào lò cũng không hề dễ dàng gì. Hiện nay ông Nguyễn Văn Nên đang được ông Trọng hậu thuẫn thì ông Phạm Minh Chính khó mà không nhượng bộ. Rất có thể, Phạm Minh Chính gây ảnh hưởng đến thành phố Cần Thơ nơi mà ông làm đại biểu quốc hội, chứ thành phố lớn nhất nước vẫn là vùng đất dữ với ông.
Ông Nguyễn Văn Nên không ngán ông Phạm Minh Chính
Việc ông Phạm Minh Chính thất thế trước ông Nguyễn Văn Nên thì có thể nói cho đến hiện nay, thế lực ông Nguyễn Phú trọng vẫn là mạnh nhất. Ông Phạm Minh Chính cần nhiều thời gian hơn nữa để củng cố thế lực, để được số một có lẽ ông Phạm Minh Chính cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang tiến tới mô hình chính quyền đô thị, bộ máy chính quyền này có thể nó sẽ độc lập hơn với chính phủ. Chính vì vậy gần như những dự án tại thành phố sẽ lọt vào tay nhóm lợi ích lãnh đạo thành phố chứ khó mà lọt vào tay chính phủ. Liên quan đề xuất phát triển hạ tầng, để tháo gỡ vướng mắc về vốn cho hàng loạt dự án trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Minh Chính với người là đứng đầu chính phủ nhưng cho thấy ông không lo được. Ông Chính cho rằng Thành phố nên tích cực hơn nữa trong việc huy động nguồn lực xã hội. "Nhất định phải dùng phương thức đối tác công – tư (PPP). Nhiều địa phương đã làm tốt điều này". Nói chung phó mặc cho chính quyền thành phố. Hoặc rất có thể ông Chính biết đây là lãnh địa của Nguyễn Văn Nên nên ông không can thiệp sâu vào.
Ông Phạm Minh Chính nói rằng : "Còn Nhà nước, Chính phủ sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể hỗ trợ phần xây lắp như "vốn mồi". Việc này không phải mới, có nơi làm rồi, kết quả đạt rất tốt. Phải làm thế nào để huy động một đồng của Nhà nước, có thể thêm 8-9 đồng của xã hội",
Phạm Minh Chính cần thận trọng với Nguyễn Văn Nên
Với mối quan hệ và sứ mệnh được giao, nếu ông Nguyễn Văn Nên thực hiện nhiệm vụ thành công thì ônmg Nên sẽ có thế và lực rất mạnh. Nếu xét về mối quan hệ và điều kiện thuận lợi thì ông Nguyễn Văn Nên tốt hơn ông Lê Thanh Hải từ thời làm bí thư thành ủy. Ấy vậy mà thời ông Lê Thanh Hải nắm thành phố, ông ta còn không coi ông Nguyễn Tấn Dũng ra gì. Nguyễn Thanh Nghị bị Lê Thanh Hải cho đánh rớt thành ủy viên và ông Hải cũng ép con út ông Nguyễn Tấn Dũng phải khăn gói ra Bình Định tìm kiếm cơ hội.
Trước sau gì thế lực ông Phạm Minh Chính sẽ lớn mạnh. Với vai trò chỉ đạo đoàn đại biểu quốc hội thành phố cần thơ, ông Phạm Minh Chính kết nối với thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang gây ảnh hưởng lớn đến khu vực miền tây nam bộ, tuy nhiên đất Sài Gòn vẫn là vùng đất mà ông Phạm Minh Chính khó mà điều khiển được, ít nhất là hết nhiệm kỳ này.
Với sức khỏe như hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng khó mà kéo dài phong độ đến hết nhiệm kỳ. Vì vậy việc tạo sức mạnh cho Nguyễn Văn Nên là cần thiết, chỉ có Nguyễn Văn Nên mới kìm hãm sức mạnh của Phạm Minh Chính đối với khu vực nam bộ. Có Nguyễn Văn Nên, cùng lắm là Phạm Minh Chính ảnh hưởng đến khu vực miền tây, còn miền đông nam bộ thì sẽ nằm ngoài tầm với của ông Phạm Minh Chính. Đặc biệt là khu vực Tây Ninh,đây là vùng đất quê của Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang, ông Phạm Minh Chính không thể gây ảnh hưởng lên được.
Hương Nhung (Tổng hợp)
Đoàn Phương, VNTB, 17/12/2020
Ông Diệp Dũng lấy họ mẹ, sinh năm 1968, đã bị bắt vào hôm 16/12/2020. Trước đó, ông Diệp Dũng bị nghi ngờ là đại diện cho thế lực nào đó đang thâu tóm Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co-op).
Diệp Dũng là doanh nhân người Hoa ở Sài Gòn. Hai Nhựt từng là ‘ông trùm’ về mặt Đảng ở khu người Hoa Chợ Lớn.
Theo cơ quan điều tra, trong quá trình xác minh giải quyết nguồn tin về tội phạm theo kết luận của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, về việc chấp hành quy định pháp luật tại Saigon Co-op, ngày 16/12, Cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và khám xét nơi ở, nơi làm việc với ông Diệp Dũng về tội "lạm quyền trong khi thi hành công vụ" và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam.
Ông Diệp Dũng có song thân là nhà báo, liệt sĩ Trần Huân Phương và nữ Hoa kiều yêu nước Diệp Tú Anh.
Ông Diệp Dũng rộng đường hoạn lộ trong suốt thời gian mà ông Lê Thanh Hải – tức Hai Nhựt, lần lượt giữ ‘ngôi vị’ Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 7 năm 2006) và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 2 năm 2016).
Năm 1999, ông Diệp Dũng được Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cử đi tu nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành quán trị tài chính doanh nghiệp tại Đại học lừng danh Bentley University, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ (theo diện học bổng Fulbright). Năm 2002, ông Diệp Dũng hoàn thành khóa học và trở về nước để chuẩn bị những nhiệm vụ quan trọng.
Năm 2003, ông Diệp Dũng được Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ‘bố trí’ làm Trưởng Phòng Kế hoạch, kiêm Phó Ban Quản trị điều hành Khu công nghiệp Hiệp Phước – một công ty con của Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận. Năm 2004, ông Diệp Dũng thăng tiến lên chức Phó tổng Giám đốc thường trực Tân Thuận, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu công nghiệp Hiệp Phước. Ông Diệp Dũng giữ chức vụ này cho đến năm 2010.
Tháng 3/2010 đánh dấu bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của ông Diệp Dũng khi ở tuổi 42, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kiêm thành viên Hội đồng thành viên Công ty Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) – được coi là một SCIC (Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) phiên bản Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hơn 5 năm tại nhiệm, ông Diệp Dũng là cái tên có ảnh hưởng lớn nhất tại HFIC, khi Bí thư Thành ủy Hai Nhựt tin cậy giao cho ông Diệp Dũng kiêm luôn chức vụ Bí thư Đảng ủy cơ quan, Bí thư Đảng ủy cơ sở Công ty, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Với khối tài sản cả chục ngàn tỷ đồng cùng hàng chục khoản đầu tư vào các doanh nghiệp khác của HFIC, ông Diệp Dũng là doanh nhân đầy quyền lực của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Dũng từng có thời gian làm Phó Chủ tịch hội đồng quản trị, người đại diện phần vốn của HFIC tại HDBank.
Tháng 9/2015, ông Diệp Dũng được điều động sang lãnh đạo một nhóm doanh nghiệp có quy mô cũng rất lớn khác tại Thành phố Hồ Chí Minh, là Liên hiệp hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co-op, vốn điều lệ 3.200 tỷ đồng).
Diệp Dũng được Bí thư Thành ủy Hai Nhựt phân công làm người đại diện phần vốn của Saigon Co-op tại một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Saigon Co-op (vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng), nơi Saigon Co-op sở hữu 97% vốn, hay Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Quảng trường Quốc tế (ISC) – chủ sở hữu lô đất vàng 8.300 m2 tại trung tâm Quận 3…
Ông Diệp Dũng có người anh trai là ông Trần Diệp Tuấn, hiện là Hiệu trưởng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 2015 đến trước khi được cho là ‘nhúng chàm’ vào vụ bê bối tại Saigon Co-op, ông Diệp Dũng là chủ tịch đế chế bán lẻ lớn nhất nước.
Nhiều ý kiến cho rằng với việc bắt ông Diệp Dũng, nếu ‘làm tới’, khả năng sẽ phanh phui nhiều áp phe ‘rửa tiền’ của đế chế Hai Nhựt tại Sài Gòn, đặc biệt là với riêng vùng đất Thủ Thiêm, quận 2 – nơi phu nhân của Hai Nhựt từng giữ chức phó quận.
Đoàn Phương
Nguồn : VNTB, 17/12/2020
**********************
Tân Châu, VNTB, 17/12/2020
Người dân tiếp tục chứng kiến rất nhiều người giàu lên từ chuyện làm ‘đày tớ nhân dân’. Nào biệt thự, biệt phủ của quan chức mọc lên nhan nhản ; vợ, chồng, con của ‘đày tớ’ sống rất khác so với người dân ; tài sản thậm chí chuyển ra nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách và bằng mọi giá để được làm ‘sân sau’ của các quan chức ‘đày tớ’.
Các lỗ hổng và sự bất cập của pháp luật đất đai, mở cửa cho tham nhũng phát triển đến mức triệt tiêu nhiều động lực, cạn kiệt nguồn lực, bào mòn lòng tin của người dân. Trách nhiệm cuối cùng ở đây đã được ghi rất rõ tại Hiến pháp 2013, Điều 4.2, "Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình".
Nền kinh tế Việt Nam đã vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng một số điều luật cơ bản của Luật Đất đai năm 2013 vẫn trên quan điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Chẳng hạn như quan điểm về quyền sở hữu đất đai. Hoặc như một số điều luật quy định quá "thoáng".
Ví dụ khoản d điểm 3, Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định, thẩm quyền thu hồi đất của hội đồng nhân dân tỉnh : "Dự án khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn chỉnh trang đô thị ; cụm công nghiệp ; khu sản xuất chế biến ; nông sản ; lâm sản ; thủy sản ; hải sản tập trung ; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng".
Phạm vi thu hồi đất được rộng như vậy, thì trong bối cảnh tổ chức nhà nước hiện nay, lãnh đạo địa phương rất dễ thuyết phục hội đồng nhân dân chấp nhận phê chuẩn đất đai cho các doanh nghiệp, bỏ qua quyền lợi của người dân.
Với quy định như vậy, tạo ra nhiều kẽ hở cho sự tùy tiện của địa phương trong chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng đất đai ; tạo ra cơ chế xin – cho ; tình trạng các doanh nghiệp đầu tư "lách luật", "chạy dự án" vào các khu đất vàng, đất trống để đưa vào diện thu hồi đất…
Có thể dẫn chứng hàng loạt vụ việc qua kết luận từ Thanh tra chính phủ :
Ở tỉnh Lâm Đồng, theo thông báo kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, do Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh ký ban hành, thì, "Việc gia hạn đối với 164 dự án đầu tư ngoài ngân sách được thuê đất chưa đúng quy định của Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2014.
Trong đó UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Văn bản số 1034/UBND-ĐC ngày 11/3/2015 quy định về việc gia hạn dự án là chưa đúng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, khoản 3 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư".
"Trách nhiệm để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm, tồn tại qua thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được nêu trong kết luận thanh tra thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh ; các phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách ; thủ trưởng các sở, ban, ngành ; chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan qua các thời kỳ" – kết luận ghi.
Với tỉnh Kiên Giang, thì, "Trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2018, UBND huyện Phú Quốc và UBND các xã, thị trấn trực thuộc đã buông lỏng quản lý về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị, dẫn tới nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng", kết luận thanh tra công bố hồi tháng 5/2020, viết.
Qua thanh tra phát hiện từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ dưới 500m2 trên địa bàn huyện Phú Quốc, dẫn tới tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo này diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.
Kết luận thanh tra cũng cho rằng việc buông lỏng quản lý rừng của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn quốc gia Phú Quốc dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất rừng diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn xử lý. Thậm chí có một số hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn quốc gia Phú Quốc.
Để xảy ra những sai phạm trên, theo Thanh tra Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011/2017 chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chung ; còn thủ trưởng các sở, ngành và chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm chính.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, có lẽ vụ đình đám "khu đô thị mới Thủ Thiêm" kéo dài suốt nhiều đời chủ tịch, rồi mãi tới nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm là minh thị dễ thấy nhất về tham nhũng đất đai.
Tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thanh tra chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm, đặc biệt là liên quan đến việc đầu tư các dự án bằng hình thức hợp đồng BT. Nhiều quan chức ở thành phố này bị đề nghị xem xét kỷ luật. Trong đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy…
Tân Châu
Nguồn : VNTB, 17/12/2020
***********************
An Bình, VNTB, 16/12/2020
"Tôi ở Chính phủ 3 nhiệm kỳ rồi, tôi thấy nhiều lần nghe thường vụ đảng ủy nói rằng nhiều ông ở tù. Nếu thanh tra, kiểm tra nghiêm túc thì rất nguy. Tức là bên trong có rất nhiều vấn đề (…) Không những 1 sân trước mà 4, 5 sân sau. Có ông 14 -15 cái sân sau, đừng nói Thủ tướng không biết" – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu như vậy tại hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tổ chức vào… tháng 11/2018.
Từ đó đến nay gần như chuyện "sân sau" – "bao sân" như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vẫn chưa thấy gì thay đổi theo chiều hướng tích cực. Và đây chính là mối nguy được xem là mang tính "bền vững".
Sở dĩ gọi là mối nguy cho việc "Có ông 14 -15 cái sân sau, đừng nói Thủ tướng không biết", bởi "biết" rồi thì phải "làm gì" ? Rõ ràng là một khi "biết rồi để đó" thì đây là dấu hiệu của tham nhũng quyền lực.
Tham nhũng vật chất cũng rất nguy hại. Nó có thể góp phần ảnh hưởng xấu đến đến công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, tạo nên sự bất công trong một xã hội khi có "kẻ ăn không hết, người lần không ra". Bất kể có dự án nào được phê duyệt đều phải thương thảo đến tỷ lệ phần trăm thì mới được việc. Vì thế, nhiều công trình chưa đưa vào sử dụng đã hư hỏng. Điều này thật tệ hại. Nhưng với những người tham nhũng quyền lực, về lâu dài, nó có thể làm băng hoại cả một chế độ xã hội và đó mới là vấn đề nguy hiểm cho "Đảng ta, chế độ ta".
Cũng có thể từ đó – nói theo ngôn ngữ Tuyên giáo : họ sẽ phá nát cả hệ thống chính trị mà biết bao thế hệ đi trước đổ máu hy sinh mới có được. Và như thế, nó đồng nghĩa với việc chế độ chúng ta sẽ khó tồn tại lâu dài bởi khi đó, lòng dân thì đã mất, đảng viên trung kiên thì dần dần rời xa Đảng…
Một Đinh Ngọc Hệ (quen được gọi là "Út Bộ trưởng") đang lại phải hầu tòa cùng cựu bộ trưởng Đinh La Thăng, dù chỉ là bằng cấp giả để "chạy sao vạch", nhưng nhờ có quan hệ rộng mà ông ta cũng thăng tiến lên đến chức phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, bộ Quốc phòng với quân hàm thượng tá, thì thật tai hại cho tương lai đất nước sau này, bởi sẽ ra sao nếu đất nước có chiến tranh thì quân đội khi ấy sẽ ra sao ?
Nhưng thử hỏi, họ lên được tới chức đó, liệu có từ những người có quyền lực đã thiếu con mắt tinh đời hay do người được giao quyền lực đã cố ý "tham nhũng" mà làm bậy, làm ngơ ?
Trong bối cảnh như nói trên về cả tham nhũng vật chất lẫn tham nhũng quyền lực, thì sẽ càng tệ hại hơn khi Luật Đất đai đang lộ rõ những lỗ hổng trong suốt 5 năm vừa qua, và vẫn chưa biết bao giờ mới được sửa chữa, tu chính, hay "xóa bàn làm lại" ?.
Năm 2018, bộ Tài chính chỉ thanh tra 60 dự án doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, với diện tích 834.000m2 đất sản xuất chuyển đổi thành cao ốc, trung tâm thương mại… tất cả đều có dấu hiệu làm thất thu rất lớn cho ngân sách nhà nước.
Nhiều lô đất được phê duyệt để xây chung cư cao cấp với mức giá chỉ 20 – 40 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường lên tới hàng trăm triệu đồng/m2, tài sản nhà nước bị định giá rẻ đi nhiều lần.
Cũng khó trách. Theo quy định hiện hành, đất thuê không được tính vào giá trị doanh nghiệp, bởi vậy nhiều doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa được định giá rất thấp. Dù là đất thuê nhưng sau cổ phần hóa, không ít chủ mới của các công ty cổ phần đã tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đây là một trong những kẽ hở dễ bị trục lợi, khi đất đai được "phù phép" chuyển đổi mục đích sử dụng.
Vậy là tham nhũng thông qua doanh nghiệp sân sau không chỉ gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế, mà còn để lại hệ lụy tiêu cực về chính trị, xã hội.
Các vụ mua bán, chuyển nhượng đất dẫn đến các đại án tham nhũng như ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang ; hoặc của các ngành Công an, Quân đội, Lâm nghiệp…
Công thổ quốc gia là sở hữu toàn dân đã bị các nhóm của những kẻ có quyền lực, ‘bảo kê’ bằng những công văn đóng dấu "Mật", "Tuyệt Mật" vượt qua sự nghiêm minh của pháp luật, biến thành tư hữu.
An Bình
Nguồn : VNTB, 16/12/2020