Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phải công nhận rằng Hoa Kỳ đã có một kế hoạch phá sập Việt Nam Cộng Hòa rất tinh vi, tỉ mỹ và hoàn chỉnh, kể cả đêm 29 rạng ngày 30/4/1975.

hq1

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Soái hạm Hạm đội Việt Nam Cộng Hòa, Khu trục hạm Trần Hưng Đạo HQ1, đã cùng một số tàu khác rời Việt Nam

Như chúng tôi đã trình bày, vào tháng 4 năm 1975, khi thấy tình hình Miền Nam Việt Nam đã đến giai đoạn không còn cứu vãn được nữa, Mỹ đã sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh biển máu hay đổ máu quá nhiều. Biết tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại sứ Merillon của Pháp thuyết phục hai Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương từ chức và lừa tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng, bằng cách tạo cho ông ta một ảo tưởng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với "phía bên kia" để hình thành một "chính phủ liên hiệp Quốc - Cộng" !

Sắp xếp cho tay chân bộ hạ ra đi

Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên tình báo gộc của CIA, chắc chắn đã được báo tin tình hình đang đến giai đoạn cuối, nên ngày 4/4/1975 ông đã tìm cách "bán cái" chức Thủ tướng cho ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ tịch Hạ Nghị Viện, để chạy. Ông Khiêm nói với ông Cẩn rằng chỉ có ông ta mới có thể kết hợp được các đảng phái và tôn giáo lại thành một lực lượng có thể đương đầu với Cộng quân nên ông muốn nhường chức Thủ tướng lại cho ông ta. Ông Cẩn chỉ là một chuyên viên về hành chánh và một tay chân bộ hạ của tướng Thiệu, không biết gì về tình hình, nên đã cắn câu !

Ngày 14/4/1975, Chính phủ Nguyễn Bá Cẩn ra mắt do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng, Trung tướng Trần Văn Đôn làm Đệ nhất Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng quốc phòng ; Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Đệ nhị Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ, và Kỹ sư Dương Kích Dưỡng, đặc trách về cứu trợ và định cư, v.v.

Ngày 21/4/1975, Tổng thống Thiệu bị cưởng ép phải từ chức và nhường chức Tổng thống lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Mất nơi nương tựa, ngày 23/4/1975, ông Nguyễn Bá Cẩn nộp đơn xin Tổng thống Hương cho ông từ chức Thủ tướng.

Tối 25/4/1975, CIA đẩy hai tay chân bộ hạ gộc của họ là tướng Nguyễn Văn Thiệu và tướng Trần Thiện Khiêm lên chiếc C-118 của Không quân Hoa Kỳ bay đi Đài Loan. Sau đó, theo lời yêu cầu của ông Nguyễn Bá Cẩn, tối 28/4/1975 người Mỹ cũng đã đẩy ông lên một chiếc C-130 đang nổ máy với nhiều người khác đã ngồi chờ sẵn, đưa ông đi Honolulu. Những chính khách và tướng tá không phải là tay chân bộ hạ hay tay sai của Mỹ, đều bị Mỹ bỏ lại đàng sau, sống chết mặc bây.

Đem Không quân và Hải quân ra khỏi Việt Nam

Ngày 26/4/1975, khi thấy tình hình đã đi vào giai đoạn cuối, Văn phòng Tùy viên quân sự Mỹ (Defense Attaché Office - DAO) do tướng Homer D. Smith điều khiển, đã bí mật khuyến cáo tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Không quân và Hải quân chuẩn bị rời khỏi Việt Nam để các phi cơ và chiến hạm khỏi rơi và tay địch. Lúc đó, Việt Nam Cộng Hòa có lực lượng không quân và hải quân lớn nhất vùng Đông Nam Á.

hq2

Tướng Homer D. Smith, trương cơ quan DAO, người điêu khiển cuộc di tản cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.

1. Di tản Không quân

Tối 28/4/1975, Chuẩn tướng Huỳnh Bà Tính, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 Không quân đóng tại Biên Hòa, trình Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Bộ tư lệnh Không quân, về việc đột nhiên một số phi cơ ở phi trường Biên Hòa đã phát nổ. Tướng Minh cho biết lệnh phá hủy phi cơ không phải từ ông mà do lệnh của Bộ Tổng tham mưu. Lúc đó, Cộng quân bắt đầu pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Tướng Minh ra lệnh dời Sư đoàn 5 Không quân ở Tân Sơn Nhứt và Sư đoàn 3 Không quân ở Biên Hòa xuống căn cứ Sư đoàn 4 Không quân tại Trà Nóc, ở Cần Thơ. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các phi công có thể lái máy bay bay qua căn cứ Utapao của Không quân Hoa Kỳ ở Thái Lan. 

hq3

Khu trục cơ Skyraider A-1H là loại máy bay tấn công chủ lực của các sư đoàn không quân Việt Nam Cộng Hòa trong thập niên 1970

Cơ quan DAO đã cho các phi cơ Mỹ ở Hạm đội 7 vào phụ giúp phá hủy các phi cơ còn lại, bom đạn và các giàn radar ở phi trường Biên Hòa.

2. Di tản Hải quân

Với Hải quân, vì lực lượng này rất cộng kềng, nên việc di tản sẽ gặp khó khăn và có thể gây hổn loạn nếu không được tổ chức chu đáo. Cơ quan DAO đã cho cựu Thiếu tá Richard Armitage, tùy viên viên quân sự Tòa đại sứ Hoa Kỳ, đến phối hợp với Đề đốc Chung Tấn Cang (Trung tướng), Tư lệnh Hải quân, lo tổ chức, đôn đốc và theo dõi việc di tản an toàn lực lượng Hải quân ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu của cuộc di tản được thông báo cho các cấp là đi xuống miền Tây hay ra Phú Quốc. Đề đốc Chung Tấn Cang mới được Tổng thống Thiệu cử làm Tư lệnh Hải quân vào ngày 24/3/1975 thay thế Đề đốc Lâm Ngươn Tánh (Thiếu tướng).

Chiều 26/4/1975, Đại tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư lệnh Hạm đội, mặc dầu chưa có lệnh, đã vội báo tin này cho các hạm trưởng biết. Ông nói phải "chuẩn bị tinh thần vì có thể di chuyển về Phú Quốc". Ngày 28/4/1975 ông đã bị mất chức.

Vào sáng sớm ngày 29/4/1975, một cuộc họp mật của tham mưu cao cấp đã được tổ chức tại Bộ tư lệnh Hải quân. Đề đốc Cang cho biết rằng nếu không có một phản lệnh nào khác, toàn bộ Hạm đội sẽ rời Bộ tư lệnh ở Sài Gòn vào lúc 0 giờ tối 29 rạng 30/4/1975. Các hạm trưởng chuẩn bị thi hành. Tuy nhiên, cũng có chiến hạm đã lên đường trước giờ ấn định.

Đề đốc Cang đã liên lạc với Bộ Tổng tham mưu và Đại tá Thủy quân lục chiến Cổ Tấn Tinh Châu, chỉ huy trưởng Đặc khu Rừng Sát và Thủy trình sông Lòng Tảo - Vàm Cỏ, yêu cầu giữ an ninh cho đoàn chiến hạm có thể di chuyển an toàn trên sông Sài Gòn trong vòng vài giờ để ra khơi. Các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ cũng được phái đến để bảo vệ cho cuộc di tản này.

Trưa ngày 29/4/1975, Đề đốc Chung Tấn Cang vào Dinh Hoa Lan gặp tướng Minh để thăm dò. Ông cho tướng Minh biết tình hình và hỏi tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại đi theo Đề đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại.

Lúc 5 giờ chiều 29/4/1875, Đề đốc Cang được tướng Dương Văn Minh gọi lên trình diện. Tướng Cang sợ tướng Minh sẽ ra lệnh cho ông phải phối trí Hải quân như thế nào, làm hỏng kế hoạch di tản do Mỹ đã vạch ra, nên không dám đi, mà cho Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy (Chuẩn tướng), Tư lệnh phó Hải quân kiêm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Hải quân đi thay. Sau đó, tướng Cang tuyên bố giải tán Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trên đài phát thanh Sài Gòn để không ai có thể ra lệnh cho Bộ tư lệnh này quay ngược lại vì Bộ tư lệnh này không còn, nhưng lực lượng Hải quân vẫn giữ nguyên đội hình và chuẩn bị di tản.

Khi Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy đến gặp tướng Minh thì tướng Minh cho biết tình hình đang biến động và ông bảo Bộ tư lệnh Hải quân phải đặt Hải quân trong tình trạng sẵn sàng để khi cần có thể di chuyển xuống Cần Thơ. Tướng Thủy xin tuân lệnh.

Tối hôm đó, khi biết được Đề đốc Cang đã giải tán Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và đang dẫn lực lượng Hải quân rời khỏi Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã cấp thời ra khẩu lệnh cử Hải quân Đại tá Nguyễn Văn Tấn hành xử quyền Tư Lệnh Hải quân. Đại tá Tấn đã ở lại và sau khi Sài Gòn mất, ông phải đi tù.

Vào nửa đêm 29 rạng ngày 30/4/1975, Đề đốc Chung Tấn Cang đã đích thân chỉ huy Hạm đội Việt Nam Cộng Hòa, gồm khoảng 26 chiến hạm, hải hành trực chỉ căn cứ Hải quân Hoa Kỳ tại Subic Bay, Phi Luật Tân, "trong trật tự và kỷ luật theo đúng truyền thống của quân chủng". Trên trời có máy bay Mỹ thuộc Hạm đội 7 bay theo yểm trợ. Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy ra khơi trên Tuần dương hạm HG-601 do Hải quân Đại úy Trần Minh Chánh chỉ huy.

Chuyện tướng Chung Tấn Cang thành lập một mặt trận chống lại Cộng quân được Pierre Darcourt ghi lại trong cuốn hồi ký "Vietnam, qu'as tu fait de tes fils ?" là chuyện không hề có trong thực tế.

Số phận của những kẻ mơ mộng

Như vậy, người Mỹ đã giải thoát cho các tay chân bộ hạ của họ, đưa các phi cơ và chiến hạm đi, để một miền Nam sắp sụp đổ lại cho tướng Dương Văn Minh và nhóm của ông, gồm những thành phần phản chiến, luôn đòi hòa hợp hòa giải với Cộng sản như Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Vũ Văn Mẫu, Trần Ngọc Liễng, Hồ Văn Minh, Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Chung, Lý Quí Chung, Lý Chánh Trung, v.v.

Để kết thúc bài này, chúng tôi xin nhắc lại một lần nửa lời của Triết gia George Santayana (1863 - 1952) :

"Những người không thể nhớ quá khứ bị kết án tái diễn nó. Học từ quá khứ của chúng ta là cách duy nhất có trách nhiệm để chuẩn bị cho chính chúng ta về tương lai, nhất là khi quá khứ đó là chứng tích của thất bại đáng ghi nhớ".

Ngày 30/4/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Nam Nguyên thực hiện

Nguồn : RFA, 29/04/2018

Published in Video

Phần 2

7. Buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức

Trong cuốn "Decent Interval", Frank Snepp, trưởng nhóm phân tích viên của CIA ở Sài Gòn lúc đó, đã kể chuyện Đại sứ Graham Martin đến thuyết phục Tổng thống Thiệu từ chức, đại khái như sau :

Để thúc đẩy Tổng thống Thiệu ra đi, Đại sứ Martin đã đến gặp ông ta và nói rằng ông muốn nói chuyện với tư cách cá nhân chứ không phải thay mặt Tổng thống hay Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và cũng không phải với tư cách Đại sứ Hoa Kỳ. Ông nói rằng tình hình quân sự cực kỳ xấu và dân chúng đổ lỗi cho ông ta. Những người cùng phe với ông ta hay phe đối nghịch với ông ta đều nói ông bất lực trong việc đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Các tướng lãnh của ông ta, mặc dầu quyết tâm chiến đấu, đều cho rằng không còn hy vọng gì nữa nếu không có một cuộc đàm phán với phía bên kia. Các tướng sẽ yêu cầu ông ra đi nếu ông không chịu từ chức lúc này. Cuộc nói chuyện kéo dài một tiếng rưỡi.

fall1

Đại sứ Mỹ Graham Martin, người lèo lái Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng

Cho đến giờ phút này Tổng thống Thiệu vẫn chưa nhận ra được Miền Nam sắp mất, ông còn hỏi Đại sứ Martin : "Nếu tôi từ chức, viện trợ Mỹ có đến không ?". Đại sứ Martin trả lời : "Tôi không dám hứa nhưng có thể có".

Khi Đại sứ Mattin từ biệt, ông Thiệu nói "ông ta sẽ làm điều mà ông ta nghĩ là có lợi nhất cho đất nước". (He would do what he though was the best for the country).

Ngày 21/4/1975, Tổng thống Thiệu xuất hiện trên hệ thống truyền thanh và truyền hình trong nước tuyên bố từ chức sau khi chửi Mỹ phản bội và trao chức Tổng thống lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương.

8. Đánh lừa ông Hương và tướng Minh

Thúc đẩy được ông Thiệu từ chức rồi, các viên chức Hoa Kỳ gặp khó khăn khác là thuyết phục ông Trần Văn Hương trao quyền cho tướng Dương Văn Minh để tuyên bố đầu hàng. Frank Snepp mô tả tình trạng ông Hương lúc đó như sau : "Tổng thống mới Trần Văn Hương, 71 tuổi, bị liệt, gần như mù, thề đứng vững cho đến khi "quân đội bị tiêu diệt hay là nước mất" ! (tr. 396).

fall2

Sách "Decent Interval" của Frank Snepp

Ông Hương không hiểu gì về tình hình, tưởng cờ đã đến tay nên nhất định đòi phất. Ông đã bí mật đến gặp tướng Dương Văn Minh và yêu cầu tướng Minh làm Thủ tướng, nhưng tướng Minh từ chối. Người Mỹ lại phải ra tay.

Frank Snepp cho biết sáng 20/4/1975, Đại sứ Mattin đã đi gặp Đại sứ Mérillon của Pháp và xin tiếp một tay. Ông nói với Đại sứ Merillon rằng ông được phái bộ CIA cho biết tình hình không còn cứu vãn được. Nếu Hà Nội quyết định đánh nhanh, không giữ nổi một tháng, dù có bảo vệ tốt. Mặc dầu Hà Nội muốn chiếm Sài Gòn nguyên vẹn chứ không muốn thấy Sài Gòn đổ nát, nhưng không nên loại trừ khả năng thứ hai nếu không đi đến thương lượng. Đại sứ Mérillon đã giúp rất tận tình trong vấn đề này.

Đại sứ Merillon đã cho cả ông Hương lẫn tướng Minh biết rằng tình hình không còn cứu vãn được và phải nói chuyện với "phía bên kia" để tìm một giải pháp, nhưng bên kia chỉ nói chuyện với Dương Văn Minh nên phải trao quyền cho tướng Minh. Người Pháp hứa sẽ đứng ra làm trung gian cho cuộc thương thuyết này. Cuối cùng ông Hương cũng đồng ý trao quyền cho tướng Minh với điều kiện phải có sự quyết định của Quốc hội.

Trong khi đó, Frank Snepp cho biết tướng Timmes đã đi gặp tướng Minh và hỏi quan điểm của ông ta về tương lai, tướng Minh cười và trả lời : "Vẫn còn cơ hội cho các cuộc thương thuyết…". (There was still a chance for negotiations, tr. 458).

Frank Snepp nói rằng không ai tin đến giờ phút đó Việt Cộng còn chấp nhận đàm phán. Chúng ta biết tướng Thiệu và ông Hương không bao giờ chịu tuyên bố đầu hàng nên Mỹ phải tìm cách đưa tướng Minh ra làm hàng tướng !

Ngày 26/4/1975, lưỡng viện Quốc hội đã họp tại Thượng Viện dưới quyền chủ tọa của ông Trần Văn Lắm, Chủ tịch thượng viện, để đưa tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống. Có 136 trong số 219 nghị sĩ và dân biểu đến họp. Sau khi Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tướng Nguyễn Khắc Bình, Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia, trình bày về tình hình, Quốc hội bắt đầu thảo luận về việc trao quyền cho tướng Dương Văn Minh.

Có rất nhiều sự bất đồng về việc trao quyền, vì cho rằng sự trao quyền này là bất hợp hiến. Nhưng các nhóm vận động hậu trường dưới sự chỉ đạo của CIA đã hoạt động rất ráo riết nên cuối cùng, lúc 20 giờ 54 phút, Quốc hội đã biểu quyết chấp thuận trao quyền cho tướng Dương Văn Minh với số phiếu 147/151.


Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa

9. Tướng Dương Văn Minh nhận chức

Chiều 28/4/1975, vào lúc 17 giờ 50, tướng Dương Văn Minh đã nhận chức Tổng thống. Lễ bàn giao được diễn ra tại Phòng Khánh tiết của Dinh Độc Lập lúc 17 giờ, có trực tiếp truyền thanh. Tướng Minh cử luật sư Vũ Văn Mẫu thuộc "thành phần thứ ba" làm Thủ tướng. Đáng lẽ ra chính phủ Vũ Văn Mẫu làm lễ ra mắt trong ngày 29/4/1975, nhưng bác sĩ Hồ Văn Minh coi bói và cho biết ngày 30/4/1975 ra mắt chính phủ mới tốt, nên cả tướng Minh lẫn luật sư Mẫu đồng ý như vậy !

Sau đó, Đô đốc Chung Tấn Cang, Tư lệnh Hải Quân, vào Dinh Hoa Lan gặp tướng Minh cho biết tình hình và hỏi tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại lên tàu di tản với Đô đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại.

Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi vào chiều 28/4/1975 với Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3. Sáng 29/4/1975, Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân kiêm Tổng Cục trưởng tiếp vận, và Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng ra đi.

Được tin này, tướng Dương Văn Minh yêu cầu Trung tướng Vĩnh Lộc làm Tổng Tham mưu trưởng, nhưng Trung tướng Lộc đề nghị giao chức này cho Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Tướng Minh từ chối với lý do tướng Trưởng bỏ chạy khỏi Vùng I đang gây hoang mang. Cuối cùng tướng Lộc nhận. Tướng Minh liền tạm thời chỉnh đốn lại Bộ Tổng Tham mưu như sau : Trung tướng Vĩnh Lộc làm Tổng Tham mưu trưởng ; Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng đặc trách hành quân ; Đại tá Hồ Ngọc Nhuận, Quyền Tham mưu trưởng Liên quân ; Thiếu tướng Lâm Văn Phát Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô, v.v.

Trong khi đó, vào lúc 11 giờ 30, ông Vũ Văn Mẫu đến Đài phát thanh Sài Gòn đọc công hàm của Tổng thống Dương Văm Minh yêu cầu các nhân viên Cơ quan Tùy viên Quốc phòng (DAO-Defense Attaché Office) thuộc Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ ngày 29/4/1975. Nguyên văn công hàm đó như sau :

"Thưa ông Đại sứ,

"Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên của Cơ quan Tùy viên Quốc phòng DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29/4/1975 để vấn đề Hòa Bình Việt Nam sớm được giải quyết".

Đại sứ Martin liền thông báo cho Tổng thống Minh rằng ông "đã chỉ thị như ngài yêu cầu". Ông yêu cầu Tổng thống Minh ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa dành mọi sự dễ dàng cho việc di chuyển các nhân viên DAO. Sau này người ta mới biết Tổng thống Minh đã gởi công hàm nói trên theo lời yêu cầu của Đại sứ Martin, còn Ngoại trưởng Kissinger nói rằng lời yêu cầu như vậy là để cho Mỹ có cái "danh chính ngôn thuận" ra đi.

10. Đêm đầu tiên và cuối cùng tại Dinh Độc Lập

Đêm 29/4/1975, tướng Minh vào ngủ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích. Ông Vũ Ánh, Chánh sự vụ Sở Thời sự Hệ thống Truyền thanh quốc gia, lúc đó đang ở Đài phát thanh Sài Gòn, cho biết khoảng 4 giờ sáng, Tổng thống Minh đã gọi ông và hỏi có tin tức gì mới liên quan đến Tòa Đại sứ Hoa Kỳ trên những bản tin viễn ấn hay không. Ông Ánh trả lời rằng ngoại trừ một bản tin rất ngắn của hãng thông tấn UPI cho biết mọi liên lạc giữa Tòa Đại sứ Mỹ và chính phủ Vũ Văn Mẫu bị cắt đứt, không có tin tức nào khác.

Dân biểu Lý Quý Chung, người luôn đi cạnh tướng Minh, cho biết sau khi nhận chức, tướng Minh đã cho đi tìm Đại sứ Pháp Merillon để hỏi xem việc liên lạc với "phía bên kia" như thế nào, nhưng Đại sứ Merillon đã biến mất.

Lúc đó, tướng Minh chỉ còn hy vọng Thượng tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người "phía bên kia" đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại, lúc 4 giờ 35 sáng ngày 30/4/1975, tướng Minh đã gọi cho Thích Trí Quang thì Thích Trí Quang trả lời :

"Thưa Tổng thống, cũng như Tổng thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thế hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng thống, hơn nữa là một Đại tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng thống, à quên Đại tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng thống...".

Tướng Minh chỉ trả lời gọn một câu "Thầy giết tôi rồi !" và cúp máy điện thoại.

11. Thay vì ra mắt chính phủ lại tuyên bố đầu hàng

Lúc 8 giờ 30 ngày 30/4/1975, tướng Minh đến Phủ Thủ Tướng ở số 7 đường Thống Nhất để họp với chính phủ Vũ Văn Mẫu và xem xét tình hình.

Giáo sư Bùi Tường Huân, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng quốc phòng của Chính phủ Vũ Văn Mẫu, đã kể với tôi rằng sáng 30/4/1975, khi tân Nội Các họp tại Dinh Thủ Tướng để chuẩn bị đến Dinh Độc Lập làm lễ ra mắt thì tướng Dương Văn Minh có bảo ông và Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, liên lạc với Bộ Tổng tham mưu xem tình hình quân sự như thế nào.

Tướng Có gọi điện thoại đến Văn phòng Tổng tham mưu trưởng nhưng không ai trả lời. Một lúc sau, có một người nhấc điện thoại lên. Tướng Có hỏi anh ta là ai. Anh ta trả lời anh là một Trung sĩ làm việc trong Bộ Tổng tham mưu, đi ngang nghe điện thoại reo dữ quá, anh đến nhắc lên xem có chuyện gì không, vì trong Văn phòng Tổng tham mưu không còn ai cả. Tướng Có nhờ anh ta ra xem xung quanh có sĩ quan nào cao cấp còn đứng đó không. Anh ta đi một vòng thì thấy có cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Anh liền báo tin cho tướng Có biết.

Dương Văn Minh nghe được, liền bảo gọi cựu Chuẩn tướng Hạnh đến nói chuyện với ông. Khi nói chuyện với tướng Hạnh, Dương Văn Minh mới biết tướng Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu trưởng đã đi lúc 5 giờ 30 sáng rồi. Tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô cũng đã biến mất. Tướng Hạnh cho biết không còn liên lạc được với đơn vị nào cả.

Khoảng 9 giờ 30, khi tướng Hạnh báo cáo tình hình không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn Minh bàn với nội các rồi quyết định đầu hàng. Ông yêu cầu Đài phát thanh Sài Gòn cử người sang số 7 đường Thống Nhất để thu thanh một lời hiệu triệu rất quan trọng. Ông Vũ Ánh đã cử phóng viên Lê Phú Bổn và kỹ thuật viên Hồ Ổn đi làm công tác này.

Lời kêu gọi do Thủ tướng Vũ Văn Mẫu soạn thảo, nhưng khi tướng Minh đọc, vì quá xúc động, bị vấp nhiều chỗ phải thu đi thu lại đến 3 lần. Lúc 10 giờ 15, cuốn băng này đã được phát trên đài phát thanh Sài Gòn, nguyên văn như sau :

"Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải của người Việt Nam để khỏi thiệt hại xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong một trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào".

Tướng Minh cũng bảo tướng Hạnh lấy tư cách Phụ tá Tổng tham mưu trưởng đọc nhật lệnh ra lệnh cho tất cả các đơn vị còn lại buông súng. Nhật lệnh của tướng Hạnh như sau :

"Tổng thống đã quyết định bàn giao chính quyền. Yêu cầu các đơn vị buông súng, trực tiếp tiếp xúc với lực lượng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời đối diện để trao lãnh thổ. Cố gắng tránh đổ máu".

Sau đó tướng Minh và nội các trở về Dinh Độc Lập để đợi "phía bên kia" vào và bàn giao.

12. Những diễn biến sau cùng

Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng T-54 đầu tiên của Cộng quân tiến trên đại lộ Thống Nhứt đi về phía Dinh Độc Lập, ủi sập một cánh cổng đã mở, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu lệnh vang lên : "Mọi người đi ra khỏi phòng ngay !". Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to : "Mọi người giơ hai tay lên !". Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.

fall3

Nội các Dương Văn Minh trong ngày 30/4 - Từ trái qua phải : ông Vũ Văn Mẫu, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Huyền (Ảnh tư liệu).

Khi mọi người chưa kịp làm gì tiếp thì Trung tá Bùi Tùng, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 tới. Ông Minh thấy ông Tùng người to cao thì lễ phép chào và nói : "Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào lâu rồi để bàn giao chính quyền". Trung tá Tùng nói : "Các ông là người bại trận. Các ông không còn gì để bàn giao mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện".

Ông Tùng buộc Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đến Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bản tuyên bố đầu hàng do Chính trị viên Bùi Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30 :

"Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hhòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam".

Thủ tướng Vũ Văn Mẫu phát biểu tiếp theo :

"Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Chuyên viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền cách mạng".

Rồi đến lời của Chính ủy Bùi Tùng :

"Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn".

Sau đó, bộ đội đưa tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu về lại Dinh Độc Lập. Tối 2/5/1975, Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tổ chức buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập.

Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng thống chỉ trong 36 tiếng đồng hồ : Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30/4/1975 tuyên bố đầu hàng !

13. Cuộc chiến vẫn còn…

Ngày 23/4/1975, trong bài diễn văn đọc tại Đại học Tulane ở New Orleans, Luisiana, Tổng thống Gerald R. Ford tuyên bố : "Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt" (The Vietnam War to be over for the United States). Thính giả vỗ tay hoan nghênh.

Trong cuộc họp báo ngay sau đó, ông lại nói : "Đối với tôi xem ra nó đã chấm dứt, chúng ta phải nhìn về phía trước" (It seems to me that it's over, we ought to look ahead).

Nhưng đối với người Việt đấu tranh, cuộc chiến tranh đó vẫn còn và cũng như trước 30/4/1975, đa số vẫn bám vào Hoa Kỳ với sự tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ giúp họ loại bỏ chế độ cộng sản và xây dựng tự do dân chủ trên quê hương.

Tuy nhiên, những dòng lịch sử đã được chúng tôi tóm lược trên cho thấy trước 30/4/1974, Việt Nam Cộng Hòa có chính phủ, có lãnh thổ, có quân đội trên 1.200.000 người được trang bị đầy đủ và huấn luyện kỹ càng, có quyết tâm loại bỏ chế độ cộng sản, thế nhưng vì quyền lợi của nước Mỹ, Hoa Kỳ đã đem Miền Nam bán cho Trung Quốc và dùng những thủ đoạn rất tinh vi để làm Miền Nam biến mất đúng thời hạ rồi nói mất Miền Nam là do sự bất tài (incompetence) của các nhà lãnh đạo Miền Nam.

Ngày nay, số người Việt tỵ nạn trên thế giới được ước lượng khoảng 3,7 triệu, trong đó có khoảng 1.642.000 người đang ở Hoa Kỳ. Đây là một cơ cấu đấu tranh chính trị không có lãnh đạo, không có tổ chức, không có chiến lược và chiến thuật…, nhưng ai cũng có thể tự xưng là lãnh tụ và sẵn sàng chụp nón cối lên bất cứ ai có dấu hiệu tranh giành vị thế hay quyền lợi của họ, hay có những chính kiến bất đồng với họ. Võ khí đấu tranh chính vẫn là tuyên ngôn, tuyên cáo hay thỉnh nguyện thư, và nhiều khi còn dùng cả nón cối để "chống cộng" !

Một khó khăn quan trọng khác là sự khác biệt về chủ trương và đường lối giữa Hoa Kỳ và người Việt đấu tranh : Trong khi đa số người Việt hải ngoại quyết tâm duy trì chủ trương BỐN KHÔNG, thì Hoa Kỳ lại chủ trương BỐN CÓ.

Hôm 25/7/2013, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã tuyên bố xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ muốn biến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành một tiền đồn ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á giống như đã biến Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Liệu rồi người Việt đấu tranh ở hải ngoại còn có thể nhờ Hoa Kỳ lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam hay không, hay lại sẽ bị biến thành công cụ cho từng giai đoạn ?

Thủ tướng Anh W. Churchil (1940-1945) đã nói : "Kẻ bi quan nhìn thấy những khó khăn trong từng cơ hội, còn người lạc quan lại nhìn thấy những cơ hội trong mỗi khó khăn".

Trong Hệ Từ Hạ truyện, Khổng Tử có viết : "Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu", có nghĩa là cùng cực thì sẽ biến hóa, biến hóa thì sẽ thông, khi đã thông thì sẽ lâu bền.

Nhưng các nhà nghiên cứu về di dân của Hoa Kỳ cho biết thế hệ di dân thứ nhất ít có khả năng thay đổi khi đến Mỹ. Đa số vẫn còn suy nghĩ và hành động như khi còn ở trên quê hương của họ. Nói cách khác, họ rất khó BIẾN. Các chính khách Mỹ thường vuốt đuôi họ để kiếm phiếu chứ không quan tâm đến mục tiêu của họ. Thế hệ thứ hai trở đi sẽ đi vào dòng chính và gần như không còn quan tâm đến nơi họ phát xuất.

Mặc dầu vậy, để kết thúc bài này, chúng tôi xin mượn lời sau đây của Tổng thống John F. Kennedy để nhắc nhở người Việt đấu tranh : 

"Thay đổi là luật của cuộc sống. Và những kẻ chỉ nhìn vào quá khứ chắc chắn sẽ mất tương lai".

(Change is the law of life. And those who look only to the past are certain to miss the future).

Ngày 27/4/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Phần 1

Những tài liệu đã được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và CIA giải mã trong 25 năm qua cho thấy Hoa Kỳ đã dùng những xảo thuật tinh vi để dàn dựng cuộc chiến Việt Nam và rút quân ra. Từ việc giúp xây dựng chế độ Ngô Đình Diệm để đẩy Pháp ra khỏi Đông Dương, thiết lập một chế độ mạnh để ổn định tình hình dưới danh nghĩa chống cộng, sau đó dùng nhóm "xã hội dân sự" Caravelle và lá bài Phật giáo để loại bỏ chế độ Ngô Đình Diệm và đỗ quân vào Miền Nam Việt Nam, được nói là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản… Tất cả đều do CIA tổ chức và chỉ đạo thực hiện.

Từ ngày 2 đến 5/8/1964, Mỹ lại dàn dựng vụ tàu Madox và tàu Terner Joy của Mỹ bị các tiểu đỉnh của Bắc Việt rượt bắn rồi cho 64 phi cơ bắt đầu oanh tạc miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tại Việt Nam.

Cuộc chiến chỉ kéo dài trong 3 năm, từ 1965 đến 1967. Sau khi tiêu thụ hết các võ khí và trang bị quốc phòng cũ còn tồn động từ sau thế chiến thứ hai và thử nghiệm các vũ khí mới, Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Miền Nam bằng một kế hoạch được Kissinger đặt tên là một "Khoảng cách vừa phải" (Decent Interval) : Làm giảm bớt sức mạnh của Cộng quân, đem Miền Nam bán cho Trung Quốc rồi đánh lừa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rút quân "tái phối trí", làm mất Miền Nam chỉ trong vòng 40 ngày.

Hiện nay, lịch sử chiến tranh Việt Nam đang được tái diễn tại Trung Đông : Mỹ tố cáo Syria tấn công bằng võ khí hóa học và cho xử dụng ngay các biện pháp chế tài không cần mở các cuộc điêu tra và xuất trình bẵng chứng. Nhiều nhà phân tích Âu Châu và Mỹ cho rằng đây chỉ là một sự dàn dựng để cứu các phiến quân chống Assad đang bị lâm nguy. Trong bài "Attaque chimique en Syrie : la grande manipulation" (Tấn công bằng hóa chất tại Syria : xảo thuật vĩ đại), Antoine de Lacoste, một nhà bình luận nổi tiếng của Pháp đã viết : "May mắn thay có những người Nga tại chỗ, nếu không Damascus sẽ kết thúc như Baghdad".

Ngày 20/4/1975, khi Mỹ đang vận động Tổng thống Trần Văn Hương từ chức và đưa Tướng Dương Văn Minh lên làm hàng tướng, nhiều nhà lãnh đạo và chánh khách Miền Nam vẫn còn tin rằng Mỹ không bỏ Miền Nam ! Mặc dầu đã phải bỏ chạy qua Mỹ, và Mỹ đã thực hiện đối tác toàn diện với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, dùng chính quyền cộng sản Việt Nam thay Việt Nam Cộng Hòa để ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á, nhiều người Việt đấu tranh vẫn còn tin rằng Mỹ chống cộng và tôn trọng nhân quyền nên luôn coi nhân quyền như một lá bài chủ có thể dùng để lật đổ chế độ trong nước !

Tóm lại, trong khi người Mỹ luôn chiến đấu vì quyền lợi của đất nước họ, đa số người Việt đấu tranh lại đã và đang chiến đấu với các mục tiêu mà mình mong muuốn, hoàn toàn khác với mục tiêu của các đối tác của họ, thường bị Mỹ đánh lừa và biến thành công cụ, nhưng vẫn tin tưởng rằng Mỹ chống cộng. Ai nói hay làm khác họ thường bị coi là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng, do đó ngày chiến thắng chưa bao giờ đến ! Trong khi đó, Hà Nội luôn bám sát đường lối, chính sách, chiến lược và chiến thuật của Mỹ, tùy cơ ứng biến để bảo vệ chế độ và trục lợi.

Henry John Temple, Viscount Palmerston (1784-1865), từng là Thủ tướng Anh hai lần, đã nói : "Các quốc gia không có những đồng minh hay kẻ thù vĩnh viễn. chỉ có những quyền lợi vĩnh viễn" (Nations have no permanent allies or enemies, only permanent interests).

Triết gia George Santayana (1863-1952) đã nhắc nh chúng ta :

"Những người không thể nhớ quá khứ bị kết án tái diễn nó. Học từ quá khứ của chúng ta là cách duy nhất có trách nhiệm để chuẩn bị cho chính chúng ta về tương lai, nhất là khi quá khứ đó là chứng tích của thất bại đáng ghi nhớ".

Vì thế, hôm nay chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây những diễn biến đưa tới biến cố 30 tháng 4, 1975 để giúp những người hô hào đấu tranh "giải phóng" quê hương xem lại mình có đi vào vết xe cũ hay không và tìm một hướng đi có hiệu quả hơn.

1. Quyết định bỏ miền Nam Việt Nam

Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tổng thống Nixon từ chức, Miller Center of Public Affairs thuộc Đại học Virgina đã cho công bố băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa Nixon và Kissinger, trong đó có đề cập đến số phận của miền Nam Việt Nam và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 1972. Tổng thống Nixon đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc "Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào". (South Vietnam probably can never even survive anyway). Nhưng ông hỏi cố vấn an ninh Henry Kissinger :

"Henry, chúng ta cũng phải nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan trọng trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao đứng vững (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam ? Đó thật là vấn đề".

vnch1

Cố vấn Kissinger (phải) họp với Tổng thống Richard Nixon tại tòa Bạch Ốc - Ảnh minh họa

Kissinger trả lời :

"Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao đứng vững nếu coi điều đó như thể là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam" (if it's the result of South Vietnamese incompetence).

2. Lập cái mà Kissinger gọi là "decent interval"

Daniel Ellsberg, người đã từng giữ chức trợ lý Phụ tá đặc biệt Bộ quốc phòng Mỹ và là người biên soạn tập tài liệu sau này gọi là "Pentagon Papers" đã cho biết như sau : "Trong năm 1968, trong các cuộc nói chuyện riêng tư, Kissinger thường nói rằng mục tiêu thích hợp của chính sách Mỹ là một "khoảng cách vừa phải" (decent interval) - từ hai đến ba năm - giữa sự rút lui của quân đội Mỹ và cộng sản chiếm miền Nam".

Như vậy Mỹ đã quyết định bỏ Việt Nam từ năm 1968 và đã nghĩ cách làm thế nào cho sức mạnh của Cộng quân xuống thấp để khi Mỹ rút, quân đội này phải mất ít nhất là hai hay ba năm mới có thể phục hồi và đánh chiếm Miền Nam được, lúc đó Mỹ không còn chịu trách nhiệm nữa. Kissinger coi việc mất Miền Nam là do sự bất tài của Miền Nam (it’s the result of South Vietnamese incompetence).

Để thực hiện kế hoạch mà Kissinger gọi là "Decent Interval" (Khoảng cách vừa phải), năm 1970 Mỹ cho tướng Lon Nol lật đổ Sihanouk rồi đưa quân qua phá các mật khu của Cộng quân ở biên giới Việt-Miên. Năm 1971, Mỹ mở cuộc hành quân Dewey Canyon II do tướng James W. Sutherland, Jr soạn thảo, phía Việt Nam Cộng Hòa gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719. Mục tiêu của cuộc hành quân này là tiến vào mật khu 604 ở gần Tchepone để gài bẫy các sư đoàn 304, 308, 320 và 324 của Cộng quân bao vây rồi dùng B52 tiêu điệt. Nhưng kế hoạch này bị thất bại vì Tổng thống Thiệu đột nhiên nhúng tay vào với kết quả rất bi thảm. Năm 1972, Mỹ phải gài cho cCộng quân chiếm cổ thành Quảng Trị để tiêu diệt. Lúc dầu Cộng quân chỉ cho các đơn vị của các sư đoàn 312, 320 và 325 vào, còn sư đoàn thiện chiến 308 vẫn đóng ngoài. Ngày 4/9/1972 khi sư đoàn 308 phải bỏ chiến trường Thạch Hãn rút về phía cổ thành Quảng Trị, tức tách ra khỏi thế cài răng lược với Sư đoàn Dù của Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ đã sử dụng hỏa lực tối đa san bằng cổ thành nầy và xóa sổ Sư đoàn 308. Để thực hiện mục tiêu này Mỹ phải kéo dài cuộc chiến đến 81 ngày với 90 đợt oanh kích bằng máy bay B52.

Hà Nội không nắm vững kế hoạch "Decent Interval" của Mỹ nên đã nướng một số quân rất lớn.

3. Kissinger đi Bắc Kinh giao miền Nam Việt Nam cho Trung Quốc

Hôm 26/5/2006, Văn khố An ninh quốc gia (National Security Archive) của Hoa Kỳ đã cho phổ biến 2.100 bản văn (memoranda) dài 28.000 trang mang tên "The Kissinger Transcripts : A Verbatim Record of U.S. Diplomacy, 1969-1977". Trong đống hồ sơ này có 6 tài liệu liên quan đến Việt Nam, đó là các tài liệu số 1, 2, 3, 10, 11 và 12. Vì tài liệu quá dài, chúng tôi chỉ trích dẫn một đoạn ghi lại cuộc đàm thoại mặt đối mặt giữa Kissinger và Chu Ân Lai ngày 20/6/1972 tại Bắc Kinh trong tài liệu số 10 (dài 37 trang), trong đó có đoạn Kissinger nói với Thủ tướng Chu Ân Lai như sau :

"Hôm nay tôi ngồi ở đây chứng tỏ cái căn bản dựa trên đó Hoa Kỳ đưa quân vào Đông Dương không còn giá trị nữa. Chúng tôi thừa hưởng một chính sách và bây giờ chúng tôi phải thanh lý thế nào để không ảnh hưởng đến vị thế của chúng tôi trên thế giới và sự ổn định trong nước. Chúng tôi thật tâm muốn chấm dứt cuộc chiến này. Và ông thủ tướng biết từ năm 1967 tôi đã mở đầu cuộc thương thuyết với Hà Nội. Và trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi quan niệm nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một thực tế mạnh nhất tại bán đảo Đông Dương. Chúng tôi không có lợi gì làm tan vỡ hay đánh bại thực thể đó. Sau khi chúng tôi rút quân xong, chúng tôi ở xa 12.000 dặm trong khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ cách Sài Gòn 300 dặm. Tôi không hiểu tại sao Hà Nội không thấy được sự việc đó".

vnch2

Kissinger gặp Chu Ân Lai ngày 20/6/1972 tại Bắc Kinh

Kissinger nói tiếp :

"Trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi không muốn duy trì một căn cứ quân sự nào tại Đông Dương hoặc theo đuổi chính sách của vị ngoại trưởng không chịu bắt tay ông thủ tướng. Thời đại đó qua rồi. Và tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh quan trọng đối với Á Châu hơn là những gì có thể xẩy ra tại Phnom penh, Hà Nội hay Sài Gòn".

4. Ép Việt Nam Cộng Hòa ký Hiệp định Paris

Một cuộc hòa đàm để chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Paris từ năm 1968. Sau một thời gian dài tranh luận gay cấn, một bản dự thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã được Washington và Hà Nội đồng ý.

Ngày 18/10/1972 Kissinger đã bay đến Sài Gòn làm áp lực Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải đồng ý nội dung bản dự thảo nầy, với hy vọng sẽ mang ra Hà Nội ngày 24/10/1972 để Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký tắt vào. Nhưng Kissinger đã thất bại. Chỉ trong một thời gian ngắn, phía Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện ra đến 23 điểm cần phải điều chỉnh. Kissinger chỉ đồng ý điều chỉnh 16 điểm không quan trọng mà thôi. Số còn lại phải để nguyên. Cuộc đối thoại trở nên gay cấn về hai điểm then chốt là việc chấp nhận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam Việt Nam và việc thành lập một Hội đồng Hòa giải Hòa hợp giống như một chính phủ liên hiệp. Việt Nam Cộng Hòa coi đây là một cách bán đứng miền Nam Việt Nam cho Hà Nội nên cương quyết chống lại.

Thất bại với Việt Nam Cộng Hòa, Kissinger đưa ra một bản dự thảo mới, yêu cầu Hà Hội tái thảo luận, nhưng Hà Nội từ chối. Tổng thống Nixon liền gởi cho Hà Nội một thông điệp nói rằng nếu Hà Nội không chấp nhận thảo luận một cách nghiêm chỉnh thì sau 72 tiếng đồng hồ nữa Hoa Kỳ sẽ ném bom trở lại từ vĩ tuyến 20 trở lên. Ngày 18/2/1972, khi thời hạn này chấm dứt, hàng loạt B52 đã bay đến ném bom xuống các căn cứ quân sự ở Hải Phòng và Hà Nội. Đây là những khu vực chưa hề là mục tiêu đánh phá từ trước đến nay.

Cùng lúc đó, tướng Haig được cử đến Sài Gòn với sứ mạng vừa hứa hẹn vừa đe dọa. Trong thông điệp trao cho Tổng thống Thiệu ngày 14/11/1972, Tổng thống Nixon có cam kết : "Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp định nầy thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt". Nhưng tướng Haig cũng không quên lặp lại lời đe dọa của Washington rằng nếu Tổng thống Thiệu không chấp nhận bản dự thảo hiệp định mới, Hoa Kỳ sẽ cắt hết việt trợ và ký một hiệp định riêng với Bắc Việt.

Sau 12 ngày bị dội bom nặng nề, Hà Nội chấp nhận thảo luận lại thỏa hiệp cũ với Kissinger vào ngày 30/12/1972. Hà Nội đồng ý sửa đổi lại một số điều khoản trong dự thảo hiệp định, nhất là không còn coi Hội đồng Hòa giải Hòa hợp như là một thứ chính phủ liên hiệp từ trung ương đến địa phương nữa, nhưng nhất quyết không chấp nhận điều khoản buộc quân Bắc Việt phải rút lui. Hoa Kỳ quay lại làm áp lực với Việt Nam Cộng Hòa.

vnch3

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói chuyện trước quân nhân - Ảnh minh họa

Tổng thống Thiệu thừa biết Bắc Việt cố giữ lại điều khoản không rút quân để khi Hoa Kỳ rút hết, họ sẽ mở cuộc tấn công trở lại, nhưng bị ám ảnh bởi cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm khi Mỹ muốn đem quân vào, Tổng thống Thiệu đã ra lệnh cho ký kết bản Hiệp định Paris ngày 27/01/1973, sau khi Washington tăng thêm một số quân dụng được tiếp tế khẩn cấp qua chương trình Enhance và Enhance Plus.

5. Hà Nội lập kế hoạch đánh chiếm miền Nam

Sau khi ký Hiệp định Paris, Hà Nội lập ngay kế hoạch đánh chiếm Miến Nam. Theo kế hoạch này, muốn chiếm miền Nam một cách nhanh chóng phải đánh thẳng vào Sài Gòn, đầu não của miền Nam, bỏ qua các tỉnh miền Trung. Trong cuốn "Đại Thắng Mùa Xuân" xuất bản năm 1976, tướng Văn Tiến Dũng đã viết :

"Một vấn đề then chốt là phải có hệ thống đường cơ động tốt. Công trình xây dựng con đường chiến lược Đông Trường Sơn bắt đầu từ năm 1973, hoàn thành đầu năm 1975 được xúc tiến với nhịp độ hết sức khẩn trương nối liền từ đường số 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam Bộ là công trình lao động của hơn 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong, đưa tổng số chiều dài đường chiến lược và chiến dịch, cũ và mới, làm trong suốt cuộc chiến tranh lên hơn 20.000 kilô mét...

"Dọc theo đường chiến lược Đông Trường Sơn là hệ thống 5.000 kilô mét ống dẫn dầu kéo dài từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, vượt cả sông, suối sâu, núi cao, có ngọn hơn 1000 mét, đủ sức tiếp dầu cho hàng chục ngàn xe các loại vào, ra trên đường...".

Khi sửa chữa lại con đường 14 do người Pháp làm, thường được Hà Nội gọi là đường Đông Trường Sơn, có hai cái chốt phải nhổ mới có thể khai thông được, đó là Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng và Đức Lập ở phía tây Ban Mê Thuột.

Trong cuốn "Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm" tướng Trần Văn Trà cho biết vào tháng 10 năm 1974, ông và Phạm Hùng ra Bắc họp, Bộ chính trị đã ra lệnh tại Nam Tây Nguyên phải mở hành lang chiến lược đoạn Đức Lập cho thông suốt. Năm 1976 sẽ bắt đầu đánh lớn.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và bộ tham mưu của ông không hề hay biết gì đến chiến lược này nên không có kế hoạch bảo vệ Thường Đức và Đức Lập để ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân.

6. Mỹ đánh lừa Tổng thống Thiệu

Trong cuốn "Khi đồng minh tháo chạy", Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có kể lại rằng ông có được đọc trong "Phòng Tình Hình" của Dinh Độc Lâp một tập báo cáo của tướng John Murray do Bộ tổng tham mưu trình lên, trong đó ghi những điểm mà ông nhớ được như sau :

- Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn Vùng chiến thuật.

- Nếu là 1,1 tỷ thì Quân khu I phải bỏ ;

- Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được Quân khu I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tấn công của Bắc Việt…

Tướng John E. Murray là người lãnh đạo Cơ quan Tùy viên quân sự (Defense Attaché Office-DAO) của Mỹ tại Việt Nam từ tháng 1/1973 đến tháng 8/1974 và tướng Homer D. Smith là người sau cùng. Thông thường, các báo cáo của DAO không hề được tiết lộ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa biết, tại sao nó lại lọt vào Bộ tổng tham mưu ? Phải chăng Hoa Kỳ muốn dụ Tổng thống Thiệu bỏ Quân khu I và Quân khu II ?

vnch4

Cuộc rút lui chiến lược biến thành "thảm kịch đường số 7" - Tây Nguyên hoàn toàn thất thủ

Theo nội dung ông Nguyễn Tiến Hưng nhớ được, chúng ta thấy đây chỉ là một bản phân tích tình hình chứ không phải là một giải pháp hay một kế hoạch hành động được đề nghị. Nhưng Tổng thống Thiệu lại dựa vào đó để quyết định số phận của Miền Nam !

Khi số viện trợ rút xuống còn 700 triệu, ông quyết định chỉ giữ phần đất từ Tuy Hòa trở vào và giao cho Trung tướng Đặng Văn Quang và Chuẩn tướng Ted Serong (một tướng chống du kích người Úc) lập kế hoạch hình thành một phòng tuyến mới từ Tuy Hòa đến Tây Ninh và gọi đó là chiến lược "đầu bé đít to" hay "từng chiến lược cho từng mức viện trợ" và "tái phối trí", đó là bỏ Vùng I và Vùng II, rút quân về lập phòng tuyến ở Tuy Hòa.

Cuối năm 1974, kế hoạch này đã được tiết lộ tại Sài Gòn. Tôi nhớ một số nhà chính trị đã họp tại văn phòng luật sư Mai Văn Lễ ở đường Pasteur để bàn về tin đồn này. Tất cả đều đi đến kết luận rằng kế hoạch đó nếu có sẽ là một kế hoạch bất khả thi vì hai lý do : Lý do thứ nhất, Tuy Hòa không phải là địa thế có thể làm phòng tuyến, nhất là sau khi bỏ Cao Nguyên. Lý do thứ hai, việc rút quân không thể thực hiện được, trừ khi có một hiệp định phân chia lại lãnh thổ và rút quân như Hiệp định Genève năm 1954. Không ngờ chuyện đó lại có thật ! Ông Thiệu vì yếu kém cả về chính trị lẫn quân sự, đã theo đuổi một kế hoạch không tưởng, làm mất Miền Nam chỉ trong 40 ngày.

Ngày 7/8/1974 Thường Đức bị mất.

Ngày 6/01/1975 Phước Long thất thủ.

Ngày 9/3/1975 Cộng quân chiếm Đức Lập và ngày 10/3/1975 chiếm Ba Mê Thuột.

Sau khi Ban Mê Thuột bị thất thủ, ngày 14/3/1975 Tổng thống Thiệu cùng với các tướng Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang và Cao Văn Viên đến Cam Ranh họp với tướng Phạm Văn Phú và ra lệnh rút khỏi Kontum và Pleiku. Ông Thiệu nói rằng "phải rút nhanh để tập trung quân phản kích lấy lại Ban Mê Thuột theo đường 21, lấy Khánh Dương làm bàn đạp". Con đường để rút là Liên tỉnh lộ 7B nối liền Pleiku và Phú Yên vì không còn con đường nào khác. Đây là một con đường đã bị bỏ từ lâu.

Để bảo đảm bí mật tuyệt đối, Tổng thống Thiệu ra lệnh không làm văn bản, chỉ truyền khẩu lệnh, cấm không tiết lộ cho Mỹ biết. Cũng không được tiết lộ cho địa phương quân và các tiểu khu, tức là bỏ các đơn vị này. Đây là một cuộc rút quân bi thảm nhất trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc rút quân bắt đầu từ ngày 15/3/1975 đến ngày 20 thì tan rã.

Theo tài liệu của Hà Nội, trong cuộc rút quân khỏi Cao Nguyên, họ đã loại khỏi vòng chiến 28.514 sĩ quan và binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trong số đó có 4.502 chết hoặc bị thương, 16.822 bị bắt làm tù binh, trong đó có 779 sĩ quan. Họ đã thả ra 7.190 người.

Tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa ước lượng trong khoảng 160.000 người chạy theo đoàn xe di tản, chỉ có khoảng 60.000 tới được Tuy Hòa. Số còn lại chết trong rừng hay phải quay trở lại Pleiku. Sáu Liên đoàn Biệt Ðộng Quân với khoảng 7.000 quân, chỉ có 900 về đến Nha Trang và đóng trong thành phố.

Ngày 19/3/1975 thành phố Quảng Trị bị thất thủ.

Ngày 25/3/1975 Tổng thống Thiệu ra lệnh cho tướng Ngô Quang Trưởng rút khỏi thành phố Huế. Đoàn quân di tản bị đánh chận ở đèo Hải Vân, cửa Tư Hiền và cửa Thuận An nên tan rã.

Ngày 29/3/1975 thành phố Đà Nẵng, nơi đặt Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, bị tấn công và thất thủ. Rối loạn xảy ra. tướng Ngô Quang Trưởng phải bơi ra khơi để được một tàu Hải quân vớt.

Ngày 31/3/1975, thành phố Quy Nhơn và Nha Trang rơi vào tay Cộng quân.

Ngày 1/4/1975, thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên bi thất thủ.

Ngày 15/4/1975 phòng tuyến Phan Rang được thiết lập do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy. Nhưng ngày 15, Cộng quân đã chiếm Phan Rang, tướng Vĩnh Nghi bị bắt.

Đêm 20 rạng ngày 21/4/1975, Sư đoàn 18 bảo vệ Xuân Lộc được lệnh rút về bảo vệ Sài Gòn.

Lữ Giang

(24/04/2018)

Published in Diễn đàn

Người Việt Nam cộng sản cho rằng Việt Nam Cộng Hòa đã thua trận thì chẳng còn tư cách gì để nói người khác. Nhưng thắng thua liệu có phải là tất cả ?

thua1

Một xe tăng Bắc Việt lăn bánh qua cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn hôm 30/4/1975 - AP

Cuộc chiến không công bằng

Một cuộc đấu võ đúng tinh thần thể thao phải diễn ra trên võ đài với đầy đủ luật lệ và yêu cầu về hạng cân thì mới công bằng. Đương nhiên cũng có loại đánh nhau trên đường phố bất chấp luật lệ. Giống như thời La Mã, ngoài võ sĩ trên đấu trường thì còn có những võ sĩ thi đấu vô luật lệ dưới hầm mỏ.

Nhưng không phải chiến thắng nào cũng như chiến thắng nào. Ngoài đường phố nếu dùng mọi trò bẩn hoặc thắng một đối thủ quá chênh lệch thì có gì vinh hạnh ? Võ sĩ La Mã chỉ có thể giành được vinh quang trên đấu trường, chứ không phải chiến thắng vô luật lệ ở hầm mỏ - nơi dơ bẩn và bị khinh bỉ.

Trong chiến tranh cũng thế, đâu phải cứ là chiến tranh thì anh có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào để giành phần thắng. Nếu nói cứ đánh nhau là bất chấp luật lệ, thì anh còn ngồi vào bàn để ký mấy cái hiệp định làm chi ? Nếu là một tổ chức tự phát như tổ chức khủng bố chẳng hạn, thì không cần luật lệ ; còn khi đã là một quốc gia thì phải có luật chứ. Sau này Việt Nam cộng sản chẳng xin vào các tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN, Liên Hợp Quốc, WTO… để nâng cao vị thế là gì ? Và đã xin vào thì phải chấp nhận luật chơi của người ta chứ đâu có thể dùng luật rừng được nữa.

Có nghĩa là gì, nếu muốn được tôn trọng như một quốc gia thì phải có luật pháp và tôn trọng luật pháp. Kể cả chiến tranh cũng vậy.

Chiến tranh Việt Nam không phải là chiến tranh quy ước - loại chiến tranh mà các lực lượng tham chiến của mỗi bên đã được xác định rõ. Phe Việt Nam cộng sản trà trộn lẫn vào trong dân gây khó khăn cho Việt Nam Cộng Hòa, vì bản chất của chiến tranh là tiêu diệt đối phương, nhưng nếu giết dân thì thế giới lại lên án. Khi không thể xác định rõ kẻ thù thì đánh kiểu gì ?

Rất nhiều người nghĩ rằng kiểu "Chiến tranh du kích" ấy là bình thường. Nó không bình thường đâu ! Mỹ cũng có một cuộc nội chiến Nam–Bắc. Khi phe miền Nam sắp thua cuộc, Bộ tham mưu của tướng Lee đề nghị phân tán lực lượng, ẩn nấp trong nhà dân, trong rừng núi để đánh du kích nhưng vị tướng chỉ huy quân đội miền Nam đã từ chối vì "Chiến tranh là nghiệp của người lính, là nhiệm vụ của chúng ta, không được đẩy trách nhiệm này vào người dân vô tội. Cho dù ta là tướng bại trận cũng không thể dùng cách này, nếu phải dùng sinh mạng của mình để đổi lấy bình an cho người dân miền Nam thì ta thà lựa chọn trở thành tội phạm chiến tranh và chịu hành quyết còn hơn".

Nó khác hẳn với Chủ trương của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản sẵn sàng "hy sinh tất cả" hay "phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn" để đạt được mục đích. Phía Bắc Việt huy động mọi thành phần dân tộc tham gia cuộc chiến gồm cả phụ nữ, trẻ em lẫn người già – một đối tượng là phái yếu cần được bảo vệ, một đối tượng cần phải cho ăn học, một đối tượng đã đến lúc nghỉ ngơi mà phải chịu đói khổ, dấn thân vào nguy hiểm chết người. Cái gọi là cuộc chiến "của toàn dân tộc" ấy chẳng có gì đáng để tự hào cả.

Người Việt Nam Cộng Hòa không coi chiến tranh là tất cả, không dồn tất cả để đánh nhau, họ còn phải sống, làm việc và phát triển ; vì thế, tất nhiên chỉ có quân đội chiến đấu. Trong quân đội ấy chỉ có nam giới đủ tuổi đi quân ngũ, không người già nào, trẻ em nào và phụ nữ nào bị ép buộc phải tham gia vào cuộc chiến. Lực lượng tham chiến hai bên như vậy đã không rõ ràng (phía cộng sản), lại còn không cân bằng.

Việc cho cả trẻ em, người già tham gia chiến tranh còn một mục đích khác, đấy là tạo nên sự thương sót của dư luận nếu những đối tượng này bị đối phương sát hại. Nó giống việc đặt các cơ sở quân sự gần các khu dân cư, bệnh viện… vậy. Người dân đáng lẽ ra là đối tượng được bảo vệ thì lại bị đem ra làm bia đỡ đạn.

Cuộc chiến còn không công bằng ở chỗ Việt Nam Cộng Hòa là một đất nước tự do dân chủ, người dân có quyền chỉ trích, biểu tình, mà có nước tự do dân chủ nào mà lãnh đạo làm hài lòng được người dân ?

Việt Nam Cộng Hòa tất nhiên còn tự do báo chí – điều tối kỵ trong chiến tranh. Thế nên mới có chuyện ông Nick Út được đi theo lính miền Nam để chụp ảnh, máy bay đánh bom tiêu diệt cộng sản nhưng ai ngờ lính miền Bắc xâm nhập chui vào nơi có dân để trốn. Dân chạy ra cầu cứu lính Việt Nam Cộng Hòa thì bị Nick Út giơ máy ảnh lên chụp xong đăng lên toàn thế giới mà ai nhìn vào cũng nghĩ rằng "lính Mỹ đốt làng sát hại trẻ em Việt Nam". Vậy mà bức ảnh ấy cũng có thể trở thành biểu tượng của chiến tranh Việt Nam được ?

Bức ảnh chỉ nói lên một nửa sự thật ấy khi về Mỹ được trao giải Pulitzer – giải thưởng danh giá bậc nhất cho báo chí để rồi cả nước Mỹ lên án cuộc chiến. Như thế thì còn đánh đấm gì ?

Mai Chí Thọ từng nói toạc với tù nhân chính trị rằng : "Hồ Chí Minh có thể là một kẻ độc ác, Nixon có thể là một người vĩ đại. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng tôi có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng tôi đã thắng và người Mỹ đã bị đánh bại vì chúng tôi đã thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một người vĩ đại, rằng Nixon là một kẻ giết người và người Mỹ là những kẻ xâm lược. Yếu tố then chốt là kiểm soát được người dân và quan điểm của họ. Chỉ có chủ nghĩa Marx-Lenin là có thể làm được điều đó".

Chính vì sự giả dối ấy nên những vụ giết người của Bắc Việt với cách thức không khác gì khủng bố như đánh bom nhà hàng Mỹ Cảnh, ném lựu đạn vào dân đang xem hát ở Cần Thơ hay thảm sát Huế Mậu Thân chẳng hạn thì bị xem nhẹ, dường như người nào sống ở miền Nam đều đáng chết cả. Còn khi người cộng sản bị chết thì lại thành sự kiện nổi tiếng.

Quân đội Mỹ luôn tin vào chính nghĩa nên luôn hành động chính trực, thẳng thừng giữa thanh thiên bạch nhật, chính vì vậy nên dễ bị hiểu lầm. Họ đã thua trên mặt trận tuyên truyền trước những kẻ nham hiểm.

Tại sao dám vu khống Mỹ xâm lược khi họ chỉ giúp giữ chế độ tự do dân chủ ở miền Nam ? Việt Nam Cộng Hòa chỉ lo phòng thủ chứ đâu có đánh ra Bắc. Mỹ chỉ ném bom vì miền Bắc đã xâm phạm miền Nam.

Trong khi Mỹ vẫn xử phạt binh lính nếu có hành động đi quá giới hạn thì Bắc Việt lại trao huân chương cho những kẻ đánh bom khủng bố chết dân thường. Hai thái cực hoàn toàn trái ngược cho thấy truyền thông đã hết sức bất công. Trong một trận đá bóng mà hai phe chỉ đá ở một nửa sân hay trong một cuộc chiến mà trọng tài chỉ bênh một bên thì bên kia có cơ hội giành phần thắng ?

Một ví dụ nữa là phe cộng sản luôn cố tình tạo cho người ta cảm giác rằng họ với vũ khí thô sơ phải đánh nhau với một phe được trang bị vũ khí hiện đại. Thực tế bộ đội miền Bắc không hề thiếu vũ khí, ra trận là có đạn "bắn thoải mái" do Nga Tàu cung cấp ; đó là sự hỗ trợ tương đương nhưng kín đáo. Chính vì vậy nói rằng miền Nam không làm được gì khi không có Mỹ là không công bằng, miền Bắc nếu không được viện trợ từ nước ngoài thì chắc chắn phải cưỡi ngựa bắn cung để ra trận, vì họ đâu có tự sản xuất ra được đạn dược, xăng dầu…

Thắng rồi để làm gì ?

Người Việt coi việc Nhật Bản "phải chấp nhận để Mỹ đóng quân" là kém cỏi, nhưng gặp người Nhật thì không khác gì gặp thánh sống. Người Việt cũng xem việc Triều Tiên không thể thống nhất đất nước là không bằng Việt Nam, nhưng bây giờ thậm chí không dám mơ có ngày được như Nam Triều Tiên.

Nói đâu xa, Việt Nam Cộng Hòa bị coi là "đu càng", nhưng những cư dân "đu càng" như cầu thủ bóng đá Lee Nguyễn, đầu bếp Christine Ha thì được trọng vọng hơn bất cứ đồng nghiệp nào tại Việt Nam. Thù lao mà Lee Nguyễn nhận được khủng khiếp đến mức cho đến nay không ai biết đích xác là bao nhiêu, chỉ biết rằng trong 2 năm ngắn ngủi ở Việt Nam, cầu thủ "đu càng" này nói rằng đã kiếm đủ cho phần đời còn lại. Chắc chắn không một cầu thủ Việt Nam cộng sản nào dám mơ có một ngày đội bóng quê hương sẽ trả mức lương như vậy cho mình.

Gia đình Việt Nam cộng sản cũng co ro cúm rúm khi tiếp đón gia đình Việt Nam Cộng Hòa "đu càng" từ Mỹ, Pháp… trở về, đi ăn cũng gia đình "đu càng" trả tiền. Vậy thì ai thắng ai ? Ai mang tư thế của người chiến thắng ?

Thái Lan không dám đánh nhau, Nhật Bản từng thua trận, Đức cũng thua, Pháp thì khỏi nói : nổi tiếng về đánh nhau kém. Nhưng hỡi ôi, đánh nhau quan trọng đến thế ư ? Chỉ những anh choai choai mới khoái đánh nhau như thế. Chả trách mà Tản Đà làm thơ : "Dân hai nhăm triệu ai người lớn. Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con".

Mà ngay trong cái việc đánh nhau thôi, tại sao anh không tiếc xương máu lúc đánh nhau với Pháp, Mỹ, mà giờ động đến một chữ Trung Quốc cũng không dám ? Suốt ngày tự hào đánh Pháp đánh Mỹ nhưng nếu có ai nhắc đến giặc Tàu là cả quan lẫn dân đều nạt ngay : "Thế muốn chiến tranh hay hòa bình ? Nó mà đánh cho thì…".

Chao ôi, dân tộc "Việt Nam anh hùng" đây ư ? Té ra việc chửi giặc Pháp giặc Mỹ hàng ngày là do biết chúng nó là người quân tử, chúng nó người lớn không thèm chấp mình, chứ chẳng phải mình anh dũng anh hùng gì cho cam.

Cái giá của thủ đoạn đê hèn

Nói tóm lại rằng : bất chấp luật lệ, dùng mọi thủ đoạn để thắng không phải hành động của người quân tử. Việt Nam Cộng Hòa cũng như các nước văn minh khác : tôn trọng pháp luật ngay cả trong thời chiến – lúc mà đáng lẽ có thể áp dụng tình trạng khẩn cấp hay thiết quân luật để siết chặt quyền tự do dân chủ.

Người cộng sản có thể mãi hát bài ca chế giễu phe thua cuộc nhưng trên thực tế, người Việt Nam Cộng Hòa lên tiếng chỉ vì họ còn có tâm với đất nước đấy thôi. Sau năm 1975 họ được các nước giàu có văn minh giang tay đón nhận, họ có cuộc sống sung túc ở nơi mà chỉ số ít doanh nhân và chủ yếu là con cháu quan chức cộng sản giàu sang hiện nay mới có cơ hội đặt chân đến.

Người Việt Nam Cộng Hòa ừ thì "thua" đấy, nhưng họ được sống cùng những người quân tử. Còn những người "chiến thắng" ở lại, khi anh không phải người quân tử, sẽ có thằng không quân tử khác trị anh.

Phi Cảnh

Nguồn : RFA, 23/04/2018

Published in Diễn đàn

Năm Mậu Thân 1968, ở Việt Nam, một sự kiện xảy ra làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến tranh Việt Nam : Trận tổng công kích - tổng nổi dậy của Bắc Việt ở miền Nam vào tháng 1-1968. Một sự kiện đã thay đổi hoàn toàn ý định và đường hướng của các quốc gia liên hệ trong cuộc chiến.

vnch1

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu dự hội nghị Mỹ - Nam Việt Nam tại Honolulu ngày 20/7/1968

Sơ lược về tình hình quân sự và chính trị của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa vào cuối năm 1967.

Phía Hoa Kỳ :

Từ ngày Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3-1965, đến cuối năm 1967, quân lực Mỹ có hơn 485.600 quân ở trên nội địa Nam Việt Nam. Trong đó lính tác chiến của Lục Quân là 319.500, còn lại là các quân binh chủng khác.

Đến cuối năm 1967, tình hình quân sự tổng quát cho thấy quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ gây tổn thất nặng cho quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Mặc dù bên phía đồng minh cũng bị thiệt hại nặng, nhưng với hỏa lực mạnh, họ gây thiệt hại nhiều hơn cho đối phương.

Sau những trận càn quét vào mật khu và hậu cứ của Bắc Việt ở chiến trường B-2 (Tây Ninh, Bình Dương, Phước Long, Hậu Nghĩa…) với những cuộc hành quân như Atterboro, Junction City, Cedar Falls, các lực lượng Quân Đội Nhân Dân hay Quân Giải Phóng phải sơ tán về nội địa Lào và Cam Bốt.

Trong khi đó, ở B-3 Tây Nguyên (Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột), sau những trận đánh đẫm máu ở Dakto và A Shau, Ben Het, những đơn vị chủ lực Bắc Việt lần lượt rút về bên kia vùng ba biên giới.

Tuy không còn được thế thượng phong như những năm 1965-1966, Quân Đội Bắc Việt vẫn tiếp tục gây trở ngại cho các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, nhất là ở Vùng I và Vùng II : Bắc Việt chỉ rút quân đi sau khi tiêu diệt tất cả các trại lực lượng đặc biệt (trừ trại lực lượng đặc biệt ở Khâm Đức/Bến Giằng ở Kontum) ở Vùng I của Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khi đó, ở tuyến đầu Vùng I - sát vùng Phi Quân Sự (vĩ tuyến 17) áp lực của quân đội Bắc Việt vẫn mạnh - nếu không nói là mạnh hơn : Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chạm trán với các đơn vị của Quân Đội Nhân Dân thường xuyên trong các cuộc hành quân tảo thanh phía nam sông Rào Quảng và bắc đường Số 9.

Qua những trận đụng độ thường xuyên này, giới quan sát chiến lược quân sự suy luận là quân đội Bắc Việt cố ý khiêu khích quân đội Mỹ ở Khe Sanh và phía tây Quảng Trị, gây một sự chú ý và quan tâm, hầu chuẩn bị cuộc tổng công kích Mậu Thân sắp đến.

Thực tế cho thấy sự suy luận của giới quan sát không sai lắm : Từ mùa Hè 1967, ba sư đoàn quân chính qui của Bắc Việt đè nặng áp lực vào căn cứ Khe Sanh, gây nhiều quan tâm cho cấp chỉ huy Hoa Kỳ ở mặt trận đó.

Hơn một tuần trước Tết Mậu Thân, một đơn vị cấp trung đoàn của Bắc Việt tràn ngập một tiền đồn lực lượng đặc biệt Mỹ ở Lang Vei, nằm phía tay nam Khe Sanh chừng 15km.

Giới quân sự Mỹ phải quan tâm vì quân đội Bắc Việt đã sử dụng xe tăng - lần đầu tiên - hỗ trợ quân tác chiến. Ý định kềm chân Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở tuyến đầu rõ hơn vào những tháng sau cùng của năm 1967, khi quân đội Bắc Việt gia tăng sự hiện diện cả bốn sư đoàn ở sát vùng Phi Quân Sự.

Quân báo Mỹ thấy được sự gia tăng quân số của Bắc Việt, nhưng không liên kết được sự kiện đó và sự chuẫn bị trận Mậu Thân của Miền Bắc.

Về phương diện tâm lý và tinh thần của quân đội Mỹ đến cuối năm 1967 :

Giới quân sự Mỹ tương đối thỏa mãn về những thiệt hại họ gây cho đối phương. Nhưng đồng thời họ cũng thấy được sự thiệt hại về nhân mạng quá cao ở phía họ.

Vị tư lệnh phó quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam than vãn trong một buổi họp vào cuối năm 1967, là lính Nhẩy Dù Mỹ chết quá nhiều trong các trận đánh ở Dakto, A Shau, Ben Het… và nhiều đơn vị không còn người để bổ sung.

Đến tháng 12 năm 1967, Hoa Kỳ có 16.250 tử trận. Chỉ trong năm 1967, Mỹ có 9.378 tử trận - con số cao gần gấp đôi năm 1966 (5.008).

Tuy nhiên, trong bản báo cáo cuối năm về cho Bộ quốc phòng, đại tướng Westmoreland và đô đốc Sharp tư lệnh Hoa Kỳ Thái Bình Dương, cho biết cuộc chiến đang có kết quả - với số lượng quân và hỏa lực đang có trong tay.

Nói một cách khác, họ thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm cuộc chiến.

Đại tướng Westmoreland, trong lần trở về Mỹ cuối năm 1967 để tường trình trước quốc hội về diễn tiến cuộc chiến ở Việt Nam, tuyên bố quân đội đồng minh và Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà thắng.

Khả quan hơn, là Việt Nam Cộng Hòa đang ổn định được tình hình chính trị nội bộ ; đang đôn quân để gia tăng sức mạnh quân đội. Nói chung, tất cả đều khả quan.

vnch2

Một nghĩa trang tại Huế

Và giới lãnh đạo Hoa Kỳ tin những gì Westmoreland báo cáo. Một chi tiết quan trọng trong những ngày cuối năm : cho đến cuối năm 1967, chưa ai biết được nhân vật chủ trương cuộc chiến là Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara đang đệ đơn từ chức. McNamara từ chức vì quá mệt mỏi với một cuộc chiến không đi đến đâu.

Sự bỏ cuộc của McNamara gây ra nhiều ảnh hưởng cho những những quyêt định của tổng thống Johnson vào tuần lễ kế tiếp sau khi trận Mậu Thân xảy ra.

Nội bộ Việt Nam Cộng Hòa

Khi tướng Westmoreland nói tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam Cộng Hòa đã được ổn định vào cuối năm 1967, thì ông ta quá khen về nội bộ của Việt Nam Cộng Hòa.

Nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu vào ngày 31 tháng 10-1967, với liên danh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đắc cử. Sau cuộc bầu cử và sau khi xác định nhiệm vụ và vai trò trên hiến pháp, hai ông Thiệu và Kỳ cố gắng làm thân với nhau trước công chúng để cùng nhau lãnh đạo.

Trước đó chỉ hai tháng, hai ông Thiệu Kỳ tranh giành ghế tổng thống mãnh liệt đến độ các tướng lãnh trong Hội đồng quân Luật phải đứng ra can thiệp.

Tuy nhiên, sau bầu cử năm 1967,những hiềm khích cá nhân, và lòng nghi ngờ nhau vẫn tiếp tục.

Từ sự bất đồng ý kiến của hai vị lãnh đạo quân sự, chính trong giới quân sự ở cấp dưới cũng có những xung đột của các vị chỉ huy quân binh chủng. Chính trong trận Mậu Thân, một sự kiện xảy ra làm cho liên hệ giữa hai ông Thiệu và Kỳ hoàn toàn chấm dứt.

vnch3

Tướng Westmoreland tại chiến trường Nam Việt Nam

Cuối năm 1967, quân lực Việt Nam Cộng Hòa có hơn 340.000 quân chủ lực, và 300.000 lính Nghĩa Quân và Địa Phương Quân. Hải quân và Không Quân có được khoảng 17.000 người cho mỗi quân chủng. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được huấn luyện tốt, nhưng vũ khí trang bị thì quá lỗi thời, quá lạc hậu.

Nhiều tài liệu cho thấy chính những sĩ quan cao cấp của bộ tư lệnh quân viện (MACV) Hoa Kỳ đều phàn nàn là vũ khí của Việt Nam Cộng Hòa thua xa vũ khí hiện đại của Quân Đội Nhân Dân.

Với vũ khí hiện đại như AK-47 và B-40, quân đội Bắc Việt áp đảo tinh thần quân Việt Nam Cộng Hòa ở chiến trường -- nhận xét này đến từ tướng Westmoreland. Đến năm 1967 thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa phục hồi lại tinh thần chiến đấu từ sau năm 1965 với những thất bại ở các trận Bình Giả, Đồng Xoài, Bồng Sơn, Ba Gia. Năm 1967, Việt Nam Cộng Hòa có 12.716 tử thương, so với năm 1966 là 11.953.

Tựu trung, tinh thần chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa rất hăng say và lớn dần trong cuộc chiến -- chỉ trừ về phương diện vũ khí chiến thuật của họ, quá lỗi thời so với đối phương.

Đại sứ Bunker, trong báo cáo một tuần trước tết, 24-1-68, gởi về cho tổng thống Johnson : "Năm 1968 chúng ta có thể khá hơn năm 1967, cũng như năm tình hình 1967 khả quan hơn năm 1966... Có thể nói [tình hình Việt Nam Cộng Hòa] từ giai đoạn bò chuyển sang giai đoạn đứng. Năm nay sẽ là giai đoạn tập đi".

Trước Tết 1968, khi được loan báo sẽ có hưu chiến để ăn tết, các bộ tư lệnh cho phép 50% quân số được đi phép ăn tết. Lúc Bắc Việt tấn công, không hơn phân nửa số quân nhân có mặt tại đơn vị.

Tình hình quân sự chính trị của Việt Nam Cộng Hòa trong năm 1967-1968

Từ đầu năm 1968, ngay trước ngày Bắc Việt tấn công vào đô thị Việt Nam Cộng Hòa, thẩm quyền ở bộ ngoại giao và quốc phòng quan tâm đến "con rùa của những phát triển" ở Việt Nam và cố gắng đốc thúc Việt Nam Cộng Hòa phải cấp bách thực hiện tất cả những kế hoạch quan trọng của họ.

Từ sau cuộc đảo chánh năm 1963 cho đến cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội của nền Đệ Nhị Cộng Hòa vào ngày 3/9/1967, tình hình nội bộ chính trị bị hết xáo trộn này đến xáo trộn khác.

Tất cả mọi kế hoạch đều cần thời gian và sự ổn định để thực hiện, nhưng trong ba năm 1964-1966, phải thành thật phán đoán, Việt Nam Cộng Hòa không có một giai đoạn nào được gọi là yên tịnh, ổn định về phương diện chính trị.

Từ đầu năm 1967, nhiều hình ảnh khả quan về quân sự và chính trị dần dần xảy đến trong năm : Việt Nam Cộng Hòa có được một hiến pháp mới ; bầu cử ở cấp xã, ấp thành công như dự định với 77 phần trăm người dân hưởng ứng ; giới hội đồng tướng lãnh thỏa thuận với nhau về hai người đại diện cho họ để ra ứng cử ; và hơn hết, người dân đã bắt đầu có lòng tin với chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa. Đầu năm 1967 chính phủ chỉ kiểm soát được 62 phần trăm dân chúng nông thôn ; cuối năm số đó tăng lên 67 phần trăm.

Năm 1966 có hơn 16 ngàn cán binh cộng sản ra hồi chánh, con số đó tăng lên gần 27 ngàn cho năm 1967. Với những khả quan đó, người Mỹ chỉ mong sau cuộc bầu cử là họ sẽ đề nghị một số kế hoạch cần phải cấp bách hóa để Việt Nam Cộng Hòa có ít nhiều phương tiện để tự lực cánh sinh trong tương lai tới.

Năm 1967 quân lực Việt Nam Cộng Hòa có tất cả 343 ngàn người ở các đơn vị chủ lực và khoảng 300 ngàn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Ba trăm bốn mươi ngàn quân chủ lực gồm một sư đoàn Nhảy Dù ; hai chiến đoàn Thủy quân lục chiến, Hải Quân, Không Quân, 10 sư đoàn Bộ Binh, và một số đơn vị khác.

Sau khi sắc luật động viên từng phần được ban hành, MACV và bộ tổng tham mưu Việt Nam Cộng Hòa dự định gia tăng quân số lên 685 ngàn giữa năm 1968 ; rồi 777 ngàn 12 hai tháng sau.

Nhưng sau khi trận Mậu Thân xảy ra, MACV và Việt Nam Cộng Hòa đồng ý phải cấp bách hóa vấn đề động viên để bổ sung vào những thương vong đang xảy ra tại chiến trường.

Năm 1968 quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã trả một giá cao để đẩy lui cuộc tấn công bất thần của Bắc Việt : gần 28 ngàn tử thương và 70 ngàn bị thương so với trung bình chỉ hơn 12 ngàn tử thương và 21 ngàn bị thương cho hai năm 1966 và 1967.

Hoa Thịnh Đốn, sau buổi họp quan trọng ngày 4 tháng 3 của các thẩm quyền tối cao tại tòa Bạch Ốc, ra lệnh cho mọi cơ quan liên hệ đến Việt Nam phải đốc thúc Việt Nam Cộng Hòa thực hiện nhanh chóng tiến trình đảm nhận cuộc chiến hay ít ra thay thế số thương vong của quân đội Hoa Kỳ.

vnch4

18/4/1968 : Thủy quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh

Mùa xuân năm 1968, với tình hình chiến sự nguy ngập bùng nổ trên bốn vùng chiến thuật, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra một số biện pháp gọi tái ngũ tất cả các cựu quân nhân cho đến hạng tuổi 33, với dưới 5 năm quân vụ. Ngày 19 tháng 6 quốc hội đưa ra bộ luật về quân dịch, hạ tuổi quân dịch từ 20 xuống 18. Song song với chuyện hạ tuổi quân dịch, Việt Nam Cộng Hòa khởi họa chương trình Nhân Dân Tự Vệ cho tất cả nam công dân tuổi từ 16 đến 50.

Đầu tháng 3-1968 MACV hoàn tất kế hoạch hai năm cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa : 800 ngàn quân vào năm 1970 (phân nửa là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân), với lối cấu trúc tương tự như quân đội Hoa Kỳ một lối cấu trúc mà sau này mọi người mới biết đó là một gánh nặng cho Việt Nam Cộng Hòa khi Hoa Kỳ cắt đi nhiều phương tiện. Kế hoạch hiện đại hóa quân đội và gia tăng quân số được tham mưu trưởng liên quân Wheeler và bộ trưởng quốc phòng Clifford chấp nhận ngay.

Như vậy, chỉ đến cuối năm 1968, Việt Nam Cộng Hòa có quân số mà họ dự định đến năm 1970 mới có. Đến năm 1968 Việt Nam Cộng Hòa mới tổng động viên để dồn nỗ lực vào việc chống cộng thì hơi trễ vì Bắc Việt đã động viên nhân lực, vũ khí và tài chánh trong kế hoạch đánh chiếm miền Nam từ mấy năm trước.

Đến cuối tháng 6/1968, tình hình trên chiến trường được coi là yên tĩnh trở lại, cuộc tấn công của cộng sản bị bẻ gãy hoàn toàn. Nhưng một biến cố xảy ra vào những ngày cuối cùng của trận Mậu Thân làm cho sự phân chia và hiểu lầm trong giới tướng lãnh lại trở nên trầm trọng.

Chiều ngày 2 tháng 6/1968, trong cuộc tổng công kích đợt 2 của cộng quân vào Sài Gòn, một trực thăng võ trang trong lúc yểm trợ, bắn lầm vào bộ tư lệnh dã chiến đang quan sát chiến trường ở Chợ Lớn, làm sáu sĩ quan cao cấp chết, và hai bị thương.

Tin đồn loan truyền ra đây là một vụ mưu sát đến từ tổng thống Thiệu hay người Mỹ, vì tất cả các nạn nhân là người thân cận của phó tổng thống Kỳ.

Sự nghi ngờ tăng thêm, khi ngày hôm sau, trung tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh Thủy quân lục chiến, kiêm tư lệnh Quân Đoàn III, kiêm tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, từ chức như là một phản đối.

Những ngày sau đó, từ tháng 6 đến tháng 10, nhiều tin tức về đảo chánh sẽ xảy ra, và một lần nữa tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam Cộng Hòa đem lại nhiều quan tâm cho người bạn Hoa Kỳ.

Năm 1968, với 27.915 tử thương và 70.968 bị thương, bằng một giá thật đắt quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã thật sự trưởng thành trong khói lửa. Cuộc chiến chống cộng bây giờ nằm trên vai của người lính Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Kỳ Phong

Nguồn : BBC, 28/02/2018

Định cư ở Mỹ từ 1975 và hiện sống ở Washington DC, tác giả đã viết nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam như Vũng lầy Tòa Bạch Ốc : Người Mỹ và Chiến tranh Việt Nam. Ông hiện đang soạn tác phẩm Những tài liệu tối mật về Chiến tranh Việt Nam.

Published in Diễn đàn

Đã hơn bốn thập niên Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, quá khứ chiến tranh đã thành tro tàn, những người "tham gia" vào cuộc chiến 1954-1975 không còn bao nhiêu người. Phe chiến thắng, những người lãnh đạo đất nước hôm nay, cũng không có mấy người có dính líu vào cuộc chiến. Dầu vậy lòng hận thù của phe chiến thắng, tức những người đang lãnh đạo hiện nay, vẫn còn sâu sắc đối với phe chiến bại, tức chế độ Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Từ trong lịch sử, những bộ sử mới nhứt được phát hành, Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị xem là "tập đoàn đánh thuê". Đến thực tế bên ngoài, cả một chính sách "phân bệt vùng miền" đã và đang ráo riết được áp dụng.

dbscl1

Đồng bằng sông Cửu Long một thời là vựa lúa không những của miền Nam mà còn cả Đông Nam Á

Bất cứ những ai có liên quan xa gần đến Việt Nam Cộng Hòa đều bị trừng trị nặng nề, bằng cách này hay cách khác. Nhiều vụ án, từ một đứa bé 14 tuổi, hay những người trẻ vô tư, chỉ vì mặc áo có hình "giống như" cờ Việt Nam Cộng Hòa đã bị Tòa kết án nặng nề. Một chiếc xe, chủ xe sơn ca pô màu vàng có sọc đỏ, cũng bị công an truy bức, bắt bớ không biết bây giờ ra sao. Dân tộc miền Nam, nhứt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là "vùng trũng của giáo dục". Không chỉ về giáo dục, ngay cả các đầu tư về hạ tầng cơ sở cho kinh tế như đường sá, cầu cống, mạng lưới điện… miền Nam luôn "bị" quên trong các kế hoạch kinh tế dài hạng của đảng cộng sản Việt Nam.

Chính sách này đã kéo dài hơn 4 thập niên. Dân đồng bằng sông Cửu Long, từ thời còn thuộc Pháp, luôn là "đầu tàu" cho kinh tế cả nước nhờ vào sản xuất lúa gạo. Nay lại trở thành một "gánh nặng" cho quốc gia. Người dân ở đây nghèo không thể tưởng. Ruộng đất không còn (hay không có). Con trai lớn lên thì bỏ xứ ra thành đi làm công nhân. Con gái thì lạc loài tứ xứ, đứa có nhan sắc thì làm đĩ, làm thiếp cho người nước ngoài (Đài Loan, Đại Hàn, Trung Quốc…). Đứa không có nhan sắc thì làm cu li, làm con ở…

Không ngoại lệ, bất kỳ một lãnh tụ công sản nào cũng "khoe" nhan sắc của người phụ nữ Việt Nam, xem đó như một "đòn bẫy" để phát triển kinh tế. Không biết vợ, con gái, cháu gái... của các lãnh tụ này có "xung phong" đi đầu trong phong trào "bán thân cứu nước" của các lãnh đạo công sản hay không. Ta không hề thấy một tiếng nói của hội bảo vệ phụ nữ, hội bảo vệ nhân phẩm… lên tiếng phản đối. Bởi vì phong trào "bán thân cứu nước" này chỉ có ở miền Nam, ở nơi gọi là "vùng trũng của giáo dục".

Chính sách "thù hận", phân biệt vùng miền này đã gây ung nhọt trên cơ thể dân tộc Việt Nam. Miền Nam (dưới vĩ tuyến 17) đã trở thành một "thuộc địa". Đảng cộng sản Việt Nam đã rớt mặt nạ "yêu nước" trở thành một lực lượng "nội xâm".

Đó là "vấn nạn" thuộc về "nội bộ".

Về "đối ngoại", chính sách miền Nam thuộc địa của đảng cộng sản Việt Nam lại gây nguy hiểm cho chủ quyền lãnh thổ cũng như vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Bởi vì trên phương diện pháp lý quốc tế, chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa dính liền với Việt Nam Cộng Hòa hay các nhà nước tiền nhiệm. Tất cả các bằng chứng nhằm chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này, không ngoại lệ, đều đến từ các nhà nước mà cộng sản Việt Nam coi là kẻ thù.

Hoàng Sa, Trường Sa đã được các triều nhà Nguyễn khám phá, khai thác và quản lý liên tục hàng thế kỷ trong hòa bình. Sang đến thời nhà nước bảo hộ Pháp, quần đảo Hoàng Sa được nhà nước này tuyên bố chủ quyền trước quốc tế, lý do thâu hồi một lãnh thổ của nhà Nguyễn mà Pháp có nhiệm vụ bảo hộ. Quần đảo Trường Sa cũng được nhà nước bảo hộ Pháp sáp nhập vào Việt Nam với danh nghĩa sáp nhập một lãnh thổ vô chủ.

dbscl2

Quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa

Chủ quyền hai quần đảo này được đệ nhứt và đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa kế thừa.

Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là liên tục. Các nhà nước Việt Nam đã tiếp nối quản lý, khai thác hai quần đảo này trong hòa bình, không gặp quốc gia nào chống đối, (ngoại trừ Trung Quốc lên tiếng tranh chấp với Pháp ở quần đảo Hoàng Sa).

Nhưng đối với cộng sản Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn là "bọn phong kiến". Vua Gia Long, sáng lập lên nhà Nguyễn, người có công mở nước đến mũi Cà Mau, bị buộc tội "cõng rắn cắn gà nhà". Một trong những mục tiêu "khởi nghĩa", "làm cách mạng" của đảng cộng sản Việt Nam là "bài phong". Sang thời thực dân, mục tiêu trở thành "bài phong, đả thực". "Thực" là thực dân. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa thì "đánh cho Mỹ cút ngụy nhào". "Ngụy" ở đây là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (với ông Diệm, ông Thiệu).

Tất cả những nhà nước Việt Nam chiếm hữu, tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa đều là kẻ thù "không đội trời chung" của đảng cộng sản Việt Nam.

Nói đến nhà Nguyễn, nhà nước thực dân thì quá xa. Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản Việt Nam gọi là "ngụy". Bằng cách nào chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa ở Hoàng Sa và Trường Sa được chuyển sang nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay ?

"Ngụy" là cái không thật. Nhà nước "ngụy" là nhà nước "bình phong", làm tay sai cho ngoại bang.

Làm thế nào để "kế thừa" Hoàng Sa và Trường Sa ở một nhà nước "phong kiến", sau đó nhà nước "thực dân", mà từ căn bản "cách mạng" là thề thốt "bài phong đả thực" tiêu diệt chúng. Làm thế nào kế thừa một tập đoàn tay sai, một tập đoàn đánh thuê ? Làm thế nào để kế thừa ở cái "không thật" ?

Bộ ngoại giao Việt Nam hôm nay, cũng như các học giả xuất thân, đều lớn tiếng nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Không loại trừ, ai cũng đưa các bằng chứng từ thời nhà Nguyễn, thời thực dân, thời "ngụy" Việt Nam Cộng Hòa để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam.

Nhà nưóc Việt Nam hôm nay vẫn xem Việt Nam Cộng Hòa là kẻ thù, vẫn còn phân biệt đối xử với dân miền Nam, vẫn còn xem những tư tưởng "khác với đảng" là phản động, thì làm thế nào hồ sơ kế thừa Hoàng Sa và Trường Sa có thể thiết lập ?

Tất cả những gì dính líu đến Việt Nam Cộng Hòa, từ cái "giống với lá cờ", đều bị trừng phạt nặng nề. Tất cả những nghĩa trang của người lính Việt Nam Cộng Hòa đều bị san bằng, cào sạch, ngoại trừ nghĩa trang Biên Hòa. Nhà nước cộng sản Việt Nam không "cào bằng" vì nó "lộ liễu" quá. Nhưng họ nghiêm cấm, không cho những thân nhân người chết đến trùng tu nghĩa trang. Thâm độc là họ cho trồng những loại cây có khả năng lớn lên, rể sẽ đội lên, "bứng" những ngôi mộ ra khỏi lòng đất. Rốt cục mục tiêu "cào bằng" của họ cũng thành công (mà không mang tiếng trả thù).

Biết bao nhiêu lần tôi đặt câu hỏi cho học giả Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bằng cách nào Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kế thừa Hoàng Sa và Trường Sa từ Việt Nam Cộng Hòa ?

Anh có thể ăn cướp của cải của một người mà anh xem là kẻ thù nhưng anh không thể kế thừa bất kỳ danh nghĩa nào của người đó.

Tôi tham gia vào nghiên cứu vấn đề chủ quyền biển đảo, biên giới lãnh thổ từ những năm tôi ở tuổi bốn mươi. Đến nay đã qua lục tuần, rõ ràng là rất mõi mệt.

Hồ sơ của tôi về chủ quyền của Việt Nam hiện nay ở Hoàng Sa và Trường Sa chỉ đơn giản ở hai điều : 1/ kế thừa Việt Nam Cộng Hòa và 2/ lý thuyết về "quốc gia chưa hoàn tất", hoàn cảnh các "quốc gia bị phân chia" (như Nam, Bắc Hàn ; Đông, Tây Đức, Đài loan, lục địa…).

Sau đây là bài viết của tôi từ nhiều năm trước, nói về việc "kế thừa".

Hoàng Sa và Trường Sa : Vấn đề kế thừa Việt Nam Cộng Hòa

Trong hồ sơ Hoàng Sa, khó khăn nhất của Việt Nam hôm nay là chứng minh được quốc gia có tên gọi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã "kế thừa" danh nghĩa chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của thực thế Việt Nam Cộng Hòa.

Bà Monique Chemillier-Gendreau [i] dựa lên thuyết "liên tục quốc gia" để cho rằng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có thể kế thừa Việt Nam Cộng Hòa để có quyền chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa :

"Le Vietnam aujourd’hui unifié (par la victoire du Nord) doit choisir à qui il succède sur ce point. La logique territoriale renforce une cuccession aux droits et actions du Sud-Vietman, seul compétent d’une point de vue géographique".

Tạm dịch : Nước Việt Nam thống nhất hôm nay (do chiến thắng của miền Bắc) phải lựa chọn bên nào để kế thừa (danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa). Lôgíc về mặt lãnh thổ củng cố sự kế thừa về các quyền và những hành vi của Nam Việt Nam, phía duy nhất có thẩm quyền trên quan điểm địa lý.

Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa liên tục từ nhiều thế kỷ, từ chúa Nguyễn chuyển sang triều Tây Sơn, sang triều đại nhà Nguyễn, rồi đến nhà nước bảo hộ Pháp. Năm 1954, quốc gia Việt Nam bị phân chia thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý. Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, tiếp nối nhà nước bảo hộ Pháp, quản lý liên tục và khai thác Hoàng Sa và Trường Sa.

Tức là lập luận của bà học giả M. Chemiller-Gendreau "Nam Việt Nam, phía duy nhất có thẩm quyền trên quan điểm địa lý" là phù hợp với thực tế lịch sử và pháp lý.

Một câu hỏi (chính đáng) đã đặt ra, từ những lần bàn luận trên các diễn đàn internet : anh đã giết chết người ta thì anh có tư cách gì để kế thừa người ta ?

Từ "giết chết" sử dụng ở đây có thể không phù hợp, nhưng thực tế lịch sử giữa hai thực thể Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ năm 1959 đến 1975, đã thể hiện trong chiều hướng như vậy.

Thủ tục "kế thừa" có thể thể hiện (một cách đơn giản như bà học giả M. Chemiller-Gendreau đề nghị) trong một hoàn cảnh lịch sử thế này hay không ?

Nội dung Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 của ông Hồ Chí Minh

"Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam".

Tuyên bố này, trên quan điểm pháp lý, cắt đứt mọi quan hệ giữa nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và nhà nước bảo hộ Pháp. Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là chính phủ của một Việt Nam mới (không quan hệ gì với nhà nước vương quyền cũng như các nhà nước đã từng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, đồng thời hay trước đó.)

Nội dung Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Lê Duẩn :

"Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân… Nó đã xóa bỏ chính quyền Nhà nước của thực dân và phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là Nhà nước độc lập, dân chủ thật sự của nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của nước ta…".

Bản báo cáo này khẳng định nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là chính phủ của một nước Việt Nam mới, đã "xóa bỏ thực dân phong kiến".

Khi đã "xóa bỏ" thì không có gì còn vướng mắc. Không hiện hữu vấn đề "kế thừa" giữa mình và cái mình đã xóa bỏ, mà chỉ có việc "chiếm hữu" (hay chiếm đoạt) mà thôi.

Nội dung hiến pháp 1959 :

"Nhưng đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức lại gây chiến tranh xâm lược hòng cướp nước ta và bắt nhân dân ta làm nô lệ một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, toàn thể nhân dân ta đoàn kết một lòng đứng lên đánh giặc cứu nước".

Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa luôn gọi Việt Nam Cộng Hòa là "bọn tay sai", là "giặc", là "ngụy". "Ngụy" tức là giả. Khi anh cho rằng bọn đó là "giả", không phải là một thực thể chính trị, thì làm sao hiện hữu vấn đề kế thừa ? Anh không thể kế thừa một cái gì đó không có thật (ngụy).

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, ngày 10/9/1960 :

"Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược : Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước…".

Nghị quyết khẳng định chính quyền miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) là "bọn tay sai".

Câu nói hiện nay trên môi những người lãnh đạo Việt Nam (và các học giả Việt Nam) : "nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kế thừa danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa từ nhà nước Việt Nam Cộng Hòa", hay nại việc Thủ Tướng Trần Văn Hữu tuyên bố này kia tại Hội nghị San Francisco năm 1951 nghe thật là lố bịch và chướng tai. Đâu có ai kế thừa cái gọi là "danh nghĩa chủ quyền" từ "bọn tay sai" bao giờ ? Đã là "tay sai" thì chỉ có "tuân lệnh chủ" chứ làm sao có vấn đề "danh nghĩa" ở đây ?

Chiến thắng 30/4/1975, không hề hiện hữu một buổi lễ bàn giao chính quyền giữa Việt Nam Cộng Hòa với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay với Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam).

Không có bàn giao quyền lực thì làm sao có kế thừa ?

Theo ý kiến của bà học giả M. Chemiller-Gendreau, sau khi hiệp thuơng thống nhất đất nước 1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể "kế thừa" Việt Nam Cộng Hòa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng với một thực tế lịch sử và pháp lý như vậy, ta có thể thuyết phục được ai ? Chưa chắc được với một người dân thường huống chi trước những Thẩm phán giàu kinh nghiệm trước một Tòa án, hay trước những học giả dư tài hùng biện của Trung Quốc.

Một số học giả Việt Nam (thuộc nhóm Quĩ nghiên cứu Biển Đông và Trường Sa, Phạm quang Tuấn) biện luận rằng "theo luật quốc tế, chủ quyền lãnh thổ thì thuộc về quốc gia" và chủ trương có hai quốc gia Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong thời kỳ 1954-1975. Mục đích nhằm chứng minh Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kế thừa danh nghĩa chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ Việt Nam Cộng Hòa, thông qua Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Lập luận này đã sai từ những điều rất cơ bản :

1/ Không có "luật quốc tế" nào (còn hiệu lực) qui định "chủ quyền lãnh thổ thuộc về quốc gia" hết cả. Lý thuyết của các học giả này là lý thuyết "territoire-objet", hiện hữu ở thời kỳ phong kiến, lãnh thổ thuộc về vua chúa. Quan niệm này chấm dứt cùng lúc với chế độ phong kiến quân quyền. Đây là một quan niệm được các nhà Luật học đương thời phê bình là "sai lầm"[ii].

2/ Không hề hiện hữu "hai quốc gia" Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa trong thời kỳ 1954-1975.

3/ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể "kế thừa" danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa (và Trường Sa) từ Việt Nam Cộng Hòa, thông qua Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lập luận này dựa theo thuyết "Reversion" không hề được công pháp quốc tế nhìn nhận (Xem tranh chấp Erythré và Yemen (2) về chủ quyền các đảo ở Hồng Hải).

Khi "lý thuyết" lập nên từ những lập luận nền tảng (đã sai), thì lý thuyết đó không có một giá trị hữu dụng nào.

Cũng những học giả này (Phạm Quang Tuấn và thuộc nhóm Quĩ nghiên cứu Biển Đông) lập luận trên nền tảng công ước Montévidéo, cho rằng Việt Nam Cộng Hòa là một "quốc gia" :

"Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể có đủ 4 điều kiện của một quốc gia (state), gồm : (a) một dân số ổn định ; (b) một lãnh thổ rõ rệt ; (c) có một chính quyền ; và (d) có khả năng giao dịch với quốc gia khác".

Tác giả không giải thích bằng cách nào danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa từ "quốc gia" Việt Nam Cộng Hòa chuyển sang "quốc gia" Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay.

Nếu các thực thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai "quốc gia", thì mối tương quan giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc là tương quan giữa "quốc gia" với "quốc gia". Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, được sự "im lặng đồng tình" của quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào tháng giêng năm 1974, cũng như được sự "đồng thuận" của "quốc gia" này trong quá khứ thể hiện qua công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng (cùng với nhiều hành vi mặc định khác).

Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa trên tay Việt Nam Cộng Hòa

Quí vị thử giải thích làm sao Việt Nam Cộng Hòa có thể chuyển cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cái đã bị mất ?

Các học giả này vịn vào Công ước Montévidéo năm 1933 để cố chứng minh Việt Nam Cộng Hòa là "một quốc gia". Điều này hoàn toàn sai !

Thực ra là một công ước Montévidéo năm 1933 được ký kết giữa các xứ thuộc Châu Mỹ, lâu ngày trở thành "tập quán" của Luật quốc tế. Nhưng nội dung của nó không đủ để diễn đạt thế nào là một "quốc gia" sau Thế chiến II cũng như trong khung cảnh "Toàn cầu hóa" hiện thời.

Đâu phải hễ có lãnh thổ, dân chúng, một chính quyền và chính quyền này có khả năng giao dịch với các quốc gia thì là "quốc gia" ?

Trường hợp Palestine, Đài Loan… họ cũng có lãnh thổ, dân chúng, có chính quyền và chính quyền này có khả năng "giao dịch" với các nước trên thế giới, sao họ không là "quốc gia" ?

Các tổ chức "ONG", hay các "tập đoàn kinh tế" hiện nay, họ có tư cách pháp nhân trong "Luật quốc tế", có "quan hệ" với các quốc gia, nhưng họ đâu phải là quốc gia ?

Vì thế, Công pháp quốc tế hôm nay bổ túc thêm hai đặc tính "độc lập – indépendant" và "có chủ quyền – souveraineté" vào định nghĩa (điều kiện thành lập) "Quốc gia" theo công ước Montévidéo.

Hai thực thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa được khai sinh theo Hiệp định Genève 1954 và hiệp định này được quốc tế công nhận (và bảo trợ).

Trong khoản 1954 và 1975 nước Việt Nam bị phân chia theo hiệp định Genève thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, lần lượt mang tên : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Vĩ tuyến 17 là đường ranh quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới về chính trị hay lãnh thổ.

Nội dung Hiệp định Genève xác nhận Việt Nam là nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, có chủ quyền và thống nhất (được tái xác nhận theo Hiệp định Paris năm 1973). Điều này thể hiện lên thực tế.

Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa là đại diện của nước Việt Nam duy nhất. Khối xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là đại diện nước Việt Nam duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận phía kia, hay ngược lại.

Các học giả này nói rằng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là "hai quốc gia độc lập, có chủ quyền".

Không ai đưa được bằng chứng cho biết quốc gia nào (trên thế giới này) đã cùng lúc công nhận hai quốc gia Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ?

Điều tệ hại, nhân tôi viết về hiệu lực công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, quí vị học giả này cho rằng "công hàm Phạm Văn Đồng là vũ khí tuyên truyền của Trung Quốc". Quí vị Phạm Quang Tuấn cùng nhóm học giả Quĩ Nghiên cứu Biển Đông "chụp mũ" tôi là người "tuyên truyền" cho Trung Quốc.

Những người này bênh vực hành vi "bán nước" của ông Hồ, ông Đồng đến mức mù quáng. Công hàm này có hiệu lực pháp lý hay không là phải phân tích bằng tinh thần khách quan khoa học, dưới ánh sáng của quốc tế công pháp, chớ không phải bằng phương cách "cả vú lấp miệng em", thằng nào cãi hay là thằng đó nói đúng.

Trở lại vấn đề kế thừa Việt Nam Cộng Hòa

Nhiều người có ý kiến : chỉ cần đổi tên nước, đổi quốc kỳ, quốc ca… để trở thành Việt Nam Cộng Hòa thì mọi việc đều ổn thỏa.

Theo tôi thì chưa chắc. Khi anh gọi người ta là "ngụy", là "giặc", là "bọn tay sai"… thì anh làm sao kế thừa ?

Bà Joële Nguyên Duy-Tân qua bài "La représentation du Viet Nam dans les institutions spécialisées" [iii] có đặt vấn đề :

"La R.D.V.N. avait toujours nié théoriquement l'existence d'un Etat au Sud, en particulier celui de la R.V.N. La R.S.V.N. peut-elle succéder à une entité inexistante pour elle ?

Tạm dịch : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa luôn cương quyết phủ nhận sự hiện hữu của một quốc gia ở miền Nam, tức Việt Nam Cộng Hòa. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể kế thừa một thực thể mà họ đã quan niệm là không hiện hữu ?

Vì thế, việc đổi tên nước, đổi cờ quạt này kia… là không thuyết phục.

Tôi đã đề nghị giải pháp "kế thừa" thông qua chính sách "hòa giải dân tộc" sau đây. Biện pháp là :

Nhà nước cộng sản Việt Nam bỏ tên nước, đặt lại tên nước, thí dụ : Cộng Hòa Việt Nam, thay đổi quốc kỳ, quốc ca, hiến pháp… thay đổi tất cả những gì dính líu đến Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để lập một nền cộng hòa mới, tổ chức bầu cử tự do, lập chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân ; đoạn tuyệt với quá khứ sai lầm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Thể thức này nhằm đoạn tuyệt với di sản của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức đoạn tuyệt với công hàm 1958 cùng với những thái độ có thể khiến Việt Nam bị vướng Estoppel hay Acquiescement.

Nhà nước mới, trên nền tảng dân chủ, thảo luận về một bộ luật "hòa giải dân tộc", trong đó qui định phương cách phục hồi danh dự cũng như việc đền bồi xứng đáng cho các thành phần quân nhân công chức Việt Nam Cộng Hòa nạn nhân của chính sách học tập cải tạo. Lập ra điều luật cấm sử dụng tiếng "ngụy" đối với những người thuộc chế độ cũ. Đền bồi cho các nạn nhân do cải tạo công thuơng nghiệp, đánh tư sản mại bản, kinh tế mới ; làm luật phục hồi danh dự (cho người quá vãng) và đền bồi tương xứng cho nạn nhân của cộng sản như vụ Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, vụ án "xét lại chống đảng" v.v… Nếu những người này đã mất thì đề bồi cho con cháu của họ. Cho tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, không phân biệt nam bắc, dân tộc kinh, thuợng, không phân biệc cuộc chiến 1975, 1979 hay cuộc chiến với Kampuchia v.v…

Vấn đề "đền bồi" ở đây, trước tình hình đất nước, có thể chỉ là một hình thức nào đó, "tượng trưng" mà thôi. Để tránh những xáo trộn sâu xa trong xã hội.

Thể thức này nhằm "kế thừa" danh nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa.

Trên căn bản như thế Việt Nam đương nhiên có chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, như Việt Nam Cộng Hòa, từ đó mới có cơ sở giải quyết các tranh chấp bằng một trọng tài quốc tế, phân định hải phận biển Đông với các nước khác.

Trên tinh thần đó, với sự hưởng ứng của toàn khối dân tộc, Việt Nam sẽ đứng ở thế mạnh, hay ở thế không ai có thể bắt nạt, toàn dân một lòng chắc chắn đủ khả năng để tự bảo vệ lãnh thổ và hải phận của tổ tiên để lại.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 19/01/2018

(1) http://www.viet-studies.info/…/LongHuyTuanDoan_CongHamPhamV…
(2) http://www.persee.fr/…/ar…/afdi_0066-3085_1998_num_44_1_3519
(3) http://nhantuantruong.blogspot.fr/…/ve-bai-viet-gia-tri-pha…
(4) http://www.diendan.org/viet-nam/viet-nam-lam-gi-bay-gio
(5) http://nhantuantruong.blogspot.fr/…/cong-ham-1958-mot-van-e…
(6) http://nhantuantruong.blogspot.fr/…/thu-xet-vai-lap-luan-ph…
(7) http://nhantuantruong.blogspot.fr/…/thu-mo-kinh-goi-thu-tuo…

[i] Monique Chemillier-Gendreau, "La Souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys", nxb Harmattan, ISBN 2-7384-4061-4, tr 123.

[ii] Nguyen Quoc Dinh, Patrick Daillier, Mathias Forteau, Alain Pellet - Doit International Public, L.G.D.J, 8e Edition, tr 456.

[iii] Nguyen Duy Tan Joële. La représentation du Viet-Nam dans les institutions spécialisées. In : Annuaire français de droit international, volume 22, 1976. pp. 405-419. doi : 10.3406/afdi.1976.1996 

http://www.persee.fr/…/ar…/afdi_0066-3085_1976_num_22_1_1996

Published in Diễn đàn

Việc bộ sách Lịch sử Việt Nam không gọi chính thể Việt Nam Cộng Hòa bằng "Ngụy" và việc Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, tổng chủ biên bộ sử này, trả lời phỏng vấn nhìn nhận, "Chính quyền Việt Nam Cộng hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam", đã nhận được nhiều sự quan tâm của báo chí và dư luận.

vnch1

Bộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện sử học Việt Nam biên soạn được công bố đầu tháng 8/2017.

Có ý kiến cho rằng đó là một sự tiến bộ lớn trong lãnh vực hòa hợp hòa giải dân tộc và trong việc đấu tranh cho chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Sự kiện này có tín hiệu tích cực, nhưng có vài điều cần lưu ý. Thứ nhất, "thực thể" chỉ có nghĩa một cái gì đó có hiện hữu, ở đây là đã từng hiện hữu. Tất nhiên Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể ở miền Nam, và không có gì đáng mừng việc nói lên điều đó.

Thứ nhì, việc gọi một chính thể trong lịch sử bằng tên của nó, thay vì bằng tên đặt ra để miệt thị nó, chỉ là tác phong bình thường của ngành sử. Điều quan trọng là bộ sử này viết gì về Việt Nam Cộng Hòa.

vnch2

Ảnh chụp Tổng thống Ngô Đình Diệm của chính quyền Việt Nam Công Hòa tại một hội chợ gần Sài Gòn tháng 3/1957

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường trả lời phỏng vấn trên RFA, "Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".

Phát biểu này cho thấy sự hạn chế của sự tiến bộ. Có thể tranh cãi về Việt Nam Cộng Hòa tốt hay xấu, hay hay dở, ở những điểm nào, nhưng quan điểm cho rằng miền Nam là "thuộc địa kiểu mới", chính nó không có gì mới so với tuyên truyền chúng ta đã nghe trong hơn 50 năm qua.

vnch3

Cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, ông Bùi Diễm bình luận về bộ sách 'Lịch sử Việt Nam'.

Nhưng, dù các sử gia, hay chính trị gia, hay luân lý gia, có nói gì đi nữa thì dân tộc Việt Nam ngày nay và trong tương lai vẫn rất cần một điều mà chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã làm, trong khi chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã không làm : khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là chưa nói đến những hành vi bất lợi của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa liên quan đến hai quần đảo này.

Không những thế, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã bảo vệ quyền lợi Việt trong tranh chấp lãnh thổ với Campuchia, trong khi chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố công nhận quan điểm của Sihanouk.

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa còn đưa ra các yêu sách về thềm lục địa mà về sau Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vận dụng trong tranh chấp với Thái Lan và Malaysia, trong khi chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã hoàn toàn im lặng trước yêu sách của các nước này.

vnch4

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại lễ khai trương một bệnh viện mới ở Sài Gòn. Ảnh chụp tháng 3/1973.

Câu hỏi cho các sử gia Việt Nam là tại sao một chính quyền với bản chất như Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường nói lại làm những điều trên, tức là khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền của một quốc gia và cho người Việt ? Câu hỏi đi đôi với câu hỏi này là nếu chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là chính quyền hợp pháp duy nhất cho vùng lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mau và là đại diện pháp lý cho toàn bộ dân tộc Việt, thì tại sao lại không làm những điều đó ?

Có biện luận cho rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là chính quyền quản lý miền Nam, cho nên chính quyền đó phải khẳng định chủ quyền, còn chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là chính quyền quản lý miền Bắc, cho nên không cần làm.

Nhưng, thí dụ, dù chính quyền tiểu bang Alaska quản lý Alaska, chính quyền đó vẫn không có tư cách pháp nhân trong luật quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ ở Alaska, và Washington vẫn phải lên tiếng về chủ quyền. Nếu chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là chính quyền hợp pháp duy nhất cho vùng lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mau, hay nếu chính quyền đó tự cho mình là như thế, thì dù có một nhóm nào đó quản lý miền Nam, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vẫn phải lên tiếng trên bình diện quốc tế để bảo vệ chủ quyền. Hơn nữa, nếu nhóm đó chỉ là bù nhìn và tay sai của nước khác, và sự quản lý đó là biến miền Nam thành một loại thuộc địa, thì chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa càng phải lên tiếng. Do đó, từ "quản lý" trong biện luận trên thiếu tính thuyết phục.

vnch5

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu tại một hội nghị Mỹ - Miền Nam Việt Nam hôm 20/7/1968 ở Honolulu.

Trên thực tế, cho đến năm 1976, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (trước) và chính quyền CHMNViệt Nam (sau) đã hành xử như đại diện pháp lý cho vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 trong lãnh vực quyền lợi và nghĩa vụ trên bình diện quốc tế. Đối lại, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã ứng xử với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (trước 30/4/1975) và chính quyền CHMNViệt Nam (sau 30/4/1975) như họ là đại diện đó.

Tới năm 1966, Việt Nam Cộng Hòa đã được 60 quốc gia công nhận. Đáng chú ý, năm 1957 Liên Xô đã đề nghị cả Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được chấp nhận là thành viên khác nhau của Liên Hiệp Quốc, và năm 1974 Ngoại trưởng Úc tuyên bố, "Úc đã công nhận sự hiện hữu của cả hai quốc gia từ lâu và bây giờ chính thức công nhận và có quan hệ với cả hai chính phủ, chính phủ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa".

Với chính quyền và quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia khác, với phía nam vĩ tuyến 17 là lãnh thổ de facto và với dân cư, theo Công ước Montevideo 1933, chính thể với tên "Việt Nam Cộng Hòa" trước 30/4/1975 và "CHMNViệt Nam" sau 30/4/1975 đã là một quốc gia de facto với lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 cho đến năm 1976. Trong quyển sách kinh điển "The creation of States in international law" ("Sự hình thành của quốc gia trong luật quốc tế") của mình, Giáo sư James Crawford, người đã từng làm luật sư cho 23 phiên tòa của Tòa án Công lý Quốc tế và khoảng 10 phiên tòa quốc tế khác, bao gồm Tòa án Luật biển (ITLOS), Tòa Trọng tài UNCLOS, cho rằng Việt Nam Cộng Hòa đã từng là một quốc gia.

vnch6

Tướng Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Ảnh chụp năm 1971

Việc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đại diện pháp lý cho vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 trong lãnh vực quyền lợi và nghĩa vụ trên bình diện quốc tế có nghĩa sự khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn có giá trị pháp lý.

Song song với điều đó, việc chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không phải là đại diện pháp lý đó có nghĩa sự im lặng và những hành vi bất lợi của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sẽ ít có giá trị pháp lý đối với chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Hai điều trên là tối cần thiết trong cuộc tranh biện về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong lãnh vực tranh chấp lãnh thổ, chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã, đang và sẽ phải vận dụng chúng. Tuy nhiên, có lẽ có thành phần vẫn không muốn người ta nói thẳng rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng là đại diện pháp lý cho miền Nam trên bình diện quốc tế. Đó là điều đáng tiếc, vì nhìn nhận thẳng thắn như thế về quá khứ không phải là muốn tái lập chính quyền đó và chia đôi đất nước lần nữa.

Dù đã có thay đổi, ngành sử Việt Nam cần tiến bộ xa hơn việc chỉ ngưng dùng từ "Ngụy" để gọi Việt Nam Cộng Hòa, cần chú trọng hơn về khía cạnh chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng là đại diện pháp lý cho miền Nam trên bình diện quốc tế, và cần trân trọng hơn về việc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền Việt trong tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển.

Ngành sử Việt Nam cũng cần nhìn nhận rằng "thuộc địa kiểu mới" chỉ là biện ngôn để tuyên truyền trong chiến tranh, nó vô nghĩa trên thực tế, trong khi việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ là điều có ý nghĩa mãi mãi cho dân tộc.

Dương Danh Huy Lê Trung Tĩnh

Nguồn : BBC, 04/09/2017

Tác giả là hai nhà nghiên cứu trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.

Published in Diễn đàn

Hòa giải, hòa hợp và đoàn kết thì dân tộc mới trường tồn, chia rẽ bè cánh sẽ đẩy chúng ta đến bờ vực, đến hang hùm miệng rắn.

Báo Tuổi Trẻ hôm 20/8 đưa tin, ngày 18/8/2017, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn [1].

Sự kiện này đã tạo ra "cơn bão" dư luận người Việt Nam ở trong và ngoài nước, với những nhận định, đánh giá, bình luận, thậm chí suy diễn…

Những bình luận này xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau về mặt lịch sử, pháp lý, chính trị… đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn từ năm 1954-1975.

cuoi2

Chứng tích Cột mốc CHỦ QUYỀN Trường Sa
(do Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đặt trên đảo Song Tử Tây ngày 22 tháng 8 năm 1956)

Những quan điểm khác nhau

Nhiều ý kiến đánh giá cao về bộ Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học Việt Nam chủ trì biên soạn, xuất bản.

Và một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đã đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.

Bộ sách này đã thay cách dùng từ "ngụy quyền Sài Gòn" trước đây bằng từ "Chính quyền Sài gòn", thay "ngụy quân" thành "quân đội Sài Gòn".

Trả lời phỏng vấn báo chí, Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã nói : 

"Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mọi người vẫn hay gọi là "ngụy quân, ngụy quyền". Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là "chính quyền Sài Gòn", "quân đội Sài Gòn". 

Nhân "sự kiện" có vẻ "đình đám" này, một số học giả đã lên tiếng cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa là bước tiến quan trọng… 

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã khẳng định rằng : 

"...Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. 

Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. 

Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển". 

"Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam Cộng Hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.

Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế".

Tiến sĩ Dương Danh Huy, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 

Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc… 

Giáo sư James Crawford, chuyên gia hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm "The Creation of States in International Law", đã cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai quốc gia. 

Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia.

Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam…

Trong khi đó, trên truyền thông và mạng xã hội cũng có những quan điểm không đồng tình với những nhận định nói trên.

Thậm chí đã có những ý kiến tỏ ra gay gắt, cực đoan, đòi thu hồi đốt bỏ bộ Lịch sử Việt Nam đồ sộ gồm 15 tập này và đòi bắt giam sử gia nổi tiếng Phan Huy Lê, người chủ biên bộ Lịch sử Việt Nam mới tái bản lần đầu này. 

Họ cho rằng các sử gia tham gia biên soạn bộ Lịch sử này đã không kiên định lập trường giai cấp, thiếu ý thức chính trị khi dám "thừa nhận bọn bù nhìn bán nước, tay sai của đế quốc Mỹ, đã từng gây nên cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, làm cho Nước nhà chia cắt, phân ly…".

Điều đáng quan ngại hơn là có một bộ phận người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã lợi dụng sự kiện này để bôi nhọ chế độ chính trị hiện hành, công khai hô hào dân chúng đứng lên lật đổ chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đòi phục dựng thể chế Việt Nam Cộng Hòa, gây bạo động, bạo loạn, phá hoại nền an ninh quốc gia, sự ổn định chính trị xã hội…

Là một người nghiên cứu pháp lý-chính trị, chúng tôi xin được nêu quan điểm cá nhân của mình.

Chúng tôi chỉ mong có thể góp sức tạo lập được tiếng nói chung, nhận thức chung trong nội bộ người Việt Nam trước tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng… của đất nước, cục diện khu vực và quốc tế đang diễn biến hết sức phức tạp, nhạy cảm…

Cần phân biệt rõ ràng về lập trường chính trị và quan điểm pháp lý

Đây là điều cực kỳ quan trọng để xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử có liên quan đến sự ra đời, tồn tại của Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử nhân loại nói chung và của một quốc gia nói riêng.

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Những nội dung cơ bản ban đầu về học thuyết này được phản ánh thông qua tác phẩm : "Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước" của Ph. Ăng-ghen. 

Qua tác phẩm này, Ăng-ghen đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của chúng. 

Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản của nhà nước [2].

Căn cứ vào luận thuyết này thì nhà nước là sản phẩm của một xã hội có giai cấp đối kháng và vì vậy, nó là một phạm trù lịch sử, có thể xuất hiện, thay đổi, thậm chí bị xóa sổ bởi kết quả của các cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực thống trị xã hội giữa các giai cấp đối kháng. 

Trong cuộc đấu tranh này, để giành thắng lợi, các đảng phái chính trị, đại diện cho các tầng lớp giai cấp, phải sử dụng mọi biên pháp cần thiết nhằm lật đổ, tiêu diệt giai cấp đối kháng, cũng như các tổ chức thực thi quyền lực của giai cấp thống trị đó. 

Vì vậy, về mặt chính trị, chúng ta không quá ngạc nhiên khi đảng phái chính trị của giai cấp này lên án, tố cáo, bôi nhọ… nhằm hạ thấp uy tín của đảng phái chính trị của giai cấp kia trước công chúng : 

Những chiến sĩ Cộng hòa trong cuộc cách mạng Dân chủ Tư sản đã từng lên án thậm tệ bọn tham quan ô lại của chế độ quân chủ độc tài. 

Những chiến sĩ Cộng sản đã vùng lên, tập họp dân chúng cần lao để "đào mồ" chôn chủ nghĩa tư bản và gia cấp tư sản thống trị mục nát. 

Và ngược lại, giai cấp thống trị, để bám giữ ngôi vị thống trị, họ đã không tiếc lời bôi nhọ những người Cộng hòa, chiến sĩ Cộng sản… và điên cuồng chống trả bằng nhiều thủ đoạn, phương thức man rợ…

Đó là sự thật lịch sử, là quy luật phát triển của xã hội loài người. Nhân loại đã chứng kiến những bi kịch lịch sử đó. 

Cụm từ "chính quyền bù nhìn", "chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ" được dùng để gọi chính quyền Sài Gòn trước đây hay ngược lại, "Việt Cộng", " Chính quyền tay sai của Nga-Xô, Trung-Cộng" để gọi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng chính là sản phẩm của tư duy chính trị mấy chục năm về trước, nay đã lỗi thời. 

Chúng tôi không có ý áp đặt quan điểm của mình lên người khác.

Chỉ có điều, nếu thực sự vì quốc gia và dân tộc, tất cả đều phải được đánh giá một cách khách quan, khoa học về những chính thể đã từng tồn tại trong các giai đoạn lịch sử. 

Phủ nhận sạch trơn hay ca ngợi một chiều chỉ có thể làm cho sự vật phát triển lệch lạc, thậm chí cản trở xu hướng phát triển tiến bộ của lịch sử nhân loại. 

Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, người ta không thể dùng ý chí chính trị để phủ nhận sự tồn tại khách quan của một thể chế chính trị đã được cộng đồng quốc tế chính thức thừa nhận, với tư cách là một thực thể trong quan hệ quốc tế : 

Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền do 2 chính quyền hợp pháp quản lý. 

Ở miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào quyền quản lý lãnh thổ và dân cư được trao cho các chính thể, lúc đầu là chính quyền Quốc gia Việt Nam.

Tiếp đến là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và từ năm 1975 đến năm 1976 là Chính quyền Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam. 

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính phủ hợp pháp được ra đời từ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. 

Thắng lợi của đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam Việt Nam là đã lật đổ chính thể Việt Nam Cộng Hòa, và lập ra một cách hợp pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 

Tính chính danh của chính thể Việt Nam Cộng Hòa về mặt đối nội và đối ngoại đã bị xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, ngày 30/4/1975.

Từ thời khắc lịch sử đó, Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn được nhắc đến như là một thể chế chính trị của quá khứ, giống như các chính thể khác của các chế độ phong kiến, thực dân đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam…

Ở miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra, quyền quản lý lãnh thổ, dân cư được trao cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1976.

Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang là một chủ thể hợp hiến, hợp pháp, duy nhất trong quan hệ đối nội và đối ngoại dưới ánh sáng của Luật pháp quốc tế. 

Từ thời điểm lịch sử này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và trở thành các chính thể của quá khứ. 

Những sự kiện chính trị, pháp lý nói trên phải được các sử gia chân chính ghi nhận một cách trung thực khách quan trong các bộ lịch sử Việt Nam. 

cuoi1

Là cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được kéo lên ở Trường Sa khi tiếp quản từ quân lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 là minh chứng hùng hồn cho sự tiếp nối của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ, chính thể trong việc thực thi, quản lý chủ quyền đối với quần đảo này. Ảnh : bqllang.gov.vn.

Việc dùng tên gọi "chính quyền Sài Gòn", "Việt Nam Cộng Hòa" thay vì tên gọi mang nặng màu sắc chính trị : "chính quyền bù nhìn" hay "ngụy quân, ngụy quyền" là một việc làm rất cần thiết.

Điều này phản ánh một tư duy khoa học, khách quan, trung thực, tiến bộ của các sử gia Việt Nam, đáng được trân trọng, hoan nghênh. 

Vì vậy, chúng tôi không đồng tình với ai đó đòi "đốt bỏ" bộ lịch sử đồ sộ và có giá trị khoa học này chỉ để thỏa mãn cảm xúc cá nhân, theo đuổi tư duy chính trị đơn thuần. 

Đồng thời chúng tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, nếu ai đó muốn lợi dụng sự kiện này để làm "sống lại" một chính thể của quá khứ, đã không còn tồn tại cả trên danh nghĩa và thực tế, bởi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hợp lý, hợp tình của đồng bào miền Nam chỉ là một ảo tưởng.

Thậm chí còn là một hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vi phạm luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, chắc chắn họ sẽ bị trừng trị theo đúng Luật pháp hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

Như đã phân tích ở trên, Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Sự ra đời, tồn tại hay bị phế bỏ cũng là điều hoàn toàn theo đúng quy luật phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử. 

Một Nhà nước muốn tồn tại lâu dài phải là một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, một chính phủ "liêm khiết, kiến tạo và hành động vì lợi ích của dân chúng". 

Ngược lại, sẽ có những bi kịch có thể xảy ra có liên quan đến sự đổi thay mang tính tất yếu lịch sử.

Điều này đã được chính cụ Nguyễn Trãi tổng kết : "đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời vẫn thường căn dặn. 

Người Trung Quốc đang "cười" chúng ta ?

Sở dĩ chúng tôi phải lên tiếng là vì dư luận người Việt ta đang chia rẽ, nhưng những kẻ đang dòm ngó chúng ta ngoài Biển Đông thì lại đang "mở cờ trong bụng".

Bài viết này không chỉ nhằm mục đích góp thêm tiếng nói để người Việt chúng ta, trong cũng như ngoài nước ngồi lại với nhau, bình tĩnh nhìn lại quá khứ và chung lòng hướng tới tương lai của Đất Nước Việt Nam, bao gồm Đất, Biển, Trời, liền một giải, rộng dài và giàu đẹp.

Những gì mà chúng tôi đã đề cập ở trên có lẽ đã đủ để trả lời những vấn đề nhà Việt Nam học Tư Trấn Đào từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Trung Quốc đặt ra trong bài phân tích đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/8, với tiêu đề khiến chúng tôi không thể im lặng :

"Việt Nam sửa đổi lịch sử là tự đào hố chôn mình" [3].

Nếu ông Tư Trấn Đào là một nhà khoa học với đúng nghĩa của nó, hi vọng ông tự nhận ra được những sai lầm trong cách lý giải mang đậm màu sắc chính trị, duy lý và ngụy biện được thể hiện trong bài viết này.

Thực ra, những lập luận nói trên của nhà Việt Nam học Tư Trấn Đào không có gì là mới lạ cả. 

Bởi vì, mỗi khi nhắc đến giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chờ ngày tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève, kiểu gì cũng sẽ xuất hiện những luận điệu như vậy trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. 

Điều đáng nói là, mặc dù những lập luận của ông Tư Trấn Đào chỉ là một thủ thuật "chơi chữ", nhưng nếu người Việt chúng ta vẫn còn sống với tư duy và cách nghĩ của mấy chục năm về trước, thì đã vô tình mắc bẫy những người như ông Tào.

Và một điều đáng lưu ý nữa, là bài phân tích của nhà Việt Nam học này chỉ xoáy vào câu chuyện cách gọi Việt Nam Cộng Hòa trong bộ Lịch sử Việt Nam.

Trong khi đó, sự kiện Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và gây xung đột kéo dài 10 năm sau đó, lần đầu tiên được gọi tên đúng với bản chất của nó là "xâm lược", ông Đào chỉ lướt qua.

Thậm chí nhà nghiên cứu này còn dùng tên gọi trung tính để nhắc tới sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 mà bộ Lịch sử Việt Nam mới trả lại đúng tên cho nó, là "xung đột vũ trang biên giới Trung - Việt 1979".

Biểu hiện này khác hoàn toàn thái độ bóp méo lịch sử trên truyền thông chính thống Trung Quốc lâu nay, khi gọi cuộc chiến xâm lược này là "phản kích tự vệ"

Đó là điều khiến chúng tôi phải suy nghĩ. Liệu đây có phải là một sự đổi thay trong nhận thức và chiến lược tuyên truyền của Trung Quốc ? 

Còn sự thay đổi của cá nhân ông Tư Trấn Đào trong cách "định danh" cuộc chiến cần phải đặt trong bối cảnh và mục tiêu tổng thể bài viết : 

Tiếp tục chia rẽ dư luận Việt Nam bằng cách khoét sâu mâu thuẫn nội tại của quá khứ mấy chục năm về trước, để chứng minh cho yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Và chúng tôi cũng xin lưu ý thêm với ông Đào, với tư cách một nhà nghiên cứu khoa học, thì ông nên lý giải như thế nào về việc :

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bê nguyên đường "lưỡi bò" của "ngụy quân, ngụy quyền" Trung Hoa Dân quốc về làm của mình, để đòi độc chiếm Biển Đông với lập luận đó là "sự kế thừa chủ quyền lịch sử" ?

Vì thế, chúng tôi thiết tha mong muốn đồng bào người Việt mình, trong cũng như ngoài nước, hiểu rằng quá khứ đã qua và không thể thay đổi.

Nhưng hiện tại và tương lai như thế nào là nằm trong tay mỗi chúng ta.

Hòa giải, hòa hợp và đoàn kết thì dân tộc mới trường tồn, chia rẽ bè cánh sẽ đẩy chúng ta đến bờ vực, đến hang hùm miệng rắn.

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 31/08/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20170820/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc-tien-quan-trong/1372210.html

[2] Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, tập II, Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Đức Bách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1994, trang 78.

[3] http://opinion.huanqiu.com/hqpl/2017-08/11193169.html

Published in Diễn đàn

Một cựu Đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa cho rằng việc nói chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là 'tay sai' của Mỹ là một sự 'cáo buộc' và cần phải nhìn nhận vấn đề trong một tổng thể khách quan hơn của bối cảnh chiến tranh lạnh mà tại miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến kết thúc vào tháng 4/1975 cũng có sự ủng hộ, hậu thuẫn của nước ngoài.

bd1

Ông Bùi Diễm là Đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1967-1972

Ý kiến này được ông Bùi Diễm, Đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ trong thời kỳ 1967-1972 đưa ra khi phản ứng trước quan điểm trên truyền thông quốc tế của nhà chủ biên bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' được Viện sử học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, công bố trong nước thời gian gần đây.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 23/8/2017, ông Bùi Diễm nói :

"Mình phải nhìn Việt Nam trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh lạnh thời bấy giờ, người Mỹ mà can thiệp vào vấn đề Việt Nam là do chính sách gọi là 'be bờ' chống lại sự lan tràn của cộng sản xuống miền Nam Việt Nam.

"Nếu mà nói tới sự giúp đỡ của người Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, thì người ta cũng phải nói tới sự có mặt của những quân đội Trung Cộng ở miền Bắc trong suốt trận chiến tranh, những quân đội đó không tham gia vào trận chiến đối với miền Nam, nhưng đã giúp những người ở miền Bắc có tất cả sự dễ dàng để người miền Bắc có thể mang quân đội để mà tấn công miền Nam Việt Nam.

bd2

Cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, ông Bùi Diễm bình luận về bộ sách 'Lịch sử Việt Nam'.

"Vì vậy cho nên những lời buộc tội rằng miền Nam Việt Nam dưới quyền, dưới ảnh hưởng của người Hoa Kỳ, thì chúng ta cũng phải nhìn lại vấn đề dưới khía cạnh một cuộc Chiến tranh lạnh một bên là Mỹ quốc và một bên kia là thế giới cộng sản, có cả Liên Xô và có cả Trung Cộng lúc bấy giờ".

Ý kiến trên của cựu Đại sứ Bùi Diễm được đưa ra sau khi được hỏi về một bài báo trênRFA Tiếng Việt từ Hoa Kỳ trích dẫn ý kiến của Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường, Tổng chủ biên bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' bình luận về việc vì sao các nhà biên soạn sử dụng tên gọi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thay thế cho tên gọi 'Ngụy quân, ngụy quyền'.

Ông Cường được RFA dẫn lời nói : "Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".

"Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây".

"Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn", Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường nói với ban Việt ngữ Đài Châu Á Tự do.

Vì sao cần Việt Nam Cộng Hòa ?

bd3

Giáo sư Vũ Minh Giang bình luận về Bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập do Viện Sử học mới công bố.

Về lý do vì sao các nhà biên soạn sách lịch sử của Việt Nam ở trong nước thời gian qua và hiện nay có sự thay đổi về cách gọi tên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như trên, cựu Đại sứ Bùi Diễm nói :

"Nhà cầm quyền Việt Nam bây giờ có nói đến vấn đề nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa, điều đó tôi nghĩ cũng là một sự thực lịch sử không ai chối cãi được,

"Có lẽ bây giờ những nhà cầm quyền ở Việt Nam cần đến những điều đó để nói cho rõ rằng Hoàng Sa hay là Trường Sa là của Việt Nam để có thể... tranh đấu với những người Trung Quốc, Trung Cộng về những vấn đề đó, cho nên mới trở lại nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa", ông Bùi Diễm nhận xét.

Cũng hôm 23/8, Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, bình luận với BBC về lựa chọn sử dụng tên gọi của nhóm biên soạn bộ sách sử của Viện Sử học Việt Nam, ông nói :

"Trong lịch sử Việt Nam có nhiều thực thể lịch sử mà cách trình bày, cách gọi tên như thế nào đó là quyền của mỗi người, cái đó không có một quy ước nào là phải gọi thế này, hay gọi thế kia, nhưng với một bộ lịch sử mà có tính khoa học cao và nhất là tới đây có những bộ sử mà nó đảm bảo tính chuẩn quốc tế của nó, thì bớt đi những từ biểu cảm khi nói về các thực thể lịch sử, thì tính chất khoa học cao lên.

"Chẳng hạn như đối với thực thể chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì gọi đúng tên, định danh là như thế, tôi cho rằng nó đúng với những thực thể lịch sử ấy, thay vì việc thể hiện sự biểu cảm trong các danh xưng.

'Những người thích, yêu thì nói một kiểu, còn những người không thích thì nói một cách, thì đấy là cách, quyền của mỗi người khi mà gọi danh xưng ấy. Nhưng đã viết vào một bộ sử mà có tính chuẩn tắc, khoa học, nên sử dụng những từ hạn chế biểu cảm, đấy là quan điểm của tôi".

Hôm 24/8, một nhà phổ biến kiến thức phổ thông và chủ trương các dự án về sách hóa nông thôn và tủ sách cho các dòng họ ở Việt Nam, ông Nguyễn Quang Thạch, đưa ra bình luận về một số 'nét mới' trong bộ 'Lịch sử Việt Nam' mới công bố hôm 18/8, trong đó có gọi cuộc chiến 17/2/1979 ở Biên giới phía Bắc Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam và việc từ bỏ cách gọi 'Ngụy quân, ngụy quyền' như trên đã đề cập, ông nói :

"Thứ nhất gọi tên cuộc chiến với Trung Quốc đúng như bản chất của nó là tốt, để cho học sinh và giáo viên thấy được rằng sống bên một quốc gia mạnh mà luôn luôn có tư tưởng bành trướng như Trung Quốc, thì chúng ta phải làm cho dân tộc mình mạnh lên để song tồn với họ.

"Thứ hai là nói về Việt Nam Cộng Hòa mà không gọi 'Ngụy quân, ngụy quyền' nữa, thì đấy làm cho người Việt ở trong nước người ta sẽ gắn kết với nhau hơn, không tạo ra những xung đột, mối nguy không đáng có, tương tự như khi người ta phổ biến nghiên cứu khoa học của họ mà xác thực các triều đại này làm được việc này, việc kia, hay chưa làm được..., thì việc ấy là việc tốt", ông Nguyễn Quang Thạch nói với BBC.

'Một thiếu sót lớn và xúc phạm với liệt sĩ'

Hôm 24/8, tại một Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt nhân bộ sách 15 tập được công bố và được truyền thông đưa tin khá rầm rộ ở Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một trong các khách mời và là nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, đưa ra một vài nhận xét từ một số chi tiết cho tới phương pháp luận khái lược khi soạn thảo, ông nói :

"Sự kiện Gạc Ma năm 1988 mà không được đưa vào bộ sử này thì đây là một thiếu sót vô cùng lớn lao và là một sự xúc phạm lớn đối với những người đã hy sinh cho Tổ Quốc để bảo vệ biển đảo, chủ quyền của đất nước...

"Một vài điểm khác nữa, một bộ sử dù là bất cứ một cá nhân hay là một đơn vị, cơ quan nào tổ chức, thì điều đầu tiên phải tuân thủ là viết sử phải viết đúng sự thật và nếu như có những sự thật viết ra rồi mà chưa tiện công bố, thì gác lại, chứ không được viết một cách sai lạc hoặc là khác đi.

"Vì vậy cho nên bộ sử này dù có công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay không công nhận Việt Nam Cộng Hòa, có gọi cuộc chiến tranh chống Trung Quốc là chiến tranh chống xâm lược hay không, thì sự thực lịch sử cũng đã tồn tại rồi.

"Và ngay những sự kiện 1975 cũng vậy, dù là các nhà sử học, những người viết sử hay là tập thể viết sử mà viết như thế nào, thì sự thực lịch sử đã tồn tại và với một thời đại Internet như hiện nay, mọi người có thể vào tất cả các văn khố để có thể đọc, vậy thì không ai có thể trốn tránh, hay lảng tránh được...

"Vấn đề thứ hai là vì đây là một tác phẩm sử học, một bộ sử học được biên soạn ròng rã trong chín năm trời bởi hàng chục, hàng trăm người ở trong một cơ quan khoa học hàn lâm như vậy, vì vậy cho nên chúng ta phải nhìn nhận bộ sử này đúng như nó là một bộ sử và trước hết bởi vì sự tôn trọng đối với lịch sử, chứ chúng ta tránh tình trạng là chỉ thấy một vài từ thay đổi mà đã thấy một điều gì đấy như là rất cảm tính.

"Tôi cho rằng hãy nhìn bộ sử này với tinh thần rất nghiêm khắc của một người đọc một bộ sử, trước hết là như vậy, rồi mới nói đến rằng nó có những từ ngữ nọ, từ ngữ kia, nó làm cho tinh thần dân tộc được chấn hưng lên, hay là một sự vui mừng, một sự hy vọng hòa hợp v.v...

bd4

Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, là Tổng Chủ biên bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' 15 tập do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.

"Tất cả những cái đó tôi cho là mang tính chất cảm tính, còn những nhà khoa học đọc bộ sử này, trước hết người ta đọc bằng một con mắt lạnh lùng của nhà sử học và nhìn nhận bộ sử ấy như một đối tượng để người ta xem xét, vì vậy bộ sử 15 tập này mới được tái bản và có sửa chữa, cho nên nó vẫn đang trong hành trình để đi đến với mọi người đọc, cho nên chúng ta cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để đọc bộ sử này", Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói với Bàn tròn của BBC hôm 24/7/2017.

Được biết, bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' do Viện Sử học Việt Nam soạn thảo được hoàn thành sau chín năm với hơn 30 nhà nghiên cứu sử học tham gia, có độ dầy hơn 10 nghìn trang, đây được coi là bộ 'thông sử' quy mô 'chưa từng thấy' từ trước tới nay ở Việt Nam phản ánh lịch sử nước này từ khởi thủy cho đến những năm 2000, theo truyền thông Việt Nam.

Mời quý vị bấm vào đây để theo dõi một cuộc Tọa đàm Bàn tròn của BBC Tiếng Việt với tựa đề "Bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' - vấn đề & ý kiến" với các khách mời tham gia gồm nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Nhã từ Sài Gòn, Đại tá Phạm Hữu Thắng, Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nhà nghiên cứu Dân tộc học từ Paris, Pháp, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Viện Nghiên cứu Hán - Nôm từ Hà Nội và nhà bình luận, phân tích gia Nguyễn Xuân Nghĩa, từ Hoa Kỳ.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 27/08/2017

Published in Diễn đàn