Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong khi miền Bắc cụ Hồ vung tay chém giết địa chủ chỉ có 1 mẫu ruộng thì cụ Ngô trong Nam nhơn đạo hơn, cải cách ruộng đất có trả tiền bồi thường nhưng thấp hơn giá thị trường trên dưới 20%.

Thật vậy, chương trình Cải cách Ruộng Đất, hay còn được gọi là Cải Cách Điền Địa của Tổng thống Ngô Đình Diệm được biết đến nhiều nhất song song với quốc sách Ấp Chiến Lược mà người đương thời ca ngợi.

caicach1

Trái phiếu cải cách điền địa

Chương trình Cải cách điền địa của Tổng thống Ngô Đình Diệm

Dựa vào thống kê 70% chủ điền sở hữu hiếm hoi 5 hecta và có số làm việc cho đại địa chủ có cả chục ngàn mẫu là bất công và là vùng đất mầu mở cho cộng sản phát sinh ra.

Mục tiêu thứ nhứt là xóa bỏ giai cấp phú nông mà trước kia người ta nhầm lẫn cho là ‘Tiền hiền khai khẩn hậu hiền khai canh’, giờ phải hiểu theo nghĩa mới là địa chủ bốc lột.

Mục tiêu thứ hai là tạo cảm giác công bằng xã hội, nâng giai cấp nông dân ít đất lên thành nông dân nhiều đất hơn.

Người đồng bào Thượng thì thật đáng buồn. Nói ở phần sau.

Hai nước láng giềng Nam và Bắc cùng cải cách ruộng đất thoạt trông có vẻ bắt chước nhau quá phải không ? Lột da con mèo có nhiều cách, bắt chước dù làm tốt hơn vẫn không phải sáng tạo.

Dụ số 57, tiến hành Chính sách Cải cách điền địa

Ngày 22/10/1956, Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho ban hành Dụ số 57, tiến hành Chính sách Cải cách điền địa phiên bản Việt Nam Cộng Hòa. Cụ Diệm trưng thu ruộng của tất cả các đại địa chủ để cho người nông dân nghèo mua trả góp. Lại có 500.000 hecta đất chánh phủ cho rằng đất hoang tịch thu cho người lưu dân canh tác.

Lời bàn : Đất hoang nhiều như vậy mà nông dân lại cứ theo điền chủ làm tá điền mà không chịu canh tác trên đất hoang hàng ngàn mẫu kia quả thật khó hiểu.

Sau khi truất hữu, mỗi địa chủ giờ còn giữ lại 100 mẫu, chánh phủ bán lại cho nông dân nghèo và đồng bào miền Bắc di cư với giá rẻ. Cả hai bên chủ điền và nông dân mới mua ruộng của chánh phủ được trả góp dài hạn 12 năm cho chánh phủ. Chánh phủ đứng ra làm trung gian. Trong thực tế nông dân làm chủ ruộng mua từ chánh phủ thường hay bê trể trong việc trả góp, hơn nữa thời hạn cho vay khá phức tạp trong một giai đoạn đầy xáo trộn nên nông dân không trả nổi ; số tiền cho vay không trả nổi coi như nhà nước tặng không cho nông dân vậy.

Chiếu theo Dụ số 57, chính phủ truất hữu 430.319 ha đất từ 1.085 đại điền chủ Nam kỳ. Cụ Ngô đồng thời truất hữu 220.813 mẫu ruộng của Pháp kiều và tiễn họ hồi hương về mẫu quốc, cắt đứt liên hệ đất đai của người Pháp tại Việt Nam vĩnh viễn. Mang tổng số ruộng truất hữu lên 651,182 mẫu.

Chương trình Cải cách điền địa còn có chánh sách thành lập 25 Khu Trù Mật để đưa 250.00 người miền Bắc di cư vào Nam với đôi bàn tay trắng định cư trên đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1959 cụ Diệm lại lập ra Ngân hàng Quốc gia Nông tín chủ yếu cho nông dân vay tiền canh tác. Vì khó khăn, không có bao nhiêu người trả nợ hoặc trả tiền mua góp ; với thời gian số tiền cho vay coi như nhà nước tặng không cho dân vậy.

Số lượng lúa gạo do nông dân sản xuất tăng lên đáng kể : mỗi mẫu ruộng thâu về chừng 2 tấn lúa. Phân bón cũng được phân phát rộng rãi. Tất cả đều nhờ vào tiền viện trợ của Mỹ mà có. Miền Nam xuất cảng gạo tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn.

Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu Ra Mắt Sách Ngô Đình Diệm Và Bang Giao Việt-Mỹ 1954-1963 /P1

Để biết trong tâm tư của Tổng thống Diệm nghĩ sao về chương trình này chúng ta phải coi bài viết của tiến sĩ Phạm Văn Lưu, từng phỏng vấn ông Ngô Đình Luyện về mấy chánh sách trên :

(trích) "Đối với Tổng thống Diệm, dân chủ kiểu Mỹ là một thứ sản phẩm xa xỉ hoàn toàn không thích hợp với một quốc gia chậm tiến như Việt Nam, đa số dân chúng hơn 80% sống ở thôn quê, còn nghèo đói, thất học, không có an ninh, luôn bị du kích cộng sản đe dọa, thì những tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do bầu cử chẳng có ý nghĩa gì cả đối với họ".

Lời bàn : Không giữ được an ninh cho người dân là lỗi của ai ? Lỗi của chánh phủ. Xem tư tưởng nói trên chúng ta cần đặt ra nhiều câu hỏi.

Sao lại bảo 80% người Nam kỳ nghèo, đói và ngu bất nhơn làm vậy ? Nghèo đói mà còn nhận thêm 1 triệu người Bắc vào cạp đất ăn chung với nhau hay sao ? Người Nam kỳ nghèo và đói và ngu si dốt nát gần như toàn diện chẳng hay người Huế và xứ Quảng có no và khôn hơn chăng ?

Vấn đề Dân chủ nếu được đặt ra thì khi ứng viên Tổng thống đi xin phiếu cử tri, nói thẳng : "Ông bà cử tri nghèo đói và ngu bất nhơn, hãy bỏ phiếu cho tôi nhé"... Cử tri sẽ phản ứng ra sao ? Cộng sản Nam kỳ toàn là trí thức hạng nặng như trí thức Tây học Trần Văn Giàu, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mà những nông dân theo Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên chống lại bọn cộng sản đó, tiêu diệt nó lúc không có chánh phủ thì phải khôn hơn chúng nó nên năm 1954 mới còn miền Nam không cộng sản cho đồng bào miền Bắc vô Nam tị nạn cộng sản.

Ít học không đồng nghĩa với ngu. Nghèo là khi so với người giàu hơn, không đồng nghĩa với đói.

Ông Phạm Văn Lưu giải thích tiếp mục tiêu của cụ Diệm bảo vệ người dân khỏi sự bốc lột của địa chủ Nam kỳ :

"Điều mà dân chúng ở nông thôn mong muốn là một chính quyền mạnh, đủ để bảo đảm an ninh cho họ chống lại sự khủng bố của Việt cộng. Hằng đêm, du kích quân cộng sản dùng súng hăm dọa để thu thóc gạo, cưỡng ép con em họ phải tham gia hàng ngũ cán binh Việt cộng. Dân quê cần chánh quyền tạo ra dân quê cần chánh quyền tạo ra cho họ một đời sống đủ ăn, đủ mặc chống lại sự bốc lột của chủ đất và của một thiểu số có thế lực và giàu có khác"…

Ông Phạm Văn Lưu nhấn mạnh thêm về giới nhà giàu bốc lột nhà nghèo trong Nam :

"Những người địa chủ và một thiểu số giàu có lợi dụng sự nghèo khổ và thất học của họ để khai thác và bốc lột họ". (ngưng trích).

Lời bàn : Chỉ có thiểu số người địa chủ bốc lột tá điền thì tại sao lại xóa bỏ truất hữu đa số tốt lành ? Khi rước một triệu đồng bào Bắc di cư vào Nam thì chánh phủ Diệm đã lấy ra có 3 triệu hecta đất canh tác bị bỏ hoang, còn đất trên Cao Nguyên thì coi như hoang hết không kể chủ đồng bào Thượng bản địa là gì.

Tại sao một năm sau lại có chuyện bất công : nông dân nghèo Nam kỳ cần phải phân chia ruộng lại từ điền chủ ? Nông dân nghèo bị mù lòa hay sao mà không thấy đất hoang hàng mấy triệu mẫu bỏ hoang mà cứ theo làm việc cho chủ điền ?

Đánh đổ giai cấp địa chủ vốn là ‘Tiền hiền khai khẩn hậu hiền khai canh’ của Nam kỳ chính là mục tiêu hóa giải ảnh hưởng chánh trị của người miền Nam dựa vào tài sản điền địa.

Hơn thế nữa, đây là một bội ước với lời cam kết của Hoàng đế Bảo Đại tại Đà Lạt năm 1949 khi các đại biểu Nam kỳ quốc yết kiến Quốc trưởng để bị thuyết phục gia nhập nước Việt Nam thống nhất. Chỉ 5 năm sau thì chẳng có gì là chắc chắn cả. Nếu vua Bảo Đại cách chức ông Diệm hoặc ngược lại ông Diệm truất phế Bảo Đại thì vẫn là sự bội ước của 2 cá nhơn. Cải cách điền địa ở trong Nam là bội ước với cả 10 triệu con người.

Thành quả của chương trình Cải cách điền địa của miền Nam gây tiếng vang khắp thế giới và được Mỹ khen ngợi và hoan hỉ trả tiền mọi phí tổn. Chương trình này thành công xóa bỏ giai cấp địa chủ đã hiện diện từ thời chúa Sãi, chúa Võ thế kỷ 17 tới mãi bây giờ.

Những dòng họ có tiếng là Tiền Hiền Khai Khẩn giờ khác trước. Người cày canh tác cho chủ nông dù mang nợ của chánh phủ nhưng nay dễ chịu hơn không phải nộp lúa cho địa chủ nữa. Thiếu tiền thì thôi không trả. Chương trình tạo công ăn việc làm cho công chức sở điền địa, lu bu một thời gian..

Tất cả những mục tiêu cao đẹp đều thành công duy có mục tiêu ngăn chặn ảnh hưởng của cộng sản thì thất bại. Chính vùng miền Tây là nơi có cải cách điền địa từ chống cộng thời Thủ tướng Tâm, Thủ tướng Hữu, giờ người dân quay ra ủng hộ cộng sản. Cái quái thai Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thành lập ở miền Tây và năm 1960 thì đã có 30% lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòabị cộng sản miền Nam kiểm soát.

Ngoài ra chương trình này thành công về mặt tuyên truyền nhưng nếu đứng trên căn bản kinh tế và ngân sách thì là thất bại vì không nhận lại được tiền cho mượn trước, lúa gạo thì nông dân thay vì nộp cho điền chủ lại nộp cho cộng sản miền Nam.

Lời bàn : Mỹ trả tiền cho chương trình Cải cách điền địa, nếu hay ho sao Mỹ hoặc mấy nước Tây phương không truất hữu đất của địa chủ chia cho dân nghèo đi ?

Tại vì nông nghiệp theo kiểu thâm canh chu vi nhỏ đã lỗi thời rồi. Năm 1950 là kỷ nguyên kỹ nghệ hóa nông nghiệp. Nông trại hàng ngàn mẫu là lý tưởng cho chủ nông phát triễn cơ giới hóa nghề nông, sử dụng máy móc thay cho sức người. Nông nghiệp miền Nam đất tập trung vô chủ nông giàu là đặc biệt ưu đãi thuận lợi để tham gia vô thế giới tân tiến.

Khi người ta có 2.000 mẫu đất thì có nhiều động lực và khả năng kinh tế để mua máy cày, máy gieo hột giống, máy gặt, máu sấy, máy phun thuốc trừ sâu v.v... Khi có 1 mẫu hoặc 3 mẫu thì chỉ nên dùng cái cuốc, con trâu cũng không có vì không đủ lợi tức để nuôi.

Với số tiền Mỹ cho chánh phủ ông Nhu-Diệm đã có thể phát triển kỹ nghệ nhẹ, lập công ty tư doanh hoặc quốc doanh hoặc công tư hợp doanh các ngành may, dệt, thức ăn đóng hộp, xà bông, đồ chơi trẻ em, giày dép, máy may, quạt máy, tủ lạnh, thậm chí sản xuất xe hơi và võ khí. Như vậy thu hút lao động từ quê ra thành phố. Nông thôn vắng người dễ bảo vệ an ninh hơn.

Năm 1955 là lúc thế giới lao vào cách mạng kỹ nghệ đợt 3 mà Nhật, Taiwan và Mỹ đều hướng tới. Chúng ta lại trở về với con trâu cái cày là sao ? Chủ trang trại 4.000 mẫu giàu có họ có thể trả tiền cho quân đội bảo vệ họ.

Ngoài ra truất hữu hết đất của Pháp kiều cắt đứt mối quan tâm của nước Pháp với miền Nam thì sau này mình có sao họ mặc kệ. Phát minh nông nghiệp kỹ nghệ gì bên Âu Châu, nước Việt Nam cũng không được tham gia phát triển. Dựa vào mỗi một mình Mỹ hỏi làm đoạn tuyệt như vậy có hay không ? Trả thù Pháp rồi có sướng hơn cho vận mệnh quốc gia không ?

Bần phú luận

Khác nhau hai chữ phú, bần

Khắp trong thiên hạ bao lần thị phi

Giàu sang túc thực túc y

Nghèo thì trơ trọi còn gì ước mơ

Lưng không tiền thì bảo 'ngu ngơ'

Tay cầm bạc lên cơ 'người trí'

Hỏi cho ra luân lý

Đâu là cảnh phân kỳ,

Giàu Thạch Sùng giàu thị phú gia

Khó Tăng Tử khó đà có tiếng

Những kẻ khoe môi miếng

Mong để tiếng ngàn thu…

Võ Thanh Liêm

(28/11/2018)

Tài liệu tham khảo :

1. Phạm văn Lưu, Lịch sử chính trị Cận Đại Việt Nam, International Edition, 2016, tr. 418-419

2. Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Nhảy Vào

3. https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/09/140924_south_vn_land_reforms

4. https://www.largescaleagriculture.com/home/news-details/large-scale-agriculture-gains-in-importance-globally/

5. https://livinghistoryfarm.org/farminginthe50s/farminginthe1950s.html

********************

Cải cách điền địa ở miền Nam ra sao ?

Nguyễn Quang Duy, 24/09/2014

Trong khi miền Bắc phóng tay phát động Cải cách Ruộng đất tiêu diệt tầng lớp địa chủ thì chính quyền miền Nam liên tục tiến hành tư hữu hoá đất đai, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân.
Qua việc thu mua đất từ các điền chủ rồi bán lại hay phát cho nông dân, trước năm 1975 mọi gia đình nông dân miền Nam đều đã thật sự làm chủ mảnh đất tư hữu của mình.

caicach2

Ngày 22/10/1956, Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho ban hành Dụ số 57, tiến hành Chính sách Cải cách điền địa

Chương trình Người Cày Có Ruộng (NCCR) là một cuộc cách mạng xã hội, thay đổi tận gốc rễ nông thôn miền Nam.

Chương trình được thực hiện trong ôn hòa, dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp, hòa giải và hòa hợp xã hội. Một mặt tôn trọng quyền lợi của chủ đất, khôi phục và bảo vệ quyền tư hữu đất đai. Mặt khác giúp tòan thể nông dân có ruộng cày.

Thành công một phần nhờ vào sự đóng góp của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh.

Nhưng chính yếu vẫn là từ hai vị lãnh đạo miền Nam : Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện chương trình ngay khi về nước và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quyết tâm nối tiếp thực hiện chương trình.

Tại Cần Thơ vào ngày 26/03/1970, ngày ban hành Luật NCCR Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi". Ông cho biết : "Tôi đã từng tham gia Việt Minh. Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai".

Ông Thiệu hiểu rõ Luật NCCR không phải chỉ là thành quả của nền dân chủ nghị viện non trẻ, mà còn là một chính sách mang lại chính nghĩa cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản.

Những tài liệu phổ biến gần đây cho thấy, sau Mậu Thân 1968 số thanh niên miền Nam theo cộng sản càng ngày càng ít đi, không đủ bổ xung số cán binh cộng sản ra hồi chánh, lên đến trên 200.000 người.

Chính vì lý do này cộng sản Bắc Việt đã phải mang quân chính quy từ miền Bắc vượt biên giới xâm lấn miền Nam.

Có an cư mới có lạc nghiệp. Ngày nay đất đai thuộc quyền quản lý nhà nước và cán bộ cộng sản tòan quyền định đọat. Nông dân làm thuê cho guồng máy cầm quyền không rõ ngày mai ra sao. Bởi thế nông thôn càng ngày càng suy sụp mọi mặt.

Thể chế đi ngược lòng dân rồi cũng sẽ bị thay đổi. Bài học từ Chương Trình NCCR là phải trao lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Chính phủ tương lai cần thực hiện chương trình bán trả góp đất cho dân để có ngân sách đầu tư xây dựng lại nông thôn.

Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nông dân sẽ luôn là tầng lớp chính của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử đã chứng minh nông dân luôn là nền tảng trong việc bảo vệ và xây dựng quốc gia. Nông dân có giàu thì nước mới mạnh.

Tình hình ruộng đất miền Nam 

Khi quân Pháp xâm chiếm nước ta, miền Nam vẫn còn nhiều vùng chưa được khẩn hoang, nhiều vùng vì chiến tranh nông dân đã phải bỏ ruộng vườn.

Lợi dụng cơ hội một số người Pháp và người theo Pháp đã chiếm, rồi thông đồng với nhà cầm quyền Pháp hợp thức hóa quyền sở hữu đất đai họ chiếm được. Trước 1945, theo ước tính trong số 6.530 đại điền chủ (trên 50 ha đất) có 6.316 là ở miền Nam.

Miền Nam không xảy ra Cải cách Ruộng đất, không có nghĩa là cộng sản miền Nam nhân đạo hơn cộng sản miền Bắc.

Từ cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940, cộng sản đã thẳng tay tàn sát tiêu diệt giai cấp điền chủ. Các sử liệu cộng sản tóm tắc việc này như sau : "…lập tòa án cách mạng xét xử bọn phản động, xóa bỏ các thứ thuế vô lý, xóa các khoản nợ, tịch thu đất thóc gạo của địa chủ chia cho dân nghèo và nuôi nghĩa quân".

Khi Việt Minh cướp được chính quyền năm 1945, hầu hết các đại điền chủ đều bỏ ruộng vườn về sống tại Sàigòn hoặc các thành phố lớn. Việt Minh tịch thu ruộng đất rồi chia cho tá điền canh tác và lấy thuế.

Ở các vùng thuộc Hòa Hảo và Cao Đài, nông dân cũng tự thực hiện việc chia lại ruộng đất hoặc chấm dứt nộp địa tô cho ruộng vườn mà họ đang trồng cấy.

Sắc lệnh Cải cách Điền Địa của Cựu Hoàng Bảo Đại vì chiến tranh và thiếu thực quyền nên không mang lại kết quả cụ thể

Năm 1949, khi người Pháp bắt đầu trao trả độc lập Cựu Hoàng Bảo Đại cho ban hành sắc lệnh về Cải cách Điền Địa (CCĐĐ), nhưng vì chiến tranh và thiếu thực quyền nên sắc lệnh này không mang lại kết quả cụ thể nào.
Sau hiệp định đình chiến Genève chia đôi đất nước, miền Nam đã trải qua hai cuộc CCĐĐ và một số chính sách về ruộng đất.

Cải cách điền địa lần thứ nhất 

Bước đầu của chính sách cải cách điền địa, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho ban hành Dụ số 2 và Dụ số 7 nhằm thiết thiết lập quy chế tá canh.

Địa tô được tính không quá 25% vụ lúa thu hoạch chánh. Thời gian cho thuê được quy định là 5 năm. Tá điền và điền chủ có thể xin hủy bỏ họăc tái ký hợp đồng.

Trường hợp ruộng đất bị bỏ hoang, ước lượng 500 ngàn ha, thì thuộc quyền sở hữu quốc gia. Chính quyền thu và cấp phát không cho tá điền.

Các tá điền trước đây theo Việt Minh được tiếp tục canh tác trên mảnh ruộng do Việt Minh cấp phát trong thời chiến. Địa tô và quyền tá canh nay được chính phủ nhìn nhận và bảo đảm.

Ngày 22/10/1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho ban hành Dụ số 57, tiến hành Chính sách CCĐĐ.

Mỗi điền chủ chỉ được quyền giữ tối đa 100 ha ruộng, trong số nầy 30 ha được phép trực canh, còn 70 ha phải cho tá điền thuê theo đúng quy chế tá canh.
Điền chủ bị truất hữu được chính phủ bồi thuờng thiệt hại: 10% trị giá ruộng đất bị truất hữu đuợc trả ngay bằng tiền mặt, phần còn lại được trả bằng trái phiếu trong thời hạn 12 năm, với lãi suất là 3% mỗi năm.
Ruộng bị truất hữu được bán lại cho các tá điền, mỗi gia đình được quyền mua lại tối đa 5 ha và phải trả cho nhà nước trong vòng 12 năm.

Giá tiền bán bằng với giá Chính phủ trả cho chủ điền. Như vậy chủ yếu Chính phủ chỉ làm trung gian trong việc chuyển nhượng quyền tư hữu đất đai.

Chiếu theo Dụ số 57, chính phủ truất hữu 430.319 ha đất từ 1.085 đại điền chủ.

Ngày 11/09/1958, Chính phủ còn ký kết Hiệp định Việt Pháp, truất hữu thêm 220.813 ha ruộng đất của Pháp kiều. Như vậy tổng số diện tích đất đai được truất hữu là 651.182 ha.

Số ruộng được truất hữu được giao cho 123.198 tá điền. Ngoài ra còn có 2.857 tá điền khác đã trực tiếp mua lại đất của các đại điền chủ.

Một số ruộng truất hữu cũng được bán cho các cựu chiến binh, những nông dân trốn Việt Minh nay hồi hương và đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.

Giới điền chủ đều ủng hộ chính sách CCĐĐ. Trong thời chiến ruộng đất của họ bị xem như đã mất. Nay chính phủ khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất, họ được quyền thu địa tô và lãnh tiền bồi thuờng thiệt hại nếu bị truất hữu. Đại điền chủ vẫn còn được giữ lại 100 ha.

Các chính sách khác 

Nhằm giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào miền Bắc di cư, giải quyết nạn thất nghiệp hậu chiến và đồng thời cũng để cô lập họat động du kích cộng sản, Tổng thống Ngô đình Diệm còn thực hiện chính sách xây dựng các khu dinh điền, khu trù mật và các ấp chiến lược.
Đến năm 1961, chính phủ đã thành lập 169 trung tâm tái định cư, với 25 Khu Trù Mật tập trung trên đồng bằng sông Cửu Long, tiếp nhận 50 ngàn gia đình, với 250 ngàn người tái định cư. Diện tích đất trồng được khai hoang hay được tái canh đạt 109.379 ha.

Tháng 4/1957, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thành lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho nông dân vay tiền một cách dễ dàng, nhẹ lãi và không đòi hỏi thế chấp hay người bảo lãnh.

Đến năm 1963, Quốc Gia Nông Tín Cuộc đã cho vay số tiền lên đến 4 tỷ 600 triệu đồng, 85% số tiền để giúp các tiểu điền chủ hay tá điền. Nhưng vì không có thế chấp và vì chiến tranh nên rất ít nông dân chịu trả nợ.

Chính phủ cũng đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật cho nông dân. Nhờ đó năng suất lúa đã tăng từ 1,4 tấn/ha trong những năm 1950-1954, lên đến 2 tấn/ha năm 1960-1963.

Thành quả và giới hạn 

Nhờ các chính sách nói trên, việc sản xuất, xuất cảng và lợi tức nông nghiệp đã không ngừng gia tăng. Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất gạo đã tăng từ 2,8 triệu tấn đến 5 triệu tấn, còn xuất cảng tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn.

Các điền chủ có ruộng đất truất hữu nhận các các khỏan bồi thường lớn, họ đầu tư xây dựng các nhà máy, các phân xưởng tại nông thôn, hay trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Nhờ đó không chỉ riêng nông thôn, mà tòan miền Nam sống trong cảnh thái bình.

Giới hạn của chính sách CCĐĐ là 74% tổng số diện tích ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn thuộc 65.757 trung điền chủ (từ 5 đến 50 ha) và 6.316 đại điền chủ (trên 50 ha). Vẫn còn 795.480 gia đình nông dân chưa được làm chủ mảnh ruộng đang cày.

Khi đời sống nông dân nâng cao thì ảnh hưởng của cộng sản cũng bị giảm sút. Để tồn tại cộng sản đã tiến hành bạo lực chính trị ám sát, bắt và thủ tiêu cán bộ và chuyên viên phát triển nông thôn.

Cộng sản cấm tá điền làm đơn xin mua ruộng đất truất hữu, cấm tá điền ký hợp đồng với chủ điền, buộc điền chủ hủy bỏ địa tô. Một số ngừơi đã bị giết vì không tuân theo các lệnh cấm nói trên.

Cùng lúc cộng sản cho trưng thu thóc lúa của nông dân, tiến hành chiến tranh du kích, khủng bố phá họai làng xã miền Nam.

Sau đảo chánh 1/11 năm 1963 cho đến năm 1965, các vụ đảo chánh liên tục xảy ra, các chính phủ thường xuyên thay đổi. Chính sách CCĐĐ không được tiếp tục. Chính sách dinh điền và khu trù mật cũng bị đình chỉ. Nhiều ấp chiến lược bị phá bỏ.

Cộng sản lợi dụng tình thế đưa cán bộ và quân đội từ miền Bắc vào gia tăng họat động. Sẵn cơ sở hạ tầng rộng rãi chỉ sau một thời gian ngắn cộng sản đã kiểm sóat được một phần nông thôn. Ở những vùng chiếm được cộng sản chia lại ruộng đất cho nông dân.

Đến năm 1965, với sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh, an ninh tại nông thôn dần dần được vãn hồi.

Ngày 3/09/1966, Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra. Ngày 1/4/1967, Hiến Pháp mới được ban hành. Ngày 3/09/1967 cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra, Tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống của nền Đệ nhị cộng hòa ra quyết định tiếp tục áp dụng Chương Trình CCĐĐ.

Cải cách điền địa lần thứ hai 

Cuộc tổng công kích Mậu Thân cộng sản thất bại, tại nông thôn cơ sở hạ tầng cộng sản bị cô lập, an ninh được vãn hồi. Số ruộng trước đây bị bỏ hoang nay được cấp phát cho nông dân.

Đến năm 1969, có thêm 261.874 gia đình được cấp ruộng để canh tác, nâng tổng số người có ruộng lên 438.004 người.

Tháng 7/1969, Chương trình bình định và phát triển nông thôn được tiến hành. Chính phủ cho tổ chức lại cơ cấu hạ tầng nông thôn và đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẩn, giúp đỡ kỹ thuật nông nghiệp cho dân.

Ngày 25/08/1969, Tổng Thống Thiệu đưa dự luật Người Cày Có Ruộng ra quốc hội thảo luận.

Điểm chính của dự luật là giảm số ruộng đất tối đa điền chủ xuống còn 15 ha, trưng thu và cấp (không bồi hoàn) cho hơn tãm trăm ngàn nông dân chưa có ruộng cày.

Nhiều dân biểu nghị sĩ thuộc tầng lớp đại điền chủ không muốn bị truất hữu ruộng đất nên đã tìm cách ngăn cản thông qua dự luật. Mãi đến ngày 6/03/1970 đạo luật mới được Thượng viện thông qua. Ngày 16/03/1970 được Hạ viện thông qua.

Ngày 26/03/1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) và lấy ngày này làm Ngày Nông Dân.

Các ruộng đất không được trực canh bị truất hữu phát cho các tá điền đang canh tác. Mỗi tá điền được phát 3 ha ở Nam phần hay 1 ha ở Trung phần.

Điền chủ trực canh được giữ lại tối đa 15 ha. 

Đất truất hữu được trả 20% bằng hiện kim và 80% bằng công khố phiếu với 10% lãi trong tám năm. Giá trị của đất ruộng quy định là 2,5 lần giá năng suất thóc (hay lợi tức) từ khoảnh đất đó.

Trong vòng 3 năm, 1970-1973, đã có 51.704 điền chủ bị truất hữu tổng số ruộng là 770.105 mẫu. Trong thời chiến đa số ruộng đất bị ảnh hưởng, nên đa số các điền chủ bị truất hữu đều không bất mãn.

Để đền đáp chính phủ cho phổ biến rộng rãi các bích chương : "Người Cày có ruộng ghi ơn tinh thần hy sinh của điền chủ".

Nhìn chung ông Thiệu thu phục được nhân tâm của giới cựu điền chủ miền Nam.

Luật NCCR cũng quy định nông dân lãnh ruộng do cộng sản cấp cũng được nhận bằng khoán chính thức sở hữu số ruộng.
Cho đến ngày 28/02/1973 Chương trình CCRĐ coi như đã hòan tất. Đã có 858.821 tá điền được hữu sản hóa 1.003.323 ha ruộng đất. Mọi nông dân miền Nam đều có ruộng cày.

Chương trình NCCR đã tạo ra một tầng lớp tiểu và trung điền chủ lên đến 1,3 triệu người.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Quyết tâm thực hiện Chương Trình Người Cày Có Ruộng

Chỉ còn chừng 10% là có từ 5-15 ha đất, với 10% diện tích trồng trọt và họ cũng phải tự chăm sóc cho đất đai. Đại điền chủ không còn và việc tá canh coi như đã chấm dứt.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, thêm cán bộ xây dựng nông thôn, khuyến khích nghiên cứu và áp dụng phương pháp canh tác mới với kỹ thuật mới thúc đẩy gia tăng năng suất.

Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn được thành lập. Với bằng khóan đất, nông dân được vay lãi nhẹ để đầu tư sản xuất.

Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp được đưa về nông thôn. Nông dân bắt đầu trang bị cơ giới để canh tác, sử dụng phân bón hóa học, cải tiến giống lúa, trồng lúa Thần Nông, tăng gia sản xuất gia súc lai giống… Cơ sở hạ tầng phát triển nông dân hăng say học hỏi và sản xuất.

Năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Năm 1974, sản lượng gạo sản xuất đã tăng đến 7,2 triệu tấn với viễn tượng xuất cảng. Nhờ đó đời sống của nông dân được cải thiện một cách rõ ràng. Số điền chủ có ruộng bị truất hữu, cũng được chính phủ giúp đỡ sử dụng vốn kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, dịch vụ lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, dịch vụ chế biến thực phẩm nông sản, hướng đến việc xuất cảng bán thành phẩm nông nghiệp, giúp nền kỹ nghệ miền Nam khởi sắc đóng góp xây dựng nền kinh tế quốc gia.

Có an cư mới có lạc nghiệp. Ngày nay đất đai thuộc quyền quản lý nhà nước và cán bộ cộng sản tòan quyền định đọat. Nông dân làm thuê cho guồng máy cầm quyền không rõ ngày mai ra sao. Bởi thế nông thôn càng ngày càng suy sụp mọi mặt.

Thể chế đi ngược lòng dân rồi cũng sẽ bị thay đổi. Bài học từ Chương Trình NCCR là phải trao lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Chính phủ tương lai cần thực hiện chương trình bán trả góp đất cho dân để có ngân sách đầu tư xây dựng lại nông thôn.

Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nông dân sẽ luôn là tầng lớp chính của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử đã chứng minh nông dân luôn là nền tảng trong việc bảo vệ và xây dựng quốc gia. Nông dân có giàu thì nước mới mạnh.

Nguyễn Quang Duy 

Melbourne, Úc Đại Lợi

Tài liệu tham khảo :

Lâm Thanh Liêm, Chánh sách Ruộng Đất ở Việt Nam 1954-1995, Đường Mới, 1996, paris.

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm

Xung đột giữa hai siêu cường sẽ đưa tới hệ quả nghiêm trọng : thế chiến 3 ?

Chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, đã phủ cái bóng dài lên uy tín của nước Mỹ. Người Mỹ đã tích cực học bài học thất bại Việt Nam trong nhiều năm qua mà chúng ta nghe hoài trên báo chí : tên Việt Nam luôn được nhắc đến mỗi khi có xung đột chiến tranh như Iraq, Afghanistan, Iran, Kuwait.

Năm 2017 ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ thứ 45 đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong chánh sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Chánh phủ Trump có khuynh hướng chống lại và ngăn đà bành trướng của Trung Quốc ở 3 mặt trận kinh tế, chánh tri và quân sự.

mytrung1

Chánh phủ Trump có khuynh hướng chống lại và ngăn đà bành trướng của Trung Quốc ở 3 mặt trận kinh tế, chánh tri và quân sự.

Không chỉ thời kỳ tranh cử mà từ 20 năm trước ông Trump đã có ý muốn xét lại bang giao Mỹ-Trung, qua nhiều lần ông xuất hiện trong những cuộc phỏng vấn. Năm 2018 chúng ta thấy chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung đã thật sự bắt đầu bằng phát súng nâng thuế quan nhập cảng của hàng hóa Trung Quốc vô Huê Kỳ, đánh trên con số trên 200 tỉ mỹ kim hàng hóa. Trung Quốc trả đũa.

Chiến tranh mậu dịch chưa có dấu hiệu thay đổi thì xung đột trên Biển Đông giữa Huê Kỳ và Trung Quốc lại leo thang, Tàu chiến Mỹ suýt va chạm với tàu chiến của Trung Quốc. Phi cơ có khả năng ném bom nguyên tử của hai nước liên tục dùng Biển Đông làm nơi biểu diễn. Đồng minh của Huê Kỳ như Anh, Pháp, Nhật và Úc cũng đã đưa tàu chiến vào tuần tra Biển Đông và cũng gặp sự cản trở từ phía Trung Quốc.

Về mặt chánh trị thì Bạch Ốc đi ván cờ nâng cấp ngoại giao với Đài Loan, bán thêm võ khí, lập mối ban giao với Bắc Hàn, vận động và thúc ép đồng minh chọn lựa đứng về phe nào trong tranh chấp đang diễn ra. Chưa có dấu hiệu nào chp thấy xung đột Mỹ-Trung sẽ lắng diệu.

Giàn khoan HD 981 với 130 tàu chiến các loại mà Bắc Kinh đặt ngay trên hải phận của Việt Nam tháng 5 năm 2014 đánh dấu một bước tiến thách thức mới của một cường quốc đang trổi dậy với trật tự có sẵn. Giàn khoan HD 981 này như cột đồng Mã Viện đối với Việt Nam vì nó nói lên chủ quyền đã mất trên biển đảo và cả toàn thể hệ thống cai trị của Việt Nam. Việt Nam lõa lồ về chính trị, quân sự và kinh tế trước mắt thế giới. Tệ hại hơn nữa là phía Tây nước Campuchia cũng tự nhận làm thuộc địa của Trung Quốc và Bộ chánh trị của đảng cộng sản Việt Nam toàn là người của Trung Quốc đưa vào.

Tôi đánh giá rất cao sự hèn nhát của nhà nước cộng sản Việt Nam. Do đó với sức mạnh của Trung Quốc, họ có thể tấn công vào duyên hải miền Trung Việt Nam hoặc cùng lúc tràn qua biên giới phía Bắc mà không gặp sự kháng cự nào đáng kể.

Nhưng tại sao họ lại phải làm vậy ? Bởi vì khi chiếm được Việt Nam, với sự đồng ý của Quốc hội ở Hà Nội thì Trung Quốc sẽ có đầy đủ tư cách pháp lý để giành quyền làm chủ Biển Đông không cần tranh luận. Một điều chắc chắn là không nước nào muốn cứu Việt Nam vì khi Hoa Kỳ hay Australia, một cường quốc hải dương thứ hai của khu vực phải chọn giữa cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc, họ sẽ chọn cộng sản Trung Quốc. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ở Hà nội cũng biết được sự thật phủ phàng đó nên họ đã đứng hẳn về phía Trung Quốc.

Từ cuối năm 2017 tới cuối năm 2018 sứ giả và quốc trưởng, bộ trưởng giữa hai nước Việt-Trung qua lại như con thoi. Hai bên đã cam kết thắt chặt quan hệ khắn khít với nhau, nâng tầm hợp tác lên tầng cao mới. Tàu và Việt liên kết hợp tác ở hầu như mọi lãnh vực có thể kể là tư cách của một quốc gia. Họ cam kết hợp tác ở ngành tư pháp, bô nhiệm giám sát tòa án, huấn luyện luật sư, hợp tác ở ngành hành pháp công an nội trị, hợp tác ở cấp bậc chính phủ và hai đảng, hợp tác ở ngành lập pháp, soạn luật và hội họp của quốc hội dân biểu, hợp tác ở đường hướng ngoại giao, hợp tác giữa quân đội một nước, xài chung tiền và du lịch không cần visa.

Không biết mật ước Thành Đô có thật hay không nhưng trước mắt thì nước Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay Trung Quốc kiểm soát trên bộ cũng như ngoài Biển Đông. Tất cả những dữ kiện này đều được Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo và báo mạng chánh thức của Việt Nam đưa tin không che giấu.

Tuy nhiên đó chỉ là luận về khả năng quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam thôi, kịch bản đó chưa hẳn sẽ xảy ra vì ý đồ của Trung Quốc có thể thay đổi và mục đích sau cùng to hơn thế nhiều lắm.

Mỗi năm Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng thêm 10% và hiện là 200 tỷ USD mỗi năm trong khi Hoa Kỳ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng. Trung Quốc gần đây có một chiếc hàng không mẫu hạm tên Liêu Ninh và sẽ đóng thêm hai chiếc nữa. Họ cho Hải quân đi vòng qua Indonesia để tập trận gần Christmas Island của Australia vào tháng Giêng 2014 nhằm đưa ra tín hiệu là vũ lực của giải phóng quân Trung Quốc có thể đi xa và bất kỳ nơi đâu. Hành động này đã báo động cho hải và không quân Hoàng gia Australia mang phi cơ trinh sát lên không theo dõi hoạt động của phía Trung Quốc.

Trung Quốc là một nước đói ăn và khát dầu. Họ cần kiểm soát Biển Đông để giữ an ninh đường hàng hải qua eo Malacca. Nhưng đường giao thông này cũng là huyết mạch của hai cường quốc khu vực khác là Nhật Bản và Australia. Trung Quốc cũng đồng thời muốn tiến xa ra Thái Bình Dương để thu hoạch hải sản. Thái Bình Dương đang có một siêu cường đang ngự trị là Hoa Kỳ.

Tập Cận Bình lại trở thành chủ tịch toàn quyền và vĩnh viễn cũa Trung Quốc từ tháng Tư năm 2018. Dưới quyền của ông, nhà nước Trung Quốc xúc tiến chương trình ‘Nhứt lộ nhứt đới’ đưa ảnh hưởng của Trung Quốc đi xa và rộng dựa vào con đường tơ lụa đã có từ thời trung cổ. Tuy nhiên chánh sách này cũng có mặt tiêu cực là dồn nhiều tiểu quốc vô cảnh thiếu nợ ngập đầu phải dâng quyền tự chủ cho Trung Quốc để trừ nợ. Sri Lanka, Pakistan, Djibouti, Zimbabwe, Cambodialà những thí dụ điển hình.

Trong bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc ngày 25/9/2018 tổng thống Mỹ Donald J. Trump đã nói :

Bất cứ nơi nào mà chủ nghĩa cộng sản hoặc chủ nghĩa xã hội được mang ra áp dụng đều đã tạo ra thống khổ, tham nhũng và ung thối. Chủ nghĩa xã hội thèm khát quyền lực vô biên đã dẫn tới bành trướng, xâm lăng, và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới phải hợp sức chống lại chủ nghĩa cộng sản và chống lại sự khốn cùng mà chủ nghĩa đó mang lại’

Đây là những lời lẽ mạnh bạo nhất tấn công vào chủ nghĩa cộng sản kể từ thời tổng thống Ronald Reagan thập niên 80 thế kỷ trước. Cộng sản thì ai khác ngoài Trung Quốc và Việt Nam ? Tấn công vào chủ nghĩa cộng sản, chế độ cộng sản của ông Trump lại không nổi bằng bài diễn văn của phó tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ 10 ngày sau đó tại Hudson Institute. Mike Pence tấn công thẳng vào Trung Quốc ở tất cả mọi bình diện, nghe như lời tuyên chiến. Ông Pence chỉ ra Trung Quốc chính là kẻ thù cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ. Lịch sử cho chúng ta thấy cạnh tranh và chiến tranh có lằn ranh rất mỏng.

Có nhiều nhà bình luận cho rằng khi buôn bán với nhau, người ta tránh không gây chiến với nhau vì hai bên cùng thiệt hại. Cũng đúng nhưng xin đừng quên rằng Anh và Đức trước kia đã từng trao đổi mậu dịch sâu rộng nhưng vẫn có chiến tranh với nhau năm 1914. Vợ chồng lấy nhau vẫn có thể giết nhau thì chuyện buôn bán với nhau tránh được chiến tranh có lý do hơi yếu để tin vào.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi ‘giấc mơ Trung Hoa’ song song với nhiều hành động hung bạo để cưỡng chiếm đất, biển, tài nguyên là biểu tượng ước vọng tranh ngôi bá chủ của Hoa Kỳ, nhân lúc Hoa Kỳ đang trãi qua nhiều khó khăn. Nước Nga dưới sự lãnh đạo của ông Putin cũng có cùng hoài bão với Tập Cận Bình và đã kết ước với Trung Quốc nhóm lên hai lò lửa cùng lúc ở hai đầu đông tây với kịch bản Nga xâm chiếm Ukraine bằng vũ lực mà Trung Quốc và ngạc nhiên thay Việt Nam cùng ủng hộ.

Lịch sử 500 năm qua cho chúng ta cái nhìn thực tế và không an tâm chút nào. Đã có 9 lần một cường quốc mới trỗi dậy thách thức ngôi vị bá chủ của một cường quốc đang trị vì thì đã có 8 lần xảy ra chiến tranh đẫm máu. Đó là : cuộc phân tranh giữa Tây Ban Nha và Hòa Lan thế kỷ 16, Hoà Lan và Anh Quốc thế kỷ 17, Anh Quốc và Pháp thế kỷ 18-19, Pháp và Nhà Thanh thế kỷ 19, Pháp-Anh với Đức thế kỷ 20, Nhật và Anh 1939-1945, Đức với Nga 1941-1945, Mỹ với Nga 1945-1989. Cuộc soáng ngôi không khi nào êm thắm.

Sự hung hăng và quyết tâm trỗi dậy bằng sức mạnh của Trung Quốc đã khiến cho Nhật Bản tái vũ trang, Australia, Ấn Độ, Indonesia tăng cường quân đội và liên kết quân sự với nhau chặt chẽ hơn. Không có dấu hiệu nào cho thấy nhượng bộ sẽ làm chậm ý đồ xâm lược của Bắc Kinh và người bạn của họ là ông Putin của nước Nga.

Trong thời chiến tranh lạnh Liên Xô và Trung Quốc dùng chủ nghĩa cộng sản mị dân để chinh phục các nước. Hôm nay chủ nghĩa ấy đã chết, không còn sử dụng được nữa nên con đường duy nhất để Trung Quốc và Nga bành trướng là võ lực thô bạo mà thôi. Một điều chắc chắn là ‘giấc mộng Trung Hoa’ của chủ tịch Tập Cận Bình sẽ trở thành cơn ác mộng.

Khi hoạch định chiến lược chúng ta phải lượng định khả năng quân sự của địch thay vì ý đồ. Tức là với sức mạnh của địch họ có thể làm gì ? Thay vì ý đồ của địch. Vì ý đồ có thể thay đổi. Cuộc chiến xảy ra sớm sẽ ít thiệt hại hơn là cuộc chiến xảy ra chậm. Càng chần chờ, liên minh quân sự giữa các nước càng nhiều và sâu rộng chuẩn bị cho trật tự mới nên cơ nguy liên quan đến toàn thế giới càng cao.

Tuy nhiên có đánh hay không còn tùy thuộc vào ‘tài nguyên chánh trị’ của ông Trump. Khả năng tòa Bạch Ốc chống lại Trung Quốc có hiệu quả hay không tùy vào đảng nào nắm lưỡng viện quốc hội. Nếu Mỹ mất ảnh hưởng, bỏ lơ Biển Đông cho Trung Quốc thì tương lai không riêng Việt Nam, Phillipines, Campuchia tự mình nhận làm thuộc địa cho Trung Quốc mà những nước khác trong khu vực cũng sẽ quỳ gối xưng thần với Tập Cận Bình, không cần chiến tranh.

Chúng ta đang bước vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn và nguy hiểm. 

Võ Thanh Liêm

(14/10/2018)

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm
dimanche, 07 octobre 2018 15:52

Vận hội mới, bình minh mới…

Vận hội mới bình minh mới…

vanhoi0

Hà Nội, Hoa Lư tanh mùi Hán,
Trời Nam bốn cõi ngập giặc Tàu,
Triệu thằng cộng sản lai Mao,
Buôn dân bán nước nghe Tao bớ Mầy,
Mầy đi mà chết sớm chày,
Chết như con chuột thúi thây giữa đàng.

Thằng tóc bạc tội sâu như biển,
Đứa tóc xanh ngu xuẩn tựa heo,
Làm cho cả đất nước nghèo,
Làm cho khốn khổ bụng teo, mắt mờ.

Chờ một sáng bùng lên lửa giận.
Thiên cổ sầu một trận tiêu tan,
Biển Đông thất cấp sóng tràn
Cuốn trôi nhục nước, lật thành Thăng Long.

Lòng căm hận sớm chiều nung nấu,
Kiếm anh hùng chiếu thấu giữa đêm,
Bẻ văng xiềng xích gông kềm,
Ba đào dậy sóng biến đêm thành ngày.

Sáng lên mắt trẻ thơ ngây,
Cây khô cây lại đâm chồi nở hoa.
Non sông cất tiếng hoan ca,
Chôn sâu ô nhục, xây nhà văn minh.

Võ Thanh Liêm

(07/10/2018)

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm
jeudi, 04 octobre 2018 19:42

Coi chừng lịch sử lặp lại !

Những ai sanh ra thập niên 1990 không có nghĩa phải mù chuyện xảy ra trước đó 10 năm. Tìm hiểu thì có khi rành hơn người sống 1980.

ls1

Cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung hôm nay : mọi tin tức liên quan đều đưa ta kết luận là Trung Quốc đang thua và kinh tế suy sụp nhanh chóng

Năm 2018 chúng ta đi vào giai đoạn thú vị trong quan hệ Mỹ-Trung mà nước Việt Nam của chúng ta kẹt vào giữa tranh chấp đó ở mọi phương diện không riêng kinh tế. Hãy nhìn lại trận chiến mậu dịch giữa Mỹ và Nhật thập niên 1980. Tôi nhớ rằng năm đó tôi học trung học thì có cảm giác kinh tế Nhật sẽ trùm lên cả 2 nước Úc và Mỹ. Mọi người kháo nhau đi học tiếng Nhật chuẩn bị làm bồi bàn cho Nhật.

Bài tập môn kinh tế của chúng tôi thì cứ viết toàn chuyện đào khoáng sản, bán đất đai, nhà cửa cho Nhật. Hàng hóa Nhật tràn ngập thị trường. Người ta nói tới Nhật đá Mỹ ra khỏi địa vị chủ đạo. Ông tổng thống Ronald Reagan đối đầu với Nhật mạnh bạo, tấn công bằng quan thuế bằng hối đoái, thay đổi luật chơi không khác ông Trump bây giờ. Kết quả nước Nhật thua đi vào suy trầm. Suy trầm của nước Nhật không 2 hoặc 3 năm mà là 30 năm qua rồi. Người Nhật già đi, trẻ sanh ra ít và không có lạm phát. Giá cả cứ sụt. Kinh tế Nhật chỉ mới ngóc đầu lên chút ít dưới thời ông Shinzo Abe thôi. Chuyện lịch sử này đưa ta đến cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung hôm nay.

Mọi tin tức liên quan đều đưa ta kết luận là Trung Quốc đang thua và kinh tế suy sụp nhanh chóng. Họ ngồi trên 1 núi nợ, nợ nước ngoài và nợ lẫn nhau. Khác với Nhật năm xưa là trái phiếu của Nhật do người Nhật tự mua. Trung Quốc đang thua và sẽ thua Mỹ. Nhưng vào thập niên 1980 Nhật không có quân đội hùng mạnh. Trung Quốc giờ thua như Nhật 30 năm trước nhưng có quân đội hùng mạnh và Tập Cận Bình có uy quyền tuyệt đối thì cơ hội giải quyết bất đồng bằng võ lực cao lắm.

Tới đây chúng ta có thể tìm thấy một điểm tương đồng khác trong lịch sử để đoán tương lai. Đó là Trung Quốc hôm nay rất giống nước Pháp thời hoàng đế Napoléon đệ Tam. Thời đó còn gọi là Đệ nhị đế chế 1852-1870.

Nếu có ai trong chúng ta quên Napoléon III thì nhất định vua Tự Đức phải nhớ. Chiến thuyền Catinat của hải quân Pháp bắn vào Tourane trước mắt vua Tự Đức ngày 16 tháng 9 năm 1856. Catinat là tên con đường nên thơ nhất của Sài Gòn chắc ai cũng nhớ. Sau này là là đường Tự Do, gần nhà Quốc hội. Napoléon III là nhà quân chủ chuyên chế, ông tung ra nhiều chương trình phát triển kinh tế, xây dựng đô thị và hạ tầng cơ sở ở qui mô chưa từng thấy. Paris đẹp đẽ nguy nga hôm nay một phần cũng nhờ công của ông hoàng đế này.

Giới trung lưu giàu có trở nên đông đảo hơn, họ sung sướng không quan tâm tới vấn đề dân chủ, tự do chánh trị. Về đối ngoại Napoléon III bang giao với đế quốc Anh mở rộng ngoại thương. Lập thương điếm ở Thái Lan và ký thỏa ước mậu dịch kinh doanh truyền đạo tới Châu Phi, đi chiếm thuộc địa và dĩ nhiên đánh chiếm nước Đại Nam của ta. Nhưng rồi vì phát triển quá nhanh, quá sức kinh tế Pháp gặp khó khăn và ước vào giai đoạn suy trầm, thừa cơ đó đế quốc Đức tấn công Pháp. Cuộc chiến giữa hai siêu cường tổn thất nặng thuộc về nước Pháp. Thất bại chiến tranh lụn bại kinh tế chấm dứt đế chế thứ hai năm 1870 nhường sân khấu chánh trị cho nền Đệ tam Cộng hòa Pháp.

ls2

Vì phát triển quá nhanh, quá sức, kinh tế Pháp gặp khó khăn và bước vào giai đoạn suy trầm, thừa cơ đó đế quốc Đức tấn công đế quốc Pháp. Cuộc chiến giữa hai siêu cường tổn thất nặng thuộc về nước Pháp

Hãy so sánh thì Trung Quốc đang rất giống như Pháp thời đó. Trung Quốc xây dựng thành phố, đường cống như điên. Một mặt tung tiền và quân sự ra các nơi như Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Âu. Kinh tế Trung Quốc đang đi xuống.

Trung Quốc chỉ cần chiến tranh với Mỹ nữa thì đế chế Trung Quốc cộng sản tan rã vì lâm vào hoàn cảnh của Napoléon III.

Võ Thanh Liêm

(04/10/2018)

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm

Năm 1992 ông Francis Fukuyama một học giả nặng ký của những đại học danh tiếng như Yale, Harvard của Mỹ đã viết 1 bài luận mang tựa đề : The End of History ? (Lịch sử cáo chung ?) đăng trên tạp san National Interest. Tại sao cáo chung ? Thời điểm đó chiến tranh lạnh chấm dứt bằng sự sụp đổ và tan rã của Liên bang Sô Viết. Nước Trung Hoa cộng sản do Đặng Tiểu Bình dẫn đầu quỵ lụy phương Tây, ngã theo kinh tế thị trường dắt Việt Nam cộng sản theo cái gọi là 'Đổi Mới' có nghĩa là họ không chơi kiểu cộng sản nữa mà làm kinh tế tư bản.

end1

Sự thật lịch sử đã không như vậy kể từ 1992 tới bây giờ.

Francis Fukuyama trong phút giây hồ hởi đã cho rằng lịch sử nhân loại từ đây chỉ có tư tưởng tự do dân chủ của Tây phương là độc tôn ngự trị cho mãi về sau. Những chủ nghĩa vớ vẩn khác đi vào sọt rác của lịch sử.

Ước gì ông nói đúng. Sự thật lịch sử đã không như vậy kể từ 1992 tới bây giờ. Chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn từ cuộc cách mạng Nga lật đổ Nga Hoàng Nicholas đệ nhị 1917 có mục đích tối hậu là xóa bỏ biên giới quốc gia, giải phóng mọi tư tưởng dân tộc để sống trong "Thế giới đại đồng" (Global communism) không phân biệt biên giới, điển hình là người Tàu cũng như người Việt; xóa biên giới cho khoẻ. Ngoài ra cộng sản chủ nghĩa khuyến khích người cùng chủng tộc tự giết lẫn nhau mới là có đạo đức cách mạng. Người ngoại quốc giết mình là xấu. Tự tay người Việt giết người Việt tốt hơn. Bịnh hoạn như vậy. Tư tưởng bỏ đi biên giới quốc gia đã được đa số người Việt Nam trong thế kỷ 20 ủng hộ cuồng nhiệt. Ngoài Bắc theo nhiều nhứt. Trong Nam đám Nam kỳ cộng sản cũng theo nhưng có phần ít hơn, khoảng 100.000 người.

Bức tường Bá Linh sụp đổ, Trung Quốc hòa hoãn theo tư bản thì tổng thống Mỹ lúc đó là Bill Clinton thấy không còn gì phải lo nên phát động chủ nghĩa 'Toàn cầu hóa' (Globalisation). Toàn cầu hóa này khuyến khích mọi hoạt động kinh tế không giới hạn biên giới quốc gia, không phân biết ý thức hệ, miễn sao làm ra tiền và tăng sản xuất, theo kinh tế thị trường.

Toàn cầu hóa là bước tiếp nối của Thế giới đại đồng nhưng nghiêng theo tư bản. Thời đó người Mỹ cho rằng kinh tế thị trường làm cho người Tàu giàu lên thì họ tự nhiên chọn dân chủ tự do và cộng sản chủ nghĩa sẽ chết. Sự thật ngược lại. Toàn cầu hóa đã nuôi dưỡng Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục giàu mạnh, bóp nghẹt tự do và chỉ có giai cấp con cháu cách mạng đảng viên trở nên giàu có vô cùng tận trên xương máu của người dân. Bất công, tham nhũng và đồi trụy, ung thối đầy ra. Người Mỹ không quan tâm chuyện đó.

Người Mỹ dưới quyền ông Tổng thống Donald Trump quan tâm hơn nữa là vị trí siêu cường của Huê kỳ bị Trung Quốc đe dọa lấn lướt. Mối đe dọa này hiện hữu trên 10 năm trước khi ông Trump thắng cử. Giờ đây câu chuyện khá buồn về thí nghiệm 'Toàn cầu Hóa' đã cáo chung. Nó đã chết. Mỹ đang đánh mạnh vào yết hầu của Trung Quốc bằng thương chiến đi đôi với thách thức quân sự chánh trị. Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tín dụng thứ cấp đến nay Trung Quốc phát triển nhờ vào vay nợ. Xuất cảng không còn nhiều mà tùy thuộc vào xây dựng mấy chục thành phố chu vi to tát chỉ để bỏ hoang. 10 năm mắc nợ đó không ngóc lên được thì con đường trước mắt chỉ có bi đát hơn thôi. Bắc Kinh vẫn có thể tung ra tỉ này theo tỉ kia cứu công ty sản xuất cho không bị thất nghiệp nhưng sản xuất bán cho ai ? Thế giới đại đồng chấm dứt năm 1991. Toàn cầu hóa mậu dịch, là tiếp nối của thế giới đại đồng năm xưa cũng đã cáo chung năm 2018 này. Thế giới đang bước vào cuộc đổi thay lịch sử.

Trung Quốc họp nhứt đã lâu, có lẽ đang bước vào chu kỳ tan rã và thay đổi triều đại như lịch sử của họ đã nhiều lần chứng minh. 'Thế lớn trong thiên hạ hợp lâu se tan, tan lâu sẽ hợp'.

Lịch sử cũng chứng minh mỗi lần Trung Hoa thay đổi triều đại thì bên nước Việt Nam cũng thay đổi triều đại mà thôi. Sự đó có liên quan tới tinh thần, hoặc huyền bí tôi không biết. Bên Tàu có Tống, bên Ta có Lý. Tống sụp thì Lý vong nhường cho Trần đối diện với Mông-Nguyên. Nguyên sụp thay bằng Minh thì bên Ta có Lê. Minh sụp thay bằng Thanh thì bên Ta Lê sụp thay bằng Nguyễn. Năm 1949 Mao Trạch Đông lên ngôi trời đưa tới nước Nam bị bại vong nhường cho chế độ cộng sản thân Tàu hiện nay đồng hành với Trung Quốc. Ngày mai người nước Đại Nam sẽ thấy những tia sáng ló dạng của bình minh thay đổi khi Toàn cầu hóa cáo chung. Dù cáo chung nhưng lịch sử vẫn tiếp diễn theo chiều hướng tốt hơn.

Bỉnh chúc vô minh Quang tự diệt

Trọng Ngân bạc Phúc : Sản tắc vong'

(sấm Trạng Trình)

Võ Thanh Liêm

(01/10/2018)

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm

Tập Cận Bình cổ võ cho Con đường tơ lụa (Một con đường một vòng đai) và Giấc mơ Trung Hoa

Trung Hoa là một nước xưa cổ, có nền văn minh lâu đời... Kinh tế của Trung Quốc phát triển vượt bực từ 30 năm qua. Chiến tranh thì Trung Quốc thắng Mỹ tại Việt Nam, tiêu diệt đồng minh của Mỹ trên toàn cõi Đông Dương. Nhìn trên đồ thị kinh tế, chính trị, quân sự thì Trung Quốc tiếp tục phát triển, lấy lại phong độ của thế kỷ 16-17 thời Minh-Thanh và sẽ thống trị thế giới.
Nếu Trung Quốc chỉ cần tiếp tục con đường đang đi, không cần thay đổi thì năm 2035 Trung Quốc là siêu cường quốc số một. Các nước quanh Trung Quốc nộp cống xưng thần.

silk0

Nếu đà này cứ tiếp tục thì năm 2035 Vạn lý trường thành Trung Quốc sẽ bao trùm thế giới.

Tuy nhiên, nhìn kỹ lại thì không có gì bảo đảm vị trí siêu cường đó sẽ lọt vào tay Trung Quốc.

Năm 2035 dân số Trung Quốc sẽ bị lão hóa nặng, 2 người trẻ đi làm nuôi 1 người già nghỉ hưu. Trung Quốc đang mắc nợ tới 280% GDP do đó không còn giữ vị trí đáng nể. Chi phí cho quân sự tăng 50%, nhanh hơn tăng trưởng GDP mỗi năm. Cứ như vậy, Trung Quốc không thể để tình trạng này kéo dài vĩnh viễn. Ước muốn tăng tiêu thụ nội địa thay cho xuất cảng rất khó vì tuyệt đại đa số người giàu hiện nay toàn là người trong đảng cộng sản, khả năng tiêu thụ hàng hóa nội địa rất thấp. Hơn nữa Tập Cận Bình đang chống tham nhũng, số người giàu trong Đảng cộng sản Trung Quốc không dám xài tiền vì sợ vô tù.

Trung Quốc thuở xưa có nhiều nước chư hầu và dễ dàng hù dọa các nước nhỏ mà không cần phải làm gì hết. Đừng quên thời Minh không có những cường quốc Tây phương tranh giành thị trường và ảnh hưởng của Trung Quốc. Thời Minh chưa có cường quốc Hoa Kỳ. Đồng minh của Trung Quốc hiện nay gồm có Việt Nam, Bắc Hàn và Pakistan. Không có gì là ghê gớm.

Trung Quốc hiện nay đang giữ nhiều công khố phiếu Mỹ, đây là mối lo nhiều hơn là mối lợi cho Trung Quốc. Con nợ này của Trung Quốc rất mạnh, võ trang tận răng. Chọc giận nó, nó sẽ quịt nợ, dựng rào thuế quan và ngưng mua hàng hóa thì Trung Quốc sẽ đối diện ngay với nạn thất nghiệp và bất ổn xã hội sẽ tràn lan khắp lãnh thổ Trung Quốc.

Lịch sử 4000 năm không giúp ích gì cho Trung Quốc khi phải đánh nhau với những nước có tuổi đời trẻ hơn nhưng lại khỏe mạnh hơn. Chiến tranh nha phiến đời Thanh đã làm chứng cho điều đó.

Ông Trump đang đưa quan hệ Mỹ - Hoa vào giai đoạn phức tạp và gay cấn hơn thời Obama. Bóng ma của cuộc chiến nha phiến thời vua Đạo Quang đang lững lờ trở lại. Chiến tranh vì bất đồng ngoại thương. Ngoài bất đồng về ngoại thương hôm nay chúng ta còn thấy một nguy hiểm khác, đó là cái bẫy Thucydides trap, nghĩa là chiến tranh giành ngôi bá chủ.

Thucydides, người đã viết lại lịch sử chiến tranh Peloponnesian thời Hy-Lạp, cho rằng sức mạnh kinh tế quân sự của thành Nhã Điển (Athens) đe dọa sức mạnh của Sparta khiến chiến tranh giành ngôi bá chủ không tránh khỏi.

Sử gia Graham Alison cho biết trong 500 năm qua có 15 lần thay đổi vai trò bá chủ thế giới thì đã có 11 lần xảy ra chiến tranh.

Hôm nay Trung Quốc đang thách đố Hoa Kỳ về ngôi vị bá chủ này. Chúng ta không phải chỉ có một mà đến hai lý do để hai đại cường Hoa-Mỹ lâm vào thế đối đầu nảy lửa với nhau.

Ở đây, chúng ta đang chứng kiến bóng ma cuộc chiến tranh Nha phiến đời Thanh và cái bẫy Thucydides lặp lại và đi chung với nhau. Ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia mới của tòa Bạch ốc nói rằng 'chúng ta đã có cái nhìn sai lạc và ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ vươn lên trong hòa bình. Thực tế đã ngược lại, Trung Quốc không những đang chuẩn bị chiến tranh mà còn thách thức Mỹ bằng võ lực, đặc biệt là trên vùng Biển Đông”. 

Tuy rằng Mỹ không tranh giành tài nguyên Biển Đông với ai, nhưng Mỹ cũng không muốn tài nguyên đó lọt vào tay Trung Quốc, một đối thủ vừa kinh tế lẫn quân sự. 

Đúng là ông Trump đang khơi động chiến tranh mậu dịch, đánh thuế lên 1.300 mặt hàng made in China với một tổng trị giá ước lượng trên 250-600 tỉ US dollars sẽ thu về cho ngân sách. Tập Cận Bình chắc chắn sẽ không để bị mất mặt và sẽ tỏ ra cứng rắn tương tự chứ không lùi bước.

Tuy nhiên lý do kinh tế không là tất cả. Còn lý do khác nóng hơn, đó là ảnh hưởng chánh trị. Mặc dù kinh tế và sưc mạnh quân sự của Trung Quốc chưa thể đương đầu trực diện với Mỹ, do đó chưa phải là đối thủ của Mỹ. Hiện nay Trung Quốc đang tăng-cường sự hiện-diện tại khắp nơi qua Con đường tơ lụa mới, trên đất liền từ Trung-Á đến Châu Âu, trên biển từ Đông Nam-Á qua Ấn-Độ Dương, xuyên Địa Trung Hải đến Bắc Phi và Nam Âu.

Vấn đề là trong cuộc chạy đua đường dài này, khả năng kinh tế và quốc phòng của Trung Quốc rất giới hạn, chưa đủ tầm vóc để trang trải trên một địa bàn quá lớn và quá phức tạp mà ngay cả những siêu cường quốc Tây Âu đầy kinh nghiệm, và ngay cả Hoa Kỳ hiện nay cũng không dám nghĩ tới. Những số tiền khổng lồ bỏ ra để xây dựng hạ tầng và mua chuộc khai thác tài nguyên tại Châu Phi hiện nay coi như mất trắng : giá cả dầu thô và quặng mỏ bán trên thị trường thấp hơn giá thành mà các công ty xí nghiệp Trung Quốc đang khai thác, do đó chỉ có lỗ và lỗ.

Ai cho rằng chiến tranh mậu dịch hoặc quân sự là đi ngược lại quyền lợi kinh tế quốc gia thì người đó cố tình quên đi yếu tố văn hóa và lịch sử.

Văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa độc tôn, muốn thống trị tất cả, muốn thu tất cả tài nguyên và của cải trên thế giới vào tay mình. Trung Hoa là nước trung tâm, tất cả mọi dân tộc hay sắc tộc đều phải quy phục và triều cống.

Lịch sử nước Trung Hoa là một chuổi dài những cuộc chiến tranh tiêu diệt: không ai có quyền khác biệt. Một thí dụ: không mộ phần nào của người chống đối còn nguyên vẹn, không một ngôi mộ vị vua hay hoàng đế nào còn để lại vết tích nếu không được giấu kỹ.

Trong cuộc đọ sức về kinh tế lần này với Hoa Kỳ, chắc chắn Tập Cận Bình và bộ tham mưu đã bàn thảo rất kỹ. Đụng Mỹ thì Trung Quốc sẽ thua. Thua kinh tế thì sẽ thua luôn quân sự. Do đó, trong những ngày sắp tới chúng ta sẽ thấy Trung Quốc một mặt thì cứ lên gân, mặt kia thì tìm cách đi đêm hay nhượng bộ để không bị mất mặt.

Với một đối thủ có lối suy nghĩ bình thường thì rất dễ tiên đoán phản ứng, nhưng với Donald Trump thì rất khó, vì đây là một vị tổng thống không được tôi luyện trong chốn quan trường chính trị, quân đội hay ngoại giao. Donald Trump chỉ là một doanh nhân, do đó chỉ biết và có một ưu tư duy nhất là tiền.

Tập Cận Bình biết rất rõ điều này. Ông Tập đã cố gắng mua chuộc vòng đai thân tình của Donald Trump bằng tiền. Nếu ít tiền không được thì nhiều tiền. Điều này có thể thành công với những người làm chính trị có cuộc sống thanh đạm, nhưng với Donald Trump thì chỉ như nước đổ lá môn, bao nhiêu tiền cũng không đủ.

Giải pháp hay nhất cho Tập Cận Bình là mềm dẻo, thương lượng trong hòa bình. Vấn đề là những cố vấn thân cận của Donald Trump hiện nay là những diều hâu về kinh tế: John Bolton và Peter Navarro, hai người có lập trường chống Trung Quốc kịch liệt. Những ngày sắp tới sẽ rất khó khăn cho Tập Cận Bình và Giấc mộng Trung Hoa của ông. Do đó thế kỷ 21 này sẽ không là thế kỷ của nước Trung Hoa cộng sản.

Trong cuộc đối đầu thương mại giữa hai đại siêu cường này, chỗ đứng của Việt Nam ở đâu ?

Nếu không có gì thay đổi, đảng cộng sản và nhà nước cộng sản Việt Nam, như lịch sử đã chứng minh, luôn đứng về phía cộng sản, không phân biệt chủng tộc hay vùng miền. Phía mà đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay chọn là phía Trung Quốc. Những tiếp cận với phương Tây chỉ là hỏa mù.

Khôn hay dại ? Mỗi người Việt Nam phải tìm cho mình lời giải đáp.

Võ Thanh Liêm

(19/07/2018)

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm

"Người ơi, người ở đừng về…" !

Xin mượn câu hát Quan Họ Bắc Ninh,

được dân Hà Nội chấm điểm là

"Những làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh hay nhất Việt Nam năm 2017",

để đặt tên cho bài viết này

Mạc Đăng Dung dâng bốn hang động để quân Tàu rút đi

Họ Mạc là dòng dõi họ Cơ thiên tử nhà Châu bên Tàu. Một chi của họ Mạc di cư qua nước An Nam sống ở tỉnh Hải Dương tạo nên nghiệp lớn vào đời Hậu Lê. Triều Hậu Lê của vua Lê Lợi tồn tại được 100 năm, trải qua 10 triều vua, thì rớt vô tay Mặc Đăng Dung.

mac1

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn. (Ảnh: Wiki)

Tôi không có mục đích bình luận cái lẽ chánh thống hay không chánh thống của hai nhà Lê-Mạc. Bài viết này chỉ chú tâm vào hoàn cảnh của miền Bắc lúc đó và hành động dâng 4 hang động cho nhà Minh, để so sánh với Nguyễn Phú Trọng dâng ba đặc khu kinh tế cho Trung Quốc thời bây giờ.

Nhà Lê là triều đại của dân Thanh Nghệ Tĩnh (Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh), xưa là quận Cửu Chân. Nên nhắc lại là vào cuối thế kỷ 10 và đầu thế kỷ 11, vua nhà Lý mang quân từ Thăng Long tiến xuống phía nam tấn công vào Cửu Chân, giết chết 30.000 người và bắt 10.000 tù binh cùng phương vật, 1 con lân, mấy ngàn con ngựa mọi, gà vịt chim trĩ hoặc phụng hoàng mang qua Tàu dâng cống báo tin thắng trận. Nhà Tống lúc đó đang đánh với Mông Cổ không có ở không để nuôi lân nuôi trĩ, còn nô lệ thì nói tiếng Cửu Chân (Malayo-Polynesian) khó hiểu, người Giao Chỉ chưa chắc đã hiểu nổi làm sao nhà Tống hiểu ? Nên vua Tống đã trả lại hết cho vua nhà Lý bên nước An Nam. Từ đó Cửu Chân được sáp nhập vào lãnh thổ nước An Nam, sau này là Đại Việt.

Nếu nói thế kỷ 10 và 11 là thế kỷ của người Giao Chỉ thì thế kỷ thứ 15 và 16 là thế kỷ của người Cửu Chân, sau 400 năm hội nhập đã nói tiếng Việt mặc dù phát âm giọng còn cứng (cơ bản của âm ngữ miền Trung). Nếu nhà Lý đoán được 400 năm sau người Cửu Chân quật khởi như thế nào có lẽ ông vua Lý phải hối hận khi sáp nhập Cửu Chân vào Đại Việt bằng võ lực…

Vua Lê Lợi vốn là một lãnh chúa Mường ở Thanh Hóa và là một nhà giàu. Nguyễn Trãi có tài nhưng không có tiền nên tìm tới Lê Lợi hợp tác lấy lại giang san từ nhà Minh. Sau khi đuổi được quân Minh thì Lê triều hoạt động như là triều đình của người Thanh Hóa. Người Bắc đóng vai trò khiêm nhường thôi.

Các vua sau Lê Thánh Tông đều yếu kém như nhau. Loạn lạc nổi lên khắp nơi, những nhóm giặc nổi lên chống nhà Lê thời đó gồm có Trần Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng nổi dậy ở Kinh Bắc ; nhiều giặc lớn nhỏ khác nổi lến ở Đông Ngạn Gia Lâm ; Trần Tuân khởi nghĩa ở Sơn Tây ; Phùng Chương khởi nghĩa ở Tam Đảo ; Trần Công Ninh chiếm được Phúc Yên ; Lê Hy, Trịnh Hưng cũng làm giặc. Lại có thêm nhóm thầy chùa Trần Cao nổi loạn đánh chiếm được kinh thành khiến vua xuất bôn chạy về Thanh Hóa.

Từ Lê Uy Mục, Tương Dực tới Chiêu Tông và Cung Hoàng, vương quyền bại hoại thấy rõ, xã tắc chẳng còn gì mà nói. Toàn miền Bắc giặc giã nổi lên như ong vỡ tổ, ai có cái gì cầm được trong tay là đi làm phản chống lại triều đình.

Mạc Đăng Dung vốn là một tướng tài có công dẹp loạn nên được vua Lê phong Thái sư, rồi ban luôn cả vương tước. Năm 1527, Mạc Đăng Dung mang quân từ Cổ Trai về Kinh sư ép vua Lê nhường ngôi rồi sau đó giết hết hoàng tộc kể cả thái hậu. Các quan của nhà Lê đa số gốc Thanh Hóa, Nghệ An không chịu theo họ Mạc đã tự tử tập thể, tổng cộng hơn 30 người. Tuẫn tiết theo vua Lê có các ông : Vũ Công Duệ, Ngô Hoán, Ngự sử Nguyễn Thái Bạt, Lễ Bộ Đàm Thận Huy, Tham Chính sứ Nguyễn Duy Tường, Nguyễn Tự Cường, Bình Hồ Bá Nghiêm Bá Kỳ, v.v. Ngoài ra còn có rất nhiều quan lớn nhỏ khac tự tử chết hàng loạt. Sử sách ghi tên các ông đó nửa trang giấy, đại đa số là người gốc Thanh Hóa Nghệ An. Một số di thần nhà Lê khác chạy về quê Thanh Hóa Nghệ An lo chuyện khôi phục và cầu cứu nhà Minh.

Bên Thiên quốc có quan Đại học sĩ Từ Phổ bước ra tâu với Minh đế : "Đất An Nam ở phía Tây Nam, gốc không phải Hoa Hạ, phong tục riêng biệt. Trong tất cả các giống mọi rợ bốn phương, rợ An Nam khôn nhất…". Sau khi nghị luận, Minh Thế Tông quyết định Nam chinh để khôi phục họ Lê. Quân lính từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam xung trận. Các tỉnh khác như Tứ Xuyên, Hồ Quảng, Phúc Kiến, Giang Tây có trách nhiệm cung cấp lương thảo tiếp vận cho đoàn quân Nam phạt do Cừu Loan và Mao Bá Ôn cầm binh. Mao Bá Ôn là ông cố tổ của Mao Trạch Đông sau này.

Năm 1540, trước đoàn quân Minh hùng mạnh và sau lưng là đoàn quân "phục Lê" từ Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh kéo lên, Mạc Thái tổ Mạc Đăng Dung phải cởi trần quì lạy quân Minh dâng 4 cái hang núi ở Cao Bằng Lạng Sơn. Quân Minh lui binh phong cho họ Mạc chức An Nam Đô Thống Sứ. Cái chức này không phải quốc vương nhưng vua Lê cũng từng nhận chức này rồi. Quỳ lạy quân Minh nhục thật nhưng không riêng gì Mạc Đăng Dung, tất cả các vua chúa của Đại Việt đều quỳ lạy sứ giả của Thiên Triều gởi sang tấn phong.

Thực tế thì nhà Minh đã không tới tiếp thu và cai trị bốn cái hang động vách núi đó. Từ đây miền Bắc nước ta chia hai phe đánh nhau trong một cuộc nội chiến đẫm máu. Phía nhà Mạc có vẻ được lòng dân Bắc Hà hơn vì sử ghi lại sau khi thất trận phải chiêu binh chỉ trong chớp mắt đã có 80.000 người tình nguyện làm lính đánh lại quân nhà Lê ở Thanh Hóa.

So với những vua cuối triều Lê, nhà Mạc không làm điều gì xấu xa bại lý thương luân cả. Nhà Mạc tồn tại 145 năm chia ra 2 thời kỳ : 1/ cai trị toàn cõi Bắc Hà 65 năm và 2/ cai trị Cao Bằng-Lạng Sơn 80 năm. Cuộc nội chiến này kéo dài 65 năm giữa người Kinh Bắc nhà Mạc và người Thanh Hóa Nghệ An nhà Lê. Đánh trên 40 trận, mỗi trận huy động từ 20.000 tới 100.000 lính. Lúc đó dân số nhà Mạc là 5 triệu người và dân số nhà Lê là 3 triệu người. Coi như người Cửu Chân, tức Thanh Hóa Nghệ An, đánh với người Giao Chỉ, Bắc phần của nước Việt chết nhiều không biết bao nhiêu mà nói. Thù thời Lý mang ra tính sổ 500 năm sau.

Trở lại với hành vi dâng bốn cái hang núi của Mặc Đăng Dung cho nhà Minh là nhằm mục đích ngăn chặn không để quân Minh đánh chiếm nước Việt.

Nguyễn Phú Trọng dâng ba đặc khu để người Tàu vào càng đông càng vui

Thời hiện tại thế kỷ 21 chúng ta có ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thơ đảng cộng sản ở Hà Nội. Chức này tương đương với An Nam Đô thống sứ của vua nhà Mạc.

mac2

Ông Nguyễn Phú Trọng là một nhà bán nước có tên tuổi.

Luận nguồn gốc thì họ Mạc là dòng dõi thiên tử nhà Châu, ông Nguyễn Phú Trọng có dòng dõi khác thường là hậu duệ của Tề Thiên Đại Thánh trong Tây Du Ký. Ông theo ông Hồ Chí Minh từ bên Tàu về miền Bắc định cư trong hang động Pắc Bó là một trong bốn cái hang mà Mạc Đăng Dung dâng cho nhà Minh (Trung Quốc).

Ông Nguyễn Phú Trọng là một nhà bán nước có tên tuổi. Ông bán các đặc khu kinh tế 99 năm cho Trung Quốc như là các tỉnh biên giới phía Bắc (từ Hà Giang đến Quảng Ninh), các địa danh nổi tiếng trong vịnh Bắc Bộ (từ các đảo trong vịnh Bái Tử Long đến vịnh Hạ Long), rồi từ bắc miền Trung xuống miền Nam (Hà Tĩnh, Vân Đồn, Tây Nguyên, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc) và nhiều nơi khác, với mục đích lôi kéo người Tàu vào nước Việt Nam càng đông càng vui và khi những người này thu càng nhiều quyền lợi thì họ lại càng không muốn về nước, không những thế họ còn kêu gọi bà con thân thuộc từ bên Tàu vào càng nhiều thêm để gây bè cánh. Có gì sung sướng bằng được sinh sống trên một lãnh thổ nước mà chính quyền địa phương không có quyền gì đối với họ, và nhất là được tự do thu lợi mà không phải đóng một đồng thuế nào, ngoài tiền hối lộ cho người cho thuê đất. Người Tàu sẽ ở lại vĩnh viễn trên đất Việt Nam.

Mấy cái hang mai hang mễnh mà Mạc Đăng Dung dâng cho Tàu không có giá trị kinh tế chiến lược gì hết. Mạc Đăng Dung dâng hang động trên vùng núi non hiểm trở để cho Tàu rút đi. Nguyễn Phú Trọng dâng những đặc khu kinh tế chiến lược để cho người Tàu vào khai thác và ở lại.

Những đặc khu mà Nguyễn Phú Trọng dâng cho Tàu đều có giá trị kinh tế, chiến lược, văn hóa cao và có khả năng phát triển vững mạnh và vĩnh viễn thành khu người Tàu. Dân Việt trong dịch vụ bán nước này không hưởng được một quyền lợi nào, ngoài quyền được tuyển dụng vào làm công dọn dẹp phòng ốc và phục dịch người Tàu.

Ông Trọng dâng đất cho Tàu không để cầu phong như Mạc Đăng Dung mà là để được người Tàu khen, khen như Đại học sĩ Từ Phổ từng khen : "Trong tất cả các giống mọi rợ bốn phương, rợ An Nam khôn nhất". Được người Tàu khen có sức thu hút vô biên đối với người trong hang chui ra như ông Trọng vậy.

Võ Thanh Liêm

(06/06/2018)

Tài liệu tham khảo :

1. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, nhà Nguyễn

2/ Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư, nước Việt Nam Cộng Hòa

Tác giả :

Võ Thành Liêm là tiến sĩ bịnh lý học (Pathology) Đại học Melbourne và đang hợp tác/chủ cổ đông của công ty tư nhân Nohla Therapeutics tại Seattle USA để sản xuất tế bào phôi đa năng từ cuốn rún trị ung thư .

.

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm
vendredi, 27 avril 2018 16:33

Trí nhớ của nước

Tôi tin rằng nước có linh hồn và trí nhớ của nước được thể hiện bằng bóng hình long lanh mà chúng ta nhìn thấy. Trí nhớ của nước bao giờ cũng trung thực. Mọi hình ảnh, hoàn cảnh, con người đều được nước chụp lấy và ghi vào trí nhớ bàng bạc mênh mông.

mytho1

Echo và Narcissus (1903) vẽ bởi J.W. Waterhouse © Walker Art Gallery, Liverpool - Narkissus lần đầu tiên nhìn thấy bóng mình trên mặt nước và đã say mê vẻ đẹp của chính mình

Thần thoại Hy Lạp có kể rằng ngày xưa có một chàng trai tên Narcissus lần đầu tiên nhìn thấy bóng mình trên mặt nước và đã say mê vẻ đẹp của chính mình, chàng không nhìn lên được nữa.

Nước tự ngàn xưa là một tấm gương để mọi người cùng soi. Bà Huyện Thanh Quan đã từng nhìn nước mà buồn cho cảnh phế hưng trong bài thơ thất ngôn bát cú 'Thăng Long Thành Hoài Cổ' :

Tạo Hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, 
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

Nữ sĩ cho rằng nước có thể đau lòng trước cảnh đổi thay quá nhanh chóng của thời cuộc.

Tiếng Việt Nam ta danh từ 'nước' còn được dùng để chỉ 'quốc gia'. Quốc gia vốn là một danh từ vay mượn từ tiếng Tàu. Chúng ta không có danh từ nào ngoài 'nước'. Điều này mang tính cách lịch sử vì những vì vua lập quốc của Văn Lang, Đại Việt đều là di dân Trung Hoa như là vua Hùng con cháu vua Thần Nông của Tàu, vua Triệu Đà, họ Khúc, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Mạc là những người Tàu qua khai phong lập 'Quốc'.

Trí nhớ của nước (quốc gia) là gì nếu không là lịch sử ? Một cá nhân có thể nhìn xuống nước (H2O) để thấy bóng mình. Một dân tộc nhìn vào lịch sử để tìm hiểu đất nước dân tộc mình. Nước (H2O) có thể đục và có thể trong. Vận nước (quốc gia) cũng có lúc suy lúc thịnh. 

Trí nhớ của nước (quốc gia) thể hiện qua lịch sử không thể không trung thực. Thế nhưng tôi đã xem qua nhiều cuốn sách sử xuất bản từ Việt Nam đã bóp méo lịch sử một cách thảm thương. Có nhiều cuốn viết để chửi rủa thật là tồi dở.

Những người viết sử Việt Nam cũng cố ý không nhắc đến cú cải cách ruộng đất ngoài Bắc năm 1955 và cú đánh tư sản tàn bạo trong Nam kéo dài từ năm 1975 đến mãi năm 1982 mới chấm dứt. Cả hai giai đoạn này có điểm giống nhau là đều do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và thi hành. Hàng trăm ngàn người lớn và trẻ em bị giết chết hoặc bỏ đói cho chết và nhiều triệu người chạy đi lánh nạn, một số không nhỏ đã chết vì hải tặc và làm mồi cho cá biển.

Hai biến cố quan trọng này đều đã xảy ra trong thời bình và đều do người Việt giết hại người Việt. Hai trường hợp xảy ra cách nhau 20 năm chứng tỏ là chính phủ cộng sản Việt Nam nghĩ rằng hành động cải cách ruộng đất năm 1955 là đúng cho nên họ lập lại tích cực hơn vào năm 1975 tại miền Nam. 

Sự việc không nhắc đến hai vụ bách hại người dân trong sách sử do chính phủ viết ra hôm nay đã không thể khẳng định chính thức là chính sách đó đúng hay sai ? Nếu đúng thì nó có được mang ra áp dụng trở lại trong tương lai hay không và nếu đúng thì tại sao chính phủ cộng sản Việt Nam không hãnh diện ghi thành tích diệt tư sản vào curriculum vita để xin gia nhập WTO ? Nếu chính sách này sai thì ai chịu trách nhiệm và những đất đai nhà cửa, tiền vàng cướp được có trả về cho thân nhân của nạn nhân còn sống sót hay không ?

mytho2

Nhiều cuốn sách sử xuất bản từ Việt Nam đã bóp méo lịch sử một cách thảm thương

Lịch sử là trí nhớ của nước (quốc gia) nhưng khi trí nhớ này lại hay quên thì con người ta mắc một tật bệnh gọi là đãng trí. Khi đãng trí người ta không biết mình là ai và đã làm những gì cho nên người bệnh có thể lập lại nhiều lần một câu chuyện và làm lại những hành động đã làm rồi dù hành động đó đúng hay sai.

Bóp méo lịch sử là một chuyện đã từng xảy ra nhiều trong quá khứ, không mới lạ gì. Triều đại này viết xấu về triều đại kia.

Có những triều đại lại quên luôn không viết sử như là nhà Hồng Bàng, nhà Lý và nhà Trần. Nhà Hồng Bàng có hai ngàn năm khuyết sử. Nhà Lý suốt hơn hai trăm năm đã làm những việc hiển hách như phạt Tống, bình Chiêm, dời đô về Thăng Long, dựng Văn miếu thế mà họ không viết cuốn sử nào cả.

Đầu triều Trần có ông Trần Tấn viết sử Việt Chí ghi chuyện nhà Lý trở về trước. Về sau có lẽ lu bu đánh giặc nhiều nên không có cuốn sử nào khác cho đời Trần. Dù đánh nhau với Mông Cổ oai hùng như vậy nhưng đến đời Lê mới có sử viết về giai đoạn này (Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu và Đại Việt Sử ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên). Một tôn thất nhà Trần là Chiêu Quốc Vương Ích Tắc theo giặc qua Tàu sống có viết cuốn gia phả gọi là 'Trần triều ngọc điệp' nhưng là sử gia đình mà thôi. Ông Trần Trọng Kim có liệt kê mấy cuốn sách bị nhà Minh tịch thu mang về Tàu. Họ không tịch thu sử ký. 

Một thói quen đặc biệt của người Việt Nam là không quan tâm đến lịch sử dù có bị ép buộc phải học, họ cũng quên ngay rất nhanh. Có một số bài đăng trên ‘Tuổi Trẻ’ cũng than phiền vấn đề kiến thức của thế hệ trẻ hôm nay về lịch sử rất giới hạn.

Người Việt Nam hẳn phải mặc cảm hình dạng của chính mình như thế nào nên mới không thích soi gương qua lịch sử. Có lẽ nhờ vậy nên lịch sử dù bị bóp méo, bỏ quên, nước và dân tộc vẫn còn hiện diện cho đến ngày hôm nay vì người ta xưa giờ chỉ biết yêu nước H2O mà thôi. Họ chiến đấu để bảo vệ nguồn nước hay khắc phục sức mạnh tàn phá của nước vì nhu cầu sinh tồn như một phản xạ tự nhiên, vô tư, không toan tính sâu xa.

Đi một vòng các phòng tranh tại Sài Gòn, không một bức tranh nào của Việt Nam có hình thanh niên con trai ! Tôi đã xem qua rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tranh ảnh đủ loại của thế giới Đông và Tây. Các tay danh họa thế giới vẽ cảnh rất thực. Một xã hội bình thường có cả nam lẫn nữ, trẻ và già sống động. Những bức tranh vẽ Việt Nam bất kỳ cảnh thành thị hay nông thôn, chỉ có toàn hình đàn bà, mặc áo dài đời Nguyễn, đội nón lá, tóc dài và mặt cô nào cũng rất giống nhau. Chung quanh họ, trong tranh, kể cả người phu xích lô cũng là đàn bà.

Các họa sĩ Việt Nam vẽ cảnh Việt Nam và ngở rằng họ phản ánh và ghi lại hình ảnh thân thương của quê hương. Thật ra không hẳn là như vậy. Những cảnh họ vẽ nằm trong một tấm gương không trung thực. Tôi đã thấy xã hội Việt Nam có đàn ông, con trai, đàn bà và con gái. Người ta mặc quần jeans, đội nón vải, nón kết, áo đầm, áo tây, áo xẩm đủ cả và họ mặc áo dài xưa ngày một ít. 

Khi người ta soi gương, một tấm gương không trung thực, họ sẽ thấy hình dáng ai khác mà tưởng lầm là chính họ. Khi người Việt Nam nói yêu nước thật ra là người Việt Nam yêu một cái gì khác như căn nhà, dòng sông, gia đình, gia súc hoặc tài sản.

Nước mà họ yêu thật sự là nước (H2O) chớ không phải nước với nghĩa quốc gia theo tiếng Tàu. Như thế cũng phải thôi vì nước H2O rất quan trọng. Mọi sinh vật và con người đều cần nước để uống, để tắm gội, để trồng trọt, để chăn nuôi và để sống.

Quản lý nước là quản lý sự sống nói chung. Khi bị đãng trí người ta rất có thể đái vào chén nước rồi đưa lên mồm mà uống luôn. Một người không bị đãng trí thường cố gắng giữ nguồn nước cho trong sạch bằng cách không xả uế vào nguồn nước uống.

Việt Nam ngày nay đã hết rừng và không còn cây. Việt Nam có nguy cơ trở thành và có lẽ đã trở thành một nước không có trí nhớ.

Võ Thanh Liêm

(27/04/2018)

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm

Bài viết này đặc biệt nói về Trung Quốc và tương lai của Ấn Độ - Thái Bình dương tiền bán thế kỷ 21.

tcb2

Tập Cận Bình cổ võ cho Con đường tơ lụa (Một con đường một vòng đai) và Giấc mơ Trung Hoa

Trung hoa là một nước xưa cổ, có nền văn minh lâu đời... Kinh tế của Trung Quốc phát triển vượt bực từ 30 năm qua. Chiến tranh thì Trung Quốc thắng Mỹ tại Việt Nam, tiêu diệt đồng minh của Mỹ trên toàn cõi Đông dương. Nhìn trên đồ thị kinh tế, chính trị, quân sự thì Trung Quốc tiếp tục phát triển, lấy lại phong độ của thế kỷ 16-17 thời Minh-Thanh và sẽ thống trị thế giới.

Nếu Trung Quốc chỉ cần tiếp tục con đường đang đi, không cần thay đổi thì năm 2035 Trung Quốc là siêu cường quốc số một. Các nước quanh Trung Quốc nộp cống xưng thần.

Tuy nhiên, nhìn kỹ lại thì không có gì bảo đảm vị trí siêu cường đó sẽ lọt vào tay Trung Quốc.

Năm 2035 dân số Trung Quốc sẽ bị lão hóa nặng, 2 người trẻ đi làm nuôi 1 người già nghỉ hưu. Trung Quốc đang mắc nợ tới 280% GDP do đó không còn giữ vị trí đáng nể. Chi phí cho quân sự tăng 50%, nhanh hơn tăng trưởng GDP mỗi năm. Cứ như vậy, Trung Quốc không thể để tình trạng này kéo dài vĩnh viễn. Ước muốn tăng tiêu thụ nội địa thay cho xuất cảng rất khó vì tuyệt đại đa số người giàu hiện nay toàn là người trong đảng cộng sản, khả năng tiêu thụ hàng hóa nội địa rất thấp. Hơn nữa Tập Cận Bình đang chống tham nhũng, số người giàu trong Đảng cộng sản Trung Quốc không dám xài tiền vì sợ vô tù.

Trung Quốc thuở xưa có nhiều nước chư hầu và dễ dàng hù dọa các nước nhỏ mà không cần phải làm gì hết. Đừng quên thời Minh không có những cường quốc Tây phương tranh giành thị trường và ảnh hưởng của Trung Quốc. Thời Minh chưa có cường quốc Hoa Kỳ. Đồng minh của Trung Quốc hiện nay gồm có Việt Nam, Bắc Hàn và Pakistan. Không có gì là ghê gớm.

Trung Quốc hiện nay đang giữ nhiều công khố phiếu Mỹ, đây là mối lo nhiều hơn là mối lợi cho Trung Quốc. Con nợ này của Trung Quốc rất mạnh, võ trang tận răng. Chọc giận nó, nó sẽ quịt nợ, dựng rào thuế quan và ngưng mua hàng hóa thì Trung Quốc sẽ đối diện ngay với nạn thất nghiệp và bất ổn xã hội sẽ tràn lan khắp lãnh thổ Trung Quốc.

Lịch sử 4000 năm không giúp ích gì cho Trung Quốc khi phải đánh nhau với những nước có tuổi đời trẻ hơn nhưng lại khỏe mạnh hơn. Chiến tranh nha phiến đời Thanh đã làm chứng cho điều đó.

Ông Trump dang đưa quan hệ Mỹ - Hoa vào giai đoạn phức tạp và gay cấn hơn thời Obama. Bóng ma của cuộc chiến nha phiến thời vua Đạo Quang đang lững lờ trở lại. Chiến tranh vì bất đồng ngoại thương. Ngoài bất đồng về ngoại thương hôm nay chúng ta còn thấy một nguy hiểm khác, đó là cái bẫy Thucydides trap, nghĩa là chiến tranh giành ngôi bá chủ.

Thucydides, người đã viết lại lịch sử chiến tranh Peloponnesian thời Hy-Lạp, cho rằng sức mạnh kinh tế quân sự của thành Nhã Điển (Athens) đe dọa sức mạnh của Sparta khiến chiến tranh giành ngôi bá chủ không tránh khỏi.

Sử gia Graham Alison cho biết trong 500 năm qua có 15 lần thay đổi vai trò bá chủ thế giới thì đã có 11 lần xảy ra chiến tranh.

Hôm nay Trung Quốc đang thách đố Hoa Kỳ về ngôi vị bá chủ này. Chúng ta không phải chỉ có một mà đến hai lý do để hai đại cường Hoa-Mỹ lâm vào thế đối đầu nảy lửa với nhau.

Ở đây, chúng ta đang chứng kiến bóng ma cuộc chiến tranh Nha phiến đời Thanh và cái bẫy Thucydides lặp lại và đi chung với nhau. Ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia mới của tòa Bạch ốc nói rằng 'chúng ta đã có cái nhìn sai lạc và ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ vươn lên trong hòa bình. Thực tế đã ngược lại, Trung Quốc không những đang chuẩn bị chiến tranh mà còn thách thức Mỹ bằng võ lực, đặc biệt là trên vùng Biển Đông. Tuy rằng Mỹ không tranh giành tài nguyên Biển Đông với ai, nhưng Mỹ cũng không muốn tài nguyên đó lọt vào tay Trung Quốc, một đối thủ vừa kinh tế lẫn quân sự. 

Đúng là ông Trump đang khơi động chiến tranh mậu dịch, đánh thuế lên 1.300 mặt hàng made in China với một tổng trị giá ước lượng trên 100 tỉ US dollars sẽ thu về cho ngân sách. Tập Cận Bình chắc chắn sẽ không để bị mất mặt và sẽ tỏ ra cứng rắn tương tự chứ không lùi bước.

Tuy nhiên lý do kinh tế không là tất cả. Còn lý do khác nóng hơn, đó là ảnh hưởng chánh trị. Mặc dù kinh tế và sưc mạnh quân sự của Trung Quốc chưa thể đương đầu trực diện với Mỹ, do đó chưa phải là đối thủ của Mỹ. Hiện nay Trung Quốc đang cường sự hiện diện tại khắp nơi qua Con đường tơ lụa mới, trên đất liền từ Trung Á đến Châu Âu, trên biển từ Đông Nam Á qua Ấn Độ Dương, xuyên Địa Trung Hải đến Bắc Phi và Nam Âu.

Vấn đề là trong cuộc chạy đua đường dài này, khả năng kinh tế và quốc phòng của Trung Quốc rất giới hạn, chưa đủ tầm vóc để trang trải trên một địa bàn quá lớn và quá phức tạp mà ngay cả những siêu cường quốc Tây Âu đầy kinh nghiệm, và ngay cả Hoa Kỳ hiện nay cũng không dám nghĩ tới. Những số tiền khổng lồ bỏ ra để xây dựng hạ tầng và mua chuộc khai thác tài nguyên tại Châu Phi hiện nay coi như mất trắng : giá cả dầu thô và quặng mỏ bán trên thị trường thấp hơn giá thành mà các công ty xí nghiệp Trung Quốc đang khai thác, do đó chỉ có lỗ và lỗ.

Ai cho rằng chiến tranh mậu dịch hoặc quân sự là đi ngược lại quyền lợi kinh tế quốc gia thì người đó cố tình quên đi yếu tố văn hóa và lịch sử.

Văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa độc tôn, muốn thống trị tất cả, muốn thu tất cả tài nguyên và của cải trên thế giới vào tay mình. Trung Hoa là nước trung tâm, tất cả mọi dân tộc hay sắc tộc đều phải quy phục và triều cống.

Lịch sử nước Trung Hoa là một chuổi dài những cuộc chiến tranh tiêu diệt : không ai có quyền khác biệt. Một thí dụ : không mộ phần nào của người chống đối còn nguyên vẹn, không một ngôi mộ vị vua hay hoàng đế nào còn để lại vết tích nếu không được giấu kỹ.

Trong cuộc đọ sức về kinh tế lần này với Hoa Kỳ, chắc chắn Tập Cận Bình và bộ tham mưu đã bàn thảo rất kỹ. Đụng Mỹ thì Trung Quốc sẽ thua. Thua kinh tế thì sẽ thua luôn quân sự. Do đó, trong những ngày sắp tới chúng ta sẽ thấy Trung Quốc một mặt thì cứ lên gân, mặt kia thì tìm cách đi đêm hay nhượng bộ để không bị mất mặt.

Với một đối thủ có lối suy nghĩ bình thường thì rất dễ tiên đoán phản ứng, nhưng với Donald Trump thì rất khó, vì đây là một vị tổng thống không được tôi luyện trong chốn quan trường chính trị, quân đội hay ngoại giao. Donald Trump chỉ là một doanh nhân, do đó chỉ biết và có một ưu tư duy nhất là tiền.

Tập Cận Bình biết rất rõ điều này. Ông Tập đã cố gắng mua chuộc vòng đai thân tình của Donald Trump bằng tiền. Nếu ít tiền không được thì nhiều tiền. Điều này có thể thành công với những người làm chính trị có cuộc sống thanh đạm, nhưng với Donald Trump thì chỉ như nước đổ lá môn, bao nhiêu tiền cũng không đủ.

Giải pháp hay nhất cho Tập Cận Bình là mềm dẻo, thương lượng trong hòa bình. Vấn đề là những cố vấn thân cận của Donald Trump hiện nay là những diều hâu về kinh tế : John Bolton và Peter Navarro, hai người có lập trường chống Trung Quốc kịch liệt. Những ngày sắp tới sẽ rất khó khăn cho Tập Cận Bình và Giấc mộng Trung Hoa của ông. Do đó thế kỷ 21 này sẽ không là thế kỷ của nước Trung Hoa cộng sản.

Trong cuộc đối đầu thương mại giữa hai đại siêu cường này, chỗ đứng của Việt Nam ở đâu ?

Nếu không có gì thay đổi, đảng cộng sản và nhà nước cộng sản Việt Nam, như lịch sử đã chứng minh, luôn đứng về phía cộng sản, không phân biệt chủng tộc hay vùng miền. Phía mà đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay chọn là phía Trung Quốc. Những tiếp cận với phương Tây chỉ là hỏa mù.

Khôn hay dại ? Mỗi người Việt Nam phải tìm cho mình lời giải đáp.

Võ Thanh Liêm

(12/04/2018)

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm

Trong đế quốc Việt Nam 'Xa Thư Vạn Lý Đồ' của chúng ta có nhiều nước nhỏ bên trong mà quan trọng nhứt là nước Đại Việt (大越), trước kia là Văn Lang, của dân tộc Kinh miền Bắc. Rất quan trọng.

Nước Văn Lang (文郎) khởi nguồn năm 2879 trước công nguyên, tính đến nay là 4896 năm. Diện tích nước dưới 100.000 km2, tức là bằng 1 phần 3 diện tích đế quốc Việt Nam của nhà Nguyễn.

vanlang1

Phỏng ước lãnh thổ hai nước Văn Lang (màu vàng) của các vua Hùng và xứ Nam Cương (màu xanh lục) của Thục Phán, sau này hợp nhất thành nước Âu Lạc… (Wikipedia)

Theo chánh sử đời Lê sơ thì những vương triều của nước Văn Lang này có gốc là người bên Trung Hoa bao gồm họ Hồng Bàng, nhà Thục, nhà Triệu, nhà Hán, nhà Đường, Ngũ đại vào năm 906 sau công nguyên, tổng cộng 3785 năm. Sau đó chúng ta có nhà Trần và nhà Hồ gốc bên Trung Quốc, người Phúc Kiến và Chiết Giang thì thêm 195 năm. Hết thảy bề dày lịch sử nước Văn Lang và Đại Việt xưa, có 3980 năm được cai trị và dìu dắt bởi các vua chúa Trung Hoa và gốc Trung Hoa qua các giai đoạn thuộc địa và độc lập, và 18,7% người An Nam gốc Kinh tự cai trị.

Trong thời gian từ 1883 đến 1954, nước Đại Việt bị Pháp đô hộ, lại mất thêm 71 năm nữa. Thời gian người Việt, An Nam hay Kinh cai trị là 17,4%.

Trong giai đoạn cộng sản từ 1954 tới năm 2017 này, chánh trị văn hóa lịch sử và cá nhân ông Hồ Chí Minh từ bên Tàu qua nên tôi cho rằng cũng là Tàu, thì trừ 63 năm vào đó, thời gian người An Nam tự trị, nghĩa là tự cai trị bởi người Việt hay An Nam hay Kinh, còn lại là 782 năm... Đó là 15,9% của lịch sử 4896 năm.

Tôi cho rằng nhà Lý của Lý Công Uẩn gốc Việt nhưng theo nhà sử gia cộng sản Trần Quốc Vượng thì nhà Lý cũng là người Tàu thì trừ thêm 215 năm nữa. Còn lại 567 năm được người Việt cai trị. Đó là 11,6% của 4896 năm lịch sử.

Trong suốt chiều dài lịch sử thì hai dân tộc của hai miền Bắc và Nam của đế quốc Việt Nam chỉ có duy nhất 81 năm sống chung tương đối hòa bình. Đó là thời gian từ 1802 đến 1883, tức 1,71% trong dòng lịch sử 4896 năm, người Việt có chung ông hoàng bà chúa và chung lịch sử vui buồn lẫn lộn, đó là triều nhà Nguyễn gốc Thanh Hóa, Gia Miêu…

vanlang2

Bản đồ vương quốc Đại Nam năm 1844 (trích từ bản đồ vùng Viễn Ấn (Hinter Indien) của Carl Christian Franz (1788-1874) - Wikipedia

Than ôi, nhà Nguyễn và đặc biệt Cao Hoàng Gia Long lại bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội viết sách chửi rủa, hơn cả chửi Mã Viện, Minh Thành tổ, Mao Trạch Đông. Trước nhà Nguyễn và sau nhà Nguyễn hai miền Nam Bắc chỉ có giao thiệp với nhau bằng võ lực mà thôi.

Nơi đây tôi ngưng viết. Mọi người tự lấy ra kết luận riêng của mình.

Úc, 19/09/2017

Võ Thanh Liêm

Additional Info

  • Author Võ Thanh Liêm
Published in Quan điểm
Trang 1 đến 2