Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

04/10/2018

Coi chừng lịch sử lặp lại !

Võ Thanh Liêm

Những ai sanh ra thập niên 1990 không có nghĩa phải mù chuyện xảy ra trước đó 10 năm. Tìm hiểu thì có khi rành hơn người sống 1980.

ls1

Cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung hôm nay : mọi tin tức liên quan đều đưa ta kết luận là Trung Quốc đang thua và kinh tế suy sụp nhanh chóng

Năm 2018 chúng ta đi vào giai đoạn thú vị trong quan hệ Mỹ-Trung mà nước Việt Nam của chúng ta kẹt vào giữa tranh chấp đó ở mọi phương diện không riêng kinh tế. Hãy nhìn lại trận chiến mậu dịch giữa Mỹ và Nhật thập niên 1980. Tôi nhớ rằng năm đó tôi học trung học thì có cảm giác kinh tế Nhật sẽ trùm lên cả 2 nước Úc và Mỹ. Mọi người kháo nhau đi học tiếng Nhật chuẩn bị làm bồi bàn cho Nhật.

Bài tập môn kinh tế của chúng tôi thì cứ viết toàn chuyện đào khoáng sản, bán đất đai, nhà cửa cho Nhật. Hàng hóa Nhật tràn ngập thị trường. Người ta nói tới Nhật đá Mỹ ra khỏi địa vị chủ đạo. Ông tổng thống Ronald Reagan đối đầu với Nhật mạnh bạo, tấn công bằng quan thuế bằng hối đoái, thay đổi luật chơi không khác ông Trump bây giờ. Kết quả nước Nhật thua đi vào suy trầm. Suy trầm của nước Nhật không 2 hoặc 3 năm mà là 30 năm qua rồi. Người Nhật già đi, trẻ sanh ra ít và không có lạm phát. Giá cả cứ sụt. Kinh tế Nhật chỉ mới ngóc đầu lên chút ít dưới thời ông Shinzo Abe thôi. Chuyện lịch sử này đưa ta đến cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung hôm nay.

Mọi tin tức liên quan đều đưa ta kết luận là Trung Quốc đang thua và kinh tế suy sụp nhanh chóng. Họ ngồi trên 1 núi nợ, nợ nước ngoài và nợ lẫn nhau. Khác với Nhật năm xưa là trái phiếu của Nhật do người Nhật tự mua. Trung Quốc đang thua và sẽ thua Mỹ. Nhưng vào thập niên 1980 Nhật không có quân đội hùng mạnh. Trung Quốc giờ thua như Nhật 30 năm trước nhưng có quân đội hùng mạnh và Tập Cận Bình có uy quyền tuyệt đối thì cơ hội giải quyết bất đồng bằng võ lực cao lắm.

Tới đây chúng ta có thể tìm thấy một điểm tương đồng khác trong lịch sử để đoán tương lai. Đó là Trung Quốc hôm nay rất giống nước Pháp thời hoàng đế Napoléon đệ Tam. Thời đó còn gọi là Đệ nhị đế chế 1852-1870.

Nếu có ai trong chúng ta quên Napoléon III thì nhất định vua Tự Đức phải nhớ. Chiến thuyền Catinat của hải quân Pháp bắn vào Tourane trước mắt vua Tự Đức ngày 16 tháng 9 năm 1856. Catinat là tên con đường nên thơ nhất của Sài Gòn chắc ai cũng nhớ. Sau này là là đường Tự Do, gần nhà Quốc hội. Napoléon III là nhà quân chủ chuyên chế, ông tung ra nhiều chương trình phát triển kinh tế, xây dựng đô thị và hạ tầng cơ sở ở qui mô chưa từng thấy. Paris đẹp đẽ nguy nga hôm nay một phần cũng nhờ công của ông hoàng đế này.

Giới trung lưu giàu có trở nên đông đảo hơn, họ sung sướng không quan tâm tới vấn đề dân chủ, tự do chánh trị. Về đối ngoại Napoléon III bang giao với đế quốc Anh mở rộng ngoại thương. Lập thương điếm ở Thái Lan và ký thỏa ước mậu dịch kinh doanh truyền đạo tới Châu Phi, đi chiếm thuộc địa và dĩ nhiên đánh chiếm nước Đại Nam của ta. Nhưng rồi vì phát triển quá nhanh, quá sức kinh tế Pháp gặp khó khăn và ước vào giai đoạn suy trầm, thừa cơ đó đế quốc Đức tấn công Pháp. Cuộc chiến giữa hai siêu cường tổn thất nặng thuộc về nước Pháp. Thất bại chiến tranh lụn bại kinh tế chấm dứt đế chế thứ hai năm 1870 nhường sân khấu chánh trị cho nền Đệ tam Cộng hòa Pháp.

ls2

Vì phát triển quá nhanh, quá sức, kinh tế Pháp gặp khó khăn và bước vào giai đoạn suy trầm, thừa cơ đó đế quốc Đức tấn công đế quốc Pháp. Cuộc chiến giữa hai siêu cường tổn thất nặng thuộc về nước Pháp

Hãy so sánh thì Trung Quốc đang rất giống như Pháp thời đó. Trung Quốc xây dựng thành phố, đường cống như điên. Một mặt tung tiền và quân sự ra các nơi như Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Âu. Kinh tế Trung Quốc đang đi xuống.

Trung Quốc chỉ cần chiến tranh với Mỹ nữa thì đế chế Trung Quốc cộng sản tan rã vì lâm vào hoàn cảnh của Napoléon III.

Võ Thanh Liêm

(04/10/2018)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Võ Thanh Liêm
Read 1361 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)