Trong cuộc họp trực tuyến ngày 15/12/2022, tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho chính phủ Nga lập kế hoạch phát triển kinh tế bốn vùng chiếm từ Ukraine :Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia, để đến năm 2030, những vùng này đạt mức độ phát triển như các địa phương khác của Nga. Ông Putin tiếp tục luận điệu Nga là nạn nhân"cuộc tấn công bằng những biện pháp trừng phạt chưa từng có" của phương Tây"nhằm mục đích nghiền nát nền kinh tế của chúng ta".
Từ trái sang phải : Vladimir Saldo, lãnh đạo vùng Kherson do Nga bổ nhiệm, Yevgeny Balitsky, lãnh đạo vùng Zaporijia do Nga bổ nhiệm, tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa), Denis Pushilin, lãnh đạo tự xưng vùng ly khai Donetsk và Leonid Pasechnik, lãnh đạo vùng ly khai Luhansk trong buổi lễ sáp nhập bốn vùng chiếm đóng từ Ukraine vào Nga tại điện Kremlin, Moskva, ngày 30/09/2022. AP - Grigory Sysoyev
Tuy nhiên, chủ nhân điện Kremlin khẳng định :"Cuộc tấn công đó đã thất bại và người dân chúng ta đã thể hiện đoàn kết". Kể từ khi phát động"chiến dịch quân sự đặc biệt", ông Putin không ngừng dựa vào tinh thần dân tộc của người Nga để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine. Một chiến thắng chớp nhoáng sẽ củng cố quyền lực gần như tuyệt đối của ông, như những nhà lãnh đạo độc tài vẫn làm trước đây, theo nhận định của ông Stanislav Shalunov trong bài viết"Vladimir Putin’s failing invasion is fueling the rise of Russia’s far right" (Cuộc xâm lược thất bại của Vladimir Putin đẩy cực hữu của Nga lên cao) đăng trên web Atlantic Council ngày 14/12/2022.
Thất bại quân sự sẽ làm giảm uy quyền trong nước của ông Putin
Tác giả bài viết cũng nhắc lại những bi kịch vì thất bại đối với những nhà lãnh đạo chuyên quyền trước đó :Khrushchev sau khủng hoảng tên lửa Cuba, hay tập đoàn quân sự Achentina sau vụ tấn công quần đảo Falkland (Malvinas theo tiếng Tây Ban Nha). Ông Putin đã thắng nhiều ván bài trong sự nghiệp chính trị. Có thể do quá tự tin, ông muốn tung chiến dịch chớp nhoáng để buộc Ukraine khuất phục và dằn mặt phương Tây.
Tuy nhiên, chiến dịch dự kiến vài ngày đã kéo dài đến nay 10 tháng. Ông Putin ở thế"đâm lao phải theo lao" vì không thể nuốt lời hứa hùng hồn trước chiến dịch và càng không thể gián tiếp xác nhận thất bại trên chiến trường, trong khi người dân được tuyên truyền từ hàng chục năm nay về tính ưu việt của vũ khí Nga, về độ tinh nhuệ của quân đội Nga. Những thất bại trên chiến trường của Nga mà Moskva hô biến thành"những cử chỉ thiện chí"đã không thuyết phục được phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Lực lượng này không có thủ lĩnh nhưng hiện trở thành phe đối lập duy nhất, ngày càng nguy hiểm cho tổng thống Putin.
Chính một số blogger theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã chỉ trích sự yếu kém của tướng lĩnh quân đội Nga trên chiến trường và góp phần làm nhiều chỉ huy mất chức. Những lời chế giễu của họ đi ngược hoàn toàn với chiến dịch tuyên truyền của Moskva, thậm chí gay gắt đến mức điện Kremlin phải yêu cầu họ"chú ý". Từ bóng tối (hoạt động chủ yếu trên mạng xã hội), những người tự nhận là "thông tín viên chiến trường" này trở thành khách mời trong nhiều chương trình lớn của truyền hình Nhà nước. Đa số họ đề cao tinh thần dân tộc Nga, miệt thị người Ukraine. Họ không che giấu quan điểm ủng hộ chiến tranh, ủng hộ Putin, thậm chí yêu cầu tổng động viên đàn ông trong độ tuổi chiến đấu.
Hãng tin Pháp AFP ngày 09/12 nhận định điện Kremlin và phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang bắt tay nhau trong"hôn nhân vụ lợi". Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nga đang tranh thủ thỏa thuận ngầm của điện Kremlin để áp đặt quan điểm của họ trên chính trường bị nghiền nát vì những năm trấn áp."Tinh thần yêu nước là mốt mới ở Nga", theo Roman Antonovski, chuyên gia makerting 42 tuổi và là một blogger"yêu nước" khá nổi tiếng ở Nga. Trước đây bị gạt sang bên lề, bị trấn áp vì bị coi là đối lập ở Nga, chiến tranh ở Ukraine đã đưa họ lên vị thế một trong những lực lượng chính trị năng động nhất, tự do nhất đất nước. Vụ ám sát con gái của nhà tư tưởng cực đoan Nga Alexandre Duguine cho thấy phần nào ảnh hưởng của lực lượng này.
"Hôn nhân vụ lợi"
Nhà xã hội học Lev Goudkov, giám đốc trung tâm nghiên cứu độc lập Levada, giải thích với AFP :"Điện Kremlin dựa vào những người theo dân tộc chủ nghĩa để quảng bá chiến dịch tấn công ở Ukraine". Trong bối cảnh xung đột, tinh thần này được chia sẻ đông đảo, thêm vào đó là chiến dịch kích động của truyền thông Nhà nước về sự thù nghịch của phương Tây càng giúp cổ xúy cho những thông điệp của phong trào cực đoan.
Đài phát thanh Rossia dành chương trình bình luận hàng tuần cho blogger Antonovski bảo vệ lập trường "Đế quốc Nga, bức tường thành cuối cùng bảo vệ những giá trị truyền thống". Nhân vật này mỉa mai :"Cảm ơn phong trào bài Nga của phương Tây đã gắn bó chúng ta". Theo kết quả thăm dò của viện Levada, gần 78% người Nga nghĩ rằng đất nước họ"bị đầy rẫy kẻ thù bao vây".
Một số thanh niên Nga khẳng định với AFP :"Chủ nghĩa dân tộc không hẳn là cực hữu" mà đơn giản là "hình thức cao hơn của tinh thần yêu nước". Rất nhiều trí thức trẻ Nga bị cuốn vào những nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan, bởi vì "khi tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra, họ bắt đầu nghiên cứu lịch sử đất nước". Một nghiên cứu sinh tại Moskva tự hào nói :"Châu Âu tưởng rằng những biện pháp trừng phạt của họ sẽ thúc đẩy chúng tôi lật đổ Putin, nhưng những biện pháp đó lại cho kết quả ngược lại : tinh thần yêu nước ở Nga bùng nổ".
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ thắng thế ở Nga ?
Ông Goudkov của viện Levada cho rằng nếu hiện giờ điện Kremlin đang sử dụng làn sóng chủ nghĩa dân tộc để phục vụ cho các mục đích của họ, thì sự lan rộng của một phong trào chính trị mạnh mẽ và có tổ chức như vậy có thể sẽ là một mối đe dọa chính trị trong dài hạn. Theo AFP, một khi hòa bình với Kiev được ký kết, mối quan hệ vụ lợi đó cũng sẽ kết thúc.
Giờ đây tổng thống Nga không thể lùi trong cuộc chiến Ukraine. Quân đội Nga hiện đang được quân của lãnh đạo Cộng hòa Gruzia và của Wagner hỗ trợ trên chiến trường. Cả hai lực lượng này muốn đánh đến cùng. Yevgeny Prigozhin, chủ nhân của Wagner, không còn che giấu danh tính, xuất hiện năng nổ trên chiến trường để khẳng định tính thiện chiến, hiệu quả của lực lượng bán quân sự này, trái ngược với sự yếu kém của quân đội chính quy Nga. Họ trở thành lực lượng dân tộc chủ nghĩa vô cùng cực đoan và đây có thể là một mối đe dọa cho tổng thống Putin, kiêm tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang liên bang Nga.
Ông Stanislav Shalunov, trên trang Atlantic Council, nhận định :"Vượt qua những bó buộc của cỗ máy tuyên truyền của điện Kremlin là một lợi thế lớn trong cuộc đấu giành uy tín trong công luận Nga. Điều đó sẽ biến cực hữu Nga thành một đối thủ đáng gờm trong cuộc tranh giành quyền lực nội bộ với chế độ Putin".
Hiện rất khó đoán được liệu một nước Nga hậu Putin có sẽ do lực lượng dân tộc cực đoan điều hành hay không. Tuy nhiên, ông Shalunov thấy"ít lạc quan". Thế lực của ông Putin hiện chưa bị suy yếu mạnh để nói đến việc chế độ sụp đổ tức thì, nhưng rõ ràng ông đã yếu thế hơn nhiều so với một năm trước đây.
Thu Hằng
Ngành công nghiệp ô tô có thể định hình danh tính dân tộc. Nhưng ra sao thì chưa ai biết.
Lễ chào đón chiếc ô tô Vinfast đầu tiên vào tháng 3/2019. Ảnh : AutoCafe.
Khi Vinfast tung ra mẫu xe điện mới, người người nhà nhà hứng khởi tự hào.
Họ tung hô thành tựu lớn của một "công ty quốc gia" sinh sau đẻ muộn có thể thần tốc tiến bước đến "tự sản xuất" xe ô tô điện.
Họ vui mừng so sánh ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam với các quốc gia trong Đông Nam Á.
Họ chia sẻ và dành những lời nồng nàn nhưng cũng vô cùng thân thiết cho một công ty sản xuất ô tô, về bản chất là… đa quốc tịch, như thể công ty ấy là một phần máu thịt của mình.
Những người trong ngành công nghiệp ô tô, những người hiểu sự vận hành của chuỗi cung ứng toàn cầu và tính kinh tế theo quy mô (economies of scale), hiểu vì sao nhiều quốc gia không có hứng thú hướng tới một ngành công nghiệp ô tô riêng… có thể sẽ nhận thấy các cảm xúc nói trên khá lạ lùng.
Tuy nhiên, người viết không trình bày những điểm này để khinh thường hay phê phán thứ tình cảm dân tộc nói trên. Ngược lại, người viết muốn tìm hiểu về "chủ nghĩa Vinfast" dưới góc độ là đứa con tinh thần của ngành sản xuất của toàn dân tộc. Bài viết này lý giải vì sao "Vinfast-ism" sẽ còn là động lực chính của quá trình tăng cường hóa dân tộc chủ nghĩa tại Việt Nam, bất kể những thay đổi chính trị trong tương lai, và dù đó là một quá trình khá vô định.
Đại đa số các học giả phương Tây (gồm các cây bút lừng danh như Anderson , Gellner , Smith …) đều tin rằng chủ nghĩa dân tộc (nationalism) là một quá trình cực đoan hóa các yếu tố danh tính, từ đó biến chúng thành động lực chính trị của sự tách biệt. Quá trình này do các chính khách chóp bu và giới tinh hoa chỉ đạo thực hiện.
Tuy nhiên, người viết tin rằng tư duy dân tộc, ham muốn thể hiện lòng tự tôn dân tộc và môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội hiện đại từ sau khi thời đại các đế chế chấm dứt, đã được bắt đầu và nuôi dưỡng từ chính bên trong bộ phận dân cư, củng cố bằng văn hóa vật chất (material culture), và chờ đợi ngày bùng nổ (bằng một trận đá bóng, hay một vụ xung đột vũ trang… có trời mà biết).
Và trong thế giới của văn hóa vật chất, xe hơi/xe ô tô/xe bốn bánh là điển hình của tất cả mọi kiểu mẫu cho tư duy dân tộc. Vì sao lại như vậy ?
Theo "The City and the Car " – một trong những bài báo đầu tiên bàn về mối liên hệ giữa xe ô tô và văn hóa, danh tính đương đại – ô tô là sản phẩm công nghiệp tinh túy (quintessential manufactured) của thế kỷ 20. Chúng là tạo tác đại diện toàn bộ nền công nghiệp một quốc gia, thứ phức tạp nhất một ngành công nghiệp dân dụng và đại chúng có thể sản xuất.
Nói theo tác giả nghiên cứu, xe ô tô từng là đỉnh chóp cuối cùng của chủ nghĩa tư bản, nơi những công ty biểu tượng của thời đại sản xuất ra những sản phẩm của thời đại.
Một nhà máy lắp ráp xe Toyota của Nhật tại Ontario, Canada. Ảnh : Assembly Magazine.
Không chỉ vậy, xe ô tô, chỉ sau vài thập niên phát triển và hoàn thiện, nhanh chóng trở thành thứ đáng giá thứ hai và luôn được gắn kết nhất với danh tính của một con người. Nó chỉ đứng sau bất động sản, vốn đã có hàng ngàn năm đồng hành cùng nhân loại.
Kể từ đó, chúng đồng thời cũng trở thành điểm nhấn của danh tính cá nhân. Dù là về gia đình, sự thành công, ham muốn tính dục, chủ nghĩa dịch chuyển, sự nam tính hay sự nữ tính… xe ô tô trở thành một kênh để truyền thông tin và kết nối các thành viên trong xã hội.
Sự thành công và sức mạnh của một ngành công nghiệp ô tô cũng sẽ thể hiện phức hợp kỹ thuật – xã hội hiện vận hành ra sao. Chúng ta tìm thấy chúng thông qua mối liên hệ giữa ngành ô tô với hàng loạt các ngành công nghiệp và văn hóa khác, từ phụ tùng, phân phối xăng dầu, xây dựng và bảo trì hệ thống hạ tầng, cho đến sự cởi mở mô hình giao thông vận tải và chất lượng của đường sá, khách sạn, xưởng sửa chữa, phân bổ dân cư và cấu trúc đô thị…
Vì lý do này, Kristin Ross, trong nghiên cứu đặc biệt công phu và thú vị về văn hóa Pháp có tên "Fast Cars, Clean Bodies " từ tận năm 1995 , đã ghi nhận "ngành công nghiệp ô tô, hơn bất kỳ ngành nào khác, là chỉ dấu cho năng lực sản xuất của một quốc gia". Sự tồn tại hay không tồn tại của ngành công nghiệp ô tô trong một quốc gia sẽ cho chúng ta biết mức độ phát triển và sức mạnh thực tế của nền kinh tế quốc dân. Đó là những gì tác giả đúc kết liên quan đến ngành công nghiệp đầy khói này.
Hiển nhiên, khi thế giới bước qua thập niên thứ ba của thiên niên kỷ mới, sự xuất hiện của các tập đoàn công nghệ dần khiến chúng ta tự hỏi liệu ô tô có còn giữ vai trò to lớn như xưa không ?
Theo người viết, văn hóa và danh tính xã hội gắn liền với ô tô vẫn còn đó.
Trước tiên, dù điện toán di động của hiện tại hay trí tuệ nhân tạo trong tương lai đều là những nền công nghiệp đột phá và có tính cách mạng, công nghiệp ô tô tiếp tục là chiếc phễu có thể hấp thu và tiếp nhận, biến điện toán di động lẫn trí tuệ nhân tạo trở thành các ngành công nghiệp bổ trợ cho ô tô.
Công nghệ di động điển hình từ định vị GPS, máy tính, thông tin liên lạc… đều đã được tích hợp vào văn hóa di chuyển bằng ô tô.
Trí tuệ nhân tạo áp dụng trong công nghiệp ô tô, như công nghệ giữ làn, giữ khoảng cách (adaptive cruise control), nhận diện và bảo vệ người đi đường (pedestrians warning and protection), đèn pha tự động (adaptive headlight) và xa hơn chắc chắn là xe tự lái… là những minh chứng không thể rõ ràng hơn cho thấy ô tô tiếp tục là tạo tác máy móc phức tạp nhất, tổng hợp nhất và hoàn thiện nhất mà một nền kỹ thuật dân sự có thể sản xuất.
Với vai trò điển hình và dẫn đầu của ngành công nghiệp ô tô, văn hóa – tư duy quốc gia gắn liền với nó không phải là điều quá ngạc nhiên.
Một mẫu xe Ford vào năm 1927. Với người Mỹ, xe hơi Ford đại diện cho chủ nghĩa quân bình. Ảnh : Okänd/ Tekniska Museet.
Ví dụ điển hình là Fordism (Chủ nghĩa Ford), được Hoa Kỳ và Ford, hai tên tuổi lừng danh trong ngành công nghiệp ô tô tạo ra trong thế kỷ 20.
Là một tư duy và triết lý sản xuất, do Henry Ford khởi xướng, liên quan đến quy trình sản xuất lớn và sản xuất hàng loạt, Fordism gắn kết chặt với tư duy dân chủ hóa và chủ nghĩa quân bình (egalitarianism) từng có tầm ảnh rất lớn lên sự hình thành của xã hội Hoa Kỳ.
Trong tư duy dân tộc đó, phương tiện giao thông không thể là độc quyền của một giới, một giai cấp. Nó phải được bình dân hóa và phổ biến hóa. Sở hữu ô tô phải trở thành một đặc tính chung của "người Mỹ".
Ngược lại, tại Vương quốc Anh với Rolls-Royce, Bentley hay Lanchester… ô tô luôn là biểu tượng của sự tinh tế và thịnh vượng. Ô tô không thể được sản xuất một cách đại trà hay rẻ rúng. Dù đây là một tư duy sặc mùi chủ nghĩa tinh hoa, người dân phổ thông Anh hoàn toàn đồng tình với điều này.
Xe của người Anh là hiện thân hoàn hảo nhất của chất lượng. Hay nói theo ngôn ngữ của Sean O’Connell trong quyển "The Car and British Society ", thứ phân biệt xe ô tô của Anh với mọi nơi khác trên thế giới là "chất nam tính anh ong kiểu Anh" (heroic British masculinity), hay ngắn gọn là "chất Anh" (Britishness). Đối với người dân nghèo của vương quốc, Rolls-Royce là lời khẳng định cho tay nghề thượng đẳng của người Anh (superior British craftsmanship).
Nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta cũng có thể thấy công nghiệp ô tô là nơi thể hiện rõ nhất bản chất địa chính trị và thói quen văn hóa của từng khu vực địa lý, từng quốc gia.
Công chúng Hoa Kỳ, với khung đời sống là một lãnh thổ rộng lớn, một hệ thống chính trị được phi tập trung hóa "hết cỡ" nếu so với các chính thể khác trên thế giới, nhanh chóng nhìn thấy trong ô tô một biểu tượng của chủ nghĩa cá nhân, của tự do dịch chuyển, của cơ hội khai phá – phiêu lưu và quyền sở hữu tuyệt đối.
Ngược lại, công chúng Anh, sống trong lãnh thổ chật hẹp hơn, với hệ thống phương tiện công cộng đã được phát triển hơn trăm năm trước khi xe ô tô trở nên phổ biến, không nhìn thấy sự cần kíp của quá trình quân bình hóa phương tiện di chuyển cá nhân. Từ đó, họ hài lòng phần nào với sự độc quyền và xa hoa của phương tiện di chuyển mang danh nghĩa quốc dân.
Nữ hoàng Anh trong chiếc Rolls Royce được người dân chào đón. Với người Anh, Rolls Royce là biểu tượng của giàu có và quyền lực. Ảnh : Tim Graham/ Getty Images.
Với những phân tích nói trên, có thể thấy rõ sự kết nối không thể tách rời giữa công nghiệp ô tô và chủ nghĩa dân tộc của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, nếu quốc gia đó may mắn có đủ nguồn lực để "khởi nghiệp" ngành công nghiệp ô tô của mình. Xe ô tô trở thành một phần bản năng của loài người trong trật tự xã hội mà họ tồn tại.
Như bất kỳ nền công nghiệp mới nổi nào, sự xuất hiện của ngành công nghiệp xe hơi là một điềm lành, là dấu hiệu của một nền công nghiệp tự cường và khơi nguồn của tự hào dân tộc.
Như danh tính mà Toyota xây dựng cho người Nhật, như danh tính mà Huyndai xây dựng cho người Hàn, Vinfast là niềm hy vọng của một bộ phận lớn của người dân Việt Nam. Rất tự nhiên, và cũng rất dễ hiểu.
Khi mà văn hóa giao thông Việt Nam vẫn còn lệ thuộc lớn vào xe máy, Vinfast ra đời khá đúng lúc và đúng nơi.
Ở một góc độ nào đó, Vinfast có khả năng dẫn Việt Nam đi vào thời kỳ "di động bán riêng tư" bằng xe ô tô (quasi-private mobility), vốn đã được chứng minh là có khả năng khuất phục mọi phong trào di động tư hay công khác : từ đi bộ, đi xe đạp, đi tàu hỏa, tàu điện ngầm hay kể cả xe máy.
Chính họ cũng có khả năng định hình cách mà các chính quyền của tương lai cân nhắc hệ thống công cộng trong quá trình hiện đại hóa văn hóa và tư duy của dân tộc, hay thậm chí tái tổ chức thói quen của quốc dân trong công việc, giải trí, du lịch và sinh sống. Những thứ mà có thể họ không quen, hoặc không cảm thấy khi dùng một hãng ô tô nước ngoài.
***
Vấn đề ở chỗ, xây dựng tư duy dân tộc dựa trên vật chất và các ngành công nghiệp chưa bao giờ là một con đường an toàn hay ổn định. Rolls-Royce, niềm tự hào ngời ngời của người Anh sau nửa thế kỷ huy hoàng, cuối cùng cũng bị người Đức mua lại.
Jeremy Clarkson, cây đại thụ của làng văn hóa ô tô của Anh cũng như thế giới, bức xúc trên tờ Sunday Times vào năm 2002 :
"Toàn bộ ý nghĩa của Rolls nằm ở việc chúng được những người thợ Anh chải chuốt bằng keo vuốt tóc Brylcreem (một hãng mỹ phẩm lâu đời gốc Anh – ND), mày mò sản xuất ở xứ Crewe (công xưởng gốc của Rolls – ND).
Rolls mà được các tay thợ Đức sản xuất thì chả khác gì Hoàng gia Anh thiết đãi thực khách nước ngoài món sushi trong buổi trà chiều ngoài vườn Điện Buckingham".
Tính biểu tượng, tính gắn kết của quốc dân từ đó không cánh mà bay.
Chính bản thân Vinfast hiện nay có vẻ cũng chật vật trong việc xác định một thứ triết lý dân tộc chủ nghĩa mà họ theo đuổi.
Người Mỹ theo đuổi tự do cá nhân và bình quân hóa. Người Anh theo đuổi sự sang trọng, sự hoàn hảo và những trải nghiệm thượng hạng. Người Đức theo đuổi sự vượt trội kỹ nghệ khó ai bì. Người Nhật nhấn mạnh sự ổn định, sự đáng tin cậy. Trong khi đó, người Hàn tăng cường "bám trend", theo đuổi tích hợp những công nghệ mới nhất.
Người Việt sẽ theo đuổi gì trong sản xuất ô tô của "chủ nghĩa Vinfast" để biến nó trở thành độc nhất, thật sự trở thành niềm tự hào dân tộc mà phần đông cộng đồng mong mỏi ?
Vinfast sẽ còn ở lại, và sẽ tiếp tục phát triển trong phong trào dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng thiếu vắng một niềm tin, một nền triết học dân tộc, một tư duy sản xuất dân tộc, chúng ta vẫn chỉ là những kẻ cơ hội lướt sóng chủ nghĩa tư bản trong vỏ bọc xã hội chủ nghĩa mà thôi.
Chuyện về Trần Hưng Đạo, chiến binh hóa thánh thần, và mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị.
.
***
Việc chính quyền kiểm soát tôn giáo đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Dưới chế độ cộng sản, đã có nhiều căng thẳng nảy sinh xoay quanh vấn đề tôn giáo. Nhưng kể từ năm 1986, cùng với các cải cách kinh tế và chính trị, chính quyền đã củng cố tính chính danh và quyền lực của mình bằng cách cho phép một số tôn giáo phổ biến được hoạt động, như cách mà các triều đại phong kiến từng làm.
Sự sùng bái đối với Trần Hưng Đạo, một chiến binh huyền thoại được tôn làm thánh, là một ví dụ điển hình về cách chính quyền Việt Nam sử dụng những nhân vật tôn giáo nhằm xây dựng lòng tự tôn dân tộc.
Khác với các nước Đông Nam Á láng giềng, người dân Việt Nam có một sự nhiệt thành đặc biệt đối với các anh hùng trong văn hóa chính trị và hệ thống tôn giáo. Đối với người Kinh, Phật giáo, Đạo giáo, và Thiên Chúa giáo đã cùng tồn tại với các tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống, bao gồm cả những tín ngưỡng sùng bái anh hùng.
Đền thờ Cao Đài ở Tây Ninh. Ảnh : Welsh-anni/ Wikimedia.
Lịch sử bị xâm lăng của Việt Nam là lý do giải thích tại sao việc sùng bái này vẫn phát triển và tồn tại mạnh mẽ. Từ năm 938, khi đất nước thoát khỏi 1.000 năm đô hộ của phương Bắc, người dân đã bắt đầu tôn thờ nhiều vị anh hùng thuộc nhiều thời đại khác nhau, từ những triều đại phong kiến trước kia cho đến cả chế độ cộng sản hiện nay.
Những vị anh hùng, thường được tôn vinh là thánh hoặc thần, sẽ được thờ trong đền, miếu. Những hình tượng này cũng giúp tạo nên một sợi dây gắn kết tâm linh thiêng liêng giữa quá khứ với hiện tại.
Mặc dù trong suốt thời kỳ cộng sản, chủ nghĩa vô thần chiếm vị thế độc tôn trên khắp đất nước, nhưng nhiều người vẫn tin vào sự tồn tại của linh hồn. Các vị anh hùng kết nối người dân với thế giới của những người đã khuất và tổ tiên của họ. Thờ cúng tổ tiên cũng là một thực hành thường thấy trong các tín ngưỡng địa phương.
Theo nhà sử học người Pháp Benoît de Tréglodé, hơn 60% các vị thần được thờ ở các vùng nông thôn Việt Nam là những người đã từng chiến đấu để bảo vệ đất nước.
Hình tượng các vị anh hùng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quyền lực trong nhiều triều đại Việt Nam. Mỗi triều đại đều quan tâm đến việc xây dựng và giữ gìn đền thờ của họ, nhằm giữ vững sự ủng hộ của người dân.
Trong số các vị anh hùng dân tộc, Trần Hưng Đạo là nhân vật được nhiều người biết đến nhất. Là một vị anh hùng của thời nhà Trần trong thế kỷ 13 ; theo truyền thuyết, Trần Hưng Đạo đã đánh bại quân xâm lược của Đế chế Mông Cổ. Kể từ đó, người dân đã bắt đầu sùng bái Đức Thánh Trần và lan truyền những truyền thuyết về cuộc đời ông.
Vào thế kỷ 20, Đức Thánh Trần lại nổi lên như một biểu tượng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và sau đó là cuộc chiến chống Mỹ.
Trần Hưng Đạo là nhân vật duy nhất ở Việt Nam có một môn phái tôn giáo lớn thờ phượng không chỉ riêng ông, mà cả những người thân trong gia đình và những tướng lĩnh thân cận. Người ta thường gọi ông là thần (genie) thánh (deity).
Thực hiện nghi lễ thờ cúng gia đình Trần Hưng Đạo tại Đền Kiếp Bạc. Ảnh : tác giả Hoàng Thị Hồng Hà.
Quyền năng của Đức Thánh Trần cũng mau chóng trở nên vô hạn. Bên cạnh việc đánh bại quân thù, người dân cũng cho rằng ông còn có thể diệt trừ mọi bệnh tật và ma quỷ. Các thầy cúng và đệ tử cũng thường tiến hành những nghi lễ nhân danh ông để chữa bệnh cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Trong buổi lễ, thầy cúng sẽ cầu xin Đức Thánh Trần và các vị thần trong dòng họ ông nhập vào mình. Sau đó, người ta xuyên các que thép qua hai má của người này, rồi treo họ lơ lửng trên trần nhà hoặc sân khấu cho đến khi mặt đỏ bừng lên, đủ để xua đuổi tà ma ra khỏi người bệnh. Lưỡi người này cũng được rạch ra để lấy máu làm bùa chống lại bệnh tật.
Trong thời kỳ phong kiến, tín ngưỡng này được triều đình ủng hộ. Nhưng đến đầu thế kỷ 20, những nghi lễ thờ cúng và tục hầu đồng bị cả các nhà Nho học và giới trí thức Việt Nam cho là mê tín dị đoan, việc thực hành cũng bị lên án. Tuy nhiên, dưới chính quyền thuộc địa, thực dân Pháp đã ủng hộ những nghi thức sùng bái này nhằm đánh lạc hướng người dân.
Tiếp đến, trong suốt thời kỳ Đổi Mới bắt đầu từ năm 1986, giai đoạn Việt Nam bắt đầu tham gia vào quá trình công nghiệp hóa trong khi vẫn duy trì một nền kinh tế bảo hộ, những nghi thức này lại càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Chính quyền coi chúng như một công cụ chính trị mạnh mẽ nhằm tô điểm cho hình ảnh của đất nước khi họ mở cửa hòa nhập với những thị trường mới.
Tượng Trần Hưng Đạo trong Đền Kiếp Bạc tại tỉnh Hải Dương. Ảnh : tác giả Hoàng Thị Hồng Hà.
Việc thờ cúng Đức Thánh Trần từ đó dần được chấp nhận rộng rãi. Các công chức, viên chức cấp cao được mời tham dự nhiều hội lễ và giỗ chạp. Nhiều ngôi chùa, đền, miếu cổ từng phải đóng cửa dưới sự cai trị cứng rắn của chế độ cộng sản vào những năm 1960 đã được mở cửa và trùng tu lại. Người dân cũng có thể tự do đến thăm các nơi thờ cúng và mua vật phẩm hành lễ.
Các hội làng được tổ chức, người người cũng bắt đầu đi tìm những phần mộ tổ tiên đã bị thất lạc. Những di tích này từng bị xem là công cụ cai trị của các quan lại thời phong kiến, nay một lần nữa được công nhận di sản văn hóa quốc gia.
Ngày nay, Trần Hưng Đạo hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Có nhiều con đường mang tên Trần Hưng Đạo ; tượng ông được đặt tại nhiều công viên và giao lộ lớn.
Học sinh tìm hiểu về ông trong sách giáo khoa , cùng với các câu chuyện về thời nhà Trần. Bên cạnh đó, đền thờ Trần Hưng Đạo ở khắp mọi miền đất nước cũng trở thành những điểm thu hút khách du lịch.
Tuy nhiên, tập tục hầu đồng vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi và không được chính quyền công nhận.
Nhiều ý kiến cho rằng sự sùng bái Đức Thánh Trần đã trở thành một phần của di sản phi vật thể quốc gia của Việt Nam, đi liền với tập tục hầu đồng trong tín ngưỡng Tứ Phủ (religion of Four Palaces). Trong vũ trụ quan này của người Việt Nam, các linh hồn, từ xưa đến nay đều do Thánh Mẫu cai quản.
Hình tượng Trần Hưng Đạo vẫn còn có chỗ đứng quan trọng ở Việt Nam, nhưng quyền năng của ông đang bị những vị anh hùng thời hiện đại khác thách thức, chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp .
Điều này đặt ra một câu hỏi: liệu một ngày nào đó, Đức Thánh Trần có bị quên lãng và được thay thế bằng những hình tượng anh hùng dân tộc khác dễ quản lý hơn ?
Hoàng Thị Hồng Hà
Nguyên tác : "How the Vietnamese cult of heroes promotes nationalism in politics" The Conversation, 26/06/2017.
Jason Nguyễn lược dịch
Nguồn : Luật Khoa, 06/02/2021
Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà là nhà nghiên cứu dân tộc học thuộc Đại học Paris Nanterre, Pháp.
Làn sóng chủ nghĩa dân tộc càn quét qua Trung Quốc, được khuếch đại bởi hệ thống tuyên truyền của Đảng, tham vọng chính trị của Tập Cận Bình và sự thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn COVID-19, đang bước sang một trang đen tối hơn mang âm hưởng thời kỳ Mao Trạch Đông trong quá khứ.
Với sự thúc đẩy từ chính phủ, đám đông giận dữ trên mạng sẵn sàng tấn công bất kỳ hành vi nào được cho là bất trung đối với đất nước.
Những đám đông giận dữ trên mạng tấn công bất kỳ lời chỉ trích nào đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hoặc sự thiếu trung thành với đất nước. Các nạn nhân bị quấy rối và không thể lên tiếng, một số thậm chí bị mất việc.
Trong số những nạn nhân bị tấn công trong năm nay có những nhân vật là người của công chúng, họ đã dám đặt câu hỏi chất vấn việc xử lý coronavirus giai đoạn đầu của các quan chức. Trong số đó có nhà văn Phương Phương (Fang Fang) đến từ Vũ Hán. Thông qua hình thức trực tuyến, bà đã viết về cuộc đấu tranh của cư dân địa phương và cáo buộc các quan chức chính phủ phản ứng chậm khi đại dịch bùng phát.
Hàng nghìn người trên mạng ở Trung Quốc đã gọi bà là kẻ phản bội. Một tấm áp phích nặc danh được treo tại một bến xe buýt ở Vũ Hán nói rằng bà hãy "cạo đầu hoặc tự sát để chuộc tội với nhân dân" và bức ảnh về tấm áp phích được lan truyền rộng rãi trên mạng. Một võ sư Thái cực quyền nổi tiếng đã kêu gọi đồng minh cùng sử dụng "nắm đấm công lý" tấn công bà ấy.
Nữ nhà văn sau đó đã đưa ra lời kêu gọi đồng bào của mình trên Weibo (một nền tảng giống Twitter) : "Trung Quốc không thể quay trở lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa".
Các nhà nghiên cứu chính trị Trung Quốc cho biết chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy một phần là phản ứng tự nhiên đối với sự gia tăng tầm cỡ của nước này trên thế giới. Một số người Trung Quốc cho biết cảm xúc của họ bắt nguồn từ niềm tự hào thực sự đối với đất nước.
Chính phủ Trung Quốc cũng có vai trò rất lớn trong việc khơi dậy tình cảm của người dân. Các quan chức thường xuyên kiểm duyệt nội dung những cuộc thảo luận mang tính phản biện trên mạng thông qua các quy định trên Internet cùng hàng trăm nghìn tài khoản mạng xã hội do nhà nước hậu thuẫn. Đồng thời họ đã xây dựng cả một hệ sinh thái trực tuyến để ủng hộ các nội dung quảng bá đất nước và Đảng Cộng sản.
Ông Tập, nhà lãnh đạo quyền lực nhất ở Trung Quốc trong nhiều thập niên qua, là một trong những người có tinh thần dân tộc cao nhất. Thề đạt được "Giấc mộng Trung Hoa" nhằm khôi phục sự vĩ đại cho Trung Quốc, ông đã kêu gọi lòng tự hào yêu nước trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống để tăng cường sự ủng hộ cho Đảng khi Đảng đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và xung đột gia tăng với Hoa Kỳ.
Đây là Trung Quốc mà ông Tập đang xây dựng : một cường quốc kiểu mới kết hợp giữa chính quyền độc tài chuyên chế và kiểm soát xã hội bằng công nghệ cao với chủ nghĩa dân tộc quá khích lan rộng, dập tắt mọi ý kiến bất đồng.
Trước đây, việc kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc cho phép tranh luận giới hạn quanh các vấn đề xã hội. Trong tám năm cầm quyền của ông Tập, nỗi lo quay lại nền chính trị quá khích thời Cách mạng Văn hóa của những người Trung Quốc có tư tưởng tự do đã gia tăng, đó là thời kỳ Mao Trạch Đông chống lại "các phần tử phản cách mạng" khiến xã hội và nền kinh tế Trung Quốc đến bên bờ vực sụp đổ trong những năm 1960 và 1970.
Thời kỳ đó, hơn một triệu người đã chết. Mặc dù các động lực ngày nay không đến nỗi tuyệt vọng như thời đó, Geremie R. Barmé, một nhà sử học lâu năm về Trung Quốc hiện sống tại New Zealand cho biết chúng kết hợp "ngôn từ thù địch, sự cuồng loạn và ý định bạo lực của thời Mao với các bằng chứng được cung cấp bởi việc giám sát kỹ thuật số".
Sự không nhân nhượng đối với các quan điểm đối lập ở Trung Quốc thường vượt xa những gì xảy ra ở phương Tây, ông nói thêm. "Nếu người Mỹ hoặc châu Âu nghĩ rằng họ đang sống với một văn hóa ‘xóa bỏ’ [chỉ phong trào xóa bỏ các ký ức, hình tượng lịch sử – NBT] thì thật ra họ chẳng biết gì".
Nhật ký virus
Phương Phương, tên thật là Uông Phương (Wang Fang), bắt đầu viết nhật ký của mình vào tháng Giêng ngay sau khi nhà chức trách Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán để ngăn chặn đại dịch COVID-19. Bà là nhà văn thuộc dòng chính thống, từng giữ chức chủ tịch Hiệp hội Nhà văn, một hiệp hội do chính phủ tài trợ tại tỉnh Hồ Bắc (Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh này).
Việc đưa tin về loại virus mới của các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ, các bài viết của bà đã mở ra một cánh cửa mới để mọi người có thể tiếp cận thông tin về trận đại dịch đang bùng phát. Bà chủ yếu tập trung vào trải nghiệm hằng ngày khi thành phố bị phong tỏa, nhưng đôi khi cũng chỉ trích các quan chức, bao gồm cả việc họ đã che giấu sự thật. Những dòng nhật ký của bà thu hút hàng triệu lượt xem.
Những cuộc tấn công nhằm vào bà gia tăng sau khi tin tức được lan truyền vào tháng 4 rằng bản dịch tiếng Anh của cuốn nhật ký sẽ được xuất bản ở Mỹ. Người dùng Internet đã đặt câu hỏi về động cơ của Phương Phương và cáo buộc bà "giao một con dao găm" cho người nước ngoài để tấn công Trung Quốc.
Tấm áp phích ở trạm xe buýt lan truyền trên mạng đã buộc tội bà "ăn bánh bao nhúng máu người", một thành ngữ được sử dụng trong quá khứ để tấn công những người được coi là không trung thành với quần chúng. Tác giả cho biết mình là một nông dân Trung Quốc.
Người ta ‘ném đá’ lên trang cá nhân của bà. Sau cùng, lượng tấn công lớn đã khiến bà phải tắt tính năng bình luận dưới các bài đăng trên Weibo của mình. Bà nói rằng các nhà xuất bản ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã từ chối xuất bản tác phẩm của bà, bao gồm cả phiên bản tiếng Trung của các mục trong cuốn nhật ký.
Những lời lẽ đả kích bà đã nhận được sự ủng hộ từ những người có liên hệ với chính phủ, trong đó có Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo), một tờ báo khổ nhỏ theo chủ nghĩa dân tộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hồ Tích Tiến đã đăng rằng đồng bào Trung Quốc của Phương Phương sẽ phải gánh chịu hậu quả vì sự nổi tiếng của bà ở phương Tây. Ông viết rằng công chúng Trung Quốc có "đầy đủ thẩm quyền đạo đức" để bày tỏ sự không hài lòng.
Trong buổi nói chuyện vào tháng 5, Trương Bá Lễ (Zhang Boli), viện sĩ Viện Kỹ thuật Trung Quốc, đã lên án Phương Phương cùng với hai nhà phê bình khác về phản ứng của họ với đại dịch.
Ông nói : "Tình yêu đất nước, yêu đất mẹ của một con người" là đức tính căn bản. Video về buổi nói chuyện của ông có hơn hai triệu lượt xem trực tuyến.
Các trích đoạn của video được truyền thông nhà nước và các cơ quan chính phủ đăng tải trên nền tảng chia sẻ video Douyin của Trung Quốc.
Những bài đăng đó đã kích động nhiều bình luận tấn công ác ý hơn nữa.
Nhà văn Phương Phương cho biết trong một cuộc trao đổi qua email rằng bà tin là Tiến sĩ Trương và ông Hồ có thể ảnh hưởng đến ý kiến của công chúng vì họ được coi là đại diện cho đường lối chính thống.
"Một mình chống lại bọn xã hội đen, đặc biệt là những kẻ được chính phủ hậu thuẫn, là vô ích", bà nói.
Ông Hồ, tổng biên tập tờ Global Times, phủ nhận việc kích động các cuộc tấn công và nói rằng việc Phương Phương không sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích khiến dư luận chống lại bà. Người phát ngôn của Tiến sĩ Trương từ chối sắp xếp cuộc hẹn với ông.
Xoay quanh vụ việc của nhà văn Phương Phương, Liang Yanping, một giáo sư nghệ thuật và văn hóa Nhật Bản tại Đại học Hồ Bắc ở Vũ Hán, cũng bị tấn công sau khi bày tỏ sự đồng cảm với nữ nhà văn trên mạng. Những người chỉ trích đã truy tìm lịch sử duyệt web của bà Liang, với mục tiêu mô tả bà là người trung thành với Nhật Bản và ủng hộ độc lập của Hồng Kông.
Vào tháng 6, Đại học Hồ Bắc thông báo đình chỉ việc giảng dạy của bà, cho rằng bà đã đưa ra "nhận xét không đúng" gây mất trật tự công cộng.
Bà Liang phủ nhận bà là người trung thành với Nhật Bản và ủng hộ độc lập của Hồng Kông, đồng thời từ chối bình luận thêm. Một phát ngôn viên của trường cho biết nhà trường đã tuân theo các quy định của cơ quan quản lý giáo dục Trung Quốc.
Ông Qin Qianhong, một cố vấn của chính quyền thành phố Vũ Hán, nói rằng chủ nghĩa dân tộc không được kiểm soát đang ngăn cản mọi người đóng góp ý kiến để cải thiện cách ứng phó của Trung Quốc với coronavirus.
"Giờ đây, chúng ta cảm thấy là chúng ta đã hoàn hảo 100%", ông Qin nói. Ông là người đã chỉ trích các quan chức Vũ Hán vì đã đánh giá thấp mối nguy của dịch bệnh trong những ngày đầu. Nếu không có sự phản biện, Trung Quốc có thể lặp lại những sai lầm một lần nữa, ông nói thêm.
Chiến dịch tuyên truyền
Các học giả nghiên cứu không gian mạng của Trung Quốc ước tính hàng triệu người dùng Internet Trung Quốc đăng tải nội dung ủng hộ Bắc Kinh được chính phủ thuê hoặc là quan chức nhà nước. Theo dữ liệu năm 2019 của Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc, thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, các bộ và cơ quan chính phủ đang quản lý gần 240.000 tài khoản mạng xã hội.
Alicia Fawcett, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu khía cạnh pháp lý của các thông tin kỹ thuật số tại Hội đồng Đại Tây Dương, tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington, D.C., cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Quốc vụ viện và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều tham gia vào các hoạt động tuyên truyền có tổ chức trên các nền tảng trong nước hoặc quốc tế.
Tuy nhiều nội dung tuyên truyền tương đối vô hại nhưng nó làm khơi dậy tình cảm dân tộc có thể bùng phát thành các chiến dịch tấn công quấy rối. Các nhà nghiên cứu cho biết trong một vài trường hợp, các tài khoản do chính phủ quản lý hoặc các chương trình tự động (bot) cũng tham gia vào các cuộc tấn công mặc dù việc xác định chính xác sự tham gia của chúng khá khó khăn.
Khi Daryl Morey, giám đốc đội bóng rổ Houston Rockets, đăng tweet ủng hộ những người biểu tình đòi quyền dân chủ ở Hồng Kông vào năm ngoái, ông đã bị tấn công bởi một chiến dịch quấy rối có phối hợp. Tờ Wall Street Journal đã từng đưa tin rằng một chiến dịch kích động có liên quan đến nhà nước có thể dính líu đến vụ việc vì có hàng nghìn người tấn công Daryl Morey bằng các tài khoản Twitter hoàn toàn mới.
Theo Yinxian Zhang, giáo sư xã hội học tại Queens College, City University of New York (Đại học Thành phố New York) thì ở Trung Quốc, những người bình luận theo chủ nghĩa dân tộc dường như thống nhất và phối hợp hơn so với những người theo chủ nghĩa tự do. Bà đã quan sát thấy các nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc trên Weibo hợp tác chặt chẽ để quảng bá thông điệp của nhau.
Tài khoản Weibo của nhà văn Phương Phương đã bị đình chỉ vào tháng 2, sau đó được khôi phục. Xiao Qiang, nhà khoa học nghiên cứu về Internet Trung Quốc tại Đại học California, Berkeley, cho biết, điều đó cộng với quy mô của các cuộc tấn công trên mạng cho thấy một chiến dịch được chính phủ chấp thuận nhằm ‘đánh chìm’ nữ nhà văn mà không phải "bịt miệng" bà hoàn toàn, điều có thể khiến họ bị phản ứng.
Weibo và Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc, cơ quan quản lý Internet cấp trung ương của quốc gia này, đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Trên Douyin, một ứng dụng chia sẻ các video ngắn, các tài khoản có liên hệ với Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã đăng một số video chỉ trích nhà văn Phương Phương, tất cả thu hút hơn 42 triệu lượt xem. Chúng bao gồm một chi nhánh Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và các cơ quan thuộc chính quyền địa phương. Cả CCTV và Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đều không trả lời yêu cầu bình luận.
Các công ty truyền thông xã hội của Trung Quốc, được cho là tuân theo các chỉ thị của chính phủ về nội dung, sẽ càng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc.
Vào cuối năm 2019, cơ quan quản lý Internet của Trung Quốc đã thông qua các quy tắc mới khuyến khích những bài đăng quảng bá "Tư tưởng Tập Cận Bình" và yêu cầu các nền tảng điều chỉnh thuật toán để hỗ trợ công tác tuyên truyền của các phương tiện truyền thông nhà nước và các cơ quan chính phủ khác. Một số công ty đưa tài liệu lên trang chủ của người dùng hoặc thêm tài liệu đó vào danh sách phổ biến nhất. Những nội dung bôi nhọ danh tiếng của các cơ quan chính phủ sẽ bị xóa.
Nhân viên tại ByteDance Ltd., công ty quản lý nền tảng Douyin, cho biết các quan chức chính phủ thường yêu cầu họ phát một số nội dung nhất định từ các chính trị gia hoặc khuấy động "bầu không khí phù hợp" đối với người dân Trung Quốc trước các sự kiện quốc gia. Trước ngày Quốc khánh mùng 1 tháng 10 của Trung Quốc, Douyin đã giới thiệu một gói hình dán (sticker) cho phép người dùng tạo video trong đó họ hát nhép một bài hát yêu nước và chồng dòng chữ "[trái tim] Trung Quốc" lên má. ByteDance không trả lời yêu cầu bình luận.
Hiện nay, nhiều người chia sẻ nội dung mang tinh thần dân tộc với hy vọng thu hút lượng truy cập lớn vào tài khoản của họ, giúp họ bán quảng cáo hoặc sản phẩm.
‘Năng lượng tích cực’
Chính phủ Trung Quốc và các nền tảng truyền thông xã hội đã thúc đẩy ý tưởng về "năng lượng tích cực" trong những nội dung đăng tải, đây là thuật ngữ chỉ những nội dung phản ánh tốt về sự lãnh đạo của Đảng.
Shang Zijian, một giám đốc nhà hát 37 tuổi ở Bắc Kinh, người tự nhận là "chàng trai năng lượng tích cực không thể kiểm soát" trên trang cá nhân Douyin của mình, là một trong số những người chỉ trích nhà văn Phương Phương. "Làm sao bà có thể tự nhận mình là một con người ?", anh ta viết.
Shang, nhân vật có 3,6 triệu người theo dõi trên nền tảng này, tự nhận mình là một người yêu nước chứ không phải một người theo chủ nghĩa dân tộc. Anh nói : "Khi các quốc gia khác đang cố gắng đổ lỗi cho Trung Quốc về coronavirus, cô ấy đã bán ấn tượng tiêu cực này ra nước ngoài".
Cửa hàng trang sức trực tuyến được quản lý bởi Lao Lishi, vận động viên đã giành được huy chương vàng và bạc môn lặn tại Thế vận hội năm 2004, đã bị những người theo chủ nghĩa dân tộc tấn công sau khi cô đăng lên Weibo một bài báo của truyền thông nhà nước về việc một y tá ở Vũ Hán đã chết vì COVID-19 vào tháng 5. Cô đã tìm thấy nó trên nguồn cung cấp thông tin của nhà văn Phương Phương.
Một số người cáo buộc cô bán hàng giả. "Làm thế nào mà một nhà vô địch Thế vận hội lại biến thành một kẻ ‘ghét’ đảng ?" một bình luận viết.
Vào mùa hè, Lao Lishi thông báo rằng Weibo đã đình chỉ tài khoản chính của cô trong một năm vì những bài đăng vi phạm các quy định không xác định. Một nhóm chat riêng tư dành cho những người ủng hộ cô đã dừng hoạt động sau khi các thành viên lo ngại rằng họ có thể bị tấn công bởi những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc.
Lao Lishi đã từ chối yêu cầu phỏng vấn. "Nói bất cứ điều gì vào lúc này cũng sẽ thành không đúng, xin hiểu cho tôi", cô viết.
Xiong Qingzhen, kỹ sư điều khiển thiết bị bay không người lái 39 tuổi đến từ Vũ Hán, đã trở thành mục tiêu sau khi anh bị nhiễm Covid-19 và điều trị nội trú tại một bệnh viện y học cổ truyền vào tháng Hai.
Khi anh xuất viện, một nhân viên của đài truyền hình nhà nước CCTV đã hỏi anh về quá trình điều trị. Chính quyền tôn vinh những lợi ích của y học cổ truyền như một niềm tự hào của dân tộc.
"Tôi là một người không tin vào y học cổ truyền", anh nói trong cuộc phỏng vấn phát sóng trực tiếp trên mạng. "Tôi không đồng ý với nguyên lý của nó, vì vậy tôi đã không uống nó".
Vài ngày sau, những người theo chủ nghĩa dân tộc săn lùng Xiong trên Weibo, gọi anh là kẻ ngu dốt và vô ơn. Nhiều tuần sau, đài truyền hình địa phương nơi anh làm việc gọi cho anh báo rằng họ đã nhận được đơn tố cáo việc anh nhận hối lộ, nhưng anh đã phủ nhận. Anh Xiong cho biết những kẻ tấn công trực tuyến đã tìm thấy một đoạn video mà anh đăng trước một ngôi nhà lớn ở ngoại ô do gia đình anh sở hữu. Họ đặt câu hỏi làm thế nào anh có thể mua được một nơi như vậy.
Xiong là một đảng viên Đảng Cộng sản. Thực tiễn thời Cách mạng Văn hóa, thời kỳ các đảng viên bị bắt phải thú nhận tội lỗi chính trị của mình, đang quay trở lại ; nhà đài yêu cầu Xiong phải viết hai bản tự kiểm điểm hành vi của mình. Anh từ chối chia sẻ chi tiết về bản tự kiểm điểm của mình.
Tuy vậy, anh vẫn không thay đổi quan điểm của mình về y học cổ truyền Trung Quốc.
"Mọi người đã mất đi khả năng tư duy độc lập", anh nói trong một cuộc phỏng vấn. "Nếu một người bình thường như tôi không thể lên tiếng, những người như Phương Phương sẽ phải chiến đấu một mình".
Chao Deng, Liza Lin
Nguyên tác : "In Xi Jinping’s China, Nationalism Takes a Dark Turn", the Wall Street Journal, 22/10/2020.
Nguyễn Thanh Hải dịch
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 04/11/2020
Làn sóng chủ nghĩa dân tộc tràn ngập Trung Quốc, được khuếch đại bởi hệ thống tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc, tham vọng chính trị của Tập Cận Bình và thành công trong việc kiềm chế Covid-19, giờ lại đang chuyển sang một chiều hướng đen tối hơn, mang âm hưởng của quá khứ thời Mao Trạch Đông.
Bất kỳ sự chỉ trích nào đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc hoặc sự thiếu trung thành với tổ quốc cũng bị tấn công tập thể. Những người chỉ trích sẽ bị quấy rối và buộc phải im lặng, có người còn mất việc làm.
Những người đã bị tấn công năm nay có cả những người nổi tiếng. Họ là những người đã đặt ra câu hỏi về cách các quan chức xử lý virus corona trong giai đoạn đầu như nhà văn người Vũ Hán là Phương Phương. Bà Phương Phương đã viết trên mạng về sự vật lộng người dân của địa phương và cáo buộc các quan chức chính phủ chậm chạp trong việc đối phó với dịch bệnh.
Hàng nghìn người Trung Quốc trên mạng đã gọi bà là kẻ phản bội. Một tấm áp phích nặc danh được treo tại một bến xe buýt Vũ Hán yêu cầu bà phải "cạo đầu hoặc tự sát để chuộc tội với nhân dân" — và một bức ảnh chụp tấm áp phích này đã được lan truyền rộng rãi trên mạng. Một sư phụ Thái cực quyền nổi tiếng đã kêu gọi các đồng môn tấn công bà bằng "nắm đấm công lý".
Bà Phương Phương sau đó đã kêu gọi đồng bào mình trên Weibo rằng : "Trung Quốc không thể quay trở lại thời Cách mạng Văn hóa".
Các nhà nghiên cứu chính trị Trung Quốc cho biết sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc một phần là phản ứng tự nhiên đối với sự vươn lên của nước này trên toàn thế giới. Một số người Trung Quốc cho biết cảm xúc của họ bắt nguồn từ niềm tự hào thực sự đối với đất nước.
Chính phủ cũng đã rất tích cực trong việc khơi dậy tình cảm này. Thảo luận trực tuyến thường bị kiểm duyệt và — thông qua các quy tắc internet và hàng trăm nghìn tài khoản mạng xã hội do nhà nước điều hành — đã tạo nên một môi trường trực tuyến ủng hộ nội dung quảng bá cho đất nước và Đảng cộng sản Trung Quốc.
Ông Tập, nhà lãnh đạo mạnh nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, là một trong những người có tinh thần dân tộc cao nhất. Thề đạt được "Giấc mộng Trung Hoa" nhằm phục hưng đất nước, Tập Cận Bình đã kêu gọi lòng tự hào yêu nước trong mọi khía cạnh của cuộc sống, để tăng cường sự ủng hộ Đảng cộng sản Trung Quốc khi đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và xung đột gia tăng với Hoa Kỳ.
Ông Tập đang xây dựng một Trung Quốc theo một kiểu cường quốc mới kết hợp giữa chính quyền độc tài và kiểm soát xã hội bằng công nghệ duy trì tình cảm dân tộc ở mức độ cao để dập tắt bất đồng chính kiến.
Trước đây, các nhà kiểm duyệt internet của Trung Quốc cho phép tranh luận xung quanh các vấn đề xã hội có giới hạn. Trong 8 năm ông Tập cầm quyền, người Trung Quốc có tư tưởng tự do đã ngày càng lo lắng trước nguy cơ nền chính trị độc hại thời Cách mạng Văn hóa quay trở lại.
Hồi đó, hơn một triệu người chết. Mặc dù tình hình hiện nay ít tuyệt vọng hơn, nhưng ông Geremie R. Barmé, một nhà sử học lâu năm về Trung Quốc hiện sống ở New Zealand, cho biết Trung Quốc hiện kết hợp "sự cuồng nhiệt, đả kích và ý định bạo lực thời Mao với các thông tin do khả năng giám sát kỹ thuật số cung cấp".
Nhật ký virus corona
Bà Phương Phương, tên thật là Vương Phương, bắt đầu viết nhật ký vào tháng Giêng, ngay sau khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán để ngăn chặn Covid-19. Bà là một nhà văn chính thống, từng là chủ tịch của Hiệp hội Nhà văn ở tỉnh Hồ Bắc với thủ phủ là thành phố Vũ Hán.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin virus corona được kiểm soát chặt chẽ, nhưng các bài viết của bà đã đưa giúp chia sẻ thông tin về đại dịch đang bùng phát. B chủ yếu tập trung vào trải nghiệm hàng ngày khi bị nhốt, nhưng đôi khi chỉ trích các quan chức cả việc che giấu sự thật. Những dòng nhật ký của bà thu hút hàng triệu lượt xem.
Các cuộc tấn công bà gia tăng sau khi có tin vào tháng 4 rằng bản dịch tiếng Anh của cuốn nhật ký sẽ được xuất bản ở Mỹ. Người dùng Internet đã đặt câu hỏi về động cơ của Phương Phương và cáo buộc bà "đưa dao" cho người nước ngoài đâm người Trung Quốc.
Tấm áp phích ở trạm xe buýt buộc tội bà "ăn bánh bao nhúng máu người" lan truyền nhanh trên mạng — trước đây dùng để tấn công những người không trung thành với quần chúng. Tác giả của tám áp phích là một nông dân Trung Quốc.
Người ta ném đá vào nhà bà. Cuối cùng, bị quấy rối nhiều đến nỗi bà phải đóng bình luận của các bài đăng trên Weibo. Bà nói rằng các nhà xuất bản ở Trung Quốc đại lục và ở Hồng Kông đã từ chối xuất bản tác phẩm của bà, kể cả phiên bản nhật ký tiếng Trung.
Những lời nói cay độc trên mạng đã được cả những người có quan hệ với chính phủ ủng hộ như Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu. Hồ Tích Tiến đã tuyên bố rằng bà Phương Phương sẽ phải gánh chịu hậu quả vì sự nổi tiếng của bà ở phương Tây. Ông viết rằng công chúng Trung Quốc có "đầy đủ quyền đạo đức" để bày tỏ sự không hài lòng.
Trong một bài thuyết trình vào tháng 5, Zhang Boli, một thành viên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, đã lên án bà Phương Phương cùng với hai nhà phê bình khác về phản ứng của đại dịch.
Ông nói : "Yêu nước, yêu quê hương" là điều bắt buộc. Video này đã được xem trực tuyến hơn hai triệu lần.
Tuyên truyền
Uớc tính có hàng triệu người dùng internet Trung Quốc đăng nội dung ủng hộ Bắc Kinh là người do chính phủ thuê hoặc là quan chức nhà nước. Theo dữ liệu năm 2019 của Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc, thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, các bộ và cơ quan chính phủ điều hành gần 240.000 tài khoản mạng xã hội.
Quân đội Giải Phóng Nhân Dân, Uỷ ban nhân dân nhà nước và Uỷ Ban Trung Ương Đảng đều tham gia vào điều hành thông tin trên các nền tảng trong nước và quốc tế.
Mặc dù phần lớn nội dung đó có thể là tuyên truyền tương đối vô hại, nhưng lại khơi dậy tình cảm dân tộc vốn có thể bùng phát thành các chiến dịch quấy rối. Trong một số trường hợp các tài khoản chính phủ hoặc robot tham gia tấn công, mặc dù khó mà xác định chính xác được sự tham gia của họ.
Khi tổng giám đốc Houston Rockets, Daryl Morey đăng tweet ủng hộ những người biểu tình vì dân chủ ở Hồng Kông vào năm ngoái, ông đã gặp phải một chiến dịch tấn công phối hợp từ hàng nghìn người với tài khoản Twitter mới đăng ký.
Ở Trung Quốc, dư luận viên yêu nước có vẻ thống nhất và phối hợp với nhau tốt hơn, theo Yinxian Zhang, giáo sư xã hội học tại Queens College, City University of New York. Cô quan sát thấy các nhóm trên Weibo hợp tác chặt chẽ với nhau để quảng bá thông điệp của nhau.
Tài khoản Weibo của Phương Phương đã bị tạm ngưng vào tháng 2, sau đó được khôi phục lại. Xiao Qiang, một nhà khoa học nghiên cứu về Internet Trung Quốc tại Đại học California, Berkeley, cho biết điều đó, cộng với quy mô của các cuộc tấn công trực tuyến, cho thấy một chiến dịch được chính phủ chấp thuận nhằm nhấn chìm Phương Phương, mà không khiến bà im lặng hoàn toàn và có nguy cơ bị phản ứng dữ dội.
Trên Douyin, một ứng dụng video ngắn, các tại khoản của nhà nước và đảng đã đăng một số video chỉ trích Phương Phương, thu hút hơn 42 triệu lượt xem. Các tài khoản này là của một chi nhánh thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc và các cơ quan chính quyền địa phương.
Vào cuối năm 2019, cơ quan quản lý internet của Trung Quốc đã thông qua các quy tắc mới khuyến khích các bài đăng quảng bá "Tư tưởng Tập Cận Bình" và yêu cầu các nền tảng điều chỉnh thuật toán để hỗ trợ tuyên truyền của đảng trên các phương tiện truyền thông nhà nước và các cơ quan chính phủ khác. Một số công ty đẩy tài liệu lên trang chủ của người dùng hoặc thêm vào danh sách phổ biến nhất. Nội dung bôi nhọ tiếng tăm các tổ chức chính phủ phải bị xóa bỏ.
Nhân viên tại ByteDance Ltd., công ty điều hành Douyin, cho biết chính phủ thường yêu cầu họ phát một số nội dung nhất định hoặc khuấy động "bầu không khí phù hợp" giữa các công dân Trung Quốc trước các sự kiện quốc gia.
‘Năng lượng tích cực’
Chính phủ Trung Quốc và truyền thông xã hội đã thúc đẩy ý tưởng về "năng lượng tích cực" – một thuật ngữ ám chỉ những phản ánh tốt về sự lãnh đạo của Đảng.
Shang Zijian, một giám đốc nhà hát 37 tuổi ở Bắc Kinh, với tên đăng ký là "chàng trai năng lượng tích cực vô biên" là một trong số những người chỉ trích Phương Phương. "Bà thậm chí có thể gọi mình là con người không ?" ông đã viết.
Ông Shang, người có 3,6 triệu người theo dõi trên Douyin, coi mình là một người yêu nước chứ không phải một người theo chủ nghĩa dân tộc. Ông nói : "Khi các quốc gia khác đang cố gắng đổ lỗi cho Trung Quốc về virus corona, bà Phương Phương đã đưa ấn tượng tiêu cực này ra nước ngoài".
Một cửa hàng trang sức trực tuyến do Lao Lishi, vô địch môn lặn tại Thế vận hội năm 2004, đã bị tấn công sau khi cô đăng lại trên Weibo một bài báo nhà nước vào tháng 5 về một y tá Vũ Hán đã chết vì Covid -19. Bài báo này được cô đăng lại từ tài khoản của Phương Phương.
Người ta cáo buộc cô bán hàng giả. Có người lại bình luận : "Làm thế nào mà một nhà vô địch Thế vận hội lại biến thành một kẻ ghét đảng ?"
Vào mùa hè, cô Lao thông báo rằng Weibo đã đình chỉ tài khoản chính của cô một năm vì các bài đăng vi phạm các quy định không rõ ràng. Cô Lao đã từ chối yêu cầu phỏng vấn vì "Nói bất cứ điều gì ngay bây giờ sẽ không đúng, xin hãy hiểu cho tôi".
Xiong Qingzhen, một kỹ sư máy bay không người lái 39 tuổi người Vũ Hán, đã tự trở thành mục tiêu sau khi anh bị nhiễm Covid-19 và nằm viện ở một bệnh biện y học cổ truyền Trung Quốc vào tháng Hai.
Khi rời bệnh viện, một nhân viên từ đài truyền hình nhà nước đã hỏi về cách điều trị bệnh vì nhà nước đề cao y học cổ truyền vốn cũng một nguồn gốc của niềm tự hào dân tộc.
"Tôi là không tin tưởng y học cổ truyền", anh ấy nói trong cuộc phỏng vấn của mình, được phát trực tuyến trực tuyến. "Tôi không uống thuốc bắc".
Trong vài ngày sau đó, Xiong bị săn lùng trên Weibo, bị gọi là kẻ ngu dốt và vô ơn. Nhiều tuần sau, đài truyền hình địa phương mà anh làm việc cho biết họ được báo tin anh ăn hối lộ, nhưng Xiong đã phủ nhận. Xiong cho biết người ta phát hiện một đoạn video tự quay trước một ngôi nhà lớn ở ngoại ô của gia đình. Họ đặt câu hỏi làm sao anh ta có thể mua được một căn nhà như vậy.
Xiong là một đảng viên Đảng cộng sản. Theo dư âm của Cách mạng Văn hóa, đảng viên bị bắt phải nhận lỗi chính trị, nhà đài đã yêu cầu ông Xiong tự kiểm điểm hành vi của mình.
Xiong đã xuống nước nhưng vẫn không thay đổi ý kiến về thuốc bắc.
"Người ta đã mất khả năng suy nghĩ độc lập", Xiong nói trong một cuộc phỏng vấn. "Nếu một người vô danh như tôi không thể lên tiếng, thì những người như Phương Phương sẽ chiến đấu một mình".
Chao Deng & Liza Lin
Nguyên tác : In Xi Jinping’s China, Nationalism Takes a Dark Turn, The Wall Street Journal, 22/10/2020
Anh Khoa dịch
Nguồn : VNTB, 30/10/2020
Từ năm 1949, quan hệ Trung - Ấn đã luôn chông gai, trắc trở. Trong những năm 1950, hai nước cùng nhau theo đuổi chính sách ngoại giao không liên kết. Mối quan hệ này trở nên xấu đi với chiến tranh Trung - Ấn vào tháng 10/1962. Mặc dù quan hệ song phương đã được cải thiện với các cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước vào năm 2018 và 2019, tranh chấp lãnh thổ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn vẫn chưa được giải quyết.
Tranh chấp lãnh thổ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn giữa Ấn Độ và Trung Quốc đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Vào ngày 16/06/2020, ẩu đả đẩm máu đã nổ ra giữa lực lượng quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại cao nguyên Galwan, Ladakh, trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nơi đây cao 4.300 mét so với mặt nước biển với tuyết phủ trắng xóa các dãy núi. Khu vực này nằm ngay cạnh Aksai Chin và sát tỉnh Tân Cương của Trung Quốc.
New Delhi cho rằng có 20 lính Ấn Độ, bao gồm một sỹ quan cấp cao, đã bị giết. Cả hai phía đều đã bổ sung sung khí tài lên khu vực trên. Tại nơi xảy ra cuộc ẩu đả, không có đường biên giới chung nào được thừa nhận giữa hai nước mà chỉ có một Đường kiểm soát thực tế (LAC) mong manh ngăn cách lực lượng quân đội Trung Quốc và Ấn Độ.
Động cơ của Trung Quốc
Trung Quốc có ba động cơ đằng sau vụ xung đột. Thứ nhất, Aksai Chin và Tân Cương có vị trí chiến lược quan trọng đối với Bắc Kinh. Aksai Chin là tuyến đường bộ để Trung Quốc tiếp cận phía Nam dãy Hy Mã Lạp Sơn để tiến xuống Ấn Độ Dương. Trung Quốc thử hạt nhân và tên lửa tầm xa tại vùng Lop Nur ở Tân Cương, khu vực giàu có về dầu mỏ và khí đốt.
Thứ hai, Bắc Kinh bị kích động bởi việc Ấn Độ nâng cấp quân sự và nêu lại tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Aksai Chin. Khu vực này New Delhi đã bị mất trong chiến tranh Trung - Ấn vào tháng 10/1962. Từ đó, hòa bình mong manh chỉ được duy trì ngắn ngủi với liên tiếp các vụ đụng độ quân sự giữa hai bên.
Trung Quốc và Ấn Độ có chung một đường biên giới trên bộ dài và có nhiều tranh cãi. Ngày 18 tháng 6 năm 2020, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah tuyên bố sẽ giành lại Aksai Chin (bằng vũ lực), một lần nữa đã chọc giận Trung Quốc. Thông qua việc nắm giữ các chốt kiểm soát quan trọng tại Aksai Chin, như Điểm tuần tra số 14, Trung Quốc có thể giành lợi thế quân sự đáng kể là từ trên cao nhìn xuống các điểm chốt quân của Ấn Độ.
Đồng thời, Trung Quốc và Pakistan liên tục nâng cấp tuyến cao tốc chiến lược Karakoram, điều đã làm Ấn Độ cảm thấy bất an. Ngày nay, một Trung Quốc hùng mạnh hơn đã thực thi chính sách đối ngoại quyết đoán, bỏ qua lời dạy "giấu mình, chờ thời" của Đặng Tiểu Bình.
Ấn Độ Dương là một vùng chiến lược
Thứ ba, Bắc Kinh xem Ấn Độ Dương là một vùng chiến lược. Mỹ đã muốn nuôi dưỡng Ấn Độ trong chiến lược chống Trung Quốc. Còn Trung Quốc có một đồng minh mạnh mà Trung Quốc đã luôn ủng hộ từ những năm 1970 là Pakistan.
Trong suốt 30 năm qua, Bắc Kinh đã mở rộng đáng kể sự can dự và hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương. Các nhà chiến lược của Mỹ và Ấn Độ đều đã lên tiếng thể hiện sự lo ngại về hoạt động bành trướng của Trung Quốc.
New Delhi xem kế hoạch Ấn Độ Dương của Bắc Kinh là chống Ấn Độ. Trung Quốc xem Hải quân Pakistan là đối tác hữu ích trong việc phân tán các nguồn lực của Ấn Độ tại Biển Ả-rập ra khỏi khu vực Ấn Độ Dương. Trung Quốc cũng đã thắt chặt quan hệ với Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Maldives và Myanmar.
Học thuyết "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc hướng tới sự cân bằng quyền lực ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương. Đây là một cách để Bắc Kinh giảm sự thống trị của Ấn Độ ở Nam Á.
Động cơ của Ấn Độ
Ấn Độ cũng có ba động cơ. Thứ nhất, New Delhi xem Ấn Độ Dương là sân sau của mình. Ấn Độ xem sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc ở đây là một thách thức lớn về mặt chiến lược. Nhưng Bắc Kinh không xem Ấn Độ Dương là vùng độc quyền của riêng Ấn Độ. Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với cao nguyên Galwan, nơi mà cả hai nước đã nâng cấp hạ tầng, đặc biệt là đường sá, cầu cống và nhiều đường băng máy bay.
Thứ hai, Ấn Độ khá phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ. Đầu tư của Trung Quốc ở Ấn Độ lên đến 23 tỉ USD (2019), cao hơn mức đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Châu Á khác, như Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhiều công ty Ấn Độ cũng phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn cung các mặt hàng thiết yếu.
Ấn Độ có mức thâm hụt thương mại rất lớn là 56,8 tỉ USD (2019), mức thâm hụt song phương cao nhất của nước này. Có 54 công ty Ấn Độ đang hoạt động ở Trung Quốc, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, y tế, và dịch vụ ngân hàng.
Thứ ba, Ấn Độ muốn huỷ hoại mối quan hệ khăng khít về kinh tế và quân sự của Trung Quốc với Pakistan - kỳ phùng địch thủ của Ấn Độ trong khu vực.
Hậu quả từ căng thẳng Ấn - Trung
Có rất nhiều hậu quả từ sự đối đầu Trung - Ấn. Thứ nhất, Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất trên thế giới (lần lượt là 1,4 và 1,3 tỉ dân). Hai nước đều là siêu cường mới nổi về công nghệ, và đang cùng nhau thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu.
Hai là, hai nước đều sở hữu hạt nhân. Một cuộc chiến Trung - Ấn có thể tạo ra xung chấn địa chính trị trên toàn cầu. Chính sách ngoại giao thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi sẽ chấm dứt trong một tương lai gần.
Thứ ba, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có giới lãnh đạo chính trị và quân sự mang nặng chủ nghĩa dân tộc. Tập Chủ tịch đang phải đối mặt với các thách thức đối nội ngày càng gia tăng : Cách ứng phó với Covid-19 bị chỉ trích mạnh mẽ từ trong nước ; nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, thất nghiệp gia tăng và đe dọa đến các hoạt động thiết yếu khu vực tư nhân. Tập phải chứng tỏ với trong nước rằng mình mạnh mẽ về chính sách đối ngoại. Điều này sẽ gia tăng tính chính danh về mặt chính trị cho Tập.
Về mặt quân sự, Trung Quốc mạnh hơn Ấn Độ. Trung Quốc chi cho quốc phòng nhiều hơn, 266 tỉ USD trong năm 2019. Ấn Độ chỉ chi 70 tỉ USD. Một cuộc chiến Trung - Ấn tiếp theo sẽ là thảm họa cho cả hai.
Trong 10 năm qua, xung đột Trung - Ấn ngày càng trở nên căng thẳng, nhưng tình hình chung vẫn tương đối ổn định. Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã giao thiệp nhiều hơn. Thương mại song phương tăng 67 lần từ năm 1998 đến năm 2012. Hàng ngàn sinh viên Ấn Độ đang theo học tại các trường đại học Trung Quốc. Hai nước cũng đã tổ chức tập trận chung.
Mối hiểm họa từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có chính sách đối ngoại mang chủ nghĩa dân tộc để đẩy mạnh các lợi ích địa chính trị của mỗi nước. Theo học thuyết "chuỗi ngọc trai", Trung Quốc hiện đã xây dựng được mối quan hệ vững chắc với các nước Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Maldives và Myanmar. Điều này không có gì là bất ngờ.
Từ góc nhìn của Bắc Kinh, Ấn Độ Dương đóng vai trò cốt tử bởi nó kết nối khu vực Trung Đông nhiều dầu mỏ với khu vực Châu Á kinh tế sôi động. Điều này sẽ góp phần giải quyết "thế lưỡng nan Malacca" của Bắc Kinh, nơi mà nguồn cung dầu mỏ của Trung Quốc đi ngang qua và Bắc Kinh xem đây là yết hầu của mình.
Bắc Kinh đang cố gắng chống lại chính sách bao vây thù địch của Washington. Mặc khác, Trung Quốc sẽ không có lợi ích nếu làm xấu đi mối quan hệ với Ấn Độ. Điều này sẽ chỉ làm cho Ấn Độ xích lại gần với Mỹ và các đối tác của Mỹ, như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu.
Sự kiện cao nguyên Galwan cho thấy hiểm họa từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan của cả hai phía, nhưng truyền thông Trung Quốc đã cẩn trọng đề nghị nối lại đối thoại Trung - Ấn vì một mối quan hệ nồng ấm và hai bên cùng có lợi./.
KB Teo
Nguyên tác : China-India Galwan Conflict : The Perils of Nationalism", RSIS Commentary, 02/07/2020.
Huỳnh Ngọc Lập biên dịch
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 04/07/2020
KB Teo trước đây là một ngoại giao của Singapore.
Chủ nghĩa dân tộc bừng dậy, tương lai thế giới bất trắc
Chiếc ghế của thủ tướng Anh Theresa May bị đe dọa, nước Anh có nguy cơ tay trắng ly thân với Châu Âu, tổng thống Pháp "sám hối", nước Pháp nín thở chờ ngày "Thứ Bảy đen" với làn sóng áo vàng chống tăng thuế xăng dầu.
Chủ nghĩa dân tộc bừng dậy, tương lai thế giới bất trắc
Nhưng tình trạng bất trắc của Anh hay Pháp sẽ không thấm gì so với hiểm nguy sinh tử đe dọa toàn cầu kể từ sau Thế Chiến II : làn sóng dân tộc chủ nghĩa bùng dậy tứ phương với những Donald Trump, Tập Cận Bình, Vladimir Putin "lớn nhỏ".
Báo chí Pháp có cùng một trạng thái bất an. "Brexit, một thỏa thuận bị la ó", tựa của La Croix. "Hàng loạt bộ trưởng Anh từ chức, Theresa May cực lực bảo vệ thỏa hiệp", tựa của Les Echos, một thỏa hiệp mà Le Monde gọi là "tốt nhất trong bối cảnh hai bên đều bại".
Macron đối mặt với một phong trào xã hội khó lường
Trong khi tại Luân Đôn, chính phủ Anh bị rung chuyển thì nước Pháp có thể bị tê liệt trong ngày Thứ Bảy 17/11/2018 . Macron đối mặt với một phong trào công dân chưa từng có, kêu gọi phong tỏa các trục giao thông chống tăng thuế xăng dầu, theo tờ Les Echos. Nhật báo kinh tế nhắc lại là trong suốt tuần, chính phủ tìm cách giải tỏa cơn giận của một bộ phận đông đảo dân chúng không tin vào lời phân trần của hành pháp, cần chuyển đổi qua năng lượng sạch.
Les Echos không nghĩ rằng cơn giận của phong trào "áo vàng"- màu áo an toàn giao thông - của người phát động biểu tình, sẽ giảm, bởi vì họ không tin vào tổng thống, bởi vì Emmanuel Macron không phải là một người yêu môi trường. Trong bối cảnh các đảng chính trị cực tả và cực hữu nhập cuộc để gây thêm khó khăn cho điện Elysée, bài bình luận của La Croix chỉ trích thái độ vô tâm của những kẻ lợi dụng thời cơ. Theo nhật báo Công giáo, phong trào tranh đấu chống tăng giá xăng thể hiện một nỗi bất bình của dân chúng khi có bất công.
Trong lịch sử, đó là tiền đề của cách mạng 1789 khởi đầu là chống sưu cao thuế nặng. Nhưng trong vụ tăng giá xăng, tổng thống Macron đã có lý khi lưu ý là phong trào này được những tổ chức chính trị có quan điểm đối chọi nhau về kinh tế ủng hộ. Một phe, thuộc tả phái luôn đòi tăng chi tiêu Nhà nước. Phe kia, thiên hữu thì chống tăng thuế.
Vậy tại sao họ cùng xuống đường ủng hộ biểu tình ? Chẳng qua là vì các phe này muốn kiếm phiếu cho năm tới. Trong khi đó, chính sách bớt sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm, khuyến khích người dân bỏ xe dùng dầu diesel và đòi hỏi chống nhiên liệu lên giá đều là hai ý nguyện chính đáng như nhau. Có điều nổi giận là chuyện ngay bây giờ, còn bảo vệ môi trường là lợi ích chung cho tương lai.
Khẩn cấp thỏa mãn nguyện vọng nhất thời của người dân là bổn phận của chính phủ nhưng để tiếp tục thực hiện mục tiêu chống biến đổi khí hậu, nỗ lực thuyết phục dân chúng. Dù sao đi nữa thì người dân Pháp vẫn có cơ hội biểu hiện bất bình qua lá phiếu. Còn những toan tính chính trị, khai thác cơn giận nhất thời của dân chúng, của một số đảng phái cực hữu và cực tả rõ ràng là không thật tâm phục vụ đất nước, nhật báo công giáo kết luận.
Trump, Tập, Putin và các lãnh tụ nuôi mộng bá quyền
Giới chính trị Pháp đánh nhau vì những chuyện không đâu như bão tố trong ly nước, không thấy cuồng phong đang nổi dậy ở tứ phương. Đó là nội dung bài bình luận "Chủ nghĩa dân tộc thức giấc" trên Libération.
Trước hết, với bài phân tích "Macron trên đường sám hối" nhật báo cánh tả tỏ ra thông cảm nhưng nghiêm khắc với chủ nhân điện Elysée.
Cũng như Le Monde, sau khi tổng thống Pháp, trả lời phỏng vấn từ hàng không mẫu hạm nguyên tử Charles de Gaulle chiều Thứ Tư nhìn nhận khuyết điểm, tự phê bình là chưa có "tôn trọng nguyện vọng dân chúng một cách đúng nghĩa". Trên Libération, cây bút bình luận uy tín Alain Duhamel cảnh báo giới chính trị về mối đe dọa thực sự của làn sóng cực hữu vì nó đã thức giấc khắp địa cầu sau giấc ngủ dài từ 1945, qua các giai đoạn từ chiến tranh lạnh, hòa bình lạnh cho đến những cố gắng thỏa hiệp tìm một thế giới đa cực. Giờ đây đã đến thời điểm chủ nghĩa dân tộc trở lại trong thế mạnh.
Trước hết, theo tác giả, đứng đầu danh sách là Donald Trump. Tổng thống thứ 45 của Mỹ với chủ trương "Nước Mỹ trước hết" đã công khai tuyên bố "tôi là người theo chủ nghĩa dân tộc".
Nhưng Donald Trump không phải là người duy nhất phất ngọn cờ "chủ nghĩa dân tộc". Từ nhiều thập niên qua, Trung Quốc từng bước xây dựng một thế lực bành trướng bá quyền, tăng cường quân sự, thao túng các nước Châu Á và đẩy quân cờ sang các Châu lục khác.
Vladimir Putin, tuy không có thực lực như Tập Cận Bình, nhưng cũng biểu lộ tham vọng đế quốc tương tự : nuốt gọn bán đảo Crimea, ngắm nghé phần lãnh thổ còn lại của Ukraine, hù dọa Gruzia và ba nước trong vùng Baltic.
Trong khu vực Trung Cận Đông, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, những thế lực cấp vùng cũng phô trương sức mạnh với láng giềng, làm như là đế quốc Ba Tư và Ottoman sắp hồi sinh đến nơi.
Trong bàn cờ này, Châu Âu bị bao vây bởi những lân bang hiếu chiến, những tổ chức Hồi giáo khủng bố. Một thế giới bất ổn, hận thù, kinh tế biến động, quân sự hiếu chiến, chính trị độc tài. Một thế giới nguy hiểm và bất trắc do những kẻ mộng du lãnh đạo.
Thế mà Châu Âu cũng không tránh được làn sóng dân tộc chủ nghĩa nội bộ, càng ngày càng thô bạo. Thay vì luận tội, tác giả đặt một số câu hỏi : Brexit là gì nếu không phải là một dạng dân tộc chủ nghĩa ích kỷ ? Liên đoàn nước Ý và đảng 5 sao là gì nếu không phải là một thể loại "quốc gia cực đoan" ? Làm sao định nghĩa được chính sách bài ngoại của Ba Lan, Hungary, hai nạn nhân của Đức quốc xã và Cộng sản nếu không phải là mưu toan trả thù ? Hai dân tộc Đông Âu được ngưỡng mộ như những anh hùng yêu nước giờ đây làm Châu Âu lo ngại vì xu hướng bài ngoại. Nước Đức cho dù vẫn còn vết thương lịch sử phát-xít, cho dù có nỗ lực tột cùng để xây dựng một Nhà nước thượng tôn pháp luật, thế mà đảng cực hữu AfD cũng vươn lên được. Tại nước Pháp, tuy bất tài, nhưng Marine Le Pen cũng vào được vòng chung kết bầu cử tổng thống năm 2017.
Trong bối cảnh này, theo Alain Duhamel, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhìn đúng, nói đúng trong bài diễn văn tưởng niệm nạn nhân 100 năm Thế Chiến I kết thúc, trước hơn 60 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có những người theo chủ nghĩa dân tộc. Tổng thống Pháp muốn huy động lực lượng đối phó với mối đe dọa thực sự này nhưng "lính" của ông còn bao nhiêu trong nước Pháp chia rẽ, bất đồng hơn bao giờ hết ? Và các đồng minh ở đâu khi mà các xu hướng chính trị tranh cãi nhau vì những chuyện không đâu ?
Sri Lanka trong cảnh "Rắn hai đầu"
Về thời sự Châu Á, Le Figaro có bài viết đề tựa "Sri Lanka : Đất nước có hai thủ tướng". Đời sống chính trị tại Sri Lanka bị tê liệt từ ba tuần nay sau việc tổng thống Sirisena bất ngờ thay thủ tướng Ranil Wickremesinghe bởi ông Mahinda Rajapaksa, cựu tổng thống Sri Lanka từ năm 200-2015.
Theo nhận định của Christophe Jaffrelot, giáo sư trường Khoa học Chính trị Paris-Sciences Po, chuyên gia về Nam Á, được Le Figaro trích dẫn, vụ việc để lại hai hậu quả nặng nề.
Thứ nhất, cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa công khai thân Trung Quốc. Trong suốt 10 năm lãnh đạo đất nước, Rajapaksa đã được Bắc Kinh cung cấp vũ khí để dập tắt phong trào du kích Tamoul (năm 2009), tài trợ đầu tư và được cấp nhiều khoản tín dụng mà đất nước giờ không thể hoàn trả.
Việc cựu tổng thống trở lại cầm quyền sẽ là một tin vui cho Trung Quốc, đang có tham vọng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực thông qua các chương trình hỗ trợ vốn như tại Pakistan, Maldives…
Thứ hai, Rajapaksa là một nhân vật chuyên chế, nổi tiếng tham nhũng, trấn áp báo giới và luôn tìm cách cản trở mọi yêu cầu xét xử những người có liên quan đến tội ác chiến tranh trong suốt thời gian xảy ra xung đột với phe Tamoul. Khi bổ nhiệm Rajapaksa làm thủ tướng chính phủ, tổng thống Sirisena đang làm dấy lên nỗi lo thụt lùi tự do và Nhà nước Pháp quyền.
Bị bãi nhiệm bất công, ông Ranil Wickremesinghe từ chối rời bỏ vị trí. Cuộc chiến ngoài đường phố giờ lan sang cả nghị trường. Mỗi bên đều cố tìm kiếm các liên minh để có được đa số. Nhiều tin đồn thổi dấy lên cho rằng nhiều nghị sĩ được đút lót đến hàng nghìn đô la. Cựu tổng thống trưng dụng các dân biểu đối thủ bằng cách hứa hẹn các vị trí bộ trưởng.
Theo Le Figaro, ngay cả khi bộ đôi tân – cựu tổng thống có thể tồn tại, Sri Lanka vẫn rơi vào bất định do bởi mối hợp tác phản tự nhiên này. Tờ báo nhắc lại Sirisena từng là bộ trưởng dưới thời tổng thống Mahinda Rajapaksa trước khi lên cầm quyền lãnh đạo đất nước khi liên kết với phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015.
Sau chiến thắng, tổng thống Sri Lanka từng tiết lộ rằng ông rất có thể sẽ bị những người thân cận của Mahinda Rajapaksa ám sát nếu như ông thất cử. Sirisena cũng biết rất rõ tân thủ tướng mới của ông là một nhân vật nguy hiểm, không dung thứ.
Nhất là, trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng và đảng của cựu tổng thống Rajapaksa giành được nhiều thắng lợi tại nhiều địa phương hồi tháng 2/2018, việc thay thế thủ tướng gần như là cấp thiết.
Hồi hương : Nỗi khiếp hãi của người Rohingya
Còn tại Bangladesh, báo Le Monde giải thích vì sao "Người Rohingya sợ bị hồi hương về Miến Điện". Chính quyền Dhaka hiện đang tìm cách cưỡng ép những người tị nạn Rohingya đến Bangladesh từ năm 2017 về nước.
Người tị nạn Rohingya tại Bangladesh sợ bị đưa về nước đến mức 98% trong số 2000 người nằm trong danh sách đầu tiên bỏ trốn khỏi các trại tị nạn.
Chương trình hồi hương người Rohingya đã được hai nước ký kết từ tháng 11/2017, dự kiến bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2018, nhưng đã phải hoãn lại vì cùng một lý do : Dù rất muốn trở về quê hương, bang Rakhine, phía tây Miến Điện, nhưng người tị nạn Rohingya vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với binh sĩ hay cộng đồng Phật giáo Miến Điện.
Đặc biệt, Le Monde chỉ trích thái độ mập mờ của hai chính phủ Miến Điện và Bangladesh. Một mặt, chính quyền Naypiydaw muốn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là không hề tồn tại một kế hoạch "thanh trừng sắc tộc" nào trước đó như cáo buộc của Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng, chính quyền địa phương bang Rakhine vốn dĩ từ lâu thù ghét những người Hồi giáo, nhất là phe quân đội và cảnh sát.
Mặt khác, phía chính quyền Bangladesh cũng có thái độ không nhất quán trong việc giúp đỡ hàng trăm nghìn người tị nạn. Chính quyền nước này đã cho triển khai cảnh sát và quân đội đến các trại tị nạn, tìm mọi cách kể cả bằng vũ lực ép buộc người Rohingya phải hồi hương. Theo lời thuật của nhiều người tị nạn, tình hình tại một số trại "rất căng thẳng" trước các chiến dịch kiểm tra nhân thân của cảnh sát. Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc đã phải lên tiếng báo động về mối nguy hiểm của những chiến dịch cảnh sát này.
Tú Anh
Macron gửi Trump : "Chủ nghĩa dân tộc là sự phản bội lại lòng yêu nước"
Tổng thống thứ 45 Hoa Kỳ - Donald J. Trump tuyên bố mình là một người theo chủ nghĩa dân tộc (nationalism) và Trump tự hào về điều đó. Đúng là Trump hoàn toàn có quyền tuyên bố "I’m nationalist" và thể hiện lòng ngưỡng mộ với chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, lịch sử thế giớiđã chứng minh bọn độc tài khét tiếng chốn dưới danh nghĩa chủ nghĩa dân tộc gây ra vô số tội ác dã man chống lại loài người.
Thông cáo chung G7 : MORON (đần độn) - Ảnh minh họa
Lịch sử nhân loại sẽ luôn ghi nhớ bọn độc tài tàn ác và máu lạnh như : Adolf Hitler (Germany), Benito Mussolini (Italy), Francisco Franco (Spain), Muammar Gaddafi (Libya), Slobodan Milošević (Serbia), Augusto Pinochet (Chile). Điểm chung của bọn tàn ác này là họ đều nhân danh chủ nghĩa dân tộc để thâu tóm quyền lực, tàn sát hàng triệu người vô tội và thanh trừng đối lập dã man. Còn đối với những người Cộng sản như Đặng Tiểu Bình, Fidel Castro, Hồ Chí Minh, mặc dù biểu dương chủ nghĩa cộng sản, nhưng thực tế họ đã ẩn mình dưới chủ nghĩa dân tộc để mị dân nhằm kêu gọi sự hậu thuẩn của quốc dân.
Adolf Hitler, lạnh tụ tối cáo của Đức Quốc xã, đã đẩy cao chủ nghĩa dân tộc và gây ra hàng triệu cái chết tang thương cho người Do Thái.
Benito Mussolin, độc tài khét tiếng của phát xít Ý, đã thành lập Fasci di Combattimento, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa đặt theo tên của các cuộc cách mạng nông dân Ý trong thế kỷ 19. Thường được gọi là Đảng Phát xít, tổ chức cánh hữu của Mussolini đã ủng hộ chủ nghĩa dân tộc, có đồng phục là áo sơ mi đen và phát động một chương trình khủng bố nhằm đe dọa và thanh trừng những đối lập cánh tả với sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát tàn bạo. Mussolini đã thiết lập một chế độ độc tài toàn trị sau đó, cấm sự hoạt động của các tổ chức đối lập, khiến khoảng 400 ngàn người Ý thiệt mạng. Năm 1936, Mussolini hợp tác cùng với Adolf Hitler để hỗ trợ lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa nhà độc tài Francisco Franco trong cuộc nội chiến đẫm máu Tây Ban Nha.
Sáng 11/11/2018, phát biểu tại lễ tưởng niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ I tại thủ đô Paris – Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát biểu trước sự tham gia đông đảo của nhiều lãnh đạo quốc gia dân chủ : "Lòng yêu nước đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc là sự phản bội lại lòng yêu nước. Bằng cách theo đuổi lợi ích riêng của mình trước tiên, không quan tâm đến người khác, chúng ta đã xóa bỏ những nền tảng quý giá nhất của một quốc gia là điều khiến cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn : các chuẩn mực đạo đức".
Tổng thống Macron mạnh mẽ cảnh báo rằng : "Chủ nghĩa dân tộc như một con quỷ già" gây ra chiến tranh cách đây một thế kỷ, đang hăm he quay trở lại mặt đất, có thể khiến lịch sử đen tối lặp lại "để gieo rắc sự rút lui, cô lập, bạo lực và sự thống trị và đây sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng mà các thế hệ tương lai sẽ rất đúng đắn yêu cầu chúng ta phải chịu trách nhiệm".
Với sự hiện diện của Trump tại buổi lễ tưởng niệm, rõ ràng bài phát biểu của Macron là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến Trump, người đã tự nhận mình là người theo chủ nghĩa dân tộc, nêu cao khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết" và cô lập nước Mỹ trên con đường ngoại giao. Trump cô lập Mỹ bằng cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo thế giới lâu năm của Hoa Kỳ - vốn được đông đảo người dân Mỹ ủng hộ. Và đó cũng là một trong những lý do vì sao, Trump và đảng Cộng hòa thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua khi lần đầu tiên trong 8 năm, đảng Dân chủ giành lại quyền lãnh đạo của Hạ viện.
Nhà báo người Mỹ nổi tiếng Sydney J. Harris diễn giải khá hay và đầy đủ về chủ nghĩa dân tộc : "Sự khác biệt giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là người yêu nước tự hào về tổ quốc vì những thành tựu đã đạt được ; còn người theo chủ nghĩa dân tộc tự hào về tổ quốc bất chấp tổ quốc đã làm gì. Thái độ của người yêu nước tạo ra lòng trách nhiệm. Nhưng thái độ của người theo chủ nghĩa dân tộc tạo ra cảm giác ngạo mạn mù quáng, ngu dốt, sẽ dẫn đến chiến tranh".
"Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Lịch sử thế giới đã chứng minh rõ rằng các chế độ độc tài hung bạo không sợ hãi hoặc lo lắng khi các lãnh đạo dân chủ chỉ hù dọa bằng lời nói bởi chúng đã miễn nhiễm với chỉ trích và lên án. Bọn độc tài chuyên chế chỉ thực sự lo sợ khi các nước đồng minh dân chủ hợp tác đề ra các chính sách và nghị quyết cụ thể như cấm vận kinh tế, không bán vũ khí, hoặc chấm dứt các kế hoạch đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của bọn chúng.
Thái độ của người theo chủ nghĩa dân tộc tạo ra cảm giác ngạo mạn mù quáng, ngu dốt, sẽ dẫn đến chiến tranh - Ảnh minh họa
Trump không có bất kỳ một chính sách nào cụ thể để khiến nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc hay Việt Nam phải lo sợ, ngoài việc đánh thuế thương mại. Và thực tế, Trung Quốc không phải đứng yên để Trump đánh thuế mà Trung Quốc cũng đánh thuế ngược lại các mặt hàng của Mỹ. Việc Trump đánh thuế Trung Quốc và tấn công đồng minh thân cận không những không khiến Trung Quốc lo ngại, mà còn tạo cho nó cơ hội hợp tác mạnh hơn với EU và Nhật Bản. Trong khuôn khổ hội nghị cao cấp Á-Âu ngày 19/10, các nhà lãnh đạo Châu Âu và Châu Á đã thống nhất phải bảo vệ thương mại tự do và tuyên bố không ủng hộ chính sách thương mại của Trump bởi vì "cuộc chiến thương mại" đã và đang gây ra thiệt hại với nền kinh tế toàn cầu.
Nếu Trump đánh thuế thương mại Trung Quốc cách đây hơn 20 năm, khi Trung Quốc vẫn còn nghèo, chưa phát triển và rất cần sự trợ giúp của Mỹ và EU, thì Trump có thể khiến bộ chính trị Trung Quốc thực sự lo ngại. Nhưng thực tế hiện nay, kinh tế Mỹ và EU đang phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc và kinh tế Trung Quốc chiếm khoảng 15% nền kinh tế toàn cầu, gần bằng EU là 16%. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU, sau Hoa Kỳ và EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Vô số tập đoàn khổng lồ như Apple, Ford, Boeing, BMW, Siemens… nhờ thị trường khổng lồ của Trung Quốc mà phát triển mạnh.
Tóm lại, chúng ta chỉ mạnh lên khi đứng cùng nhau. Nhờ sự hợp tác và lòng nhân đạo trợ giúp lẫn nhau, mà con người ngày càng tiến bộ và phát triển vượt bậc. Cách đây 100 năm, con người chọn chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn và xung đột. Ngày nay, con người văn minh chọn đối thoại, hòa giải và hợp tác nhằm giảm đi xung đột. Trump cô lập Hoa Kỳ và từ chối hợp tác với những đồng minh dân chủ chắc chắn không phải là khôn ngoan. Trump chỉ thực sự khiến các lãnh đạo độc tài Trung Quốc hoặc Việt Nam lo ngại khi liên kết cùng đồng minh với những chính sách rõ ràng nhằm cô lập chúng. Chính phủ Obama với Hiệp định Thương mại Xuyên thái Bình dương TPP là một chính sách nhằm cô lập Trung Quốc – đã từng khiến Trung Quốc tức giận và bày tỏ sự phản đối.
Theo quan sát dựa trên nhiều bằng chứng thuyết phục, người viết tin rằng Trump có đầy đủ các yếu tố và tính cách của các nhà độc tài khét tiếng trong lịch sử : dối trá trắng trợn, tấn công đối lập, kích động bạo lực, miệt thị báo chí là "kẻ thù của nhân dân" chỉ bởi vì báo chí "dám" tường thuật đúng những gì Trump đã nói và làm. Đáng sợ hơn nữa là Trump tấn công sự công bằng và liêm chính của độc lập tư pháp, chỉ trích thậm tệ bất kỳ ai phê bình Trump, và đặc biệt luôn tỏ lòng thán phục và ca ngợi độc tài. Trump khen ngợi Tập Cận Bình được trở thành chủ tịch Trung Quốc nắm quyền trọn đời sau khi đảng cộng sản Trung Quốc hủy bỏ thời hạn nhiệm kỳ với chủ tịch nước. Trump cũng liên tiếp khen ngợi Kim Jong-un là một "lãnh đạo tài năng" "yêu nước" và Trump từng nhiệt huyết phát biểu tại West Virginia về Kim Jong-un : "Chúng tôi qua lại thư từ với nhau và chúng tôi đã phải lòng nhau. Kim viết cho tôi những lá thư rất đẹp. Chúng tôi đã yêu nhau". Thử thay tên Kim Jong-un, Tập Cận Bình bằng tên Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông hoặc Nguyễn Phú Trọng xem có lọt lỗ tai không ?
Trump, ngưỡng mộ chủ nghĩa dân tộc, có thái độ và những hành động đạp nát các chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc dân chủ nền tảng, chắc chắn sẽ khiến các nhà nước độc tài chuyên chế vui sướng khôn siết. Nếu ủng hộ dân chủ cho Việt Nam, nghĩa là ủng hộ các nguyên tắc dân chủ, thì làm sao có thể tôn sùng hoặc dựa dẫm vào một kẻ "chà đạp dân chủ" như Trump mang đến dân chủ cho Việt Nam ?
Mai V Phạm
(12/11/2018)
Tham khảo :
https://www.history.com/…/mussolini-founds-the-fascist-party
https://www.forbes.com/sites/johnmauldin/2018/09/19/china-is-building-the-worlds-largest-innovation-economy/#5889518b6fd4
http://ec.europa.eu/trade/policy/countries-and-regions/countries/china/
https://www.vox.com/policy-and-politics/2018/11/11/18084684/macron-trump-nationalism-wwi-armistice-commemoration
https://www.c-span.org/video/ ?c4752727/trump-kim-fall-love
https://thongluan-rdp.org/component/k2/item/9936-hay-hay-danh-th-i-gian-va-cong-s-c-cho-tri-th-c-va-t-ch-c
Phi cơ quân sự Trung Quốc tuần tra các vùng biển phụ cận (asialyst.com)
Những lời nhạo báng Tổng thống tân cử Donald Trump nhắm vào Trung Quốc - mới nhất là đoạn Tweet phê Trung Quốc không giúp kiềm chế Bắc Hàn dù kiếm nhiều tiền từ Mỹ - không còn là 'sự vụng về ngoại giao' của nhà tỷ phú chưa từng cầm quyền.
Năm 2017 ngày càng có khả năng trở thành thời điểm Hoa Kỳ ra chính sách mới đối với Trung Quốc và đằng sau học thuyết Trump là sự trỗi dậy của một xu hướng : chủ nghĩa dân tộc Mỹ.
Nhà phân tích Gideon Rachman vừa viết ngày đầu năm 2017 trên trang Financial Times ở Anh :
"Khả năng xung khắc giữa chủ nghĩa dân tộc Hoa Kỳ và Trung Hoa tại vùng Thái Bình Dương có vẻ tăng lên kể từ khi ông Trump thắng cử".
Nhưng theo ông Rachman, Trump chỉ là người đi sau trong trào lưu này.
Trước khi Donald Trump tung ra khẩu hiệu 'Làm nước Mỹ vĩ đại lần nữa' (Make America Great Again) Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra mốt về 'chủ nghĩa dân tộc hoài niệm' (nostalgic nationalism).
Ông Tập Cận Bình nêu mục tiêu "Phục hưng dân tộc Trung Hoa", còn ông Vladimir Putin muốn Nga phục hồi vị thế đại cường như thời Liên Xô.
Hiện tượng "ôm ấp hoài niệm về chủ nghĩa dân tộc" đang xảy ra cả ở Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, nhà bình luận của Financial Times viết.
Ông Donald Trump liên tục dùng Twitter phê phán Trung Quốc
Tuy thế, ông Rachman cũng cảnh báo việc đề cao 'hào quang quá khứ' :
"Trong thập niên 1930, nước Ý của Mussolini đã nhắc lại quá khứ La Mã huy hoàng, còn Đức Quốc xã thì coi họ là người kế thừa của các hiệp sĩ Teutonic thời Trung Cổ châu Âu".
Nhìn chung, hoài niệm dân tộc đang trở lại sau một giai đoạn nhấn mạnh hiện đại hóa, 'bắc cầu vào tương lai'.
Lời Twitter của ông Trump nhạo Trung Quốc 'Hay nhỉ !'
Trước đây, Gideon Rachman viết, ở Hoa Kỳ "Bill Clinton từng muốn 'xây cầu vào Thế kỷ 21', và Barack Obama vận động tranh cử bằng khẩu hiệu 'Hy vọng và Thay đổi'.
Tại Anh, Tony Blair từng nêu ra một 'Nước Anh có phong cách' (Cool Britannia), sau đó David Cameron nhận vai trò là người hiện đại hóa Đảng Bảo thủ.
Nhưng sự dịch chuyển cán cân chính trị và kinh tế về châu Á mang tính toàn cầu đã khiến các nước như Ấn Độ và Trung Hoa, các cường quốc đang trỗi dậy ở châu Á, "làm sống lại tham vọng phục hồi sự vĩ đại dân tộc và văn hóa của họ vốn từng làm lu mờ chủ nghĩa đế quốc Phương Tây".
Phản ứng trước toàn cầu hóa cũng khiến chủ nghĩa dân tộc lên cao tại châu Âu và Bắc Mỹ tuy ông Rachman cho rằng Canada dưới quyền Thủ tướng Justin Trudeau không rơi vào xu hướng này.
Hết thời 'đối sách ngoại giao' ?
Bên cạnh khả năng căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng năm 2017, một số giới tại Hoa Kỳ và Úc đang vận động để chính quyền Donald Trump ra tay ngăn chặn Trung Quốc tại Biển Đông.
Tổng thống Obama (trái) bị phê là quá 'cẩn trọng' trước Trung Quốc
Theo ABC của Úc (17/12/2016), ông Ross Babbage, tác giả một phúc trình Mỹ - Úc có tựa đề "Chống lại chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa" vừa cáo buộc Bắc Kinh "lợi dụng thái độ cẩn trọng của Obama" để giành quyền kiểm soát hiệu quả (effective control) tại vùng biển này.
Giáo sư Babbage, người Úc, còn cáo buộc Trung Quốc dùng 'chiến tranh tâm lý' để làm mềm đi ý chí của Hoa Kỳ và các đồng minh, nhất là giới cầm quyền ở các nước đó.
"Họ dùng các chiến dịch thông tin, loan tải tin sai, họ xây đắp các nhóm thân Bắc Kinh ở những nước đồng minh của Hoa Kỳ, họ trả tiền cho truyền thông in phụ trương của Nhân dân Nhật báo", Giáo sư Babbage được ABC News trích lời cho hay.
Ngay tại Úc, ông nêu ra chuyện "Viện Khổng tử do Trung Quốc chi ngân sách xuất hiện tại 10 đại học của Úc, và ngoài ra các hoạt động tình báo của Trung Quốc rất năng động ở các nước thân Mỹ, gồm cả Úc".
Kết luận rằng đối sách ngoại giao hiện nay đã thất bại, tác giả phúc trình này đặt câu hỏi cho chính quyền mới ở Mỹ :
"Câu hỏi quan trọng cho chính quyền Trump là Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực - nhất là Nhật Bản và Úc - có thể làm gì để bóp nghẹt chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh".