Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Từ ngày 2/9/1945 đến nay đã 72 năm, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một định chế chính trị trá hình của chủ nghĩa cộng sản hung bạo khiến Việt Nam ngày càng tụt hậu và suy tàn, trong nguy cơ lệ thuộc hổ nhục vào Trung Quốc. Đau xót hơn, ngày càng có nhiều người dân phải sống trong đói khổ, bất công và cơ cực trong sự thất vọng, khinh ghét và phẫn nộ với đảng cầm quyền. Tuy nhiên, Đảng cộng sản vẫn ngang nhiên tồn tại mà không gặp phải khó khăn, trở ngại lớn lao nào cho đến tận hôm nay.

tochuc1

Tự do phải tranh đấu mới có - Ảnh minh họa

Thành công của Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 chính thức đưa Đảng cộng sản lên nắm quyền. Vậy chúng ta, những người đang miệt mài tranh đấu ôn hòa cho yêu sách dân chủ hóa Việt Nam, rút ra bài học nào từ thắng lợi của Đảng cộng sản Việt Nam ?

Theo thiển ý của người viết, có hai điều có thể rút ra được, đó là Đảng cộng sản lấy tư tưởng tuyên truyền của Lenin làm kim chỉ nam và Đảng cộng sản là một tổ chức chặt chẽ, có quyết tâm cao.

1. Đảng cộng sản lấy tư tưởng tuyên truyền của Lenin làm kim chỉ nam

Vai trò lãnh đạo của Nguyễn Sinh Cung – tức Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh - trong Cách Mạng tháng 8 năm 1945 đóng vai trò quan trọng dẫn đến thắng lợi, đánh dấu sự nắm quyền đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1917, Nguyễn Sinh Cung đến Paris và đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc. Trong khoảng thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc chăm chỉ nghiên cứu khoa học chính trị, bị cuốn hút bởi học thuyết cộng sản, đặc biệt say mê Tư Bản Luận (Das Kapital) của Karl Marx và tư tưởng cách mạng bạo lực của Lenin. Chính Ban tuyên giáo cũng thừa nhận rằng Nguyễn Ái Quốc không có tư tưởng nào cả, ngoài tư tưởng của Marx-Lenin :

"Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng ; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo".

Lenin là bậc thầy của tuyên truyền dối trá và nhờ chủ trương này mà Lenin dễ dàng mang đến thắng lợi Cách Mạng Tháng 10 Nga năm 1917. Lenin nói : "Một lời nói dối được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thật". Vì thế, đảng cộng sản của Hồ đã ma mãnh vận dụng cách thức tuyên truyền bịp bợm này trong suốt một thời gian dài, từ 1924 đến 1940, ở khắp mọi nơi để dụ dỗ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho sự ra đời của tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (Việt Minh), tên gọi che đậy của Đảng cộng sản Việt Nam. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước chính thức tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng cách mạng.

Nạn đói năm Ất Dậu, từ tháng 10/1944 đến tháng 5/1945, đã khiến người dân Việt vô cùng chán nản, thất vọng với chính sách đô hộ của Nhật và sự bất lực của chính phủ Trần Trọng Kim. Lợi dụng sự tuyệt vọng này cũng như khát vọng độc lập và tự do của nhân dân, tổ chức Việt Minh tập trung vào công tác tuyên truyền để lôi kéo nhiều thành phần khác nhau, từ nông dân, công nhân đến trí thức, tham gia vào tổ chức.

Trần Trọng Kim đánh giá khá trung thực về cách thức tuyên truyền khôn khéo của đảng cộng sản như sau :

"Về đường binh lực, lúc ấy Việt Minh không không có gì thật. Nhưng cái phương lược của họ đánh bằng tuyên truyền, bằng lối quỉ quyệt lừa dối để lôi kéo dân chúng đi theo, chứ không đánh bằng binh khí. Stuyên truyn ca họ đã có ngm ngm tlâu trước khi quân Nht đảo chính chkhông phi bây gimi có. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được".

"Trong khi ông HChí Minh bên Tàu để chờ đợi thi cơ, trong nước đâu đâu cũng có cán b, ngm ngm hành động và tuyên truyn rt khôn khéo. Hli dng lòng ái quc ca dân chúng mà tuyên truyn Vit Minh không phi là đảng cng sn, chlà mt mt trn gm tt ccác đảng phái ly li độc lp cho nước nhà, vy nên tbc chí nam đâu cũng có người theo".

"Cách hành động của họ thì bất cứ công sở hay tư sở hễ đâu có một tổ chức làm việc là có người của họ chen lấn vào, hoặc để tuyên truyền, hoặc để hoạt động theo chủ nghĩa của họ".

"Ðng Vit Minh lúc y rt hot động, đánh huyn này, phá phkia. Lính bo an các nơi phn nhiu bVit Minh tuyên truyn, tuy chưa theo hn, nhưng không chng cna".

Đảng cộng sản đã khôn khéo và bền bỉ tuyên truyền sai trái để mị dân ở khắp mọi nơi từ lúc thành lập cho đến tận hôm nay, nhằm duy trì quyền lực cai trị. Đây là một yếu tố mà những người chủ trương đấu tranh ôn hòa cho dân chủ Việt Nam cần linh hoạt học ở họ điều này, trừ sự gian trá.

Khác với người cộng sản, những người chủ trương dân chủ hóa Việt Nam hay những người còn quan tâm đến tương lai và vận mệnh đất nước hãy truyền tải sự thật và lẽ phải về đất nước bất cứ lúc nào khi có cơ hội.

Một vài ví dụ đơn giản về những vấn nạn nhức nhối của xã hội như nạn ô nhiễm môi trường, tham nhũng, giáo dục xuống cấp đang đe dọa đời sống và tương lai của người dân và đất nước.

Tại mỗi nơi, vào bất cứ lúc nào, những vị lãnh đạo tinh thần, những vị giáo sư và giáo chức, các bậc cha mẹ đều có thể nêu ra những vấn nạn này của đất nước trong gia đình và ngoài xã hội. Cũng nên nhắc nhở đi, nhắc nhở lại thực trạng suy đồi của xã hội, nguy cơ lệ thuộc ngày càng lộ liễu và quá đáng vào Trung Quốc… để người dân bớt vô cảm và quan tâm nhiều hơn đến đất nước. Những nhắc nhở này càng được nhân rộng và khuyến khích.

Các bậc phụ huynh trăn trở thực trạng Việt Nam, cũng có thể thảo luận, truyền tải thông tin về sự lụn bại của đất nước trong các bữa cơm gia đình, thức tỉnh sự quan tâm của người trong nhà về hiện trạng chung của đất nước.

Linh mục Nguyễn Duy Tân, giáo xứ Thọ Hòa, Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là một tấm gương tuyệt vời của việc kiên nhẫn truyền tải sự thật. Ông đã nhẫn nại lan truyền thông tin và sự thật trong các bài giảng cho các giáo dân, cũng như tạo sự liên kết chặt chẽ giữa chủ chiên và đàn chiên. Hãy nhìn sự hiệp nhất giữa linh mục Nguyễn Duy Tân và các giáo dân đã xử lý khôn khéo, không bị rơi vào bẫy kích động bạo lực, của nhóm dư luận viên trang bị súng và dùi cui tràn đến giáo xứ Thọ Hòa gây rối vào sáng 4/9/2017. Linh mục Nguyễn Duy Tân đã không sợ hãi, kiên trì diễn giải sự thật, truyền tải thông điệp ôn hòa và bác ái đến các giáo dân, tạo nên sự hiệp nhất chặt chẽ mà bọn ác độc, bất lương không thể nào phá hoại được. Hy vọng Giáo hội Công giáo Việt Nam sẽ có nhiều và nhiều hơn nữa những chủ chiên can trường và chính nghĩa như trường hợp Nguyễn Duy Tân.

Một nguyên nhân quan trọng khác giúp đảng cộng sản dễ dàng chiếm chính quyền từ Cách Mạng Tháng 8, đó là sự thiếu vắng những tổ chức chính trị đối lập có đường lối rõ ràng, tổ chức chặt chẽ và quyết tâm cao. Wiliam J. Duiker cho rằng các lực lượng dân tộc chủ nghĩa không cộng sản lúc đó, không thể làm được những điều mà Việt Minh đã làm, vì chia rẽ, tổ chức kém, thiếu đường lối và phương pháp rõ ràng.

Trần Trọng Kim trong Hồi kí của ông, đã lặp lại rất nhiều lần, tính tổ chức chu đáo và chặt chẽ của đảng cộng sản :

ng viên cng sn li biết giklut rt nghiêm và rt chu khó làm vic. Xem như Hi Truyn Bá Quc Ngkhi mi thành lp Hà Ni là có ngay nhng người cng sn vào hi ri, và nhng người nhn vic đi dy hc rt chăm, không qun công lao gì c. Mt tchc có klut và chu khó làm vic như thế, làm gì mà không mnh".

"Đảng Việt Minh cộng sản có tổ chức rất chu mật và theo đúng phương pháp khoa học".

"Xét thành phn chính phliên hip lúc y, kcnhng người không đảng phái, có thgi là năm đảng nhưng chđảng Vit Minh cng sn là có chương trình chính trrõ ràng và có thế lc hơn c. Còn các đảng khác thì chcó tên nêu ra mà thôi, chkhông có chương trình phân minh… Vit Nam Quc Dân Ðng và Vit Nam Cách Mnh Ðng Minh Hi tuy có thế lc là nhcó quân đội Tàu bênh vc, nhưng không có tính cách thng nht và không có klut cht ch. Bi vy đảng Cng sn chcó ba người trong chính phnhưng quyn bính vn cCng sn".

Thất bại của Nhật trước Đồng minh ngày 14/8/1945 trong Chiến tranh Thế giới Thứ II, khiến Chính phủ Trần Trọng Kim, được Nhật bảo hộ trở nên suy yếu. Chính điều này đã tạo ra một "khoảng trống quyền lực" và Việt Minh đã biết tận dụng đúng lúc để lấp khoảng trống này.

William J. Duiker, trong cuốn Vietnam : Nation in Evolution (1983), ghi nhận rằng Cách Mạng Tháng 8 thực ra chỉ là cuộc chuyển giao quyền lực nhanh chóng và hầu như không phải đổ nhiều xương máu. Thêm nữa, Thủ tướng Trần Trọng Kim cũng đã từ chối sự trợ giúp của quân đội Nhật trong việc dẹp bỏ Việt Minh vào lúc đó :

"Lúc bấy giờ người Nhật có đến bảo tôi : "Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Ðồng Minh đến thay. Nếu chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật còn có thể giữ trật tự". Tôi nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân Ðồng Minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa, và lại mang tiếng "cõng rắn cắn gà nhà". Tôi từ chối không nhận".

Sau 72 năm chiếm đóng của đảng cộng sản, đất nước ngày càng suy tàn và đời sống nhân dân thêm khổ cực. Đã thế đảng còn đê tiện tận dụng chính sách "chia rẽ để trị", khoét sâu hận thù giữa người Việt Nam với nhau, nhằm duy trì quyền lực cai trị, khiến người dân ngày càng chán nản và thờ ơ với vận mệnh của đất nước. Sự thất bại thảm hại trong việc quản trị đất nước cũng như trong những quan hệ ngoại giao và thương mại quốc tế chứng tỏ rằng đảng cộng sản là một tập thể vô cùng tồi tệ và kém cỏi.

Nhìn lại thực tế Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam từ lúc hình thành từ năm 1932 cho đến nay cho dù có độc tài và tồi dở như thế nào, vẫn luôn luôn là một tổ chức, với những đảng viên hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của tổ chức. Ngược lại, những người yêu chuộng dân chủ và tự do cho Việt Nam, cho dù có tài giỏi đến đâu cũng vẫn còn chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức. Đối lập Việt Nam vẫn còn yếu, và sẽ tiếp tục yếu hơn nữa, nếu không tiếp thu được bài học tổ chức của đảng cộng sản.

Xây dựng được một hoặc nhiều tổ chức chính trị, với những con người chia sẻ cùng chính kiến và theo đuổi cùng mục tiêu, bằng những phương pháp đã đồng thuận, là bước khởi đầu trong việc xây dựng một Tập Hợp đấu tranh cho dân chủ có hiệu lực.

Nhiều người cho rằng chỉ cần khai dân trí, như cụ Phan Chu Trinh đã từng khởi xướng, để rồi sau đó người dân tự thân yêu sách dân chủ, tranh đấu để có bầu cử tự do. Thật quá tuyệt vời, nhưng không phải trường hợp Việt Nam. Chế độ độc tài cộng sản tệ hại hơn bất cứ chế độ cai trị Việt Nam nào từ trước đến nay. Các chế độ phong kiến, thực dân không theo dõi và kiểm soát suy nghĩ của người dân, và trong nhiều trường hợp còn giúp người dân phương tiện để khai khẩn đất hoang và tự túc làm giàu. Dưới chế độ độc tài cộng sản, đất đai và của cải trong xã hội thuộc quyền sở hữu của nhà nước, đảng cộng sản muốn ban phát cho ai hay tịch thu bất cứ lúc nào cũng được. Những giải thích dài dòng này chỉ để chứng minh rằng chủ trương khai dân trí chưa đủ. Nhận định này là một ngộ nhận sai lầm vì 2 lý do.

Thứ nhất, chế độ độc tài toàn trị vẫn không ngừng tuyên truyền mị dân, nhấn chìm người dân trong tư tưởng nô lệ của Khổng giáo. Vì thế, khai dân trí sẽ không thể phát triển một cách trọn vẹn, bởi tư duy độc lập và ý thức chính trị là những điều tối kị trong chế độ độc tài. Nâng cao dân trí chỉ có thể thực hiện trong những môi trường tự do, giáo dục nhân bản và khai phóng. Hơn nữa, nhân dân rất thực tế nên dù biết đảng cộng sản là gốc rễ của mọi suy tàn, nhưng họ chỉ "đứng lên" khi đã tìm và tin tưởng được đường lối của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó.

Thứ hai, cho dù có hàng triệu người dân xuống đường yêu sách dân chủ mà không có bất kì một tổ chức nào hướng dẫn thì cũng không đi đến đâu. Và nếu có thành công thì sẽ xảy ra những tranh giành giữa những người có chút tiếng tăm, và kết quả như thế nào mọi người đều biết. Những cuộc xuống đuờng Mùa Xuân Ả Rập năm 2011 ở Bắc Phi và Trung Đông chỉ để lại những hậu quả tai hại cho hàng chục năm sau đó. Trong thực tế, những cuộc xuống đuờng không có lãnh đạo đều dễ tan vỡ.

Nên nhớ, trên thế giới, chưa có một cuộc biểu tình thay đổi chế độ nào mà không có sự lãnh đạo của tổ chức đối lập. Nếu không có tổ chức chính trị với cương lĩnh rõ ràng, giải pháp cụ thể và lực lượng đủ lớn, thì ai có đủ tài sức và kiên nhẫn lãnh đạo quần chúng dưới sự đàn áp có tổ chức của đảng cộng sản ? Ai sẽ vận động quốc tế yểm trợ và bênh vực cho cuộc đấu tranh ? Nếu không có đảng đối lập trình bày những giai đoạn và kế hoạch xây dựng Việt Nam dân chủ sau độc tài cộng sản, đáng sống và ý nghĩa như thế nào, thì liệu có thu hút được sự ủng hộ của phần lớn người dân không ?

Tổ chức chính trị là một đội ngũ gồm những cá nhân kết hợp chặt chẽ với nhau, có kĩ luật và phân bổ, để thực hiện một cách nhịp nhàng những mục tiêu đã được đề ra, dựa trên những đường lối và tư tưởng chung. Một bó đũa sẽ khó bị bẽ gẫy hơn từng chiếc đũa riêng lẻ. Khuyết điểm của người Việt là không có văn hóa tổ chức và thói quen làm việc cung, hậu quả dễ thấy ngày nay là chỉ có những đấu tranh chính trị cá nhân hay tổ chức xã hội dân sự đơn lẻ.

Vai trò lãnh đạo của tổ chức là tối quan trọng trong bất kì một cuộc cách mạng thay đổi chế độ nào trên thế giới. Lenin ý thức được tầm quan trọng của tổ chức và đã lãnh đạo đảng Bolsheviks đến thắng lợi với Cách Mạng Tháng Mười Nga 1917 và khai sinh Liên Bang Xô Viết năm 1922.

Từ Cách Mạng Tháng 8 năm 1945, Đảng cộng sản Việt Nam đã biết dựa vào chủ nghĩa Marx-Lenin để làm kim chỉ nam hành động và liên kết với nhau, tạo thành một tổ chức chặt chẽ và đã thành công. Muốn thắng được sự ngoan cố của đảng cộng sản, Việt Nam ngày nay cần một tổ chức đối lập mạnh có tư tưởng và đường lối rõ ràng.

Đấu tranh có tổ chức cần được hiểu là đấu tranh theo dự án chính trị và phương pháp đã được tổ chức đồng thuận đề ra, với những giai đoạn đấu tranh khác nhau.

Đường lối và tư tưởng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên được trình bày chi tiết trong Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ Hai.

Một tổ chức chính trị không có đường lối rõ ràng thì sẽ dễ dẫn đến thất bại. Lenin trong cuốn sách về chiến lược nổi tiếng "Cần làm gì ?" (What is to be Done ?) nhấn mạnh : "Không có tư tưởng cách mạng, thì không thể có phong trào cách mạng... vai trò của người chiến sĩ tiên phong chỉ có thể thực hiện được bởi một đảng, được hướng dẫn bởi tư tưởng tiến bộ nhất".

Một tổ chức chính trị mạnh nhất khi đã thuyết phục được phần lớn trí thức tham gia tổ chức, hoặc ít nhất ủng hộ đường lối của tổ chức đó.Đảng cộng sản đang phân hóa và chia rẽ hơn bao giờ hết. Vì thế, trí thức yêu nướccần tận dụng thời cơ : một là tham gia hoặc thành lập tổ chức ; hai là ủng hộ công khai mạnh mẽ các tổ chức chính trị có tầm vóc.

Thay lời kết

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vẫn đang âm thầm và khiêm tốn truyền bá tư tưởng dân chủ đa nguyên và xây dựng đội ngũ nòng cốt. Giai đoạn này vẫn đang kéo dài vì chưa có được sự ủng hộ mạnh mẽ của những trí thức còn quan tâm đến Đất nước. Có thể đường lối của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chưa đủ hấp dẫn họ, nhưng cũng có thể trí thức Việt Nam không thích văn hóa tổ chức, nên thích hoạt động đơn lẻ. Ngạn ngữ Châu Phi có câu : "Nếu muốn đi thật nhanh, thì hãy đi một mình. Nhưng muốn đi xa, thì phải đi cùng nhau".

Con đường dân chủ hóa Việt Nam còn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta bỏ cuộc, vì đây là cuộc chiến đấu của chính nghĩa, lương thiện, lẽ phải và lòng bao dung. Quan trọng hơn, đây là cuộc chiến chính đáng để đưa Dân tộc và Đất nước Việt Nam từ bóng đêm của nô lệ và nghèo ngổ sang ánh sáng của Tự do và Phồn vinh.

Xin phép được chia sẽ giấc mơ của anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đang theo đuổi để kết thúc bài viết :

"Nước Việt Nam sẽ là một nước lớn. Làm người Việt Nam cho tới nay đã là một điều bất hạnh thì làm người Việt Nam trong một tương lai gần sẽ phải là một niềm vui, một may mắn và một nguồn hãnh diện. Thế giới đã biết đến Việt Nam như là nạn nhân của hận thù và chia rẽ, của óc độc quyền lẽ phải thì thế giới sẽ phải biết đến Việt Nam sau này như là vùng đất của sự bao dung, như là một mẫu mực thành công của tình anh em tìm lại, của sự hồi sinh từ điêu tàn và đổ nát" (trích Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ Hai).

(07/10/2017)

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa nguyên – Bất bạo động – Hòa giải và hòa hợp dân tộc"

-------------------

Tham khảo :

- http://www.cdsphanoi.edu.vn/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=2082:cach-mng-thang-tam-nm-1945-s-kin-v-i-trong-lch-s-dan-tc-vit-nam

- http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41175474

- http://sfr-21.org/whatistobedone.html

- https://www.thongluan-rdp.org/thdcdn/item/602-khai-sang-k-nguyen-th-hai

- Một Cơn Gió Bụi (1969), Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Vĩnh Sơn.

Published in Quan điểm

Chưa bao giờ từ sau năm 1975, Đảng cộng sản Việt Nam cùng hệ thống chính quyền từ trung ương đến 63 tỉnh thành lại nằm trong thế "triệt buộc" như những ngày tháng đã đến, đang đến và sắp đến.

danchu1

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay bà Aung San Suu Kyi hôm 25 tháng Tám. (Hình : TTXVN)

Tất cả đều cạn kiệt

"Triệt buộc" vẫn được những người chơi cờ domino mặc định hạ bàn khi một bên bị ép vào thế không lối thoát.

Ngay cả cuộc khủng hoảng giá – lương – tiền những năm 1985 – 1986 với biến động lạm phát lên đến gần 700% cũng không thể khiến xã hội rơi vào cảnh hỗn loạn như hiện nay. Khi đó, Việt Nam vẫn còn đầy ắp tài nguyên tự nhiên.

Ngay cả cơn biến động chính trị khiến hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cùng Đông Âu tan rã, mà đã khơi dậy một làn sóng đa nguyên đa đảng ở Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cũng không làm cho Đảng cộng sản Việt Nam lâm vào thế triệt buộc trong cơn bế tắc chính trị và quay quắt tìm lối thoát chính trị như lúc này.

Lúc này đây, "tất cả đã bỏ ta mà đi" – như một khúc ca từ buồn nẫu ruột, u ám cho cả chế độ lẫn dân chúng. Thành tựu dẫn đến tiêu vong nhanh nhất là chế độ đã tự khai thác cạn kiệt "rừng vàng biển bạc" chỉ trong vòng một phần tư thế kỷ tính từ thời điểm "Mở cửa kinh tế".

Lối thoát chính trị của chính thể Việt Nam, nếu chợt hiện ra ở cuối đường hầm, cũng đừng mơ màng có thể tái hiện kinh nghiệm của nước Nga hậu Xô Viết và của Putin.

Hậu Xô Viết. Dù GDP bị giảm tới 60-70% trong khoảng 8 năm cầm quyền của Yeltsin và đẩy nước Nga vào tình trạng hỗn độn, quốc gia này vẫn còn gần như nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên mà luôn tạo thành một hạ tầng cơ sở khá chắc chắn cho bất kỳ hệ thống cầm quyền nào biết tận dụng điều đó. Trong vài chục năm qua, Putin đã phần nào biết tận dụng và do đó đã biến nước Nga từ một thực thể khá hoang tàn trở nên cái mà người đời gọi là "cường quốc".

Còn Việt Nam thì sẽ trở thành cái gì ?

‘Tự hào đi lên, Việt Nam ơi !’

Muốn trở thành cái gì cũng được, nhưng trước hết phải còn khả năng trả nợ, chưa nói đến chuyện trả hết nợ.

Nợ công quốc gia cao chưa từng có : khoảng 431 tỷ USD, tính cả nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, lên tới 210% GDP chứ không phải "chưa đụng trần 65% GDP" như các báo cáo quá đỗi chán đời của Chính phủ.

GDP lại chỉ giậm chân ở mức khoảng 200 tỷ USD/năm mà không nhích lên được chút nào.

Khác xa với thành tích tăng trưởng luôn đạt đến 6,5 – 7% GDP trong các báo cáo, tình hình kinh tế là bi đát, thật sự bi đát. Từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào cảnh suy thoái, kéo đến tận năm 2017 mà vẫn chưa thấy gì gọi là "tương lai phục hồi". Cái cảnh phải cắm đầu trả nợ hàng năm bằng ngoại tệ mạnh, nhiều dấu hiệu ngân hàng nhà nước có thể đã thi hành chính sách âm thầm in tiền với giá trị in thêm có thể lên đến 500 ngàn tỷ đồng mỗi năm trong gần một chục năm qua, lạm phát thực tế luôn có thể lên đến vài ba chục phần trăm chứ không phải "dưới 5%" như báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp cũng có thể chẳng kém thua Hy Lạp thời khủng hoảng kinh tế với gần 30%… Trong khi đó, hầu hết các nguồn ngoại lực – từ cánh cửa cho vay của ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng phát triển Á Châu, kể cả từ Nhật Bản, kể cả nguồn kiều hối của "kiều bào ta" đều hoặc đang đóng hẳn lại, hoặc giảm sút đến phân nửa…

Làm thế nào để trả nợ khi đảng đã tự lao vào cơn tuyệt vọng của quốc nạn tham nhũng và "phá chưa từng có" thời Nguyễn Tấn Dũng chỉ trong vòng chưa đầy chục năm ?

Làm thế nào để tìm ra tiền trả cho đội ngũ công chức viên chức gần 3 triệu người chỉ tăng không giảm mà có đến 30% trong số đó "không làm gì cả nhưng vẫn lãnh lương ?"

Năm 2016 và 2017. Làm thế nào để giảm mức bội chi ngân sách "dưới 5% GDP", trong khi thực tế bội chi có thể lên đến 9% GDP chứ không thấp hơn ?

Bội chi đã đến thế, nhưng thu ngân sách cũng từ thất vọng trở nên tắc nghẽn cho dù chính quyền đang quyết tâm "thu cùng diệt tận" đối với dân chúng bằng quá nhiều sắc thuế. Năm 2017, tỷ lệ hụt thu ngân sách so với dự toán đầu năm có thể thấp kỷ lục : 11% hoặc sâu hơn nữa.

Và làm thế nào để "triển vọng phát triển còn tốt lắm" – như lời tuyên ngôn của Tổng Bí Thư đảng Nguyễn Phú Trọng sau khi TPP gần như tan vỡ, để "đất nước đi tới không gì cản nổi" – như một thể loại "tự sướng" từng ra rả vào thời chiến tranh, trong khi tình hình các FTA (hiệp định thương mại tự do) với các nước vẫn rơi vào tình thế bất lợi.

Chỉ có hai FTA của Việt Nam với Mỹ và Châu Âu là còn xuất siêu được – lần lượt là 25 tỷ USD và 20 tỷ USD mỗi năm. Còn thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, trong khi ngay cả Nam Hàn, tưởng là dễ chơi, nhưng Việt Nam lại phải nhập siêu đến hai chục tỷ đô la vào năm 2016.

Còn với Trung Quốc thì khỏi nói : con số nhập siêu chính ngạch lên đến 30 tỷ USD/năm, chưa kể phần tiểu ngạch khoảng 20 tỷ USD nữa, tổng cộng đến 50 tỷ USD nhập siêu mỗi năm dành cho Việt Nam.

Vậy thì làm thế nào để "Tự hào đi lên, Việt Nam ơi !" ?

Triệt buộc

Tất cả đang đẩy nền kinh tế và xã hội vào trạng thái còn lâu mới bình yên, một trạng thái động loạn hoặc gần gần như thế.

Sau một thời gian dài bất động và bàng quan trước phong trào đấu tranh dân chủ nhân quyền, rốt cuộc chính những người dân phải gánh chịu nguy cơ bị chính quyền vét đến đồng cuối cùng trong túi đã phải dấy lên phong trào "bất tuân dân sự". Hình ảnh mang tính số đông đó đang xảy ra ở những trạm thu phí BOT – nơi mà Bộ Giao thông vận tải cùng các nhóm lợi ích chỉ định thầu 100%, rút rỉa ngân sách và do đó rút rỉa tiền đóng thuế của dân rồi ép dân è cổ đóng thuế tiếp.

Một nhân viên thu thuế lắc đầu : "Cứ đà thu này thì chẳng mấy chốc dân sẽ bùng !"

"Bùng nổ" là từ dễ nghe và ngày càng dễ thấy ở Việt Nam, nơi đất nước hình chữ S quặn siết trong tiếng gào thét mam rợ của nạn cường hào ác bá ở hầu hết vùng miền.

Nội tình đã thế, ngoại trị chẳng kém đau đớn hơn.

Triển vọng Bắc Kinh "kiến tạo" một chiến dịch quân sự đối với Việt Nam, không chỉ trên Biển Đông mà có thể cả trên bộ, đang lao đến với tốc độ khá nhanh, để có thể thực sự xảy ra vào năm 2018 hoặc năm 2019. Bi kịch trở nên bi hài đến độ ngay cả vào tình thế ngân sách túng quẫn và không biết tìm đâu ra ngoại tệ để trả nợ, Việt Nam có muốn khai thác dầu khí trên vùng biển của mình, ở Bãi Tư Chính hoặc ngoài khơi Đà Nẵng, cũng bị "bạn vàng" cấm cản và đẩy đuổi.

Chính sách "đu dây chiến lược" của Việt Nam cũng bởi thế đã trở nên vô vọng đến mức thảm thiết. Làm thế nào để thoát khỏi cái kiếp nạn Trung Quốc cả về nhập siêu, phá hoại kinh tế lẫn quân sự ?

Trong vô vàn cái khó, lại ló thêm… cái ngu. Năm Mười Bảy, "uy tín Việt Nam trên trường quốc tế" lao dốc chưa từng thấy sau vụ mật vụ nước này bị người Đức cáo buộc đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.

Cả thế giới phương Tây đang nhìn vào Việt Nam, nhưng không còn tỏ ra ngưỡng mộ vì chiến tích "đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược" như trước đây, mà với ánh mắt miệt thị và cảnh giác tối đa. Việt Nam không chỉ nằm trong danh sách đen về vi phạm nhân quyền mà còn là một tiểu nhân quá khó chơi !

Khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt và tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược Đức – Việt của người Đức mới chỉ là sự khởi đầu cho một cú lao dốc về vị thế chính trị quốc tế của Việt Nam. Nếu vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014 đã chứng minh rất rõ ràng việc Việt Nam quá bạc nhược, lẻ loi và không được một bàn tay nào chìa ra giúp đỡ dù có thủ trong túi chẵn một chục đối tác chiến lược, thì nay Việt Nam đang biến thành một nỗi cô độc của tận cùng bẽ bàng cùng liêm sỉ dưới đáy.

Đó chính là "triệt buộc".

Làm thế nào để thoát khoải tình thế đắng ngắt ấy ?

Không mở thì chết, chết cả nút !

Cartoon style bomb on wooden table on black background

Cả xã hội đang biến thành một quả bom sắp phát nổ.

Chẳng phải vô tình mà vào tháng Tám, 2017, bắt đầu xuất hiện vài dấu hiệu "thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa" trong chính thể cầm quyền ở Việt Nam.

Có lẽ cũng chẳng phải vô tình mà trong tháng Tám trên, Nguyễn Phú Trọng đã chọn Myanmar – một nước chẳng hề có chung Biển Đông với Việt Nam, cũng chẳng có giao thương và quan hệ quân sự đáng kể nào với Việt Nam – làm địa chỉ công du ; đã gặp riêng Aung San Suu Kyi với lời chúc về ba thành tựu của Myanmar – hòa hợp hòa giải, cải cách kinh tế và chính trị, hợp tác quốc tế ; rồi còn đề nghị cả việc xây dựng mối quan hệ thắt chặt giữa Đảng cộng sản Việt Nam với đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì dân chủ của bà Suu Kyi – một đảng mà theo não trạng chính trị ở Việt Nam thì đương nhiên bị liệt vào loại "phản động".

Ông Trọng đang nghĩ gì, tính gì trong đầu ?

Đã quá muộn. Nhưng cũng chẳng cần phải nói thêm "muộn còn hơn không". Đã đến nước này, không "mở" thì chết !

Hãy chờ xem Nguyễn Phú Trọng và những người trong Bộ chính trị của ông ta xoay xở ra sao trong thời gian tới.

Nhưng làm gì thì làm, phải mở dân chủ, mở nhân quyền. Không những mở mà còn phải mở một cách thành thực – như trái tim và cách thức mà Tổng thống Thein Sein đã làm ở Myanmar.

"Tự hào đi lên, ơi Việt Nam…".

Cả xã hội đã biến thành một quả bom sắp phát nổ. Mọi thứ đang tái hiện thời Lê mạt với dân tình nheo nhóc khổ sở, nạn đói kém và chết đói lan rộng, các cuộc khởi nghĩa nông dân phát ra ở nhiều nơi, giới quan chức xâu xé lẫn nhau rồi bị dân trả thù. Tất cả đều sẽ là quả báo, gieo nhân nào gặt quả nấy…

Đã đến nước này, không mở thì chỉ có chết, chết cả nút !

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 01/10/2017

Published in Diễn đàn

Nguyễn Vũ Bình, 21/08/2017

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 21/08/2017

Published in Video

Trước tình hình thế gii din biến phc tp, Trung Quc ngày càng khuếch trương ch nghĩa bá quyn, Tng Thng Hoa Kỳ Donald Trump va nhm chc vi nhng chính sách ngoi giao cng rn và khó lường, giáo sư Tương Lai cho rng dân ch hóa là vn đ ct lõi để to sc mnh cho Vit Nam.

dchoa1

Người biu tình cm biu ng trong mt cuc biu tình chng Trung Quc Hà Ni. (nh tư liu)

Giáo sư Tương Lai nguyên Vin trưởng Vin Xã hi hc Vit Nam, tng là thành viên ca T Tư vn ca Th Tướng Võ Văn Kit, nói vi VOA rng chưa lúc nào các trí thc Vit Nam li ưu tư v vn nước như hin nay. Giáo sư nói chưa lúc nào mà ý tưởng "cùng tc biến, biến tc thông" (có nghĩa là s vt phát trin ti cc đim, khi cùng tn, thì tt phi biến hóa) li có tác đng đến ông như hin nay và nht là không nên biến Vit Nam thành quân c gia các nước ln :

"Chưa lúc nào mà ý tưởng ‘cùng tc biến, biến tc thông’ có tác đng đến tư duy ca tôi bng lúc này. Lúc mà thế gii đng trước nhng chuyn biến d di, trong đó có s kin ông Trump. Chính trong nhng cnh khó lường trong quc sách ca ông Trump, nht là đi vi Trung Quốc, đ Vit Nam không là quân c mt trong cuc chơi gia các nước ln, mà nước nào trước hết cũng vì dân tc ca h. Tôi không mun Vit Nam mt ln na tr thành quân c trong cuc chơi gia các nước ln".

Điều quan trng nht, theo giáo sư Tương Lai, giới lãnh đo Hà Ni phi chp ly thi cơ này đ thc hin nhanh quá trình dân ch hóa :

"Dân chủ hóa đ to sc mnh cho đt nước. Đây là mt đim ta vng chc cho mt thế đng mi. Tt nhiên là mt điu mà ông Nguyn Phú Trng khó nghĩ ti lm. Song, tôi chắc chn rng nhng người biết rõ din biến ca thi cuc ngay trong gii cm quyn chóp bu và nhiu người khác na không th không thy".

Vì sao phải thc hin quá trình dân ch hóa ? Theo giáo sư Tương Lai, trong my thp niên qua, Vit Nam đã lún sâu vào sự l thuc vi Trung Quc vì gii lãnh đo Hà Ni đã chn sai mô hình phát trin đt nước :

"Do những người lãnh đo đã chn sai mô hình phát trin. Mt mô hình đã sp đ ca Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Vi nhim kỳ ca Tng bí thư Nguyn Văn Linh, do sự thin cn và mù ti, vi m giáo điu cũ mc. Thế h lãnh đo t ông Linh v sau đã chui vào cáo thòng lng Thành Đô (Hi ngh Thành Đô gia lãnh đo Vit Nam và lãnh đo Trung Quc năm 1991), khiến Vit Nam bây gi tr thành mt nước lc hu quá nhục nhã".

Theo giáo sư Tương Lai, thoát trung không phi là bài Hoa. V trí đa lý ca Vit Nam buc Vit Nam phi chung sng vi nước láng ging đông dân nht thế gii. Nhưng Vit Nam phi khng đnh thế đng ca mình da trên li thế v đa chính tr đ được coi trọng trong "thế c" gia M và Trung Quc. Giáo sư Tương Lai khuyên Vit Nam nên hc hi quá trình dân ch hóa ca Myanmar :

"Hãy nhìn sang Myanmar, Tổng thng Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi đã to cho đt nước mình mt thế đng như thế nào. Biên gii Myanmar-Trung Quốc dài gp đôi biên gii Vit Nam – Trung Quc. Đó là tm gương đ chúng ta thy. Vit Nam và Myanmar có nhiu quan h tương đng. Vì sao bây gi Mynamar mt thế đng khác vi Vit Nam ? Vì ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi đã dám dân ch hóa đt nước Myanmar".

Theo định nghĩa triết hc phương Tây, Dân ch hóa là quá trình chuyn đi t các th chế quân ch, đc tài, toàn tr sang th chế dân ch. Chúng ta cũng không cn nhiu bng chng đ chng minh dân ch hóa là tt yếu, mt phn bi dân chủ hóa đang ngày càng tr thành khuynh hướng chính tr ch đo ca toàn thế gii.

"Theo tôi, những ai có tm nhìn mi và đ bn lĩnh hành đng, người đó s đi vào lch s. Nếu không, h s tr thành ti đ ca lch s".

Theo giáo sư Tương Lai, Vit Nam không nên trì hoãn hay né tránh vấn đ này, bi nếu mt nhà nước không t dân ch hóa mình thì thế gii, hay nói đúng hơn là nhng đòi hi chính tr toàn cu, s buc nhà nước đó phi tiến hành dân ch hoá. Đó cũng chính là bi cnh hin nay, như li giáo sư nói ‘cùng tc biến, biến tc thông’ – Vit Nam đang gp sc ép t bên ngoài và nếu Vit Nam không phát trin thông qua dân ch hóa thì không còn cơ hi tn ti.

VOA tiếng Việt, 30/01/2017

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2