Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hai bức ảnh chụp cách nhau 13 năm, đều nói về ngày đoàn tụ của hai người tù, hai người cùng một mẹ Việt Nam, nhưng từng bị đặt ở hai bên chiến tuyến.

huyduc1

Bức ảnh thứ nhất, chụp ở ga Hòa Hưng năm 1988. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trong ảnh, được xác định, là Đại tá Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Công Vĩnh. Ông từ trại cải tạo theo đường xe lửa trở về, được vợ và con trai, tóc cũng đã điểm bạc, ra sân ga đón [không rõ ai là tác giả bức ảnh tuyệt vời này].

huyduc2

Bức ảnh thứ hai được nhà báo Lâm Hồng Long chụp ngày 4/5/1975, người đàn ông trong ảnh là Lê Văn Thức, tử tù Côn Đảo, khóc trên vai mẹ, bà Trần Thị Bính, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông Thức được cài vào Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức, được chính quyền Sài Gòn đưa đi học khóa "tình báo tác chiến" tại Malaysia. Về nước, với lon thiếu úy. Tháng 4/1968, Lê Văn Thức bị Tòa án binh Vùng 4 chiến thuật tuyên tử hình vì tội "hoạt động nội tuyến cho Cộng sản".

Đoàn tụ chắc chắn đều là mong ước của mọi gia đình. Nhưng họ khóc. Thật khó để nói, đó là những "giọt nước mắt vui" hay là những giọt nước mắt tức tưởi. Ngày 30/4/1975, gia đình thiếu úy Lê Văn Thức nằm trong số "triệu người vui" ; gia đình đại tá Nguyễn Công Vĩnh nằm trong số "triệu người buồn". Thật trớ trêu, cả hai sau đó đều không có ai được hưởng ân huệ của hòa bình cả. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh bị đưa đi cải tạo suốt 13 năm. Chỉ cần nhìn những chiếc răng rụng của người vợ một thời xinh đẹp của ông, nhìn mái tóc muối tiêu của con trai ông, đủ thấy họ đã cơ cực thế nào kể từ khi "miền Nam giải phóng".

huyduc3

Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tiếp vợ chồng Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Nhưng, nếu như giọt nước mắt ở ga Hòa Hưng năm 1988 của gia đình đại tá Nguyễn Công Vĩnh đã khép lại một bi kịch kéo dài hơn một thập niên. Thì, giọt nước mắt của mẹ con thiếu úy Lê Văn Thức lại mở ra những ngày buồn trước mắt. Bức ảnh mang lại cho nhà báo Lâm Hồng Long nhiều vinh quang nhưng không thể hóa giải tính khắc nghiệt của chiến tranh hằn lên nhân vật.

"Với lý lịch ‘thiếu úy ngụy’, kể từ ngày hòa bình trở về, Lê Văn Thức không được bố trí công tác mới. Mãi sau này, khi một cán bộ công tác ở UBND huyện Châu Thành, Bến Tre tình cờ đọc được những bài báo viết về nhân vật trong bức ảnh ‘Mẹ con ngày gặp lại’ (1991), đã tìm đến nhà anh Thức phỏng vấn và viết bài ‘Viên thiếu úy mang bản án tử hình’ (đăng trên báo Đồng Khởi thứ Bảy). Nhiều người ở địa phương mới biết đến các hoạt động trong quá khứ của anh. Và các cơ quan chức năng mới nhiệt tình vào cuộc để rồi công nhận những đóng góp, hy sinh có thực của Lê Văn Thức" [Theo Hoàng Bình Minh, báo CAND].

huyduc4

2006: Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tiếp một Việt Kiều, nghe chất vấn nhiều về hòa giảiĐỗ Trung Quân tranh thủ trách móc "Chú Sáu đưa tụi con đi Thanh niên xung phong 8 năm".

Mấy hôm nay, chương trình thời sự của VTV vẫn như 45 năm qua, sắp tới 30/4 là xe tăng, pháo lớn lại nổ đinh tai nhức óc. Hơn 15 năm trước, Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mất vợ và 3 người con trong chiến tranh, đã phải đi một vòng các tỉnh miền Tây, gặp gỡ rất nhiều lãnh đạo, nhà báo địa phương, ông gần như khẩn thiết kêu gọi họ đừng kỷ niệm 30/4 theo cách làm cũ nữa ; đừng tiếp tục nã xe tăng đại bác vào quá khứ.

Cuối năm ấy, 2004, ông trả lời tuần báo Quốc Tế, số Xuân : "Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu".

Hàng chục nghìn bản số báo Xuân đã in của tuần báo Quốc Tế, phải đình lại, bóc bài… Mãi tới 31/3/2005, quan điểm này của ông Võ Văn Kiệt về cuộc chiến trước 30/4/1975 mới được đưa ra công chúng.

huyduc5

Cũng năm ấy, trước 30/4/2005, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh gửi cho ông Võ Văn Kiệt "Dự thảo diễn văn" Bí thư Thành ủy đọc tại Lễ kỷ niệm "30 năm ngày giải phóng miền Nam". Ông vô cùng thất vọng vì bài diễn văn vẫn lặp lại những ngôn từ sáo mòn, công thức ; vẫn xe tăng, vẫn đại bác… tiếp tục nã vào người anh em.

Đã 15 năm qua, tuy liều lượng có bớt đi nhưng cách tiếp cận của bộ máy tuyên truyền vẫn không thay đổi.

Khi nghĩ về ngày kết thúc chiến tranh, cả Trịnh Công Sơn và Văn Cao đều khá lạc quan. Trịnh Công Sơn tưởng rằng, những "giọt nước mắt vui" có thể "lay lòng gỗ đá". Văn Cao cũng hy vọng, nước mắt "sưởi ấm đôi vai anh". Và ông tưởng :

"Từ đây người biết thương người

Từ đây người biết yêu người…"

Sự khác nhau giữa Văn Cao và Trịnh Công Sơn, có lẽ ở chỗ, với một tâm hồn đầy trắc ẩn như Văn Cao, cho dù thốt ra như vậy, nhưng các dự cảm buồn vẫn ám ảnh từng phách, nhịp trong "Mùa Xuân Đầu Tiên" của ông.

Bao giờ, quê hương tôi mới hết những giọt nước mắt tức tưởi ; bao giờ mới thực sự có "những giọt nước mắt vui" ; bao giờ lòng người Bên Thắng Cuộc mới thôi gỗ đá.

Huy Đức

Nguồn : fb. Osinhuyduc, 25/04/2020

Additional Info

  • Author Huy Đức
Published in Diễn đàn

Hòa giải hòa hợp dân tộc : cộng sản Việt Nam không thể chỉ kêu gọi suông !

Đừng làm cho nỗi đau của đồng bào miền Nam kéo dài thêm, cứa mãi, đau day dứt, dai dẳng như xẻo thịt bằng con dao cùn và lấy sự đau đớn ấy làm niềm vui, niềm tự hào, kiêu hãnh của mình.

hoagiai1

Tác giả (phải), một cựu quân nhân miền Bắc và một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Ảnh Ngô Chí Thiềng

Vẫn cứ là "giải phóng miền Nam"

Hoạt động cuối cùng của đợt "kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước" là màn bắn pháo hoa tại 3 điểm ở Sài Gòn vào lúc 9 giờ tối ngày 30/4/2019 với mô tả "mãn nhãn", "thắp sáng bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh".

Cụm từ "kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam" tràn ngập trên các trang báo mạng. Nếu gõ câu "kỷ niệm 44 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước" vào google có thể tìm thấy ít nhất khoảng 160 tin bài. Chỉ có trang "Nhân dân" của đảng cộng sản Việt Nam thêm chữ "hoàn toàn" - giải phóng hoàn toàn miền Nam". Dùng chữ "hoàn toàn", hẳn họ quên mất rằng, ở thời điểm 30/4/1975, quần đảo Hoàng Sa thuộc miền Nam quản lý đã mất vào tay Trung quốc từ hơn 1 năm trước đó, mà những người lãnh đạo của Việt Nam dân chủ cộng hòa khi đó vẫn cứ tin là Trung Quốc "giải phóng và giữ hộ"

Còn nếu bỏ mấy chữ "giải phóng miền Nam" đi, gõ cụm từ "kỷ niệm 44 năm thống nhất đất nước" vào công cụ tìm kiếm thì chỉ thấy vài tin, nhưng là nói về màn bắn pháo hoa.

Như vậy, không có chuyện chính quyền Việt Nam tránh nói từ "giải phóng" trong dịp kỷ niệm 30/4 năm nay như một bài viết của RFA đã đặt dấu hỏi.

Đừng khoét thêm vào nỗi đau tháng Tư

Việc tuyên truyền, khuếch trương chiến thắng của bên thắng cuộc chỉ khoét sâu thêm vào nỗi đau của bên thua cuộc.

Phân tích kỹ thì bên thua cuộc không chỉ là miền Nam mà bao gồm tất cả những người phải chịu tổn thất trong chiến tranh. Với khái niệm này, bên thua cuộc còn bao gồm hàng triệu người lính miền Bắc và dân thường đã ngã xuống trong nỗi đau đớn của gia đình họ. Bên thua cuộc còn bao gồm những người kỳ vọng vào một đất nước thống nhất cường thịnh nhưng lòng tin ấy đã đổ vỡ

Tóm lại, bên thua cuộc là nhân dân Việt Nam, còn bên thắng cuộc là những người phát động chiến tranh, giành thắng lợi và hưởng lợi từ chiến thắng ấy.

Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…

(Đá ơi – Thơ Nguyễn Duy)

44 năm đã quá đủ thời gian để nhìn nhận lại cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Người ta ngày càng rõ hơn các vấn đề như bản chất của cuộc chiến tranh, tại sao phe cộng sản thắng ? Đất nước thống nhất đem lại cho nhân dân những gì ? Có ý kiến đặt ngược vấn đề "ai giải phóng ai ?". Đây là một góc nhìn mới và nghiêm túc. 

Có lẽ trong hiện thực xã hội mục ruỗng và bế tắc hiện nay, trước tương lai mù mịt của đất nước, phe thắng cuộc không còn gì hơn là bấu víu vào quá khứ mà người ta gọi là ăn mày dĩ vãng. Oái oăm thay, quá khứ ấy càng vén lên, càng đánh thức nó dậy thì càng bất lợi cho họ. Họ phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh. Chỉ cần đặt ra mấy câu hỏi mà ai cũng trả lời được là sẽ rõ vấn đề :

- Bên nào đem quân vượt vĩ tuyến 17 vào miền Nam ?

- Gọi là chống Mỹ xâm lược, tại sao khi quân đội Mỹ chưa tham chiến hoặc sau khi họ rút quân, chiến tranh vẫn tiếp diễn ?

- Tại sao miền Nam cần phải giải phóng và giải phóng khỏi cái gì ?

- Tỉ lệ tử sĩ trong chiến tranh (tạm lấy số liệu của wikipedia) giữa phe cộng sản Việt Nam & đồng minh / Việt Nam Cộng Hòa / Mỹ & đồng minh là 13,2/4,7/1 nói lên điều gì ? Có phải đấy là cách để làm nên chiến thắng của phe cộng sản ?

v.v...

Việc khuếch trương chiến thắng, sỉ nhục bên bại trận là môt sai lầm mà bên thắng cuộc cố tình không nhận ra do bản chất kiêu ngạo của họ. Nó không có tác dụng gì trong việc nâng cao tầm vóc cho họ mà chỉ làm tổn thương cho phía bên kia, duy trì và khoét sâu sự hận thù. Trong khi luôn miệng kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc thì 44 năm qua, cứ vào dịp 30/4, họ lại tưng bừng kỷ niệm chiến thắng, xoáy vào nỗi đau tháng Tư của đồng bào phải chịu tổn thất trong chiến tranh.

Là bên thắng cuộc, họ không những không có lòng khoan dung, cao thượng mà vẫn còn đó sự căm thù chế độ Việt Nam Cộng Hòa mặc dù nó đã đi vào quá khứ. Xóa sổ một chính thể, hàng triệu đồng bào bỏ chạy khỏi đất nước, hàng trăm nghìn người bỏ xác nơi biển cả, sa vào tay hải tặc, đày đọa hàng trăm nghìn cán binh Việt Nam Cộng Hòa trong các trại cải tạo chưa đủ làm họ thỏa mãn sao ? Không thể tưởng tượng được, chỉ từ cử chỉ cầm lá cờ Việt Nam bé xíu vẫy của tổng thống Mỹ khi sang thăm Hà Nội mà ông thủ tướng lập tức nghĩ ngay đến "bọn phản động lưu vong người Việt", và tưởng tượng ra "bọn" này "rã rời chân tay". 

Năm 2005, kỷ niệm 60 năm quốc khánh, ông Võ Văn Kiệt phát biểu :

"Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu"...

Phát biểu của ông Kiệt được nhắc lại với tần suất rất cao mỗi khi nói về hòa giải và hòa hợp dân tộc. Cho đến nay, không có một lãnh đạo cấp cao nào nói ra được một ý tương tự. Tiếc rằng, vì quan điểm tiến bộ, cởi mở của ông mà sau đó ông bị đồng chí của mình nghi kỵ, cảnh giác. Đã có những ý kiến nghi ngờ rằng cái chết của ông có uẩn khúc. 

Lối cư xử với bên bại trận ở Việt Nam, làm người ta nghĩ đến cách giải quyết trong quan hệ Mỹ - Nhật sau khi Nhật Bản đầu hàng, để có được một nước Nhật ngày nay. Xa hơn nữa là cách giải quyết trong nội bộ nước Mỹ khi Liên bang miền Bắc chiến thắng trong cuộc nội chiến cách đây 1,5 thế kỷ để có một siêu cường Hoa Kỳ ngày nay. Nó khác hẳn với tư duy hẹp hòi, thiển cận và những hành động trả thù hèn hạ sau cuộc nội chiến kéo dài 20 năm ở Việt Nam của bên thắng cuộc và dai dẳng đến tận bây giờ.

Không thể chỉ kêu gọi suông

Về vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, trái bóng luôn ở chân nhà nước cộng sản Việt Nam, đơn giản vì họ là bên thắng cuộc, ngoài ra họ là bên phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh. Họ có đủ quyền hành, lực lượng để chủ động trong việc ấy. 

hoagiai

Cho đến nay, 44 năm đã qua, vết thương chiến tranh vẫn còn đó : hòa giải và hòa hợp dân tộc là một bắt buộc trái bóng đang ở chân nhà nước cộng sản Việt Nam - Ảnh minh họa (Life)

Để hòa giải và hòa hợp dân tộc, cần phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể chứ không chỉ kêu gọi suông. Người ta nhìn vào hành động để biết nhà cầm quyền có thực tâm hòa giải không. 

Những hành động cụ thể cần phải làm, trước hết cần dùng một tên gọi chính xác cho cuộc chiến tranh 1955 – 1975. Nếu ngại những từ "nhạy cảm" như "thôn tính", "cưỡng chiếm", có thể gọi là cuộc nội chiến hay chiến tranh Nam Bắc, chứ không gọi là "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" hay chiến tranh "giải phóng miền Nam". Cần loại bỏ vĩnh viễn những cụm từ "giải phóng miền Nam", "đế quốc Mỹ và tay sai", "ngụy quân ngụy quyền" ra khỏi đời sống xã hội. Phải bỏ ngày 30/4 ra khỏi ngày nghỉ lễ.

Ngày 30/4 là một biến cố lịch sử. Chỉ nên tổ chức những buổi hội thảo tự do không định hướng, không kén chọn thành phần để làm rõ hơn mọi khía cạnh cuộc chiến tranh 1955 - 1975, giai đoạn đau thương và đen tối nhất của lịch sử dân tộc.

Cần chấm dứt việc gây khó dễ khi xét lý lịch đi học, đi làm đối với con cháu quân cán binh Việt Nam Cộng Hòa. Phải loại bỏ sự phân biệt đối xử đối với những người có liên quan đến chế độ cũ. Không được gây cản trở mọi hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ những người có liên quan đến chế độ cũ, ví dụ hoạt động tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa được nhà thờ Kỳ Đồng tổ chức hàng năm. Các nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa cần được chăm sóc chu đáo như những nghĩa trang liệt sĩ khác.

Đừng làm cho nỗi đau của đồng bào miền Nam kéo dài thêm, cứa mãi, đau day dứt, dai dẳng như xẻo thịt bằng con dao cùn và lấy sự đau đớn ấy làm niềm vui, niềm tự hào, kiêu hãnh của mình.

Những người được coi là thắng cuộc liệu có biết họ đang thua cuộc. Có trong tay cả một đất nước để rồi không biết làm thế nào để "đất nước đứng lên". Họ đang đứng trước một cuộc khủng hoảng toàn diện với những thách thức về lý luận, về phương pháp, về lòng tin, về sự thối nát của hệ thống chính trị và phải tìm cách thoát khỏi bế tắc. Việc thực tâm hòa giải bằng những việc làm cụ thể cũng là một cách khai thông bế tắc ấy.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 03/05/2019

Published in Diễn đàn

Dù đứng ở phía nào trong cuộc nội chiến Bắc-Nam, ngày 30/4/1975 vẫn là một ngày lịch sử.

Ngày này năm 1975, phe cộng sản Bắc Việt đã toàn thắng trong tiến trình ‘giải phóng miền Nam’ bằng bạo lực. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã toàn bại trong cố gắng tự vệ chống bị-giải-phóng. Chiếc xe tăng quân cộng sản Bắc Việt treo lá cờ Mặt trận Giải Phóng Miền Nam ủi sập cổng chính vào dinh Độc Lập của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa vốn đã được mở sẵn để chờ đón đoàn quân chiến thắng. Hình ảnh này đã được truyền thông thế giới phát ra khắp nơi và lấy đó làm biểu tượng cho chiến thắng toàn diện của phe cộng sản Bắc Việt trong ngày 30/4.

quy1

Chiếc xe tăng quân cộng sản Bắc Việt treo lá cờ Mặt trận Giải Phóng Miền Nam ủi sập cổng chính vào dinh Độc Lập của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa vốn đã được mở sẵn để chờ đón đoàn quân chiến thắng. Ảnh minh họa 

Hình ảnh tạo ra những xúc động tức khắc. Những người đã quá chán ngán chiến tranh Việt Nam thở phào nhẹ nhõm. Hòa bình rồi, thôi hết chiến tranh. Những người đạo diễn ra chiến thắng này được đi nhận lãnh giải Nobel hòa bình. Lê Duẩn và Bộ chính trị cộng sản Bắc Việt cả cười mê sảng. Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa vào tù cải tạo. Người miền Nam hiền lành gom góp những mảnh vụn vỡ của giấc mơ được sống theo ý nguyện đi về Vùng kinh tế mới.

Phải một thời gian sống với cộng sản sau đó, người ta mới hiểu tại sao quân đội cộng sản Bắc Việt lại ủi sập một cánh cửa đã mở ra ? Tại sao không đủng đỉnh đi vào ? Hình ảnh này, dù phe cộng sản Việt Nam không mong muốn, đã trở thành biểu tượng cho một chế độ hung bạo sắp tới trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Không ai có thể thay đổi lịch sử. Người ta phải sống, chết, dỡ sống dỡ chết với những kết quả/hệ quả của những người đã tạo ra lịch sử. Những người chạy trốn được ngày 30/4 đã đi rồi, hàng triệu người. Có nhiều người đã chạy trốn phe cộng sản Bắc Việt từ những năm 1954, cũng hàng triệu người, năm 1975 lại chạy trốn nữa. Những người bị ở lại, phải sống với lũ, hàng triệu triệu con người, như người ta nói, kể cả những cột đèn không chạy được, phải khóc cười theo chế độ.

Đất nước Việt Nam thật quá lạ kỳ. Chế độ cộng sản có thể dửng dưng tổ chức ngày chiến thắng 30/4 tiệc tùng liên hoan trên sự đau thương của đồng loại đã nói lên tất cả vì sao đất nước đến nông nổi này như ngày hôm nay :

Đất nước mình ngộ quá phải không anh ?

Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn…

(Trần Thị Lam)

Vấn đề nhức nhối hiện tại là câu hỏi, chế độ cộng sản Việt Nam đã làm gì trên đất nước Việt Nam sau 44 năm thống nhất ? Xuất phát từ di sản ngày 30/4, chế độ cộng sản toàn trị hôm nay đã có thỏa đáp được ước mơ từ hàng ngàn thế hệ Việt Nam trước đó và hôm nay, là được tự do mưu cầu hạnh phúc trong xã hội văn minh, tiến bộ, không hận thù, được hòa mình vào dòng sống của nhân loại ? Câu trả lời là không.

Ngày ‘giải phóng’, nhìn lại, là phần mở đầu của cơn ác mộng.

Ông cựu thủ tướng cộng sản Việt Nam Võ Văn Kiệt không phải nhân bản gì đâu khi nói "(Ngày 30/4) có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn". Nhân bản và cộng sản là hai khái niệm luôn luôn tương phản. Một xã hội nhân bản không thể có cộng sản và ngược lại. Ông Kiệt chỉ nói lên quan sát rất thông thường của một người cộng sản đã lấy được điềm tĩnh nhanh hơn đồng đảng sau chiến thắng. Ông là ngoại lệ trong đám ‘nhất tướng công thành’ vì ông có vẻ còn xót đến ‘vạn cốt khô’. Nhưng giải pháp ông đưa ra để hóa giải sự mâu thuẫn của hai trạng thái đối nghịch trong ngày 30/4 làm cho người ta nghi ngờ.

Ông Võ Văn Kiệt đã kêu gọi Việt kiều hãy quên đi quá khứ để hòa hợp với chế độ. Không ít nhân sĩ và học giả đã tán thưởng viễn kiến ‘nhân bản’ của ông Kiệt. Cũng như trước đây, một tầng lớp trí thức Việt Nam đã lầm tưởng đảng cộng sản có chính nghĩa và lòng yêu nước, đã quỳ xuống phục vụ đảng cộng sản Việt Nam xây dựng thiên đường xã hội chủ nghĩa. Ngày hôm nay họ lại lầm tưởng ông Kiệt là người cộng sản có nhân bản. Có lẽ không nên gọi họ là tầng lớp trí thức nữa vì trên nguyên tắc vận hành của chế độ, xét qua chính sách ‘trí phú địa hào đào tận rễ’, trong nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay không còn tầng lớp trí thức. Tầng lớp này đã bị nhổ tận rễ rồi, chỉ còn lại tầng lớp ngụy trí thức phục vụ chế độ.

Như một người cộng sản tận tụy với đảng, ông Kiệt khước từ sự hòa giải vốn là lẽ thường tình giữa hai phe đối kháng sau một cuộc xung dột đẫm máu, nhưng bị lịch sử và huyết thống dân tộc trói buộc phải sống chung với nhau và phải chia sẻ một tương lai vinh nhục với nhau. Không nói đến hòa giải, ông Kiệt chỉ nói đến hòa hợp, và chỉ nói trong những dịp tập trung ‘Việt kiều yêu nước’ đã được các tòa đại sứ cộng sản Việt Nam ở hải ngoại tuyển chọn trước, cho thấy sự khuất tất. Muốn có sự hòa hợp mà không trải qua nỗ lực hòa giải thì cũng giống như một người muốn ăn trứng nhưng không chịu đập vỏ trứng. Hoàn toàn ở đây không có ý sỉ nhục hay vô lễ với ai, nhưng quan sát thông thường cho thấy ăn trứng không cần đập vỏ chỉ có ở loài ăn tạp.

Mục đích của sự hòa giải là chấm dứt những xung đột bằng phương cách điều đình, thương lượng, phân biệt phải quấy, thiện ý cộng tác và mong đợi thái độ hợp tác của đôi bên. Nó đòi hỏi sự tương kính và chân thành hướng đến Lẽ Phải và Công bằng. Sự hòa giải đòi hỏi mỗi bên nhìn nhận khiếm khuyết của mình, nhìn nhận sự thiệt hại đã gây cho nhau và lấy làm tiếc nó đã xảy ra, nếu có thể, bồi thường cho nạn nhân dù chỉ là tượng trưng. Nói cách khác, phải sòng phẳng với quá khứ. Phủ nhận quá khứ chỉ vô ích vì những vết thương trên thân thể còn đó và đang chảy máu. Mỗi năm tổ chức ăn mừng chiến thắng 30/4 sinh ra phản ứng phụ là cào cấu vết thương trên thân thể Việt Nam thêm nhiễm độc. Chỉ khi vượt qua được sự tự hủy hoại thân thể, nước Việt Nam mới mong được phục hồi.

Người ta nói, dân tộc như thế nào xứng đáng với chế độ như thế ấy. Câu nói tủi cực cho mọi người đang phải gánh chịu ách cộng sản. Nhưng câu nói ấy cũng là lời buộc tội đích đáng cho tầng lớp trí thức của một dân tộc. Mọi chế độ bất nhân tồn tại được chứng tỏ sự thiếu trí tuệ và năng lực của giới trí thức của dân tộc đó.

Đất nước đến nông nỗi hôm nay có một nguyên nhân chính : giới trí thức Việt Nam đã quỳ xuống vì sợ hãi bạo lực đã khiến Đảng cộng sản Việt Nam lầm tưởng họ vĩ đại. Sự khống chế hoàn toàn xã hội Việt Nam bằng bạo lực đã thành công khiến Đảng cộng sản Việt Nam càng thêm táo tợn trong những chính sách cai trị. Chế độ cộng sản Việt Nam có thể đưa ra những bản án vô nhân đạo lên người dân bởi vì họ có thể. Chính quyền cộng sản Việt Nam đã đưa ra những chính sách kinh tế đạo tặc, tham nhũng, bán buôn sang nhượng tài sản của quốc gia, tước đoạt quyền tự quyết của dân, ăn của dân không chừa thứ gì chỉ vì họ có thể. Họ có thể vì họ đã đè bẹp được sự phản kháng của người dân bằng sự im lặng đớn hèn của giới trí thức

Sự ngạo nghễ của đảng cộng sản có lý cớ để kéo dài vì giới trí thức Việt Nam đã quỳ xuống. Trí thức Việt Nam đã quỳ xuống trong chính sách Cải cách ruộng đất năm 1956. Trí thức Việt Nam đã quỳ xuống sau vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm những năm 1956-1958. Quỳ xuống trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân. Quỳ xuống bên thi thể người thân trong cố đô Huế năm 1968. Các anh cũng đã quỳ xuống khi cộng sản pháo kích bừa bãi vào đoàn người dân chạy trốn cộng sản trên Đại lộ kinh hoàng năm 1972 tại Quảng trị… Thường khi sự sợ hãi tăng lực cho sự hung bạo. Bởi vì chúng ta quỳ nên cộng sản đã đứng lên bạo ngược ngang tàng.

Nhưng giới trí thức Việt Nam không thể quỳ xuống mãi và đi bằng đầu gối mãi cho hết kiếp nhân sinh. Thời gian 44 năm đã quá nửa một đời người mà chế độ bạo lực, bất nhân, liên minh thẻ đảng, tiền, quyền và ngu xuẩn vẫn ngạo nghễ khống chế mọi mặt của đời sống quốc gia. Trí thức Việt Nam chân chính phải đứng lên thôi. Các anh phải đứng thẳng lưng lên để lãnh đạo dân tộc Việt Nam, đứng thẳng lưng lên trước lực lượng cộng sản chiếm đóng đất nước.

‘Người ta lớn bởi vì các anh quỳ

Hỡi công dân, hãy đứng thẳng lưng lên’

Tiếng thét của Cách mạng Pháp 1789 phải thức tĩnh giới trí thức Việt Nam ngày hôm nay trước sự hoành hành càng ngày càng táo tợn của Đảng cộng sản Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.

Tầng lớp trí thức Việt Nam phải có trách nhiệm và đứng lên lãnh đạo người dân chấm dứt chế độ bất nhân ăn mừng chiến lợi phẩm là miền Nam Việt Nam trong ngày 30/4 hàng năm. Bằng cách thành lập hoặc tham gia tổ chức chính trị, vận động cho sự thành hình một lực lượng dân chủ trên toàn quốc làm đối lập với Đảng cộng sản Việt Nam. Phải thành lập được một lực lượng dân tộc lấy Lẽ Phải và Công bằng làm sức mạnh bắt buộc Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện tiến trình Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc, bằng các phương pháp Bất bạo động, người Việt Nam mới hy vọng nhìn thấy ánh sáng của một xã hội văn minh, tiến bộ và hòa bình, tình tự dân tộc sau bóng tối của đêm dài dường như bị Đảng cộng sản Việt Nam kéo dài đến vô tận.                       

Sơn Dương

Chú thích :

Tựa đề bài viết lấy cảm hứng từ một lời hiệu triệu trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 :

"On est grand, parce-que vous vous mettez à genoux

Citoyens ! Levez-vous droitement !"

(Révolution française 1789)

Một số tác giả ghi nhận hai câu trên là của nhà cách mạng Jean-Paul Marat thời Cách Mạng Pháp 1789. Nhưng qua bài khảo sát thận trọng của ông Trần Giao Thủy đăng trên Đàn Chim Việt Online tháng 10 năm 2012 thì có lẽ không phải Marat. Nhưng dù là ai thì hai câu này xuất hiện trong thời Cách mạng Pháp 1789 nên xin ghi nhận là (Cách mạng Pháp 1789) cho đỡ rắc rối. (SD)

Additional Info

  • Author Sơn Dương
Published in Quan điểm

Trong vô số đặc ngữ, thuật ngữ, khái niệm chính trị đã bị đánh tráo, xuyên tạc nội hàm và ngữ nghĩa trên chính trường Việt Nam hiện nay, người ta cần sự điềm tĩnh, lương thiện tư duy và sự phân tích khách quan của khoa học mới hy vọng không trở thành những người điên nói nhảm. Lấy thí dụ khái nhiệm "Hòa giải và hòa hợp dân tộc" hằng có ngữ nghĩa và nội hàm chính xác nhưng đã bị chế độ cộng sản Việt Nam, ngụy trí thức cộng sản và cả người không cộng sản khinh miệt tẩy chai đến độ nghe đến chủ trương Hòa giải và hòa hợp dân tộc của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là nổi giận. Thường giận mất khôn.

hghhdt01

Chủ trương Hòa giải và hòa hợp dân tộc là một trong ba lập trường cơ bản của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hòa giải và hòa hợp dân tộc là một cụm từ dài nhưng có ý nghĩa rõ ràng và thứ tự diễn tiến không thể đảo ngược, hay cắt phần này bỏ phần kia. Dùng bất cứ tự điển Tây Ta nào, hòa giải được định nghĩa tương tự như là tiến trình thương lượng, thuyết phục giữa các thành phần có tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, oan ức… nhằm tiến đến sự đồng thuận được thực thi trong hòa bình, tránh biện pháp bạo lực hay chiến tranh. Như vậy, ý nghĩa then chốt của cụm từ này là hòa giải trước tiên chứ không phải hòa hợp. Hòa hợp là hệ quả có thể mong đợi sau khi hòa giải thành công. Đảo ngược tiến trình này hoặc chỉ nói hòa hợp mà không lời hòa giải là bịp bợm.

Hòa giải và hòa hợp dân tộc là triết lý điều hành quốc gia, là tinh thần cộng sinh bao dung hòa bình trên những đất nước đã trải qua nội chiến tương tàn cần phải hàn gắn lại những đổ vỡ về mọi mặt của đất nước và xã hội sau chiến tranh. Khi một dân tộc đã không thể phủ nhận nhau hoặc tiêu diệt lẫn nhau, chỉ còn một giải pháp duy nhất phải hòa giải để có thể tiếp tục cộng sinh. Không còn chọn lựa nào khác. Trừ chiến tranh để giết cho hết những người chưa chết. Hòa giải và hòa hợp dân tộc, vì thế, là một bắt buộc của lịch sử. Gian trá, trốn tránh, lần lữa, thực hiện tiến trình Hòa giải và hòa hợp dân tộc là thái độ trốn trách nhiệm trước 95 triệu người Việt Nam hôm nay và muôn vàn thế hệ Việt Nam mai sau.

Khó khăn lớn nhất của giải pháp Hòa giải và hòa hợp dân tộc không phải phía cộng sản Việt Nam mà là văn hóa và tâm lý của người Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam đã thủ lợi tuyệt đối dựa trên nền văn hóa này. Văn hóa và tâm lý bạo lực, mạnh được yếu thua, đã ăn sâu vào não trạng của người Việt trong hàng ngàn năm lịch sử. Sự hòa giải dân tộc như một giá trị cộng sinh mới mẻ của thời đại đã bị cả hai anh em trong gia đình Việt Nam phủ nhận, miệt thị và nguyền rủa trong vô thức hoặc cả trong ý thức. Hòa giải và hòa hợp dân tộc với Đảng cộng sản Việt Nam thì đã rạch ròi dứt khoát không. Không có hòa giải gì tất. Họ đã chiến thắng. Họ tự quyền áp đặt sự cai trị. Mọi chống đối, chỉ trính, phê bình bị trừng trị bằng công an và nhà tù. Cho ‘hòa hợp dân tộc’ đã là khoan hồng. Nhưng ngược lại, bạo lực của Đảng cộng sản Việt Nam cũng giúp cho những người dân chủ không lãng mạn trong cuộc đối đầu với chế độ cộng sản Việt Nam. Hơn bao giờ hết, người ta đã ý thức được chìa khóa giải thể chế độ cộng sản Việt Nam là ép buộc được chúng vào thế chẳng đặng đừng.

Giống như thằng bé chơi dại tự buộc dây vào cổ, thập niên 80 Đảng cộng sản Việt Nam đã tự mình phải tháo dây treo cổ. Sự tự mãn phát sinh từ chiến thắng ‘Mỹ Ngụy’ và giải phóng miền Nam đã làm Đảng cộng sản Việt Nam mê sảng. Họ ngạo mạn với khả năng trời biển có thể dùng bạo lực cải tạo nền kinh tế miền Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa nhanh chóng cho bằng miền Bắc. Các chính sách phản kinh tế như ngăn sông cấm chợ đã đưa đất nước vào cảnh suýt chết đói. Đảng cộng sản Việt Nam bị bắt buộc phải tháo dây ngăn sông cấm chợ vì nguy cơ mất kiểm soát chính trị vì dân đã bị đói.

Trước năm 1979, sự đoàn kết răng hở môi lạnh với Trung Quốc, tình hữu nghị đời đời bất diệt giữa Việt Nam và Trung Quốc là bài bản được tuyên giáo cộng sản Việt Nam ca ngợi rền rĩ trên các loa phường và báo đài quốc doanh. Đến khi Trung Quốc bất thần xua quân tấn công qua biên giới Việt Nam thì tình hữu nghị tan vỡ. Chiến tranh biên giới đã làm thiệt hại nặng nề nhân mạng và tài sản người Việt Nam Nhưng đụng độ với Trung Quốc, nguy cơ Đảng cộng sản Việt Nam bị mất quyền cai trị Việt Nam còn nghiêm trọng hợn. Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã rơi vào thế bị triệt buộc phải qua hòa giải với Trung Quốc để sống còn. Hệ lụy như ta đã thấy là Hội nghị Thành Đô 1990.

Thời sự nóng bỏng hiện nay về vụ kiện thế kỷ của công dân Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình có thể quy chiếu để chấm dứt các giải pháp kiến nghị, phản đối, xin xỏ, mong đợi Đảng cộng sản Việt Nam tự nguyện hồi tâm tôn trọng lẽ phải và công lý. Tòa án Quốc tế đã phán xử Chính quyền cộng sản Việt Nam phải bồi thường 40 triệu đô la vì đã vi phạm các điều lệ trong Hiệp định Khuyến khích và Bảo vệ Đầu tư đã được ký kết giữa chính phủ Hà Lan và Chính quyền cộng sản Việt Nam. Tại sao Chính quyền cộng sản Việt Nam phải bồi thường nhục nhã thế ? Họ đã từng ký nhiều văn kiện quốc tế, như Hiệp định Paris 1973, và đã nuốt trọng chữ ký mà ai đã dám làm gì. Nhưng lần này Chính quyền cộng sản Việt Nam phải bồi thường vì không còn chọn lựa nào khác. Tòa án Quốc tế có thể ra lệnh tịch biên tài sản hoặc phong tỏa các trương mục của Chính quyền cộng sản Việt Nam ở các nước tư bản nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không thi hành án. Tài sản ở nước ngoài quá lớn bị đe dọa buộc chính quyền cộng sản Việt Nam phải ‘hy sinh’ trả nợ nhỏ. Càng trả sớm càng khỏi phải trả thêm tiền lời và tiền ‘thiệt hại tinh thần’ cho Trịnh Vĩnh Bình.

Bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam như thế đã rõ, vấn đề nan giải là hình thành một lực lượng dân chủ Việt Nam. Lực lượng này phải có tiềm năng chính trị buộc được Đảng cộng sản Việt Nam vào thế phải thực hiện tiến trình Hòa giải và hòa hợp dân tộc như đã ghi trong Hiệp định Paris 73. Không có lực lượng này, chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục làm cơn ác mộng của cả dân tộc Việt Nam.

Nhưng nan giải không có nghĩa không giải được. Sự cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam sau hơn 40 năm áp đặt ‘thống nhất’ đã chứng tỏ đây là một đảng chính trị gian trá. Từng ngày trong đời sống của xã hội Việt Nam có vô số chứng minh cho nhận định này. Không phải qua các trang mạng xã hội bị chế độ cộng sản Việt Nam quy chụp là phản động mà chính trên báo giới truyền thông quốc doanh. Sự hoành hành tự tung tự tác của liên minh ma quỷ, tiền, quyền, thẻ đảng và tư bản rừng rú trên xã hội đã lên mức cao điểm.

Những điều kiện căn bản cho một cuộc cách mạng đã xuất hiện. Đảng cộng sản Việt Nam đã mất lý tưởng làm nền tảng cho đảng viên quyết sống chết với chế độ. Lý tưởng cộng sản không còn thuyết phục được ai. Đảng cộng sản Việt Nam đã ung thối, chia rẽ, phân hóa và đang vật vã tìm lý cớ để tồn tại. Người dân đã nhận chân được chế độ cộng sản Việt Nam như một u bướu ung thư ác tính cần phải cắt bỏ. Người dân mong đợi một chế độ mới biết tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do của người dân, không tham nhũng, không ngồi lên pháp luật, không bao che các đảng viên vi phạm pháp luật, không hèn với giặc, ác với dân. Cuối cùng là sự mong đợi một lực lượng chính trị mới như một giải pháp chính trị đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân xuất hiện. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đang nỗ lực để trở thành một thành phần xứng đáng của lực lượng mới ấy.

Chưa cần đến đồng thuận trong từng chi tiết trong giải pháp Việt Nam hiện tại, để có thể xây dựng một lực lượng chính trị người ta cần phải đồng thuận trên những mục tiêu căn bản. Như đồng thuận về một quốc gia mới dân chủ đa nguyên, lấy tinh thần Hòa giải và hòa hợp dân tộc chỉ đạo các chính sách điều hành xã hội bằng một phương pháp hòa bình như bất bạo động. Tổ chức những cuộc xuống đường bất tuân dân sự, đình công, bãi thị, bãi trường, ngưng mọi sinh hoạt kinh tế là những hình thức đấu tranh bất bạo động. Có được sự đồng thuận căn bản này, một lực lượng chính trị đối lập với Đảng cộng sản Việt Nam sẽ thành hình.

Những chướng ngại cho giải pháp Hòa giải và hòa hợp dân tộc hiện nay cũng cần được nhận diện để hóa giải. Nền văn hóa dùng bạo lực giải quyết xung đột đã ăn sâu vào tâm lý người Việt Nam nhưng có thể thay đổi nhờ vào mạng lưới internet. Chỉ cần một giây, những thông tin trên khắp thế giới có sẵn để người đọc biết đến, kiểm tra, đối chiếu, phân tích độc lập. Tuyên giáo đã mất độc quyền. Những giá trị xưa cũ lỗi thời trên thế giới đang bị đào thải nhường bước cho những giá trị mới.

Hòa giải dân tộc là một giá trị mới đang được tôn trọng trên thế giới văn minh. Tại các quốc gia tiên tiến luôn có một ngày dành riêng cho giá trị này, thậm chí như tại Úc Đại Lợi, còn có cả ngày Xin Lỗi Toàn Quốc (National Sorry Day, ngày 26/5). Ngày này Chính phủ Úc xin lỗi những người dân đã bị thiệt hại vì các chính sách điều hành xã hội. Chắc chắn trong niên lịch của Đảng cộng sản Việt Nam không có những ngày cảm động như thế. Ít ra cho đến khi một lực lượng chính trị đối lập xuất hiện.

Cũng cần nhận diện những suy nghĩ cảm tính của người không cộng sản để hóa giải vì tương lai đất nước. Hòa giải và hòa hợp dân tộc là một giải pháp hòa bình để người Việt Nam có thể cộng sinh hài hòa theo dòng sinh mệnh của dân tộc. Dân tộc nào cũng thế, dù có thể vì nhiều lý do khác nhau đã đưa đến chiến tranh nhưng nếu không tiêu diệt được nhau thì phải hóa giải xung đột để có thể cộng sinh. Hòa giải đòi hỏi người gây thiệt hại phải xin lỗi và bồi thường cho người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại cũng không được tầm thù báo oán khi đã chấp nhận sự hòa giải.

hghhdt02

Chim bồ câu tung cánh : biểu tượng của hy vọng và tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không ít người có ác cảm với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vì ngộ nhận rằng giải pháp Hòa giải và hòa hợp dân tộc là sự xin xỏ kẻ chiến thắng ? Không thể sai hơn vì Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không van xin mà là đòi hỏi và áp lực cộng sản Việt Nam phải thực hiện Hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Mặt khác, chính vì Đảng cộng sản Việt Nam không chấp nhận Hòa giải và hòa hợp dân tộc mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên buộc họ phải thực hiện. Nếu nói rằng vì Đảng cộng sản Việt Nam không chịu Hòa giải và hòa hợp dân tộc, chúng ta đòi hỏi chỉ vô ích, vậy tại sao chúng ta lại tiếp tục kiên trì, bất chấp sự đánh đập, tù đày, kể cả ‘tự tử trong đồn công an’, tranh đấu cho quyền con người, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền biểu tình, quyền tự do ứng cử và bầu cử, quyền được bình đẳng trên pháp luật… những quyền chính trị mà chế độ cộng sản Việt Nam đã dứt khoát khước từ ?

Tại sao chế độ cộng sản Việt Nam khước từ hòa giải và hòa hợp dân tộc mà những người phản đối giải pháp hòa giải và hòa hợp dân tộc của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên lại thể đồng ý với chúng để cũng khước từ hòa giải và hòa hợp dân tộc như chúng ? Cá nhân tôi coi giải pháp hòa giải và hòa hợp dân tộc là lối thoát cuối cùng cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi cơn ác mộng cộng sản.

Có nhân sĩ, học giả ăn bã tuyên huấn cộng sản Việt Nam lên giọng phải quên đi quá khứ vì đất nước đã thống nhất, hết chiến tranh rồi ? Nhưng họ không giải thích tại sao lại không phải là sòng phẳng với quá khứ. Sòng phẳng với quá khứ mới có thể đưa đến hòa hợp. Trấn áp quá khứ mới đưa đến cơn giận không nguôi. Với những thương tật trên cơ thể của đất nước và con người Việt Nam hiện nay làm sao có thể đi đến hòa hợp mỗi khi, và nhất là, mỗi năm chế độ cộng sản Việt Nam liên hoan mừng đại thắng 30/4 chỉ gây thêm cơn đau nhức ?

Có nhân sĩ, học giả còn dạy rằng muốn có Hòa giải và hòa hợp dân tộc thì phải có sự xin lỗi của kẻ ác, phải bồi thường dù là tượng trưng cho kẻ bị thiệt hại. Những người này mới phát minh ra bánh xe. Từ thập niên 1980 khi đưa ra ‘Cơ sở Tư tưởng’, ‘Thành công Thế kỷ 21’, Thử thách và Hy vọng’ (năm 2001), Khai sáng Kỷ nguyên thứ Hai (2015) Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã đòi hỏi hành động hòa giải như thế.

"Nhà nước Việt Nam tương lai sẽ phải phục hồi danh dự cho những người đã bị hạ nhục, phải bồi thường thiệt hại dù chỉ là một cách không đầy đủ, cho những nạn nhân mà không tạo ra những nạn nhân mới"

(trích Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2, trang 78).

Cuối cùng, một số đông người tỏ ra không thiện cảm với giải pháp Hòa giải và hòa hợp dân tộc vì không tin vào một giải pháp nào có thể thực hiện được với sự ngoan cố của Đảng cộng sản Việt Nam. Hoặc họ đã tuyệt vọng, dù chưa bao giờ hành động, cảm thấy quá khó khăn và có thái độ buông xuôi. Họ không ý thức được thái độ chính trị của họ đang được Đảng cộng sản Việt Nam ngầm tán thưởng để sự kéo dài chế độ. Nhân dân đừng lo, mọi chuyện có Đảng lo ! Như Tú Xương giải thích thái độ kẻ sĩ của ông trong thế kỷ trước ‘thiên hạ đều đang ngủ cả, việc gì thức một mình ta’.

Tuy những lý lẽ và thái độ của một số những học giả, nhân sĩ, trí thức… có thể gây khó khăn cho sự thành hình một lực lượng dân chủ Việt Nam nhưng không ai phủ nhận được giá trị của giải pháp Hòa giải và hòa hợp dân tộc. Trong lúc thiếu vắng một giải pháp khả thi khác hơn Hòa giải và hòa hợp dân tộc từ những trí thức chính trị và các tổ chức chính trị, nổ lực cố gắng xây dựng một lực lượng chính trị chấp nhận chia sẻ những đồng thuận căn bản là bước triệt buộc cho phong trào dân chủ Việt Nam.

Sơn Dương

(14/04/2019)

Additional Info

  • Author Sơn Dương
Published in Quan điểm
jeudi, 04 avril 2019 21:49

Chia rẽ hận thù, tại ai ?

Rất chán và nhạt nhẽo để bàn tiếp thất bại của hòa hợp, hòa giải dân tộc sau 44 năm chiến tranh đã kết thúc trên quê hương Việt Nam. Nhưng sẽ hữu ích nếu những người cộng sản cầm quyền ở Việt Nam có can đảm giải thích vì sao sau bằng đó năm mà "dân tộc ta vẫn chưa hòa giải được với nhau" ?

bin1

Bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam). Ảnh Pháp Luật, 22/06/2013

Đó không phải là câu hỏi của riêng trên 4 triệu người Việt Nam, đa phần tị nạn cộng sản ở nước ngoài và của hàng triệu người trong nước mà là nỗi ray rứt của ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài.

Ông Bin đã giải bầy tâm tư của mình trong bài viết kỷ niệm 15 năm ra đời Nghị quyết 36 NQ/TW (26/03/2004 – 26/03/2019) do ông đóng vai chính hình thành.

Ông viết :

"Sau 15 năm đi vào cuộc sống, Nghị quyết 36 NQ/TW đã được thực thi phần nào, được cộng đồng hoan nghênh, tạo ra khá nhiều đổi thay. Nhưng tôi vẫn buồn : vết thương dân tộc thực sự vẫn chưa lành ! Với các nước ngoài đã từng đô hộ, xâm lược nước ta, gây ra biết bao tội ác tầy trời, biết bao đau thương, mất mát, hậu quả khủng khiếp, nặng nề… mà nhân dân ta vẫn còn phải gánh chịu, với truyền thống khoan dung, hòa hiếu, chúng ta đã gác lại quá khứ, bình thường hóa quan hệ và kết bạn, trở thành những đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện… vì tương lai của mỗi quốc gia, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Vậy mà, vì sao, cuộc chiến ác liệt nhất đã kết thúc và đất nước đã thu về một mối hơn 4 thập kỷ mà dân tộc ta, nói cho cùng đều là nạn nhân của sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài nói trên, vẫn chưa hòa giải được với nhau ? Cũng chính sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài đó đã chia ly bao gia đình Việt và cả dân tộc Việt, gây ra cảnh huynh đệ tương tàn trên đất nước ta. Thế mà ta đã hòa giải được với họ, còn chúng ta, anh em một nhà "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng", thì lại chưa hòa giải được với nhau ?".

Tại sao "chưa lành" và "chưa hòa giải được với nhau" ? Vì lãnh đạo đảng cầm quyền độc tài, độc quyền và tham nhũng quyền lực cộng sản ngày nay vẫn chưa biết "tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích", như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói trong cuộc phỏng vấn của báo Quốc Tế, ra ngày 31/03/2005.

Vi trùng ung thư di tính"kiêu ngạo cộng sản" và "ngủ say trên vòng nguyệt quế" vẫn sinh sôi nẩy nở và sống mạnh trong cơ thể nhiều Lãnh đạo đảng nên không ít người đã coi đất nước là của riêng mình và phe nhóm để chia phần và dành quyền được quay lưng ngược đãi những người cô thân, yếu thế, bất đồng chính kiến với mình và những người chẳng may thất trận.

Do đó, vào mỗi dịp 30 tháng Tư về, họ vẫn ngênh ngang tổ chức ăn mừng và vênh vang trên đau buồn của người khác mà không biết rằng :

"Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu".

(Võ Văn Kiệt, báo Quốc Tế, 31/03/2005).

Tiền tuyến của xâm lăng

Bằng chứng như trong "Hướng dẫn tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2019" của Ban Tuyên giáo, phần gọi là "Kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2019)" đã ra lệnh phải :

"Nêu bật sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của quân và dân ta ; sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam" đến "những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đỉnh cao là Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước…".

Ở đây cần minh bạch tại sao đã có "tiền tuyến lớn miền Nam", nếu không có cuộc xua quân xăm lăng miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) của miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) ? Lịch sử cũng sẽ trả lời "có" hay "không" cuộc "nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam", hay hàng triệu người miền Nam đã tán gia bại sản, gia đình tan nát, chia lìa và bỏ của chạy lấy người vì cuộc xâm lược của bộ đội miền Bắc đội lốt quân "giải phóng" cộng sản miền Nam ?

Và trước sau gì sau hai chữ "giải phóng" giả tạo, nhân loại cũng sẽ được trả lời vì sao đã có danh từ "thuyền nhân", hay "boat people" trong từ điển thế giới sau ngày Việt Nam thống nhất dưới quyền cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1976.

Lịch sử thế giới về Việt Nam cũng sẽ không bỏ sót nỗi bi thảm của hàng chục ngàn người Việt Nam, đa số ra đi từ miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, đã chết trên Biển Đông, hay bằng đường bộ Việt Nam-Campuchia-Thái Lan trên đường tìm tự do từ sau 1975.

Do đó, một câu hỏi khác cũng cần được đặt ra với Đảng cộng sản Việt Nam : Nếu Việt Nam Cộng Hòa không mất vào tay quân cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và tay sai Mặt trận Giải phóng bù nhìn trong Nam thì có danh từ "Thuyền nhân" không ?

Vì vậy, mỗi khi đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam nhắc đến hay tổ chức kỷ niệm 30 tháng Tư như dịp để vui chơi kênh kiệu, hay kên kên ngạo mạn là họ đã mở ra vết thương chưa lành, vì tính "kỳ thị cộng sản" vẫn còn đè nặng lên nhân dân miền Nam. Hiện tượng "đồng ý nhưng không đồng lòng", hay dân coi cán bộ như của nợ không còn là chuyện năm thì mười họa xẩy ra trong xã hội mà là chuyện thường ngày dân phải gánh chịu.

Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy ông Nguyễn Đình Bin đã viết tiếp trong bài 15 năm một nghị quyết – vết thương dân tộc vẫn chưa lành ! "Tôi trộm nghĩ : Tất cả mọi con dân Việt chúng ta, dù đang ở bất cứ nơi đâu, đều phải cùng nhau suy ngẫm, tìm ra nguyên nhân vì sao, và cùng nhau khắc phục !".

Chả cần phải "tất cả con dân Việt" vì trách nhiệm đã rõ sau 15 năm thi hành Nghị quết 36 đều quy vào lãnh đạo đảng và nhà nước phải chịu trách nhiệm thất bại.

Sau đây là những lý do :

Thứ nhất, hãy đọc lại câu hỏi của báo Quốc Tế và câu trả lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2005 :

Hỏi : Thưa ông, để lành được vết thương này phải có sự tham gia của mọi người Việt ?

Đáp : "Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4/1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói :

"Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó".

Vậy tại sao, sau chuyến vào Nam, Bộ Chính trị do ông Lê Duẩn cầm đầu đã ra lệnh "đánh lừa" quân-dân-cán chính Việt Nam Cộng Hòa khăn gói đi gọi là "học tập cải tạo 15 ngày", mà sau đó có nhiều người phải ở tù lao động ngót 20 năm, hoặc bỏ xác ở rừng sâu ?

Thứ hai, Giáo sư, Tiến sĩ ngành xây dựng Nguyễn Đình Cống đã trả lời ông Nguyễn Đình Bin :

"Ông đề nghị tìm ra nguyên nhân và cùng nhau khắc phục. Cùng nhau khắc phục phải chăng có ngầm ý cho rằng mọi người đều có lỗi và phải có trách nhiệm trong việc này, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp. Mới nghe thì có vẻ có lý, nhưng liệu ở đấy có cố tình che giấu thủ phạm chính hay không.

Theo tôi thủ phạm chính trong việc dân tộc chưa hòa giải được thật sự với nhau là một số lãnh đạo và đảng viên cộng sản. Họ được gieo rắc đến mức khắc cốt ghi tâm lòng thù hận giai cấp, họ được khuyến khích lòng kiêu ngạo cộng sản, họ tự cho mình là những người chiến thắng đầy vinh quang. Họ muốn hòa hợp trong sự sỉ nhục người chiến bại".

Nguyễn Cao Kỳ - Phạm Duy

Thứ ba, hãy đọc lại những câu trả lời phỏng vấn của nguyên Phó Tổng thống, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, với báo Tuần Việt Nam năm 2010, vào dịp 30 tháng Tư :

Phóng viên : Đã 35 năm sau sự kiện 30 tháng Tư, những người ở lại và cả những người ra đi đã nói nhiều, làm nhiều việc cho mục tiêu hòa hợp dân tộc, hàn gắn lòng người. Ông đánh giá thế nào những nỗ lực chúng ta đã làm ?

Nguyễn Cao Kỳ : Tôi nghe dư luận và có cảm tưởng vẫn còn có khoảng cách giữa nói và làm. Cuối năm vừa rồi, Hội nghị Việt kiều đã thu hút mấy ngàn người về dự. Trả lời phỏng vấn báo chí, nhiều vị đều bày tỏ mong muốn sớm hòa hợp. Điều đó có nghĩa mặc dù chính quyền đã cố gắng, nhưng ở đâu đó vẫn chưa thực sự tích cực.

Phóng viên : Việc tích cực hàn gắn như ông vừa đề cập, cần được hiểu thế nào ?

Nguyễn Cao Kỳ : Phải từ hai phía, nhưng cái chính vẫn phải từ phía những người trong nước. Chúng ta có thực sự muốn làm và tích cực làm hay không …

Nói về đoàn kết toàn dân tộc tôi có cảm giác dân tộc mình mỗi lần bị đe dọa đến vận mệnh thì lại đoàn kết. Thời xưa, chống giặc ngoại xâm phương Bắc thời nay đánh Tây, đánh Mỹ là tự khắc cả dân tộc đoàn kết và chiến thắng. Nhưng khi thắng rồi không hiểu làm sao mà tình cảm lại không được như trước.

Phóng viên : Chẳng phải Nhà nước đã có rất nhiều những động thái tích cực đó sao ? Quyết định dân sự hóa Nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ là một minh chứng rõ rệt cho thấy thiện chí của những người trong nước. Và còn có chính sách cho bà con Việt kiều về nước mua nhà hay chương trình gặp gỡ Việt kiều hàng năm… ?

Nguyễn Cao Kỳ : Tôi cho rằng đó là những động thái tích cực. Chẳng hạn như để có được quyết định dân sự hóa nghĩa trang cũng phải mất nhiều năm trời. Ngay khi trở về quê hương tôi cũng đã đề cập chuyện ứng xử với nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ với các vị lãnh đạo của Việt Nam…

Tôi còn nêu ý tưởng tổ chức đại lễ cầu siêu chung cho những người tử trận không phân biệt bên này hay bên kia, làm thật trang trọng mỗi năm và thông báo rộng rãi cho bà con đang sống trong cũng như ngoài nước biết. Nếu trong số những người về dự, có cả một số cựu chiến binh từng ở bên kia chiến tuyến thì không gì hay bằng.

Thử hỏi có người dân Việt Nam yêu nước nào muốn chia rẽ đất nước không ? Có ai muốn rằng người Việt giữ mãi hận thù với nhau không ?

Theo tôi chỉ khi nào vượt qua được suy nghĩ hẹp hòi thì chúng ta sẽ làm được. Khi ấy vị thế của Việt Nam được nâng lên tầm cao khác. Tự khắc lòng người xích lại với nhau và sẽ không còn phải mất nhiều thời gian bàn chuyện hàn gắn hay hòa giải nữa.

Phóng viên : Ông suy nghĩ như thế nào về việc Nhà nước quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ ?

Nguyễn Cao Kỳ : Tôi đã ghé thăm nghĩa trang này trước đây còn hoang vắng nhưng giờ đây đã sạch sẽ quang đãng rồi, mọi người được ra vào tự do. Ở đó vẫn còn giữ được 16 ngàn ngôi mộ tử sĩ.

Lịch sử là lịch sử, ngày 30/4 giờ là một sự kiện lịch sử. Việc ứng xử không còn hận thù với những người từng đứng phía bên kia chiến tuyến như thế nào được bên ngoài quan sát để đánh giá cách hành xử văn minh hay không. Cho dù bên này hay bên kia, chết là hết, còn hận thù chi nữa, họ cần được coi sóc chu đáo.

Phóng viên : Ông có thừa nhận một thực tế là chúng ta có thể xóa bỏ hận thù để bắt tay làm bạn với những nước đã từng xâm chiếm chúng ta, vậy mà việc hàn gắn người Việt với người Việt với nhau xem ra lại mất nhiều thời gian hơn thế ?

Nguyễn Cao Kỳ : Theo tôi, cả hai phía vẫn có thiểu số còn quá nặng về dĩ vãng, chưa có tầm nhìn về tương lai. Một người không biết nhìn về tương lai, thì họ chỉ còn sống và ôm dĩ vãng. Mà như vậy thì tư duy của họ vẫn mãi bị ám ảnh bởi những chuyện hận thù, chủ nghĩa hay phe phái. Chúng ta phải thực tế nhìn vào điều này : muốn hòa hợp thì rất không nên nói nhiều mà phải làm.

Phóng viên : Liệu có cách gì để chúng ta không còn phải mất thêm thời gian cho việc hòa hợp, hàn gắn với đa số những người Việt ở bên ngoài đất nước ?

Nguyễn Cao Kỳ : Chuyện quốc gia cũng giống như trong một gia đình. Những việc chung thì cần đánh tiếng để mọi người xúm tay vào làm. Tôi nghĩ đối với đa số người Việt ở bên ngoài thì sẵn lòng góp sức cùng trong nước. Với đất nước có gì phải ngại ngần. Vấn đề là họ cần được thông tin đầy đủ về tình hình và những nhu cầu thực sự mà nhà nước đang cần sự góp sức của họ.

Hòa hợp dân tộc sẽ tập hợp được sức mạnh. Cứ đặt lợi ích dân tộc lên trên thì chúng ta tự khắc biết phải ứng xử thế nào cho hợp lẽ.

Nhưng khi đã kêu gọi thì cũng phải tạo điều kiện thoải mái cho người ta về. Lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau.

---------------------

Nên biết ông Nguyễn Cao Kỳ từng là Thủ tướng và Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa và Nhạc sĩ Phạm Duy là hai người nổi tiếng đã được ông Nguyễn Đình Bin móc nối về Việt Nam trong nỗ lực tuyên truyền một thiện chí hòa giải của Đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Kỳ về Việt Nam năm 2004, nhưng sau ít năm không thành công trong tiến trình "hòa giải" với Đảng cộng sản Việt Nam, ông sang sống ở Ma Lai Á là nơi ông được Chính phủ nước này coi như bạn thân và được ưu đãi mọi phương tiện. Ông qua đời năm 2011, hưởng thọ 81 tuổi.

Riêng Nhạc sĩ Phạm Duy, trở về Việt Nam năm 2005, không tham gia các hoạt động chính trị ngoài âm nhạc và đã qua đời tại Sài Gòn năm 2013, hưởng thọ 92 tuổi.

Tuy nhiên, Nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy từng đi kháng chiến trong hàng ngũ Việt Minh rồi bỏ hàng ngũ, quay về sinh sống và hoạt đồng âm nhạc với phía chính quyền quốc gia.

Trước ngày Sài Gòn rơi vào tay quân cộng sản tháng Tư năm 1975, ông được Chính phủ Mỹ giúp di tản ngày 28/04/1975.

Nhạc sĩ Phạm Duy từng nói về việc quay về Việt Nam của ông là "Lá rụng về cội".

Với tâm tư của ông Nguyễn Đình Bin, của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhận xét về sự thật lòng hay không muốn hòa giải dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam của hai ông Giáo sư Nguyễn Đình Cống và nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ, thiết tưởng vấn đề đã rõ ràng : Quả bóng đang ở bên sân đội bóng Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu chuyện chỉ ngã ngũ khi nào Đảng cộng sản Việt Nam thật sự muốn vào cuộc chơi.

Phạm Trần

(04/04/2019)

********************

Số phận bài báo "triệu người vui, triệu người buồn"… (Pháp Luật, 22/06/2013)

Ông Vĩnh kể đó là một trong những bài báo in trên Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận trải đủ cung bậc thăng trầm...

bin2

Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam), kể về một câu chuyện trắc trở xung quanh bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

"Đăng và gỡ"…

. Xây dựng công phu nghĩa là thế nào, thưa ông ?

+ Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tếđược gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005 : 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005.

. Vậy còn thăng trầm?

+ Đó là khi bài đã lên khuôn ở nhà in thì tôi nhận được chỉ đạo qua điện thoại không cho phép đăng bài đó.

. Một bài báo quan trọng như thế thông thường khi chưa lên trang chỉ nhân vật và tòa soạn biết, tại sao lại rò rỉ để đến mức bị chỉ đạo gỡ bài ?

+ Đó cũng chính là câu tôi đã hỏi vị lãnh đạo đó. Nhưng ông ấy từ chối trả lời mà chỉ yêu cầu tôi thực hiện không cho bài ấy xuất hiện. Cuối cùng, chúng tôi phải bóc hết một "tay in" là tám trang, rồi thay vào một bài khác.

. Bài bị gỡ thường là "có vấn đề", lúc đó ông có sợ trách nhiệm cá nhân của mình không ?

+ Khi thực hiện bài phỏng vấn đặc biệt này, tôi đều có báo cáo với cơ quan chủ quản của báo là Bộ Ngoại giao. Bài viết hoàn thành, chúng tôi cũng gửi lại cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc, sau đó ông có phê vào bản thảo là đồng ý cho đăng.

. Phản ứng của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi biết bài không được đăng như thế nào?

+ Ông ấy không hài lòng. Nguyên Thủ tướng còn viết thư riêng gửi cho một lãnh đạo cao cấp yêu cầu giải thích về việc này. Tôi vẫn còn giữ hai lá thư đó, bản gửi cho tôi biết, như một kỷ niệm công việc.

. Nhưng cuối cùng bài báo đó cũng được đăng với tựa đề là "Những đòi hỏi mới của thời cuộc".

+ Đúng rồi, sau lá thư của ông Võ Văn Kiệt, không rõ từ lý do nào và ra sao mà một thời gian sau ngày bị dừng thì tổng biên tập lại nhận được chỉ đạo phải đăng bài này. Nhưng đúng lúc đó thì nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại không đồng ý để bài đó được đăng nữa.

. Báo Quốc Tế đã làm gì để thuyết phục ông Võ Văn Kiệt đồng ý ?

+ Việc này vượt ra ngoài tầm của Ban Biên tập. Đích thân đồng chí Nguyễn Phú Bình lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại giao vất vả lắm mới nhận được cái gật đầu của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài báo đã được in vào ngày 30/3/2005.

"Triệu người vui, triệu người buồn"

. Dư luận về bài báo đó ra sao, thưa ông ?

+ Dư luận rất tốt, rất nhiều báo ở trong nước và ngoài nước in lại hoặc đưa lên mạng bài báo này.

Bài báo hay ở nội dung và tư tưởng. Ngay mở đầu bài viết, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định rằng chiến thắng 30/4 là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng "đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát". Vì thế một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ "có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn". Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành, "thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu". Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và đang lãnh đạo đất nước, "phải thực tâm khoan dung và hòa hợp". Ở một lãnh đạo cấp cao, ý trên thật mới và rất quan trọng cho hòa hợp dân tộc.

. Trong bài trả lời phỏng vấn đó, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn có đánh giá về tướng Dương Văn Minh ?

+ Đúng, nguyên Thủ tướng phân tích tướng Minh nhậm chức tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 28/4/1975 là thời điểm mà "một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn", rồi Sài Gòn không "tử thủ" như các tướng tá khác muốn, trái lại thành phố giữ được nguyên vẹn do ông Minh chấp nhận đầu hàng. Sự việc được ông Kiệt kể lại : "Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này". Với cách nhìn nhận như vậy, ông Kiệt muốn nêu lên một thực tế, ông nói : "Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc".

. Việc đánh giá về ông Dương Văn Minh như thế phải chăng cũng là một nguyên do khiến bài phỏng vấn đó bị yêu cầu dừng xuất bản ?

+ Nguyên nhân thực sự tôi không rõ. Tuy nhiên, với hai ý lớn như thế, lại xuất hiện ở thời điểm 2005, khi mà trong nội bộ chúng ta còn có nhận thức và đánh giá chênh nhau, thậm chí khác nhau về thực chất của hòa hợp dân tộc và lực lượng thứ ba có liên quan đến tướng Dương Văn Minh, thì việc bài báo bị dừng lại, tôi nghĩ cũng là điều có thể hiểu được.

Ngoại giao văn hóa

. Về hưu nhưng ông dường như vẫn quan tâm đến thời cuộc với nhiều bài viết trên blog cá nhân và Facebook... Ông nghĩ thế nào về ngoại giao của ta trong thời điểm hiện nay ?

+ Chúng ta vẫn thường nghe câu "thêm bạn bớt thù" trong quan hệ quốc tế. Như vậy tức là chúng ta vẫn thừa nhận có thù, làm như điều này "không thể hết được". Nhưng tôi nghĩ không nên tư duy về thù và "sắp xếp" hai khái niệm bạn/thù theo lối cũ, được như thế thì vẫn tốt hơn. Nói cách khác là nên xác định ở thời nay sẽ chẳng có bạn hay thù nào là vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi đất nước và dân tộc là vĩnh viễn và vĩnh cửu.

. Nhưng có lúc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi dân tộc, chúng ta phải chạm trán với kẻ thù, thưa ông ?

+ Như thế chúng ta mới cần phải có đường lối và chính sách ngoại giao đúng đắn. Cần nhiều cách ứng xử và biện pháp khác nhau vận dụng khôn ngoan. Trong quan hệ là hợp tác cùng có lợi và bình đẳng, là mềm mỏng nhưng cần thì phải đấu tranh khi lợi ích dân tộc bị xâm hại. Trải qua bao chục năm dâu bể, tôi thoáng nghĩ đến phương cách trung lập. Cái thế địa-chính trị của nước ta nó mách bảo điều này. Lãnh đạo cấp cao chúng ta chẳng nói là nước ta không liên minh với nước này chống lại nước kia, cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự và nếu phải sắm vũ khí cũng là để phòng thủ… Đây là một chủ đề rất lớn nên chúng mình để lúc khác bàn đến…

Hồ Viết Thịnh thực hiện

Ông Nguyễn Vĩnh tốt nghiệp khoa Ngữ  Văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội khóa 1963-1967, ra trường ông được nhận vào làm việc như một biên tập viên tập sự tại NXB Ngoại văn. Từ năm 1998 ông được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm tổng biên tập báo Quốc Tế cho đến năm 2006. Tiếp đó, ông còn là một trong những người gây dựng tuần báo Thời Đại của Liên hiệp Các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này đến năm 2008.

********************

Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt kêu gọi hòa hợp hòa giải (RFA, 06/01/2007)

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Thấy gì qua những quan điểm được mô tả là cởi mở của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt. Phải chăng trong tương lai Việt Nam sẽ có một thủ tướng là người ngoài Đảng, và trong khả năng nào điều 4 Hiến pháp qui định một đảng cai trị sẽ được sửa đổi. Đây là đề tài chúng tôi chọn đọc báo trên mạng tuần này.

bin3

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (giữa), cựu Chủ tịch nước Võ Chí Công (trái), và Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt (phải) tại hội nghị Ban chấp hành Đảng cộng sản Việt lần thứ 9. AFP PHOTO

Xem VietnamNet ngày đầu năm 2007 người đọc thấy được một sự kiện hiếm có, báo điện tử này đưa lên mạng toàn văn một bài của tờ tuần báo Viet Weekly có trụ sở ở nam California Hoa Kỳ. Đây là bài trả lời phỏng vấn của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt với ba nhà báo Lê Vũ, Etecera Nguyễn và Vũ Hoàng Lân. Các nhà báo vừa nói đã gặp gỡ ông Võ Văn Kiệt trong dịp họ đi Việt Nam nhân Hội Nghị APEC 14 hồi tháng 11 năm ngoái.

Chúng tôi phối kiểm với Nhà báo Etecera Nguyễn của Viet Weekly : 

"Chúng tôi gặp ở trong Nam ở Sài Gòn tại nhà khách đối diện căn nhà của ông Võ Văn Kiệt, 39 đường Tú Xương thì phải. Chúng tôi chủ động yêu cầu được phỏng vấn, từ khi ở Hà Nội nhưng phải khi vào Saigon họ mới đáp ứng… nghĩa là cũng hơi lâu khoảng hai tuần…

Họ không yêu cầu phải đưa câu hỏi trước, chúng tôi cũng muốn một cuộc trao đổi theo hình thức đó, nghĩa là không đưa câu hỏi trước".

Theo sự mô tả của VietnamNet thì ông Võ Văn Kiệt đã trao đổi thẳng thắn với ba nhà báo hải ngoại về một số vấn đề thời sự mà người dân trong nước và người Việt ở nước ngoài quan tâm. Ông Võ Văn Kiệt nay 84 tuổi, từng là thủ tướng Việt Nam trong thập niên 1990, ông kinh qua nhiều chức vụ trước khi lên đến cương vị đứng đầu chính phủ Việt Nam. Giai đoạn ông cầm quyền là thời gian Việt Nam chập chững bước vào đổi mới.

Theo một nguồn tin chúng tôi nhận được thì chỉ có người sử dụng Internet mới đọc được bài báo nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời báo chí hải ngoại, do VietnamNet đăng lại. Sự phổ biến vẫn còn trong giới hạn nhất định :

"Bài phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt không có tờ báo in nào đăng tải lại cho tới nay (03/01/2007)"

Nội dung bài phỏng vấn khá dài khoảng hơn 4 ngàn từ được trình bày theo dạng hỏi đáp. Những câu hỏi trọng tâm của ba nhà báo hải ngoại xoay quanh vấn đề đa nguyên đa đảng bàng bạc trong cuộc trao đổi, dù là về sự đánh giá quan hệ của chính phủ Việt Nam với cộng đồng người Việt hải ngoại, hay là vấn đề hoà giải và khả năng tham gia xây dựng đất nước của người Việt ở nước ngoài.

"Dân tộc là tối thượng"

Ông Võ Văn Kiệt nói rằng, mọi người phải hết sức quan tâm đến sự hoà hợp, phải đặt dân tộc là tối thượng. Ông nhắc lại sự kiện Việt-Mỹ khép lại quá khứ thù địch để hoà bình hữu nghị và cùng phát triển. Bởi vậy theo ông không lý nào người Việt Nam với nhau lại không thể khép lại quá khứ. Ông Võ Văn Kiệt nhìn vấn đề như là một vận hội, cơ hội cho sự hoà thuận, và ông nhấn mạnh là nếu cứ cố chấp với nhau dân tộc không lớn mạnh lên được.

Viet Weekly đáp lại rằng, ở hải ngoại có rất nhiều khuynh hướng. Trong đó có bộ phận đồng ý với ông Võ Văn Kiệt rằng dân tộc là tối thượng, nhưng họ cho rằng họ mới là những người coi dân tộc là tối thượng, còn những người cộng sản đặt chủ nghĩa đại đồng quốc tế lên trên quyền lợi dân tộc. Vì thế theo Viet Weekly những người đó hoài nghi, dù bây giờ thấy nước Việt Nam đã có nhiều thay đổi.

Ông Võ Văn Kiệt trả lời rằng, có một số người chống đối quyết liệt sinh tử với cộng sản, nhưng theo ông số đó chắc không nhiều và là những người cực đoan. Ông Kiệt thêm rằng, dân tộc, tôn giáo ngay cả trong đảng cộng sản lúc nào cũng có một số cực đoan vì nhiều lý do. Nếu các bên sòng phẳng ngồi nói chuyện với nhau vì đất nước, hoàn toàn có thể gặp nhau. Cần đấu tranh xây dựng, đấu tranh vì lẽ phải vì lợi ích dân tộc.

Ông Kiệt đưa ra ví dụ rằng đối với những sai trái có hại cho đất nước như tham nhũng, lãng phí, những hành vi làm tổn thương lợi ích dân tộc thì mọi người có quyền phê phán để xây dựng ngôi nhà chung của mình.

Theo ông Kiệt, bây giờ có cơ hội để anh em bên ngoài có thể có tiếng nói xây dựng. Và ông thấy vui mừng vì nhiều người Việt hải ngoại đã tham gia nhiều lãnh vực đóng góp rất lớn cho kinh tế Việt Nam. Ông Võ Văn Kiệt nhấn mạnh rằng, mỗi người cần có trách nhiệm của mình, dân tộc là của chung không phải của riêng người cầm quyền hiện giờ.

Ông Võ Văn Kiệt không trả lời thẳng vào một câu hỏi của Viet Weekly, theo đó người Việt trong ngoài nước đều đồng ý về việc đóng góp vào công việc chung của dân tộc. Nhưng người hải ngoại đặt vấn đề cao hơn, họ muốn thấy một cơ cấu cơ chế bảo đảm ổn định và phát triển lâu dài của dân tộc Việt Nam thay vì dựa vào một vài lãnh đạo cá nhân tốt sáng suốt của từng thời kỳ, biết lắng nghe, biết kêu gọi sự đóng góp, biết sử dụng người tài.

Tại sao không xây dựng một cơ chế bảo đảm được nguồn lực nhân tài của đất nước được tham gia, có sự phân quyền để giám sát lẫn nhau để tránh việc lạm dụng, dẫn đến quyết định sai lầm như từng xảy ra trong quá khứ.

Câu trả lời của ông Võ Văn Kiệt là chương trình hành động của nhiệm kỳ Đại hội 10 vừa rồi có nhiều nỗ lực của các nhà lãnh đạo. Theo ông, từ trong Đảng đến Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân và các cơ quan Nhà nước đang tiếp tục đổi mới để phát huy cho được dân chủ và minh bạch. Và ông Kiệt thêm rằng luật pháp của quốc gia, hệ thống chính trị nói chung cũng phải đổi mới để phù hợp kinh tế thị trường, với hội nhập quốc tế và sự phát triển. Ông Kiệt cho rằng các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực về vấn đề vừa nói.

Vấn đề đa đảng

Viet Weekly dẫn tới câu hỏi hóc búa nhất, theo đó trong điều 4 Hiến pháp có qui định chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo quốc gia. Và chính ông Võ Văn Kiệt vừa nói quốc gia là quốc gia chung của 80 triệu người, vậy qui định như vậy có nghịch lý không?

Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời rằng, xã hội mong muốn đất nước tiếp tục ổn định để đổi mới và phát triển, để không xảy ra rối rắm như nhiều nước khác. Điều này theo ông đòi hỏi phải tập hợp được sức mạnh của dân tộc, phải đại đoàn kết dân tộc.

Ông Kiệt biện giải rằng, Đảng cộng sản Việt Nam đã có vai trò đối với lịch sử của đất nước, nếu như đảng này làm đầy đủ mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, mà đây là một đòi hỏi hết sức chính đáng, nếu Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục giữ được vai trò này, được sự đồng thuận của dân tộc Việt Nam thì ông cho rằng đảng cầm quyền như đảng cộng sản Việt Nam là tin cậy được.

Nhưng nếu Đảng cộng sản không thực hiện được mục tiêu đề ra, dân tộc Việt Nam sẽ không chấp nhận. Ông Võ Văn Kiệt trình bày quan điểm rằng không nhất thiết phải đa đảng mới xây dựng đất nước.

Viet Weekly tiếp tục câu hỏi, cho rằng chế độ độc đảng đồng nghĩa với việc bỏ qua một bộ phận người Việt hải ngoại không phải là đảng viên, họ sẽ không có cơ hội để tham gia, nhất là không thể tham gia ở mức độ cốt lõi trong hệ thống cầm quyền để giúp đỡ đất nước. Đó có phải là một sự mất mát cho Việt Nam hay không.

Ông Võ Văn Kiệt cho rằng, theo nghị quyết Đại hội 10, trong hệ thống quản lý Nhà nước, trong cơ cấu tổ chức bây giờ không nhất thiết là uỷ viên trung ương đứng đầu. Trong quá trình thúc đẩy cho sự đổi mới phải hơn một bậc nữa đó là người đứng đầu không nhất thiết là đảng viên. Ông Kiệt dẫn chứng thời kỳ đầu của Nhà nước cộng sản Việt Nam, dưới thời ông Hồ Chí Minh trong cơ quan của lãnh đạo Nhà nước, cấp cao nhất của nhà nước nhiều người cũng không phải là đảng viên.

Trả lời tiếp một câu hỏi khác của Viet Weekly, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đưa ra quan điểm của mình, theo đó một đảng cầm quyền như đảng cộng sản Việt Nam có thể chấp nhận một thủ tướng là người ngoài đảng.

Theo ông, trước đây trong lúc đảng còn yếu nhiều bộ trưởng không phải là đảng viên, họ là nhân sĩ trí thức yêu nước. Ông Kiệt nói rằng lấy làm tiếc là trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam chưa làm được điều này, nhưng ông cho rằng cũng phải trở lại hướng này. Theo ông Kiệt những người thât sự yêu nước có đức có tài, không nhất định là người trong Đảng cộng sản, đều có thể làm bất cứ cương vị gì trong bộ máy Nhà nước.

Viet Weekly tiếp tục xoáy sâu câu hỏi liệu trong tương lai ngắn hoặc dài có thể là 20 năm, 50 năm, 100 năm hay kể cả dài hơn nữa, có khi nào điều 4 của Hiến pháp sẽ được tái khẳng định để cho phép nhiều đảng phái hơn tham gia vào công việc của quốc gia hay không.

Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt không né tránh câu hỏi này, ông nói rằng Đảng cộng sản phải tự đổi mới mình để thích hợp với thực tế, với bước đi của dân tộc. Trách nhiệm lãnh đạo đất nước của Đảng không phải là quyết giữ những điều trong Hiến pháp, mà đòi hỏi Đảng phải làm được trong thực tế vai trò của mình đối với dân tộc để giữ trọng trách lãng đạo đất nước, giữ được sự ủng hộ của nhân dân đối với Đảng. Nếu không giữ được, không làm được đầy đủ chuyện này, dân tộc sẽ quyết định.

Vừa rồi là một phần nội dung cuộc phỏng vấn nguyên thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt do tuần báo Viet Weekly ở nam California loan tải. Vietnam Net đăng lại nguyên văn cuộc phỏng vấn này ngày đầu năm 2007. Mục đọc báo trong nước trên mạng Internet hôm nay kết thúc ở đây. Nam Nguyên thân chào quí vị và các bạn nghe đài.

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Published in Diễn đàn
samedi, 19 mai 2018 08:08

Một ngộ nhận Bạt mạng !

Đọc qua phần trả lời của học giả xã hội chủ nghĩa Nguyễn Trần Bạt trong bài phỏng vấn của ông Xuân Vũ đăng trên báo Tiền Phong về chính sách Hòa giải và hòa hợp dân tộc trong ngày 30/4/2018, người quan tâm đến thời sự Việt Nam không khỏi e ngại ông này ăn nói thiệt là bạt mạng.

hoagiai1

Hòa giải dân tộc là một triết lý cộng sinh hài hòa giữa hai anh em không thể phủ nhận nhau cần phải đặt ra sau chiến tranh.

Lý luận chính trị chốt lại trong bài của ông Bạt là chính sách Hòa giải và hòa hợp dân tộc không được đặt ra trong thời hậu chiến. Hết chiến tranh hết Hòa giải và hòa hợp dân tộc. Trong chiến tranh phe nào hòa hợp được trong nội bộ đã đưa đến chiến thắng. Lãnh đạo cộng sản nếu có nói đến hòa hợp và hòa giải dân tộc chỉ là nói theo ‘truyền thống’ thôi vì ‘có thể có sự áy náy, lăn tăn về cái gì đó thái quá của người thắng trận, thí dụ như mình có thô lỗ, có kiêu ngạo, có quyết liệt quá chăng ? Vấn đề hòa giải chỉ được những lực lượng không có tập hợp (hoặc chỉ tập hợp trên một không gian ảo là mạng xã hội). Mà nếu có vấn đề hòa giải cũng khó vì ‘ở trong nước bây giờ không còn lực lượng chính thống nào khác để thương lượng về hòa giải, chỉ có vấn đề hòa hợp trên những khía cạnh khác nhau mà thôi’.

Trước hết, không ai nên để bị nhiễu sóng như đây là lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam hay của tập thể trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà di họa vào thân. Đảng cộng sản Việt Nam đã thừa nhận và tôn trọng chính sách Hòa giải và hòa hợp dân tộc (National Reconciliation and Concord) đặt ra sau chiến tranh Việt Nam trong Hiệp Định Paris 1973. Đây chỉ là ý kiến của một cá nhân ông Bạt, một người được/bị phong làm học giả đã sở hữu cả một nhà sách. Đọc cả một nhà sách mà không tiêu hóa nổi có rủi ro cao hiểm họa kiến thức bị táo bón.

Cần phân biệt rạch ròi giữa cuộc chiến tranh xâm lăng và nội chiến. Khi một quốc gia to lớn hung hăng mở cuộc xâm lăng một nước láng giềng nhỏ bé hiền hòa để cai trị, khống chế, bóc lột và khai thác tài nguyên, vấn đề hòa giải không đặt ra. Như đế quốc Trung Hoa đã bao nhiêu lần cử binh ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ trong lịch sử đã đưa những quan chức của đế quốc, những thái thú người Trung Hoa hay thái thú dưới dạng người bản xứ đến cai trị Việt Nam. Sau chiến tranh xâm lăng mà người nhỏ bé chiến thắng không có vấn đề hòa giải giữa hai dân tộc mà chỉ có sự tái lập bang giao để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Vấn đề hòa giải dân tộc không đặt ra giữa hai dân tộc khác biệt. Vấn đề chỉ là nối lại bang giao cần thiết để có hòa bình. Lịch sử Việt Nam cho thấy mỗi lần đánh thắng giặc Trung hoa, các vua chúa Việt Nam đã tái lập bang giao với đế quốc bằng cách cử người sang xin phong vương, triều cống để được yên thân.

Nhưng chiến tranh nội chiến hoàn toàn khác biệt. Đó là nồi da xáo thịt, đó là anh em một nhà, cùng một gia phả, cùng một tổ tiên, tàn sát nhau vì xung đột, mâu thuẫn nội tại, không phải để độc quyền cai trị, bóc lột, trấn áp dân tộc mình như một lực lượng ngoại bang. Trong nội chiến, dù người thắng hay bại, cũng vẫn là anh em cùng huyết thống, cùng tiếng nói, màu da, cùng lịch sử và cùng tiền nhân tổ tiên của dân tộc. Vì thế, vấn đề hòa giải dân tộc luôn luôn cần phải được đặt ra ở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, trước và sau chiến tranh, đặc biệt là sau nội chiến tương tàn. Sự sai lầm của người cộng sản là đã hung hăng lấy chiến tranh làm phương tiện giải quyết mâu thuẫn nội tại trong khi với người có lòng yêu nước thật sự, dù đứng trong phe thắng hay phe bại, chiến tranh là hệ quả đáng sợ của một sự hòa giải bất thành.

Hòa giải dân tộc là một triết lý cộng sinh hài hòa giữa hai anh em không thể phủ nhận nhau cần phải đặt ra sau chiến tranh. Hòa giải dân tộc là một tinh thần xuyên suốt chỉ đạo các chính sách quản trị quốc gia để xóa bỏ những sự đối xử phân biệt kỳ thị, tầm thù báo oán, trừng trị người thảm bại, thậm chí, như trường hợp Việt Nam, còn tệ hơn người ngoại quốc. Hòa giải dân tộc là phương thức vận động mọi tiềm năng nhân tài vật lực của quốc gia một cách hòa bình và hiệu quả nhất để có được sự cộng sinh hài hòa trong xã hội và dùng đó làm bệ phóng thực hiện một tương lai thịnh vượng chung chia sẻ hạnh phúc. Hòa giải dân tộc vì thế là lẽ phải, là yêu cầu bức bách nhất của vấn đề Việt Nam. Nói Hòa giải dân tộc chấm dứt cùng với chiến tranh là nhận định sai lầm tàn tệ nhất đáng bị lên án.

Người ta thường nói công thành không khó, giữ thành mới khó. ‘Nhất tướng công thành vạn cốt khô’. Nếu chiếm được thành mà không giữ được thành thì có xứng đáng với ‘vạn cốt khô’ ? Những mâu thuẫn nội tại nguy hại khôn lường thường phát sinh, xét cho kỹ, sau khi người thắng trận đã cướp được chính quyền và tổ chức điều hành quốc gia. Giữ thành là một nghệ thuật khó khăn gấp bội lần bắn một cây súng. Phe cộng sản Việt Nam hiện nay không phải đối đầu với sự chống trả của Việt Nam Cộng Hòa mà là với dân tộc Việt Nam. Những chính sách cai trị độc đoán không có sự đồng thuận của toàn dân đã ngăn cách người dân và chế độ còn rộng lớn và dài hơn cái lưỡi bò chín đoạn của Bắc Kinh ngoài Biển Đông. Lòng dân và ý đảng trở nên một đại dương cách biệt. Sự phủ nhận những mâu thuẫn và không chịu hòa giải tố cáo hiện trạng quốc phá gia vong hiện nay. Chính sách hòa giải dân tộc để bảo vệ chủ quyền Việt Nam trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Ông Nguyễn Cơ Thạch đã viết trong hồi ký sau mật ước Thành Đô ’đã bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới’.

Nhà cầm quyền Việt Nam phải hòa giải những mâu thuẫn hiện thực không thể thối thoát. Hàng triệu người dân Cồn Dầu, Đồng Tâm,Tiên Lãng, Văn Giang, Dương Nội,Vụ Bản… và mới đây nhất lòi ra thêm Thủ Thiêm, đã bị cướp đất, tước đoạt nhà cửa, sinh kế, sống màn trời chiếu đất đang đòi hỏi công lý. Còn bao nhiêu đất thánh đường, dòng tu, của các tôn giáo bị cưỡng chế để xây khách sạn, nhà nghỉ, sân golf cho quan chức cộng sản, đại gia và ngoại nhân. Hàng triệu ngư dân sinh sống dọc dài bờ biển hàng ngàn cây số từ Thừa Thiên đến Hà Tĩnh và nay đã lan đến cả Cà Mau đã mất kế sinh nhai khi biển đã bị ngộ độc vì xả thải vô lương tâm của tập đoàn Formosa, Lee&Man dưới con mắt vô cảm của nhà cầm quyền cộng sản cần được hòa giải.

Phải tránh cho ngư dân Việt Nam khỏi làm ‘những con thuyền nằm nhớ sóng xa khơi’, để khỏi phải đột ngột đổi sang nghề làm cửu vạn, đẩy xe thồ. Hàng ngàn người yêu nước đã bị trấn áp, dập dùi vì đã xuống đường chống lại giặc xâm lăng Bắc Kinh ngoài biển Đông và trong thành phố phải được phục hồi danh dự. Hàng ngàn người đã bị trấn áp dã man chỉ vì muốn thắp một nén nhang lòng thương tiếc những người đã nằm xuống vì bảo vệ biển đảo Việt Nam. Hàng ngàn người đang nằm uất hận trong lao tù chỉ vì thực hiện ôn hòa các quyền tự do ngôn luận, ý kiến cho công việc chung, đã được chính cộng sản Việt Nam ghi trong hiến pháp. Hàng ngàn quan tham cộng sản tham nhũng nấp dưới các dự án khống mà ông tổng bí thư cộng sản ngần ngại vì sợ đập chuột làm vỡ bình. Cái bình đã quá tải có thể tự nó bể ra vì sự sinh sản và phát triển kinh hoàng của loài chuột. Đây chỉ là tiêu biểu những mâu thuẫn xã hội ngày càng khốc liệt đã phát sinh sau nội chiến cần phải được hòa giải. Những mâu thuẫn xã hội, văn hóa, giáo dục, đạo đức… đang đòi hỏi một chính sách hòa giải thành tâm từ nhà cầm quyền. Cách đáp ứng của họ sẽ chứng minh họ là nhà cầm quyền có chính danh, chính nghĩa và những chính sách cai trị chính đáng. Nhưng cộng sản Việt Nam đã ứng xử ngược lại với đòi hỏi của từ công dân.

hoagiai2

Phải tránh cho ngư dân Việt Nam khỏi làm ‘những con thuyền nằm nhớ sóng xa khơi’

Chính trong lời nói ‘ở trong nước bây giờ không còn lực lượng chính thống nào khác để thương lượng về hòa giải’ đã tố cáo tính ‘truyền thống’, tức tính gian xảo, bịp bợm, của cộng sản. Mọi nỗ lực cố gắng của người dân để được can dự vào công việc chung của đất nước, đã được quy định trong hiến pháp, đã bị nhà cầm quyền tiêu diệt trong trứng nước bằng hàng triệu đảng viên cộng sản và hàng triệu công an, quân đội, mười ngàn LL47 và hàng chục ngàn dư luận viên, hàng chục ngàn côn đồ, lưu manh giả dạng thường dân. Chính lực lượng trấn áp hàng triệu nhân sự này đã nói lên lực lượng chính thống đã lớn mạnh không thể ngăn chận. Nếu không phải thế sao lại có sự hiện hữu của đến hàng triệu côn đồ ? Vấn đề, vì thế, nhà cầm quyền có dám giải quyết bài toán khó khăn này bằng thực hiện một chính Hòa giải và hòa hợp dân tộc với thành tâm thiện ý hay không. Lá bài nằm trong tay cộng sản Việt Nam.

Nói vấn đề hòa giải chỉ được ‘những lực lượng không có tập hợp (hoặc chỉ tập hợp trên một không gian ảo là mạng xã hội)’ là nhìn cây không thấy rừng. Chỉ trên không gian ảo hoàn toàn tự do, các tổ chức chính trị, những đoàn thể xã hội, giới trí thức Việt Nam không cộng sản và những tấm lòng Việt Nam còn trăn trở trước họa quốc phá gia vong hiện nay mới không bị trấn áp, dập tắt tiếng nói và bỏ tù. Hội anh em dân chủ Việt Nam là một thí dụ điển hình. Sự xuất hiện công khai của Hội anh em dân chủ trước một lực lượng trấn áp khổng lồ tàn bạo, đã đưa đến hậu quả bị bỏ tù tổng cộng gần 100 trăm (nếu kể cả thời gian bị quản chế). Họ là những anh hùng thực sự của thời đại cộng sản và xứng đáng được tôn vinh. Nhưng những anh hùng này còn phát huy được tài năng chính trị thêm nữa, giữ cho ngọn lửa dân chủ cháy bùng lớn hơn nữa trên trang mạng xã hội. Vì đấy là phương tiện tự do mà cộng sản không đánh dập được. Không ai dứt được một cơn mưa hay nhốt được một trận bão, kể cả Bill Gates. Trong tình thế cộng sản trấn áp rộng khắp này, không gian mạng, không gian ảo đã là không gian thật trong đời thường. Không gian ảo phản ảnh trung thực những vấn đề đất nước một cách tự do.

Không giản ảo còn mạnh hơn không gian đời thực trong thời đại toàn cầu này. Phủ nhận đó hay nhảm nhí hóa nó là sự hiểm nguy của chế độ.

Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ hiện nay đang điều hành quốc gia và cả thế giới bằng Tweeter. Một không gian ảo.

Sơn Dương

(19/05/2018)

Additional Info

  • Author Sơn Dương
Published in Quan điểm
Trang 2 đến 2