Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trước văn minh công nghiệp, nhà nước là tài sản riêng cha truyền con nối của lãnh chúa, chủ nô, của hoàng gia phong kiến, của một thế lực quí tộc. Lãnh chúa, chủ nô, hoàng gia phong kiến làm chủ đất đai lãnh thổ, nắm vận mệnh sơn hà xã tắc, cũng nắm vận mệnh muôn dân. Muôn dân chỉ là thần dân vô danh tồn tại trong bầy đàn, không có cá nhân, chỉ là công cụ của lãnh chúa, chủ nô, chỉ là kho sức lao động để nhà nước phong kiến sử dụng làm ra của cải cho lãnh chúa, chủ nô, cho hoàng gia phong kiến và là kho máu giữ ngai vàng cho nhà nước phong kiến.

bomay1

Kỉ nguyên Ánh Sáng giải phóng cá nhân khỏi bầy đàn cũng giải phóng sức sáng tạo to lớn và vô tận của con người

Đến kỉ nguyên Ánh Sáng giải phóng cá nhân khỏi bầy đàn cũng giải phóng sức sáng tạo to lớn và vô tận của con người đã làm xuất hiện dồn dập những phát minh khoa học, đưa loài người bước vào văn minh công nghiệp.

Sự xuất hiện của cá nhân mở ra văn minh công nghiệp. Luật pháp của nhà nước văn minh công nghiệp lại khẳng định sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, khẳng định quyền của những cá nhân, quyền của những con người, quyền của những công dân trong xã hội. Quyền thiêng liêng nhất của con người trong cuộc đời là quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, quyền tư hữu và quyền mưu sinh. Quyền lớn nhất của con người trong một quốc gia, quyền lớn nhất của công dân trong xã hội là quyền làm chủ đất nước.

Làm chủ đất nước nhưng cả triệu triệu công dân không thể cùng trực tiếp làm chủ, không thể cùng quản trị đất nước và xã hội. Những cá nhân ưu tú, những tinh hoa trong dân tự ra ứng cử và triệu triệu công dân bằng lá phiếu thực sự tự do, dân chủ chọn ra hiền tài trong dân tạo thành bộ máy hành chính được người dân trao cho quyền lực thay người dân làm chủ đất nước và xã hội được gọi là nhà nước. Được dân trao quyền lực nhà nước và đãi đằng bổng lộc quốc gia, những con người trong bộ máy nhà nước dù ở vị trí nào trên thang bậc công chức cũng đều là những công bộc đích thực của dân.

Nhà nước tạo ra bộ máy hành chính quản trị, phân chia lãnh vực quyền lực cho bộ máy quản trị và tạo ra luật pháp là khuôn khổ, là hành lang pháp luật cho bộ máy nhà nước vận hành quyền lực được người dân giao phó để bảo vệ quyền con người, quyền công dân của người dân. Luật pháp cũng bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa nhà nước và người dân, tạo ra cuộc sống bình yên cho người dân và cho xã hội.

Được người dân trao cho quyền lực quản trị đất nước và xã hội, quyền lực đó được sử dụng công cụ bạo lực nhà nước đầy sức mạnh là quyền lực vô cùng lớn. Người có quyền lực lớn thường có xu hướng lạm dụng quyền lực và trong lịch sử, loài người đã phải chịu quá nhiều thảm hoạ khủng khiếp do sức mạnh to lớn của quyền lực nhà nước bị lạm dụng.

Giải phóng cá nhân, mở ra văn minh công nghiệp dẫn đến kết thúc nhà nước của riêng một giai cấp thống trị, khai sinh ra nhà nước mới, nhà nước của dân, những trí tuệ tạo ra kỉ nguyên Ánh Sáng cũng khởi xướng ra nguyên tắc tổ chức nhà nước của dân, nhà nước Tam Quyền Phân Lập. Chia quyền lực nhà nước thành ba nhánh quyền lực tương tác nhau, kiểm soát, chế ngự nhau, tạo ra giới hạn nghiêm ngặt của quyền lực được luật định, bảo đảm nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.

Tam quyền phân lập là phát minh vĩ đại của loài người trong đời sống xã hội, đưa xã hội loài người tiến bước rất dài đến văn minh như phát minh ra qui luật vạn vật hấp dẫn trong đời sống tự nhiên, nâng loài người lên một tầm cao làm chủ thiên nhiên.

Loài người đã bỏ lại văn minh nông nghiệp ở phía sau rất xa và đã bước đi đoạn đường rất dài trong văn minh công nghiệp tới văn minh tin học nhưng nhà nước chuyên chính vô sản ra đời lại kéo lùi lịch sử phát triển của xã hội loài người về thời văn minh nông nghiệp khi chuyên chính vô sản giành nhà nước của dân cho một đảng chính trị trở thành một giai cấp thống trị mới. Mọi bản hiến pháp của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ năm 1980 đến nay đều xác định ngay ở điều 4 : Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội !

Không cần lá phiếu bầu chọn của người dân, với điều 4 hiến pháp, nhà nước là tài sản lớn và thiêng liêng của dân nghiễm nhiên trở thành tài sản riêng của đảng cộng sản. Với điều 4 hiến pháp người dân mất trắng quyền con người, quyền công dân lớn nhất là quyền làm chủ đất nước, quyền tự do ứng cử vả bầu cử, mất trắng quyền tạo dựng lên nhà nước của dân. Điều 25 hiến pháp 2015 bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân. Nhưng với các điều luật vi hiến, điều 79, 88, 258 trong bộ luật hình sự 1999 và các điều 109, 117, 331 trong bộ luật hình sự 2015 đã vô hiệu hoá điều 25 hiến pháp và hình sự hoá việc người dân sử dụng quyền tự do ngôn luận. Người dân lại mất trắng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận.

Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận xác định sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời. Quyền làm chủ đất nước khẳng định vị trí, tư thế của cá nhân trong xã hội. Các điều luật hình sự phủ nhận sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời. Điều 4 hiến pháp phủ nhận vị trí, tư thế của cá nhận trong xã hội. Người dân không còn cá nhân lại trở về bầy đàn !

Người dân lại trở về bầy đàn. Nhà nước lại là tài sản riêng của một giai cấp thống trị, là tài sản riêng của môt đảng chính trị thì việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy nhà nước chỉ là việc nội bộ của đảng cầm quyền, chỉ là ý đồ của người đứng đầu đảng. Bộ máy nhà nước được cơ cấu, sắp xếp lại cũng phải răm rắp tuân theo mô hình, theo ý chỉ của người đứng đầu đảng cầm quyển.

Mỗi người đứng đầu đảng cầm quyền lại có một ý đồ, một mô hình tổ chức bộ máy nhà nước khác nhau. Do đó những cuộc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhà nước là vô cùng, vô tận theo chu kì thay đổi người đứng đầu đảng cầm quyền. Đảng cộng sản cầm quyền đã nhiều lần tháo ra, lắp lại bộ máy nhà nước. Lần này dù hăm hở, dù rầm rộ cũng chỉ là một chu kì lặp lại mà thôi.

Tổ chức bộ máy nhà nước là một khoa học và chân lí khoa học lớn nhất, cơ bản nhất, cần thiết nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước là Tam Quyền Phân Lập. Nhưng chỉ mới vài năm trước, người đứng đầu đảng cộng sản cầm quyền lúc đó đã gay gắt lên án chân lí khoa học nhà nước Tam Quyền Phân Lập : "Những kẻ đòi đa nguyên, đa đảng, từ bỏ chủ nghĩa xã hội, đòi Tam Quyền Phân Lập đều là bọn bất hảo". Coi Tam Quyền Phân Lập, chân lí khoa học xả hội vĩ đại của loài người là bất hảo, người đứng đầu đảng cộng sản cầm quyền đay nghiến : "Đòi bỏ điều 4 hiến pháp, Tam Quyền Phân Lập, đa nguyên đa đảng là suy thoái đạo đức" !

Nhà nước xã hội chủ nghĩa tồn tại bằng bạo lực chuyên chính vô sản nên không cần và không dám tổ chức nhà nước Tam Quyền Phân Lập mà rất cần nhà nước Tam Tầng Chuyên Chính.

Tam tầng chuyên chính. Tầng tầng lớp lớp quản lí hoạt động xã hội, quản lí cuộc sống người dân. Tầng trên cùng là bộ máy lãnh đạo nhà nước của đảng. Tầng giữa là bộ máy quản lí nhà nước của chính quyền được gọi là chính phủ. Tầng dưới cùng sát sạt người dân nhất, quản lí từng người dân theo nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tôn giáo… là các hội đoàn trong Mặt trận Tổ quốc.

Tam tầng chuyên chính. Nhiều tổ chức nhà nước trùng lặp chức năng, trùng lặp việc làm là đương nhiên và được vô tư chấp nhận, cứ vô tư tồn tại, vô tư vét ngân sách của dân nghèo nước kiệt ra duy trì sự tồn tại của tam tầng chuyên chính.

Tam tầng chuyên chính. Bộ máy hành chính công quyền phình to, trải rộng không những tiền lương công chức ngốn kiệt cùng ngân sách quốc gia như vòi rồng hút nước mà bộ máy nhà nước phình to, trải rộng còn dành bổng lộc tối đa cho quan chức bộ máy nhà nước và chiếm diện tích mênh mông đất sinh sống, đất sản xuât của dân xây những trụ sở, văn phòng thênh thang, bát ngát. Chiếm đất xây trụ sở toà ngang dãy dọc đồ sộ khi quan tại chức. Chiếm đất xây biệt thự nguy nga kín cổng cao tường khi quan về hưu. Chiếm đất xây mồ to mả đẹp rộng lớn gấp nhiều lần mộ dân cả khi quan không còn có mặt trong cuộc đời.

Một ông bộ trưởng rời chốn công quyền về hưu sống đời dân thường mới hốt hoảng kêu lên : "Việt Nam 9-10 người dân "nuôi" một người hưởng lương ngân sách, trong khi ở Trung Quốc là 170, Nga 200, Mỹ 400, Nhật Bản 700". Những con số lạnh lùng, âm thầm nhưng nghiệt ngã về bộ máy nhà nước tam tầng chuyên chính !

Tam tầng chuyên chính. Một tổ chức rất to, cấp trên cả các bộ trong chính phủ nhưng chức năng trùng lặp, mờ nhạt, thừa thãi rất rõ cứ nghiễm nhiên tồn tại. Tổ chức ra đời từ khi đảng cộng sản chưa có chính quyền còn hoạt động bí mật ngoài vòng pháp luật cứ vô tư, bền bỉ tồn tại cả khi đảng cộng sản đã nắm chắc chính quyền trong bàn tay sắt. Đó là ban Dân Vận.

Hoạt động bí mật ngoài vòng pháp luật trong lùng sục, truy nã, diệt trừ quyết liệt của chính quyền thực dân Pháp, đảng viên cộng sản và cả đảng cộng sản chỉ có thể tồn tại và vận động cách mạng được trong sự bao bọc, nuôi dưỡng, che chở của dân. Khi đó dân vận thực sự là sự sống còn của đảng cộng sản.

Đảng cộng sản đã giành được chính quyền, có nhà nước, có pháp luật trong tay, mọi mối quan hệ trong xã hội đều đđược luật hoá. Luật pháp xác định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực nhà nước. Luật pháp cũng xác định nghĩa vụ, quyền hạn của người dân. Dân vận là vận động người dân. Quyền lực nhà nước vận động người dân tốt nhất, hiệu quả nhất là thực hiện đúng pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người dân.

Cần tuyên truyền về chủ trương, chính sách, về những giá trị cao cả, tốt đẹp của nhà nước chuyên chính vô sản thi đã có các cơ quan nhà nước về thông tin, về văn hoá và bộ máy truyền thông nhà nước khổng lồ.

Nhà nước là tài sản lớn lao và thiêng liêng của dân trở thành tài sản riêng của đảng cộng sản thì đảng chỉ phân chia tài sản giành được của dân cho người của đảng mà thôi. Dân tộc văn hiến. Hiền tài trong dân thời nào cũng không thiếu. Hiền tài thực sự bao giờ cũng có khao khát, có đòi hỏi khẩn thiết là được thể hiện, được đóng góp cho đời. Nhà nước của đảng chỉ là tài sản riêng của các đảng viên cộng sản thì hiền tài trong dân không những không được tham gia vào bộ máy quản lí nhà nước mà cá nhân không được nhìn nhận, người dân trở về bầy đàn, không có tự do tư tưởng, không được tự do sáng tạo, hiền tài cứ âm thầm, lặng lẽ bỏ nước ra đi, tìm đến chốn được sống đúng minh, được mang hết năng lực đóng góp cho cuộc đời.

Qua nhũng sự vụ trong đời sống hàng ngày và qua những vụ án tham nhũng khỏng khiếp kéo dài như vô tận từ mấy chục năm qua cho thấy rõ những ngưởi được đảng chia chác tài sản và quyền lực của dân nhưng năng lực và nhân cách không tương xứng với quyền lực đã phơi bày ra hàng loạt bộ mặt quan đảng thấp hèn chỉ chăm chăm sử dụng quyền lực của dân để vơ vét cho đầy túi tham, chỉ là hạng giá áo túi cơm, chỉ là lũ bất tài gây ra những thiệt hại khủng khiếp cho dân, cho nước, làm sụp đổ cả cơ đồ sự nghiệp của đất nước, sụp đổ cả niềm tin của người dân.

am Quyền Phân Lập tối cần thiết thay bằng tam tầng chuyên chính, dành quyền lực không giới hạn cho bộ máy nhà nước thiếu vắng hiền tài trong dân thì sắp xếp lại bộ máy nhà nước ấy chỉ là chuyển từ mô hình chưa hợp lí này sang mô hình chưa hợp lí khác mà thôi và chu kì sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhà nước còn lặp lại dài dài!

Phạm Đình Trọng

(07/12/2024)

Ghi chú :

Tam quyền phân lập là tính từ của danh từ nhà nước, không cần viết hoa. Xin thứ lỗi cho viết hoa Tam Quyền Phân Lập để nhấn nhá chân lí khoa học xã hội vĩ đại này.

Additional Info

  • Author Phạm Đình Trọng
Published in Quan điểm

Tại buổi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội hôm 23/06/2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại lên tiếng về công tác chống tham nhũng. Ông Trọng cho biết, cuối tháng này Trung ương sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng để nhìn lại giai đoạn từ khi thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Bộ Chính trị.

cutri1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội hôm 23/06/2022

Ban này do ông Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban với cái tên ban đầu là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, được thành lập vào ngày 1/2/2013. Đến ngày 16/09/2021, ông Trọng đã ký quyết định sửa đổi ban này thành Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhà báo Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Czech, một người luôn đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước cho rằng, muốn thật sự chống tham nhũng thì phải thay đổi thể chế :

"Tôi nghĩ chẳng có một quốc gia nào mà chống tham nhũng một cách tuyệt đối đâu. Còn ở Việt Nam thì chống tham nhũng chỉ chống từ rốn trở xuống. Nghĩa là không chống ở trên cao. Họ chỉ tỉa lá ở những cây bị sâu ăn mà thôi.

Cách tốt nhất và có hiệu lực nhất là phải thay đổi tận gốc, thay đổi cả một cái cây, trồng cây mới với cái tên là cây Dân Chủ. Phải có tam quyền phân lập và báo chí độc lập. Ở các nước dân chủ, báo chí có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ chính phủ chống tham nhũng, hạn chế tham nhũng.

Nói tóm lại, ở Việt Nam muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi hoàn toàn cái cơ chế này. Phải có sự cạnh tranh giữa các đảng phái để họ nhìn vào cái đảng đang điều hành đất nước. Phải thay đổi tận gốc".

Giữa tháng 12/2020, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020, Trưởng Ban chỉ đạo là ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng" ; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng" ; một cơ chế để "không cần tham nhũng".

Cũng nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, năm trước, Bộ Chính trị đã ban hành quy định số 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Sau đó, một số đảng viên và học giả công bố một bức thư ngỏ yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "công khai tài sản" để "làm gương". Cuối tháng 10 năm 2020, Thủ tướng Việt Nam ký ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Theo một số người quan tâm, việc chống tham những bằng nghị định, văn bản không hiệu quả. Muốn chống tham nhũng phải làm mạnh tay từ bên trong. Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại từng nêu quan điểm với RFA về biện pháp kê khai tài sản như một cách để làm sạch bộ máy :

"Nói vậy chứ có làm được gì đâu, có ai kê khai gì, lâu lâu có chỗ nổi cộm thì lại lôi ra... rồi lập hồ sơ, mở phiên tòa, rồi lại kết luận gây hậu quả nghiêm trọng do kém ý thức tổ chức... chứ có giải quyết gì đâu. Theo tôi muốn giải quyết vấn đề này phải nghiêm minh từ bên trong, từ trên xuống, nghiêm tức trong tổ chức thực hiện. Chứ không phải muốn nói gì thì cứ nói đại một cái, đưa ra văn bản này, văn bản nọ, nói thế thì ai nghe, ai làm, chả đi đến đâu, họ hết việc làm rồi..".

Việc kê khai tài sản, quan chức được nói đến nhiều mấy năm gần đây khi những căn biệt thự có giá từ hàng chục đế cả trăm tỷ của các quan chức xuất hiện trên mặt báo. Gần đây nhất là những căn biệt thự của ông Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) được một số chuyên gia bất động sản đánh giá có giá thị trường dao động từ 80-100 tỷ/căn. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, mức lương của chủ tịch thành phố Hà Nội là 15.347.000 đồng/tháng.

theche1

Cách tốt nhất và có hiệu lực nhất là phải thay đổi tận gốc, thay đổi cả một cái cây, trồng cây mới với cái tên là cây Dân Chủ : Phải có tam quyền phân lập và báo chí độc lập : Phải có tam quyền phân lập và báo chí độc lập.

Tuy các hình thức tham nhũng rất khó bị phát hiện nhưng kết quả của nó ai cũng có thể thấy, ít nhất với phần nổi là bất động sản. Nếu các quan chức phải kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản một cách công khai thì chắc chắn tham nhũng sẽ giảm. Đó là nhận định của Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội với RFA sáng 23 tháng 6 năm 2022 :

"Tham nhũng ở Việt Nam bây giờ là từ trong xương nó dòi ra cho nên phải trị bằng một loại thuốc đặc trị. Tôi đề nghị có những bước đi thích hợp. Thích hợp là từ xã, phường, ấp phải thực sự có tự do ứng cử, bầu cử. Tiếp đến là đến cấp quận, cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh rồi lên tới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Làm sao trong các cơ quan dân cử, Hội đồng Nhân dân và Quốc hội phải có năm đến mười phần trăm những người không là đảng viên để nghe tiếng nói thật sự của dân.

Ở Việt Nam bây giờ những người có chức đều là đảng viên mà tội tham nhũng là tội của những người có chức. Như vậy tham nhũng là từ trong đảng mà ra. Bây giờ phải thực hiện những câu mà Tổng bí thư đã nói về chống tham những. Muốn chống tham nhũng thì phải làm gương về tài sản. Làm gương trước nhất là Bộ chính trị rồi Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương. Các vị công khai tài sản hết đăng báo Nhân Dân cho dân đọc. Và nói luôn, nếu ai phát hiện tôi ngoài những tài sản đã kê khai mà còn có hơn một tỷ, hay cho mười tỷ cũng được, mà nguồn gốc không rõ ràng thì xin trả lại chức. Về nghỉ".

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của mình ; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ; cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 23/06/2022

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn

Hôm 23 tháng Tám vừa qua, Tạp chí Cộng sản của Đảng cộng sản Việt Nam, có bài tựa đề "Nhập khẩu thuyết "Tam Quyền Phân Lập" hay lá bài cổ xúy bất ổn chính trị, xung đột quyền lực".

phanlap1

Đảng cộng sản Việt Nam Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng

Đây là bài xã luận dài của tác giả Trần Hậu Thành, một tiến sĩ thuộc Ban Tổ chức trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, phân tích về "Tam Quyền Phân Lập", nhấn mạnh đó là học thuyết du nhập từ bên ngoài, cũng là nguồn gốc của điều ông tiến sĩ này cho là cổ xúy bất ổn và xung đột quyền lực.

Người đọc nghĩ gì trước nhận định của ông Trần Hậu Thành về "Tam Quyền Phân Lập" ? Đầu tiên là nhà báo, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Già :

"Nếu gọi là ‘nhập khẩu thuyết Tam Quyền Phân Lập" thì người cộng sản Việt Nam buộc phải nhớ lại chính Hồ Chí Minh đã nhập khẩu chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam. Hơn nữa bất kỳ một học thuyết nào cũng phải được kiểm nghiệm bằng thực tế cuộc sống. Nói cách khác lý thuyết không bao giờ tách rời thực tiễn, và nếu thuyết Tam Quyền Phân Lập sai thì tại sao hàng trăm quốc gia đi theo mô hình đó ? Đơn giản bởi thuyết Tam Quyền Phân Lập là khoa học và đã được kiểm chứng bằng thực tế của hàng trăm quốc gia bằng sự phú cường, văn minh và nhân ái.

Việc ông Trần Hậu Thành gọi Tam Quyền Phân Lập là "lá bài cổ súy bất ổn chính trị, xung đột quyền lực", tôi cho đó là phép ngụy biện mang tên 'đảo ngược nhân quả'. Ông ta cố tình lấy hậu quả, nghĩa là sự bất ổn chính trị và xung đột quyền lực gán cho nó là nguyên nhân, tức là ông ta đổ thừa cho Tam Quyền Phân Lập. Thực tế đã chứng minh ông Trần Hậu Thành sai bởi vì "quả" bất ổn chính trị như hiện nay tại Venezuela, Hong Kong hay Việt Nam đều do "nhân", tức là do độc đảng toàn trị nhưng được khoác chiếc áo gọi là "ổn định chính trị".

Nhà nghiên cứu độc lập, tiến sĩ Nguyễn Quang A, thì cho rằng suy cho cùng nếu gọi Tam Quyền Phân Lập là học thuyết nhập khẩu thì cũng không sai vì :

"Thứ nhất Tam Quyền Phân Lập là tư tưởng được phát triển ở phương Tây từ thế kỷ 18, 19 đến 20, nó xa lạ với Việt Nam. Từ thời các vua chúa cho đến thời cộng sản tại Việt Nam đều không có dân chủ, cho nên khía cạnh nhập khẩu thì không sai. Nhưng những tư tưởng tốt của nhân loại mà nhập khẩu vào là chuyện tốt cho dân tộc, chẳng có gì phải ngại cả. Những người cộng sản luôn tự xưng họ là học trò của ông Hồ Chí Minh, người nhập khẩu cái tư tưởng cộng sản vào Việt Nam. Chính bản thân ông Hồ là người nhập khẩu tư tưởng cộng sản vào. Đáng tiếc những học trò của ông Hồ, và có lẽ cả ông thời còn sống, đã không thực hiện những điều nhập khẩu đấy, cho nên những cái hay ho đấy bây giờ là bất ổn".

Trong phần đầu bài xã luận, ông tiến sĩ Trần Hậu Thành viện dẫn nguyên văn Khoản 3, Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi rõ "Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được hiến định nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Theo luật sư Phạm Công Út, không chấp nhận Tam Quyền Phân Lập là quan điểm trái chiều. Mặt khác, theo ông ngày nào còn tồn tại một đảng lãnh đạo thì không thể tuyên truyền "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" với những người biết suy nghĩ :

"Tôi tôn trọng các quan điểm trái chiều với mình, nhưng tôi cũng mong người khác tôn trọng quan điểm trái chiều của tôi chứ tôi không đả phá và tôi sẵn sàng phản biện. Tôi không nhắm vào cá nhân, chỉ muốn nói rằng học vị tiến sĩ mà vẫn bảo lưu cái việc thống nhất quản lý lập pháp, hành pháp về phía cơ quan nhà nước thì chuyện đó cũng không làm tôi ngạc nhiên.

Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp minh định một điều mà Quốc hội đã biểu quyết thông qua. Hiến pháp thường xuyên thay đổi chứ không mang tính ổn định vĩnh viễn. Có thế bối cảnh lịch sử ngày nay người ta chưa chấp nhận Tam Quyền Phân Lập, tức 3 cơ quan quyền lực tách bạch lẫn nhau, kiểm soát lẫn nhau và không bị phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng hiện nay Nhà nước thống nhất quản lý rồi nói là nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về tay nhân dân. Điều đó không đúng theo hiến pháp bởi vì hiện nay người bị mất đất, bị mất tài sản, bị tù oan… đã xuất hiện rất nhiều. Mất tài sản thì gắn liền với đất, trải dài 63 tỉnh thành từ Nam ra Bắc trong một diện rộng".

Nếu thực sự nhân dân làm chủ, luật sư Phạm Công Út lập luận, sẽ không có tình trạng dân phải đi đòi lại quyền của mình nhiều đến mức như hiện nay. Vị luật sư này khẳng định vấn đề Tam Quyền Phân Lập hiện vần không được Việt Nam công nhận vì một đảng lãnh đạo, chiếm vị trí 3 cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp hầu hết là đảng viên cộng sản. Theo ông nói ‘quyền lực thuộc về nhân dân trở thành một khẩu hiệu sáo mòn, người dân thực sự không làm chủ mà ông chủ chính là những người khác.

Ông tiến sĩ Trần Hậu Thành lý luận tiếp trong bài báo của mình rằng "Thực tiễn cho thấy việc phân định rõ ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là cách thức quan trọng để phát huy vai trò của nhà nước, đồng thời là cơ sở để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Ông nói chúng ta, tức nhà nước Việt Nam, đã tiếp thu mặt tiến bộ trong kỹ thuật tổ chức các thiết chế nhà nước trên thế giới, trong đó việc "phân công" và "phối hợp" giữa 3 nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để tổ chức bộ máy nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thể hiện rõ ở các bản Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013.

Cán bộ của Ban Tổ chức trung ương nói như thế để đánh giá tiếp rằng "Trong hời gian gần đây vẫn còn một số cá nhân lợi dụng việc chậm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp, tình trạng tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và việc hoạt động chưa thật sự hiệu quả của một số thiết chế trong bộ máy nhà nước... để phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước và tung hô, cường điệu hóa, lý tưởng hóa học thuyết "tam quyền phân lập", coi nó là "phương thuốc vạn năng" cho kiểm soát quyền lực nhà nước và ngăn ngừa tham nhũng. Có thể khẳng định ngay rằng, đó là luận điệu sai trái, cực đoan và cơ hội chính trị. Học thuyết "tam quyền phân lập" được áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức và một số nước phương Tây mặc dù có mang lại một số mặt tích cực, cần được nghiên cứu, tham khảo, nhưng không nên vì thế mà cường điệu hóa, lý tưởng hóa và xem nó như là chìa khóa vạn năng của "dân chủ - pháp quyền".

Ông còn nêu tư tưởng Các Mác, Ăng Ghen và nhiều luận cứ khác để chốt lại một điều rằng "Tam Quyền Phân Lập" là nguyên nhân sâu xa của bất ổn chính trị và xung đột quyền lực, hai yếu tố mà ông cho là phương hại đến quyền lực nhân dân.

Trong lúc luật sư Phạm Công Út nói đây là những biện luận lý giải cố ý áp đặt, chưa kể là nhập nhằng giữa quyền lực Nhà nước và quyền lực nhân dân, thì nhà nghiên cứu độc lập Nguyễn Quang A, từng dịch thuật nhiều tác phẩm kinh điển về dân chủ và chính trị trên thế giới, nói rằng không có gì đáng ngạc nhiên về những luận cứ như vậy :

"Không lạ khi Tạp chí Cộng sản đăng cái bài như vậy của một ông tiến sĩ nào đấy, bởi vì chủ thuyết của Đảng cộng sản Việt Nam, mà được thể hiện đúng là trong cái người ta áp đặt vào Hiến pháp năm 2013, nghĩa là đảng cộng sản ngồi xổm lên Pháp Luật, đảng cộng sản cai quản hết mọi thứ không chia sẻ cho ai bất kỳ cái gì cả.

Cho nên chuyện đả phá tư tưởng về Tam Quyền Phân Lập, về kiểm soát và đối trọng, về Luật trị tức Rule Of Law, là chuyện nhất quán từ trước đến nay của Đảng cộng sản Việt Nam. Một ông được coi như là một nhà lý luận của đảng cộng sản mà nói như vậy không có gì đáng ngạc nhiên cả. Phải rất lưu ý là từ ngữ họ dùng khác với từ ngữ mà thế giới văn minh đều dùng. Họ nói đến nhân dân là họ nói đến những người ngoan ngoãn nghe theo Đảng cộng sản Việt Nam".

Với tất cả những luận cứ nêu trên, ông tiến sĩ Trần Hậu Thành của Ban Tổ chức trung ương cho rằng về mặt lý luận thì Tam Quyền Phân Lập là một học thuyết phức tạp, đa chiều và còn có nhiều ý kiến khác nhau. Dưới mắt nhà báo, cựu tù lương tâm Nguyễn Ngọc Già, đây là cách ngụy biện nhằm phức tạp hóa vấn đề của người không am hiểu và không nhìn rõ vấn đề đó.

"Phân quyền, tập quyền và tản quyền là những khái niệm về các môn chính trị học và quản lý nhà nước. Người cộng sản Việt Nam không am tường, không chịu học những trường phái khác nhau và không chịu lắng nghe ý kiến trái ý của họ, nên họ lẫn lộn các khái niệm trên là điều dễ hiểu. Họ thấy rối rắm, nên họ gán cho "phân quyền là một tư tưởng phức tạp" để né tránh, nói cách khác đó là phép ngụy biện mang tên là phức tạp hóa vấn đề. Người cộng sản trước giờ chỉ lo tập trung quyền lực, tập trung để củng cố quyền bính mà thôi. Tôi cho rằng họ đang bị vây khốn giữa "tập quyền" và 'tản quyền" hơn là có "phân quyền" mà họ ngỡ họ đang làm đúng".

Trở lại với phân tích của ông Trần Hậu Thành, rằng trong thời gian gần đây một số cá nhân, vì muốn phủ nhận nguyên tắc tập trung quyền lực trong bộ máy nhà nước cũng như trong hoạt động của nhà nước, đã lợi dụng sự chậm trể trong việc cụ thể hóa những qui định của Hiến pháp, lợi dụng những tiêu cực trong việc phòng chống tham nhũng để từ đó mà tung hô, cường điệu hóa, lý tưởng hóa học thuyết "Tam Quyền Phân Lập", coi đó là "phương thuốc vạn năng" cho kiểm soát quyền lực nhà nước và ngăn ngừa tham nhũng.

Thực tế không phải chỉ một số cá nhân mà phải nói đại bộ phận người dân, với kiến thức trung bình và lành mạnh, cũng đã hiểu ra sự khác biệt giữa tam quyền phân lập với trung ương tập quyền, là khẳng định của tiến sĩ Nguyễn Quang A :

"Dân chủ, tam quyền phân lập có thực sư gây bất ổn hay không ? Kinh nghiệm trên thế giới từ cổ cho đến bây giờ thì Tam Quyền Phân Lập và Luật trị - mà ông Hồ cũng rất ca ngợi - những tư tưởng đấy được nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chỉ làm cho xã hội Việt Nam ổn định hơn, lành mạnh hơn và sự phát triển của đất nước tốt hơn mà thôi. Còn họ muốn sự ổn định là nhân dân ngoan ngoãn nghe lời và im thì cái đấy sẽ biến dân tộc thành nô lệ và về dài hạn sẽ dẫn đến những bất ổn định khủng khiếp".

Ở cuối bài xã luận, ông tiến sĩ Trần Hậu Thành của Ban Tổ chức trung ương sử dụng nhiều từ "nhưng" để kết luận rằng quyền lực nhà nước ở nước ta bắt nguồn từ nhân dân nhưng thống nhất và tập trung vào quốc hội nhưng được phân công cụ thể, rành mạch, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao hơn 40 năm đất nước không còn chia cắt và chính phủ Hà Nội luôn nói đang hội nhập thế giới mà Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không chấp nhận tam quyền phân lập, coi đó là mầm mống phản động, bất ổn. Sợ mất quyền thống trị là câu trả lời của luật sư Phạm Công Út :

"Từ bỏ quyền thống trị không đơn giản. Để mà quản lý và thống trị một quốc gia thì người ta sử dụng sức mạnh quyền lực để bảo vệ vị trí thống trị của mình chứ không dễ dàng chuyển giao bằng luật pháp. Ví dụ chẳng hạn cho thành lập đảng, hội một cách tự do và không nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước thì việc mất kiểm soát đó dẫn đến mất vị trí thống trị.

Việt Nam cũng chọn cho mình một bản Hiến pháp riêng, nhưng Hiến pháp của Việt Nam đã kéo dài vị trí một đảng lãnh đạo trong nhiều thập kỷ. Trong giai đoạn hiện nay người ta không thể nào chấp nhận Tam Quyền Phân Lập.

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già thì Hiến pháp của Việt Nam thiếu 3 yếu tố quan trọng, tính khoa học, tính hội nhập và tính dân chủ :

Tôi nhớ nhà tư tưởng Benjamin Barber đã nói Hiến pháp không tạo nên dân chủ, mà chính dân chủ tạo nên Hiến pháp.

Tính khoa học ở đây là Hiến pháp của người cộng sản Việt Nam không đúc kết từ thực tiễn cuộc sống. Nói cách khác, người cộng sản Việt Nam áp dụng "tư duy tư biện", nghĩa là suy luận đơn thuần trên lý thuyết sao cho có lợi cho họ, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến thực tế.

Vế tính hội nhập, thoạt nhìn có vẻ Việt Nam tiếp thu từ các Hiến pháp trước đây nhưng xem ra không có gì thay đổi, đặc biệt vấn đề Tam Quyền Phân Lập bị cho là mối nguy hại quá lớn cho sự trường tồn độc đảng.

Về tính dân chủ, Quốc hội là nơi gọi là "thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (theo luật tổ chức quốc hội), nhưng thực chất chỉ là cơ quan bù nhìn của Đảng cộng sản Việt Nam. Quốc hội chưa bầu thì dân đã biết rõ ai sẽ là chủ tịch, ai sẽ là thủ tướng…".

Chính vì thế, nhà báo Nguyễn Ngọc Già kết luận, mang Hiến pháp ra để củng cố cho quan điểm quyền lực nhà nước là quyền lực nhân dân, gọi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước chỉ là phép ngụy biện gần như bất biến của người cộng sản.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 30/08/2019

Published in Diễn đàn

"Đảng viên s b k lut bng hình thc khai tr nếu đòi thc hin th chế "tam quyn phân lp", "xã hi dân s", "đa nguyên, đa đng" ; bôi nh lãnh t, lãnh đo Đng, Nhà nước".

tamquyen1

Ông Trần Quc Vượng th 5 t trái sang.

Báo điện t Viêtnamnet ca B Thông Tin và Truyn Thông ti Hà Ni hôm Th Tư 6/12/2017 thuật ni dung li cnh cáo ti tt c đng viên đng cộng sản Việt Nam qua mt ch th t ông Trn Quc Vượng.

Theo nguồn tin va k, ông Trn Quc Vượng, y viên B Chính tr, thành viên Thường trc Ban Bí thư, Ch nhim y ban Kim tra Trung Ương đng cộng sản Việt Nam vừa thay mt B Chính tr ký ban hành quy đnh v "x lý k lut đng viên vi phm".

Quy định này mang s 102-QĐ/TW được ông Trn Quc Vượng ký t ngày 15 tháng 11 năm 2017 nhưng không thy được qung cáo rng rãi, mãi ba tun sau mi thy Vietnamnet đ cập.

Trong đó, 5 chương vi 37 điu nêu các loi ti trng và các hình thc t khin trách, cnh cáo, cách chc đến khai tr đng. Trong trường hp các vi phm "đến mc phi truy cu trách nhim hình s thì phi truy cu trách nhim hình s, không "x lý ni b".

Tại điu 7 ca quy đnh trng pht đng viên , khi b coi là vi phm nh thôi thì ch b "khiến trách" nếu "B người khác xúi gic, lôi kéo, mua chuc mà có hành vi nói, viết, lưu tr, tán phát, xut bn, cung cp thông tin, tài liu, hin vt có ni dung trái vi đường li, quan đim ca Đng, pháp lut ca Nhà nước".

Hoặc là "Ph ha, a dua theo nhng quan đim trái vi quan đim ca ch nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng H Chí Minh, đường li ca Đng, mc tiêu đc lp dân tc và ch nghĩa xã hi ; thiếu trách nhiệm trong đu tranh chng biu hin suy thoái v tư tưởng chính tr, đo đc, li sng, các biu hin "t din biến", "t chuyn hóa" trong ni b, chng din biến hòa bình".

Nhưng nếu "gây hu qu rt nghiêm trng hoc vi phm mt trong các trường hợp sau thì k lut bng hình thc khai tr :

a. Cố ý nói, viết có ni dung xuyên tc lch s, xuyên tc s tht, ph nhn vai trò lãnh đo và thành qu cách mng ca Đng và dân tc.

b. Phản bác, ph nhn ch nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng H Chí Minh, nguyên tắc tp trung dân ch, nn dân ch xã hi ch nghĩa, nhà nước pháp quyn xã hi ch nghĩa, nn kinh tế th trường đnh hướng xã hi ch nghĩa ; đòi thc hin th chế "tam quyn phân lp", "xã hi dân s", "đa nguyên, đa đng".

c. Cố ý đưa thông tin sai lệch, xuyên tc đường li, chính sách ca Đng, Nhà nước ; bôi nh lãnh t, lãnh đo Đng, Nhà nước ; truyn thng ca dân tc, ca Đng và Nhà nước.

d. Lợi dng dân ch, nhân quyn, dân tc, tôn giáo hot đng gây nguy hi đến an ninh chính tr, trt t, an toàn xã hội.

đ. Móc nối, cu kết vi các thế lc thù đch, phn đng và các phn t cơ hi, bt mãn chính tr đ truyn bá tư tưởng, quan đim đi lp ; vn đng, t chc, tp hp lc lượng đ chng phá Đng và Nhà nước.

e. Hoạt đng trong các đng phái, t chc chính tr phn đng.

g. Kích động tư tưởng bt mãn, bt đng chính kiến, chng đi trong ni b. Li dng và s dng các phương tin thông tin, truyn thông, mng xã hi đ nói xu, bôi nh, h thp uy tín, vai trò lãnh đo ca Đng.

Vào ngày ông Trần Quc Vượng ký văn bn "Quy đnh v x lý k lut đng viên vi phm' Hà Ni thì ông tng bí thư đng cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng ti hp vi các đng viên ch cht ca đng b tnh Hi Phòng. Ông nhc nh các ông cm đu tnh này phi "ngăn chn tình trng chán Đảng, khô Đoàn, nht chính tr" ti đa phương.

Đảng viên đng cộng sản Việt Nam cũng đu có đin thoi thông minh, có máy đin toán ti nhà và truy cp internet toàn cu. H có th biết được mi th thông tin "ngoài lung" t các t chc, cá nhân không trong h thng đng và nhà nước.

Sự dao đng tinh thn dn ti "chán Đng" là điu khó tránh nên Bộ chính trị cộng sản Việt Nam đã nhiu đt đưa ra các kế hoch đi phó vi các vn đ "din biến hòa bình" và ngay trong ni b đng thì "t din biến, t chuyn hóa".

Tờ Quân Đi Nhân Dân, cơ quan tuyên truyn ca B Quc Phòng cộng sản Việt Nam có hn mt chuyên mc "chống diễn biến hòa bình", hay "Phòng chng t din biến, t chuyn hóa". Không my ngày là t QĐND không có mt bài bình lun, phân tích v các ch đ va k, đng thi vi các đ nghị gii pháp đi phó.

Ngô Đồng

Nguồn : VOA, 13/12/2017

Published in Diễn đàn

Nguồn : RFA, 28/05/2017 

Published in Video
mercredi, 12 avril 2017 21:40

Khi tam quyền... ‘phân nhiệm’

Theo Luật T chc Tòa án nhân dân (Lut s 62/2014/QH13 có hiu lc thi hành t ngày 1/6/2015), Tòa án nhân dân ti cao có quyn trình Quc hi d án lut và trình y ban thường v Quc hi d án pháp lnh (Điu 20).

tam1

Việt Nam khai mc kỳ hp th nht ca Quc hi khóa mi. Hình minh ha.

Dựa vào quyn hn đó, Hi đng Thm phán Tòa án nhân dân tối cao có quyn góp ý kiến cho các d án lut và pháp lnh (Điu 22), và Chánh án Tòa án nhân dân ti cao có quyn ch đo vic son tho d án lut và pháp lnh (Điu 27).

Ngoài ra, cũng theo hai Điều 22 và 27 ca Lut T chc Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao còn có quyn trc tiếp ban hành văn bn pháp lut, và Tòa án nhân dân ti cao có quyn phi hp vi cơ quan hành pháp có liên quan đ trc tiếp ban hành văn bn pháp lut.

Như vy, Lut T chc Tòa án nhân dân công nhiên trao cho Tòa án tối cao và Chánh án Tòa án ti cao thm quyn lp pháp, song song vi thm quyn tư pháp vn có (tc quyn xét x các v án và v kin). Nói cách khác, theo lut này, tư pháp mc nhiên can d lp pháp.


Thế
nào là tam quyn phân lp ?

Chúng ta đều biết, các th chế tam quyn phân lp thc s trên thế gii, ba quyn lp pháp, hành pháp và tư pháp hoàn toàn đc lp. S đc lp đó chính là h qu ca tính phân lp gia các nhánh quyn lc nhà nước. Đây là nn tng triết lý thiết lp nên mọi th chế chính tr phương Tây k t khi loài người thoát khi chế đ quân ch đc đoán hàng trăm năm qua.

Tất nhiên vn hin hu s h tương gia các nhánh quyn lc nhà nước, nhưng ch gii hn trong phm vi sau đây :

Thứ nht, ngoài các ngh sĩ quc hi lp pháp, phía cơ quan hành pháp cũng có th đ trình d lut đ quc hi tho lun và thông qua. Thêm vào đó, trong h thng công quyn, các cơ quan hành pháp còn có quyn lp quy, tc ban hành nhng quy đnh ni b ngành đ điu phi hot đng và công việc qun lý ca mình nhm thi hành pháp lut.

Thứ hai, tòa án thông qua án l hình thành trong quá trình xét x có th tác đng đến công vic lp pháp mt cách gián tiếp. Vai trò ca án l, tc nhng bn án do tòa án các cp tuyên v mt vn đ pháp lý c th, là xây dng đường hướng có tính cht tin lệ v cách áp dng và din gii lut thành văn liên quan đến nhng vn đ phát sinh t các s kin và hành vi pháp lý xy ra trên thc tế. Các nhà lp pháp đôi khi cũng ch đng tham kho án l đ son tho và đ trình d lut liên quan đến nhng vn đ pháp lý nào đó.

Trong ba nhánh quyền lc quc gia nói trên, quan h gia lp pháp và hành pháp thường cht ch và liên thuc hơn, do bn cht chính tr tương t ca hai h thng cơ quan nhà nước này. Còn tư pháp thì luôn gi thế đc lp tuyt đi, bi bn chất và hình nh ca nó là phi chính tr.

Do đó sẽ là bình thường nếu d lut nào đy được mt b ca chính ph đ trình trước quc hi. Đi tượng và ni dung ca d lut y ít nhiu liên quan đến lĩnh vc thuc phm vi trách nhim qun lý ca b đó. S can dự ca hành pháp vào lp pháp vì thế là chuyn đương nhiên và chp nhn được.

Trong khi đó, hoạt đng ca tòa án ch gii hn trong chc năng xét x đơn thun. Sn phm ca quyn tư pháp ch có th là các bn án được tuyên trên cơ s áp dng và din gii luật thành văn có sn, ch không phi là các d lut s được ban hành đ tr thành lut thành văn cho chính nó hoc cơ quan hành pháp áp dng.

Cần lưu ý, s đc lp ca quyn tư pháp th hin hai khía cnh. Mt là, ngành hành pháp không th can thip vào công việc xét x ca tòa án. Hai là, tòa án không th t mình trình d lut, ri sau khi được thông qua, da vào đó đ xét x. Danh giá ca h thng tòa án nm tính công minh trong phán quyết ca thm phán. Thiếu s đc lp, xét hai khía cnh va đ cp, chc chn thm phán đánh mt s công minh và, do đó, danh giá ca mình.

Tóm lại, các nước theo h thng tam quyn phân lp, tư pháp không th can d lp pháp, nếu không s b xem là vi hiến và vi phm nn tng triết lý ca th chế tam quyn phân lp đích thực.


Tam quyề
n "phân nhim" Vit Nam

Đảng cm quyn trong h thng chính tr toàn tr Vit Nam luôn tuyên b không chp nhn th chế tam quyn phân lp. Tt nhiên, theo các bn hiến pháp tng hin hu trên quc gia cng sn này, nhà nước vn được t chc theo ba nhánh quyn lc, nhưng gia chúng không có s phân lp, mà ch phân nhim, tc phân chia nhim v.

Quyền lc chính tr và pháp lý ti cao theo hiến pháp và trên thc tế đu tp trung vào tay Đng Cng sn Vit Nam. Các cơ quan lp pháp, hành pháp và tư pháp được đng cm quyn trao cho tng nhim v riêng, trông có v chuyên bit, nhưng đu phc tùng mt quyn lc chung duy nht và tuyt đi. Do đó, các nguyên tc ca mt th chế tam quyn phân lp đích thc chưa bao gi áp dng cho th chế tam quyn phân nhim kiu Vit Nam.

Dưới s tp quyn đc tôn ca đng cm quyn, các cơ quan thuc nhng nhánh quyn lc khác nhau không có s đc lp dù ti thiu, và hoàn toàn có th can d vào công vic ca nhau mt cách tùy tin, min đáp ng yêu cu chính tr mà đng cm quyn giao phó. Vì vy mi có quy đnh v quyn hn ca Tòa án ti cao và Chánh án Tòa án ti cao trong Lut T chc Tòa án nhân dân như đã nêu phn đu.

Hoạt đng ca các tòa án Vit Nam luôn b can thip bi đng cm quyn và các cơ quan hành pháp, và đến lượt mình Tòa án ti cao li can d vào hot đng lp pháp mt cách hp pháp, mà không ai có th d ngh. Điu này xem ra rt đi l lùng đi vi các lut gia được đào to theo trường phái phương Tây, nhưng li hin nhiên trong sự vn hành hàng ngày ca b máy nhà nước cng sn.

Các luật gia phương Tây hn nhiên đt vn đ rng nếu cơ quan tài phán tham gia vào tiến trình d tho và ban hành lut, thì làm sao bo đm s phân quyn trong h thng quyn lc quc gia ? Ngc nhiên như thế vì h chưa hiu thu cơ chế phân nhim gia các nhánh quyn lc nhà nước dưới s lãnh đo ca đng cm quyn kiu cng sn.

Thêm vào đó, ở Vit Nam còn có mt quy tc bt thành văn khác là lut liên quan đến hot đng ca ngành nào thì ngành đó son luật, và Quc hi ch là nơi thông qua lut theo thm quyn hiến đnh mà thôi. Quc hi Vit Nam không phi là cơ quan lp pháp đúng nghĩa theo quan nim phương Tây, mà đơn thun ch là c máy thông qua lut ca đng cm quyn, trong đó các Đi biu Quc hi ch din xut theo kch bn son trước ca đng cm quyn.

Suy cho cùng, nền tng triết lý to dng nên nhà nước cng sn toàn tr, nếu có, đơn gin ch là mi quyn lc đu tp trung vào tay đng cm quyn, ri tùy theo yêu cu chính tr mi lúc và mi nơi mà các cơ quan thuc b máy nhà nước s được giao phó công vic c th theo chc năng chung được phân nhim trong hiến pháp và lut pháp. V phương din hình thc, người ta tưởng rng cách thc t chc b máy nhà nước cng sn có v ging vi các nước phương Tây, nhưng trên thc tế thì hoàn toàn khác, bi bn cht toàn tr ca nó.

Lê Công Định

Nguồn : VOA, 11/04/2017

Lê Công Định, lut sư, tng làm vic cho các cơ quan công quyn Vit Nam t 1990 – 1994. Ông thành lp văn phòng lut DC Law năm 2005, mau chóng tr thành mt trong nhng văn phòng luật hàng đu ca Vit Nam, đc bit trong lãnh vc thương mi quc tế. Ông b chính quyn Vit Nam bt năm 2009 vi cáo buc "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân". Ông được tr t do năm 2013, chu thêm 3 năm qun thúc ti gia. Ông được t chc Amnesty International chọn là Tù Nhân Lương Tâm năm 2009.

Additional Info

  • Author Lê Công Định
Published in Diễn đàn

Đầu tháng hai 2017, một số thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ ngăn chận không cho thực hiện một sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ về di dân.

tamquyen1

Cảnh sát đứng bên ngoài Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington, DC. ngày 31 Tháng 1 năm 2017. AFP photo

Luật sư Lê Công Định, hiện đang sống tại Sài Gòn, người từng nghiên cứu luật pháp tại Mỹ giải thích cơ chế thách thức nhau giữa các quyền lực nhà nước tại Mỹ, và sự cần thiết áp dụng cơ chế này tại Việt Nam.

Kiểm soát lẫn nhau, một cách độc lập

Lê Công Định : Các thẩm phán Hoa Kỳ không phải chống lại sắc lệnh của Tổng thống Trump, mà ở đây có một đơn khởi kiện chống lại các sắc lệnh của Tổng thống Trump, và đưa lên cho các thẩm phán giải quyết. Tòa án liên bang ở Seattle đã đưa ra một án lệnh là trước tiên tạm đình chỉ thi hành các án lệnh đó. Sau đó chờ một ngày xét xử chính thức để quyết định sẽ đình chỉ vĩnh viễn hay tiếp tục thi hành sắc lệnh đó.

Do đó sau khi nhận được án lệnh, Bộ tư pháp Hoa Kỳ, đại diện cho Tổng thống Trump và chính quyền của ông, đưa ra một kháng nghị yêu cầu dỡ bỏ lệnh đình chỉ đó lên Tòa thượng thẩm liên bang hạt số 9. Chánh án Tòa thượng thẩm xét thấy là cần thiết nên phải duy trì lệnh đình chỉ đó của Tòa sơ thẩm liên bang. Chúng ta thấy rằng việc đình chỉ này chỉ là tạm thời và chờ một phiên xử chính thức.

Với tư cách một người nghiên cứu pháp luật tại Mỹ trước đây, tôi nhận thấy đây là một ví dụ rất hay chứng minh rằng ở Hoa Kỳ cũng như các quốc gia dân chủ phương Tây khác, các quyền trong ba quyền luôn luôn có sự kiểm soát lẫn nhau, và họ hoàn toàn độc lập, không phải cứ sắc lệnh của ngành hành pháp, của Tổng thống là tối cao, mà các sắc lệnh đó hoàn toàn có thể bị thách thức giá trị của nó trước tòa án, và các cơ quan xét xử thuộc ngành tư pháp hoàn toàn có thẩm quyền ngăn chận bất kỳ một sắc lệnh nào nếu thấy đó là điều vi phạm Hiến pháp.

Kính Hòa : Việc tách ra ba quyền lực của các thể chế dân chủ phương Tây mà ông đề cập, cũng đã từng được nhiều người đề cập đến ở Việt Nam, thậm chí một số trí thức trong thời gian gần đây đã đề nghị thẳng điều đó đến đảng cộng sản Việt Nam. Sự khả thi của cơ chế đó tại Việt Nam, trong tình hình hiện nay theo ông là như thế nào ?

Lê Công Định : Chúng ta thấy tại Hoa Kỳ cũng như các quốc gia dân chủ phương Tây khác, ba quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, hoàn toàn phân lập với nhau. Phân lập ở đây chúng ta hiểu là hoàn toàn động lập, có sự kiểm soát lẫn nhau, không có quyền nào lệ thuộc vào quyền nào cả.

Trong khi đó ở Việt Nam, thể chế tam quyền phân lập hoàn toàn không hiện hữu, mặc dù người dân và giới trí thức trong nhiều năm nay thường xuyên đòi hỏi thể chế tam quyền phân lập.

Chỉ có thể chế tam quyền phân lập mới đáp ứng đúng cái nghĩa nhà nước pháp trị mà ở Việt Nam đảng cộng sản và nhà nước hay nói là nhà nước pháp quyền. Họ một mặt nói là họ muốn xây dựng thể chế nhà nước pháp quyền, nhưng trên thực tế họ lại bác bỏ thể chế tam quyền phân lập.

Nói như vậy không có nghĩa là ở Việt Nam không có ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Chúng ta thấy là cơ cấu nhà nước Việt Nam vẫn có ba quyền này, tuy nhiên nó không phân lập mà phân nhiệm, phân nhiệm tức là sự phân chia nhiệm vụ. Quốc hội là lập pháp ban hành các điều luật, hành pháp thực thi các điều luật, còn tư pháp là hệ thống tòa án xét xử.

Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta thừa biết rằng là ba nhiệm vụ đó, của ba cơ quan khác nhau đó hoàn toàn chịu sự lãnh đạo thống nhất của đảng cộng sản Việt Nam. Về mặt tuyên truyền thì đảng cộng sản Việt Nam luôn nói rằng quyền lực tập trung về tay nhân dân, đảng cộng sản chỉ là một lực lượng lãnh đạo đại diện cho nhân dân mà thôi.

Trên thực tế đảng cộng sản nắm toàn bộ ba quyền, và chỉ có sự phân nhiệm giữa các ngành với nhau do các đảng viên của đảng cộng sản được cử ra đảm nhiệm những chức vụ trong ba ngành đó mà thôi.

Tam quyền phân lập, quyền lực tập trung

Kính Hòa : Nếu ông đặt ông ở vị trí của người cầm quyền thuộc đảng cộng sản hiện nay, có lý do nào không thuyết phục được họ rằng mô hình tam quyền phân lập này sẽ không đem lại điều gì tốt cho đất nước ?

US-POLITICS-IMMIGRATION JUSTICE

Thẩm phán liên bang Hoa Kỳ James Robart tạm thời ngăn chặn sắc lệnh của ông Trump hôm 3/2/2017. AFP photo

Lê Công Định : Thật ra họ cũng thấy tam quyền phân lập là có lợi cho đất nước, nhưng trên tất cả họ thấy tam quyền phân lập không có lợi cho chính họ, không có lợi cho cái quyền lực đang cai trị đất nước, thống trị xã hội này của đảng cộng sản. Cho nên họ chỉ làm những gì có lợi cho họ, tập trung quyền lực trong tay của đảng cộng sản mà thôi.

Kính Hòa : Có những người bảo vệ ý tưởng dân chủ tập trung do đảng cộng sản đưa ra nói rằng đất nước Việt Nam nhỏ không thể chịu được những tranh cãi nhau như chúng ta thấy trong những ngày vừa qua ở Hoa Kỳ, hay những cuộc tranh cãi khác ở những quốc gia dân chủ khác, giữa những ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp với nhau. Ông thấy nỗi sợ đó có hợp lẽ không ?

Lê Công Định : Nói Việt Nam là một quốc gia nhỏ là không chính xác, Việt Nam không hề là một quốc gia nhỏ. Ở Châu Âu có những quốc gia có diện tích và dân số nhỏ hơn Việt Nam, hoàn toàn theo mô hình tam quyền phân lập hoàn toàn tốt, và đưa đất nước của họ phát triển rất là văn minh, khiến người dân cảm thấy người ta có can dự vào các hoạt động chính trị.

Ở Việt Nam, người ta đưa ra những lý do như là đất nước nhỏ cần có sự quản lý tập trung, hoặc là dân trí người Việt Nam chưa đủ cao để hưởng những quyền tự do dân chủ rộng mở như các nước phân Tây. Thậm chí họ còn đưa ra lý do là sẽ có bạo loạn nếu mở rộng quyền tự do dân chủ, chấp nhận thể chế tam quyền phân lập.

Tất cả những cái đó đều là cái cớ, mặc dù trên thực tế có ai đã thực hiện thể chế tam quyền phân lập ở Việt Nam đâu mà biết rằng nó sẽ đưa đến hậu quả nào. Điều duy nhất là họ đưa ra những cớ đó như những mối đe dọa để họ tiếp tục tập quyền vào tay đảng cộng sản.

Dân chủ tập trung là một khái niệm, một lý thuyết được phát triển bởi Lenin, từ Lenin chúng ta mới có những thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa mà chúng ta thấy ỏ Liên Xô, ở Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam. Tất cả đều nhằm mục đích tập trung quyền lực. Cái từ dân chủ trong cụm từ dân chủ tập trung đó hoàn toàn là thứ yếu, tập trung mới là chính yếu.

Kính Hòa : Là người nghiên cứu luật pháp đã đưa nhiều ý kiến phản biện, thậm chí những ý kiến đó đã đưa đến hậu quả không tốt cho bản thân ông, vậy ông có lời nhắn gửi gì đến những người đang cầm quyền hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam hay không ? Trong tình hình hiện nay của đất nước và của cả thế giới nữa ?

Lê Công Định : Trong nhiều chục năm nay tôi vẫn chủ trương là Việt Nam phải đi đến thể chế tam quyền phân lập. Càng ngày tôi càng đặt vấn đề này nhiều hơn, và hậu quả là nhà nước thấy những góp ý của tôi nghịch tai họ nên họ nên có một sự việc là họ bắt giam tôi một thời gian.

Điều đó không thể ngăn cản tôi tiếp tục đòi hỏi Việt Nam phải theo thể chế tam quyền phân lập, bởi vì kinh nghiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới này, phát triển và đang phát triển, thể chế tam quyền phân lập tạo một cơ sở xã hội tốt, mà trên cơ sở xã hội đó, nền kinh tế mới phát triển tốt được.

Do đó chúng tôi luôn luôn đòi hỏi chính phủ Việt Nam hãy tiếp tục thực hiện mọi cải cách chính trị để nhằm đưa đến một thể chế tam quyền phân lập. Tất nhiên tôi hiểu rằng điều đó rất là khó trong một thời gian ngắn. Làm sao thuyết phục họ rằng điều đó có lợi cho dân chúng, và do đó có lợi cho chính họ.

Rất là khó bởi vì nó làm mất món lợi trước mặt khi họ có quyền trong tay, vẫn lớn hơn tất cả. Dầu vậy tôi và những người đồng chí hướng với tôi vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh này, bởi vì đây là một điều tốt đẹp nhất cho đất nước Việt Nam.

Kính Hòa : Xin cám ơn ông.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA tiếng Việt, 07/02/2017

Additional Info

  • Author Lê Công Định
Published in Diễn đàn

Sau sự kiện một số thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) ly khai thì họ đưa ra một số cáo buộc rằng lãnh đạo của Tập Hợp là độc tài, tổ chức thì không có dân chủ và không có tam quyền phân lập, nhất nguyên… Họ so sánh Tập Hợp với một nhà nước và cho rằng cách vận hành của một tổ chức cũng phải dân chủ như một quốc gia.

Một số người Việt cũng có suy nghĩ như vậy. Sự thực là như thế nào ?

tochuc1

Mô hình Hoa Kỳ, nhà nước tam quyền phân lập

Khác biệt lớn nhất giữa một quốc gia và một tổ chức là gì ?

Trước hết phải luôn xác quyết một điều rằng "quốc gia là cứu cánh còn tổ chức chỉ là phương tiện".

Quốc gia là một tập thể bắt buộc của nhiều người, nhiều cộng đồng, cùng phải chung sống với nhau và có nhiều khuynh hướng đối lập. Việt Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc khác nhau với nhiều tôn giáo khác nhau và nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau như dân chủ, cộng sản, cộng hòa… Dù muốn hay không thì tất cả chúng ta đều phải chung sống trong cùng một quốc gia, một lãnh thổ.

Trên bình diện quốc gia thì không thể có sự "nhất nguyên" mà phải là "đa nguyên". Trong một quốc gia dân chủ thì mọi cái "nhất nguyên" đều có quyền bình đẳng với những cái "nhất nguyên" khác. (Nhất nguyên ở đây được hiểu là một hệ tư tưởng chính trị, đường lối và cương lĩnh của một tổ chức chính trị). Cái nhất nguyên nào tiến bộ nhất, được người dân ủng hộ nhiều nhất thì sẽ được người dân lựa chọn, thông qua một cuộc bầu cử minh bạch để trở thành đảng cầm quyền. Đảng Cộng sản Việt Nam không có chính danh và bị lên án không phải vì cái nhất nguyên (chủ nghĩa cộng sản) của họ mà vì họ dùng bạo lực để áp đặt sự nhất nguyên của họ lên toàn thể quốc gia thay vì thuyết phục để được người dân lựa chọn.

Cũng chính vì lo lắng đảng cầm quyền lạm dụng quyền lực hợp pháp được người dân trao cho họ trong nhiệm kỳ của mình (trong đó có cả quyền sử dụng bạo lực là công an, cảnh sát, quân đội…) nên các chế độ dân chủ phải có tam quyền phân lập, tự do báo chí, đối lập…để kiểm soát và giám sát chính quyền.

Trong khi đó một tổ chức thì hoàn toàn khác. Tổ chức là tập thể của một nhóm người tự nguyện kết hợp lại với nhau nhằm theo đuổi một mục đích chung trên cùng một lập trường chung.

Như vậy mỗi một tổ chức sẽ là một cái "nhất nguyên" trong một xã hội "đa nguyên". Sự đa nguyên trong một tổ chức chính trị đó là tự do bàn thảo, trao đổi ý kiến để cùng đóng góp cho một Dự Án Chính Trị, đó cũng chính là cương lĩnh, đường lối của tổ chức. Dự án Chính trị đó, sau khi được soạn thảo và biểu quyết thì mọi thành viên của tổ chức bắt buộc phải tuân theo.

Trong một tổ chức chính trị phải có sự thống nhất về tư tưởng và phương pháp đấu tranh. Không thể có chuyện các thành viên phát biểu khác nhau và khác với lập trường của tổ chức.

tochuc2

Sơ đồ tổ chức của một đơn vị chính trị hay xã hội

Trong một quốc gia dân chủ thì có nhiều đảng phái chính trị khác nhau (đa nguyên) nhưng trong một tổ chức thì chỉ có một "Ban lãnh đạo" duy nhất (nhất nguyên) chứ không thể có các "đảng con" trong đảng.

Các tổ chức chính trị hay xã hội dân sự chỉ là các bộ phận (thành tố) của một quốc gia nên chúng không thể giống và vận hành như một nhà nước. Nhiều tổ chức không thể có dân chủ, ví dụ trong một nhà máy, xí nghiệp, một đơn vị quân đội hay một tổ chức xã hội dân sự… Nếu trong một nhà máy mà giám đốc ra lệnh nhưng nhân viên không tuân thủ thì sẽ ra sao ? Một người lính từ chối nhiệm vụ nguy hiểm mà cấp trên giao phó thì thế nào ? Một tổ chức xã hội dân sự cũng không thể lúc nào cũng công khai tài chính được vì có nhiều người ủng hộ nhưng lại không muốn công khai danh tính…

Mỗi một tổ chức chính trị đều có "Qui ước sinh hoạt" riêng và không nhất thiết phải giống với các tổ chức khác. Qui ước sinh hoạt đó có "dân chủ" hay không là công việc nội bộ của mỗi tổ chức. Ví dụ qui ước sinh hoạt của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không có qui định nào giới hạn nhiệm kỳ của người lãnh đạo nên ông Nguyễn Gia Kiểng có làm lãnh đạo bao nhiêu nhiệm kỳ thì vẫn "hợp pháp" miễn là 2/3 thành viên Ban lãnh đạo và đa số các thành viên ủng hộ là được . Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel (Đức) cũng vậy nên bà Merkel mới có thể làm thủ tướng Đức thêm một nhiệm kỳ nữa là 4.

Giả sử sau này, khi Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên được người dân Việt Nam chọn lựa làm đảng cầm quyền và nếu Hiến pháp Việt Nam qui định một người không thể làm lãnh đạo quốc gia quá hai nhiệm kỳ thì chỉ khi đó ông Nguyễn Gia Kiểng và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mới bắt buộc phải tuân thủ.

Khi chưa trở thành đảng cầm quyền thì các chính đảng đối lập đều không phải chịu bất cứ trách nhiệm hay chế tài nào nếu không vi phạm pháp luật.

Ban lãnh đạo của một đảng đối lập được đại hội toàn thể thành viên (quốc hội) bầu ra nên vừa là "hành pháp" vừa là "tư pháp". Ban lãnh đạo có toàn quyền khai trừ các thành viên theo qui ước sinh hoạt của tổ chức. Chẳng có tổ chức nào lại có "tòa án" riêng của mình cả. Chỉ có tòa án trên bình diện quốc gia chứ không có tòa án trong các tổ chức. Mọi chuyện liên quan đến qui trình và hoạt động của các tổ chức như kết nạp, khai trừ các thành viên hay phương thức hoạt động… đều là công việc nội bộ của các tổ chức. Họ chỉ chịu trách nhiệm trước tòa án nếu vi phạm pháp luật chung của quốc gia.

Điểm chung cơ bản nhất giữa một tổ chức và quốc gia đó là muốn cho nguyên tắc đa nguyên (tôn trọng sự khác biệt) thành công trong việc mang lại lợi ích chung, mọi thành viên trong tổ chức (hay trong cộng đồng) đều phải đồng thuận về một hệ giá trị chung, và trong hệ giá trị đó, sự tôn trọng, bao dung và nhân nhượng lẫn nhau là quan trọng nhất. Khái niệm này đã và đang được dùng như là nền móng của dân chủ. Mọi sự khác biệt cần trao đổi và phát biểu với tinh thần ôn hòa và tương kính. Một tổ chức hay nhà nước, dù bao dung và dân chủ đến đâu cũng không thể chấp nhận sự mạ lỵ, xúc phạm và tấn công cá nhân, kể cả bằng bạo lực ngôn ngữ.

Việt Hoàng

(20/12/2016)

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm