Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 27 janvier 2020 22:07

Cái đầu không phải của… ta !

Diễn biến dch viêm phi do nCoV (virus Corona) càng lúc càng phc tp và đáng ngi. Không ch dân chúng mà mt s cơ quan truyn thông thuc h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam như Người Lao Đng (1), Lao Đng (2),… cũng bt đu đ cp đến vic tạm đóng ca biên gii đi vi công dân Trung Quc.

caidau1

Nếu viêm phi do virus Corona bùng phát thành dch, Vit Nam có đ nhân viên y tế, cơ s y tế cũng như các thiết b y tế đ ngăn chn lây lan và điu tr cho bnh nhân ?

Khi càng ngày càng nhiều người nhiu nơi khác nhau ti Trung Quc (khong 30 tnh, thành ph) b viêm phi do virus Corona, khi càng ngày càng nhiu quc gia (khong 12) phát giác x h cũng có người chng may b viêm phi vì virus Corona vì tng đến Trung Quc hoc qua li vi nhng người đến t Trung Quc, khi thi gian bnh có th ti 14 ngày và trong khong thi gian y, có th không tìm thy bt kỳ du hiu nào trên người b lây nhim virus Corona để cách ly, phòng nga lây lan,… kh năng chng viêm phi bi virus Corona Vit Nam bùng phát thành dch là nguy cơ hin hin trước mt, đe da sc khe, tính mng nhiu triu người Vit.

Nếu viêm phi do virus Corona bùng phát thành dch, Vit Nam có đ nhân viên y tế, cơ s y tế cũng như các thiết b y tế đ ngăn chn lây lan và điu tr cho bnh nhân ? Chi phí s là bao nhiêu ? Trong trường hp các quc gia thc hin nhng bin pháp giám sát nghiêm ngặt, thm chí đóng ca biên gii vi Vit Nam, hn chế xut cnh đến Vit Nam, hn chế nhp cnh và nhp cng hàng hóa, dch v t Vit Nam thì thit hi s là bao nhiêu ? Ngun li t vic m rng ca đón tiếp c công dân ln hàng hóa, dch v t Trung Quc có tương xng vi tng chi phí đ đi phó khi viêm phi do virus Corona tr thành dch và nhng thit hi vì Vit Nam cũng là mt dch như Trung Quc ?

Cho đến gi, ngoài hi hp, cam kết "liên tc cp nht, chia s thông tin din biến tình hình dịch bnh trên thế gii và trong nước đ cung cp cho các cơ quan thông tin đi chúng" (3), chưa có viên chc hu trách nào gii thích ti sao không đóng ca biên gii vi Trung Quc và xác đnh ai s chu trách nhim nếu Vit Nam tr thành dch !

***

Không phải t nhiên mà Bc Hàn (quc gia vn hết sc cht vt do b cm vn nên du khách Trung Quc là mt trong nhng ngun li chính ca nn kinh tế đang hết sc èo ut), quyết đnh đóng ca biên gii, ngưng tiếp đón du khách Trung Quc t 22/1 (4). Tuy cũng tiếp giáp Trung Quc, cũng ph thuc Trung Quc v nhiu mt, cũng hi vng vào ngun li t du khách Trung Quc nhưng Vit Nam chn hướng ngược li. Ch trong mười ngày t 15 tháng Giêng đến 25 tháng Giêng, vn có ti 400.000 công dân Trung Quốc ra vào Việt Nam bng đường hàng không (5), trong đó có 218 du khách đến t Vũ Hán – thành ph đang b Trung Quc cô lp vì là tâm ca dch (6).

Đáng nói là khi một s cơ s thương mi – dch v như khách sn Danang Riverside công b quyết đnh ngưng tiếp nhn du khách Trung Quc t 24/1 (7), các viên chc hu trách ti Đà Nng đã điu đng c Cảnh sát cơ động đến gây sc ép, buc phi tháo g thông báo, thay đi quyết đnh.

Qua Facebook, Thanh Pham – chủ Danang Riverside Hotel – nêu thc mc : Vic loan báo đồng thời t chi tiếp nhn du khách Trung Quc đ bo v nhân viên và nhng khách hàng khác có gì là sai ? Nếu tiếp nhn du khách Trung Quc và chng may có nhân viên hay khách hàng nào đó nhim virus Corona, ai s chu trách nhim c v tình trng sc khe, tính mạng ca nhng người b lây nhim, ln thit hi ln hơn v hiu qu kinh doanh vì khách sn Danang Riverside b cô lp do là đim có dch ? Ti sao t nguyn gánh chu thit hi vì hy hp đng tiếp nhn mt đoàn du khách Trung Quc đ phòng nga những hậu qu nghiêm trng hơn li b xem là không th chp nhn (8) ?

Không có ai trả li Thanh Pham. Thay vì nêu quan đim ca mình, các viên chc hu trách vin dn WHO (T chc Y tế Thế gii) "chưa khuyến ngh hn chế đi li hay giao thương" và "Nht chưa buộc du khách Trung Quc đin t khai sc khe khi h ti Nht"... Biên gii trên đt lin ca Nht có tiếp giáp vi Trung Quc ? Liu đi ngũ nhân viên y tế, h thng cơ s y tế, kh năng phòng nga - ng phó dch bnh ca Vit Nam tương xng vi Nht ? WHO và Nhật có th thay h thng công quyn Vit Nam gánh chu toàn b trách nhim và thit hi khi viêm phi do virus Corona bùng phát thành dch ti Vit Nam ? Đu và tâm ca nhng viên chc hu trách Vit Nam là ca WHO hay ca Nht ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 27/01/2020

Chú thích :

(1) https://nld.com.vn/noi-thang/noi-thang-nen-san-sang-dong-cua-bien-gioi-voi-trung-quoc-20200124084446344.htm

(2) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tinh-tao-de-quyet-dinh-dong-cua-bien-gioi-tam-thoi-phong-dich-corona-780562.ldo

(3) https://baoquocte.vn/cap-nhat-tinh-hinh-dich-benh-do-virus-corona-tai-viet-nam-bo-y-te-hop-khan-ngay-mung-2-tet/108393.html

(4) https://news.zing.vn/trieu-tien-dong-cua-bien-gioi-cam-khach-du-lich-vi-virus-la-vu-han-post1038665.html

(5) https://tuoitre.vn/chua-co-nguoi-viet-nao-mac-viem-phoi-cap-20200126174040801.htm

(6) https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/218-du-khach-tu-vu-han-den-da-nang-gio-ra-sao-81977.html

(7) https://www.facebook.com/Danangriverside.vn/posts/1085234245147477

(8) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=806269543175800&set=a.303774423425317&type=3&theater

Published in Diễn đàn

Phòng chống virus Corona cần minh bạch, đồng bộ từ chính quyền

Diễm Thi, RFA, 27/01/2020

Hành xử ‘lạ’ của cơ quan chức năng Việt Nam ?

Hôm 27/1/2020, trên mạng xã hội lan truyền một biên bản làm việc của đoàn công tác công an thành phố Đà Nẵng, trong đó có cả cán bộ phòng quản lý xuất nhập cảnh, cán bộ phòng An ninh đối ngoại, yêu cầu Khách sạn Đà Nẵng Riverside phải lấy lý do khách sạn hết phòng để không nhận khách Trung Quốc chứ không nên để thông báo không tiếp nhận khách Trung Quốc. Lý do được nêu ra là làm thế gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh du lịch, tình hình đối ngoại của thành phố. Tuy nhiên, đại diện phía khách sạn từ chối gỡ bảng thông báo.

phongchong1

Một nhân viên y tế Indonesia theo dõi màn hình với thiết bị đo thân nhiệt từ xa tại sân bay Husein Sastranegara ở Bandung vào ngày 27/1/2020. AFP

Anh Huy, tiếp tân Khách sạn Đà Nẵng Riverside nói với RFA tối 27/1 :

"Nếu chị có coi thông tin trên mạng xã hội, trên facebook hoặc các trang báo điện tử thì sẽ thấy khách sạn này có chủ trương không nhận khách Trung Quốc. Cho đến giờ này khách sạn vẫn dán những thông báo bằng nhiều thứ tiếng khác nhau về việc này.

Ban Giám đốc chủ trương cho ban lễ tân không nhận khách và hủy phòng những đoàn khách Trung Quốc.

Việc nhận khách hay không thuộc về quyền của Ban Giám đốc khách sạn và điều này hợp lệ. Giờ này em chưa nhận thông tin Đà Nẵng không cho khách Trung Quốc nhập vào mà chỉ có thông tin khách sạn này không nhận khách Trung Quốc".

Thạc sĩ Đinh Gia Hưng từ Đà Nẵng nhận định rằng, vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ là kiểm dịch, là an toàn sức khỏe cộng đồng chứ vấn đề không phải là an ninh du lịch hay an ninh đối ngoại. Đây là vấn đề toàn cầu. Ông nhấn mạnh :

"Chính phủ nhiều nước đã truyên bố đóng cửa biên giới, hủy bỏ các tour du lịch và các chuyến bay đến từ Trung Quốc vì họ đánh giá được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh trong tình hình hiện nay".

Ông Đinh Kim Phúc, Nhà nghiên cứu Biển Đông nói về việc này với tư cách người dân rằng, chính quyền "dạy" cho dân phải nói dóc. Ông cho rằng phía Nhà nước không có động thái nào đủ mạnh để dân an tâm, tin tưởng nên họ phải tự bảo vệ mình như vậy dù hành động bảo vệ đó chưa chắc đúng với quy trình phòng ngừa, ngăn chặn sự lây lan, nhiễm bệnh cúm Vũ Hán. Ông phân tích :

"Việc này cho thấy rằng về phía nhà nước thông tin rất trễ, dè dặt trong thời đại thông tin mạng toàn cầu. Không thể giấu người dân như vậy mà phải cho dân biết sự thật, biết mức độ nguy hiểm như thế nào và chuẩn bị đối phó ra sao ?

Thông tin từ Vũ Hán thì như vậy nhưng máy bay từ Trung Quốc cứ đáp xuống Việt Nam liên tục thì người ta đâu có tin vào những tuyên bố cũng như những lời trấn an từ chính phủ !"

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam hôm 26/1 cho biết mỗi ngày có 260 chuyến bay đến Việt Nam từ Trung Quốc, trong đó Vietjet có 50 chuyến, với khoảng 200.000 hành khách vào Việt Nam.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Khánh Hòa, từ ngày 23 đến 26/1, tỉnh này đón gần 30.000 lượt khách đến từ Trung Quốc. Còn theo báo cáo nhanh của sở du lịch Quảng Ninh, từ ngày 24 đến hết ngày 26/1/2020 đã có khoảng 6.700 khách Trung Quốc đến tham quan các tuyến điểm du lịch tại Quảng Ninh. Khách du lịch đến chủ yếu bằng đường bộ, đường hàng không và đường biển.

Riêng tại Đà Nẵng, báo cáo mới nhất vào chiều 27/1 đưa ra con số gần 12.000 người Trung Quốc đang đi du lịch và làm việc tại thành phố này. Tại các cửa khẩu và cơ sở y tế trên địa bàn Đà Nẵng đã ghi nhận 41 trường hợp có biểu hiện sốt. Thành phố đã cách ly, lấy mẫu xét nghiệm cho 15 bệnh nhân.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh chiều tối ngày 26/1 tại Bộ Y tế. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh : "Chưa có người Việt nào mắc bệnh viêm phổi do virus corona, xử lý nghiêm đối tượng tung tin thất thiệt".

Báo cáo tại cuộc họp, ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng cho hay, tính đến ngày 26/1, tại Trung Quốc đã có 30 tỉnh có người mắc virus corona với con số trên 2.000 người, trong đó có 56 ca tử vong, 15 cán bộ y tế nhiễm bệnh.

Dịch lây lan nhanh !

phongchong2

Du khách mang khẩu trang bảo vệ nhiễm Coronavirus tại phi trường quốc tế Los Angeles International Airport, California, hôm 22/1/2020. AFP

Dịch viêm phổi cấp do một loại coronavirus mới, WHO ký hiệu là 2019-nCoV bắt đầu vào giữa tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán ở miền Trung Trung Quốc. Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31/12 năm 2019 và ca tử vong đầu tiên được báo cáo là một người đàn ông ở Vũ Hán, chết ngày 9/1/2020.

Đến ngày 27/1, con số chính thức được công bố toàn cầu có 2.886 ca nhiễm bệnh, trong đó có 2.825 người ở Trung Quốc ; con số tử vong là 81 người, con số hồi phục là 59 người.

Dịch bệnh hiện đã lan ra nhiều nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Nepal, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan, Macau, Hong Kong. Cho đến lúc này, Việt Nam vẫn chỉ ghi nhận 2 ca bệnh (hai cha con đến từ Vũ Hán, Trung Quốc) dương tính với chủng mới của virus corona, đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện đã có hai quốc gia láng giềng của Trung Quốc tuyên bố đóng cửa biên giới với nước này, đó là Mông Cổ và Bắc Hàn.

Minh bạch thông tin

Tại Việt Nam vào ngày 27/1, truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai có văn bản yêu cầu các hiệp hội du lịch và công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh này tạm ngừng xuất, nhập cảnh du khách tại cửa khẩu Lào Cai đến các vùng của Trung Quốc có nguy cơ lây nhiễm virus Corona mới.

Trong chiều cùng ngày, lãnh đạo Sở Du lịch Khánh Hòa cho hay, do Văn phòng Bộ Văn hóa và du lịch Trung Quốc thông báo sẽ tạm ngưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch virus Corona không lan rộng nên từ ngày 28/1, phần lớn các doanh nghiệp đón và phục vụ khách Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ tạm ngưng hoạt động.

Thạc sĩ Đinh Gia Hưng cho rằng, về mặt truyền thông thì chính phủ hoặc chính quyền địa phương phải tuyên bố rõ mọi chuyện cho người dân biết để bảo vệ quốc gia. Nếu chính quyền không minh bạch, rõ ràng thì người dân sẽ có những hành động tự phát để bảo vệ mình. Đó là tâm lý bình thường. Ông lập luận :

"Thông tin có 218 du khách từ Vũ Hán bay đến Đà Nẵng được tuyên bố trên báo chí là chuyến bay trước khi có lệnh cấm. Tôi nghĩ chính quyền làm việc chậm trễ. Vì vậy người dân họ không thấy yên tâm. Họ thấy người Trung Quốc vẫn qua và người dân phải thận trọng.

Bản thân người dân cũng không biết việc kiểm dịch, việc khám các hành khách làm thủ tục ở sân bay như thế nào. Người dân không tin cậy nên lo lắng và hành xử như vậy. Đó là tâm lý bình thường".

Ông nói thêm rằng, nếu người dân được biết là chính quyền cấm, kiểm soát nghiêm ngặt như thế nào ở cửa khẩu thì mức độ tin cậy sẽ tăng và người dân sẽ hợp tác với chính quyền dựa trên sự tin cậy và sự minh bạch của chính quyền. Chính phủ phải hành động đồng bộ, khẩn cấp đúng với lòng dân và phép nước.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 27/01/2020

********************

Phòng chống virus Corona : Tuyên truyền mị dân và hữu nghị yếu hèn là tự sát

Gió Bấc, RFA, 27/01/2020

Đến nay dịch viêm phổi cấp virus corona ở Trung Quốc đã bùng phát đến mức được đánh giá là nghiêm trọng. Thế nhưng Việt Nam có 7 tỉnh biên giới với Trung Quốc, lượng du khách và kiều dân Trung Quốc rất đông, trong đó có 2 người xác định là mắc bệnh các biện pháp phòng chống dịch còn quá lỏng lẻo, hình thức, thụ động và cả nể một cách yếu hèn trong việc kiểm soát ngăn chặn làn sóng người Trung Quốc.

phongchong3

Việt Nam đang triển khai các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế tối đa sự lây lan, xâm nhập của nCoV

Hữu nghị đón đưa người Vũ Hán

Sự kiện tắc trách không thể chấp nhận được là ngày 22/1/2020, khi chính phủ Trung Quốc đã công bố quyết định đóng cửa Thành phố Vũ Hán thì Đà Nẵng thản nhiên tiếp nhận 218 du khách Vũ Hán và đoàn khách này tiếp tục tư do đi vào Nha Trang. Đến ngày 27/1 vẫn còn một số trong những người này vẫn còn đang ở tại Việt Nam. Sai sót này đã hàm chứa nhiều nguy cơ rủi ro về sự lan nhiễm corona khó có thể kiểm soát được.

Trưa ngày 27/1 có thông tin chính thức tối 27/1 sẽ có một chuyến bay đặc biệt đưa những vị khách cuối cùng trong đoàn 218 du khách từ "tâm dịch" Vũ Hán đến Đà Nẵng trong ngày 22/1 về nước. Máy bay đưa toàn bộ du khách đến Vũ Hán, sau đó phun thuốc chống dịch rồi quay về Việt Nam (1). Trong điều kiện Thành phố Vũ Hán bị đóng cửa và được đánh giá là bất lực trong phòng chống dịch thì việc cho máy bay Việt Nam đáp thẳng vào Vũ Hán là hành vi dũng cảm đầy tình hữu nghị với nước bạn nhưng tiềm ẩn thêm nhiều nguy cơ với người Việt Nam

Kiểm tra thân nhiệt chỉ là hình thức

Những biện pháp kiểm soát dịch của Việt Nam đã và đang áp dụng chỉ đơn giản là kiểm tra thân nhiệt của du khách ở các sân bay, cửa khẩu. Nhưng giải pháp này chừng như chỉ mang tính hình thức, đối phó vì với những người dã nhiểm virus corona mà chưa phát bệnh và thậm chí một số trường hợp đã phát bệnh nhưng thân nhiệt vẫn bình thường. Một nghiên cứu của tổ chức y tế HongKong phát hiện rằng người mang virus Vũ Hán có thể không có triệu chứng (2).

phongchong4

"Cháy" khẩu trang chống virus corona.

Trường hợp người đàn ông từ Vũ Hán vào Đà Nẵng, Cam Ranh rồi xuống đến tận Long An thăm con, cả hai cha con cùng phát bệnh cho thấy rõ điều này.

Ngay với hai trường hợp đã xác định là đã mắc bệnh này các cơ quan chức năng không trực tiếp điều tra dịch tể học hai bệnh nhân trong các mồi quan hệ, tiếp xúc trước đó để thực hiện cách ly những người có nguy cơ lây nhiểm. Không công bố hình ảnh hai bệnh nhân để người từng tiếp xúc có thể nhận dạng tự mình có ý thức cách ly bảo vệ người thân và tránh lây lan cho cộng đồng mà chỉ công bố, khuyến cáo chung chung những người cùng di trên chuyến tàu toa tàu với ngươi bệnh. 

Dư luận đòi cấm, chính quyền làm lơ

Trước nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp lỏng lẻo của cơ quan chức năng, dư luận Việt Nam không chỉ trên mạng xã hội mà ngay báo chí chinh thông đã sớm đặt vấn đề đòi hỏi phải có biện pháp triệt để hơn. "Với Việt Nam, có 7 tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc, với hàng trăm cửa khẩu giao thương. Dịch bệnh viêm phổi cấp đang diễn ra phức tạp trong thời điểm cả hai quốc gia Việt - Trung đều đang nghỉ Tết, nên việc đi lại của người dân, đặc biệt du khách Trung Quốc du lịch Việt Nam rất nhiều. Nên chăng, cơ quan chức năng cân nhắc việc đóng cửa tạm thời biên giới giữa hai nước để phòng dịch ?" (2).

Tuy nhiên, câu trả lời của cơ quan chức năng là im lặng. Ngược lại trên báo chí truyền thông lề phải tràn ngập những thông tin lạc quan mang tính trấn an dư luận : "Bé gái người Trung Quốc nhập viện Nhi Đồng 2, âm tính với virus corona", "12 người điều trị cách ly tại Đà Nẵng không có dấu hiệu viêm phổi", "chưa có người Việt nào bị nhiểm Corona"…. tạo ra một bức tranh màu hổng tươi đẹp trong khi thực chất là đã phát hiện có ít nhất hai người phát bệnh tại Việt Nam được phát hiện quản lý rất chậm nguy cơ phát tán, gây dịch là rất cao.

Tệ hại hơn nữa, trên mạng xã hội, lực lượng dư luận viên một lần nữa lại tham gia vào tội ác ru ngủ làm lệch lạc nhận thức người dân đưa thông tin bình luận theo quan điểm tuyên giáo để phản bác các thông tin cảnh báo của người có hiểu biết và quan tâm có trách nhiệm với việc phòng chống dịch.

Dân chủ động ngăn, chính quyền lại tháo

Đặc biệt là chiều mùng 2 Tết, ông Phạm Thanh – chủ khách sạn Đà Nẵng trên đường Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà) đã dán bảng thông báo không nhận khách Trung Quốc lưu trú bằng tiếng Việt, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh với nội dung : "Khách sạn chúng tôi xin phép không đón tiếp quý khách đến từ Trung Quốc trong thời gian này vì lý do đất nước bạn đang có dịch bệnh corona đang lây lan, truyền bệnh. Khi nào chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách, chúng tôi sẽ thông báo. Chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này".

Khách sạn này đã hoàn tiền và từ chối hợp đồng nhận khách của một đoàn Trung Quốc đặt phòng từ vài tháng trước. Nhiều khách Trung Quốc đến đặt phòng cũng bị từ chối.

Việc này nhằm đảm bảo cho nhân viên và khách hàng khác lưu trú tại khách sạn được an toàn, khách sạn chấp nhận bị thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên tối 24/1, có người đến tự xưng là Sở Du lịch cùng 5, 6 công an yêu cầu nhân viên lễ tân khách sạn gỡ thông báo,

Theo ông Thanh, hiện nay khách sạn vẫn tiếp tục đặt lại bảng thông báo. Đồng thời giữ nguyên quyết định không nhận khách đến từ Trung Quốc trong giai đoạn này, để đảm bảo an toàn.

Giám đốc Sở Du lịch Trương Thị Hồng Hạnh xác nhận, đơn vị có đến làm việc với khách sạn và đề nghị cất bảng thông báo vào trong. Bà Hạnh chống chế cho rằng : "Việc phòng dịch bệnh là điều tốt nhưng không nên vì vậy mà làm những việc ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm đến trong mắt du khách. Nhiều người sẽ nghĩ lúc cần thì chúng ta mời gọi họ, còn lúc không cần thì từ chối.

Sẽ có nhiều cách để từ chối khách ví dụ như thông báo hết phòng… chứ không nên công khai thế sẽ ảnh hưởng đến điểm đến, có hành vi không đẹp. Sở chỉ muốn trao đổi và tìm cách làm tốt nhất cho các bên chứ không hề có động thái bắt buộc…", bà Hạnh thông tin (4).

Tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm phòng chống dịch của ông Thanh không chạy theo lợi nhuận lẽ ra phải được biểu dương nhân rộng trong cộng đồng lại bị áp chế bởi chính quyền.

Cách nghĩ và ứng xử của giám đốc Sở Du Lịch Đà Nẵng quả là điển hình của tinh thần khiếp nhược hèn với giặc, ác với dân.

Chính phủ bàn theo thông tin bưng bít của Trung Quốc

Thực trạng Việt Nam có 7 tỉnh biên giới chung với Trung Quốc có nhiều cửa khẩu chính ngạch và tiểu ngạch hàng ngày có hàng vạn người Trung Quốc và Việt Nam qua lai với nhau việc kiểm soát dịch bệnh ở tuyến này như thế nào không thấy thông tin. Ngoài ra hàng trăm doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư rải rác khắp toàn lãnh thổ Việt Nam, vào dịp tết sẽ có rất nhiều lao động Trung Quốc vê quê ăn tết quay lai Việt Nam. Hiện nay, dịch đã bùng phát khắp trung quốc nhưng giải pháp với các lao động này như thế nào cũng chưa được các cơ quan chức năng công bố.

Hữu nghị giúp đỡ đón đưa người Trung Quốc vùng dịch bệnh đi du lịch khắp thành phố lơn Việt Nam. Ơ hờ trước tính mạng, sức khỏe người dân, chính quyền còn ra mặt đàn áp đe dọa những người đưa thông thin báo động về dịch bệnh trên mạng internet.

Ở cấp độ cao hơn là chính phủ, tinh thần, biện pháp phòng chống dịch cũng rất ơ hờ, thụ động và thiếu trách nhiệm

Chiều mùng 2 Tết (26/1), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp khẩn Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi để tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ Y tế cập nhật, Trung Quốc hiện đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), 56 trường hợp đã tử vong. Dịch bệnh này đã lây lan ra 12 quốc gia. Tỷ lệ tử vong do mắc nCoV từ 3-4%

Tại cuộc họp, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, với diễn biến của dịch nCoV hiện chưa có cơ sở để đưa ra khuyến nghị các quốc gia đóng cửa biên giới cũng như chưa đến mức hạn chế đi lại, giao thương quốc tế.

WHO cho biết, bước đầu ghi nhận, mỗi bệnh nhân mắc nCoV có thể lây bệnh cho 2 người, tỷ lệ tử vong từ 3-4% và tỷ lệ bệnh nhân nặng là 20%. Khoảng cách có thể lây nhiễm virus tiếp xúc gần với bệnh nhân là dưới 1 mét.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, dù diễn biến của dịch nCoV đang rất phức tạp nhưng đến thời điểm này có thể nói nước ta vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh lây lan ra cộng đồng là khá cao và việc chủ động ứng phó ở mức cao nhất. Bộ Y tế đề nghị Tổng cục Du lịch khuyến cáo hạn chế tối đa việc tổ chức tour du lịch đến Trung Quốc vào thời điểm này.

Giải pháp chung chung, mở ngỏ cho dân Trung Quốc tràn vô

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh : "Không vì bất kỳ một lý do nào kể cả về kinh tế mà để ảnh hưởng đến công tác chống dịch". Đồng thời, yêu cầu các bộ ngành chức năng và các địa phương trên cả nước cần vào cuộc tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Thông tin trên cho thấy nội dung cuộc họp có rất nhiều bất cập. Nó dựa trên nền của thông tin bưng bít do chính quyền Trung Quốc công bố, mức độ nghiêm trọng về quy mô dịch, mức độ thiệt hại thấp hơn nhiều lần so với thực tế. Ngay báo chí lề phải dù đã bị cấm cản rất nhiều vận lọt ra những thông tin nguy cấp về dịch bệnh ở Trung Quốc. Một nữ y tá ở Vũ Hán tố giác rằng số ca nhiễm virus corona ở Trung Quốc là gần 90.000, gấp nhiều lần so với gần 2.100 ca mà giới chức nước này thông báo (6).

Cứ cho rằng tỉ lệ tử vong của corona là 3% đến 4% như WHO công bố nhưng với tốc độ lây lan nhanh chỉ trong thời gian ngắn Vũ Hán đã có đến 90.000 người bệnh thì hiện nay tại Vũ Hán phải có đến trên 4.000 người chết. Con số này đang tiếp tục tăng thêm thì con số tử vong cuối cùng sẽ là bao nhiêu ? Mức độ tác hại của bệnh dịch sẽ như thế nào ?

Xem nhẹ bối cảnh dịch bệnh tại Trung Quốc, không thừa nhận tình trạng dịch bùng phát trên cả nước, Bộ Chính Trị Trung Quốc đã đánh giá dịch bệnh là nghiêm trọng, cuộc họp của chính phủ Việt Nam cũng không hề lưu tâm đến tình hình phức tạp việc qua lại biên giới của người Trung Quốc trước các chính sách mở cửa biên rơi Việt Nam. Chỉ riêng tình Quảng Ninh đã có 6.700 du khách Trung Quốc đã đến du xuân 3 ngày Tết (7). khắp 7 tỉnh biên giới số lượng du khách là bao nhiêu, được quản lý kiểm soát dịch ra sao ? Có nên tiếp tục mở cửa đón nhận người Trung Quốc tràn sang Việt Nam trú bệnh hay không đã không được đề cập đến.

Phải cấm xuất nhập cảnh Việt Nam-Trung Quốc

Ngày 27/1, ông Tô Bá Hiếu, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thông tin, do dịch viêm phổi cấp đang lan truyền, nên ngành du lịch Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, vừa phát đi thông báo gửi đến các công ty du lịch Việt Nam, đề nghị tạm ngừng xuất nhập cảnh khách du lịch tại cửa khẩu Hà Khẩu - tỉnh Vân Nam (8). Nhưng còn các tỉnh khác thì sao ? Chính phủ Việt Nam hoàn toàn thúc thủ.

Số lượng lao động, doanh nhân Trung Quốc quay lại Việt Nam là bao nhiêu ? Sẽ ứng xử với các đối tượng này ra sao khi thực tế họ là những ngươi từ vùng dịch ?

Rõ là ở đây, chủ quyền quốc gia và tính mạng, sức khỏe của người dân đã hoàn toàn bị buông lơi. Việc chống dịch chỉ có những lời nói trống rỗng mà không có biện pháp, cụ thể, hay những quyết sách chiến lược.

Để bảo đàm phòng chống dịch lây lan từ Trung Quốc sang Việt Nam như đã từng xảy ra với những lần trước đây như cúm lợn, Sars, người dân yêu cầu chính quyền phải thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp là ngừng tiếp nhận công dân Trung Quốc sang Việt Nam dù là du lich, lao động, nghiên cứu học tập đồng thời nghiêm cấm người Việt sang Trung Quốc.

Bộ Y tế, cần có cổng thông tin điện tử thông tin cập nhật diễn biến dịch, các biện pháp phòng ngửa đối phó với dịch, thông tin phải được cập nhật trong từng giờ. Các cơ quan truyền thông cũng cần có chuyên mục thông tin về dịch với các nội dung tương tự.

Trong điều kiện hệ thống y tế quá yếu kém luôn quá tãi hiện nay, cần thiết phải có sự chuẩn bị chiến lược về thiết bị, dược liệu, cơ sở điều trị dự phòng khi có dịch.

Điều cần thiết nhất là cán bộ, từ cấp cơ sở đến vĩ mô cần có trách nhiệm với sinh mạng người dân hãy tháo gỡ sự đớn hèn phụ thuôc 16 chữ vàng trong ứng xử phòng chống dịch. Virus corona không phải là đảng viên ngoan ngoãn tuân theo các nghị quyết hoặc lời tuyên truyền ma mị.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 27/01/2020 (Gió Bấc's blog)

1. https://tuoitre.vn/toi-nay-27/1-chuyen-bay-cuoi-dac-biet-dua-khach-vu-han-ve-vu-han-20200127122648866.htm

2. https://plo.vn/quoc-te/nguoi-mang-virus-vu-han-co-the-khong-co-trieu-chu...

3. https://nld.com.vn/noi-thang/noi-thang-nen-san-sang-dong-cua-bien-gioi-v...

4. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/virus-corona-so-dich-benh-khach-san-da-...

5. https://www.baogiaothong.vn/viet-nam-59-nguoi-nghi-nhiem-virus-ncov-viem...

6. https://laodong.vn/the-gioi/nu-y-ta-to-giac-con-so-choang-vang-so-ca-mac...

7. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/virus-corona-6-700-du-khach-trung-quoc-...

8. https://dantri.com.vn/xa-hoi/tam-dung-xuat-nhap-canh-khach-du-lich-qua-cua-khau-ha-khau-trung-quoc-20200126091809039.htm

Published in Diễn đàn

Việt Nam ‘cách ly’ 35 trường hợp ‘nghi nhiễm’ virus Corona (VOA, 27/01/2020)

Bộ Y tế hôm 26/1 thông báo rằng vẫn còn "35 trường hợp" ở Việt Nam bị nghi nhiễm virus Corona (nCoV), vốn đã làm ít nhất 56 người tử vong ở Trung Quốc và hơn 2 nghìn người nhiễm trên toàn thế giới.

phathien01

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân ở Vũ Hán.

"Cả nước còn 35 trường hợp thuộc diện nghi nhiễm nCoV, đang tiếp tục được cách ly, theo dõi và tiến hành xét nghiệm", cơ quan quản lý y tế của Việt Nam cho biết trong một thông cáo.

Liên quan tới cha con người Trung Quốc mà Việt Nam tuần trước xác nhận là hai ca đầu tiên nhiễm virus Corona ở Việt Nam, Bộ Y tế cho biết rằng "người con đang tốt dần và có thể xuất viện", trong khi người cha "đang được theo dõi, điều trị chặt chẽ".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được dẫn lời nói trong cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng chống virus Corona rằng "nhất định không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng ở Việt Nam".

"Nhiều ý kiến tại cuộc họp thống nhất nhận định tình hình dịch ở Việt Nam trong tầm kiểm soát, không có những biến chuyển xấu đi như Trung Quốc", thông cáo của Bộ Y tế Việt Nam nói.

Trong khi đó, theo Bộ Giao thông, tại các cảng hàng không của Việt Nam, hành khách xuất, nhập cảnh "đã được kiểm tra thân nhiệt", và Việt Nam đã "tạm ngừng khai thác các chuyến bay đến và đi từ thành phố Vũ Hán".

"Các hãng đã tiến hành các biện pháp y tế, theo dõi sức khỏe hành khách, nhân viên, phát khẩu trang cho hành khách, tổ bay, khử trùng tàu bay… theo tiêu chuẩn y tế quốc tế để đảm bảo an toàn cho công tác vận chuyển hành khách", thông cáo của Bộ Giao thông viết.

Bộ này cũng cho biết thêm rằng trong 2 ngày 24 - 25/1, hãng hàng không Vietjet đã chuyên chở khách du lịch đến từ Vũ Hán "không có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ" quay trở lại Trung Quốc sau khi "được sự cho phép của các cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc".

"Toàn bộ công tác y tế, khử trùng tàu bay được đảm bảo tuyệt đối bởi cơ quan y tế, kiểm dịch", Bộ Giao thông cho biết.

*****************

Hơn 200 chuyến bay mỗi ngày từ Trung Quốc đến Việt Nam (RFA, 26/01/2020)

Vào khi nỗi lo dịch bệnh viêm phổi cấp đang lan rộng từ Trung Quốc ra các nước khác, đại diện Cục Hàng không Việt Nam hôm 26/1 cho biết mỗi ngày có 260 chuyến bay đến Việt Nam từ Trung Quốc, trong đó Vietjet có 50 chuyến, với khoảng 200.000 hành khách vào Việt Nam.

phathien2

Hình minh hoạ. Máy bay của hãng hàng không Vietjet Air - Reuters

Hôm 25/1, tức mùng 1 Tết, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chuyến bay của hãng Vietjet từ Vũ Hán về Việt Nam. Nhiều người lo ngại hãng hàng không của Việt Nam đang mang mầm bệnh từ nơi khởi nguồn dịch bệnh vào Việt Nam trong khi Vũ Hán đã bị phong toả toàn bộ.

Báo trong nước hôm 26/1 trích lời đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong các ngày 24, 25, 26 và dự kiến 27 tháng 1, hãng hàng không Vietjet Air đã và sẽ thực hiện 4 chuyến bay chở khách Trung Quốc quay về Vũ Hán. Trong số này, hai chuyến bay từ Đà nẵng và hai chuyến từ Cam Ranh. Các chuyến bay từ Vũ Hán về Việt Nam không chở hành khách nào.

Vietjet Air cho biết toàn bộ công tác y tế, khử trùng máy bay được đảm bảo tuyệt đối bởi cơ quan y tế, kiểm dịch.

Chuyến bay cuối cùng chở 218 người từ Vũ Hán đến Đà Nẵng hôm 22/1 vừa qua, trước khi Vũ Hán bị phong tỏa.

VnExpress trích lời người đại diện công ty tour du lịch cho biết đã có 52 người được đưa về Trung Quốc. Tất cả số khách còn lại sẽ được đưa về Trung Quốc chậm nhất là ngày 27/1 tới.

Dịch viêm phổi cấp do Coronavirus gây ra xuất phát từ thành phố Vũ Hán giờ đã lan ra khắp 30 tỉnh, thành phố của Trung Quốc với hơn 2000 ca bệnh và 56 người tử vong theo con số được công bố chính thức tính đến chiều ngày 26/1. Nhiều nước trên thế giới cũng đã phát hiện các ca nhiễm bệnh. Việt Nam hiện đã phát hiện 59 trường hợp nghi nhiễm nhưng mới có 2 trường hợp xét nghiệm dương tính là khách Trung Quốc.

****************

Dù có lệnh cấm, những chuyến bay từ Vũ Hán vẫn hạ cánh tại Việt Nam (Người Việt, 26/01/2020)

Sáng 26/01/2020, tức Mùng Hai Tết Canh Tý, nhiều Facebooker chia sẻ hình chụp cho thấy màn hình tại phi trường Cam Ranh hiển thị chuyến bay VJ5379 của Hãng hàng không VietJet Air từ Vũ Hán đáp vào lúc 2 giờ 35 phút sáng cùng ngày.

phathien3

Phi trường quốc tế Đà Nẵng, nơi vừa cách ly một trường hợp du khách Trung Quốc nhập cảnh và bị phát hiện sốt 38.5 độ. (Hình : Trường Trung/Tuổi Trẻ)

Tin này khiến công luận giận dữ vì trước đó, Cục Hàng Không Việt Nam đã loan báo hủy các chuyến bay từ hôm 23/1 giữa các điểm tại Việt Nam và thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong bối cảnh virus Corona đang có diễn biến phức tạp.

Văn bản của Cục Hàng Không Việt Nam cũng yêu cầu các hãng hàng không "thực hiện nghiêm quy định của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế về việc áp dụng tờ khai y tế đối với tất cả hành khách và tổ bay trên các chuyến bay từ Trung Quốc đến Việt Nam".

Theo báo Người Lao Động, Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh thông báo từ ngày 24/1, các chuyến bay đi và đến từ Vũ Hán "tạm ngừng khai thác để ngăn ngừa virus Corona lây lan" và "chuyến bay sẽ chỉ được mở lại khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát".

phathien4

Chuyến bay từ Vũ Hán của VietJet Air hạ cánh tại phi trường Cam Ranh vào lúc 2 giờ 35 phút sáng 26/1. (Hình : Facebook Nhật Ký Yêu Nước)

Tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh hôm 26/1 dẫn lời ông Đinh Việt Thắng, cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam, trấn an chuyến bay nêu trên của hãng VietJet Air phát xuất từ Vũ Hán là "không có hành khách, chỉ có phi hành đoàn" và "phi hành đoàn bảo đảm sức khỏe". Tuy nhiên, lời giải thích nêu trên càng khiến công luận càng thêm hoang mang và khó hiểu, vì ông Thắng không nói rõ phi cơ của VietJet Air đã đến Vũ Hán trước hay sau khi có lệnh cấm bay rồi mới bay rỗng về Cam Ranh.

Việc nhà chức trách Việt Nam chỉ loan báo cấm các chuyến bay đi và đến từ Vũ Hán được hiểu là các đường bay khác từ Trung Quốc đến Việt Nam vẫn hoạt động bình thường.

Điều khiến công luận lo lắng là các chuyến bay từ Trung Quốc vẫn tiếp tục đưa hàng trăm du khách đến Việt Nam trong lúc lượng người đến từ Vũ Hán vẫn chưa được gửi trả về nước.

Tờ Tuổi Trẻ cho biết, đến nay, trong số 218 hành khách từ Vũ Hán đến Đà Nẵng và bị mắc kẹt ở đó do lệnh cấm bay, mới chỉ có 52 người được đưa về nước. (N.H.K)

*****************

Thêm người Trung Quốc nghi nhiễm Coronavirus phát hiện ở Việt Nam (RFA, 26/01/2020)

Trong hai ngày Tết, giới chức y tế Việt Nam đã phát hiện thêm những trường hợp khách Trung Quốc có các triệu chứng giống người nhiễm Coronavirus và đang được theo dõi.

phathien5

Hình minh hoạ. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi một người ở khu cách ly bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM hôm 23/1/2020 - Reuters

Tại cuộc họp khẩn tại Bộ Y tế về tình hình dịch viêm phổi cấp do Coronavirus gây ra vào chiều muộn ngày 26/1, tức mùng 2 Tết, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hiện Việt Nam có 59 ca nghi ngờ mắc Coronavirus, trong đó có 2 ca đã xác định dương tính là người Trung Quốc đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Các ca còn lại đang điều trị tại các bệnh viện ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hiện chưa phát hiện ca nhiễm nào là người Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng hôm 26/1 cho báo chí trong nước biết bệnh viện đã tiếp nhận 12 người có dấu hiệu sốt cao và đang bị cách ly chờ kết quả xét nghiệm. Trong số này có 7 bệnh nhân người Trung Quốc, 3 người Việt, 1 người Czech. Không có người nào đến từ Vũ Hán, nơi phát sinh dịch bệnh.

Cũng trong ngày mùng 2 Tết, bác sĩ Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà cho báo chí trong nước biết hiện bệnh viện đang tiếp nhận, cách ly 8 bệnh nhân có dấu hiệu sốt để theo dõi, lấy mẫu tửi Viện Pasteur Nha Trang để tiến hành xét nghiệm Coronavirus.

Trong số các bệnh nhân tại Khánh Hoà có 4 người là du khách Trung Quốc, 4 người Việt Nam.

Tại Thanh Hóa, giới chức y tế tỉnh này cho biết một bệnh nhân người Việt trở về từ Vũ Hán đang được điều trị cách ly chờ xét nghiệm có bị nhiễm Coronavirus hay không.

Tính đến sáng ngày 26/1, Trung Quốc đã có 30 tỉnh, thành phố có người mắc Coronavirus. Số người nhiễm virus được công bố chính thức là hơn 2.000 người, số tử vong là 56 người.

*****************

Khách sạn ở Đà Nẵng bị công an ‘làm khó’ vì từ chối khách Trung Quốc (Người Việt, 26/01/2020)

Hôm 26/1, Facebooker Thanh Pham, được biết đến là chủ khách sạn Danang Riverside ở Đà Nẵng, đưa cáo buộc trên trang cá nhân rằng đêm 24/1, tức 30 tháng Chạp, giới chức Sở Du lịch và 5, 6 công an đến đòi gỡ thông báo "không đón khách từ Trung Quốc".

phathien6

Khách sạn Danang Riverside. (Hình : Facebook Thanh Pham)

Do hành động của công an diễn ra trong lúc vị tổng giám đốc khách sạn đi vắng nên nhân viên không chấp hành chỉ thị.

"Tôi kinh doanh đúng pháp luật, tôi cảm thấy tình hình bệnh dịch lây lan từ ổ bệnh, từ nước Trung Quốc đang hoành hành, nên tôi không nhận khách, đó là việc của tôi. Dù hiện tại mùa Tết khách sạn đang dư phòng và vắng khách, chúng tôi chấp nhận lỗ để bảo đảm an toàn cho nhân viên và khách hàng các nước khác đang lưu trú…", ông Thanh Phạm chia sẻ.

"Nếu lỡ có người khách Trung Quốc nào đến check-in khách sạn Riverside mà không may lây nhiễm bệnh cho nhân viên hay khách khác lưu trú tại khách sạn thì ai là người chịu trách nhiệm ? Lúc đó có phong tỏa vùng dịch bệnh là khách sạn Riverside chúng tôi chịu hay là nhà chức trách hay là hai cô gì đó và mấy anh công an ?", theo Facebook Thanh Pham.

Post của vị tổng giám đốc khách sạn sau đó bổ túc thêm rằng người đòi gỡ thông báo "không nhận khách Trung Quốc" là bà Trương Thị Hồng Hạnh, giám đốc Sở Du Lịch Đà Nẵng. Được biết, bà Hạnh mới được bổ nhiệm vào ghế này từ hồi Tháng Chín, 2019.

Post của Facebooker nêu trên nhận được hơn 2.000 lượt like và 600 lượt share bày tỏ sự ủng hộ hành động từ chối tiếp nhận du khách Trung Quốc để ngăn virus Corona, trong lúc Đà Nẵng được ghi nhận là một trong những điểm thu hút nhiều khách Trung Quốc nhất Việt Nam.

phathien7

Thông báo từ chối du khách Trung Quốc của khách sạn Danang Riverside. (Hình : Facebook Thanh Pham)

Báo Tuổi Trẻ hôm 26/1 đưa tin : "Hiện khách sạn này vẫn từ chối nhận khách đến từ Trung Quốc kể cả những đoàn khách đã đặt phòng trước 1-2 tháng, đồng thời chia sẻ câu chuyện trên mạng xã hội gây nhiều luồng thông tin gây tranh cãi. Trong đó có ý kiến cho rằng việc người Trung Quốc bỏ tiền đi du lịch, đặt khách sạn trước 1-2 tháng, đến Việt Nam vẫn trong điều kiện sức khỏe bình thường nhưng khách sạn từ chối phục vụ là hành vi ‘kỳ thị không đáng.’ Có người cho rằng việc khách sạn chủ động thông báo không phục vụ những vị khách đến từ vùng có nguy cơ cao trong thời điểm này là hành động ‘tự bảo vệ mình’".

Việc một số khách sạn, cửa hàng ở Việt Nam tuyên bố từ chối du khách Trung Quốc đã có tiền lệ, nhưng trước đây là để phản đối sổ thông hành in hình "đường lưỡi bò", hoặc trong những thời điểm Bắc Kinh khi đưa giàn khoan, tàu hải cảnh vào Biển Đông, bãi Tư Chính. Tuy phản ứng của các khách sạn, cửa hàng thường nhận được sự tán tưởng của cộng đồng mạng, nhưng các báo nhà nước tránh đề cập việc này.

Theo báo Tuổi Trẻ, vào đêm 25/1, tức Mùng Một Tết, một du khách Trung Quốc đáp xuống phi trường quốc tế Đà Nẵng, bị máy quét thân nhiệt phát hiện sốt 38.5 độ và lập tức bị cách ly. Tờ báo không cho biết chi tiết về chuyến bay là của hãng hàng không nào và phát xuất từ đâu.

Đây là trường hợp mới nhất trong cả chục người đang bị cách ly tại Đà Nẵng. Tờ Tuổi Trẻ hôm 26/1 tường thuật, Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh Viện Đà Nẵng, hiện cách ly tổng cộng bảy du khách Trung Quốc, bốn người Việt và một người mang quốc tịch Cộng hòa Séc.

Báo này cũng cho hay, từ ngày 30 tháng Chạp đến mùng Năm Tết có 93 chuyến bay từ các tỉnh, thành của Trung Quốc, ngoài Vũ Hán, đến Đà Nẵng. Sở Du lịch Đà Nẵng yêu cầu các khách sạn "nếu phát hiện khách có dấu hiệu mắc bệnh [nhiễm virus Corona] thì khẩn cấp báo cáo". (N.H.K)

*******************

Lo ngại virus Corona khi 1.000 người Trung Quốc đến Kiên Giang mỗi ngày (Người Việt, 26/01/2020)

Mỗi ngày có hơn 1.000 du khách Trung Quốc đến Kiên Giang bằng đường hàng không, theo báo Zing. Lượng khách này được cho là tập trung tại Phú Quốc.

phathien8

Đo thân nhiệt du khách Trung Quốc tại Cửa Khẩu Móng Cái. (Hình : Lã Nghĩa Hiếu/Thanh Niên)

Cùng thời điểm, báo VnExpress cho hay một đoàn 218 khách du lịch từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã nhập cảnh Đà Nẵng ngày 22/1, dự trù về nước ngày 27/1 tức Mùng Ba Tết Canh Tý. Do Vũ Hán hiện đã đóng cửa đường bay và Cục Hàng Không Việt Nam ra lệnh cấm bay đến những thành phố Trung Quốc đang bị phong tỏa, một phi cơ được sắp xếp đưa những du khách này về Vũ Hán, sau đó bay về lại Đà Nẵng mà không nhận khách chiều ngược lại.

Còn theo báo Thanh Niên, khoảng 2 vạn khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái vào những ngày cận Tết.

Các con số nêu trên khiến công luận quan ngại trong bối cảnh Việt Nam xác nhận đã có hai ca đầu tiên mắc viêm phổi cấp do virus Corona, là hai cha con người Vũ Hán, Trung Quốc. Hai người này đang được chữa trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đóng cửa biên giới với Trung Quốc như một biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn dịch Corona theo lời kêu gọi của cộng đồng mạng.

Tờ Người Lao Động hôm 24/1 viết : "Việt Nam có bảy tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc, với hàng trăm cửa khẩu giao thương. Dịch bệnh viêm phổi cấp đang diễn ra phức tạp trong thời điểm cả hai quốc gia Việt-Trung đều đang nghỉ Tết, nên việc đi lại của người dân, đặc biệt du khách Trung Quốc du lịch Việt Nam rất nhiều. Nên chăng, cơ quan chức năng cân nhắc việc đóng cửa tạm thời biên giới giữa hai nước để phòng dịch ?".

phathien9

Hầu hết du khách Trung Quốc đi đường bộ qua Việt Nam và nhập cảnh tại Cửa Khẩu Móng Cái. (Hình : Lã Nghĩa Hiếu/Thanh Niên)

Để trấn an người dân các địa phương, báo VnExpress dẫn lời một giới chức y tế nói Đà Nẵng "đã thiết lập quy trình phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm A tại phi trường, cảng biển với đội ngũ kiểm dịch viên làm việc 24/7, hệ thống máy đo kiểm tra thân nhiệt du khách khi nhập cảnh".

Vị quan chức này nói rằng khi phát hiện hành khách có dấu hiệu sức khỏe bất thường thì "sẽ kích hoạt quy trình tiếp nhận, cách ly, điều trị theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) về phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm A".

Tuy nhiên, tờ báo thừa nhận việc phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do virus Corona ở Đà Nẵng còn nhiều khó khăn, do các bác sĩ Việt Nam bất đồng ngôn ngữ với bệnh nhân Trung Quốc, Bộ Y tế Việt Nam mới chỉ cung cấp bộ test xét nghiệm loại virus Corona mới cho Viện Pasteur Nha Trang khiến việc lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm gặp trở ngại.

Còn theo báo Zing, Quảng Ninh đã lắp đặt 14 máy quét thân nhiệt tại các cửa khẩu, nhất là tại cửa khẩu Móng Cái và "bố trí ca trực gồm ba, bốn nhân viên tại các cửa nhập cảnh".

Được biết du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Cửa Khẩu Móng Cái mỗi ngày theo các dạng : du lịch theo tour, du lịch tự túc và đi chơi bằng xe tự lái. Tuy vậy, ngoài cửa khẩu chính thức, Quảng Ninh còn có các "đường mòn, lối mở" kết nối với Trung Quốc, và theo báo Thanh Niên, việc kiểm soát virus Corona được giới chức địa phương tiến hành theo cách "mỗi ngày hai lần đi kiểm tra". (N.H.K)

********************

Ít nhất 5 tỉnh, thành phố tại Việt Nam có người nhiễm virus Corona (Người Việt, 26/01/2020)

Tin tức từ trong nước cho thấy ít nhất năm tỉnh, thành phố tại Việt Nam có bệnh nhân phải chăm sóc cách ly với dấu hiệu hoặc nghi vấn mắc bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra.

phathien10

Hai bệnh nhân vào bệnh viện Chợ Rẫy hôm 23/1, 2020, và được cách ly ở khu vực đặc biệt. (Hình : Bach Duong/AFP via Getty Images)

Báo chí tại Việt Nam cho hay năm địa phương gồm Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang và Sài Gòn có bệnh nhân người Trung Quốc tới Việt Nam du lịch và cả một số người Việt từ Trung Quốc trở về cũng có những dấu hiệu bị viêm phổi do virus Corona gây ra, cần phải điều trị trong khu cách ly hầu giảm thiểu lây nhiễm.

Tin trên làm người dân trong nước thêm lo lắng khi có tin nói một người phụ nữ Trung Quốc 66 tuổi, gốc người tỉnh Quảng Tây, chết tại Đà Nẵng chỉ sau hai ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Viên chức y tế địa phương trấn an rằng bà ta nhiều phần chết do bị "nhồi máu cơ tim" nhưng "đây chưa phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến cái chết".

Ngoài phụ nữ vừa kể, còn hai người Trung Quốc sốt cao, trong số hơn 200 người Trung Quốc khác "cũng được cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng cho cách ly đặc biệt để theo dõi".

Theo bản tin của VNExpress hôm Chủ Nhật, bệnh viện Đà Nẵng đang cách ly 12 người tại Khoa Y Học Nhiệt Đới do sốt, chờ kết quả xét nghiệm viêm phổi Vũ Hán. Trong số 10 người đang cách ly, có sáu người Trung Quốc, một người Cộng Hòa Séc và ba người Việt Nam. Chiều cùng ngày thêm hai người nữa bị cách ly gồm một người Trung Quốc, một người Việt Nam.

Tại Thanh Hóa, cơ quan y tế địa phương "đang thực hiện biện pháp cách ly, theo dõi một nữ bệnh nhân nghi bị nhiễm virus Corona".

Báo Thanh Niên cho hay : "Khoảng 1 giờ 45 phút trưa ngày 24/1, Bệnh Viện Đa Khoa huyện Yên Định (Thanh Hóa) tiếp nhận nữ bệnh nhân NTT (25 tuổi, ngụ tại huyện Yên Định) có biểu hiện sốt, đau ngực và ho. Khi các bác sĩ tìm hiểu thì được biết bệnh nhân T. mới trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc) bảy ngày trước khi nhập viện. Do vậy, trong chiều 24/1, bệnh nhân T. đã được chuyển xuống bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hóa và được thực hiện các biện pháp cách ly. Các cơ quan chuyên môn tỉnh Thanh Hóa đã gấp rút lấy mẫu và gửi đi phân tích, xét nghiệm để xác định bệnh nhân T. có bị nhiễm vi rút corona từ Vũ Hán (Trung Quốc) hay không".

phathien11

Việt Nam cho lập trạm Kiểm dịch Y tế tại phi trường Nội Bài hôm 21/1. (Hình : Hoang An/AFP via Getty Images)

Tại tỉnh Khánh Hòa, theo tin báo Tuổi Trẻ, hai bệnh nhi 7 tuổi và 10 tuổi người Trung Quốc theo gia đình đi du lịch đến Nha Trang đã "bị sốt, có yếu tố dịch tễ nghi ngờ liên quan đến dịch bệnh viêm phổi do virus Corona" nên được cách ly điều trị. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy âm tính nên đã cho xuất viện.

Tuy nhiên, "Tính đến tối Mùng Một Tết Canh Tý (25/1), vẫn còn ba bệnh nhân, đều là người Việt Nam, đều đang được cách ly, điều trị, tiếp tục theo dõi, chờ kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang về virus Corona".

Trong đó, có hai nữ bệnh nhân, gồm một nữ tiếp viên hàng không và nữ nhân viên dịch vụ tại phi trường quốc tế Cam Ranh, nhập viện từ sáng 23/1 đến nay, đang cách ly, điều trị và chờ kết quả "tiếp tục kiểm tra kỹ" của Viện Pasteur Nha Trang về virus Corona.

Trước đó, hai người Trung Quốc xét nghiệm thấy dương tính với virus Corona được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, khi du lịch tới Việt Nam.

Bộ Y tế Việt Nam đã mở cuộc họp khẩn để đối phó với dịch bệnh do virus Corona gây ra đang lây lan nhanh chóng tại Trung Quốc buộc phải phong tỏa đến 30 thành phố với hàng chục triệu người bị ảnh hưởng. Dù vậy, Việt Nam vẫn chưa thấy có lệnh cấm bay hoàn toàn đến Trung Quốc hoặc ngược lại.

Theo tờ Người Lao Động thuật lời ông Đỗ Xuân Tuyên, thứ trưởng Bộ Y tế, tính đến nay, "tại Việt Nam có 59 ca nghi ngờ mắc virus Corona, trong đó có hai ca xác định dương tính với virus Corona (đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy). Với 57 ca còn lại sốt, có điều tra dịch tễ nghi ngờ mắc virus Corona (đến từ Vũ Hán, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc với người Vũ Hán) đang điều trị tại các bệnh viện ở ba miền Bắc, Trung, Nam".

Nhà cầm quyền Việt Nam xưa nay vẫn bị dư luận đả kích cách đối phó với các dịch bệnh nguy hiểm chết người rất chậm chạp và che đậy sự thật. (TN)

Published in Việt Nam
Trang 6 đến 6