Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

12/05/2020

Thức luận 3 : Tri thức công bằng

Lê Hữu Khóa

Từ ý thức dân chủ tới nhận thức công dân

Công bằng chính là cột trụ không những của dân chủ để bảo vệ nhân quyền, mà còn nền móng của tự do, vì không có công bằng thì tự do sẽ rơi vào vực thẳm của ích kỷ tự lợi, loại ai chết mặc ai, kiểu bây chết mặc bây, nên công bằng luôn sánh vai với và song hành với công ích xã hội.

ythuc1

Khi nghiên cứu về dân chủ, Toqueville yêu cầu ta không chỉ xem dân chủ chỉ là một thể chế, một chế độ, mà trước hết là một tổ chức văn minh cho xã hội, cho con người vì nó đứng vững trên công bằng để chống bất công. Quá trình chống bất công với mục đích và chỉ tiêu vì công bằng luôn là quá trình đấu tranh trong suốt mọi giai đoạn xây dựng dân chủ, một xã hội dù giàu tới đâu, dù nhiều tiền của vật chất tới đâu, mà để bất công tràn lan, thì chính xã hội đó đang thụt lùi trước nhân quyền, đang xa rời quỹ đạo văn minh và tiến bộ. Trường hợp của xã hội Việt hiện nay chính là thảm kịch tay ba : môt xã hội đầy dẫy bất công, với tư bản đỏ là ma quyền liên minh với bạo quyền độc đảng để cướp đất, cướp của, biến dân lành một sớm một chiều thành dân oan, dân đen…

Bất công : chân dung bất nhândiện mạo thất đức

Từ nghiên cứu thực tế tới khảo sát thực địa, bất công xuất hiện trong xã hội Việt với chân dung bất nhândiện mạo thất đức của nó :

h Kẻ giàu nhờ buôn gian bán lận thì ngày càng giàu

h Kẻ nghèo làm ăn lương thiện thì ngày càng bị sưu cao thuế nặng

h Kẻ giàu nhờ cướp ngày là quan thì ngày càng giàu nhanh

h Kẻ nghèo chân lấm tay bùn thì ngày càng khó sống.

h Kẻ giàu nhờ biết hối lộ cho tham quan thì ngày càng giàu lên.

h Kẻ nghèo thức khuya dậy sớm thì lấy công làm lời.

h Kẻ giàu là "sân sau" được tà quyền "chống lưng" thì tha hồ hốt bạc.

h Kẻ nghèo một nắng hai sương thì ngày thì "ngóc đầu không nổi".

h Kẻ giàu nhờ có "ô dù" của tà quyền tham tiền thì yên tâm mà vơ vét.

h Kẻ nghèo tối tăm mặt mũi thì ngày thì ăn bữa sáng lo bữa tối.

Bất công tại xã hội Việt hiện nay, được hoặc bị các chuyên gia của các chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn, nhất là kinh tế học, xã hội học, chính trị học xem như là loại bất công với mức độ thậm tế nhất, với cường độ nhẫn tâm nhất, với chỉ số bất lương nhất, mà gốc, rễ, cội, nguồn của loại bất công này mang những hệ lụy sâu đậm tồi tệ chống lại nhân phẩm Việt :

h Bạo quyền độc đảng dùng công an trị để truy hiếp nhân tâm Việt, nhân từ Việt.

h Tà quyền tham quan dùng tham ô, tham nhũng để tiêu hủy nhân tính Việt, nhân lý Việt.

h Ma quyền tham tiền dùng tiền tệ và quan hệ để xóa trừ nhân nghĩa Việt, nhân đạo Việt

h Cực quyền độc trị dùng khủng bố, đàn áp, sát hại… để vùi dập nhân tri Việt, nhân trí Việt.

h Cuồng quyền độc tôn dùng vu cáo, tù đày, lao lý để tẩy khử nhân vị Việt, nhân bản Việt.

Khi nhận diện ra được bất công với chân dung bất nhândiện mạo thất đức của nó, thì vẫn chưa nhìn sâu trông rộng vào tâm địa của bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền, cực quyền độc trị, cuồng quyền độc tôn. Mà tâm địa của loài âm binh này, thì hiện tượng luận đã dựa vào biệt danh cùng biệt hiệu của chúng để soi rọi hệ lương của chúng :

h Lương tâm không có nên chúng mới : hèn với giặc, ác với dân.

h Lương thiện không có nên chúng mới : mưu hèn kế bẩn.

h Lương tri không có nên chúng mới : buôn dân bán nước.

Từ hiện tượng bất công, phân tích về bản chất của loài âm binh này phải đi theo lời khuyên của cụ Tiên Điền Nguyễn Du là : "phải lần cho tới tận nguồn lạch sông" để giải thích rồi giải mã cho thảm trạng của Việt tộc hiện nay, với :

h Tàu tặc cướp đất, biển, đảo của Việt tộc.

h Tàu họa gây ô nhiễm để truy diệt môi trường, môi sinh Việt.

h Tàu hoạn đầu độc bằng hóa chất độc trong thực phẩm Việt.

h Tàu nạn lũng đoạn thương mại, kinh tế, xã hội Việt.

h Tàu tà thao túng chính quyền, chính phủ là tay sai cho nó để xâm lược đất nước Việt.

Nhìn phải thấy, thấy phải thấu tất cả các hệ lụy bất công để đi tìm ra các hệ luận công bằng mà hóa giải để khử trừ tà đạo của ma quyền đang đưa Việt tộc vào tử lộ.

ythuc2

Hệ lụy bất công, hệ luận công bằng

Khi các các chuyên gia phân tích bất công để lập nên các chuyên luận mà giải thích công bằng, thì sự thật đầu tiên xuất hiện là phát triển kinh tế của một quốc gia không giải quyết vấn đề bất công, mà có khi còn ngược lại là tạo những bất công ngày càng nhiều, ngày càng sâu trong dân tộc. Chuyện này thì đã rất rõ trong hai thái cực đang phân hóa xã hội Việt đến cùng cực là tư bản đỏ, tư bản thân hữu, mang biệt danh là trọc phú, dựa vào quan hệ-tiền tệ-hậu duệ tha hồ trộm, cắp, cướp, giựt của dân lành, biến đại đa số của Việt tộc hiện nay là dân đen, với dân oan bị cướp đất đã lên hàng triệu ; nơi mà các chuyên gia đặt biệt hiệu cho chế độ độc đảng của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là một cường quốc của dân đendân oan. Hệ lụy bất công có nguồn máy, có sự vận hành riêng của nó, dựa loại chính quyền ký sinh trùng sống nhờ mưu thâm kế độc của tà quyền qua :

h Sưu cao thuế nặng trên lao động, đánh hằng loạt những loại thuế bất chính, lên giá xăng dầu bằng thuế bảo vệ môi trường nhưng không công bố công khai số liệu và thống kê về cách sử dụng tiền thuế này vào bảo vệ môi trường gì ? ở đâu ?

h Buôn gian bán lận chủ quyền, cướp đất của dân ngay trong Hiến pháp, mà danh chính ngôn thuận phải gọi là thiến pháp của Đảng cộng sản Việt Nam với tà ngữ ma ngôn : "đất là sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý" để lập ra liên minh âm binh bạo quyền độc đảng-tà quyền tham quan-ma quyền tham tiền, rồi mở ra tà lộ của "quy hoạch" để tha hồ cướp bóc bằng "cưỡng chế".

Khi đã là nạn nhân của bọn cướp ngày là quan, thì Việt tộc phải cẩn trọng hơn là liên minh âm binh bạo quyền độc đảng-tà quyền tham quan-ma quyền tham tiền này, vì chúng sẽ tiếp tục vơ vét tiếp trên :

h tài nguyên, thiên nhiên của đất nước,

h xuất khẩu lao động Việt,

h đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,

h xuất khẩu nông sản và hải sản,

h ngoại tệ của Việt kiều…

Tại đây, ta phải nhận ra một bộ mặt khác của toàn cầu hóa hiện nay, với mặt phải của nó về tự do thông tin, tự do truyền thông, tự do thương mại… nhưng cùng lúc nó có mặt trái của toàn cầu hóa của bất công, với kẻ giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng khốn cùng. Mà chân dung diện mạo của nó ta đã thấy qua toàn cầu hóa ma quyền độc đảng diệt thông minh Việt, hủy sáng tạo Việt trên đường đi tìm văn minh và tiến bộ, để nhận kiếp xuất khẩu lao động mà làm lao nô, nô tỳ cho các nước láng giềng. Việt tộc thông minh và biết sáng tạo Việt như các quốc gia làng giềng đã thành công : Nhật Bản, Đại Loan, Hàn Quốc, Singapour, thì tại sao dân Việt phải nhận nhục kiếp lao nô ? Đây là loại bất công về nhân kiếp có thể trở thành truyền kiếp của một dân tộc phải cúi đầu-khoanh tay-qùy gối để ở đợ, làm công trong nhục kiếp mà không bao giờ có cơ hội được làm chủ như các quốc gia làng giềng đã thành công : Nhật Bản, Đại Loan, Hàn Quốc, Singapour. Cơ hội có trong đấu tranh vì công bằng qua dân chủ ; cơ hội có trong tranh đấu vì tự do qua nhân quyền.

Bất công xã hội, phân cực dân tộc

Qua điển dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu về bất công, thì xã hội học về lao động, kinh tế học về lợi tức, chính trị học về quyền lực đa cùng nhau đưa ra không những chân dung diện mạo của các chủ mưu lấy bất công để làm giầu. Ở đây, ta nhận ra ngay lý lịch bất chính của bọn di dạng bất lương của bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền, cực quyền độc trị, cuồng quyền độc tôn đang có mặt trong xã hội Việt hiện nay, chúng không quá 1% tức là không quá 1 triệu trong gần 100 triệu dân Việt, nhưng chúng có thượng cấp của bất công :

h Đặc quyền quyết định tài sản của dân tộc, tài nguyên của đất nước.

h Đặc lợi để vơ vét từ tham ô tới tham nhũng.

h Đặc ân hưởng thụ tối đa tự quyền lực tới quyền lợi.

Tổ tiên Việt đã nhận ra chúng đã mô thức hóa quỷ dạng trong tà kiếp của chúng :

h Đặc quyền của cướp ngày là quan.

h Đặc lợi của ngồi mát ăn bát vàng.

h Đặc ân của ăn trên ngồi trốc.

Chúng lại mang những di tật đã vĩnh viễn làm nên khuyết tật của chúng, mà cụ Tiền Điền Nguyễn Du đã ghi nhận chân dung của chúng như :

h Mã Giám Sinh : "Ghế trên ngồi tót sỗ sàng".

h Sở Khanh : "Nói lời rồi lại nuốt lời như chơi".

Gian dối trong đểu cáng, nên chúng chứa nhiều tà khí trong não trạng âm binh của chúng : "thừa nước đục thả câu", "thừa gió bẻ măng", chúng lại "nhớt thây dầy cốt" của loại "chờ sung rụng", theo kiểu "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau", lại thích moi xương uống máu của loài thích "cốc mò cò xơi" để bóc lột đồng bào, đồng loại. Có lúc chúng là ký sinh trùng loại "nuôi ong tay áo, nuôi cáo dòm nhà", có lúc chúng là thành siêu vi khuẩn "sâu dân mọt nước" như có thể gây nên những đại dịch không sao lường hết trên nhân kiếp Việt tộc, chính chúng đang là chủ mưu bất nhân, là thủ phạm thất đức gây ra ung thư đại tràng hiện nay trong xã hội Việt. Khi phối hợp phân tích định lượng song hành cùng định chất, thì ta có thể nhận ra đưa ra một chân dung dị kỳ của bất công xã hội chính là nguyên nhân tạo ra phân hóa ngay trong dân tộc, với sự phân cực :

h Tầng lớp giàu và ngày càng giàu, đang rời không gian của đất nước và bỏ lại nhân kiếp chung của một dân tộc, khi với tiền của vơ vét được từ tham ô tới tham nhũng, bọn này đã có thẻ xanh, quốc tịch ngoại cùng lúc đã chuyển tiền ra ngoài và đã có bất động sản tại phương Tây.

h Tầng lớp nghèo ngày càng nghèo rơi xuống đáy vực, rồi tụ lại ở tận cùng dưới đáy, nơi dân đen "nằm gai nếm mật" chung kiếp với dân oan "ăn chực nằm chờ", cả hai chịu nhục phận "đầu tắt mặt tối" ngay trong nhân kiếp của một dân tộc nạn nhân của bạo quyền công an trị.

Kẻ giàu bất lương, người nghèo lương thiện, có cùng một lịch sử, cùng một văn hóa, vì cùng một dân tộc, một giống nòi nhưng đã không nhận ra nhau, đây đúng là ung thư ngay trong nội tạng của dân tộc, để độc tố trọc phú của loài "bây chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi", cứ tiếp tục bòn rút trên mồ hôi, nước mắt của đại đa số dân tộc. Khi bất công tạo ra phân cực, thì liên minh của kinh tế học, chính trị học, triết học, xã hội học lại yêu cầu ta phải đi sâu vào sự phá hoại của bất công, nơi mà bọn chủ mưu bất nhân, là thủ phạm thất đức đang thủ tiêu :

h Công bằng xã hội cùng công ích xã hội,

h Công bằng xã hội cùng an sinh xã hội,

h Công bằng xã hội cùng bảo hiểm xã hội,

h Công bằng xã hội cùng dịch vụ xã hội,

h Công bằng xã hội cùng luật lao động và luật xã hội…

Khi nghiên cứu về bất bình đẳng sinh ra bất công, hầu hết các tư tương gia, các lý thuyết gia, các chuyên gia đều công nhận là :

h bất bình đẳng về lợi tức sinh ra bất bình đẳng xã hội ;

h bất bình đẳng về thuế má sinh ra bất bình đẳng xã hội.

Và một chính quyền có lương tâm vì dân, có lương tri vì xã hội thì chỉ cần hai chính sách :

h thu ngắn lại sự phân cực giàu nghèo để thu ngắn lại khoảng cách của bất bình đẳng ;

h cân bằng lại tỷ số thuế má, nơi mà người giàu phải đóng thuế nhiều để chính phủ lo cho người nghèo là thượng nguồn của cuộc đấu tranh chống bất công.

ythuc3

Chính quyền bất công có chính phủ của bất bình đẳng

Các khẩu hiệu tuyên truyền ngu dân hiện nay : "một chính quyền do dân và vì dân" của tà quyền đảng trị bằng ba trị : công an trị, tham nhũng trị, tham tiền trị chỉ là loại : "ăn không nói có" để tiếp tục "ăn tục nói phét". Tiêu chuẩn của một chính quyền do dân và vì dân rất rành mạch, vì rất minh bạch :

h lấy quyết sách công bằng để diệt bất bình đẳng ;

h lấy quyết tâm công luật để khử bất công ;

h lấy chủ quyết công lý để bảo vệ luật pháp ;

h lấy chủ động luật pháp để bảo hành công bằng ;

h lấy chủ thể pháp quyền để bảo trị xã hội ;

Làm sao nhận diện được một chính quyền vì công bằng chống bất công ? Đó là một chính quyền luôn có ít nhất hai tri thức về hai kinh nghiệm :

h Bất công chính là khủng hoảng của bất bình đẳng, nhưng khủng hoảng này khó được nhận ra như khủng hoảng kinh tế tác động lên toàn xã hội. Ngược lại khủng hoảng từ bất công gây ra thì có số nhiều nghèo và số ít giàu, chính số ít này được sự ủng hộ qua các định chế của chính quyền dung thứ bất công.

h Chính quyền muốn dung thứ bất công luôn thì có ý đồ định chế hóa bằng luật lệ và hành chính sự bất bình đẳng trong xã hội, tại đây ngoài thù lao, lương bổng, thì chính quyền này còn cho phép giảm thuế hoặc miễn thuế qua đầu tư, sản suất, phân phối… nơi mà kẻ giầu luôn có những đặc lợi để tăng thêm lợi tức của mình mà vẫn tránh né được thuế.

Một chính quyền có hai tri thức này và tránh được hai kinh nghiệm này, thì các chính sánh liêm chính chống bất công sẽ tới :

h vận dụng thuế để tổ chức bảo hiểm xã hội,

h vận dụng thuế để tổ chức dịch vụ công cộng

h vận dụng thuế để phục vụ an sinh xã hội.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, an sinh xã hội được pháp lý hóa qua luật lao động, luật xã hội chính là sức mạnh của một chính quyền thực tâm chống bất công, vì chính quyền đó làm được các việc sau :

h trợ cấp y tế khi người bị tai nạn lao động

h trợ cấp lợi tức khi người lao động bị sa thải

h trợ cấp xã hội khi người lao động về hưu…

Chính quyền độc đảng hiện nay tại Việt Nam cũng dàn dựng những loại trợ cấp này nhưng"thực hiện dở chừng","quyết tâm dở hơi", với "kết quả dở mùa", cụ thể là trong thực tế :

h Bảo hiểm y tế tồi tệ, người dân vẫn phải hối lộ bịnh viện, bác sĩ, y tá để được phục vụ, không có tiền hoặc không biết hối lộ thì bị bỏ rơi.

h Người bị tai nạn lao động, bị tai nạn lao động mà tật nguyền thì thường bị bỏ rơi, gia đình phải thay thế xã hội để chăm lo.

h Người bị xa thải, về hưu với trợ cấp tồi tệ không được định mức, định cấp theo chỉ số biến đổi tới từ lạm phát…

Khi ta nghiên cứu về luật lao động, luật xã hội trực tiếp phục vụ cho bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, an sinh xã hội trong các quốc gia có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền, thì ta sẽ nhận ra đây không chỉ là phạm trù của tài chính, của hành chính… mà là cội rễ của văn minh biết "đối nhân xử thế" :

h Mọi người được tôn trọng như nhau trong bảo hiểm xã hội.

h Mọi người được phục vụ như nhau trong dịch vụ công cộng.

h Mọi người được đối xử như nhau trước an sinh xã hội.

Khi một chính quyền có tri thức đứng đắn về công bằng thì sẽ có những quyết sách tử tế để ngăn chặn sự phát triển của bất công, chính quyền đó lo cho toàn thể dân tộc, cho toàn bộ xã hội, chớ không chỉ chăm lo một tầng lớp, một thiểu số giàu có tự lợi tức tới quyền lợi. Những chính quyền bất lương trước bất công, bất nhân trước bất bình đẳng luôn gặp những trở lực mà bản thân nó không lường được nếu nó liên tục bất tín trước toàn dân. Đó là thực trạng của chính quyền độc đảng hiện nay, nó hoàn toàn bất lực trước :

h Mức độ ô nhiễm trong các thành phố lớn rất nguy hại cho sức khỏe của mọi công dân, không phân biệt kẻ giàu người nghèo.

h Đại dịch Vũ Hán với tên gọi coronavirus, hoặc Covi-19 đe dọa tính mạng của mọi công dân, không phân biệt kẻ giầu người nghèo.

Chỉ cần hai thí dụ này, hai kinh nghiệm trên thì thấy rõ là khi sống chung với nhau trong cùng một không gian thì nhân sinh chính là nhân kiếp theo nghĩa rộng nhất, thì dù giàu hay nghèo, đều "đồng hội, đồng thuyền" trước tai họa của nhiễm ô, dịch bịnh… Một chính quyền vì công bằng chống bất công, thì "nhìn xa trông rộng", thấy rõ để thấu sâu mệnh đề vì toàn dân, mà không chỉ chăm sóc cho một tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi, đặc ân, vì quen biết hay thân thuộc với chính quyền theo kiểu liên minh âm binh qua bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền, cực quyền độc trị, cuồng quyền độc tôn.

Chính liên kết luật lao động, luật xã hội, bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, an sinh xã hội là một hệ luận hay, đẹp, tốt, lành vì một xã hội mà mọi người biết cùng nhau đồng hành về phía chân trời của công bằng, với ánh sáng quang minh chính đại rất thông minh, vì biết sống-chung để được sống-lành, sống-vui.

ythuc4

Công ích xã hội không đối kháng

Phạm trù công ích xã hội không đối kháng xuất hiện trong xã hội có văn minh của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) có văn hiến của dân chủ (đa nguyên, đa đảng, nhân quyền). Tại đây, bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, an sinh xã hội qua luật xã hội, cho phép :

h Mọi người được hưởng như nhau.

h Không ai bị thiệt thòi từ lao động tới thuế má.

h Không ai bị đe dọa từ quyền lợi tới tư lợi.

Nơi đây không có phân biệt đối xử cũng như không có phân biệt đẳng cấp xã hội, không có phân cực giầu nghèo cũng như không có phân tầng bằng ưu tiên "mâm trên mâm dưới", mà mọi công dân chấp nhận "ngồi cùng chiếu" khi phải đóng thuế, để được "hưởng cùng mâm" : bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, an sinh xã hội. Hãy đi xa hơn nữa trong phạm trù công ích xã hội không đối kháng qua hai hình tượng đã trở thành biểu tượng cho công ích xã hội không đối kháng :

h Người mẹ có một con, hay nhiều con thì tình mẫu từ vẫn nguyên vẹn, chớ không phải có nhiều con thì phải chia ra, để tình mẫu từ vơi đi, cạn đi, hao đi.

h Mặt trời sáng cho mọi người, đủ cho mọi người, chớ không phải có quá nhiều người thì ánh sáng mặt trời sẽ yếu đi, nhạt đi, phai đi.

Hai hình tượng đẹp làm nên hai biểu tượng đúng này, có nội chất mà cùng là nội công của giải luận công ích xã hội không đối kháng. Học thuật phương Tây còn đi xa thêm khi đề nghị một mệnh đề mới cho công ích xã hội không đối kháng, phải cẩn trọng hơn trong nhận định, phân tích, giải thích về quan hệ xã hội qua :

h Quan hệ bạn bè là một quan hệ xã hội, nhưng không giống như các quan hệ xã hội khác, vì trong quan hệ bạn bè con người biết ưu tiên đẩy lên hàng đầu tình bằng hữu, và đủ nội lực để đẩy xuống thấp quan hệ kinh tế, quan hệ vật chất.

h Quan hệ tình yêu là một quan hệ xã hội, nhưng không giống như các quan hệ xã hội khác, vì trong quan hệ tình yêu không có toán tính của tư lợi, không có độc đoán vì quyền lợi, nếu không thì tình yêu sẽ bị đe dọa rồi bị hủy diệt để thế bằng một quan hệ khác, nhưng không được mang tên là quan hệ tình yêu.

Tất cả bốn hình ảnh : người mẹ, mặt trời, tình bạn, tình yêu cũng là bốn khâu, có khác biệt nhau nhưng nếu con người đủ minh triết thì có thể biến chúng thành bốn mắt xích liên kết với nhau qua công ích xã hội không đối kháng, ta sẽ trả lời được câu hỏi sống chung với nhau trong cùng một xã hội. Tại đây, các tư tưởng gia, các lý thuyết gia giải luận về công bằng yêu cầu chúng ta phân biệt :

h St Juste phân biệt sự khác nhau giữa những cá nhân có những cá tính rất khác nhau, không phải là nguyên nhân của phân tầng để phân giai cấp trong xã hội. Một xã hội công bằng chính là một không gian vừa có sự khác biệt giữa các cá nhân, vừa có sự hợp quần qua hợp tác để xây dựng và bảo đảm cuộc sống chung trong một xã hội, vì nơi đây có bổn phận chung của tập thể song hành với trách nhiệm chung của công đồng, cùng sự tôn trọng cá tính của cá nhân.

h Rousseau lại chọn một quỹ đạo khác cho cuộc sống chung trong một xã hội, trong đó sự cẩn trọng về khác biệt giữa các cá nhân không chỉ tới từ cá tính, mà còn qua khả năng, tài năng, làm nên thành quả khác nhau trong lao động, đây có thể nguồn cơn, là mầm móng của bất bình đẳng sẽ tạo ra bất công khi con người dùng sự khác biệt để tạo sự phân biệt. Chính sự phân biệt có nguyên nhân của xếp hạng, có trên có dưới, và nếu cúi đầu tuân thủ sự phân biệt trên dưới thì chắc chắn sẽ có kẻ trên đỉnh núi và người ở dưới vực sâu, đây chính là hình tượng đáng sợ của bất bình đảng đã báo hiệu là bất công sẽ xuất hiện và hoành hành.

h Barthes, khi khảo sát về tổ chức các nơi tu hành của tôn giáo thì nhận ra có hai đời sống trong một cuộc sống : đời sống cộng đồng với cầu nguyện, kinh kệ, thiền định cùng nhau giữa các tu sĩ ; và đời sống riêng tư của cá nhân cũng có cầu nguyện, kinh kệ, thiền định, hai đời sống này khác nhau biệt lập nhau, song song với nhau nhưng luôn giữ khoảng cách để đời sống này không diệt đời sống kia. Ngay trong xã hội, cùng có hai đời sống, một đời sống chung trong quan hệ, trong sinh hoạt với tha nhân ; và đời sống riêng của cá nhân luôn giữ khoảng cách với tha nhân, để bảo vệ tâm tư riêng. Thử thách của chuyện chung sống trong xã hội chính là sự thành công hay thất bại giữa những khác biệt.

Tạo thuận lợi tối đa cho công bằng

Trong tổ chức hiện đại của các xã hội có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền, các quốc gia phương Tây, người ta tìm nhiều cách để tạo ra :

h Tạo thuận lợi tối đa cho công bằng ngay thượng nguồn với các điều kiện tốt lành cho thành công trong học đường, thành tài trong nghề nghiệp, thành đạt trong kinh tế để tạo ra thành tựu trong xã hội. Khi tạo điều kiện để thực hiện hệ thành (thành công, thành tài, thành đạt, thành tựu) thì kết quả cụ thể vẫn ở trong tay của cá nhân với đạo lý học tập chăm chỉ, đạo đức nghề nghiệp chuyên cần, chính cá nhân phải có trách nhiệm khôn nhờ dại chịu.

h Tạo thuận lợi tối đa cho công bằng để tạo cơ hội dựng nghiệp qua hệ thành (thành công, thành tài, thành đạt, thành tựu) đòi hỏi cá nhân phải tiếp nhận đầy đủ và nhuần nhuyễn ba giáo dục : giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục xã hội để tạo ra hiệu quả học tập, hiệu năng lao động, cũng tại đây quá trình cá nhân hóa sẽ cho xuất hiện ít nhất hai loại người làm nên sự khác biệt sâu xa. Loại người thứ nhất biết thức khuya dậy sớm, lại biết một nắng hai sương, còn nhìn xa trông rộng một cách rất thực tiễn là ăn bữa sáng lo bữa tối, thì hoàn toàn khác với loại người thứ nhì chờ sung rụng, lại nhớt thây dầy cốt, trong ích kỷ ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.

St Simon nhận định : nếu xã hội chấp nhận có hai loại người này thì xã hội phải chấp nhận có :

h Phân tầng xã hội có trên và có dưới : trên có loại người thứ nhất chủ động, dưới có loại người thứ nhì thụ động. Chủ động để thăng hoa, và thụ động vì muốn an phận.

h Phân tầng xã hội có hiệu lực : loại người thứ nhất có khả năng, có hiệu năng, loại người thứ nhì không có khả năng, không có có hiệu năng, đây là chuyện hoàn toàn cá nhân.

Castel bằng điều tra xã hội học lao động yêu cầu mọi chính quyền làm nên chính sách vì công bằng phải thận trọng quá trong sử dụng các luận điểm về công bằng :

h Nếu vận dụng chủ luận tạo thuận lợi tối đa cho công bằng để giúp cá nhân có cơ hội, có bàn đạp, có dàn phóng để thành công thì là một chính sách đúng ;

h Còn ngược lại tận dụng chủ luận tạo thuận lợi tối đa cho công bằng để lấp bằng, san bằng, đắp bằng kiểu cá mè một lứa thì vô cùng nguy hại cho xã hội.

Tạo thuận lợi tối đa cho công bằng còn phải đi thêm một bước nữa trong phạm trù công lý xã hội, qua chuyện thừa hưởng gia tài. Tại đây, thừa hưởng một gia tài lớn mà không chịu trả thuế để xã hội có thêm thực lực tài chính mà phục vụ cho an sinh xã hội đã là một bất công, lại dùng gia tài để mua chức bán quyền để đi tắt mà tạo ra các bất công mới của loài con quan thì được làm quan, dù bất tài, bất tín, mà chế độ chuyên chính độc đảng đã cho ra đời loại ung thư đại tràng trên toàn xã hôi với loại tà đạo trong điếm lộ của quan hệ-tiền tệ-hậu duệ, để truy diệt đi trí tuệ của cá nhân, của tập thể, của cộng đồng, của xã hội.

ythuc5

Chủ thể vì công bằng

Nếu định nghĩa chủ thể là cá thế có chủ quyết về tự do của mình, có chủ định về số phận của mình, bằng sự chủ động có nhận thức về bổn phận và trách nhiệm của mình trước cộng đồng, tập thể, dân tộc, nhân loại, tôn trọng môi trường, trân trọng môi sinh ; thì chủ thể vì công bằng là loại chủ thể nào ? Đó là chủ thể trên ít nhất ba nhận thức :

h Chủ thể kinh tế, có tự trọng trước lao động.

h Chủ thể chính trị, có tự chủ trước thể chế.

h Chủ thể pháp lý,tự tin trước công lý.

Khi nhận ra được định nghĩa cùng định luận của chủ thể, ta sẽ nhận rõ được hành động và hành tác của chủ thể trước công bằng, mà công bằng căn bản và phổ quát là công bằng xã hội, nơi mà :

h Chủ thể biết sống chung trong quan hệ xã hội với tha nhân mà không là nạn nhân hay thủ phạm của bất bình đẳng gây ra bất công trong quan hệ này.

h Chủ thể biết sống cùng trong đời sống xã hội với tha nhân mà không là nạn nhân hay thủ phạm của bóc lột gây ra tha hóa trong đời sống này.

h Chủ thể biết sống với sinh hoạt xã hội với tha nhân mà không là nạn nhân hay thủ phạm của bất nhân gây ra thất đức trong sinh hoạt này.

Như vậy, sẽ không có công bằng xã hội thực sự nếu không có các công dân chính là chủ thể của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) trên nền tảng của :

h cộng hòa với tự do, công bằng, bác ái,

h dân chủ với đa nguyênnhân quyền.

Nhưng vẫn chưa đầy đủ để nhận diện ra chủ thể, tại đây chúng ta cần sự hỗ trợ của nhiều chuyên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn để thấy chỗ đứng, ghế ngồi của chủ thể ; để thấu đường đi nẻo về của chủ thể, nhất là qua các chuyên ngành như triết học, nhân học, xã hội học, chính trị học, kinh tế học... Các chuyên ngành này đã nhận ra chân dung đặc thù của chủ thể không chỉ là một cá nhân, nhận ra nhân diện đặc điểm của chủ thể không chỉ là một cá thể, nhận ra nhân dạng rất có đặc tính của chủ thể không chỉ là một công dân bình thường của chén cơm manh áo, tầm thường của giá áo túi cơm, mà chính cụ Tiên Điền đã mượn lời của Từ Hải để lập nên nhân cách của chủ thể chính là phản diện của loại người : "những phường giá áo túi cơm xá gì !". Chính liên kết của đặc thù-đặc điểm-đặc tính làm nên cá tính của chủ thể, rất nhiều với cá nhân, cá thể, công dân, ta sẽ thấy chủ thể cho xuất hiện trong hành động lẫn hành tác của mình ít nhất các hệ sau :

h Hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái).

h Hệ chuyên (chuyên cần, chuyên môn, chuyên nghiệp).

h Hệ tinh (tinh lực, tinh thông, tinh hoa).

Cả ba làm nên hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) chính là nội công, bản lĩnh, tầm vóc hay, đẹp, tốt, lành của chủ thể, biết chủ quyết trong đòi hỏi, biết chủ vị trong đấu tranh, biết chủ động trong đàm phán, nơi mà công bằng làm nên công lý vừa là động cơ vừa là mục đích của chủ thể. Nên đừng hàm hồ mong đợi là chủ thể sẽ :

h Nhắm mắt trước bạo quyền độc đảng,

h Cúi đầu trước tà quyền tham quan,

h Khoanh tay trước ma quyền tham tiền,

h Quỳ gối trước cực quyền độc trị,

h Khom lưng trước cuồng quyền độc tôn.

Nội công, bản lĩnh, tầm vóc hay, đẹp, tốt, lành của chủ thể được chế tác ra trên nền tảng của hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) để từ đó phát huy rồi phát triển hệ tự (tự do, tự trọng, tự chủ, tự tin) làm nên nhân sinh quan của chủ thể. Chính chủ thể nhận ra hậu quả của bất công không chỉ có mặt trong kinh tế, tài chính, vật chất, lao động… mà hệ lụy của nó tác động một cách xấu, tồi, tục, dở lên đạo đức, giáo dục, văn hóa, bản sắc của mỗi công dân. Như vậy bất công là một hệ lụy lan tỏa trong nhân sinh, trùm phủ lên nhân kiếp, với những hậu nạn không lường trước được trên nhân vị nhân phẩm của nạn nhân khi đã khuất phục trước bất công. Khi nhận ra chân dung diện mạo của bất công, thì chủ thể phải phân biệt để phân loại, rồi phân định để phân giải các thể loại bất công có mặt trong quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội :

h Bất công trong tổ chức xã hội, chủ thể không chấp nhận : "con quan thì được làm quan" mà chủ thể biết đấu tranh để "con dân cũng được làm quan".

h Bất công trong trật tự xã hội, chủ thể không chấp nhận : "quan hệ-tiền tệ-hậu duệ" để vùi dập trí tuệ.

h Bất công trong vận hành xã hội, chủ thể không chấp nhận : "sân sau", "chống lưng", "ô dù" để mua quyền bán chức trong buôn gian bán lậu.

Chủ thể vì công bằng đấu tranh rất cụ thể ngay trong xã hội dân sự cho tới đấu tranh trực diện với chính quyền bất chính đã tạo ra bất công, chủ thể đủ sung lực để chủ xướng : chủ-luận-chống-phân-cực ngay trong xã hội, một bên là một thiểu số trọc phú vung tiền qua cửa sổ, sống biệt lập trong biệt thự, biệt phủ, biệt dinh ; còn một bên là đa số dân đen"đầu tắt mặt tối", cộng với dân oan "màn trời chiếu đất". Chủ quyết ngay trên chủ-luận-chống-phân-cực này là chủ động ngay trên số phận của đất nước, nhân kiếp của đồng bào. Sẽ không có cải cách xã hội vì công bằng nếu không chủ thể vì công bằng trong mọi quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội, tổ chức xã hội, trật tự xã hội, vận hành xã hội.

Lê Hữu Khóa

(08/05/2020)

------------------------

lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 915 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)