Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

02/05/2021

5. Duy Dân Cơ năng : Xu Mật Viện

Trần Công Lân

Phần 5

Xu Mật Viện

matvien1

Phụ Xu Mật Viện tổ chức

"Chủ Địa Tỉnh chia ba : Chính trị địa lý xứ (nghiên cứu phong vực chính trị, xã hội, kinh tế, chiến lược quan hệ), Thổ địa hành chính xứ (đăng ký, cải tạo, lợi dụng thổ địa), Thổ địa thiết kế xứ (đăng ký, thiết kế). Sự phân bố thổ địa là cơ sở chính trị quốc gia"

Xu Mật Viện coi 7 tỉnh : Chủ kế, Chủ pháp, Chủ viên, Chủ công, Chủ thực, Chủ địa, Khách kế. Bảy tỉnh là chốt yếu của quốc gia chính trị đại kế.

Sự hoạt động của Xu Mật Viện, Phụ Xu Mật Viện và các cơ cấu trực thuộc đều có mục đích giúp Quốc trưởng ; Trung tâm Hội nghị điều hành các Viện về Chính và Trị (hành chánh) cho nên tên gọi hay nhiệm vụ có thể thay đổi theo nhu cầu nếu không mất tính Đan quyền. {Trong các tài liệu không nói rõ là các Viện dù là Chính hay Trị là giúp điều hành công việc quốc gia nhưng ai có thẩm quyền tối cao ? Quốc trưởng (hành pháp) hay Trung tâm Hội nghị (Quốc hội, lập pháp) hay cả hai theo như ý niệm đan quyền của Lý Đông A}.

Chủ thực là phương diện hoàn thành dân tộc nhân chủng kiến thiết và sinh hoạt kiến thiết, phương diện sách lược Đồng Nhân quốc sách.

Chủ địa tỉnh chia ra :

- Chính trị địa lý xứ : nghiên cứu phong vực chính trị, xã hội, kinh tế, chiến lược.

- Thổ địa hành chính xứ : cải tạo lợi dụng thổ địa.

- Thổ địa thiết kế xứ : đăng ký, thiết kế.

1. Xu Mật Viện dùng nhân viên 6 viện (phải chăng nói đến 6 Viện bên Hành chánh ?) có Đại hội đồng ý. Liên tịch 6 viện, kế hoạch chính trị, đốc đạo chấp hành.

2. Sáu viện phụ trách với Đại hội, phân quyền độc lập, có liên quan đến nhau. Chịu kế hoạch và đốc đạo (đốc thúc) của Xu Mật Viện.

Phải chăng Xu Mật Viện đưa ra kế hoạch và 6 viện dựa vào đó để làm việc cho phù hợp với chủ trương của Quốc trưởng ? Và nếu làm như thế liệu 6 viện có tính độc lập hay không, hay vẫn có tính độc lập mà chỉ cùng nhau làm việc để đạt mục đích thiết kế và chấp hành nhân sinh ?

Cơ cấu tổ chức của phụ Xu Mật Viện khi mới thành hình thì sẽ như thế nào ? Khi thành lập các cơ phận đó thì chọn nhân sự và huấn luyện sẽ như thế nào ? Ai là người của Xu Mật Viện sẽ phụ trách thực hiện ? Khi Xu Mật Viện dùng nhân viên của 6 Viện bên Hành chánh thì phải xin sự đồng ý của bên Đại hội ? Phải chăng cả 6 viện này luôn luôn làm việc bên Chính trị bởi tất cả đều lệ thuộc vào nhau. Vậy thì việc sử dụng nhân viên bên Hành chánh có cần thiết có sự đồng ý của Đại hội hay không ?

Căn bản (ý nghĩa & quy định) của Cơ năng Hiến pháp

1. "Sinh hoạt kiến thiết"

2. "Nhân chủng kiến thiết"

3. "Xã hội kiến thiết"

4. "Văn hóa kiến thiết"

5. "Kinh tế kiến thiết"

6. "Quân sự kiến thiết"

7. "Chính trị kiến thiết"

Sự kiện Lý Đông A đặt "Nhân chủng kiến thiết" có tầm mức quan trọng như thế nào và mang ý nghĩa gì ? Lý Đông A đã nghĩ gì về sự phân biệt, kỳ thị chủng tộc, sự thoái hóa dân số, di dân và hôn nhân dị chủng ? Phải chăng nhu cầu đại đồng và sự thực hiện chủ nghĩa Duy Dân trên toàn thế giới đòi hỏi tầm nhìn về "Nhân chủng kiến thiết" trên căn bản của mỗi dân tộc, quốc gia qua căn bản Hiến pháp ?

Cơ năng Hiến pháp nhân sự

1. Quốc trưởng : tối thiểu là 50, tối đa là 65 tuổi.

2. Tổng lãm : tối thiểu là 45, tối đa là 65 tuổi.

3. Sáu viện Tổng Lý sẽ do Xu Mật Viện cử, Quốc hội xét và thông qua.

Nếu 6 viện Tổng Lý là Nghiên cứu, Lập pháp, Hành chánh, Tư pháp, Quan chính, Giám sát (hay Kê sát) thì mâu thuẫn với điều 18 (trong phần Cơ năng Hiến pháp ở tài liệu Duy Nhân Cương Thường) về vai trò của Quốc trưởng : tuyển bổ các viện trưởng, trừ Nghiên cứu, Lập pháp, Tư pháp, Giám sát (hay Kê sát) mà Quốc trưởng chỉ được đề nghị. Sự mâu thuẫn này có thể giải thích là người ghi chép lại tài liệu đã ghi sai. Còn nếu 6 viện Tổng Lý này không phải là 6 Viện bên Hành chánh Tổng cơ thì là 6 viện gì mà không thấy nói trong tài liệu này cũng như những tài liệu khác dính dáng đến Cơ năng Hiến pháp ?

4. "Các Bộ trưởng, Đại tướng đều được tham nghị quốc sự".

5. "Xu Mật Viện đối với các viện giấy má là kế hoạch lệnh, quyết nghị lệnh. Các viện đối với Xu Mật Viện giấy má là nghị án, báo cáo án (nội văn)".

6. "Quốc trưởng công bố các pháp luật, pháp lệnh (executive order) và các bộ/viện trưởng quan hệ phó thụ".

Sự kiện qui định tuổi tác cho các vai trò chính trị có vẻ hợp lý trên mặt khoa học vì khi ở tuổi 50 thì suy nghĩ chính chắn hơn, không có những quyết định bất đồng. Nhưng Lý Đông A biết Dịch Lý và đề nghị Sinh Mệnh Tâm Lý ắt hẳn biết rằng "khả năng và tất năng" khác nhau. Tài năng và tuổi tác không phải lúc nào cũng đi đôi (chính bản thân Lý Đông A cũng là tài không đợi tuổi). Như vậy sự qui định tuổi có cản trở những nhân tài, thiên tài trong sự đóng góp cho quốc gia, xã hội chỉ vì tuổi trẻ ? Hay tuy tuổi trẻ có tài nhưng vì vẫn chưa chính chắn trong suy nghĩ, vẫn phải chờ đợi bằng cách sinh hoạt ở cấp dưới để học hỏi kinh nghiệm và từ từ lên cấp trên khi đủ điều kiện tuổi. Ở một khía cạnh khác là Quốc trưởng được tái cử một kỳ, tức là tổng cộng thời gian phục vụ là 18 năm (hai nhiệm kỳ). Vậy nếu chỉ ở tuổi 50 được đề cử và được tái cử thì phải chăng sau 15 năm thì không làm nữa, tức là kỳ tái cử chỉ có 6 năm thay vì là 9 năm ? Số tuổi đề nghị của Lý Đông A cho tới 65 vào thời điểm 80 năm trước, vậy thế hệ tương lai cũng nên suy tư về việc gia tăng số tuổi này để Quốc trưởng có thể thực hiện hết nhiệm kỳ của nhiệm kỳ 2.


Trần Công Lân

Nguồn : quyenduocbiet, 15/04/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trần Công Lân
Read 949 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)