Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

02/05/2021

6. Duy Dân Cơ năng : Hiến pháp

Trần Công Lân

Phần 6

Hiến pháp nhân quyền

hienphap1

1. "Học thuật : Tổng văn hóa viện, Tối cao chính trị nghiên cứu viện, Khí tài tổng giám bộ Tham quân viện (nghiên cứu, phát minh, chế tạo cơ khí và khí cụ)".

2. "Giáo dưỡng : Tổng văn hóa viện Quân huấn tổng giám bộ".

3. "Chính trị : Quốc dân Đại hội, Quốc dân Xu Mật Viện".

4. "Hành chính viện : 6 viện, tỉnh, huyện, hạt, xã".

Chữ Nhân quyền này phải chăng có nghĩa con người (mọi công dân) có quyền về học thuật, giáo dưỡng, sinh hoạt chính trị và tham dự hành chính công quyền ?

Căn bản của Duy Dân là tu dưỡng, giáo dưỡng. Trước khi có chế độ giáo dưỡng của đảng, chính quyền -- thì mỗi cá nhân phải tự tu dưỡng và con số này rất ít, hiếm có. Tự tu dưỡng thì dễ vì chính mình hiểu mình qua Sinh Mệnh Tâm Lý. Nhưng ngay cả cá nhân đã tu dưỡng chưa chắc đã có thể giáo dưỡng người khác. Vậy sự thực hiện giáo dưỡng cho các nhân sự của cơ cấu chính quyền sẽ được đào tạo như thế nào ? Phải chăng Quan chính viện là nơi để đào tạo, xây dựng các nhân sự của chính quyền để có đủ phẩm chất đức, tài nhằm mục đích phục vụ quốc gia chứ không phải vì lợi ích riêng tư của bản thân ?

Nếu Hiến pháp quy định Nhân quyền mà cá nhân mỗi người không có tu dưỡng thì sẽ sử dụng cái "quyền" như thế nào khi cái "nhân" chưa vững chắc ? Và một cá nhân như vậy thì xã hội sẽ có "dân chủ" kiểu nào ?

Quân sự phân quyền (Hải, Lục, Không, thống nhất và phân lập)

1. "Quân lệnh : Quốc dân Khu mật viện Quân bản bộ".

2. "Quân chính : Hành chính viện Quân chính bộ".

3. "Quân huấn : Quân huấn Tổng giám bộ, thời chiến : Tối cao Thống súy bộ gồm Hải, Lục, Không".

a. "Lục quân hàng không"

b. "Hải quân hàng không"

c. "Độc lập Không quân sư đoàn"

d. "Độc lập Tiềm đĩnh hạm đội"

Đây là phần trong quân đội và được độc lập, phân quyền. Phần này cũng giống phần b. trong Chính trị Phù bật của Cơ năng Hiến pháp (tài liệu Duy Nhân Cương Thường) và có thêm những đơn vị khác mà tài liệu Duy Dân Cơ năng không nói đến.

Quân bản bộ tổ chức

1. "Tổng tham mưu trưởng"

2. "Bản bộ tham mưu xứ trưởng"

3. "Cơ quan chiến lược"

4. "Cơ quan chuyên lo về giáo dục, bệnh Viện, động viên"

5. "Cơ quan nghiên cứu địa hình, giao thông vận tải"

6. "Cơ quan di chuyển quân, biên chế của quân đội"

7. "Cơ quan huấn luyện về tác chiến"

8. "Cơ quan lo về kế hoạch an ninh"

9. "Cơ quan lo về trao đổi quân sự với quốc tế"

10. "Cơ quan lo về các bộ phận đặc nhiệm các đơn vị chuyên môn (Special Force)"

11. "Tham mưu viên (các nhân viên không quản khoa)"

Trong phần quân sự xin để riêng cho các nhà nghiên cứu quân sự thảo luận sau này.

Yếu tố lực trong Cơ năng Hiến pháp

1. "Ý lực, sáng tạo lực của trí tuệ"

2. "Phong lực gồm tổ chức lực và xã hội phong khí, tất cả những hiệu dụng và công năng của tổ chức hình thành"

3. "Lao lực gồm trí tuệ, công cụ, lao động đối chiếu với toàn bộ vật lực"

Mỗi cá nhân con người đều có bộ óc như nhau. Nhưng tại sao mỗi người suy nghĩ khác nhau và nếu được giáo dưỡng thì có thể hiểu nhau hay hiểu chung một sự kiện, đề tài... Cái gì đã khiến trí óc của anh A có sáng kiến khác chị B ? Tại sao học cùng một lớp, cùng là tiến sĩ mà có người thành, kẻ bại ? Vậy Lý Đông A đưa ra "ý lực", "phong lực", "lao lực và vật lực" sẽ liên quan đến Sinh Mệnh Tâm Lý như thế nào ?

Công thức Lý trong Nhân sinh triết học của Cơ năng Hiến pháp

1. "Hợp lý suốt cả"

2. "Mình với người coi là mục đích, không coi là thủ đoạn"

3. "Một Lập Pháp ý chí do thực tiễn lý tính chỉ đạo nên một ý chí hợp lý. Đó là mực thước của việc làm"

Những ai mơ ước thực hiện một hiến pháp cho Việt Nam nên suy nghĩ những gì Lý Đông A đưa ra : làm sao có "hợp lý" suốt cả ? Đó là sự xuyên suốt, thấu suốt của tư tưởng. Vì Hiến pháp phải là bộ luật hoàn hảo, không thể có những mâu thuẫn, lẩm cẩm, ấm ớ, mơ hồ... mà phải do thực tiễn lý tính chỉ đạo nên một ý chí hợp lý thì mới kết hợp con người, toàn dân cùng xây dựng, chung sống chứ không phải hy sinh, tiêu diệt một lớp người "cũ" để xây dựng một lớp người "mới" hướng về một tương lai vô định thì đó là thủ đoạn.

Cơ năng Hiến pháp trong Đại Việt chính thống

Nhận định của Lý Đông A qua các thời kỳ lịch sử từ Hồng Bàng cho đến Pháp thuộc hoàn toàn chủ quan. Có thể các nhà sử học, chính trị học sẽ không đồng ý vì ý niệm Hiến pháp chỉ có sau thời kỳ Dân chủ (ý niệm dân chủ phát sinh xã ước, hiến pháp) và không thể có hiến pháp dưới thời kỳ bộ lạc, phong kiến. Chi tiết của phần này nói lên chính sách quản trị đất nước theo từng thời đại với quan điểm chủ quan của Lý Đông A. Sự nhận định của Lý Đông A trong phần này xin dành cho các nhà sử học quyết định.

Cơ sở Cơ năng Hiến pháp

1. "Xã hội cấu kết (90% là thành phần có tài sản rất ít và đây chính là gốc của dân tộc)"

2. "Văn hóa thời đại (phục vụ xã hội)"

3. "Chính trị lộ tuyến (cứu quốc, tồn chủng, dân tộc văn minh)"

4. "Lịch sử đặc thù (đạo, học, sử, và binh thống)"

5. "Kinh tế quan hệ (quốc dân tư bản xã hội hóa kiến thiết)"

6. "Cách mạng sử thống (kế hoạch cách mạng và chính trị)"

Hiến pháp dựa trên cơ sở của xã hội, văn hóa, chính hrị, lịch sử, kinh tế... nhưng "Cách mạng sử thống" có thực sự chính xác không ? Cách mạng dân chủ phát xuất từ cuộc nổi dậy của dân Pháp lật đổ Vương quyền đã dựa theo các điều kiện trên. Nhưng cuộc cách mạng của Nhật thời Minh Trị đã không vì các yếu tố trên mà vì áp lực quân sự của Tây Phương đòi hỏi Nhật phải canh tân. Ngay cả nền kinh tế tư bản thì phải chăng cần phải nhìn đó là một Bình sản tư bản, có nghĩa là tư bản lợi nhuận nhưng đồng thời quan tâm đến sự công bằng của xã hội, môi trường sống, và biết thế nào là đủ chứ không phải tư bản trong lòng tham không đáy như nền tư bản của Tây Phương tạo ra 1% có rất nhiều và 99% còn lại của xã hội có rất ít.

Tính chất Cơ năng Hiến pháp

1. "Trọn vẹn : Chính trị cơ cấu là một bộ phận trong cơ cấu toàn thể của quốc dân sinh hoạt. Chính trị cơ cấu như thần kinh hệ thống ăn suốt cơ thể".

2. "Liên hệ : Cơ năng tính chất suốt : dọc – ngang, động – tĩnh, quyền – năng".

3. "Đối lưu : Xem cơ năng hiến pháp phải xem suốt kiến quốc chính sách, nó là thể hệ của Thắng Nghĩa, tức Duy Dân chính trị. Có ba hệ : quốc, tư xã hội sinh hoạt, cơ năng toàn xã hội sinh hoạt theo tinh thần của tương hỗ chủ nghĩa và hợp tác dân chủ phối hợp với nhân kỷ lập thể là đại toàn". 

Tính chất "trọn vẹn", "liên hệ" và "đối lưu" có thể không rõ nghĩa nếu không hiểu "tổng thể", "đan quyền", "tung hợp" cũng như "biện chứng pháp" trong Duy Dân chủ nghĩa.

Chính trị cơ cấu được ví như hệ thần kinh điều hành tất cả các hoạt động trong chính quyền và trong dân chúng. Đây là hệ thống hữu tương để cùng nhau thăng tiến. Một cơ năng trong chính quyền hay xã hội bị hư hỏng thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi sinh hoạt khác trong xã hội. Cho nên tính trọn vẹn, liên hệ, đối lưu phải đạt được để hài hòa quyền lợi của cá nhân, xã hội và quốc gia.

Trần Công Lân

Nguồn : quyenduocbiet, 25/04/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trần Công Lân
Read 1012 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)