Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

02/05/2021

4. Duy Dân Cơ Năng : Chính trị

Trần Công Lân

Phần 4

Chính trị trong Duy Dân Cơ Năng

chinhtri01

A. Chính trị

1. Quốc Dân Tham Chính Đại Hội (Thường Vụ Ủy Viên Hội) : với quyền sáng chế, phúc quyết, tuyển cử, bãi miễn.

2. Quốc Trưởng và Xu Mật Viện :

- Quốc trưởng do Quốc Dân Đại Hội đề ra và quốc dân tuyển cử.

- Xu Mật viện do Quốc Trưởng đề ra và do Đại Hội tuyển cử.

Xu Mật Viện tự suy tôn (bầu chọn) Tổng Lãm Đoàn (Theo ghi chú thì Tổng Lãm là nắm cả quyền trong tay, tương đối tối nghĩa. có thể coi như Board of Directors), trực tiếp giúp Quốc Trưởng về chính trị, giải thích quốc sách, hiến pháp, chỉ đạo pháp trị và nhân sự, quyền trù hoạch (đưa ra dự án, hướng đi) qui mô và pháp độ quốc gia.

Tổng Lãm đoàn gồm 30 viên thuộc các viện : Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội, Đảng Tổng Bộ, Chủ Kế Tỉnh (cơ quan phụ trách sổ sách, tính toán).

Xu Mật Viện có nhiệm vụ : kiến quốc đại mưu, nguyên tắc chính trị : thực thi tam phân (phân công, phân mệnh, phân lợi), lập pháp nguyên tắc, quân sự đại kế, tài chính phương châm, chỉnh cơ (điều chỉnh cơ quan), chỉnh quân nhân tuyển.

Phương thức làm việc của Xu Mật Viện là trù hoạch đại sự, liên tịch hội nghị với Hành Chính Viện, Nghiên Cứu Viện (do các đảng tổ chức ra) được độc lập, chú ý thực hiện dân tộc thượng tầng ý thức, thống nhất dân tộc cơ năng, hành động hài hòa.

Quốc Dân Tham Chính Đại Hội (Thường Vụ Ủy Viên Hội), có chỗ ghi là Quốc Dân Đại Hội, là cơ cấu do công dân đoàn bầu lên với quyền sáng chế, phúc quyết, tuyển cử, bãi miễn (tương đương với Quốc hội của chế độ Liên Bang Hoa kỳ về quyền Lập Pháp).

Quốc Trưởng do Quốc Dân Đại Hội đề ra (3 người) và quốc dân tuyển cử chọn một trong 3 vị này.

Xu Mật Viện (một hình thức của Chính Trị Bộ theo chế độ cộng sản hay Ban Tham Mưu) do Quốc Trưởng đề ra và do Quốc Dân Đại Hội tuyển cử. Sự kiện Xu Mật Viện sử dụng danh xưng Tổng Lãm đoàn có ý nghĩa gì ? Nhưng vai trò của Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội (giúp Xu Mật Viện thực thi phân công, nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm thảo và lãnh đạo các hội nghị kinh tế, kỹ thuật tự, bản, lao động, thương và nông nghiệp.) ; Đảng Tổng Bộ (đảng Duy Dân ?) và Chủ Kế Tỉnh sẽ quan trọng như thế nào : trình độ chính trị, khả năng tổ chức, tham mưu... nếu giả sử không có Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội và Chủ Kế Tỉnh (lo phụ trợ hành chính và khảo hạch hành chính, thống kê, điều tra quốc thể, nghiên cứu chuyên môn) thì Đảng Tổng bộ sẽ làm gì ? Ngược lại, nếu không có đảng Duy Dân, Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội thì sao ?

Danh từ Tổng Lãm đoàn có thực sự cần thiết hay không ? Nếu những nhân sự trong cơ cấu này trợ giúp Quốc Trưởng trong những việc tối mật thì sự chọn lựa do Quốc Trưởng quyết định phù hợp hơn là do Quốc Dân Đại Hội tuyển cử-chưa kể quy định nào thích hợp cho các nhân vật được Quốc Dân Đại Hội tiến cử ? Bỏ phiếu thì sẽ là bao nhiêu phần trăm ? Các đại biểu của Đại Hội sẽ có trình độ kiến thức như thế nào để chọn người có chuyên môn và khả năng giúp Quốc Trưởng ở cấp độ Xu Mật Viện ? Con số 30 có thích hợp không ? Hay là chọn một nhóm 5, 7 nhân sự phụ trách các lãnh vực quan trọng rồi những người này sẽ chọn các phụ tá tùy theo nhu cầu ? 

Sự kiện Lý Đông A đưa "chính trị" và "hành chính" vào Hiến Pháp có ý nghĩa gì ? Phải chăng Lý Đông A xem "chính trị" như là tài năng, năng khiếu của cá nhân với tầm nhìn (vision), lãnh đạo, thuyết phục... mà không phải ai cũng có (dĩ nhiên ngoài tài năng còn có cả đức độ chứ không phải chỉ dựa vào tài mà không dựa vào đức). Trong khi "hành chính" như là đức độ, cần mẫn của những ai không có khả năng như trên nhưng muốn phục vụ xã hội, đất nước. Họ sẵn sàng hy sinh sự kiếm sống trong lãnh vực tư nhân để có cơ hội đóng góp cho đất nước. Vì thế họ cần được sự bảo vệ của Hiến Pháp ? Vì cho dù sự thăng trầm của các nhân vật, đảng chính trị thì hệ thống "hành chính" điều hành xã hội, quốc gia vẫn tồn tại.

Một điểm khác mà thế hệ tương lai cần phải quan tâm, đây chỉ là những đề nghị. Tùy vào thực tế của thời thế lúc bấy giờ để sửa đổi cho phù hợp với thực tại. Vấn đề chính không phải thực hiện theo đúng đề nghị mà phải suy tư, xem xét lợi hại và áp dụng được thực tế hay không để tùy nghi ứng biến. Đây chính là điểm hay của Duy Dân là mở chứ không đóng khung.

B. Hành Chính

1. Lập Pháp Viện : Hành chính thiết kế, pháp luật định chế, tổ chức các ủy ban (?).

2. Hành Chính Viện : Gồm các bộ Đặc Vụ, Thiết Kế, Quốc Vụ Khanh, Ngoại Chính, Nội Chính, Văn Chính, Dân Chính, Quân Chính, Pháp Chính, Lộ Chính, Tài Chính...

3. Tư Pháp Viện, Giám Sát Viện : thẩm kế, đàn hạch, trừng giới.

4. Quan Chính Viện : huấn luyện lãnh đạo, chính trị lãnh đạo, công tác lãnh đạo, bồi dưỡng, bảo chướng (giữ gìn, che chở) xã hội.

5. Khảo Thí Viện : khảo hạch.

Theo Duy Dân Cương Thường (trong phần Cơ Năng Hiến Pháp) thì Ất : Hành Chính Tổng Cơ không có Khảo Thí Viện mà chỉ có Khảo Hạch Bộ Phận gồm : Tư Pháp Viện và Kê Sát Viện. Xét trên nhiệm vụ thì "khảo hạch" hay "khảo thí" gần giống nhau nhưng không thể đồng nhất khi Duy Dân Cơ Năng đưa ra Tư Pháp Viện mà lại không có Kê Sát Viện, hay đó là Giám Sát Viện ?

Mặc dù gọi là Hành Chánh nhưng những cơ quan này có quyền hạn không phải chỉ là trên lãnh vực hành chánh, giấy tờ mà làm ra luật như ở Lập Pháp Viện. Hành Chánh ở đây được hiểu là nếu bên Chính Trị có thay đổi người thì những cơ quan này vẫn tồn tại. Và những cơ quan bên Chính Trị phải lệ thuộc vào những cơ quan Hành Chánh này bởi đây là cơ chế Cơ Năng – Bản Vị chứ không phải là cơ chế Phân Quyền của Mỹ hay của các nước Tây Phương. Tất cả những cơ quan bên Chính Trị và Hành Chính là những Cơ Năng và hợp lại để tạo thành Bản Vị (Chính Quyền Duy Dân). Không thể nào có một Chính Quyền Duy Dân nếu thiếu một trong những Cơ Năng được nhắc đến trong Duy Dân Cơ Năng.

chinhtri1

Xu Mật Viện tổ chức

1. Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội :

Địa phương phân hội, giới phân hội, xưởng phân hội, đại biểu chuyên môn các nghiệp đoàn, Trung Ương Ủy Hội trực tiếp giúp Xu Mật Viện thực thi phân công, nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm thảo và lãnh đạo các hội nghị kinh tế, kỹ thuật, tư bản, lao động, thương và nông nghiệp.

Nói chung đây là các hội đoàn trong xã hội có ảnh hưởng đến đời sống của quốc dân. Sự kiện các nhân vật thuộc các lãnh vực này có nhân sự, nhưng liệu có đủ trình độ để giúp Xu Mật Viện ở mức độ chỉ đạo thuộc tầm mức chiến lược ?

2. Lao động hội nghị : các đại biểu lao động hợp nghị ở các hội đoàn lao động trong xã hội.

Hai hội nghị này giúp thực hành tam phân (Phân Công, Phân Mệnh, Phân Lợi) chính trị đạt hợp lý, điều hòa xã hội và tinh thần thống nhất quốc dân.

"Chủ Kế Tỉnh : Chia ba : Hội Kế Xứ, Tuế Kế Xứ, Thống Kế Xứ, phù trợ hành chánh và khảo hạch hành chánh : công cụ thống kê, quốc thể điều tra, nghiên cứu chuyên môn vấn đề.

Chủ Pháp Tỉnh : Chia ba : Nghị Pháp Xứ (mưu lược, kế hoạch), Thẩm Pháp Xứ (thẩm tra, giải thích), Thiết Pháp Xứ (chuyên môn kế hoạch) khởi thảo đề án, kế hoạch hành chính và vận dụng hành chính. 

Chủ Viên Tỉnh : Chia ba : Dưỡng Viên Xứ, Thành Viên Xứ, Động Viên Xứ (chỉ đạo công tác, phù trợ tiến tu) bồi dưỡng hành chính và ổn kiện hành chính".

Ba tỉnh này thi hành hội nghị chế độ : giáo dưỡng văn hóa, động viên nhân lực.

"Quân Bản Bộ : Tối cao thống súy quyền, quốc gia tổng động viên thực thi, chuẩn bị sự vụ.

Đảng Tổng Bộ : Lãnh đạo và vận hành đảng chính.

Chủ Công Tỉnh : Chia bốn : Sinh Sản Xứ, Nguyên Liệu Xứ, Phân Phối Xứ (kiêm ưu tiên quyền hành thống chế kế hoạch sinh sản (quân dân) hoạt động : chỉ đạo sinh sản, phân phối, tiêu thụ, mậu dịch, hoàn thành cơ sở kinh tế của tam phân chế độ), Trừu Tàng Xứ.

Khách Kế Tỉnh : Chia ba : Thủy Kế Xứ (quốc nội tình báo, tăng thêm các nhân tố tinh thần, xác định thủy kế hoàn thành dân tộc tinh thần hòa hài thống nhất), Nhị Kế Xứ (quốc tế chính trị toàn bộ tình báo, chủ trương mưu công), Tam Kế Xứ (quốc tế quân sự tình báo, chủ trương dựng gián, hoàn thành chính lược, chiến lược, tài liệu), đó là sự biết người biết mình.

Chủ Thực Tỉnh : Chia ba : Nhân Chủng Kiến Thiết Xứ, Sinh Hoạt Thiết Kế Xứ, Đồng Nhân Kế Hoạch Xứ (hoàn thành Đồng Nhân quốc sách của quốc gia)".

Cơ cấu tổ chức của Xu Mật Viện khi mới thành hình thì sẽ như thế nào ? Khi thành lập các cơ phận đó thì chọn nhân sự và huấn luyện sẽ như thế nào ? Ai là người của Xu Mật Viện sẽ phụ trách thực hiện ? Sự kiện dùng các tên gọi của các bộ phận này có thể không thích hợp với thời hiện đại nhưng nếu chú trọng đến nhiệm vụ thì vẫn có thể duy trì dưới tên gọi khác thích hợp hơn.

Trần Công Lân

Nguồn : quyenduocbiet, 09/04/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trần Công Lân
Read 906 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)