Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 02 mai 2021 20:02

4. Duy Dân Cơ Năng : Chính trị

Phần 4

Chính trị trong Duy Dân Cơ Năng

chinhtri01

A. Chính trị

1. Quốc Dân Tham Chính Đại Hội (Thường Vụ Ủy Viên Hội) : với quyền sáng chế, phúc quyết, tuyển cử, bãi miễn.

2. Quốc Trưởng và Xu Mật Viện :

- Quốc trưởng do Quốc Dân Đại Hội đề ra và quốc dân tuyển cử.

- Xu Mật viện do Quốc Trưởng đề ra và do Đại Hội tuyển cử.

Xu Mật Viện tự suy tôn (bầu chọn) Tổng Lãm Đoàn (Theo ghi chú thì Tổng Lãm là nắm cả quyền trong tay, tương đối tối nghĩa. có thể coi như Board of Directors), trực tiếp giúp Quốc Trưởng về chính trị, giải thích quốc sách, hiến pháp, chỉ đạo pháp trị và nhân sự, quyền trù hoạch (đưa ra dự án, hướng đi) qui mô và pháp độ quốc gia.

Tổng Lãm đoàn gồm 30 viên thuộc các viện : Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội, Đảng Tổng Bộ, Chủ Kế Tỉnh (cơ quan phụ trách sổ sách, tính toán).

Xu Mật Viện có nhiệm vụ : kiến quốc đại mưu, nguyên tắc chính trị : thực thi tam phân (phân công, phân mệnh, phân lợi), lập pháp nguyên tắc, quân sự đại kế, tài chính phương châm, chỉnh cơ (điều chỉnh cơ quan), chỉnh quân nhân tuyển.

Phương thức làm việc của Xu Mật Viện là trù hoạch đại sự, liên tịch hội nghị với Hành Chính Viện, Nghiên Cứu Viện (do các đảng tổ chức ra) được độc lập, chú ý thực hiện dân tộc thượng tầng ý thức, thống nhất dân tộc cơ năng, hành động hài hòa.

Quốc Dân Tham Chính Đại Hội (Thường Vụ Ủy Viên Hội), có chỗ ghi là Quốc Dân Đại Hội, là cơ cấu do công dân đoàn bầu lên với quyền sáng chế, phúc quyết, tuyển cử, bãi miễn (tương đương với Quốc hội của chế độ Liên Bang Hoa kỳ về quyền Lập Pháp).

Quốc Trưởng do Quốc Dân Đại Hội đề ra (3 người) và quốc dân tuyển cử chọn một trong 3 vị này.

Xu Mật Viện (một hình thức của Chính Trị Bộ theo chế độ cộng sản hay Ban Tham Mưu) do Quốc Trưởng đề ra và do Quốc Dân Đại Hội tuyển cử. Sự kiện Xu Mật Viện sử dụng danh xưng Tổng Lãm đoàn có ý nghĩa gì ? Nhưng vai trò của Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội (giúp Xu Mật Viện thực thi phân công, nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm thảo và lãnh đạo các hội nghị kinh tế, kỹ thuật tự, bản, lao động, thương và nông nghiệp.) ; Đảng Tổng Bộ (đảng Duy Dân ?) và Chủ Kế Tỉnh sẽ quan trọng như thế nào : trình độ chính trị, khả năng tổ chức, tham mưu... nếu giả sử không có Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội và Chủ Kế Tỉnh (lo phụ trợ hành chính và khảo hạch hành chính, thống kê, điều tra quốc thể, nghiên cứu chuyên môn) thì Đảng Tổng bộ sẽ làm gì ? Ngược lại, nếu không có đảng Duy Dân, Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội thì sao ?

Danh từ Tổng Lãm đoàn có thực sự cần thiết hay không ? Nếu những nhân sự trong cơ cấu này trợ giúp Quốc Trưởng trong những việc tối mật thì sự chọn lựa do Quốc Trưởng quyết định phù hợp hơn là do Quốc Dân Đại Hội tuyển cử-chưa kể quy định nào thích hợp cho các nhân vật được Quốc Dân Đại Hội tiến cử ? Bỏ phiếu thì sẽ là bao nhiêu phần trăm ? Các đại biểu của Đại Hội sẽ có trình độ kiến thức như thế nào để chọn người có chuyên môn và khả năng giúp Quốc Trưởng ở cấp độ Xu Mật Viện ? Con số 30 có thích hợp không ? Hay là chọn một nhóm 5, 7 nhân sự phụ trách các lãnh vực quan trọng rồi những người này sẽ chọn các phụ tá tùy theo nhu cầu ? 

Sự kiện Lý Đông A đưa "chính trị" và "hành chính" vào Hiến Pháp có ý nghĩa gì ? Phải chăng Lý Đông A xem "chính trị" như là tài năng, năng khiếu của cá nhân với tầm nhìn (vision), lãnh đạo, thuyết phục... mà không phải ai cũng có (dĩ nhiên ngoài tài năng còn có cả đức độ chứ không phải chỉ dựa vào tài mà không dựa vào đức). Trong khi "hành chính" như là đức độ, cần mẫn của những ai không có khả năng như trên nhưng muốn phục vụ xã hội, đất nước. Họ sẵn sàng hy sinh sự kiếm sống trong lãnh vực tư nhân để có cơ hội đóng góp cho đất nước. Vì thế họ cần được sự bảo vệ của Hiến Pháp ? Vì cho dù sự thăng trầm của các nhân vật, đảng chính trị thì hệ thống "hành chính" điều hành xã hội, quốc gia vẫn tồn tại.

Một điểm khác mà thế hệ tương lai cần phải quan tâm, đây chỉ là những đề nghị. Tùy vào thực tế của thời thế lúc bấy giờ để sửa đổi cho phù hợp với thực tại. Vấn đề chính không phải thực hiện theo đúng đề nghị mà phải suy tư, xem xét lợi hại và áp dụng được thực tế hay không để tùy nghi ứng biến. Đây chính là điểm hay của Duy Dân là mở chứ không đóng khung.

B. Hành Chính

1. Lập Pháp Viện : Hành chính thiết kế, pháp luật định chế, tổ chức các ủy ban (?).

2. Hành Chính Viện : Gồm các bộ Đặc Vụ, Thiết Kế, Quốc Vụ Khanh, Ngoại Chính, Nội Chính, Văn Chính, Dân Chính, Quân Chính, Pháp Chính, Lộ Chính, Tài Chính...

3. Tư Pháp Viện, Giám Sát Viện : thẩm kế, đàn hạch, trừng giới.

4. Quan Chính Viện : huấn luyện lãnh đạo, chính trị lãnh đạo, công tác lãnh đạo, bồi dưỡng, bảo chướng (giữ gìn, che chở) xã hội.

5. Khảo Thí Viện : khảo hạch.

Theo Duy Dân Cương Thường (trong phần Cơ Năng Hiến Pháp) thì Ất : Hành Chính Tổng Cơ không có Khảo Thí Viện mà chỉ có Khảo Hạch Bộ Phận gồm : Tư Pháp Viện và Kê Sát Viện. Xét trên nhiệm vụ thì "khảo hạch" hay "khảo thí" gần giống nhau nhưng không thể đồng nhất khi Duy Dân Cơ Năng đưa ra Tư Pháp Viện mà lại không có Kê Sát Viện, hay đó là Giám Sát Viện ?

Mặc dù gọi là Hành Chánh nhưng những cơ quan này có quyền hạn không phải chỉ là trên lãnh vực hành chánh, giấy tờ mà làm ra luật như ở Lập Pháp Viện. Hành Chánh ở đây được hiểu là nếu bên Chính Trị có thay đổi người thì những cơ quan này vẫn tồn tại. Và những cơ quan bên Chính Trị phải lệ thuộc vào những cơ quan Hành Chánh này bởi đây là cơ chế Cơ Năng – Bản Vị chứ không phải là cơ chế Phân Quyền của Mỹ hay của các nước Tây Phương. Tất cả những cơ quan bên Chính Trị và Hành Chính là những Cơ Năng và hợp lại để tạo thành Bản Vị (Chính Quyền Duy Dân). Không thể nào có một Chính Quyền Duy Dân nếu thiếu một trong những Cơ Năng được nhắc đến trong Duy Dân Cơ Năng.

chinhtri1

Xu Mật Viện tổ chức

1. Dân Tộc Cộng Hòa Dực Tán Hội :

Địa phương phân hội, giới phân hội, xưởng phân hội, đại biểu chuyên môn các nghiệp đoàn, Trung Ương Ủy Hội trực tiếp giúp Xu Mật Viện thực thi phân công, nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm thảo và lãnh đạo các hội nghị kinh tế, kỹ thuật, tư bản, lao động, thương và nông nghiệp.

Nói chung đây là các hội đoàn trong xã hội có ảnh hưởng đến đời sống của quốc dân. Sự kiện các nhân vật thuộc các lãnh vực này có nhân sự, nhưng liệu có đủ trình độ để giúp Xu Mật Viện ở mức độ chỉ đạo thuộc tầm mức chiến lược ?

2. Lao động hội nghị : các đại biểu lao động hợp nghị ở các hội đoàn lao động trong xã hội.

Hai hội nghị này giúp thực hành tam phân (Phân Công, Phân Mệnh, Phân Lợi) chính trị đạt hợp lý, điều hòa xã hội và tinh thần thống nhất quốc dân.

"Chủ Kế Tỉnh : Chia ba : Hội Kế Xứ, Tuế Kế Xứ, Thống Kế Xứ, phù trợ hành chánh và khảo hạch hành chánh : công cụ thống kê, quốc thể điều tra, nghiên cứu chuyên môn vấn đề.

Chủ Pháp Tỉnh : Chia ba : Nghị Pháp Xứ (mưu lược, kế hoạch), Thẩm Pháp Xứ (thẩm tra, giải thích), Thiết Pháp Xứ (chuyên môn kế hoạch) khởi thảo đề án, kế hoạch hành chính và vận dụng hành chính. 

Chủ Viên Tỉnh : Chia ba : Dưỡng Viên Xứ, Thành Viên Xứ, Động Viên Xứ (chỉ đạo công tác, phù trợ tiến tu) bồi dưỡng hành chính và ổn kiện hành chính".

Ba tỉnh này thi hành hội nghị chế độ : giáo dưỡng văn hóa, động viên nhân lực.

"Quân Bản Bộ : Tối cao thống súy quyền, quốc gia tổng động viên thực thi, chuẩn bị sự vụ.

Đảng Tổng Bộ : Lãnh đạo và vận hành đảng chính.

Chủ Công Tỉnh : Chia bốn : Sinh Sản Xứ, Nguyên Liệu Xứ, Phân Phối Xứ (kiêm ưu tiên quyền hành thống chế kế hoạch sinh sản (quân dân) hoạt động : chỉ đạo sinh sản, phân phối, tiêu thụ, mậu dịch, hoàn thành cơ sở kinh tế của tam phân chế độ), Trừu Tàng Xứ.

Khách Kế Tỉnh : Chia ba : Thủy Kế Xứ (quốc nội tình báo, tăng thêm các nhân tố tinh thần, xác định thủy kế hoàn thành dân tộc tinh thần hòa hài thống nhất), Nhị Kế Xứ (quốc tế chính trị toàn bộ tình báo, chủ trương mưu công), Tam Kế Xứ (quốc tế quân sự tình báo, chủ trương dựng gián, hoàn thành chính lược, chiến lược, tài liệu), đó là sự biết người biết mình.

Chủ Thực Tỉnh : Chia ba : Nhân Chủng Kiến Thiết Xứ, Sinh Hoạt Thiết Kế Xứ, Đồng Nhân Kế Hoạch Xứ (hoàn thành Đồng Nhân quốc sách của quốc gia)".

Cơ cấu tổ chức của Xu Mật Viện khi mới thành hình thì sẽ như thế nào ? Khi thành lập các cơ phận đó thì chọn nhân sự và huấn luyện sẽ như thế nào ? Ai là người của Xu Mật Viện sẽ phụ trách thực hiện ? Sự kiện dùng các tên gọi của các bộ phận này có thể không thích hợp với thời hiện đại nhưng nếu chú trọng đến nhiệm vụ thì vẫn có thể duy trì dưới tên gọi khác thích hợp hơn.

Trần Công Lân

Nguồn : quyenduocbiet, 09/04/2021

Additional Info

  • Author Trần Công Lân
Published in Tư liệu
dimanche, 02 mai 2021 21:40

3. Duy Dân Cơ Năng : Công Việc

Phần 3

Công việc

lda1

1. "Công việc là sự biểu hiện nhiều mặt, nhiều lối, nhiều tầng, nhiều cách của sinh mệnh phối hợp với chu vi trong sự giao hỗ phức tạp qua xã hội biện chứng pháp mà thành. Sinh mệnh là căn cốt của thời đại, công việc là căn cốt của văn minh".

Con người sống với trí óc và tay chân sẽ dẫn đến công việc. Cùng là thời điểm, thời gian, không gian, vật dụng với nhu cầu... con người sẽ làm gì ? Đó là căn cốt của mọi thời đại, làm như thế nào ? Đó là căn cốt của văn minh, tiến bộ hay hủy diệt.

2. "Công việc là cơ sở duy nhất của hết thảy đời sống xã hội. Các điều kiện trọng yếu cho nhân loại tiến triển (đồng hóa, hỗn hóa, phân hóa), sự thực (hiện tượng, biểu tượng), chu vi thời gian (xưa, nay, mai), không gian (đây, đó, kia). Tất cả nhân tố đó giao hỗ qua sự biểu hiện của số. Cho nên Sinh Mệnh và Công Việc quy định theo nền tảng và các điều kiện trên. Công việc là sự nối dài của Sinh Mệnh ra vũ trụ".

Công việc của con người qua thời gian, không gian quyết định sự tồn vong của nhân loại qua lịch sử. Con người sống và làm việc để tồn tại và phát triển với thiên nhiên. Nếu con người không làm việc (công việc) thì sẽ không tồn tại hay phát triển. Công việc đối với con người là nhu cầu sống còn : kiếm ăn, nơi cư trú... cho dù có đủ điều kiện bảo đảm sự an toàn và cơm áo, con người vẫn có nhu cầu làm một công việc gì đó (hội họa, âm nhạc, câu cá, du lịch...). Nếu cá nhân có ý thức thì công việc sẽ ích lợi cho xã hội, nếu không sẽ gây trở ngại cho xã hội. Như vậy công việc là gạch nối giữa con người và xã hội. Con người, theo quá trình của lịch sử, luôn luôn chọn sự sống hướng thiện, vươn lên để tạo ra những nền văn minh vượt bực với nền văn minh trước đó. Tuy nhiên, nếu con người không biết chọn đúng công việc ; không biết quan tâm đến quá khứ, hiện tại, và tương lai thì sẽ làm cho sự văn minh bị hủy diệt do chính sự lựa chọn công việc không đúng, không phù hợp với lịch sử, thời gian, không gian, cùng với thực tế của hiện tại.

3. "Công việc có 3 thứ bậc : trước việc, đương việc và sau việc trên thời gian ; có 3 điểm : đây, đó, kia trên không gian. Số biểu hiện ra bằng 3-5-7. Khởi điểm và chung điếm là 1 và 9 ; biến là 10".

Chỉ có người mới có số, có chữ viết, có lịch sử, văn hóa... Trong công việc với thời gian, không gian là vô tận, con người dùng số để tính toán, điều khiển công việc qua các định luật, quy định.

Ở đây chúng ta phải đặt câu hỏi : Tại sao Lý Đông A viết như vậy và có ý gì ? Nếu quả thực Lý Đông A biết về Dịch Lý thì ông đã dựa vào Lý (thời gian, không gian) và số (3-5-7). Nhưng tại sao lại là 3-5-7 mà không là 2-4-6 ? Có thể giải thích như sau : con người kết thành tập thể trong xã hội thì sẽ có tranh luận, khi có bất đồng ý kiến thì nếu là 2-4-6 thì bên thuận và bên chống bằng nhau và như vậy không thể đi đến kết luận được. Chỉ có số lẻ 3-5-7 mới quyết định phe đa số. Thí dụ phán quyết của Tối Cao Pháp Viện là 5/4.

lda2

Còn khởi điểm 1 và chung điểm 9 và biến là 10 sẽ giải thích ra sao ? Nếu Lý Đông A biết về Mệnh Lý thì biết rằng khả năng con người có giới hạn vì điều kiện thể chất và khả năng, tư chất của mỗi cá nhân (thí dụ : tử vi). Công việc với thời-không gian thì vô hạn. Do đó Lý Đông A chọn giới hạn 1-9 và 10 là ranh giới để biến sang một giai đoạn khác. Biến (theo Dịch Lý) có 2 hướng :

1) bế tắc, gặp nguy hiểm hay bị chống đối nên cần phải thay đổi ;

2) biến cũng có thể là tăng trưởng, chuyển sang một giai đoạn cao hơn hay để thích ứng với thời- không gian.

Theo khoa Tử Vi Mệnh Lý thì cuộc sống con người có tiểu hạn (1 năm) và đại hạn (10 năm). Phải chăng Lý Đông A đã dựa theo để tạo cơ hội cho cá nhân một khi cá nhân đó có đại hạn tốt đẹp nhất của đời người để đóng góp cho xã hội ?

Mọi sự giải thích chỉ có tính tạm thời và cần đối chiếu với các tài liệu Lý Đông A khác để xác định giá trị về lý luận.

4. "Trước việc phải có điều tra, kế hoạch, chuẩn bị mà trung tâm là kế hoạch".

5. "Đương việc phải có chấp hành, cơ biến liên hệ, tiếp tế mà trung tâm là chuyển biến".

6. "Sau việc phải có thiện hậu (xếp đặt về sau), khảo hạch, chứng minh (kiểm thảo, cảnh giới) mà trung tâm là thiện hậu".

Qua bao thời đại, chế độ… con người đã thực hiện biết bao công trình… nhưng sự tiến bộ, tồn tại và phát triển đòi hỏi kỷ luật, trật tự và tổ chức, kế hoạch trong suốt tiến trình trước, đang và sau khi làm việc để làm kinh nghiệm học tập, nghiên cứu cho lớp sau.

lda3 (2)

Bất cứ công việc nào cũng phải có sự nghiên cứu thực tế để đưa ra kế hoạch. Sau khi đã có kế hoạch thì đưa vào thực hành nhưng trong thực hành phải biết điều chỉnh cho hợp với thực tế, hoàn cảnh, môi trường. Điều cuối cùng của công việc là kết quả ra sao. Liệu kế hoạch đặt ra có đạt được kết quả như ý muốn ? Nếu chưa thì tại sao ? Và nếu đạt được kết quả như ý muốn nhưng về lâu về dài ảnh hưởng đến môi trường, đến thế hệ tương lai thì kết quả đạt được đó không thiện (tốt) -- mà là kết quả lợi ngắn hạn nhưng hại dài hạn. Vậy thì có nên tiếp tục công việc hay phải tìm cách giải quyết cái hại ở tương lai trước khi tiếp tục công việc hiện tại ?

7. Muốn cho công việc được thành công phải chia công việc ra : bàn căn (việc trung tâm), thác tiết (liệu các nghịch biến phát sinh), ý ngoại (phòng bị những việc bất ngờ, nắm giữ biện chứng đó), thiện hậu (thu xếp cảnh giới trong trường hợp thắng bại)…

Bất cứ công việc nào đều phải đặt trọng điểm của công việc. Đây chính là mục tiêu cần phải đạt đến, cần phải giải quyết. Cái trọng điểm của công việc đó trong lúc thực hành sẽ đối diện với thực tế trong công việc (chủ quan) và ngoài công việc (khách quan), từ đó tạo ra kết quả của công việc tốt hoặc xấu, thắng hay bại.

Vũ trụ của loài người là Sinh mệnh

1. Sinh mệnh là chủ thể và là mục đích, tự mình và người là mục đích, là lý tưởng của Chân-Thiện-Mỹ. Cho nên triết học & khoa học của công việc là kỹ thuật ngọn. Triết học và khoa học của Tu dưỡng mới là gốc. Tu dưỡng sức sống là Sinh mệnh ; sự thăng hoa của Sinh Mệnh là công việc. Thăng hoa tốt, xấu, cao, thấp gọi là thành, bại, siêu việt, hay tê liệt. Cho nên tu dưỡng Tính, Tâm, Thân, Mệnh là gốc ; kỹ thuật cho đến phạm trù đạo đức, học vấn, sự nghiệp, giao tiếp chỉ là ngọn. Công việc có thể gọi là hình thức của Sinh mệnh. 

Thế giới của loài người là cuộc sống (sinh mệnh), là suy nghĩ, là làm việc... từ đó con người nhận ra Chân-Thiện-Mỹ. Cũng là làm việc có suy nghĩ (triết học), có tổ chức (khoa học) vẫn có thể dẫn đến hủy diệt nhân loại. Bởi vậy, Lý Đông A mới cho rằng triết học và khoa học của Tu dưỡng mới là gốc (chính yếu). Con người đang sống và đang làm gì nói lên sinh mệnh của hắn (tốt hay xấu) và có ích lợi cho xã hội, dân tộc hay không.

Sự Tu dưỡng để hoàn thiện cái gốc ở chính bản thân hầu kiện toàn tính tốt, tâm người, thân thể khỏe mạnh để chính tự mình nắm lấy mệnh của mình, làm chủ lấy chính mình. Khi đã đạt được tu dưỡng thì con người sẽ hiểu những phạm trù của đạo đức, học vấn, sự nghiệp, giao tiếp chỉ là phần ngọn. Nhiều người trong xã hội dựa vào phần ngọn để nhận định là gốc để rồi tự chính mình không thể trưởng thành bởi làm sao một cây đặt ngọn dưới đất có thể mọc lên ? Nhận định, đánh giá một con người không phải ở học thức, địa vị xã hội, sự nghiệp, kinh nghiệm tù đày mà là ở cái nhân cách và tư cách của cá nhân đó. Nhân cách và tư cách chỉ đạt được khi chính cá nhân đó đạt được tu dưỡng ở chính mình.

2. Tâm thuật là chủ, kỹ thuật là phó áp dụng cho cả Chính-Chiến-Thế-Luận. Tâm thuật là thủy kế, kỹ thuật là chủ kế với khách kế bằng tác dụng trực tiếp, phản xạ của tâm thuật.

Con người có bộ óc đặc biệt hơn các loài vật khác vì có suy nghĩ, lý luận. Tâm thuật là cách suy nghĩ hay nghệ thuật suy nghĩ trong mọi mặt của đời sống con người trên lãnh vực Chính (chính trị), Chiến (chiến tranh), Thế (hoàn cảnh, thời thế của đời sống), Luận (sự bàn thảo, lý luận để giải thích, tìm hiểu). Thủy kế là đồng hồ đo nước ; nước là chất có thế thẩm thấu qua mọi hình thức, tác dụng trên mọi vật, mọi hoàn cảnh.

Tại sao phải đặt Tâm Thuật là chính trong khi Kỹ Thuật là phụ ? Đơn giản nếu người sử dụng kỹ thuật mà không có tâm thì cái kỹ thuật đó có thể làm hại đến xã hội, đến nhân loại. Cho nên Tâm Thuật phải luôn luôn là cái chính trong sự sinh hoạt của xã hội. Thí dụ trong năm 2019, tại Ấn Độ, một vị bác sĩ dùng kỹ thuật khoa học để cấy tinh trùng của ông chồng 77 tuổi, vào trứng của một phụ nữ khác và đặt vào tử cung của bà vợ ông này 73 tuổi. Cuối cùng bà vợ sanh hai đứa con gái mỗi đứa nặng khoảng một ký tám. Đây là trường hợp kỹ thuật làm chủ tâm thuật bởi nếu tâm thuật làm chủ thì người bác sĩ này sẽ không làm chuyện này với người đã lớn tuổi mà không quan tâm đến hậu quả ra sao cho người mẹ và đứa trẻ sinh ra ở một người đã trên 70 tuổi.

Bốn công chủ nghĩa

1. Công bản chủ nghĩa : Tổng sản lượng quốc gia là công toàn quốc gia, phàm các nguồn tài sản đều thuộc về công cộng chi phối.

2. Công lao chủ nghĩa : lao công bất cứ ngành nào, nhân dân bất cứ ngành nào đều trực tiếp thuộc về kế hoạch quốc gia : Phân Mệnh, Phân Công, Phân Lợi.

3. Công phối chủ nghĩa : sự phân phối tài nguyên, lợi tức qui về quốc gia thống nhất thi hành.

4. Công Độ chủ nghĩa : tài chính cộng đồng, sở hữu tài nguyên, thù đãi công tư đều do quốc gia xử lý.

Khi con người kết thành quốc gia thì tài nguyên trên lãnh thổ thuộc tập thể và coi như mọi người đều có quyền hưởng thụ. Khi một người có công khai thác tài nguyên đó không có nghĩa là càng khai thác nhiều là sẽ có tư hữu tối đa vì nếu không có sự phân phối, qui định tương xứng sẽ sinh tranh chấp. Nếu con người do sinh mệnh tâm lý để thích hợp với công việc này hay việc kia thì sự thụ hưởng lợi ích của một cá nhân đương nhiên chịu chi phối của những cá nhân trong lãnh vực khác cho dù không hiện diện hay trực tiếp tham dự nguồn lợi tạo ra. Bốn công chủ nghĩa hạn chế sự vơ vét tài nguyên quốc gia hay dịch vụ trong xã hội mà mọi người đều đóng góp trực tiếp hay gián tiếp.

Cần phải hiểu tài nguyên thiên nhiên là những cái đã có sẵn chẳng hạn như dầu thô, chất kim loại nằm trong lòng đất ; các loại thú trên sông, biển, rừng ; đất đai hoang dã mà chưa có ai làm chủ hoặc khai thác. Tất cả những tài nguyên này là của chung, thuộc về tài sản quốc gia và sẽ được quy định trong việc khai thác những tài nguyên này nhằm bảo đảm hệ sinh thái của thiên nhiên không bị thay đổi nhiều, ảnh hưởng đến đời sống của xã hội, của các loài khác sống trên trái đất. Phân mệnh, phân công và phân lợi là ba điểm rất quan trọng để tránh tình trạng đồng lương trả quá nhiều cho một cá nhân, cho dù cá nhân đó tài giỏi cách mấy. Thí dụ anh CEO của hãng xe Uber nhận đồng lương trong năm 2018 là 45 triệu trong khi những người lái xe mỗi ngày, tiền lương chẳng là bao nhiêu. Đây là sự phân lợi không công bằng cho dù là một anh CEO thật giỏi, anh ta cũng chẳng làm được việc gì nếu không có hàng triệu người tài xế của Uber đem tiền vào cho công ty.

Lâm thời tổ chức

Khi quốc gia trong tình trạng lâm thời : nhân tài chưa đủ, hành chính chưa chu đáo, hay trong thời kỳ quân chính (thiết quân luật ?) có thể lấy Xu Mật Viện (Chỉnh Lý Viện) làm cơ quan tối cao xử lý mọi chuyện chính trị- hành chính cũng như sửa soạn thực hiện Cơ Năng Hiến Pháp.

Vậy Xu Mật Viện là những ai ? Là tổ chức tập hợp của các hội chuyên gia (Cộng Hòa Dực Tán Hội) và giới lao động (Lao Động Hội Nghị) ? Không thấy nói vai trò của Phụ Xu Mật Viện (7 tỉnh). Nếu là lâm thời thì 7 viện (Chính Trị Nghiên Cứu, Lập Pháp, Hành Chính, Tư Pháp, Quan Chính, Khảo Thí, Giám Sát) chưa hiện hữu nhưng phải xử lý hết thảy chính trị và hành chính đồng thời sửa soạn Cơ Năng Hiến Pháp. Có thể đây là giai đoạn quan trọng nhất của tiến trình thực hiện chủ nghĩa Duy Dân dựa trên cơ cấu mong manh và nhân sự khó kiểm soát.

Trung khu Liên tịch Hội nghị

Là hội nghị hành chính trong phạm vi từng bộ do Xu Mật Viện hay các bộ triệu tập nhằm mục đích điều chỉnh từng bộ và để liên lạc, thống nhất sự làm việc giữa Chính Trị và Hành Chính. Ví như trung khu liên hợp kinh tế hội nghị, tài chính, nội vụ, ngoại giao, quân huấn chỉ đạo, giáo dục quốc dân phục vụ chỉ đạo v.v… dưới các cuộc Trung Khu Liên Nghị đó có các giới hành chính hội nghị do các viện, bộ, hội có quan hệ chủ trì ; mục đích là để điều chỉnh, liên lạc các cấp, các giới ví như hành chính giới hội nghị, tài chính giới, văn hóa giới, kinh tế giới, thanh niên, phụ nữ …

Phải chăng Trung Khu Liên Tịch Hội Nghị chỉ xuất hiện trong giai đoạn lâm thời cơ cấu chính quyền chưa chính thức thành hình qua Cơ Năng Hiến Pháp ? Vì được triệu tập trong phạm vi từng bộ do Xu Mật Viện và Hành Chính Viện triệu tập để điều chỉnh sinh hoạt các ngành, các cấp, các lãnh vực.

Quốc sách căn bản thắng nghĩa quốc gia & cơ năng hiến pháp

Cơ Năng Hiến Pháp dựa vào nguyên lý quốc gia cơ năng qua tung hợp quốc gia quyền lực, nhân dân và ý chí, nhân sự luật tắc.

Quốc gia lập pháp cần phải có quy mô, chia ra pháp trị và nhân sự, hai hệ tung hợp lại thành cơ năng sinh hoạt :

- Tung hợp CHÍNH quyền và TRỊ quyền thành chính trị nhất nguyên ;

- Tung hợp hệ thống và hoành liên hệ thành tung hoành nhất quán ;

- Tung hợp động và tĩnh thành động tĩnh nhất khu ;

- Tung hợp quyền và năng thành quyền năng nhất thống ;

- Tung hợp Chính Trị và Hành Chính thành một quốc gia hòa hài.

Ở đây Lý Đông A đã không nói trong Cơ Năng Hiến Pháp phải như thế nào, có những gì, Lý Đông A chỉ đưa ra điều kiện Cơ Năng Hiến Pháp "cần" có để thực hiện "quyền năng nhất thống, tung hợp chính trị" để có "quốc gia tổ chức hòa hài" như là điều kiện "đủ".


Trần Công Lan

Nguồn : quyenduocbiet, 07/04/2021

Additional Info

  • Author Trần Công Lân
Published in Tư liệu

Phần 2

Khoa học quản lý

duydan01

A. Bản chất quản lý

1. Quản lý là điều chỉnh sinh mệnh với công việc, qua chế độ tổ chức mà vận dụng để đạt yêu cầu hữu hiệu đối với cá nhân và dân tộc.

2. Cho nên quản lý phải có các nguyên lý, phương thức, phương pháp và trình tự của sinh mệnh và của công việc (xem Triết Học Công Việc bên trên)

3. Khoa học quản lý ứng dụng các điều trên vận dụng vào người-việc nhằm mục đích thực hiện kế hoạch có hiệu suất, hiệu dụng theo nhu cầu.

4. Khi nói khoa học quản lý là nói đến khoa học của công việc.

5. Cách học hỏi công việc (học thuật) là sự thích ứng các điều trên với tính chất của việc làm : chính thuật, chiến thuật, công nghiệp, nghiên cứu...

6. Nắm giữ trung tâm của vận động, các quy luật vận động, phương hướng vận động và Duy Dân biện chứng để đối chiếu, điều hòa các duyên nghiệp đó là lẽ thắng và số thắng của công việc và quản lý.

Bản chất của quản lý không những thuần túy là công việc mà gồm cả nhân sự. Công việc phải được sắp xếp cho đúng với tài năng, khả năng, tất năng của mỗi cá nhân thì bộ máy của xã hội, công việc của xã hội mới đạt được năng suất của nó. Không thể nào tiếp tục chuyện Hồng hơn Chuyên (không cần chuyên môn mà cần sự trung thành với đảng) như Đảng cộng sản Việt Nam sử dụng hiện giờ bởi kết quả Hồng hơn Chuyên đó hủy hoại toàn bộ văn hóa Việt tộc có từ hơn bốn ngàn năm qua ; hủy hoại con người Việt để trở thành vô cảm, tham sống sợ chết, sẵn sàng làm nô lệ cho đồng tiền, cho ngoại bang. Cũng không thể nào cá nhân thành công về mặt kinh doanh thì có thể có đủ đạo đức, tài năng làm chuyện lãnh đạo đất nước. Cách quản trị một công ty hoàn toàn khác biệt với cách quản trị một đất nước.

quanly1

B. Nguyên tắc quản lý

1. Trình tự Trước-Đang-Sau việc phải được tính toán trên thống kê (Thống), sự phân bố kế hoạch (Phân), tung hoành (khảo hạch : hợp), dự liệu sự tiến hóa của nó.

2. Sự-Quyền-Trách là 3 phạm trù của nhân sự sẽ quyết định, chủ động công việc theo 3 nguyên tắc : Thống lý ; Phân công ; Hợp tác.

a. Sự : Đòi hỏi quản lý mới có một trung tâm tối cao điều hành, vận dụng các chuyên môn vừa sức, thích hợp thì mới nhịp nhàng cùng tiến.

b. Quyền : Khi trong cùng hệ thống có kỷ luật để duy trì công việc suốt quá trình hình thành, sự phân công sẽ đem lại kết quả chung mà không ai phải làm quá sức mình vì ganh đua.

c. Trách : Khi hệ thống (thống lý) quy tụ về hướng tâm vận động của hết thảy các nhân tố, làm hết sức mình, không phô diễn, không đổ vấy, không dèm pha. Có trách nhiệm mới đưa đến hợp tác và kết quả của công việc.

d. Các chế độ của tổ chức : Tầng cấp chế (thống), Trách ủy chế (phân), Chỉnh lý chế (hợp) của Cơ Năng Hiến pháp và Đảng kế hoạch cách mạng.

quanly0

3. Thưởng - Phạt - Nhiệm là 3 việc trọng yếu khi dùng người trong tổ chức để giao việc hợp lý, thuận lợi. Ba tiêu chuẩn này phải căn cứ vào nguyên tắc, pháp tắc, khảo hạch, bồi dưỡng. Sự vận dụng sinh ra 3 chế độ : pháp trị chế (thống), khảo trị chế (phân), hiến trị chế (hợp).

4. Trách - Thành : Phải đặt trước một tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đó được phân tích ở năng lực của sinh mệnh và trình độ công việc để định đoạt hiệu suất của từng động tác, thành tích. Và dựa trên đó mà định đoạt thù lao (trả công).

5. Biên chế : Quản lý công việc, người, vật đem 3 yếu tố này (nhân) kết hợp với khách thể (duyên) : thời gian, không gian, số lượng, pháp tắc trong trình tự liên tục và biện chứng của dự kế (thống), chấp hành (phân), khảo hạch (hợp) và phối hợp với 3 sinh hoạt : sinh lý, tâm lý và lý tưởng thì mới có hiệu lực.

6. Đi đôi với công việc phải có dự kế, chấp hành, khảo hạch. Vật phải có sức chứa, dự bị và chi phối cho hợp lý. Người phải có tự chủ, tự động, tự nguyện cho xã hội hóa. Cho nên kế hoạch hóa, hợp lý hóa và xã hội hóa là nền tảng của biên chế. Duy Dân chủ nghĩa là tổ chức của Cơ Năng Hiến Pháp và cộng đồng thể của khoa học quản lý.

7. Hòa hài là mục tiêu cả khoa học quản lý. Cơ Năng Hiến Pháp tạo ra các cơ cấu lập quốc hòa hài, chính trị hòa hài, dân sinh hòa hài và tiến hóa hòa hài.

Khi Lý Đông A nói đến quản lý đã vạch rõ sự tổ chức hệ thống để phân chia nhiệm vụ, công tác. Từng vai trò phải có khảo hạch tức là tìm hiểu mỗi cá nhân trước khi giao nhiệm vụ để biết rõ khả năng của cá nhân có thích hợp, hiểu rõ và không gây xung đột với các cộng sự viên khác. Sự hài hòa không những giữa cá nhân với cá nhân trong công việc quản lý mà gồm cả trong cơ cấu quản lý mà Cơ Năng Hiến Pháp là một thí dụ của cơ cấu quản lý và điều hành quốc gia.

Kết đề

1. Để thực hiện Dân Sinh, Dân Chủ, Bình Sản Kinh Tế, Sinh Hoạt Giáo Dục, Trung Tâm Tu Dưỡng, Cơ Năng Hiến Pháp vừa là xuất phát điểm của công việc và khoa học quản lý, vừa là mục tiêu cuối cùng của công việc và khoa học quản lý.

2. Cơ Năng Hiến Pháp thành lập trên chủ nghĩa và viễn kiến của triết học Sinh Mệnh và Công Việc để đạt tới Dân Sinh và thực hiện công việc/khoa học quản lý.

3. Kế hoạch cách mạng của Đảng thành lập trên chủ nghĩa và viễn kiến của Đảng phải lấy khoa học quản lý, quản lý thống chế và dự kế thống chế, kế hoạch cứu nước để đạt mục đích cứu nước.

Đây là vấn đề sẽ bàn sau về sự có hay không có hiện diện của đảng Duy Dân. Khuynh hướng cho rằng đảng chính trị/cách mạng không còn cần thiết hay quan trọng nữa sẽ trả lời như thế nào khi trong tài liệu Duy Dân vẫn quy định vai trò của đảng ?

Đảng Duy Dân, theo tinh thần của Lý Đông A thì dựa trên Thắng Nhân. Không có Thắng Nhân thì không có đảng Duy Dân. Có đảng Duy Dân mà không thực hiện được chủ nghĩa Duy Dân thì "tại sao" ? Thất bại vì đâu ? Thời đại 2000s có cần một đảng Duy Dân hay không ? Đó là câu hỏi mỗi người tự tìm hiểu lấy.

Nếu mỗi con người sống trong xã hội ý thức được tinh thần trách nhiệm và sẵn sàng tham dự vào sinh hoạt sinh mệnh của chính mình thì đảng chỉ là một phương tiện chứ không đóng vai trò chính trong việc dựng lên chính sách quốc gia như các đảng chính trị trên thế giới hiện nay.


Trần Công Lân

(Tháng 2 năm 2020, Vit Lch 4899)

Nguồn : quyenduocbiet, 25/03/2021

Additional Info

  • Author Trần Công Lân
Published in Tư liệu

Phần 1

Triết lý của công việc

 lda1

Di ảnh Nhà cách mạng Lý Đông A - Hình Internet

Lời giới thiệu

Trong bài viết "Bàn về các tài liệu Duy Dân của Lý Đông A", chúng tôi đặt ra vấn đề trách nhiệm trong việc ghi lại tài liệu của Lý Đông A và diễn giải để học hỏi, đưa vào thực tế của Việt Nam. Trong tinh thần đó, các bài viết về Duy Dân ở tương lai, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm của bài viết chứ không tiếp tục đóng nhãn Lý Đông A vào cuối bài như thế hệ trước đã làm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ quan sát, đặt câu hỏi, thêm những nhận xét nhỏ cho tài liệu : Duy Dân Cơ Năng (bộ 5 Kiến Quốc). Trong tương lai, chúng tôi sẽ viết lại ba tài liệu liên quan đến Duy Dân Cơ Năng thành một để trở thành một Duy Dân Cơ Năng diễn giải, không bị mâu thuẫn và đồng thời đưa từng phần vào thực tế của cuộc sống hiện tại để người đọc thấy được tại sao tư tưởng Duy Dân của Lý Đông A phù hợp với thời đại, giải quyết những vấn đề của thời đại đang gặp phải.

Những phần để trong mặc kép, chữ nghiêng, tức là những chữ được trích từ tài liệu ghi lại trên Thangnghia.org. Những phần không nằm trong mặc kép là những phần chúng tôi đóng góp ý kiến, ghi lại nội dung (dựa vào tài liệu trên Thangnghia.org nhưng sửa đổi chữ cho dễ hiểu, hoặc tóm tắt nội dung) theo sự hiểu biết của chúng tôi, đặt câu hỏi để những ai quan tâm đến Duy Dân cần suy nghĩ thêm và tự tìm câu trả lời cho chính mình hay cả nhóm cùng tìm câu trả lời, và đưa ra những sự khác biệt hoặc mâu thuẫn trong ba tài liệu trên ở trang mạng thangnghia.org.

Chúng tôi cũng sắp xếp lại hình thức trình bài của tài liệu trong bài viết này, loại bỏ những cái không cần thiết hoặc ghi tóm tắt qua sự hiểu biết của chúng tôi để người đọc theo dõi rõ hơn. Dĩ nhiên trong tiến trình này chúng tôi có thể sơ sót và nếu phát hiện được sơ sót đó, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại bài viết này. Thành ra nếu quý vị đọc bản năm 2020 có thể khác với bản năm 2021 khi chúng tôi phát hiện sự sơ sót xảy ra. Vì sự thay đổi trên ThangNghia.org xảy ra mà vẫn để là Lý Đông A nên chúng tôi phải truy xét, loại bỏ những nghi vấn và chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về những gì viết lại từ tư tưởng Lý Đông A.

Sự kiện "bản gốc" về các tài liệu của Lý Đông A đã không được kiểm chứng theo tinh thần khoa học vì chỉ là truyền khẩu, chép lại theo lời tác giả (Lý Đông A). Sự kết thúc của bất cứ tài liệu ghi : "Thái Dịch Lý Đông A" hay "X.Y. Lý Đông A", có khi phụ thêm : 4XXX Tuổi Việt hay 194X là thời điểm tài liệu được thành hình, nhưng có nội dung thay đổi liên tục (trên ThangNghia.org) và bất nhất (thí dụ : bản vị & cơ năng, xã hội biện chứng pháp). Tài liệu Tu Dưỡng Thắng Nhân không còn trên ThangNghia.org (vẫn còn nhưng không nằm trong phần của Lý Đông A và đã thay đổi tên người viết là Thái Đạo trong khi bản 2016 đề là Lý Đông A). Chìa Khóa Thắng Nghĩa : bản 2016 không có phân đoạn, tiết mục chính-phụ ; các ấn bản trên Web sau đó có phân chia rõ ràng hơn nhưng lại mâu thuẫn khi so sánh với "Huyết Hoa" (ấn bản tại USA, 1986) và "Triết Học Lý Đông A : tổng thể và hướng thượng" (Phạm Khắc Hàm), và sự chứng minh thủ bút của Lý Đông A không có (trừ tài liệu "Ký Trình", qua lịch sử chuyền tay từ nhiều người trong Duy Dân thời khởi đầu, có thể tạm chấp nhận là tài liệu chính gốc của Lý Đông A). Người biên soạn cũng không để tên hay thời điểm biên soạn cho dù chỉ là thêm tựa đề, phân đoạn abc hay 123. Kể từ khi có phần chú giải do HVL phụ trách thì còn có giải thích nhưng còn những thay đổi như thêm chữ mà bản in trước đó không có thì ai sẽ chịu trách nhiệm về ý nghĩa của từ ngữ được thêm vào ? Vì cuối bản in vẫn là Lý Đông A ?

Thí dụ :

1. "...nhất định phải thống nhất ba môn học ấy lại mà thích đáng tung hợp lại thành những nguyên lý và luật tắc làm nhận thức cho xã hội loài người".( Bản in 2016). Trong khi bản in 2017 : "...nhất định phải thống nhất ba môn học ấy lại mà thích đáng tung hợp lại thành những nguyên lý và luật tắc làm nhận thức chuẩn thằng cho xã hội loài người". (Chìa Khóa Thắng Nghĩa. Phần "Khoa-Đạo-Sử thống nhất").

2. (2016) : "Từ vận động đi đến kết hợp, kết hợp sẽ đi đến bản vị".

(2017) : "Từ vận động đi đến kết hợp, kết hợp sẽ đi đến bản vị hợp tướng". (Chìa Khóa Thắng Nghĩa. Phần "Bản vị với Cơ năng là hỗ tương nguyên nhân").

Trình bày dưới đây dựa vào tài liệu Duy Dân Cơ Năng - Bộ 5 Kiến Quốc theo thứ tự của tài liệu.

Duy Dân Cơ Năng được hiểu như "bộ máy" (cơ : động cơ ; năng : khả năng, nhiệm vụ) để xây dựng Duy Dân. Người dân tập họp thành một quốc gia qua Hiến pháp do toàn dân biểu quyết. Lý Đông A đề nghị 10 năm một lần tu chỉnh các "hiện hành pháp" và 30 năm tu chỉnh các "căn bản pháp". Sự kiện này có vẻ hợp lý vì xã hội con người tiến hóa, nếu kể 20 năm là một thế hệ thì 30 năm tu chỉnh các căn bản pháp phù hợp với sự trưởng thành của một công dân muốn đóng góp cho đất nước. Và 10 năm để tu chỉnh các "hiện hành pháp" phù hợp với những thay đổi về kinh tế (thường là kế hoạch 5 năm).

Tại sao Lý Đông A đưa ra Duy Dân Cơ Năng ? Duy Dân chủ nghĩa là kết hợp của đáy tầng (mọi người dân trong một xã hội, quốc gia). Sự kết hợp đó được điều hành bởi một bộ máy tối cao (Cơ Năng Hiến Pháp). Để đi đến một Hiến Pháp chung cho quốc gia mà mọi người dân tham dự phải trải qua một tiến trình hoạt động của một bộ máy rộng lớn hơn trước khi quy tụ về những điểm nòng cốt của Cơ Năng Hiến pháp. Đó là Duy Dân Cơ Năng.

Trong Duy Dân Cơ Năng, Lý Đông A đã đưa sự nghĩ lên hàng triết học (sự khôn ngoan nhất của tư tưởng kết thành hệ thống) của công việc, khoa học quản lý ; công việc ; chính trị ; xu mật viện và cơ năng hiến pháp cùng các bộ phận liên hệ.

Triết học của công việc trong Cơ Năng Hiến Pháp và Khoa học quản lý của Cơ Năng Hiến Pháp

**********************

congviec1

Triết học của công việc trong Cơ Năng Hiến Pháp

Theo Lý Đông A thì công việc không chỉ là việc làm cho xong, cho có kết quả là chấm dứt nhiệm vụ. Lý Đông A đã đem triết học vào công việc. Triết học là kết quả của sự suy nghĩ sáng suốt, triệt để của con người trong lý luận về sự kiện, vấn đề, công việc. Vậy Lý Đông A đã nhìn triết học trong công việc ra sao ?

Trong tài liệu "chìa khóa công việc" Lý Đông A đã nói đến cách thực hiện "công việc" cho mọi người, không phân biệt dân thường hay chính trị gia. Trong Duy Dân Cơ Năng, Lý Đông A chú trọng đến vai trò của triết học trong Cơ Năng Hiến Pháp (xem thêm Triết Học Chính Thống của Lý Đông A và Triết Học Tổng Thể của Phạm Khắc Hàm) qua các yếu tố :

1. Công việc là vận hành của vũ trụ (thiên nhiên) và con người (xã hội) và con người phải suy nghĩ (tư tưởng) để làm việc.

2. Lịch sử loài người cho thấy con người "làm việc" (chủ quan) và đối tượng là công việc (mục đích hay trung tâm).

3. Sự tồn tại và tiến bộ của loài người dựa trên sự suy nghĩ, quản lý, tổ chức, vận dụng qua lý thuyết và thực tiễn hành động.

Sự vận hành của thiên nhiên là công việc. Vũ trụ (thiên nhiên) vận hành theo điều kiện của thiên nhiên để tự điều hòa hệ thống thiên nhiên. Cá lớn nuốt cá bé để tồn tại. Cá bé tìm cách để sống còn trước cuộc săn bắt của cá lớn. Cây cỏ cũng vận hành theo chiều hướng của thiên nhiên để phát triển. Sự vận hành này luôn luôn xảy ra dù có con người hay không có con người.

Sự vận hành của xã hội loài người cũng là công việc. Công việc vận hành của xã hội khác công việc vận hành của thiên nhiên bởi xã hội do chính Con Người hình thành. Công việc vận hành của xã hội mục đích là để phục vụ con người theo chiều hướng phát triển nòi giống để cùng nhau tiến hóa ; bảo vệ thiên nhiên để thiên nhiên phục vụ đời sống của người. Mà sự vận hành này phải qua suy nghĩ (tư tưởng) dựa vào thực tế của xã hội để điều chỉnh nhằm phục vụ nhân sinh. Bất cứ dân tộc nào, xã hội nào không tự điều chỉnh thì sẽ bị tiêu diệt cho chính sự không tự điều chỉnh đó. Các nền văn minh thời Ai Cập, Maya, Indus v.v là những thí dụ điển hình.

Lý Đông A đã nghĩ đến những trường hợp khi người khôn ngoan nhất trong xã hội sẽ nắm quyền cai trị. Cái khôn ngoan của con người có thể tốt, có thể xấu. Do đó Lý Đông A đã đòi hỏi sự hiện diện của triết học tức là sự suy nghĩ sâu xa, thông thái nhất của loài người (không phải chỉ một người hay một nhóm người) để phục vụ con người và được công bố trên Hiến Pháp là bộ luật tối cao của xã hội để mọi người biết và tránh sự vận dụng, lèo lái của những nhà chính trị qủy quyệt, tinh khôn trong giới lãnh đạo hay sự yếu kém, mê muội nhất thời của những người giúp việc trong chính quyền (dù là Lập Pháp, Hành Pháp hay Tòa Án). Tất cả được kiểm soát từng bước qua "công việc".

Với những quan sát trên Lý Đông A đưa ra các yếu tố triết học của công việc :

"A. Bản thể luận của công việc

1. Vật-Tâm-Sức trên vận động làm thành hết thảy các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội.

2. Nhân Duyên-Quả trên vận động biện chứng làm thành hết các nghiệp của hiện tượng.

3. Biết-Làm-Nghiệm trên vận động biện chứng làm thành hết các đạo đức của nghiệp.

4. Chủ Thể-Trung Gian-Khách Thể trên vận dụng biện chứng làm thành hết các trí năng của làm việc".

Từ bản thể của công việc, Lý Đông A nhận định "Vật-Tâm-Sức" qua các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Với yếu tố con người thực việc công việc thì "Nhân-Duyên-Quả" từ con người sẽ chi phối vào công việc mà nhân vật đó thực hiện bất kể trình độ kiến thức, học vấn, tuổi tác, nam nữ.... Và trong tiến trình của công việc sẽ cho thấy khả năng của đương sự về mặt trí thức và đạo đức. Trí thức có thể phát triển cả tốt lẫn xấu nhưng đạo đức sẽ là hàng rào để gìn giữ trật tự xã hội. Để phân biệt từng tiến trình của công việc cho sự học hỏi và kiểm soát thì sự phân ngôi Chủ-Khách-Trung gian phải rõ ràng.

"B. Nhận thức luận của công việc

1. Sự vận động biện chứng của các phạm trù trên hoàn thành những nút hội thông của việc.

2. Tâm - Duyên làm trung gian là những điều kiện của vận động phối hợp với nền tảng và định hết các hình thức nhân quả, hiện thực tính hay khả năng tính của việc.

3. Duyên là gồm các nhân tố thời gian, không gian, số lượng người và vật.

4. Hiện Tại - Quá Khứ - Vị Lai trên biện chứng vận động làm thành hết các thời cơ của công việc.

5. Bối Cảnh - Tiềm Cảnh - Viễn Cảnh trên biện chứng vận động định đoạt hết cái thông cảnh của công việc.

6. Hư Số - Thực Số - Nhân Số trên biện chứng vận động làm thành hết các trình thức của công việc.

7. Sáng Ý - Quyết Đoán - Thực Hành, ba nghiệp tầng trên biện chứng vận động làm thành hết các hình thái nhân sự của công việc.

8. Nguyên Liệu – Tài Liệu - Động Lực trên biện chứng vận động làm thành hết các hình thái vật chất của công việc".

Trong tiến trình thực hiện công việc, Lý Đông A quy định sự sử dụng biện chứng pháp để lý luận từng bước tiến của công việc : Tại sao như thế này mà không phải như thế kia ? Nếu có yếu tố này mà không có yếu tố kia thì sẽ ra sao ? Nếu có từng này người và vật (nhiều hay ít) thì sẽ làm sao ? Nếu quá khứ đã xảy ra như vậy thì hiện tại (hay tương lai) sẽ như thế nào ? Nếu những gì mình đang thấy trước mắt (hay chưa thấy, hoặc sẽ thấy) sẽ quyết định công việc ra sao ? Lúc nào là lúc thu thập ý kiến dân chủ ? Khi nào phải làm quyết định dứt khoát ? Khi nào là thời điểm phải thực hành ngay, không thể trễ nải ? Đâu là yếu tố quyết định tiến tới ? Khi nào thì phải xét lại một khi nhân-vật lực không như đã dự định ?

Trên lãnh vực nhân sự phải đặt đúng vị trị cho công việc vào tài năng của mỗi người. Người có khả năng làm quân sư (consultant) thì không thể đặt vào vị trí thực hành công việc. Người có khả năng tổ chức công việc chỉ nhận lãnh công việc tổ chức chứ không thể đặt vào vị trí khác ngoại trừ vị trí khác đó không cần khả năng tổ chức và ai cũng làm được.

"C. Phương pháp luận của công việc

1. Khích Thích – Xung Động - Phản Ứng là trình tự tự nhiên của phương pháp làm việc.

2. Nghiên Cứu - Hội Thông (giao điểm) - Sáng Định là trình tự cao thấp của phương pháp làm việc.

3. Dự Kế - Chấp Hành - Khảo Hạch là trình tự diễn tiến của phương pháp làm việc.

4. Dân sinh thực hiện sử quan là trung tâm của hết thảy nguyên lý làm việc.

5. Duy Dân xã hội biện chứng pháp là lý tắc đúng đắn của hết thảy công việc".

Theo Lý Đông A con người phải có lý luận khi chọn phương pháp làm việc trên công việc. Đâu là yếu tố sẽ kích động công việc ? Khi nào cần, áp dụng như thế nào ? Đâu là yếu tố xung động công việc ? Tốt hay xấu ? Đâu là yếu tố sẽ gây phản ứng trong công việc ? Từ đâu tới ? Làm sao kiểm soát nó ? Sự nghiên cứu, chuẩn bị đã đủ chưa ? Đâu là thời điểm chuyển biến ? Phải làm gì để kiểm soát các chuyển biến đó ? Bất cứ công việc nào cũng phải lên kế hoạch, sau đó thực hành và rà soát lại để điều chỉnh nhằm đạt được hiệu quả của công việc. Trung tâm của mọi công việc là cho cuộc sống con người không phải chỉ dành riêng cho một khu vực, giai cấp, phe nhóm... Mọi lý luận tranh biện phải dựa trên Duy Dân xã hội biện chứng pháp cho tất cả công việc.

"D. Giá trị luận của công việc

1. Hiệu Quả là cái thành tích lấy bản thân của công việc mà hỗ kế.

2. Hiệu Suất là đem so hiệu quả với thành bại của công việc mà định cái trình độ trên số học, tinh thần và năng lực của người làm.

3. Hiệu Dụng là đem so hiệu quả với hiệu suất với các ích lợi thực tế của công việc ấy đối với yêu cầu của toàn xã hội, thời đại, văn hóa mà định.

4. Cho nên cá nhân, xã hội, dân tộc là ba tiêu chuẩn để tính toán hiệu dụng của công việc trên sự thực tế ích lợi của công việc đó đối ba mặt. 

5. Cho nên sinh mệnh triết học và triết học của công việc là hai nhành Dân Sinh Thực Hiện Sử Quan của Duy Dân chủ nghĩa, lấy đó làm nền tảng kiến thiết sống, còn, nối, tiến, hóa của dân tộc".

Giá trị của mọi công việc dù lớn nhỏ, phải căn cứ trên hiệu quả, hiệu suất, hiệu dụng so với thời đại, văn hóa và dân tộc. Do đó giá trị của công việc được đo lường trên 3 chiều : cá nhân, xã hội và dân tộc.

Duy_Dân_Cơ_Năng_Tôc_giảng.pdf

Duy_Dân_Cơ_Năng_Bộ_5_Kiến_Quốc.pdf

Trn Công Lân

Tháng 2/2020 (Vit Lch 4899)

Nguồn : Quyenduocbiet, 16/03/2021

Additional Info

  • Author Trần Công Lân
Published in Tư liệu