Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

02/05/2021

2. Duy Dân Cơ Năng : Khoa học quản lý

Trần Công Lân

Phần 2

Khoa học quản lý

duydan01

A. Bản chất quản lý

1. Quản lý là điều chỉnh sinh mệnh với công việc, qua chế độ tổ chức mà vận dụng để đạt yêu cầu hữu hiệu đối với cá nhân và dân tộc.

2. Cho nên quản lý phải có các nguyên lý, phương thức, phương pháp và trình tự của sinh mệnh và của công việc (xem Triết Học Công Việc bên trên)

3. Khoa học quản lý ứng dụng các điều trên vận dụng vào người-việc nhằm mục đích thực hiện kế hoạch có hiệu suất, hiệu dụng theo nhu cầu.

4. Khi nói khoa học quản lý là nói đến khoa học của công việc.

5. Cách học hỏi công việc (học thuật) là sự thích ứng các điều trên với tính chất của việc làm : chính thuật, chiến thuật, công nghiệp, nghiên cứu...

6. Nắm giữ trung tâm của vận động, các quy luật vận động, phương hướng vận động và Duy Dân biện chứng để đối chiếu, điều hòa các duyên nghiệp đó là lẽ thắng và số thắng của công việc và quản lý.

Bản chất của quản lý không những thuần túy là công việc mà gồm cả nhân sự. Công việc phải được sắp xếp cho đúng với tài năng, khả năng, tất năng của mỗi cá nhân thì bộ máy của xã hội, công việc của xã hội mới đạt được năng suất của nó. Không thể nào tiếp tục chuyện Hồng hơn Chuyên (không cần chuyên môn mà cần sự trung thành với đảng) như Đảng cộng sản Việt Nam sử dụng hiện giờ bởi kết quả Hồng hơn Chuyên đó hủy hoại toàn bộ văn hóa Việt tộc có từ hơn bốn ngàn năm qua ; hủy hoại con người Việt để trở thành vô cảm, tham sống sợ chết, sẵn sàng làm nô lệ cho đồng tiền, cho ngoại bang. Cũng không thể nào cá nhân thành công về mặt kinh doanh thì có thể có đủ đạo đức, tài năng làm chuyện lãnh đạo đất nước. Cách quản trị một công ty hoàn toàn khác biệt với cách quản trị một đất nước.

quanly1

B. Nguyên tắc quản lý

1. Trình tự Trước-Đang-Sau việc phải được tính toán trên thống kê (Thống), sự phân bố kế hoạch (Phân), tung hoành (khảo hạch : hợp), dự liệu sự tiến hóa của nó.

2. Sự-Quyền-Trách là 3 phạm trù của nhân sự sẽ quyết định, chủ động công việc theo 3 nguyên tắc : Thống lý ; Phân công ; Hợp tác.

a. Sự : Đòi hỏi quản lý mới có một trung tâm tối cao điều hành, vận dụng các chuyên môn vừa sức, thích hợp thì mới nhịp nhàng cùng tiến.

b. Quyền : Khi trong cùng hệ thống có kỷ luật để duy trì công việc suốt quá trình hình thành, sự phân công sẽ đem lại kết quả chung mà không ai phải làm quá sức mình vì ganh đua.

c. Trách : Khi hệ thống (thống lý) quy tụ về hướng tâm vận động của hết thảy các nhân tố, làm hết sức mình, không phô diễn, không đổ vấy, không dèm pha. Có trách nhiệm mới đưa đến hợp tác và kết quả của công việc.

d. Các chế độ của tổ chức : Tầng cấp chế (thống), Trách ủy chế (phân), Chỉnh lý chế (hợp) của Cơ Năng Hiến pháp và Đảng kế hoạch cách mạng.

quanly0

3. Thưởng - Phạt - Nhiệm là 3 việc trọng yếu khi dùng người trong tổ chức để giao việc hợp lý, thuận lợi. Ba tiêu chuẩn này phải căn cứ vào nguyên tắc, pháp tắc, khảo hạch, bồi dưỡng. Sự vận dụng sinh ra 3 chế độ : pháp trị chế (thống), khảo trị chế (phân), hiến trị chế (hợp).

4. Trách - Thành : Phải đặt trước một tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đó được phân tích ở năng lực của sinh mệnh và trình độ công việc để định đoạt hiệu suất của từng động tác, thành tích. Và dựa trên đó mà định đoạt thù lao (trả công).

5. Biên chế : Quản lý công việc, người, vật đem 3 yếu tố này (nhân) kết hợp với khách thể (duyên) : thời gian, không gian, số lượng, pháp tắc trong trình tự liên tục và biện chứng của dự kế (thống), chấp hành (phân), khảo hạch (hợp) và phối hợp với 3 sinh hoạt : sinh lý, tâm lý và lý tưởng thì mới có hiệu lực.

6. Đi đôi với công việc phải có dự kế, chấp hành, khảo hạch. Vật phải có sức chứa, dự bị và chi phối cho hợp lý. Người phải có tự chủ, tự động, tự nguyện cho xã hội hóa. Cho nên kế hoạch hóa, hợp lý hóa và xã hội hóa là nền tảng của biên chế. Duy Dân chủ nghĩa là tổ chức của Cơ Năng Hiến Pháp và cộng đồng thể của khoa học quản lý.

7. Hòa hài là mục tiêu cả khoa học quản lý. Cơ Năng Hiến Pháp tạo ra các cơ cấu lập quốc hòa hài, chính trị hòa hài, dân sinh hòa hài và tiến hóa hòa hài.

Khi Lý Đông A nói đến quản lý đã vạch rõ sự tổ chức hệ thống để phân chia nhiệm vụ, công tác. Từng vai trò phải có khảo hạch tức là tìm hiểu mỗi cá nhân trước khi giao nhiệm vụ để biết rõ khả năng của cá nhân có thích hợp, hiểu rõ và không gây xung đột với các cộng sự viên khác. Sự hài hòa không những giữa cá nhân với cá nhân trong công việc quản lý mà gồm cả trong cơ cấu quản lý mà Cơ Năng Hiến Pháp là một thí dụ của cơ cấu quản lý và điều hành quốc gia.

Kết đề

1. Để thực hiện Dân Sinh, Dân Chủ, Bình Sản Kinh Tế, Sinh Hoạt Giáo Dục, Trung Tâm Tu Dưỡng, Cơ Năng Hiến Pháp vừa là xuất phát điểm của công việc và khoa học quản lý, vừa là mục tiêu cuối cùng của công việc và khoa học quản lý.

2. Cơ Năng Hiến Pháp thành lập trên chủ nghĩa và viễn kiến của triết học Sinh Mệnh và Công Việc để đạt tới Dân Sinh và thực hiện công việc/khoa học quản lý.

3. Kế hoạch cách mạng của Đảng thành lập trên chủ nghĩa và viễn kiến của Đảng phải lấy khoa học quản lý, quản lý thống chế và dự kế thống chế, kế hoạch cứu nước để đạt mục đích cứu nước.

Đây là vấn đề sẽ bàn sau về sự có hay không có hiện diện của đảng Duy Dân. Khuynh hướng cho rằng đảng chính trị/cách mạng không còn cần thiết hay quan trọng nữa sẽ trả lời như thế nào khi trong tài liệu Duy Dân vẫn quy định vai trò của đảng ?

Đảng Duy Dân, theo tinh thần của Lý Đông A thì dựa trên Thắng Nhân. Không có Thắng Nhân thì không có đảng Duy Dân. Có đảng Duy Dân mà không thực hiện được chủ nghĩa Duy Dân thì "tại sao" ? Thất bại vì đâu ? Thời đại 2000s có cần một đảng Duy Dân hay không ? Đó là câu hỏi mỗi người tự tìm hiểu lấy.

Nếu mỗi con người sống trong xã hội ý thức được tinh thần trách nhiệm và sẵn sàng tham dự vào sinh hoạt sinh mệnh của chính mình thì đảng chỉ là một phương tiện chứ không đóng vai trò chính trong việc dựng lên chính sách quốc gia như các đảng chính trị trên thế giới hiện nay.


Trần Công Lân

(Tháng 2 năm 2020, Vit Lch 4899)

Nguồn : quyenduocbiet, 25/03/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trần Công Lân
Read 953 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)