Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông Nguyễn Gia Kiểng sinh ngày 8/11/1942 tại Thái Bình, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha ông cũng như các chú, các bác đều là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng. Sau Cách mạng Tháng 8, Việt Minh mở chiến dich đàn áp các đảng phái không theo đường lối cộng sản như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng… Mẹ ông phải dẫn cả nhà trốn về quê ngoại ở Hải Dương, một thời gian sau mới quay lại Hà Nội. Năm 1945 gia đình ông di cư vào Nam. Năm 1961 sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học ông được học bổng du học Pháp. Sau khi tốt nghiệp trường Ecole Centrale de Paris ông học tiếp cao học kinh tế và làm việc ở Pháp 5 năm sau đó trở về Việt Nam năm 1973. Về nước ông làm chuyên viên ngân hàng và dạy môn kinh tế - chính trị tại đại học Minh Đức, Sài Gòn sau đó làm Phụ tá Bộ trưởng Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa (hàm thứ trưởng) cho đến ngày 30/4/1975.

ngk1

Ông Nguyễn Gia Kiểng tại tư gia - Ảnh minh họa

Sau năm 1975 ông bị đi tù (học tập cải tạo) ba năm rưỡi rồi sau đó được mời ra làm chuyên viên cho chế độ mới cho đến năm 1982 thì được chính phủ Pháp bảo lãnh sang Pháp. Sang Pháp ông tiếp tục công việc của một kỹ sư và sau cùng là tổng giám đốc một công ty tư vấn. Năm 2005 ông nghỉ hưu để dành toàn bộ thời gian cho các hoạt động chính trị.

Ông là một trong những thành viên sáng lập và hiện đang là người lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Nếu tính từ lúc ông bước chân vào con đường hoạt động chính trị khi đảm nhiệm chức Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp lúc 22 tuổi cho đến nay thì vừa tròn 60 năm. Năm nay Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng vừa tròn 40 tuổi (1982-2022) và sinh nhật của ông cũng vừa tròn 80 (8/11/1942-8/11/2022).

Ở tuổi 80, ông Nguyễn Gia Kiểng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và minh mẫn. Ông vẫn viết đều trên Thông Luận và thường xuyên trả lời phỏng vấn báo chí. Ông cũng đều đặn tham gia các buổi thảo luận cùng với anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Mọi người có thể nhận thấy ông vẫn viết và nói một cách mạch lạc, rõ ràng và chính xác. Với anh em Tập Hợp thì ông là một nhà tư tưởng chính trị, một nhà cách mạng xuất chúng. Tư tưởng của ông được thể hiện qua tác phẩm Tổ Quốc Ăn NănKhai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai và hàng trăm bài viết về chính trị. Ông là nhà tư tưởng chính trị đầu tiên của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Tư tưởng của ông cũng chính là tư tưởng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Ông là linh hồn của tổ chức. Đóng góp lớn nhất của ông cho Việt Nam là đã chắp bút cho một dự án chính trị dẫn đường và soi sáng cho dân tộc bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tự do và dân chủ thực sự. Di sản lớn nhất của ông là đã xây dựng cho Việt Nam một tổ chức chính trị dân chủ đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

kieng2

Di sản của ông Nguyễn Gia Kiểng để lại cho đất nước là một dự án chính trị và một tổ chức chính trị dân chủ đầu tiên trong suốt dòng lịch sử Việt Nam.

Ông là người đã thay đổi hoàn toàn quan niệm cũng như phương thức đấu tranh nhằm thiết lập dân chủ cho Việt Nam. Trước ông người Việt Nam chỉ biết đến một phương pháp duy nhất đó là dùng bạo lực để cướp chính quyền và sau đó dựng lên một chính quyền mới cũng y chang như vậy. Ba lập trường căn bản của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là ‘Bất bạo động, Hòa giải dân tộc và Dân chủ đa nguyên’ là rất mới mẻ với người Việt Nam. Chính vì quá mới và đi ngược lại ‘truyền thống’ đấu tranh của dân tộc nên ông từng bị ‘phe ta’ đâm trọng thương trong một lần diễn thuyết tại Hà Lan năm 1990.

Con đường cách mạng của Tập Hợp là rất mới và hoàn toàn khác với các cuộc cách mạng bạo lực và lật đổ trong quá khứ nên vẫn còn xa lạ với nhiều người Việt Nam trong đó có cả thành phần trí thức. Quan niệm về chính trị và các hoạt động chính trị của ông Nguyễn Gia Kiểng và anh em Tập Hợp rất khác với suy nghĩ của người Việt. Theo ông, làm chính trị không phải để được làm ông nọ bà kia hay được giàu sang phú quí, vinh thân phì gia mà là để cống hiến cho một lý tưởng quảng đại nhằm mang lại nhân phẩm và hạnh phúc cho đa số người dân. Làm chính trị không được phép thỏa hiệp với cái sai, cái xấu, cái ác mà phải tôn trọng lẽ phải và sự thật.

Chính trị là bộ môn khoa học tổng hợp của các bộ môn, nó rất khó nên cần phải học. Chính vì quan niệm chính trị không cần học nên trí thức Việt Nam đã không có kiến thức về chính trị nên mới có thành kiến rằng chính trị là xấu xa, nhơ bẩn, gian manh. Người dân thì xem các hoạt động chính trị là đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các đảng phái và phe nhóm. Họ không hiểu rằng chính trị là ‘việc nước’, là ‘việc chung’ của tất cả mọi người. Ai cũng có quyền và nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động chính trị tùy theo khả năng của từng người. Phải hiểu và đồng ý với nhau rằng chính trị là đạo đức, là lẽ phải và sự thật.

Ông Nguyễn Gia Kiểng đã phân tích và bác bỏ hoàn toàn những ngộ nhận tai hại đó qua tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn. Theo ông đã đến lúc người Việt Nam phải thay đổi hoàn toàn tư duy chính trị của văn hóa Khổng giáo. Tất nhiên là không dễ nhưng nếu quyết tâm thì chúng ta sẽ làm được, anh em Tập Hợp đã làm được thì mọi người cũng có thể làm được.

Đa số trí thức Việt Nam cho rằng cần phải ‘khai dân trí’ trước, điều đó đúng. Nhưng muốn việc khai dân trí có kết quả thì người đi khai dân trí phải có kiến thức và trí tuệ. Nếu không, thay vì nâng cao dân trí thì họ càng kéo dân trí xuống thấp. Ai cũng hiểu người khai dân trí là những trí thức. Vậy trí thức có cần khai trí không và ai là người khai trí cho họ ? Câu trả lời là họ cũng cần được khai trí và người khai trí cho họ là các nhà tư tưởng chính trị. Ông Nguyễn Gia Kiểng là một người như vậy. Kiến thức và hiểu biết của anh em Tập Hợp về chính trị có được như ngày hôm nay là nhờ sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của ông. Di sản lớn nhất của một nhà tư tưởng chính trị là khai mở ra một con đường đi tới tương lai tươi sáng cho cả dân tộc. Di sản của ông sẽ được anh em Tập Hợp tiếp nối trong tự hào.

Tổ chức chính trị Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà ông tham gia thành lập và lãnh đạo rất độc đáo. Tổ chức đó rất đặc biệt khi 8/10 thành viên sáng lập là những quan chức cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đến thế hệ thứ hai (như tôi) thì lại có thêm thành phần con em cán bộ đảng viên Đảng cộng sản và thế hệ thứ ba tầm tuổi 25-35 thì họ không còn dính dáng gì đến Việt Nam Cộng Hòa lẫn Đảng cộng sản Việt Nam. Các bạn trẻ đó đại diện cho tương lai của Việt Nam.

kieng003

Tác phẩm ‘Tổ Quốc Ăn Năn’ của ông Nguyễn Gia Kiểng đã phê phán không khoan nhượng văn hóa Không giáo. Đó là văn hóa đã kìm hãm dân tộc Việt Nam tiến vào kỷ nguyên dân chủ.

Văn hóa Khổng giáo luôn đề cao những tấm gương hy sinh, cứ phải chết mới anh hùng. Rất nhiều người Việt Nam đã dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước. Tuy nhiên hy sinh cho đất nước một cách có trí tuệ và viễn kiến như ông Nguyễn Gia Kiểng thì thật là hiếm có. Ông cũng từng trải qua thời gian khó khăn khi Việt Nam Cộng Hòa thất trận, bản thân ông từng bị ‘phe thắng cuộc’ bỏ tù rồi lại bị ‘phe thua cuộc’ hành hung. Suốt 60 năm hoạt động chính trị ông nhận được nhiều lời khen và cũng không ít lời chê trách, mạ lị… Dù vậy chúng tôi không thấy ông thù ghét bất cứ ai, kể cả Đảng cộng sản. Ông phê phán cái sai, cái xấu thẳng thắn và gay gắt nhưng luôn xem mọi người Việt là đồng bào, là anh em cho dù có khác biệt chính kiến đến đâu đi nữa. Từ lúc biết ông đến giờ chúng tôi cũng chưa bao giờ thấy ông nói dối hay nói xấu người khác.

Trong cuộc sống đời thường ông là người bình dị, ông từng là thành viên của một gia tộc người Việt giàu có và thành công nhất không chỉ tại Pháp mà còn ở cả Châu Âu. Dù vậy ông đã chọn con đường dấn thân tranh đấu cho nền dân chủ Việt Nam. Hiện tại dù tuổi đã cao, hai con ở xa nên hai ông bà vẫn tự mình làm hết mọi chuyện trong nhà từ nấu ăn, đi chợ, chăm sóc nhà cửa vườn tược…Tôi đã từng đến làm khách nhà ông một tuần và không được vào bếp lần nào vì ông bà không cho. Người ta nói đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ. Điều đó hoàn toàn đúng với gia đình ông. Bà Hồ Quì, vợ ông đã làm tất cả mọi việc để ông có thời gian ‘vác tù và hàng tổng’. Thậm chí bà còn phải đi mua rượu cho ông uống và tiếp đãi bạn bè. (Pháp là xứ sở của rượu vang với hơn 1.500 thương hiệu. Nhà người Pháp nào cũng có hàng trăm chai rượi vang trong nhà và bữa ăn nào cũng phải uống). Bà đồng thời cũng là một ‘bác sĩ riêng’ của ông, luôn nhắc nhở ông ăn uống điều độ và đúng lúc. Khẩu phần rượu của ông mỗi ngày chỉ được 100 gram vang đỏ. Tuy nhiên những lúc gặp bạn bè ông vẫn thường phá lệ uống thêm một chút. Cách thưởng thức rượu của ông cũng khác người, với ông không cần rượu đắt tiền mới ngon mà chỉ cần có anh em và bạn bè thì rượu nào cũng ngon.

Ông là người luôn lạc quan yêu đời, chưa bao giờ chúng tôi thấy ông sốt ruột hay thất vọng vì Việt Nam vẫn chưa có dân chủ. Ông cho rằng thay đổi văn hóa của cả một dân tộc chưa bao giờ là chuyện dễ dàng nhưng khi đa số người dân đã đồng thuận với một truyện thuyết đổi đời thì tương lai của đất nước sẽ rất sáng lạn. Anh em chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tương lai của Việt Nam và tin rằng ông sẽ có mặt trong ngày vui đó của dân tộc.

Nhân ngày sinh nhật thứ 80 của ông, toàn thể anh chị em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên kính chúc ông luôn mạnh khỏe và minh mẫn để tiếp tục dẫn dắt Tập Hợp đi đến thắng lợi cuối cùng. Chúng tôi cũng xin hứa với ông là sẽ cố gắng để hoàn thành tâm nguyện cuộc đời ông đó là mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam : Kỷ nguyên của tự do và dân chủ.

Việt Hoàng

(8/11/2022)

Published in Quan điểm
samedi, 05 novembre 2022 19:27

Tại sao Tổ Quốc Ăn Năn ?

Tổ Quốc Ăn Năn  là cuốn sách dày hơn 600 trang của ông Nguyễn Gia Kiểng, hiện sinh sống tại Cộng hòa Pháp. Ông là một nhà tư tưởng chính trị, một nhà cách mạng, một người hoạt động chính trị lâu năm của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn là một cuốn chính luận được viết rất công phu, chứa đựng nhiều kiến thức từ lịch sử cho đến hiện tại. Cuốn sách đã tái bản nhiều lần và được chỉnh lý, bổ sung cho chính xác hơn, chau chuốt hơn.

Toàn bộ tác phẩm đã đề cập tới lịch sử, văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn của một nhà hoạt động chính trị dân chủ. Nhiều luận điểm gai góc được đưa ra mổ xẻ vì sao? Tại sao ?... và sau đó là những giải đáp thấu đáo về những vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới trí thức chính trị trong nước và hải ngoại.

Nhiều nhà ngôn ngữ học và trí thức Việt Nam đã đánh giá cao tác phẩm này. Ví dụ, theo nhận xét của ông Đoàn Xuân Kiên, một chuyên gia ngôn ngữ học sống tại London - Anh Quốc thì Tổ Quốc Ăn Năn là "một tác phẩm chính luận độc đáo nhất do một người Việt Nam viết trong thế kỷ 20. Rất ít khi tiếng Việt được sử dụng một cách chính xác và truyền cảm như cuốn sách này, nó làm cho chúng ta yêu tiếng Việt và tự hào về tiếng Việt". Ngoài ra còn nhiều các nhà bình luận tên tuổi của người Việt trên thế giới có nhận xét rất tích cực về tác phẩm này. Tuy nhiên trong bài viết này tôi không thể trích dẫn hết được, bạn đọc có thể trực tiếp đọc và cảm nhận về tác phẩm này trên mạng xã hội Facebook hoặc Google.

tqan1

Mọi người có thể dễ dàng tìm đọc cuốn Tổ Quốc Ăn Năn trên trang mạng Thông Luận, Google và Facebook.

Cuốn sách Tổ Quốc Ăn Năn là tác phẩm chính luận rất ‘khó chịu’ với đa số người Việt Nam vì nó lột trần văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Tác phẩm này chỉ thích hợp với những người dám nhìn nhận chính mình và xét lại lịch sử dân tộc Việt Nam. Muốn đọc và hiểu được tác phẩm này phải có kiến thức nhất định về ngôn ngữ và kiến thức về chính trị, phải có trình độ hiểu biết trên trung bình về xã hội, lịch sử dân tộc.

Tác phẩm này từ khi mới ra đời đã gặp không ít phản bác của một số người Việt, ngay từ cái tên của cuốn sách. Ông Nguyễn Việt Tộc, một Facebooker, một người hoạt động xã hội dân sự nhận xét "Tiêu đề Tổ Quốc Ăn Năn là phi nghĩa, đó không phải là câu văn tiếng Việt". Theo ông thì Tổ Quốc là đất nước của tổ tiên để lại cho con cháu, Tổ Quốc là vật vô tri làm sao ăn năn được đây ? Như vậy không lẽ ông Nguyễn Gia Kiểng dùng sai tiếng Việt hoặc chưa sử dụng thành thạo chữ quốc ngữ ?

Cái quan trọng là từ nhận định đó phải đưa ra một đề án giải quyết vấn nạn của chúng ta thì không thấy tác giả nói tới. Trả lời nhận xét này của độc giả Nguyễn Việt Tộc, tôi trả lời như sau : Một vùng đất không có người ở như Bắc Cực, Nam Cực hay sa mạc thì có ai gọi là Tổ Quốc không ? Vậy Tổ Quốc chính là nơi có con người đã sống, đang sống và sẽ sống ! Tổ Quốc gắn liền với Con người. Con người phải ăn năn về những việc sai trái làm Tổ Quốc tụt hậu ! Còn giải quyết vấn nạn như ông đề cập thì phải do các tổ chức chính trị có dự án cụ thể thực thi, tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn có nhiệm vụ chỉ ra nguyên nhân của vấn đề. Hy vọng ông Nguyễn Việt Tộc nhận ra mình hiểu sai thâm ý của tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn.

Đây chỉ là nhận xét của một độc giả tiêu biểu đã sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa sau đó sang Hoa Kỳ tị nạn. Trong toàn bộ tác phẩm chính luận, ông Nguyễn Gia Kiểng đã cho người đọc tái hiện lịch sử, văn hóa Khổng giáo chi phối tới hành vi con người Việt xuyên suốt hàng nghìn năm. Những nhận xét của ông gây bùng nổ tranh luận ở ngoài xã hội và trên truyền thông mạng một thời gian dài, từ thập kỷ 80 thế kỷ 20 cho tới nay, thế kỷ 21 vẫn chưa hết bàn cãi.

Có một điều kỳ diệu là tác phẩm này được giới chính trị cộng sản rất thích đọc và không hề phản bác về ngôn ngữ. Còn giới bình dân thì ít hiểu, khó đọc vì nội dung khá chuyên sâu về khoa học lịch sử, chính trị, tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam dưới sự chi phối của văn hóa Khổng giáo suốt hàng nghìn năm qua.

ngk1

Tác giả Nguyễn Gia Kiểng

Tại sao Tổ Quốc phải ăn năn, hối lỗi những việc làm sai trái dẫn tới vấn nạn độc tài toàn trị cộng sản hiện nay ? Câu trả lời : Tổ Quốc chính là toàn bộ con người Việt Nam chúng ta, từ xưa cho đến bây giờ. Chế độ Việt Nam hồi trước là phong kiến tập quyền, bị ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Khổng giáo từ Trung Quốc tràn vào. Những thế lực cai trị của Việt Nam luôn dùng Tổ Quốc làm bình phong để ru ngủ lớp dân chúng ít học. Với trí thức thì văn hóa Khổng giáo (Nho giáo) nặng về qui phục làm công cụ phục vụ vua quan triều đình. Những cuộc nội chiến, tranh dành quyền lực đẫm máu trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam cũng do văn hóa Khổng giáo dẫn dắt và chi phối, tư tưởng quyết định hành động. Các chế độ vua chúa phong kiến ra đời rồi suy vong do bạo lực chiến tranh gây ra liên tục hàng nghìn năm.

Rồi tới đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản tràn vào Việt Nam cũng là do con người Việt Nam, cụ thể là Đảng cộng sản Việt Nam mang vào, từ năm 1930. Nó đã gây ra bao cuộc chiến đẫm máu Bắc Nam từ 1945 - 1975 và nhiều cuộc chiến khác với Mỹ, Trung Quốc, Campuchia… lấy đi sinh mạng của hàng triệu người Việt Nam. Con người Việt Nam lạc hậu so với thế giới văn minh vì bị chính văn hóa Khổng giáo chi phối, không dám thay đổi, dậm chân tại chỗ trong khi thế giới xung quanh thay đổi rất nhanh. Như thế, chính con người Việt Nam phải ăn năn hay nói một cách hình tượng là Tổ Quốc phải ăn năn.

Tại sao dân tộc Việt không tránh được chủ nghĩa cộng sản ? Vì con người Việt Nam kém cỏi hơn các dân tộc khác, vì không nhận thức được có tư tưởng khác ngoài tư tưởng ngoại lai Mác - Lê Nin ? Xem đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội ?... Chung qui tất cả là do văn hóa Khổng giáo chi phối. Chủ nghĩa cộng sản là bản sao của văn hóa Khổng giáo. Tác giả Nguyễn Gia Kiểng gây ra không ít tranh cãi nhưng cuối cùng ông đã đúng, sự thật luôn có sức mạnh.

Tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn là tác phẩm hoàn chỉnh về tư tưởng chính trị dân chủ cho Việt Nam hiện nay, trước đó Phan Chu Trinh cũng đưa ra nhiều ý tưởng chính trị dân chủ nhưng không hoàn chỉnh, còn phiến diện, sơ sài, chưa có sức thuyết phục do vẫn còn ảnh hưởng của Khổng giáo và thời đại. Có thể nói tác phẩm chính luận Tổ Quốc Ăn Năn là dòng tư tưởng chính để người Việt Nam thay đổi chế độ chính trị cộng sản độc tài sang chế độ chính trị dân chủ đa nguyên.

Tác giả Nguyễn Gia Kiểng là một người con của đồng bằng Bắc bộ Việt Nam, ông đến Pháp du học từ khi còn rất trẻ. Nhờ được tiếp xúc với cái nôi của văn minh nhân loại, nơi phát sinh các nhà tư tưởng lớn cộng với tình yêu quê hương và một cái nhìn vượt thoát lên so với thời đại mình mà ông Nguyễn gia Kiểng đã viết xong tác phẩm này một cách hoàn chỉnh.

Ông Nguyễn Gia Kiểng cùng với những người cùng chí hướng đã thành lập tổ chức chính trị đối lập Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên năm 1982, đến nay vừa tròn 40 tuổi (1982 - 2022) với dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động chính trị đầy kinh nghiệm, bao lời khen chê cũng chẳng quan trọng với ông, quan trọng nhất là ông đã mang lại cho dân tộc Việt Nam một tư tưởng chính trị dân chủ theo kịp thời đại văn minh.

Có thể nói, không có chế độ cộng sản thì chưa chắc đã có tác phẩm chính luậnTổ Quốc Ăn Năn, nó vừa là nguyên nhân vừa kết quả của một giai đoạn đầy biến động của Việt Nam. Tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn là tư tưởng chính trị rất quan trọng, nó chỉ ra rằng Việt Nam muốn có thay đổi thì phải thay đổi văn hóa Khổng giáo bằng văn hóa dân chủ, tư tưởng bao giờ cũng đi trước, hướng dẫn cho hành động. Việt Nam bao nhiêu năm không thay đổi vì văn hóa Khổng giáo nô lệ, người có học chỉ là công cụ, phục vụ kẻ cai trị mà không bao giờ có ý định thay đổi xã hội. Họ không dám cãi lại kẻ cầm quyền vì nghĩ rằng như thế là phạm thượng, phản vua và bị tru di tam tộc...

Có thể nói rằng, với tác phẩm chính luận Tổ Quốc Ăn Năn, ông Nguyễn Gia Kiểng là nhà tư tưởng chính trị lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Phan Châu Trinh cũng là người có nhiều tư tưởng mới nhưng chưa có tác phẩm hoàn chỉnh, chỉ có một số bài viết ngắn về khái niệm Dân chủ từ đầu thế kỷ 20, chưa đủ thuyết phục để giới tinh hoa thời đó hưởng ứng, dẫn tới việc ông Hồ Chí Minh mang chủ nghĩa ngoại lai Mác - Lênin vào Việt Nam và thành công áp đặt chế độ chính trị độc tài toàn trị cho tới ngày nay.

Ngoài tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn, tác giả còn là nhà báo, nhà bình luận thời sự với hàng trăm bài viết phục vụ bạn đọc khắp nơi ở trong nước và hải ngoại. Năm nay ông vừa tròn 80 tuổi dù vậy ông vẫn còn rất phong độ và minh mẫn trong cách nói, cách viết với lối trình bày mạch lạc mà không phải ai cũng có được.

Nguyễn Văn Khánh

Ba Lan (5/11/2022)

Published in Quan điểm

Văn hóa Khổng giáo quan niệm làm chính trị thành công là được làm quan, vinh thân phì gia, được ăn trên ngồi trước, hoặc để người khác nể sợ. Văn hóa đó đặt quyền lợi của người làm quan lên trên quyền lợi của người dân. Họ cho rằng được làm quan là do số mệnh hoặc do sự cố gắng của bản thân vì vậy họ có quyền hưởng vinh hoa phú quí. Khái niệm hy sinh và cống hiến cho xã hội không có trong văn hóa Khổng giáo. Cũng văn hóa đó đã sinh ra tâm lý phục tùng chính quyền tuyệt đối thay vì đấu tranh để thay đổi nó, ngay cả khi đó chỉ là một chính quyền tồi dở và bạo ngược.

Quan niệm về chính trị như vậy rất sai và đã lạc hậu. Trong thời đại mới, chính trị là một lĩnh vực đòi hỏi sự nghiêm túc, đạo đức và trong sáng ở mức cao nhất. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) định nghĩa "chính trị là đạo đức ứng dụng vào trong cuộc sống". Mỗi quyết định đúng - sai của người lãnh đạo chính trị ảnh hưởng đến số phận của hàng nghìn, hàng triệu người khác. Người làm chính trị không có đạo đức sẽ gây họa cho chính mình và cho cả dân tộc. Chính trị là việc chung, ai cũng có quyền tham gia vào chính trị. Mục đích chính của việc làm chính trị là để mưu tìm hạnh phúc cho nhân dân, cho cả cộng đồng chứ không phải vì mục đích cá nhân. Nếu muốn làm giàu và hưởng thụ thì nên kinh doanh. Người làm chính trị gần như đi tu. Phải từ bỏ những ham muốn đời thường để dồn hết tâm trí cho lý tưởng đã chọn.

Người Việt Nam không quan niệm về chính trị như vậy. Họ luôn nghi ngờ lòng tốt của người khác. Họ không tin có những người chỉ cho đi mà không đòi hỏi gì. Điều đó hoàn toàn sai. Các tu sĩ là một ví dụ, họ sống đạm bạc và hy sinh mọi ham muốn của bản thân để phụng sự cho một lý tưởng mà họ cho là đúng và cao đẹp. Những người làm từ thiện cũng chỉ cho đi chứ đâu cần nhận lại.

Người làm chính trị cũng phải có đức tính hy sinh như các tu sĩ. Rất nhiều người âm thầm đóng góp cho tương lai chung, cho sự tiến bộ và tự do cho dân tộc mình, đất nước mình mà không đòi hỏi bất cứ một ân huệ hay quyền lợi gì. Nhiều chí hữu của Tập Hợp dù đã lớn tuổi và thành công ở nước ngoài nhưng vẫn đóng góp cho công cuộc dân chủ hóa đất nước mà không có bất cứ tham vọng gì cho bản thân. Sự hy sinh của họ luôn là bất vụ lợi và một chiều.

taphop1

Người thành công là người đã để lại một di sản tốt đẹp và hữu ích cho cuộc đời. (Ảnh minh họa : Mẹ Têrêsa, một nữ tu bình dị đã dành cả cuộc đời để chăm sóc cho những người nghèo khổ, bất hạnh ở Ấn Độ và trên khắp thế giới. Bà được Giáo hoàng Phanxicô phong thánh năm 2016)

Anh em Tập Hợp đấu tranh không phải để làm ông này bà nọ. Trong Tập Hợp không có nhiều chức danh và cấp bậc. Mọi người đều tự nguyện đến với nhau, không ai có lương và không ai được hứa hẹn bất cứ một ân huệ nào trong tương lai. Tập Hợp đấu tranh để mở ra một trang sử mới cho dân tộc. Nếu Tập Hợp được người dân Việt Nam bầu chọn làm đảng cầm quyền trong tương lai thì khi đó chúng tôi sẽ dựa trên khả năng của từng người để phân công công việc. Chúng tôi sẽ xem đó là một trách nhiệm và bổn phận thay vì là ân huệ hay phần thưởng.

Ông Nguyễn Gia Kiểng vẫn thường nhắc nhở anh em chúng tôi rằng, trong chính trị đừng bao giờ tính toán thiệt hơn cho bản thân và tổ chức mình mà thấy cái gì đúng, cái gì cần và cái gì có lợi cho đất nước thì cứ thế mà làm. Ông luôn hành động như vậy và chúng tôi cũng sẽ hành động như vậy. Với anh em Tập Hợp thì sự thành công của những người làm chính trị là đã cống hiến và đóng góp cho cái đúng, cho lẽ phải và cho một nước Việt Nam dân chủ. Ông Kiểng dù tuổi đã cao trong lúc tương lai của đất nước vẫn còn mơ hồ nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy ông sốt ruột hay thất vọng khi con đường công danh của bản thân ông và tổ chức mà ông xây dựng vẫn chưa đến đích. Ông rất lạc quan, yêu đời vì ông đã sống một cuộc đời xứng đáng. Ông đã cống hiến cho dân tộc, cho đất nước một cách trí tuệ, bền bỉ và trọn vẹn. Với ông như thế là thành công, là một cuộc đời đáng sống. Sự thật đúng là như thế, thành công lớn nhất của một nhà tư tưởng chính trị và hoạt động chính trị như ông là để lại một di sản tốt đẹp và hữu ích cho cuộc đời. Di sản đó sẽ được anh em Tập Hợp tiếp nối trong tự hào.

Nguyên nhân khiến phong trào dân chủ Việt Nam không mạnh lên được là do quan niệm sai lầm và lệch lạc về sự thành công. Tất nhiên ai cũng muốn và cố gắng để thành công. Nhưng thế nào là thành công ? Với người Việt Nam thì thành công được đặt trên ba giá trị rất cũ và lạc hậu đó là quyền lực, sự giàu có và bằng cấp. Một người thành công là phải có danh tiếng, là người lãnh đạo hoặc một anh hùng. Thành công với người Việt Nam phải cụ thể, phải đến sớm ngay trước mắt chứ không phải là những di sản tốt đẹp mà họ để lại cho mai sau.

Việc ông Tô Lâm, Bộ trưởng công an ăn "thịt bò dát vàng" tại một nhà hàng đắt tiền bậc nhất ở London trong lúc người dân đang phải oằn mình chống đại dịch Covid-19 chứng tỏ ông và các quan chức Việt Nam không có kiến thức lẫn đạo đức chính trị. Quan niệm và hiểu biết về chính trị của họ rất sai lầm và thấp kém khiến họ làm những việc rất phản cảm mà không hề hay biết. Không chỉ mỗi Tô Lâm mà tất cả các nhà độc tài thường không có trí tuệ và tâm hồn. Họ nhỏ mọn và chỉ nghĩ cho bản thân mình chứ không nghĩ cho người khác. Maduro, tổng thống của đất nước Venezuela đang thiếu ăn cũng từng ghé quán "bò dát vàng" trong một chuyến công du. Họ không biết những quán ăn này là dành cho các ngôi sao, giới lắm tiền nhiều của chứ không dành cho các chính khách. Các chính trị gia dân chủ không bao giờ bước chân vào những nơi như vậy.

Những nhà độc tài trên thế giới nổi tiếng và được nhiều người biết đến như Hitler, Mao Trạch Đông, Putin, Trump... Họ có phải là những người thành công không ? Rõ ràng là không. Di sản của họ để lại cho nhân loại thật là kinh khủng và họ bị nhiều người nguyền rủa hơn là khen ngợi. Những kẻ sẵn sàng làm mọi chuyện kể cả dối trá và thủ đoạn để thành công đâu có gì đáng để tôn vinh. Người làm chính trị chân chính cần có viễn kiến, đạo đức, tâm hồn, sự bao dung để kiến tạo và mang hòa bình cho đất nước và nhân loại. Hai tấm gương vĩ đại về tâm hồn cao cả đó là Giê-su Kitô và Phật Thích Ca, họ cứu rỗi cả thế giới nhưng không hề làm hại một ai. Một ví dụ cụ thể nữa là những trí thức đã bền bỉ tranh đấu cho việc bảo vệ trái đất không bị nóng lên. Ban đầu (vào thập niên 60) họ chỉ là một nhóm nhỏ, yếu thế. Tiếng nói của họ không được ai lắng nghe, thậm chí bị xem là gàn dở, thế rồi 60 năm sau đã có 200 quốc gia trên thế giới tham dự hội nghị khí hậu COP26 đang diễn ra tại Anh quốc. Tất cả các cường quốc đều phải lắng nghe và làm theo những gì họ đề nghị nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu của trái đất. Nhân loại phải mang ơn họ.

taphop2

Cái đúng và lẽ phải có sức mạnh vô địch. Những người lên tiếng chống biến đổi khí hậu đã chiến thắng sau gần 60 năm tranh đấu bền bỉ và quyết tâm. (Ảnh minh họa : Logo Hội nghị về khí hậu COP26 đang diễn ra trong hai tuần, từ ngày 1 đến 12/11/2021  tại Glasgow,Scotland, Anh quốc)

Cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam cũng vậy, nó rất gian nan chứ không dễ như nhiều người nghĩ. Sự thực là cho đến bây giờ, không chỉ ở Việt Nam mà ngay tại hải ngoại, nơi có gần 4 triệu người Việt Nam sinh sống với hơn nửa triệu người có bằng cấp cao và thành đạt trong xã hội nhưng rồi vẫn chưa xây dựng được một tổ chức chính trị nào có tầm vóc và thực chất. Người Việt nói nhiều về chính trị nhưng không quan tâm sâu sắc và đúng cách. Bằng chứng là có rất ít bài viết về môn "khoa học chính trị" như đấu tranh chính trị là gì, quá trình xây dựng và phát triển một chính đảng phải trải qua những giai đoạn nào, vì sao cần phải có các dự án chính trị, vai trò của tư tưởng chính trị và đội ngũ nhân sự quan trọng ra sao... Người viết về chủ đề này đã ít, người đọc lại càng ít hơn. Các bài viết về chính trị của Tập Hợp rất dễ đọc, dễ hiểu, rõ ràng và cụ thể chứ không trừu tượng như chủ nghĩa Mác-Lê nhưng dù vậy chúng vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần có của trí thức Việt Nam. Trí thức đây phải hiểu là những người có hiểu biết và quan tâm đến đất nước chứ không phải những trí thức khoa bảng.

Tập Hợp là một tổ chức chính trị có lẽ khá lạ lẫm với nhiều người Việt Nam vì chúng tôi không kêu gọi bạo lực, hận thù và lật đổ mà chỉ kêu gọi tình yêu, sự bao dung và xây dựng. Cách tranh đấu của chúng tôi cũng không giống với các tổ chức khác vì chỉ dùng lời nói để thuyết phục người dân. Chúng tôi xem cuộc cách mạng dân chủ này đồng thời cũng là một cuộc cách mạng về văn hóa. Người Việt Nam đã tụt hậu khá xa so với thế giới và tụt hậu bi đát nhất là tụt hậu về tư tưởng chính trị. Nếu không thay đổi văn hóa và tư duy về chính trị và các hoạt động chính trị thì đất nước mãi mãi sẽ không có tương lai.

Như chúng tôi đã nói, cuộc tranh đấu này không cần trí thức Việt Nam phải hy sinh hay vào tù ra tội mà chỉ cần họ dũng cảm với... chính bản thân mình. Sự dũng cảm đó là tôn trọng sự thật, lẽ phải và can đảm xét lại những giá trị cũ đã lỗi thời như danh tiếng hay những ánh hào quang phù phiếm, vô nghĩa để ủng hộ cho những gì đúng đắn, nhân bản và văn minh. Trí thức phải vượt lên chính mình và lịch sử để trở thành người tự do, tự kiến tạo tương lai cho mình và cho cả dân tộc. Sự cao cả của trí thức và những người hoạt động chính trị là sống thành thật với bản thân mình và đóng góp cho sự thắng lợi chung của cái đúng.

Anh em Tập Hợp đa số đều dùng bút danh để viết báo và giao tiếp, ngoài lý do an ninh ra còn một lý do nữa đó là chúng tôi không cần sự nổi tiếng. Chúng tôi tham gia vào Tập Hợp, đóng góp cho Tập Hợp và trưởng thành cùng Tập Hợp. Nếu Tập Hợp không thành công (vì người dân Việt Nam không thích dân chủ hay vì đã sống quen với chế độ cộng sản...) thì chúng tôi cũng không có gì phải tiếc nuối hay hối hận.

Tập Hợp xem đấu tranh chính trị là công việc chung, là những cố gắng chung để có thành công chung. Tập Hợp không phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện và là nơi qui tụ những người Việt Nam yêu nước lại với nhau. Muốn thành công thì phải có tổ chức vì đấu tranh chính trị luôn là giữa các tổ chức với nhau chứ không phải giữa các cá nhân. Lý do khiến Tập Hợp không đi nhanh được là vì trí thức và người dân Việt Nam vẫn chưa ủng hộ chúng tôi. Tập Hợp không thể nhảy khi chưa có nhạc.

Đã đến lúc những người Việt Nam ít ỏi còn quan tâm và ưu tư với vận mệnh đất nước nên dành thời gian và sự quan tâm đúng mức cho chính trị và các hoạt động chính trị. Đừng ngụy biện bằng những câu hời hợt và thiếu thành thật như "dân trí Việt Nam còn thấp" hay "Tập Hợp chưa thuyết phục được tôi"... Thử hỏi bao nhiêu năm qua, người Việt trong và ngoài nước đã ủng hộ cho bất cứ một tổ chức chính trị nào hay chưa ?

Việt Hoàng

(11/11/2021)

Published in Quan điểm

Hoàng Bách trò chuyện cùng Nguyễn Gia Kiểng

+ EU khe khắc với Trung Quốc hơn là Hoa Kỳ.

+ Trung Quốc ỷ mạnh hiếp yếu, không có đồng minh.

+ Trung Quốc không phải là một quốc gia, mà là một đế quốc.

Nguồn : Hoangbach Channel, 01/06/2020

Published in Video

Hoàng Bách trò chuyện cùng Đinh Xuân Quân và Nguyễn Gia Kiểng

+ Biểu tình đòi công lý, tôn trọng bình đẳng, nhân quyền là điều cần làm. Chống gây bạo loạn và hôi của. Giới trẻ Việt Nam cùng các sắc dân trắng, đen, vàng, đỏ đều có tham gia.

+ Biểu tình để đạo đạt nguyện vọng của người dân, của xã hội… Chính quyền có cơ hội điều chỉnh.

+ Chỉ các chế độ độc tài, đảng trị như Việt Nam mới cấm biểu tình mà thôi.

Nguồn : Hoangbach Channel, 09/06/2020

Published in Video
samedi, 04 avril 2020 11:49

Tương lai nào sau Covid-19 ?

Việt Nam cho đến nay có vẻ là một trong những nước may mắn nhất. Đại dịch Covid-19 hình như tha cho nước ta. Tuy vậy sẽ là một sai lầm lớn, rất lớn, nếu vui mừng vì đất nước thoát hiểm. Thực ra có lẽ chúng ta là nước bị thiệt hại nhất vì Covid-19.

covid01

Bản đồ những quốc gia và lãnh thổ bị lây nhiễm bởi đại dịch Covid-19

Một nửa nhân loại bị câu lưu. Mọi hoạt động ngừng lại hoặc chậm lại. Nhiều ngàn người chết mỗi ngày. Thiệt hại kinh tế đã rất bất ngờ và lớn hơn hẳn cuộc khủng hoảng 2008 dù vẫn còn đang tăng vụt. Donald Trump không phải là người lãnh đạo quốc gia duy nhất đánh giá sai sức tàn phá của đại dịch Covid-19. Cho đến đầu tháng 03/2020, các nước Tây Âu vẫn không thể ngờ rằng chỉ một tuần sau họ sẽ trở thành trung tâm của dịch và phải ngừng gần hết mọi hoạt động. Bây giờ đến lượt Mỹ.

Một bài học khiêm tốn đắt giá

Điều đầu tiên đáng nói là thảm họa này không do một sai lầm của con người, dù là các chính quyền hay các thế lực tài phiệt, như trong quá khứ.

Cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 đã do lòng tham của các ngân hàng lớn và sự thiển cận của chính sách America First (nước Mỹ trước hết) của chính quyền Harding - Coolidge mà Donald Trump đang lặp lại. (America First đã là khẩu hiệu tranh cử của Harding với kết quả là một thảm kịch cho cả thế giới lẫn chính nước Mỹ). Hai cuộc Thế chiến I và II đã do chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (nationalism) của các chính quyền quân phiệt, phát xít, quốc xã. Nội chiến Việt Nam 1945 - 1975 đã do sự mê muội của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và nhóm cầm quyền trong Đảng cộng sản Việt Nam. Cuộc khủng hoảng 2008 gần đây đã là hậu quả của chủ nghĩa Tân phóng khoáng (Neoliberalism) được đẩy quá xa từ thời Bill Clinton.

Covid-19 không như thế. Không ai muốn cũng chẳng ai gây ra. Nó là một thiên tai tự nhiên mà đến và sẽ giết chết cả triệu người và phá hủy thành quả kinh tế của hàng chục năm. Nó nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống trên trái đất này rất mỏng manh, đã từng mấy lần suýt bị hủy diệt vì những thay đổi khí hậu và những đột biến hoàn toàn không do con người. Trên quy mô vũ trụ chúng ta cũng chỉ là những vi khuẩn. Có khác chăng là chúng ta có chút trí khôn. Trí khôn đó phải giúp chúng ta hiểu rằng cố gắng chính của loài người phải là tìm cách sống với nhau một cách khiêm tốn và thân thiện. Mọi thái độ huênh hoang, đắc thắng đều chỉ là mê muội. Mọi quyền lực chỉ chính đáng nếu biết khiêm tốn tự thu gọn ở mức tối thiểu cần thiết để bảo vệ và cải tiến môi trường và đời sống con người.

covid02

Trên 40 thị trường chứng khoán lớn, 30.000 tỷ USD đã bốc hơi trong vài tuần vì các cổ phiếu sụt giá trung bình 30% trong tháng 3/2020.

Thiệt hại về kinh tế đã hơn hẳn cuộc khủng hoảng 2008. Cả cung lẫn cầu đều bị tê liệt. Trên 40 thị trường chứng khoán lớn, 30.000 tỷ USD đã bốc hơi trong vài tuần vì các cổ phiếu sụt giá trung bình 30% trong tháng 3/2020. Số tiền khổng lồ này là sự mất giá của phần cổ phiếu mà các công ty đem bán trên các sàn chứng khoán để huy động vốn, nó trước hết là sự thiệt hại của những ngân hàng, quỹ và cá nhân đầu tư vào các cổ phiếu. Nếu chúng ta ý thức rằng đại đa số các công ty tầm vóc trung bình và nhiều công ty lớn không đăng ký trên các thị trường chứng khoán và các công ty lớn có đăng ký cũng chỉ đem bán cho công chúng một phần nhỏ tổng số cổ phiếu của mình thì thiệt hại thực cho kinh tế thế giới lớn hơn nhiều, rất nhiều. Và đó mới chỉ là những thiệt hại ban đầu, Covid-19 vẫn còn đang tiếp tục tàn phá. Chưa biết bao giờ nó mới có thể được xem là đã qua đi để có thể tổng kết các thiệt hại. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn còn đang thực hiện các biện pháp cách ly (confinement), với hậu quả trung bình là mỗi tháng cách ly gây thiệt hại khoảng 3% GDP.

covid03

Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn còn đang thực hiện các biện pháp cách ly (confinement) - Ảnh Đại lộ 5th Avenue, Thành phố New York vắng bóng người và xe cộ qua lại

Cuối tháng 3/2020, gần hai tháng sau khi bệnh dịch được nhìn nhận tại Trung Quốc và vào lúc nó đã chuyển trung tâm qua Châu Âu đồng thời đang lan mạnh tại Mỹ, môt hội nghị thượng đỉnh G20 của 20 nước phát triển nhất mới "họp khẩn cấp" qua truyền hình đi đến thỏa thuận là sẽ cùng bơm vào 5.000 tỷ USD để cứu nguy hoạt động kinh tế thế giới. Quốc hội Mỹ biểu quyết một ngân sách 2.200 tỷ USD, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các nước Châu Âu cùng biểu quyết các khoản cứu nguy khoảng 4.000 tỷ USD. Các biện pháp cứu nguy này, được đánh giá là "quá trễ quá ít", chỉ có khả năng xoa dịu những đau nhức nhất thời, như giúp các công ty trả lương công nhân trong khi phải cho họ tạm nghỉ, trợ giúp những người mất việc làm, tăng cường thiết bị chống dịch cho các nhà thương, săn sóc các bệnh nhân v.v. Chúng sẽ còn phải được bổ túc thêm và đàng nào cũng chỉ có tác dụng cấp cứu chứ hoàn toàn không thể có tham vọng hồi phục lại tình trạng kinh tế trước Covid-19. Thế giới sẽ cần nhiều năm để gượng dậy và xây dựng lại những gì đã bị tàn phá.

Cho tới hôm 03/04/2020 đã có hơn 52.000 chết trong số hơn một triệu người bị nhiễm, nhưng chúng ta mới chỉ ở trong giai đoạn đầu. Theo bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia chính của Mỹ trong bộ tham mưu chống đại dịch, thì từ nay đến khi Covid-19 khắc phục được tổng số người bị thiệt mạng riêng tại Mỹ sẽ là từ 100.000 đến 200.000. Nếu như thế thì số người thiệt mạng trên thế giới sẽ phải hơn một triệu người mặc dù những cố gắng và tốn kém lớn đã đổ ra.

Thế giới đã văn minh và gần gũi hơn

Những con số tử vong thật là kinh khủng nhưng chúng ta hãy thử bình tĩnh để so sánh với một vài con số khác. Thí dụ như số người chết hàng năm vì các bệnh cúm quen biết trên thế giới cũng là hơn một triệu người. Số người chết vì tai nạn giao thông trên thế giới hàng năm cũng tương tự (1.250.000 năm 2016). Còn thua xa số người chết hàng năm vì thuốc lá (6.000.000) hoặc rượu (2.500.000). Riêng tại Mỹ tổng số số tử vong vì Covid-19 theo ước lượng của bác sĩ Fauci tương đương với số người thiệt mạng hàng năm vì opioid (70.000) và vì súng (40.000), những thiệt hại mà Mỹ luôn luôn phải chịu và dầu vậy kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Những so sánh này không khỏi khiến những người thực dụng đặt câu hỏi nếu vẫn tận tình phấn đấu ngăn chặn Covid-19 nhưng không cách ly thì sao ? Câu hỏi này không có câu trả lời chính xác của các chuyên gia bởi vì nó đã bị gạt đi ngay khi vừa được đặt ra.

Ít nhất đã có hai người lãnh đạo hai quốc gia lớn đăt ra câu hỏi này, mỗi người một cách. Tại Mỹ Donald Trump lấy lập trường thuần túy thực dụng : biện pháp cách ly quá tốn kém, nó còn hại hơn cả Covid-19, thuốc còn hại hơn bệnh. Donald Trump coi kinh tế và chỉ số Dow Jones là quan trọng hơn cả và trong suy nghĩ của ông nếu không cách ly và giả thử vì thế mà số tử vong cao gấp đôi, thậm chí gấp ba, thì cũng chỉ tương đương với số người chết trong một năm vì rượu nhưng tránh được thiệt hại quá lớn cho kinh tế và cho hy vọng tái đắc cử của ông. Boris Johnson lý luận một cách khác : cứ để cho dịch cúm lan rộng ra, lúc đó cơ thể con người sẽ tự nhiên tạo ra một kháng thể cộng đồng để triệt tiêu nó, thay vì cách ly và chịu những thiệt hại quá lớn.

Cả hai nhà lãnh đạo này đã lập tức bị lên án và đều phải từ bỏ lập luận của họ. Thế giới đã văn minh và chính quyền không thể đùa với mạng sống của con người như Boris Johnson, hay từ chối làm tất cả những gì có thể làm dù tốn kém tới đâu để cứu vãn tối đa các công dân đang bị đe dọa tính mạng như Donald Trump. Không thể so sánh số người thiệt mạng vì rượu hay thuốc lá, trên đó chính quyền đã làm tất cả những gì có thể làm để giảm thiểu, với số người sẽ chết vì chính quyền từ chối làm tất cả những gì có thể làm.

Covid-19 vừa tiết lộ một tiến bộ về tư duy của thế giới : con người từ nay phải là giá trị cao nhất, không thể bị hy sinh vì bất cứ một lý do thực tiễn nào.

Nhưng tại sao cả Boris Johnson lẫn Donald Trump đều phải lập tức nhượng bộ sau khi bị phản đối dù cả hai đều là những lãnh tụ dân túy nổi tiếng ngang ngược ?

Đó là vì họ bị bắt buộc, không muốn nhượng bộ cũng không được. Phong trào toàn cầu hóa đã tiến sâu hơn họ tưởng. Khi phần lớn các quốc gia Châu Á và Châu Âu đã quyết định cách ly thì dù không cách ly đi nữa họ cũng phải chịu mọi hậu quả như các nước khác và số người bị chết thêm sẽ chỉ chết oan chứ thiệt hại kinh tế vẫn không giảm. Hoạt động kinh tế của các quốc gia đã quá đan xen với nhau. Thí dụ trung bình một chiếc xe hơi sản xuất tại Mỹ hoặc tại Châu Âu sử dụng những bộ phận rời đến từ 40 quốc gia khác, chỉ cần một trong 40 nước này không cung cấp được là dây sản xuất bị ngưng trệ. Tình trạng cũng tương tự như trong hầu hết các ngành sản xuất khác, đặc biệt là dược phẩm và điện tử.

Phát giác của Covid-19 là không làm gì còn nước nào độc lập nữa, ngay cả những nước mạnh nhất. Chúng ta đang sống trong một thế giới liên thuộc, trái đất đã nhỏ lại để trở thành mái nhà chung của nhân loại. Tiết lộ đó đồng thời cũng là một cảnh báo cụ thể để tăng cường một khuynh hướng đã xuất hiện gần đây và đang mạnh lên là khu vực hóa sản xuất công nghiệp. Những chiếc xe hơi được dự trù bán tại Châu Âu sẽ chủ yếu gồm những bộ phận sản xuất tại Châu Âu, tương tự như vậy cho Châu Á và Châu Mỹ và cũng tương tự cho mọi ngành sản xuất. Phong trào toàn cầu hóa sẽ vẫn tiếp tục tiến tới nhưng không bỏ qua giai đoạn hợp tác khu vực như có lúc nhiều người đã nghĩ.

Thế giới nào sau Covid-19 ?

Cùng với Covid-19, một ám ảnh lớn đã được giải tỏa. Trong những năm gần đây những tiến bộ chóng mặt của truyền thông, tự động và trí khôn nhân tạo bên cạnh những tiện nghi rất lớn và rất mới không thể chối cãi cũng đồng thời tạo ra một đe dọa. Qua những điện thoại di động và đồng hồ đeo tay điện tử, người ta có thể biết nhiệt độ, áp huyết, nhịp tim v.v. của một người để biết người đó có cần được săn sóc không. Khi tổng hợp những thông tin từ nhiều cá nhân, người ta cũng có thể biết liệu có nguy cơ xuất hiện một bệnh dịch mới không. Nhưng người ta cũng có thể biết người đó đã đi những đâu trong thời gian nào, gặp những ai, xem các website, blog, video nào với cảm giác nào. Với những trí liệu (software) ngày càng tinh vi người ta cũng có thể biết lập trường chính trị, mong ước và ý định của mỗi cá nhân (kể cả có ý muốn chửi thề khi đi ngang tượng chủ tịch Mao Trạch Đông hay Tập Cận Bình không). Một câu hỏi tự nhiên được đặt ra là như vậy liệu con người có đang tạo ra những phương tiện để xóa bỏ tự do của chính mình không ?

Covid-19 gần như đã trả lời là KHÔNG. Đã không hề có một chính quyền nào trong lúc đối phó với đại dịch này mảy may tỏ ý định muốn theo gương Trung Quốc dùng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để kiểm soát con người cả. Mặc dù vẫn luôn luôn phải cảnh giác, chúng ta có thể tạm yên tâm : con người sẽ được săn sóc và phục vụ hiệu quả hơn nhưng không sợ mất tự do và không gian cá nhân.

Tác dụng nhìn thấy rõ nhất của Covid-19 là đã khiến đường phố vắng tanh ngay cả tại những thành phố nhộn nhịp nhất như Paris, Berlin, New York. Một nửa nhân loại, 2/3 trong các nước phát triển nhất, bị câu lưu tại gia.

Trong Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, dự án chính trị 2015 của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, chúng tôi đã tiên liệu :

"Cả một thế giới ảo đã hình thành với tầm quan trọng gia tăng nhanh chóng. Ngay lúc này những trao đổi văn hóa, khoa học, kỹ thuật tài chính và thương mại trong thế giới ảo này, qua mạng lưới Internet, đã rất quan trọng. Trong một tương lai không xa thế giới ảo này sẽ lấn át thế giới thực, biến thế giới thực thành một trong những biểu hiện của nó" (1).

Coviq-19 đã đem tương lai này tới rất gần. Đại đa số công nhân viên đang bị bắt buộc phải làm việc tại nhà qua mạng internet. Một phần đáng kể sẽ còn tiếp tục cách làm việc này sau Covid-19, bởi vì các cơ quan và xí nghiệp đã được tổ chức lại để thích nghi với nó và phần này sẽ tiếp tục tăng lên vì cách làm việc qua mạng tiện cho cả chủ nhân lẫn công nhân viên. Những công việc bắt buộc sự hiện diện thân xác cũng sẽ chỉ đòi hỏi sự hiện diện này vài ngày mỗi tuần hay mỗi tháng. Sinh viên và học sinh cũng có thể chỉ đến trường cho một số môn học và trong một vài dịp. Nếp sống bình thường sáng đi làm tối về nhà -và những giờ kẹt xe- trong một tương lai gần sẽ thuộc về quá khứ. Ngay bây giờ đã có những dàn nhạc hòa tấu thuần túy qua mạng. Tác động trên hoạt động kinh tế và sinh hoạt hàng ngày sẽ rất lớn. Người ta sẽ không còn cần nhiều xe ôtô, nhu cầu di chuyển hàng ngày sẽ giảm, các công ty cũng không cần những văn phòng lớn.

Ngay bây giờ đã có những dàn nhạc hòa tấu thuần túy qua mạng. Hãy nghe những nhạc sĩ thuộc Dàn nhạc hòa tấu quốc gia Pháp (Orchestre national de France) trình diễn, mỗi người tại gia, nhạc khúc Boléro của Maurice Ravel. © Radio France

Quan hệ gia đình và bạn bè cũng sẽ thay đổi. Tại Pháp sau một tháng câu lưu, số bạo hành trong gia đình và số hồ sơ ly dị đã tăng gấp đôi, tại các nước khác chắc cũng tương tự. Nhiều cặp vợ chồng khám phá ra rằng họ tuy lấy nhau nhưng không thực sự chia sẻ cuộc sống và do đó thực ra không hiểu nhau. Các xã hội sẽ không bao giờ trở lại như trước.

Một khác biệt lớn giữa Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trước đây là đã không hề có một phối hợp nào giữa các quốc gia để có những hành động chung, trong khi đáng lẽ ra hơn bao giờ hết thế giới cần một kế hoạch toàn cầu. Phải đợi đến hơn hai tháng sau khi Covid-19 tàn phá mới có cuộc hội ý G20 ngắn ngủi qua truyền hình, trong đó không một người lãnh đạo quốc gia nào nói gì với Donald Trump hay đưa ra một đề nghị phối hợp nào. Các nước G20 đồng ý là cần 5.000 tỷ USD để cứu nguy kinh tế thế giới nhưng không quy định ai sẽ bỏ ra bao nhiêu và để sử dụng như thế nào.

Mỹ đã không đảm nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới như trong quá khứ và điều này đã không làm ai ngạc nhiên. Sau ba năm dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, với chủ trương America First, Mỹ đã từ chối vai trò lãnh đạo thế giới và sự từ nhiệm này đã được chấp nhận. Dù Joe Biden có đắc cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới, ông cũng sẽ không thay đổi được thực trạng này. Sự từ nhiệm và giải nhiệm này sẽ có những hậu quả lớn trong tương lai. Cụ thể là đồng Dollar Mỹ sẽ mất dần lý do để được sử dụng làm đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế, và cho phép Mỹ được tùy tiện phát hành thêm tiền để tiêu xài cho mình dù cả thế giới phải chia sẻ hậu quả. Kinh tế Mỹ sẽ mất vũ khí quyết định nhất.

Còn Trung Quốc ? Đại dịch Covid-19 đã khiến hầu như mọi hoạt động tại Trung Quốc ngừng lại trong gần ba tháng. Ngân hàng Thế giới ước lượng tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2020 này sẽ là 0,10%, nghĩa là sát số không. Tuy vậy ước lượng này không đáng tin. Nó dựa trên con số tăng trưởng 6,1% năm 2019 do Trung Quốc đưa ra mà ai cũng biết là sai, kể cả chính thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ suy sụp nặng hơn nhiều, may lắm là ở cùng mức độ dự trù cho kinh tế Đức, nghĩa là -5%.

Hậu quả sẽ như thế nào ? Cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từng tuyên bố sau cuộc khủng hoảng 2008 rằng, nếu mức tăng trưởng xuống dưới mức 8% mỗi năm thì Trung Quốc sẽ lâm vào bạo loạn. Không ai, kể cả Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phản bác Ôn Gia Bảo, bởi vì ông này chỉ nhắc lại một khế ước bất thành văn nhưng rất được biết đến giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, theo đó nhân dân Trung Quốc chấp nhận chế độ toàn trị với điều kiện là đời sống của họ được cải thiện nhanh chóng. Mức độ cải thiện nhanh chóng đó được cụ thể hóa bằng tỷ lệ tăng trưởng trên 8%. Tỷ lệ suy thoái -5% là một sự phản bội và một thách đố. Tuy vậy, nó không phải là mối nguy lớn nhất đối với Bắc Kinh.

Mối nguy lớn nhất là từ nay Bắc Kinh không còn đảo nợ -nghĩa là vay nợ mới để trả nợ cũ- được nữa, trong khi khối nợ tổng cộng của họ đã tới mức kinh khủng 40.000 tỷ USD, hay 350% GDP, và các quỹ đầu tư cũng không còn tiền để cho vay nữa. Nhiều đại công ty sẽ phá sản theo chân tổ hợp HNA (2). Khủng hoảng kinh tế là chắc chắn. Tình hình càng nguy hiểm vì các dấu hiệu bất phục tùng đã xuất hiện khắp nơi và ngay trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc, uy tín của Tập Cận Bình đã bắt đầu bị thách thức.

Lối thoát duy nhất của chế độ cộng sản Trung Quốc là co cụm lại và dùng bạo lực để cố duy trì sự thống nhất, ít nhất trên danh nghĩa. Nếu thành công, giải pháp này sẽ biến Trung Quốc thành một thế giới riêng, một đế quốc biệt lập với thế giới bên ngoài, tuy nghèo nhưng mức sống cũng đã cao hơn nhiều so với 40 năm về trước khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giải pháp này cùng lắm chỉ giúp chế độ cộng sản Trung Quốc kéo dài thêm được một thời gian.

Như vậy thế giới sẽ không phải lo ngại một cuộc tranh hùng Mỹ - Trung để giành ngôi bá chủ. Cả hai đều sẽ lúng túng tự lo cho mình dù Trung Quốc khốn đốn hơn nhiều. Chúng ta sẽ không phải lo ngại nguy cơ Trung Quốc uy hiếp các nước trong khu vực và lộng hành trên Biển Đông.

Việt Nam : đang may bỗng rủi

Trong cơn đại họa này Việt Nam cho đến nay có vẻ là một trong những nước may mắn nhất. Đại dịch Covid-19 hình như tha cho nước ta. Tuy vậy sẽ là một sai lầm lớn, rất lớn, nếu vui mừng vì đất nước thoát hiểm. Thực ra có lẽ chúng ta là nước bị thiệt hại nhất vì Covid-19.

covid05

Thị trường bất động sản 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn. Các đại công trình xây dựng bất động sản dỡ dang tại Hà Nội - Ảnh minh họa

Cuối năm 2019, trước khi dịch Covid-19 được biết tới, tất cả các chuyên gia và các viện nghiên cứu đều đồng ý rằng, vì nhiều lý do năm 2020, tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới sẽ chậm lại trừ một ngoại lệ : Việt Nam. Họ dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ không chỉ giữ được mức tăng trưởng 7% mà còn tiến nhanh hơn nữa, có thể rất nhanh. Vì hai lý do. Một là nhiều công ty lớn đang dời các đơn vị sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam. Hai là Hoa Kỳ và mọi nước dân chủ đã nhận ra Trung Quốc là một mối nguy cho hòa bình thế giới và cho an ninh trên Biển Đông, nơi 40% hàng hóa qua lại trong trao đổi quốc tế, do đó họ đều thấy cần phải giúp Việt Nam mạnh lên để thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc và đóng góp bảo đảm an ninh trên Biển Đông, nhất là khi Việt Nam đã tỏ rõ ý định thoát Trung. Người ta có thể thấy là Donald Trump dù nói rằng Việt Nam còn lợi dụng Mỹ hơn cả Trung Quốc cũng không hề có bất cứ một hành động trả đũa nào. Các quan sát viên có mọi lý do để chờ đợi nhiều dự án đầu tư từ khắp nơi dồn vào Việt Nam.

Nhưng Covid-19 đã bất ngờ ập tới. Lý do để giúp Việt Nam không còn vì Trung Quốc sẽ co cụm lại và không còn là mối nguy cho hòa bình thế giới và an ninh trên Biển Đông nữa. Các công ty lớn cũng đều điêu đứng và không còn vốn để đầu tư. Việc chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng sẽ chậm lại. Không những thế, kinh tế Việt Nam còn sẽ rất khốn đốn vì quá lệ thuộc vào ngoại thương và du lịch, hai hoạt động bị tê liệt nhất trong lúc này và thời gian sắp tới. Đời sống sẽ rất khó khăn và bất mãn sẽ lên rất cao. Tương lai sán lạn biến đi nhường chỗ cho thực tại đen tối.

Như vậy phải chăng cơ hội lớn cho đất nước và dân chủ đã tan biến ?

Câu trả lời là tuy đất nước vừa bắt đầu một giai đoạn rất khó khăn nhưng tiến trình dân chủ không bị thương tổn vì chế độ toàn trị còn khốn đốn hơn nhiều. Ngay trước dịch Covid-19, các cấp lãnh đạo cộng sản đã cảnh báo rằng vấn đề nhân sự của Đại hội 13 sắp tới có thể làm Đảng cộng sản tan vỡ, một cách để nhìn nhận rằng đang có chia rẽ nội bộ nghiêm trọng. Sự chia rẽ này sẽ chỉ nghiêm trọng hơn khi không còn gì để chia nhau ngoài những tiếng gào thét của quần chúng phẫn nộ. Sự ly dị giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cũng không còn đảo ngược được nữa. Dù muốn hay không Việt Nam cũng vẫn phải sáp lại gần hơn với các nước dân chủ. Áp lực dân chủ hóa từ bên ngoài có thể sẽ không lớn như nếu không có Covid-19 vì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ khựng lại và các nước dân chủ sẽ phải chật vật với nhiều vấn đề khác nhưng vẫn còn. Mặt khác, sự suy sụp nhanh chóng sắp tới của Trung Quốc sẽ khiến rất nhiều đảng viên cộng sản hiểu rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là một thây ma đã rữa mà họ phải khẩn cấp tránh xa.

Vào lúc này, chưa thể nói Covid-19 sẽ đẩy nhanh hơn hay làm chậm lại tiến trình dân chủ hóa đất nước. Điều chắc chắn là cuộc vận động dân chủ vẫn tiến tới và đòi hỏi những người dân chủ vất bỏ lối đấu tranh nhân sĩ để kết hợp với nhau trong một tổ chức, chung quanh một dự án chính trị.

Nguyễn Gia Kiểng

(04/03/2020)

 --------------

(1) Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai

(2) COVID-19 và kịch bản HNA : khủng hoảng có thể rất lớn

Published in Quan điểm
vendredi, 20 mars 2020 22:15

Joe Biden có thể làm gì ?

Có mọi triển vọng Joe Biden sẽ đánh bại dễ dàng Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới để trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Ở tuổi 78 cũng có mọi triển vọng ông sẽ chỉ tại chức một nhiệm kỳ và chủ yếu sẽ cố gắng hàn gắn những đổ vỡ do Trump gây ra đồng thời dành cho nước Mỹ bốn năm tương đối bình yên để nghĩ về mình và chuẩn bị cho đoạn đường tương lai.

 

joe1

Có mọi triển vọng Joe Biden sẽ đánh bại dễ dàng Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới để trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

 

Dịch cúm Covid-19 đã có tác dụng kết thúc nhanh chóng cuộc tranh cử sơ bộ trong Đảng Dân Chủ Mỹ và giáng một đòn chí tử vào hy vọng tái đắc cử của Donald Trump.

Joe Biden bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ sau khi thất bại trong ba cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên. Ông thắng lớn tại South Carolina và thắng liên tục sau đó, vượt xa đối thủ duy nhất còn lại, Bernie Sanders. Mới đây lại vừa thắng thêm ba cuộc bầu cử sơ bộ tại Florida, Illinois và Arizona. Rồi dịch Covid-19 ập đến Mỹ khiến những cuộc mít tinh tranh cử không còn sôi nổi nữa để có thể thay đổi tình thế. Trừ một bất ngờ không thể tưởng tượng được Joe Biden sẽ được chọn làm ứng cử viên của Đảng Dân Chủ và sau đó sẽ đánh bại Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020 sắp tới.

Dow Jones xuống, một "mặt trận thống nhất" mạnh lên

Lý do đầu tiên khiến Donald Trump gần như chắc chắn sẽ thất bại chính là Covid-19. Trump đã hành xử quá tệ. Mới đầu nói ông đây chỉ là một trò đùa của Đảng Dân Chủ, rồi nói dịch này chẳng có gì đáng ngại, tự nó sẽ qua đi khi trời ấm lại, rồi tuyên bố sẽ tìm ra vacxin nhanh chóng trong vài tháng, sau cùng là tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Liên tục khoe khoang và liên tục bị lố bịch hóa mà không hề biết ngượng. Nhưng nếu chỉ có thế thì thế đứng của Trump cũng không hề hấn gì. Trump có một khối cử tri cơ sở ủng hộ ông một cách gần như không điều kiện dù ông có nói bậy hay làm bậy đến đâu đi nữa, miễn là kinh tế Mỹ vẫn khả quan.

Đối với Trump kinh tế thể hiện qua ba con số : tỷ lệ tăng trưởng của GDP, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số chứng khoán Dow Jones, trong đó chỉ số Dow Jones là quan trọng nhất. Kinh tế dĩ nhiên không đơn giản như vậy nhưng đó là niềm tin của Trump và khối người ủng hộ ông. Trump có vẻ tin rằng thắng lợi hay thất bại của ông chủ yếu tùy thuộc chỉ số Dow Jones.

joe2

Trong bài Diễn văn về Tình hình Liên bang Trump khoe rằng trong ba năm cầm quyền ông đã làm cho chỉ số Dow Jones tăng lên 70%...

Trong bài Diễn văn về Tình hình Liên bang (State of the Union Address), làm bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi nổi giận xé bỏ ngay trước các ống kính truyền hình vì đánh giá nó gian dối, Trump huênh hoang khoe rằng trong ba năm cầm quyền ông đã làm cho chỉ số Dow Jones tăng lên 70%. (Thực ra Dow Jones có tăng mạnh thật, cũng như mọi chỉ số chứng khoán khác trên thế giới, nhưng tăng 46% chứ không phải 70%). Nhưng Covid-19 đã đến và trong hai tuần lễ đã xóa sạch những thành quả tích lũy trong ba năm, đưa Dow Jones xuống mức thấp hơn lúc Trump lên cầm quyền và hy vọng phục hồi, dù chỉ là một phần, rất mong manh. Trump trắng tay. Khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra sẽ còn kéo dài ít nhất đến tháng 5 và từ tháng 5 cho đến hết mùa hè là giai đoạn mà hoạt động kinh tế cũng như các thị trường chứng khoán lắng xuống. Giới chơi chứng khoán Mỹ có câu "Sell in May and go away" (Tháng 5 bán hết, rồi đi). Đối với Trump đây là một đòn chí tử, ông có thể mất một phần những cử tri trung thành.

Lý do thứ hai và quan trọng không kém là một thành quả của chính Trump. Người ta có thể ngạc nhiên là các ứng cử viên khác của Đảng Dân Chủ đã nhanh chóng rút lui và tuyên bố ủng hộ Biden. Bà Elisabeth Warren tuy chưa chính thức ủng hộ nhưng cũng bày tỏ thiện cảm, Bernie Sanders tuyên bố nếu không được chỉ định làm ứng cử viên của Đảng Dân Chủ sẽ ủng hộ Biden. Có thể nói là có sự đoàn kết chặt chẽ chưa từng thấy của phe Dân Chủ sau lưng Joe Biden trong quyết tâm đánh bại Trump, trái ngược hẳn với sự hờ hững dành cho Hillary Clinton năm 2016.  Số người tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ, trước khi dịch cúm Covid-19 xẩy ra, đã đông đảo hơn hẳn so với năm 2016. Điều này chứng tỏ rằng cử tri Dân Chủ cũng đã được động viên.

joe3

Bernie Sanders (phải) tuyên bố nếu không được chỉ định làm ứng cử viên của Đảng Dân Chủ sẽ ủng hộ Biden.

Donald Trump chỉ có thể tự trách mình. Khác hẳn với các tổng thống khác, ngay từ khi đắc cử Trump đã chỉ tự coi là tổng thống của một thiểu số người Mỹ, những cử tri cơ sở của ông, phần lớn là những người da trắng ít học (non college-educated Whites). Trump từng nói là ngay cả nếu ông ta có ra đường bắn chết một người nào đi nữa thì ông cũng không mất đi một phiếu nào. Trump không tự coi là tổng thống của cả nước Mỹ, ông lúc nào cũng sử dụng ngôn ngữ thù địch và xúc phạm đối với Đảng Dân Chủ và những người không ủng hộ ông, cũng như đối với các nước đồng minh của Mỹ, kể cả các đồng minh truyền thống, để chỉ khai thác sự hằn học của khối cử tri cơ sở của ông. Khối người này theo nhiều nghiên cứu chỉ vào khoảng 25% người Mỹ nhưng với sự tăng viện của những thành phần bất mãn khác -và với một tỷ lệ tham gia bầu cử ở mức 55% - có thể giúp ông giành được đa số đại cử tri và đắc cử nhờ thể thức bầu cử rất đặc biệt của Mỹ, ngay cả nếu thua về số phiếu trên cả nước. Đó là điều đã xẩy ra năm 2016. Nhưng cũng chính vì chỉ cố gắng giữ cho bằng được cảm tình của một thiểu số mà Donald Trump dần dần đã khiêu khích quá nhiều người và tạo ra cả một "mặt trận thống nhất" chống lại ông và mặt trận này đang mạnh lên, động viên được cả những người bình thường không đi bầu. Các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ vừa qua cho phép dự đoán rằng số người tham gia bầu cử tháng 11 sắp tới sẽ đông hơn và nhiều người chỉ đi bầu để chống Trump. Cơn ác mộng của Trump (trên 60% người Mỹ sẽ đi bầu) rất có thể sẽ thành sự thực.

Đối thủ mà Trump lo ngại nhất

Joe Biden đã đoàn kết được mọi người chống Trump bởi vì ông là mẫu người lý tưởng để đánh bại Trump. Ông là người có kiến thức sâu rộng về chính trị nước Mỹ cũng như về tình hình thế giới. Giáo sư đại học về luật hiến pháp, ông đã từng làm chủ tịch các ủy ban pháp lý và đối ngoại tại Thượng Viện trong khoảng mười năm ở mỗi chức vụ. Có lúc đã từng bị chê trách là quan tâm tới tình hình thế giới nhiều hơn là tới bang Delaware của ông. Bây giờ, sau khi Trump đã phơi bày một cách lộ liễu sự thiếu hiểu biết về thế giới và gây những thiệt hại lớn cho uy tín của Mỹ, lý do trách móc ngày xưa trở thành một ưu điểm.

Joe Biden sau hơn 40 năm hoạt động chính trị cũng được mọi người nhìn nhận là có tài năng cao, thực thà, lương thiện và khiêm tốn, dù không mấy hùng biện và nhiều lúc phát biểu lỡ lời, hơn nữa còn có tật nói hơi cà lăm. Ông là một người hoàn toàn trái ngược với Donald Trump hời hợt, thô lỗ, dối trá, vô trách nhiệm và huênh hoang nhưng bảnh bao và hoạt bát. Joe Biden có khả năng mà Hillary Clinton trước đây không có là làm nổi bật những thói xấu không thể chấp nhận nơi Trump.

joe4

Đối mặt với Trump, Biden có ưu thế của một con người thực.

Thế mạnh của Donald Trump cho tới nay là khả năng thu hút sự ngưỡng mộ của những người nông cạn. Đẹp trai và giầu sang, Trump cũng là một diễn viên màn ảnh tài giỏi và quyến rũ. Trái với sự ngộ nhận của nhiều người, Trump không dị ứng với các Media mà còn là sản phẩm của Media. Chương trình The Apprentice mà ông hoạt náo và được chiếu trên các đài truyền hình bình dân là một bộ phim tập rất thành công. Nếu chọn nghề tài tử cinema Donald Trump không thua gì Clark Gable, Paul Newman hay Brad Pitt. Các diễn viên màn ảnh không bao giờ ngượng vì vai trò mà họ đóng và họ có tài khiến cái Giả quyến rũ hơn cái Thực. Anthony Quinn từng đóng vai một giáo hoàng và trông còn đạo mạo hơn mọi giáo hoàng thực. Cũng tương tự, Donald Trump vừa làm tổng thống Mỹ vừa là một tài tử đóng vai tổng thống Mỹ.

Đối mặt với Trump, Biden có ưu thế của một con người thực. Ông đã thực sự phấn đấu và thành công. Joe Biden đã thực sự vượt qua những khó khăn của một gia đình nghèo để trở thành một người uyên bác, tài giỏi và thành công lớn, rồi đã vượt qua những thảm kịch gia đình để tiếp tục thành công trong khi vẫn là một người trung thực. (Một thí dụ là năm 1988, giữa lúc đang tranh cử tổng thống, ông bị phát giác là đã đạo văn nguyên một câu của lãnh tụ Lao Động Anh Neil Kinnock. Dù theo bộ tham mưu của ông bài diễn văn đó chỉ là do một cộng sự viên viết cho ông nhưng Biden đã thẳng thắn nhận lỗi và rút lui khỏi cuộc tranh cử).

Người ta có thể nhận xét là những người ủng hộ Trump thường ủng hộ một cách rất cuồng nhiệt nhưng lại chẳng có lập luận nào vững vàng mà chỉ biết thóa mạ những người phê phán Trump. Đó là vì sự ái mộ mà họ dành cho Trump không do lý trí mà là một quan hệ thể xác. Họ bị quyến rũ bởi hình ảnh và ngôn ngữ của Trump và ái mộ Trump như ái mộ một tài tử màn ảnh. Họ yêu Trump vì cái giả của màn ảnh có sức quyến rũ hơn hẳn cái thực của đời thường. Với điều kiện là nó không phải đối mặt trực tiếp với cái thực. Đó là điều mà Trump sẽ gặp khi tranh cử tay đôi với Biden.

Cũng không may cho Trump là Biden giầu kinh nghiệm tranh cử. Ngay từ tuổi 30 ông đã đắc cử vào Thượng Viện và từ đó liên tục tái đắc cử với tỷ lệ cao, cho đến khi trở thành phó tổng thống. Trump và bộ tham mưu rất lo ngại Biden. Họ đã tìm mọi cách để triệt hạ ông, kể cả làm áp lực buộc chính quyền Ukraine phải bôi nhọ ông, với hậu quả là chính Trump bị luận tội.

joe5

Cả hai bà Jill Biden (trái) và Melania Trump (phải) đều đẹp và đều từng là người mẫu, nhưng…

Khó khăn của Donald Trump không dừng ở đó. Một nguy cơ khác là bà Jill Biden. Bà này chắc chắn sẽ được đem so sánh với Melania Trump xem trong hai người ai xứng đáng là đệ nhất phu nhân hơn. Sự so sánh này sẽ có kết quả dứt khoát và tức khắc. Cả hai bà đều đẹp và đều từng là người mẫu, nhưng Jill Biden đã từ chối sự nghiệp người mẫu để đi học và dạy học và để chăm sóc trẻ em khuyết tật. Bà là một tiến sĩ về ngành giáo dục, nói chuyện duyên dáng và thuyết phục, trong khi Melania Trump chỉ có nhan sắc. Sự so sánh giữa hai bà sẽ rất tàn nhẫn và càng khiến người Mỹ so sánh giữa hai ông chồng.

Chờ đợi gì ở Joe Biden ?

Có mọi triển vọng Joe Biden sẽ đánh bại dễ dàng Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới để trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Ở tuổi 78 cũng có mọi triển vọng ông sẽ chỉ tại chức một nhiệm kỳ và chủ yếu sẽ cố gắng hàn gắn những đổ vỡ do Trump gây ra đồng thời dành cho nước Mỹ bốn năm tương đối bình yên để nghĩ về mình và chuẩn bị cho đoạn đường tương lai.

Với tài năng và kinh nghiệm của ông Joe Biden có thể thành công trong việc gắn bó lại người Mỹ với nhau sau khi đã bị chia rẽ thành những người ghét Trump thậm tệ và những người mê Trump cuồng nhiệt. Cuộc tranh hùng Mỹ-Trung Quốc -bắt đầu từ thời Obama mà chính Biden tham gia khởi xướng- sẽ có bài bản hơn. Ông cũng sẽ hòa giải được nước Mỹ với các đồng minh để cùng bảo đảm một trật tự dân chủ trên thế giới, dù chén nước đã đổ xuống đất không thể nào hốt đầy lại được và Mỹ sẽ được nhìn từ nay như một nước đã có thể bầu một tổng thống như Donald Trump.

Điều mà Joe Biden sẽ không thể làm được là lấy lại cho Mỹ vai trò lãnh đạo liên minh các nước dân chủ, chưa nói vài trò lãnh đạo thế giới. Trọng lượng kinh tế của Mỹ : 21% GDP thế giới hiện nay, 15% vào năm 2030 và sẽ còn tiếp tục xuống, không còn cho phép Mỹ đảm nhiệm vai trò này nữa. Văn hóa dân chủ của Mỹ càng không tương xứng với vai trò lãnh đạo mà vả lại chính người Mỹ cũng không muốn nữa. Bằng chứng cụ thể là ngày 29/02/2020 vừa qua, không một chính khách Mỹ nào -dù Cộng Hòa hay Dân Chủ- bày tỏ một cảm xúc nào khi Mỹ đơn phương thỏa hiệp với quân khủng bố Taliban để rút hết quân Mỹ khỏi Afghanistan trong vòng 14 tháng bất chấp chính quyền dân chủ Kaboul do chính Mỹ lập ra. Không khác bao nhiêu so với cách ứng xử tồi tệ của Mỹ với chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, hay với người Kurd gần đây.

Sau cùng có lẽ điều cần nhất và cấp bách nhất mà Joe Biden phải làm là giúp các nhà tư tưởng chính trị phát động mạnh mẽ cuộc thảo luận mà họ đã khỏi xướng từ vài năm nay và không ngừng gào thét lên sự cần thiết để xét lại và cải tiến mô hình dân chủ của nước Mỹ. Dù muốn hay không trong bốn năm tới Mỹ sẽ phải lo cho mình trước hết.

Còn đối với người Việt Nam chúng ta ?

Thỏa hiệp Mỹ-Taliban vừa nhắc lại một lần nữa rằng từ nay các dân tộc cần đấu tranh để có dân chủ như chúng ta sẽ phải trông cậy trước hết vào cố gắng của chính mình. Nói như thế không có nghĩa là bối cảnh quốc tế sẽ không thuận lợi. Trái lại, chúng ta cần chuẩn bị để tận dụng làn sóng dân chủ thứ tư đang sắp mạnh trở lại và sẽ cuốn đi các chế độ cộng sản cuối cùng, tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam.

Chúng ta không cần dựa vào Mỹ hay một cường quốc nào khác bởi vì chúng ta có sức đẩy toàn cầu mạnh hơn nhiều.

Nguyễn Gia Kiểng

(20/03/2020)

Published in Quan điểm

Kịch bản HNA gần như chắc chắn sẽ được dùng cho nhiều tổ hợp và tổng công ty khác để Trung Quốc chạy nợ rồi sau đó co cụm lại trong một thế giới riêng khép kín, điều mà với diện tích và dân số của mình Trung Quốc có thể làm. Bắc Kinh không có giải pháp nào khác. Trên thực tế kinh tế Trung Quốc đã phá sản dù chưa nhìn nhận.

shen1

Trụ sở Trung tâm giao dịch sàn chứng khoán Thâm Quyến-Hồng Kông - Ảnh minh họa

Tôi hy vọng mình lầm. Cả thế giới đang xôn xao vì dịch cúm COVID-19, hay Coronavirus, nhưng điều nghịch lý nhất là một sự kiện chưa được các chuyên gia bình luận. Nó có thể rất quan trọng và đánh dấu một khúc quanh lớn của thế giới. Mọi thị trường chứng khoán trên thế giới đều suy sụp trong một tuần qua, các chỉ số chứng khoán trên khắp thế giới đều xuống 10%, hoặc hơn, trong khi chỉ số của Thâm Quyến đáng lẽ phải chao đảo hơn hẳn lại mạnh lên. Có một điều gì đó rất không bình thường cần được nhìn rõ.

Thực trạng như thế này : Dịch COVID-19 cho đến hôm nay, 28/02/2020, đã làm hơn 85.000 người nhiễm trùng và gần 3.000 người chết. Khoảng 95% nạn nhân, nhiễm trùng cũng như tử vong, là người Hoa tại Hoa Lục. Mọi hoạt động tại Trung Quốc đều dừng lại, các thành phố lớn vắng tanh như những thành phố chết. Dịch COVID-19 lan truyền khá nhanh, cho đến nay đã có hơn 50 nước có người mắc bệnh. Trong gần một tháng kể từ khi bệnh dịch này được Bắc Kinh chính thức công bố, các thị trường chứng khoán hình như coi nó là không nghiêm trọng và các chỉ số vẫn gia tăng đều đặn cho đến ngày 19/02. Từ ngay 21/02 tất cả đều suy giảm nhanh chóng. Hôm nay, 28/02/2020, so với ngày đầu năm 2020 chỉ số Dow Jones (Mỹ) đã mất -9,71%, Nikkei (Nhật) mất -10,63%, FTSE (Anh) mất -12,87, CAC 40 (Pháp) -11,62. Điều đáng ngạc nhiên là tại Trung Quốc, nơi phát sinh bệnh dịch và tập trung 95% nạn nhân, thay vì bị sa sút dữ dội nhất, 30% hay 40%, các chỉ số chứng khoán lại rất vững vàng, riêng chỉ số Thâm Quyến còn tăng lên ở mức khó tưởng tượng +10,60%. Chỉ số Thương Hải chỉ sụt 3% trong ngày hôm nay 28/02, khi cả thế giới hốt hoảng, trước đó không hề bị dao động. Phải giải thích thế nào tình trạng vô lý này ?

Giải thích hợp lý nhất là dịch COVID-19 đang cống hiến cho các công ty Trung Quốc, đặc biệt là tại Thâm Quyến, trung tâm công nghiệp của Trung Quốc, một cơ hội để xóa nợ.

Kịch bản HNA

Các thị trường chứng khoán trên thế giới bắt đầu dao động khi chính quyền Trung Quốc quyết định cho phá sản tổ hợp HNA. Ngay lập tức trị giá cổ phiếu của một số công ty con của HNA tăng vọt 10% trong khi các chỉ số chứng khoán thế giới đều sụt giá và từ đó tiếp tục sụt giá, trừ Thượng Hải và nhất là Thâm Quyến . Kich bản HNA giúp ta hiểu những gì đang xảy ra.

shen2

Các thị trường chứng khoán trên thế giới bắt đầu dao động khi chính quyền Trung Quốc quyết định cho phá sản tổ hợp HNA. Ảnh Trụ sở Tổ hợp HNA tại Hải Nam (Getty Images)

Từ công ty Hàng Không Hải Nam (Hainan Airlines) HNA đã được nâng lên thành một tổ hợp ít lâu sau khi Tập Cận Bình lên cầm quyền với tham vọng biến Trung Quốc thành cường quốc số 1 thế giới. Một trong những dự án lớn của Tập là biến đảo Hải Nam thành trung tâm du lịch lớn chưa từng có với tất cả những phương tiện giải trí hiện đại nhất, kể cả các sòng bài. Theo tham vọng này, Hải Nam trong một tương lai gần sẽ giầu sang ngang với Singapore nhưng lớn gấp 50 lần. Hàng trăm tỷ đô la đã được đổ vào đảo này và một trong những cột trụ của dự án vĩ cuồng này là phát triển HNA thành tổ hợp du lịch và chuyên chở lớn nhất thế giới.

HNA bành trướng một cách chóng mặt, mua vô số tích sản đủ loại, công ty hàng không, khách sạn, nhà hàng, phi trường, hải cảng, ngân hàng, địa ốc v.v. và cả IT. Vào năm 2018 Tổ hợp HNA được biết tới như là một trong những tổ hợp lớn nhất thế giới với tích sản 230 tỷ USD, gồm hơn 20 công ty hàng không, hơn 2.000 khách sạn và hàng trăm công ty con đủ loại. Nhưng lỗ nặng. Số thương vụ chỉ hơn 50 tỷ USD mà nợ gần 100 tỷ USD, hàng năm phải trả hơn 5 tỷ USD tiền lãi các món nợ. Tình trạng khó khăn đến nỗi không vay được nữa và phải bán dần tích sản để trả nợ. Tổ hợp đang bế tắc thì chủ tịch Vương Kiện (Wang Jian) chết vì ngã vách núi tại Pháp một cách khó hiểu. Tình trạng ngày càng phức tạp hơn. Rồi hai tuần trước đây chính quyền Hải Nam (thực tế là Bắc Kinh) thông báo quyết định giải thể tổ hợp hợp doanh này. Ngay lập tức cổ phần của các công ty con tăng vọt lên hơn 10%.

Tình trạng ngộ nghĩnh này thực ra không khó hiểu. Lý do giản dị là phần lớn tài sản của HNA đã được chuyển sang các công ty con và các công ty này từ nay không còn phải chịu gánh nặng của một bà mẹ hấp hối nữa, thí dụ như đóng góp để trả nợ. Các ngân hàng và quỹ đầu tư chủ nợ của HNA có thể đòi nợ nhưng thủ tục sẽ kéo dài nhiều năm và đàng nào cũng chi đòi lại được môt phần rất nhỏ vì chính quyền Trung Quốc được quyền ưu tiên sai áp.

shen3

Tổ hợp HNA đang bế tắc thì chủ tịch Vương Kiện chết vì ngã vách núi tại Pháp ngày 4/7/2018 một cách khó hiểu.

Nhưng bằng cách nào HNA đã có thể chuyển giao tài sản sang các công ty con ? Đó là phương thức "trao đổi nội bộ" mà các tổ hợp đa quốc thường dùng để chạy thuế. Thí dụ một công ty con A ở một nước X có tỷ lệ thuế 40% tiền lời được lời 100 triệu. Công ty này bình thường phải trả 40 triệu tiền thuế. Công ty A này có thể nhận lệnh của tổ hợp mẹ để mua của một công ty con B của tổ hợp, ở một nước Y nào đó mà tỷ lệ thuế trên tiền lời chỉ là 10%, một số sản phẩm hay dich vụ trị giá 50 triệu nhưng giá thực chỉ là 10 triệu. Như thế tổ hợp đa quốc đã chuyển 40 triệu từ công ty con A sang công ty con B và "chạy" được 12 triệu tiền thuế. Trao đổi nội bộ là phương thức chạy thuế mà hầu như tổ hợp đa quốc nào cũng dùng. Trong thí dụ này tổ công ty A có thể là chính tổ hợp HNA và công ty B có thể là một công ty Trung Quốc ở Thâm Quyến. Trao đổi nội bộ trong trường hợp này đồng nghĩa với tẩu tán tài sản trước khi giải tán và quỵt nợ. Đó chắc chắn là điều mà Bắc Kinh đã làm trước khi cho HNA phá sản. Số tiền nợ gần 100 tỷ USD coi như mất hết. Nếu các chủ nợ đòi lại được 10 tỷ sau nhiều năm tranh tụng cũng là rất may.

Chạy nợ rồi co cụm lại, hậu quả sẽ ra sao ?

Kịch bản HNA gần như chắc chắn sẽ được dùng cho nhiều tổ hợp và tổng công ty khác để Trung Quốc chạy nợ rồi sau đó co cụm lại trong một thế giới riêng khép kín, điều mà với diện tích và dân số của mình Trung Quốc có thể làm. Bắc Kinh không có giải pháp nào khác. Khối nợ của Trung Quốc có mọi triển vọng đã vượt quá 40.000 tỷ USD, gấp 3,5 lần GDP và không thể chịu đựng được nữa trong một nước mà thu nhập bình quân trên mỗi đầu người chỉ xấp xỉ 8.000 USD mỗi năm. Trên thực tế kinh tế Trung Quốc đã phá sản dù chưa nhìn nhận.

Trong một loạt bài trước đây (1) tôi đã nhận định rằng kinh tế Trung Quốc không tránh khỏi sụp đổ vì những sai lầm quá lớn về chính sách. Dịch COVID-19 là một lý cớ để biện minh cho sự suy sụp đồng thời cũng là một cơ hội để xóa nợ rồi co cụm lại. Người ta có thể nhận xét là Bắc Kinh đã bắt đầu co cụm lại từ hơn một năm nay. Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường (Belt and Road Initiative) từng được khoa trương rầm rộ như là một sáng kiến thiên tài sẽ đưa Trung Quốc lên ngôi bá chủ hoàn cầu không còn được nhắc tới nữa.

Một câu hỏi có thể được đặt ra là có gì khác biệt giữa Thâm Quyến và Thượng Hải khiến chỉ số chứng khoán Thâm Quyến tăng hơn 10% trong khi Thượng Hải chỉ giữ được mức ổn định ? Câu trả lời là đáng lẽ cả hai thị trường chứng khoán này đều phải sụp ít nhất 30%, cả hai đều đã rất may mắn, nhưng Thâm Quyến còn được ưu đãi hơn. Từ một làng đánh cá nhỏ, Thâm Quyến đã được khai sinh ra cùng với chính sách Hiện Đại Hóa của Đặng Tiểu Bình năm 1980 để làm biểu tượng và niềm tự hào của sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì thế Thâm Quyến cũng là căn cứ tử thủ của Đảng và Chế độ cộng sản Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc là kinh tế hoạch định và Bắc Kinh có thể ra lệnh cho các tổ hợp và tổng công ty phải đặc biệt ưu đãi nhưng công ty con tại Thâm Quyến.

Trở lại với khối nợ 40.000 tỷ USD mà Trung Quốc không thể trả, chủ nhân khối nợ này là những ai ?

Không thể chỉ là các ngân hàng hay các công ty hay thường dân Trung Quốc. Trung Quốc đã khánh tận đến mức chết đói sau cuộc phiêu lưu Bước Nhảy Vọt rồi cuộc Cách Mạng Văn Hóa và chỉ bắt đầu phát triển từ 1980 nhờ chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Những gì đã làm ra và tích lũy được từ năm 1980 họ đã tiêu hao trong chính sách kinh tế chạy trốn về phía trước từ sau cuộc khủng hoảng 2008 và trong cuộc đào thoát ồ ạt ra nước ngoài của tư bản từ nhiều năm nay. Trung Quốc không đào đâu ra được 40.000 tỷ USD. Một phần lớn khối nợ này là tiền vay, một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ những ngân hàng và quỹ đầu tư nước ngoài, đa số là Mỹ. Sự kiện nhiều quỹ đầu tư Mỹ cho Trung Quốc vay tiền là những quỹ hưu bổng cũng tạo ra nguy cơ bất ổn xã hội tại Mỹ khi Trung Quốc quỵt nợ làm các quỹ này khốn đốn.

Chúng ta có thể sắp chứng kiến một cuộc khủng hoảng rất lớn khi thực tế đã chứng tỏ một cách không thể chối cãi rằng Trung Quốc đã chọn quỵt nợ để sau đó co cụm lại. Đừng quên rằng cuộc khủng hoảng 2008 đã nổ ra khi chỉ một ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản.

Nguyễn Gia Kiểng

(28/02/2020)

(1) Hồ sơ về sự sụp đổ của Trung Quốc (Nguyễn Gia Kiểng)

Published in Quan điểm
dimanche, 02 février 2020 09:11

Nước Mỹ nào sau Donald Trump ?

Cho tới nay nước Mỹ vẫn vững vàng sau những sai lầm lớn vì quá giầu mạnh, tương tự như một võ sĩ dở nhưng quá khỏe nên vẫn chịu được đòn và sau cùng vẫn thắng. Thế giới chứ không phải Mỹ gánh chịu hậu quả. Nhưng thế giới đã thay đổi.

my1

Ai cũng biết Donald Trump có tội nhưng ai cũng biết trước là ông sẽ được trắng án vì Đảng Cộng Hòa có đa số trong Thượng Viện. Ảnh minh họa một phiên xử luận tội Tổng thống Donald Trump tại Thượng Viện Mỹ 

Nước Mỹ bắt đầu một năm mới và một thập niên mới với vụ án Donald Trump. Đây là lần thứ ba trong lịch sử mà Thượng Viện Mỹ biến thành tòa án để xét xử tổng thống và truất phế nếu thấy có tội. Nhưng đây cũng là lần đầu tiên mà một tổng thống Mỹ bị xử án ngay trong nhiệm kỳ đầu. Một biến cố lịch sử đặc biệt quan trọng đồng thời cũng là một trò hề vì công lý hoàn toàn vắng mặt. Các thẩm phán, chính xác là các thượng nghị sĩ đảm nhiệm vai trò bồi thẩm, không xét xử theo luật pháp và lương tâm mà theo thẻ đảng. Ai cũng biết Donald Trump có tội nhưng ai cũng biết trước là ông sẽ được trắng án vì Đảng Cộng Hòa có đa số trong Thượng Viện.

Tóm lược : Donald Trump bị truy tố vì lạm dụng chức vụ tổng thống cho lợi ích cá nhân, khi buộc tổng thống Zelensky của Ukraine phải bôi bẩn cựu phó tổng thống Joe Biden, đối thủ của ông trong cuộc bầu cử tổng thống 2020, nếu muốn có hỏa tiễn chống xe tăng Javelin và được tháo khoán số tiền viện trợ 391 triệu USD mà Ukraine đang rất cần để đương đầu với cuộc xâm lăng từ Nga. Đây là một tội nghiêm trọng mà chính các cộng sự viên của Trump đã xác nhận. Môt tội khác của Trump là đã cản trở mọi cuộc điều tra của quốc hội về những hành động của ông, điều mà quốc hội có quyền và ông không được chống lại. Donald Trump không cung cấp tài liệu nào mà còn cấm các cộng sự viên hợp tác với quốc hội. Đây cũng là một vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng. Dầu vậy Donald Trump có bị coi là có tội và bị truất phế hay không là do Thượng Viện Hoa Kỳ biểu quyết với đa số 66/100 và chắc chắn ông sẽ được biểu quyết Not Guilty, nghĩa là vô tội. Không những thế số phiếu bênh vực Donald Trump có thể còn lớn hơn số phiếu buộc tội ông bởi vì Đảng Cộng Hòa đang có đa số 53/47 tại Thượng Viện và các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đều đã cho biết trước là họ sẽ ủng hộ Trump. Như vậy Donald Trump không những sẽ không bị truất phế mà còn được một cơ hội để khoe khoang chiến thắng, điều mà ông đã bắt đầu làm.

Sự nhảm nhí ở đây là "thể thức dân chủ". Có tội hay không có tội là tùy ở một biểu quyết phe phái chứ không phải vì đã thực sự làm đúng hay sai.

Luật pháp, lẽ phải và danh dự

Các thượng nghị sĩ Cộng Hòa có đáng bị lên án vì đã biểu quyết trái với sự thực và lẽ phải không ? Chắc chắn là có bởi vì họ thừa biết là Trump có tội. Điển hình là trường hợp của thượng nghị sĩ Lindsey Graham, chủ tịch ủy ban pháp lý Thượng Viện. Ông này tuyên bố một cách lúng túng rằng "theo tổng thống Trump thì ông ấy không có tội". Lindsey Graham cũng chính là người từng hùng hồn buộc tội và đòi truất phế Bill Clinton cách đây 20 năm vì tội trai gái trong Nhà Trắng, một tội tuy đáng khinh và lên án nhưng vẫn nhẹ hơn nhiều so với Donald Trump. Tuy vậy các thượng nghị sĩ dân chủ cũng không đủ tư cách để lên án và khinh thường các đồng viện Cộng Hòa vì họ cũng đã biểu quyết bênh vực Bill Clinton.

Tại sao Donald Trump lại từ chối cung cấp các tài liệu mà Hạ Viện đòi hỏi và không những thế còn cấm các cộng sự viên điều trần trước Hạ Viện ? Chắc chắn là vì sự thực không có lợi cho ông, nhưng tại sao Trump có thể ngang ngược như vậy dù Hạ Viện theo luật pháp và hiến pháp có quyền đòi hỏi các tài liệu và triệu tập các nhân chứng ? Lý do là vì luật pháp Mỹ tuy quy định các quyền của Quốc hội nhưng lại không quy định các biện pháp trừng phạt nếu tổng thống không tôn trọng những quyền này. Luật pháp của Mỹ, và của các nước Anglo - Saxon nói chung, là luật pháp thực nghiệm không rõ ràng như luật pháp thành văn ; nó dựa trên giả thuyết là những người lãnh đạo nói chung –chưa nói tổng thống- đều là những người lương thiện và có danh dự tối thiểu và các thẩm phán đều xét xử theo luật pháp và lương tâm. Nhưng Donald Trump không lương thiện và các thượng nghị sĩ Mỹ đóng vai trò thẩm phán trong trường hợp này cũng không xét xử theo luật pháp và lương tâm mà theo thẻ đảng. Họ thừa biết Trump có tội nhưng họ vẫn biểu quyết Trump vô tội.

Hạ Viện có thể làm gì được Trump ? Cùng lắm là kiện lên Pháp Viện Tối Cao nhưng chính Pháp Viện Tối Cao ngày nay cũng đã xuống cấp. Có mọi triển vọng nó cũng sẽ biểu quyết theo phe phái và phe hữu khuynh ủng hộ Trump đang chiếm đa số. Hơn nữa thủ tục này đòi hỏi nhiều thời giờ trong khi cuộc bầu cử tổng thống đã gần kề. Bế tắc.

Câu hỏi quan trọng nhất và giải thích sự bế tắc này là tại sao các dân biểu và nghị sĩ Cộng Hòa lại phải ủng hộ Donald Trump đến độ bất chấp luật pháp, lẽ phải và danh dự như vậy ? Đó là vì Trump đã tranh thủ được một số cử tri nòng cốt -khoảng 20% cử tri Mỹ- ủng hộ ông một cách cuồng nhiệt và phần lớn sẽ tẩy chay các ứng cử viên bị coi là chống Trump. Chống Trump tương đương với chấp nhận thất cử trong cuộc bầu cử sắp tới và các dân biểu và nghị sĩ Cộng Hòa trước hết nghĩ đến cái ghế của họ, không khác các đối thủ Dân Chủ của họ. Đạo đức không còn trong chính trị Mỹ.

Tại sao Donald Trump ?

Trump đã làm gì để có được khối cử tri không điều kiện này ? Câu trả lời khó tưởng tượng nhưng đúng lả ông ta đã nói bậy và làm bậy một cách thẳng thừng và vì thế đã thu hút được cả một khối đông đảo người Mỹ đang cuồng nộ vì cảm thấy bị bỏ rơi và khinh thường. Không một nước nào đã thay đổi về tâm lý và cấu trúc nhân xã (social fabric) bằng Hoa Kỳ trong 40 năm qua với cuộc cách mạng vi tính và tự động, nhất là sau khi bức tường Berlin sụp đổ và chủ nghĩa phóng khoáng (liberalism) chiếm vị thế độc tôn.

Phong trào toàn cầu hóa và sự chuyển dịch công nghiệp sản xuất sang các nước đang phát triển đã gạt một số đông người ra ngoài lề xã hội. Không phải vì họ lâm vào cảnh thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ rất thấp, chưa tới mức 5% được coi là lành mạnh trong một nước bình thường. Họ có thể tìm được việc làm một cách tương đối dễ dàng nhưng công việc không bền vững và không được đánh giá cao, tạo cho họ mặc cảm là những người thua kém và không cần thiết.

Sự ngạo mạn không kềm chế của chủ nghĩa phóng khoáng cũng đã đồng hóa chính trị với tài chính, biến đồng tiền thành giá trị cao nhất, khuyến khích sự tranh giành triệt để và chia rẽ xã hội thành hai loại người, một bên thành công hãnh tiến và một bên thất bại lầm lũi. Trong vòng 40 năm tài sản của nhóm 1% những người giầu nhất đã gia tăng 21.000 tỷ USD trong khi tài sản của khối 50% những người ở "nửa dưới" đã giảm 900 tỷ USD và chênh lệch giầu nghèo vẫn tiếp tục tăng lên. Những người thất bại lầm lũi đó, phần lớn là những người được gọi là "da trắng ít học" (non college whites), chiếm thành phần chủ yếu những người ủng hộ Trump. Họ cảm thấy mất nước ngay trên quê hương mà ông cha họ đã tạo dựng ra. Tôn giáo của họ cũng dần dần biến thành niềm tin lạc hậu của một thiểu số, các giáo đường ngày xưa chật ních bây giờ vắng dần. Và họ cũng không thể tranh cãi để thuyết phục được ai vì không có kiến thức và cũng không có tiền trong một xã hội mà tiền đồng nghĩa với lý. Trump đã là cứu tinh của họ.

Đúng là Trump đã nói bậy và làm bậy.

Ông ta phát ngôn bừa bãi, bất chấp sự kiện và lý luận, nói dối hoặc nói sai sự thực hơn 15.000 lần trong ba năm, chửi các đối thủ chính trị bằng ngôn ngữ hạ cấp thay vì tranh luận, nói người Kurd, đồng minh Mỹ, là khủng bố hơn cả ISIS, gọi các nước nghèo ở Nam Mỹ là các hố phân v.v. Trong các phát biểu Trump chỉ khẳng định bằng những tính từ dao to búa lớn, như tuyệt vời (wonderful), vĩ đại (tremendous), ngoại hoạng (exceptional), chưa từng có (unprecedented, never before) v.v. chứ không trình bày và phân tích. Đây là một đặc tính của những người thiếu văn hóa. Mỗi tính từ đều là một kết luận và những người thiếu văn hóa đi tới kết luận bằng cảm xúc chứ không qua suy nghĩ và lý luận nên họ không thể trình bày. Có lẽ chính vì thế mà Trump được những người da trắng ít học nhiệt tình ủng hộ. Ông giống họ và cùng trình độ với họ ; sự kiện ông đắc cử tổng thống khiến họ lấy lại được tự tin và giải tỏa cho họ mặc cảm thua kém. Trump cũng có khiếu mỵ dân khi lấy những thái độ như chống phá thai, chống hôn nhân đồng tính mà trong thâm tâm một người sống trác táng như ông chắc là không quan tâm. Sau cùng lý do quan trọng nhất khiến Trump tranh thủ được thành phần da trắng ít học là ngôn ngữ kỳ thị đối với những người di dân da mầu, nó gián tiếp bày tỏ niềm tin rằng người da trắng là một chủng loại tinh anh, lý do tự hào duy nhất còn lại của họ.

Không thể kể hết những thiệt hại Trump gây ra cho nước Mỹ và thế giới vì làm bậy. Ông đã làm tê liệt liên minh các nước dân chủ vào giữa lúc phải đương đầu với mối nguy Trung Quốc, một nước lớn đang mạnh lên và công khai phơi bày giấc mộng làm bá chủ thế giới nhưng vẫn ngoan cố duy trì chủ nghĩa toàn trị và trắng trợn chà đạp nhân quyền. Trump đã khiến gần hết khối Hồi giáo Trung Đông trở thành thù địch với nước Mỹ, nhất là Iraq mà Mỹ đã tốn rất nhiều tiền của và sinh mệnh để tranh thủ làm một đồng minh.

Nước Mỹ chưa bao giờ bị cô lập như bây giờ, ngay cả với những đồng minh truyền thống và cũng chưa bao giờ chia rẽ nội bộ thành hai phe thù ghét nhau như bây giờ, gần như một tình trạng nội chiến. Mỹ yếu đi đến nỗi không giải quyết nổi số phận của chế độ Muduro đã hoàn toàn phá sản tại Venezuela. Từ chỗ là biểu tượng đẹp của thế giới dân chủ hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới hiện nay còn xấu hơn cả Trung Quốc. Nhưng cũng chính vì thế mà Trump được lòng thành phần hữu khuynh tự coi là bị hắt hủi. Mỹ bị cô lập càng tốt vì đó chính là điều họ muốn, Mỹ yếu đi cũng không sao vì không còn là đất nước của họ nữa, họ muốn một nước Mỹ của riêng họ.

Căn bệnh mang tên "chủ nghĩa thực tiễn"

Tuy vậy Donald Trump chỉ là triệu chứng chứ không phải là căn bệnh. Nước Mỹ đã bệnh hoạn từ lâu rồi. Từ gần 30 năm qua, chính xác là từ năm 1992, Mỹ đã chỉ có những tổng thống tồi dở, khai thác và lợi dụng dân trí thấp thay vì cố gắng nâng cao.

Bill Clinton, một thanh niên bệ rạc trốn lính, với chủ trương chỉ làm kinh tế (economy, stupid) đã bỏ các biện pháp trừng phạt Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn, mở thị trường Mỹ và Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) cho Trung Quốc, giúp Trung Quốc mạnh lên chặn đứng làn sóng dân chủ thứ ba đang tàn phá các chế độ cộng sản. Bill Clinton sau cùng góp phần quyết định gây ra hai cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2001 và 2008, một kỷ lục đối với một người chủ trương chỉ làm kinh tế. George W. Bush tuy lương thiện nhưng là một con số không về chính trị, chỉ được bầu nhờ uy tín của cha. Barack Obama đã là một đại họa. Quyết định rút quân hấp tấp khỏi Iraq của ông (vào lúc mà tình hình đã ổn định và Mỹ đã thắng dù sau khi phải trả giá rất đắt) đã khai sinh ra lực lương ISIS khiến vùng Trung Đông chìm trong khói lửa, làm hơn 400.000 người chết và hơn ba triệu người phải di tản. Obama nhát như thỏ, không dám tấn công chế độ Bachar al Assad như đã cam kết khi chế độ này dùng vũ khi hóa học để tàn sát dân chúng nổi dậy, cũng không dám can thiệp khi Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Scarborough của Philippines dù Philippines và Mỹ có liên minh quân sự, vì vậy mà sau đó Philippines sáp lại với Trung Quốc.

Trong gần 30 năm qua người Mỹ đã được chọn lựa tổng thống giữa một người giỏi và một người dở -giữa Bush Cha và Clinton, giữa Al Gore và Bush Con, giữa McCain và Obama- và họ luôn luôn chọn người dở. Sau cùng chính trị Mỹ đã xuống cấp đến nỗi họ chỉ còn chọn lựa giữa hai người tồi dở Hillary Clinton và Donald Trump.

Trump xét cho cùng đã chỉ phơi bày một cách rõ nét những tật nguyền có sẵn của nước Mỹ.

Trước hết người Mỹ, ngay cả các chính trị gia Mỹ, rất ít quan tâm đến thế giới. Guồng máy nhà nước, đặc biệt là cơ quan trung ương tình báo CIA, có nhiều chuyên viên giỏi nhưng các chính trị gia, những người lấy quyết định, lại hiểu biết rất ít về thế giới. Đó là một mâu thuẫn đặc biệt của nước Mỹ : một bộ máy nhà nước mạnh và tốt điều khiển bởi các cấp lãnh đạo tồi dở. Và vì địa lý, nhất là địa lý nhân văn, là cốt lõi của chính trị nên kiến thức chính trị của họ cũng rất sơ sài. Geoge W. Bush lúc ra ứng cử tổng thống không biết tổng thống Pakistan là ai dù tình hình Pakistan lúc đó đang rất sôi động và Pakistan là một đồng minh chiến lược của Mỹ. Quá phân nửa thượng nghị sĩ Mỹ không có hộ chiếu vì không bao giờ ra nước ngoài. Sự yếu kém về văn hóa chính trị này khiến nước Mỹ đã phạm những sai lầm rất lớn. Phần trên bài này đã đưa một số thí dụ. Một thí dụ khác là cho tới bây giờ Mỹ chỉ coi các nước Châu Mỹ La Tinh như là một sân sau để cho các công ty Mỹ mặc tình khai thác.

Sự thiếu hiểu biết về thế giới và chính trị nói chung của người Mỹ và các cấp lãnh đạo chính trị có một nguyên nhân : người Mỹ rất thực tiễn. Đây là một điểm tế nhị cần được nhìn một cách điềm tĩnh. Người Mỹ đáng quý ở chỗ họ thực thà, thông minh và cần mẫn nhưng họ quá thực tiễn. Họ quan tâm trước hết tới những gì có lợi, nghĩa là có tiền, ngay tức khắc trong khi địa lý cũng như tư tưởng chính trị không đem lại lợi nhuận nhanh chóng. Thực tiễn là một tính tốt và có lợi nhưng nếu đẩy xa quá thì dễ đồng nghĩa với ích kỷ và thiển cận, và thực tế là chủ nghĩa thực tiễn của người Mỹ đã được đẩy đi hơi xa, nếu không muốn nói là quá xa. Phối hợp với sự thiếu hiểu biết về thế giới nó trở thành một mối nguy cho thế giới và chính nước Mỹ.

Năm 1945 chính quyền Mỹ đã thả hai trái bom nguyên tử xuống Nhật, mở đầu một kỷ nguyên vũ khí nguyên tử trong đó loài người có thể bị tiêu diệt, chỉ để chấm dứt sớm hơn một cuộc chiến mà kết quả đã hoàn toàn chắc chắn. Cho đến nay chưa thấy chính trị gia Mỹ nào tỏ ý hối tiếc quyết định "thực tiễn" kinh khủng này. Riêng tổng thống Harry Truman thì đến lúc chết vẫn tin rằng mình hoàn toàn đúng. Trước đó tại Yalta, nếu Franklin Roosevelt cứng rắn hơn trước một nước Nga đã kiệt lực vì chiến tranh thì Đông Âu, hay ít nhất Ba Lan, Tiệp Khắc và các nước Baltic, đã không bị nộp cho Stalin, phong trào cộng sản đã không bùng lên mạnh mẽ và có lẽ Trung Quốc cũng không bị cộng sản hóa. Cũng chỉ đã có các chính trị gia Châu Âu phiền lòng vì nhượng bộ không cần thiết này.

Năm 1973 Mỹ ký hiệp định Paris và quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa dù chế độ cộng sản Hà Nội đã kiệt quệ. Cựu ngoại trưởng John Kerry không phải là người duy nhất nói rằng tuy vào năm 1973 tình hình Việt Nam đã thuận lợi nhưng vào lúc đó người Mỹ đã lấy quyết định rồi. Cũng tương tự như Obama đã làm tại Iraq sau này. Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa không chỉ là một thảm kịch cho miền Nam Việt Nam mà còn kéo theo hàng loạt các nước Lào, Campuchia, Angola, Afghanistan, Nicaragua vào quỹ đạo cộng sản và làm cả thế giới dân chủ chao đảo và hoảng hốt. Cũng vì chủ nghĩa thực tiễn mà Bill Clinton đã giúp Trung Quốc mạnh lên và chặn đứng làn sóng dân chủ thứ ba.

Chủ nghĩa thực tiễn trên quy mô quốc gia là một thảm kịch cho thế giới và nó cũng khiến chính trị Mỹ trở thành tồi tệ. Người dân, ngoài những tiêu chuẩn hời hợt như trẻ đẹp và duyên dáng, chỉ bầu tổng thống theo tình hình kinh tế trước mắt, nhiều khi chỉ là một tình trạng tạm thời của chu kỳ kinh tế không liên quan đến hành động của tổng thống ; một người như Bill Clinton cũng có thể đánh bại được một tổng thống tài ba như Bush Cha vì tình hình kinh tế đang khó khăn. Các nghị sĩ và dân biểu, Cộng Hòa cũng như Dân Chủ, cũng vì chủ nghĩa thực tiễn mà nghĩ tới cái ghế của mình trước hết và chạy theo thay vì hướng dẫn dư luận. Họ kiếm phiếu thay vì chống lại cái sai và phục vụ cái đúng cho nước Mỹ.

Chủ nghĩa thực tiễn về bản chất không có gì là sâu sắc. Nó chỉ là một cách hành động giản dị và ngắn hạn, nhưng ngày nay các vấn đề của thế giới và mọi quốc gia đã trở thành phức tạp, sự giản dị không chấp nhận được nữa. Một thí dụ là chính trường hợp Donald Trump. Ông Trump huênh hoang là đã thành công vì đã làm cho kinh tế Mỹ tăng trưởng đều đặn gần 3% mỗi năm trong ba năm liền (2,5% năm 2017, 2,9% năm 2018, 2,3% năm 2019) và nhiều người tin ông. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì sự thực không giản dị như vậy. Theo chính những số liệu này thì trong ba năm kinh tế Mỹ đã tăng trưởng gần 8%. Với một GDP sấp sỉ 20.000 tỷ USD điều này có nghĩa là nước Mỹ đã giầu thêm thêm 1.600 tỷ USD. Trong cùng ba năm đó khối nợ công đã tăng lên gần 3.000 tỷ USD, như vậy thực ra kinh tế Mỹ đã sút giảm chứ không tăng trưởng. Điều khác biệt là khối tăng trưởng 1.600 tỷ USD có tác dụng ngay tức khắc trong khi khối nợ thêm 3.000 tỷ USD là một gánh nặng cho mai sau.

Cho tới nay nước Mỹ vẫn vững vàng sau những sai lầm lớn vì quá giầu mạnh, tương tự như một võ sĩ dở nhưng quá khỏe nên vẫn chịu được đòn và sau cùng vẫn thắng. Thế giới chứ không phải Mỹ gánh chịu hậu quả. Nhưng thế giới đã thay đổi. Sau Thế Chiến II GDP của Mỹ bằng 52% GDP thế giới, ngày nay tỷ lệ này chỉ còn là 25%, trọng lượng kinh tế của Mỹ liên tục giảm, sẽ chỉ còn là 16% kinh tế thế giới vào năm 2030 theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Mỹ vẫn còn mạnh nhất nhưng không còn mạnh đến độ muốn làm gì cũng không sao.

Liệu Mỹ có thể thích nghi với tình huống mới này không ? Câu trả lời là không nếu chính trị Mỹ vẫn như hiện nay. Mỹ chỉ đứng vững nhờ giầu mạnh nhất thế giới chứ không phải là một dân tộc gắn bó, trái lại nó chia rẽ một cách đáng sợ. Trong 50 bang chỉ có sáu (6) bang được gọi là các Swing States nghĩa là các bang có thể bầu theo chương trình và nhân cách của các ứng cử viên, các bang khác hoặc chỉ bầu cho đảng Cộng Hòa hoặc chỉ bầu cho đảng Dân Chủ bất kể chương trình nào và ứng cử viên nào. Sự chia rẽ này tự nó đã rất bệnh hoạn lại đột ngột gia tăng mức độ hung hăng kể từ khi Trump lên cầm quyền và công khai mạt sát đảng Dân Chủ. Thêm vào đó là sự chênh lệch giầu nghèo ngày càng thách đố và Mỹ lại là nước cho mua bán súng tự do. Tương lai có thể rất nguy hiểm.

Một truyện thuyết mới, nhưng bằng cách nào ?

Xét cho cùng thì việc Donald Trump đắc cử thay vì Hillary Clinton đỡ hại hơn. Ít ra Trump cũng đã là một cảnh báo để nước Mỹ trấn tĩnh lại. Với Hillary Clinton chính trị Mỹ sẽ tiếp tục chìm sâu thêm trong sự giả dối và tầm thường cho đến khi không còn chữa chạy được nữa.

Nhưng chữa chạy như thế nào ?

Hầu như tất cả các nhà tư tưởng có uy tín của Mỹ đều đồng ý trên một điểm : phải thức tỉnh dân Mỹ và khôi phục lại các giá trị đạo đức mà những Người Cha Lập Quốc (Founding Fathers) đã lấy làm nền tảng dựng nước, đồng thời phải dành cho Bình Đẳng một chỗ đứng ngang hàng với Tự Do. Nước Mỹ (cũng như mọi quốc gia trên thế giới nhưng khẩn cấp hơn) đang rất cần một truyện thuyết mới trong đó quốc gia không chỉ được nhìn một cách giản đơn như một thị trường hay một đấu trường mà như một tình cảm, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung.

Và bằng cách nào ?

Họ cũng đều đồng ý rằng phải phát động một cuộc thảo luận mạnh mẽ về truyện thuyết mới này tại khắp nơi. Họ đã bắt đầu từ vài năm nay rồi và đã nhân lên cố gắng sau thắng lợi của Donald Trump, trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và các câu lạc bộ trí thức, cũng như trên các mạng xã hội.

Cho đến nay kết quả của những cố gắng tuy còn khiêm tốn nhưng đã có hiệu quả ngày càng lớn. Các bài thuyết trình rất có giá trị của các nhà tư tưởng đầy uy tín được đưa lên YouTube sau vài năm chỉ được vài chục ngàn lượt coi so với vài triệu, thậm chí vài chục triệu, lượt coi của các bản nhạc và các trận bóng đá trong cùng thời gian. Tuy vậy mức độ quan tâm đang gia tăng nhanh chóng. Patrick Deneen, giáo sư Đại học Notre Dame và một trong những nhà tư tưởng chính trị có uy tín nhất tại Mỹ, mới đây được mời thuyết trình tại Đại học Chicago nhân dịp ra mất cuốn sách Why Liberalism failed (Tại sao chủ nghĩa phóng khoáng đã thất bại) của ông. Gần 200 người đã tham dự. Deneen hài lòng và nhắc lại rằng trước đây khi ông tới phòng họp này để giới thiệu cuốn The odyssey of political theoy (Cuộc phiêu lưu tư tưởng chính trị) chỉ có sáu (6) người tham dự. Kết quả còn khiêm tốn nhưng khích lệ.

Những cố gắng này cũng đã bắt đầu giúp các trí thức chính trị Mỹ nhân diện ra một nguyên nhân quan trọng khác của sự băng hoại của nền chính trị Mỹ : chế độ tổng thống. Chế độ này trút dần nội dung, sau cùng vô hiệu hóa và làm tan nát các chính đảng. Nước Mỹ thực ra không còn chính đảng đúng nghĩa. Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thực ra chỉ là hai chợ trời chính trị. Chính vì thế mà đã có những hiện tượng như Bill Clinton và Donald Trump. Các chính đảng đúng nghĩa cần cho một sinh hoạt chính trị lành mạnh bởi vì chúng chính là những môi trường sản xuất và sàng lọc các ý kiến chính trị, đồng thời cũng là những lò đào tạo ra nhân sự chính trị cần có. Quan trọng hơn chúng là những cỗ xe chuyên chở tư tưởng và kiến thức chính trị tới quần chúng, vai trò mà các nhà tư tưởng, các trường đại học và các câu lạc bộ không thể đảm nhiệm. Sẽ không có lối thoát cho nước Mỹ nếu chế độ tổng thống vẫn được duy trì nguyên vẹn.

Nước Mỹ không thiếu những người ưu tú để nhận ra những gì cần làm và với tiềm năng bao la nó chỉ có thể khá hơn sau cú sốc Donald Trump để đương đầu với những thử thách mới.

Nguyễn Gia Kiểng

(02/02/2020)

Published in Quan điểm
vendredi, 10 janvier 2020 09:17

2020, năm của một khúc quanh rất lớn

Quyết định ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc để hội nhập vào thế giới dân chủ là quyết định đúng duy nhất trong suốt quá trình hiện hữu của Đảng cộng sản. Vậy tại sao nó lại khiến Đảng cộng sản chao đảo ? Như vậy phải hiểu rằng Đảng cộng sản tự nó đã là một sai trái và do đó mâu thuẫn với tất cả những gì đúng. Cuộc chuyển hóa này là một cơ may vô cùng lớn cho đất nước, tại sao nó lại khiến Đảng cộng sản lâm nguy ? Như vậy phải hiểu rằng Đảng cộng sản đối nghịch với đất nước Việt Nam. Một chính đảng như vậy không có lý do để tồn tại, chưa nói để cầm quyền.

khucquanh1

Mỹ và các nước dân chủ, nhất là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, cũng không thể để cho Trung Quốc làm chủ Biển Đông vì gần một nửa hàng hóa thế giới được vận chuyển qua đây.

Chúng ta vừa bước vào một năm mới đòi hỏi sáng suốt và cảnh giác ở mức độ tối cao. Nó đến vào lúc mà quyết định thay đổi đồng minh, quay lưng lại với Trung Quốc và đến hẳn với các nước dân chủ, trước hết là Mỹ, của Đảng cộng sản Việt Nam tuy chưa được công khai tuyên bố nhưng đã rõ rệt và không thể đảo ngược được nữa.

Trong một bài viết gần đây tôi đã giải thích lý do tại sao Đảng cộng sản Việt Nam phải quyết định "thoát Trung, theo Mỹ" (1). Một cách vắn tắt, lý do quan trọng nhất là Biển Đông. Trung Quốc phải chiếm Biển Đông để giải tỏa thế bị vây bọc của họ trong khi Việt Nam không thể để mất Biển Đông vì đối với Việt Nam Biển Đông là tất cả. Mặt khác, Mỹ và các nước dân chủ, nhất là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, cũng không thể để cho Trung Quốc làm chủ Biển Đông vì gần một nửa hàng hóa thế giới được vận chuyển qua đây. Tóm lại tham vọng của Trung Quốc đối nghịch với sự sống còn của Việt Nam và quyền lợi của thế giới và đẩy Việt Nam vào thế đồng minh với Mỹ. Một lý do khác là do bản chất đế quốc của nó và nhu cầu làm chủ Biển Đông Trung Quốc cũng bắt buộc phải kiểm soát một cách tuyệt đối quân lực Việt Nam, điều mà những người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam không thể chấp nhận bởi vì nó tương đương với một bản án tử hình cho chính họ.

Đảng cộng sản sẽ rất hỗn loạn

Đây không phải là lần đầu tiên mà Đảng cộng sản Việt Nam thay đổi đồng minh. Đầu thập niên 1960 họ tách xa "Anh cả Liên Xô" để sáp lại với "Anh hai Trung Quốc". Sang đầu thập niên 1970 họ lại bỏ Trung Quốc để theo Liên Xô, sự trở mặt này căng thẳng đến độ dẫn đến chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979. Nhưng rồi từ năm 1985 họ lại quỳ xuống hàng phục Trung Quốc, dâng hơn 10.000 km² hải phận Biển Đông, một số đảo và đá trên quần đảo Trường Sa, chịu mất khoảng 700 km² đất ở biên giới phía Bắc, trong đó có phần lớn thác Bản Giốc.

Tuy nhiên cho đến nay những chuyển trục này chỉ là những thay đổi quan thầy trong nội bộ khối cộng sản và đều diễn ra một cách rất âm thầm cho đến khi tất cả đã xong, chỉ một nhóm chủ mưu nhỏ có thực quyền trong đảng được biết. Những thành phần bị coi là trở ngại cho "đường lối mới" bị thanh trừng mà cũng không biết tại sao. Họ bị buộc những tội chẳng liên quan gì tới lý do thực sự như "xét lại chống đảng", vi phạm kỷ luật, hoặc tham nhũng v.v., có khi chỉ vì quá tin tưởng và hăng say phục vụ đường lối chính thức của đảng mà không biết rằng nhóm chóp bu đang chuyển hướng.

Lần này khác hẳn. Sự đổi hướng không còn là một thay đổi trong "gia đình cộng sản" nữa mà là từ bỏ phe cộng sản. Hậu quả của nó là sau một thời gian cả chủ nghĩa cộng sản lẫn chế độ cộng sản sẽ bị xóa bỏ và thời gian này, trái với hy vọng của ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, có thể rất ngắn vì thế giới đang chuyển động rất nhanh chóng và Việt Nam đã chín muồi cho một thay đổi chế độ. Hơn nữa Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã quá phân hóa cho nên ngay khi các đảng viên biết chắc rằng đảng sắp tan, nghĩa là đã có quyết định "bỏ Tầu theo Mỹ", họ sẽ ồ ạt bỏ con tầu sắp chìm. Nó cũng không còn bí mật như những lần trước nữa, nhiều người đã biết và chẳng bao lâu nữa mọi người đều sẽ biết, vào ngay giữa lúc mà đảng đang chuẩn bị cho Đại hội 13 dự trù vào tháng 01/2021.

Như vậy họ sẽ soạn thảo cương lĩnh chính trị mới thế nào ? Giấu quyết định chuyển hướng này thì Đại hội 13 sẽ chỉ còn là một trò hề trong đó mọi người đều nói dối và biết rằng mình cũng như toàn đảng đang nói dối. Hơn nữa phe thân Trung Quốc cũng chưa chắc sẽ thụ động để bị đào thải một cách êm thấm và sống những ngày cuối đời trong ê chề, không chừng trong nhà tù vì tội tham nhũng. Họ sẽ phản ứng và sẽ có sức mạnh của người nói thực trong khi phe cầm quyền sẽ bị đặt vào thế yếu của kẻ nói dối bị lật tẩy, của những kẻ miệng nói chống tự diễn biến, tự chuyển hóa dù chính mình đang tự diễn biến, tự chuyển hóa. Họ sẽ không đảo ngược được tình thế nhưng sẽ làm cho "đảng cầm quyền trong đảng" chao đảo. Điều hợp lý nhất là công khai xác nhận sự đổi hướng, nhưng giải pháp này đòi hỏi một sự dũng cảm lớn mà ban lãnh đạo đảng không có. Họ sẽ phải trả lời những câu hỏi gai góc, như "danh xưng Đảng cộng sản Việt Nam còn đúng nữa không ?", "quốc hiệu Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn ý nghĩa gì ?", "bao nhiêu xương máu đổ ra trong cuộc chiến tranh chống Mỹ rốt cuộc chỉ là để được theo Mỹ ?" v.v. Và nhất là câu hỏi "số phận Đảng sẽ ra sao ?". Sẽ chỉ có những câu trả lời lúng túng và ngược ngạo không thỏa mãn được ai mà còn gây phẫn nộ. Đàng nào cũng sẽ có xung đột.

Tình trạng xung đột này sẽ nhân lên nhiều lần mức độ nghiêm trọng của một vấn đề tự nó vốn đã nghiêm trọng từ nhiều năm nay : nhân sự. Khi một đảng không còn lý tưởng chung, nó không thể có đoàn kết. Khi một tập thể không đặt nền tảng trên một tư tưởng lành mạnh và những giá trị đúng thì nó không thể có những con người thực sự tốt, vì vậy bộ máy sàng lọc của Đảng đã loại bỏ hết những người có nhân cách, tài năng và tầm nhìn. Chỉ còn lại những cấp lãnh đạo ganh tỵ nhau mà thành tích lớn nhất là đã không có hoặc không dám có ý kiến trước những sai lầm và tội ác của Đảng, hay đã mua bằng cách này hay cách khác được địa vị đang có. Vấn đề nhân sự tự nó vốn đã rất nghiêm trọng, nhưng lần này còn có thêm xung đột ý thức hệ, do việc từ bỏ một chủ nghĩa tuy không còn ai tin nữa nhưng vẫn còn là biện minh duy nhất cho chế độ độc tài đảng trị, sau khi đã là biện minh cho vô số sai lầm và tội ác.

khucquanh2

Khi một đảng không còn lý tưởng chung, nó không thể có đoàn kết. Khi một tập thể không đặt nền tảng trên một tư tưởng lành mạnh và những giá trị đúng thì nó không thể có những con người thực sự tốt

Thêm vào đó, việc thay thế ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ rất khó khăn và có mọi triển vọng sẽ gây đấu đá dữ dội. Trong những năm qua Đảng cộng sản đã tập trung mọi quyền lực vào một người nhưng bây giờ họ chỉ còn những con người tầm vóc trung bình như nhau và không có lý do gì để phục nhau. Năm 2020 sẽ là một năm rất bối rối cho Đảng cộng sản và Đại hội 13, trong trường hợp may mắn nhất, sẽ kết thúc với một ban lãnh đạo mới rất yếu để đương đầu với những vấn đề rất lớn.

Cơ hội của một bước nhẩy vọt

Một trong những vấn đề lớn là quản lý một cơ hội chưa từng có của đất nước. Từ hơn một năm nay, các nguồn đầu tư dồn dập đổ vào Việt Nam. Một phần đáng kể là những công ty chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang nhưng cũng có những đầu tư mới. Nhịp độ này sẽ còn gia tăng mạnh trong năm nay và những năm sắp tới. Thế giới, nhất là Mỹ, đặc biệt muốn giúp Việt Nam. Người ta có thể nhận thấy một điều lạ là chính phủ Donald Trump gây sự với cả thế giới, tăng thuế nhập khẩu trên hàng hóa không chỉ từ Trung Quốc mà từ mọi nước đồng minh Châu Âu nhưng lại không hề gây một khó khăn nào cho Việt Nam, dù Việt Nam là nước có tỷ lệ thặng dư mậu dịch lớn nhất với Mỹ. Trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2019 tăng 35%, lớn hơn trị giá xuất khẩu sang Mỹ của mọi nước Châu Âu trừ Đức. Donald Trump nói rằng Việt Nam là nước lợi dụng Mỹ nhất nhưng ông ta chỉ nói vậy chứ không làm gì (việc Mỹ đánh thuế 456% trên thép nhập khẩu từ Việt Nam không nhắm hàng Việt Nam vì đó là thép Trung Quốc chuyển sang Việt Nam theo ngả Hàn Quốc và Đài Loan). Theo các viện nghiên cứu thì trong năm 2020 mức tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước Châu Á sẽ sút giảm trừ Việt Nam, mức tăng trưởng của Việt Nam không những không giảm mà còn tăng và tăng mạnh.

Lý do khiến Việt Nam tăng trưởng mạnh là vì thế giới, nhất là Mỹ, cần giúp Việt Nam trong chiến lược đối đầu với Trung Quốc. Cuộc đối đầu này không chỉ giản dị là một cuộc tranh hùng giữa Trung Quốc và Mỹ, một bên cố giành và một bên cố giữ ngôi bá chủ hoàn cầu, theo kịch bản cổ điển mà sử gia Graham Allison gọi là "bẫy Thucydides". Nó còn là phản ứng tự vệ của cả thế giới dân chủ trước một Trung Quốc đã mạnh lên, đã tăng cường sức mạnh quân sự, đã công khai tuyên bố tham vọng làm bá chủ thế giới trong khi vẫn tiếp tục phủ nhận các giá trị dân chủ và nhân quyền. Trung Quốc vì vậy trở thành một đe dọa chung cho các nước dân chủ chứ không phải chỉ riêng cho Mỹ.

Ngoài tranh giành ảnh hưởng còn có xung đột giá trị, ngoài chiến tranh kinh tế và thương mại còn có chiến tranh ý thức hệ. Vì thế cuộc đụng độ sẽ chỉ gia tăng cường độ cho đến khi sự thắng bại đã rõ ràng. Và kẻ bại chỉ có thể là Trung Quốc vì tương quan lực lượng quá chênh lệch về tất cả mọi mặt. Sẽ không có đụng độ quân sự và vì thế cuộc đối đầu sẽ kéo dài khá lâu cho đến khi Trung Quốc vì suy kiệt phải co cụm lại để chỉ còn lo giải quyết các vấn đề nội bộ. Trong thời gian đó, do vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, Việt Nam sẽ được các cường quốc dân chủ tận tình giúp đỡ để mạnh lên, làm đối trọng với Trung Quốc. Sự hỗ trợ này đã bắt đầu rồi và sẽ còn gia tăng mạnh trong năm 2020 trừ trường hợp phe bảo thủ thân Trung Quốc trong Đảng cộng sản mạnh trở lại trước Đại hội 13, một điều rất khó xẩy ra. Như vậy Việt Nam đang được một cơ hội ngàn năm một thuở để bắt kịp sự chậm trễ và trở thành giầu mạnh.

Có phải lo ngại một phản ứng dữ dội từ Trung Quốc không ? Có, nhưng không nhiều vì Trung Quốc là một đế quốc chứ không phải một quốc gia và, khác với một quốc gia, một đế quốc cọ cụm lại chứ không gây hấn với bên ngoài khi gặp khó khăn nội bộ. Các khó khăn của Trung Quốc đang dần dần hiện rõ.

khucquanh3

Theo ước lượng của các viện nghiên cứu tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ là 2% hay thấp hơn.

Theo số liệu của chính Trung Quốc thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế không ngừng sút giảm trong mười năm qua, từ 8% xuống dần tới 7% rồi 6% trong năm 2019, dự trù 5,8% cho năm 2020. Nhưng đây chỉ là những con số chính thức mà chính thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng không tin. Theo ước lượng của các viện nghiên cứu tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ là 2% hay thấp hơn. Nếu lấy thời điểm kinh tế Trung Quốc thực sự suy thoái kéo theo những bất ổn nội bộ là lúc tỷ lệ ước lượng này xuống tới số không thì thời điểm đó có thể là cuối năm nay. Người ta cũng có thể nhận xét là Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường được phô trương rầm rộ mới vài năm trước ít còn được nhắc tới nữa, chi phí của nó đã giảm gần 25% trong năm qua. Như vậy chỉ cần một sự khôn ngoan vừa phải Việt Nam cũng tránh được những phản ứng dữ dội từ Trung Quốc khi quyết định quay lưng lại với họ để đến với các nước dân chủ. Sự khôn ngoan đó là làm cho Trung Quốc hiểu rằng chúng ta không còn lệ thuộc họ nhưng cũng không vì thế mà chống họ, Việt Nam chọn một mô hình xã hội khác và bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình những vẫn là bạn của họ. Mỹ và các nước dân chủ cũng không đòi hỏi gì hơn ở Việt Nam.

Tương lai chính trị của Việt Nam sẽ ra sao ?

Hy vọng của ban lãnh đạo cộng sản trong lúc này là Mỹ và các nước dân chủ vì cần họ nên sẽ phải để mặc họ tiếp tục chế độ độc tài đảng trị trong một thời gian khá dài, đủ để họ tự chuyển hóa. Đó chỉ là một hy vọng hão huyền để tự trấn an khi bị bắt buộc phải lấy một quyết định mà mình hoàn toàn không muốn, vì thừa biết nó sẽ chắc chắn đưa tới sự đào thải của chế độ. Hy vọng đó có thể phần nào đúng với một Donald Trump bất chấp các giá trị nhân quyền trong Nhà Trắng nhưng giai đoạn Trump sắp chấm dứt, khả năng tái đắc cử cuối năm nay của ông ta rất mong manh. Nhưng ngay cả nếu tái cử ông ta cũng sẽ là một tổng thống rất suy yếu để có thể quyết định tùy tiện. Các diễn biến sẽ nhanh chóng làm những người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam vỡ mộng và áp giải họ về với thực tế.

Năm 2020 và các năm kế tiếp sẽ chứng kiến các cuộc thảo luận về cải tiến và tăng cường dân chủ, đã bắt đầu từ hơn một năm nay, rộ lên tại mọi nước dân chủ. Cuối năm vừa qua, ngày 09/12/2019, Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua đạo luật Magnisky trừng phạt các quan chức vi phạm nhân quyền tại mọi nước. Mới cách đây hai ngày, 07/01/2020, Thierry Breton, ủy viên công nghiệp, thị trường, quốc phòng và không gian của Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố muốn tham gia thị trường Châu Âu thì phải tôn trọng những quy luật của Châu Âu. Một trong những quy luật đó là Nghị quyết 1481 lên án chủ nghĩa Mác-Lênin như là một tội ác đối với nhân loại. Làn sóng dân chủ thứ tư đang mạnh trở lại. Các chính quyền dân chủ dưới áp lực của xã hội dân sự sẽ không có chọn lựa nào khác ngoài buộc Việt Nam phải dân chủ hóa trong khi chính quyền cộng sản Việt Nam không thể chống cự vì quá lệ thuộc bên ngoài, với một ngoại thương gần bằng 250% GDP, nghĩa là cao gấp năm lần mức báo động.

Tóm lại chúng ta đang đứng trước một cơ may chưa từng có và sẽ không bao giờ lặp lại để trở thành một nước dân chủ phát triển. Vấn đề là chúng ta có những chính sách và những con người cần thiết để nắm lấy cơ hội đó không.

Khiêm tốn nghĩ lại mình để vươn lên

Quyết định ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc để hội nhập vào thế giới dân chủ là quyết định đúng duy nhất trong suốt quá trình hiện hữu của Đảng cộng sản. Vậy tại sao nó lại khiến Đảng cộng sản chao đảo ? Như vậy phải hiểu rằng Đảng cộng sản tự nó đã là một sai trái và do đó mâu thuẫn với tất cả những gì đúng. Cuộc chuyển hóa này là một cơ may vô cùng lớn cho đất nước, tại sao nó lại khiến Đảng cộng sản lâm nguy ? Như vậy phải hiểu rằng Đảng cộng sản đối nghịch với đất nước Việt Nam. Một chính đảng như vậy không có lý do để tồn tại, chưa nói để cầm quyền.

khucquanh4

Chúng ta cần một tập hợp dân chủ qui tụ mọi người yêu nước thuộc mọi quá khứ chính trị.

Trong nước Việt Nam dân chủ tương lai chắc chắn sẽ phải có chỗ cho những người cộng sản nhưng không thể có chỗ cho đảng cộng sản, không phải vì nó sẽ bị trừng trị hay đàn áp mà chỉ giản dị là nó sẽ tự nhanh chóng bốc hơi như các đảng cộng sản Đông Âu trước đây. Nó không phù hợp với dân chủ và lẽ phải, như con đỉa không sống được trong vôi.

Dầu vậy, nó đã cầm quyền trên cả nước trong gần một nửa thế kỷ mà không phải đương đầu với một lực lượng đối lập có tầm vóc nào dù đã thất bại trong tất cả mọi địa hạt, trên tất cả mọi phương diện và theo tất cả mọi tiêu chuẩn. Tại sao ?

Câu trả lời không khó nếu chúng ta chịu nghe. Đó là dân tộc nào cũng phải do trí thức hướng dẫn, cuộc cách mạng nào cũng phải do trí thức khởi động và lãnh đạo nhưng trí thức Việt Nam quá kém. Chúng ta chỉ có những người khoa bảng chứ không có những trí thức đúng nghĩa. Trí thức là một khái niệm chính trị trong khi tuyệt đại đa số những người Việt Nam được coi hay tự coi là trí thức không hiểu và cũng không chịu học hỏi để hiểu chính trị. Và đặc điểm của người ít hiểu biết là họ có thể tin chắc nịch vào những điều mà thực ra họ chẳng có lý do xác đáng nào để tin, và tin đến độ muốn ăn thua đủ với những người nghĩ ngược lại, như những người "cuồng Trump" hiện nay. Chúng ta bế tắc vì thế.

Điều đáng mừng là cơ may lớn hiện nay của đất nước đến vào lúc thế hệ của các trí thức nhân sĩ, thế hệ của chính kẻ viết bài này, gần như đã qua đi và một loại người mà đất nước chưa từng có đang dần dần xuất hiện : những trí thức chính trị. Họ sẽ là những anh hùng của một truyện thuyết Việt Nam mới, biến giấc mơ Việt Nam thành sự thực.

Họ cần hiểu thật rõ rằng trình độ văn minh của một dân tộc thể hiện qua văn hóa tổ chức và khả năng kết hợp, đức tính đáng tôn vinh nhất của một con người là khả năng sinh hoạt trong một tổ chức.

Họ cũng cần hiểu rằng không thể xây dựng tương lai mà bất chấp thực tại dù là một thực tại đáng buồn. Thực tại của đất nước ngày nay là, một mặt, Đảng cộng sản không còn tư cách nào để tiếp tục cầm quyền nhưng, mặt khác, nó đã cầm quyền một cách tuyệt đối trong gần hai thế hệ trên cả nước và ba thế hệ trên nửa nước phía Bắc cho nên những người cộng sản cũng là những người duy nhất có điều kiện để tiếp xúc với những vấn đề chính trị, nghĩa là có kinh nghiêm quản lý những việc chung của đất nước.

Những người dân chủ phần lớn ở ngoài cuộc và vì thế dù có tài năng và thiện chí đến đâu cũng thiếu kinh nghiệm và thiếu nhiều hiểu biết hiện trường cần thiết. Họ cần khiêm tốn hiểu rằng có rất nhiều người tốt đã chỉ gia nhập Đảng cộng sản vì hoàn cảnh xã hội và cũng nhờ gia nhập Đảng cộng sản mà họ có được kiến thức và khả năng hiện nay. Vả lại sự chuyển hướng tốt đẹp mà chúng ta đang chứng kiến, dù tự nhiên và bắt buộc tới đâu, đã chỉ có được vì đã có những người cộng sản lương thiện và sáng suốt ở mọi cấp. Ngược lại những người này cũng cần khiêm tốn nhìn nhận rằng trong khi luồn lách để tiến lên họ cũng đã tiếp tay kéo dài thảm họa của dân tộc. Quan trọng hơn trong lúc này họ phải vất bỏ cái khẩu hiệu hù dọa "còn đảng còn mình". Ở một thời điểm không còn xa nữa Đảng cộng sản sẽ bốc hơi và tan biến nhưng họ vẫn còn và không những thế vẫn còn trong vinh quang để đóng vai trò chủ động đưa đất nước vào kỷ nguyên dân chủ và phồn vinh. Như vậy, để tận dụng cơ hội lịch sử này, chúng ta cần một tập hợp dân chủ qui tụ mọi người yêu nước thuộc mọi quá khứ chính trị. Hòa giải và hòa hợp dân tộc là điều kiện bắt buộc.

Quên đi những thảm kịch trong quá khứ để nhìn nhau là anh em và cùng bắt tay nhau làm lại đất nước sẽ dễ hơn nếu chúng ta hiểu rằng đất nước đã sa vào tai họa cộng sản không phải chỉ vì tham vọng tội lỗi của một vài cá nhân. Có những người đã thực tình say mê chủ nghĩa cộng sản vì tưởng nó là một lý tưởng cao đẹp. Lý do thực sự là chúng ta đã thiếu những trí thức chính trị và do đó đã không có tư tưởng chính trị. Một dân tộc như thế không khác một con tầu đi biển không có la bàn, không đụng phải đá ngầm này cũng đâm vào băng đảo khác, tai họa là điều chắc chắn. Thảm kịch cộng sản và sự kéo của nó phải được nhìn như hậu quả của sự mê muội của dân tộc ta sau một lịch sử dài tôn thờ Khổng giáo, một sự mê muội mà chúng ta phải thoát ra bằng lòng quảng đại thay vì chìm sâu vào bằng sự hận thù. Dù sao cuồng Marx năm 1920 như Hồ Chí Minh cũng còn dễ hiểu hơn cuồng Trump năm 2020 như khá nhiều trí thức hiện nay.

Nguyễn Gia Kiểng

(10/01/2020)

(1) Một cơ hội lớn cho đất nước và dân chủ

Published in Quan điểm
Trang 1 đến 8