Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Livre TL

Một tài liệu mà mọi người dân chủ Việt Nam phải có. Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai trình bày một cách cô đọng nhưng chính xác những gì cần biết. Tại sao chúng ta lại là chúng ta ngày nay ? Đất nước đang đứng trước những thử thách và hy vọng nào ? Chúng ta có thể mơ ước tương lai nào và phải đấu tranh như thế nào để thực hiện ước mơ đó ?

Một dư án tương lai lạc quan nhưng khả thi cho Việt Nam, đồng thời cũng là một tác phẩm văn hóa và văn chương chính trị.

Đặt mua sách trên Amazon (sẽ nhận được sách chậm nhất là sau hai ngày) :

Tại Mỹ (12 USD) :  amazon.com

Tại Pháp (11,69 €) :  amazon.fr

Tai Anh (7,94£) :  amazon.co.uk

Tại Đức (11,85 €) : amazon.de

Các bạn có thể tải về (download) dạng PDF : khai-sang-ky-nguyen-thu-hai.pdf  

Đọc trên Facebook : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai 

**************

Cảm tưởng :

(…) Tự trong thâm tâm, chúng tôi cho rằng anh chị em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên phải có niềm tin để tin vào tiền đồ của đất nước, và phải có niềm hãnh diện.

(…) Trên bình diện khai phá và xây dựng nguồn tư tưởng làm ý thức hệ căn bản của tổ chức, ông Nguyễn Gia Kiểng và các chí hữu của ông cũng đã tạo cho tổ chức của mình một bản sắc cá biệt và một tầm uy tín có hạng kể từ khi tổ chức được thành hình cho đến ngày hôm nay.

Nguyễn Đức Cung

(học giả, sử gia, nhà lý luận của Đảng Đại Việt)

(…) Nội dung trong cuốn sách là cả một sự bao quát lớn về tình hình đấu tranh hiện nay.

Người Buôn Gió

(nhà báo độc lập)

Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, vừa ra mắt ở California và Paris, là bản tu chính lần thứ tư dự án đầu tiên, cũng là bản dự án hoàn chỉnh, đầy đủ nhất, được thảo luận công phu nhất trong nội bộ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên trước khi được trình làng rộng rãi.

Bùi Tín

(nhà báo, cựu đại ta phó tổng biên tập nhất báo Nhân Dân, tiếng nói của Đảng cộng sản Việt Nam)

Tôi đồng ý với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là chúng ta "đã không đầu tư đủ suy nghĩ để nhìn rõ những vấn đề trọng đại đặt ra cho mình và để tìm ra hướng giải quyết." Tôi cũng đồng ý là "chúng ta cần khẩn cấp một bước nhảy vọt về tư tưởng chính trị để nhanh chóng đạt tới đồng thuận trên nhũng giá trị nền tảng mới cho tổ chức xã hội."

Lê Xuân Khoa

(học giả, cựu viện trường Đại Học Sài Gòn)

*******************

Mua sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai để ủng hộ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ! 

Việt Hoàng, 21/06/2015

Độc giả của Thông Luận, các thân hữu của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và những ai quan tâm đến chính trị Việt Nam đều biết là trong hai ngày 30/5/2015 tại trụ sở báo Người Việt Hoa Kỳ và ngày 6/6/2015 tại Paris-Pháp, chúng tôi đã ra mắt cuốn sách Khai sáng kỷ nguyên thứ hai. Cuốn sách này là một tác phẩm khoa học-chính trị công phu nhất, đồ sộ nhất và có nội dung phong phú nhất từ trước đến nay của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

Đây là Dự Án Chính Trị 2015 vừa được chúng tôi cập nhật và tu chính vào cuối năm 2014. Cuốn sách này là tư tưởng, nền tảng, cương lĩnh và định hướng của chúng tôi về một giải pháp chính trị nhằm thay thế cho "giải pháp cộng sản" đã thực thi tại Việt Nam 70 năm qua.

Có lẽ đến giờ phút này thì nhiều người Việt Nam đã hoàn toàn thất vọng với những gì mà đảng cộng sản Việt Nam thực thi trong suốt 70 năm cầm quyền tuyệt đối và duy nhất tại Việt Nam. Chính vì Đảng cộng sản Việt Nam đã cầm quyền tuyệt đối và duy nhất tại Việt Nam trong suốt 70 năm qua nên trách nhiệm của Đảng cộng sản Việt Nam về những thất bại và sự tụt hậu của Việt Nam cũng là "tuyệt đối và duy nhất". Không còn lý lẽ gì để biện minh cho sự phá sản và thất bại của chủ nghĩa Mác-Lênin tại nước ta. Chính ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng than thở rằng không biết đến cuối thế kỷ 21 thì chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam đã thành công hay chưa ?

Bảy mươi (70) năm tại Miền Bắc và 40 năm tại Miền Nam là quá đủ cho cuộc thí nghiệm về chủ nghĩa cộng sản theo đường lối Mác-Lênin. Đã đến lúc đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.

Một câu hỏi rất quan trọng mà nhiều người dân đặt ra lúc này là: Chế độ nào sẽ thay thế cho Đảng cộng sản Việt Nam trong tương lai ? Câu trả lời chỉ có một : Chế độ dân chủ. Tuy nhiên hình hài và khuôn mặt của chế độ dân chủ đó là như thế nào thì không phải ai cũng hình dung ra được. Chính vì không hình dung ra được mô hình của một nước Việt Nam dân chủ trong tương lai nên nhiều người dân lẫn trí thức Việt Nam vẫn chưa đủ tự tin, cảm hứng và sức mạnh để dấn thân cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.

Muốn đập bỏ ngôi nhà cũ kỹ để xây lại một ngôi nhà mới thì người dân cần biết ngôi nhà mới đó sẽ như thế nào ? Có tốt hơn hơn ngôi nhà cũ hay không ? Họ sẽ sống ra sao trong ngôi nhà mới đó ? Bản thiết kế của ngôi nhà mới sẽ ra sao ?… Sở dĩ phong trào dân chủ Việt Nam vẫn chưa thuyết phục được người dân Việt Nam tham gia và ủng hộ cho mình cũng là vì lý do đó.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập có tham vọng thay đổi lịch sử Việt Nam. Hai công việc mà chúng tôi mất nhiều công sức nhất để thực hiện trong hơn 30 năm qua đó là "xây dựng một cơ sở tư tưởng" và "xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt". "Cơ sở tư tưởng" mà chúng tôi muốn nói đến đó là một mô hình, là hình hài và khuôn mặt của một nước Việt Nam dân chủ trong tương lai mà chúng tôi đề nghị cho quốc dân và đồng bào Việt Nam. Có thể vẫn có ai đó cho rằng công việc của chúng tôi đang làm là mất thì giờ, lý thuyết suông và không hiệu quả nhưng đó lại là chủ thuyết hành động của chúng tôi. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cho rằng phải đưa ra được một mô hình của nhà nước và xã hội Việt Nam trong tương lai, thuyết phục mọi người dân Việt Nam chấp nhận mô hình đó… để rồi có được sự thống nhất và đồng thuận chung, cuối cùng mới đến giai đoạn hành động, tức là vận động và kêu gọi người dân Việt Nam đứng dậy đấu tranh thiết lập một nhà nước mới, một mô hình mới như chúng tôi đề nghị.

Dự Án Chính Trị 2015 – Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai là một nỗ lực và là một sự đóng góp quan trọng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cho chủ thuyết tranh đấu mà chúng tôi đã, đang và sẽ theo đuổi đến cùng.

Cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2 viết những gì ? Đưa ra những đề nghị gì? Mô hình nào cho Việt Nam được giới thiệu trong đó ? Đâu là chổ đứng của mỗi người Việt Nam trong tương lai ? Liệu dân tộc Việt Nam có còn tương lai nữa hay không ?… Tất cả những ưu tư và thắc mắc đó đều có lời giải đáp trong cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai.

Bản thân cuốn sách này là một sự tóm lược về quá khứ, hiện tại và tương lai cho Việt Nam vì vậy chắc chắn nó sẽ còn nhiều thiếu sót. Sự thiếu sót đó không phải vì chúng tôi vô tình hay bỏ qua mà vì nếu trình bày đầy đủ mọi vấn đề thì cuốn sách này phải dày hai mươi nghìn trang (20.000 trang) chứ không phải hai trăm trang (200 trang) như hiện nay. Sẽ còn nhiều thắc mắc, lấn cấn và phân vân dành cho cuốn sách này. Chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày và giải thích để mọi người Việt Nam thấu hiểu để cùng đồng thuận với nhau về một tương lai chung, một phương pháp đấu tranh chung để có thể đạt được kết quả cuối cùng.

Hiện tại phiên bản điện tử của cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai có trên trang nhà Thông Luận và trên mạng FB (Sau khi bạn đăng nhập vào FB thì gõ vào ô tìm kiếm dòng chữ "Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên" thì bạn có thể đọc được cuốn sách này). Sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai cũng đã được Amazon phát hành :

Tại Mỹ (12 USD) : amazon.com

Tại Pháp (11,69 €) : amazon.fr

Tai Anh (7,94£) : amazon.co.uk

Tại Đức (11,85 €) : amazon.de

Theo cách làm việc của Amazon thì giá in mỗi cuốn là khoảng 3,5USD, cộng với tiền gửi là 4 USD. Tại Châu Âu họ chỉ tính có 1 cent tiền gửi, tại Mỹ nếu mua 3 cuốn thì họ tặng luôn tiền gửi. Còn lại chia đôi : Tác giả (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên) được 4 USD, Amazon được 4 USD còn lại.

Như vậy nếu một người mua một cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai thì có nghĩa là người đó đã ủng hộ cho Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên 4 USD. Nếu có 250.000 người mua sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2 thì Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sẽ có một triệu USD. Đây là một ước mơ của chúng tôi. Chúng tôi biết là sẽ rất khó nhưng chúng tôi tin rằng những ai còn quan tâm đến tương lai và tiền đồ của dân tộc thì nhất định sẽ ủng hộ chúng tôi. Chúng tôi là một tổ chức chính trị đối lập dân chủ lương thiện và đứng đắn. Suốt hơn 30 năm nay chúng tôi tồn tại và phát triển bằng chính nội lực của mình, chúng tôi không nhận bất cứ một nguồn tài trợ nào, từ bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào ngoài sự đóng góp của chính anh em chúng tôi. Chúng tôi cũng không có các cơ sở kinh doanh để thu lợi cho mình. Tóm lại chúng tôi tồn tại và hoạt động bằng chính nội lực của bản thân, bằng một lý tưởng cao đẹp, trong sáng và bằng một ước mơ cháy bỏng về một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.

Một thói quen của người Việt Nam đó là thích dùng đồ miễn phí. Sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai có thể dễ dàng tải xuống để đọc miễn phí, trong khi đó phải trả 12 USD để mua một cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2, nhưng bù lại sách in sẽ đẹp hơn, trình bày trang nhã hơn do chính Amazon xuất bản và phát hành. Hơn nữa số tiền 12 USD cũng không phải là số tiền quá lớn. Sở hữu được cuốn sách này độc giả sẽ cảm nhận được nhiều thứ và quan trọng nhất là độc giả sẽ được thắp lên ngọn lửa của hy vọng, ngọn lửa của niềm tin vào tương lai và tiền đồ của dân tộc Việt Nam.

Cuốn sách Tổ Quốc Ăn Năn đã được hơn một triệu người tải về đọc (đó chỉ là thống kê của một vài website) trong khi đó, theo chúng tôi thì cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai hay hơn Tổ Quốc Ăn Năn rất nhiều. Chúng tôi mong muốn tất cả những ai đã đọc xong cuốn sách này thì hãy lên tiếng, hoặc là ủng hộ hoặc là góp ý thậm chí là chê bai hay đả kích. Hiện tại chúng tôi chỉ mới nhận được sự góp ý và phản biện của ông Nguyễn Đức Cung từ Đảng Đại Việt, chúng tôi xin thành thật cám ơn ông vì thái độ xây dựng và sự bao dung ngay cả khi ông bất đồng với chúng tôi. Bản thân tôi thuộc thế hệ thứ hai trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên , lớn lên khi chiến tranh đã kết thúc, tôi không biết gì về các đảng phái của người Việt trước năm 1975. Dù vậy thì các bậc tiền bối trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên luôn nhắc đến ông và Đảng Đại Việt với tất cả lòng kính trọng và quí mến. Đến một lúc nào đó, khi các đảng phái chính trị của người Việt cần liên minh với nhau để tạo ra một mặt trận dân chủ như lời đề nghị của giáo sư Lê Xuân Khoa và nhà báo kỳ cựu Bùi Tín thì chắc chắn rằng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và Đảng Đại Việt sẽ là những đồng minh sớm nhất và quan trọng nhất. Chúng tôi mong là như vậy.

Một lý do quan trọng nữa mà chúng tôi muốn nói với mọi người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước đó là chỉ có các "tổ chức chính trị dân chủ" mới là tác nhân chính để thay đổi Việt Nam chứ không phải là các tổ chức "xã hội dân sự" hay các cá nhân tranh đấu riêng lẻ. Ủng hộ cho một tổ chức chính trị dân chủ đối lập như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng là góp phần giúp cho Việt Nam thay đổi về hướng dân chủ. Việc làm đơn giản nhất nhưng hiệu quả và thiết thực nhất để giúp chúng tôi đó là hãy mua cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Với hơn bốn triệu kiều bào đang sinh sống tại hải ngoại thì chỉ cần 1/16  trong số đó mua sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai là chúng tôi bán được 250.000 cuốn và có thể nhận được từ Amazon một triệu USD tiền nhuận bút.

Sẽ có người cho rằng chúng tôi mơ mộng nhưng quả thật là chúng tôi có mong ước như thế, thậm chí chúng tôi ước mơ là sẽ đến một ngày nào đó sẽ có hai triệu rưỡi người (2.500.000 người) Việt Nam mua và đọc cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Khi đó lịch sử Việt Nam sẽ mở sang một trang mới, một kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên của dân chủ và tự do thật sự tại Việt Nam.

Việt Hoàng

-------------------------------

Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai (tài liệu học tập nội bộ)

Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai  (tiếng Trung Hoa : 第二纪元的启蒙书)

Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai  (tiếng Anh : Open the Second Era)

Published in THDCĐN

Tại sao tương lai của một đảng cầm quyền lâu đời và cả tương lai của một cường quốc như Pháp lại có thể thay đổi hẳn vì một chuyện nhỏ nhặt của một người ? Tại sao một nhân vật không tài đức, không kinh nghiệm và cũng chẳng có lý tưởng cao đẹp nào ngoài những khẩu hiệu mị dân như Donald Trump lại có thể trở thành nhân vật quyền lực nhất thế giới ?

tongthong1

Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ

Trong sáu tháng cuối năm 2016 và tháng giêng năm 2017 đã diễn ra những cuộc bầu cử sơ bộ tại Mỹ và Pháp, hai nước dân chủ lớn theo chế độ tổng thống. Những cuộc bầu cử này chiếu thêm một ánh sáng trong những suy nghĩ về việc chọn lựa chế độ chính trị sắp tới cho nước ta.

Một cách vắn tắt bầu cử sơ bộ là những cuộc bầu cử giữa những người ủng hộ một chính đảng để chọn ứng cử viên của đảng đó trong những cuộc bầu cử chính thức các chức vụ dân cử. Một số chính đảng tại khoảng mười quốc gia trên thế giới tổ chức những cuộc bầu cử này ở những mức độ khác nhau. Những cuộc bầu cử sơ bộ được biết đến nhất là những cuộc bầu chọn của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tại Mỹ để chọn ứng cử viên tổng thống. Tai Pháp Đảng Xã Hội đã tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ứng cử viên tổng thống của đảng từ năm 2012, đảng Cộng Hòa mới tổ chức bầu cử sơ bộ lần đầu năm 2016. Tại Pháp cũng như tại Mỹ tất các đảng viên và cảm tình viên của mỗi đảng được mời tham gia tuyển chọn ứng cử viên của đảng vào chức vụ tổng thống.

Cuộc bầu cử sơ bộ tại Mỹ đã đưa đến kết quả không ngờ là Donald Trump, một người không phải là một đảng viên Cộng Hòa chân chính và mới đầu rất ít người nghĩ là có thể thắng, được chọn làm ứng cử viên của đảng và sau đó đắc cử tổng thống Mỹ. Donald Trump không có tài đức gì, không có kinh nghiệm, cũng không có lý tưởng và tư tưởng chính trị. Ông thay đảng như thay áo, hết Đảng Cộng Hòa đến Đảng Dân Chủ, rồi lại Cộng Hòa. Có lúc còn gia nhập Đảng Cải Tổ của Ross Perot. Hoạt động chính của ông là kinh doanh nhà đất và hoạt náo những chương trình TV Reality khai thác thị hiếu tầm thường của quần chúng. Dầu vậy ông vừa trờ thành tổng thống Hoa Kỳ để khiêu khích cả thế giới và chủ trương kết thân với chế độ mafia của Putin tại Nga.

Tại Pháp các cuộc bầu cử sơ bộ cũng đã gây sửng sốt. Bên Đảng Cộng Hòa (Les Républcains, thuộc cánh hữu ôn hòa) François Fillon đã vượt xa tất cả các ứng cử viên khác dù trước ngày bầu cử hai tuần ông chỉ đứng hàng thứ ba trong số các ứng cử viên với khoảng 13% số phiếu theo các cuộc thăm dò dư luận. Sang vòng chung kết ông hạ đo ván Alain Juppé, người trước đó vài tuần được coi như chắc chắn sắp là tổng thống Pháp, với tỷ số 66% - 33%. Lý do chính là François Fillon đã đưa ra một chương trình chính trị khuynh hữu một cách quả quyết. Bên cánh tả cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Xã Hội cũng gây ngạc nhiên không kém. Benoît Hamon, một ứng cử viên mờ nhạt, không hùng biện, không kinh nghiệm cũng chẳng có tài, ra ứng cử với một chương trình khuynh tả một cách hoang tưởng đã vượt hẳn các ứng cử viên khác trong vòng đầu dù trước đó chỉ hai ngày phần lớn các cuộc thăm dò dư luận cho rằng ông sẽ chỉ về hạng ba. Trong vòng hai Hamon loại cựu thủ tướng Valls với tỷ lệ áp đảo 58% - 41%. Hai Đảng Cộng Hòa và Xã Hội đã thay nhau cầm quyền trong gần 60 năm qua. Cả hai đảng đều có thể bị loại khỏi chính quyền trong cuộc bầu cử tống thống ba tháng nữa. Đảng Xã Hội gần như chắc chắn sẽ thất bại và sau đó bị xóa bỏ như đã được dự đoán từ khá lâu nhưng số phận của Đảng Cộng Hòa ly kỳ hơn nhiều. Mới cách đây hai tuần nó còn chắc chắn sẽ giành được chức tổng thống và lãnh đạo nước Pháp nhưng bất ngờ báo chí phát giác François Fillon đã từng trả lương cho vợ và các con với tư cách phụ tá cho ông trước đây khi ông còn là dân biểu mà không ai biết rõ họ đã thực sự làm gì. Điều này tuy không trái luật nhưng đủ để làm uy tín của Fillon tuột dốc và nếu cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trong lúc này ông sẽ bi loại ngay vòng đầu.

Một câu hỏi phải được đặt ra là tại sao tương lai của một đảng cầm quyền lâu đời và cả tương lai của một cường quốc như Pháp lại có thể thay đổi hẳn vì một chuyện nhỏ nhặt như chuyện công việc của vợ và con ông François Fillon ? Một câu hỏi còn nghiêm trọng hơn là tại sao một nhân vật không tài đức, không kinh nghiệm và cũng chẳng có lý tưởng cao đẹp nào ngoài những khẩu hiệu mị dân như Donald Trump lại có thể trở thành nhân vật quyền lực nhất thế giới ?

Để trả lời hai câu hỏi đó có lẽ ta nên bắt đầu bằng hai câu hỏi khác cụ thể hơn.

Câu hỏi thứ nhất là tại sao các chính đảng không tự chọn lấy ứng cử viên tổng thống của mình mà lại phải nhờ cử tri của phe mình chọn hộ ?

Chắc chắn không phải là vì như thế ứng cử viên của đảng sẽ phù hợp hơn với cử tri toàn quốc. Bộ máy của đảng phải có cái nhìn chính xác hơn và cũng có nhiều thông tin và phương tiện để biết rõ hơn những người bình thường. Càng không phải như thế sẽ chọn đúng người tài đức nhất. Điều này không ai biết rõ bằng ban lãnh đạo và các đảng viên nòng cốt. Lý do chỉ giản dị là đảng đã quá suy yếu, chia rẽ và phân hóa nên không còn đồng thuận để chỉ định người đại diện cho mình, vì thế bầu cử sơ bộ trở thành giải pháp bắt buộc để chọn ứng cử viên tổng thống của đảng. Một trong những hậu quả tai hại nhất của chế độ tổng thống là làm các chính đảng yếu đi vì mất quyền lực và ảnh hưởng. Điều này anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chúng tôi đã nhận định trong dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai :

(…) Ông hay bà (ứng cử viên) có thể được bầu vì những lý do hời hợt như trẻ đẹp, đi đứng duyên dáng, nói năng hùng hồn, v.v. hơn là vì uy tín của đảng mình và khả năng chính trị của mình. Ứng cử viên này một khi đã đắc cử sẽ chế ngự đảng chứ không lệ thuộc đảng. Kinh nghiệm cho thấy là trong mọi chế độ tổng thống, kể cả Hoa Kỳ, không có những chính đảng mạnh như trong các chế độ đại nghị và đây là một thiệt hại lớn vì các chính đảng vừa là lò đào tạo ra nhân tài chính trị vừa là môi trường sản xuất và sàng lọc các ý kiến trên những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước (…).

Cần lưu ý là Hoa Kỳ đã chỉ cần những cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ứng cử viên tổng thống sau hơn một thế kỷ lập quốc và Pháp cũng chỉ mới có những cuộc bầu cử sơ bộ gần đây sau hơn nửa thế kỷ bầu tổng thống qua phổ thông đầu phiếu. Trong cả hai trường hợp bầu cử sơ bộ đã chỉ trở thành cần thiết sau khi chế độ tổng thống đã dần dần làm các chính đảng mất vai trò và sức mạnh.

Nhiều người, trong đó có chính kẻ viết bài này, đã từng nhận định sự xuống cấp của văn hóa chính trị tại Mỹ và Pháp trong những thập niên gần đây. Đó là vì các chính đảng đã suy yếu đi và không còn là môi trường sản xuất nhân tài và ý kiến nữa.

Câu hỏi thứ hai là tại sao khi đất nước đứng trước những chọn lựa khó khăn những cuộc bầu cử sơ bộ thường đưa tới thắng lợi của những ứng cử viên có lập trường cực đoan nhất ?

Điều này người ta đã có thế thấy qua thắng lợi của Donald Trump tại Mỹ, của François Fillon và Benoit Hamon tại Pháp. Câu trả lời chỉ giản dị là người ta không thể đòi hỏi ở quần chúng một chọn lựa đắn đo và trách nhiệm. Phản ứng bình thường của một người bình thường khi được yêu cầu bày tỏ thái độ là nói lên điều mình muốn mà không cần biết điều đó có hợp lý và khả thi hay không. Và các cử tri bình thường này đã nói bằng lá phiếu. Một người cánh hữu tham gia một cuộc bầu cử sơ bộ của cánh hữu vì thế sẽ bầu cho ứng cử viên tiêu biểu nhất cho lập trường mà mình cho là "hữu" nhất. Tương tự, một cử tri phe tả sẽ có khuynh hướng bầu cho ứng cử viên "tả" nhất. (Cũng có khối cử tri trung lập bầu theo nhận định khách quan, nhưng những người này thường không tham gia những cuộc bầu cử sơ bộ). Đắn đo lựa chọn một giải pháp chính trị có sức thuyết phục đối với toàn thể dân tộc vì khả thi và phù hợp với bối cảnh quốc gia và quốc tế không phải là ưu tư của cử tri thuộc một khuynh hướng chính trị như trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Đó chỉ là ưu tư của những người hoạt động chính trị, nghĩa là những đảng viên nòng cốt. Thảo luận nghiêm túc và chấp nhận những thỏa hiệp giai đoạn nếu cần chỉ có nơi những người dấn thân chính trị. Một người dấn thân chính trị cánh tả có thể coi liên đới xã hội là giá trị cao nhất, có thể nghĩ rằng một xã hội văn minh không có quyền bỏ rơi những người yếu kém vì thế an sinh xã hội phải là ưu tiên số 1 của hoạt động chính trị, có thể tranh luận rất sôi nổi với một trí thức thuộc một đảng cánh hữu cho rằng tự do và tự hào mới là những giá trị cao nhất và tạo ra những người sống nhờ trợ cấp là xúc phạm tới phẩm giá con người, chính quyền vì vậy có trách nhiệm tạo ra những điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân xây dựng đời mình nhưng không nên trợ cấp. Tuy vậy hai người đó hiểu nhau và nếu cần vẫn có thể thỏa hiệp để làm việc chung trong một chính phủ đoàn kết quốc gia trong một hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng đó không phải là thái độ của những cử tri thuộc một khuynh hướng chính trị, những người này ít kiến thức chính trị và chỉ bầu cho người nói điều mà họ muốn nghe, nghĩa là những ứng cử viên cực đoan.

Sau khi đã trả lời hai câu hỏi trên ta có thể trở lại hai câu hỏi đã đặt ra trước đó. Cả hai câu hỏi này đều có cùng một câu trả lời : đó là do hậu quả của chế độ tổng thống. Chế độ này tập trung quyền lực vào một người, biên tế hóa và làm suy yếu các chính đảng, làm xuống cấp cuộc thảo luận chính trị và cuối cùng hạ thấp dân trí khiến quốc gia không thích nghi được với những thay đổi ngày càng dồn dập về khoa học, kỹ thuật, nếp sống và bối cảnh thế giới.

Một tật nguyền khác của chế độ tổng thống đã được trình bày trong dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai là nó dành quá nhiều quyền cho một người, quá tách biệt hành pháp với lập pháp và tư pháp và rất dễ dẫn tới xung đột bế tắc giữa các định chế. Trong các quốc gia chưa có truyền thống dân chủ vững vàng như nước ta nó rất dễ đưa tới lạm quyền và độc tài với hậu quả là tham nhũng, đàn áp và bạo loạn, thậm chí nội chiến.

Thực tế là cho tới nay tất cả các chế độ tổng thống đều đã thất bại trừ trường hợp rất đặc biệt của Hoa Kỳ. Nhưng giờ đây chính Hoa Kỳ cũng đã bối rối vì chế độ tổng thống, như thắng lợi của Donald Trump vừa chứng tỏ.

Hoa Kỳ đã ra đời với một tư tưởng chính trị lành mạnh đặt nền tảng trên các giá trị tư do, dân chủ và nhân quyền nhờ các Founding Fathers, những người cha lập quốc, vì thế đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành siêu cường số 1 của thế giới. Nhưng chế độ tổng thống với những tật nguyền của nó đã khiến cái vốn tinh thần này hao mòn dần đi thay vì được bồi đắp thêm. Không phải vì Hoa Kỳ thiếu những nhà tư tưởng mà vì những tư tưởng của họ không ra khỏi một vài trường đại học và một vài câu lạc bộ trí thức. Vai trò của các chính đảng là đem các tư tưởng chính trị vào sinh hoạt xã hội, nhưng chế độ tổng thống đã dần dần làm các chính đảng yếu đi và làm cuộc thảo luận chính trị xuống cấp. Đồng thuận dân tộc yếu dần và xã hội đi dần và khủng hoảng. Hoa Kỳ sớm hay muộn cũng phải bỏ chế độ tổng thống.

Trường hợp của Pháp càng có ý nghĩa hơn. Pháp trước đây theo chế độ đại nghị và là một nước dẫn đầu về tư tưởng chính trị. Chế độ đại nghị với thể thức bầu cử theo tỷ lệ đã khiến chính quyền mất ổn định vì không đảng nào có được một đa số ổn định để cầm quyền. Năm 1958 tướng De Gaulle đề nghị một chế độ bán tổng thống, trên thực tế gần như một chế độ tổng thống vì tổng thống được bầu trực tiếp qua phổ thông đầu phiếu và có rất nhiều quyền, hơn cả tổng thống Mỹ. Từ năm 2002, khi nhiệm kỳ tổng thống được qui định là 5 năm như nhiệm kỳ của quốc hội, chế độ của Pháp trên thực tế đã trở thành một chế độ tổng thống, thủ tướng không khác một chánh văn phòng của tồng thống. De Gaulle đã làm một sai lầm lớn. Nguyên nhân của tình trạng bất ổn chính trị không phải là chế độ đại nghị mà là thể thức đầu phiếu theo tỷ lệ. Nếu muốn chấm dứt tình trạng bất ổn chính trị chỉ cần chọn thể thức bầu cử đơn danh và một vòng. Hậu quả của chế độ tổng thống là các chính đảng ngày càng yếu đi và thảo luận chính trị ngày càng xuống cấp. Từ năm 2012 Đảng Xã Hội đã quá chia rẽ nên phải tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ứng cử viên tổng thống của đảng. Năm 2016 đến lượt Đảng Cộng Hòa. Các cuộc bầu cử sơ bộ này càng làm cho đảng chia rẽ hơn, và yếu hơn, vì chúng áp đặt lên đảng một lãnh tụ mà đa số đảng viên không muốn. Trong đợt bầu cử sơ bộ vừa qua trong mỗi đảng đều có gần mười ứng cử viên với những chương trình chính trị rất khác nhau. Như vậy các đảng này còn đồng thuận nào để gắn bó các đảng viên với nhau và còn lý do gì để tiếp tục tồn tại ? Nhiều tiếng nói uy tín đã cất lên tố giác sự độc hại của chế độ tổng thống và kêu gọi trở lại chế độ đại nghị.

Tại Mỹ cũng như tại Pháp các cuộc bầu cử sơ bộ ưu đãi những cá nhân được coi là "chống hệ thống" –những Donald Trump, Emmanuel Macron, Benoît Hamon, v.v.- nhưng thực ra là những sản phẩm của của hệ thống, hay đúng hơn sản phẩm của của tình trạng bệnh hoạn của hệ thống. Tại Mỹ cũng như tại Pháp không có đảng cầm quyền nào đủ mạnh để áp đặt những cải tổ cần thiết. Tại Mỹ cũng như tại Pháp các cuộc bầu cử sơ bộ được sử dụng như một giải pháp chữa chạy cho sự suy yếu của các chính đảng nhưng hiệu ứng của chúng lại khiến các chính đảng tan nát hơn. Thuốc làm cho bệnh nặng hơn. Như vậy phải hiểu rằng chế độ tổng thống không có thuốc chữa. Nó không chỉ dở mà còn rất độc hại. Nó là một tàn dư của chế độ quân chủ cần phải vất bỏ một cách dứt khoát không nể nang.

Nhưng đối với người Việt Nam chúng ta bàn chuyện thể chế chính trị vào lúc này có lạc điệu không khi mà chế độ độc tài toàn trị vẫn còn đứng sừng sững một cách thách đố trước mặt chúng ta ? Không, vì ít nhất hai lý do.

Lý do thứ nhất là vì một số rất đông trí thức Việt Nam vẫn còn một thứ "phản xạ tổng thống" coi chế độ tổng thống như là đương nhiên sau chế độ cộng sản. Đây là một sai lầm lớn và nguy hiểm. Nó sẽ khiến chúng ta bối rối, chịu nhiều hậu quả tai hại và mất rất nhiều thì giờ sau chế độ cộng sản, trong khi chúng ta đã quá tụt hậu.

Lý do thứ hai là nếu biết một cách chính xác sẽ làm lại đất nước như thế nào một khi đã giành được thắng lợi cho dân chủ chúng ta sẽ tự tin hơn, quyết tâm hơn và đấu tranh hiệu quả hơn.

Nguyễn Gia Kiểng

(11/02/2017)

Published in Quan điểm
Trang 2 đến 2