Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

22/10/2019

Dấu vết những công trình nhân tạo kỳ vĩ trong lòng Biển Đông

Đoàn Nam Sinh

Nhiều nghiên cứu về lục địa cổ Sundaland đã cho thấy có sự quần tụ của loài người từ xa xưa ở khu vực Biển Đông ngày nay. Nhiều chủng, tộc loài người đã từng sinh sống ở đó, rồi tỏa lan cùng ngôn ngữ mẹ đi khắp địa cầu. Nhiều nhà khoa học dự đoán về địa chỉ của "Địa đàng ở phương Đông" đã cho rằng chính là thềm của cổ lục địa Đông Nam Á này.

sun11

Nghiên cứu về lục địa cổ Sundaland đã cho thấy có sự quần tụ của loài người từ xa xưa ở khu vực Biển Đông ngày nay.

Nhờ vào tiến bộ về khoa học công nghệ, ngày nay chúng ta dễ dàng tiếp cận hơn với những đối tượng khó nghiên cứu của thời gian trước, ví dụ một khối kiến trúc đồ sộ dưới lòng biển chỉ nhờ vào bản đồ vệ tinh. (Hình 1,2,3)

sun2

Một khối kiến trúc đồ sộ dưới lòng biển (ngoài khơi bờ biển Việt Nam) chỉ nhờ vào bản đồ vệ tinh

Chúng tôi xem xét bản đồ Biển Đông Việt Nam, khu vực từ hải phận Cam Ranh đến hải phận Bình Định, tồn tại một cấu trúc công trình theo chính hướng Bắc - Nam dài khoảng 246,5 Km. Khoảng cách gần bờ nhất cách điểm cực đông từ Mũi Điện Tuy Hòa đến Công trình dạng bậc thềm tại điểm có tọa độ 12°54’16" N ; 109°45’39" E vào khoảng 33 km.

Điểm đầu công trình phía Phù Mỹ – tại vị trí trên bậc thềm gần nhất có tọa độ 13°59’25" N ; 109°47’50" E ; có độ sâu – 288m ; xuống đến chệch phía dưới Cảng Cam Ranh - điểm cuối của công trình - vị trí tại bậc thềm gần nhất có tọa độ 11°46’17" N ; 109°46’21" E ; có độ sâu – 379m. Bề dài của Công trình từ điểm đầu đến điểm cuối khoảng 246,5 Km. 

Bề rộng trung bình của các bậc trên thực địa từ 3.800m đến 5.000m.

Độ cao giữa 2 bậc kế tiếp nhau khoảng 220m.

sun3

Một khối kiến trúc đồ sộ dưới lòng biển (ngoài khơi bờ biển Việt Nam) chỉ nhờ vào bản đồ vệ tinh

Về phía Bắc, ngang với Cát Hải, Phù Cát, Bình Định, bậc thềm gần như thẳng hướng Đông Tây phía ngoài khơi, cách bờ có 3 bậc rõ nét, chiều cao trung bình của các bậc trên thực địa từ 370m đến 590m.

Dưới đó còn có 2 cụm song song với nó nhưng nhạt dần.

Trong vùng đáy biển tương đối nông kể từ dãy "cánh đồng" dọc Bắc Nam tiếp giao với "cánh đồng" bậc thang hướng ngang này, còn có thể thấy những khoảng vuông góc khá rộng lớn.

Từ những mặt bằng, rồi những đường song song chính hướng,... tuy có sự ma sát đáy và nhiều tác động khác do các dòng hải lưu gây ra sự bồi lắng, rửa trôi trong hàng ngàn năm,... nhưng nhìn chung ta vẫn nhận ra đây là một công trình không thể do tự nhiên tạo nên, mà phải do tác động của con người. Có thể tưởng tượng rằng đây là những cánh đồng lúa nước theo bậc thang đầu tiên của loài người .

Quan sát kỹ từ hai đầu cánh đồng dài, dễ dàng nhận ra sự sụt lún. Dọc theo các bậc thềm hình như có dấu tích kênh mương và có sự trôi dạt cả những mảng lớn.

So với những nghiên cứu về thềm Sundaland từ trước đến nay, các công trình này đã phải xây dựng trong khoảng 14.500 năm đến 18.000 -20.000 năm, giữa hai đợt biển lùi - biển tiến. Tương đương với văn hóa Hòa Bình, thời đá mới, trên đất liền. 

sun0

Khu vực này lân cận với không gian văn hóa Sa Huỳnh, đồng thời cũng gần với không gian văn hóa Đồng Nai khi quan sát dòng sông cổ từ Đồng Nai, Cửu Long đổ dồn vào địa bồn Nam Côn Sơn và Vũng Mây - Tư Chính, vốn là vùng sinh tụ của phần lớn khối cư dân cổ thuộc thềm Sundaland ngày xa xưa

Đoàn Nam Sinh

Nguồn : VNTB, 22/10/2019

Quay lại trang chủ
Read 728 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)