Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

14/08/2020

Triệt luận 2 : Xóa thông minh Việt

Lê Hữu Khóa

triet01

Xóa thông minh Việt

Xóa thông minh Việt là bạo sách của bạo quyền độc đảng với ý đồ xóa đi thông thái Việt đã có nhân phẩm của tổ tiên Việt ; là tà sách của tà quyền độc đảng với ý đồ xóa đi thông minh Việt đã có nhân văn của dân tộc Việt ; là ma sách của ma quyền độc đảng với ý đồ xóa đi thông thạo Việt đã có nhân bản của con người Việt biết cứu nước và giữ nước.

Xóa thông minh Việt là phần II của Triệt luận dựa trên ba chuyên ngành đã làm nên liên minh khoa học xã hội và nhân văn có tự cổ triết, cổ văn, cổ sử của nhân loại được định luận chung quanh : chính trị học, triết học, đạo đức học.

 

triet002

 

Chính luận của chính trị học tri thức

Chính luận đưa chính trị vào của luận để luận giúp lý cho lãnh đạo chính trị ! Phương pháp luận so sánh sẽ xây dựng nên chính trị học phân tích dữ kiện chính trị và giải thích các sự kiện chính trị không những qua chính sách, mà còn qua hành động cụ thể, phối hợp với phân tích nội dung văn bản của chính sách cùng diễn văn của lãnh đạo, qua ngôn ngữ chính trị để giải luận tư duy lãnh đạo, từ đó tìm hiểu các diễn biến có trong ý định-ý muốn-ý đồ của lãnh đạo. Phân tích chính sách : mức độ của một chính sách là trình độ của lãnh đạo trách nhiệm chính sách đó. Phân tích hành động lãnh đạo : mức độ của hành động lãnh đạo là trình độ tư duy của lãnh đạo đó.

Phân tích tư duy của lãnh đạo : mức độ tư duy của lãnh đạo là trình độ lý luận để giải quyết các chủ trương của lãnh đạo đó. Phân tích lý luận các chủ trương : mức độ lý luận để giải quyết các chủ trương của lãnh đạo là trình độ trí tuệ của các lãnh đạo đó. Phân tích trí tuệ của lãnh đạo : mức độ trí tuệ của các lãnh đạo là trình độ các công trình ưu tiên của các lãnh đạo đó. Phân tích các công trình ưu tiên : mức độ công trình ưu tiên của các lãnh đạo là trình độ sáng tạo các chính sách phát triển chiến lược. Phân tích các chính sách phát triển chiến lược : mức độ sáng tạo các chính sách phát triển chiến lược là trình độ sáng tạo về phát triển bền vững. Phân tích các chính sách phát triển bền vững : mức độ chính sách phát triển bền vững là trình độ về hiệu quả của các chính sách đó.

Thấy nước mắt nhân tình để tiếp nhân tâm.Thấu xương máu nhân thế để nhận nhân nghĩa. Thấm sinh linh nhân loại để đón nhân tính. Muốn nhận chức năng, chức vụ, chức danh lãnh đạo chính trị hiện nay trước Việt tộc thì nên đứng ngay về phía dân đen, trắng tay vì nghèo khổ. Thì nên đứng cùng phía với dân oan, mất trắng đất, lẫn nhà. Thì nên đứng chung với công bằng, để có công tâm, để chống bất công.Thì nên đứng sát phía dân chủ, để sống chết với nhân quyền ! Các vị đang lãnh đạo, đang thất bại trong việc thăng hoa Việt tộc, xin quý vị xem lại, truy lại, soát lại, suy lại quá trình đào tạo lãnh đạo tại các quốc gia tiên tiến, xem lại giáo dục, truy lại giáo khoa, soát lại giáo trình, suy lại giáo án về lãnh đạo, quản lý và tổ chức, nhất là đào tạo nhân sự trong lãnh đạo.

Chỉ vì nội dung trầm trọng của thất bại trong lãnh đạo chính trị là : Việt tộc của quý vị phải bị rơi xuống vực ! Chính luận, không phải là thể loại văn được gọi tên là chính luận, mà chính luận ở đây là lý luận chính trị, tạo cơ sở tư duy cho những ai có nguyện vọng hay có tham vọng làm chính trị, muốn lãnh đạo trong một đất nước như Việt Nam, chưa đón được dân chủ, nên chưa nhận được nhân quyền. Lý luận chính trị vừa qua lịch sử, vừa qua thực tế ; không quên kiến thức chính trị là nền chính kiến, nhất là không quên tri thức lãnh đạo làm gốc cho ý thức lãnh đạo.

Chính luận trong tiểu luận này đi tìm cội là chính lý, dựa trên nhân lý, khi quá trình tri thức lãnh đạo chính trị là quá trình lý luận trên thực tế của nhân sinh, là lập luận trên chính sách để phục vụ nhân dân, với năng lực diễn luận các quyết định chính trị trước nhân tri, với hiệu quả giãi luận các hành động lãnh đạo trước nhân trí. Nếu muốn làm chính trị mà không có gốc, rễ, cội, nguồn từ nhân ; lại vắng luôn năng lực và hiệu lực của luận, thì đừng làm chính trị, đừng làm lãnh đạo, vì sẽ làm trong vô tri, sẽ lãnh đạo trong vô minh, sẽ chỉ hại dân, diệt nước.

Chính luận đi tìm gốc là chính tri, nơi mà kiến thức vừa là năng lượng chính trị, vừa là xương cốt của lãnh đạo, vì kiến thức là chất sống nuôi tri thức, tạo tầm vóc cho hiểu biết chính trị, dựng nên bản lĩnh của lãnh đạo từ rường cột là ý thức chính trị, là nhận thức lãnh đạo. Không quản lý nổi phương trình thức (kiến thức-tri thức-ý thức-nhận thức) này thì chỉ đưa dân tộc tới ngu dân, đưa giống nòi tới chướng nghiệp. Và thức luôn được đưa đường, dẫn lối bởi chính, ngược lại với tà, trái lại với ma, chống lại với gian. Chính tri làm thăng hoa chính nghĩa !

Chính luận đi tìm rễ là chính tâm, tạo ra thành tâm để có thành ý, nơi mà sự thành thật làm vững, làm chắc sức hoàn chỉnh của ý thức. Chính ý thức ngay thật tạo nên tâm thức ngay thẳng với mọi người để có chỗ đứng chính thống trong lãnh đạo : nói thì giữ lấy lời, hứa thì phải làm, nơi mà chính tâm làm ra chính quả, vì lừa dân, dối nước thì sẽ không sao có hậu trong chính giới.Chính luận mang chính khí ; tới tự chính ngôn, nơi mà ý thức chính trị làm cột xuong sống cho luân lý lãnh đạo, có trách nhiệm với chính ngữ vì có bổn phận với chính nghĩa. Qua đó, chính nghĩa tạo hùng lực cho chính khí trong lãnh đạo chính trị, như vậy phải lấy phương trình chính (chính lý, chính tri, chính tâm) để quản lý xã hội, để quản trị cơ chế, để được đi trên chính đạo với chính trị đúng, song hành cùng lãnh đạo đúng.

Dân luận của dân chủ chân chính

Tôi nghiên cứu nhân học trong nhiều năm nay, nhưng tôi vẫn mơ ước có một chuyên ngành nhân học mới sẽ ra đời, nó nhận ra nhân loại, vì thông hiểu nhân tình, vì thông suốt nhân thế, bằng nhân lý, nhân trí, nhân trí với chiều cao của nhân phẩm, chiều rộng của nhân văn, chiều sâu của nhân bản, có nền là nhân nghĩa, có gốc là nhân từ, có đường đi nẻo về của nhân đạo, giữa cõi bờ mênh mông của nhân duyên, nếu có được một chuyên ngành nhân học mới về phía chân trời này, thì có lẽ đó là : nhân học dân chủ ! Tôi đứng về phía nước mắt dân oan màn trời chiếu đất, nạn nhân của tham quan, tham nhũng. Tôi đứng về phía mồ hôi dân đen, suốt kiếp trắng tay, nạn nhân của bạo quyền bất công, tà quyền bất nhân. Tôi đứng về phía bóng tối lao lý của các tù nhân lương tâm, vì lương tri của Việt tộc…

Dân chủ chân chính từ đầu phiếu tới bầu cử, có ứng cử viên của hệ chính (chính tâm phục vụ dân tộc là gốc cho chính diện qua tài năng vì đất nước, làm nên chính nghĩa của kẻ vì dân-vì nước), chính quá trình này đủ lực lột mặt nạ của loại âm binh sinh đôi là đạo đức giả luôn đi cùng chính trị giả, đẻ ra quái thai đảng cử dân bầu, quái thú của tà quyền phản dân chủ trong chính giới. Khoa học luận của chính trị học là làm cho rõ chỉ có : dân chủ chân chính mới định nghĩa một cách chân thành thế nào là dân sinh.

Dân chủ chân chính từ định chế tới cơ chế, có hệ thống tuyển chọn theo hệ chuyên (chuyên cần qua chuyên môn, làm nên chuyên gia, được đào tạo trong chuyên khoa, qua một chuyên ngành được khoa học và giáo dục xác chứng), có gốc là quá trình của hệ thức (nơi mà kiến thức gầy dựng nên tri thức, tạo ra trí thức hiện diện trong xã hội để hỗ trợ dân tộc giữ ý thức, để bảo vệ luân lý giáo dục qua nhận thức để bảo trì đạo lý tổ tiên, bảo trì tâm thức của giống nòi trước các thử thách và thăng trầm của cuộc sống). Hệ chuyên này lột mặt nạ chớp nhoáng quá trình âm binh hóa xã hội của tà quyền qua chuyện đi ngang về tắt của học giả-thi giả-bằng giả, đẻ ra quái vật trong chuyện đi đêm về khuya của lãnh đạo giả-quản lý giả-chính trị giả, dùng độc đảng để giữ độc quyền. Phương pháp luận của chính trị học là hiểu cho thấu để phân tích tới nơi chốn : chỉ có dân chủ chân chính mới định nghĩa một cách chính xác thế nào là dân trí.

Dân chủ chân chính từ dân tộc tới đất nước, từ vận mệnh giống nòi tới tương lai các thế hệ trẻ, trong đó hệ phát (nơi mà phát huy tiềm lực dân tộc sẻ làm động cơ để phát triển đất nước), có chỗ dựa là hệ sáng (tại đây sáng kiến vì dân tộc làm khởi điểm để có sáng chế trong lao động, trong sản suất, có chỗ dựa là sáng tạo không những trong khoa học kỹ thuật mà trong mọi sinh hoạt xã hội, từ văn hóa tới nghệ thuật…). Khi song hành với nhau, thì hệ phát và hệ sáng mang nội hàm của dân quyền, vì mang thực chất của dân chủ, sẽ dẹp được hệ độc (độc đảng sinh ra độc tài, đẻ ra độc tôn, là quái thai là độc quyền), luôn cặp kè với hệ tà (tà quyền ẩn nấp như âm binh trong tà đạo của mua chức bán quyền, qua tà lực của bạo quyền). Tri thức luận của chính trị học là phải xây lý luận để dựng lập luận, khai sáng giải luận để tạo nên diễn luận : chỉ có dân chủ chân chính mới định luận một cách liêm sỉ thế nào là dân tộc.

Tự luận trong tự chủ, tự tin, tự trong

Tự do là rễ của hệ tự (tự tin, tự lập, tự chủ) không có tự do sẽ không có nhân quyền và dân chủ, cụ thể là sẽ không có công bằng và bác ái để có tam quyền phân lập : lập pháp, hành pháp, tư pháp, không có tự do sẽ không có một xã hội dân sự văn minh. Tự do là gốc của hệ công (công bằng, công lý, công pháp) trong đó công tâm không hề rời đạo lý và luân lý để tự do cá nhân không bị bóp, xiết, ngăn, chặn bởi ích kỷ, tư lợi luôn là mối đe dọa trong đời sống cộng đồng, trong sinh hoạt tập thể. Tự do là cội của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức), hợp lưu của ý thức, nhận thức, tâm thức, làm nội lực cho thăng hoa cá nhân, cho thăng tiến tập thể, cho thăng chất cộng đồng, không có tự do thì tập thể chỉ là khuôn khép, cộng đồng chỉ là khung kín, và xã hội chỉ là nhà tù không quản giáo.

Tự do là nguồn của hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) trong đó tự do sáng tạo của cá nhân là dàn phóng cho tự do tập thể, là dàn nhún cho tự do cộng đồng, để đưa xã hội vào quỹ đạo trong cá nhân làm động cơ cho dân tộc, là động lực cho đất nước. Tự do là nền của hệ văn (văn hóa, văn minh, văn hiến) trong đó có tự do sáng kiến của tập thể, có tự do sáng lập của cộng đồng, có tự do sáng tạo của cá nhân kích thích văn hóa mở cửa để đón các văn hóa khác, thôi thúc văn minh của một dân tộc hội nhập vào văn minh của thế giới, đón chào các văn hiến của láng giềng, cùng nhau xây dựng một nhân văn đáng sống cho nhân loại. Tự do là trụ của hệ nhân (nhân loại, nhân sinh, nhân tình) được tự do của nhân tri, nhân trí, nhân văn đưa tới những chân trời của nhân đạo, nhân bản, nhân tính, trong đó nhân quyền hỗ trợ cho nhân nghĩa có chỗ đứng xứng đáng trong nhân cách của mỗi cá nhân qua tự do. Tức là tự do làm người một cách liêm sỉ nhất, tự do làm chủ cuộc đời mình một cách liêm minh nhất.

Tự do là cột của hệ cá (cá nhân, cá thể, cá tính), tại đây tự do nâng hệ tới hệ chủ (chủ động, chủ đạo, chủ quyền) để cá thể thực sự thành chủ thể, sống có trách nhiệm với tập thể, lao động có bổn phận với cộng đồng, tiến thân có đạo đức với xã hội, và chủ thể đó không ngừng có sáng kiến với dân tộc, có sáng tạo vì đất nước, chính tự do là định chất của mọi định nghĩa về chủ thể sáng tạo trong mọi xã hội văn minh, dân chủ, nhân quyền hiện nay.

Tự do là móng của hệ tư (tư duy, tư tưởng) trong đó các hệ thống tư tưởng văn minh luôn lấy tự do của cá nhân, của tập thể, của cộng đồng, của nhân loại làm mấu chốt cho hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để làm cao, sâu, xa, rộng hệ nhân (nhân tri, nhân trí, nhân văn), nếu không có tự do nghiên cứu, điều tra, điền dã, trong học thuật thì sẽ không có hệ phát (phát minh, phát huy, phát triển) trong tất cả các chuyên ngành khoa học. Tự do là mái nhà của hệ triết (từ triết học tới minh triết) đây chính là quá trình tiến hóa tư duy của nhân loại qua nhân tri luôn củng cố cho nhân.

Trực luận để trao luận

Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật đang có quyền lực để gánh vác vận mệnh dân tộc hiện nay, dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tâm thức) hay không ? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ đừng lãnh đạo nữa ! Trực luận là trực diện để đối thoại với các lãnh đạo đang nắm chính quyền có nghĩa vụ chăm lo cho an sinh xã hội hiện nay, dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ) hay không ? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải từ chức !

Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhà cầm quyền, từ lập pháp tới hành rồi qua tư pháp, đang có trách nhiệm pháp triển đất nước, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) để thăng hoa dân tộc hay không ? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải rút lui càng sớm càng hay, để chỗ của họ cho những công dân có sáng dạ hơn họ ! Trực luận là trực diện để đối thoại với toàn bộ guồng máy của chính quyền hiện nay, phải có đa dũng để đưa đất nước ngang tầm văn minh của thế giới, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ đa (đa tài, đa hiệu, đa năng) mà không sợ đa nguyên để không diệt đa đảng, tất cả chỉ vì dân tộc hay không ? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải nhường vị thế của họ cho những công dân đa trí hơn họ !

Trực luận là trực diện để đối thoại với các cơ quan đầu não của chính quyền hiện nay, phải có nhân văn để bảo toàn văn hiến của Việt tộc, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ văn (văn hóa, văn minh, văn hiến) hay không ? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải trao quyền của họ ngay cho những công dân có văn giáo hơn họ ! Trực luận là trực diện để đối thoại với các lãnh đạo của chính quyền hiện nay, phải có để bảo toàn lý lẽ của Việt tộc trước bọn xâm lăng Tầu tặc, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ luận (lý luận, lập luận, diễn luận, giải luận) để tranh luận trao luận tới đồng bào ta hay không ? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải tháo lui và trả quyền của họ cho những công dân có chỉnh luận hơn họ !

Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật cầm cương nảy mực của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, và dùng quyền công dân để chất vấn họ qua hệ đối (đối trọng, đối kháng, đối đầu) với Đảng cộng sản Trung Quốc hay không, khi đất nước ngày đêm bị Tầu tặc đe dọa ? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải rời quyền bỏ chức của họ cho những công dân có đối lực hơn họ ! Trực luận là trực diện để đối thoại với các lãnh đạo đang chịu trách nhiệm về tiền đồ của tổ tiên, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có biết hệ nhân (lấy nhân lý, nhân tri, nhân trí, để bảo toàn cho nhân bản, nhân văn, nhân đạo, để đưa nhân tình vào nhân tính, nhân thế vào nhân nghĩa) hay không ? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải rời quyền cao, vị rộng của họ cho những công dân có nhân lực hơn họ !

Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật có quyền quyết định tương lai của đất nước, hậu thế của đồng bào, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có biết hệ Tầu (Tầu nạn từ lãnh thổ tới môi trường, sinh ra Tầu họa từ kinh tế tới xã hội, đẻ ra Tầu hoạn từ thực phẩm tới tư duy...) hay không ? Nếu họ không biết thì công dân ta yêu cầu họ phải cúi đầu rút lui ngay để chỗ cho những công dân có Việt lực hơn họ ! Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật có quyền thế trong bộ máy chính quyền hiện nay, và dùng quyền công dân để chất vấn họ về hệ tham (tham quan, tham quyền, tham chức) với thực chất tham ô sinh đôi với tham nhũng hay không ? Nếu họ không biết thì công dân ta yêu cầu họ phải tháo lui ngay để chỗ cho những công dân vô vụ lợi hơn họ !

Trực luận là trực diện để đối thoại với các lãnh đạo đang nắm chính quyền hiện nay, và dùng quyền công dân để chất vấn họ có biết để chống hệ minh (có nội lực của minh quân, có bản lĩnh của minh chúa, có tầm vóc của minh chủ) hay không ? Trong lúc dân tộc đang chờ đón dân chủ thật, tự do thật, nhân quyền thật. Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải từ chức, bỏ quyền ngay cho những công dân thông minh hơn họ ! Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật có quyền thế trong bộ máy chính quyền hiện nay, và dùng quyền công dân để chất vấn họ, để cân, đo, đong, đếm để biết xem họ có hệ năng (trí năng, tài năng, hiệu năng) hay không ? Đây cũng chính là khả năng của họ trong lảnh đạo, nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải rời bỏ quyền lực ngay cho những công dân năng động hơn họ !

 

Các người đã diệt

Bản lĩnh của minh sư theo mô thức Vạn Hạnh

 

triet02

Đại Sư Vạn Hạnh vừa tu học một cách trí thức, vừa là minh sư từ đời Đinh qua đời Lê

Đại Sư Vạn Hạnh vừa tu học một cách trí thức, Ngài vừa là minh sư từ đời Đinh qua đời Lê, Ngài lại là thầy của Lý Công Uẩn, tiếng đồn đại là Ngài có thể là cha đẻ của Lý Công Uẩn, nhưng một điều chắc chắn là không có Ngài sẽ không có Lý Thái Tổ, không có nhà Lý, một triều đại minh và thông của Việt tộc. Minh sư phải là mưu sư, tài phân tích của Ngài mà người thời đó gọi là tài tiên tri, đoán đâu trúng đó, thật ra là thâm tài về tổ chức các sự cố vừa thuận lợi, vừa tích cực để tạo ra tình thế mới, nhất là để thay đổi cán cân lực lượng trong chính trị, trước sự suy đồi của một triều Lê đã không có lối ra, trước họa xâm lăng của giặc phương Bắc. Không những chính giới mà cả trong văn bản của Phật giáo thời đó (Thiền Uyển Tập Anh) kể lại không biết là bao nhiêu mưu lược của Ngài. Chắc là cũng từ Ngài mà ra câu chuyện con chó đen mang trên lưng hai chữ trắng : thiên tử, để mọi người khi thấy phải đoán năm Tuất tới thì nước Việt sẽ có vua mới, cách dọn đường đầy mưu trí để Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nhà Lý như đã cầm được trong tay : "thiên mệnh".

Minh sư phải là mưu sĩ, tuệ giác nhận định tình thế của Ngài luôn tôn trọng quy luật tổ chức không gian qua thời gian, ưu thời mẫn thế, để nắm phần chủ động trên chiến trường. Ngài luôn được Lê Đại Hành tham vấn về các chuyện hệ trọng cho cơ đồ Việt, tuân theo lời Ngài, Lê tướng quân đã đánh đúng lúc để đánh thắng trọn quân xâm lược phương Bắc và quân Chiêm phương Nam. Minh sư ngay trên mặt trận giữ nước, Ngài là cầu nối từ đời Đinh tới đời Lê, qua tới đời Lý (mà ngay trong hậu đài Ngài đã tạo gầy dựng nên). Minh sư phải minh trí, chuyện thịnh suy của một triều đại, chuyện thăng trầm của một đất nước, cũng là hệ vô thường trong Phật học, điều này Phật Hoàng Trần Nhân Tông, đã thấy rất rõ, đã làm thơ ca tụng tài học sâu hiểu rộng, để nhìn xa trông rộng của Ngài. Thơ của Ngài mang tư tưởng sáng suốt về kiếp người, và rất tỉnh táo về lý luận lấy nhân tri để đánh thức nhân sinh : "Thân như bóng chớp có rồi không... Mặc kệ thịnh suy đừng sợ hãi...". Minh sư-mưu sư-mưu sĩ-minh trí chính là phương trình mà các lãnh đạo hiện nay phải ra trí, ra tâm, ra lực để học tập đại sự Vạn Hạnh, vì trận chiến chống Tàu tặc trước mắt cần rất nhiều minh, rất nhiều trí, rất nhiều mưu ! Vậy mà trong nội bộ hiện nay của các người lấy truy cùng diệt tận để lập bè, lập phái ngay trong tầng lớp lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thì minh sư không sao có chỗ đứng, ghế ngồi.

 

Các người đã diệt

Nội công vạn pháp của mô thức Tuệ Trung thượng sĩ

 

triet03

Tuệ Trung thượng sĩ, tước Hưng Ninh vương, tên thật là Trần Quốc Tuân, là anh cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và cũng là người dạy dỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông

 

Nội công vạn pháp của Tuệ Trung thượng sĩ, các người có thấy để thấu Vạn pháp của tự của ngài chăng :

"Vạn pháp vô thường cả

Tâm ngờ tội liền sinh

Xưa nay không một vật

Chẳng hạt chẳng mầm xanh

Hằng ngày khi đối cảnh

Cảnh đều do tâm sinh

Tâm cảnh đều không tịch

Khắp chốn tự viên thành".

Tuệ Trung thượng sĩ, được vua Trần Thái Tông phong tước Hưng Ninh vương, tên thật là Trần Quốc Tuân, chính là anh cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Tuệ Trung cũng là người dạy dỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông, vì là bạn thâm giao với vua cha là Trần Thánh Tông. Khi hoàng hậu Thiên Cảm qua đời, vua Trần Thánh Tông quyết định cúng chay ngay cung, vua mời Tuệ Trung thượng sĩ và vua mời Tuệ Trung viết một bài kệ, đây là bài kệ :

Viết kề trình kiến giải

Như dụi mặt thấy quái

Dụi mặt thấy quái xong

Lại rỡ ràng tự tại.

Hôn mê giữa cuộc đời, chớp mắt khoảng khắc là thấy quái, thấy ma, nhưng biết dụi mắt là để sáng mắt, vì sáng mắt nhờ các giá trị tâm linh qua tu tập, qua rèn luyện để sống giữa đời mà nhận ra chiều sâu của tâm, để chủ động với cảnh. Khi vua Trần Thánh Tông hỏi ông về : "chúng sinh quen nghiệp ăn thịt uống rượu thì làm thế nào để thoát khỏi tội báo ?", Tuệ Trung thượng sĩ đã trả lời vua với bài kệ này, ông đã trao tặng cho đời phạm trù tâm cảnh của ông :

Vạn pháp vô thường cả

Tâm ngờ tội liền sinh

Xưa nay không một vật

Chẳng hạt chẳng mầm xanh

Hằng ngày khi đối cảnh

Cảnh đều do tâm sinh

Tâm cảnh đều không tịch

Khắp chốn tự viên thành.

Câu chuyện của Tuệ Trung thượng sĩ mang cái chung của Phật học, và luôn mang cả cái riêng của ông khi ông rèn đúc nhân sinh quan của mình bằng chính kinh nghiệm và tri thức của ông. Nên Vạn pháp vô thường cả có trong lời dạy của Phật, có trong các kinh Phật, nhưng Tâm ngờ tội liền sinh, thì phạm trù nhận định để lý giải sự ngờ vực sinh ra chuyện buộc tội là tư tưởng của ông. Vì Tuệ Trung thượng sĩ biết rõ luật nhân quả : Xưa nay không một vật. Chẳng hạt chẳng mầm xanh, cấu trúc luận nội tại của vạn vật là nhân ở trong quả, và quả có trong nhân ; nhưng câu chuyện của ông là câu chuyện đào sâu cảnh để thấy tâm, nên : Hằng ngày khi đối cảnh. Cảnh đều do tâm sinh. Và nếu tâm sinh ra cảnh, lục nội kết tâm sinh-tâm ngờ là cội rễ của tư tưởng của Tuệ Trung, giúp ta thấy để biết : Tâm cảnh đều không tịch. Khắp chốn tự viên thành, vậy thì ta nên lấy tâm để giáo cảnh, để lấy cảnh mà điều tâm.

Tuệ Trung thượng sĩ khi đối thoại với minh vương Trần Thánh Tông, ông mở lòng cho vua là đừng nên lấy thuyết quả báo mà quên đi vạn vật là vạn nguyên, mỗi loại một dạng, mỗi dạng một tính, mỗi tính một chất, mỗi chất được nuôi dưỡng và có cách sinh tồn cho riêng nó, ở đây vạn vật trong vạn nguyên, làm nên tư tưởng vạn tự (do) trong vạn (đa) nguyên, qua bài kệ sau đây :

Có loài thì ăn cỏ

Có loài thì ăn thịt

Xuân về thảo mộc sinh

Tìm đâu thấy tội phúc ?

Minh vương Trần Thánh Tông là minh quân sáng suốt, không bỏ cuộc, hỏi sâu về chuyện : "Vậy thì công phu giữ giới (không sát sinh) trong tu tập từ bao lâu là để làm gì vậy ?", Tuệ Trung được dịp nói rõ tư tưởng (riêng) của mình, chính tự do làm nên sự sáng suốt để biết siêu việt tội phúc, qua bài kệ :

Trì giới và nhẫn nhục

Thêm tội chẳng được

Muốn siêu việt tội phúc

Đừng trì giới nhẫn nhục

Như người khi leo cây

Đang yên tự chuốc nguy

Nếu đừng leo cây nữa

Trăng gió làm được gì ?

Tư tưởng của minh sư Tuệ Trung khi phân tích thì sắc nhọn, khi giải thích thì thoải mái trong thư thái, thong dong để có tự do trong thong thả. Trong các cuộc đối thoại giữa hai người bạn tâm giao, chắc là rất đắc khí, vua Trần Thánh Tông xem Tuệ Trung thượng sĩ luôn là thầy của mình để học hỏi, và mỗi lần vua hỏi một câu, cần có một giải thích về một chuyện, nhất là các câu chuyện có tầm vóc tâm linh cao rộng, thì vua luôn có câu trả lời đưa vua vào cõi đốn ngộ. Có lần vua hỏi về hành tác nào để đưa chúng ta vào được cõi giác ngộ ? Tuệ Trung lại lấy chiều sâu của tự để làm chiều cao của giác : "Hãy quay về tự thân mà tìm lấy cái tông chỉ ấy, không thể đạt được từ một ai khác !".

Các người giành độc quyền lãnh đạo trong độc đảng toàn trị mà các người không có cái tự (thân) của Tuệ Trung thượng sĩ là cái hùng của cái tâm, nó làm nên không những tự do, mà nó còn chế tác ra tự chủ, tạo ra tự lực, giúp những kẻ lãnh đạo biết tự tồn trong tự tin, lấy đời người để xây tự trọng vì có tự quyết. Nếu không thì không chóng thì chầy các người sẽ rơi vào dự đoán tiên tri của Tuệ Trung thượng sĩ :

Như người khi leo cây

Đang yên tự chuốc nguy.

 

Các người đã diệt

Tầm vóc chính quốc của mô thức Trần Thủ Độ

 

triet04

triet04

Lăng và bia mộ của Thái sư Trần Thủ Độ tại thôn Ngừ, xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Trong hành vi hèn với giặc, ác với dân, trong hành tác mưu hèn kế bẩn khi các người đang là lãnh đạo nhưng ngày ngày truy diệt nhau, thanh trừng nhau thì các người không bao giờ có được Tầm vóc chính quốc của mô thức Trần Thủ Độ. Thái sư để lại hình ảnh một nhân vật lịch sử gây ra bao tranh cãi trong Việt sử, một hình ảnh đôi : công thầnbạo chúa, không có Trần Thủ Độ thì sẽ không có nhà Trần, một triều đại thông minh hàng đầu của Việt tộc.

Nhưng Trần Thủ Độ cũng mang hình ảnh một kẻ tàn ác, mang đến cảnh giết chóc, tận diệt đời Lý, với phương châm của bạo chúa (nhổ cỏ phải nhổ tận gốc), cũng phải kể thêm chuyện xóa cả họ Lý trong lý lịch mà các nạn nhân nhiều kẻ phải thay thế bằng họ Nguyễn, chuyện nội hôn đã bảo vệ hoàng tộc Trần. Nhưng không ai không muốn tặng cho Thái sư danh vị : khai quốc công thần, vì không có Thái sư thì không thể có chiến tích lừng lẫy thắng quân Nguyên Mông, cũng sẽ không có luôn : Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, các minh quân đại diện cho văn hóa Việt vững, văn minh Việt sáng, văn hiến Việt bền.

Thái sư mang hằng số của chính quốc (vì nước xả thân), mang luôn ẩn số của bạo quyền trong quyết định tới quyết sách với bi kịch Lý Chiêu Hoàng, Trần Cảnh, Trần Liễu... Nhưng trong trường hợp của Thái sư thì hằng số lấp, nhấn, dẫm, đè và đi trên lưng, trên vai ẩn số. Tình hình của Việt tộc hiện nay đang bị lấp, nhấn, dẫm, đè bởi độc đảng, tạo tham quyền, sinh tham nhũng, mang theo bao suy đồi như cuối đời Lý (lúc mà Tướng quân phải "ra tay"), như hiện nay với bao thoái hóa về đạo đức xã hội, bao bất công đang vùi dập dân đen, dân oan... Trong khi chờ đợi nhân quyền, dân chủ, công bằng tới với số phận Việt, thì trong thâm tâm của đại đa số nhân dân là mong cầu một sự xuất hiện của một minh chúa như Trần Thủ Độ có quyết định, giữ quyết đoán, nắm quyết sách để thay đời đổi kiếp cho Việt tộc. Vai trò lãnh đạo cá nhân của minh chúa là tiên quyết trong lúc chờ đa nguyên, dù minh chúa đó phải dùng bạo sách như Trần Thủ Độ, đó là kinh nghiệm của lịch sử, đó gần như là quy luật của sử luận, trong tư duy của một cá nhân lãnh đạo muốn cứu nước-cứu dân mà phải mang thân mình ra để xoay chuyển tình thế, và đẩy nó theo hướng thăng hoa, khi đã cả quyết là không có một phương sách nào khác cả !

Thái sư đã thuyết phục được vua Trần Thánh Tông, sau khi vua đã bỏ việc nước muốn đi tu tại Yên Tử, là vua phải trở về kinh đô mà nhận nghĩa vụ cứu nước, tiếp theo Thái sư đã thuyết phục được vua, cùng các tướng lãnh khác trong đại họa Nguyên Mông là : đầu của Trần Thủ Độ chưa rơi thì Trần Thủ Độ không rời bổn phận cứu nguy dân tộc. Đó là công thần, luôn mang theo công lý "vì nước xả thân". Trong lúc Việt tộc đang mong chờ một chế độ chính trị có nhân tâm để đưa văn hiến nhân quyền qua văn minh dân chủ vào xã hội Việt, thì Việt tộc cũng đang cần tức khắc một Trần Thủ Độ biết khai thác triệt để : hằng số minh chúa cứu quốc ! Một ngày nào mà nhân dạng có tầm vóc chính quốc của mô thức Trần Thủ Độ xuất hiện thì ngày đó chế độ độc đảng toàn trị sẽ sụp tiêu trong chớp mắt !

 

Các người đã diệt

Chính sư-trinh đức trong nhân dạng Chu Văn An

 

triet05

Đền thờ Chu Văn An tọa lạc trong khu di tích Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Các người ngày ngày truy diệt tất cả các nhân sĩ liêm chính đại diện cho lương tri của dân tộc, thì nhân dạng Chu Văn An có nội chất của chính sư-trinh đức không sao có chỗ đứng, ghế ngồi trong cơ chế độc tài nhưng hoàn toàn bất tài của các người. Chu Văn An vang danh với ba phẩm chất : trí cương trực, tâm tiết tháo, đời trong sạch nhưng Ngài không để đó mà sống thụ động trong vương triều, Ngài dùng ba phẩm chất này để chống bọn tham quan, chống lại sự thối nát đang đe dọa triều đình, đang đưa dân tộc tới hiểm nạn. Vì tham quan-tham quyền luôn là một hiểm nạn trong lịch sử cũng như trong tình hình hiện nay, tham quan-tham quyền có chỗ dựa là bạo quyền để lạm quyền, qua độc quyền do độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam, đang là một quốc nạn.

Ngài lấy đức độ với lý luận chặt chẽ, phân tích minh bạch, Ngài xin vua hãy chém 7 tham quan nịnh thần, và Ngài liêm chính tới cùng, vua không nghe thì Ngài từ chức, về ở ẩn, lại còn lấy bút hiệu rất khiêm tốn là : Tiểu ẩn. Việt tộc biết Ngài và luôn mong hiện nay phải xuất hiện thật nhiều Chu Văn An, ở bất cứ nơi nào có tham ô-tham nhũng, vạch mặt chỉ tên bọn "sâu dân, mọt nước", đã biến một bộ phận lớn của dân tộc thành dân đen, dân oan ! Không cần phải chém chúng, chỉ cần giáo dục chúng bằng đạo lý hay, đep, tốt, lành của Ngài, chỉ cần giáo dưỡng chúng bằng luân lý sống có trách nhiệm với tổ quốc, sống có bổn phận với nhân dân, đã làm quan thì không thể nào đứng ngoài vận mệnh của dân tộc, lại càng không thể dùng quyền để vơ vét, phải nghiêm minh để nghiêm trị.

Trong thời cuộc Ngài cũng như giữa thời thế hiện nay, bọn "mượn đầu heo nấu cháo", luôn thông đồng với bọn "thừa nước đực thả câu", đồng lõa với bọn "đục nước, béo cò", chúng móc ngoặc với lũ "thừa gió bẻ măng", tất cả chỉ là ký sinh trùng, chúng không "yêu nước, thương dân", ngược lại chúng chính là bọn "sâu dân, mọt nước". Tất cả bè lũ này, chúng luôn sợ nhân phẩm-nhân cách Chu Văn An, lấy sự thật để làm sáng chân lý, lấy chân lý để nói rõ lẽ phải, phải có mô hình chống tham quan Chu Văn An, cho xã hội Việt hiện nay trong đó trí cương trực, tâm tiết tháo, đời trong sạch vừa là lý thuyết luận, vừa là phương pháp luận, để dọn dẹp cho sạch "bọn nội giặc" này, vì chóng chầy chúng sẽ vào con đường "buôn dân, bán nước".

Chu Văn An chính sư-trinh đức, ngài còn là một người thầy cao quý, gương sáng cho giáo dục, thầy có nhiều học trò giỏi (Phạm Như Mạnh, Lê Quất Đỗ...), còn học trò xấu thì thầy không ngần ngại quở mắng, luôn dạy trò phải biết làm người để nên người. Ngài có tài cao đạo trọng, nhiều người, nhiều nhà xin được học thầy, Ngài nhận trách nhiệm mở trường Huỳnh Cung, kiến thức đi đôi cùng đạo đức. Ngài cũng đã là thầy của hai vua : Hiến Tôn, Dụ Tôn. Ngài còn là tri âm của Trần Nguyên Đán, của Mạc Đĩnh Chi, Ngài được thờ ở Văn Miếu, Ngài ơi ! Việt tộc thương, yêu, quý, trọng Ngài.

 

Các người đã diệt

Minh sư quân mưu của mô thức Trương Hán Siêu

 

triet06

Đền thờ Trương Hán Siêu tọa lạc bên núi Non Nước, ở thành phố Ninh Bình

Trương Hán Siêu tài giỏi, vì chung quanh Ngài ai cũng biết là Ngài thâm nho, thâm giáo, trong một triều đại vừa trọng Nho, vừa sùng Phật. Là minh sư cận kề Hưng Đạo Vương, quân mưu của Ngài được Trần tướng quân sử dụng, Ngài phạm trù hóa chiến thuật "vườn không nhà trống", tức là đốn cỏ ngay dưới chân bọn Nguyên Mông, tới cướp nước ta, vô hiệu hóa chúng ngay trên cái trò trộm, cắp, cướp, giựt của chúng là vừa cướp của dân, vừa giết dân. Những chiến thuật quân sự khác : lấy ít đánh nhiều, lấy không đánh có, Ngài luôn được sự lắng nghe của Hưng Đạo Vương, đứa con tin yêu của Việt tộc. Những bài học mà Ngài để lại phải vào giáo trình quân mưu cho các tướng tá hiện nay, vì làm tướng tá để đánh giặc, để đuổi giặc, để quét giặc ra khỏi biển, đảo, giữ trọn bờ cõi, giữ vững sơn hà của tổ tiên, chớ không phải để đi buôn bất động sản, đi khai thác ngân hàng, lòn lách bằng các đường dây độc quyền để chuyên quyền, cường quyền để lạm quyền, tham quyền để tham nhũng.

Trương Hán Siêu liêm chính, thế nên bọn nịnh thần, tham quan, gây bao thối nát cho triều đình thời đó, luôn tránh Ngài, chúng tránh Ngài vì chúng sợ Ngài, gian sợ ngay, sợ chính là chuyện dễ hiểu, nhưng không dễ diệt bọn "sâu dân, mọt nước" này. Và, như Mạc Đĩnh Chi, như Chu Văn An, Ngài tởm bọn nịnh thần, tham quan tới "lợm giọng", vậy mà hiện nay trên đất nước Việt loại này không ít, qua các đường dây "quan hệ-hậu duệ-tiền tệ", chúng "ăn trên, ngồi trốc", và chúng vẫn thói "cướp ngày là quan". Ngài sáng suốt luôn cả trong ngoại giao, gả các con gái gần xa của hoàng tộc cho tù trưởng để giữ liên minh với các bộ lạc chung quanh đất Việt, để che chở nhau trước bọn bá quyền phương Bắc, không bao giờ bỏ mộng xâm lăng các nước nhỏ. Ngài còn để lại các bài thi phú ca tụng đất nước mình, nhất là các bài về quê hương Ninh Bình, văn phong, thi từ của Ngài thật và đẹp.

Trương Hán Siêu còn có một cái đẹp khác chính là lòng chân chính của Ngài trong và sáng, nên Ngài không biết nhắm mắt trước các suy đồi của xã hội, nhất là suy đồi của tín ngưỡng, của đạo giáo, trong đó có Phật giáo thời đó với bọn ký sinh trùng mà Ngài phê phán là : "bọn áo thâm, áo vàng"... "không cày mà ăn"... "không dệt mà mặc". Bọn này bây giờ đầy dẫy, trùm phủ lên cả nước, chúng xây chùa, mượn áo thầy tu, để gạt dân, qua mê tín, dị đoan, chúng chuyên "khẩu phật, tâm xà", chúng mặc tu nhưng đi "buôn thần, bán thánh" ngay tại các chùa, các nơi tôn nghiêm nhất. Chúng quên thiền nghiệp, chúng lợi dụng công quả, chúng thích đếm tiền hơn học đạo, chúng quên lời Phật dạy : "yêu muôn loài như yêu chính mình", "mang tình thương xóa nỗi khổ niềm đau của chúng sinh", giữa lòng dân tộc hiện nay thì đầy nỗi khổ niềm đau của dân đen, dân oan, nhưng chúng ngoảnh mặt làm ngơ để tiếp tục vơ vét, chúng không phải là hòa thượng, không phải chân tu, chúng chính là các tham quan giả Phật để giết Phật ! Trong đường đi nẻo về của độc đảng toàn trị, thanh trừng để truy diệt nhau trong nội bộ, thì làm sao cac người có được nhân cách của Trương Hán Siêu : tâm phật-mưu sư-tỉnh trí !

 

Các người đã diệt

Tâm thức của nhân vị Mạc Đĩnh Chi

 

triet07

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Mạc Đĩnh Chi để lại hậu thế nhiều bài học, trong đó chữ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, nhận thức) của Ngài, muôn chiều, muôn dạng, khiến cả đám triều thần nhà Nguyên, cứ vỗ ngực là thiên triều, từ vua tới quan phải biết thế nào thông minh Việt, vừa sắc, vừa nhọn. Phong độ đại thần của Ngài làm nên từ ý thức tự chủ đó, biết mình là ai rồi, thì không bao giờ mặc cảm với đồng loại, run hoảng trước vua chúa, nhất là không bao giờ bị khuất phục trước đối phương, dù nó lớn tới đâu đi nữa.

-Bài học thứ nhất khi học thì phải học tới cùng, sử truyền thời thơ ấu của Ngài, nhà thì nghèo mà hình thể của Ngài thì xấu, bị người đời xa lánh. Ngài mê học nhưng phải "học lóm", đứng ngoài lớp mà nghe thầy giảng bài để... học, đó chính là bài học : học thì phải học tới cùng, học cho bằng được, học cho ra kiến thức. Đây là bài học rất hiện đại cho tất cả học sinh, sinh viên, kể cả những kẻ đã vỗ ngực là "đã thành tài rồi" trên đất Việt hiện nay, trong một bối cảnh trường học và đại học mọc lên như nấm, trên một đất nước đang chịu cảnh bi-kịch-học : học giả-thi giả-bằng giả ; học vị và có học hàm trên giấy, mà không có học lực.

-Bài học thứ hai là tri thức, là với hình thể bị chê là xấu xí, mới hơn 20 tuổi, Ngài đậu Trạng nguyên, mà ngay cả vua Trần Anh Tông, khi thấy bề ngoài của Ngài không đẹp, không hợp, không muốn ngài có chức Trạng Nguyên. Ngài phải "dụng tri để trị vua" với bài thơ Ngọc tịnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc), để khai thị, để khai minh, rồi khai trí cho ông vua này là : đừng chỉ nhìn bề ngoài, đừng nhìn dáng ông thấp, da ông đen, mà không nhận ra não bộ của Ngài, tấm vóc của Ngài, mà kết cục Ngài đã là thầy của vua. Thời đó, người ta còn biết Ngài giỏi cả cầm, kỳ, thi, họa.

-Bài học thứ ba là trí thức, Ngài chấp nhận đấu trí với đám đám quan của thiên triều, Ngài nhận ứng đối luôn với cả vua nhà Nguyên. Tri của Ngài vững, trí của Ngài nhanh, Ngài trả lời các câu đố của chúng vừa chính sát, vừa chỉnh chu, vừa toàn diện, vừa sắc nhọn. Ngài để lại không biết bao nhiêu là bài học về đối đáp (về đốp chác !) trước đối phương tự vỗ ngực cho mình là thiên triều. Mà chính vua Nguyên vì khâm phục Ngài mà tặng Ngài chức Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Có chuyện lạ là dưới (độc) quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, các lãnh đạo, các cán bộ của Bộ Ngoại giao, khi ta thể nghiệm hệ thức của họ về Mạc Đĩnh Chi, thì ta thấy họ không có kiến thức gì về Ngài, tức là trường, lớp của Bộ Ngoại giao không có giáo khoa, giáo trình, giáo án về Ngài, lạ thật ! Vì Ngài chính là tri thức luận ngoại giao Việt.

-Bài học thứ tư chính là cuộc sống liêm khiết, đạm bạc của Ngài, không nhận quà cáp gì của vua, chọn cái đẹp của thanh đạm, cái cao của thanh bạch, mà không sợ thanh bần, cho nên cuộc đời của Ngài tự nó thanh cao.

Các người là lãnh đạo độc đảng toàn trị với tham nhũng trị sinh đôi cùng tham tiền trị trong vô học trị sinh ra vô hậu trị thì làm sao các người có tâm để có tầm của Mạc Đĩnh Chi mà lo được chuyện đất nước.

 

Các người đã diệt

Minh tri của mô thức Nguyễn Bỉnh Khiêm

 

triet08

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng

Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri đại tài được cả nước trân quý, các câu sấm của Trạng Trình mà cho tới giờ đây dân Việt vẫn thường lấy ra nghiệm, ra ngẫm để biết các chuyện "vật đổi sao dời" trong nhân sinh, mà kẻ hậu thế này sống bằng khoa học duy lý thì không sao giải thích được. Vì duy lý, nên hậu thế này xin được xem và được gọi Ngài là nhà tiên đoán chính trị vạn năng của Việt tộc, vì tiên tri thì hậu thế này không tìm ra được cái để lập ra cái luận. Còn tiên đoán thì cái ở trong cái đoán, dựa trên dữ kiện, trên chứng từ để lần tìm ra sự thật, để dọ dẫm ra chân lý, để phỏng đoán được tương lai. Và, trên cơ sở tiên đoán này thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là đứa con tin yêu của Việt tộc. Các bằng chứng : Ngài là thầy bói giỏi trong sử liệu chưa thuyết phục được hậu thế này, chớ riêng về chuyện Ngài sáng dạ, chăm chỉ, thông minh trên con đường học vấn thì chứng cớ rất rõ, rất đầy, nên hậu thế này xin tiếp tục gọi Ngài là nhà tiên đoán, và cũng không quên Ngài là một người thầy giáo mà ai cũng khâm phục, kính yêu !

Cứu cái đã suy, đây là kỳ tài của Ngài, có một không hai trên đất Việt, chính học thức gốc hoa hiểu biết sử nước Nam ta họ cũng phục Ngài. Ngài cứu Nguyễn Hoàng, khi khuyên nên vào Nam, Tướng này nghe lời vào Nam, không những sống sót trước đe dọa của chúa Trịnh, mà còn trị vì và phát huy được hàng trăm năm. Ngài cũng cứu luôn cả chúa Trịnh, khi khuyên Trịnh Kiểm, không nên diệt nhà Lê mà phải thờ nhà Lê, nhờ thế mà các chúa Trịnh cũng tồn tại cũng hàng trăm năm. Chưa hết, Ngài còn cứu luôn cả nhà Mạc, khuyên họ rút về Cao Bằng để có đất sống, để dung thân, nghe lời Ngài nhà Mạc cũng được "yên thân" trong nhiều năm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên đoán đúng thời cuộc, trúng tình thế, thì không những là minh sư mà là đại sư, luôn ở thế" đi guốc ở trong bụng các biến thiên", qua các bối cảnh chính trị vô cùng phức tạp. Ngày hôm nay trước họa Tầu tặc không bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính đất Việt, đồng hóa dân Việt, mọi người đang chờ có vài (hoặc có nhiều thì càng hay) Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để khai thị, khai minh, khai trí các nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đang bị nhân dân gắn cho một "chính trị hiệu" thấp và xấu : "Hèn với giặc, ác với dân !". Thật lạ là năm thế kỷ sau, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn cận kề cùng nỗi lo với bao người Việt yêu nước với một câu tiên tri-tiên đoán rất chính xác, chứng tỏ tư tưởng chiến lược siêu phàm của Ngài : "...Biển đông vạn dặm ra tay giữ/ Đất Việt muôn năm giữ trị bình...".

Các người là lãnh đạo độc đảng toàn quyền mà không một nhân vật nào có liêm sỉ để có liêm minh mà bình cho đúng, nghiệm cho trúng, để đưa dân tộc ra khỏi họa Tàu nạn hiện nay, vì các người hoàn toàn vô tri trước mô thức Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

Các người đã diệt

Nhân sĩ của mô thức Ngô Thì Nhậm

 

triet09

Nhà thờ Ngô Thì Nhậm tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm) để lại cho hậu thế thật nhiều bài học thật sâu, đi sâu để đào sâu nhân cách trí thức yêu nước của Việt tộc. Bài học đầu tiên là sống và làm việc vì dân, vì nước, Ngài phục vụ đất nước không ngừng nghỉ, Ngài ra làm quan cho triều Lê-chúa Trịnh, khi vận nước lâm nguy, phải cứu nước thì Ngài tận sức, tận công phò Quang Trung đánh giặc Thanh. Vì đối với Ngài cứu nước- cứu dân là chuyện chính còn chuyện triều này, triều kia là chuyện phụ, từ thái độ tới hành vi, từ quyết định tới hành động, tâm-trí-lực của Ngài luôn sống trong quyết đoán.

Chúa Trịnh vừa nhận ra sức thông minh của ngài vừa biết cá tính tự chủ của Ngài, gọi Ngài là tuấn mã, để xếp ngài trên cao, ở bên ngoài lũ ngựa "ăn không ngồi rồi" là bọn tham quan, ăn bám-sống nhờ lộc vua, tiền dân, bọn "sâu dân, mọt nước" này mà chúa Trịnh hiểu là bọn "tốn thóc, tốn cỏ". Bọn này có rất nhiều trong hệ thống chính quyền độc đảng hiện nay, mà chúng thì tốn kém hơn nhiều : chúng bán tài nguyên đất nước, chúng biển lận quỹ công, chúng "rút ruột" các công trình, để các công trình phải dẫy chết mà chúng đặt tên là đang bị : "đắp chiếu". Trong lúc chờ đợi một chế độ thật dân chủ, Việt tộc đang cần ngay một minh chủ hoặc minh chúa để "đắp chiếu", càng sớm càng hay bọn tham quan này.

Ngài viết sách rất sớm, năm 16 tuổi viết Nhị thập nhất sử toát yếu, năm 20 tuổi viết Tứ thư thuyết ước,và cả đời Ngài viết sách, lấy học thức phục vụ kiến thức, viết đạo đức vì đạo lý. Ngài đổ Trạng Nguyên, sau cha 9 năm là Ngô Thì Sĩ. Là một tác giả lớn, Ngài còn là văn hóa lớn, viết ra nhiều văn bản, luật lệ về giáo dục, văn hóa... khi Ngài được Quang Trung hoàng đế mời vào Phú Xuân để lo việc nước thủa thanh bình sau khi chiến thắng giặc Thanh. Minh chúa tin minh sư, vì minh sư học thật-giỏi thật, ngược lại với thời đại tham nhũng hiện nay, với không ít lãnh đạo với sự nghiệp giả trong học giả-thi giả-bằng giả ; không có học lực mà lại đòi học vị-học hàm chức giáo sư, mà không bao giờ nghiên cứu và giảng dạy tại đại học.

Quang Trung hoàng đế, khi gặp được Ngô Thì Nhậm, đã biết ngay tầm vóc dũng cao-trí dày của Ngài, hoàng đế luôn xem Ngài là tri âm, mà người biết chuyện thời đó gọi là "cặp bày trùng", song hành bên nhau, vì cả hai đều đem tài-trí-lực để bảo vệ quê hương. Khi Ngài quyết định rút quân về Núi Đèo, Tam Điệp để bảo toàn lực lượng, tạo ra bối cảnh để trống thành Thăng Long, làm tăng lên sức chủ quan khinh địch của quân Thanh, để khi ta thần tốc tấn công với chiến công mùa xuân năm Kỷ Dậu, thì chúng phải bỏ cả cờ mà chạy, manh giáp cũng chẳng còn. Nguyễn Huệ minh tướng lúc đó còn ở Phú Xuân, khi được nghe kể chuyện quân ta rời Thăng Long rút quân về Núi Đèo, Tam Điệp, thì biết ngay đây là mưu cao- trí sâu của Ngài, tâm giao nên đắc khí, vì minh tướng đã gặp được minh sư.

Trước họa Tàu tặc hiện nay đang đe dọa đất nước, Việt tộc đang rất cần nhiều minh tướngminh sư đây ! Hãy khám phá bản lĩnh "nhìn xa trông rộng" của Ngài : "Đánh giặc phải lượng thế giặc rồi mới đánh. Lượng phần thắng rồi mới hành động. Như đánh cờ, nhịn trước một bước, để thắng nước cờ sau, thế mới là tay cờ cao !". Bài học này hữu ích cho các lãnh đạo, các tướng lĩnh hiện nay trước họa của Tàu tặc. Chánh Sứ là chức vụ ngoại giao lớn nhất mà Quang Trung hoàng đế giao cho Ngô Thì Nhậm để lập lại ngoại giao với nhà Thanh, Ngài còn biết biến các chuyến công du qua Trung Quốc thành những chuyến mà Ngài còn gọi là tráng du, Ngài để lại tác phẩm lớn Hoàng Hoa Đồ Phả. Tâm khảm của Ngô Thì Nhậm được thấy rõ trong các chuyến đi này, khi Ngài chú tâm tìm lại các dấu vết của các danh nhân Việt trên đất Trung Hoa, hậu thế rất khâm phục tâm nghĩa của Ngài. Khi Ngô Thì Nhậm từ quan trước sự vô minh của triều đình sau khi Quang Trung hoàng đế qua đời, Ngài đi vào tu học, mài sắc nhọn thêm lý luận Phật học của Việt tộc, Ngài được phong là người thứ tư đã tiếp nối sự nghiệp của phái Trúc Lâm Yên Tử sau ba vị tổ đời Trần của phái này : Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

Ai cũng biết mối thù "ngất trời" giữa Quang Trung và Nguyễn Ánh, thuộc loại "không đội trời chung", đào mồ, bới mả lẫn nhau. Nhưng khi Nguyễn Ánh giết một cách máy móc các quan quân của Quang Trung, thuộc loại thảm sát vừa tràn lan, vừa đầy hận thù, mà không phân biệt các công thần, dưới trướng Quang Trung, trong bối cảnh đó họ chỉ vì dân-vì nước. Nhưng Nguyễn Ánh đã mù quáng trong hận thù, khi Nguyễn Ánh cho người đánh đập Ngô Thì Nhậm đến chết, nên người đời thấy rất rõ : Ngô Thì Nhậm vĩnh viễn là minh sư, và Nguyễn Ánh thì không bao giờ là minh quân !

Trong nội giới lãnh đạo của các người là Đảng cộng sản Việt Nam, tướng thì cờ gian bạc lận, chính phủ thì mua chức bán quyền, đại biểu quốc hội thì cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước các bạo lệnh của Bộ Chính trị. Nơi mà, tam quyền phân lập đã là tam quyền đảng lập kiểu cực quyền trong cuồng quyền từ khi các người cướp được chính quyền thì làm sao mà một Ngô Thì Nhậm thứ hai có thể xuất hiện để ngồi cùng chiếu, ăn cùng mâm với các người được !

 

Các người đã diệt

Mô thức bác học Lê Quý Đôn

 

lequydon00

Khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn tại thôn Đông Phú (xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

Ở thế kỷ XVII, Lê Quý Đôn đại diện cho hình ảnh của kẻ sĩ : thích học hành, ham khám phá, trí nhớ cao, Ngài là đứa con tin yêu vì tinh thông của quê hương Thái Bình, nhân dân yêu quý ngài, tặng nhau câu này : "thiên hạ vô tri vấn bằng Đôn", ai không biết thì hỏi Lê Quý Đôn. Ngài đỗ cả ba kỳ thi, năm 17 tuổi thi Hương, năm 27 tuổi thi Hội, sau đó là thi Đình, Ngài đỗ bảng nhãn, làm quan cho nhà Lê-chúa Trịnh. Ngài cũng là hình ảnh người thật trong học thật, học thật và khám phá thật, hoàn toàn ngược với sự suy đồi hiện nay trong nền giáo dục với bao kẻ mua bằng để mua quyền, bán chức, gian lận trong học giả-thi giả-bằng giả. Mà đến cả ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ lại tai tiếng vì đạo văn ; đến cả Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến, thi học vị giáo sư đại học rồi lại bị thu hồi vì không đủ hoặc không có trình độ. Trước mắt bao thế hệ trẻ đây là một nền giáo dục từ suy đồi qua đốn mạt, với các Bộ trưởng giả học.

Lê Quý Đôn đại diện cho sự tinh thông toàn bộ, sự minh thông dường như toàn diện, Ngài nghiên cứu về khoa học tự nhiên, Ngài phân tích xã hội, giáo dục, văn hóa... với khối kiến thức đồ sộ. Ngài có những công trình kiến thức mà hậu thế phải cúi đầu khâm phục, cả một cuộc đời dâng hiến cho học thuật. Ngoài tác phẩm lớn của ngài là Vân Đài Ngoại Ngữ, Ngài còn là nhà sử học, nhà tư tưởng, nhà chính trị học, nhà đại lý học, nhà ngôn ngữ học... với các tác phẩm thông thái : Đại Việt Thông Sử, Thủ Biên Tạp Lục, Bác Sứ Thông lục ; Kiến Văn Tiểu Lục, Thư kinh diễn nghĩa, Xuân Thu Lược Luận... Luôn là nhà trí thức chân chính, Ngài là tấm gương thật sáng cho tất cả trí thức, sinh viên, học sinh đang khao khát học hỏi, muốn dứt khoát thoát hoạn nạn trong tà thuật của mua bằng để mua quyền, bán chức, trong ma thuật của học giả-thi giả-bằng giả.

Nhân dạng Lê Quý Đôn có nhân cách một nhà nghiên cứu, một nhà giáo được người đời tôn kính, trong truyền thống hiếu học của Việt tộc, biết tâm niệm chuyện tầm sư học đạo để tôn sư trọng đạo, hậu thế này cứ mong có được một người thầy như Lê Quý Đôn để học cho thỏa chí, thỏa trí, thỏa khí ! Nhưng chuyện này đã bị các người là các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam truy diệt bằng phương thức thất tri-bất trí của các người mà hiện này cả thế giới đều biết là hệ thống giáo dục của các người tạo ra là một hệ thống học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả !

 

Các người đã diệt

Mô thức duy tân của Phan Bội Châu

 

triet11

Mộ Phan Bội Châu trong Khu lưu niệm tại Huế

Đứa con cứng cáp của quê hương Nghệ An, quê hương của các kẻ sĩ ham học và yêu nước, dâng cho đất nước nhiều anh hùng, vừa có thư, vừa có kiếm, biết dấn thân để cứu nước. Dưới ách thống trị của thực dân cạnh một triều đại phong kiến hủ bại, Ngài chủ trương cách mạng triệt để qua giáo dục quần chúng, chấp nhận đấu tranh bạo động, Ngài muốn lập nên Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam. Ngài đi cả nước, gặp các chí sĩ cùng thời : Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quý Cáp… để bắt mối đồng tâm. Phan Bội Châu kề cận phong trào Cần Vương, Ngài hiểu Cường Để. Năm1904, lập hội Duy Tân, tại Quảng Nam, năm 1905, Ngài cùng Tăng Bạt Hổ qua Trung Quốc, tại đây Ngài đã gặp Lương Khải Siêu đã khuyên Ngài nên dụng thơ văn để khơi dậy lòng yêu nước của Việt tộc. Đông Du, tại Nhật Phan Bội Châu đã gặp Phan Chu Trinh, nhưng bất đồng ý kiến về hai thể chế, Ngài chọn quân chủ và cụ Phan Chu Trinh chọn dân chủ qua nhân trí. Ngài chủ xướng phong trào Đông Du với hàng trăm du học sinh. Chân trời mới lập ra lý tưởng mới, xuất dương vì yêu nước.

Chủ trương Việt Nam Quang Phục Hội, là phải đuổi Pháp cho bằng được, chúng bắt giam Ngài tại Hàn Châu, Trung Quốc, xử án chung thân, nhưng phong trào bảo vệ Ngài nổi lên khắp nước, lan cả sang Pháp, sang Trung Quốc, thực dân phải đổi án qua : quản thúc. Tầm vóc cách mạng của Ngài là : chính trị đi đôi với văn hóa, trong đó nhân cách chính trị song hành cùng nhân cách văn hóa, đây là mô hình lãnh đạo chính trị với kiến thức uyên thâm của Ngài. Đây là một bài học vừa hiện đại, vừa cụ thể cho các kẻ lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam : không có kiến thức uyên thâm thì làm sao có văn hóa, không có văn hóa thì làm sao lãnh đạo chính trị ? Các tác phẩm của Ngài luôn khơi dậy lòng yêu nước, chống thực dân Pháp, Ngài là người thầy của mô hình giáo dân trong giáo dục (một ngày mà không học là môt ngày bị đe dọa mất nước), vì kiến thức dựng lên nhân tri, kẻ lãnh đạo phải vững nhân trí để trì vị với nhân tâm. Trong sự nghiệp trí thức của Phan Bội Châu toàn tập, 10 tác phẩm, hơn 5000 câu), hậu thế thấy tâm huyết của Phan Bội Châu :

"...Đúc gan sắt để dời non lấp bể

Xối máu nóng để rửa vết nhơ nô lệ...".

Trước họa Tàu tặc hiện nay, không có một lãnh đạo nào của Đảng cộng sản Việt Nam có được tâm huyết của Phan Bội Châu. Trong lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam, không có một lãnh đạo nào nói lên được huyết lệ như Phan Bội Châu, trước khi từ trần để lại cho mai sau một bài học về lương tri trí thức, về lương tâm kẻ yêu nước : "Tôi có chí mà không có tài… tôi xin chịu tội với nhân dân...". Cuối cùng là không có một lãnh đạo nào của Đảng cộng sản Việt Nam vì nước-vì dân, nhận vận mệnh của dân tộc theo mô thức của Phan Bội Châu : "Hào kiệt đi đâu, giang sơn trơ đó !".

 

Các người đã diệt

Mô thức nhân trí của Phan Chu Trinh

 

triet12

Mộ phần Phan Chu Trinh tại quận Tân Bình, Sài Gòn

"Hỡi những người tuổi trẻ tài cao... rủ nhau đi học mọi điều văn minh", Phan Chu Trinh cả đời bị ám ảnh bởi chữ văn minh, vì Cụ biết chỉ có chữ đó mới đưa Việt tộc tới con đường phát triển, mới cứu Việt tộc ra khỏi con đường lạc hậu, nô lệ, độc tài... mà hiện nay độc quyền qua độc đảng. Phan Chu Trinh đậu phó bảng, nhận chức Thừa Biện Bộ Lễ. Cụ đi Pháp, sang Nhật, cổ vũ cho một dân tộc phải tìm lối ra bằng văn minh, lấy nhân trí làm nhân tri, lấy nhân tri dựng nhân sinh. Phan Chu Trinh vừa vận động cho dân chủ nơi mà cải cách đất nước đi đôi với thực hiện dân chủ, dân giàu nước mạnh qua trí của nhân, của khoa học, luận của văn minh. Thời đó, Phan Chu Trinh hiểu dân quyền sẽ tạo cường lực cho dân sinh, chế tác ra dân khí, giúp dân tộc thăng hoa, đây là nguyên tắc căn bản phong trào Duy Tân. Chính sách này với phương pháp luận tinh thông của nó không hề lỗi thời, và nếu chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam mà lương thiện trong chính quyền bằng lương tri trong chính phủ thì phải nghiên cứu thật kỹ, thật rõ đường lối của cụ Tây Hồ để cứu nước-cứu dân.

Phan Chu Trinh thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục (học đường vì nghĩa), cũng là một bài học rất hiện đại và hữu hiệu cho mọi cải cách giáo dục hiện nay, nơi mà chính sách giáo dục đang đi moi tiền-móc túi, từ phụ huynh tới học sinh. Tại sao hiện nay, lại có một cơ chế giáo dục đang bần cùng hóa các gia đình, các bậc cha mẹ bằng học phí quá cao ? Trong "Bản yêu sách của nhân dân An Nam", cụ viết tại Pháp, ưu tiên cho giáo dục là ưu tiên cho dân trí, trong chủ trương khai trí cho dân, qua kinh nghiệm cụ thể của Pháp, của Nhật...

Với Phan Chu Trinh, giảng dạy đi đôi với diễn thuyết, lấy để luận, lấy tri làm trí... với vai vóc trí thức thật sự, ngược hẳn với các kẻ luồn lách hiện nay trong nền giáo dục đồi trụy học giả-thi giả-bằng giả, không có học thực mà đòi học hàm, không có học lực mà đòi học vị, chưa bao giờ lên đứng trên bục bảng mà đòi chức giáo sư. Chưa hiểu làm sao lập được luận, kiến thức giả thì làm sao quang minh chính đại thảo luận để tranh luận ; bằng cấp giả thì làm sao giải luận qua diễn luận. Buôn chức, bán quyền không sao có chỗ trong kiến thức, trong giáo dục, trong học đường. Các người là lãnh đạo của ĐCSN các người đã diệt mô thức nhân trí của Phan Chu Trinh, vì các người dung túng và nuôi dưỡng bọn học giả-thi giả-bằng giả luôn lẩn tránh hội nghị, hội luận, hội thảo quốc tế, nhưng cũng luôn lén lút buôn giáo dục để tham ô, tham nhũng. Chính các người đã làm nên họa nạn vô học, chính các người đã tạo ra họa, nạn vô hậu cho cả Việt tộc hiện nay.

 

Các người đã diệt

Mô thức học sĩ Nguyễn Trường Tộ

 

triet13

Di tích mộ Nguyễn Trường Tộ nằm ở thôn Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Học sĩ nhận hưởng văn hóa phương Tây, mặc dù sinh ra từ một gia đình Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ đã thấy rất sớm phải mở cửa để học bên ngoài, mở cửa để chống lạc hậu, để đưa dân tộc đi lên. Nguyễn Trường Tộ hiểu đạo Ki Tô giáo, Cụ có thể theo đạo giáo nầy, nhưng Cụ cũng hiểu là chuyện truyền đạo này cũng có âm mưu với thực dân trong thời đấy. Nhưng chuyện chính vẫn là chuyện triều Nguyễn thời đó phải tức khắc dẹp chuyện "bế môn tỏa cảng", bỏ chuyện "ngăn sông cấm chợ", mà hậu quả chuyện bài thị các sức mạnh của phương Tây về khoa học kỹ thuật gây ra bao hậu quả cho đất nước, cho dân tộc. Chính vì lạc hậu về khoa học kỹ thuật, mới lạc điệu với thời cuộc, để thực dân "đè đầu, đè cổ" dân ta. Cùng lúc đó Nhật Bản đã vào thời đại của Minh Trị Thiên Hoàng để liên tục phát triển cho tới nay. Chuyện lạc hậu của đất nước Việt trong thế kỷ của Ngài là lỗi của triều Nguyễn, của bọn quan lại vô minh chỉ biết vơ vét tiền của nhân dân : đúng như hoạn bịnh mà xã hội Việt hiện nay đang gánh chịu trong một chế độ độc đảng mà tham quyền sinh đôi cùng tham nhũng. Cuộc đời của Cụ gắn liền với bản 56 bản điều trần lên vua để canh tân đất nước, tâm huyết tri thức và ý lực trí thức của Nguyễn Trường Tộ là ở đây. Cụ chủ trương bước đầu của lãnh đạo của đất nước nên hòa với Pháp để học, nhưng bản thân ngài không hề cộng tác với Pháp. Cụ phân tích rõ ràng là phải củng cố lương lực, qua các chương trình đào tạo về cơ khí, kiến trúc, kể cả về luật, cùng lúc xem lại toàn bộ các mạch giao thông trên toàn đất nước, và đất nước Việt phải có nông học để tăng mạnh về nông nghiệp. Quyết tâm trí thức của Cụ thật rõ, không ngừng ở lý thuyết, Cụ muốn tham gia tích cực, trực tiếp vào các công trình do chính Cụ đề nghị, nhưng Vua không nghe, bọn tham quan ngăn chặn các công trình này với bao ngờ vực, với bao vô minh của một cơ chế dày đặc bọn tham quan "sâu dân, mọt nước".

Tình hình đất nước Việt hiện nay, cũng vậy nếu không nói là tệ hơn, với hàng nghìn bản điều trần hàng năm, nếu kể luôn mạng xã hội có thể là hàng triệu bản trần tình để canh tân đất nước, cải tổ cơ chế, cải cách giáo dục... Hậu thế hiện nay, tâm cảnh không xa Cụ bao nhiêu, vì hoàn cảnh "đồng thuyền" với Cụ lắm ! Triều Nguyễn không nghe, gian thần ngăn chặn, Cụ mang bao u uất và rút lui, ở ẩn, nhưng Cụ vẫn viết, vẫn điều trần, vẫn thiết tha với vận mệnh của dân tộc, cho đến khi bại liệt, thành phế nhân. Cả đời Cụ không rời chuyện học, nghiên cứu, thực nghiệm qua mắt thấy tai nghe qua các chuyến Tây du, Cụ thấy rõ một quân đội mà lính là nông dân với giáo, đao, gậy, gộc thì không thể thắng được thực dân có khoa học kỹ thuật trong tay, chúng chỉ cần nả đại bác trước, rồi chúng vào Gia Định, vào Đà Nẵng như vào chốn không người.

Thảm kịch của đất nước trong tay một tầng lớp lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam bịt mắt-bịt tai không nghe trí thức, y như thảm kịch ngày nay của thời độc đảng-độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, các người hãy đọc cho kỹ, thấy cho thấu qua lời cuối của Nguyễn Trường Tộ trước khi vĩnh viễn ra đi : "Một kiếp sa chân muôn kiếp hận/ Đất nướcViệt này ai là chủ ?/ Muốn đem tâm sự hỏi trời đây !".

 

Các người đã diệt

Nguồn sống kiến thức của mô thức Trương Vĩnh Ký

 

triet14

Mộ Trương Vĩnh Ký tại quận 5, Sài Gòn

Người đời truyền tụng Trương Vĩnh Ký là một kiệt xuất về ngoại ngữ, ông giỏi tiếng Miên, tiếng Lào, tiếng Xiêm, cùng với tiếng Pháp, tiếng Ấn Độ, tiếng Tây Ban Nha, kể cả tiếng Hy Lạp... Kiệt nhân ngoại ngữ, ông đi nhiều, biết nhiều, được hàn lâm viện Pháp mời làm thành viên. Đứa con thông thái của Nam Kỳ, ông là nhà bác học nghiên cứu về khoa học tự nhiên, xã hội, văn hóa... Nhân bất thập toàn, ông học với người Pháp, làm việc cho Pháp khi đó là thực dân đang đô hộ đất nước ta, những kẻ thấy ông được chính quyền Pháp trọng đãi một thời, thì họ "không tha" cho ông.

Trương Vĩnh Ký làm "thông ngôn" cho chính quyền bảo hộ Pháp, thì họ coi như đã "thông đồng" với Pháp, họ mỉa mai ông là : người tài nhưng làm tay sai cho Pháp ! Cuộc đời của Trương Vĩnh Ký mang bao nghịch lý, năm1862 ông trong phái đoàn Pháp, đi thương lượng với triều Nguyễn để lấy ba tỉnh miền Đông Nam kỳ ; sau đó ông lại theo Phan Thanh Giản qua Pháp để chuộc lại ba tỉnh đó, nhưng thất thành. Ông được các kẻ cầm quyền có tài của Pháp, các trí thức đương thời quý trọng, nhờ các ưu ái này ông được đi tham nhiều nước Tây Âu, đi nhiều nên thấy nhiều, thấy nhiều nên hiểu nhiều, bao lần ông khuyên triều đình phải canh tân đất nước, nhưng không ai nghe ông.

Trương Vĩnh Ký đủ bản lĩnh làm gạch nối giữa hai văn hóa Âu-Việt theo mô hình của V.Hugo là người ông rất khâm phục : giáo dục và báo chí là hai động lực để một đất nước có được văn minh và phát triển. Năm 1869, Ông cho ra đời Gia Định báo, Ông luôn vận động đưa thanh niên đi du học, với châm ngôn : "phải đi và phải về để phục sự đất nước".

Trương Vĩnh Ký quan niệm một công dân tốt phải là trò tốt thầy tốt, phải làm được cả hai. Năm 1874, Ông tham gia giảng dạy trường đào tạo tham biện. Năm 1883, viện sĩ Hàn Lâm Viện Pháp, năm1864 Ông là Cơ mật viện cho vua Khải Định. Năm 1865, có tên Đô đốc Pháp sau khi tấn công các phong trào khởi nghĩa của miền Nam đã dùng lời hăm dọa, yêu cầu ông dịch văn bản của nó ra tiếng Hán.

Trương Vĩnh Ký làm ngược lại là dịch một bài thơ của Bùi Hữu Nghĩa từ nôm ra quốc ngữ : Ai khiến thằng Tây tới đây ha/ Đất bằng bỗng chốc nổi phong ba/ ...Nam kỳ chi thiêu người trung nghĩa. Trương Vĩnh Ký viết Đại Nam quốc sử diễn ca, Trương Vĩnh Ký dịch Địa lý An Nam lịch sử ra tiếng Pháp, Ông yêu quý văn học nhân gian mà ông gọi là vàng ròng của văn hóa Việt. Ông mến chuộng Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Trương Vĩnh Ký luôn tham gia tích cực vào việc phát triển đất nước, nhân dân miền Nam thời đó để tên ông vào Tứ bất tử (bốn kẻ không bao giờ chết), vì ông luôn xem kiến thức là nguồn sống : đây là bài học cụ thể cho sinh viên, thanh niên, và là bài học cấp bách nhất cho các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, bớt tham quyền mà nên quý kiến thức, để dụng nhân tài, lấy đó làm ưu tiên để phát triển đất nước, để thay đời, đổi kiếp theo hướng thăng hoa cho Việt tộc.

Các người không làm Việt tộc thăng hoa, ngươc lại làm cả một dân tộc tụt hậu, trai đi làm lao nô, gái đi làm nô tỳ cho các quốc gia láng giềng. Các người đã triệt nguồn sống kiến thức của Việt tộc, như các người đã có ý đồ tự khi cướp được chính quyền là truy diệt cho bằng được mô thức nhân trí Trương Vĩnh Ký.

Lê Hữu Khóa

(08/08/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1171 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)