Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

15/09/2020

Tạo luận 2 : Lập luận

Lê Hữu Khóa

 

Lập luận

tao1

Lập luận là công đoạn hiểu gốc để làm nền cho lý luận, thấy cội để xây móng cho giải luận, là nơi thấu gốc, rễ, cội, nguồn để thấy được nền, móng, tường, mái mà xây dựng cho đúng quy trình, sáng suốt trước chương trình vì đã nhận thức rõ hành trình của học thuật là nơi không những có cấu trúc, mà cũng là nơi luôn cần có kiến trúc từ kiến thức tới tư tưởng.

tao6

Chính trị luận

Hãy làm rõ một định đềcó độc đảng thì không có chính trị, có độc tài thì không có chính giới, có độc trị thì không có chính trường, có độc tôn thì không có chính kiến. Ta xin dùng định đề này để xác nhận lần nữa là các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam-Đảng cộng sản Việt Nam không phải là chính trị gia, đây là định đề mà tôi đã viết qua sách và bài, đã phân tích và giải thích trong các giảng đường đại học quốc nội cũng như quốc tế. Trong bài này tôi dùng hệ chính (chính trị, chính giới, chính trường) qua hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) biết dựa trên hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) để giải luận thảm kịch của Việt Nam hiện nay, và khi không có ba hệ này, thì Việt tộc chỉ bị cai trị, mà xã hội Việt sẽ không có các chính trị gia Việt để quản trị văn hóa Việt, giáo dục Việt, kinh tế Việt… vì chính trị chi phối không những đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, mà chính trị quyết định toàn bộ thân phận của một dân tộc, toàn thể số kiếp của một quốc gia.

Từ đây xin được đề nghị phương pháp luận sau đây để giải luận câu chuyện : Chính trị là gì ? Chúng ta sẽ dùng định nghĩa để xây dựng định đề, và khi định nghĩa để nhận ra các ẩn số trong đời sống chính trị (chính trị, chính giới, chính trường) thì chúng ta phải vào sâu để phân tích hai hàm số khác : thực trạng vắng bóng sinh hoạt chính trị của Việt Nam hiện nay song hành cùng các sự vô dạng chính trị của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam-Đảng cộng sản Việt Nam. Họ không có chiều cao trong nhận định chính trị, không có chiều sâu trong phân tích chính trị, không có chiều rộng trong xử lý chính trị, không có chiều dài trong dự phóng chính trị, cụ thể là muốn làm chính trị phải có trình độ (cá nhân và tập thể) để tạo được mức độ nhận thức các thử thách đang chực chờ Việt tộc.

Sự thật chính trị làm nên hành động chính trị luôn có nền trên nhận thức về sự thật, sự thật về số phận của một dân tộc trong quá khứ, sự thật về hiện tại của xã hội mà dân tộc đó đang sống, sẽ làm nên tiền đề về sự thật trong tương lai của dân tộc này qua các thế hệ sắp tới. Câu chuyện "có (sự) thực mới với được đạo" ở đây cao, sâu, xa, rộng hơn cách nói "có (lương) thực mới với được đạo", sự thực bắt rễ trong thực tại của cuộc sống, làm nên thực cảnh của một dân tộc, dựng nên thực tế của đời sống xã hội.

Chính định nghĩa về sự thật làm nền cho mọi hành động chính trị, sẽ loại khỏi ra sinh hoạt chính trị ít nhất là ba độc tố : thứ nhất là ý thức hệ không hề dựa vào sự thật ; thứ nhì là tuyên truyền độc tài không hề bám vào sự thật ; thứ ba là tuyên giáo độc đảng thì bất chấp sự thật. Chúng ta hãy đi xa hơn nữa trong định nghĩa về sự thật để tìm ra các định luận làm rễ cho mọi hành động chính trị có thực chất của hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) đi tìm hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) : không chỉ có một sự thật mà có nhiều sự thật, sự thật của nghệ thuật không phải là sự thật của kinh tế, và sự thật của khoa học không phải là sự thật của chính trị… Vậy thì, sự thật chính trị phải dựa trên một định nghĩa : sự thật là quá trình của thực tế làm nên quy trình cho thực tại, tại đây chính quá trình khi trở thành quy trình thì bản thân nó là kết quả của một công trình, hay ngược lại là hậu quả của một tác hại ngay trên dân tộc và đất nước mà chính quyền là thủ phạm.

Tại sao lại đặt vấn đề một công trình của hành động chính trị ? Tại sao lại dùng ngữ pháp công trình ? Ta hãy đi xa thêm nữa trong lý luận : hành động chính trị mang đến kết quả tốt cho dân tộc, đưa đến hiệu quả hay cho nhân dân là một hành động đặc thù của một cá nhân lãnh tụ, một tập thể lãnh đạo có tính nhân quả tích cực lâu dài trong thời gian, rộng rãi trong không gian. Nó thay đời đổi kiếp cho đồng bào, cho đồng loại theo hướng thăng hoa, nó sẽ mang giá trị phổ quát cho nhân loại. Từ hành động đặc thù để có kết quả đặc trưng làm nên giá trị phổ quát cho mai hậu đây chính là định nghĩa để giải luận mọi hành động chính trị ; và "nói gần nói xa không qua nói (sự) thật" là cả thế kỷ XX cho tới thế kỷ XXI, Việt tộc chưa thấy một hành động chính trị nào có bản lĩnh của là kết quả một công trình đặc thù, có tầm vóc làm nên giá trị phổ quát cho Việt tộc.

Hành tác chính trị là động tác đưa vào hành động chính trị vào không gian và thời gian của sinh hoạt chính trị được điều hành bởi quyền lực chính trị (nắm chính quyền, lập chính phủ, dựng chính sách), nơi mà hiệu quả của hành tác chính trị được nhận định và đánh giá qua hiệu quả chính trị khi một cá nhân lãnh tụ, hay một tập thể lãnh đạo có quyền lực trong tay. Định nghĩa chính trị học này dùng quyền lực để nhận diện ra hành tác chính trị thật ra chưa đủ và chưa đúng, vì sau kinh nghiệm dân chủ đa nguyên của nhân loại trong hai thế kỷ qua, tại đây chính đa nguyên dựa trên đa đảng liên tục sáng tạo ra đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu… bó buộc chính giới và chính khách phải nới rộng ra định nghĩa này.

Từ đây, định nghĩa về hành tác chính trị phải được bổ sung thêm bởi hai định nghĩa khác : một của triết học chính trị phân tích quyền lực chính trị qua nguyên tắc của công bằng, nơi mà công bằng là chỗ dựa cho công lý để điều chế mọi hành tác chính trị. Hai là xã hội học chính trị, đặt tự do của hành tác chính trị vào nội hàm của công bằng, để tạo ra hiệu quả, cụ thể là dùng công bằng để chế tác ra bác ái, trong đó kẻ có quyền lực là kẻ thực sử dụng được bác ái để tạo đoàn kết, để dựng tương trợ, đặt bác ái đúng nhân vị tức là cùng hàng, cùng lứa, cùng đôi với công bằngtự do để bảo đảm một cặp đôi khác là : cộng hòadân chủ, trong đa nguyênnhân quyền.

Trong lịch sử chính trị của các quốc gia văn minh, có chính trị học để nhận định chính trường, có triết học chính trị để phân tích bổn phận của chính giới, có xã hội học chính trị để giải thích trách nhiệm của chính khách thì lý luận về công bằng là nguồn cội của mọi lập luận về công lý, cụ thể là không thể nào định nghĩa về công lý, mà không kèm theo một định nghĩa có tính thuyết phục cao về công bằng. Đây là một lỗi đã trở thành tội của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo ra bất bình đẳng qua đặc quyềnđặc lợi cho đảng viên, từ cán bộ địa phương tới lãnh đạo trung ương, từ đó tạo ra bất công sâu xa ngay trong xã hội. Các khẩu hiệu Đảng là đầy tớ của nhân dân chỉ loại xảo ngôn của gian dối để lừa đảo ở mức trắng trợn vì các khẩu lịnh này rất thô bỉ với sự thực là Đảng cộng sản Việt Nam đã ngồi xổm lên tất cả ! Từ hiến pháp tới tư pháp, chà đạp công lý, vùi dập công pháp, chôn sống công luật.

Tự do chính trị là một phạm trù gây ngộ nhận nhiều nhất trong không gian chính trị, khi ta nghiên cứu về chính trị, chính giới, chính khách khi có chính quyền trong tay, vì bản thân sự hiểu biết chủ quan về tự do là một con dao hai lưỡi ; và các thể chế độc đảng, các chế độ độc tài luôn dùng cách hiểu tự do chính trị tà đạo nhất để lập bạo quyền : có chính quyền là có quyền lực, thì muốn làm gì thì làm ! Gây ra những hậu quả không sao lường được, mà trên thượng nguồn là cách hiểu sai lệch về tự do, vì phạm trù tự do là một phạm trù không có quy phạm, cụ thể là không có mô thức tuyệt đối của đạo lý để kiểm soát nó, không có mô hình phổ quát của luân lý để kềm chế nó.

Nên trong không gian lãnh đạo chính trị dựa trên đa nguyên của dân chủ thì tự do là nơi mà các quy luật khách quan phải tuân theo các quy phạm cần thiết để quản lý tự do trong chính trị bằng tri thức đúng về quyền lực, túc là phải tôn trọng công bằng, phải tôn vinh công lý. Trong không gian chính trị này, ta phải phân biệt có nhiều không gian của tự do, các tự do này rất bất bình đẳng trong sinh hoạt xã hội, thí dụ như trong các quốc gia dân chủ giàu mạnh, nhưng trên thực tế không gian của một tỷ phú luôn rộng hơn không gian của một công dân đang thất nghiệp. Tại Việt Nam hiện nay, ta thấy rõ qua bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền buôn đất thì tự do của một tên đầu nậu đất đai đã chia chát với các nhóm lợi ích trong chính quyền thì hoàn toàn rộng lớn và chúng "có tự do để giết tự do của dân chúng", để biến dân chúng thành dân oan.

Như vậy, tự do phải được nhận định và định nghĩa qua không gian cụ thể, nơi mà bọn bạo quyền, tham quan, ma đất dùng các phương tiện của quyền lực sẵn có trong tay chúng để hủy, diệt, loại, bỏ tự do của dân oan, vừa không có quen biết trong quyền lực, vừa không có các phương tiện pháp quyền để tự bảo vệ tự do của chính mình. Tự do của một con cáo đang lộng hành giết chóc các con cừu trong chuồng mà các nạn nhân không có lối thoát, thì đây không phải là tự do mà là sát hại ! Tự do của liên minh bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền trọc phú khi chúng tự do dùng phương châm ma đạo của chúng là : "có tiền mua tiên cũng được", thì đây không phải là tự do trong liêm sỉ mà là hành động âm binh sát hại đồng bào.

Hãy tỉnh táo để có sáng suốt khi đi tìm định nghĩa về tự do, từ chính trị tới xã hội, từ kinh tế tới văn hóa… khi ta đặt tự do trong quyền lực chính trị, của chính quyền độc đảng trong thực trạng tự do cạnh tranh qua bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ta sẽ thấy, họ sẽ dùng tự do chính trị để tạo ra các bất công mới, mà ý đồ là để duy trì chế độ độc đảng. Thí dụ quá trình hội nhập vào kinh tế thị trường khi cho phép các doanh nghiệp ngoại quốc vào đầu tư tại Việt Nam với lực lượng lao động Việt dồi dào nhưng lương bổng thấp, bảo hiểm xã hội tồi, an sinh xã hội kém, luôn đi cùng với các chính sách xuất khẩu lao động, biến con dân Việt thành lao nô, nô tỳ cho các nước láng giềng.

Chưa bao giờ trong xã hội Việt lại có sự chênh lệch về bất bình đẳng cao một cách bất thường như hiện nay, với các "đại gia" vỗ ngực là "tỷ phú" nhưng tri thức chỉ là "trọc phú" có mức sống xa hoa trong sa đọa, ngày ngày nhìn-mà-không-thấy nỗi khổ niềm đau của dân oan, dân đen, đang dở chết dở sống để sinh nhai ; sống mà không sao vượt qua khó khăn với quá nhiều mức thuế trên lưng, trên vai, trên đầu, và cùng lúc thì chính bọn bạo quyền, tham quan, ma đất… đã tránh được thuế qua tà đạo tham ô và tham nhũng của chúng.

Tổ chức chính trị qua đảng phái hay qua cá nhân là một tổ chức mang theo hệ tự : lấy tự do làm nên tự chủ, để tự quyết trong hành động mà tự tin, nơi mà quyết đoán sẻ làm nên quyết sách, tạo ra chính sách qua hành động chính trị khi có quyền lực trong tay, tất cả hành động này đều phải dựa trên : công lý có nguồn cội là công bằng. Chính đây là thảm kịch đôi của Việt tộc, từ khi bị Đảng cộng sản Việt Nam cai trị, thảm kịch thứ nhất là lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam không hề tôn trọng sự thật đa chiều, đa dạng của truyền thống, văn hóa, xã hội… của Việt tộc mà chỉ đi theo độc lộ đầy độc hại của một ý thức hệ vô sản, có rễ là vô thần nên vô tri ngay trong hệ độc (độc đảng, độc tôn, độc trị, độc quyền, độc tài).

Đảng cộng sản Việt Nam không hề chú trọng việc xây dựng thêm bịnh viện, thêm trường học nơi mà y tế và giáo dục là hằng số của mọi chính quyền liêm chính ; mà ngược lại họ tập trung xây dựng bộ máy tà quyền công an dựa trên bạo quyền độc đảng, cùng lúc thần thánh hóa các lãnh đạo của họ đã lừa đảo dân tộc bằng ma quyền, giờ lại được có các tượng đài nghìn tỷ, trong một xã hội ngày càng nhiều dân oan, ngày càng lắm dân đen. Thảm kịch thứ nhì, vì không biết về sự thật đa chiều, đa dạng của của Việt tộc, nên Đảng cộng sản Việt Nam đã lầm đường lạc lối khi tổ chức tuyên truyền một chiều kiểu xóa não, nhồi sọ, gạt đi các giá trị đạo đức của tổ tiên, các đạo lý của dân tộc. Không là chủ thể chính trị để sáng tạo trong lãnh đạo, Đảng cộng sản Việt Nam không hề quản lý để phát triển, mà chỉ cai trị bằng bạo quyền độc đảng để bảo vệ đặc quyền, đăc lợi, đặc ân của nó, sai lầm này là chỉ báo rõ nhất về ngày tàn không tránh khỏi của Đảng cộng sản Việt Nam.

Muốn thoát khỏi hai sai lầm trên, đã tạo ra bao thảm kịch nghèo nàn lạc hậu trên lưng, trên vai, trên đầu của Việt tộc, thì lối ra lâu dài là đưa hệ đa vào sinh hoạt chính trị, lấy đa đảng để có đa trí trong xây dựng lại xã hội, lấy đa tài làm nên đa năng, tạo ra đa hiệu từ chính trị tới kinh tế, từ giáo dục tới văn hóa… Và trước mắt là phải trở lại nhận thức về sự thật đa chiều, đa dạng của không gian chính trị, từ đó có hành động chính trị dựa trên công bằng, để có tổ chức chính trị dựa trên công lý !

Uy lực chính trị, không nằm trong bạo quyền lãnh đạo, không ở trong tà quyền tham quan, trong ma quyền mafia đang thao túng quyền lực độc đảng như hiện nay, mà nó là uy lực tới từ tiềm lực biết của lãnh đạo chính trị văn-minh-vì-thông-minh, luôn biết củng cố sung lực tự trị của xã hội, để tạo ra sinh lực cho xã hội dân sự giúp chính quyền nhận ra điều hay lẽ phải, để tránh chuyện lầm đường lạc lối trong chính sách. Uy lực chính trị của một chính quyền tạo ra hùng lực cho công bằng luôn có mặt, luôn được bảo vệ, ai cũng như ai, không có kỳ thị, không có phân biệt đối xử, để chính công bằng chế tác được tự do, nơi mà mọi công dân được quyền thành công như nhau trong xã hội, từ học đường tới nghề nghiệp, từ kinh tế tới văn hóa.

Nếu cái uy làm ra cái lực, vì cái uy tới từ cái thiện của công bằng, cái đúng của công lý, và cái uy chỉ tồn tại khi nó tạo được cái ơn qua hành động chính trị, khi mà kẻ mang ơn thấy mình được thăng hoa ngay trong nhân vị công dân của mình : thành công trong học đường, thành tài trong nghề nghiệp, thành đạt trong kinh tế, thành tựu trong xã hội. Điều này, hoàn toàn ngược lại với lối tuyên truyền vô minh của Đảng cộng sản Việt Nam đang bóc lột dân tộc tới tận xương tủy, với bao triệu dân đen, với bao triệu dân oan, nhưng cùng lúc lại tuyền truyền là "nhân dân phải mang ơn Đảng". Với cách giải thích bất chính trong ngây ngô tại sao dân tộc phải mang ơn một đảng độc tài nhưng bất tài, gây bao hậu quả từ tiêu xài đến cạn kiệt tài nguyên của đất nước tới đưa ngoại xâm qua con đường công nghiệp gây ô nhiễm môi trường của đất nước, từ luyện thép kiểu Formosa tới các nhà máy than điện trên khắp các vùng miền, đang tạo ra các làng ung thư, song đôi cùng mưu đồ thâm hiểm qua đường thực phẩm bẩn độc của Tàu tặc.

Cái uy trong quyền lực chính trị tới từ cái thiện của công bằng, cái đúng của công lý, nó hoàn toàn trái ngược với cái bạo của quyền, cái của quan, nơi mà bạo quyền và tham quan dựa trên bạo lực để vơ vét qua cách hành xử của Đảng cộng sản Việt Nam đối với dân tộc hiện nay. Ở đây không có một cái uy nào cả, mà chỉ là hành vi hiếp, giành, trấn, lột tạo tiền đề cho hành động trộm, cắp, cướp, giật, chính loại hành vi này, chính kiểu hành động đang nạo rỗng cái uy của bè đảng cầm quyền, nơi mà cái uy đang bị siết cổ bởi cái giancái giật.

Công lý chính trị dựa trên công bằng, được lãnh đạo chính trị tôn trọng trong mọi hành động chính trị, và chính các lãnh đạo này phải luôn liêm chính trong nghiêm minh để nhận ra là công lý chính trị luôn song hành cùng công bằng xã hội. Tại đây, công lý là hệ mở nó chống bế môn tỏa cảng, nó chống ngăn sông cấm chợ, ranh giới giữa quốc nội và quốc ngoại không còn là rào cản, mà phải là một luồng thông lưu năng động. Khi láng giềng có công lý chính trị hay, đẹp, tốt, lành hơn ta thì ta phải học, phải theo để làm tốt hơn, để ứng dụng hiệu quả vào xã hội của ta ; còn ngược nếu chính quyền dùng luật để cấm, ngăn, chặn, phạt là bất minh. Thí dụ rõ nhất là truyền thông mạng xã hội chính là lõi của công lý truyền thông, và khi Đảng cộng sản Việt Nam ra luật an ninh mạng để răn, đe, doạ, nạt dân chúng thì đây là một hành động chính trị bất chính, vì nó không tôn trọng công lý trong thông tin và truyền thông.

Công bằng xã hội phải là nguyên tắc trung tâm cho mọi hành động vì công lý chính trị, cụ thể là không dùng quan niệm công bằng xã hội để tạo ra phân biệt đối xử, với lý do là vì muốn bảo vệ công bằng trong xã hội của mình, nên đặt các luật đẩy người ngoại quốc, di dân, nhập cư xuống thấp hơn dân mình, không được có các quyền lợi của dân bản xứ. Chính sự phân biệt đối xử công dân hàng đầu-di dân hàng sau đang tạo ra bất bình đẳng xã hội mà hậu quả xấu sẽ tới với qua xung đột xã hội. Đây chính là bi kịch hiện nay của các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa, vì không phải là dân tộc Kinh nên phải nhận lảnh những bất công không sao lường hết, tạo nên nghèo nàn lạc hậu.

Và, bi kịch này sẽ là thảm kịch dẫn tới các xung đột giữa các dân tộc ít người và dân tộc Kinh, khi hệ thống bạo quyền trung ương qua các nhóm lợi ích đã thông đồng với các tà quyền tham quan địa phương, cùng tổ chức cho bọn ma quyền lâm tặc chặt cây, phá đồi để buôn gỗ, bán rừng, hủy môi trường, diệt môi sinh của các dân tộc anh em của các vùng xa, vùng sâu. Một chính quyền có nhận thức về công lý chính trị bằng hệ lương (lương thiện trong hành động vì có lương tâm trong lãnh đạo làm nên lương tri cho chính sách) thì không bao giờ hành xử như Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

Công lợi chính trị là phạm trù của quyền lực chính trị quản lý công sản của quốc gia, tài sản của dân tộc, và luôn đặt công sản và tài sản này lên trên mọi tư lợi của giai cấp, nhất là giai cấp thống trị. Vì khi đặt quyền lợi của giai cấp thống trị lên trên quyền lợi của quốc gia và dân tộc thì sẽ trực tiếp tạo ra bất bình đẳng, tức khắc tạo ra bất công ; chính bất bình đẳng và bất công là gốc rễ cội nguồn của mọi xung đột xã hội, dẫn tới bạo động ngay trong xã hội. Đây lại là thảm họa mà Đảng cộng sản Việt Nam đang trấn, áp, đè, đặt lên vai, lên lưng, lên đầu Việt tộc khi độc đảng được độc quyền qua đặc lợi ; khi độc tài dùng độc trị để có đặc ân, của một thiểu số bất chính dẫm lên mọi ý thức về công sản quốc gia. Sự bất chính này sẽ nhân đôi khi bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền sân sau dùng hệ tham (tham quyền, tham ô, tham nhũng) để làm giàu, đã giàu rồi lại muốn giàu hơn, đã có nhiều rồi lại muốn có nhiều hơn.

Và cuối cùng, khi đã có đặc quyền, đặc ân, đặc lợi thì sự bất chính sẽ tăng lên gấp ba, rồi gấp bội, vì tà quyền này sẽ bám cho bằng được qua hệ độc (độc đảng, độc tài, độc trị, độc tôn) để có độc quyềntrục lợi cho tư lợi, chúng chặn các tiến bộ xã hội, chúng ngăn thăng tiến giáo dục, chúng nghiền cấp tiến kinh tế, để lấp công bằng, để vùi công lý. Bi kịch của bọn bám quyền chỉ vì tư lợi ích kỷ mà không có một nhận thức nào về công sản chính trị chính là thảm kịch của Việt tộc hiện nay, với Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã nạo bán tài nguyên đất nước để bỏ túi bằng con đường tham nhũng, rồi chuồn tẩu tiền của qua tham ô của chúng qua phương Tây.

Chính tư lợi qua tham nhũng với não trạng ích kỷ vô luân, ẩn sâu trong lòng tham không đáy, nên chúng mới tổ chức các đường dây xuất khẩu lao động để đàn ông Việt làm lao nô, phụ nữ Việt làm tiện tỳ cho các quốc gia láng giềng. Sự bất chính này sẽ không có giới hạn khi tư lợi chỉ thấy độc lợi trong độc đạo của nó, và chúng sẵn sàng đi từ phản dân hại nước tới buôn dân bán nước cho Tàu tặc !

Đạo lý chính trị là hành trình của chính giớichính khách dùng chính quyền để thực thi các chính sách, để đi tìm các điều hay, đẹp, tốt, lành cho quốc gia, cùng lúc bảo vệ văn hóa, bảo đảm văn minh, bảo tồn văn hiến cho dân tộc. Trên con đường đạo lý chính trị chính trị này, lịch sử chính trị thế giới vạch rõ cho ta một chân lý là chính quyền của trong các thể chế độc tài qua độc đảng là chính quyền của giai cấp thống trị, nhưng thực chất là của các nhóm lợi ích chóp bu có tổ chức như những tập đoàn tội phạm kiểu mafia, tức là khi chúng không lấy, giành, đoạt, chiếm được thì chúng sẽ trộm, cắp, cướp, giật.

Loại chính quyền này hoàn toàn khác với chính quyền của đa số quần chúng qua đầu phiếu trong các cơ chế dân chủ, lấy cải tổ xã hội thay cách mạng sắt máu, lấy cải cách xã hội để xóa đói giảm nghèo, qua các chính sách lấy công bằng của công pháp để giới hạn bất bình đẳng trong xã hội ; lấy công lý qua công luật để ngăn chặn bất công trong xã hội. Nhân loại cũng đã đi và đã có kinh nghiệm qua các con đường từ tập thể hóa tới quốc hữu hóa các phương tiện sản suất để giới hạn, để ngăn chặn chuyện người bóc lột người, để ngăn bất bình đẳng, để chặn bất công. Nhưng con đường này có giới hạn của nó, mà hiện nay các quốc gia càng dân chủ, các dân tộc càng văn minh thì phải tìm thêm các con đường mới, nơi mà nhân vị được bảo đảm bởi nhân quyền trong công bằng và tự do, mà không quên bác ái.

Đạo lý chính trị còn phải đi xa hơn nữa trong vai trò trọng tài để cai quản và canh giữ chính quyền ! Tại sao vậy ? Vì từ triết học chính trị tới chính trị học, từ xã hội học chính trị tới nhân học chính trị, tất cả các chuyên ngành này đều công nhận một chân lý là khi một cá nhân, một tập thể, một đảng phái : có quyền rồi thì sẽ lạm quyền. Sự thật chính trị nắm quyền rồi lạm quyền, chân lý chính trị lạm quyền vì tham quyền tạo ra ung thư chính trị qua phương trình có quyền-lạm quyền-nắm quyền-tham quyền. Loại hoạn bịnh chính trị này bất chấp lẽ phải của luân lý chính trị, bất kể đạo đức chính trị làm nên nhân đức của một chính thể, vì vậy nên đạo lý chính trị phải bảo đảm hằng ngày vai trò trọng tài để cai quản và canh giữ chính quyền.

Vì mọi công dân liêm chính đều có quyền nghi ngờ và nghi ngại loại hoạn bịnh chính trị : có quyền-lạm quyền-nắm quyền-tham quyền này ! Rất nhiều lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không biết những lời trăn trối trong hối lỗi của hai lãnh tụ cộng sản hàng đầu của họ, thứ nhất là Lénin trối trăn rằng : "Khi lấy độc đảng để bảo vệ chuyên chính, thì bi kịch đã xẩy ra là chuyên chính đã sinh ra độc tài cá nhân !". Và kẻ thứ hai là Mao Trạch Đông, trong những ngày cuối của cõi lâm chung, khi đàn em quây quần chung quanh hỏi lão ta : "Chúng ta đấu tranh chống tư sản trong xã hội, vậy chúng đang ở đâu ?", Mao trả lời : "Chúng đang ở ngay trong đảng ta !". Tại sao khi ta là công dân mà lại đặt câu hỏi này : chính trị là gì ? Ta đặt câu hỏi này nhưng chính ta phải tự tìm câu trả lời : Ta đặt câu hỏi này tại vì tôi không muốn bị lừa bởi chính trị !

tao03

Thực chất luận

Khi triết học hình thành trên quê hương Hy Lạp của nó, thì nó đã có truyền thống được đặt tên là vương niệm của sự thật, khẳng định sự thật là nhiệm vụ tiên quyết và vĩnh viễn của triết học, và sự thật cao hơn cả, cao hơn vua, cao hơn mọi cơ chế, mọi quyền lực, mọi chính quyền. Chính sự thật sẽ làm nền cho sử học viết đúng, viết trúng, tức là viết thật. Viết thật hay nói thật có khi bị trù dập, bị vu cáo, bị hảm hại, bị ám sát, bị tử hình… Nhưng sự thật là sự thật phải được nói tới nơi, tới chốn, cụ thể nếu con người sống thật bằng sự thật thì phải biết chấp nhận cái chết cũng vì sự thật, như vậy sự thật là gốc của lòng tin biết dựa vào sự thật để nhận ra chân lý, vận dụng sự thật để nền cho lẽ phải. Lương tâm của trí thức là đây, lương tri của khoa học là đây, cả hai là hùng lực lương thiện của kẻ đi tìm sự thật. Sống chết với sự thật, nhưng cũng phải biết khiêm tốn trước sự thật ! Socrate khuyên con người khi đi tìm sự thật, phải đi tìm với chính nhân phẩm của mình, đi tìm là đi học, khiếm tốn để khiêm nhường với tâm thức : "Tôi biết là tôi không biết gì cả !".

Khiêm tốn rồi khiêm nhường để có thái độ khiêm cẩn trước con đường tìm đến sự thật, sẽ có chướng ngại vật vì sẽ có rào cản, sẽ có thử thách rồi sẽ có thăng trầm ; có quá trình của "lửa thử vàng, gian nan thử sức". Môn sinh của Socrate lại là sư tổ của triết học, Platon mang tới cho chúng ta một định nghĩa : sự thật là sự định hình của chân lý, rồi nó trở thành bất di bất dịch, không thay đổi, không chuyển hóa, để được mọi người nhận như một giá trị vừa hiển nhiên, vừa vĩnh hằng. Platon đưa ra hai chỉ báo để "đánh dấu" trên sự thật : sự thật là tri thức, tới từ kiến thức của con người về một chuyện thật, mà chuyện thật này đã tách rời được sự tưởng tượng, tức là đã ra khỏi ý tưởng tới từ cảm xúc chủ quan của cá nhân ; và sự thật đã hiện hữu với bằng logos : sự thông minh của lý.

Sự thật trước sự dối trá, Marion khi nghiên cứu sự quan hệ giữa sự thậtlòng tin, cái thứ nhất thì mang lại chân lý, cái thứ hai có khi dẫn con người tới cuồng đạo, vào mê lộ của mê tín lại lấy sự mù quáng để nhấn chìm sự thật, triết gia này đề nghị các nội chất sau đây để ta nhận ra sự thật : Sự thật xuất hiện như sự vén màn mà bóng tối không còn giúp gì được cho sự giả dối đang che lấp sự thật. Thí dụ rõ nhất hiện nay mà dân chúng thấy được là trong bóng tối của chùa Ba Vàng, Uông Bí, Quảng Ninh, mượn bề ngoài của Phật giáo để dựng nên một hệ thống tà đạo, do các chủ trì là những ma tăng, trong đó sự giả dối của "thỉnh oan gia tái chủ" lập nên mê lộ "rước vong", chỉ để lừa người mà làm tiền. Tại đây có hai xảo thuật nhập làm một, mà tổ tiên Việt đã dặn con cháu nên cẩn trọng với bọn âm binh vì chúng vừa "treo đầu dê, bán thịt chó", lại vừa "mượn đầu heo nấu cháo".

Khi sự thật tới như ánh sáng vừa lan tỏa, vừa xóa đi bóng tối, thì sự thật vén màn tới đâu là nhân gian khám phá cái thật tới đó, tại đây có quá trình của vén-lật-nhìn-thấy-hiểu, các đồng từ này chính là các chỉ báo khách quan để định nghĩa thế nào là khám phá sự thật. Và khi dân chúng hiểu chùa Ba Vàng là loại chùa giả vì nó có lãnh đạo là sư giả, không biết là Phật giáo phải dựa vào Phật học, trong đó kiến thức về kinh Phật, cũng như sự thực hành Phật pháp làm nên vũ trụ tri thức của đạo Phật, không hề có chuyện"thỉnh oan gia tái chủ" qua mê tín "rước vong".

Sự thật không những đứng giữa ánh sáng lại còn lan tỏa để nhập nội vào nhân thế, để đổi nhân sinh quan của nhân tình, mà còn đổi luôn thế giới quan của nhân loại, đưa con người tới nguyên nhân của sự thật. Nguyên nhân có khi nằm trong động cơ của kẻ nuôi dưỡng chuyện phản sự thật. Và trên thí dụ về chùa Ba Vàng, thì đúng là ổ buôn gian bán lận để đào tiền những ai đã là nạn nhân của mê tín qua chuyện"thỉnh oan gia tái chủ" rồi "rước vong" để trị bịnh. Vì là bọn buôn thần bán thánh không biết gì về y khoa, nên nguyên nhân do chúng mạo danh không đi cùng với hiệu quả của y khoa, những ai dùng mê tín để trị bịnh, thì không thể thế y khoa được, vì sẽ không có hiệu quả trị liệu của y khoa.

Sự thật tới có thể làm chúng ta sững sờ khi nó xuất hiện, nhưng khi sự thật đã tới như chân lý hiển nhiên, thì sự thật trao cho chúng ta những chìa khóa để mở cửa mọi nhà tù đang giam hãm sự thật ; cụ thể là sự thật giúp ta tái tạo lại nó, khi mọi điều kiện đã đầy đủ để khám phá ra sự thật này. Các ma tăng lãnh đạo của chùa Ba Vàng không dám trả lời các thách thức của các Phật tử chân chính là từ các kinh của Phật tới các sinh hoạt Phật pháp hằng ngày trong lịch sử của Phật giáo không hề có kinh nghiệm "thỉnh oan gia tái chủ", "rước vong" ; thì bọn ma tăng này chỉ là âm binh, mà chúng không hề là Phật tử.

Sự thật xuất hiện để tách lòng tin có cơ sở ra khỏi sự mê tín không có cơ sở vì không được kiểm chứng qua một quy trình khách quan của tri thức ; như vậy sự kiểm chứng là cặp mắt của sự thật, làm nên quy luật vô trương bất tín (không thấy thì không tin). Và xa hơn nữa là khi ta nếu thấy rồi, tin rồi, thì phải để kẻ khác kiểm chứng để chuyện thấy và tin, để sự thật trở thành chuyện không chối cãi được. Khi kiểm chứng là "thỉnh oan gia tái chủ", "rước vong" không làm cho hết bịnh, lại có hậu quả ngược lại là tiền mất tật mang, thì ta phải thấy để tin là bọn ma tăng lãnh đạo chùa Ba Vàng chỉ là bọn đánh lận con đen, bằng đánh tráo khái niệm như đánh tráo sự thực, với ý đồ trục lợi chỉ vì tư lợi ham tiền của chúng.

Sự thật không đến thản nhiên rồi ra đi trong hồn nhiên, sự thật không chỉ bay lướt trên mặt đất mà nó yêu cầu ta phải đào thật sâu, bới thật rộng, cào thật xa để biết tại sao gốc, rễ, cội, nguồn của sự thật lại bị che lấp, và nó thường bị che lấp với các ý đồ của lòng tham không đáy. Và, lòng tham này tới từ một bọn bất lương, không lương thiện vì không có lương tri, mà lương tri chính là tri giác của lương tâm. Khi ta đặt câu hỏi : lấy tiền ở đâu ra để xây lên cơ ngơi của chùa Ba Vàng trên một khu đất rộng, với kiến trúc hoành tráng, với nội thất xa hoa ? Thì câu trả lời là có một bọn âm binh làm "sân sau" cho bọn ma tăng, để đầu tư vào chùa Ba Vàng, vừa để rửa tiền, vừa để làm tiền qua chuyện buôn thần bán thánh. Mượn chuyện xây chùa để kinh doanh bất chính qua mê tín thì không hề dính dáng gì đến hệ luận của Phật học : lấy lý luận của tri thức về nguồn cội khổ để lập luận về gốc rễ của khổ đau trong nhân thế, mà giải luận để vượt thoát đau khổ bằng đạo pháp, nên Phật học hoàn toàn ngược lại với mê tín, đi trên mê lộ, sống trong mê cung, vùng vẫy trong mê loạn.

Sư thật đưa ra phân tích sâu và rộng để giải thích cao và xa, nên sự thật không bị giới hạn bằng biên giới của không gian, không bị định hạn bởi thời gian, cụ thể là nó không sợ hãi và không tuân thủ bất cứ vùng cấm nào cả. Chùa Ba Vàng không nằm ngoài quy luật này của sự thật : nếu có "sân sau" bỏ tiền ra rồi giao cho bọn ma tăng buôn thần bán thánh, thì ai là đám "chống lưng" cho bọn"sân sau" này, cùng lúc làm "ô dù" cho bọn ma tăng kia ? Câu trả lời có trong đám lãnh đạo cao nhất từ các thành viên của Bộ Chính trị tới các nhân vật trong chính phủ hiện nay, hiện nay các giả thuyết cần được minh chứng trong những ngày tới là Nguyễn Minh Chính trong Bộ Chính trị đóng phần đầu tư và bao che, còn Nguyễn Xuân Phúc tham gia vào việc ủng hộ để tham dự vào việc chia chát.

Nếu là giả thuyết có cơ sở nơi mà dữ kiện phải được trở thành chứng từ, mà còn là lý luận của chứng từ được trở thành giải luận về nguyên nhân. Nên sự thật khách quan yêu cầu ta tiếp tục điều tra, khảo sát, nghiên cứu về hệ thống truyền thông quốc nội do Đảng cộng sản Việt Nam điều khiển : tại sao tự nhiên lại ào ra để nhảy vào các chuyện ma tăng dùng ma đạo để làm tiền, thì đây lại có giả thuyết khác là một cuộc thanh trừng lẫn nhau giữa các lãnh đạo chóp bu đang thanh toán nội bộ để giành chức qua giành quyền trong đại hội sắp tới của Đảng cộng sản Việt Nam, chỉ như vậy sự thật mới là sự thật trọn vẹn chớ không phải là loại sự thật chột, què, ngọng, điếc đã bị tà quyền vo tròn bóp méo.

Sự thật đến như một sự kiện nhưng tự nó sẽ thành sự cố để giải thích các biến cố đã, đang, sẽ xẩy ra khi sự thật xuất hiện với nguyên vẹn hình hài của nó. Và khi chủ thể khám phá ra sự thật nguyên vẹn này, thì chính chủ thể thường có nhận định là mình đã đi sau tới trễ đối với sự thật, chính cảm nhận này sẽ hướng dẫn chủ thể thực hiện thêm hai việc : thứ nhất là kiểm nghiệm lại mọi quá trình thực nghiệm (thật sự của sự thật) ; thứ hai là luôn đi thêm một bước hay nhiều bước nữa để được tiếp nhận sự thật đầy đủ mà không bị thiếu sót, để tiếp nhận sự thật được toàn diện, không bị phiến diện, như một sự thật tật nguyền.

Câu chuyện của chùa Ba Vàng vẫn không dứt nếu ta không hiểu chuyện buôn thần bán thánh qua Phật giáo của bọn ma tăng hiện nay chính là câu chuyên rửa tiền bất chính qua chuyện xây chùa, để rồi được vơ vét nhiều hơn qua chuyện buôn chùa bán phật của ba lực lượng đang liên kết để sống nhờ liên minh của chúng : bạo quyền lãnh đạo sống nhờ độc quyền qua độc đảng dụng độc tài để độc trị ; tà quyền tham quan sống nhờ tham ô qua con đường tham nhũng ; ma quyền buôn đất lậu đạo của bọn tư bản đỏ sống nhờ quan hệ-tiền tệ với bọn lãnh đạo.

Sự thật được khai sáng nhờ kiến thức, nhưng trước đó sự thật có thể bị vô thức của người trần mắt thịt vì đã quá cả tin vào chế độ đang quản lý sự thật, vào chính quyền đang quản trị sự thật ; tệ hơn nữa sự thật còn có thể bị vùi lấp bởi mê thức, tới từ hậu quả của tuyên truyền, từ hậu nạn của kiểu lưỡi gỗ chỉ biết nghĩ, biết nói một chiều làm ra đêm giữa ban ngày, để ma quyền dễ gạt đi mọi phản biện. Chính vô thức khi song hành cùng mê thức thì sự thật bị coi như một hiểm họa vì nó có thể đặt lại toàn bộ vấn đề về tổ chức xã hội, trong đó có tư lợi của kẻ đang là nạn nhân của vô thức hoặc mê thức. Cụ thể là quan hệ xung đột giữa kiến thức, vô thứcmê thức là quan hệ trong đó quyền lợi đặt chủ thể của nhận thức vào sự tỉnh thức trước sự thật ; hoặc ngược lại loại bỏ ý thức tới từ kiến thức để bảo vệ tư lợi trong vô ý thức.

Câu chuyện của chùa Ba Vàng đã và đang là sự dính líu qua biển lận của ít nhất ba lực lượng : bạo quyền lãnh đạo trong độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền sống bất lương và làm giầu bất chính qua quá trình buôn bán bất nhân. Những bọn này sống như ký sinh trùng ăn trên rồi ăn vào sinh lực của người lương thiện qua sự buôn bán giả dối của chúng. Cụ thể là khi đi học thì chúng buôn bằng bán cấp, khi ra đời thì chúng buôn chức bán quyền, khi cần tiền thì chúng buôn thần bán thánh ; và chúng sẽ buôn dân bán nước khi đất nước bị sa bẫy vào quy trình của hệ xâm : xâm lấn-xâm chiếm-xâm lăng- xâm lược của Tàu tặc-Tàu nạn-Tàu hoạn-Tàu họa thì chúng sẽ cao bay xa chạy như để tiếp tục lẩn trốn sự thật mà thôi.

Sự thật chỉ được biết qua kiến thức đã đưa nó ra ánh sáng, mà ngay trong kiến thức cũng có loại kiến thức bị giấu diếm, để chỉ được chia sẻ kín đáo trong bè đảng như trường hợp của ba lực lượng độc hại cho số phận Việt tộc hiện nay (bạo quyền lãnh đạo trong độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất, tất cả đều tham tiền) và chính chúng là giặc nội xâm, trực tiếp hay gián tiếp mở cửa cho ngoại xâm Tàu tặc, vì chúng chỉ biết sống bất lương để làm giàu bất chính, loại này luôn "mất ăn, mất ngủ" vì sự thật sẽ tới để lột mặt nạ của chúng. Nên sự thật không bao giờ được chính thức hóa qua hệ độc (độc đảng, độc tài, độc trị, độc quyền, độc tôn), và khi sự thật được công chúng hóa, thí dụ như qua chiến dịch chống tham nhũng, thì nó không còn sự thật nguyên vẹn nữa, vì sự thật này đã bị bóp méo ngay từ đầu.

Chỉ vì thực chất của chiến dịch chống tham nhũng này mang nội chất của chuyện thanh trừng nội bộ, trong chuyện thanh toán lẫn nhau giữa các lãnh đạo đang có xung đột với nhau vì tư lợi. Chính câu chuyện địa phương tưởng là cục bộ của chùa Ba Vàng hiện nay không còn là một thí dụ đơn lẻ, mà là một trường hợp trong một thực thể, một phần tử trong một tổng thể nói lên sự sa đọa của chế độ hiện nay đang thật sự tha hóa Việt tộc. Khi người ta có thấy một con voi to lớn giữa nhà, mà người ta còn giả vờ như không thấy nó, thì đó là kết quả của vô thức đã cộng nghiệp cùng mê thức để sinh ra hậu quả của vô ý thức, tức là không tỉnh thức trước kiến thức. Tại đây, tri thức của khoa học xã hội và nhân văn sẽ làm nên được ý thức để giúp quần chúng có được nhận thức về chính số phận của mình : chỉ có sự thật Việt mới nói rõ được số phận Việt, không có một mê tín, mê lộ, mê cung, mê chấp nào thay thế được sự thật này.

tao4

Thực luận kháng quyền lực

Sự thật dưới quyền lực, có ba tư tưởng gia, mỗi người lại đưa ra một lý luận rất khác nhau để đi tìm sự thật. Tư tưởng gia thứ nhất có niềm tin tuyệt đối vào thượng đế cha đẻ của muôn loài, nhưng không phải vì vậy mà không biết làm giàu một cách khách quan trên minh lộ đi tìm sự thật, đó là Augustin đề nghị là sự thật được tìm ra bởi thiện ý như là một ý chí muốn nhập nội vào sự thật để hiểu tới nơi tới chốn sự thật. Tại đây, khi ý chí dựa vào thiện ý đã trở thành ý lực thì ý lực này chính là thể lực của niềm tin, và cái tin này cũng là bước đầu của trí tuệ, giúp ta khởi hành trên lộ trình đi tìm ra cái lý để hiểu cái thật. Cả hai cái tin, cái lý sẽ tìm ra cái thật, nơi mà cái tin chọn cái lý để tạo nền tảng cho cái đón để cái thật được tới.

Đến tư tưởng gia thứ hai là Descarte một triết gia lấy thượng nguồn là duy lý để đi tìm cái sâu có trong cái lý, khi ông xem sự thật khi được tung ra như một loại ánh sáng có sức sáng vô song tới để khai phá ý chí của con người muốn biết tận gốc rễ của cái thật. Chính độ sáng mãnh liệt này làm ngời cái thật được hiện hữu tròn đầy rồi hiện hình trọn vẹn, thì cũng chính nó có lực tập hợp rất lớn, nó đưa cá nhân tới tập thể, đưa các cộng đồng riêng rẽ tới cùng, tới chung một số phận của một dân tộc sống để bảo vệ sự thật này. Và khi nó càng lớn với sự thỏa thuận làm nên sự đồng lòng của mọi người thì sức vận hành của nó trong xã hội con người sẽ rất mạnh. Sự thật xuất hiện để xóa đi sự ngờ vực, và sự thật đứng vững với chân lý của nó, vừa bằng lý thuyết luận, vừa bằng phương pháp luận của nó, làm nên khoa học luận về sự thật, giờ đã mang một giá trị tuyết đối.

Tư tưởng gia thứ ba là Pascal, một nhà khoa học lỗi lạc nhưng cũng biết gởi niềm tin mình vào thượng đế, nhưng lại đi một con đường khác khi ông đề nghị ta phân tích sự thật như một nghệ thuật mà con người biết tự thuyết phục mình trước cái hiển nhiên vì rõ ràng trong tuyệt đối, đó chính là sự thật. Mà muốn tới sự thật này thì phải biết yêu cái thật để thấu cái thật. Ông chắc bẩm một điều là cái yêu đi tìm cái thật làm nên cái biết, cái hiểu về cái thật.

Nhưng Foucault khi nối các định đề của triết học với các thực trang của xã hội mà con người đang sống, thì đứa con tin yêu của triết học cận đại và xã hội học đương đại này đã đặt sự thật vào giữa tri thức và quyền lực, và sự thật luôn bị chi phối bởi hai cực này, ông tin là sự thật không vô tư và không vô điều kiện vì cả hai tri thức và quyền lực đều không vô điều kiện. Rồi ông chống lại quá trình của niềm tin khi nó đi tìm sự thật, và ông giải thích là khi sự thật nằm giữa kiến thức và lòng tin, thì người ta tưởng là người ta nắm được sự thật, nhưng thật ra là người ta bắt sự thật phải vào khuôn của niềm tin. Mà trên nguyên tắc khách quan của khoa học thì niềm tin phải theo sự thật, chớ không phải ngược lại là sự thật phải theo niềm tin.

Ông đề nghị cụ thể khi ta đi tìm sự thật trên một sự kiện, ta phải nhận ra ít nhất ba yếu tố cấu tạo ra nó : cơ cấu lý lẽ của sự kiện tại sao nó có và xuất hiện trong cuộc sống ; sau đó là tính biến đổi của nó qua thời gian, đây chính là sử tính của nó ; và cuối cùng là sự sống còn của nó qua các không gian của xã hội. Ngay trong sinh hoạt xã hội, quyền lực luôn tìm cách chi phối tổ chức của xã hội, trong điều kiện đi tìm sự thật Việt để hiểu số phận Việt, thì ai cũng biết là gần 800 cơ quan truyền thông, dưới độc quyền của tuyên giáo qua độc tài trong độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, thì có hàng vạn bút nô, ký nô, văn nô được trả lương tháng để phục vụ cho một hệ thống tin tức tồn tại chỉ để viết những chuyện phản lại sự thật. Bọn này sinh hoạt như chó săn theo lịnh chủ, áp đảo để trấn dẹp, vu khống để vu cáo những công dân nào muốn hiểu, muốn thấy, muốn nói, muốn viết ra sự thật của sự độc hại do độc đảng gây ra, từ nghèo nàn trong lạc hậu của xã hội Việt, tới nhân quyền trong nhân phẩm qua dân chủ, thì đều bị hãm hại để trừng trị, từ truy diệt đến truy sát, với sự hỗ trợ vô điều kiện của bộ máy công an trị hiện hành.

Trên sự thật về nhân phẩm con người trong một xã hội, Foucault đề nghị ta nên bắt đầu phân tích một cá nhân bằng môi trường giáo dục mà cá nhân đó đươc tạo ra ; sau đó là quan hệ xã hội làm nên đời sống xã hội của cá nhân đó, và tiếp theo là quan niệm xã hội và thực hành xã hội của cá nhân này trước quyền lợi của mình trong tổ chức xã hội, mà cá nhân đó đang sống. Từ đây, ta thấy được những mâu thuẫn, rồi những xung đột của cá nhân đó trong sự vận hành của các cơ cấu xã hội mà quyền lực hiện hành vừa lãnh đạo cả xã hội, vừa chủ mưu tạo ra đặc quyền, đặc lợi làm nên đặc khu cho riêng nó. Chính tư lợi làm cho cá nhân và tập thể ngăn chặn họ không thấy hết được sự thật, rồi chính đấu tranh ngay trong xã hội sẽ làm sáng ra sự thật, để mọi người thấy bạo quyền dính tới tham nhũng, tham quan dính tới ma quyền trọc phú, tất cả buôn gian bán lận trong những không gian âm binh của chúng, và chúng biết tránh luật để lách luật, tráo luật để xé luật, để thủ tiêu sự thật ngay trên thượng nguồn của nó.

Sự thật của một cá nhân có rễ là môi trường gia đình, có cội là vốn liếng của gia đình đó trong quan hệ xã hội của gia đình đó, có nguồn là vốn kinh tế làm nên vốn quen biết, có vốn quan hệ xã hội qua lợi dụng làm nên đời sống xã hội qua lạm dùng, cụ thể là tìm quyền để có quyền, và có quyền để làm quyền. Nên nguồn cội là quyền lợi qua tiền tệ-hậu duệ-quan hệ của một nhóm có thể làm giầu hay làm nghèo cá nhân đó, đó là chuyện hằng ngày ta thấy (rất thật) là con ông cháu cha dễ thành đại gia, và chuyện dân chúng dễ thành dân đen, lắm lúc một sớm một chiều thành dân oan.

Như vậy, sự thật của xã hội Việt Nam hiện nay có thể nhìn qua các nạn nhân của bạo động trực tiếp bằng đàn áp do công an trị ; có thể qua bạo động truyền thông qua các hệ thống tuyên truyền, truyền thông, báo chí phục vụ ý đồ của tuyên giáo ; có thể là bạo động tới từ tư pháp dùng pháp luật để buộc tội dân lành đang bị cướp đất, cướp nhà, cướp của… Mà ta không quên bạo động biểu tượng với giọng điệu của chính quyền bắt buộc dân tộc phải nghe sự dối trá như là chân lý, sự lừa đảo như là sự thật, để từ đó chôn vùi thực chất của sự thật, để chính quyền này dễ vu khống để vu cáo, dễ điêu ngoa để chụp mũ sự xuất hiện của mọi lẽ phải.

Sự xuất hiện của sự thật, bắt một chủ thể có lương tri vì có lương tâm trong hành động, nhờ có lương thiện trong lý luận đưa chủ thể đó về hướng phải nói thật và phải thật khi nói, mặc dù có thể bị xử bởi bạo quyền lãnh đạo, bị ám hại bởi tà quyền tham quan, bị trừng phạt bởi ma quyền tham tiền. Khi nói thật để bảo vệ sự thật như chân lý để đi tìm lẽ phải, thì sự thật chính là tiền đề của đạo lý biết sống bằng hay, đẹp, tốt, lành, của luân lý làm nên điều hay lẽ phải trong trách nhiệm và bổn phận của một công dân.

Sự thật bị khống chế, vì sự thật của xã hội không thoát được sự xếp hạng theo thứ tự ưu tiên mà xã hội đó tôn thờ hay tôn vinh, và chính sự xếp hạng này cho phép hoặc không cho phép một sự thật xuất hiện, tại đây có khen thưởng hoặc có trừng phạt khi có một sự thật xuất hiện. Đó là bi kịch của Gallilé khi chứng minh trái đất tròn mà không phẳng như giáo hội thời đó tin tưởng và áp đặt ; tại đây chính Nietzsche đã xây dựng được luận thuyết nơi mà sự thật chỉ được thuyết phục bởi cái lý, nhưng hãy cẩn trọng khi sự thật bị chính cái lý thông thường, phổ quát mà thực chất là phản sự thật để vây bủa cái thật, rồi vây hãm sự thật trong bằng cái lý độc tôn rồi độc quyền chống lại sự thật đó.

Niềm tin luôn tác động vào kiến thức nơi mà lòng tin có kiến thức riêng của nó, để định vị sự thật, cụ thể chúng ta không muốn tin những sự thật mới tới để làm phiền rồi lật đổ các niềm tin đã có trong ta. Nên sự thật có thể nằm im lìm trong quên lãng trong những gì mà ta không muốn hiểu, và sự thật có thể không nằm trong những gì mà ta muốn biết. Đây là chuyện thường tình của nhân gian, nên trong khoa học cũng có chuyện tranh giành quyền lực như trong chính trị, trong tôn giáo cũng có chuyện tranh giành quyền lợi như trong kinh tế. Nếu ta muốn bảo vệ sự thật khách quan, để tới với chân lý của sự việc, chúng ta không bảo vệ sự thật một cách chung chung, mà bảo vệ trước hết là phải bảo vệ lý trí của sự thật làm nên chân lý cho mọi lẽ phải.

Kant có niềm tin sâu sắc về thượng đế đã chế tác ra muôn loài, nhưng cũng chính triết gia này lại đề nghị là không có niềm tin nào vô điều kiện cả, ông khuyên ta hãy đến với sự thật với sự thành thật học để hiểu, có thiện chí để học, có công cụ của tri thức đúng để tìm ra kiến thức đúng về sự thật, thì sẽ hiểu mọi điều kiện cần thiết để nhìn, để thấy, để hiểu và để nhận ra sự thật. Khi ta biết tách chủ thể đi tìm sự thật và đối tượng đang ẩn chứa sự thật, thì tự đó chủ thể có thể tái tạo tự đầu tới cuối sự hình thành của đối tượng để thấy được sự thật, vì sự thật sẻ được mở ra cho ta nhận ra sự thật, Kant tin rằng sự thật dâng tới cuộc sống qua sự xuất hiện của sự vật.

Nhưng sự thật của con người biết vụ lợi, để bảo vệ tư lợi của mình, thì sự thật trong xã hội xuất hiện với sự xung đột về quyền lợi, nơi mà mỗi tư lợi bám vào chỗ đứng của nó, cùng lúc muốn lớn ra và đe dọa các tư lợi khác. Chính sự xuất hiện của sự thật sẽ nói rõ sự xung đột đã có và sẽ tiếp diễn ngay trong sinh hoạt xã hội, nó đe dọa và nó thúc đẩy các lực lượng tốt trong xã hội liên kết để cung nhau liên minh chống lại các lực lượng xấu chỉ biết bám vào tư lợi của mình mà "thí mạng" các lực lượng khác. Các lý luận của triết học đã được một chuyên ngành sắc nhọn mài dũa trong hơn hai thế kỷ qua, để sự thật được ngời sáng lên, được thấy rõ qua đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, nhất là quan hệ xã hội, đó chính là xã hội học. Chuyên ngành này yêu cầu chúng ta khi đi tìm sự thật trong một xã hội, đừng quên là trong xã hội đó luôn có hai loại người kẻ thống trịkẻ bị trị. Kẻ thống trị nắm không những quyền lực, mà còn thao túng luôn cả tri thức, bằng thủ đoạn của mình, qua chính quyền thuộc về mình, mà mục đích là kéo đài chế độ thống trị, nơi mà sân chơi, trò chơi, luật chơi được tổ chức rồi giật dây để khống chế rồi áp bức kẻ bị trị.

tao05

Thực luận kháng khống chế

Bourdieu là nhà xã hội học đã đi sâu và đi xa trên chủ thuyết khống chế để thống trị này, cả sự nghiệp học thuật của thầy là mài dũa xã hội học sắc nhọn, mang thể chất của một sinh lực luôn đủ hùng lực để chiến đấu vì sự thật nằm ngay trong sự bất bình đẳng, tạo ra bất công trong mọi quan hệ xã hội. Tại đây, có kẻ ăn trên ngồi trốc làm giàu qua sự bóc lột những người cày sâu cuốc bẩm ; kẻ thống trị thì ngồi mát ăn bát vàng sống trên lưng những người lưng đội trời, mặt áp đất ; kẻ thống trị này đi trên vai những người một nắng hai sương bằng thói ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau ; kẻ thống trị này lại tự cho phép mình nằm chờ sung rụng lại còn dẫm lên đầu những người thức khuya dậy sớm qua siêu cao thuế nặng, đây chính là họa nạn của Việt tộc hiện nay. Sự thật của xã hội Việt hiện nay là kẻ thống trị vừa lợi dụng mọi phía, vừa bóc lột tới cùng kẻ bị trị.

Kẻ thống trị quây quần với nhau để lập ra những tập đoàn quyền lực, tạo ra bất công tuyệt đối kẻ ăn ốc, người đổ vỏ như ta thấy qua thảm kịch của dân đen hiện nay lương bổng thấp ngày ngày sống với lạm pháp phi mã. Lực lượng thống trị chung quanh Đảng cộng sản Việt Nam sống bằng bạo quyền độc tài trung ương, bằng tà quyền tham quan địa phương, và ma quyền chung quanh các nhóm lợi ích, có sân sau, có ô dù, hít vào bằng biển thủ, thở ra bằng gian lận… tồn tại như các ký sinh trùng bòn rút tài nguyên của đất nước, tiền tài của dân tộc.

Các ký sinh trùng được nuôi dưỡng và "tẩm bổ" để trở thành một tập đoàn tội phạm trong hệ độc : độc đảng để độc tài, độc trị để độc quyền, độc tôn để độc quyết, bất chấp mọi độc hại tới với đồng bào, đất nước. Bọn thống trị khống chế quần chúng bằng công an trị không chừa một thủ đoạn nào của bạo quyền là đè đầu cỡi cổ dân đen, không chừa một xảo thuật của tà quyền tham quan liên minh với ma quyền tham đất, ngày ngày trộm, cắp, cướp, giật đất đai, biến dân chúng thành hàng triệu dân oan. Chúng sống với các phản xạ thừa nước đục thả câu, để được đục nước béo cò, chúng say mê thừa gió bẻ măng để được mê mệt với quy luật của khống chế để áp chế của bọn cướp ngày là quan ! Sự thật của đời sống Việt hiện nay là kẻ thống trị vừa bòn rút, vừa trấn lột kẻ bị trị.

Độc hại như ung thư biến hóa hàng ngày trong quy trình tự tăng, tự phát của nó : mua bằng bán cấp để mua chức bán quyền qua hiện trạng học giả-thi giả-bằng giả, rồi buôn thần bán thánh như bọn ma tăng được nuôi nấng bởi quy chế công an văn hóa để thành sự quốc doanh mà moi móc tiền của của các nạn nhân trong mê lộ của mê tín. Nơi mà chùa được xây để rửa tiền, rửa tiền xong là phải vơ tiền ngay bằng các ma tăng gieo mê tín qua sự sợ hãi của quần chúng đã sống quá lâu trong bưng bít của tuyên truyền phản sự thật, nay lại trao thân gởi phận cho ma tăng chỉ thấy tiền, được "chống lưng" bởi một lực lượng ma quyền lãnh đạo chỉ thích tiền.

Tất cả trong bối cảnh chung của bọn phản dân hại nước, đã đi trên tử lộ của chúng là buôn dân bán nước trước Tàu tặc đã chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển của chúng ta ; trước Tàu họa đang ô nhiễm môi trường, hủy diệt môi sinh của Việt tộc ; trước Tàu hoạn ngày ngày đầu độc dân ta với thực phẩm độc hại ; trước Tàu nạn thao túng, giật dây chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa… trước hiện cảnh của một Đảng cộng sản Việt Nam hèn với giặc ác với dân, bằng hiện thân đớn hèn cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối của kẻ thống trị dân bằng công an trị, nhưng lại bị một kẻ thống trị lớn hơn áp chế, mà tổ tiên dặn con cháu chính chúng là tử thủ của Việt tộc từ ngày ông bà ta lập quốc. Sự thật sinh hoạt Việt hiện nay là kẻ thống trị vừa siết cổ dân Việt, vừa bán đứng kẻ bị trị.

Từ đây Xã hội học từ chối nghiên cứu về đời sống xã hội mà không nghiên cứu về bất bình đẳng ; từ chối điều tra về sinh hoạt xã hội mà không điều tra về bất công ; từ chối khảo sát về quan hệ xã hội mà không khảo sát về sự bất nhân, vô luân của kẻ thống trị bấp chấp đạo lý hay, đẹp, tốt, lành của tổ tiên, đã làm nên luân lý của cộng đồng Việt biết sống có trách nhiệm với đất nước, làm nên đạo đức của dân tộc Việt biết sống có bổn phận với đồng bào. Khi xã hội học phân tích về một hệ thống xã hội, nó luôn phân tích về quyền lực (trong bóng tối) đã tổ chức chính quyền của xã hội đó bằng khống chế và áp chế. Khi xã hội học giải thích về một cấu trúc xã hội, nó luôn giải thích quyền hạn (dưới ánh sáng) của dân quyền qua công bằng và bác ái của dân chủ. Xã hội học có kiến thức làm công cụ cho tri thức, hơn thế nữa : chính kiến thức là vũ khí để chống độc tài luôn tìm cách che lấp sự thật !

Hãy xem xã hội học như là chuyên ngành cũng có kiến thức hàn lâm như các chuyền ngành khác của khoa học xã hội và nhân văn ; mà cùng lúc tri thức của xã hội học cũng vừa là vũ khí chống mỵ dân của độc tài, chống đạo đức giả của độc đảng. Tri thức của xã hội học biết trao truyền kiến thức của nó không những qua lý thuyết, mà còn qua phương pháp tự phân tích để mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc thấy rõ về số phận của mình để lật mặt nạ của bạo quyền trong bất bình đẳng, của tà quyền trong bất công. Xã hội học đề nghị những công thức giải thích dựa trên các công cụ phân tích về số kiếp của kẻ bị trị, để kẻ này thấy rõ số phận mình qua các bẫy của kẻ thống trị, khi kẻ thống trị xem kẻ bị trị như công cụ để lợi dụng rồi bóc lột.

Đưa sự thật cho quần chúng trong xã hội, là để mọi người được sống đúng, không là nạn nhân của bất công, trong một xã hội mà bóc lột là vô nhân, mà tham nhũng là vô luân. Trên nguyên tắc của nhân quyền, con người được quyền sống trong một xã hội đáng sống hơn, không ai là dân đen, dân oan của ai cả ; và khi con người nhận ra sự thật này tức là con người đã biến nhận thức thành tỉnh thức. Xã hội học luôn dặn dò ta phải cẩn trọng ngay trong tin tức, dữ kiện, chứng từ, vì sự thật luôn bị đánh tráo, đổi trắng thay đen, bị biến dạng khi ta đi tìm sự thật. Thí dụ khi ta đi tìm sự thật về giáo dục, chúng ta thường rơi vào các văn bản của Bộ Giáo dục, mỵ dân trên văn bản không phải thực tế hiện nay là hoàn tòan phản giáo dục với các bi nạn : bạo động, dâm loạn, hối lộ, tham nhũng… đây là sự thật của một bộ máy giáo dục bị lũng đoạn toàn bộ, nó ngược lại với văn bản đạo đức giả của Bộ Giáo dục.

Bạo quyền không thể chụp mũ, vu cáo một kiến thức toán trong một định đề toán vì tà quyền không thể chính trị hóa toán học được ; nhưng bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham nhũng có thể vu khống một sự thật của khoa học xã hội nhân văn, bằng cách chính trị hóa để lũng đoạn hóa các tri thức của khoa học xã hội nhân văn ; và khi khoa học xã hội nhân văn không bị bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham nhũng khai thác, thì nó lại bị tà quyền này giật dây, vu cáo, chụp mũ... Nên từ đây, xã hội học hiện đại là môt kiến thức biết tự phòng vệ để chống lại bạo ngôn của bạo quyền lãnh đạo, xảo ngôn của tà quyền tuyên giáo, lộng ngôn của ma quyền truyền thông, âm binh muốn thống trị người hiền luôn có mặt trong cuộc sống vừa để tuyền truyền, vừa để đánh lạc hướng quần chúng và xã hội.

Sự thật dưới bạo lực, qua luận thuyết của Girard đề nghị luận thuyết nạn nhân oan (bouc émissaire) để giải thích hiện tượng bạo động kiểu giết người có trong xã hội là buộc tội oan chỉ một người, bị quy chụp những tội mà họ không gây ra, hoặc biến một lỗi nhỏ của một người, một nhóm thành tội đồ to để hành quyết nạn nhân, có thể là một người, có thể là một nhóm để làm vật tế thần, khi một cộng đồng dùng nạn oan, không có tội nhưng bị buộc tội oan để giải tỏa sự ấm ức tới từ các xung đột nội bộ của một xã hội. Chính các nạn nhân oan, không đáng tội chết nhưng bị xử oan để chết oan giải tỏa sự dồn nén có tập thể, cộng đồng, xã hội đang mất phương hướng. Xã hội Việt đang lâm nặng vào quá trình nạn nhân oan, chỉ một lỗi bắt trộm chó mà có thể bị một xóm, một làng đánh chết, tại đây kẻ nghiên cứu xã hội học không thấy được gì thêm về nạn nhân, mà nên quan sát kỹ vào hành dộng của một tập thể dân bình thường nhưng tại sao lại có thể giết người dễ dàng như vậy ?

Chính sự bức xúc của một tập thể bị dồn nén bởi những bất công trong xã hội, lại không được công lý che chở, nạn nhân của cường hào ác bá của độc đảng công an trị mà không làm gì được chính quyền đang đè đầu, đè cổ mình, thì dễ thành sát nhân với một tên trộm, chỉ trộm một con chó thôi mà phải chịu tội chết. Nạn nhân oan có thể xảy ra dễ dàng trên đường phố, chỉ một cái quẹt xe trong giao thông, chỉ một cái nhìn lạ của một kẻ lạ, là có thể đi sát hại, bị đâm chết vì nhũng chuyện không đâu ! Hiện tượng nạn nhân oan nói lên rất nhiều trạng thái tâm lý tập thể, tâm thần cá nhân, bị dồn nén bởi các chuyện bất công mà mình không vượt qua được, lại quay ra "giận cá, chém thớt".

Câu chuyện trở nên trầm trọng hơn khi nó gây ra trạng thái tâm thần cho những kẻ có quyền lực nhưng lại không có sự tín cẩn, lòng khâm phục của kẻ bị trị, nên bịnh tâm thần của kẻ cầm quyền xử những bản án thật nặng với các đứa con tin yêu của Việt tộc, chỉ dùng dân chủ để đòi nhân quyền mà phải nhận những bản án nhiều năm trong lao lý. Khi các nhà xã hội học hoặc sử học chỉ nhận định là những bản án nặng để làm gương, để ra uy, để làm kẻ khác sợ mà không dám đấu tranh, cách giải luận chưa đủ, còn thiếu sót, mà phải đưa vào giải thích của chúng ta chủ thuyết nạn nhân oan, để thấy rõ sự hận thù quá mức, sự oán giận quá đổi của kẻ cầm quyền, đang bất lực trước các trào lưu đấu tranh của xã hội dân sự mà họ không sao dẹp được. Nạn nhân oan luôn phải nhận những đòn thù, những án oan, những trừng phạt kiểu bị truy diệt để kẻ có quyền thỏa giận, thỏa tức, để thoát được chuyện "mất ăn mất ngủ" vì tha nhân đã nhìn ra sự bất chính của bạo quyền, sự bất lương của tà quyền.

Sự thật Việt của số phận Việt hiện nay, đang diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta : Một vài công an có thể đưa một người vô tội vào đồn công an và đánh đòn thù cho tới chết, để hôm sau báo với gia đình của nạn nhân này là nạn nhân đã tự tử, và không một tên công an sát nhân nào, bị điều tra để sau đó được phân xử công minh trước tòa án. Một xã hội cho phép "đòn thù" để tra tấn cho tới chết, mà lại được một độc đảng bạo quyền che lấp tội ác để che giấu tội phạm là một xã hội đang bị nạn nhân hóa. Một vài côn đồ, du đảng được công an sử dụng, được bọn ma quyền buôn đất trả tiền, có thể bắt cóc và tra tấn một dân oan đang bảo vệ mảnh đất của mình, mà bọn xã hội đen lại được công an bảo kê, được bọn ma đất trả tiền, thì dân chúng trong xã hội đó có thể đi thẳng từ vị thế dân oan tới nạn nhân oan, vô tội mà trở thành tử tội. Một nhóm lợi ích tham nhũng đang lũng đoạn xã hội, đang bị điều tra có thể thủ tiêu một đàn em có vài triệu chứng phản bội chúng, để vừa trả thù, vừa để trút giận vào kẻ thấp nhất trong nhóm để xả mọi dồn nén và bất chấp pháp luật hiện hành, nên xã hội bạo động hiện nay là xã hội dùng nạn nhân oan để loạn hóa bộ máy công lý, muốn dùng luật pháp để kềm chế tội phạm. Sự thật xuất hiện ngay trong cái bạo động xã hội, mà muốn định nghĩa sự bạo động, thì phải qua đường đi nẻo về của nó là sự xâm phạm từ tính mạng tới nhân phẩm của nạn nhân của nó. Khi ta nghiên cứu về sự bạo động, thì ta nghĩ là ta không phải là thủ phạm mà kẻ khác là thủ phạm.

tao06 (2)

Tội phạm luận

Định hướng khoa học luận của tội phạm học là vận dụng khám phá khoa học để phê bình và xem xét lại các định đề cố hữu của khoa học, như vậy khoa học luận dùng diễn luận khoa học để giải luận khoa học, dùng lý luận khoa học mới để khám nghiệm lại các lập luận cũ. Nên, định hướng khoa học luận phải dựa trên phương trình luận (lý luận, lập luận, diển luận, giải luận) để lập nên các chỉ báo, từ đó nghiên cứu, điều tra, khảo sát, điền dã về sự thật để nhận ra chân lý. Chính sự thật và chân lý sẽ mở ra một chân trời cho tội phạm học có đầy đủ nhận thức về lẽ phải. Cái ác được nhận ra bằng quá trình của ý thức, vì ý thức trước đó biết là có cái tốt hoàn toàn ngược lại với cái ác, và cái tốt có mặt trong cuộc sống để bảo vệ cuộc sống.

Cái độc là nền để làm động cơ hành động cho cái ác, chính sự hiện diện của lý trí báo thức cho ý thức biết là cái lành có trong cái nhân, để duy trì cuộc sống trong xây dựng, chống lại sự tàn phá của cái độc. Cái thâm là con tính của cái độc, để biến cái ác thành cái thực trong cuộc sống, tại đây ý thức hợp lực với lý trí để chế tác ra niềm tin để bảo vệ cho bằng được cuộc sống bằng cái hay mang tầm vóc của cái tốt, mang bản lĩnh của cái lành để tiếp tục bảo hành cuộc sống. Cái hiểm, là thủ đoạn của cái thâm, là gốc rễ của cái độc, là cội nguồn của thâm, nó luồn lách qua tà quyền, nó chui rúc để bám bạo quyền, nó thích bóng tối hơn ánh sáng, vì nó sợ sự thật, nó lo bị lột mặt nạ, nên bóng tối là nơi ẩn nấp của cái hiểm để nó thực hiện tội ác của nó.

Tội ác, không những mượn bóng tối để ẩn nấp, mà còn để che dấu tội trạng, để khỏa lấp tội phạm, dấu diếm tội nhân, mà còn để lẩn trốn ánh sáng của sự thật, chính sự thật sẽ đưa tội phạm ra trước ánh sáng : công lý ! Tội trạng, sẽ được xử bằng công lý, có cái lý của công bằng, có cái luận của công luật, có cái quyết của công pháp, nơi đây pháp luật thực thi cái luật, có cái nền của công tâm. Tội phạm, khi bị lên cán cân, một bên là đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) và một bên là luật pháp (công bằng, công lý, công pháp, công tâm), thì nguyên nhân, động cơ, hành động, hậu quả của tội ác, tội trạng, tội phạm sẽ vạch mặt, chỉ tên tội nhân. Tội nhân, bị vạch trần lý lịch qua bằng chứng của tội ác, qua tang chứng của tội trạng, qua minh chứng của tội phạm, nên luật pháp có đầy đủ luận chứng để luận tộikết tội thủ phạm của tội ác ; dù đó là một đảng, một chính quyền, một chính phủ, một bọn tham quan, một tập đoàn tội phạm, một nhóm sát nhân… dù chúng có sự hỗ trợ của một cường đảng như Tàu tặc, Tàu phỉ hiện nay.

Định vị phương pháp luận của tội phạm học vận dụng phương pháp kết nối nghiên cứu với điều tra, khai thác phương pháp để kết hợp khảo sát với điền dã, lý luận trên phương pháp để lập luận cùng phân tích, diễn luận qua phương pháp để giải luận song hành cùng giải thích. Định vị phương pháp luận của tội phạm học dựa vào nội lực đã có trong các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhưng tội phạm học mang tính đặc thù nghiên cứu về sự thật luôn bị giấu diếm, mang tính đặc điểm điều tra về chân lý luôn bị phủ lập, mang đặc tính khảo sát về lẽ phải luôn bị ám sát cùng nạn nhân ngay trong tội ác. Nên phương pháp luận của tội phạm học phải có các định vị đặc sắc sau.

Khoa học nhân văn, từ văn học tới triết học, cho tới ngôn ngữ học có cơ sở là văn bản từ dữ kiện tới chứng từ, từ phân tích tới giải thích, văn bản làm nền cho diễn luận và giải luận. Nhưng tội phạm học phải đi xa hơn nữa trong cách thuyết phục dữ kiện để tạo tiền đề cho tang chứng, và chứng từ là thượng nguồn để nhận ra tang vật, từ đó thấy rõ tội ác để nhận diện tội nhân. Khoa học xã hội, từ xã hội học tới dân tộc học mà tên gọi mới là nhân học cho tới sử học, có nền cũng là văn bản, nhưng định vị qua điều tra thực địa, qua nghiên cứu thực tiễn, qua điền dã thực nghiệm tại chỗ, nơi mà "mắt thấy tai nghe" ngay "tại chỗ, tại nơi", "bây giờ và ở đây" làm rễ cho thực tế, làm gốc cho sự thực. Nhưng tội phạm học phải đi sâu hơn nữa trong cách diễn đạt các tội ác không nằm trên mặt nổi của xã hội, mà trong các mạch ngầm, bóng khuất, xó gian, luồn bẩn… luôn được giấu kín và được bảo kê bởi tà quyền.

Sử học, ghi nhận sự kiện, mô tả dữ kiện, giải bày sự cố, rồi xếp vào một trật tự của không gian, một thứ tự của thời gian, trong đó các diễn biến được phân tích và giải thích bằng chứng từ, làm nên luận cứ cho sử học. Nhưng tội phạm học phải đi rộng hơn nữa trong cách phân giải các sử kiện có liên quan tới quá trình thâm, độc, ác, hiểm của tội nhân luôn ép nghẹn, các tội trạng, luôn phủ lấp các tội phạm để thủ tiêu các tội ác của nó.

Văn học, biết ghi nhận sự kiện để sáng tác ra hành động của các nhân vật trong tiểu thuyết, biết mô tả dữ kiện để sáng tạo ra các cá thể với hành vi đặc thù để phong phú hóa các diễn biến, biết giải bày sự cố qua không gian và thời gian được tổ chức vừa theo thực trạng, vừa theo sức tưởng tượng của tác giả, qua văn xuôi hoặc qua thi ca. Nhưng tội phạm học phải khách quan bằng sự chính xác của tang chứng, qua minh chứng của tang vật, tại đây tội ác gây ra có tác động dây chuyền không những trên nạn nhân của nó, mà lan tỏa ra xã hội, thấm nhập vào giáo dục, làm hư úng đạo lý cộng đồng, luân lý tập thể, đạo đức tổ tiên.

Triết học, gầy dựng tư tưởng để lý luận trên các khái niệm, xây dựng ra kiến thức lý thuyết để lập luận các vấn đề của nhân sinh bằng diễn luận các qua trình tri thức của nhân trí để tìm tới sự thật. Nhưng tội phạm học phải tỉnh táo để cặn kẻ, từ đó tập hợp đầy đủ tang chứng, tang vật, qua biến cố mà hậu quả được thấy-biết-hiểu không những trong môi trường của nạn nhân qua hành động của tội nhân, mà ngay trên môi sinh của một dân tộc, của một quốc gia, từ đó xét nghiệm các hậu quả này trên toàn nhân loại.

Xã hội học, nghiên cứu về đời sống xã hội, điều tra về sinh hoạt xã hội, xét nghiệm các quan hệ xã hội, để tìm hiểu các mâu thuẫn, các xung đột, qua phân loại và phân tầng trong xã hội, cùng lúc cũng thấu hiểu các hợp tác giữa các cộng đồng qua tính đoàn kết hay qua quá trình bị tha hóa ; các sáng kiến của tập thể tự đòi hỏi tới đấu tranh ; các sáng tạo của cá nhân luôn củng cố quyền lợi xã hội của mình qua các công trình có lợi ích an sinh xã hội. Nhưng tội phạm học phải đào sâu hơn nữa quá trình liên đới giữa quyền lực-quyền lợi-tư lợi để nhận diện được cái ác có mặt không những qua quá trình bóc lột đồng loại để trục lợi, mà nó còn dựa dẫm lên bạo quyền để trộm, cắp, cướp, giật, nó còn biết đeo bám vào tà quyền để giết, loại, hủy, bỏ các cái hay, đẹp, tốt, lành của đạo đức xã hội, bằng tội ác để vơ vét, để đục khoét, để bỏ đầy túi tham tự lợi của nó.

Nhân học, nghiên cứu toàn bộ nhân sinh, khảo sát toàn diện nhân tình, điều tra toàn cõi nhân thế, để nhận diện nhân loại bằng chiều sâu để hiểu chiều cao, thấu đáo chiều rộng để biết chiều dài của nhân vị. Nhưng tội phạm học phải mang tính chính xác của phương pháp để có tính chuẩn xác trong phân tích và giải thích các bóng tối của nhân sinh nơi mà tội ác đang ẩn náu, các góc khuất của nhân thế nơi mà tội phạm đang luồn lách, các mạch ngầm của nhân tình nơi mà tội trạng không được phơi bày, nơi có các luồng vừa bẩn, vừa độc của tà quyền đang bao che cho tội nhân. Chúng đang giết, loại, thiêu, hủy đồng loại, đang bất chấp nhân tính được định vị qua không những qua nhân bản và nhân văn, mà còn qua nhân nghĩa và nhân từ.

Luật học, lấy công bằng để bảo vệ nhân sinh, dùng công luật để duy trì nhân thế, dụng công pháp để bảo trì nhân tính, đại diện cho công tâm để xử lý các vấn đề của nhân tình, phán quyết bằng hệ công (công bằng, công luật, công pháp, công tâm để lập nên công pháp) làm nên công luận để tuyên án tội phạm. Nhưng tội phạm học phải chuẩn bị sắc sảo nhất ngay trên thượng nguồn để giúp luật học, luật pháp tra, quyết, xét, xử tội ác với sự tỉnh táo của khách quan, với sự sáng suốt của liêm minh, nơi mà sự liêm chính của chứng từ được vạch ra bởi sự liêm khiết của mọi công dân trong một dân tộc có văn hiến, trong một quốc gia có văn minh đang là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của tội ác, mà luật phải phải luận tội tới nơi, tới chốn, một cách nghiêm minh nhất.

Định chất lý thuyết luận của tội phạm học, nội chất của lý thuyết là biến đúc kết kiến thức thành mô hình qua công thức, khi kiến thức trở thành mô thức thì tri thức thành hình qua lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận của lý thuyết. Nên lý thuyết luận dùng lý thuyết mới để xét ghiệm lại lý thuyết cũ, tập hợp cả hai lý thuyết cũ và mới để lý thuyết luận có thể sử dụng lý thuyết để củng cố lý thuyết ; từ đó lý thuyết luận tận dụng lý thuyết để bổ sung cho lý thuyết. Tại đây, định chất lý thuyết luận của tội phạm học mang nội hàm của các thành quả đã đạt được trong tất cả các ngành khoa học xã hội nhân văn, và từ các thành quả này tội phạm học phải đủ lực, đủ tầm, đủ vóc, đủ dạng để có các sung lực cần thiết của mình qua các quá trình xây dựng lý thuyết, vừa có cơ sở, vừa có tiềm năng :

Cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái thiện, vì nó diệt không những nhân phẩm có trong nhân tính, nhân bản có trong nhân tri, nhân nghĩa, nhân từ có trong nhân vănnhân vị ; mà nó còn giết, diệt, hủy, thiêu các điều kiện làm người bình thường nhất đã có trong nhân loại, nhân tình, nhân thế, nhân sinh. Cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái lành, vì chính cái lành làm nền cho hệ tự (tự do, tự chủ, tự quyết, tự trọng), có trong quan hệ giữa người, tạo nên sự sống chung trong đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội.

Chính từ cái lành này, mọi người có cùng một quá trình tư duy tự làm người biết sống chung qua sự tôn trọng lẫn nhau để tiến tới chuyện làm người biết làm việc chung, biết chia sẻ với nhau trong điều kiện làm người vì cái lành. Cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái tốt, vì chính cái tốt chế tác ra nên hệ công (công ích, công lợi, công pháp, công luật để bảo vệ công bằng), trực diện để đối kháng lại với cái ác. Và, chính cái tốt nói rõ bổn phận với cộng đồng, trách nhiệm với tập thể của mỗi công dân, từ đó biến đoàn kết thành tương thân, tương trợ làm nền cho bản chất của cái tốt : bác ái ! Từ định chất này, cái tốt làm được bác ái, vì nó mang nội hàm của vị tha, khoan dung, rộng lượng để tới thẳng từ bi, mà nhân từ là kết quả tích cực của cái tốt biết làm nên nhân phẩm.

Cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái hay, không hề là chuyện của bẩm sinh, mà là chuyện của giáo dục, nó không trên trời rơi xuống mà là chuyện rèn luyện qua phẩm chất của giáo khoa, làm nên giá trị nhân tính qua giáo trình, chế tác ra chất lượng của nhân bản qua giáo án. Vì cái hay mang cái thiện, cái lành, cái tốt vào cuộc sống xã hội, qua đường đi nẻo về của nhân sinh quan hay của cá nhân, qua thế giới quan hay của một dân tộc, qua vũ trụ quan hay của một chính quyền. Và, nếu chính quyền này chỉ là bạo quyền, hoặc tà quyền thì không thể cấy, cày, tưới, tẩm được cái hay để chống lại cái ác.

Cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái đẹp, tới từ ý muốn của nhân phẩm, ý định của nhân ái, ý lực của nhân lý, nơi mà con người biết đứng dậy và đi tới để đi xa hơn trách nhiệm cá nhân và bổn phận công dân, để tới phương án mà cũng là phương trình của cái đẹp : tự do luôn song hành cùng nhân phẩm, cả hai không để cái ác lộng hành, rồi biến tự do lẫn nhân phẩm là nạn nhân của nó. Đứng dậy, đi tới để lấy, cầm, giữ, nắm hệ tự (tự do, tự chủ, tự quyết, tự trọng), để bảo vệ tự do lẫn nhân phẩm, phải được xem như ngang hàng, lắm lúc còn cao hơn cả hạnh phúc của một cá thể, cao hơn cả sự bình yên của một tập thể : cái đẹp vì nó đẹp ở trên cao (cao hơn cả trời), ngay trong tư duy của con người tự do biết yêu người, của con người tự trọng biết yêu cuộc sống.

Cái ác gây ra tội ác, ngược lại với chủ thể chính là cá thểcá tính luôn biết đòi hỏi công bằng qua công lý, luôn thấu hiểu tự do để có tự chủ, chủ thể tôn trọng bổn phận và trách nhiệm, nhưng chủ thể muốn làm công dân trong ý nghĩa toàn vẹn nhất, với giá trị phổ quát nhất : chủ thể của tự do hành động vì công lý. Cá tính của chủ thể trong sáng tạo biết song hành, biết chung lưng đấu cật với cái lành, cái tốt, cái hay, cái đẹp để sáng tạo của chủ thể phải là tác phẩm của cái thiện, hoàn toàn mâu thuẫn với cái ác.

Cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái nhân, vì trong cái nhân có sự thương yêu biết hiến dâng lòng bác ái, có thiện chí biết hiến tặng thiện tâm ; trong khi đó cái ác không những gây nên nỗi khổ, niềm đau cho nạn nhân của nó, mà còn truy, hủy, giết, diệt nhân phẩm của nạn nhân này. Cái ác không phải chỉ là lỗi, mà chính là tội : tội ác đã giết thân xác, diệt cuộc sống, hủy nhân cách của nạn nhân, bằng bạo lực của bạo quyền, bằng bạo hành của tà quyền, nó mang bản chất của bạo động, hoàn toàn ngược lại với phẩm chất bất bạo động của hệ nhân (nhân từ, nhân nghĩa, nhân bản, nhân văn).

Cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái sinh, chính là sự sống đang bị cái ác gây thương tích, tạo thương tật, gây ra thương xót trong xã hội, quần chúng, chính cái ác báo hiệu cái chết đang tới, nó báo động cái sinh trong sự sống đang bị đe dọa bởi bạo lực, được bảo kê bởi bạo quyền, được hà hơi tiếp sức bởi tà quyền, bất chấp công tâm và công lý. Muốn chống lại cái ác, thì sự hiểu biết về công bằng và công lý không đủ, sự thấu đáo về tự do, tự chủ không đủ, mà phải vận động tư duy qua hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) trên hệ nhân (nhân phẩm, nhân từ, nhân nghĩa, nhân bản, nhân văn). Cả hai hệ (luận nhân) này, phải đủ hùng lực để chế tác ra hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) biết bảo vệ cái sinh trong nhân thế, bảo hành sự sống cho nhân sinh.

Lê Hữu Khóa

(26/08/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1043 times

2 comments

  • Comment Link VH dimanche, 30 août 2020 20:31 posted by VH

    Xin được chia sẻ với nhận xét rất đúng của anh Hoàng Trường Sa về bài viết cũng như tác giả.
    Các bài viết của giáo sư rất thâm thúy và công phu. Cần thời gian và sự tĩnh tâm mới lĩnh hội được hết ý của tác giả.
    Rất cám ơn giáo sư Lê Hữu Khoá.
    Việt Hoàng

  • Comment Link Hoàng Trường Sa jeudi, 27 août 2020 00:33 posted by Hoàng Trường Sa

    Phần "Chính trị luận", theo ngu ý của tôi, là rất tuyệt vời. Xin chân thành cám ơn tác giả Lê Hữu Khóa.

    Tôi phải thú nhận rằng đọc các bài viết của Giáo sư Lê Hữu Khóa rất cực nhọc vì phải động não từ chữ đầu đến chữ cuối. Thường thường tôi phải tập trung rất nhiều để hiểu và suy ngẫm về những điều ông viết. Do đó, sau phần đầu của bài, tôi thường bị đuối sức và phải ngừng đọc các phần kế tiếp.

    Riêng phần "Chính trị luận" trong bài này, đối với định đề Lê Hữu Khóa "có độc đảng thì không có chính trị, có độc tài thì không có chính giới, có độc trị thì không có chính trường, có độc tôn thì không có chính kiến", theo suy nghĩ của tôi, nó tương đương với định đề Euclid trong trong toán học. Định đề Euclid chỉ đúng cho hình học Euclid, nhưng lại không đúng cho các hình học phi-Euclid. Nói cách khác, định đề Lê Hữu Khóa chỉ đúng cho chính trị "vương đạo" mà các nền dân chủ văn minh như Pháp, Mỹ, Úc,v.v... đang thực hiện, nhưng lại không đúng cho chính trị "bá đạo" của các nước độc tài toàn trị như Việt Nam, Trung Quốc, Nga, v.v...

    ĐCSVN luôn luôn rêu rao rằng "Chính trị là thống soái" và họ áp đặt tư tưởng chính trị ("bá đạo")của họ vào mọi lãnh vực hoạt động của quốc gia, từ văn hóa, giáo dục, tới kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, v.v... Thí dụ, một trong những tư tưởng chính trị LỚN của ĐCSVN là tuân theo lời dạy của ông Hồ Chí Minh rằng "đảng tuyệt đối không chia sẻ quyền lãnh đạo đất nước với bất kỳ ai ngoài đảng". Từ "tư tưởng" đó, ở VN hiện nay có thể nói là không có chính giới, không có chính trường, và không có chính kiến "chính thống", ngoài cái mà tôi tạm gọi là "chính kiến chui" của một số người can đảm.

    Một lần nữa, xin cám ơn tác giả Lê Hữu Khóa.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)